Вы находитесь на странице: 1из 29

Lm. Jb.

Trần Đinh Tử

Sống Tinh Thần


BIẾN ĐỔI

Mùa Chay Thánh


2008

1
2
Tâm giao:
Các Bạn Trẻ thân mến,
Thân gởi đến bạn năm bài suy niệm Tin
Mừng của Mùa Chay năm 2005 (theo chu
kỳ phụng vụ năm A) đã chia sẻ trong các
thánh lễ Chúa Nhật tại Nhà Thờ Chính Toà
Long Xuyên với tư cách Phó Tế, chúng xoay
quanh một chủ đề BIẾN ĐỔI.
BIẾN ĐỔI là quy luật của sự tiến bộ.
BIẾN ĐỔI là điều không thể thiếu nếu
muốn vươn lên.
BIẾN ĐỔI là điều phải có trong cuộc
đời này.
BIẾN ĐỔI là định luật ngàn đời cho sự
sống con người.
Không BIẾN ĐỔI là chọn chết,
Không BIẾN ĐỔI là lạc hậu,
Không BIẾN ĐỔI là tự hoại,
Không BIẾN ĐỔI là sống mòn!
Biến đổi được ví như nhịp thở ra hít vào
để trao đổi dưỡng khí. Thở thán khí và hít
dưỡng khí là sự biến đổi theo hướng tốt,
ngược lại là một tai hoạ, là sự biến đổi theo
hướng xấu. Cuối con đường biến đổi theo
hướng tốt là thiên đàng, còn ngõ cụt của sự
biến đổi theo hướng xấu là “chốn khóc lóc
và nghiến răng”.
Vì lý do đó, với thiển nghĩ của tôi BIẾN
ĐỔI không phải là điều chúng ta chỉ suy
nghĩ trong Mùa Chay, nhưng cần được suy
nghĩ mỗi ngày trong suốt cuộc sống phải
không các bạn!

Thân ái,
Chào nhau trong tình yêu Chúa Kitô!
JB.Trần Đinh Tử

3
01
Chịu Thử Thách
Mà Không Vấp Ngã
(Mt 4, 1-14)
Các bạn trẻ rất thân mến,
Người ta thường hiểu câu
chuyện của bài Tin Mừng này là
Đức Giêsu bị cám dỗ. Thực ra,
tiếng Hy-lạp, động từ “peirazo” so
với tiếng Việt nó có nhiều nghĩa
như: thử thách (chiến đấu) - xét
nghiệm - khảo hạch, sự thử thách,
đặt vào sự thử thách, cám dỗ, cố
gắng. Nên nếu dùng nghĩa chịu
thử thách thì chắc hiểu được sát
hơn ý nghĩa mà Thánh Kinh muốn
diễn đạt.
Vâng, qua bài Phúc Âm của
Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay
hôm nay, xin được chia sẻ cùng
các bạn, một trong những ý nghĩa
chính của Mùa Chay. Đó là: Mùa
Chay là thời gian chiến đấu thiêng
liêng. Điều chúng ta cùng tìm hiểu:
Phải chiến đấu thế nào để dành
chiến thắng! Chúng ta dễ bỏ cuộc
vì tự nghĩ: Chúa Giêsu là Thiên
Chúa thì đương nhiên Ngài chiến
thắng, còn tôi là con người yếu
đuối thì chắc chắn tôi ôm chiến

4
bại. Nếu như thế, thì Mùa Chay có
để làm gì, Chúa mời gọi chúng ta
chiến đấu là vô ích sao?
Chúa Giêsu đã chiến đấu và đã
chiến thắng. Nhờ đâu?
Thưa, qua trình thuật Tin Mừng
chúng ta nhận thấy rõ, Chúa Giêsu
chiến thắng nhờ dựa vào ba “lợi
khí” này:
1. Để Chúa Thánh Thần hướng
dẫn.
2. Sống suy nghĩ và nói bằng
Lời Thiên Chúa (Lời Chúa thời
của Chúa Giêsu là Thánh Vịnh và
Các Sách Cựu Ước).
3. Tìm thực hiện thánh ý Chúa
Cha (là sống ước mơ Thiên Chúa
muốn mình thực hiện).
Các bạn trẻ rất thân mến,
Tìm hiểu cuộc chiến đấu của
Chúa Giêsu trong sa mạc, một con
người theo Thánh Phaolô thì
“giống chúng ta mọi đàng ngoại
trừ tội lỗi” (Rm 8,3). Chúng ta có
thể thấy rất rõ, ma quỷ rình chờ cơ
hội thử thách Chúa và ma quỷ thử
thách Chúa cũng dựa vào ba
khuynh hướng rất đặc trưng của
con người là: thích thoả mãn
những nhu cầu của thể xác (Thú),
ham sở hữu (Lợi), ham quyền lực

5
(Danh). Nói cách khác, những thử
thách Chúa Giêsu đã chịu trong
hoang địa xưa chính là những cuộc
chiến đấu chúng ta đang gặp trong
đời sống thường ngày hôm nay.
Vâng, thưa các bạn, ba lợi khí
trên mỗi người Kitô hữu chúng ta
đều đã được Chúa trang bị cho
ngay từ ngày chúng ta lãnh Phép
Rửa Tội. Chúng ta bị vấp ngã là vì
chúng ta chưa dùng ba lợi khí trên
chứ không phải chúng ta không có
chúng. Để phát triển ba lợi khí
trên, xin phép được đề nghị ba việc
làm cụ thể này:
Để Chúa Thánh Thần hướng
dẫn: là mỗi khi làm bất kỳ việc gì,
hãy cầu nguyện, đơn giản thôi: Xin
Chúa dạy con làm việc này như ý
Chúa muốn. Dám nói như thế thì
chắc chắn ta sẽ được nhắc nhở từ
trong lương tâm để không làm
những điều xấu xa mờ ám. Làm
được như thế là chúng ta thắng
được dịp tội, chắc chắn ta không bị
vấp ngã.
Sống suy nghĩ và nói bằng Lời
Thiên Chúa: là “hãy sám hối và tin
vào Phúc Am” là dám can đảm
sống những gì Chúa truyền dạy.
Cụ thể là dịp Tết này, gia đình nào

6
cũng đã rút Lộc Thánh Đầu Xuân.
Vâng, xin hãy thực hiện tích cực
ngay lời mời gọi ấy, và dùng chính
Lời Kinh Thánh đó như lời nguyện
tắt để cầu nguyện cùng Chúa, xin
Chúa giúp sức cho nếu cảm thấy
lời mời gọi đó hơi khó thực hiện.
Làm được như thế là chúng ta đã
thắng được dịp tội, điều chắc chắn
ta không bị vấp ngã.
Tìm thực hiện thánh ý Chúa
Cha: là sống ước mơ mà Thiên
Chúa muốn mỗi người thực hiện,
là dám hỏi Chúa: Chúa muốn con
làm gì, trước khi làm một việc nào
đó! Điều cần can đảm hơn nữa là,
dám chấp nhận thực hiện những
gợi ý từ lương tâm, có thể những
gợi ý đó không mang lại lợi lộc,
danh giá và sự thoải mái như
những gì ta đã “xếp đặt” sẵn, đôi
khi “xếp đặt” đó là kết quả của thủ
đoạn, lươn lẹo... Làm được như
thế là chúng ta đã thắng được dịp
tội, điều chắc chắn chúng ta chiến
thắng.
Để những ước nguyện của
chúng ta sớm thành hiện thực,
chúng ta siêng năng hơn đến với
Chúa Giêsu Thánh Thể, đặc biệt
trong năm Thánh Thể này, thân

7
thưa với Ngài, xin Ngài chỉ dạy
thêm sức cho.
Lạy Chúa xin ban thêm niềm tin
và lòng yêu mến để chúng con
luôn xác tín rằng: Chỉ có thể chịu
cám dỗ hay sự thử thách mà không
bị sa ngã, khi chúng con biết
ngoan ngoãn theo sự hướng dẫn
của Chúa Thánh Thần, dựa vào
Lời Chúa và quyết tâm tìm thực thi
ý Chúa bằng can đảm chống trả
lại những dịp tội. Ước chi được
như vậy. Xin Chúa chúc lành
chúng con! Amen.

8
02
Biến Hình từ những
biến đổi tốt thường ngày
(Mt 17,1-9)
Các bạn trẻ rất thân mến,
Nghe bài Phúc Âm của Chúa
Nhật Thứ Hai Mùa Chay hôm nay,
nếu chúng ta chỉ ngừng lại ở việc
chiêm ngưỡng vẻ đẹp và dung mạo
sáng láng của Chúa Giêsu thôi, thì
chỉ đủ. Song, Hội Thánh chọn đọc
câu chuyện Chúa biến hình ngay
sau câu chuyện Chúa chịu thử
thách trong hoang địa nhằm xác
quyết một sự thật trong hành trình
theo Chúa: Vinh Quang đến sau
Thập Giá. Hãy chiêm ngắm Chúa
Biến Hình là để lòng tin ta được
củng cố, hăng hái sống thanh
luyện, sám hối theo tinh thần của
Mùa Chay.
Nếu chúng ta dám chiến đấu và
chiến đấu anh dũng thì chúng ta
nắm phần chắc vinh quang chiến
thắng. Để có được sự biến hình rực
rỡ như Chúa Giêsu, thì cần phải
chiến đấu, vác thập giá bằng chấp
nhận biến đổi thanh luyện hằng
ngày.

9
Các bạn trẻ rất thân mến, là
Kitô hữu, chúng ta cũng có khả
năng biến hình như Chúa Giêsu,
vì chính Chúa đã nói: “Bấy giờ
(tức là ngày Chúa giáng lâm)
người công chính sẽ chói lọi như
mặt trời, trong Nước của Cha họ”
(Mt 13:43). Thánh Phaolô cũng
làm chứng và quả quyết: “Thật
vậy, tôi nghĩ rằng: những đau khổ
chúng ta chịu bây giờ sánh sao
được với vinh quang mà Thiên
Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta”
(Rm 8:18).
Vâng, con đường theo Chúa, đời
sống đạo là một hành trình cho cả
cuộc đời. Muốn có sự vinh quang
rạng ngời ở trên quê trời mai sau,
cần phải chấp nhận biến đổi theo
hướng tốt, chấp nhận thanh luyện
từng ngày trong cuộc sống lữ hành
này.
Hãy thức tỉnh để cảnh giác, để
chúng ta không bị mắc lừa rằng
chúng ta đang có biến đổi, nhưng
thực sự những thay đổi đó lại là
những biến chất. Vì biến hình có hai
hướng: hướng biến đổi tốt và
hướng biến đổi xấu.
-hướng biến đổi tốt là làm cho
người ta càng ngày càng rõ tính

10
người hơn, chân thành với anh chị
em mình và gần gũi với Chúa hơn.
Đặc điểm của hướng biến đổi này là
tính đơn sơ và từ bỏ. Trước khi biến
hình cho ba môn đệ thân tín là
Phêrô, Gioan và Giacôbê, Chúa
không ồn ào khua chuông thúc
trống, và lại càng không bày vẽ
thêm thắt, tạo vẻ huyền bí kiểu ma
thuật đồng bóng… mà đơn giản
Chúa tỏ cho các ông thấy dung mạo
vinh quang của Chúa, tựa như Chúa
kéo bức màn đang che mắt các ông,
thế thôi. Để biết chúng ta có đang ở
hướng biến đổi tốt này không, thì
hãy xét xem, đời ta có thật sự là
cuộc sống chan hoà, dễ gần với mọi
người và bình an trong mọi hoàn
cảnh hay chưa.
-hướng biến đổi xấu thì khiến
người ta sống giả hình, thiếu chân
thành với anh chị em mình và mỗi
lúc càng xa Chúa hơn. Đặc điểm
của hướng biến đổi này là tính khoe
khoang và tham lam. Người khoe
khoang thường là kiêu căng tự phụ
chẳng muốn thua ai, nhưng thực tế
thì thân phận con người có quá
nhiều giới hạn; nên họ luôn phải vơ
vào mong bù bắp những sự thiếu
thốn kia, lắm khi bằng mọi cách

11
với mọi thủ đoạn… cả đời họ xuất
hiện chỉ là những mặt nạ. Họ dựa
vào những thứ phù vân, chạy theo
những vinh quang chóng qua. Họ
đồng hoá vinh quang với những
tiện nghi mới, những phương tiện
hiện đại, đắt tiền và những bằng
cấp và địa vị xã hội…
Các bạn trẻ rất thân mến, hơn
lúc nào hết, trong Mùa Chay
Thánh này, chúng ta cùng cầu
nguyện cho nhau sống tinh thần
biến đổi theo hướng tốt, noi gương
Chúa Giêsu sống đơn sơ và từ bỏ.
Ở đây và lúc này, nếu mỗi người
chúng ta thành tâm thưa cùng
Chúa: Lạy Chúa Giêsu, con xin
vâng nghe lời Ngài, xin Ngài
thương dạy con; thì chắc chắn
Chúa sẽ nhắc lại lời Chúa đã nói
xưa: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ
chính mình, vác thập giá mình
hằng ngày mà theo" (Lc 9:23).
Thập giá ở đây có thể hiểu là
những biến đổi tốt, những biến đổi
tốt này đòi hỏi nhiều cố gắng, đòi
hỏi nhiều từ bỏ; tựa như những
thỏi vàng muốn tinh ròng cần phải
được lửa thanh luyện, và chấp
nhận cho tay thợ đập dũa loại bỏ
những tạp chất.

12
Lạy Chúa, xin thêm lòng tin
cho chúng con để chúng con luôn
xác tín rằng: những hy sinh,
những chấp nhận biến đổi theo
thập giá của Chúa trong cuộc đời
này không hề vô ích, những biến
đổi tốt thường ngày này hứa hẹn
sự biến hình vinh quang mai sau,
như Thánh Phaolô xác tín: “Nếu
chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-
tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với
Người: đó là niềm tin của chúng
ta” (Rm 6:8), xin Chúa chúc lành
chúng con. Amen.

13
03
Từ Nước Bình Thường
đến Nước Hằng Sống
Từ Người Xa Lạ
trở thành Chứng Nhân
(Ga 4:5-42)
Các bạn trẻ rất thân mến,
Bài Phúc Âm của Chúa Nhật Thứ
Ba Mùa Chay hôm nay khá dài, và
có nhiều điều cần tìm hiểu. Nhưng ở
đây, xin phép được chia sẻ cùng các
bạn một cách tóm tắt về sự biến đổi,
được thấy khá rõ trong câu chuyện
giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ
Samaria: Từ Nước Bình Thường
đến Nước Hằng Sống, Từ Người Xa
Lạ trở thành Chứng Nhân!
Theo Thánh Augustinô thì chị
phụ nữ Samaria chính là hình ảnh
tượng trưng cho Hội Thánh, cho
mỗi người Kitô hữu cần được thánh
hoá. Muốn được thánh hoá thì phải
tin vào Chúa Giêsu, phải chấp nhận
biến đổi sau cuộc gặp gỡ Chúa
Giêsu!

Từ Nước Bình Thường


đến Nước Hằng Sống:
Chúa Giêsu đã bắt đầu câu
chuyện với chị phụ nữ Samaria

14
bằng việc xin chị nước uống, thứ
nước giải khát bình thường, nó rất
cần cho đời sống con người, nhưng
nó cũng chỉ là một trong những thứ
đáp ứng nhu cầu của cuộc sống thể
xác mà thôi. Từ thứ nước bình
thường ấy, Chúa Giêsu dần dần giúp
chị phụ nữ Samaria khao khát thứ
nước hằng sống cho cuộc sống linh
hồn, thứ nước mà Chúa đã khẳng
định: “ai uống nước tôi cho, sẽ
không bao giờ khát nữa.Và nước tôi
cho sẽ trở thành nơi người ấy một
mạch nước vọt lên, đem lại sự sống
đời đời." Nước hằng sống đó là gì?
Thưa đó là một đời sống hạnh phúc
vĩnh cửu trên trời. Ai muốn có được
thứ nước hằng sống ấy, phải chấp
nhận biến đổi đời sống hiện tại này
theo hướng tốt như chị phụ nữ
Samaria, được kể lại trong bài Phúc
âm.
Từ Người Xa Lạ
trở thánh Nhân Chứng:
Chị phụ nữ Samaria coi Chúa
Giêsu là một người xa lạ, nếu không
nói là thù địch, vì Chúa Giêsu là
một người Do Thái, mà xưa nay
“người Do-thái không được giao
thiệp với người Sa-ma-ri-a”. Người
Do Thái luôn cho rằng người

15
Samaria là dân tội lỗi, không đáng
để giao thiệp.
Chị phụ nữ Samaria, giờ đây,
hoàn toàn bất ngờ trước lời xin nước
uống của Chúa Giêsu. Chúa đã bắt
đầu câu chuyện và chị chấp nhận
nói chuyện với Chúa! Chúa đã hỏi
chuyện rất thân thiện với chị và chị
cũng đã rất chân thành đối thoại với
Chúa. Từ những trao đổi về nỗi khổ
cực của cảnh phải lấy nước nặng
nhọc xa xôi, giữa trưa trời nắng nôi,
đến chuyện đời tư kín đáo, dẫn đến
niềm tin tôn giáo... Vâng, Chúa
Giêsu đã theo tiến trình tâm lý giao
tiếp của con người, rất tính người để
giúp chị nhận ra chân lý và sẵn sàng
làm chứng cho chân lý, giúp chị
được biến đổi từ người xa lạ trở
thành người làm chứng đắc lực cho
sự thật. Sự thật đó, chân lý đó chứa
đựng trong lời tuyên xưng niềm tin
của chị nơi Chúa Giêsu: "Tôi biết
Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô, sẽ
đến. Khi Người đến, Người sẽ loan
báo cho chúng tôi mọi sự." Khi
được biến đổi, được nhận biết chân
lý chị phụ nữ Samaria đã không thể
không loan báo. Chị đã biết nên làm
gì, biết phải ưu tiên làm việc gì
trước. Bằng chứng, chị đã khơi

16
mạch nước hằng sống trước việc lấy
thứ nước xài tạm bình thường, bằng
việc đem tin vui đến cho dân thành:
“Đến mà xem: có một người đã nói
với tôi tất cả những gì tôi đã làm.
Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô
sao?"
Nhờ tin vào lời chứng của chị
phụ nữ Samaria, mà dân thành
Samaria đã gặp được Chúa, và đã
được biến đổi.
Từ chấp nhận đổi lối nhìn, chấp
nhận đổi kiểu suy nghĩ “người Do
Thái và người Samaria là thù
địch”, họ đã đến gần được với
Chúa Giêsu, một người Do Thái,
và họ đã nhận được chân lý. Họ
bảo người phụ nữ Samaria rằng:
"Không còn phải vì lời chị kể mà
chúng tôi tin. Quả thật, chính
chúng tôi đã nghe và biết rằng
Người thật là Đấng cứu độ trần
gian".
Các bạn trẻ rất thân mến,
Để có được đời sống biến đổi
như chị phụ nữ và dân thành
Samaria, đặc biệt trong Mùa Chay-
thời gian sám hối và biến đổi, dựa
vào bài Phúc Âm xin được tóm lại
ba việc cần làm cụ thể này:

17
Một là: Hãy chân thành thưa
chuyện với Chúa Giêsu, hãy nói
với Chúa về những tâm tư buồn
vui đời mình. Chúa Giêsu đang
chờ đợi mỗi chúng ta nơi bí tích
Thánh Thể, trong Nhà Tạm này.
Hai là: Hãy loại bỏ bớt những
thành kiến, là đừng nghĩ ai đó
không thể thay đổi, là đừng nghĩ ai
đó mình không thể gần, không thể
nói chuyện được... Nên sống chan
hoà chân thành với mọi người, đón
nhận mọi người là bạn hơn nhìn họ
như thù địch.
Ba là: Hãy chia sẻ niềm vui cho
mọi người. Hãy nói những điều tích
cực, hãy gieo những nụ cười thân
thiện. Biết hy sinh một chút lợi ích
riêng tư để mưu cầu ích lợi chung.
Các bạn trẻ rất thân mến,
chẳng có sự biến đổi tốt nào mà
không đòi hỏi nhiều chọn lựa trong
đớn đau, và loại trừ trong khôn
ngoan. Vâng, đó là cuộc chiến
thiêng liêng suốt cả cuộc đời người
muốn Nguồn Nước Hằng Sống,
xin thêm lời cầu nguyện cho nhau
trong Mùa Chay Thánh này, xin
Chúa thêm sức và chúc lành cho
cuộc chiến đấu thiêng liêng của
mỗi chúng ta. Amen.

18
04
HÃY TIN ĐỂ ĐƯỢC
THẤY
(Ga 9,1-41)
Các bạn trẻ rất thân mến,
Lằng nghe bài Tin Mừng Chúa
Nhật Thứ Tư Mùa Chay hôm nay,
chúng ta nhận thấy rõ có ba cách
nhìn thể hiện nơi Chúa Giêsu, nơi
người mù bẩm sinh được chữa
lành và nơi nhóm Biệt Phái. Chúa
Giêsu nhìn con người cách trong
suốt bằng tình yêu thương. Người
mù từ khi mới sinh nhìn sự thật
bằng đức tin trong khiêm tốn.
Nhóm Biệt Phái nhìn sự thật bằng
những định kiến, loại trừ trong sự
tự mãn kiêu căng.
Giờ đây, mời các bạn cùng tìm
hiểu cách nhìn bằng đức tin được
thể hiện nơi người mù từ khi mới
sinh. Đó chính là hành trình đức
tin của mỗi Kitô hữu. Đó là sự biến
đổi từ mù tối qua ánh sáng. Đó
chính là sự sám hối, biến đổi cách
nhìn theo tinh thần của Mùa Chay.

Các bạn trẻ rất thân mến, đức


tin đã giúp người mù được sáng
mắt và nhận ra sự thật. Đó chính là

19
hai bước cần có trong hành trình
đức tin của mỗi Kitô hữu chúng ta
hôm nay:

Bước một: nhờ tin và vâng lời


con người có cái nhìn sáng
Anh mù từ khi mới sinh đã
không chút nghi ngờ khi nghe lời
một người mà anh chưa từng biết
mặt, tên là Giêsu, người xức cái gì
đó vào mắt anh, rồi bảo anh ta:
"Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa".
Nếu không tin tưởng, chắc anh ta đã
chẳng vâng lời làm theo đâu, nhưng
nhờ tin anh ta đã đi rửa. “Vậy anh ta
đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy
được”. Đức tin đòi hỏi phải có việc
làm cụ thể. Thánh Giacôbê khẳng
định: “đức tin không có việc làm là
đức tin chết”. Vâng, người mù từ khi
mới sinh xưa chưa hề biết Chúa
Giêsu là Đấng Cứu Độ trần gian như
chúng ta ngày nay, nhưng anh ta đã
sẵn sàng thi hành điều Chúa yêu cầu.
Việc anh ta chấp nhận đi rửa là hình
ảnh rất đẹp nói lên sự chấp nhận biến
đổi nơi anh. Nhờ thế mà anh được
nhìn thấy. Còn mỗi chúng ta hôm
nay, chúng ta dám tin để có thể thay
đổi cách nhìn, để nhìn thấy những
điều đáng phải thấy hay chưa? Nếu

20
xét về thể lý, chúng ta là những
người có đôi mắt sáng, nhưng bằng
một số cách thức nào đó, chúng ta bị
coi là những người mù loà cần phải
biến đổi để được chữa lành. Sau đây
là vài trường hợp có thể chúng ta
đang mắc phải:
“Thói ích kỷ làm chúng ta bị
mù, không nhìn thấy những nhu
cầu (chính đáng) của người khác.
Tính không nhạy cảm làm
chúng ta bị mù, trước những vết
thương mà chúng ta đang gây ra
cho người khác.
Tính kiêu ngạo làm chúng ta bị
mù loà trước những tội lỗi của mình.
(Tính ham mê của cải) vật chất
làm chúng ta bị mù loà trước
những giá trị tinh thần.
Sự nông cạn làm chúng ta bị
mù loà, không nhìn thấy những giá
trị đích thực của con người, và gây
ra nơi chúng ta thói xét đoán theo
vẻ bề ngoài”.1

Bước hai: nhờ tin, con người


có khả năng nhận ra chân lý
Các bạn trẻ rất thân mến, sự
thật về Đức Giêsu là Đấng Cứu
1
Flor McCarthy –Phụng vụ Chúa Nhật và
Lễ Trọng-năm A-“Ơn Huệ của Anh
Sáng”-CN IV Mùa Chay-tr 146-147.

21
Thế không thể nhìn bằng đôi mắt
thường mà thấy, mà chấp nhận
được đâu, nhưng cần phải nhìn
bằng con mắt đức tin và chỉ với
đức tin mà thôi. Người mù bẩm
sinh đã nhận ra Chúa Giê-su, tin
vào Chúa Giê-su, vì anh ta đã nhìn
thấy nhờ con mắt đức tin, hơn là
anh ta nhìn thấy bằng đôi mắt thể
lý. Trong đức tin thì không có
những thành kiến, những định kiến
loại trừ. Đó là điều khác biệt giữa
người có đức tin và kẻ không có
đức tin. Người có đức tin là người
sống rất thật với lòng mình, không
giả hình, dối trá, như người mù
bẩm sinh khi được thấy, được biết
sự thật thì anh đã tin và đã tuyên
xưng niềm tin vào Chúa Giêsu:
“Thưa Ngài, tôi tin." Rồi anh sấp
mình xuống trước mặt Người”
không chút so đo tính toán, dù phải
trả giá rất đắt như: bị người Biệt
Phái trục xuất, cha mẹ và người
thân không dám ra mặt ủng hộ,
chở che và không dám nhận là thân
thiết, bạn bè…
Đời sống đức tin của chúng ta
đôi lúc cũng phải trả giá bằng
nhiều hy sinh. Trong hành trình
đức tin có đôi lúc chúng ta đã qua

22
được bước một là nhận ra được sự
thật, sự tốt lành, nhưng đã không
tiến xa vì chưa can đảm đi tiếp
bước hai này. Để có thể đi tiếp
bước hai này, anh mù đã phải nhờ
Chúa thêm sức nâng đỡ. Chúng ta
cũng thế thôi, hãy tin nhận Chúa là
ánh sáng, hãy đón nhận sự hướng
dẫn dạy bảo của Chúa, để chúng ta
đủ vững tin, được thấy chân lý như
người mù bẩm sinh được kể trong
Tin Mừng.

Các bạn trẻ rất thân mến,


Mùa Chay mời gọi ta sống tinh
thần biến đổi và sám hối, xin cùng
cầu nguyện cho nhau, xin Chúa ban
ơn soi sáng và nghị lực, để mỗi người
chúng ta biết thay đổi cách nhìn và
tin nhận Chúa Là Anh Sáng, để trong
Anh Sáng của Chúa, ta nhận ra
những điều mù tối trong tâm hồn ta
cần được chữa lành, và để dám can
đảm sống và làm chứng cho cho sự
thật: Hãy tin vào Chúa Giêsu để được
thấy! Amen.

23
05
HÃY TIN ĐỂ ĐƯỢC
SỐNG
(Ga 11,1-45)

Các bạn trẻ rất thân mến,


Chủ đề chính của Chúa Nhật
Thứ Năm Mùa Chay hôm nay: Sự
Sống và Sự Sống Lại! Đây không
phải là đời sống tự nhiên, thể lý,
nhưng là đời sống vĩnh cửu phát
xuất từ Thần Khí của Thiên Chúa.
Trong cả ba bài đọc của Thánh Lễ
đều nhắc đến; Bài đọc một, qua
miệng ngôn sứ Edêkiel Thiên Chúa
hứa: “Ta sẽ đặt Thần Khí Ta vào
trong các ngươi và các ngươi sẽ
được hồi sinh”. Trong bài đọc hai
trích thư thánh Phaolô gởi giáo
đòan Rôma, Thánh Tông đồ xác
tín: “Lại nữa, nếu Thần Khí ngự
trong anh em, Thần Khí của Đấng
đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ
cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức
Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng
sẽ dùng Thần Khí của Người đang
ngự trong anh em, mà làm cho
thân xác của anh em được sự sống
mới” (Rm 8:11). Còn trong bài
Phúc Am thì chính Chúa Giêsu

24
khẳng định: "Chính Thầy là sự
sống lại và là sự sống. Ai tin vào
Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được
sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ
không bao giờ phải chết”. Vậy
phải làm gì để có được Sự Sống và
Sự Sống Lại vĩnh cửu?
Các bạn trẻ rất thân mến,
Nếu cần một câu trả lời ngắn
gọn cho câu hỏi này thì đó là Đức
Tin, là Niềm Tin vào Chúa Giêsu.
Để có thể thấy rõ hơn, xin được lấy
hành trình đức tin của Mácta, chị
gái của Lagiarô người được Chúa
cho sống lại, làm điển hình.
Đức Tin của Mácta đối với
Chúa Giêsu là cả một chuỗi những
biến đổi từ thấp đến cao, từ bình
thường đến đúng mức. Ban đầu,
Mácta chỉ nghĩ Thầy Giêsu như
một người thân thiết, có thể chia sẻ
những nỗi lòng buồn vui cùng chị
em Mácta thôi. Nên khi em trai
ngã bệnh thì báo tin mong Chúa
Giêsu về thăm nom, an ủi.
Mácta đưa tin nhắn rất tình
cảm: "Thưa Thầy, người Thầy
thương mến đang bị đau nặng."
Kế đến, Mácta trông chờ Chúa
Giêsu, như chờ một người có khả
năng nâng đỡ chị trong cảnh khó

25
khăn, nên “vừa được tin Đức Giê-
su đến, cô Mácta liền ra đón
Người”, và dù Tin Mừng không
nói, chúng ta cũng đoán được rằng:
Mácta sẽ trách lẫy: Thầy, sao giờ
này Thầy mới về.
Cao hơn nữa và khá hơn nữa,
Mácta đã nhìn nhận Chúa như một
vị ngôn sứ đang an ủi, nhắc lại lời
Thiên Chúa đã hứa, nên cũng
tuyên xưng niềm tin của mình về
sự sống lại: "Con biết em con sẽ
sống lại, khi kẻ chết sống lại trong
ngày sau hết."
Nhưng nếu chỉ tin lời hứa mà
không tin chính Chúa Giêsu là sự
sống và là sự sống lại thì chưa đủ,
và chưa phải là đức tin thật. Để
củng cố và nâng cấp niềm tin của
Mácta. Đức Giê-su liền phán:
"Chính Thầy là sự sống lại và là
sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã
chết, cũng sẽ được sống. Ai sống
và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ
phải chết. Chị có tin thế không?"
Lập luận 1:
*Đến đây thì không thấy Tin Mừng
ghi nhận câu trả lời của Mácta.
Thay vào đó, Mácta đi gọi Maria,
em gái của mình. Người mà Thánh
Luca đã có lần kể, trong một lần

26
Chúa ghé thăm ba chị em thì “Cô
này cứ ngồi bên chân Chúa mà
nghe lời Người dạy” và được Chúa
khen: “Chỉ có một chuyện cần
thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn
phần tốt nhất và sẽ không bị lấy
đi." (Lc 10:39.42). Khi đến gần
Đức Giêsu, cô Ma-ri-a vừa thấy
Người, liền phủ phục dưới chân và
nói: "Thưa Thầy, nếu có Thầy ở
đây, em con đã không chết." Nếu
so sánh niềm tin của Mácta và
Maria ta thấy rõ Maria mạnh tin
hơn Mácta, nhận ra nơi Chúa
Giêsu là Người có quyền phép, cả
trên sự chết. Nhưng chỉ tin rằng
Chúa có quyền cho sống lại phần
thể lý thì chưa đủ! Vì “có vài
người trong nhóm (láng giềng với
chị em Mácta và Maria) họ nói:
"Ông ta đã mở mắt cho người mù,
lại không thể làm cho anh ấy khỏi
chết ư?
Lập luận 2:
*Đến đây thì ta thấy rõ niềm tin
của Mácta đạt đến mức khá cao
khi Mácta tin và tuyên xưng Chúa
Giêsu là Đức Kitô, là Đấng Cứu
Thế, khi Mácta tuyên xưng: “Thưa
Thầy… Con vẫn tin Thầy là Đức
Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải

27
đến thế gian." Cũng như Maria đã
nói: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở
đây, em con đã không chết."
Nhưng chỉ tin rằng Chúa có quyền
cho sống lại phần thể lý thì chưa
đủ!
Cũng vì tình thương và muốn
củng cố và nâng cấp niềm tin của chị
em Mácta (Maria) và dân chúng,
Chúa đã cầu xin: "Lạy Cha, con cảm
tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con.
Phần con, con biết Cha hằng nhậm
lời con, nhưng vì dân chúng đứng
quanh đây, nên con đã nói để họ tin
là Cha đã sai con." Chúa Giêsu đã
cho Lagiarô sống lại phần thể lý, để
từ đó Chúa giúp con người tin nhận
Chúa chính là Sự Sống và là Sự
Sống Lại Vĩnh Cữu. Ai tin vào Chúa
và đi theo Chúa cũng sẽ được sống
và sống lại trong ngày sau hết. Hạnh
phúc cho Mácta và (Maria) cũng như
“Trong số những người Do-thái đến
thăm cô Maria và được chứng kiến
việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã
tin vào Người”.
Các bạn trẻ rất thân mến,
Lời khẳng định của Chúa Giêsu
với Mácta xưa cũng chính là Lời
Chúa cho mỗi chúng ta hôm nay:
"Chính Thầy là sự sống lại và là sự

28
sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết,
cũng sẽ được sống. Ai sống và tin
vào Thầy, sẽ không bao giờ phải
chết”. Xin Chúa ban thêm niềm tin
và lòng yêu mến, để mỗi chúng ta
hôm nay, biết sống triệt để với đức
tin vào Chúa Giêsu và làm chứng
cho niềm tin tuyệt vời này: Hãy tin
vào Chúa Giêsu để được sống đời
đời. Amen.

29

Вам также может понравиться