Вы находитесь на странице: 1из 74

Bài chính

Xóa bỏ tư duy “cấm đoán”


Cập nhật: 23-5-2005
Hiểu Long
Quyền và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang được Bộ Thương
mại dự kiến mở rộng thông qua sự “cởi bỏ” hoàn toàn tư duy “cấm đoán” của luật pháp
đối với phương thức kinh doanh khá đặc thù này. Đây được đánh giá là một “cuộc cách
mạng” trong tư tưởng xây dựng pháp luật nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói
riêng, khẳng định chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho mọi
thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh, cũng như củng cố và cải tổ hệ thống phân phối
hàng hoá của Nhà nước.

Theo Dự thảo Nghị định Giám sát hoạt động bán hàng đa cấp mới nhất vừa được Ban
soạn thảo đưa ra, các doanh nghiệp có quyền kinh doanh theo phương thức bán hàng đa
cấp đối với mọi loại hàng hoá, trừ những hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm lưu
thông, Danh mục hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng giả, hàng nhập lậu theo quy định
của pháp luật. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp cũng được
phép thực hiện mọi hành vi kinh doanh trừ những hành vi mà pháp luật cấm do có khả
năng gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh và quyền lợi của người tiêu dùng.
Đánh giá về dự thảo các quy định này, Tiến sĩ Nguyễn Minh Chí, Chủ tịch Trung tâm
trọng tài Quốc tế Việt Nam, nguyên là Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Thương mại, Phó
trưởng ban soạn thảo Luật Cạnh tranh cho rằng, đây là một bước tiến lớn trong tư tưởng
xây dựng pháp luật, đặc biệt là đối với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh phương thức kinh doanh vốn được coi là khá phức tạp và nhạy cảm này. Phân tích
cụ thể nhận định trên, ông Chí đưa ra một dẫn chứng điển hình về sự thay đổi cơ bản
trong tinh thần của dự thảo Nghị định so với các văn bản trước đây, đó là việc thể hiện
quan điểm doanh nghiệp được quyền kinh doanh mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm
thay vì tư duy truyền thống là doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh những gì mà pháp
luật cho phép. Theo ông Chí, với sự thừa nhận này, pháp luật Việt Nam không chỉ hoàn
toàn công nhận tính hợp pháp của phương thức bán hàng đa cấp như là một trong những
hình thức phân phối hàng hoá, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh
doanh đa cấp mở rộng quyền và phạm vi kinh doanh một cách lành mạnh theo đúng pháp
luật. Đồng tình với quan điểm trên, Phó Giáo sư Tiến sĩ Đặng Văn Thanh, Phó Chủ
nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội khẳng định, bản chất của hoạt động kinh
doanh đa cấp truyền tiêu là một phương thức kinh doanh hiện đại, hiệu quả, rất phổ biến
ở các nước đang phát triển. Việc phương thức này xuất hiện ở Việt Nam gây ảnh hưởng
tiêu cực tới xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng thời gian qua chỉ là hiện tượng nhỏ
lẻ, bị biến tướng và bóp méo bởi một số thương nhân làm ăn không chân chính nhằm
phục vụ mục đích tư lợi cá nhân. Theo ông Thanh, nếu chỉ vì một vài hiện tượng cá biệt
này mà không thừa nhận sự tồn tại của phương thức kinh doanh đa cấp cũng như những
tác động tích cực của nó trong việc kích thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tăng cường
lưu thông hàng hoá để thúc đẩy kinh tế phát triển sẽ là một quan điểm hết sức sai lầm và
không phù hợp với chủ trương hội nhập kinh tế. “Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để
có thể quản lý được hoạt động kinh doanh này một cách có hiệu quả và đưa nó vào quỹ

1
đạo lành mạnh, góp phần củng cố hệ thống phân phối hàng hoá của Việt Nam hiện nay và
thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân”, ông Thanh nói.
Như vậy, có thể thấy rằng, để thực hiện được điều này thì rõ ràng pháp luật, mà cụ thể ở
đây là các văn bản pháp quy bao gồm cả các luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn
dưới luật cần làm tốt vai trò giám sát và hướng dẫn các doanh nghiệp thực thi một cách
lành mạnh và không trái luật. Về vấn đề này, ông Chí cho rằng, bên cạnh việc đưa ra
những quy định hướng dẫn cụ thể hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, Nghị định
Giám sát hoạt động bán hàng đa cấp cần có đầy đủ các chế tài đủ mạnh để xây dựng ý
thức của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật cũng như răn đe và trừng phạt
thoả đáng đối với những hành vi vi phạm. Cũng theo ông Chí, bản chất răn đe và kêu gọi
chấp hành pháp luật của các chế tài không chỉ xuất hiện tại các điều khoản về xử lý hành
vi vi phạm, mà nên được cụ thể hoá ngay cả trong các điều khoản quy định về thủ tục
đăng ký kinh doanh, hoạt động để hướng các doanh nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật
ngay từ đầu hơn là để vi phạm rồi bị trừng phạt.
THURSDAY, 23. AUGUST 2007, 02:58:56

Tiến hóa của làn sóng thứ 3

“Ngày nay kinh doanh theo mạng là ngành công nghiệp phát triển rất mạnh so với thời mà tôi
bắt đầu làm việc” – tiến sĩ Edgard Mitchel, phi hành gia vũ trụ trên con tàu thám hiểm mặt
trăng “Apollo 14”, một trong 6 nhà du hành vũ trụ từng đặt chân lên mặt trăng, nói.

Mặc dù không phải là nhà phân phối hăng hái nhưng Mitchel luôn là người nhiệt thành ủng hộ
ngành kinh doanh theo mạng. Bắt đầu công việc từn 1987, nhà du hành vũ trụ này làm việc
cho hai công ty kinh doanh theo mạng khác nhau. Giờ đây ông tiếp tục làm tư vấn cho các
công ty kinh doanh theo mạng về các vấn đề thúc đẩy sự hưng phấn. Hiện tại Mitchel vẫn tiếp
tục nhận được khoản thu nhập hậu kì từ một trong các mạng lưới tần dưới của mình.

"Cả đời, tôi là người đi tiên phong, là nhà nghiên cứu trong lĩnh vực du hành vũ trụ và trong
ngành công nghiệp kinh doanh theo mạng" - Mitchel nói.

Kinh doanh theo mạng xuất hiện từ thời mà Mitchel gọi là "những ngày đầu nghiệt ngã". Bởi vì
ngành công nghiệp này khởi đầu từ 60 năm trước, sự phát triển của nó trải qua ba giai đoạn
khác nhau. Giai đoạn đầu kết thúc năm 1979 khi mà Phòng thương mại Liên bang thừa nhận
rằng tập đoàn Amway đang tiến hành kinh doanh một cách hợp pháp và đó không phải là
Công ty Kinh tự tháp. Làn sóng thứ nhất - một giai đoạnn mờ ám, "chưa hợp pháp" của ngành
kinh doanh theo mạng đã kết thúc như vậy đó.

Sau đó Làn sóng thứ hai bắt đầu, công nghệ mới đã kích thích sự bùng nổ của ngành kinh
doanh theo mạng vào năm 1980. Sau một đêm đã có hàng nghìn công ty mói ra đời. Hàng
triệu người Mỹ đã bắt tay vào MLM.

2
Nhưng kỹ thuật vẫn chưa hoàn thiện. Cũng giống như các hệ thống liên lạc tự động luôn cần
các nhà khoa học, kỹ sư để lập chương trình cho chúng, làn sóng thứ hai của kinh doanh còn tỏ
ra rất khó và phức tạp đối với nhiều người. Tình hình của các hệ thống đầu tiên cho thấy rằng
công nghệ vẫn chưa theo kịp nhu cầu thị trường.

"Tôi đã nghiên cứu một hệ thống hòm thư thoại dùng cho các công ty kinh doanh theo mạng, -
Mitchel nhớ lại. - Nhưng vào thời đó chỉ có những nhà kinh doanh tiên tiến nhất mới đánh giá
được ý nghĩa của hệ tống này. Những người còn lại đơn giản là không biết làm thế nào để sử
dụng nó một cách hiệu quả".

Các nhà kinh doanh theo mạng của Lan sóng thứ hai đã tính toán chủ yếu dựa vào tài năng
của chính mình. Để có thể vượt lên trên người khác thì cần phải là một con người phi thường.
Các nhà phân phối phải tự tay xử lí hàng núi giấy tờ, thực hiện các đơn đặt hàng cho sản
phẩm, theo dõi tất cả các tài liệu, lôi kéo những người mới vào làm việc, và hàng đêm nói
chuyện qua điện thoại với các nhà phân phối của mình.

Các nhà phân phối của Làn sóng thứ hai tiến hành hàng loạt các cuộc gặp gỡ trong các khách
sạn, diễn thuyết trước công chúng, mặc dù các nhà tâm lý đã cho biết rằng hầu hết mọi người
đều rất sợ hãi phải diễn thuyết trước công chúng. Như vậy, các nhà phân phối của Làn sóng
thứ hai phải là những người có máu kinh doanh trời cho, tuy nhiên hẫu hết mọi người không có
được phẩm chất đó.

Làn sóng thứ ba - Sự cải thiện điều kiện lao động...

Ba kiểu hệ thống kinh doanh


WEDNESDAY, 28. MARCH 2007, 04:11:15
Robert T.Kiyosharki tác giả của bộ sách "Dạy con làm giàu" nói về Kinh doanh theo
mạng (MLM)

3
Trên con đường "xé rào" vào nhóm B, hãy luôn
ghi nhớ mục đích của bạn là làm chủ một hệ thống và mướn người vận hành hệ thống đó cho
bạn. Bạn có thể tự mình lập một hệ thống riêng hoặc tìm mua một hệ thống có sẵn. Hãy coi hệ
thống đó như một cây cầu nói mà nhớ đó bạn có thể vược qua một cách an tòan từ phí bên trai
sang phí bên phải của Kim tứ đồ. Câu cầu đó sẽ giúp bạn đi đến bờ tự do về tài chánh.

Có 3 kiểu hệ thống kinh doanh hiện nay đang được áp dụng phổ biến hiện nay, đó là:

1. Những tập đoàn thuộc mô hình công ty truyền thống - đây là nơi bạn tự tạo một hệ thống
cho mình.

2. Hình thức mua lại đặc quyền kinh doanh (franchises) - đây là nơi bạn mua 1 hệ thống có sẵn

3. Kinh doanh theo mạng (Network Marketing hay MLM) - đây là nơi bạn mua để hòa nhập
thành một phần của một hệ thống có sẵn.

Mỗi kiểu hệ thống điều có ưu điểm và khuyết điểm riêng nhưng cả ba đều dẫn đến cùng một
mục đích. Nếu được vận hành đúng cách, mỗi hệ thống sẽ tạo cho bạn một nguồn thu nhập ổn
định mà không đòi hỏi chủ nhân của nó phải bỏ sức ra vận hành một khi hệ thống được thiết
lập và đi vào hoạt động. Vấn đề nằm ở chỗ thiết lập được hệ thống và đưa nó vào quỹ đạo vận
hành.

Mục tiêu của bài viết này được trình bày giới hạn trong phạm vi Kinh doanh theo mạng.

Kinh doanh theo mạng. Còn được gọi là kinh doanh đa cấp hoặc các hệ thống phân phối trực
tiếp. Cũng như với các đặc quyền kinh doanh, ban đầu xã hội cố gạt kinh doanh theo mạng ra
ngoài vòng pháp luật, và tôi biết có những quốc gia đã thành công trong chuyện đó hay
nghiêm cấm khắc khe hình thức kinh doanh đó. Bất kỳ một hệ thống hay một ý tưởng mới nào
nảy sinh trong thời kỳ đó cũng đều bị cho là "kỳ quặc và đáng nghi ngờ". Lúc đầu, tôi cũng cho
kinh doanh theo mạng là một trò lường gạt. Nhưng sau nhiều năm, khi tôi đã nghiên cứu những

4
hệ thống khác nhau phát sinh qua kinh doanh theo mạng và chứng kiến nhiều người bạn của
mình trở nên thành công trong kiểu kinh doanh này, tôi đã thay đổi quan điểm của mình.

Sau khi tôi bỏ thành kiến của mình và bắt đầu bỏ công tìm hiểu về kinh doanh theo mạng, tôi
nhận thấy rằng đã có nhiều người xây dựng cho mình những hệ thống kinh doanh theo mạng
một cách lương thiện và cần mẫn. Khi gặp được họ, tôi có thể thấy tác động của những hệ
thống kinh doanh này lên đời sống và tương lai tài chánh của rất nhiều người khác. Chỉ cần bỏ
ra một khoản phí gia nhập vừa phải (Thường khoảng 200 đô Mỹ), mọi người có thể mua vào
một hệ thống sẵn có và có thể bắt tay xây ngay cho mình một công việc kinh doanh. Nhờ vào
những bước tiến khổng lồ trong công nghệ máy tính, các tổ chức này hoàn toàn được tự động
hóa, và những công việc nhức đầu như thủ tục giấy tờ, xử lý đơn đặt hàng, phân phối, kế toán
và những công việc phát sinh khác hầu như toàn bộ đều được quản lý bởi các hệ thống chương
trình phần mềm kinh doanh theo mạng. Những nhà phân phối mới có thể dồn hết sức của mình
vào việc xây dựng kinh doanh thông qua việc chia sẻ cơ hội làm ăn được tự động hóa này, thay
vì phải lo lắng nhức đầu về những thủ tục ban đầu trong giai đoạn sơ khai của một doanh
nghiệp nhỏ.

Một trong những người bạn thân của tôi đã từng kiếm được hàng tỷ đô la từ đầu từ bất động
sản vào năm 1997, vừa mới ký hợp đồng làm một nhà phân phối kinh doanh theo mạng và bắt
đầu lập nghiệp kinh doanh cho mình. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy anh cần mẫn chăm chút cho
công việc kinh doanh theo mạng của mình bởi vì rõ ràng anh không cần tiền. Khi tôi hỏi anh lý
do, anh đã giải thích như vầy: "Tôi đã đi học để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, sau
đó tôi lấy được bằng MBA về tài chánh. Khi mọi người hỏi tôi cách làm giàu, tôi đã kể lại và chia
sẻ với họ kinh nghiệm về những giao dịch địa ốc hàng triệu đô và mức thu nhập "thụ động"
hàng trăm ngàn đô tôi kiếm được mỗi năm từ đầu tư bất động sản cua mình. Và tôi nâận thấy
thường thì mọi người thối chí rút lui và ngượng ngùng bỏ đi. Cả anh và tôi đều biết rằng cơ họi
đầu tư địa ốc hàng triệu đô như thế hoàn tòan nằm ngoài tầm tay của họ, bởi vì ngoài việc
không có kiến thức kinh nghiệm, họ cũng không có nhiều vốn để đầu tư. Cho nên tôi đã bắt
đầu tìm kiếm một con đường mà tôi có thể giúp họ đạt được mức thu nhập thụ động như tôi đã
kiếm được từ chuyện kinh doanh địa ốc của mình, mà không cần phải quay lại học hết 6 năm
và bỏ thêm 12 năm đầu tư trên lĩnh vực địa ốc. Tôi tin rằng kinh doanh theo mạng có thể giúp
mọi người có cơ hội kiếm được thu nhập thụ động trong khi họ vẫn có thể học cách trở thành
những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đó là lý do tại sao tôi đã đề nghị hình thức kinh doanh theo
mạng vớii họ. Cho dù họ có ít tiền đi chăng nữa, họ vẫn có thể đầu tư "số vốn tạo ra từ mồ hôi
công sức của mình "trong vòng 5 năm và có thể kiếm được một mức thu nhập thụ động cần
thiết cho những mối đầu tư thực thụ. Khi phát triển công việc làm ăn của mình, họ lại còn có
thời gian rảnh rỗi để học hỏi thêm cũng như kiếm được nhiều vốn hơn để có thể cùng tôi nhắm
vào những mối đầu tư lớn".

Người bạn của tôi đã gia nhập vào một công ty kinh doanh theo mạng làm nhà phân phối sau
khi nghiên cứu nhiều công ty khác nhau, và bắt đầu thiết lập quan hệ làm ăn theo kiểu kinh
doanh theo mạng với những người muốn hùn vốn đầu tư với anh sau này. Hiện tại, anh ta đang
ăn nên làm ra trong hệ thống kinh doanh theo mạng cũng như chuyện đầu tư của mình. Anh

5
bảo tôi, "Ban đầu tôi làm điều này chỉ vì muốn giúp mọi người kiếm ra tiền để đầu tư, vậy mà
giờ đây tôi lại càng trở nên giàu có từ chuỵện kinh doanh hoàn toàn mới mẻ này".

Cứ mỗi tháng anh mở hai lớp học vào thứ Bảy. Trong lớp học đầu, anh dạy mọi người về các hệ
thống kinh doanh và nguồn nhân lực, hoặc cách trở thành một nhà doanh nghiệp thành đạt.
Vào buổi học thứ hai, anh dạy họ về kiến thức tài chánh và sự thông minh về tiền bạc. Anh dạy
họ trở thành những nhà đầu tư có hiểu biết. Các lớp học của anh cứ mỗi lúc một đông.

Con đường anh đề nghị hoàn toàn giống như con đường mà tôi đã đề nghị với các bạn trước
đây.

MỘT FRANCHISE CÁ NHÂN

Và đó chính là lý do tại sao ngày nay tôi luôn khuyến khích mọi người hãy xem xét đến hình
thức kinh doanh theo mạng. Nhiều đặc quyền kinh doanh nổi tiếng đòi hỏi trong túi bạn phải có
từ một triệu đô trở lên. Kinh doanh theo mạng chẳng khác nào một đặc quyền kinh doanh cá
nhân, và bạn chỉ tốn khoảng 200 đô để mua nó.

Tôi biết hình thức kinh doanh theo mạng đòi hỏi nhiều công sức. Nhưng sự thành công ở bất cứ
nhóm nào cũng đòi hỏi sự làm việc cật lực. Về mặt cá nhân, tôi chưa kiếm được đồng thu nhập
nào như một nhà phân phối kinh doanh theo mạng. Tôi đã nghiên cứu nhiều công ty kinh doanh
theo mạng khác nhau, cũng như những chính sách thăng thưởng và giảm giá của họ. Trong quá
trình tìm hiểu, thực sự tôi có gia nhập một vài công ty nhưng chỉ với tư cách một người tiêu
dùng chỉ vì các sản phẩm của họ quá tốt.

Tuy nhiên, nếu tôi có thể đề nghị bạn tìm kiếm một tổ chức tuyệt vời nào đó có thể giúp bạn
hội nhập vào phần bên phải của tứ đồ, chìa khóa không phải nằm ở chỗ sản phẩm mà nằm ở
phần kinh nghiệm, kiến thức mà tổ chức ấy có thể đem lại cho bạn. Có những tổ chức kinh
doanh theo mạng chỉ quan tâm đến việc làm thế nào bạn có thể rao bán hệ thống của họ cho
những người bạn quen. Nhưng cũng có những tổ chức chỉ quan tâm đến việc huấn luyện bạn
và giúp bạn thành công.

Từ việc nghiên cứu tìm hiểu về hình thức kinh doanh theo mạng này, tôi đã tìm thấy hai vấn đề
quan trọng mà bạn có thể học hỏi được từ các chương trình của họ, mà hai vấn đề ấy rất quan
trọng và cần thiết để trở thành một nhà doanh nghiệp nhóm C thành công.

1. Để thành công, bạn cần phải học cách chiến thắng và làm chủ nỗi sợ bị từ chối, và
đừng lo lắng những gì người khác nói về bạn. Rất nhiều lần tôi đã gặp những người cam
chịu bỏ cuộc chỉ vì những lời phê bình về họ từ bạn bè khi họ làm một điều gì đó hơi khác lạ.
Tôi biết điều đó bởi vì tôi đã từng như vậy. Trong một thị trấn nhỏ, mọi người đều biết những gì
mà một người khác đang dự định làm. Nếu một ai đó không thích những gì bạn làm, cả thị trấn
sẽ kháo nhau về chuyện đó và chuyện làm của bạn sẽ trở thành đề tài phiếm luận của mọi
người.

Một trong những câu châm ngôn hay nhất mà tôi thường tự lặp đi lặp lại với chính mình là:
"Những gì anh nghĩ về tôi không phải là chuyện của tôi. Điều quan trọng nhất là tôi nghĩ gì về
chính bản thân mình".

6
Một trong nhiều lý do người bố giàu đã khuyến khích tôi làm việc cho hãng Xerox trong 4 năm
trời không phải là vì Người thích mấy cái máy photo, mà vì Người muốn tôi có thể làm chủ được
sự mắc cỡ hổ thẹn và nỗi sợ bị từ chối của mình.

2. Học cách lãnh đạo mọi người. Làm việc với những kiểu người khác nhau là một vấn đề
khó khăn nhất trong kinh doanh. Những người thành công trong bất kỳ chuyện kinh doanh nào
tôi gặp thường là những người có kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời. Kỹ năng làm việc chung và gây
hứng thú trong quan hệ công tác với người khác là một kỹ năng vô giá. Kỹ năng đó có thể được
học hỏi và rèn luyện.

Như tôi đã nói, con đường "xé rào" từ phía bên trái sang phía bên phải không quan trọng ở
những gì bạn làm được, mà quan trọng ở chỗ bạn muốn trở thành loại người nào. Hãy học cách
ứng xử khi bị từ chối, làm thế nào không bị những gì người khác nghĩ về bạn sẽ ảnh hưởng đến
bạn. Hãy học cách lãnh đạo và bạn sẽ tìm thấy trái lành quả ngọt. Cho nên, tôi sẽ tán thành
những tổ chức kinh doanh theo mạng nào mà cam kết trước nhất việc trui rèn bạn như một con
người hơn là một kẻ bán hàng. Tôi sẽ tìm kiếm những tổ chức nào mà:

a) Có kỷ lục thành tích chứng nhận, một hệ thống phân phối và một chế độ thăng thưởng
thành công trong nhiều năm.

b) Có cơ hội kinh doanh mà bạn có thể thành công, biết tin tưởng và dám chia sẻ cơ hội ấy một
cách tự tin với mọi người.

c) Có các chương trình đào tạo dài hạn, thường xuyên trong việc phát triển bạn như một con
người. Sự tự tin là yếu tố quan trọng sống còn của một người đứng trong thế giới bên phải của
tứ đồ.

d) Có một chương trình đỡ đầu, hỗ trợ vững mạnh. Bạn muốn học hỏi từ những nhà lãnh đạo
chứ không phải những nhà cố vấn, hãy học từ những người đã trở thành kẻ lãnh đạo ở phía bên
phải tứ đồ và mong muốn bạn thành công như họ.

e) Có những con người mà bạn kính trọng và bạn thích được làm việc với họ.

Nếu một tổ chức đáp ứng được 5 tiêu chuẩn trên, lúc đó hãy nghiên cứu đến sản phẩm của họ.
Có rất nhiều người chỉ nhìn vào sản phẩm mà không chịu xem xét hệ thống kinh doanh và cơ
cấu tổ chức đằng sau sản phẩm đó. Trong một vài tổ chức tôi biết, họ thường nêu một khẩu
hiệu thế này, "Sản phẩm sẽ tự bán được. Thật là dễ dàng". Nếu bạn muốn trở thành một kẻ
bán hàng, một người nhóm T, thế thì sản phẩm sẽ trở thành quan trọng nhất. Nhưng nếu bạn
muốn tự hoàn thiện để trở thành một nhà doanh nghiệp dài hạn, thế thì chính hệ thống, kiến
thức thu thập suốt đời và bản chất con người sẽ trở nên quan trọng nhất.

Một người bạn đồng nghiệp rất am hiều về ngành công nghiệp này đã nhắc nhở tôi về giá trị
của thời gian vốn là một trong những tài sản quý giá nhất của mọi người. Trong một công ty
kinh doanh theo mạng, thành công thực sự là chỉ khi nào bạn bỏ công sức và thời gian của
mình trong ngắn hạn và thu được nguồn thu nhập "thụ động" đáng kể trong dài hạn. Một khi
bạn đã xây dựng, được một tổ chức vững thu nhập vẫn chảy đều vào túi bạn từ những công
sức xây dựng cần mẫn ban đầu. Tuy nhiên, chìa khóa quan trọng nhất của sự thành công với

7
một công ty kinh doanh theo mạng phải là sự cam kết lâu dài của chính bạn, cũng như của tổ
chức đó, là hướng tới mục tiêu trở thành một nhà lãnh đạo kinh doanh như bạn muốn

Khi còn nhỏ công việc chính của Bạn là đi học. Khi lớn lên ai cũng
mong muốn phấn đấu vào đại học. Tại sao vậy? Vì muốn sau này dễ
kiếm việc làm. Chung quy lại mục đích để kiếm tiền.

Có 2 cách kiếm tiền:

Cách 1: Làm công (Dùng sức kiếm tiền)

Với cách này thì sau 30 đến 40 năm công tác, khi về hưu sẽ có một
khoản tiền gọi là lương hưu nho nhỏ để sinh sống.

Cách 2: Làm chủ (Dùng tiền đẻ ra tiền)

Có 3 hình thức:

- Làm chủ lớn: là làm chủ của các tập đoàn lớn, các công ty Đa Quốc Gia.
- Làm chủ nhỏ: Là làm chủ của các công ty nhỏ, các cơ sở sản xuất, tiệm tạp
hóa, quán ăn, nhà hàng, khách sạn..
- Làm Nhà Phân Phối của một công ty Kinh Doanh Theo mạng.
Tại sao 3 hình thức này đều được gọi là làm chủ là vì có đặc điểm chung sau
đây.

+ Có tính đầu tư: Đầu tư công sức, đầu tư tiền bạc, đầu tư vật chất.
+ Tự chịu trách nhiệm về công việc mình làm.
+ Và có quyền thừa kế

Với cách thức đi làm công ăn lương thì Bạn không bao giờ giàu có được. Vậy
muốn thật sự giàu có và tự do tài chánh thì chỉ có con đường duy nhất là làm
chủ nhưng làm chủ lớn thì khả năng Bạn không nên nghĩ đến vội. Vậy chỉ còn
làm chủ nhỏ và làm Nhà Phân Phối.

Nếu làm chủ nhỏ của bất kỳ ngành nghề nào Bạn cũng cần cò vốn, kiến thức,
kinh nghiệm ngoài ra thời gian luôn bị gò bó, cạnh tranh khắc nghiệt và rủi ro
có thể đến bất cứ lúc nào. Thế nhưng làm Nhà Phân Phối của một công ty
kinh doanh theo mạng nào đó, Bạn sẽ loại trừ đước tất cả những khó khăn
trên và đây cũng là con đường ngắn nhất để giúp Bạn thành công.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn thành công trong ngành kinh doanh này thì bạn chỉ nên
chọn lựa 1 công ty để tập trung tâm sức vào, không nên cứ thấy công ty nào mới
mở ra là lao vào ngay vì cứ nghĩ rằng: bạn sẽ được hưởng lợi lớn nhất vì là người đi
đầu.

Thế nhưng vì bạn chạy lang thang từ công ty này đến công ty khác bạn sẽ
không thành công và đến một lúc nào đó thì chẳng ai thèm nghe và tin bạn

8
nữa. Dưới đây là một vòng tròn mà theo quan niệm của người Á đông thì vòng
tròn tượng trưng cho sự hòan hảo và bền vững. Vòng tròn được chia làm 3
phần là lịch sử của công ty - chính sách và tính ưu việt của sản phẩm.

Do đó để chọn lựa một công ty kinh doanh mạng nào thì nhất thiết bạn nên
theo đúng những yêu cầu tối thiểu dưới đây:

Về lịch sử công ty:


1 - Công ty được chọn lựa phải có thâm niên hoạt động trên thế giới tối thiểu
từ 10 năm trở lên

2 - Công ty được chọn (hoặc đối tác sản xuất) nên có cơ sở vật chất đầy đủ:
có nhà máy sản xuất ra sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất hiện đại,
có viện nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm.

3 - Pháp lý công ty và pháp lý sản phẩm thật đầy đủ

Nếu bạn lao vào những công ty mà chưa được nhà nước cho phép thì rất nguy
hiểm, vì vậy công ty bạn chọn nhất thiết phải có giấy phép thành lập và giấy
đăng ký kinh doanh đầy đủ, ngoài ra sản phẩm mà công ty phân phối cũng
phải có giấy phép lưu hành của nhà nước cho phép.

Về chính sách hoa hồng:

1. Người tham gia không bắt buộc phải bỏ ngay một lần một số tiền
lớn.
Bạn không nên tham gia vào những công ty mà khi vào bắt buộc phải bỏ
ngay một số tiền là 5 triệu hay 10 triệu để mua sản phẩm. Nên chọn những
công ty mà bạn có điều kiện được học tập, được đào tạo thật kỹ về sản phẩm
rồi mới quyết định mua sử dụng.

2. Công ty lựa chọn phải có mạng lưới Quốc tế.


Bạn nên chọn những công ty phải có tầm nhìn Quốc tế tức là hoạt động trên
toàn thế giới, bạn làm việc tại nước này nhưng vẫn có thể giới thiệu và bảo
trợ cho những người khác ở các nước khác tham gia vào công việc này và bạn
vẫn được hưởng thu nhập tại đó.

3. Quyền lợi tham gia được chi trả công khai đầy đủ:
Nên chọn những công ty phải thật đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, hoa

9
hồng phải được nhận đúng ngày giờ quy định hàng tháng. Có những công ty
mà việc chi trả hoa hồng chỉ là những sự hứa hẹn mặc dù bạn thật sự cố gắng
làm việc.

4. Chính sách công ty phải cho phép người vào sau nếu làm việc tích
cực vẫn có khả năng có thu nhập cao hơn người vào trước.
Có những công ty hình tháp ảo mà người vào sau chỉ làm lợi cho những người
vào trước, thu nhập của người vào sau nếu có tích cực cũng không cao hơn
được người vào trước, thậm chí có công ty mà những người vào trước không
cần làm gì nhưng hàng tháng vẫn hưởng hoa hồng. Không làm gì cả mà vẫn
có thu nhập thì thật là bất công.

5. Chính sách hoa hồng của công ty phải có khả năng cho thu nhập
lớn:
Có rất nhiều chuyên gia kinh doanh mạng trên thế giới đã đạt thu nhập hàng
trăm ngàn đô la một tháng, tại Việt Nam cũng có công ty với chính sách hoa
hồng có khả năng cho thu nhập hàng trăm triệu một tháng. Tôi khuyên bạn
trước khi tham gia vào một công ty kinh doanh mạng, ngoài những tiêu chuẩn
trên ra thì bạn cũng nên hỏi xem tại công ty mà bạn đang tìm hiểu có người
nào nhiều tháng liên tục vẫn giữ được mức thu nhập trên trăm triệu một
tháng không, nếu có thì bạn nên chọn những công ty như thế.

Về sản phẩm:

Sản phẩm đánh giá sự tồn tại lâu dài của một công ty kinh doanh
theo mạng do đó phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau:

1. Độc đáo: Tức là trên thị trường không có sản phẩm tương tự làm nhái bắt
chước được.
2. Độc quyền: Tức là sản phẩm chỉ bán tại công ty và các chi nhánh công ty,
không bán rộng rãi trên thị trường.
3. Dễ sử dụng: chỉ cần hướng dẫn qua là có thể dùng được
4. Chất lượng cực tốt: Do sản phẩm được lan truyền từ người này đến
người khác, nếu chất lượng thực sự không tốt thì sẽ không có sức lan truyền.
5. Có thị trường tiêu thụ 100%: Tức là sản phẩm ai cũng có thể dùng được
từ người già, người trẻ, người bệnh tật, người khỏe mạnh, thanh thiếu niên,
đàn ông, phụ nữ. ai ai cũng phải cần dùng đến nó.
6. Có nhu cầu sử dụng thường xuyên: Tức là không chỉ dùng 1 lần mà
chúng ta muốn dùng nó lâu dài để bảo vệ sức khỏe.
7. Giá bán sản phẩm phải được thị trường chấp nhận bằng hoặc cao
hơn giá mua sỉ tại công ty: Nếu bạn chọn phải công ty kinh doanh mạng
mà sản phẩm bán ra thị trường có giá thấp hơn với giá bạn mua tại công ty
thì bạn cẩn thận vì có thể rơi vào công ty có mạng lưới ảo mọi người tham gia
chỉ là lôi kéo nhau vào và khó có thể tồn tại lâu.

Những yêu cầu bắt buộc khác:

10
• Công ty phải có đóng thuế với nhà nước, hàng hóa xuất ra khỏi kho
phải có hoá đơn chứng từ hợp pháp, Các Nhà phân phối cũng phải
đóng thuế thu nhập đầy đủ.

Một số công ty tại Việt Nam sau một thời gian tham gia đã trốn thuế rất nhiều
và khi bị phát hiện thì đổ bể, Tôi đã thấy một số công ty KDTM mà hàng xuất
khỏi kho không hề có hoá đơn mà chỉ là phiếu mua hàng hoặc đơn xin mua
hàng. Bạn không nên tham gia vào những công ty như thế, rất nguy hiểm.

• Công ty phải có tổ chức chuyên nghiệp, có chương trình đào tạo về


kiến thức sản phẩm và kỹ năng làm việc một cách bài bản, những
người dẫn dắt Công ty phải giỏi về kinh doanh mạng.

Mạng lưới có tồn tại vững bền hay không chính là nhờ đào tạo, những lớp
huấn luyện đặc biệt do bảo hiểm tổ chức rất là chuyên nghiệp, Bạn nên chọn
những công ty KDTM có được những chương trình huấn luyện chuyên nghiệp
như vậy.

Các Chương trình đào tạo KDTM đều nói rằng: Để thành công trong KDTM bạn
phải trả lời 2 câu hỏi:
1. Tại sao tôi lại làm công ty đó?
2. Tôi làm như thế nào để thành công?

KINH DOANH THEO MẠNG

Công việc này chỉ dành cho những người thật sự nghiêm túc, có ý chí
vươn lên trong cuộc sống, có khát vọng làm giàu chính đáng.

Dù bạn là ai: là người giàu hay nghèo, là người lớn tuổi hay trẻ tuổi,
dù học vấn cao hay thấp, nếu bạn thực sự có mong muốn: HÃY TỰ
TIN, BẠN SẼ BAY CAO VÀ BAY XA…

PHÂN BIỆT GIỮA KINH DOANH THEO MẠNG


VÀ HÌNH THÁP ẢO

KDTM ngày càng phát triển rộng rãi, được nhiều người ngưỡng mộ
đồng thời cũng không ít người phản đối. Một trong những nguyên
nhân phổ biến dẫn đến nghi ngờ hoặc phản đối chính là sự lẫn lộn
giữa KDTM, dạng kinh doanh hợp pháp với hình tháp ảo là dạng lừa
đảo đang bị cấm ở tất cả các nước trên thế giới. Cả hai kiểu đều sử
dụng sức mạnh của cấp số nhân, nghĩa là mạng lưới càng về sau
càng rộng ra. Cả hai đều có dòng tiền từ dưới lên và dòng giá trị khác
từ trên xuống..

11
Điểm khác nhau cơ bản chính là ở chỗ này. Nếu như trong KDTM, giá
trị đi xuống là sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao, mang lại giá
trị đích thực tương xứng với đồng tiền bỏ ra thì trong hình tháp ảo,
giá trị đi xuống là một giá trị ảo chỉ có giá trị tạm thời trong nội bộ
hình tháp hoặc không có giá trị gì, cũng có thể là một giá trị có tác
dụng nhỏ hơn, không tương xứng với đồng tiền bỏ ra. Trong hình
tháp ảo, mọi người tham gia chỉ mục đích có mã số hoạt động, giới
thiệu người khác mà không quan tâm đến sản phẩm có hiệu quả hay
không. Chính vì thế thu nhập của người vào trước chỉ có thể dựa trên
đóng góp của người vào sau. Đây là hình thức lừa người lân cận và
đến một lúc nào đó thì tan vỡ

1a. Đóng góp bắt buộc ngay lần đầu tiên vào công ty là bao nhiêu?
Nếu cao hơn 2 triệu đồng thì bạn phải cẩn thận. Tuy nhiên có nhiều công ty
kinh doanh những mặt hàng cao như hàng điện tử, bảo hiểm. khi đó cần xem
xét tiếp khía cạnh thứ hai.

1b. Bạn sẽ nhận được hàng có giá trị như thế nào từ số tiền bạn bỏ
ra?
Nếu bỏ tiền ra chỉ để được tham gia vào công việc mặc dù sản phẩm có giá
trị rất thấp, không tương xứng với đồng tiền bỏ ra thì đó là hình tháp ảo. Nếu
hàng bạn nhận được không thể bán được ra thị trường thì đó không phải là
hàng đúng nghĩa và bạn bị rơi vào hình tháp ảo.

1c. Bạn bán được hàng của mình trên thị trường với giá bao nhiêu?
Nếu bạn mua hàng để tham gia vào công ty KDTM sau đó đem hàng đó bán
ra thị trường nhưng thị trường chỉ chấp nhận với giá thấp hơn giá mua sỉ tại
công ty, tức là bạn không thể thu lại được số tiền bạn đã bỏ ra thì có nghĩa
bạn đang tham gia vào công ty hình tháp ảo.

1d. Có ai tham gia mạng lưới chỉ để sử dụng hàng, không với mục
đích kinh doanh không?

Nếu có thì đó là việc bình thường, còn nếu mạng lưới toàn những người mua
hàng không với mục đích sử dụng thật sự mà chỉ để lĩnh hoa hồng thì đó là
hình tháp ảo.

1e. Tiền hoa hồng lấy từ đâu ra?

Đây là câu hỏi rất quan trọng. Tiền hoa hồng chỉ có thể có khi hàng được bán
đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng, lúc mà người tiêu dùng bỏ tiền ra để
mua sản phẩm tương xứng với đồng tiền của họ. Nếu khác đi thì đó là hình
tháp ảo.

1f. Tính dân chủ trong doanh nghiệp?

Trong chính sách hoa hồng phải nói lên được việc bạn vào sau vẫn có thể có
thu nhập cao hơn người vào trước nếu bạn cố gắng và nỗ lực nhiều hơn,

12
ngược lại thì đó là hình tháp ảo. Có những sơ đồ mà người vào trước mời gọi
người khác tham gia, khi mạng lưới phát triển ra, sau đó không cần làm gì cả
nhưng hàng tháng vẫn được nhận hoa hồng, đó chính là những công ty kinh
doanh ảo.

KINH DOANH THEO MẠNG TẠI VIỆT NAM :

Hiện nay tại thị trường Việt Nam đang có một số công ty kinh doanh mạng
đang hoạt động như:

• Tân hy vọng: Phân phối máy điện từ, nồi áp suất của Đài Loan
• Ánh Sáng : phân phối thực phẩm của Trung Quốc và bếp điện từ của
Đài Loan
• Vision: phân phối thực phẩm dinh dưỡng của Pháp
• Simi: phát triển học viên Anh ngữ
• Fimex: phân phối các sản phẩm tiêu dùng của Trung Quốc
• Lý khoa: phân phối nước đông trùng thảo dược của Trung quốc
• Hà khoa: phân phối bếp điện từ và máy nghiền đậu của trung quốc
• Việt AM: phân phối máy Ion của Việt Nam
• Oriflame: phân phối mỹ phẩm của Thụy điển
• Lô Hội: phân phối sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm của Mỹ

• Khang Phú Đạt: Phân phối máy sóng điện từ của Trung Quốc.
• TAHITIAN NONI : phân phối các sản phẩm chiết xuất từ trái nhàu

- Và còn rất nhiều công ty khác..............

Tới đây khi luật kinh doanh theo mạng được chấp thuận ở Việt Nam giống như
ở nhiều nước trên thế giới thì sẽ có rất nhiều các công ty KDTM trên thế giới
với đủ các loại sản phẩm, dịch vụ bước chân vào thị trường Việt nam

LỊCH SỬ NGÀNH KINH DOANH THEO MẠNG

Kinh doanh theo mạng (Multi-level marketing) hay còn gọi là kinh doanh đa
cấp, tiếp thị đa tầng, tiếp thị hệ thống.

Trước khi bắt tay tham gia vào một công việc kinh doanh nào thì điều quan
tâm đầu tiên là ngành kinh doanh đó có ổn định và lâu dài không? Trước khi
lựa chọn sự nghiệp của mình là kinh doanh mạng thì bạn cũng cần hiểu rõ về
lịch sử hình thành và phát triển của ngành kinh doanh mạng như thế nào.

• LỊCH SỬ NGÀNH KINH DOANH THEO MẠNG.

Lịch sử của ngành KDTM gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ có
tên là Karl Renborg (1887-1973). Ông là người đầu tiên đã đưa tư tưởng của
KDTM vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh
doanh được gọi là có triển vọng nhất của thế kỷ 21

13
Ông Renborg có một thời gian 20 năm sống tại Trung Quốc và làm việc tại
nhiều công ty khác nhau (dầu hỏa, đóng tàu.). Giữa thập niên 1920-1930 ông
và một số người nước ngoài khác bị bắt vào tù khi chính quyền thuộc về tay
lực lượng cách mạng Tưởng Giới Thạch. Trong điều kiện sống trong tù rất
thiếu thốn, ông đã thực nghiệm nhiều kiểu ăn khác nhau và đã nhận thấy giá
trị thực tiễn rất lớn của dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe con người.
Nhưng lấy các chất dinh dưỡng gồm các vitamin và các khoáng chất đó ở đâu
ra? Ví dụ như sắt? Ông Renborg đã tìm ra lối thoát duy nhất: đó là ông cạo
từng ít chất sắt từ những chiếc đinh rỉ để cho vào khẩu phần ăn dành cho
người tù và thỏa thuận với cai tù để xin một ít các loại rau cỏ khác nhau. Vì
vậy ông và một số ít người làm theo phương pháp của ông còn sức đề kháng
và sống sót được đến ngày trở về tổ quốc, đa số những người khác đều bị
chết.

Năm 1927 Ông Renborg về lại Mỹ và bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh
dưỡng khác nhau dựa trên cỏ linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiều
vitamin, khoáng chất, đạm và nhiều thành phần có ích khác. Ông đề nghị
những người quen của ông thử nghiệm miễn phí sản phẩm nhưng ông đã thất
bại: Không ai dám dùng thử vì chẳng có ai muốn mình làm vật thí nghiệm.
Sau nhiều cố gắng liên tục mà không đem lại được kết quả, ông hiểu ra rằng
chẳng ai chịu đánh giá tốt những thứ cho không, vì vậy ông đã nghĩ ra một tư
tưởng vĩ đại và ngày nay đã trở thành một xu thế kinh doanh tất yếu của thời
đại:

Ông Renborg đề nghị các bạn của ông tự truyền bá thông tin về chất
bổ sung dinh dưỡng này cho người quen của họ, còn nếu người quen
của họ mua sản phẩm thì ông hứa sẽ trả hoa hồng cho họ. Ông cũng
quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạn mình nếu
truyền bá sản phẩm tiếp theo quan hệ của họ.

Kết quả thật bất ngờ: thông tin về các chất bổ sung dinh dưỡng có lợi bắt
đầu được truyền bá rộng rãi (vì mỗi người bạn của ông lại có nhiều người bạn
khác và bạn của bạn của bạn là vô hạn). Doanh thu bán hàng của công ty
tăng vượt quá sức tưởng tượng, mọi người đề nghị gặp ông để tham khảo về
thông tin sản phẩm mới này.

Từ đó ngành KDTM bắt đầu ra đời. Năm 1934 ông Karl Renborg sáng lập ra
công ty "Vitamins California" và nhờ hệ thống bán hàng kiểu mới này, khi
người tiêu dùng cũng trở thành người truyền bá sản phẩm (Distributor-Nhà
phân phối độc lập), công ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu
USD mà không hề mất một đồng quảng cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết
kiệm được quảng cáo và các khâu trung gian (đại lý bán buôn, bán lẻ, kho
bãi.) nên những người tham gia vào hệ thống của ông có thể nhận được thù
lao rất cao.

Cuối năm 1939 đầu 1940 ông Renborg đổi tên công ty mình thành công ty
"Nutrilite Products" theo tên sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu
thụ. Những công tác viên của ông tự tìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủ
thông tin về sản phẩm và dạy cho người mới phương pháp xây dựng mạng
lưới bắt đầu từ những người quen của mình. Công ty đảm bảo cho tất cả nhà

14
phân phối độc lập có đủ sản phẩm và nhận hoa hồng không chỉ lượng sản
phẩm họ bán ra mà còn trả hoa hồng cho lương sản phẩm được bán ra của
những người do họ trực tiếp tìm ra.

Những người tham gia mạng lưới của công ty nhận được sự giúp đỡ hướng
dẫn tận tình của người bảo trợ. Phương pháp tiêiu thụ của ông Renborg chính
là khởi điểm của kinh doanh theo mạng (Muti-level Maketing), ở đây ông chỉ
mới áp dụng một tầng, và trong nhiều tài liệu thì năm 1940 được xem như là
năm khởi đầu của KDTM và ông Renborg là ông tổ của ngành này.

Lịch sử tiếp theo của KDTM gắn liền với tên tuổi của hai cộng tác viên của
"Nutrilite Products" là Rich De Vos và Jey Van Andel. Sau một thời gian làm
việc có hiệu quả với công ty "Nutrilite Products" hai ông đã nhận thấy sức
mạnh rất lớn của Muti-level Maketing và đã sáng lập ra công ty riêng của
mình là "American Way Corporation", viết tắt là Amway và hiện nay Amway
đã trở thành một công ty hàng đầu thế giới về KDTM với chi nhánh trên 125
nước trên toàn thế giới.

Cuối thập niên 60, nhờ nỗ lực của ông Glen Terner-một người đã hướng dẫn
nhiều những kỹ năng làm việc mới vào kinh doanh mạng, KDTM đã mang bản
chất mới. Ông nhận thấy rõ vai trò của thành đạt cá nhân trong cuộc sống
con người. Ông chỉ cho mọi người thấy những chân trời mới trong cuộc sống
và khẳng định rằng mỗi người đều có tiềm năng lớn lao để đạt được mọi mục
đích. Ông thành lập công ty và dạy cho mọi người kỹ năng thành đạt, giúp
cho mọi người khai thác khả năng tiềm ẩn rất lớn trong mỗi con người. Rất
nhiều người nhờ áp dụng chương trình huấn luyện của ông đã tìm thấy và
đánh thức được những bản chất tốt đẹp nhất và đạt nhiều thành quả lớn.
Chương trình huấn luyện của ông vẫn còn được áp dụng cho đến ngày nay.

Vào những năm đầu của thập niên 70, KDTM bắt đầu bị sự phản đối mãnh
liệt. Năm 1975 trong hội đồng liên bang Hoa Kỳ có những nhân vật phản đối
KDTM và đồng nghĩa KDTM với hình tháp ảo là hình thức lừa đảo đang bị cấm
ở Hoa Kỳ. Đây là đòn đánh đầu tiên của chính phủ vào KDTM. Bắt đầu cuộc
chiến dũng cảm của các công ty KDTM để khẳng định chân lý, tính đúng đắn
của mình. Công ty Amway đứng mũi chịu sào, suốt bốn năm liền hầu tòa từ
năm 1975-1979. Cuối năm 1979 toà án thương mại liên bang hoa kỳ công
nhận phương pháp kinh doanh của Amway không phải là hình tháp ảo và
được chấp nhận về mặt luật pháp. Từ đó Bộ luật đầu tiên về KDTM đã ra đời
tại Mỹ.

Ông Richard Poe, phóng viên của báo Success - một tờ báo rất nổi tiếng tại
Mỹ- Trong cuốn: "Làn sóng thứ ba-Kỷ nguyên của KDTM" đã chia KDTM ra làm
ba thời kỳ.

Làn sóng thứ nhất (Thời kỳ thứ nhất) là thời kỳ bắt đầu hình thành của ngành
KDTM: từ 1940 cho đến năm 1979 chỉ có khoảng 30 công ty KDTM ra đời tại
Mỹ.

15
Làn sóng thứ II (Thời kỳ thư hai): từ 1979 - 1990 là thời kỳ bùng nổ của KDTM.
Mỗi đêm ngủ dậy chúng ta có thể thấy hàng trăm công ty KDTM bố cáo thành
lập với đủ loại sản phẩm và sơ đồ kinh doanh. Đây là thời kỳ phát triển và
chọn lọc tự nhiên.

Làn sóng thứ III (Thời kỳ thứ ba): từ 1990 trở đi, nhờ tiến bộ của công nghệ
thông tin truyền thông, KDTM đã mang màu sắc mới. Các nhà phân phối độc
lập có thể đơn giản hóa công việc của mình nhờ vào điện thoại, điện đàm, hội
thảo vô tuyến, internet và nhiều phương tiện khác. Nếu như ở làn sóng thứ II,
những nhà phân phối độc lập giỏi phải là nhà hùng biện và họ phải đi lại như
con thoi đến các mạng lưới thì ở làn sóng thứ III, bất cứ ai cũng có thể sử
dụng thời giờ nhàn rỗi của mình để tham gia KDTM. Hàng ngàn công ty đã áp
dụng KDTM để truyền bá sản phẩm của mình. Các công ty áp dụng phương
pháp bán hàng truyền thống như Ford, Colgate, Canon, Coca-cola và nhiều
công ty nổi tiếng khác đã bắt đầu áp dụng phương pháp KDTM để phân phối
những mặt hàng độc đáo của mình.

Một số thống kê vào 1998 (Tổng hợp từ các tạp chí kinh tế thế giới ):

• Trên thế giới có hơn 30.000 công ty KDTM, trong đó có 5.000 công ty
lớn. Doanh số toàn ngành KDTM đạt hơn 400 tỷ USD.
• Tốc độ tăng hàng năm từ 20% - 30%
• Mỹ: hiện Có 2.000 công ty hoạt động và cứ 10 gia đình có 1 người làm
KDTM chiếm khoảng 15% dân số, có 500.000 người trở thành triệu phú nhờ
KDTM.
• NHẬT: 90% hàng hoá & Dvụ theo KDTM, có 2,5 triệu Nhà Phân Phối đạt
Doanh thu 30 tỷ USD.
• ĐÀI LOAN: Cứ 12 người có 1 người làm KDTM.
• MALAISIA: Có hơn 1 triệu NPP đạt Doanh thu 1tỷ USD.
• ÚC: Doanh thu từ KDTM đạt 1,5 tỷ USD.
• ĐỨC, PHÁP, Ý: mỗi nước đạt trên 2 tỷ USD.
• ANH: Doanh thu đạt trên 1 tỷ USD.
• NGA: Có trên 100 Cty KDTM với hơn 2 triệu NPP.
• VIỆT NAM: Tại thời điểm hiện nay có khoảng 20 Cty KDTM và trên
100.000 NPP
• Mỗi ngày trên thế giới có 60.000 người tham gia KDTM.

Cũng theo thống kê thì cứ 100 người đang là triệu phú trên thế giới thì có đến
40 người xuất phát theo ngành KDTM và trong thế kỷ 21 này thì 70% hàng
hóa và dịch vụ sẽ phát triển theo phương thức kinh doanh này.

Tại sao hệ thống mạng lưới tiêu thụ có thể phát triển thành công ở các nước
trên thế giới trên 60 năm qua? Đó chính là nhờ vào việc vận dụng 2 nguyên lý
sau:

• NGUYÊN LÝ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI

Nguyên lý thứ nhất gọi là nguyên lý chia sẻ (truyền khẩu):

16
và để quý vị hiểu rõ, chúng tôi xin đưa ra ví dụ sau đây.

Vào một ngày đẹp trời nào đó, vô tình bạn ghé vào một cửa tiệm bán quần
áo, tiệm được trang trí gọn gàng, nhân viên bán hàng xinh đẹp và đặc biệt rất
niềm nở chu đáo. Sau khi giúp bạn thử quần áo đến 50 lần mà vẫn tươi cười
vui vẻ. Cuối cùng bạn cũng lựa chọn được bộ quần áo vừa ý, chất liệu vải rất
tốt, màu sắc rất đẹp, thế nhưng thật ngạc nhiên vì giá cả cũng rất rẻ. Bạn
cảm thấy rất hài lòng với bộ quần áo mới mua đó. Rồi khi về nhà bạn nói
chuyện lại cho bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình, và
như vậy là bạn đã vô tình quảng cáo cho cửa hàng đó.

Đến một ngày nào đó, bạn bè, đồng nghiệp và người thân của bạn cũng có
nhu cầu và họ tìm đến cửa hàng này. Kết quả là họ cũng rất hài lòng và rồi lại
giới thiệu đến những người khác.

Đó chính là tâm lý chung của mỗi con người chúng ta. Khi chúng ta dùng một
sản phẩm hay một dịch vụ nào tốt mà chúng ta cảm thấy hài lòng, chúng ta
thường có thói quen kể lại, chia sẻ lại, truyền miệng lại cho những người bạn,
đồng nghiệp và gia đình chúng ta. Đó được gọi là nguyên lý chia sẻ.

Nguyên lý thứ hai gọi là nguyên lý phát triển theo cấp số nhân (Bội
tăng):

tăng theo cấp số nhân là như thế nào, có một câu chuyện kể như thế này:

Ngày xưa ở nước Ấn Độ có một ông vua rất thích chơi cờ. Một hôm có một
người nông dân phát minh ra một cách chơi cờ mới mà ngày nay được gọi là
cờ vua, ông ta liền mang đến dâng cho Quốc Vương. Quốc Vương rất hài lòng
và nói rằng: "Nhà ngươi muốn ta ban thưởng gì". Người nông dân đáp rằng:
"Thần không ước muốn gì cao xa, chỉ xin Quốc Vương đặt lên ô bàn cờ thứ
nhất 1 hạt gạo, ô thứ hai 2 hạt gạo, ô thứ ba 4 hạt và cứ thế, mỗi ô sau số hạt
gạo được đặt gấp đôi ô trước. Khi đặt đầy 64 ô cờ là hạ thần mãn nguyện vô
cùng". Vừa nghe xong Quốc Vương liền cười lên và gật đầu đồng ý. Thế nhưng
rồi khi đem ra thực thi thì Quốc Vương nọ đã phải vét kho đến hạt gạo cuối
cùng rồi mà vẫn không trả đủ cho người nông dân ấy.

Qua câu chuyện trên chúng ta thấy được uy lực mạnh mẽ của cấp số nhân.
Nó đã tập trung được sức mạnh của nhiều người trong khoảng thời gian ngắn
nhất để tạo nên một hiệu quả nhanh nhất.

Đối với công việc phát triển mạng lưới cũng vậy, thời điểm ban đầu rất chậm
vì bạn phải tuyển chọn từng người một cho đến khi có được người thật sự
thích thú với công việc giống như bạn. Khi bạn tìm được 2 người tích cực thì
từ 2 người này sẽ phát triển thành 4 người, và 4 người thành 8 người. Công
việc thật chậm chạp và chán nản. Thế nhưng khi bạn đã có 500 người trong
mạng lưới thì từ 500 thành 1000 và từ 1000 thành 2000 rất là nhanh.

SO SÁNH KINH DOANH TRUYỀN THỐNG (KDTT) VÀ KINH DOANH THEO MẠNG

17
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LƯU THÔNG QUA HỆ THỐNG KDTT

Tc: Quảng Cáo + Các Khâu Trung Gian Chiếm 70% - 80% Giá Thành
Sản Phẩm

ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Tc: Quảng Cáo + Các Khâu Trung Gian Chiếm 70% - 80% Giá Thành
Sản Phẩm

ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LƯU THÔNG QUA HỆ THỐNG KDTM

hình thức kinh doanh truyền thống thì bất kỳ sản phẩm nào nó cũng được
xuất xưởng từ một nhà máy. Ví dụ đối với những sản phẩm nhập khẩu thì nó
sẽ được nhập về bởi một công ty nhập khẩu, từ đó được phân phối đến các
đại lý khu vực - Đại lý bán sỉ - rồi đến các cửa hàng bán lẻ. Chúng ta là người
tiêu dùng đơn thuần, chúng ta sẽ mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ.

Để kiếm được lợi nhuận thì các nhà kinh doanh thường tăng giá ở các khâu
trung gian. Thông thường các khâu này chiếm từ 30% - 40% giá bán ra của
một sản phẩm. Bên cạnh đó người tiêu dùng còn phải gánh chịu một khoản
chi phí khác nữa, đó là chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền và
khuyến mãi. Khoản chi phí này cũng rất đáng kể, thường chiếm khoảng 40%
giá bán ra của một sản phẩm.

Ví dụ như chi phí quảng cáo trên Tivi vào giờ cao điểm với khoảng thời gian
30 giây là 21 triệu đồng. Mà theo các nhà tâm lý thì một mẫu quảng cáo
muốn tạo được ấn tượng nơi người xem thì thường xuyên phải được quảng

18
cáo từ 4 - 10 lần trong 1 ngày và kéo dài liên tục trong nhiều tháng. Như vậy
chi phí cho quảng cáo rất lớn cộng với việc tăng giá ở mỗi khâu trung gian đã
đẩy giá thành tăng lên từ 70-80%, trong khi giá thành sản xuất ra một sản
phẩm tại nhà máy thường chỉ chiếm từ 20-30% mà thôi, nhưng Người tiêu
dùng chúng ta luôn phải mua với 100% giá thành, nên dù muốn hay không
cũng vẫn phải gánh chịu khoản chi phí này.

Xin đưa ra một ví dụ cụ thể: 1 chai nước ngọt sản xuất ra tại nhà máy, giá
thành sản xuất thực chất chỉ có 400đ, nhưng tại các tiệm ăn hoặc các tiệm
tạp hóa chúng ta vẫn phải trả với giá từ 2000 - 3000đ tuỳ theo mỗi nơi. Tại
sao lại có sự chênh lệch như vậy. Đó chính là do chi phí quảng cáo cộng với
việc tăng giá ở các khâu trung gian đã đẩy giá lên. Còn hình thức kinh doanh
theo mạng là sao?

Thì sản phẩm cũng được xuất xưởng từ một nhà máy, sau đó được phân phối
bởi một công ty tiêu thụ. Từ công ty này hàng hóa sẽ được phân phối trực tiếp
đến tay người tiêu dùng không qua bất cứ một chi phí quảng cáo hay một
khâu trung gian nào cả. Chúng ta là người tiêu dùng đơn thuần, ngoài việc có
được một sản phẩm tốt để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người thân và
gia đình, chúng ta thì chúng ta còn có 1 quyền gọi là quyền kinh doanh. Công
việc kinh doanh của chúng ta cũng rất là đơn giản, sau khi dùng sản phẩm,
cảm nhận thấy sản phẩm thực sự tốt và chất lượng thì chúng ta chia sẻ lại
cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm của chúng ta. Những người
chịu đi chia sẻ như vậy gọi là Nhà Phân Phối Và những người này cũng có mối
quan hệ của họ, họ lại tiếp tục chia sẻ cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp
và hàng xóm của họ, và vô hình chung một hệ thống mạng lưới tiêu thụ đã
được hình thành. Công ty sẽ tiết kiệm từ những khâu quảng cáo và những
khâu trung gian này gởi lại cho những người tham gia giới thiệu bằng hình
thức phần trăm (%) hoa hồng.

ƯU ĐIỂM CỦA NGÀNH NGHỀ M.L.M (Còn gọi là Kinh doanh theo
mạng):

Theo Luật gia Trương Trọng Tài và Thạc sĩ Nguyễn Hoài Phương : Đây là 1 mô
hình kinh doanh hiện đại , khoa học, đại chúng hóa nhưng rất mới ở VN. Nó
hoàn toàn hợp tình , hợp lý, hợp pháp, hợp lòng dân trong thời kỳ đổi mới,
hòa nhập với cộng đồng quốc tế, trước mắt là chuẩn bị gia nhập WTO của
nước ta .

A) Đối với các Công ty kinh doanh M.L.M :

1/ Loại bỏ các khâu trung gian, tiết kiệm chi phí quảng cáo khổng lồ. Không
phải bỏ tiền ra quảng cáo trước. (Các Công ty kinh doanh kiểu truyền
thống phải CHI KHỐNG trước tiền quảng cáo, sau đó mới lấy lại thông qua
việc thu tiền hàng về sau)

2/ Chi phí tiết kiệm được chủ yếu tập trung cho việc nghiên cứu nâng cao
chất lượng sản phẩm nên sản phẩm mang tính ưu việt cao: độc đáo, độc
quyền, chất lượng cực tốt để hướng đến thuyết phục và làm hài lòng người

19
tiêu dùng 100%. Bởi vì cơ sở ngành nghề này là: NIỀM TIN VỀ SẢN PHẨM
được lan truyền từ người này sang người khác. Sản phẩm phải cực kỳ
tốt thì qui trình này mới diễn ra, kinh doanh mới phát triển.

3/ Chống được hiện tượng hàng gian, hàng giả vì sản phẩm được phân
phối trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng.

4/ Tạo ra 1 lực lượng tiếp thị, tư vấn, đội ngũ bán hàng khổng lồ rộng
khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và ổn định bền lâu. Nhiều
Công ty doanh số vẫn tăng trưởng dù trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế
toàn khu vực.

5/ Tạo ra 1 ý tướng sống rất nhân bản “ KHỎE, ĐẸP, GIÀU VỀ TÌNH YÊU
THƯƠNG, ĐỒNG ĐỘI, TIỀN TÀI, BẠN BÈ, THỜI GIAN, TỰ DO … “ ; Điều
mà Ngành kinh doanh truyền thống rất khó đạt được .

6/ Đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận và được bảo vệ
công bằng bởi luật pháp và các hiệp hội ngành nghề M.L.M. quốc tế và
trong nước.

B) Đối với xã hội và đất nước :

1/ Xã hội tiết kiệm được chi phí rất lớn dành cho quảng cáo, khuyến
mãi. Những chi phí khổng lồ này đối với người dân và xã hội là VÔ ÍCH xét về
1 mặt nào đó. Tự nhiên xã hội phải tốn 1 số tiền rất lớn cho 1 panô to đùng,
thậm chí mất vẻ mỹ quan thành phố chỉ với mục đích nhắc người tiêu dùng
nhớ đến 1 sản phẩm nào đó!

2/ Tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh
tế quốc dân phát triển nhanh hơn.

3/ Huy động được nguồn vốn và sức lao động nhàn rỗi hoặc dư thừa
trong nhân dân. Góp phần thực hiện chương trình XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO của
nhà nước và toàn dân. Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, đặc biệt
những người trên 45 tuổi ( Các Công ty truyền thống chỉ tuyển người từ 20 ~
45 tuổi ) và những người không có điều kiện xin việc làm do trình độ, tay
nghề hoặc sức khỏe…

4/ Kích thích tiêu dùng, tăng thị phần kinh doanh, góp phần nâng cao
mặt bằng mức sống xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.

5/ Đóng góp, tăng cường đáng kể ngân sách nhà nước, tăng phúc lợi
xã hội. Điển hình một số công ty các năm qua đã đóng góp cho ngân sách
nhà nước hàng chục tỷ đồng (theo báo Tuổi trẻ và Thanh niên) qua các loại
thuế nhập khẩu, thuế doanh thu, thuế môn bài, thuế lợi tức doanh nghiệp,
thuế thu nhập của các nhà phân phối… và tài trợ các chương trình nhân đạo
vì người nghèo, vì học sinh bất hạnh, vì người già cô đơn...

20
6/ Hơn thế nữa, Việt Nam ta thể hiện ý chí , tinh thần cùng tất cả các nước
hội nhập thật sự về mọi mặt, trước mắt là gia nhập WTO. Toàn dân
mạnh dạn đi lên, dám nghĩ, dám làm, dám học hỏi, chỉnh sửa để HOÀN
THIỆN hơn các quốc gia khác trong khu vực và cả thế giới. Về ngành nghề
M.L.M. biết đâu Việt Nam ta sẽ làm tốt, qua mặt cả các nước đàn anh
chỉ một thời gian ngắn !

C) Đối với người dân và người tiêu dùng :

1/ Có nhiều sự lựa chọn và nhiều cơ hội hơn được sử dụng hàng chất
lượng cao với giá phải chăng. Có thêm QUYỀN ĐƯỢC KINH DOANH, thêm ý
tưởng kinh doanh sáng tạo. (trong kinh doanh truyền thống, người tiêu dùng
chỉ có quyền sở hữu và sử dụng hàng chứ không có quyền kinh doanh)

2/ Đây là 1 ngành nghề làm thêm ngoài công việc chính, 1 phương tiện dễ
dàng hơn để phấn đấu thành công trong cuộc đời đầy giông tố này! Người lớn
tuổi có cảm giác vẫn còn khả năng lao động giúp ích cho xã hội. Tăng khả
năng và nguồn thu nhập phụ nhưng khá đáng kể cho người dân. Khơi dậy
tinh thần làm giàu, cải thiện chất lượng cuộc sống .

3/ Phát huy lòng yêu thương, tinh thần đồng đội hỗ trợ, giúp đỡ nhau
cùng vươn tới thành công.

4/ Tăng cường ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh hơn trị
bệnh, giảm tải cho bệnh viện và các cơ sở y tế. Góp phần đẩy mạnh công tác
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU, ý thức dinh dưỡng hợp lý ngay trong gia
đình.

5/ Là môi trường rèn luyện ý chí và nghị lực vươn lên thành công trong
cuộc sống đầy rủi ro. Qua đó đào tạo ra một lớp người ưu tú cho xã hội.

6/ Tóm lại ngành nghề này mang TÍNH NHÂN BẢN RẤT CAO: ít vốn, không
cần trình độ, không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ,
không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, nghề nghiệp, hoàn toàn tự do, chỉ
cần thời gian rảnh, chỉ cần có lòng tốt vị tha, yêu thương người, quan tâm
người khác, có tinh thần đồng đội yêu thương hỗ trợ nhau, có quan hệ rộng,
tin yêu sản phẩm (bằng cách tự sử dụng hoặc theo dõi đánh giá qua người
thân), luôn có ý muốn chia xẻ thông tin cho người khác và đặc biệt nhất là
nghề này không có tuổi về hưu, được thừa kế cho con cháu, hoàn toàn không
có rủi ro, chỉ có thành công (nhanh hay chậm) hoặc bỏ cuộc chứ không hề
có thất bại! Một khi đã đạt đến thành công thì khả năng thu nhập rất
cao và rất ổn định lâu dài cho gia đình, thậm chí thừa kế cho thế hệ
mai sau !

SO SÁNH KINH DOANH TRUYỀN THỐNG VÀ KINH DOANH THEO MẠNG

21
TIÊU CHÍ KINH DOANH KINH DOANH
SO SÁNH TRUYỀN THỐNG THEO MẠNG
VỐN Rất lớn Rất ít
NGÀNH NGHỀ Cần có bằng cấp Không đòi hỏi bằng cấp
hoặc nghiệp vụ
MẶT HÀNG Đa dạng và dễ Độc đáo, chất lượng tốt , độc quyền,
bão hòa dễ sử dụng
LỢI NHUẬN Rất thấp Rất cao
THỜI GIAN Gò bó Tự do
CẠNH TRANH Khắc nghiệt Không có, rất ít
TÌNH CẢM Mất mát Giàu có bạn bè
KINH NGHIỆM Không phổ biến Luôn chia sẻ
RỦI RO Rất lớn Không có

Hiện nay ở nhiều nước, luật về KDTM đã ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi chính
đáng của các nhà phân phối độc lập và ngăn chặn các hình tháp ảo. Các
trường đại học lớn đều có khoa KDTM, hàng vạn cuốn sách về KDTM đã ra đời
để giúp các nhà phân phối độc lập nắm bắt được phương pháp làm việc. Cũng
theo ông Richard Poe trong cuốn "Làn sóng thứ ba-Kỷ nguyên mới trong
KDTM" thì dù bạn có tin hoặc có theo hay không, KDTM vẫn là một xu thế
kinh doanh tất yếu trong thời gian tới.

10 lý do tại sao phải làm Kinh Doanh Theo Mạng


Đây là bản dịch tiếng Việt từ website của ngài William, và theo tôi được biết, ngài
William cũng dịch từ website của Unicore. Cái này gọi là sự thật, mà các bạn biết cái mà
khiến chúng ta giàu đó không phải là người ta nói mà là sự thật.

Lý do đầu tiên: Linh hoạt về thời gian và nơi làm việc

Bạn có thể làm hệ thống Kinh Doanh này trong giờ làm việc của bạn, một cách nói khác
hệ thống kinh doanh này sẽ không ảnh hưởng đến sự nghiệp hoặc công việc của bạn.
Điều này là hoàn toàn có thể bởi vì bạn được trợ giúp bởi hệ thống trợ giúp Unicore. Và
quan trọng hơn nữa là bạn có thể xây dựng hệ thống Kinh Doanh này từng bước một, mà
không có bất kỳ mạo hiểm nào cả, trong cùng một thời điểm như vậy bạn được đào tạo
huấn luyện về mặt tâm lý, tinh thần, vật lý và tình cảm để trở thành thương gia thông qua
một hệ thống đã được thử nghiệm và chứng minh thành công bởi Unicore, điều duy nhất
bạn phải làm đó làm theo. Bên cạnh linh hoạt về thời gian, bạn cũng có thể làm hệ thống
này bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Trong một quán ăn, trên tàu, trên máy bay, ga tàu,
siêu thị, trong trường Đại Học, bể bơi, bất cứ nơi đâu bạn thích.

Lý do thứ hai: Đáp ứng và vượt quá TẤT CẢ những định luật về kinh tế

22
Tất cả các nhà kinh tế học đều khuyên chúng ta là phải đầu tư ít vốn nhất và thu được
nhiều lợi nhất. Sự thật là, hệ thống kinh doanh này không hề tồn tại trong thế giới ngày
nay. Và trong kinh doanh ngày nay, vốn được dùng càng nhiều càng tốt để (hy vọng)
không bị thâm hụt về lợi nhuận. Nếu có 1 hệ thống Kinh Doanh mà yêu cầu với số vốn
nhỏ, và ít mạo hiểm, và không đòi hỏi văn phòng/cửa hàng ở những nơi mặt phố thuận
tiện, không đòi hỏi thuê nhân công, không đòi hỏi giấy phép đăng ký kinh doanh, không
đòi hỏi hiểu biết chuyên ngành hoặc bất cứ kinh nghiệm nào cả. Bạn không cần phải lo
lắng khi nào thì mình thu hồi vốn, 2 năm, 3 năm hay 5 năm KHÔNG CẦN PHẢI LO
LẮNG, chẳng phải đây chính là hệ thống Kinh Doanh mà được khuyên bởi những nhà
kinh tế học của chúng ta?

Lý do thứ ba: Không Phân Biệt Đối Xử

Hệ thống Kinh Doanh này nổi tiếng bởi những điều sau, không có Phân Biệt về Giới
Tính, Tôn Giáo hoặc Chủng Tộc, ở đây bạn gia nhập một đại gia đình cùng chung một
mái nhà Tiens, không hề quan tâm đến tôn giáo, da màu hoặc chủng tộc của bạn. Nhưng
có điều quan trọng hơn bạn phải chú ý trong tất cả các loại phân biệt đối xử đó là phân
biệt đối xử về trí óc, trong hệ thống kinh doanh này chúng ta sẽ không bị đào thải bởi vì
IQ, điểm tốt nghiệp thấp, hay thiếu kinh nghiệm, hoặc trường Đại Học mà bạn tốt nghiệp,
hay chuyên ngành của bạn. Trong hệ thống Kinh Doanh này chúng tôi không nhìn vào
quá khứ của BẠN, chúng tôi quan tâm hơn về cái tương lai của BẠN. Chúng tôi không
nhìn vào điểm tốt nghiệp của Bạn, mà sẽ quan tâm hơn về cái mục tiêu của bạn trong hệ
thống Kinh Doanh này. Bởi vì người thành công là người có ước mơ cộng với một quyết
tâm mạnh mẽ để đạt được ước mơ của họ, chứ không phải thông minh, kinh nghiệm hay
vốn lớn.

Lý do thứ bốn: AFTA 2003 hay WTO 2007

2003 là năm mà AFTA được ký kết, WTO 2007 điều đấy có nghĩa là thị trường Đông
Nam Á hay ViệtNam sẽ trở thành thị trường tự do và thuộc thế giới. Tin buồn là sẽ có rất
nhiều khách nhập cảnh vào Việtnam, không chỉ là nhà đầu tư công nghiệp, nhưng còn là
tất cả ngành nghề và buôn bán khác. Câu hỏi là, liệu chúng ta đã sẵn sàng để cạnh tranh
với những người nước ngoài này chưa. Nhưng những cái điều này thì có liên quan gì đến
Kinh Doanh Theo Mạng? Với số lượng người nước ngoài đang du nhập vào Việtnam từ
rất nhiều các nước khác nhau và ngành nghề khác nhau cho chúng ta cơ hội để giới thiệu
hệ thống Kinh Doanh này với họ, cái mà sẽ cho phép bạn có được một mạng lưới ngoài
Việtnam. Bạn không cần phải xài rất nhiều tiền để xây dựng mạng lưới nước ngoài. Điều
tuyệt vời nhất là bạn sẽ có một hệ thống Kinh Doanh với bất cứ ai, từ bất cứ nước nào và
với bất cứ loại ngành nghề nào. Đây là hệ thống Kinh Doanh mà được chuẩn bị tốt nhất
để đối mặt với AFTA hay WTO.

Lý do thứ 5: Internet / e-Commerce

Ở những nước phát triển như Mỹ và Châu Âu, hệ thống Kinh Doanh này hoạt động thông
qua Internet, Bạn có thể tuyển dụng một thành viên mới mà không cần phải đi ra khỏi nhà
bạn, Bạn thậm chí có thể kiểm tra được mạng lưới và thu nhập của Bạn mà không phải đi

23
ra khỏi giường. Bạn không cần phải đi ra khỏi nhà để lấy sản phẩm bạn cần. Điều này sẽ
sớm xảy ra ở Việtnam. Unicore sẽ cập nhật hệ thống này lên mạng cho chúng ta.

Lý do thứ 6: Tiềm Năng Tuyệt Vời

Kinh Doanh Theo Mạng là hệ thống mà có khái niệm tuyệt vời và mạnh mẽ nhất bởi vì
những lý do sau:

Tiết kiệm chi phí quảng cáo


Huấn luyện đào tạo khách hàng
Thâm nhập thị trường nhanh chóng
Cơ Hội Kinh Doanh miễn phí sau khi mua sản phẩm
Hệ Thống Kinh Doanh được hoạt động dựa trên nhiệt huyết bởi hàng trăm nghìn người
tiêu dùng những người mà thường xuyên xài sản phẩm mà họ quảng bá. (Người tiêu dùng
đồng thời cũng là người thương gia sở hữu hệ thống kinh doanh đại lý cá nhân)
Phát triển nhờ hệ thống quảng bá hiệu quả nhất chính là cảm nhận của người mà được
người khác tin trước khi gia nhập hệ thống Kinh Doanh Theo Mạng
Cấp luỹ thừa (Luỹ thừa n của n)
Hệ Thống Kinh Doanh duy nhất có thể so sánh hoặc bị vượt được với nhà tư bản công
nghiệp
(8 tiếng/ngày X 5 ngày/tuần X 50 tuần/năm X 20 năm X $20 = $800,000/20 năm
(8 tiếng X 10.000 X $10) = $800,000/ngày

Lý do thứ 7: Hệ Thống Kinh Doanh Toàn Cầu (Khả Năng Phát Triển)

Rất nhiều người có suy nghĩ Kinh Doanh Theo Mạng là Hệ Thống Kinh Doanh nhỏ vặt,
phi thực tế, sự thật là Hệ Thống Kinh Doanh này có thể phát triển ra rất nhiều thành phố,
tỉnh, bang, đảo hoặc rất nhiều nước khi chúng ta nói đến đất nước, chẳng phải chúng ta
đang nói về xuất khẩu, chẳng phải chúng ta đang nói về Hệ Thống Kinh Doanh Toàn
Cầu. GIống như một ngôi sao điện ảnh Tom Cruise đóng phim ở Hollywood, nhưng bộ
phim đấy có thể được xem bởi tất cả mọi người đến từ tất cả mọi nước khác nhau. Một
ngày nào đấy bạn sẽ có mạng lưới đa quốc gia mà ngay cả bạn cũng không ý thức được là
nó xảy ra lúc nào và ở đâu. Tưởng tượng xem thu nhập của bạn với những dòng tiền tệ
khác nhau. Thưa quý ông và quý bà, đây thật sự là Hệ Thống Kinh Doanh đa quốc gia.
Bây giờ chính là lúc để chúng ta có một Hệ Thống Kinh Doanh ở nước ngoài, trở thành
một thương gia cấp quốc tế.

Lý do thứ 8: Hệ Thống Kinh Doanh có thể chuyển nhượng được Business That Can Be
Passed Down

Tưởng tượng xem, bạn đang xây dựng một mạng lưới cái mà thu nhập của bạn có thể
chuyển nhượng được cho hậu duệ của bạn sau này, cho dù bạn còn sống hay không. Thu
nhập này sẽ được chuyển bởi công ty tới người bạn đăng ký với địa chỉ tên tuổi và số
ngân hàng. Bởi vậy miễn sao công ty vẫn còn tồn tại và hoạt động giống như các công ty
khác Levi’s, Coca Cola, McDonald’s, vân vân. Thu nhập sẽ luôn luôn được chuyển sang
tài khoản của bất cứ ai có quyền được nhận chúng. Bạn làm việc chăm chỉ để có quyền

24
cho hậu duệ của bạn, không chỉ giới hạn cho con bạn, hoặc thậm chí cho cháu bạn và
ngay cả chắt của bạn

Lý do thứ 9: Xu Hướng của năm 2000 tới 2018 (Làn sóng cuối)

Xu hướng của năm 2000 tới 2018 là:

Công nghiệp sức khoẻ


Làm đẹp (Chống Lão Hoá và Da)
Giảm Cân
Tăng Tuổi Thọ
Chống Oxy hoá (Chống ung thư)
Khái Niệm Kinh Doanh Theo Mạng (80%)
Hệ Thống Kinh Doanh Giáo Dục/Công Nghệ Thông Tin
E-Commerce/E-business
Chú ý: Những điều trên được dự đoán và thừa nhận bởi những người như sau John F.
Naisbit, Philip Kotler, Robert T. Kiyosaki

Lý do thứ 10: Tự Do Tài Chính và Tự Do Thời Gian (Thu Nhập Bị Động)

Có 4 loại người chúng ta có thể nhìn thấy trong cuộc sống này:

Có rất nhiều thời gian nhưng không có nhiều tiền


Có rất nhiều tiền nhưng không có nhiều thời gian
Không có rất nhiều thời gian nhưng cũng không có nhiều tiền luôn
Có rất nhiều tiền cũng như có rất nhiều thời gian
Bạn thuộc loại người nào bây giờ?

Hệ Thống Kinh Doanh này có thể mang cho bạn vô số thời gian và tiền bạc, mà Bạn
không cần phải đi tìm kiếm thêm, hay còn được gọi là Thu Nhập Bị Động

Trong Hệ Thống Kinh Doanh này, Bạn không cần phải đi làm vĩnh viễn, đặc điểm của hệ
thống kinh doanh này là: Bạn là Bạn kiếm được tiền, Bạn làm Bạn kiếm được tiền, Bạn
làm Bạn kiếm được tiền, Bạn NGỪNG làm Bạn kiếm được tiền, Bạn kiếm được tiền,
Bạn kiếm được tiền, Bạn kiếm được tiền, Bạn kiếm được tiền, Bạn kiếm được tiền, Bạn
kiếm được tiền, Bạn kiếm được tiền, Bạn kiếm được tiền……………. Chẳng phải đây là
một Hệ Thống Kinh Doanh rất tuyệt vời sao?

Hiểu cho đúng về "Bán hàng đa cấp"


Sự ra đời của ngành Kinh doanh theo mạng(Network Marketing) gắn liền với tên tuổi của
nhà hóa học người Mỹ Karl Renborg (1887-1973). Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý
tưởng MLM (Multi Level Marketing) vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế,
một ngành kinh doanh được gọi là có triển vọng nhất trong thế kỷ 21.
Lịch sử ra đời

25
Karl Renborg có thời gian 20 năm sống tại Trung Quốc và làm việc tại nhiều công ty
khác nhau. Giữa những năm 1920-1930 ông và một số người nước ngoài khác bị bắt khi
chính quyền thuộc về tay Tưởng Giới Thạch. Trong điều kiện sống rất thiếu thốn, ông đã
nhận thấy vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Để khắc phục điều kiện
sống thiếu dinh dưỡng, Renborg đã tìm ra phương pháp cạo sắt từ những chiếc đinh rỉ
cho vào khẩu phần ăn dành cho người tù và thỏa thuận với cai tù để xin các loại rau cỏ
khác nhau bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Ông và một số ít bạn tù làm theo phương
pháp này nên có sức đề kháng tốt hơn và sống sót được đến ngày trở về quê hương.

Năm 1927 Ông Renborg về Mỹ và bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng khác
nhau dựa trên cỏ linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đạm và
nhiều thành phần có ích khác. Ông đề nghị những người quen của ông thử nghiệm miễn
phí sản phẩm nhưng ông đã thất bại, không ai dám dùng thử vì họ không muốn mình làm
vật thí nghiệm. Sau nhiều cố gắng mà không đem lại được kết quả, ông hiểu ra rằng
chẳng ai chịu đánh giá tốt những thứ cho không, vì vậy ông đã đưa ra một ý tưởng và
ngày nay ý tưởng đó đã phát triển thành một ngành kinh doanh với doanh thu hàng tỷ đô
la.

Ông Renborg đề nghị các bạn của ông giới thiệu chất bổ sung dinh dưỡng này cho người
quen của họ, còn nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông hứa sẽ trả hoa hồng. Ông
cũng quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạn mình nếu giới thiệu sản phẩm
tiếp theo quan hệ của họ.

Kết quả thật bất ngờ: thông tin về các chất bổ sung dinh dưỡng có lợi bắt đầu được truyền
bá rộng rãi (vì mỗi người bạn của ông lại có nhiều người bạn khác và bạn của bạn của
bạn là vô hạn). Doanh thu bán hàng của công ty tăng vượt quá sức tưởng tượng, mọi
người đề nghị gặp ông để tham khảo về thông tin sản phẩm mới này.

Năm 1934 ông Karl Renborg sáng lập ra công ty 'Vitamins California' và nhờ phương
pháp phân phối hàng mới này, khi người tiêu dùng cũng trở thành người truyền bá sản
phẩm (Distributor - Nhà phân phối độc lập), công ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh
số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết
kiệm được chi phí quảng cáo và các khâu trung gian (đại lý bán buôn, bán lẻ, kho bãi...)
nên những người tham gia vào hệ thống của ông có thể nhận được thù lao cao hơn.

Cuối năm 1939 đầu 1940 ông Renborg đổi tên công ty thành 'Nutrilite Products' theo tên
sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu thụ. Những công tác viên của ông tự tìm
người mới, chỉ cho người mới đầy đủ thông tin về sản phẩm và dạy cho người mới
phương pháp xây dựng mạng lưới bắt đầu từ những người quen của mình. Công ty đảm
bảo cho tất cả nhà phân phối độc lập có đủ sản phẩm và nhận hoa hồng không chỉ lượng
sản phẩm họ bán ra mà còn trả hoa hồng cho lượng sản phẩm được bán ra bởi những
người do họ trực tiếp tìm ra.

26
Những người tham gia mạng lưới của công ty nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình
của người bảo trợ. Phương pháp phân phối hàng của ông Renborg chính là khởi điểm của
ngành Kinh doanh theo mạng, ở đây ông chỉ mới áp dụng một tầng, và trong nhiều tài
liệu thì năm 1940 là năm khởi đầu của MLM và Renborg được coi là ông tổ của ngành
kinh doanh này.

Lịch sử tiếp theo của Kinh doanh theo mạng(Network Marketing) gắn liền với tên tuổi
của hai cộng tác viên của 'Nutrilite Products' là Rich De Vos và Jey Van Andel. Sau một
thời gian làm việc có hiệu quả với công ty 'Nutrilite Products' hai ông đã nhận thấy sức
mạnh to lớn của Multi Level Maketing(MLM)/Network Marketing và đã sáng lập ra công
ty riêng của mình mang tên 'American Way Corporation', viết tắt là Amway và hiện nay
Amway đã trở thành một công ty hàng đầu thế giới trong ngành MLM với chi nhánh trên
125 nước trên toàn thế giới.

Vào những năm đầu của thập niên 70, MLM chịu nhiều sức ép lớn. Năm 1975 trong hội
đồng liên bang Hoa Kỳ có những người phản đối MLM và quy kết MLM với hình tháp
ảo là hình thức bất hợp pháp bị cấm tại Hoa Kỳ. Đây là đòn đánh đầu tiên của chính phủ
vào MLM. Bắt đầu cuộc chiến của các công ty MLM để khẳng định chân lý, tính đúng
đắn của mình. Công ty Amway đứng mũi chịu sào, suốt bốn năm liền hầu tòa từ năm
1975-1979. Cuối năm 1979 toà án thương mại liên bang hoa kỳ công nhận phương pháp
kinh doanh của Amway không phải là hình tháp ảo và được chấp nhận về mặt luật pháp.
Từ đó Bộ luật đầu tiên về MLM đã ra đời tại Mỹ.

Richard Poe, phóng viên của báo Success - một tờ báo rất nổi tiếng tại Mỹ- Trong cuốn:
'Làn sóng thứ ba-Kỷ nguyên của MLM' đã chia MLM ra làm các thời kỳ:

Làn sóng thứ nhất (Thời kỳ thứ nhất) là thời kỳ bắt đầu hình thành của ngành MLM: từ
1940 cho đến năm 1979 chỉ có khoảng 30 công ty MLM ra đời tại Mỹ.

Làn sóng thứ II (Thời kỳ thứ hai): từ 1979 - 1990 là thời kỳ bùng nổ của MLM. Mỗi đêm
ngủ dậy có hàng trăm công ty MLM bố cáo thành lập với đủ loại sản phẩm và sơ đồ kinh
doanh. Đây là thời kỳ phát triển và chọn lọc tự nhiên.

Làn sóng thứ III (Thời kỳ thứ ba): Từ 1990 trở đi, nhờ tiến bộ của công nghệ thông tin,
truyền thông, MLM đã mang màu sắc mới. Các nhà phân phối độc lập có thể đơn giản
hóa công việc của mình nhờ vào điện thoại, điện đàm, hội thảo vô tuyến, internet và
nhiều phương tiện khác. Nếu như ở làn sóng thứ II, những nhà phân phối độc lập giỏi
phải là nhà hùng biện và họ phải đi lại như con thoi đến các mạng lưới thì ở làn sóng thứ
III, bất cứ ai cũng có thể sử dụng thời giờ nhàn rỗi của mình để tham gia MLM. Hàng
ngàn công ty đã áp dụng MLM để truyền bá sản phẩm của mình. Các công ty áp dụng
phương pháp bán hàng truyền thống như Ford, Colgate, Canon, Coca-cola và nhiều công

27
ty nổi tiếng khác đã bắt đầu áp dụng phương pháp MLM để phân phối những mặt hàng
độc đáo của mình.

Một số thống kê:

· Trên thế giới có hơn 30.000 công ty phân phối hàng theo mô hình MLM. Doanh số toàn
ngành MLM đạt hơn 400 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20% - 30%.

· Mỹ: hiện có 2.000 công ty hoạt động và cứ mười gia đình thì có một người làm trong
ngành MLM chiếm khoảng 15% dân số, có 500.000 người trở thành triệu phú nhờ MLM.

· Nhật bản: 90% hàng hoá & dịch vụ được phân phối thông qua ngành MLM, có 2,5 triệu
Nhà Phân Phối đạt Doanh thu 30 tỷ USD.

· Đài loan: Cứ 12 người có 1 người làm trong ngành MLM.

· Malaysia: Có hơn 1 triệu nhà phân phối đạt doanh thu 1tỷ USD.

· Australia: Doanh thu từ MLM đạt 1,5 tỷ USD.

· Đức, Pháp, Italia: mỗi nước đạt trên 2 tỷ USD.

· Anh: Doanh thu đạt trên 1 tỷ USD.

· Nga: Có trên 100 Cty MLM với hơn 2 triệu nhà phân phối.

· Việt nam: hiện nay có trên 30 Cty MLM và trên 100.000 nhà phân phối. Con số này
đang tăng lên từng giờ sau khi luật cạnh tranh chính thức có hiệu lực từ sau ngày
1/7/2005.

· Mỗi ngày trên thế giới có 60.000 người tham gia vào ngành MLM.

· Cứ 100 người là triệu phú trên thế giới thì có đến 40 người xuất phát từ ngành MLM và
dự báo trong thế kỷ 21 thì 70% hàng hóa và dịch vụ sẽ được phân phối theo phương thức
này.

Làn sóng thứ tư đánh dấu sự bùng nổ của MLM trên toàn cầu. Rất nhiều công ty MLM
thành công tại Trung quốc, Hàn quốc, Nhật và “qua mặt” cả các công ty ở Mỹ về tốc độ
phát triển. Nửa cuối thập kỷ 90 còn đánh dấu những thay đổi đáng kể trong nhận thức về
MLM. Các tập đoàn lớn đua nhau quay ra hợp tác với các mạng lưới phân phối kiểu
MLM. Các chuyên viên của các tạp chí có uy tín như Wall Street Journal cũng ra sức
khẹn ngợi MLM. Không chỉ có thế, các “đại gia” trong làng doanh nghiệp thế giới còn thi
nhau mở các công ty con theo mô hình MLM và hợp tác chiến lược với các công ty
MLM. Cuộc chạy đua kiếm tiền bằng MLM đã bắt đầu.

28
Trong vòng hơn 55 năm qua, trải qua các giai đoạn phát triển, MLM đã thực sự lớn mạnh
và trở thành một kênh phân phối hợp pháp và hiệu quả. Nếu như trước kia, nó luôn bị
xem như một dạng kinh doanh không chính thức, thậm chí không được thừa nhận; những
nhà doanh nghiệp MLM không nghĩ đến việc có thể được xuất hiện trên các tạp chí tài
chính hoặc trong các bài phóng sự của Wall Street Journal, được nhắc đến trong các cuộc
họp hội đồng quản trị hay tại những cuộc hội nghị khoa học của các trường đại học về
kinh doanh thì cùng với làn sóng thứ 4, MLM đã thoát ra khỏi sự cô lập. Ngày nay, vai
trò quan trọng của mô hình MLM trong nền kinh tế toàn cầu đã được thừa nhận rộng rãi.
Báo chí kinh doanh đưa tin không ngớt về những thành công của lĩnh vực này. Công
chúng xem MLM như một giải pháp cho vấn đề việc làm – một vấn đề nóng của xã hội
hiện đại. Khác với các doanh nghiệp MLM trước kia, các doanh nghiệp làn sóng thứ 4 đã
hòa nhập vào thế giới doanh nghiệp nói chung. Cùng với Thương mại điện tử, MLM
đang tạo thành một “làn sóng mới” trong giới kinh doanh ngày nay.

Bán hàng đa cấp tại Việt Nam

Ở Việt Nam Kinh doanh đa cấp(Multilevel Marketing) được gọi theo nhiều tên khác nhau
như: Bán hàng đa cấp, kinh doanh truyền tiêu, Kinh doanh hệ thống, Hợp tác tiêu thụ đa
tầng, ...Đã có khá nhiều người biết về mô hình kinh doanh này, nhưng để hiểu hết về bản
chất của nó thì không đơn giản.Từ năm 1999-2000 bắt đầu xuất hiện một vài Công ty
kinh doanh đa cấp ở nước ta hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, thường xuyên va chạm với
luật pháp và Báo chí. Có Công ty làm ăn nghiêm túc và cả Công ty lợi dụng kinh doanh
theo mạng để lừa khách hàng. Điều đó đã làm cho nhiều người hiểu không đúng hoặc sai
lệch về kinh doanh theo mạng - Một lĩnh vực kinh doanh tiên tiến và có tốc

độ tăng trưởng 20-30% một năm.Đến thời điểm cuối năm 2004, tại Việt Nam đã có
khoảng 20 Công ty bán hàng đa cấp phân phối sản phẩm chủ yếu về ngành chăm sóc sức
khoẻ và sắc đẹp. Để hoà nhập với xu hướng chung của thế giới cũng như đáp ứng tình
hình thực tế tại Việt Nam hành lang pháp lý về kinh doanh theo mạng đã dần hình thành:

- Ngày 01-07-2005, luật Cạnh tranh có hiệu lực thi hành trong đó có những điều khoản
quy định về bán hàng đa cấp

- Ngày 24-08-2005, Chính Phủ ban hành Nghị định 110/2005/NĐ-CP quản lý bán hàng
đa cấp

- Ngày 08-11-2005, Bộ thương mại ban hành thông tư hướng dẫn một số nội dung tại
Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp.

Theo MFONews

Kinh doanh theo mạng – Người thành công nhìn thấy cơ hội khi người khác còn mơ hồ!
(P.1)

29
Bài học cơ bản khi khởi nghiệp với MLM
Nắm vững những bài học dưới đây sẽ giúp cho Bạn làm việc hiệu quả nhất với ít công
sức và thời gian bỏ ra nhất.

Sử dụng sản phẩm của công ty


Sử dụng sản phẩm là cách tốt nhất đánh giá chất lượng cũng như hiệu quả nó. Mặt khác
khi sử dụng sản phẩm bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm và tự tin hơn khi giới thiệu sản phẩm
đó cho người khác. Bạn không nên mua sản phẩm của công ty cạnh tranh khi công ty bạn
có sản phẩm tương tự, vì như vậy bạn đang đầu tư cho doanh nghiệp khác. Mặt khác
khách hàng của bạn sẽ không tin tưởng bạn khi mà bản thân bạn giới thiệu cho họ một
sản phẩm mà bạn chưa hề dùng.

Giải thích Marketing Plan

Một trong những việc quan trọng mà Bạn phải thực hiện là giới thiệu cho những người
phân phối tiềm năng hiểu Sơ đồ chia hoa hồng của công ty Bạn. Bạn phải cho họ thấy,
thu nhập trong MLM là thu nhập tăng theo cấp số nhân. Chỉ cần đỡ đầu cho 5 người, và
mỗi người trong số đó lại đỡ đầu cho 5 người nữa và cứ tiếp tục như vậy, kết quả đến
tầng thứ 5 đã có tổng cộng 780 người trong mạng lưới của Bạn. Bạn có thể chỉ cho họ
thấy rằng, chỉ cần tăng số người được đỡ đầu trực tiếp ở hàng 1 thêm 1 người thì cách
biệt của những con số tương ứng ở hàng dưới đã tăng lên rất nhiều.

Không phát triển nhiều thành viên ở tầng một

Bạn hãy nhớ rằng không nên tuyển chọn quá nhiều người cho tầng thứ nhất. Các nhà
MLM kỳ cựu khuyên rằng chỉ nên cùng lúc làm việc trực tiếp với không quá 5 người
thực sự quan tâm đến MLM. Kinh nghiệm cho thấy rằng, chúng ta không thể làm việc
được với hơn 5 người cùng lúc một cách hiệu quả. Kể cả quân đội hay các tổ chức hành
chính cũng vậy, ở tầng trên cùng, phần lớn bao giờ cũng chỉ có 5 đến 6 người.

Hãy làm việc với mỗi người mới thật sát để cho họ thấy là Bạn đang đỡ đầu họ. Đến một
lúc nào đó, những người Bạn đỡ đầu sẽ không cần sự giúp đỡ của Bạn nữa và họ bắt đầu
tự thành lập các mạng lưới của họ. Lúc đó, Bạn sẽ rảnh tay và có thể bắt đầu tìm người
mới. Song hãy nhớ là chỉ trực tiếp làm việc với 5 người thôi, bởi lẽ nếu Bạn làm việc đến
130 người thì những người ban đầu, do không có sự quan tâm của Bạn, sẽ nản dần và rốt
cuộc là rời bỏ công việc này.

Phải đào tạo để thành viên mới biết tuyển và đào tạo ra người giống mình. Giúp các
thành viên phát triển theo chiều sâu.

Phần lớn mọi người (đặc biệt là các những nhà kinh doanh) hình dung việc đỡ đầu như là
việc tạo ra một người giống mình. Song nếu Bạn muốn tạo ra một người thực sự giống
mình thì Bạn cần phải đạt được độ sâu tối thiểu là 3 tầng. Tức là Bạn phải dạy 5 người
đầu tiên của Bạn cách đỡ đầu người khác, thay vì đi tìm thêm người mới để đỡ đầu.

30
Nếu Bạn DẠY được cho A cách đỡ đầu và A bắt đầu đỡ đầu B, thì lúc đó Bạn mới thật sự
có một bản sao của mình. Hơn thế nữa, Bạn còn phải dạy cho A cách dạy cho B cách đỡ
đầu. Như vậy, B sẽ biết cách đỡ đầu cho C hoặc một người nào đó khác nữa. Bấy giờ thì
nếu Bạn có muốn rời họ ra để đi xây dựng nhóm khác thì nhóm này đã đủ lớn để hoạt
động độc lập.

Phần lớn những người thành công trong kinh doanh mạng hầu như chưa từng có kinh
nghiệm trong kinh doanh. Thậm chí nếu họ không phải là nhà giáo, thì họ cũng có kinh
nghiệm dạy học.

Hãy tưởng tượng Bạn là người lái xe và doanh nghiệp của bạn như là chiếc xe. Khi Bạn
đỡ đầu cho ai đó, tức là Bạn đã vào được số 1. Bạn cũng sẽ muốn để những người của
Bạn cũng vào số và cho xe chạy được. Khi những người của Bạn vào được số 1, tức là đã
đỡ đầu được cho một người mới, thì Bạn đã vào được số 2.

Hãy dạy cho người của Bạn cách dạy cho những người của họ để những người đó vào
được số 1. Như vậy, khi người của Bạn vào được số 2, tức là Bạn đã lên được số 3. Khi
những người ở hàng đầu của Bạn lên được số 3, tức là Bạn đã lên được số 4. Lẽ dĩ nhiên
là Bạn cũng muốn để những người mà Bạn trực tiếp đỡ đầu lên được số 4. Vậy thì Bạn
hãy giúp họ đưa những người dưới họ lên được số 3, như vậy họ sẽ lên được số 4 và Bạn
thì

lên được số 5. Xe chỉ chạy ở số cao nhất (số 5) thì mới có thể tới đích nhanh chóng được.
Nếu cỗ xe doanh nghiệp của bạn chỉ chạy ở số thấp thì bạn không thể đi xa và đi nhanh
được.

Xây dựng nền tảng vững chắc

Hãy hình dung việc xây dựng hệ thống cũng giống như là Bạn xây một căn nhà. Một ngôi
nhà không có nền móng vững ăn sâu xuống tận lớp đất rắn chắc chắn sẽ đổ khi xây lên
cao. Vì vậy, cần phải cho các nhà phân phối của Bạn hiểu tầm quan trọng của giai đoạn
chuẩn bị xuất phát nếu muốn có được thành tích trong cuộc đua.

Nếu Bạn đỡ đầu cho một ai đó, hãy cho người đó hiểu rằng, những tuần đầu tiên sau khi
gia nhập MLM mới chỉ là thời gian huấn luyện. Và chỉ tháng tiếp theo mới được coi là
tháng bắt đầu làm việc. Như vậy, người đó sẽ có thời gian “khởi động” trước cuộc đua, sẽ
xuất phát tốt và như vậy họ mới có thể có tốc độ cao trong cuộc đua.

Nếu trong thời gian đó, người đó vẫn chưa sẵn sàng thì hãy xem đó là thêm một tháng
thực tập nữa. Đừng để cho họ nôn nóng vào việc trước khi họ được trang bị những kiến
thức và kỹ năng cần thiết để sẵn sàng xuất phát.

Khi Bạn đã có được nền tảng vững chắc, Bạn đã có thể bắt đầu xây lên cao. Lúc này,
công việc sẽ tiến triển rất nhanh.

31
Làm việc với người tích cực và nghiêm túc, không mất thời gian vào người không tích
cực.

Hãy tưởng tượng những thành viên trong nhóm của Bạn như những con tàu. "Tàu chở
vàng” là những người nghiêm túc, tư duy tích cực, muốn học hỏi và có trách nhiệm với
công việc. Họ có mục tiêu rõ ràng và muốn đạt được chúng. Điểm khác biệt duy nhất
giữa “TÀU CHỞ VÀNG” và “TÀU CHỞ BẠC” là tàu chở bạc mới gia nhập MLM và
còn chưa đủ thời gian để hiểu và thực sự nghiêm túc với công việc.

Mỗi người khi gia nhập MLM đều là một chiếc tàu chở bạc. Họ sẽ biến thành “TÀU
CHỞ VÀNG” hay sẽ thành “TÀU RỖNG”, phụ thuộc vào việc Bạn sẽ thực hiện việc đỡ
đầu họ ra sao.

“TÀU RỖNG” là những người gia nhập MLM đã lâu nhưng Bạn cứ phải thuyết phục họ
hết lần này đến lần khác về tính khả thi của công việc. Họ luôn luôn nhìn thấy những yếu
tố tiêu cực và rất dễ nhụt chí. Khi một con “TÀU RỖNG” đắm, nó rất dễ kéo theo Bạn
xuống đáy biển.

Vì vậy, cần phải tránh xa những con “TÀU RỖNG” và cố gắng chỉ làm việc với các
“TÀU CHỞ VÀNG” hoặc giúp các “TÀU CHỞ BẠC” biến thành “TÀU CHỞ VÀNG”.

Mời người thứ 3

Nếu Bạn quen một người tên A, Bạn đừng hỏi thẳng người đó có muốn làm thêm không.
Đó là vì nếu người đó có muốn kiếm thêm đi chăng nữa, người đó cũng muốn Bạn nghĩ
rằng họ khá rủng rỉnh về tiền bạc. Và câu trả lời của người đó sẽ là KHÔNG.
Vì vậy, Bạn nên hỏi A xem người đó có biết ai đó đang muốn tìm việc làm thêm không.
Nên nhớ là Bạn dùng ngôi thứ 3 – "ai đó" - để hỏi. Kinh nghiệm cho thấy, câu trả lời
trong hầu hết trường hợp sẽ là: “Việc gì vậy?” Nguyên nhân là vì người muốn kiếm thêm
mà họ biết không phải ai khác, mà là chính họ. Song họ muốn biết chi tiết hơn về công
việc trước khi đưa ra quyết định.

Khi họ hỏi Bạn câu hỏi đó, Bạn có thể trả lời: “Anh/chị có biết gì về MLM không?”

Nếu họ trả lời là có, Bạn hãy hỏi tiếp xem họ biết những gì. Vậy là câu chuyện của Bạn
và họ đã có đề tài chung là MLM. Nhớ nhấn mạnh những đặc tính và ưu điểm của MLM.
Sau đó, Bạn hãy mời họ đến nhà nếu họ quan tâm. Hãy giới thiệu với họ chương trình
kinh doanh mà Bạn đang tham gia và giải thích cho họ rằng cần phải có khoảng 1 tiếng
đồng hồ mới có thể kể hết cho họ nghe.

Đừng cố “bắn” tin cho người mà Bạn muốn mời ngay giữa đường phố hoặc trên chỗ làm
của họ. Nếu Bạn kể không đầy đủ, họ sẽ nhận được một mớ thông tin lộn xộn rối rắm và
kết cục câu trả lời của họ sẽ chỉ là “KHÔNG”.

Để chiến thắng nỗi e ngại bị từ chối, quan trọng là Bạn phải bắt mình mở lời với càng
nhiều người càng tốt. Để làm được điều đó, Bạn hãy tưởng tượng là mình đang đứng ở

32
bến cảng. Khi Bạn hỏi một người về việc họ có biết ai muốn kiếm thêm thu nhập không,
chính là Bạn đã hạ thuỷ con tàu của Bạn. Sẽ chỉ có 2 phương án xảy ra: hoặc con tàu sẽ
nổi, hoặc sẽ chìm. Nếu tàu chìm thì cũng có sao? Bạn vẫn đứng trên bờ kia mà. Còn nếu
con tàu nổi thì thật là tuyệt. Bạn hãy nhổ neo và giúp nó biến thành con “TÀU CHỞ
VÀNG”. Nếu họ trả lời Bạn: “tôi không biết”, Bạn có thể trả lời: “Tuyệt lắm! Nếu Bạn
tình cờ gặp một người như vậy thì bảo tôi nhé!” và đưa cho họ visit card của mình, vì như
vậy là họ đã không từ chối Bạn.

Dành phần lớn thời gian cho các thành viên tầng dưới

Thời kỳ đầu, Bạn phải bỏ toàn bộ thời gian để đỡ đầu các thành viên của mình. Bạn sẽ
hỏi: "Vậy có cần phải dành thời gian để học hay không, bởi những tuần đầu được coi là
thời gian học hỏi cơ mà?” Bạn nói đúng. Nhưng Bạn hãy nhớ rằng: khi người đỡ đầu của
Bạn đỡ đầu cho Bạn, tức là Bạn đang nhận được kiến thức và cơ hội làm một người đỡ
đầu trong tương lai. Và khi người đó giúp Bạn đỡ đầu, đó cũng là một phần thời gian học
tập của Bạn. Rất có thể, Bạn sẽ phải đỡ đầu cho hơn 5 người để tìm được 5 người thật sự
muốn làm việc nghiêm túc.

Dần dần, thời gian dành cho việc đỡ đầu sẽ giảm đi. Khi Bạn đã tìm được đủ 5 người
nghiêm túc, Bạn không cần phải bỏ thời gian để tìm thêm người. Hãy dành thời gian để
dạy những người đó cách đỡ đầu cho những người mới của họ.

Khi người của Bạn đã phát triển nhóm của họ đến tầng 3 và tầng 4, họ đã không cần đến
sự giúp đỡ của Bạn nữa. Lúc này, Bạn đã có thể bắt đầu đi tìm một người nghiêm túc
khác để bắt đầu đỡ đầu thay vào chỗ họ.

Khi Bạn có 5 người cộng sự nghiêm túc, Bạn nên bỏ ra 95% để làm việc với họ, 2,5% để
phục vụ giới khách hàng là Bạn bè của Bạn và 2,5% để gieo hạt giống cho tương lai.

Như vậy, khi cả 5 người của Bạn (hoặc hơn) đã trưởng thành và không cần Bạn phải
“tưới tắm” và chăm sóc, Bạn có thể bắt đầu làm việc với “các hạt giống” mà Bạn đã gieo
để giúp chúng lớn lên.

Tổ chức truyền đạt thông tin cùng với người đỡ đầu (làm việc có đồng đội)

Gặp gỡ hai chọi một – đó là vũ khí cơ bản trong MLM. Làm việc có đồng đội giúp cho
hoạt động của Bạn được đơn giản hơn vì khi Bạn đưa người mới đến dự cuộc gặp với
người đỡ đầu, người đỡ đầu sẽ tự làm hết mọi việc, trong khi Bạn chỉ cần quan sát và học
hỏi. Không những thế, gặp gỡ còn là một chất nối kết và củng cố lòng tin cho những
thành viên của mạng lưới.

Một cây củi chẳng làm nên trò trống gì. Nhưng 2 cây củi đã có thể tạo thành ngọn lửa.
Nếu đặt 3 thanh củi vào với nhau thì ngọn lửa lớn sẽ bùng lên. Hãy hình dung là Bạn
đang ngồi bên đống lửa. Nếu Bạn rút từng cây củi ra khỏi đống lửa đang cháy, đống lửa
sẽ tắt. Nhưng nếu Bạn xếp chúng lại với nhau, lửa sẽ bùng lên trở lại.

33
Đối với con người cũng vậy. Hãy để ý xem, khi có mặt 2 người: Bạn và người đỡ đầu của
Bạn, đã khác hẳn so với chỉ một mình Bạn. Rồi khi người thứ ba xuất hiện, hẳn là câu
chuyện sẽ sôi nổi hẳn lên. Và khi có người thứ tư thì “lửa" đã thực sự bùng lên. Đó chính
là “hiệu ứng đám đông”. Bạn hãy sử dụng nguyên lý này: hãy tụ tập 1-2 người trong
mạng lưới của Bạn cùng với người đỡ đầu để truyền đạt thông tin và động viên họ. Nếu
Bạn đưa một anh chàng còn hoài nghi (một cây củi tươi) đến một cuộc họp mặt như vậy
và kéo anh ta vào cuộc, anh ta cũng sẽ “khô” và “bén lửa” nhanh chóng.

Kết hợp các dạng khích lệ

Có 2 dạng khích lệ: “khích lệ từ trên xuống” và “khích lệ từ dưới lên”. Tham gia hội thảo,
làm việc với người đỡ đầu, đọc sách, họp nhóm, tham dự các sự kiện của công ty, mở
rộng quan hệ... chính là các hình thức khác nhau của “khích lệ từ trên xuống”, hay còn
được gọi là “tắm nóng”. Sau những tác động như vậy, Bạn sẽ vào việc hào hứng hơn.

Tuy nhiên, tác động kiểu “tắm nóng” không thể làm cho Bạn "sôi" được. Chỉ cần vài tuần
hay vài tháng trôi qua, Bạn lại sẽ “nguội” ngay. Đó là chưa kể nếu Bạn chưa được trang
bị kiến thức mà đã vội đi nói chuyện với những người quen và gặp phải những người tiêu
cực, bản thân Bạn cũng sẽ trở nên tiêu cực.

Chính vì vậy, Bạn cần được hâm nóng từ phía dưới, nghĩa là Bạn phải đào tạo người tầng
dưới. Đây được gọi là dạng “khích lệ thường xuyên", hay "khích lệ từ dưới lên”. Tốt
nhất, Bạn hãy giúp những người của Bạn đỡ đầu cho những người dưới họ để họ cũng
cùng được hâm nóng lên. Khi mỗi người ở tầng 2 của Bạn được hâm nóng, bản thân Bạn
sẽ được hâm nóng lên gấp bội. Càng phát triển sâu xuống dưới, nhiệt huyết của Bạn càng
tăng.

Kinh doanh theo mạng – Người thành công nhìn thấy cơ hội khi người khác còn mơ hồ!
(P.2)
Những sai lầm cần tránh để thành công trong ngành MLM.

Giai đoạn đầu trong MLM chính là giai đoạn khó khăn nhất. Lo âu và thiếu tự tin chính là
những điều làm cho những người mới có tâm lý trì hoãn và điều này cản trở họ tiến lên
phía trước. Chính vì vậy mà có đến hai phần ba số người mới tham gia MLM bỏ cuộc
trong năm đầu tiên.

Trong cuốn "Làn sóng thứ ba: thời đại mới trong kinh doanh theo mạng", Richard Poe đã
nêu ra một số cạm bẫy mà những người mới thường mắc phải. Những quan niệm lệch lạc
sẽ dẫn đến những hành động sai lầm, mất thời giờ vô ích và cuối cùng là bỏ cuộc trước
khi đạt được thành quả đầu tiên.

Sai lầm thứ nhất: sáng tạo lại xe đạp

34
MLM là một công việc khá đơn giản. Bạn đừng cố "sáng tạo lại xe đạp" bằng cách đi tìm
các lối đi tắt để mong giảm tối đa công việc nhưng đồng thời lại tăng tối đa hoa hồng.
Những xảo thuật như vâỵ thường chỉ làm Bạn rối thêm, dẫn đến đổ vỡ và thất vọng. Hãy
trung thành với những thủ pháp đơn giản đã được tính toán và kiểm định mà người đỡ
đầu hướng dẫn cho Bạn.

Một trong những "lối tắt" thường thấy là chạy theo kỹ thuật. Các thiết bị văn phòng và
công nghệ mới có thể trợ giúp cho Bạn trong việc liên lạc, tính toán hoa hồng, thực hiện
đơn đặt hàng và theo dõi công việc của các thành viên trong mạng lưới, song chúng
không thể thay thế được giao tiếp tự nhiên giữa người với người. Lạm dụng kỹ thuật
thường chính là che đậy một sự ngại ngùng cố hữu là tránh giao tiếp. Bạn đừng quên rằng
MLM chủ yếu dựa trên quan hệ cá nhân. Nếu Bạn không giao tiếp, gặp gỡ với mọi người
và đỡ đầu thì dù Bạn có bỏ ra bao nhiêu thời gian ngồi bên máy tính và giở bao nhiêu
trang giấy thì công việc sẽ vẫn cứ dẫm chân tại chỗ.

Sai lầm thứ hai: hời hợt với công việc

Nhiều người thất bại bởi họ xem MLM như một thú tiêu khiển hay là một việc làm thêm
và vì vậy nhanh chóng mất hứng thú với công việc. Cũng có người do thiếu nghiêm túc
và không biết cách sắp xếp công việc của mình nên ngay khi mạng lưới bắt đầu mở rộng
thì họ đã mất phương hướng. Vì vậy, muốn có một doanh nghiệp lớn, ngay từ đầu Bạn đã
phải nghĩ về nó với một tầm nhìn lớn. Điều đó có nghĩa là phải lên kế hoạch, đưa ra các
chính sách, thủ tục và hệ thống mang tầm cỡ toàn cầu và luôn tuân thủ theo chúng ngay
cả khi mạng lưới của Bạn mới chỉ có mỗi một mình Bạn.

Sai lầm thứ ba: ngại tìm sự giúp đỡ

Khi Bạn bắt đầu công việc trong MLM, lẽ dĩ nhiên là Bạn còn chưa có kinh nghiệm và
chẳng có gì phải xấu hổ khi tìm đến sự trợ giúp của những người trong mạng lưới.

Trong MLM, những người đỡ đầu có lợi ích thực tế trong mạng của Bạn và luôn giúp đỡ
Bạn, ngay cả khi Bạn đứng ở tầng rất sâu và người đỡ đầu trên không nhận được hoa
hồng gì từ Bạn, bởi lẽ họ hiểu rằng nếu Bạn là một nhà phân phối mạnh, Bạn sẽ có khả
năng thúc đẩy công việc của những người đứng trên. Bạn hãy tìm ra một người làm việc
thành công ở tầng trên để làm người thầy cho Bạn và những người mới của Bạn.

Sai lầm thứ tư: sụp đổ khi gặp phải sự phản đối

Cuối cùng thì Bạn vẫn phải gặp gỡ với những người mới để mời họ hợp tác với Bạn. Rất
nhiều người sẽ trả lời "không". Song Bạn không nên tiếp nhận những lời từ chối đó một
cách đau khổ và quay ra dày vò bản thân. Rất có thể, mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ Bạn
đã chọn thời điểm không đúng để giới thiệu doanh nghiệp. Vì vậy, Bạn cần phải nhanh
chóng gạt những lời từ chối sang một bên và lại tiếp tục với những người sau.

35
Sự từ chối bao giờ cũng có sức phá hoại lớn và có thể chặn đứng những nhà phân phối
non nớt. Nếu ngay từ đầu Bạn không vượt qua được các ý kiến phản đối thì Bạn sẽ không
bao giờ đến được cái đích thành công.

Sai lầm thứ năm: ngại bán sản phẩm

Trong MLM, chỉ có một cách duy nhất làm ra tiền là lưu thông hàng hóa. Đặc biệt, trong
những tháng đầu gia nhập doanh nghiệp, Bạn phải sẵn sàng và hăng hái bán sản phẩm bởi
đó là cách Bạn rèn luyện và học tập, đồng thời để Bạn tạo doanh số khi còn chưa có hoa
hồng từ mạng lưới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Bạn phải bán lẻ mãi mãi. Dần
dần, khi công việc của Bạn vào guồng và mạng lưới lớn mạnh hơn, Bạn sẽ có thể ủy thác
việc bán hàng cho những người ở tầng dưới.
Sai lầm thứ sáu: không vững lập trường

Bạn không bao giờ nên tranh luận với những người hoài nghi để cố thuyết phục họ tham
gia doanh nghiệp của mình khi Bạn còn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, tự tin và
sẵn sàng cho các cuộc gặp gỡ như vậy. Bằng không, Bạn sẽ có nguy phải lùi bước trước
những người cố tìm cách "cứu" Bạn, kéo Bạn đi theo cách hiểu không đúng của họ về
MLM, thường là những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè thân thiết và một
người bất kỳ nào mà Bạn biết và kính trọng (R. Poe gọi họ là "những kẻ chiếm đoạt ước
mơ").

Bằng mọi cách Bạn phải tránh xa những đối tượng này. Song, cách phòng vệ tốt nhất
chính là kiến thức và đào tạo. Đọc sách về MLM, tham dự các buổi huấn luyện và học tập
trong công ty Bạn sẽ giúp Bạn dễ dàng phản biện bằng những dữ kiện cứng rắn và lạnh
lùng.

Sai lầm thứ bảy: lạm dụng người đỡ đầu

Người đỡ đầu chính là người dẫn đường cho Bạn, động viên giúp đỡ Bạn trong công
việc. Song hãy nhớ rằng, người đỡ đầu không phải bà bảo mẫu hay bác sỹ tâm thần của
Bạn để có thể trút lên họ những lời ca thán, rên rỉ bất tận. Họ không thể giải quyết mọi
vấn đề của Bạn và làm việc thay Bạn. Nếu Bạn muốn thành công, Bạn cần phải biết đi
trên đôi chân của chính Bạn.

Một số sai lầm khi tuyển người

Nói quá sự thật về sản phẩm và cơ hội kinh doanh: Bạn có thể vì cái lợi trước mắt mà
dùng cách này để thu hút đông người tham gia theo Bạn, song hãy coi chừng hậu quả của
nó. Những khách hàng của Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra chân tướng sự việc và điều này
sẽ gây bất lợi ghê gớm cho doanh nghiệp của Bạn.
Sốt ruột quá đáng:

Đeo bám quá sát khách hàng, gây áp lực và dẫn đến phản cảm: Có một ranh giới rất
mỏng giữa sự phục vụ chu đáo và sự quấy nhiễu. Bạn cứ việc giới thiệu về sản phẩm, về
doanh nghiệp và cứ việc kiểm soát những khách hàng tiềm năng của Bạn. Nhưng cũng

36
đừng quên cho họ chút thời gian suy nghĩ, bởi đó là một quyết định khá nghiêm túc. Hãy
tỏ ra quan tâm tới họ, đứng về phía họ, giúp họ đưa ra một quyết định tốt nhất.

Khó gần:

Điều này cũng tai hại chẳng kém gì việc "đeo bám". Nếu muốn gặp Bạn cũng khó khăn
thì Bạn sẽ khó mà tuyển được người mới và giữ được người trong mạng lưới của mình.
Bạn cần phải ở trong tầm tay của họ. Tốt nhất, nên giữ liên lạc thường xuyên với họ. Tất
cả các biện pháp đều tốt - từ điện thoại, fax đến thư từ.

Không có phong thái chuyên nghiệp:

MLM là một hình thức kinh doanh tự do. Hãy cứ thoải mái tinh thần và ăn mặc tùy thích.
Nhưng đừng bao giờ quên là bạn chính là mô hình của thành công. Hãy quan sát mình tư
khía cạnh này và cư xử cho thích hợp.

Tỏ ra quá cao siêu:

MLM là một hệ thống khá đơn giản, giống như quay chìa trong ổ khoá, và ai cũng có thể
làm được điều này. Bạn càng tỏ ra cao siêu bao nhiêu trước một nhà phân phối tiềm năng
thì người đó càng thấy mất tự tin và nghi ngờ về khả năng đạt được thành công của họ
bấy nhiêu vì họ cho rằng không bao giờ có thể làm được như Bạn.

Vung tiền để “loè” khách hàng của Bạn:

Hãy cẩn thận với con dao hai lưỡi này bởi việc "xài sang" để gây ấn tượng với nhà phân
phối tiềm năng của Bạn có thể lại làm cho người đó dễ nói "không" với Bạn. Mỗi nhà
phân phối tiềm năng thường nhìn vào Bạn và so sánh với bản thân. Liệu có bao nhiêu
người trong số họ có thể cho phép mình làm điều tương tự?

Quá nuông chiều người mới:

MLM không phải là vườn trẻ để Bạn phải săn sóc từng li từng tí. Đó là công việc của
những người đã trưởng thành. Bạn thử nghĩ xem, Bạn cần một nhà phân phối mà việc gì
Bạn cũng phải làm hộ hết để làm gì? Hãy giúp mọi nguời đứng vững trên đôi chân của
họ. Nếu thành viên mới của Bạn không muốn hoặc không chịu làm điều đó, hãy bỏ ngay
ý định đỡ đầu họ đi.

Phát triển quá nhiều thành viên ở hàng ngang:

Việc tuyển nhiều thành viên ở hàng ngang (chạy theo số lượng) mà không quan tâm đào
tạo để các thành viên của Bạn cũng có thể làm việc như Bạn (phát triển về chất lượng) sẽ
không cho phép mạng lưới của Bạn phát triển xuống các tầng sâu hơn. Đó là chưa kể đến
việc những người ban đầu của Bạn sẽ chán nản và rơi rụng dần trong khi Bạn mải miết
mở rộng thêm hàng ngang của mình.

37
Không ai có thể đảm bảo sẽ không mắc phải sai lầm. Song, nhận thức được những "cạm
bẫy" sẽ giúp Bạn tránh được những sai lầm không đáng có trên con đường đi tới thành
công của Bạn.

Nghị Định 110 về quản lý bán hàng đa cấp


<!--[if !vml]-->Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công
báo. Những doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã đăng ký kinh doanh trước thời điểm Nghị
định này có hiệu lực có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán
hàng đa cấp tại Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
CHÍNH PHỦ
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 110/2005/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2005

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 110/2005/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2005 VỀ QUẢN


LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;


Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hoạt động bán hàng đa cấp và quản lý hoạt động bán hàng đa
cấp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

38
Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia vào
mạng lưới bán hàng đa cấp.

Điều 3. Bán hàng đa cấp

1. Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện quy
định tại khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh.

2. Doanh nghiệp chỉ được tổ chức bán hàng đa cấp sau khi được cấp Giấy đăng ký tổ
chức bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

Điều 4. Người tham gia bán hàng đa cấp

1. Người tham gia bán hàng đa cấp (sau đây gọi chung là người tham gia) là cá nhân có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đã ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh
nghiệp bán hàng đa cấp, trừ những cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Những cá nhân sau đây không được tham gia bán hàng đa cấp:

a) Người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán
hàng giả, quảng cáo gian dối, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng, các tội
về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép
tài sản;

b) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có Giấy phép lao
động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Điều 5. Hàng hóa được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp

1. Tất cả hàng hóa đều được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp, trừ những
trường hợp sau đây:

a) Hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm lưu thông, Danh mục hàng hoá hạn chế kinh
doanh, hàng giả, hàng nhập lậu theo quy định của pháp luật;

b) Hàng hoá là thuốc phòng chữa bệnh cho người; các loại vắc xin, sinh phẩm; trang thiết
bị y tế và dụng cụ y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản), thuốc bảo
vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng
và y tế; nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh; các loại hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá
chất độc hại theo quy định của pháp luật.

2. Hàng hoá được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều
kiện sau đây:

a) Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp
luật;

39
b) Đảm bảo rõ ràng, hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng, công dụng của hàng hóa;

c) Có nhãn hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật.

Chương 2:

HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

Điều 6. Trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp

1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm xây dựng và công bố công khai Quy tắc
hoạt động của doanh nghiệp và người tham gia trong hoạt động bán hàng đa cấp.

2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm cung cấp tài liệu cho người có dự định
tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp về các nội dung sau đây:

a) Chương trình bán hàng, bao gồm cách thức trả thưởng; hợp đồng mẫu mà doanh
nghiệp sẽ ký với người tham gia và mọi thoả thuận khác quy định về quyền và nghĩa vụ
của người tham gia; thông tin về tiêu chuẩn chất lượng hoặc chứng chỉ chất lượng (nếu
có), giá cả, công dụng và cách thức sử dụng hàng hóa được bán; quy định liên quan đến
bảo hành, trả lại, mua lại hàng hoá được bán;

b) Chương trình đào tạo người tham gia, bao gồm nội dung đào tạo; thời gian đào tạo;
trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ đào tạo; thời gian và nội dung bồi dưỡng định kỳ cho
người tham gia;

c) Quy tắc hoạt động trong đó hướng dẫn cách thức giao dịch và quy định liên quan đến
bán hàng đa cấp;

d) Trách nhiệm của người tham gia;

đ) Lợi ích kinh tế mà người tham gia có thể có được bằng việc tiếp thị hay trực tiếp bán
hàng hoá và các điều kiện để có được lợi ích kinh tế đó;

e) Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người tham gia và quyền, nghĩa vụ phát sinh từ việc
chấm dứt hợp đồng này;

g) Các vấn đề khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

3. Ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp còn
có các trách nhiệm sau đây:

a) Bảo đảm tính trung thực và độ chính xác của các thông tin cung cấp cho người tham
gia;

40
b) Bảo đảm chất lượng của hàng hóa được bán theo phương thức bán hàng đa cấp;

c) Giải quyết các khiếu nại của người tham gia và người tiêu dùng;

d) Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia để nộp vào ngân sách nhà
nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham
gia;

đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bán hàng đa cấp, pháp luật về bán hàng đa cấp cho
người tham gia;

e) Quản lý người tham gia qua hệ thống thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp theo
mẫu do Bộ Thương mại quy định;

g) Thông báo cho người tham gia những hàng hoá thuộc diện không được doanh nghiệp
mua lại trước khi người đó tiến hành mua hàng.

Điều 7. Những hành vi bị cấm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp

Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:

1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán
hàng đa cấp.

2. Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được
quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

3. Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình
thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác
để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, trừ tiền mua tài liệu theo quy định
tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

4. Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển
cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

5. Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia
bán hàng đa cấp.

6. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ
người khác tham gia bán hàng đa cấp.

7. Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi
ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng.

8. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để
dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.

41
9. Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác
tham gia bán hàng đa cấp.

Điều 8. Trách nhiệm và những hành vi bị cấm của người tham gia

1. Khi tham gia hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia có những trách nhiệm sau
đây:

a) Xuất trình thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp trước khi giới thiệu hàng hoá
hoặc tiếp thị bán hàng;

b) Thông báo đầy đủ những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này khi bảo
trợ một người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp;

c) Đưa tin trung thực, chính xác về loại, chất lượng, giá cả, công dụng, cách thức sử dụng
của hàng hoá được bán;

d) Tuân thủ quy định trong Quy tắc hoạt động và Chương trình bán hàng của doanh
nghiệp.

2. Cấm người tham gia thực hiện những hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người được mình bảo trợ tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp trả bất kỳ
khoản phí nào dưới danh nghĩa khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay
các hoạt động tương tự khác;

b) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, thông tin sai
lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa
cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.

Điều 9. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký kết hợp đồng tham gia bằng văn bản với người
tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.

2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn về các nội dung cơ bản của hợp đồng mẫu
cho hoạt động bán hàng đa cấp.

Điều 10. Chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

1. Người tham gia có quyền chấm dứt hợp đồng tham gia bằng việc gửi thông báo bằng
văn bản cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trước khi chấm dứt hợp đồng tối thiểu là 7
ngày làm việc.

42
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng với người tham gia khi
người tham gia vi phạm các quy định tại Điều 8 Nghị định này và phải thông báo cho
người tham gia biết bằng văn bản trước khi chấm dứt hợp đồng tối thiểu là 7 ngày làm
việc.

3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp bán
hàng đa cấp có trách nhiệm sau đây:

a) Mua lại từ người tham gia hàng hoá đã bán cho người tham gia theo quy định tại Điều
11 Nghị định này;

b) Thanh toán cho người tham gia tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế mà
người tham gia có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.

Điều 11. Mua lại hàng hoá của người tham gia khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng
đa cấp

1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải mua lại hàng hoá đã bán cho người tham gia khi
hàng hoá đó đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có thể bán lại theo mục đích sử dụng ban đầu của hàng hoá;

b) Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày người tham gia nhận hàng.

2. Trong trường hợp phải mua lại hàng hoá theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh
nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm:

a) Hoàn lại tổng số tiền mà người tham gia đã trả để nhận được hàng hoá đó nếu không
có căn cứ để khấu trừ theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Trong trường hợp doanh nghiệp phải chịu các chi phí quản lý, tái lưu kho và các chi
phí hành chính khác thì phải hoàn lại tổng số tiền không ít hơn 90% khoản tiền mà người
tham gia đã trả để nhận được hàng hoá đó.

3. Khi hoàn lại tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có
thể khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác mà người tham gia đã
nhận từ việc nhận hàng hoá đó.

4. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá
thuộc diện không phải mua lại bao gồm: hàng hoá khi trả lại đã hết hạn sử dụng, hàng
hoá theo mùa hoặc hàng hoá dùng để khuyến mại.

Điều 12. Ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia

43
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng hoặc
người tham gia trong các trường hợp sau đây:

a) Người tham gia gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc người tham gia khác khi thực
hiện đúng Quy tắc hoạt động và Chương trình bán hàng của doanh nghiệp;

b) Người tham gia không được thông tin đầy đủ về hàng hóa theo quy định tại khoản 2
Điều 6 Nghị định này.

2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thường xuyên giám sát hoạt động của
người tham gia để bảo đảm người tham gia thực hiện đúng Quy tắc hoạt động và Chương
trình bán hàng của doanh nghiệp.

3. Trường hợp không tuân thủ các quy định tại Điều 8 Nghị định này và gây thiệt hại cho
người tiêu dùng hoặc người tham gia khác, người tham gia bán hàng đa cấp có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra.

Điều 13. Thông tin về các lợi ích khi tham gia bán hàng đa cấp

Trường hợp sử dụng một cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để giới thiệu hoạt
động bán hàng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp hoặc người tham gia phải nêu rõ tên, tuổi,
địa chỉ, thời gian tham gia, lợi nhuận thu được từng kỳ có biên lai xác nhận của cơ quan
thuế đã thu thuế của người đó.

Chương 3:

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

Điều 14. Điều kiện cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

Doanh nghiệp được cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp khi đáp ứng đủ những
điều kiện sau đây:

1. Đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

2. Kinh doanh hàng hóa phù hợp với ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Có đủ điều kiện kinh doanh hoặc được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
theo quy định của pháp luật trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng
hóa kinh doanh có điều kiện.

4. Có Chương trình bán hàng minh bạch và không trái pháp luật.

5. Có Chương trình đào tạo người tham gia rõ ràng.

44
Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp được nộp tại Sở Thương mại
hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Hồ sơ bao
gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo mẫu của Bộ Thương mại.

2. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Văn bản xác nhận của ngân hàng về số tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 17
Nghị định này.

4. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp
kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện.

5. Danh sách và lý lịch của những người đứng đầu doanh nghiệp có ảnh và xác nhận của
công an xã, phường nơi cư trú. Đối với người nước ngoài, phải có xác nhận của Đại sứ
quán hoặc cơ quan lãnh sự tại Việt Nam của nước người đó mang quốc tịch.

6. Chương trình bán hàng có các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định
này.

7. Chương trình đào tạo người tham gia có các nội dung quy định tại điểm b khoản 2
Điều 6 Nghị định này.

Điều 16. Thủ tục cấp, bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở
Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khi hồ
sơ của doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Trường hợp không cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, Sở Thương mại hoặc Sở
Thương mại - Du lịch phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp phải nộp lệ phí cấp
Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Mức thu lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng lệ phí
do Bộ Tài chính quy định.

3. Trường hợp có những thay đổi liên quan đến nội dung của Chương trình bán hàng thì
doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán
hàng đa cấp.

Trình tự, thời hạn cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp thực hiện theo quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

45
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày cấp hoặc cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ
chức bán hàng đa cấp, Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch có trách nhiệm báo
cáo bằng văn bản tới cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại.

5. Khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp phát triển mạng lưới bán hàng ra các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương mà doanh nghiệp không đặt trụ sở chính, doanh nghiệp phải
thông báo cho Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch của tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đó.

6. Bộ Thương mại quy định mẫu Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp và mẫu Thông
báo tổ chức bán hàng đa cấp.

Điều 17. Ký quỹ

1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký quỹ 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn một
tỷ đồng Việt Nam tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.

2. Khi có thông báo ngừng hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp
được sử dụng tiền ký quỹ để chi trả tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc tiền mua lại hàng hóa
từ người tham gia.

3. Khi chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được rút
toàn bộ số tiền ký quỹ trong trường hợp không có bất cứ khiếu kiện nào từ phía người
tham gia bán hàng đa cấp liên quan đến việc chi trả tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc tiền
mua lại hàng hóa.

Điều 18. Thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

1. Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng
đa cấp trong những trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

b) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp
kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện;

c) Hồ sơ xin cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp có thông tin gian dối do cố ý;

d) Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động bán hàng đa cấp.

2. Trong trường hợp bị thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo quy định
khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải đình chỉ ngay việc bán hàng đa
cấp, đình chỉ việc tuyển dụng người tham gia mới và phải thực hiện trách nhiệm đối với
người tham gia theo quy định tại Điều 11 Nghị định này hoặc bồi thường cho người tiêu

46
dùng, người tham gia đối với các vụ việc phát sinh từ những giao kết trước ngày bị thu
hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

3. Quyết định thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp được Sở Thương mại hoặc
Sở Thương mại - Du lịch gửi tới cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại và
công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 19. Tạm ngừng, chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

1. Khi muốn tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán
hàng đa cấp có nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ các quy định về tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh theo quy
định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Thông báo với Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh; đồng thời, thông báo công khai ở trụ sở chính và thông báo
cho những người tham gia biết trong thời hạn 30 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoặc
chấm dứt hoạt động.

2. Trong trường hợp tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp
bán hàng đa cấp phải tiến hành thanh lý hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với người
tham gia theo quy định tại Điều 10 Nghị định này trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ
ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.

Điều 20. Báo cáo định kỳ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp

Định kỳ 6 tháng doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo với Sở Thương
mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh về số
lượng người tham gia, doanh thu và số thuế đã nộp của doanh nghiệp, thuế thu nhập cá
nhân của người tham gia mà doanh nghiệp đã nộp hộ.

Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Thương mại

1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà
nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong phạm vi cả nước.

2. Cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ
Thương mại trong các nội dung quản lý cụ thể sau đây:

a) Hướng dẫn các Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch trong việc cấp Giấy
đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp; kiểm tra việc quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của
các Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch;

b) Trực tiếp kiểm tra, thanh tra hoạt động bán hàng đa cấp khi cần thiết; xử lý theo thẩm
quyền các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp;

47
c) Kiến nghị với Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến
việc bảo đảm trật tự trong tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp, bảo vệ quyền lợi của người
tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, người tiêu dùng và giữ ổn định kinh tế - xã hội.

Điều 22. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà
nước đối với phương thức bán hàng đa cấp theo thẩm quyền và theo sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Bộ Thương mại theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.

2. Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp; thường xuyên kiểm
tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn và báo cáo định kỳ với cơ quan quản
lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại về việc kiểm tra, giám sát đó.

Điều 23. Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng
đa cấp

1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp có hành vi vi phạm
sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Tổ chức bán hàng đa cấp khi chưa đủ điều kiện quy định;

b) Vi phạm quy định về đối tượng được tham gia bán hàng đa cấp;

c) Vi phạm quy định về hàng hoá được phép kinh doanh theo phương thức bán hàng đa
cấp;

d) Không thông báo đầy đủ thông tin theo quy định khi bảo trợ người tham gia mới vào
mạng lưới bán hàng;

đ) Thực hiện những hành vi mà doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán
hàng đa cấp không được phép thực hiện;

e) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không ký hợp đồng bằng văn bản với người tham gia;

g) Vi phạm các quy định về chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

h) Không chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 20 Nghị định này;

i) Thay đổi nội dung của Chương trình bán hàng mà không làm thủ tục đề nghị cấp bổ
sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp;

48
k) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp vi phạm quy định về số tiền ký quỹ, chi trả từ tiền ký
quỹ trong quá trình hoạt động;

l) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật;

m) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành
kiểm tra, thanh tra;

n) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.

2. Trường hợp doanh nghiệp hoặc người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm gây thiệt hại
đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy
định của pháp luật.

Điều 24. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 23 Nghị
định này được thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh và Pháp lệnh về xử lý vi
phạm hành chính.

2. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 23 Nghị định
này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những
doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã đăng ký kinh doanh trước thời điểm Nghị định này có
hiệu lực có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp tại
Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

49
Những yếu tố cần thiết để thành công trong kinh doanh theo mạng
1. TƯ TƯỞNG TRONG KINH DOANH THEO MẠNG
<!--[if !vml]--><!--[endif]-->Suy nghĩ tích cực thì Bạn sẽ có những hành động tích cực,
Đối với KDTM, Bạn muốn thành công cần phải trả lời được 2 câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Tại sao tôi lại tham gia vào KDTM?
Câu hỏi 2: Tôi làm như thế nào?
Ở câu hỏi thứ nhất Bạn tham gia vào KDTM có thể với mong muốn:

<!--[if !vml]-->

Có một công việc độc lập tự do, không gò bó thời gian.


<!--[if !vml]--> Muốn tự do về tài chính
<!--[if !vml]--> Muốn có một doanh nghiệp riêng
<!--[if !vml]-->Muốn có cơ hội được đi du lịch khắp thế giới
<!--[if !vml]-->Muốn có tài sản để thừa kế cho con cháu
<!--[if !vml]-->Muốn tự do phát triển năng lực cá nhân
<!--[if !vml]-->Muốn có 1.000.000 người bạn ở khắp mọi nơi.
<!--[if !vml]-->Muốn có sức khỏe và thu nhập cao
<!--[if !vml]--> ........
Câu hỏi 1 là tự hỏi chính mình, để trả lời chỉ mất 10% thời gian nhưng quyết định 90%
thành công.
Câu hỏi 2 chiếm 90% thời gian nhưng chỉ quyết định 10% kết quả.
Tại sao nhiều người bước vào KDTM rồi lại bỏ cuộc, bên cạnh đó lại có những người
thành công nhất trong doanh nghiệp này. Điểm khác nhau chính là câu trả lời của câu hỏi
1, vậy Bạn cần xem xét câu hỏi 1 một cách nghiêm túc.
Để thành công lớn thì cần có mục đích cả cuộc đời.

2. CÔNG VIỆC CHÍNH

<!--[if !vml]--><!--[endif]-->Khi nói đến họa sĩ, ta biết ngay công việc chính của họ là
vẽ, hay nói đến Bác sĩ thì ta biết ngay công việc chính của họ là khám và chữa bệnh. Vậy
còn công việc chính ở đây là gì? Khi mới nghe giới thiệu, một số người nghĩ ngay đến
việc tiếp thị, bán hàng và vì do họ đã có sẵn kinh nghiệm bán hàng, họ nghĩ ngay đến
việc đem các sản phẩm đi chào bán. Họ bán như thế nào không cần biết, chỉ biết sau một
thời gian ngắn họ quay về và than rằng: không ai chịu mua hàng của họ cả. Họ được giải
thích rằng: không phải đi bán hàng như vậy mà là cần phải xây dựng mạng lưới. Họ lại
lao đi mời người và ký hết người này đến người khác. Một hiện tượng khác lại xảy ra, khi
họ ký đến người thứ mười thì người thứ nhất rơi rụng, tìm được người thứ mười một thì
người thứ hai bỏ đi. họ ký người mới càng nhanh bao nhiêu thì số người bỏ việc cũng
càng nhanh bấy nhiêu. Cuối cùng họ chán nản bỏ đi và tuyên bố: Đây là trò vô bổ. Bạn có
muốn trở thành người như thế không? Tôi nghĩ là bạn không muốn thế. Có lẽ Bạn ngạc
nhiên. Không bán hàng, cũng không tuyển người, vậy tôi phải làm gì đây. Để trả lời câu
hỏi của bạn, xin vẽ ra sơ đồ phát triển mạng lưới.

50
<!--[if !vml]-->Giả sử Bạn tìm được 5 người có mong muốn làm việc và họ cũng có
mong muốn làm việc như Bạn, tức là mỗi người cũng tìm ra được 5 người nữa tức là ở
tầng thứ hai Bạn có 25 người, tầng ba có 125 người. cứ tiếp tục như vậy, qua tầng 6 Bạn
sẽ có mạng lưới gần 20.000 người, một con số cũng khá lớn phải không? Lớn hơn cả một
công ty trách nhiệm hữu hạn thành đạt.<!--[endif]-->

<!--[if !vml]-->Tuy nhiên, khi tìm ra được một người có mong muốn làm việc thực sự thì
công việc cũng mới chỉ là bước đầu. Điều này cũng giống như Bạn gieo hạt mầm xuống
đất, khi cây đã mọc lên Bạn không thể để cho nó tự mọc lớn được mà Bạn phải chăm sóc,
tưới nước, bón phân. Để mạng lưới có thể nở ra từ một người làm việc thật sự, Bạn phải
làm một việc chính trong doanh nghiệp này: đó là ĐÀO TẠO . Công việc đào tạo chiếm
80% thời gian và công sức của Bạn. Bạn ngạc nhiên vì doanh nghiệp gì không bán hàng
mà lại là đào tạo, để giải đáp cần xem tiếp các phần sau. Trong doanh nghiệp nào cũng
vậy, hàng hóa phải vận động, lúc đó chúng ta mới có hoa hồng, mới có thu nhập nhưng
hàng hoá vận động không có nghĩa là phải cầm hàng đi rao bán mà công việc chính của
Bạn ở đây chính là ĐÀO TẠO .<!--[endif]-->

3. BẢN CHẤT CỦA DOANH NGHIỆP KDTM: SAO CHÉP

<!--[if !vml]-->Trong doanh nghiệp của chúng ta, hàng hóa không luân chuyển từ người
này đến người khác mà chỉ có dòng thông tin luân chuyển mà thôi. Tất cả mọi người
muốn mua hàng đều mua tại công ty hoặc các chi nhánh của công ty. Người đi trước đào
tạo và giúp đỡ người đi sau để cùng nhau thành đạt. Vì vậy doanh nghiệp của chúng ta
mang tính tinh thần rất lớn. Một trong những đặc tính lớn của doanh nghiệp là tính sao
chép. Sao chép cả cái tốt lẫn cái xấu. Khi bạn đào tạo người mới tức là bạn đang sao chép
mình. Việc cần thiết là làm sao để sự sao chép càng đơn giản càng tốt và người sau lại
tiếp tục sao chép xuống nữa. Ở đây không phải là bạn sao chép ra một người giống y hệt
mình về cả kiến thức, công việc, sự hưng phấn. mà trong khi giao tiếp, phần các giác
quan giao lưu với nhau không quá 10%, còn lại 90% sự giao lưu giữa hai người là thông
qua tiềm thức.<!--[endif]-->

<!--[if !vml]-->Một trong những vấn đề sao chép quan trọng quyết định sự thành công
trong doanh nghiệp chính là sao chép sự hưng phấn . Khi bạn nhúng mình trong các hoạt
động của nhóm, của công ty Bạn sẽ nhận được sự hưng phấn đồng đội, hưng phấn sẽ giúp
bạn làm việc tốt hơn. Một nhà thành đạt lớn trong ngành kinh doanh bảo hiểm đã khẳng
định: Dù bạn làm bất cứ việc gì nếu bạn thiếu sự hưng phấn thì sẽ không thể thành đạt
được. Để sao chép được sự hưng phấn cho cả mạng lưới thì bản thân bạn phải thật sự có
hưng phấn. Nhưng làm sao để có hưng phấn, Hưng phấn chỉ có thể có khi Bạn có niềm
tin: Tin vào ngành kinh doanh theo mạng, tin vào sản phẩm, tin vào công ty, tin vào
người bảo trợ và tin vào chính mình. Đó chính là cơ sở của thành công trong doanh
nghiệp này.<!--[endif]-->

4. CƠ SỞ THÀNH CÔNG: NIỀM TIN

51
<!--[if !vml]-->Niềm tin là cơ sở để thành công trong bất cứ công việc nào, thiếu niềm tin
sẽ không có sự đam mê trong công việc và sẽ chùn bước khi gặp phải khó khăn dù rất
nhỏ. Thực tế cho thấy không có công việc nào dễ dàng cả và Bạn chỉ có thể vượt qua
những khó khăn khi Bạn có niềm tin vững chắc vào công việc của mình. Nếu không có
niềm tin chắc chắn ông Kentucky không thể đi nổi 1.000 quán ăn để chào mời món gà rán
của mình, và cho đến quán ăn thứ 1.009 mới chịu nhận làm thử món gà rán của ông, ngày
nay món gà rán Kentucky đã có mặt trên khắp thế giới cùng với tên tuổi của ông. Nếu
không có niềm tin thì chắc rằng ông Edison không thể thực hiện nổi 12.000 thí nghiệm để
tìm ra dây tóc bóng đèn. Vậy để thành công trong doanh nghiệp này thì chúng ta cần phải
tin vào cái gì?<!--[endif]-->

* Tin vào ngành KDTM:

<!--[if !vml]-->Bạn không thể theo đuổi công việc này nếu Bạn không thật sự tin vào
ngành KDTM. Ngành kinh doanh này thực ra đã có lịch sử trên 60 năm, chỉ có tìm hiểu
và có kiến thức sâu sắc về ngành kinh doanh này Bạn mới có thể tin tưởng thật sự vào sự
thành công trong doanh nghiệp này. Ông Richard Poe, phóng viên báo "Success" của Mỹ
là người phản đối mãnh liệt ngành KDTM. Ông được tổng biên tập giao nhiệm vụ tìm
hiểu để viết bài chỉ trích những người tham gia ngành kinh doanh này. Sau một thời gian
tìm hiểu, ông đã không những không chỉ trích mà còn dành một chuyên mục ủng hộ
những người đi theo ngành KDTM. Cuối cùng ông viết cuốn sách "Làn sóng thứ ba - kỷ
nguyên mới trong ngành KDTM" để phân tích các sự kiện cũng như chỉ ra các phương
pháp làm việc và quyển sách này đã trở thành một trong những quyển sách kinh điển về
KDTM.<!--[endif]-->

<!--[if !vml]-->Tôi có một người bạn, anh ta đi học ngành quản trị kinh doanh ở bên Mỹ
về, rồi trong thời gian học anh tham gia vào một công ty KDTM. Khi trở về Việt Nam ,
cha của anh yêu cầu anh quản lý giúp cha quản lý nhà máy sản xuất xi măng tại Hải
Dương với mức lương là 8.000.000đ/tháng. Đó là mức thu nhập rất cao dành cho người
quản lý ở đó. Nhưng anh đã từ chối vì KDTM chính là sự nghiệp anh đã chọn cho cuộc
đời mình. Anh trả lời cha rằng: "Con có những ước mơ riêng cho mình, nếu con làm quản
lý nhà máy xi măng, con chỉ có trong tay 300 công nhân nhưng nếu con làm công việc
con chọn lựa thì con có trong tay là 3.000 nhà doanh nghiệp và còn hơn thế nữa". Đúng
vậy, nếu không có niềm tin, chắc chắn anh sẽ không thể có quyết định như vậy. <!--
[endif]-->

* Tin vào sản phẩm:

<!--[if !vml]-->Trong KDTM, Bạn không thể gieo niềm tin cho người khác nếu Bạn
không có niềm tin thực sự hoặc có nhưng chưa đủ mạnh. Bạn có thể lừa người khách của
mình mặc dù luân lý trong KDTM không cho phép làm điều đó. Bạn có thể lừa giỏi đi
nữa thì Bạn cũng chỉ có thể lừa được vài người chứ không thể tạo ra mạng lưới lớn mạnh
được. Để tạo được niềm tin cho mọi người và nhất là để sao chép niềm tin cho cả mạng
lưới của Bạn thì Bạn phải thật sự tin yêu sản phẩm. Để có được niềm tin này thì không có
cách gì khác hơn là Bạn phải thử sản phẩm và tìm mọi cách thấy được kết quả sản phẩm.
Chỉ có kết quả sản phẩm tuyệt vời mới có thể khẳng định niềm tin của Bạn, Qua thực tế

52
kinh nghiệm, có một cách nhanh nhất để Bạn có thể nhìn thấy được nhiều kết quả sản
phẩm, đó là tìm hiểu kết quả của những người đã sử dụng thông qua những người bảo trợ
của mình. Bạn hãy xin địa chỉ của những người thực sự đã dùng sản phẩm rồi gọi điện
hoặc đến gặp trực tiếp để tìm hiểu tác dụng sản phẩm qua những người đã sử dụng. Gặp 1
người chưa tin thì Bạn gặp 10 người, rồi 20 người. Khi Bạn thật sự tin yêu sản phẩm rồi,
lúc đó dù khó khăn đến mấy Bạn cũng vẫn nghĩ rằng: Mình đang đem sức khỏe và niềm
vui đến cho bao người khác. <!--[endif]-->

* Tin vào công ty:

<!--[if !vml]-->Nếu Bạn Làm việc nhưng luôn hồi hộp không biết công ty đó bị bể lúc
nào thì chắc chắn sẽ không thể làm tốt được. Hiện nay trên thế giới có hơn 30.000 công
ty hoạt động trong lĩnh vực KDTM trong đó có khoảng 5.000 công ty lớn. Tại Việt Nam
cũng chỉ mới có khoảng 20 công ty. Tại Mỹ có người đã tham gia một lúc 10 công ty
KDTM. Thời gian tới khi luật pháp về KDTM đã ổn định, ngành KDTM phát triển rầm
rộ cùng sự ra đời của hàng trăm công ty với đa dạng mặt hàng và dịch vụ khác nhau, Bạn
có thể ký hợp đồng với nhiều công ty để được mua sản phẩm với giá ưu đãi. Tuy nhiên
nếu làm việc thì chỉ nên lựa chọn 1 công ty để công tác mà thôi. Bạn thử nghĩ xem, một
người đặt một chân lên một chiếc tàu, còn chân kia để lên chiếc thuyền gỗ, tàu và thuyền
mới khởi động thì còn để như vậy được nhưng khi tàu bắt đầu tăng tốc thì Bạn chỉ còn
một cách chọn: Hoặc lên tàu, hoặc ở lại thuyền. Việc Bạn chọn công ty KDTM cũng vậy.
Nếu Bạn làm nghiệp dư thì sao cũng được nhưng nếu Bạn muốn trở thành một chuyên
gia lớn, Bạn chỉ nên chọn một công ty làm chỗ dựa cho mình mới thành công lớn
được.<!--[endif]-->

* Tin vào người bảo trợ:

<!--[if !vml]-->Người bảo trợ chính là người đã giới thiệu Bạn vào doanh nghiệp tạo cho
Bạn có cơ hội tăng thêm nhu nhập và cải thiện sức khỏe. Trong doanh nghiệp này người
ta theo nhau vì niềm tin. Người ta dùng sản phẩm hoặc tham gia doanh nghiệp chính là vì
tin Bạn, theo Bạn chứ không phải vì sản phẩm hay công ty. Khi Bạn thành đạt, công lao
của người bảo trợ rất lớn vì họ là người đã giới thiệu, giúp đỡ bạn và luôn mong Bạn
thành công. Bạn có thành công thì người bảo trợ mới thành công. Vì vậy Bạn hãy lắng
nghe những gì mà người Bảo trợ giảng dạy, khi Bạn đã thành đạt lúc đó Bạn mới nên
sáng tạo công việc thêm thông qua kinh nghiệm của mình. Một luân lý trong KDTM, đó
là luôn luôn tôn trọng và tin theo người bảo trợ.<!--[endif]-->

* Tin vào chính mình:

<!--[if !vml]-->Có một câu chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa có hai quả trứng cùng
tranh luận với nhau xem khi nở ra sẽ là con gì? Quả trứng thứ nhất nói: "Tôi muốn thành
con ốc, ốc không cần phải quyết định gì cả. Nó trôi theo dòng nước đại dương vì thế nên
nó không cần phải dự định, xắp đặt cái gì. Dòng nước mang thức ăn đến cho nó. Nó chỉ
nhận được cái gì mà đại dương mang đến, không hơn không kém. Cuộc sống như vậy là
phù hợp với tôi. Có thể là bị hạn chế song ở đây không bị ràng buộc trách nhiệm, không
cần phải quyết định, chỉ đơn giản là tồn tại trong sự điều phối của đại dương". Quả trứng

53
thứ hai nói: "Cuộc sống như thế không cần cho tôi, tôi muốn trở thành đại bàng, đại bàng
có thể bay đi bất cứ đâu mà nó muốn và làm bất cứ gì mà nó thích. Tất nhiên nó tự lãnh
trách nhiệm phải tìm kiếm thức ăn để tồn tại, nhưng nó có thể bay cao giữa núi ngàn. Tự
nó kiểm soát hoàn cảnh, không ai kiểm soát được nó. Tôi không muốn bị ai hạn chế, áp
đặt mình. Tôi không muốn làm nô lệ của đại dương. Vì điều đó tôi sẵn sàng trả bằng mọi
nỗ lực để có thể được sống cuộc sống của đại bàng". Vậy còn bạn, bạn muốn cuộc sống
của đại bàng hay của con ốc, có nghĩa là Bạn muốn sống một cuộc sống an phận hay một
cuộc sống không bị ai bó buộc mình, tự mình làm chủ lấy mình. Nếu Bạn muốn sống một
cuộc sống của đại bàng thì nhất thiết Bạn phải có niềm tin vào chính mình.<!--[endif]-->

<!--[if !vml]-->Các niềm tin trên đều có thể có được sau một thời gian làm việc nhưng tin
vào bản thân là điều khó nhất. Không ai có thể giúp Bạn được nếu Bạn không tự giúp bản
thân. Bạn nên nhớ rằng khi Bạn xây dựng được mạng lưới lớn tức là Bạn đã có một
doanh nghiệp khổng lồ, sau này chính là một tài sản giá trị thừa kế lại được cho con cháu.
Không vinh quang nào lại không có cay đắng, không có việc gì lại không phải trả giá.
Khi Bạn muốn thành đạt lớn trong cuộc đời, Bạn phải chấp nhận trả giá cho thành đạt đó.
Thiếu ý chí, thiếu nghị lực và niềm tin vào chính bản thân mình, Bạn khó trở thành
chuyên gia lớn trong công việc kinh doanh này được. Cách nhanh nhất để có thể thành
công là bắt trước những người thành đạt. Suy nghĩ những gì mà người đã thành công suy
nghĩ, cố gắng làm những gì mà người thành đạt đã làm. Với kinh nghiệm của tôi thì để
thành công trong công việc KDTM, để có thể trở thành các chuyên gia lớn, việc đầu tiên
là Bạn phải cố gắng tập đứng lên được trên bục giảng để có thể đào tạo lại cho hàng trăm
người khác, tập nói trước công chúng để có thể tổ chức được các sự chương trình, sự kiện
lớn.<!--[endif]-->

5. BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG: KHÔNG BỎ VIỆC

<!--[if !vml]-->Không riêng gì KDTM, làm bất cứ công việc gì mà bỏ nửa chừng thì chắc
chắn sẽ không thể thành công. Cũng như nhà bác học Edison , mỗi lần không thành công
ông chỉ tự nhủ: ta đâu có thất bại, mỗi lần tìm không đúng dây tóc bóng đèn là mỗi lần
loại bớt một dây tóc không thích hợp.<!--[endif]-->

<!--[if !vml]-->Trong KDTM, ba tháng đầu đối với người mới tham gia thật là gian truân,
giống như ví dụ về một người đi đào vàng, biết chắc chắn dưới lòng đất tại chỗ đó có
vàng nhưng sau khi sới đi những lớp đất thì bắt đầu gặp phải một tảng đá lớn chắn ngang.
Nếu nản chí bỏ việc giữa chừng thì chắc chắn sẽ không thể thành công được. Trong
trường hợp này người đào vàng cần dựa vào sức mạnh đồng đội để bắn văng tảng đá ra
rồi mới thu gom vàng được.<!--[endif]-->

<!--[if !vml]-->Công việc của chúng ta cũng tương tự, khi mới bắt đầu làm việc chúng ta
gặp phải rất nhiểu trở ngại và thường bỏ việc nửa chừng, lý do bỏ việc thường là do nhận
thức về KDTM chưa đúng, do thu nhập ban đầu chưa có hoặc còn thấp hay do bị báo chí
và người thân cản trở . Vì vậy để không bỏ việc thì phải tham dự đầy đủ các buổi đào tạo
của công ty, phải chịu dành thời gian nghiên cứu tài liệu, phải thường xuyên liên lạc với
hệ thống, tham dự các buổi giao lưu và các sự kiện của công ty, thực hiện việc bán lẻ để

54
có thu nhập ban đầu, có bản lĩnh vững vàng và tin tưởng vào thành công. Sau đây là một
ví dụ nhỏ có thể khẳng định khả năng thành công rất lớn của công việc này.<!--[endif]-->

<!--[if !vml]-->Từ trước đến nay có bao giờ bạn có hoài bão muốn trở thành một người
chủ chưa? Nếu có thì bạn muốn trở thành một người chủ như thế nào? Còn như nếu chưa
có thì xin bạn hãy quan tâm đến ví dụ sau đây.<!--[endif]-->

Theo bạn trong thời điểm hiện nay (2003) thì thu nhập 10.000.000đồng/ tháng có cao
không? Cũng khá cao có phải không ạ vì có nhiều người ba bốn năm kinh nghiệm công
tác cộng với hai ba bằng đại học cũng chưa chắc đạt được thu nhập như vậy. Tuy nhiên
tôi đưa ra hai trường hợp như sau.

Trường hợp thứ nhất: bạn là một người rất có năng lực và rất chịu khó vì vậy thu nhập
của bạn được người ta trả cho là 15.000.000đồng/ tháng.

Trường hợp thứ hai: bạn nhận được thu nhập là 100đ cho tháng đầu tiên nhưng từ tháng
tiếp theo thì số tiền này tự nhân đôi lên.

<!--[if !vml]-->Vậy tôi và bạn cùng so sánh sau hai năm thì thu nhập bên nào cao
hơn.<!--[endif]-->

Tháng
Cách 1
Cách 2
Tháng
Cách 1
Cách 2

1
15.000.000
100
7
105.000.000
6.400

2
30.000.000
200
8
120.000.000
12.800

3
45.000.000
400
9

55
135.000.000
25.600

4
60.000.000
800
10
150.000.000
51.200

5
75.000.000
1.600
11
165.000.000
102.400

6
90.000.000
3.200
12
180.000.000
204.800

Bạn hãy nhìn xem, ở cách thứ nhất sau 1 năm làm việc bạn đã có trong tay 180triệu đồng
rồi, vậy mà nếu làm theo cách thứ 2 thì thu nhập mới chỉ có hơn hai trăm ngàn đồng thôi,
thật tệ quá phải không. Nhưng cứ tiếp tục làm việc, kết quả cuối cùng ra sao?

Tháng
Cách 1
Cách 2
Tháng
Cách 1
Cách 2

1
15.000.000
100
13
195.000.000
409.600

2
30.000.000
200

56
14
210.000.000
819.200

3
45.000.000
400
15
225.000.000
1.638.400

4
60.000.000
800
16
240.000.000
3.276.800

5
75.000.000
1.600
17
255.000.000
6.553.600

6
90.000.000
3.200
18
270.000.000
13.107.200

7
105.000.000
6.400
19
285.000.000
26.214.400

8
120.000.000
12.800
20
300.000.000
52.428.800

57
9
135.000.000
25.600
21
315.000.000
104.857.600

10
150.000.000
51.200
22
330.000.000
209.715.200

11
165.000.000
102.400
23
345.000.000
419.340.400

12
180.000.000
204.800
24
360.000.000
838.860.800

Bạn nhìn kỹ đi, nếu cứ tiếp tục kiên nhẫn làm việc thì ở cách 2 thu nhập chỉ riêng tháng
thứ 23 thôi cũng lớn hơn cả tổng thu của cách 1.

Điều này muốn nói lên sự so sánh giữa công việc của một người làm công ăn lương với
công việc của một người làm công việc kinh doanh theo mạng. Trong trường hợp đi làm
thuê hưởng lương thì đúng là bạn có thu nhập ngay, tháng nào chắc tháng đó, tuy nhiên
đôi khi cũng có những áp lực, rủi ro và những bất ổn trong công việc. Giả dụ thu nhập
của bạn là rất đều đặn thì nó có thể tăng trưởng đúng như trong cách 1.

Còn trong kinh doanh theo mạng, Bạn tuyển chọn từng người một cho đến khi có được
một người thật sự thích thú với công việc như bạn rồi sau đó giúp cho người này tuyển và
đào tạo ra được người khác cũng như vậy. Thời gian đầu Bạn phải cố gắng vượt qua được
tâm lý chán nản vì công việc thật là "ỳ à ỳ ạch" giống như xe máy của bạn đi số một. Rồi
từ từ bạn cũng tìm được hai người làm việc, từ hai người thành bốn người, bốn người
thành tám người, công việc những tháng đầu sao mà ngán vậy, thu nhập chẳng đáng là
bao. Nhưng khi mạng lưới của bạn đã có 500 người thì chỉ cần mỗi người tìm một người
thôi là bạn đã có 1000 người tích cực trong hệ thống. Và cứ như vậy 1000 trở thành 2000

58
rất là nhanh. Khi mạng lưới của bạn bùng nổ, bạn mới thấy sững sờ không thể ngờ nổi
thu nhập của bạn sao lại tăng nhanh đến như vậy.

Các chuyên gia lớn trong kinh doanh theo mạng thường tâm sự : Họ không ít hơn 100 lần
muốn bỏ việc do những áp lực từ gia đình và xã hội, bởi không ai chịu hiểu có một doanh
nghiệp gì mà làm mãi không thấy tiền đâu. Thật ra họ không chịu nhìn thấy ban đầu vài
trăm đồng bạc thật chẳng đáng gì nhưng chính là nền tảng của tiền tỉ sau này.

Để không bỏ việc cần: Kiên trì và dựa vào người Bảo Trợ
CÔNG THỨC

THÀNH CÔNG = MỤC ĐÍCH RÕ RÀNG + KẾ HOẠCH CỤ THỂ + KIÊN TRÌ HÀNH
ĐỘNG

Vậy bạn có muốn kiên nhẫn đánh đổi hai năm vất vả để có một cuộc sống ổn định không
còn phải lo lắng về vật chất nữa không? Câu trả lời tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của bạn.

Phân biệt hình tháp ảo (P.2)


1. Phân biệt hình tháp ảo

MLM ngày càng phát triển rộng rãi, được nhiều người áp dụng đồng thời cũng không ít
người phản đối. Một trong những nguyên nhân dẫn đến nghi ngờ hoặc phản đối chính là
sự nhẫm lẫn giữa MLM, hình thức phân phối hàng hóa hợp pháp với mô hình hình tháp
ảo (trong Luật cạnh tranh gọi là: bán hàng đa cấp bất chính) là mô hình lừa đảo đang bị
cấm ở tất cả các nước trên thế giới.

Cả hai đều sử dụng sức mạnh của cấp số nhân, nghĩa là mạng lưới càng về sau càng rộng
ra. Cả hai đều có dòng tiền từ dưới lên và dòng giá trị khác từ trên xuống. Điểm khác
nhau cơ bản chính là ở chỗ: nếu như trong MLM, giá trị đi xuống là sản phẩm hoặc dịch
vụ có chất lượng cao, mang lại giá trị đích thực tương xứng với đồng tiền bỏ ra thì trong
hình tháp ảo, giá trị đi xuống là một giá trị ảo, chỉ có giá trị tạm thời trong nội bộ hình
tháp hoặc không có giá trị gì. Cũng có thể là một giá trị có tác dụng nhỏ hơn, không
tương xứng với đồng tiền bỏ ra. Trong hình tháp ảo, mọi người tham gia chỉ với mục đích
có mã số hoạt động để từ đó có quyền giới thiệu (lôi kéo) người khác mà không quan tâm
đến sản phẩm có hiệu quả hay không, giá cả có phù hợp hay không. Chính vì thế thu nhập
của người vào trước chỉ có thể dựa trên đóng góp của người vào sau. Đây là hình thức lừa
người lân cận và đến một lúc nào đó thì tan vỡ. Trong ngành MLM, người ta thường nói
nhiều về luân lý, nhân cách, ý chí. còn trong hình tháp ảo người ta thường đưa ra những
lời hứa hẹn làm giàu nhanh chóng và dễ dàng. Có nhiều công ty lợi dụng hình thức MLM
để che đậy hình tháp ảo của mình một cách tinh vi, ở đây chúng ta cần tỉnh táo để phân
biệt giữa thật và giả. Trước khi bắt tay tham gia vào một công ty phân phối theo phương
thức MLM nào, để phân biệt giữa công ty MLM chân chính và công ty ảo bạn cần nghiên
cứu kỹ Luật cạnh tranh và Nghị định quản lý giám sát hoạt động bán hàng đa cấp của
Chính phủ, trong đó quy định khá cụ thể và rõ ràng về vấn đề này. Ngoài ra, chúng tôi

59
phân tích thêm về một số vấn đề mà bạn nên cân nhắc, xem xét kỹ những khía cạnh sau
trước khi tham gia một công ty nào đó: Đóng góp bắt buộc (tên gọi khác: lệ phí gia nhập
- bản quyền kinh doanh...) khi lần đầu vào công ty là bao nhiêu, khi tham gia vào mạng
lưới có bị ép mua một lượng hàng nào không? Nhiều công ty mà ngay khi gia nhập bạn
đã phải mua ngay một lượng hàng hóa mà chưa biết là có khả năng bán được hay không.
Một số công ty khác thu lệ phí gia nhập (còn gọi là quyền kinh doanh - hay lệ phí đăng
ký...) quá cao so với những gì mà bạn nhận được khi đăng ký. Bạn nên cân nhắc với
những công ty như vậy. Tuy nhiên bạn cũng cần đánh giá một cách khách quan, một số
công ty khi đăng ký mặc dù mất một khoản lệ phí nhỏ nhưng bù lại công ty trang bị cho
người mới đăng ký nhiều vật dụng mà giá trị của nó có thể bằng hoặc lớn hơn lệ phí
người đăng ký phải bỏ ra (ví dụ: tài liệu, dụng cụ làm việc, sản phẩm mẫu...). Giá trị hàng
hóa có tương xứng với đồng tiền bỏ ra hay không? Bạn có bán được hàng ra thị trường
với giá đó hay không? Nếu bỏ tiền ra chỉ để được tham gia vào công ty mặc dù sản phẩm
có giá trị rất thấp, không tương xứng với đồng tiền bỏ ra thì đó là hình tháp ảo. Nếu hàng
bạn nhận được không thể bán được ra thị trường với cái giá “trên trời” nào đó thì đó
không phải là hàng đúng nghĩa và bạn bị rơi vào hình tháp ảo. Nếu bạn mua hàng của
công ty sau đó đem hàng đó bán ra thị trường nhưng thị trường chỉ chấp nhận với giá
thấp hơn giá mà bạn đã mua sỉ tại công ty, tức là bạn không thể có lãi hoăc thu lại được
số tiền bạn đã bỏ ra thì có nghĩa bạn đang tham gia vào công ty hình tháp ảo. Có ai tham
gia mạng lưới chỉ để sử dụng hàng, không với mục đích kinh doanh không? Nếu có thì đó
là việc bình thường, còn nếu mạng lưới toàn những người mua hàng không với mục đích
sử dụng thật sự mà chỉ để lĩnh hoa hồng thì đó là hình tháp ảo. Công ty có cam kết mua
lại sản phẩm (trong điều kiện còn sử dụng được...) từ các nhà phân phối trong trường hợp
họ không bán được hay không? Chính nhờ vào chất lượng sản phẩm tốt mà các công ty
mlm chân chính mới tồn tại và phát triển được. Một sản phẩm tốt thì không có lý do gì
mà công ty không dám mua lại. Một vấn đề nữa là chi phí hoàn trả hàng có hợp lý hay
không (nhiều công ty áp dụng mức phí hoàn trả hàng là 10% giá trị lô hàng, một số công
ty khác thì không hề thu bất kỳ khoản phí nào khi hoàn trả hàng). Thu nhập (tiền hoa
hồng, tiền thưởng...) lấy từ đâu ra? Đây là vấn đề rất quan trọng cần nghiên cứu kỹ. Tiền
thưởng (thu nhập) chỉ có thể có khi hàng được bán đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng,
lúc mà người tiêu dùng bỏ tiền ra để mua sản phẩm tương xứng với đồng tiền của họ và
sử dụng chúng. Trong mô hình hình tháp ảo, hàng hóa chỉ quanh quẩn trong nội bộ các
nhà phân phối và không lưu thông đến tay người tiêu dùng thực sự, người tầng trên có
tiền nhờ vào việc tầng dưới “ôm” hàng. Nhiều công ty khác chỉ cần lôi kéo được người
mới vào hệ thống là bạn đã có tiền (thực chất là từ sự đóng góp của người mới khi gia
nhập...). Bạn nên thận trọng với những công ty có dấu hiệu trên. Tính dân chủ trong
doanh nghiệp? Trong chính sách hoa hồng phải nói lên được việc bạn vào sau vẫn có thể
có thu nhập cao hơn người vào trước nếu bạn cố gắng và nỗ lực nhiều hơn, ngược lại thì
đó là hình tháp ảo. Có những sơ đồ mà người vào trước mời gọi người khác tham gia, khi
mạng lưới phát triển ra, sau đó không cần làm gì cả nhưng hàng tháng vẫn được nhận hoa
hồng, đó chính là những công ty kinh doanh ảo.

2. Hình tháp ảo tinh vi

60
Hình tháp ảo tinh vi – con cáo đội lốt cừu: Nhiều sáng lập viên của Hình tháp ảo cố gắng
làm cho sơ đồ của họ giống với Kinh doanh theo mạng. Kinh doanh theo mạng là một
phương pháp kinh doanh hợp pháp và được sự bảo hộ của pháp luật sử dụng mạng lưới
những PPV độc lập để bán hàng cho khách hàng.

Trông như một công ty Kinh doanh theo mạng, Hình tháp ảo tinh vi cũng đưa ra một
dòng sản phẩm và những cam kết bán chúng cho khách hàng. Tuy nhiên, rất ít hoặc
không có những nỗ lực bán hàng thật sự. Thay vào đó,tiền kiếm được trong kinh doanh
hình tháp ảo là từ việc tuyển người. Những Phân phối viên mới bị ép buộc mua hàng với
số lượng lớn và tích trữ cũng như đóng phí cao để được tham gia.
Chẳng hạn như trong Hình tháp ảo đơn giản, bạn phải bỏ ra $1000 để mua những sản
phẩm gần như không có giá trị để trở thành “Phân phối viên”. Người tuyển mộ bạn sẽ
nhận được $500 (50% hoa hồng) và $500 còn lại sẽ chuyển cho các tầng trên nữa (trong
trường hợp này là công ty). (Hãy lưu ý đến sự tương đồng với sơ đồ hình tháp ảo đơn
giản nêu trên).
Tuy nhiên, những hình tháp ảo tinh vi thì không dễ dàng gì để lộ chân tướng. Hình tháp
ảo tinh vi thường chọn những sản phẩm có giá thành sản xuất rẻ nhưng khó xác định
được giá trên thị trường như các sản phẩm đặc sắc, mới lạ hoặc các sản phẩm hỗ trợ điều
trị…điều này khiến cho thật khó nói là sản phẩm đó có người tiêu dùng thật sự hay
không. Cách tốt nhất để tránh rơi vào hình tháp ảo tinh vi là nghiên cứu thế nào là một cơ
hội kiếm tiền hợp pháp

3. 9 hành vi bị cấm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp

Nghị định số 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên
lãnh thổ Việt Nam và những hành vi bị cấm thực hiện khi tổ chức kinh doanh, bán hàng
đa cấp. Theo Nghị định, những doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải tuân thủ các quy định
về tuyển người tham gia bán hàng đa cấp. Theo đó, những người không được tham gia
bán hàng đa cấp gồm: Người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội
sản xuất, buôn bán hàng giả, quảng cáo gian dối, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối
khách hàng, các tội về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,
chiếm giữ trái phép tài sản; Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
không có Giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp. Nghị định
cũng nêu rõ tất cả hàng hóa đều được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp, trừ
những trường hợp: Hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm lưu thông, Danh mục hàng
hoá hạn chế kinh doanh, hàng giả, hàng nhập lậu theo quy định của pháp luật; Hàng hoá
là thuốc phòng chữa bệnh cho người; các loại vắc xin, sinh phẩm; trang thiết bị y tế và
dụng cụ y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản), thuốc bảo vệ thực
vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh; các loại hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc
hại theo quy định của pháp luật.Hàng hoá được kinh doanh theo phương thức bán hàng
đa cấp phải đáp đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm theo quy định
của pháp luật; Đảm bảo rõ ràng, hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng, công dụng
của hàng hóa; Có nhãn hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật. Người tham gia hoạt
động bán hàng đa cấp cũng bị cấm thực hiện một số hành vi như: Yêu cầu người được
mình bảo trợ tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp trả bất kỳ khoản phí nào dưới danh

61
nghĩa khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự
khác; Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, thông tin
sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng
đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. Nghị định cũng quy định doanh
nghiệp bán hàng đa cấp phải có trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng trong trường
hợp người tham gia gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc người tham gia khác hoặc
trongtrường hợp người tham gia không được thông tin đầy đủ về hàng hóa theo quy định.

9 hành vi bị cấm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp

1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán
hàng đa cấp.

2. Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được
quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

3. Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình
thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác
để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, trừ tiền mua tài liệu theo quy định.

4. Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển
cho doanh nghiệp theo quy định.

5. Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia
bán hàng đa cấp.

6. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ
người khác tham gia bán hàng đa cấp.

7. Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi
ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng.

8. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để
dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.

9. Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác
tham gia bán hàng đa cấp.

4. Cấm thu lệ phí người tham gia bán hàng đa cấp

62
Bên cạnh đó, bản dự thảo Nghị định Giám sát bán hàng đa cấp được đưa ra lấy ý kiến
ngày 16/12 còn cấm doanh nghiệp kinh doanh đa cấp từ chối chi trả không có lý do chính
đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác.

Theo dự thảo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp. Tuy nhiên,
việc để cơ quan địa phương quản lý hoạt động kinh doanh lĩnh vực này khiến các doanh
nghiệp không đồng tình. Họ đều cho rằng, kinh nghiệm và năng lực quản lý của địa
phương đối với ngành nghề mới mẻ này là rất hạn chế. Hơn nữa, thực chất của kinh
doanh đa cấp là sự tham gia của nhiều người bán hàng và người tiêu dùng, vậy sẽ quản lý
theo địa chỉ của người bán hàng hay người mua hàng. Ý kiến chung đề nghị nên để Bộ
Thương mại quản lý. Để trả lời các doanh nghiệp về việc họ cho rằng quy định các công
ty nước ngoài đưa hàng hoá vào Việt Nam phải công bố chất lượng sản phẩm thông qua
Văn phòng đại diện hoặc nhà nhập khẩu là bất hợp lý, ông Nguyễn Văn Dũng, Cục Vệ
sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế nói: "Nếu công ty nước ngoài muốn chứng tỏ sự đàng
hoàng, làm ăn chân chính thì nên mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam, thủ tục rất đơn
giản. Đó là một quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm với người tiêu dùng". Bán hàng đa
cấp là một phương thức kinh doanh mới xuất hiện từ 4-5 năm gần đây tại Việt Nam, hiện
mới có khoảng 20 doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này. Tuy nhiên bán hàng đa cấp đem
lại tỷ lệ hoa hồng cao hơn từ 5-53% so với kinh doanh truyền thống. Thời gian qua, một
số doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã lợi dụng việc chưa có quy định pháp luật và sự thiếu
hiểu biết của người tiêu dùng (đối tượng khách hàng chủ yếu là nông dân) để lừa đảo,
trốn thuế, kinh doanh trái phép, thu lời bất chính. Một hình thức khá phổ biến là doanh
nghiệp yêu cầu phải nộp tiền trước mới được tham gia vào dây chuyền bán hàng đa cấp.
Dự thảo Nghị định này đã quy định cấm thu bất kỳ khoản lệ phí nào với những người
tham gia. "Đây là dự thảo đầu tiên, chắc chắn còn nhiều bất đồng nên trong thời gian tới
Vụ Pháp chế Bộ Thương mại sẽ tiếp thu, chỉnh lý và tiếp tục tham khảo ý kiến của các
doanh nghiệp cũng như pháp luật quốc tế về vấn đề này", Vụ trưởng Pháp chế Bộ
Thương mại Trương Quang Hoài Nam nói.

Dấu hiệu bán hàng đa cấp bất chính và các quy định pháp luật chống bán hàng đa cấp bất
chính

Bán hàng đa cấp (multi-level sales) hay tiếp thị đa cấp (multi-level marketing) là một
hình thức bán lẻ đã xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng đầu năm 2000 và phát triển với tốc
độ rất nhanh chóng.

Đến nay đã có khoảng 20 doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam với các mặt hàng kinh doanh chủ yếu liên quan đến sức khỏe con người như
thực phẩm, đồ uống dinh dưỡng, mỹ phẩm, máy ozone, và các đồ dùng trong gia đình
như máy massage, nồi cơm điện … Sự xuất hiện và hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp bán hàng đa cấp đã trở thành một hiện tượng ở nhiều thành phố lớn ở Việt Nam

63
trong thời gian gần đây và đã thu hút được sự chú ý của dư luận trong nước. Tuy nhiên,
trên thế giới thì bán hàng đa cấp không phải là điều gì mới lạ vì ngay đầu thế kỷ 20, ở Mỹ
đã hình thành Hiệp hội các Công ty bán hàng trực tiếp-một tên gọi khác của bán hàng đa
cấp (Direct Sales Association-DSA). Tới đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, hình thức bán
hàng này được phát triển mạnh ở khu vực Châu Á, đặc biệt là ở một số nước như Trung
Quốc, Thái lan, Singapore, Malaysia, Indonesia … Bên cạnh các doanh nghiệp bán hàng
đa cấp kinh doanh hợp pháp và minh bạch; trên thị trường Việt Nam cũng xuất hiện khá
nhiều các tổ chức, cá nhân kinh doanh bán hàng có dấu hiệu kinh doanh bất hợp pháp, lừa
đảo người tiêu dùng, mà Nghị định 110 của Chính phủ gọi là “hoạt động bán hàng đa cấp
bất chính”, hay bán hàng đa cấp theo mô hình kim tự tháp. Trước ngưỡng cửa gia nhập
WTO, dự kiến Việt Nam sẽ có các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, trong
đó có phân ngành dịch vụ bán lẻ dưới hình thức bán hàng đa cấp và trong bối cảnh đó sẽ
có nhiều tập đoàn lớn kinh doanh theo hình thức bán hàng đa cấp của nước ngoài thâm
nhập thị trường trong nước theo lộ trình thực hiện cam kết. Việc xác định và ngăn chặn
được hoạt động phi pháp của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính, do vậy, càng
trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải phân biệt được hoạt động bán hàng đa
cấp hợp pháp và bất hợp pháp thông qua các dấu hiệu khác nhau để có sự quản lý, giám
sát phù hợp[*]. Dấu hiệu đầu tiên để có thể phân biệt hoạt động bán hàng đa cấp hợp
pháp hay không đó là mô hình trả thưởng của thành viên của mạng lưới bán hàng. Nếu
hoa hồng (remuneration) của một thành viên có được từ doanh số bán hàng của thành
viên đó thì đó là dấu hiệu của bán hàng đa cấp hợp pháp, nhưng nếu khoản thu nhập được
doanh nghiệp trả cho thành viên do đã giới thiệu thêm các thành viên khác vào mạng lưới
thì đó chính là dấu hiệu của doanh nghiệp kinh doanh bất chính. Ta có thể lấy ví dụ về
quy định của công ty Nino Vina, một công ty phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở Việt
Nam. Để có thể trở thành thành viên cấp I của mạng lưới phân phối, các phân phối viên
phải mua 1 thùng 4 chai nước Tahitian Noni Juice với giá gốc là 2,7 triệu đồng, giá phân
phối là 3,2 triệu đồng. Nếu thành viên cấp I giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia
vào mạng lưới (mỗi người lại đóng 2,7 triệu đồng) thì sẽ được hoa hồng 20% tổng số tiền
những người này mua sản phẩm. 3 người sau này được coi là thành viên cấp II. Nếu các
thành viên cấp II này giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới thì
thành viên cấp I sẽ tự động được hưởng thêm 5% tổng số tiền mà 3 thành viên cấp III nộp
để mua sản phẩm. Theo tính toán, khi mạng lưới phát triển đến tầng thứ 8 thì số tiền hoa
hồng được chuyển về tài khoản của “người lôi kéo” ban đầu là 56,2 triệu đồng mặc dù
người này không phải làm gì ngoài việc rủ rê được 3 người mới tham gia vào mạng lưới
phân phối. Như vậy theo mô hình trả hoa hồng này, thu nhập thu được không phải xuất
phát việc bán sản phẩm mà là do chiếm dụng tiền của các thành viên tiếp theo trong mạng
lưới. Dấu hiệu tiếp theo có thể dễ nhận biết để xác định được một doanh nghiệp bán hàng
đa cấp bất chính là bắt buộc người tham gia phải mua một lượng hàng hóa ban đầu với
giá tiền cao hơn giá trị bán ngoài thị trường nhiều lần mà không được hoàn lại. Ví dụ,
máy ozone được Công ty Sinh Lợi bán với giá 3 triệu đồng, gấp 3 lần giá thị trường của
sản phẩm, đầu đĩa DVD giá 4,5 triệu đồng, đồng hồ đeo tay 3,5 triệu đồng, bộ mỹ phẩm 3
triệu đồng, … Thông thường, các sản phẩm của các công ty bán hàng đa cấp bất chính
không được quảng cáo và rao bán trong các chợ và siêu thị và để có thể trở thành viên
của mạng lưới bán hàng, một điều kiện bắt buộc là phải mua sản phẩm của công ty. Sau
khi sản phẩm đã được bán cho thành viên đầu tiên, công ty sẽ không chịu trách nhiệm
hoàn lại tiền cũng như không có chính sách bảo hành, hậu mãi gì đối với các sản phẩm

64
bán ra. Mục đích của người mua không phải là để sử dụng sản phẩm mà là để trở thành
thành viên của mạng lưới và lôi kéo được những người khác tham gia và hưởng hoa hồng
trên chính việc tham gia của những người đó. Với việc giá thành sản phẩm cao hơn rất
nhiều giá thực tế (ngay cả khi đã cộng cả tiền hoa hồng trả cho đại lý phân phối các cấp),
doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ mà không
cần quan tâm nhiều lắm tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm mình bán ra. Một
doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính sẽ không minh bạch về địa điểm đặt trụ sở chính,
không có con dấu và không đăng ký hoạt động kinh doanh với các cơ quan có trách
nhiệm, hoặc có đăng ký trụ sở chính nhưng lại không đăng ký kinh doanh cho các chi
nhánh mới mở. Ở Việt Nam, nhiều công ty bán hàng đa cấp chuyển địa bàn hoạt động
sang các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nơi người dân (chủ yếu là nông dân) ít có điều kiện tiếp
cận với các thông tin mới và dễ bị “lôi kéo” tham gia vào mạng lưới bán hàng. Các công
ty bán hàng đa cấp cũng thường tổ chức các buổi tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và
hình thức bán hàng thu hút một số lượng rất đông người đến xem, dễ gây mất ổn định trật
tự xã hội. Trên các tờ rơi, tờ quảng cáo của các công ty này cũng không đóng dấu của
công ty, việc chi trả tiền hoa hồng cho các thành viên cũng không kèm theo các hóa đơn,
chứng từ hợp lệ. Để có thể xử lý những bất cập nêu trên của hoạt động bán hàng đa cấp
bất chính, ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Tiếp theo Nghị định là Thông tư
số 19/2005/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn chi tiết việc thi hành Nghị định, Bộ
Tài chính cũng có quy định cụ thể về chính sách thuế thu nhập và thu lệ phí cấp giấy
đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Nghị định 110 đã đưa ra một số quy định để “thắt chặt”
quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, đồng thời cũng là để loại bỏ các dấu hiệu hoạt động
bất minh của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Theo Nghị định, Cục Quản lý cạnh
tranh (Bộ Thương mại) sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Thương mại quản
lý hoạt động bán hàng đa cấp và có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
bán hàng đa cấp. Để hạn chế hiện tượng gần đây có nhiều người nước ngoài và Việt kiều
đứng ra tổ chức các hoạt động bán hàng đa cấp bất hợp pháp, Nghị định quy định các đối
tượng này cần phải có Giấy phép lao động do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp.
Ngoài ra, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải nộp đơn xin Giấy đăng ký tổ chức bán hàng
đa cấp tại Sở Thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động và ký quỹ 5% vốn
điều lệ nhưng không thấp hơn 1 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt
Nam và có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần với Sở Thương mại nơi doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh về các nội dung hoạt động của mình. Các mặt hàng bị cấm
kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp bao gồm một số mặt hàng tương đối nhạy
cảm, đặc thù do các cơ quan chuyên ngành quản lý như thuốc phòng chữa bệnh cho
người, vắc xin, thiết bị y tế, thuốc thú y, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm diệt
côn trùng và diệt khuẩn, hóa chất độc hại. Hàng hóa được kinh doanh theo phương thức
bán hàng đa cấp cũng phải đáp ứng các yêu cầu về dãn nhãn mác, đảm bảo tiêu chuẩn,
chất lượng, vệ sinh thực phẩm và có xuất xứ rõ ràng theo quy định của pháp luật. Nghị
định 110 cũng cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải đặt
cọc hay mua hàng để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Đặc biệt, Nghị
định không cho phép doanh nghiệp cản trở người mua hàng trả lại hàng hóa phát sinh từ
hoạt động bán hàng đa cấp và cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi
ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. Tất cả các người
tham gia đều phải được doanh nghiệp bán hàng đa cấp cấp thẻ thành viên mạng lưới bán

65
hàng đa cấp theo mẫu do Bộ Thương mại quy định. Có thể nói, nếu nắm vững bản chất
của hoạt động bán hàng đa cấp sẽ không khó khăn để có thể nhận biết các dấu hiệu của
bán hàng đa cấp bất chính và trên cơ sở đó có thể đề ra chính sách quản lý thích hợp.
Nghị định 110 của Chính phủ và các văn bản pháp quy có liên quan về hoạt động bán
hàng đa cấp đã góp phần tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ để loại trừ hoạt động bán
hàng đa cấp bất chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán hàng đa cấp hợp pháp hoạt
động. Sau khi các quy định cụ thể của pháp luật đã được ban hành, hy vọng rằng hoạt
động bán hàng đa cấp ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ đi vào “khuôn phép”, một mặt
bảo đảm quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ được
quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. * Trước đây, trong quá trình xây dựng các văn
bản về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam, đã có ý kiến đề xuất cấm loại hình
kinh doanh này. Tuy nhiên, điều này là không khả thi do pháp luật nước ta quy định về
quyền tự do kinh doanh và thành lập doanh nghiệp của các cá nhân và tổ chức, hơn nữa
hình thức kinh doanh đa cấp hợp pháp đã được nhiều nước công nhận từ rất lâu.

UBQG (Nguyễn Hồng Thanh)

6. Quản chặt mô hình kinh doanh đa cấp

Nghị định 110/CP ban hành hôm 24/8 đã thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động bán
hàng đa cấp chân chính, đồng thời tạo hành lang pháp lý để xiết chặt quản lý đối với mô
hình kinh doanh này.

Theo nghị định, mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa
cấp, trừ những người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất,
buôn bán hàng giả, quảng cáo gian dối, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách
hàng, các tội về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm
giữ trái phép tài sản. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có
giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp cũng không được phép
tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp tại Việt Nam. Mọi hàng hoá đều được kinh doanh
theo phương thức bán hàng đa cấp, trừ những trường hợp thuộc danh mục hàng hoá cấm
lưu thông, hạn chế kinh doanh, hàng giả, hàng nhập lậu. Hàng hoá là thuốc phòng, chữa
bệnh cho người; các loại văcxin, sinh phẩm; trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế; các loại
thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản), thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm
diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; nguyên liệu làm thuốc
chữa bệnh; các loại hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại theo quy định của
pháp luật không được kinh doanh theo phương thức này. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho
những cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, doanh nghiệp tổ chức mô hình kinh
doanh này phải xây dựng và công bố công khai quy tắc hoạt động. Đồng thời, phải cung
cấp đầy đủ tài liệu cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh
nghiệp về các nội dung như cách thức trả thưởng, hợp đồng mẫu mà hai bên sẽ ký với
nhau, các thoả thuận khác về quyền và nghĩa vụ của người tham gia.

Theo quy định, doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ không được yêu cầu người muốn tham
gia đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, không được yêu cầu
người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia

66
mạng lưới bán hàng đa cấp. Doanh nghiệp phải thực hiện chi trả đầy đủ các khoản hoa
hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng. Với
những trường hợp có thu nhập cá nhân tới mức chịu thuế, doanh nghiệp kinh doanh đa
cấp phải khấu trừ tiền thuế của người tham gia để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi
chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia. Để được cấp
giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, ngoài những khoản lệ phí theo quy định của Bộ
Tài chính, doanh nghiệp phải ký quỹ tại một ngân hàng hoạt động ở Việt Nam với khoản
tiền tương đương 5% vốn điều lệ. Đúng như dự kiến ban đầu của ban soạn thảo Nghị
định 110/CP, số tiền ký quỹ sẽ không thấp hơn 1 tỷ đồng. Khi có thông báo ngừng hoạt
động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp được sử dụng tiền ký quỹ để chi trả
tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc tiền mua lại hàng hóa từ người tham gia. Trong trường
hợp chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được rút toàn bộ số tiền ký
quỹ nếu không có bất cứ khiếu kiện nào từ phía người tham gia bán hàng đa cấp liên
quan đến việc chi trả tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc tiền mua lại hàng hóa. Nghị định
quản lý hoạt động bán hàng đa cấp là một trong những văn bản hướng dẫn thực thi các
quy định của Luật Cạnh tranh, có hiệu lực từ 1/7 vừa qua.

7. Phải chăng KDTM là lừa đảo?

Hỏi : Vài người bạn liên tục thuyết phục tôi chấp nhận cho họ bảo trợ tham gia vào
KDTM, một hình thức có vẻ như là một dạng trò bạc bịp hoặc hình tháp ảo. Một số người
khác thì nói rằng KDTM là bất hợp pháp và tôi sẽ dây vào rắc rối. Làm thế nào để tôi biết
được đâu là hợp pháp và chân chính?

Đáp:
Để giúp bạn hiểu rõ KDTM là gì, trước hết tôi giải thích những gì không đúng là KDTM.
Trước hết, KDTM không phải là một sơ đồ hình tháp ảo. Hình tháp ảo là chương trình
tương tự như một dây chuyền mà người ta đầu tư tiền bạc vào lời hứa hão rằng những
người khác tham gia sau họ sẽ mang tiền đến và cứ như thế khiến họ trở nên giàu có. Một
hình tháp ảo rõ ràng là trò bạc bịp và không có cơ sở giao dịch thực tế. Thông thường,
hình thức này sẽ không hề có sản phẩm, mà chỉ là tiền trao tay. Các hình tháp ảo hiện đại
ngày nay có thể có sản phẩm, song chúng chẳng qua chỉ là để nguỵ trang cho trò bạc bịp
này.

KDTM là dạng kinh doanh hợp pháp.

Thứ nhất, nó được dựa trên cơ sở cung cấp những sản phẩm thiết thực, hợp pháp phục vụ
nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng với giá cả phải chăng. Tuy rằng có một vài
người làm được khá nhiều tiền thông qua mạng lưới kinh doanh đa cấp, nhưng lợi tức tài
chính của họ chủ yếu là thành quả của công sức đầu tư xây dựng mạng lưới bán hàng và
cung cấp dịch vụ thực tế.
Hình tháp ảo bất hợp pháp và thường dựa vào việc lợi dụng người khác. Để một người
thật sự kiếm được tiền trong hình tháp ảo thì những người khác phải mất tiền. Nhưng
trong KDTM, mỗi người có thể nhân bội số lên công sức, kỹ năng và năng khiếu của

67
mình bằng cách giúp cho những người khác thành công. KDTM đã chứng minh nó là một
phần của nền kinh tế mới và là phương thức kinh doanh có nhiều ưu thế được ưa chuộng
trên khắp thế giới. KDTM không phải là lợi dụng bạn bè và người thân của bạn. Chỉ cách
đây vài năm, KDTM có nghĩa là bán lẻ và nhận bảo trợ cho những người từ “danh sách
người quen” là đối tượng tiềm năng của bạn. Mặc dù việc chia sẽ sản phẩm hoặc dịch vụ
cũng như cơ hội cho những người bạn quen biết thì vẫn còn là nền tảng của ngành KD
này, nhưng ngày nay chúng ta đã thấy có nhiều người sử dụng công nghệ kinh doanh tiên
tiến như Internet, điện đàm hội nghị, và các công nghệ bảo trợ từ xa để mở rộng mạng
lưới của họ ra khắp cả nước

Thứ hai, KDTM không phải là một mô hình làm giàu nhanh chóng. Tuy có vài người có
thể kiếm được tiền rất nhanh. Nhiều người khác nói rằng những người đó gặp may.
Nhưng để thành công trong KDTM thì không dựa vào may mắn. Đáng tiếc là, tiền bạc
không thể tự mọc cánh và bay vào trong tài khoản ngân hàng của bạn dù cho ai đó có hứa
hẹn với bạn điều đó đi chăng nữa.Thành công trong KDTM phụ thuộc vào những nguyên
tắc rất cơ bản song lại khá tích cực.

Thứ ba, Chúng ta sẽ bàn tiếp về KDTM là gì.


KDTM là một ngành KD nghiêm túc của những người nghiêm túc. Nó là một hệ thống
chân chính và minh bạch trong đó việc thiết lập, kiến tạo và đầu tư tiền bạc cho đội ngũ
lãnh đạo đã trở thành đường tiến đến thành công cho bạn
Chỉ tuân theo hệ thống đơn giản, minh bạch và theo cấp số nhân mà công ty chân chính
đưa ra
Yếu tố then chốt là: KDTM thực chất chính là tìm kiếm sức bật đòn bẩy. Bạn có thể tạo
sức bật thời gian và tăng số giờ nỗ lực bỏ ra để bảo trợ người khác và kiếm được một
phần thu nhập nhỏ từ công sức của họ
J. Paul Getty, Người tạo ra một trong những khối của cải lớn nhất thế giới, đã nói rằng:
“kiếm tiền từ được 1 % công sức của 100 người khác thì còn hơn là 100% công sức của
chính mình” Khái niệm rất cơ bản này là bí kíp của KDTM
Chẳng hạn, phần lớn những người thành công trong KDTM đều làm xem đây là phương
pháp làm việc của họ
Mỗi tuần họ làm việc vài giờ, mỗi giờ được xem như là công sức bỏ ra để phục vụ việc
xây dựng và phát triển doanh nghiệp lâu dài của mình. Đó là khi họ bảo trợ cho những
người khác và đào tạo những người này cách bán hàng và rồi lại bảo trợ cho những người
khác sao chép hệt quy trình trên. Bằng cách giúp đỡ những người khác, bạn sẽ trực tiếp
bảo trợ những nhà bảo trợ tương lai, nhân thành nhiều bản sao khác của bạn.
Khi tiến trình này tiếp tục, bạn tạo ra sự tăng trưởng bội số có thể dẫn hàng trăm người
đến với doanh nghiệp của bạn. Bạn tạo sức bật cho thời gian của mình bằng cách giúp
những người khác trở nên thành công và kiếm được thu nhập từ tất cả những nỗ lực của
họ
Với KDTM, không yêu cầu phải có vốn lớn, không bị giới hạn về địa lý, không có mức
thu nhập tối thiểu, và không cần bạn phải có trình độ hoặc kỹ năng đặc biệt nào. KDTM
là một doanh nghiệp có mức chi phí khởi nghiệp thấp, làm việc tại gia thực sự có nhiều
ưu đãi về thuế liên quan đến việc sỡ hữu doanh nghiệp của họ
KDTM là một doanh nghiệp giữa người và người có thể mở rộng đáng kể vòng tròn bè
bạn cuả chúng ta

68
Chính đây là ngành kinh doanh cho bạn có điều kiện đi du lịch và giải trí cũng như tận
hưởng cuộc sống từ nguồn thu nhập thặng dư kiếm được.

8. Đình chỉ hoạt động Công ty bán hàng đa cấp Sinh Lợi

Sở Thương mại TP.HCM vừa cho biết, ngày 26/6 Sở đã ký quyết định Thu hồi giấy đăng
ký tổ chức bán hàng đa cấp của Công ty cổ phần Sinh Lợi, yêu cầu công ty này phải
ngừng ngay việc bán hàng đa cấp, đình chỉ việc tuyển dụng người tham gia mới và phải
thực hiện trách nhiệm đối với người đã tham gia theo qui định hoặc bồi thường cho người
tiêu dùng đối với các vụ việc phát sinh từ những giao kết trước ngày công ty bị thu hồi
Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

Ông Trương Trung Việt, Phó Giám đốc Sở Thương mại TP.HCM cho hay, các lý do mà
Sở thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp của Sinh Lợi là: hồ sơ xin cấp giấy
đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp của Công ty Sinh Lợi có thông tin gian dối do cố ý;
Sinh Lợi có hành vi vi pham pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động bán hàng đa cấp.
Căn cứ vào kết quả thanh tra của Sở Thương mại TP.HCM, hầu hết các sản phẩm do Sinh
Lợi kinh doanh đều có tỉ lệ lãi rất cao, có sản phẩm được bán ra với giá cao gần gấp 10
lần giá vốn như: Máy may mini TQ giá 50 ngàn đồng bán ra 500 ngàn đồng; đồng hồ đeo
tay giá 210 ngàn đồng bán ra 2 triệu đồng; áo ngực Nano Đài Loan giá 175 ngàn đồng
bán ra 1,5 triệu đồng… Ngoài ra, còn rất nhiều sản phẩm khác cũng được công ty này
bán với giá "cắt cổ" cho hợp tác viên và người tiêu dùng như bộ mỹ phẩm Đài Loan giá
709 ngàn đồng bán ra 3 triệu đồng; đầu DVD nội địa giá 2,1 triệu đồng bán ra 4,5 triệu
đồng; đồng hồ đeo tay 3.5 TQ giá 1,6 triệu đồng bán ra 3,5 triệu đồng; máy ozon đa chức
năng giá 1,7 triệu đồng bán ra 3,5 triệu đồng; nồi hấp hơi giá 302 ngàn đồng bán ra 2
triệu đồng, đồng hồ đeo tay 1.6 TQ giá 213 ngàn đồng bán ra 1,6 triệu đồng.

Những cuốn sách nên đọc để hiểu về MLM


Chào các bạn. Để hiểu về Multi-Level Marketing và vì sao những người theo Multi-Level
Marketing lại thành công đến vậy. Các bạn hãy dành thời gian tìm và đọc các cuốn sách
sau:

Cơ hội thuận lợi nhất trong lịch sử loài người (John Kalench).
Kinh doanh theo mạng từ A đến Z (Don Failla).
Tiền (John Millton Fogg).
Làm cách nào để xây dựng một doanh nghiệp trong kinh doanh theo mạng sản sinh lợi
nhuận (Randy Gate).
Làn sóng thứ 3 (Richard Poe).
Hôm qua thất bại hôm nay thành công (Frank Bettger).
Kinh doanh theo mạng dành cho người thông minh (Robert Batvin).

69
Mười bài học trên chiếc khăn ăn (Don Failla).
Làm giàu không vội vàng( John Milton Fogg).
Bạn có thể trở thành bậc thầy trong Kinh Doanh Theo Mạng (John Kalench)

Giới thiệu sách:

LÀN SÓNG THỨ BA - Kỷ nguyên mới trong ngành kinh doanh theo mạng (Richard
Poe)

Tôi chưa bao giờ thấy được ở đâu một cách thảo luận chu đáo và tỉ mỉ như thế đối với
hiện tượng này như trong tác phẩm của Richard Poe.

"Làn sóng thứ ba" không còn nghi ngờ gì nữa, là một cuốn sách tuyệt vời, thâm thúy và
vô cùng quan trọng, viết về một đề tài hấp dẫn, đó là kinh doanh theo mạng. Trích dẫn từ
nhận xét của: Scott de Garmo Tổng biên tập, chủ nhiệm tạp chí Success.

10 BÀI HỌC TRÊN CHIẾC KHĂN ĂN - Cơ sở tối thiểu của thành công

(DON FAILLA)

Trách nhiệm của người đỡ đầu là dạy cho các cộng sự áp dụng tất cả những gì họ đã được
học. Cuốn sách này nhắm phát huy khả năng của Bạn để nhận trách nhiệm về mình.

Đỡ đầu, đó là hoạt động cho phép doanh nghiệp MLM trở thành to lớn. Khi tổ chức của
Bạn bắt đầu lớn mạnh Bạn sẽ trở thành nhà doanh nghiệp độc lập thành đạt. Bạn trở
thành người lãnh đạo của chính mình.

Làm giàu không vội vàng - John Milton Fogg

Thư viện "Triển vọng MLM"

Xanh Petecbua 2002

Để thành công trong kinh doanh theo mạng, hãy học cách thiết lập quan hệ, xây dựng
tình bạn, đề xuất sự hợp tác và phát triển tổ chức với sự giúp đỡ của khả năng lãnh đạo
vào nội lực

EL LỚN HÉ MỞ CÁC BÍ QUYẾT - Tom Shriter (EL Lớn)

70
EL LỚN CẢNH BÁO

Cuốn sách này có thể nguy hiểm cho sức khỏe của Bạn. Nếu như Bạn tuân theo các chỉ
dẫn nêu ra trong cuốn sách này, thì thu nhập của Bạn sẽ tăng đáng kể, và có nghĩa là Bạn
cảm thấy bị stress và lo lắng vì phải suy nghĩ làm thế nào để sử dụng tiền cho đúng. Cuốn
sách này đáng giá đến nỗi tốt nhất là Bạn phải giấu làm sao cho nhân viên phòng thuế
khỏi trông thấy.

BẠN CÓ THỂ TRỞ THÀNH BẬC THẦY TRONG KDTM - John Kalench

Để biết bạn muốn gì ở cuộc đời - đó là nhiệm vụ của bạn. Chỉ ra cho bạn cách có thể đạt
được điều đó như thế nào bằng kinh doanh theo mạng - đó là nhiệm vụ của tôi

Tôi xin hứa với bạn cuốn sách này sẽ làm cho điều đó trở thành hiện thực

--- John Kalench ---

Làm cách nào để xây dựng một doanh nghiệp trong KDTM sản sinh lợi nhuận

Liệu có ai, ngoài Randy Gage, có đủ tâm huyết và lòng nhiệt tình để viết về "Xây dựng
cơ chế tiền tệ đa cấp như thế nào" và trong khuôn khổ một cuốn sách đã nêu được, phải
làm điều đó như thếnào? Chỉ có Randy mới làm được điều đó cho dù thật nhiều khó
khăn. Thực tế, đây là cuốn sách tuyệt vời của một trong không nhiều những nghệ nhân
lành nghề thật sự của kinh doanh theo mạng"

John Milton Fogg - Biên tập viên báo Upline

NHỮNG THỦ LĨNH TRONG KINH DOANH THEO MẠNG(MLM) - TOM SHRITER

Cuốn sách này là tập hợp các bài học nhỏ mà trong đó chỉ bằng vài từ và vài thí dụ sẽ đưa
ra được câu trả lời cho nhiều vấn đề cấp bách đang đặt ra trước các Thủ lĩnh kinh doanh
theo mạng.

Trong cuốn sách này Bạn sẽ tìm được câu trả lời cho nhiều vấn đề Bạn quan tâm như:
Làm thế nào để giữ cho tổ chức luôn "sống động"? Làm công việc của thủ lĩnh như thế
nào để đạt hiệu quả và năng động hơn? Đồng thời mỗi người trong các bạn sẽ nhận thấy
một phong cách dễ hiểu, độc đáo và đầy sức cuốn hút của cuốn sách.

71
NHÀ KINH DOANH THEO MẠNG Vĩ đại nhất thế giới - John Milton Fogg

Kinh doanh theo mạng cho phép cá nhân được tự do hơn cả. Một mặt, nó là công việc tự
do nhất trong số các công việc. Còn mặt khác nữa. Mặt trái của đồng tiền, đó là trách
nhiệm, anh tiếp tục. Kinh doanh theo mạng quả thật là kinh daonh gắn với trách nhiệm.
Chúng ta kiếm được lợi nhuận vì có trách nhiệm. Chúng ta càng giành trách nhiệm cao về
mình bao nhiêu thì chúng ta sẽ càng được trả công nhiều hơn bấy nhiêu. Ý nghĩa của từ
"người đỡ đầu" là lãnh trách nhiệm khi thu hút những người quan tâm tham gia vào
ngành kinh doanh này.

KINH DOANH THEO MẠNG TỪ A đến Z

(DON FAILLA)

Trong quyển sách này có tất cả những gì bạn cần biết về MLM: tìm hiểu thông tin về
hàng hóa ở đâu? Cần có bao nhiêu tiền để bắt đầu làm việc trong MLM? có thể phối hợp
công việc MLM với công việc hiện nay đang làm không? Nên tập trung sực lực vào việc
gì thì hơn? Ưu thế của một tổ chức gồm từ 3 tầng trở lên là gì? Có thể giữ liên lạc với
đồng nghiệp tại những nước khác hay không? Các tác giả đã bao quát tất cả những vấn đề
có liên quan đến hình thức kinh doanh thú vị và sinh lợi này, và họ khẳng định rằng,
phương châm "Hãy tự làm chủ số phận mình!" của nó là hiện thực.

Kinh doanh theo mạng dành cho người thông minh - ROBERT BATVIN

Cuốn sách này chính là cái mà những nhà kinh doanh theo mạng rất cần. Nó được viết
một cách thật khoa học, thể hiện sinh động thực tế kinh doanh, và tác giả của cuốn sách là
bậc thầy lão luyện về lĩnh vực kinh doanh này.

Jeffrey A. Bebiner

(Người đứng đầu của liên đoàn luật quốc tế

cho ngành kinh doanh theo mạng).

TURBO MLM - TOM SHRITER

Tom Shriter, còn có biệt danh là "El lớn", là một trong những diễn giả có tiếng tăm nhất
trong kinh doanh đa cấp độ (hay là kinh doanh theo mạng). Thính giả dự các buổi diễn
thuyết của ông mỗi lần ra về lòng tràn đầy tin tưởng vào thành công của chính mình trên
thị trường kinh doanh đa cấp độ. Họ không ngừng nhắc đi nhắc lại: "Thậm chí đến như
ông ta mà cũng làm được, thì ai chẳng làm được!"

72
TIỀN - John Milton Fogg

"TIỀN" Dù Bạn ghét hay yêu... Bạn có thể không thích, nhưng Bạn không thể không có
chúng. Người nào cũng có thể tiêu nhiều tiền hơn nữa.

Cuốn sách này sẽ chỉ ra cho Bạn cách đơn giản nhất trên đời để kiếm nhiều tiền hơn - hãy
bắt đầu ngay bây giờ - và Bạn sẽ có đủ tiền cho cả quãng đời còn lại.

Doanh nhân vĩ đại nhất thế giới - Og Mandino

Làm thế nào để trở thành giàu có và thành đạt mà vẫn giữ được sự thanh thản của tâm
hồn, sự trong sáng của trí tuệ và sự hứng thú trong cuộc đời? Có tồn tại không một con
đường đúng đắn dẫn ta đến vinh quang chói lọi cho bản thân mà vẫn đem phúc lợi cho xã
hội? Những câu trả lời như vậy Bạn sẽ được tìm thấy trong cuốn sách tuyệt vời này, một
cuốn sách đã trăm lần tái bản và được dịch ra nhiều thứ tiếng với hơn hai triệu đầu sách.
Sách này đã trở thành cẩm nang về thực tiễn và luân lý cho những ai mong muốn đạt
thành công trong cuộc đời.

Suy nghĩ và làm giàu - Napoleon Hill

Trong cuốn sách này bạn sẽ tìm thấy một kế hoạch đã được kiểm nghiệm, làm thế nào để
trở thành giàu có.

Cuốn sách sẽ bày cho bạn cách hàng động và hành động ngay lập tức. Sẽ kề về điều giúp
một con người suốt đời tiến lên phía trước, xây dựng hạnh phúc của riêng mình và nhân
tài sản lên trong khi những người khác con chưa bắt đầu.

Phân biệt giữa kinh doanh theo mạng và hình tháp ảo


Trong KDTM, người ta thường nói nhiều về luân lý, nhân cách, ý chí. còn trong hình
tháp ảo người ta thường đưa ra những lời hứa hẹn làm giàu nhanh và dễ dàng. Có nhiều
công ty lợi dụng hình thức KDTM để che đậy hình tháp ảo của mình một cách tinh vi, ở
đây chúng ta cần tỉnh táo để phân biệt giữa thật và giả. Trước khi bắt tay tham gia vào
một công ty KDTM nào, để phân biệt giữa công ty KDTM thật và công ty ảo bạn cần
phải xem xét những khía cạnh sau:

73
1. Đóng góp bắt buộc ngay lần đầu tiên vào công ty là bao nhiêu?
Nếu cao hơn 2 triệu đồng thì bạn phải cẩn thận. Tuy nhiên có nhiều công ty kinh doanh
những mặt hàng cao như hàng điện tử, bảo hiểm. khi đó cần xem xét tiếp khía cạnh thứ
hai.

2. Bạn sẽ nhận được hàng có giá trị như thế nào từ số tiền bạn bỏ ra?
Nếu bỏ tiền ra chỉ để được tham gia vào công việc mặc dù sản phẩm có giá trị rất thấp,
không tương xứng với đồng tiền bỏ ra thì đó là hình tháp ảo. Nếu hàng bạn nhận được
không thể bán được ra thị trường thì đó không phải là hàng đúng nghĩa và bạn bị rơi vào
hình tháp ảo.

3. Bạn bán được hàng của mình trên thị trường với giá bao nhiêu?
Nếu bạn mua hàng để tham gia vào công ty KDTM sau đó đem hàng đó bán ra thị trường
nhưng thị trường chỉ chấp nhận với giá thấp hơn giá mua sỉ tại công ty, tức là bạn không
thể thu lại được số tiền bạn đã bỏ ra thì có nghĩa bạn đang tham gia vào công ty hình tháp
ảo.

4. Có ai tham gia mạng lưới chỉ để sử dụng hàng, không với mục đích kinh doanh không?
Nếu có thì đó là việc bình thường, còn nếu mạng lưới toàn những người mua hàng không
với mục đích sử dụng thật sự mà chỉ để lĩnh hoa hồng thì đó là hình tháp ảo.

5. Tiền hoa hồng lấy từ đâu ra?


Đây là câu hỏi rất quan trọng. Tiền hoa hồng chỉ có thể có khi hàng được bán đến tận tay
người tiêu dùng cuối cùng, lúc mà người tiêu dùng bỏ tiền ra để mua sản phẩm tương
xứng với đồng tiền của họ. Nếu khác đi thì đó là hình tháp ảo.

6. Tính dân chủ trong doanh nghiệp?


Trong chính sách hoa hồng phải nói lên được việc bạn vào sau vẫn có thể có thu nhập cao
hơn người vào trước nếu bạn cố gắng và nỗ lực nhiều hơn, ngược lại thì đó là hình tháp
ảo. Có những sơ đồ mà người vào trước mời gọi người khác tham gia, khi mạng lưới phát
triển ra, sau đó không cần làm gì cả nhưng hàng tháng vẫn được nhận hoa hồng, đó chính
là những công ty kinh doanh ảo.

74

Вам также может понравиться