Вы находитесь на странице: 1из 105

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 3
Chương 1 TẬP SỐ THỰC VÀ TẬP SỐ PHỨC 4
§1 Tập hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
§2 Các phép toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
§3 Ánh xạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
§4 Tập số thực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
§5 Giới hạn của dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
§6 Các phép toán trên dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
§7 Sự hội tụ của dãy đơn điệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
§8 Giới hạn vô hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
§9 Giới hạn trên - giới hạn dưới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
§10 Tập số phức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
§11 Phép nâng lên lũy thừa và khai căn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
§12 Biểu diễn hình học của số phức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
§13 Dạng lượng giác của số phức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27

Chương 2 GIỚI HẠN VÀ LIÊN TỤC CỦA HÀM MỘT BIẾN SỐ THỰC 30
§1 Hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
§2 Giới hạn của hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
§3 Tính chất và các phép toán của giới hạn . . . . . . . . . . . . . . . . 38
§4 Đại lượng vô cùng bé và dại lượng vô cùng lớn . . . . . . . . . . . . . 41
§5 Tính liên tục của hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
Chương 3 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN 50
§1 Đạo hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
§2 Đạo hàm và vi phân cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
§3 Công thức Taylor . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
§4 Vài ứng dụng của phép tính vi phân hàm một biến . . . . . . . . . . 71

1
Chương 4 TÍCH PHÂN 84
§1 Tích phân bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84
§2 Tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
§3 Tích phân suy rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101

2
Lời nói đầu
Mục đích của việc học toán là có thể áp dụng các kiến thức toán học trong các lĩnh vực khác, như
Kinh tế, Vật lý, Hóa học, Xây dựng, Tin học... Các ứng dụng có thể bao gồm giải tích số, toán
cho kỹ sư, quy hoạch tuyến tính, tối ưu hoá, toán sinh học, sinh tin học, lý thuyết thông tin, lý
thuyết trò chơi, xác suất và thống kê, toán tài chính, mật mã, hình học hữu hạn, khoa học máy
tính, lý thuyết qui hoạch, ... Phương pháp toán chủ yếu để giải các bài toán cụ thể trong từng
lĩnh vực là việc thiết lập một một mô hình toán học cho hệ thống nằm trong nghiên cứu của bài
toán.
Giải tích toán học gồm cơ sở về lý thuyết giới hạn và chuỗi, phép tính vi tích phân và những ứng
dụng của nó. Trong đó nội dung chủ yếu là phép tính vi phân và phép tính tích phân. Trong giải
tích Toán học, phương pháp tư tưởng chủ đạo là "chuyển qua giới hạn". Vì lẽ đó lý thuyết giới
hạn có vai trò nền móng đối với môn học này.
Nhằm mục đích trang bị cho sinh viên năm thứ nhất khối kĩ thuật những kiến thức quan trọng
này, chúng tôi biên soạn tập bài giảng "Toán cao cấp 1". Các khái niệm, kết quả trong bài giảng
được trình bày và chứng minh một cách chi tiết, chặt chẽ nhằm mục đích giúp cho sinh viên dễ
dàng theo dõi. Tác giả cũng hy vọng rằng qua học phần này sinh viên sẽ tìm được niềm vui trong
việc học Toán và có những lập luận chặt chẽ khi trình bày một vấn đề.
Mặc dù tác giả đã dành nhiều thời gian và công sức để biên soạn tập bài giảng này nhưng sai
sót là không thể tránh khỏi. Tác giả rất mong được sự góp ý từ phía Thầy, Cô và các bạn sinh
viên để tập bài giảng được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, Thu đông 2009


Tác giả

3
Chương 1

TẬP SỐ THỰC VÀ TẬP SỐ PHỨC


§1 TẬP HỢP

1.1 Tập hợp

Tập hợp, trong Toán học, được xem là một khái niệm "khởi đầu" không định nghĩa.
Nó đồng nghĩa với các từ họ, hệ, lớp,... và được dùng để mô tả một quần thể của
những đối tượng phân biệt được mà chúng ta tư duy như một thể trọn vẹn.

Ví dụ 1.1. Khi ta nói: họ các đường tròn đồng tâm, lớp các hàm đa thức, cũng có
nghĩa là tập hợp của các đối tượng nói trên. Tập hợp xe cơ giới của thành phố Đà
Nẵng, tập hợp các sinh viên trường Đại học Kiến trúc, tập hợp những con tàu trên
sông Hàn, v.v... là những ví dụ điển hình về khái niệm tập hợp không chỉ trong Toán
học, mà cả trong ngôn ngữ thông thường.

Những "thành viên" của tập hợp gọi là phần tử (hay điểm). Cho A là một tập, ta
viết x ∈ A (đọc: x thuộc A) có nghĩa x là một phần tử của A, và viết x ∈
/ A (đọc: x
không thuộc A) có nghĩa x không phải là phần tử của A.

1.2 Diễn tả tập hợp

Để diễn tả tập hợp người ta dùng dấu móc {...}. Trong dấu móc ta có thể liệt kê
tất cả các phần tử của tập hợp {x1 , ..., xn } , hoặc nêu thuộc tính chung (P ) của các
phần tử tập hợp bằng cách viết {x : x thỏa mãn (P )}.

Ví dụ 1.2. A = {2, 3, 4, 5, 6} hoặc A = {2, 3, ..., 5, 6} hoặc

A = {x : x là số tự nhiên sao cho 2 ≤ x ≤ 6}.

1.3 Tập rỗng

Ta quy ước Tập rỗng (hay tập trống) là tập hợp không có một phần tử nào cả. Người
ta thường ký hiệu tập rỗng là ∅.

Ví dụ 1.3. Tập hợp các sinh viên Trường Đại học Kiến trúc đã đoạt giải nhất
Olympic Toán năm 2009 là tập rỗng; tập hợp các số lẻ chia hết cho 2 là tập rỗng.

4
1.4 Tập trùng nhau

Ta nói tập A và tập B trùng nhau (hay bằng nhau) và viết A = B (đọc: A bằng B)
nếu chúng có cùng những phần tử, tức là x ∈ A khi và chỉ khi x ∈ B. Khi chúng
không trùng nhau ta viết A 6= B.
Ví dụ 1.4. A là tập gồm số 2 và số 4, còn B là tập các số chẵn dương bé hơn 5. Ta
có A = B.

1.5 Tập hợp con

Ta nói A là tập con của tập B nếu mọi phần tử của A là phần tử của B. Khi đó ta
viết A ⊂ B (đọc: A nằm trong B), hoặc B ⊃ A (đọc: B chứa A). Nếu A ⊂ B và
A 6= B ta nói A là tập con thật sự của B. Quy ước: Tập rỗng là tập con của mọi tập.
Chú ý 1.1. Mỗi phần tử x của A tạo thành tập con {x} của A. Cần phân biệt phần
tử x của tập hợp A (viết là x ∈ A) với tập con {x} của tập hợp A (viết là {x} ⊂ A).

§2 CÁC PHÉP TOÁN CỦA TẬP HỢP

2.1 Hợp của hai tập

Hợp của hai tập A và B được ký hiệu A ∪ B (đọc: A hợp B) là tập gồm tất cả các
phần tử thuộc A hoặc thuộc B. Nghĩa là
A ∪ B = {x : x ∈ A hoặc x ∈ B}.
Ví dụ 2.1. A = {1, 2, 10, {a, b}}, B = {a, 2, {a, b}}, A ∪ B = {1, 2, 10, {a, b}, a}.
Chú ý 2.1. {a, b} là một tập nhưng nó lại là một phần tử của A và của B.

2.2 Giao của hai tập

Giao của hai tập A và B được ký hiệu A ∩ B (đọc: A giao B) là tập gồm tất cả các
phần tử vừa thuộc A lại vừa thuộc B. Như vậy
A ∩ B = {x : x ∈ A và x ∈ B}.
Ví dụ 2.2. Với A = {a, b, c}, B = {{a}, b, d}, thì A ∩ B = {b}.

2.3 Phần bù

Phần bù của A trong B được ký hiệu B \ A là tập gồm tất cả các phần tử thuộc B
nhưng không thuộc A. Đôi khi người ta gọi B \ A là hiệu của B và A. Khi đó
B \ A = {x : x ∈ B và x ∈
/ A}.

5
Ví dụ 2.3. A = {1, 5, 10, b}, B = {5, b}. Khi đó B \ A = ∅.

2.4 Tính chất của các phép tính

Cho A, B và C là ba tập hợp bất kỳ. Khi đó, ta có

Tính kết hợp

(1) A ∪ (B ∪ C) = (A ∪ B) ∪ C,
(1’) A ∩ (B ∩ C) = (A ∩ B) ∩ C.

Tính giao hoán

(2) A ∪ B = B ∪ A,
(2’) A ∩ B = B ∩ A.

Tính phân phối

(3) A ∪ (B ∩ C) = (A ∪ B) ∩ (A ∪ C),
(3’) A ∩ (B ∪ C) = (A ∩ B) ∪ (A ∩ C),
(4) A \ (B ∪ C) = (A \ B) ∩ (A \ C),
(4’) A \ (B ∩ C) = (A \ B) ∪ (A \ C).

Chứng minh. Để chứng minh đẳng thức X = Y giữa hai tập X và Y ta chỉ ra rằng
với x ∈X thì suy ra x ∈ Y tức là X ⊂ Y , và ngược lại với y ∈ Y thì suy ra y ∈ X,
tức là Y ⊂ X.
Ta xem chứng minh (3) sau đây là một chứng minh mẫu, những đẳng thức khác
chứng minh tương tự.
Chứng minh (3). Cho x là phần tử bất kỳ của A ∪ (B ∩ C). Khi đó x ∈ A hoặc
x ∈ (B ∩C). Nếu x ∈ A thì x ∈ A∪B và x ∈ A∪C, có nghĩa là x ∈ (A∪B)∩(A∪C).
Nếu x ∈ (B ∩ C) thì x ∈ B và x ∈ C. Lúc đó x ∈ A ∪ B và x ∈ A ∪ C, có nghĩa là
x ∈ (A ∪ B) ∩ (A ∪ C). Ngược lại, cho y là phần tử bất kỳ của (A ∪ B) ∩ (A ∪ C).
Khi đó y ∈ A ∪ B và y ∈ A ∪ C. Vậy hoặc y ∈ A tức là y ∈ A ∪ (B ∩ C), hoặc y ∈ A.
Nhưng y ∈ A thì y ∈ B và y ∈ C, có nghĩa là y ∈ B ∩ C. Do đó y ∈ A ∪ (B ∩ C) và
(3) là đúng.

Chú ý 2.2. 1. Dùng cách diễn tả, chứng minh trên có thể viết ngắn gọn như sau:
A ∪ (B ∩ C) = {x : x ∈ A hoặc x ∈ (B ∩ C)}
= {x : x ∈ A hoặc {x ∈ B và x ∈ C}}
= {x : x ∈ A hoặc x ∈ B} và {x ∈ A hoặc x ∈ C}
= (A ∪ B) ∩ (A ∪ C).

6
2. Do tính kết hợp, với ba tập A, B, C cho trước ta có thể lấy hợp hai tập bất
kỳ sau đó mới hợp với tập còn lại và kết quả đều cho ta một tập, đó là hợp
A ∪ B ∪ C. Tương tự như thế đối với phép giao, cũng như phép hợp và phép
giao của nhiều tập hơn.

2.5 Tích của các tập hợp

Cho 2 tập hợp A và B. Tập hợp tất cả các cặp điểm (a, b), với a ∈ A và b ∈ B, lập
thành một tập hợp mới gọi là tích của hai tập A và B, và được ký hiệu là A × B.
Như vậy, mỗi phần tử z của tập tích A × B luôn biểu diễn dưới dạng z = (a, b), với
a ∈ A, b ∈ B, và người ta gọi a, b là các thành phần (hay toạ độ ) của z.

§3 ÁNH XẠ

3.1 Định ngĩa ánh xạ

Cho A và B là hai tập khác rỗng. Ánh xạ từ A tới B là một quy tắc cho phép với
mỗi phần tử x ∈ A chỉ ra được một và chỉ một phần tử y ∈ B ứng với nó. Thông
thường người ta ký hiệu f : A → B có nghĩa f là ánh xạ từ A tới B. Phần tử y ứng
với phần tử x (qua ánh xạ f ) được gọi là ảnh của x (qua ánh xạ f ), còn phần tử x
được gọi là tạo ảnh của y. Kí hiệu:

f : x 7−→ y = f (x).

Nếu với mọi x ∈ A ta dều có f (x) = y0 , trong đó y0 là một phần tử xác định của B,
thì ta bảo f là ánh xạ không đổi.
Nếu A ⊂ B và f (x) = x với mọi x ∈ A thì f được gọi là ánh xạ đồng nhất của A
vào B. Tập A được gọi là miền xác định của ánh xạ. Khi B là một tập hợp số nào
đó người ta còn gọi f là hàm số.

3.2 Toàn ánh, đơn ánh, song ánh

Giả sử đã cho ánh xạ f từ tập A vào tập B. Nếu f (A) = B thì ta sẽ bảo f là một
toàn ánh.
Nếu từ x1 6= x2 (x1 , x2 là hai phần tử bất kì thuộc A) suy ra f (x1 ) 6= f (x2 ) thì f
được gọi là một đơn ánh từ A vào B.
Nếu f vừa toàn ánh vừa đơn ánh thì ta sẽ gọi f là một song ánh (hay ánh xạ 1-1) từ
A lên B. Nói cách khác, f là một song ánh từ A vào B nếu với mỗi y ∈ B dều tồn
tại một x ∈ A sao cho f (x) = y và nếu f (x1 ) = f (x2 ) thì x1 = x2 .

7
3.3 Tương đương

Hai tập A và B gọi là tương đương nếu có thể xây dựng được một song ánh giữa A
và B.
Khi đó ta viết A ∼ B.

Ví dụ 3.1. a) Với A là tập hợp các số thực dương, B là tập hợp các số thực âm, thì
A ∼ B vì ánh xạ f : a 7−→ −a là một song ánh.
b) A = {1, 2, ...}, B = {±1, ±2, ...}. Khi đó A ∼ B vì ánh xạ f : 2n 7−→ −n và
2n − 1 7−→ n là song ánh.

Chú ý 3.1. Nếu A và B hữu hạn thì A ∼ B khi và chỉ khi số phần tử của A bằng
số phần tử của B.

§4 TẬP SỐ THỰC

4.1 Hệ tiên đề

Tập số thực R là tập hợp trên đó có hai phép toán cộng (+), nhân (·) và quan hệ
thứ tự ≤ sao cho R là một trường có thứ tự đầy đủ. Cụ thể như sau

(a) Phép toán (+) và (·) là các phép toán hai ngôi trên R sao cho (R, +, ·)
lập thành một trường. Tức là,

+ : R×R −→ R,
(x, y) 7−→ x + y.
· : R×R −→ R,
(x, y) 7−→ xy = x · y.

thỏa mãn

(R.1) x + y = y + x với mọi x, y ∈ R;


(R.2) (x + y) + z = x + (y + z) với mọi x, y, z ∈ R;
(R.3) Tồn tại phần tử 0 ∈ R sao cho x + 0 = x với mọi x ∈ R;
(R.4) Với mọi x ∈ R tồn tại phần tử −x ∈ R sao cho x + (−x) = 0;
(R.5) xy = yx với mọi x, y ∈ R;
(R.6) (xy)z = x(yz) với mọi x, y, z ∈ R;
(R.7) Tồn tại phần tử 1 ∈ R sao cho 1x = x với mọi x ∈ R;
(R.8) Với mọi x ∈ R \{0} tồn tại phần tử x−1 ∈ R sao cho x(x−1 ) = 1;
(R.9) (x + y)z = xz + yz với mọi x, y, z ∈ R.

8
(b) R là một trường sắp thứ tự toàn phần. Tức là,

(R.10) x ≤ x với mọi x ∈ R;


(R.11) (x ≤ y) ∧ (y ≤ x) ⇒ x = y với mọi x, y ∈ R;
(R.12) (x ≤ y) ∧ (y ≤ z) ⇒ x ≤ z với mọi x, y, z ∈ R;
(R.13) Với mọi x, y ∈ R ta phải có x ≤ y hoặc y ≤ x;
(R.14) x ≤ y ⇔ x + z ≤ y + z với mọi x, y, z ∈ R;
(R.15) (0 ≤ x) ∧ (0 ≤ y) ⇒ 0 ≤ xy với mọi x, y ∈ R;

Như thông thường, ta viết y ≥ x thay vì viết x ≤ y và viết x < y (hoặc y > x)
mỗi khi x ≤ y và x 6= y.
Cho A ⊂ R. Ta nói A bị chặn trên nếu tồn tại α ∈ R sao cho a ≤ α với mọi
a ∈ A. Lúc đó ta nói α là một cận trên của A.
Giả sử A là một tập bị chặn trên, β được gọi là một cận trên đúng của A nếu nó
là cận trên bé nhất của A. Tức là,

∀a ∈ A : a ≤ β
∀u < β, ∃a ∈ A : u < a.

(c) R là một trường được sắp thứ tự đầy đủ. Tức là,

(R.16) Mọi tập khác rỗng bị chặn trên trong R đều tồn tại cận trên đúng.

Tương tự, ta có các định nghĩa về tập bị chặn dưới và cận dưới đúng. Cận trên
đúng của A được kí hiệu là sup A còn cận dưới đúng được kí hiệu là inf A. Một
tập vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới được gọi là bị chặn.

Từ hệ tiên đề trên ta suy ra được các định lý sau:

Định lý 4.1. Mọi tập khác rỗng bị chặn dưới trong R đều có cận dưới đúng.

Định lý 4.2. Cho A ⊂ R. Lúc đó


(
a ≤ β; ∀a ∈ A
a) β = sup A ⇔
∀ε > 0, ∃a ∈ A : β − ε < a
(
α ≤ a; ∀a ∈ A
b) α = inf A ⇔
∀ε > 0, ∃a ∈ A : a < α + ε

c) A bị chặn dưới nếu và chỉ nếu −A bị chặn trên, và lúc đó sup(−A) = − inf(A).

9
4.2 Định lý Archimedes

Định lý 4.3. Với mọi ε > 0 cho trước, với mọi x > 0 cho trước, luôn tồn tại một số
nguyên dương k sao cho kε > x.

Chứng minh. Ta chứng minh bằng phương pháp phản chứng. Giả sử ∀k ∈ N∗ thì
kε ≤ x.
Đặt E = {kε : k ∈ N∗ }. Khi đó E là một tập hợp không rỗng trong R bị chặn trên
bởi x, theo tiên đề (R.16) E có cận trên đúng b = sup E. Theo Định lý 4.2 tồn tại
m ∈ N∗ sao cho mε > b − ε. Do đó (m + 1)ε > b điều này mâu thuẫn với b là cận
trên đúng của E.

Hệ quả 4.4. Với mọi x ∈ R, tồn tại k ∈ Z sao cho k ≤ x < k + 1.

Định lý 4.5. Giữa hai số thực bất kì a < b luôn tồn tại số hữu tỷ r sao cho a < r < b.

Chứng minh. Vì b − a > 0 nên theo định lý Archimedes tồn tại n ∈ N∗ sao cho
1
n(b−a) > 1, hay < b−a. Theo hệ quả trên tồn tại m ∈ Z sao cho m−1 ≤ na < m.
n
m 1 m m 1
Từ đó − ≤ a < , cũng từ bất đẳng thức này ta có ≤ + a < b − a + a = b.
n n n n n
m m
Vậy a < < b, r = là số hữu tỷ cần tìm.
n n

4.3 Tập số thực mở rộng

Hệ thống số thực mở rộng gồm tập số thực R và hai kí hiệu +∞, −∞ thỏa mãn các
điều kiện sau:
a) Nếu x là số thực thì:−∞ < x < +∞ và x + ∞ = +∞, x − ∞ = −∞;
b) Nếu x > 0 thì x.(+∞) = −∞; x.(−∞) = +∞;
c) Nếu x < 0 thì x.(+∞) = +∞; x.(−∞) = −∞.

4.4 Khoảng, đoạn, giá trị tuyệt đối

Giả sử a và b là hai số thực, a < b. Các tập con sau đây của R

(a, b) = {x ∈ R : a < x < b};


(a, b] = {x ∈ R : a < x ≤ b};
[a, b) = {x ∈ R : a ≤ x < b};
[a, b] = {x ∈ R : a ≤ x ≤ b}.

Được gọi là khoảng với hai đầu mút a, b. Cụ thể hơn ta gọi (a, b) là khoảng mở; [a, b]
là khoảng đóng hay đoạn; [a, b), (a, b] là những khoảng nửa mở. Số b − a là độ dài

10
của các khoảng này. Ngoài ra trong R ta cũng có các khoảng:

(−∞, +∞) = {x ∈ R : −∞ < x < +∞};


(a, +∞) = {x ∈ R : a < x < +∞};
(−∞, b) = {x ∈ R : −∞ < x < b}.

Người ta gọi trị số tuyệt đối của số thực x là số thực được kí hiệu |x|, xác định như
sau: (
x nếu x ≥ 0
|x| =
−x nếu x < 0.
Từ đó dễ dàng suy ra các tính chất sau:

|a| ≥ 0
−|a| ≤ a ≤ |a|
|a.b| = |a|.|b|
|a + b| ≤ |a| + |b|
|a − b| ≥ ||a| − |b||.

với mọi số thực a, b ∈ R.

§5 GIỚI HẠN CỦA DÃY SỐ

5.1 Dãy số

Dãy số là một tập vô hạn các số thực được đánh số và xếp thứ tự đánh số tăng dần.
Dãy số thường được ký hiệu là {a1 , a2 , ..., an , ...} hay (an )n hoặc đơn giản hơn {an }.
Cũng có thể xem dãy số là tập giá trị của hàm với biến số tự nhiên, được xếp theo
thứ tự biến tăng dần: an = f (n). Ta gọi an là số hạng tổng quát cũa dãy số, n là chỉ
số.

Ví dụ 5.1. 1) Với hàm f (n) = n, ta có an = n, tức là có dãy {1, 2, ..., n, ...}.


2) Với an = 1 khi n chẵn và an = 0 khi n lẻ ta có dãy {0, 1, 0, 1, 0, ...}.

5.2 Dãy đơn điệu

Một dãy (an )n được gọi là

• dãy tăng nếu an ≤ an+1 , ∀n ∈ N∗ ;

• dãy giảm nếu an ≥ an+1 , ∀n ∈ N∗ ;

• dãy tăng ngặt (tăng thực sự) nếu an < an+1 , ∀n ∈ N∗

11
• dãy giảm ngặt (giảm thực sự) nếu an > an+1 , ∀n ∈ N∗ .

Dãy tăng tăng hay giảm được gọi chung là dãy đơn điệu, tương tự các dãy tăng ngặt
hay giảm ngặt được gọi chung là dãy đơn điệu ngặt.

5.3 Dãy con

Cho dãy số (an )n . Nếu n1 < n2 < ... < nk < ... là một dãy tăng thực sự các số tự
nhiên dương thì dãy an1 , an2 , ..., ank , ... gọi là dãy con của dãy (an )n và viết là (ank )k .

5.4 Giới hạn

Số a được gọi là giới hạn của dãy số {an } nếu với mỗi số dương ε bất kỳ ta có thể
tìm được chỉ số n0 (phụ thuộc ε) sao cho an ∈ (a − ε, a + ε) (tức là |an − a| < ε) với
mọi n ≥ n0 . Khi đó ta viết a = lim an (hay an → a khi n → ∞) và nói rằng dãy số
n→∞
an hội tụ tới a.
Một dãy có giới hạn được gọi là dãy hội tụ. Một dãy không hội tụ được gọi là dãy
phân kì.
(−1)n
Ví dụ 5.2. Với an = ta có lim an = 0 vì với ε > 0 bất kỳ, lấy n0 đủ lớn để
n n→∞
1 1
n0 > thì |an − 0| = < ε khi n ≥ n0 .
ε n
Dễ dàng kiểm chứng rằng với an = (−1)n thì {an } không hội tụ.
Mệnh đề 5.1. Nếu {an } hội tụ thì giới hạn của nó duy nhất.

Chứng minh. Giả sử a và b là hai giới hạn của {an } với a > b. Khi đó với ε =
1
(a − b) > 0 ta sẽ tìm được n0 sao cho an ∈ (a − ε, a + ε) và an ∈ (b − ε, b + ε) với
4
mọi n ≥ n0 . Điều này vô lý vì (a − ε, a + ε) ∩ (b − ε, b + ε) = ∅.

5.5 Tính chất của các dãy hội tụ

Định lý 5.2. Mọi dãy con của một dãy hội tụ đều hội tụ và có cùng giới hạn

Chứng minh. Giả sử dãy (an )n có lim an = a. Xét một dãy con bất kì của nó:
n→∞
am1 , am2 , ..., amn , ... ta sẽ chứng minh lim amn = a. Thật vậy:
n→∞

Do lim an = a nên ∀ε > 0, ∃nε : ∀n > nε ⇒ |an − a| < ε.


n→∞

Nhưng mn > n nên mn > nε suy ra: |amn − a| < ε. Vậy lim amn = a.
n→∞

Định lý 5.3. Nếu dãy (an )n hội tụ và có lim an = a thì dãy (|an |)n cũng hội tụ và
n→∞
lim |an | = |a|.
n→∞

12
Chứng minh. Do lim an = a nên ∀ε > 0, ∃nε : ∀n > nε ⇒ |an − a| < ε.
n→∞

Khi đó ∀n > nε lại do ||an | − |a|| ≤ |an − a| < ε. Vậy lim |an | = |a|.
n→∞

Tính giới nội

Dãy số {an } gọi là bị chặn trên (bị chặn dưới) nếu tồn tại số c sao cho an < c (c < an )
với mọi n. Khi dãy số vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới ta nói nó giới nội.
Như vậy dãy (an )n là bị chặn nếu tồn tại M > 0 để |an | ≤ M, ∀n ∈ N.
n−1
Ví dụ 5.3. - Dãy số an = là dãy tăng và bị chặn trên bởi số 1.
n
1 1
- Dãy số: −1, 1, −2, , −3, , ... bị chặn trên bởi số 1 nhưng không bị chặn dưới.
2 3
Mệnh đề 5.4. Mọi dãy hội tụ đều giới nội.

Chứng minh. Giả sử a = lim an . Lấy ε = 1, theo định nghĩa của giới hạn, tồn tại
n→∞
n0 sao cho |an − a| < 1 với mọi n ≥ n0 . Đặt c = max{|a1 |, ..., |an0 |, |a| + 1} ta có
an < c với mọi n = 1, 2, ... Vậy {an } giới nội.
Chú ý 5.1. Không phải dãy giới nội nào cũng hội tụ, như dãy {(−1)n } chẳng hạn.

Tính bảo toàn thứ tự

Mệnh đề 5.5. Giả sử a = lim an , b = lim bn và an ≥ bn với mọi n ≥ n0 nào đó.


n→∞ n→∞
Khi ấy a ≥ b.
b−a
Chứng minh. Giả sử ngược lại là a < b. Lấy ε = . Theo định nghĩa, tồn tại
4
n1 > n0 đủ lớn để an ∈ (a − ε, a + ε) và bn ∈ (b − ε, b + ε) với mọi n ≥ n1 . Dĩ nhiên
a + ε < b − ε. Do vậy an < bn với n ≥ n1 , mâu thuẫn với giả thiết, như vậy a ≥ b.
Chú ý 5.2. Từ định lý này ta suy ra rằng: Nếu (an )n hội tụ và:
+ Nếu an > α, ∀n > n0 thì lim an ≥ α.
n→∞

+ Nếu an < β, ∀n > n0 thì lim an ≤ β.


n→∞

Định lý 5.6. Nếu dãy (an )n hội tụ và lim an = a < b thì tồn tại số n0 sao cho
n→∞
an < b, ∀n > n0 .

Chứng minh. Do a < b nên b − a > 0. Chọn ε < b − a ⇒ a + ε < b. Vì lim an = a


n→∞
nên với ε này có n0 sao cho ∀n > n0 thì
|nn − a| < ε ⇒ a − ε < an < a + ε < b.
Vậy an < b, ∀n > n0 .

13
Định lý 5.7. Cho lim an = lim bn = α, n0 là số tự nhiên dương và giả sử ∀n > n0 :
n→∞ n→∞
an ≤ cn ≤ bn . Khi đó dãy (cn )n hội tụ và lim cn = α.
n→∞

Chứng minh. Theo giả thiết ∀ε > 0 cho trước tồn tại n1 sao cho:
∀n > n1 ⇒ α − ε < an < α + ε
và tồn tại n2 sao cho: ∀n > n2 ⇒ α − ε < bn < α + ε.
Khi đó: ∀n > n3 = max{n0 , n1 , n2 } ta có:
α − ε < an ≤ cn ≤ bn < α + ε.
Suy ra ∀n > n3 thì |cn − a| < ε ⇒ lim cn = α.
n→∞

Chú ý 5.3. Từ định lý này ta có thể suy ra: Nếu dãy (|an |)n hội tụ về 0 thì dãy
(an )n cũng hội tụ về 0.

§6 CÁC PHÉP TOÁN TRÊN DÃY SỐ

  nghĩa 6.1. Cho dãy (an )n và (bn )n , các dãy (an + bn )n , (an − bn )n , (an bn )n ,
Định
an
(nếu bn 6= 0, ∀n > n0 nào đó) lần lượt được gọi là tổng, hiệu, tích, thương của
bn n
hai dãy trên.
Định lý 6.1. Giả sử (an )n và (bn )n là những dãy hội tụ. Khi đó các dãy tổng, hiệu,
tích, thương cũng hội tụ và:

(i) lim (an + bn ) = lim an + lim bn .


n→∞ n→∞ n→∞

(ii) lim (an bn ) = lim an . lim bn .


n→∞ n→∞ n→∞
 
an
(iii) Nếu lim bn 6= 0 thì dãy thương bn n
hội tụ và:
n→∞

an
 lim an
n→∞
lim = .
n→∞ bn lim bn
n→∞

Chứng minh. Giả sử lim an = a và lim bn = b.


n→∞ n→∞

(i) Ta có
ε
∀ε > 0, ∃N1 :∀n > N1 ⇒ |an − a| < ;
2
ε
∃N2 :∀n > N2 ⇒ |bn − b| < .
2
Đặt N = max{N1 , N2 } thì ∀n > N ta được
|(an ± bn ) − (a ± b)| ≤ |an − a| + |bn − b| < ε.

14
(ii) Vì dãy (an )n hội tụ nên bị chặn, nghĩa là tồn tại số M > 0 sao cho |an | ≤
M, ∀n ∈ N∗ .
Mặt khác do lim an = a, lim bn = b nên với mọi số ε > 0 cho trước tồn tại số
n→∞ n→∞
tự nhiên dương N sao cho:
ε ε
∀n > N ⇒ |an − a| < ; |bn − b| < .
M + |b| M + |b|

Khi đó:
ε
|an bn − ab| = |an (bn − b) + b(an − a)| ≤ |an ||bn − b| + |b||an − a| < M +
M + |b|
ε|b|
= ε.
M + |b|
Vậy lim an bn = ab.
n→∞

1 1
(iii) Trước hết ta chứng minh nếu lim bn = b 6= 0 thì lim = .
n→∞ n→∞ bn b
1
Do lim bn = b 6= 0 nên với ε0 = 12 |b| > 0, ∃n1 : ∀n > n1 ⇒ |bn − b| < |b|.
n→∞ 2
1
Từ đó: |b| − |bn | ≤ 12 |b|, ∀n > n1 hay |bn | > |b|, ∀n > n1 .
2
Ta có:
− 1 = |b − bn | < |bn − b|. 2 , ∀n > n1 .

1
b
n b |b||bn | |b|2
Mặt khác với mọi ε > 0 cho trước, tồn tại n2 > n1 sao cho với n > n2 ta có
1
|bn − b| < |b|2 .ε.
2
1 1 2 1 1
Khi đó rõ ràng − < |bn − b|. 2 < ε, ∀n > n2 . Hay lim
= .
bn b |b| n→∞ bn b
Kết hợp điều vừa chứng minh với kết quả (ii) ta được (iii).

Chú ý 6.1. Nếu (cn )n là dãy không đổi (hằng) thì lim c = c.
n→∞

Do đó: lim c.an = c lim an .


n→∞ n→∞

1
Ví dụ 6.1. Chứng tỏ rằng lim sin n = 0.
n→∞ n

1 1
Thật vậy, dễ thấy 0 ≤ sin n ≤ , ∀n ∈ N∗ .

n n

1 1 1
Mặt khác lim = 0 nên lim sin n = 0. Vậy lim sin n = 0.
n→∞ n n→∞ n n→∞ n

2n
Ví dụ 6.2. Chứng minh rằng lim = 0.
n→∞ n!

15
Thật vậy, ta có
2n 2 2 2 2 2 n−2
 
0< = . . ... ≤ 2 .
n! 1 2 3 n 3
2n
Hơn nữa lim q n = 0, (|p| < 1) nên suy ra: lim = 0.
n→∞ n→∞ n!

Ví dụ 6.3. Chứng minh rằng nếu p > 0 thì lim n p = 1.
n→∞

Thật vậy, ta xét các trường hợp sau:



i) p > 1: Đặt an = n p − 1. Lúc đó an > 0 và ta có: 1 + nan ≤ (1 + an )n = p suy ra:
p−1 p−1 1
0 < an < , ∀n ∈ N∗ và do lim = (p − 1) lim = 0 nên lim an = 0.
n n→∞ n n→∞ n n→∞

Suy ra lim n p = 1.
n→∞

ii) p = 1; Rõ ràng lim n p = 1.
n→∞
1
iii) 0 < p < 1: Đặt p1 = > 1. Theo chứng minh trên
p
√ 1 1 √
1 = lim n
p1 ⇔ lim √ = √ = 1 ⇔ lim n p = 1.
n→∞ n→∞ n p1 lim p1
n n→∞
n→∞

§7 SỰ HỘI TỤ CỦA DÃY ĐƠN ĐIỆU

Định lý 7.1.

(i) Nếu (an )n là một dãy tăng và bị chặn trên thì nó hội tụ và lim an = sup an .
n→∞ n

(ii) Nếu (an )n là một dãy giảm và bị chặn dưới thì nó hội tụ và lim an = inf an .
n→∞ n

Chứng minh. Ta chứng minh (i) còn (ii) chứng minh tương tự.
Vì (an )n là một dãy bị chặn trên nên đặt a = sup an < +∞. Theo tính chất của
n
supremum:
∀ε > 0, ∃n0 và a − ε < an0 < a.
Mặt khác vì dãy (an )n tăng nên ∀n > n0 : a − ε < an0 < an < a hay |an − a| < ε.
Điều này chứng tỏ lim an = a.
n→∞

7.1 Số e

Xét dãy số (an )n với an = (1 + n1 )n . Ta chứng minh (an )n là một dãy tăng.
Xét n + 1 số thực dương:
1
x1 = 1, x2 = x3 = ... = xn+1 = 1 + .
n
16
Theo bất đẳng thức Cauchy:
x1 + x2 + ... + xn+1 √
≥ n+1
x1 .x2 ...xn+1 .
n+1
s
1 + n(1 + n1 )
n n+1 n
1 1 1
 
n+1
≥ 1+ ⇔ 1+ ≥ 1+ ,
n+1 n n+1 n
nghĩa là an+1 ≥ an , ∀n.
Ta chứng minh dãy (an )n bị chặn trên.
Khai triển nhị thức Newton:
n
1 n 1 n(n − 1) 1 n(n − 1)...2.1 1

1+ =1+ + + ... +
n 1! n 2! n2 n! nn
n(n − 1)...(n − k + 1) 1 1 1
Vì k
< < k−1 , ∀k ≥ 2 nên
k! n k! 2
n
1 n(n − 1) 1 n! 1

1+ ≤1+1+ 2
+ ... +
n 2! n n! nn
1 1 1
< 1 + 1 + + 2 + ... + n−1 < 3.
2 2 2
1
Vậy dãy (an )n tăng bị chặn trên nên có giới hạn. Ta gọi e = lim (1 + )n .
n→∞ n
Người ta tính gần đúng số e ≈ 2, 718281828459..., nó là một số vô tỷ.

§8 GIỚI HẠN VÔ HẠN

Định nghĩa 8.1. Cho dãy (an )n .

• Nếu với mọi số M > 0 lớn tùy ý, bao giờ cũng tồn tại số n0 sao cho

an > M, ∀n > n0

thì ta nói dãy (an )n có giới hạn cộng vô cùng. Kí hiệu lim an = +∞.
n→∞

• Nếu với mọi số M > 0 lớn tùy ý, bao giờ cũng tồn tại số n0 sao cho

an < −M, ∀n > n0

thì ta nói dãy (an )n có giới hạn trừ vô cùng. Kí hiệu lim an = −∞.
n→∞

Chú ý 8.1. Một dãy số hội tụ khi và chỉ khi nó có giới hạn hữu hạn, nên trường hợp
dãy có giới hạn ±∞ không được xem là dãy hội tụ.

17
§9 GIỚI HẠN TRÊN - GIỚI HẠN DƯỚI

9.1 Giới hạn riêng

Cho dãy (an )n . Nếu có dãy con (ank )k ⊂ (an )n sao cho lim ank = a thì a được gọi là
n→∞
giới hạn riêng của dãy (an )n .
Nguyên lý Bolzano Weierstrass khẳng định rằng, mọi dãy giới nội đều có giới hạn
riêng, bây giờ ta sẽ chứng minh trong các giới hạn riêng đó có giới hạn riêng lơn nhất
và nhỏ nhất.
Cho dãy (an )n bị chặn, bằng cách đặt bn = sup an+k ; n ∈ N∗ ta được một dãy (bn )n
k>0
với; bn = sup an+k ≥ bn+1 = sup an+1+k vậy nó là một dãy giảm và bị chặn dưới, nên
k>0 k>0
tồn tại giới hạn
lim bn = inf bn = b.
n→∞ n

Chọn một dãy εn > 0 và εn giảm dần về 0, vì bn = sup an+k nên tồn tại kn phụ thuộc
k>0
n sao cho: bn − εn < an+kn < bn ta có thể coi kn < kn+1 , ∀n ≥ 1, nên nếu ta gọi chỉ
số mn = n + kn thì (amn ) sẽ là dãy con của dãy (an ) và lim amn = b. Vậy b là giới
n→∞
hạn riêng của dãy số (an )n . Từ cách xác định bn suy ra b là giới hạn riêng lớn nhất.

Định lý 9.1. Mọi dãy số thực (an )n bị chặn đều có giới hạn riêng lớn nhất, kí hiệu:
lim an = inf sup an+k và đều có giới hạn riêng nhỏ nhất kí hiệu lim an = sup inf an+k
n→∞ n≥1 k>0 n→∞ n≥1 k>0
và lim an ≤ lim an .
n→∞ n→∞

Việc chứng minh tồn tại giới hạn dưới tương tự như giới hạn trên.

Chú ý 9.1.
i) lim (an + bn ) ≤ lim an + lim bn .
n→∞ n→∞ n→∞
ii) lim (an + bn ) ≥ lim an + lim bn .
n→∞ n→∞ n→∞

iii) − lim an = lim (−an ).


n→∞ n→∞

Thật vậy i) và ii) là hệ quả trực tiếp của các bất đẳng thức sau và thuật toán tìm
giới hạn riêng lớn nhất và nhỏ nhất.

sup(ak + bk ) ≤ sup ak + sup bk , ∀n ≥ 1.


k≥n k≥n k≥n

inf (ak + bk ) ≥ inf ak + inf bk , ∀n ≥ 1.


k≥n k≥n k≥n

iii) suy ra từ: − sup = inf (−an ), ∀n ≥ 1.


k≥n k≥n

18
Định lý 9.2. Điều kiện cần và đủ để một dãy hội tụ là giới hạn trên và giới hạn
dưới bằng nhau.

Chứng minh. (i) Điều kiện cần. Giả sử lim an = a. Gọi α = lim an , β = lim an .
n→∞ n→∞ n→∞
Khi đó có một dãy con (ank ) ⊂ (an ) mà lim ank = α và một dãy con khác (anl ) ⊂ (an )
k→∞
mà lim anl = β. Vì một dãy hội tụ thì dãy con của nó cũng hội tụ và có cùng giới
l→∞
hạn nên α = β = a.
(i) Điều kiện đủ. Giả sử lim an = lim an = a. Giả sử an 9 a. Khi đó có ε0 > 0 sao
n→∞ n→∞
cho có vô số số hạng của dãy (an ) không thuộc khoảng (a−ε0 , a+ε0 ), khi đó hoặc là có
vô số số hạng của dãy (an ) thuộc [a + ε0 , +∞) tức là dãy (ank )k có ank ≥ a + ε0 , k ≥ 1
suy ra a = lim an ≥ a + ε0 : vô lí hoặc là có vô số số hạng của dãy (an )n thuộc
n→∞
(−∞, a − ε0 ], tương tự như trên điều này cũng dẫn tới vô lí. Vậy an → a.
1+(−1)n
Ví dụ 9.1. Dãy an = 2
có lim an = 1; lim an = 0.
n→∞ n→∞

BÀI TẬP

1.1. Cho A, B, C là các tập tùy ý. Hãy chứng minh các mệnh đề sau:
1) A ∩ A = A = A ∪ A.
2) A ∩ B ⊂ A, A ⊂ A ∪ B, A ∩ B ⊂ B, B ⊂ A ∪ B.
3) Nếu A ⊂ B thì A ∩ B = A.
4) Nếu A ⊂ B thì A ∪ B = B.
5) Nếu A ⊂ B thì B ⊂ C thì A ⊂ C.
6) Nếu A ⊂ C và B ⊂ C thì A ∪ B ⊂ C.
7) Nếu C ⊂ A và C ⊂ B thì C ⊂ A ∩ B.

1.2. Cho A và B là hai tập con của X. Ký hiệu AC là phần bù của A trong X, tức
là AC = X\A.
Hãy chứng minh các tính chất sau đây:
1) A ∩ X = A, A ∪ ∅ = A, A ∩ ∅ = ∅, A ∪ X = X.
2) A ∩ AC = ∅, A ∪ AC = X.
3) (AC )C = A.
4) (A\B)C = B ∪ AC .
5) Nếu A ⊂ B thì B C ⊂ AC .
6) Luật Moorgan (A ∩ B)C = AC ∪ B C , (A ∩ B)C = AC ∩ B C .

1.3. Chứng minh


a) A\[∪{Ai , i = 1..n}] = ∩{A\Ai , i = 1...n}.
b) A\[∪{Aa , a ∈ I}] = ∩{(A\Aa ), a ∈ I}, I là tập chỉ số bất kỳ.

1.4. Cho ánh xạ f : X → Y và A, B là hai tập con của X. Chứng minh:


1) Nếu A ⊂ B thì f (A) ⊂ f (B);

19
2) f (A ∪ B) = f (A) ∪ f (B);
3) f (A ∩ B) ⊂ f (A) ∩ f (B).
4) f −1 (B) := {x ∈ X : f (x) ∈ B}. Chứng minh f −1 ( Bi ) =
T T −1
f (Bi );
i∈I i∈I
−1 −1
S S
f ( Bi ) = f (Bi );
i∈I i∈I
−1 −1
f C
(B ) = (f (B))C = X\f −1 (B).

1.5. Chứng minh rằng



sup{x ∈ Q : x > 0, x2 < 2} = 2.

1.6. Cho A ⊂ R là tập không rỗng. Định nghĩa −A = {x ∈ R : −x ∈ A}. Chứng


minh rằng

sup(−A) = − inf(A),
inf(−A) = − sup(A).

1.7. Cho A, B ⊂ R là các tập không rỗng. Định nghĩa

A + B = {z = x + y : x ∈ A, y ∈ B}.

Chứng minh rằng

sup(A + B) = sup(A) + sup(B),


inf(A + B) = inf(A) + inf(B).

1.8. Tính các giới hạn sau:


n + (−1)n 5n2 + n − 7 n
1) lim ; 2) lim ; 3) lim √ 2 ;
n→∞ n − (−1)n 2
n→∞ 7n − 2n + 6 n→∞ n +n+1
5 − 2n 1 nπ 1 + 2 + ... + n
4) lim ; 5) lim cos ; 6) lim √ 4
n→∞ 5 + 2n+1 n→∞ n 2 n→∞ 9n + 1
n. sin n! 1 1 1
 
7) lim 2 ; 8) lim + + ... + .
n→∞ n + 1 n→∞ 1.2 2.3 n.(n + 1)

1.9. Chứng tỏ các dãy sau hội tụ và tìm giới hạn của chúng, n ≥ 1.
n+1 n 1 n
1) xn = 2) xn = 3) xn = 4) xn = .
n n+1 n2 + 1 n2 + 1
1.10. Chứng minh rằng nếu dãy {xn } có hai dãy con {x2n } và {x2n+1 } hội tụ đến
cùng một giới hạn a thì dãy (xn )n hội tụ đến a.

1.11. Chứng minh rằng nếu cả ba dãy con {x2n }, {x3n } và {x2n+1 } của dãy {xn } hội
tụ thì dãy {xn } hội tụ.

20
1.12. Tính các giới hạn sau:
1 3 2n − 1 1 + a + a2 + ... + an
a) lim + 2 + ... + . b) lim ; |a| < 1, |b| < 1.
n→∞ 2 2 2n n→∞ 1 + b + b2 + ... + bn
1 1 1 √ √ 4

8

2n
c) lim + + ... + . d) lim 2 2 2... 2.
n→∞ 1.2 2.3 n(n + 1) n→∞
1 2 n 1 2 n
e) lim + 2 + ... + n . f ) lim + 2 + ... + n .
n→∞ 2 2 2 n→∞ 3 3 3
1.13. Chứng minh các đẳng thức sau:
2n an
a) lim = 0; b) lim = 0.
n→∞ n! n→∞ n!

1.14. Chứng minh rằng một dãy đơn điệu sẽ hội tụ nếu một dãy con nào đó của nó
hội tụ.
1
1.15. Xét dãy xn = xn−1 + , với x0 = 1.
xn−1
1) Chứng minh rằng (xn )n không có giới hạn hữu hạn.
2) Chứng minh rằng lim xn = +∞.
n→∞
√ √
1.16. Xét sự hội tụ của dãy: xn = 1 + xn−1 , với x0 = 3.

1.17. Chứng minh sự hội tụ của các dãy sau bằng tiêu chuẩn Cauchy:
sin 1 sin 2 sin n 1 1 1
1) xn = + 2 + ... + n ; 2) xn = 1 + + + ... +
2 2 2 22 32 n2
1.18. Sử dụng tiêu chuẩn Cauchy xét sụ hội tụ của các dãy sau:
1 1 1 1 1
1) xn = 1 + √ + ... + √ ; 2) xn = 1 + + + ... + .
2 n ln 2 ln 3 ln n
1.19. Tính giới hạn của các dãy sau:
√ √
n2 + n + 1 − 2 n2 − n + 1 n!
1) xn = ; 2) xn = .
n (n + 1)(n + 2)...(n + n)
1.20. Tính các giới hạn sau:
√n n2 − 3n + 2
1) lim 12 + 22 + ... + n2 ; 2) lim
n→∞ n→∞ 3n − 5
1 − 2 + 3 − 4 + ... + (−2n) √ √
3
√ √
5
√ √
2n+1
3) lim √ ; 4) lim ( 2 − 2)( 2 − 2)...( 2 − 2).
n→∞ n2 + 1 n→∞

n + sin n2 1 2 n
5) lim ; 6) lim 2 + 2 + ... + 2 .
n→∞ n + cos n n→∞ n + 1 n +2 n +n
1.21. Tính các giới hạn sau:
1 1 1 1
 
lim √ √ √ +√ √ + ... + √ √ .
n→∞ n 1+ 3 3+ 5 2n − 1 + 2n + 1

21
§10 TẬP SỐ PHỨC

Trong chương trình Toán phổ thông, chúng ta đã học khái niệm số thực. Số thực bao
1 √
gồm những số hữu tỷ như: 2; 5; ; ... và các số vô tỷ như: 2; e; π; ...
3
Bình phương của mọi số thực đều là một số không âm. Cho nên nếu chỉ biết số thực
thì không thể lấy căn bậc hai của một số âm và sẽ không giải được mọi phương trình
bậc hai với hệ số thực. Chẳng hạn, phương trình x2 + 1 = 0 không có nghiệm thực.
Để khắc phục trở ngại đó, người ta đưa vào khái niệm số phức. Việc đưa vào khái
niệm số phức cũng như xác định các phép toán về số phức phải đạt được yêu cầu
sao cho các số thực và các phép toán trên tập các số thực, có thể xem là trường hợp
riêng của số phức và các phép toán trên tập các số phức.
Có nhiều phương pháp để xây dựng loại số mới này. Ở đây ta đưa vào số i (gọi là
đơn vị ảo) là nghiệm của phương trình x2 + 1 = 0.

10.1 Định nghĩa số phức

Số phức là số có dạng z = x + iy, trong đó x, y ∈ R và i gọi là đơn vị ảo (i2 + 1 = 0).


x gọi là phần thực của số phức z, kí hiệu Re z; y gọi là phần ảo của số phức z, kí hiệu
Im z.
Đặc biệt, nếu y = 0, khi đó số phức z = x + i0 là số thực x. Nếu x = 0, khi đó z = iy
gọi là số thuần ảo.
Hai số phức z1 = x1 + iy1 và z2 = x2 + iy2 gọi là bằng nhau nếu x1 = x2 và y1 = y2 .
Cho số phức z = x + iy, số phức có dạng x − iy được gọi là số phức liên hợp của số
phức z, kí hiệu z, nghĩa là
z = x + iy và z = x + iy = x − iy.
Số phức −x − iy được gọi là số phức đối của số phức z = x + iy và được kí hiệu là
−z.
Kí hiệu C = {z = x + iy : x, y ∈ R} là tập tất cả các số phức.

10.2 Các phép toán trên các số phức

Trên tập số phức ta trang bị các phép toán sau:

Phép cộng

Ta gọi tổng của hai số phức z1 = x1 + iy1 và z2 = x2 + iy2 là số phức


z = (x1 + x2 ) + i(y1 + y2 ). (10.1)

22
Kí hiệu z = z1 + z2 .
Từ định nghĩa của phép cộng, ta có các tính chất sau:

1. Kết hợp: z1 + (z2 + z3 ) = (z1 + z2 ) + z3 .

2. Giao hoán: z1 + z2 = z2 + z1 .

Các tính chất này được chứng minh dựa vào tính kết hợp và tính giao hoán của các
số thực.
Đặc biệt khi z1 và z2 là hai số thực thì định nghĩa (10.1) trùng với định nghĩa của
phép cộng số thực.

Phép trừ

Phép cộng trên có phép toán ngược. Với hai số phức z1 = x1 + iy1 và z2 = x2 + iy2
ta có thể tìm được số phức z sao cho z2 + z = z1 . Số phức này gọi là hiệu của hai số
phức z1 và z2 , kí hiệu z = z1 − z2 .
Rõ ràng từ định nghĩa ta có

z = (x1 − x2 ) + i(y1 − y2 ). (10.2)

Phép nhân

Ta gọi tích của hai số phức z1 = x1 + iy1 và z2 = x2 + iy2 là một số phức z xác định
bởi
z = (x1 x2 − y1 y2 ) + i(x1 y2 + y1 x2 ). (10.3)
Kí hiệu z = z1 .z2 .
Từ định nghĩa ta có các tính chất sau:

1. Kết hợp: z1 (z2 .z3 ) = (z1 .z2 )z3 .

2. Giao hoán: z1 .z2 = z2 .z1 .

3. Phép nhân có tính phân phối đối với phép cộng

z1 (z2 + z3 ) = z1 .z2 + z1 .z3 .

Nếu z1 và z2 là hai số thực thì định nghĩa (10.2) trùng với định nghĩa thông thường
của phép nhân trong tập hợp các số thực.
Đặc biệt khi lấy z1 = z2 = i. Từ định nghĩa (10.3) ta có

i.i = −1 = i2 . (10.4)

23
Rõ ràng với z1 = x1 + iy1 và z2 = x2 + iy2 thì công thức (10.3) sẽ có được bằng cách
nhân thông thường (phép nhân trong tập hợp số thực) và thay i2 = −1.
Chú ý: z.z = x2 + y 2 ≥ 0.

Phép chia

Phép toán nhân có phép toán ngược nếu ít nhất một trong hai số đó khác không.
Giả sử z2 6= 0. Khi đó ta có thể tìm được một số phức z = x + iy sao cho z2 .z = z1 .
Thật vậy, theo định nghĩa của phép nhân ta có hệ phương trình sau
(
x2 x − y2 y = x1
(10.5)
y2 x + x2 y = y1

Vì z2 6= 0 nên định thức Cramer của hệ khác 0, nên hệ phương trình (10.5) luôn có
nghiệm duy nhất  x1 x2 + y1 y2
 x = x2 + y 2


2 2
y x − x (10.6)
1 2 1 y2
y =


x22 + y22
z1
Số phức: z = x + iy được gọi là thương của hai số phức z1 và z2 và kí hiệu là z = .
z2
Chú ý.
z1 z2
1. Hệ thức (10.6) cũng có được bằng cách nhân với .
z2 z2
2. Tập hợp tất cả các số phức với hai phép toán cộng và nhân được xây dựng trên
tạo thành một trường, được gọi là trường số phức.

§11 PHÉP NÂNG LÊN LŨY THỪA VÀ KHAI CĂN

Ta gọi tích của n số phức z được gọi là lũy thừa bậc n của số phức z. Kí hiệu z n .

Số phức w được gọi là căn bậc n của số phức z nếu wn = z. Kí hiệu w = n z.
Ví dụ 11.1. Thực hiện các phép tính sau: (5 + 5i) + (2 − 3i) = 7 + 2i
(5 + 5i) − (2 − 3i) = 3 + 8i
(5 + 5i).(2 − 3i) = (10 + 15) + (10 − 15)i = 25 − 5i
2 + 5i (2 + 5i)(1 + i) −3 + 7i −3 7
= = = + i
1−i 1 − i2 2 2 2
Ví dụ 11.2. Giải hệ phương trình:
(
z + iζ = 1
2z + ζ = 1 + i

24
trong đó các ẩn số z và ζ là những số phức, ta có:
1 i
1+i 1 2−i (2 − i)(1 + 2i) 4 + 3i
z= = = =
1 i 1 − 2i 5 5
2 1
1 1
2 1+i −1 + i (−1 + i)(1 + 2i) −3 − i
ζ= = = =
1 i 1 − 2i 5 5
2 1
Định lý 11.1. Với các số phức z, z1 , z2 , ta có

1. z = z; z1 + z2 = z1 + z2 ; z1 .z2 = z1 .z2 .

2. z + z = 2 Re z = 2x; z − z = 2i Im z = 2iy.

3. z.z = z 2 + y 2 ≥ 0.
z1 z1
 
4. = .
z2 z2
Ví dụ 11.3. Chứng minh rằng nếu P (z) là một đa thức của biến số phức z, với hệ
số thực
P (z) = a0 z n + a1 z n−1 + ... + an−1 z + an
ak thực (k = 0, 1, ..., n) thì P (z) = P (z).

Từ kết quả này suy ra nếu P (z) là một đa thức với hệ số thực và nếu α là một nghiệm
phức của nó, tức là P (α) = 0 thì α cũng là một nghiệm của nó, tức là P (α) = 0.

§12 BIỂU DIỄN HÌNH HỌC CỦA SỐ PHỨC

Cho số phức z = x + iy. Xét mặt phẳng tương ứng với hệ tọa độ Descartes xOy và
biểu diễn số phức z bởi một điểm M có tọa độ (x, y). Như vậy các số thực sẽ được
biểu diễn bởi các điểm trên trục Ox, nó được gọi là trục thực; các số thuần ảo được
biểu diễn bởi các điểm trên trục Oy, nó được gọi là trục ảo.
Ngược lại, với mỗi điểm của mặt phẳng xOy có tọa độ (x, y), ta đặt tương ứng với
một số phức z = x + iy.
Như vậy có tương ứng 1-1 giữa tập hợp tất cả các số phức C với tập hợp tất cả các
điểm của một mặt phẳng.
Vì lý do đó, ta gọi mặt phẳng xOy là mặt phẳng phức. Sau này ta đồng nhất số phức
z với một điểm M là tọa vị của nó, đồng nhất C với mặt phẳng phức. Đáng lẽ nói
số phức z thì ta có thể nói điểm z.

25
12.1 Môđun và acgumen của số phức z
−−→
Cho số phức z có tọa vị là M . Ta gọi độ dài r của vectơ OM là môđun của z và kí
p
hiệu là |z|, như vậy r = |z| = x2 + y 2 .
−→ −−→
Góc lượng giác (Ox, OM ) xác định sai khác 2kπ (k là số nguyên), được gọi là acgumen
của z và kí hiệu là Arg z.
−→ −−→
Nếu ϕ là một trị số của góc (Ox, OM ) thì ta có: Arg z = ϕ + 2kπ (k nguyên bất kì).



 arctan xy + 2kπ (k ∈ Z) nếu x > 0,

 (nếu số phức z ở góc phần tư thứ I, IV)
Arg z =


 arctan xy + (2k + 1)π(k ∈ Z) nếu x < 0

 (nếu số phức z ở góc phần tư thứ II, III)

Với arctan xy ∈ [− π2 , π2 ] là giá trị chính của hàm arctan.


Đặc biệt, trị số Arg z ∈ (−π, π] được gọi là giá trị chính của Arg z và có ký hiệu là
arg z.
Nếu z là một số thực dương, thì arg z = 0, nếu z là một số thực âm thì arg z = π.
Nếu z = 0, thì Arg z không xác định.
Định lý 12.1. 1. |z1 .z2 | = |z1 |.|z2 |;

2. |z| ≥ | Re z|;

3. |z| ≥ | Im z|;

4. |z| ≤ | Re z| + | Im z|;

5. |z1 + z2 | ≤ |z1 | + |z2 |;

6. |z1 − z2 | ≥ |z1 | − |z2 |.

Chứng minh. Tính chất 1, 2, 3, 4 được chứng minh một cách dễ dàng.
Ta chứng minh tính chất 5. Ta có
|z1 + z2 |2 = (z1 + z2 )(z1 + z2 )
= (z1 + z2 )(z 1 + z2 )
= z1 + z2 z 1 + z1 z 2 + z2 z 2
= |z1 |2 + 2 Re(z2 z 1 ) + |z2 |2 .
Chú ý rằng Re(z2 z 1 ) ≤ |z2 z 1 | = |z2 ||z 1 | = |z1 ||z2 |, ta suy ra
|z1 + z2 |2 ≤ z12 + 2|z1 ||z2 | + z22
≤ (|z1 | + |z2 |)2 .
Lấy căn bậc hai hai vế của bất đẳng thức trên ta có 5.
Tương tự cho bất đẳng thức 6.

26
§13 DẠNG LƯỢNG GIÁC CỦA SỐ PHỨC
−−→
Chiếu vectơ OM lên các trục tọa độ, ta được:
(
x = r cos ϕ
(13.1)
y = r sin ϕ

như vậy số phức z còn có thể được biểu diễn

z = x + iy = r(cos ϕ + i sin ϕ). (13.2)

Công thức (13.2) được gọi là dạng lượng giác của số phức.
√ √
Ví dụ 13.1. Cho z1 = 1 + i 3, z2 = −1 − i 3.

q √ 3
Ta có |z1 | = 12 + ( 3)2 = 2, ϕ1 = Arg z1 = arctan + 2kπ (vì z1 ở góc phần tư
1
thứ nhất).
π
Vậy Arg z1 = + 2kπ (k ∈ Z).
3
π
Tương tự |z2 | = 2, Arg z2 = + (2k + 1)π (k ∈ Z).
3
Định lý 13.1. Cho hai số phức z1 = r1 (cos ϕ1 + i sin ϕ1 ), z2 = r2 (cos ϕ2 + i sin ϕ2 ).
Khi đó ta có các hệ thức sau:

1. z1 .z2 = r1 r2 [cos(ϕ1 + ϕ2 ) + i sin(ϕ1 + ϕ2 )] (13.3)


1 1
2. = (cos ϕ1 − i sin ϕ1 ) (z1 6= 0). (13.4)
z1 r1

Chứng minh.

z1 z2 = r1 r2 (cos ϕ1 + i sin ϕ1 )(cos ϕ2 + i sin ϕ2 )


= r1 r2 [(cos ϕ1 cos ϕ2 − sin ϕ1 sin ϕ2 ) + i(sin ϕ1 cos ϕ2 + sin ϕ2 cos ϕ1 0)]
= r1 r2 [cos(ϕ1 + ϕ2 ) + i sin(ϕ1 + ϕ2 )].

Đẳng thức 1) được chứng minh.


Đẳng thức 2 được suy ra dễ dàng từ phép tính nghịch đảo của số phức.

Tổng quát ta có công thức sau:

z n = rn (cos nϕ + i sin nϕ). (13.5)

Đặc biệt khi r = 1, ta có công thức Moivre

(cos ϕ + i sin ϕ)n = cos nϕ + i sin nϕ. (13.6)

27

Giả sử w = n
z. Khi đó ta có
q
n Arg z
|w| = |z| và Arg w = . (13.7)
n
Vậy
ϕ + 2kπ ϕ + 2kπ
q  
n
w= |z| cos + i sin (13.8)
n n
trong đó k là số nguyên bất kì.
Chú ý rằng, nếu ta cho k lấy hai giá trị số hơn kém nhau n, chẳng hạn k và k + n thì
ta được cùng một số phức. Cho nên trong (13.8) chỉ cần cho k lấy n trị số nguyên
liên tiếp. Chẳng hạn k = 0, 1, 2, ..., n − 1. Ứng với n trị số đó của k, ta sẽ được n số
phức khác nhau. Tóm lại, mỗi số phức z có n căn bậc n.

Ví dụ 13.2. Tìm tất cả các giá trị của i.
Ta có i = cos( π2 + 2kπ) + i sin( π2 + 2kπ). Từ (13.8) ta suy ra
√ π π
i = cos( + kπ) + i sin( + kπ) k ∈ Z.
4 4

Vậy i có hai giá trị là:
√ √
π π 2 5π 5π 2
z0 = cos + i sin = (1 + i); z1 = cos + i sin =− (1 + i).
4 4 2 4 4 2

Ví dụ 13.3. Tìm tất cả các giá trị của 1.

Ta có 1 = cos 2kπ + i sin 2kπ. Do đó 1 = cos kπ + i sin kπ (k ∈ Z).

Vậy 1 có hai giá trị là z0 = 1 và z1 = −1.
Nhận xét. Khi ta xem số 1 là một số thực thì căn bậc hai của nó là 1; còn khi ta
xem số 1 là một số phức thì căn bậc hai của nó có hai giá tị là 1 và −1.

BÀI TẬP
1.22. Thực hiện các phép tính sau:
1−i √ q √
a) ; b) (1 − i 3)6 ; c) 1 + i 3.
1+i
1.23. Thực hiện các phép tính sau:

a) (3 + 4i)(1 − 2i); b) i1721 ; c) (1 − i)3442 .

1.24. Tìm mođun và argument của các số phức sau đây:


√ √
a) 1 + i; b) − 3 + i 3; c) (3 + i 3)2 .

28
1.25. Tính môđun các số phức sau:
4 n
(3 + 4i)5 (3 + 4i)(1 + i) x + iy
 
a) ; b) ; c) , n ∈ N.
3 − 4i 3 − 4i x − iy

1.26. Tìm những giá trị của căn sau:


√ √8

a) 4 −1; b) 1; c) 1 − i.

1.27. Viết dưới dạng lượng giác các số phức:



a) z1 = −2; b) z2 = 3i; c) z3 = 3 − i; d) − 2 + 5i.

1.28. Giải các phương trình:

a) z 2 + z + 1 = 0; b) z 2 − (2 + 3i)z − 1 + 3i = 0; c) z 4 + 1 = 0.

1.29. Tính các tổng

S = cos ϕ + cos 2ϕ + ... + cos nϕ;


T = sin ϕ + sin 2ϕ + ... + sin nϕ.

29
Chương 2

GIỚI HẠN VÀ LIÊN TỤC


CỦA HÀM MỘT BIẾN SỐ THỰC

§1 HÀM SỐ

Định nghĩa 1.1. Cho X ⊂ R. Ta gọi một ánh xạ f từ X vào R là một hàm số. Tập
X được gọi là tập xác định của hàm f .
Đặt Y = {f (x) : x ∈ X}, Y được gọi là tập giá trị của hàm f .
Kí hiệu: y = f (x). Đẳng thức này cho phép ta xác định được giá trị của hàm số f
tại điểm x ∈ X. x được gọi là biến số độc lập và y = f (x) là giá trị của hàm số tại x.
Đồ thị của hàm f là tập hợp

Gr = {(x, f (x)) : x ∈ X} ⊂ R × R .

Vẽ đồ thị của một hàm số chính là biểu diễn tập hợp tất cả các điểm M (x, f (x)),
x ∈ X trong mặt phẳng tọa độ Đềcác vuông góc Oxy.

1.1 Hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn

Hàm f : X → R được gọi là hàm chẵn (lẻ) nếu tập X là đối xứng (tức là ∀x, x ∈
X ⇒ −x ∈ X) và
f (−x) = f (x) (f (−x) = −f (x)).
Rõ ràng, một hàm số là chẵn (lẻ) nếu và chỉ nếu đồ thị của nó là một hình đối xứng
qua trục Oy (qua gốc tọa độ O) trong mặt phẳng Oxy.

1.2 Các phép toán trên hàm số

Hai hàm số f và g được gọi là bằng nhau trên tập E ⊂ R khi và chỉ khi:

i) f và g cùng được xác định trên E.

ii) f (x) = g(x), ∀x ∈ E.

Khi đó ta kí hiệu f = g.
x2 − 1
Ví dụ: 1) Cho f (x) = và g(x) = x+1 là hai hàm bằng nhau trên E = R \{1}.
x−1
Tuy nhiên f và g không bằng nhau trên R vì f không xác định tại x = 1.
2) Hai hàm f (x) = 2 ln x và g(x) = ln x2 bằng nhau trên tập (0, +∞)

30
Định nghĩa 1.2. Hàm f được gọi là lớn hơn hàm g trên tập E nếu và chỉ nếu:

i) f và g cùng xác định trên E,

ii) f (x) > g(x), ∀x ∈ E.

Bây giờ cho hàm f xác định trên D1 và g xác định trên D2 . Giả sử D = D1 ∩ D2 6= ∅.
Ta có định nghĩa sau:

Định nghĩa 1.3. Ta gọi hàm số h xác định trên D là:

i) Tổng của hai hàm f và g nếu h(x) = f (x) + g(x), ∀x ∈ D.

ii) Hiệu của hai hàm f và g nếu h(x) = f (x) − g(x), ∀x ∈ D.

iii) Tích của hai hàm f và g nếu h(x) = f (x).g(x), ∀x ∈ D.


f (x)
iv) Thương của hai hàm f và g nếu g(x) 6= 0, ∀x ∈ D và h(x) = , ∀x ∈ D.
g(x)

1.3 Hàm đơn điệu - hàm bị chặn

Định nghĩa 1.4. i) Ta nói hàm số f đơn điệu tăng (đơn điệu giảm) trên tập E ⊂ R
nếu với mỗi cặp x1 , x2 ∈ E mà x1 < x2 thì f (x1 ) ≤ f (x2 ) (f (x1 ) ≥ f (x2 )).

ii) Hàm f được gọi là đơn điệu tăng ngặt (đơn điệu giảm ngặt) trên tập E ⊂ R nếu
với mỗi cặp x1 , x2 ∈ E mà x1 < x2 thì f (x1 ) < f (x2 ) (f (x1 ) > f (x2 )).

iii) Hàm số đơn điệu tăng (ngặt) hay đơn điệu giảm (ngặt) được gọi chung là hàm
đơn điệu (ngặt).

Ví dụ 1.1. 1) Hàm y = sin x tăng ngặt trên [− π2 , π2 ]. Hàm y = cos x giảm ngặt trên
[0, π].
(
1 nếu x ∈ Q
2) Hàm y = không tăng cũng không giảm trên R.
0 nếu x ∈
/Q

Định nghĩa 1.5. i) Hàm số f được gọi là bị chặn trên trên tập D ⊂ R nếu tồn
tại số M sao cho f (x) ≤ M, ∀x ∈ D.

ii) Hàm f được gọi là bị chặn dưới trên tập D ⊂ R nếu tồn tại một số m sao cho
f (x) ≥ m, ∀x ∈ D.

iii) Hàm f vừa bị chặn trên vừa bị chặn dưới trên D được gọi là bị chặn trên D.
Như vậy có thể suy ra rằng: hàm f bị chặn trên D nếu tồn tại số M ≥ 0 sao cho
|f (x)| ≤ M, ∀x ∈ D.

31
1
Ví dụ 1.2. 1) Hàm số f (x) = bị chặn đưới trên (0, +∞) nhưng không bị chặn
x
trên.
1 1
2) Hàm f (x) = 2
bị chặn bị chặn trên R vì |f (x)| = ≤ 1, ∀x ∈ D.
1+x 1 + x2

1.4 Hàm số hợp - hàm số ngược

Định nghĩa 1.6. Hàm số x = ϕ(t) xác định trên tập T và lấy mọi giá trị trên tập
X, hàm số y = f (x) xác định trên tập X và lấy giá trị trên tập Y . Như vậy, với mỗi
giá trị t ∈ T ta tính được giá trị x = ϕ(t) ∈ X và giá trị y tương ứng y = f (x) ∈ Y .
Nói cách khác ta có thể xác định một hàm số mới trên tập T và lấy giá trị trên tập
Y theo cách trên. Ta gọi đó là hàm số hợp của hai hàm x = ϕ(t) và y = f (x).
Kí hiệu: F = f oϕ; F (t) = f oϕ(t) = f (ϕ(t)), ∀t ∈ T .

Ví dụ 1.3. Hàm y = x2 + 1, ∀x ∈ R và x = cos t, t ∈ [0, 2π] khi đó hàm hợp là


y = cos2 (t) + 1.

Định nghĩa 1.7. Cho hàm f xác định trên tập D và có tập giá trị là D0 (D0 = f (D)).
Giả sử f là một song ánh. Gọi f −1 là ánh xạ ngược của ánh xạ f ; f −1 : D0 → D, Ta
gọi f −1 là hàm số ngược của hàm số f . Rõ ràng nếu f −1 là hàm số ngược của hàm
số f thì f cũng là hàm số ngược của hàm số f −1 và ta có:

y = f (f −1 (y)), ∀y ∈ D0 ,
x = f −1 (f x)), ∀x ∈ D.

Ví dụ 1.4. 1) Hàm số y = 2x , x ∈ R có hàm số ngược là x = log2 y xác định trên


khoảng (0, +∞).
y+3
2) Hàm y = 2x − 3, x ∈ R có hàm ngược x = cũng xác định trên R.
2
3) Hàm số y = x2 , x ∈ R không có hàm ngược vì nó không phải là song ánh.

Định nghĩa 1.8. a) Hàm y = arcsin x (hàm ngược của hàm sin).
Xét hàm y = sin x, trên đoạn [− π2 , π2 ]. Hàm này song ánh lấy giá trị khắp đoạn
[−1, 1], nên theo định lý trên tồn tại hàm ngược x = arcsin y mà ta quen kí hiệu
là y = arcsin x.
arcsin : [−1, 1] −→ [− π2 , π2 ]
x 7−→ arcsin x.
Đồ thị của hàm y = arcsin x và y = sin x, x ∈ [− π2 , π2 ] đối xứng qua đường phân
giác của góc phần tư thứ nhất.

b) Hàm y = arccos x (hàm ngược của hàm cos x).


Tương tự như trên khi xét hàm y = cos x, x ∈ [0, π], ta xây dựng được hàm ngược

32
của nó, thường kí hiệu là y = arccos x.

arccos : [−1, 1] −→ [0, π]


x 7−→ arccos x.

c) Hàm arctan x (hàm ngược của hàm tan x).


Hàm y = tan x trên khoảng (− π2 , π2 ) là song ánh lấy giá trị khắp tập số thực R,
nó tồn tại hàm ngược x = arctan y mà ta quen kí hiệu là y = arctan x.

arctan : R −→ (− π2 , π2 )
x 7−→ arctan x.

Đồ thị của hàm y = arctan x và y = tan x, x ∈ (− π2 , π2 ) đối xứng qua đường phân
giác của góc phần tư thứ nhất.

§2 GIỚI HẠN CỦA HÀM SỐ

2.1 Giới hạn của hàm số tại một điểm

Cho hàm số f xác định trên tập X ⊂ R và x0 là một điểm tụ của tập X.

Định nghĩa 2.1. Số thực l được gọi là giới hạn của hàm số f khi x dần đến x0 nếu
∀ε > 0, ∃δ(ε) > 0: ∀x ∈ X mà 0 < |x − x0 | < δ ⇒ |f (x) − l| < ε.
Lúc đó kí hiệu: lim f (x) = l hay f (x) → l khi x → x0 .
x→x0

Nhận xét 2.1. Trong định nghĩa trên ta không đòi hỏi điều kiện gì về hàm f tại
điểm x0 . Hàm f có thể xác định hoặc không xác định tại điểm x0 , vì x0 là điểm tụ
của tập xác định X.
x2 − 4
Ví dụ 2.1. a) lim = 4. Thật vậy, với mọi x 6= 2 ta có:
x→2 x − 2

x2 − 4
− 4 = |(x + 2) − 4| = |x − 2|.

x−2

Như vậy, với mọi ε > 0 cho trước, chọn δ = ε thì ∀x 6= 2:



x2 − 4
0 < |x − 2| < δ ⇒ − 4 < δ = ε.

x−2

b) lim sin x = sin x0 .


x→x0

Vì x → x0 nên chỉ xét những x mà |x − x0 | < π2 . Ta có:


− − −

x x0 x x0 x x0
| sin x − sin x0 | = 2 sin cos ≤ 2 sin .
2 2 2
33
π |x−x0 |
nên sin x−x

Vì |x − x0 | < 2 2
0
≤ 2
.
Do đó: | sin x − sin x0 | ≤ |x − x0 |.
Như vậy, với mọi ε > 0 cho trước, chọn δ = ε thì, với mọi x:

0 < |x − x0 | < δ ⇒ | sin x − sin x0 | ≤ |x − x0 | < δ = ε.

Vậy lim sin x = sin x0 .


x→x0

Định lý 2.1. Giới hạn của hàm số f khi x → x0 nếu có là duy nhất.

Chứng minh. Giả sử ngược lại lim = l và lim = l0 , với l 6= l0 . Không mất tính
x→x0 x→x0
0 0
tổng quát ta giả sử l > l, khi đó đặt l − l = 2h > 0.
Chọn ε = h, vì lim = l nên tồn tại δ1 > 0 sao cho:
x→x0

l − h < f (x) < l + h nếu 0 < |x − x0 | < δ1 .

Mặt khác, vì lim = l0 nên tồn tại δ2 > 0 sao cho:


x→x0

l0 − h < f (x) < l0 + h nếu 0 < |x − x0 | < δ2 .

Chọn δ = min{δ1 , δ2 } thì với mọi x thỏa mãn bất đẳng thức: 0 < |x − x0 | < δ ta có
f (x) < l + h và f (x) > l0 − h.
Suy ra l0 − h < l + h hay 2h > l0 − l = 2h: vô lý.

Định lý 2.2. Điều kiện cần và đủ để lim f (x) = l là với mọi dãy (xn )n ⊂ X mà
x→x0
xn → x0 khi n → ∞ thì f (xn ) → l khi n → ∞.

Chứng minh. (i) Điều kiện cần: Giả sử lim f (x) = l và (xn )n là một dãy trong X
x→x0
và lim xn = x0 .
n→∞

Cho ε > 0, ∃δ > 0, ∀x ∈ X : 0 < |x − x0 | < δ ⇒ |f (x) − l| < ε.

Mặt khác, do lim xn = x0 nên tồn tại số nguyên dương N sao cho |xn − x0 | < δ, ∀n >
n→∞
N . Suy ra |f (xn ) − l| < ε, ∀n > N . Điều này chứng tỏ lim f (xn ) = l.
n→∞

(ii) Điều kiện đủ: Giả sử ngược lại: lim f (x) 6= l, nghĩa là tồn tại ε > 0 sao cho với
x→x0
mỗi δ > 0, có thể tìm được phần tử x ∈ X sao cho 0 < |x − x0 | < δ và |f (x) − l| ≥ ε.
1
Lúc đó, với mọi n ∈ N∗ , tồn tại xn mà 0 < |xn − x0 | < và |f (xn ) − l| ≥ ε. Khi đó
n
rõ ràng dãy xn → x0 khi n → ∞ nhưng dãy f (xn ) không thể hội tụ về l. Điều này
mâu thuẫn với giả thiết lim f (xn ) = l với mọi dãy (xn )n ⊂ X mà lim xn = x0 .
n→∞ n→∞

34
Nhận xét 2.2. Định lý trên không chỉ cho phép ta hình dung giới hạn của hàm số
thông qua ngôn ngữ giới hạn của dãy số, mà nó còn đặc biệt tiện lợi khi ta cần chứng
minh sự không tồn tại của giới hạn. Muốn vậy, ta chỉ cần xây dựng hai dãy số (xn )n
và (x0n )n cùng tiến tới a, sao cho lim f (xn ) 6= lim f (x0n )
n→∞ n→∞

Ví dụ 2.2. 1) Hàm 
 1
 nếu x > 0
y = sign(x) = 0 nếu x = 0

−1 nếu x < 0.

không có giới hạn tại 0. Thật vậy, chọn dãy xn → 0, xn > 0 và x0n → 0, x0n < 0. Khi
ấy ta có
lim sign(xn ) = 1 6= lim sign(x0n ) = −1.
n→∞ n→∞
1 1 1
2) Hàm y = sin không có giới hạn tại 0. Thật vậy, chọn xn = và x0n = π .
x nπ 2
+ 2nπ
Khi ấy, các dãy (xn )n và (x0n )n cùng tiến tới 0, nhưng

lim sin xn = 0 6= lim sin x0n = 1.


n→∞ n→∞

2.2 Giới hạn một phía

Định nghĩa 2.2. Số L được gọi là giới hạn phải (giới hạn trái) của hàm f khi x
tiến tới a từ bên phải (từ bên trái) nếu với mỗi ε > 0 tồn tại số δ > 0 sao cho
|f (x) − L| < ε với mọi x ∈ X, 0 < x − a < δ (0 < a − x < δ).
Ký hiệu: Giới hạn phải: lim+ f (x) = f (a+ ) hoặc f (a + 0);
x→a

Giới hạn trái: lim− f (x) = f (a− ) hoặc f (a − 0).


x→a

Ví dụ 2.3. 1) sign(0+ ) = lim+ sign(x) = 1; sign(0− ) = lim− sign(x) = −1


x→0 x→0

2) Hàm y = x − 1 chỉ có giới hạn phải tại x = 1 và bằng 0, không có giới hạn trái
vì x < 1 hàm số không xác định.

Định lý 2.3. Điều kiện cần và đủ để tồn tại giới hạn lim f (x) = L là tồn tại giới
x→a
hạn trái, giới hạn phải tại a và

lim f (x) = lim− f (x).


x→a+ x→a

Chứng minh. Điều kiện cần: Giả sử lim f (x) = L. Từ định nghĩa ta suy ra ngay
x→a

lim f (x) = L và lim− f (x) = L.


x→a+ x→a

Điều kiện đủ: Với mọi ε > 0 e, từ điều kiện lim+ f (x) = L suy ra tìm được số dương
x→a
δ1 > 0 sao cho |f (x) − L| < ε với mọi x ∈ X, 0 < x − a < δ1 , và từ điều kiện

35
lim f (x) = L suy ra tìm được số dương δ2 > 0 sao cho |f (x) − L| < ε với mọi
x→a−
x ∈ X, 0 < a − x < δ2 . Lấy δ = min{δ1 , δ2 } ta sẽ có |f (x) − L| < ε mọi x ∈ X,
0 < x − a < δ và 0 < a − x < δ , hay 0 < |a − x| < δ. Chứng tỏ lim f (x) = L.
x→a

2.3 Giới hạn bằng vô cùng và giới hạn ở vô cùng

Định nghĩa 2.3. Nếu với mỗi số M > 0 tồn tại số δ > 0 sao cho f (x) > M (f (x) <
−M ) với mọi x thoả mãn bất đẳng thức 0 < |x − a| < δ thì ta nói f có giới hạn bằng
+∞ (−∞) khi x tiến tới a và ký hiệu:
lim f (x) = +∞ (lim f (x) = −∞).
x→a x→a

Bây giờ ta giả thiết rằng hàm f xác định trên tập không bị chặn.
Số L được gọi là giới hạn của f khi x tiến ra +∞(−∞) nếu với mỗi ε > 0 tồn tại
số M > 0 sao cho với mọi x ∈ X thoả mãn bất đẳng thức x > M (x < −M ) ta có:
|f (x) − L| < ε.
Ký hiệu: lim f (x) = L ( lim f (x) = L).
x→+∞ x→−∞

Nếu với mỗi số E > 0 tồn tại số M > 0 sao cho f (x) > E (f (x) < −E) với mọi
x ∈ X thoả mãn x > M thì ta nói hàm f có giới hạn +∞(−∞) khi x tiến ra +∞ và
ký hiệu:
lim f (x) = +∞ ( lim f (x) = −∞).
x→+∞ x→−∞

Tương tự cho lim f (x) = −∞ và lim f (x) = −∞.


x→+∞ x→+∞

1
Ví dụ 2.4. 1. lim = +∞.
x→0 x2

1
2. lim = 0.
x→+∞ x

3. Hàm mũ y = ax .
Với a > 1 ta có: lim ax = +∞ và lim ax = 0.
x→+∞ x→−∞

Với 0 < a < 1 ta có: lim a = 0 và lim ax = +∞.


x
x→+∞ x→−∞

Ta cũng có thể mở rộng khái niệm giới hạn về một phía cho giới hạn vô tận.
1 1
lim+ = +∞ và lim− = −∞.
x→0 x x→0 x

4. y = loga (x).
Với a > 1 : lim loga (x) = ∞ và lim= loga (x) = −∞
x→+∞ x→0

Với 0 < a < 1 : lim loga (x) = 0 và lim+ loga (x) = +∞.
x→+∞ x→0

Cũng cần lưu ý rằng lim− loga (x) không tồn tại vì hàm logarit không xác định
x→0
khi x < 0.

36
2.4 Tiêu chuẩn tồn tại giới hạn

Định lý 2.4. Tồn tại giới hạn hữu hạn của f tại a (tại ∞) khi và chỉ khi với mỗi
ε > 0 tồn tại số δ > 0 (∆ > 0) sao cho |f (x1 ) − f (x2 )| < ε với mọi x1 , x2 ∈ X,
0 < |x1 − a| < δ, 0 < |x2 − a| < δ (x1 , x2 > ∆).

Chứng minh. Điều kiện cần: Xét trường hợp a hữu hạn. Giả sử lim f (x) = L. Theo
x→a
định nghĩa giới hạn với mỗi ε > 0 tồn tại δ > 0 sao cho |f (x) − L| < ε/2 với mọi
x ∈ X, 0 < |x − a| < δ. Chứng tỏ với x1 , x2 ∈ X, 0 < |x1 − a| < δ, 0 < |x2 − a| < δ,
ta có:

|f (x1 ) − f (x2 )| = |(f (x1 ) − L) + (L − f (x2 ))| = |f (x1 ) − L| + |f (x2 ) − L| < ε.

Điều kiện đủ: Cho ε > 0. Theo giả thiết tồn tại số δ > 0 sao cho với mọi cặp
x1 , x2 ∈ X thỏa mãn 0 < |x1 − a| < δ, 0 < |x2 − a| < δ thì

|f (x1 ) − f (x2 )| < ε.

Lấy dãy (xn )n ⊂ X, xn 6= a bất kỳ, mà xn → a. Ta sẽ chứng minh lim f (xn ) tồn tại.
xn →a

Thật vậy, vì xn 6= a nên tồn tại số N sao cho với mọi m, n > N thì 0 < |xn − a| < δ,
0 < |xm − a| < δ và theo giả thiết ta có |f (xn ) − f (xm )| < ε.
Từ tiêu chuẩn Cauchy về sự hội tụ của dãy số suy ra tồn tại giới hạn lim f (xn ) = L.
n→∞

Với mọi dãy (x0n )n khác, mà x0n → a, ta cũng có: lim f (x0n ) = L.
n→∞

Thật vậy, giả sử rằng lim f (x0n ) = L 6= L. Lấy ε = |L − L0 | > 0 tồn tại số N sao
0
n→∞
cho với mọi n > N ta có:
ε ε ε
|f (xn ) − L| < ; |f (x0n ) − L| < ; |f (xn ) − f (x0n )| < .
3 3 3
Như vậy:

|L − L0 | = | − f (xn ) + L + f (x0n ) − L0 + f (xn ) − f (x0n )| < ε = |L − L0 |.

Mâu thuẫn này chứng tỏ L = L0 .


Theo định lý về quan hệ giữa giới hạn của hàm số và giới hạn của dãy số ta suy ra
lim f (xn ) = L.
n→∞

Trường hợp a vô hạn được chứng minh tương tự, và định lý được chứng minh đầy
đủ.

37
§3 TÍNH CHẤT VÀ CÁC PHÉP TOÁN CỦA GIỚI HẠN

3.1 Các tính chất cơ bản

Mệnh đề 3.1. Nếu tồn tại lim f (x) = L và A < L < B thì tồn tại số δ > 0 sao cho
x→a
A < f (x) < B với mọi x ∈ X, 0 < |x − a| < δ.

Chứng minh. chọn ε = min{L − A, B − L} > 0. Do lim f (x) = L nên tồn tại δ > 0
x→a
sao cho L − ε < f (x) < L + ε với mọi x ∈ X thoả mãn 0 < |x − a| < δ.
Chứng tỏ:

A = L − (L − A) = L − ε < f (x) < L + ε = L + (B − L) = B.

Định lý 3.2. Nếu có 2 số A và B thoả mãn A < f (x) <B với mọi x trong lân cận
nào đó của điểm a và nếu tồn tại lim f (x) = L thì A ≤ L ≤ B.
x→a

Chứng minh. Thật vậy, nếu L < A theo Mệnh đề 3.1 tồn tại δ > 0 sao cho f (x) < A
với mọi x ∈ X và 0 < |x − x0 | < δ, mâu thuẫn giả thiết. Do đó L ≥ A. Chứng minh
tương tự ta có L ≤ B.

Định lý 3.3. Nếu f (x) = g(x) với mọi x trong lân cận nào đó của điểm a và nếu
tồn tại các giới hạn lim f (x), lim g(x) thì lim f (x) = lim g(x).
x→a x→a x→a x→a

Đảo lại, nếu tồn tại các giới hạn lim f (x), lim g(x) và lim f (x) < lim g(x), thì tồn
x→a x→a x→a x→a
tại số δ > 0 sao cho f (x) < g(x) với mọi x ∈ X, |x − a| < δ.

Chứng minh. Phần thuận: Giả sử ngược lại, lim f (x) = L1 < lim g(x) = L2 . Chọn
x→a x→a
L sao cho L1 < L < L2 . Theo mệnh đề trên tồn tại các số δ1 , δ2 > 0 sao cho f (x) < L
với mọi x ∈ X, 0 < |x − a| < δ1 và g(x) > L với mọi x ∈ X, 0 < |x − a| < δ2 . Đặt
δ = min(δ1 , δ2 ), ta có f (x) < L < g(x) với mọi x ∈ X, 0 < |x − a| < δ.
Điều này mâu thuẫn với giả thiết f (x) ≥ g(x), cho nên ta phải có L1 = L2 .
Phần đảo: dễ dàng suy ra từ định nghĩa.

Mệnh đề 3.4. Nếu lim f (x) = L thì lim |f (x)| = |L|.


x→a x→a

Chứng minh. Điều này dễ dàng suy ra từ định nghĩa và bất đẳng thức giá trị tuyệt
đối.

Đảo lại không đúng, ví dụ lim | sign(x)| = 1, tuy nhiên lim sign(x) không tồn tại.
x→0 x→0

38
3.2 Các phép toán số học của giới hạn

Định lý 3.5. Nếu tồn tại giới hạn hữu hạn lim f (x) và lim g(x) thì
x→a x→a

1. lim [f (x) ± g(x)] = lim f (x) ± lim g(x);


x→a x→a x→a

2. lim [f (x).g(x)] = lim f (x). lim g(x);


x→a x→a x→a

f (x) lim f (x)


3. lim = x→a
(nếu lim g(x) 6= 0).
x→a g(x) lim g(x)
x→a x→a

(Các đẳng thức trên được hiểu theo nghĩa các giới hạn ở vế trái tồn tại và bằng vế
phải).

Chứng minh. Dễ dàng suy ra từ các quy tắc tính giới hạn của dãy số và định lý về
quan hệ giữa giới hạn hàm số và giới hạn của dãy số.

Chú ý 3.1. 1. Các công thức trên vẫn còn đúng nếu thay a bởi vô cùng. Nó cũng
đúng cho giới hạn một phía.

2. Dễ dàng tìm các ví dụ chỉ ra rằng các giới hạn của vế trái trong các công thức
trên tồn tại, mà từng giới hạn lim lim f (x), lim g(x) không tồn tại (tức là vế
x→a x→a
phải không có).

Hệ quả 3.6. lim cf (x) = c lim f (x); lim [f (x)]n = [lim f (x)]n .
x→a x→a x→a x→a

Chú ý 3.2. Định lý trên cho phép dễ dàng tính giới hạn của các hàm số phức tạp
thông qua các hàm đơn giản hơn, tuy nhiên nó đòi hỏi các giới hạn của f và g phải
là hữu hạn. Khi chúng không phải là hữu hạn thì định lý không áp dụng được và ta
phải tìm các phương pháp xử lý đặc biệt đối với từng trường hợp cụ thể. Các trường
hợp như vậy thường được gọi là các dạng vô định, hay dạng không xác định, bao
gồm:
0 ∞
; ; ∞ − ∞; 1∞ ; ∞0 .
0 ∞

3.3 Giới hạn của hàm hợp

Định lý 3.7. Cho f và g là hai hàm số sao cho miền giá trị của f nằm trong miền
xác định của g. Ngoài ra, lim f (x) = A; lim g(y) = L. Khi ấy
x→a y→A

lim g[f (x)] = L.


x→a

Chứng minh. Do lim g(y) = L nên với mỗi ε > 0 tồn tại β > 0 sao cho |g(y)−L| < ε
y→A
với mọi y thỏa mãn 0 < |y − A| < δ. Với β > 0 tìm được ở trên, do lim f (x) = A,
x→a

39
tồn tại số δ > 0 sao cho |f (x) − A| < β với mọi x thỏa mãn 0 < |x − a| < δ. Kết
hợp cả hai điều trên ta thấy: ∀ε > 0, ∃δ > 0 sao cho |g[f (x)] − L| < ε với mọi x thỏa
mãn 0 < |x − a| < δ. Chứng tỏ lim g[f (x)] = L.
x→a

3.4 Hai nguyên lý cơ bản về giới hạn hàm số

Nguyên lý sau đây thường được gọi là nguyên lý về giới hạn của hàm đơn điệu bị
chặn.
Định lý 3.8. Giả sử f là một hàm đơn điệu trên khoảng (a, b) và c là một điểm
nằm trong khoảng đó. Nếu f bị chặn thì tồn tại các giới hạn từng phía (hữu hạn)
lim− f (x) và lim+ f (x).
x→c x→c

Chứng minh. Không làm giảm tính tổng quát ta có thể giả thiết rằng hàm f là
đơn điệu tăng, và ta chỉ cần chứng minh sự tồn tại của giới hạn trái (các trường
hợp còn lại chứng minh tương tự). Lấy một dãy số tăng dần (xn )n hội tụ đến điểm
c. Do tính đơn điệu tăng và bị chặn của hàm f , dãy số (f (xn ))n là tăng và bị chặn
trên, cho nên nó có giới hạn là L. Ta sẽ chỉ ra rằng lim− f (x) = L. Thật vậy, với số
x→c
dương ε nhỏ bao nhiêu tùy ý, ta tìm được số N đủ lớn sao cho với mọi n ≥ N ta có
0 ≤ L − f (xn ) ≤ ε. Lấy δ = c − xN > 0, dễ thấy rằng với mỗi x nằm trong lân cận
δ của điểm c về phía trái (tức là thỏa mãn c − δ < x < c ) ta luôn tìm được n > N
sao cho điểm xn nằm giữa x và c, và khi ấy (do tính đơn điệu của f )
f (xN ) = f (c − δ) ≤ f (x) ≤ f (xn ) ≤ L,
nghĩa là 0 ≤ L − f (x) ≤ L − f (xN ) ≤ ε, hay L − f (x) ≤ ε. Từ định nghĩa về giới
hạn trái ta có điều cần chứng minh.

Nhận xét: Từ cách chứng minh trên ta dễ dàng thấy rằng nếu hàm đơn điệu mà
không bị chặn trong mọi lân cận của điểm nào đó thì nó có giới hạn bằng vô cùng
tại điểm ấy.
Nguyên lý sau đây thường được gọi là nguyên lý về giới hạn của hàm bị kẹp giữa 2
hàm có cùng giới hạn.
Định lý 3.9. Giả sử tồn tại δ > 0 sao cho với mọi x ∈ X thoả mãn 0 < |x − a| < δ
hàm f (x)bị "kẹp" giữa hai hàm g(x), h(x) (tức là g(x) ≤ f (x) ≤ h(x)) và tồn tại
lim f (x) = lim g(x) = L. Khi ấy tồn tại giới hạn của f khi x tiến tới a và lim f (x) =
x→a x→a x→a
L.

Chứng minh. Cho ε > 0, vì lim f (x) = lim g(x) = L nên tồn tại δ1 , δ2 > 0 để
x→a x→a

x ∈ X, 0 < |x − a| < δ1 ⇒ L − ε ≤ g(x) ≤ L + ε,


x ∈ X, 0 < |x − a| < δ2 ⇒ L − ε ≤ h(x) ≤ L + ε.

40
Đặt δ = min(δ1 , δ2 ). Do tính bị kẹp của f , với x ∈ X, 0 < |x − a| < δ, ta có
L − ε ≤ g(x) ≤ f (x) ≤ h(x) < L + ε, hay |L − f (x)| = ε. Điều này chứng tỏ
lim f (x) = L và định lý được chứng minh xong.
x→a

Chú ý 3.3. Hai nguyên lý nêu trên tuy đơn giản nhưng không tầm thường chút
nào, vì chúng sẽ là công cụ chủ yếu cho ta tính giới hạn của hầu hết các hàm cơ bản
thường gặp trong chương trình giải tích (như sẽ thấy trong phần sau).

3.5 Giới hạn của một số hàm cơ bản

1. Giới hạn của các hàm đa thức và phân thức


Từ phép lấy giới hạn của tổng, tích, thương ta có ngay cách tính giới hạn của các đa
thức và phân thức. Cụ thể, nếu P (x) và Q(x) là những đa thức thì lim P (x) = P (a);
x→a
P (x) P (a)
lim = , khi Q(a) 6= 0.
x→a Q(x) Q(a)
2. Giới hạn của các hàm lượng giác
Chú ý rằng 0 ≤ | sin(x)| ≤ |x|, cho nên


x + a x a
| sin(x) − sin(a)| = 2. cos( ) sin( ) ≤ |x − a|.
2 2

Từ nguyên lý về giới hạn của hàm bị kẹp giữa 2 hàm có cùng giới hạn ta suy ra
lim [sin(x) − sin(a)] = 0, hay
x→a

lim sin(x) = sin(a).


x→a

Tương tự như vậy ta tính được lim cos(x) = cos(a).


x→a

Từ các kết quả trên và dựa vào phép lấy giới hạn của thương ta có

lim tan(x) = tan(a) và lim cot(x) = cot(a).


x→a x→a

sin x
Một trong những kết quả hay về giới hạn của hàm lượng giác là lim = 1.
x→0 x

§4 ĐẠI LƯỢNG VÔ CÙNG BÉ VÀ ĐẠI LƯỢNG VÔ CÙNG


LỚN

Định nghĩa 4.1. Cho hàm f xác định trên lân cận của x0 , có thể ngoại trừ tại x0
(x0 hữu hạn hoặc là ±∞). Ta bảo:

1. Hàm f là một vô cùng bé khi x → x0 nếu lim f (x) = 0.


x→x0

41
2. Hàm f là một vô cùng lớn khi x → x0 nếu lim |f (x)| = +∞.
x→x0

Để thuận tiện ta viết tắt vô cùng bé là VCB và vô cùng lớn là VCL. Rõ ràng nếu
lim f (x) = +∞ hay lim f (x) = −∞ thì f là VCL khi x → x0 .
x→x0 x→x0

Ví dụ 4.1. 1. Các hàm f (x) = x, g(x) = sin x là hai VCB khi x → 0.

2. Hàm f (x) = ax (a > 1) là VCL khi x → +∞.


1
3. Hàm f (x) = là VCB khi x → +∞.
x
1
4. Hàm f (x) = là VCL khi x → 2.
x−2
Cần chú ý thêm là lim+ f (x) = +∞ và lim− f (x) = −∞. Vì vậy giới hạn lim f (x)
x→2 x→2 x→2
không tồn tại.

4.1 Các tính chất và các phép toán của các VCB, VCL

Từ các tính chất và các phép toán của giới hạn của hàm số ta suy ra trực tiếp các
mệnh đề sau:

Mệnh đề 4.1. 1. Tổng của hai VCB khi x → x0 cũng là một VCB x → x0 (suy
ra tổng của một số hữu hạn VCB khi x → x0 cũng là một VCB khi x → x0 ).

2. Tích của một VCB khi x → x0 và một hàm bị chặn là một VCB khi x → x0 .

3. Để lim f (x) = l thì diều kiện cần và đủ là f (x) = l + α(x) trong đó α(x) là
x→x0 +
VCB khi x → x0 .

4. Tích của hai VCL là một VCL x → x0 .

5. Tổng của một VCL khi x → x0 là một hàm bị chặn là một VCL x → x0 .

6. Nghịch đảo của một VCB α(x) khi x → x0 (với x → x0 6= 0) là một VCL
x → x0 .

7. Nghịch đảo của một VCL α(x) khi x → x0 là một VCB khi x → x0 .

4.2 Phân loại các VCB

Giả sử α và β là hai VCB khi x → x0 , ta có các khái niệm sau:

1. Nếu αβ là hai VCB khi x → x0 thì ta bảo β là VCB bậc cao hơn VCB α khi
x → x0 và kí hiệu β = ◦(α).

42
β
2. Nếu lim = A 6= 0 (|A| < +∞) thì ta bảo α và β là hai VCB cùng bậc và kí
x→x0 α
hiệu α = O(β) hay β = O(α).
Đặc biệt, khi A = 1, ta bảo α, β là hai VCB tương đương và kí hiệu α ∼ β.

Ví dụ 4.2. 1. sin x, tan x, x là ba VCB tương đương khi x → 0.

2. ex − 1 và x là hai VCB tương đương khi x → 0.


tan x − sin x
3. tan x − sin x là VCB bậc cao hơn VCB sin x khi x → 0, vì lim = 0.
x→0 sin x

Để nhận biết hai VCB tương đương ta có thể dùng định lý sau;

Định lý 4.2. Điều kiện cần và đủ để α, β là hai VCB tương đương là hiệu của chúng
β − α là VCB bậc cao hơn VCB α hay VCB β.

β
Chứng minh. Điều kiện cần: Giả sử có α ∼ β tức là lim = 1.
x→x0 α
β−α
Suy ra lim α
= lim ( αβ − 1) = 0 ⇒ β − α = ◦(α).
x→x0 x→x0

Điều kiện đủ: Giả sử lim β−α = 0 suy ra lim ( αβ − 1) = 0. Hay lim αβ = 1. Vậy
x→x0 α x→x0 x→x0
α ∼ β.
0
Một trong các ứng dụng của các VCB tương đương là khử các dạng vô định . Cụ
0
thể, ta có các mệnh đề sau:

Mệnh đề 4.3. Nếu α, β, α0 , β 0 là những VCB khi x → x0 và α ∼ α0 , β ∼ β 0 thì


α α0
lim = lim 0 .
x→x0 β x→x0 β

α β
Chứng minh. Thật vậy, từ giả thiết ta có: lim 0
= lim 0 = 1. Nên từ
x→x0 α x→x0 β

α α α0 β 0
= 0 0 ,
β α β β
suy ra:
α α α0 β0 α0 α0
lim = lim 0 . lim 0 . lim = 1. lim 0 .1 = lim 0 .
x→x0 β x→x0 α x→x0 β x→x0 β x→x0 β x→x0 β

Mệnh đề 4.4. Nếu α và β là hai VCB khi x → x0 và β là VCB bậc cao hơn α thì:
α + β ∼ α.

Mệnh đề 4.5. Giả sử α, β là hai VCB khi x → x0 và chúng đều là tổng của nhiều
α
VCB. Khi đó giới hạn của tỷ số khi x → x0 bằng giới hạn của hai VCB bậc thấp
β
nhất ở tử và ở mẫu.

43
x2 x2
Ví dụ 4.3. 1) lim = lim = lim x = 0.
x→0 sin x x→0 x x→0
√ √ 1
1+x−1 1+x−1 x 1
2) lim = lim = lim 2 = .
x→0 sin 2x x→0 2x x→0 2x 4
3 3
x + sin x + tan x x 1
3) lim = lim = .
x→0 3x + x2 + 9x6 x→0 3x 3
β
Nếu VCB β cùng bậc với VCB αk (k > 0) tức là; lim = c 6= 0 thì ta bảo β cùng
x→x0 αk
bậc k so với α và c.αk được gọi là phần tử chính của VCB β. Lúc đó β ∼ c.αk .
1 − cos x 1 1
Ví dụ 4.4. Ta có lim = nên 1 − cos x là VCB bậc hai so với x và x là
x→0 x2 2 2
phần tử chính của nó.

Chú ý 4.1. Đối với các VCL được khảo sát đồng thời khi x → x0 (hoặc khi x → ±∞),
ta cũng có các khái niệm tương tự và các kết quả tương tự như đối với VCB nêu trên.
1 1 1
Ngoài ra khi u, v, w là những VCL thì , , là những VCB nên bao giờ ta cũng
u v w
chuyển việc so sánh các VCL sang việc so sánh các VCB.

§5 TÍNH LIÊN TỤC CỦA HÀM SỐ

5.1 Các khái niệm

Giả sử hàm f xác định trên một lân cận của x0 .

Định nghĩa 5.1. Hàm f được gọi là liên tục tại điểm x0 nếu:

1. Tồn tại giới hạn lim f (x);


x→x0

2. f (x0 ) = lim f (x).


x→x0

Định nghĩa trên có nghĩa là: khi biến số x dần tới x0 thì giá trị của hàm số tại x cũng
tiến dần tới giá trị của hàm số tại điểm x0 .

Vì tính liên tục của hàm số được định nghĩa thông qua khái niệm giới hạn nên ta
còn có những định nghĩa tương đương sau:
Hàm f được gọi là liên tục tại x0 nếu với mọi dãy (xn )n tiến tới x0 ta đều có
lim f (x) = f (x0 ).
xn →x0

Theo ngôn ngữ ε − δ thì


Hàm f được gọi là liên tục tại x0 nếu với mỗi ε > 0 tồn tại một số δ > 0 sao cho với
mọi x : |x − a| < δ ta có |f (x) − f (x0 )| < ε.

44
Ta nói f gián đoạn tại x0 nếu nó không liên tục tại điểm đó. Tuy nhiên ta có các
định nghĩa yếu hơn: f được gọi là liên tục trái (phải) tại điểm x0 nếu nó xác định
trong (x0 − δ, x0 ] ([x0 , x0 + δ)) và

lim f (x) = f (x0 ) ( lim+ f (x) = f (x0 )).


x→x−
0 x→x0

Bây giờ giả sử f gián đoạn tại x0 . x0 được gọi là điểm gián đoạn bỏ được nếu tồn tại
giới hạn
lim f (x) 6= f (x0 )
x→x0

được gọi là điểm gián đoạn loại một nếu tồn tại các giới hạn trái phải tại đó nhưng

lim f (x) 6= lim+ f (x).


x→x−
0 x→x0

Cuối cùng x0 được gọi là điểm gián đoạn loại hai nếu nó không thuộc vào hai dạng
trên.
Hàm f được gọi là liên tục trên khoảng (a, b) nếu nó liên tục tại mọi điểm thuộc
khoảng đó. Nếu nó liên tục trên khoảng (a, b) và liên tục trái tại b, liên tục trái tại
a ta nói f liên tục trên [a, b].

5.2 Các định lý cơ bản về hàm liên tục

Định lý 5.1 (Bolzano-Cauchy 1). Nếu f liên tục trên [a, b] và f (a).f (b) < 0 thì có
ít nhất một điểm c ∈ (a, b) sao cho f (c) = 0.

Chứng minh. Không mất tính tổng quát, ta có thể coi f (a) > 0, f (b) < 0. Chia
a+b
[a, b] thành hai đoạn bởi điểm chia . Nếu f ( a+b2
) = 0 thì c = a+b 2
chính là
2 h i
điểm cần tìm. Nếu f ( a+b
2
) > 0 thì ta chọn [a1 , b1 ] = a+b
2
, b , nếu f ( a+b
2
) < 0 thì ta
h i
chọn [a1 , b1 ] = a, a+b
2
. Như vậy, có thể xảy ra khả năng sau hữu hạn n bước ta đi
đến điểm c = an +b
2
n
với f (c) = 0, còn trong trường hợp ngược lại thì ta được một
dãy vô hạn các đoạn lồng nhau [an−1 , bn−1 ] ⊂ [an , bn ] sao cho f (ak ) > 0, f (bk ) < 0.
b−a
Hơn nữa, bn − an = → 0 khi n → ∞. Theo tính chất của họ các đoạn lồng
2n
nhau ta tìm được điểm c ∈ [an , bn ], ∀n ∈ N. Vì |an − c| và |bn − c| đều không vượt
quá bn − an = (b − a)/2n cho nên cùng tiến tới 0 khi n tiến ra vô cùng, nghĩa là
lim an = lim bn = c. Vì f (an ) > 0 và f (bn ) < 0, ∀n, nên theo tính chất liên tục của
n→∞ n→∞
hàm f ta có lim f (an ) = f (c) ≥ 0 và lim f (an ) = f (c) ≤ 0. Chứng tỏ f (c) = 0. Mà
n→∞ n→∞
f (a) 6= 0, f (b) 6= 0. Vậy c ∈ (a, b). Định lý đã được chứng minh xong.
Định lý 5.2 (Bolzano - Cauchy 2). Giả sử f liên tục trên [a, b] và f (a) = A 6= B =
f (b). Khi ấy f nhận mọi giá trị trung gian giữa A và B. (Ta nói : f lấp đầy đoạn
[A, B]).

45
Chứng minh. Coi A < B. Giả sử C là một số bất kỳ giữa A và B, A < C < B. Xét
hàm số g(x) = f (x) − C . Rõ ràng g liên tục và g(a).g(b) < 0. Theo định lý trên tồn
tại số c ∈ (a, b) sao cho g(c) = 0, tức là f (c) = C.

5.3 Các phép toán với hàm liên tục

1. Các phép toán số học

Mệnh đề 5.3. Cho f, g là hai hàm liên tục tại x0 . Khi ấy:

1. f ± g, f.g cũng là những hàm liên tục tại x0 .


f
2. với g(x) 6= 0. là hàm liên tục tại x0 .
g

Chứng minh. Dễ dàng suy ra từ định nghĩa và các tính chất của giới hạn.

2. Tính liên tục của hàm hợp

Mệnh đề 5.4. Nếu f liên tục tại điểm x0 và g liên tục tại điểm y0 = f (x0 ) thì g ◦ f
cũng liên tục tại điểm x0 .

Chứng minh. Dễ dàng suy ra từ định lý về giới hạn của hàm hợp.

3. Tính liên tục của hàm ngược

Mệnh đề 5.5. Giả sử hàm y = f (x) xác định và liên tục trên khoảng X, đơn điệu
tăng (giảm) chặt trên X. Khi ấy tồn tại hàm ngược đơn trị x = f −1 (y) liên tục và
đơn điệu tăng (giảm) trên Y = f (X).

5.4 Liên tục đều

Định nghĩa 5.2. Hàm số được gọi là liên tục đều trên tập X ⊂ R nếu như với mỗi
số dương ε (nhỏ bao nhiêu tùy ý), ta tìm được số dương δ sao cho

∀x, y ∈ X, |x − y| < δ ⇒ |f (x) − f (y)| < ε.

Nhận xét 5.1. Nếu hàm là liên tục đều trên tập X thì nó liên tục tại mọi điểm trên
tập đó (vì trong định nghĩa trên ta cố định điểm x thì sẽ suy ra ngay hàm liên tục
tại điểm này).
Điều ngược lại nói chung là không đúng. Ví dụ: Hàm y = 1/x là liên tục trên khoảng
(0, 1), nhưng nó không liên tục đều trên khoảng này. Thật vậy, tồn tại ε = 1 sao cho
với mọi số dương δ luôn có 2 số x, y cách nhau không quá δ mà giá trị hàm trên 2

46
điểm này lệch nhau một khoảng lớn hơn ε, cụ thể với x = a và y = a/2, trong đó
0 < a < min(1/2, δ), ta có |x − y| ≤ a/2 < δ và

1 1 1 1 = 1 > 1.

− = −
x y a 2a 2a

Để trả lời cho câu hỏi khi nào điều ngược lại là đúng, ta có kết quả sau.

Định lý 5.6 (Cantor). Hàm liên tục trên đoạn thì cũng liên tục đều trên đoạn đó.

Chứng minh. Bằng phản chứng, giả sử rằng hàm f liên tục, nhưng không liên tục
đều trên đoạn [a, b]. Khi ấy tồn tại số dương ε sao cho với mọi số δ > 0 luôn tìm
được 2 số x, y ∈ [a, b] thỏa mãn |x − y| < δ và |f (x) − f (y)| > ε. Như vậy, với mỗi số
trong dãy δn = 1/n, ta sẽ tìm được cặp số xn , yn ∈ [a, b] thỏa mãn

|xn − yn | < 1/n (5.1)


|f (xn ) − f (yn )| > ε. (5.2)
Do (xn )n nằm trong đoạn [a, b] ta tìm được dãy (x0n )n (là tập con của dãy (xn )n ) hội tụ
đến một điểm c trong đoạn [a, b]. Song song với nó ta có dãy (yn0 )n cùng cặp thỏa mãn
các điều kiện (5.1) và (5.2). Từ điều kiện (5.1) ta suy ra rằng lim x0n = c = lim yn0
n→∞ n→∞
và từ đây kết hợp với điều kiện (5.2) ta có

ε ≤ lim |f (x0n ) − f (yn0 )| = |f (c) − f (c)| = 0.


n→∞

Định lý 5.7. Nếu hàm f liên tục trên đoạn [a, b] thì f bị chặn trên đoạn [a, b]. Hơn
nữa f đạt giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trên đoạn đó, tức là có α, β ∈ [a, b] để

f (β) = min f (x) và f (α) = max f (x).


x∈[a,b] x∈[a,b]

Chứng minh. Giả sử f không bị chặn trên đoạn [a, b]. Lúc đó với mỗi n ∈ N∗ , tồn
tại (xn )n ⊂ [a, b] để
f (xn ) > n. (5.3)
Dãy (xn )n ⊂ [a, b] nên bị chặn. Theo nguyên lý Bolzano - Weierstrass có dãy con
(xnk )k hội tụ: x0 = lim xnk . Hàm f liên tục tại x0 nên :
k→∞

lim f (xnk ) = f (x0 ). (5.4)


k→∞

Nhưng theo (5.3): |f (xnk )| > nk , ∀k ∈ N∗ . Điều này mâu thuẫn với (5.4). Vậy f bị
chặn trên đoạn [a, b].

47
Vì f bị chặn trên đoạn [a, b] nên M = sup f (x) < +∞. Lúc đó với mỗi n ∈ N∗ , tồn
x∈[a,b]
tại x0n ∈ [a, b] để:
1
M− < f (x0n ) ≤ M. (5.5)
n
Vì dãy (x0n )n bị chặn nên tồn tại dãy con hội tụ (x0nk )k . Giả sử α = lim x0nk . Rõ ràng
k→∞
α ∈ [a, b]. Và hàm f liên tục trên [a, b] nên lim f (x0nk ) = f (α). Mặt khác từ (5.5) ta
k→∞

1
M− < f (x0nk ) ≤ M.
nk
Suy ra lim f (x0nk ) = M . Từ tính duy nhất của giới hạn ta có f (α) = M = max f (x).
k→∞ x∈[a,b]

Chú ý 5.1. Điều kiện f liên tục trên đoạn đóng và bị chặn [a, b] là không thể bỏ qua
được. Nếu thay thế nó bằng giả thiết f chỉ liên tục trên khoảng mở (a, b) hoặc đoạn
đóng không bị chặn [a, +∞) thì định lý không còn đúng nữa. Thật vậy, ta xét ví dụ:
1 1
Ví dụ 5.1. Hàm f (x) = liên tục trong khoảng (0, 1), nhưng lim+ = +∞ nên
x x→0 x
hàm f không bị chặn và không đạt được cả giá trị lớn nhất lẫn giá trị nhỏ nhất.

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

2.1. Chứng minh rằng nếu f (x) liên tục tại x0 , thì |f (x)| cũng liên tục tại x0 . Ngược
lại có đúng không?

2.2. Tính giới hạn của các hàm số sau:


x3 + 1 √ √ x2 − a2
1) lim 2) lim x2 + 2x − 3 − x−1 3) lim
x→1 x2 + 1 x→1 x→a x3 − ax2
√ √ √
x+1− 2 x7 − x2 + 1 x − |a|
4) lim √ 5) lim 6) lim
x→1 3
x−1 x→∞ 2x7 + x3 + 1997 x→a x − a2

2.3. 1) Cho hàm số f (x) = ax + a−x , 0 < a 6= 1. Chứng minh rằng

f (x + y) + f (x − y) = f (x)f (y).

2) Cho f (x) = sin x và g(x) = 2x . Tính f ◦ g(x), g ◦ f (x).

2.4. Tìm miền xác định của các hàm số sau



1) y = x2 + 2x − 3, 2) y = log2 (tan x), 3) y = arccos(1 − x2 )

r
1+x q
4) y = (x − 2) , 5) y = sin( x), 6) y = log(arcsin(2x)).
1−x
2.5. Tìm hàm số f (x) có dạng f (x) = ax + b, biết rằng f (0) = −2 và f (3) = 5.

48
2.6. Cho hàm số (
1 + x khi x ≤ 0
f (x) =
2x khi x > 0.
Tìm f (−2), f (−1), f (0), f (1), f (2).

2.7. Giả sử hàm số f (u) xác định khi 0 < u < 1. Tìm miền xác định của các hàm số
f (sin(x)), f (ln(x)).

2.8. Tìm hàm số ngược của các hàm số sau


1+x
1) y = 2x + 3; 2) y = x2 , với x ∈ (−∞, 0); 3) y = .
1−x
2.9. Tìm các giới hạn
(x2 − x − 2)20 x4 − 2x + 1
1) lim 3 ; 2) lim .
x→2 (x − 12x + 16)10 x→1 x3 − 2x + 1

2.10. Tính các giới hạn sau


√ !5
cos 2x − 1 1− 3
1+x x3 − x − 1
1) lim , 2) lim , 3) lim .
x→0 x2 x→0 2x x→∞ 2x3 + x2 + 3

2.11. Tính giới hạn


2
ex − 1
lim .
x→0 1 − cos x

2.12. Xét sự liên tục của các hàm số sau


 2
x − 4
nếu x 6= 2
1) f (x) = |x| , 2) f (x) = x − 2
a nếu x = 2.

2.13. Tìm điểm gián đoạn của hàm số

 x+1 ,

nếu x > 0
f (x) = x2 − x

2x nếu x ≤ 0.

2.14. Chứng minh rằng các phương trình sau có nghiệm


1) x5 + 7x4 − 3x2 + x + 2 = 0,
2) 3x4 − 4x3 − 6x2 + 12x − 20 = 0,

3) x5 − x − 2 = 0 có nghiệm thuộc [1, 2] và x > 9
8.

49
Chương 3

ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN


§1 ĐẠO HÀM

1.1 Các bài toán mở đầu

a) Bài toán tìm vân tốc tức thời của chuyển động thẳng
Xét một điểm M chuyển động trên một đường thẳng đã được chọn một điểm 0 làm
gốc và đã định một chiều dương. Tại thời điểm t chất điểm có tọa độ s(t). Quãng
đường mà chất điểm M di chuyển được rõ ràng là một hàm theo biến thời gian t.
Giả sử t là một thời điểm xác định, ∆t là một số thực dương. Quãng đường mà M
di chuyển được trong thời gian ∆t (từ t đến t + ∆t) là ∆s = s(t + ∆t) − s(t). Nếu
chuyển động M là chuyển động đều thì quãng đường đi được tỷ lệ với thời gian và
∆s
lúc này tỷ số cho ta vận tốc (đều) của chuyển động. Trong trường hợp tổng quát
∆t
(chuyển động không nhất thiết đều) thì tỷ số trên, biểu thị vận tốc trung bình của
chuyển động trong thời gian từ t đến t + ∆t. Vận tốc trung bình này càng gần với
vận tốc tại thời điểm t nếu ∆t càng nhỏ. Như vậy thật là tự nhiên khi ta định nghĩa
∆s
vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t là giới hạn của tỷ số khi ∆t dần
∆t
về 0 (∆t → 0), nghĩa là vận tốc tức thời v tại thời điểmt là:
∆s
v = lim .
∆t→0 ∆t

Chẳng hạn, xét sự rơi tự do của một chất điểm nặng trong chân không (để không
phải xét đến lực cản của không khí). Nếu mốc thời gian được kể từ khi chất điểm
bắt đầu rơi (t = 0) thì đoạn đường s = s(t), là hàm của t, được tính theo công thức:
1
s = s(t) = gt2
2
trong đó g là gia tốc trọng trường g = 9, 8m/s2 . Hãy tính vận tốc tức thời của chuyển
động tại thời điểm t > 0.
Cho t một số gia ∆t, ta có ∆s = s(t + ∆t) − s(t) và
1
∆s g(t + ∆t)2 − 21 gt2 g
= 2 = gt + .∆t.
∆t ∆t 2
∆s g
Do đó: v = lim = lim (gt + ∆t) = gt.
∆t→0 ∆t ∆t→0 2
b) Bài toán kẻ tiếp tuyến với đường cong

50
Cho một đường cong (C) trong mặt phẳng và A, A0 là hai điểm khác nhau trên (C).
Đường thẳng AA0 gọi là một cát tuyến của đường cong (C). Bây giờ ta cho điểm A0
di chuyển trên (C) và tiến dần tới điểm A. Khi đó cát tuyến AA0 có thể dần đến một
vị trí của một đường thẳng xác định và duy nhất (đi qua A) mà ta gọi là d. Trong
trường hợp này, đường thẳng d gọi là tiếp tuyến của (C) tại điểm A. Dễ thấy không
phải đường cong nào cũng có tiếp tuyến tại một điểm trên đó..
Bây giờ, giả sử (C) là đồ thị của một hàm f trên (a, b) và x0 ∈ (a, b). Điểm A có tọa
độ A(x0 , f (x0 )) còn A0 (x0 + ∆x, f (x0 + ∆x)) nếu cát tuyến AA0 hợp với trục một
góc β thì hệ số góc của cát tuyến này là:
∆f (x0 ) f (x0 + ∆x) − f (x0 )
tan β = =
∆x ∆x
Giả sử tại A đường cong (C) có tiếp tuyến là d. Rõ ràng rằng tiếp tuyến d hoàn toàn
xác định nếu ta biết được góc α (hay tương ứng với điều này là tan α) mà d hợp với
trục Ox (d qua A). Khi A0 dần đến A (tức là ∆x dần đến 0), AA0 dần đến vị trí d
và góc β sẽ dần đến góc α. Do đó:
∆f (x0 )
v = lim = lim tan β = tan α.
∆x→0 ∆x ∆x→0

Vậy nếu (C) là đồ thị của một hàm f thì hệ số góc của tiếp tuyến với (C) tại điểm
có hoành độ x0 (nếu tiếp tuyến tồn tại) là giới hạn của tỷ số ∆f∆x
(x0 )
khi ∆x → 0. Qua
∆f (x0 )
hai bài toán trên ta thấy giới hạn của tỷ số ∆x khi ∆x → 0 đóng một vai trò quan
trọng. Ta đi đến định nghĩa sau:

1.2 Định nghĩa

Cho hàm số f (x) xác định trong khoảng (a, b) ⊂ R, và x0 ∈ (a, b). Xét tỷ số
∆f (x0 ) f (x0 + ∆x) − f (x0 )
= (1.1)
∆x ∆x
trong đó ∆x là số gia của x (∆x đủ nhỏ sao cho x0 + ∆x ∈ (a, b)).
Nếu giới hạn của tỷ số ∆f∆x
(x0 )
tồn tại hữu hạn khi ∆x → 0 thì giới hạn này được gọi
là đạo hàm của hàm f tại x0 và được kí hiệu là f 0 (x0 ). Vậy
∆f (x0 ) f (x0 + ∆x) − f (x0 )
f 0 (x0 ) = lim = lim (1.2)
∆x→0 ∆x ∆x→0 ∆x
Lúc này ta cũng nói f có đạo hàm tại x0 .
Ta nói f có đạo hàm trên (a, b) (hay f khả vi trên (a, b)) nếu f có đạo hàm tại mọi
điểm thuộc (a, b).
Nhận xét 1.1. 1. Biểu thức (1.2) đôi khi cũng được viết dưới dạng:
f (x0 + h) − f (x0 )
f 0 (x0 ) = lim .
h→0 h
51
Với x = x + ∆x ∈ (a, b) thì cũng có thể được viết dưới dạng
f (x) − f (x0 )
f 0 (x0 ) = lim .
x→x0 x − x0

2. Giả sử f có đạo hàm tại x0 ∈ (a, b). Khi đó theo (1.2) ta có:
f (x0 + ∆x) − f (x0 )
= f 0 (x0 ) + ε(∆x) (1.3)
∆x
trong đó ε(∆x) → 0 khi ∆x → 0. Do đó:

∆f (x0 ) = f (x0 + ∆x) − f (x0 ) = f 0 (x0 ).∆x + o(∆x) (1.4)

hay là
f (x0 + ∆x) = f (x0 ) + f 0 (x0 ).∆x + o(∆x) (1.5)
o(∆x)
trong đó o(∆x) là vô cùng bé bậc cao so với ∆x khi ∆x → 0, nghĩa là →0
∆x
khi ∆x → 0.
Do đó: lim [f (x0 + ∆x) − f (x0 )] = 0.
∆x→0

Điều này chứng tỏ rằng f liên tục tại x0 . Ta đã chứng minh được hệ quả sau
đây nói lên mối liên hệ giữa sự tồn tại đạo hàm và tính liên tục của một hàm
số.

Hệ quả 1.1. Nếu f có đạo hàm tại x0 ∈ (a, b) thì f liên tục tại x0 .

Để ý rằng khẳng đinh ngược lại của hệ quả là không đúng. Chẳng hạn hàm
f (x) = |x|, x ∈ R liên tục tại x0 = 0 nhưng dễ thấy rằng f không có đạo hàm
tại x0 = 0.
∆f (x0 )
3. Nếu tồn tại các giới hạn bên phải (bên trái) của tỷ số khi ∆x → 0,
∆x
∆f (x0 ) ∆f (x0 )
nghĩa là giới hạn lim + ( lim − ) tồn tại và hữu hạn, thì giới hạn
∆x→0 ∆x ∆x→0 ∆x
này được gọi là đạo hàm bên phải (bên trái) của f tại x0 và được kí hiệu là
f+0 (x0 )(f−0 (x0 ) tương ứng). Vậy

f (x0 + ∆x) − f (x0 )


f+0 (x0 ) = lim +
∆x→0 ∆x
f (x0 + ∆x) − f (x0 )
f−0 (x0 ) = lim − .
∆x→0 ∆x
f+0 (x0 ) và f−0 (x0 ) thường được gọi chung là đạo hàm một phía (một bên) của f
tại x0 .
Có thể nhận thấy rằng hàm f (x) = |x| có đạo hàm bên phải f+0 (0) = 1 và
f−0 (0) = −1 tuy nhiên hai giá trị này không bằng nhau. Rõ ràng rằng hàm f

52
có dạo hàm tại x0 thì f có cả đạo hàm bên trái và bên phải tại x0 và f+0 (x0 ) =
f−0 (x0 ) = f 0 (x0 ).
Nếu hàm f xác định trên [a, b] thì ta cũng dùng thuật ngữ f có đạo hàm trên
[a, b] để nói rằng f có đạo hàm trên (a, b) và f có đạo hàm bên trái tại b và bên
phải tại a.
∆f (x0 )
Ngoài ra, đôi khi lim = +∞(−∞) người ta cũng nói f có đạo hàm vô
∆x→0 ∆x
cùng tại x0 . Tuy nhiên trong suốt chương này khi nói f có đạo hàm tại x0 , ta
luôn hiểu là đạo hàm hữu hạn nghĩa là f 0 (x0 ) ∈ R.

4. Giả sử f : (a, b) → R mà tại mọi x ∈ (a, b) f 0 (x) đều tồn tại. Khi đó ta có một
hàm số mới, kí hiệu là f 0 , xác định như sau:

f 0 : (a, b) −→ R
x 7−→ f 0 (x)

và gọi là hàm đạo hàm f 0 của f .


Đôi khi theo truyền thống, người ta thường viết cho hàm số y = f (x). Lúc này
người ta viết y 0 (x) thay cho f 0 (x) và y 0 hay yx0 để chỉ đạo hàm f 0 của f . Cách
viết này đôi lúc cũng thuận tiện cho cách trình bày và dễ hiểu nên ta cũng sẽ
dùng nó khi cần thiết, đặc biệt công thức tính đạo hàm của hàm hợp và tính
bất biến của dạng vi phân cấp 1.

1.3 Ý nghĩa hình học

Từ các mục trên ta thấy đạo hàm của f tại x0 , f 0 (x0 ) chính là hệ số góc của tiếp
tuyến với đồ thị (C) của hàm f tại điểm P (x0 , f (x0 )). Tương tự như vậy, các đạo
hàm bên trái f−0 (x0 ) và đạo hàm bên phải f+0 (x0 ) của f tại x0 chính là hệ số góc của
tiếp tuyến bên trái và bên phải tương ứng của đồ thị (C) của f tại P (x0 , f (x0 )).

1.4 Các ví dụ

Sau đây là cách tính đạo hàm của một vài hàm số bằng định nghĩa.
(1) Xét hàm số f (x) = a, x ∈ R thì f 0 (x) = 0. Thật vậy, với mọi c ∈ R, ta có
f (c) − f (c) a−a
f 0 (c) = lim = lim = 0.
x→c x−c x→c x − c

(2) Xét hàm số f (x) = x, x ∈ R . Khi đó với mọi c ∈ R, ta có


f (x) − f (c) x−c
lim = lim = 1, ∀c ∈ R .
x→c x−c x→c x − c

Vậy f 0 (x) = 1, với mọi x ∈ R .

53
(3) Xét hàm số f (x) = sin x, x ∈ R . Lấy c ∈ R ta có
∆x ∆x
f (c + ∆x) − f (x) = sin(c + ∆x) − sin c = 2 sin( ) cos(c + ).
2 2
Suy ra
f (c + ∆x) − f (c) sin( ∆x ) ∆x
= ∆x2 cos(c + ).
∆x 2
2
Do đó
f (c + ∆x) − f (c) sin( ∆x
2
) ∆x
lim = lim ∆x
cos(c + ) = cos c.
∆x→0 ∆x ∆x→0
2
2
Vậy f 0 (c) = cos c, hay f 0 (x) = cos x, với mọi x ∈ R .
(4) Xét hàm số f (x) = ax (a > 0, a 6= 1).
Ta có:
ax+∆x − ax x a∆x − 1
lim = a lim = ax ln a.
∆x→0 ∆x ∆x→0 ∆x
Vậy f 0 (x) = ax ln a, mọi x ∈ R.
Trong thực hành ta cũng viết (ax )0 = ax ln a hay y = ax thì y 0 = ax ln a. từ kết quả
trên ta có f (x) = ex thì f 0 (x) = ex , với mọi x ∈ R .

Ví dụ 1.1. Xét hàm f được cho bởi công thức:


(
0 nếu x hữu tỷ
f (x) =
x2 nếu x vô tỷ

Dễ thấy rằng f không liên tục tại bất kì điểm x 6= 0 nào thuộc R (nhưng f liên tục
tạo x = 0, hãy tự chứng minh). Tuy nhiên, f có đạo hàm tại 0 và f 0 (0) = 0. Thật
vậy: (
f (h) − f (0) 0 nếu h hữu tỷ khác 0
=
h h nếu h vô tỷ khác 0 .
f (h) − f (0) f (h) − f (0)

Do vậy: ≤ |h| mọi h. Nghĩa là → 0 khi h → 0.
h h

1.5 Các qui tắc tính đạo hàm

Trong mục này ta xét một số tính chất quan trọng của đạo hàm. Nhờ chúng mà ta
tính được đạo hàm của những hàm số phức tạp thông qua đạo hàm của các hàm cơ
bản.

Định lý 1.2. Cho f (x) và g(x) là hai hàm số xác định trên (a, b), giả sử f (x) và
g(x) đều khả vi tại x ∈ (a, b). Khi đó f (x) ± g(x), f (x)g(x) cũng khả vi tại x và

1. (f (x) ± g(x))0 = f 0 (x) ± g 0 (x),

54
2. (f (x)g(x))0 = f 0 (x)g(x) + f (x)g 0 (x), đặc biệt (cf (x))0 = cf 0 (x).
0
f (x) f (x) f 0 (x)g(x) − f (x)g 0 (x)

3. Nếu g(x) 6= 0 thì cũng khả vi tại x và = .
g(x) g(x) g 2 (x)

Từ (3) ta suy ra
0
1 −g 0 (x)

= .
g(x) g 2 (x)

Chứng minh. 1. Suy ra ngay từ tính chất của phép lấy giới hạn của tổng (hiệu).
2. Ta có nhận xét sau đây
(f g)(x + ∆x) − (f g)(x) f (x + ∆x) − f (x) g(x + ∆x) − g(x)
= g(x + ∆x). + f (x). .
∆x ∆x ∆x
Từ đây ta có được 2. bằng cách chuyển qua giới hạn hai vế khi ∆x → 0 với lưu ý
rằng g liên tục tại x.
3. Được suy ra từ tính liên tục của g và đẳng thức:
1 f f
 
( )(x + ∆x) − ( )(x) =
∆x g g
1 f (x + ∆x) − f (x) g(x + ∆x) − g(x)
 
= g(x). − f (x). .
g(x + ∆x)g(x) ∆x ∆x

Định lí sau đây cho ta cách tính đạo hàm của hàm số hợp.

Định lý 1.3 (Đạo hàm của hàm hợp). Nếu u = f (x) có đạo hàm tại x0 và y = g(u)
có đạo hàm tại u0 = f (x0 ), thì gof cũng có đạo hàm tại x0 và

(gof )0 (x0 ) = {g[f (x0 )]}0 = g 0 (u0 ).f 0 (x0 ).

(Vế phải là: đạo hàm của y theo u nhân với đạo hàm của u theo x).

Chứng minh. Để ý rằng


g[f (x + h)] − g[f (x)]
g[f (x + h)] − g[f (x)] = [f (x + h) − f (x)].
f (x + h) − f (x)

Đặt y0 = f (x0 ) và ∆y = f (x + h) − f (x). Từ biểu thức trên ta có:


g[y0 + ∆y] − g[y0 ]
g[f (x + h)] − g[f (x)] = [f (x0 + h) − f (x0 )].
∆y

Khi h tiến tới 0 thì ∆y cũng tiến tới 0, cho nên chia hai vế của biểu thức trên cho h
rồi cho h tiến tới 0. Từ định nghĩa đạo hàm cho ta điều phải chứng minh.

55
Ví dụ. Hàm số y = sin x2 là hợp của hai hàm y = sin u và u = x2 . Ta có y 0 = cos u
và u0 = 2x. Do đó y 0 = cos(x2 )2x.
Định lý 1.4. Giả sử x = f (y) có đạo hàm tại y0 ∈ (a, b) và f 0 (y0 ) 6= 0. Nếu tồn tại
hàm ngược y = g(x) liên tục tại x0 = f (y0 ) thì tồn tại đạo hàm g 0 (x0 ) và
1
g 0 (x0 ) = .
f 0 (y0 )

Chứng minh. Theo định nghĩa hàm ngược ta có


x = f [g(x)].
Lấy đạo hàm cả 2 vế và áp dụng công thức đạo hàm hàm hợp cho vế phải ta được
1 = f 0 [g(x0 )].g 0 (x0 ).
Để ý rằng y0 = g(x0 ) ta có ngay điều cần chứng minh.

Ví dụ: Cho x = f (y) = y 2 , y ∈ (0, ∞). Dễ dàng thấy rằng f có hàm ngược y =
g(x) = f −1 (x) = x. Ta áp dụng định lý trên và có ngay kết quả.
1 1 1
g 0 (x) = = = √ .
f 0 (y) 2y 2 x
Chẳng hạn, để tính đạo hàm của hàm số y = arcsin x ta có thể tính thông qua hàm
số y = sin x. Vì hàm số y = sin x có hàm số ngược là x = arcsin y. Theo công thức
1 1
tính đạo hàm của hàm số ngược ta có (arcsin y)0 = 0
= .
(sin x) cos x
p 1
Mặt khác, cos x = 1 − sin2 x = 1 − y 2 . Vậy (arcsin y)0 = p
p
hay
1 − y2
1
(arcsin x)0 = √ .
1 − x2

1.6 Bảng đạo hàm các hàm số sơ cấp cơ bản

1. (c)0 = 0 2. (xα )0 = α.xα−1


3. (ex )0 = ex 4. (ax )0 = ax ln a
1 1
5. (ln |x|)0 = 6. (loga |x|)0 =
x x ln a
0 0 1
7. (sin x) = cos x 8. (tan x) = 2
= 1 + tan2 x
cos x
−1
9. (cos x)0 = − sin x 0
10. (cotg gx) = 2 = −(1 + cotg g 2 x)
sin x
1 1
11. (arcsin x)0 = √ 0
12. (arccos x) = − √
1 − x2 1 − x2
1 1
13. (arctg x)0 = 14. (arccotg x)0 = −
1 + x2 1 + x2
0 0
15. (sh x) = ch x 16. (ch x) = sh x

56
1.7 Các định lý về giá trị trung bình

Trong mục này chúng ta sẽ chứng minh một sô định lý quan trọng, là cơ sở cho những
ứng dụng khác nhau của đạo hàm. Các định lý này liên quan tới sự tồn tại của một
hằng số c nào đó (một "giá trị trung bình" theo một nghĩa nào đó) trong khoảng mà
hàm xác định.

Định nghĩa 1.1 (Cực trị địa phương). Cho hàm f xác định trên [a, b] và x0 ∈ (a, b).
Ta nói hàm f đạt cực đại địa phương tại x0 nếu tồn tại một lân cận U = (x0 − δ, x0 +
δ) ⊂ (a, b), (δ > 0 nào đó) của x0 sao cho:

f (x) ≤ f (x0 ), mọi x ∈ U. (1.6)

Nếu thay vì f (x) ≤ f (x0 ), ∀x ∈ U ta có f (x) < f (x0 ), ∀x ∈ U, x 6= x0 thì ta nói f


đạt cực đại địa phương chặt tại x0 . Khái niệm cực tiểu địa phương và cực tiểu địa
phương chặt được định nghĩa tương tự (thay cho (1.6) là f (x) ≥ f (x0 ), ∀x ∈ U , với
cực tiểu địa phương và f (x) > f (x0 ), x ∈ U, x 6= x0 với cực tiểu địa phương chặt).
Hàm f có cực đại địa phương hay cực tiểu địa phương tại x0 thường được gọi chung
là f đạt cực trị địa phương tại x0

Định lý 1.5 (Định lý Fermat). Cho hàm số f xác định trên (a, b). Nếu f đạt cực trị
địa phương tại x0 ∈ (a, b) và f có đạo hàm tại x0 thì f 0 (x0 ) = 0.

Chứng minh. Ta chứng minh cho trường hợp f đạt cực đại địa phương tại x0 (trường
hợp f đạt cực tiểu địa phương tại x0 được chứng minh hoàn toàn tương tự. Khi đó
có U = (x0 − δ, x0 + δ) là lân cận của x0 sao cho

f (x) ≤ f (x0 ), ∀x ∈ U.

Như vậy
f (x) − f (x0 )
≤ 0, ∀x ∈ (x0 , x0 + δ)
x − x0

f (x) − f (x0 )
≥ 0, ∀x ∈ (x0 − δ, x0 ).
x − x0
Vì f có đạo hàm tại x0 nên f+0 (x0 ) ≤ 0, f−0 (x0 ) ≥ 0 và do đó: f 0 (x0 ) = f−0 (x0 ) =
f+0 (x0 ) = 0.

Nhận xét 1.2. 1. Từ ý nghĩa hình học của đạo hàm ta thấy rằng, nếu f đạt cực
trị địa phương tại x0 và nếu tại điểm (x0 , f (x0 )) trên đồ thị (C) của f có tiếp
tuyến thì tiếp tuyến này phải nằm ngang (hệ số góc bằng f 0 (x0 ) = 0.

2. Định lý Fermat chỉ là điều kiện cần để có cực trị. Nghĩa là nếu f 0 (x0 ) = 0
thì nói chung không suy ra được f đạt cực trị địa phương tại x0 (có thể kiểm
chứng bằng ví dụ hàm f (x) = x3 tại x0 = 0). Tuy nhiên, định lý cũng có nghĩa

57
rằng nếu tại x1 hàm f có đạo hàm và f 0 (x1 ) 6= 0 thì f không thể đạt cực trị
địa phương tại x1 . Như vậy những điểm mà một hàm khả vi f đạt cực trị địa
phương chỉ có thể nằm trong số những nghiệm của phương trình f 0 (x0 ) = 0.
Điều này có ý nghĩa lớn trong việc khảo sát cực trị của hàm số và cũng chính
nó làm nên tầm quan trọng của ý tưởng của Fermat.

Định lý 1.6 (Định lý Lagrange). Giả sử f là hàm số liên tục trên [a, b] ⊂ R và có
đạo hàm trên (a, b). Khi đó tồn tại một điểm c ∈ (a, b) sao cho:
f (b) − f (a)
= f 0 (c). (1.7)
b−a

Chứng minh. Xét hàm số


f (b) − f (a)
g(x) = f (x) − f (a) − (x − a), x ∈ [a, b].
b−a
Dễ thấy hàm g liên tục trên đoạn [a, b] (do f liên tục trên đoạn [a, b]) và g(a) =
g(b) = 0. Hơn nữa g khả vi trên (a, b) và:
f (b) − f (a)
g 0 (x) = f 0 (x) − (x − a), x ∈ (a, b).
b−a
Do đó, để chứng minh định lý, ta chỉ cần chứng minh tồn tại c ∈ (a, b) để g 0 (c) = 0
là đủ.
Vì g liên tục trên [a, b] nên g đạt giá trị lớn nhất M và giá trị nhỏ nhất m của nó
trên [a, b].
Nếu M = m thì g là hàm hằng và g(x) = M mọi x ∈ [a, b] nên g 0 (x) = 0 ∀x ∈ (a, b).
Lúc này có thể chọn c là điểm bất kì thuộc (a, b).
Nếu m < M thì ít nhất một trong hai điểm mà tại đó g đạt các giá trị m, M phải
khác với a và b (vì g(a) = g(b)). Nói cách khác, tồn tại c ∈ (a, b) sao cho g đạt cực
trị tại c. Theo định lý Fermat, g 0 (c) = 0.

Nhận xét 1.3. 1. Định lý 1.6 cũng được gọi là định lý giá trị trung bình Lagrange.
Công thức (1.7) còn được viết dưới dạng:

f (b) − f (a) = f 0 (c)(b − a). (1.8)

Bây giờ giả sử x0 ∈ (a, b) và ∆x là một gia số của x sao cho x0 + ∆x ∈ (a, b).
Khi đó áp dụng định lý Lagrange cho hàm f trên [x0 , x0 + ∆] nếu ∆x > 0 hay
trên [x0 + ∆, x0 ] nếu ∆x < 0 ta được một số c nằm giữa x0 và x0 + ∆x sao cho:

∆f (x0 ) = f (x0 + ∆x) − f (x0 ) = f 0 (c).∆x

hay

∆f (x0 ) = f (x0 + ∆x) − f (x0 ) = f 0 (x0 + θ∆x).∆x với θ ∈ (0, 1) (1.9)

58
(1.9) cho ta biểu thức chính xác về số gia của hàm f đối với bất kì số gia hữu
hạn ∆x của biến x. Do đó mà (1.9) được gọi là số gia hữu hạn còn Định lý 1.6
cũng được gọi là định lý về số gia hữu hạn của Lagrange (khác với công thức
xấp xỉ được trình bày trong bài vi phân sau này).
f (b) − f (a)
2. Ý nghĩa hình học của định lý Lagrange. Dễ dàng thấy rằng tỷ số là
b−a
hệ số góc của dây cung nối hai điểm A(a, f (a)) và B(b, f (b)) của đồ thị.
Do đó định lý Lgrange khẳng định rằng, nếu tại mọi điểm trên đồ thị của hàm
f đều có tiếp tuyến (có thể trừ tại A, B) thì tồn tại c ∈ (a, b) sao cho tiếp tuyến
với đồ thị của f tại điểm có hoành độ c song song với AB.

Như là trường hợp đặc biệt của định lý Lagrange ta có định lý Rolle sau đây

Định lý 1.7 (Định lý Rolle). Nếu hàm f liên tục trên [a, b], khả vi trên (a, b) và
f (a) = f (b) thì tồn tại c ∈ (a, b) sao cho f 0 (c) = 0.

Nhận xét 1.4. Rõ ràng Định lý 1.7 là trường hợp đặc biệt của Định lý 1.6 với
f (a) = f (b). Tuy nhiên trong chứng minh của Định lý 1.6, ta áp đụng định lý Rolle
cho hàm g thì cũng thu được kết quả định lý Lagrange, nói cách khác Định lý 1.6 là
một hệ của của Định lý 1.7. Như vậy hai định lý này tương đương nhau.

Định lý sau đây là một mở rộng của định lý Lagrange. Nó thuộc về A. Louis Cauchy
(1789-1857), nhà toán học nổi tiếng của Pháp.

Định lý 1.8. Giả sử f, g là các hàm liên tục trên [a, b], khả vi trên (a, b). Khi đó tồn
tại c ∈ (a, b) để cho:

[f (b) − f (a)]g 0 (c) = [g(b) − g(a)]f 0 (c). (1.10)

Chứng minh. Đặt

h(x) = [f (b) − f (a)]g(x) − [g(b) − g(a)]f (x), x ∈ [a, b].

Khi đó dễ dàng thấy rằng h thỏa mãn các điều kiện của định lý Rolle và với mọi
x ∈ (a, b) ta có:

h0 (x) = [f (b) − f (a)]g 0 (x) = [g(b) − g(a)]f 0 (x).

Do đó, theo định lý Rolle, tồn tại c ∈ (a, b) sao cho h0 (c) = 0.

Nhận xét 1.5. i) Dễ thấy định lý Lagrange là trường hợp đặc biệt của định lý
Cauchy vơi g(x) = x, ∀x ∈ [a, b].
ii) Giả thiết f, g liên tục trên [a, b] thực chất là để đảm bảo f, g liên tục phải tại a
và liên tục trái tại b (f, g đã liên tục trên (a, b) do giả thiết khả vi).

59
Ví dụ 1.2. Chứng minh rằng phương trình x3 − 3x + c = 0 (c là hằng số nào đó)
không thể có hai nghiệm phân biệt trong khoảng (0, 1).
Thật vậy, giả sử phương trình trên có hai nghiệm a, b ∈ (0, 1) và a 6= b. Khi đó, đặt
f (x) = x3 − 3x + c thì f (a) = f (b) = 0. Hàm f thỏa mãn các điều kiện của định lý
Rolle trên [a, b] ⊂ (0, 1), do đó tồn tại một số ζ ∈ (a, b) ⊂ (0, 1) sao cho:

f 0 (ζ) = 3ζ 2 − 3 = 0.(∗)

Điều này không thể xảy ra vì (∗) có hai nghiệm ζ = ±1.

Từ các định lý trên ta suy ra các hệ quả sau:

Hệ quả 1.9. Nếu hàm f có đạo hàm đồng nhất bằng 0 trên (a, b) thì f là hàm số
hằng trên (a, b).

Chứng minh. Lấy bất kì x1 , x2 ∈ (a, b). Áp dụng định lý Lagrange cho hàm f trên
[x1 , x2 ] (không mất tính tổng quát giả sử x1 < x2 ), ta được:

f (f1 ) − f (x2 ) = f 0 (c)(x1 − x2 )

với một số c ∈ (x1 , x2 ) nào đó. Từ đây ta suy ra kết luận của hệ quả.

Hệ quả 1.10. Giả sử f là hàm liên tục trên [a, b], khả vi trên (a, b). Khi đó:

i) Nếu f 0 (x) ≥ 0, ∀x ∈ (a, b) thì f đơn điệu tăng trên [a, b] còn nếu f 0 (x) > 0, ∀x ∈
(a, b) thì f đơn điệu tăng ngặt trên [a, b].

ii) Nếu f 0 (x) ≤ 0, ∀x ∈ (a, b) thì f đơn điệu giảm trên [a, b] còn nếu f 0 (x) > 0, ∀x ∈
(a, b) thì f đơn điệu giảm ngặt trên [a, b].

Chứng minh. Giả sử x1 , x2 ∈ [a, b], x1 < x2 . Khi đó, theo định lý Lagrange, tồn tại
c ∈ (x1 , x2 ) sao cho:
f (x1 ) − f (x2 ) = f 0 (c)(x1 − x2 ).
Các kết luận ở i) và ii) cũng được suy ra từ đẳng thức này.

Ngược lại, ta cũng có

Hệ quả 1.11. Giả sử f là hàm khả vi trên (a, b). Khi đó nếu f đơn điệu tăng (đơn
điệu giảm) trên (a, b) thì f 0 (x) ≥ 0(f 0 (x) ≤ 0), ∀x ∈ (a, b).

Chứng minh. Kết luận của hệ quả là hệ quả trực tiếp của định nghĩa đạo hàm.

Nhận xét 1.6. Để ý rằng nếu f đơn điệu tăng ngặt (giảm ngặt) trên (a, b) thì nói
chung không suy ra được f 0 (x) > 0(f 0 (x) < 0 trên (a, b). Ví dụ f (x) = x3 tăng ngặt
trên (−1, 1) nhưng f 0 (0) = 0.

60
1.8 Vi phân

a) Khái niệm vi phân


Cho hàm f xác định trên (a, b) ⊂ R và x0 ∈ (a, b). Giả sử f có đạo hàm tại x0 . Khi
đó
∆f (x0 ) = f 0 (x0 ).∆x + o(∆x), (1.11)
trong đó o(∆x) là vô cùng bé bậc cao so với số gia ∆x khi ∆x → 0. Trong nhiều
trường hợp (chẳng hạn khi f có dạng phức tạp), việc tính trực tiếp ∆f (x0 ) không
phải là việc làm luôn đơn giản, tuy nhiên công thức (1.11) cho thấy, nếu f có đạo
hàm tại x0 và ∆x khá bé thì có thể coi f 0 (x0 ).∆x là xấp xỉ của ∆f (x0 ) (sai số sẽ là
một vô cùng bé bậc cao so với ∆x khi ∆x → 0). Việc tính f 0 (x0 ).∆x dễ dàng hơn
nhiều vì đại lượng này tuyến tính theo ∆x. Đại lượng f 0 (x0 ).∆x có nhiều ý nghĩa
quan trọng trong nhiều vấn đề khác về phương diện lý thuyết nên ta đi đến định
nghĩa sau đây.
Cho f là hàm xác định trên (a, b).

Định nghĩa 1.2. Hàm f được gọi là khả vi (có vi phân) tại điểm x0 ∈ (a, b) nếu tồn
tại một số A ∈ R sao cho với mọi số gia ∆x của biến x (mà x + ∆x ∈ (a, b)), số gia
của hàm ∆f (x0 ) có thể biểu diễn được dưới dạng:

∆f (x0 ) = f (x + ∆x) − f (x0 ) = A.∆x + o(∆x), (1.12)

với o(∆x) là vô cùng bé bậc cao so với ∆x khi ∆x → 0. Số A trong định nghĩa này
tồn tại phụ thuộc vào x0 (nhưng không phụ thuộc vào ∆x).
Biểu thức A.∆x được gọi là vi phân của f tại x0 ứng với gia số ∆x và được kí hiệu
là df (x0 ). Vậy:
df (x0 ) = A.∆x.
Như vậy từ (1.11) ta thấy rằng nếu nếu f có đạo hàm tại x0 thì f khả vi tại x0 và
A = f 0 (x0 ). Điều ngược lại cũng đúng và ta có hệ quả sau.

Hệ quả 1.12. Hàm f khả vi tại x0 khi và chỉ khi f có đạo hàm tại x0 (x0 ∈ (a, b)).

Chứng minh. Hiển nhiên chỉ cần chứng minh chiều "chỉ khi" là đủ. Giả sử f khả
vi tại x0 theo Định nghĩa 1.2. Từ (1.12) ta suy ra:
∆f (x0 ) o(∆x)
 
lim = lim A + = A.
∆x→0 ∆x ∆x→0 ∆x

Vậy f có đạo hàm tại x0 và f 0 (x0 ) = A.

Nhận xét 1.7. Chính nhờ Hệ quả 1.12 mà dù cho định thực sự của "khả vi" là định
nghĩa 1.11 nhưng từ trước khi hàm f có đạo hàm tại x0 cũng gọi là f khả vi tại x0
và người ta cũng thích dàng "f khả vi trên (a, b)" hơn là "f có đạo hàm trên (a, b)".

61
Vi phân của hàm f tại điểm x ∈ (a, b) (ứng với số gia ∆x) cũng thường được viết là:

df = f 0 (x)∆x,

hay là nếu gọi hàm y = f (x) (theo truyền thống) thì vi phân của hàm f (hay của
hàm y) cũng được viết:

dy = f 0 (x)dx hay dy = yx0 dx.

Nếu g(x) = 0, x ∈ (a, b) thì vi phân của g (cũng nói là vi phân của biến độc lập x)
là:
dg = dx = ∆x.
Chính vì vậy mà người ta thường quy ước đồng nhất vi phân của x (thực ra là của
hàm g như trên) với số gia ∆x và công thức vi phân của hàm f được viết lại:

df = f 0 (x)dx hay dy = f 0 (x)dx.


dy df
Từ đây đạo hàm của hàm f có thể biểu diễn dưới dạng: f 0 (x) = hay f 0 (x) = .
dx dx
Từ quy tắc có bản tính đạo hàm ta suy ra ngay các quy tắc cở bản để tính vi phân,
chẳng hạn như

d(f ± g) = df ± dg;
d(f.g) = f dg + gdf.

b) Vi phân của hàm hợp và tính bất biến của dạng vi phân cấp 1
Giả sử f là một hàm khả vi theo biến x. Khi đó:

df = f 0 (x)dx.

Bây giờ giả sử x lại là một hàm khả vi theo biến t, x = ϕ(t). Khi đó hàm hợp h = f ◦ϕ
xác định bởi h(t) = f (ϕ(t)) cũng khả vi theo biến t và ta có:

h0 (t) = f 0 (ϕ(t)).ϕ0 (t). (1.13)

Do đó
dh = f 0 (ϕ(t)).ϕ0 (t)dt. (1.14)

Vì dx = ϕ0 (t)dt nên (1.14) có thể viết lại:

dh = f 0 (x)dx, x = ϕ(t). (1.15)

Ta lại được f 0 (x)dx như vi phân của f đối với biến x coi như là biến độc lập.
Trở lại cách viết truyền thống y = f (x), x = ϕ(t) thì y = f (ϕ(t)). Khi đó y vừa có
thể coi là hàm của x vừa có thể xen là hàm của t. Lúc này (1.13) (khi xem y là hàm
của x) và (1.15) (xem x là hàm của t) đều có cùng một dạng:

dy = f 0 (x)dx hay dy = yx0 dx. (1.16)

62
Điều này có nghĩa là dù cho x là một biến độc lập hay là một hàm theo biến khác thì
dạng vi phân của y không thay đổi là (1.16). Tính chất này ta gọi là tính bất biến
dạng vi phân cấp 1.
Ví dụ 1.3. Trở lại tính đạo hàm của hàm y = f (x) nhưng được cho dưới dạng tham
số
x = ϕ(t), y = ψ(t)
trong đó ϕ, ψ là các hàm khả vi theo t. Lúc này có thể xem y là hàm theo biến t, tuy
nhiên tính bất biến của dạng vi phân cấp 1, ta vẫn có:
dy = yx0 dx,
hay
dy ψ 0 (t)dt ψ 0 (t)
yx0 (x) = = 0 = 0 .
dx ϕ (t)dt ϕ (t)

c) Ứng dụng của vi phân để tính gần đúng


Từ Định nghĩa 1.2 ta đi đến công thức xấp xỉ
∆f (x0 ) ≈ df (x0 ) = f 0 (x0 )∆x.
Từ đây, để tính giá trị xấp xỉ của hàm f tại x, với x gần x0 , ta đặt ∆x = x − x0 và
có:
f (x) = f (x0 + ∆x) ≈ f (x0 ) + f 0 (x0 ).∆x. (1.17)
Đây là công thức quan trọng và thường được sử dụng trong tính toán thực tế.
Ví dụ 1.4. Tính giá trị gần đúng của sin 460 .
π π
460 = 450 + 10 = + .
4 180
π
Xét f (x) = sin x trong một lân cận của x0 = .
4
Theo (1.17):
π π π π π
sin 460 = sin( + ) ≈ sin + cos .
√ 4 √180 4 4 180
2 2 π
= + . ≈ 0, 7071.
2 2 180

§2 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CẤP CAO

2.1 Đạo hàm cấp cao

Cho f là một hàm có đạo hàm trong khoảng (a, b). Khi đó ta có một hàm số mới f 0
xác định bởi
f 0 : (a, b) −→ R
0
x 7−→ f (x).

63
Định nghĩa 2.1. i) Nếu hàm f 0 có đạo hàm (f 0 )0 (x0 ) tại điểm x0 ∈ (a, b) thì số
(f 0 )0 (x0 ) được gọi là đạo hàm cấp 2 của hàm f tại x0 và được kí hiệu là f 00 (x0 ). Vậy:

f 00 (x0 ) = (f 0 )0 (x0 ).

Một cách tổng quát ta có định nghĩa ii) Nếu hàm f có đạo hàm cấp n − 1, n ∈ N
trong một lân cận U của x0 ∈ (a, b). Khi đó nếu hàm

f (n−1) : (a, b) −→ R
x 7−→ f (n−1) (x)

có đạo hàm tại điểm x0 thì đạo hàm này (f (n−1) )0 (x0 ) được gọi là đạo hàm cấp n của
f tại x0 và được kí hiệu là f (n) (x0 ).
Vậy f (n) (x0 ) = (f (n−1) )0 (x0 ).
iii) Ta nói hàm f có đạo hàm cấp n (hay khả vi cấp n) trên (a, b) nếu nó có đạo hàm
cấp n tại mọi điểm x ∈ (a, b).
Đạo hàm f 0 được gọi là đạo hàm cấp 1 của f . Ta cũng quy ước đạo hàm cấp 0 của
f chính là f .
Ta cũng nói f khả vi liên tục đến cấp n trên (a, b) nếu f khả vi đến cấp n trên (a, b)
và f (n) : (a, b) → R là hàm liên tục.
Ví dụ 2.1. Giả sử f (x) = xn , x ∈ R, n ∈ N.
Khi đó f 0 (x) = nxn−1 , f 00 (x) = n(n − 1)xn−2 , ..., f (m) (x) = n(n − 1)...(n − m + 1)xn−m
nếu m ≤ n và f (m) (x) = 0 nếu n < m.
Ví dụ 2.2.

f (x) = sin x, x ∈ R .
π
f 0 (x) = cos x = sin(x + )
2
π π
f 00 (x) = cos(x + ) = sin(x + 2 ).
2 2
Bằng quy nạp ta tính được:
π
f (n) (x) = sin(x + n ), x ∈ R, n ∈ N.
2
Tương tự: f (x) = cos x, x ∈ R thì
π
f (n) (x) = cos(x + n ), x ∈ R, n ∈ N.
2
1
f (x) = , x 6= 1.
x+1
thì
n!
f (n) (x) = (−1)n .
(x + 1)n+1

64
Ví dụ 2.3. Giả sử u và v là hai hàm số có đạo hàm đến cấp n tại x0 ∈ (a, b). Khi
đó tích của chúng, u.v xác định trên (a, b) bởi (uv)(x) = u(x).v(x) cũng có đạo hàm
đến cấp n tại x0 và ta có công thức sau gọi là công thức Leibniz
n
(n)
X n!
(uv) (x0 ) = Cnk u(k) (x0 )v (n−k) (x0 ), trong đó Cnk = (2.1)
k=0
k!(n − k)!

Ta chứng minh công thức Leibniz (2.1) bằng quy nạp. Rõ ràng (2.1) đúng với n = 1.
Giả sử công thức (2.1) đúng đến n. Lấy đạo hàm hai vế của (2.1) ta được
n
n 0
X
n+1
(uv) = ((uv) ) = Cnk [u(k) v (n−k+1) + u(k+1) v (n−k) ]
k=0
n
X n−1
X
(n+1)
= uv + Cnk u(k) v (n−k+1) + Cnk u(k+1) v (n−k) + u(n+1) v
k=1 k=0
n
X
= Cn0 u(0) v (n+1) + (Cnk + Cnk−1 )u(k) v (n−k+1) + Cn+1
k−1 (n+1) (0)
u v
k=1
n+1
X
k
= Cn+1 u(k) v (n−k+1) .
k=0

Trong chứng minh trên ta đã sử dụng đẳng thức sau:


l
Cn+1 = Cnl + Cnl−1 , l = 1, ..., n; Cn+1
0
= Cn0 = Cn+1
n+1
.

2.2 Vi phân cấp cao

Cho hàm số f (hay y = f (x)) khả vi trên (a, b). Khi đó vi phân của nó df = f 0 (x)dx
hay dy = f 0 (x)dx là một hàm theo hai biến: x và vi phân (hay số gia) dx của biến x
(để ý dx độc lập với x). Nếu ta giữ nguyên dx tại mọi x ∈ (a, b) và coi như một hằng
số thì df hay dy là một hàm theo biến x. Ta có định nghĩa sau.

Định nghĩa 2.2. Vi phân của df tại x ∈ (a, b) được gọi là vi phân cấp 2 của f tại
x (tương ứng với dx) và được kí hiệu là d2 f (x) (hay d2 y). Vậy:

d2 f (x) = d(df )(x) = (df )0 (x)dx = f 00 (x)dx.dx


= f 00 (x)(dx)2 = f 00 (x)dx2 .

Ở đây kí hiệu dx2 dùng để chỉ (dx)2 .


Một cách tổng quát ta định nghĩa vi phân cấp n, n ∈ N của f tại x, kí hiệu là dn f (x)
hay dn y, là vi phân của vi phân cấp (n − 1) của f tại x (dx vẫn được coi là cùng một
hằng số đối với vi phân mọi cấp và tại mọi x).

dn y = dn f (x) = d(dn−1 )f (x).

65
Dễ thấy rằng:
dn f (x) = f (n) (x)dxn , ∀n ∈ N. (2.2)
Do đó đạo hàm cấp n của f tại x có thể biểu diễn qua vi phân cấp n của nó:
dn f (x) dn y
f (n) (x) = hay f (n)
(x) = . (2.3)
dxn dxn
Để ý rằng df cũng được coi là vi phân cấp 1 của f .
Nhận xét 2.1. Giả sử y = f (x) là hàm theo biến x ∈ (a, b) còn x = ϕ(t), t ∈ (α, β)
(sao cho ϕ(α, β) ⊂ (a, b)).
Giả sử thêm rằng ϕ, f đều là các hàm khả vi cấp 2. Khi đó dạng vi phân cấp 1 của
y là:
dy = f 0 (x)dx.
Cho dù khi x là biến độc lập hay x là hàm của t như trên. Tuy nhiên với vi phân cấp
2:

d2 y = d(f 0 (x)dx) = dx(df 0 )(x) + f 0 (x)d(dx)


d2 y = f 00 (x)dx2 + f 0 (x)d2 x. (2.4)

Vì d2 x = ϕ00 (t)dt2 nên số hạng f 0 (x)d2 x trong (2.4) không thể bỏ đi được. Điều này
cho thấy vi phân cấp 2 của f khi xem x là hàm theo biến t có dạng khác với dạng
của vi phân cấp 2 của nó khi xem x là biến độc lập cho ở (2.2) : dy = f 00 (x)dx2 . Nói
cách khác dạng của vi phân cấp 2 (và do đó cấp n ≥ 2 không bất biến.
Tiếp tục theo cách như trên ta sẽ tính được vi phân cấp n của f .
Chẳng hạn:

dy = d(d2 y) = f 000 (x)dx3 + f 00 (x)d(dx2 ) + f 00 (x)dxd2 x + f 0 (x)d2 x

hay:
d3 y = f 000 (x)dx3 + 3f 00 (x)dx + f 0 (x)d3 x.
Nhận xét 2.2. Trong các điều kiện như ở nhận xét (2.1), từ (2.4) ta cũng suy ra
được:
00 dy − f 0 (x)d2 x d2 ydx − dyd2 x
f (x) = = . (2.5)
dx2 dx3

§3 CÔNG THỨC TAYLOR

Giả sử f là một hàm khả vi trên (a, b) và x0 ∈ (a, b). Như đã biết ta có thể xấp xỉ
hàm f (trong một lân cận U đủ nhỏ của x0 ) bởi một đa thức bậc nhất theo x nhờ
vaof đạo hàm f 0 (x) của f tại x0 . Cụ thể với x ∈ U , ta có:

f (x) ≈ f (x0 ) + f 0 (x0 )(x − x0 ).

66
Một cách tự nhiên ta hy vọng rằng nếu f khả vi liên tục đến cấp n trong một lân
cận của x0 ) bởi một đa thức bậc n với độ chính xác cao hơn. Thật vậy, ta có định lý
sau:

Định lý 3.1 (Taylor). Giả sử f là hàm có đạo hàm đến cấp (n + 1) trên (a, b),
x0 , x ∈ (a, b). Khi đó ta có công thức Taylor sau:

f 00 (x0 ) f (n) (x0 )


f (x) = f (x0 ) + f 0 (x0 )(x − x0 ) + (x − x0 )2 + ... + (x − x0 )n + Rn (x − x0 ).
2! n!
(3.1)
Ở đây Rn (x − x0 ) có thể viết dưới dạng:

f (n+1) (x0 + θ(x − x0 ))


Rn (x − x0 ) = (x − x0 )n+1 (3.2)
(n + 1)!

hay dưới dạng

f (n+1) (x0 + θ0 (x − x0 ))
Rn (x − x0 ) = (1 − θ0 )n (x − x0 )n+1 (3.3)
n!
trong đó θ, θ0 là các số nào đó thuộc (0, 1).
Rn (x − x0 ) gọi là số hạng dư của công thức Taylor (3.1). Biểu thức Rn (x − x0 ) cho
ở (3.2) gọi là số hạng dư dạng Lagrange còn Rn (x − x0 ) cho ở (3.3) gọi là số hạng
dư Cauchy.

Chứng minh. Ta xét trường hợp x > x0 (trường hợp x < x0 được xét hoàn toàn
tương tự).
Xét hàm số ϕ xác định bởi công thức, y ∈ [x0 , x],

f 0 (y) f 00 (y) f (n) (y)


ϕ(y) = f (x) − f (y) − (x − y) − (x − y)2 − ... − (x − y)n . (3.4)
1! 2! n!
Khi đó ϕ là một hàm liên tục trên [x0 , x], khả vi trên (x0 , x) và ϕ0 (y) được tính theo
công thức:

0 0 0 f 00 (y) f 00 (y) f (n+1) (y)


ϕ (y) = −f (y) + f (y) − (x − y) + (x − y) − ... − (x − y)n
1! 1! n!
(n+1)
f (y)
=− (x − y)n
n!
(3.5)

Mặt khác, để ý rằng với mọi k nguyên dương tùy ý thì hàm số:
ϕ(x0 )
F (y) = ϕ(y) − k
(x − y)k , y ∈ [x0 , x] (3.6)
(x − x0 )

thỏa mãn điều kiện định lý Rolle trên [x0 , x].

67
Thật vậy, rõ ràng F là hàm liên tục trên [x0 , x], khả vi trên (x0 , x) và F (x) = F (x0 ) =
0. Do đó tồn tại ξ ∈ (x0 , x) sao cho:

f (n+1) (ξ) ϕ(x0 )


0 = F 0 (ξ) = − (x − ξ)n + k
k(x − ξ)k−1 (3.7)
n! (x − x0 )

(khi tính F 0 ta dùng (3.5) và (3.6)).


Với lưu ý rằng

f (n+1) (ξ)
ϕ(x0 ) = Rn (x − x0 ) = − (x − x0 )k (x − ξ)n+1−k (3.8)
n!k
với mọi số k nguyên dương.
f (n+1) (ξ)
Khi k = n + 1, ta được Rn (x − x0 ) = (n+1)!
(x − x0 )n+1 .
Đây chính là số hạng dư Lagrange (3.2) vì ξ ∈ (x0 , x) nên ξ có thể được viết dưới
dạng ξ = x0 + θ(x − x0 ), θ ∈ (0, 1).
Khi k = 1, (3.8) cho ta:

f (n+1) (ξ)
Rn (x − x0 ) = (x − x0 )(x − ξ)n+1 . (3.9)
n!
Với ξ = x0 + θ0 (x − x0 ), θ0 ∈ (0, 1) thì:

x − ξ = x − x0 − θ0 (x − x0 ) = (x − x0 )(1 − θ0 ).

Thay vào (3.9) thì được

f (n+1) (ξ)
Rn (x − x0 ) = (x0 + θ0 (x − x0 ))(1 − θ0 )n (x − x0 )n+1 .
n!
Chính là số hạng dư dạng Cauchy (3.3).

Nhận xét 3.1. i) Nếu đặt h = x − x0 thì công thức Taylor với các số hạng dư
dạng Lagrange và Cauchy có thể viết lại dưới dạng sau:

f 0 (x0 ) f 00 (x0 ) 2 f (n) (x0 ) n


f (x0 + h) = f (x0 ) + h+ h + ... + h
1! 2! n!
f (n+1) (x0 + θh) n+1
+ h , (3.10)
(n + 1)!
f 0 (x0 ) f 00 (x0 ) 2 f (n) (x0 ) n
f (x0 + h) = f (x0 ) + h+ h + ... + h
1! 2! n!
f (n+1) (x0 + θ0 h)
+ (1 − θ0 )n hn+1 . (3.11)
n!
Hiển nhiên rằng các số hạng dư dạng Lagrange và Cauchy là bằng nhau và tùy
trường hợp cụ thể mà ta sử dụng dạng này hay dạng kia.

68
ii) Khi n = 0 thì công thức Taylor (với số hạng dư Lagrange) trở thành công thức
số gia hữu hạn

f (x) = f (x0 ) + f 0 (x0 + θ(x − x0 ))(x − x0 ).

iii) Biểu diễn hàm f dưới dạng công thức Taylor (3.1) (với số hạng dư (3.2) hay (3.3))
thường được gọi là khai triển Taylor hữu hạn của hàm f tại x0 . Khi 0 ∈ (a, b) và
x0 = 0 thì (3.1) với số hạng dư Lagrange được gọi là khai triển Maclaurin của
hàm f và lúc này ta có:

f 0 (0) f 00 (0) 2 f (n) (0) n f (n+1) (θx) n+1


f (x) = f (0) + x+ x + ... + x + x , θ ∈ (0, 1).
1! 2! n! (n + 1)!
(3.12)

Nhận xét 3.2. Rõ ràng từ (3.2), (3.3) phần dư Rn (x − x0 ) trong công thức Taylor
có thể viết dưới dạng:
Rn (x − x0 ) = o((x − x0 )n )
(vô cùng bé bậc cao hơn (x − x0 )n khi x → x0 ). Rn (x − x0 ) ở dạng này được gọi là
phần dư dạng Peano. Thực ra công thức Taylor với số hạng dư Peano có thể được
chứng minh với các giả thiết nhẹ hơn các giả thiết của Định lý 3.1 (cụ thể, f chỉ cần
có đạo hàm cấp n tại x0 ).
Hơn nữa, nếu f có thể được biểu diễn dưới dạng:

f (x) = α0 + α1 (x − x0 ) + ... + αn (x − x0 )n + o((x − x0 )n )

trong đó α1 , α2 , ..., αn là các hằng số thì các hằng số này được xác định một cách duy
nhất bởi công thức:
f ( k)(x0 )
αn = , k = 0, ..., n
k!
điều này nói lên tính "duy nhất" của khai triển Taylor với số dư dạng Peano.

Nhận xét 3.3. i) Công thức Taylor cho thấy nếu ta biết thêm các đạo hàm cấp cao
của f trong một lân cận của x0 thì ta có thể xấp xỉ các giát trị của f trong lân cận
đủ nhỏ của x0 bằng một đa thức bậc n theo x với độ chính xác có thể ước lượng
được. Cụ thể, nếu x gần x0 và ta sử dụng công thức xấp xỉ:

f 0 (x0 ) f (n) (x0 )


f (x) ≈ f (x0 ) + (x − x0 ) + ... + (x − x0 )n (3.13)
1! n!
thì sai số không vượt quá
1
|Rn (x − x0 )| = |f (n+1) (ξ)(x − x0 )n+1 | (3.14)
(n + 1)!

69
với ξ là số nào đó nằm giữa x0 và x. Có một trở ngại trong việc đánh giá sai số
này là ta không biết chính xác được số ξ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cụ thể
(chẳng hạn với các hàm số sơ cấp quen thuộc), ta có thể đánh giá được cận trên của
f (n+1) (x) trên một lân cận U của x0 , nghĩa là tồn tại số M > 0:

f (n+1) (x) ≤ M, ∀x ∈ U

(chẳng hạn, khi f (n+1) liên tục trên một đoạn đóng [c, d] chứa U ). Lúc này ta có thể
ước lượng được cụ thể sai số tối đa mắc phải khi sử dụng công thức xấp xỉ (3.14).
Đặc biệt nếu f khả vi vô hạn lần thì ta có thể xấp xỉ giá trị của f (x) (x gần x0 )
với độ chính xác tùy ý (để ý khi |x − x0 | < 1 thì có thể chọn n đủ lớn để sai số
|Rn (x − x0 )| < ε với bất kì ε > 0 cho trước).
ii) Công thức Taylor cũng còn được áp dụng trong việc khảo sát cực trị của một hàm
số (được trình bày trong phần cực trị).
1
Ví dụ 3.1. Khai triển Maclaurin hàm f (x) = .
1+x
n!
Ta có với x 6= 1, f (n) (x) = (−1)n . Từ đó, f (0) = 1, f 0 (0) = −1, f 00 (0) =
(1 + x)n+1
(−1)2 2!, ..., f (n) (0) = (−1)n n!.
Theo (3.12), với x gần 0:
1 1
f (x) = = 1 − x + x2 − ... + (−1)n xn + (−1)n+1 n+1
xn+1 , θ ∈ (0, 1).
1+x (1 + θx)

• Trong công thức này, thay x bởi −x ta được:


1 1
g(x) = = 1 + x + x2 − ... + xn + n+1
xn+1 , θ ∈ (0, 1).
1−x (1 + θx)
1
• Lại để ý rằng h(x) = ln(1 + x) thì h0 (x) = f (x) = , x 6= 1.
1+x
Do đó:
n!
h(n+1) (x) = f (n) (x) = (−1)n
(1 + x)n+1
và ta cũng được:
x2 xn xn
h(x) = ln(1+x) = x− +...+(−1)n−1 +(−1)n , θ ∈ (0, 1).(∗)
2 n (n + 1)(1 + θx)n+1
Tương tự như trước, trong (∗) thay x bởi −x thì ta nhận được khai triển
Maclaurin của hàm k(x) = ln(1 − x).
Ví dụ 3.2. Khai triển Maclaurin hàm f (x) = ex .
Vì f (n) (x) = ex nên f (n) (0) = 1, ∀n ∈ N và ta có:
x x2 xn eθx
f (x) = ex = 1 + + + ... + ++ x(n+1) , θ ∈ (0, 1).
1! 2! n! (n + 1)!

70
x2 x2 x3
Đặc biệt khi |x| ta thường dùng: e = 1+x+ +o(x ) hay e = 1+x+ + +o(x3 ).
x 2 x
2 2 3
Ví dụ 3.3. Khai triển Maclaurin hàm f (x) = sin x.
π
Ta có: f (n) (x) = sin(x + n ). Do đó:
2
(
π 0 nếu n chẵn
f (n) (0) = sin(n ) =
2 (−1)n nếu n lẻ.

Vậy:
x3 x5 m−1 x
2m−1 sin(θx + (2m + 1) π2 ) 2m+1
f (x) = sin x = x − + − ... + (−1) + x .
3! 5! (2m − 1)! (2m + 1)!

Để ý rằng khi bỏ phần dư đi ta chỉ thu được công thức xấp xỉ khi x khá gần 0.
x3
Ví dụ 3.4. i) Với những x nào thì công thức xấp xỉ sin x ≈ x − có sai số bé hơn
6
10−3 .
Theo khai triển Maclaurin của f (x) = sin x ở ví dụ trên số dư ở đây là (xem như
khai triển đến x4 )
| sin(θx + 5 π2 )| 5 x5
|R4 (x)| = .|x | ≤ .
5! 120
Do đó để có |R4 (x)| < 10−3 cần có |x5 | < 120.10−3 hay |x| <0,6544.
ii)Bây giờ nếu đã cho x1 gần bằng 0 ta có thể tìm n để khi xấp xỉ hàm f (x) = sin x
bằng cách sử dụng khai triển Maclaurin thì phần dư bé hơn ε > 0 cho trước (nghĩa
là n bằng bao nhiêu để có đánh giá |Rn (x1 )| < ε).
| sin(θx1 + (2m + 1) π2 )| |x1 |2m+1
R2m+1 (x1 ) = |x1 |2m+1 ≤ <ε
(2m + 1)! (2m + 1)!
ε
cho ta (2m + 1)! > .
|x1 |2m+1
Bất đẳng thức này (với x1 đã biết, gần 0) cho ta tìm được m và n = 2m.

§4 VÀI ỨNG DỤNG CỦA PHÉP TÍNH VI PHÂN HÀM MỘT


BIẾN

Trong mục này chúng ta sẽ đề cập đến một số những ứng dụng quan trọng của phép
tính vi phân (đặc biệt là các định lý giá trị trung bình) trong việc tìm giới hạn của
hàm số (khử một số dạng vô định) và khảo sát hàm số.

71
4.1 Quy tắc L’Hospital

Bây giờ chúng ta sẽ đưa ra hai định lý cho phép ta khử được một số dạng vô định
0 ∞
thường gặp trong khi tìm giới hạn hàm số: , , 0 × ∞, ...
0 ∞
Định lý 4.1 (Quy tắc L’Hospital 1). Giả sử x0 ∈ R và f, g là hai hàm số xác định
và khả vi trên khoảng (x0 , b) (hay (b, x0 )) và g 0 (x) 6= 0 trên khoảng này. Nếu

lim f (x) = lim+ g(x) = 0


x→x+
0 x→x0
(x→x−
0 ) (x→x−
0 )

f 0 (x) f (x)
và lim+ g 0 (x)
= l, (l ∈ R hay l = ±∞) thì lim+ g(x)
= l.
x→x0 x→x0
(x→x−
0 ) (x→x−
0 )


Chứng minh. Ta chứng minh trường hợp x → x+ 0 . Trường hợp x → x0 được chứng
minh tương tự. Nếu định nghĩa f (x0 ) = 0, g(x0 ) = 0 thì f và g liên tục trên [x0 , x],
khả vi trên (x0 , x) và g 0 (x) 6= 0, mọi x ∈ (x0 , x). Theo định lý Cauchy, tồn tại số
c ∈ (x0 , x) sao cho:
f (x) f (x) − f (x0 ) f 0 (c)
= = 0 .
g(x) g(x) − g(x0 ) g (c)
Kết luận của định lý được suy ra từ đẳng thức này với lưu ý rằng khi x → x+
0 thì
+
c → x0 .

Từ định lý này ta có hệ quả sau.

Hệ quả 4.2. Giả sử f, g là các hàm xác định và có đạo hàm trong một lân cận của
x0 (có thể trừ x0 ) và g 0 (x0 ) 6= 0 trong lân cận này. Khi đó nếu

lim f (x) = lim g(x) = 0


x→x0 x→x0

f 0 (x) f (x)
và lim 0 = l, (l ∈ R hay l = ±∞) thì lim = l.
x→x0 g (x) x→x0 g(x)

f (x)
Nhận xét 4.1. Khi x0 = +∞ hay x0 = −∞ (tức là xét giới hạn của tỷ số khi
g(x)
x → +∞ hay x → −∞) chúng ta vẫn có thể sử dụng được Định lý 4.1 bằng cách
thực hiện phép đổi biến số. Cụ thể, đặt: F (t) = f ( 1t ), G(t) = g( 1t ).
Để ý x → −∞ khi và chỉ khi t → 0 (x → +∞, tương tự) nên ta có

lim F (t) = lim− G(t) = 0.


t→0− t→0

Mặt khác, vì F 0 (t) = f 0 ( 1t )(− t12 ), G0 (t) = g 0 ( 1t )(− t12 ) nên

F 0 (x) f 0 ( 1t ) f 0 (x)
lim = lim− 0 1 = lim 0 = l.
t→0− G0 (x) t→0 g ( ) x→x0 g (x)
t

72
Áp dụng Định lý 4.1 cho F và G để có
F (x) f (x)
l = lim− = lim .
t→0 G(x) x→−∞ g(x)

Nhận xét 4.2. Trong nhiều trường hợp cụ thể, Định lý 4.1 có thể được áp dụng liên
tiếp nhiều lần để tìm giới hạn.

Nhận xét 4.3. Quy tắc L’Hospital 1 (cũng như Quy tắc L’Hospital 2 dưới đây)
f (x)
chỉ là điều kiện đủ mà không là điều kiện cần để có giới hạn lim . Do đó nếu
x→x0 g(x)
f 0 (x) f (x)
không tồn tại lim 0 thì không thể có kết luận gì về giới hạn lim . Có thể
x→x0 g (x) x→x0 g(x)
f (x)
lấy f (x) = x2 sin x1 , g(x) = sin x. Dễ chứng minh trực tiếp được lim = 0, trong
x→0 g(x)
" #
f 0 (x) 1 1 cos x1
khi đó lim 0 = lim 2x. . sin x − không tồn tại
x→0 g (x) x→0 cos x cos x
1 − cos x
Ví dụ 4.1. Tìm lim (dạng vô định 00 ).
x→0 x2
Ta áp dụng quy tắc L’Hospital 1 trong lân cận của 0.
1 − cos x (1 − cos x)0 sin x 1
lim 2
= lim 2 0
= lim = .
x→0 x x→0 (x ) x→0 2x 2

x3
Ví dụ 4.2. Tính lim .
x→0 x − sin x

Ta có
x3 (x3 )0 3x2
lim = lim = lim
x→0 x − sin x x→0 (x − sin x)0 x→0 1 − cos x
6x 6
= lim = lim = 6.
x→0 sin x x→0 cos x

Định lý 4.3 (Quy tắc L’Hospital 2). Giả sử f, g là các hàm xác định, có đạo hàm
và g 0 (x) 6= 0 trên (x0 , b) (trên (a, x0 ), trên (a, b)\{x0 } với x0 ∈ (a, b), x0 ∈ R. Nếu

lim f (x) = ±∞, lim g(x) = ±∞,


x→x+ 0 x→x+ 0
(x→x−
0 ,x→x0 ) (x→x−
0 ,x→x0 )

f 0 (x)
lim+ = l, (l ∈ R hay l = ±∞)
x→x0 g 0 (x)
(x→x−
0 ,x→x0 )

thì
f (x)
lim+ = l.
x→x0 g(x)
(x→x−
0 ,x→x0 )

73
Chúng ta sẽ không chứng minh Định lý 4.3 mà thay vào đó là đưa ra những ví dụ.
Chú ý rằng Định lý 4.1 và Định lý 4.3 vẫn áp dụng được khi x0 = ±∞.
ex
Ví dụ 4.3. Tìm lim n , n ∈ N.
x→∞ x

Áp dụng liên tiếp quy tắc L’Hospital 2 n lần cho các hàm f (x) = ex , g(x) = xn , ta
được
ex ex ex ex
lim = lim = lim = ... = lim = +∞.
x→∞ xn x→∞ nxn−1 x→∞ n(n − 1)xn−2 x→∞ n!

ln(cot x)
Ví dụ 4.4. Tìm lim+ .
x→0 ln x
Áp dụng L’Hospital 2 ta được:
−1
ln(cot x) 2 −x x 1
lim+ = lim+ cot x. sin x = lim+ = lim+ = −1.
x→0 ln x x→0 1 x→0 sin x. cos x x→0 sin x cos x
x
Nhận xét 4.4. Đối với những giới hạn thuộc những dạng vô định khác, nhiều trường
0
hợp có thể sử dụng những phép biến đổi đơn giản để đưa về các dạng vô định hay
0

rồi áp dụng quy tắc L’Hospital 1,2. Chẳng hạn, nếu lim f (x).g(x) có dạng 0 × ∞,
∞ x→x0
nghĩa là lim f (x) = 0 và lim g(x) = ∞. Khi đó ta viết lại (với giả thiết phù hợp)
x→x0 x→x0

f (x) g(x)
f (x).g(x) = 1 = 1 .
g(x) f (x)

0
Khi x → x0 biểu thức thứ hai có dạng vô định còn biểu thức thứ ba có dạng vô
0

định .

Với các dạng vô định 1∞ , 00 , ∞0 , thường thì người ta lấy logarit biểu thức đó trước
khi áp dụng quy tắc L’Hospital. Chẳng hạn cần tìn giới hạn biểu thức [f (x)]g(x) khi
x → x0 (một trong các dạng vô định trên). Khi đó ln[f (x)]g(x) = g(x) ln[f (x)] (hiển
nhiên với các giả thiết để ln[f (x)] có nghĩa) lúc này lim ln[f (x)]g(x) sẽ có dạng 0 × ∞
x→x0
và có thể xử lí như vừa trình bày trên. Giả sử ta tìm được lim ln[f (x)]g(x) = A. Do
x→x0
g(x) A
tính liên tục của hàm ln ta sẽ được lim [f (x)] =e .
x→x0

1
Ví dụ 4.5. Tìm lim (cot2 x − ) (có dạng vô định ∞ − ∞).
x→0 x2
Ta có:

2 1 x2 cos2 x − sin2 x x cos x + sin x x cos x − sin x


cot x − 2 = = .
x x2 sin2 x x x sin2 x
sin x x cos x − sin x
= (cos x + ). .
x x sin2 x
74
0
Khi x → 0 thừa số thứ nhất có giới hạn là 2 còn thừa số thứ hai có dạng vô định .
0
Lại áp dụng quy tắc L’Hospital để tìm giới hạn của thừa số thứ 2 khi x → 0.
x2 cos2 x − sin2 x −x. sin x −1 1
lim 2 = lim 2 = lim sin x =− .
x→0 x2 sin x x→0 sin x + 2x sin x cos x x→0
x
− 2 cos x 3
1 1 2
Vậy lim (cot2 x − 2
) = 2.(− ) = − .
x→0 x 3 3
1
sin x
  1−cos x
Ví dụ 4.6. Tính giới hạn của biểu thức y = khi x → 0+ .
x
Dễ thấy rằng ở đây ta có dạng vô định 1∞ . Khi đó
ln( sinx x ) ln(sin x) − ln x)
ln y = =
1 − cos x 1 − cos x
0
(để ý rằng khi x > 0 và x đủ gần 0 thì y > 0). Biểu thức ln y có dạng vô định khi
0
x → 0+ . Áp dụng quy tắc L’Hospital ta được:
cos x
(ln(sin x) − ln x)0 sin x
sin x 1
lim+ ln y = lim+ = lim 2 = − .
x→0 x→0 (1 − cos x)0 x→0+ x sin x 3
1
Vậy lim+ y = e− 3 .
x→0

4.2 Khảo sát hàm số

I) Chiều biến thiên và cực trị địa phương


Giả sử y = f (x) là một hàm xác định trên D ⊂ R. Các Hệ quả 1.9, 1.10 ở §6 cho
phép ta khảo sát chiều biến thiên của f trong từng miền con (các khoảng) của miền
xác định D của f dựa vào dấu của đạo hàm f 0 trên từng miền con này.
Để khảo sát cực trị địa phương của f , Định lý Fermat cho ta một điều kiện cần. Như
là một hệ quả trực tiếp của các Hệ quả 1.9, 1.10 ta có định lý sau đây mà chính là
điều kiện đủ để f có cực trị địa phương.

Định lý 4.4. Giả sử f là một hàm liên tục tại x0 và có đạo hàm trong một lân cận
U của x0 (có thể trừ tại điểm x0 ).

i) Nếu khi qua x0 mà f 0 đổi dấu từ ” − ” sang ” + ” thì f đạt cực tiểu địa phương
tại x0 ;

ii) Nếu khi qua x0 mà f 0 đổi dấu từ ” + ” sang ” − ” thì f đạt cực đại địa phương
tại x0 ;

iii) Nếu khi qua x0 mà f 0 không đổi dấu thì f không có cực trị tại x0 .

75
Chứng minh. Là hệ quả trực tiếp của các Hệ quả 1.9, 1.10.
Ví dụ 4.7. Khảo sát sự biens thiên và cực trị của hàm số cho bởi công thức f (x) =
x3
.
(x − 1)2
3x − 2 0 x2 (x − 3)
Ta có f (x) = x + 2 + 2
, x 6
= 1. f (x) = 2
, x 6= 1. f 0 (x) = 0 khi x = 0
(x − 1) (x − 1)
hay x = 3.
Từ Định lý Fermat ta suy ra các điểm mà f có thể đạt cực trị là x0 = 0, x1 = 3
(nghiệm của f 0 (x) = 0. Tuy nhiên theo Định lý 4.7 hàm f chỉ đạt cực tiểu tại x1 = 3
và giá trị cực tiểu là f (3) = 27
4
(bạn đọc có thể lập bảng biến thiên).
Ví dụ 4.8. Khảo sát sự biến thiên và cực trị hàm cho bởi:
x
(
1 nếu x 6= 0
f (x) = 1+e x
0 nếu.

Hàm f liên tục trên R (kể cả tại x = 0) có đạo hàm tại mọi x 6= 0, không có đạo
hàm tại x = 0 và
1 1
0 1 + e x + x1 e x
f (x) = 1 , ∀x 6= 0.
(1 + e x )2
Theo Định lý 4.7 (cùng với Định lý Fermat) hàm f không đạt cực trị tại điểm nào
trên R.
Nhận xét 4.5. Định lý 4.7 có một ưu điểm vượt trội là vẫn có thể khảo sát được
cực trị của f nhờ vào đạo hàm trong một lân cận đủ bé của x0 nhưng chính tại x0
thì có thể không khả vi. Tuy nhiên nếu f cũng khả vi tại x0 và có đạo hàm cấp 2
(hay cấp cao hơn) tại điểm này thì các định lý sau cũng tỏ ra hữu hiệu.
Định lý 4.5. Giả sử hàm f có đạo hàm cấp 2, f 00 (x0 ) tại x0 và f 0 (x0 ) = 0. Khi đó:

i) Nếu f 00 (x0 ) > 0 thì f đạt cực tiểu địa phương chặt tại x0 .

ii) Nếu f 00 (x0 ) < 0 thì f đạt cực tiểu địa phương chặt tại x0 .

Trường hợp tổng quát với đạo hàm cấp n ta có điều kiện đủ cực trị sau.
Định lý 4.6. Giả sử f là hàm có đạo hàm liên tục đến cấp n trên một lân cận của
điểm x0 . Ngoài ra giả sử

f 0 (x0 ) = f 00 (x0 ) = ... = f (n−1) (x0 ) = 0, f (n) (x0 ) 6= 0. (4.1)

Khi đó:

i) Nếu n chẵn thì f đạt cực trị địa phương tại x0 . Cụ thể
• x0 là điểm cực tiểu địa phương của f nếu f (n) (x0 ) > 0
• x0 là điểm cực đại địa phương của f nếu f (n) (x0 ) < 0;

76
ii) Nếu n lẻ thì f không đạt cực trị địa phương tại x0 .

Chứng minh. Khai triển Taylor của hàm f trong lân cận của x0 và để ý đến (4.1)
ta có:
f (n) (ξ)
f (x) − f (x0 ) = (x − x0 )n , x 6= x0 . (4.2)
n!
với ξ nằm giữa x0 và x.
Nếu n chẵn thì (x − x0 )n > 0. Do đó nếu f (n) (x0 ) > 0 thì vì f (n) liên tục trên một
lân cận của x0 nên có một lân cận khác U của x0 để f (n) (x) > 0, ∀x ∈ U . Trong (4.2)
nếu lấy x ∈ U thì f (n) (ξ) > 0 thì f (x) > f (x0 ), ∀x ∈ U \{x0 }.
Vậy f đạt cực trị địa phương chặt tại x0 .
Các trường hợp còn lại lập luận tương tự.
Nhận xét 4.6. Thật ra các kết luận của Định lý 4.1 vẫn còn đúng dưới giả thiết
yếu hơn, cụ thể thay "f có đạo hàm liên tục đến cấp n trên một lân cận của x0 " bởi
giả thiết "f có đạo hàm cấp n tại x0 " (và như thế Định lý 4.7 là trường hợp đặc biệt
của Định lý 4.1 với giả thiết yếu hơn này). Phép chứng minh trong trường hợp này
cũng dựa trên lập luận tương tự nhưng thay cho (4.2) ta dùng khai triển Taylor của
f với số hạng dư Peano
f (n) (x0 )
f (x) − f (x0 ) = + o((x − x0 )n ).
n!
Nhận xét 4.7. Trong thực tế nhiều khi ta gặp các bài toán tìm giá trị lớn nhất và
giá trị bé nhất của một hàm f liên tục trên một đoạn đóng [a, b] ⊂ R. Các giá trị lớn
nhất và bé nhất này có thể đạt được tại các đầu mút a, b hay tại x0 ∈ (a, b). Trong
trường hợp thứ hai thì x0 là một cực trị địa phương của f . Như vậy để tìm giá trị
lớn nhất và nhỏ nhất của hàm f trên [a, b] ta tìm các giá trị cực đại, cực tiểu địa
phương rồi so sánh các giá trị này với f (a) và f (b).

II) Tính lồi lõm và điểm uốn


a) Hàm lồi: Hàm f liên tục trên (a, b) được gọi là lồi trên (a, b) nếu với mọi
x1 , x2 ∈ (a, b), với mọi λ ∈ [0, 1] thì
f (λx1 + (1 − λ)x2 ) ≤ λf (x1 ) + (1 − λ)f (x2 ). (4.3)
Hàm f được gọi là lõm trên (a, b) nếu −f là hàm lồi trên (a, b). Điều đó có nghĩa là
với các giả thiết như trên, thay cho (4.3) ta có
f (λx1 + (1 − λ)x2 ) ≥ λf (x1 ) + (1 − λ)f (x2 ). (4.4)

Nhận xét 4.8. i)Ý nghĩa hình học:


Giả sử x1 , x2 ∈ (a, b), λ ∈ [0, 1]. Gọi x3 = λx1 + (1 − λ)x2 thì x3 ∈ [x1 , x2 ] (giả sử
x1 < x2 ). Bất đẳng thức (4.3) cho ta:
f (x3 ) ≤ γ = λf (x1 ) + (1 − λ)f (x2 ).

77
Nếu f lồi trên (a, b) nghĩa là ta lấy hai điểm tùy ý A, B trên đồ thị (C) của f và nối
dây cung AB thì cung AB của (C) luôn nằm dưới dây cung AB. Đối với hàm lõm
ta có điều ngược lại.
ii) Giả sử x1 , x2 ∈ (a, b), x1 < x2 . Khi đó
x2 − x x − x1
x = λx1 + (1 − λ)x2 = .x1 + .x2
x2 − x1 x2 − x1
x2 −x x−x1
tức là λ = x2 −x1
,1 −λ= x2 −x1
. Khi đó
x2 − x x − x1
f (x) ≥ λf (x1 ) + (1 − λ)f (x2 ) ⇔ f (x) ≤ f (x1 ) + f (x2 )
x2 − x1 x2 − x1
x2 − x x − x1 x2 − x x − x1
⇔ f (x) + f (x) ≤ f (x1 ) + f (x2 )
x2 − x1 x2 − x1 x2 − x1 x2 − x1
f (x) − f (x1 ) f (x) − f (x2 )
⇔ ≤ .
x − x1 x − x2
Vậy: f lồi trên (a, b) khi và chỉ khi ∀x1 , x2 ∈ (a, b), x1 < x2 , ∀x ∈ [x1 , x2 ] thì:
f (x) − f (x1 ) f (x) − f (x2 )
≤ (4.5)
x − x1 x − x2

Định lý 4.7. Giả sử f là hàm khả vi trên (a, b). Điều kiện cần và đủ để f lồi trên
(a, b) là đạo hàm f 0 là hàm đơn điệu tăng trên (a, b).

Chứng minh. - Giả sử f lồi trên (a, b). Khi đó từ (4.5) cho x → x1 rồi x → x2 ta
được:
f (x2 ) − f (x1 )
f 0 (x1 ) ≤ ≤ f 0 (x2 ), ∀x1 , x2 ∈ (a, b), x1 < x2 .
x2 − x1
Vậy f 0 là hàm đơn điệu tăng trên (a, b).
Giả sử f 0 đơn điệu tăng trên (a, b). Khi đó ∀x1 , x2 ∈ (a, b), x1 < x2 , x ∈ (x1 , x2 ), định
lý Lagrange cho ta ξ1 ∈ (x1 , x), ξ2 ∈ (x, x2 ) thỏa mãn:
f (x) − f (x1 ) f (x) − f (x2 )
= f 0 (ξ1 ), = f 0 (ξ2 ). (4.6)
x − x1 x − x2
Do f 0 đơn điệu tăng nên f 0 (ξ1 ) ≤ f 0 (ξ2 ). Bất đẳng thức này cùng với (4.6) cho ta
(4.5) nghĩa là f lồi trên (a, b).

Từ Định lý 4.7 ta có ngay hệ quả sau:

Hệ quả 4.8. Giả sử hàm f có đạo hàm cấp 2 trên (a, b). Khi đó điều kiện cần và đủ
để f lồi trên (a, b) là f 00 (x) ≥ 0, mọi x ∈ (a, b).

Nhận xét 4.9. i) Đối với các hàm lõm trên (a, b) ta cũng có các kết quả tương tự
như Định lý 4.7 và Hệ quả 4.8 (độc giả tự phát biểu và chứng minh các kết quả này).
ii) Từ hệ quả 4.8 ta cũng suy ra được rằng nếu f lồi và có đạo hàm cấp 2 trên (a, b)

78
thì tại mọi điểm M (x0 , f (x0 )) trên đồ thị (C) của hàm f , tiếp tuyến tại M với (C)
luôn nằm phía dưới (C). Nghĩa là:

y = f 0 (x0 )(x − x0 ) + f (x0 ) ≤ f (x), ∀x ∈ (a, b).

b) Điểm uốn Giả sử (a, b) ⊂ R, x0 ∈ (a, b) và f là một hàm có đạo hàm trên (a, b)
(riêng tại x0 , f có thể có đạo hàm vô cùng).
Điểm (x0 , f (x0 )) của đồ thị (C) của hàm f được gọi là một điểm uốn của (C) nếu
tồn tại một lân cận của x0 , (x0 − δ, x0 + δ) sao cho f lồi trên (x0 − δ, x0 ) và lõm trên
(x0 , x0 + δ) hay ngược lại (nghĩa là f lõm trên (x0 − δ, x0 ) và lồi trên (x0 , x0 + δ)).
Một cách hình tượng có thể nói điểm uốn của (C) là điểm phân cách giữa một cung
lồi và một cung lõm của (C).

Nhận xét 4.10. i) Nếu f khả vi liên tục đến cấp 2 trong một lân cận của x0 và
(x0 , f (x0 )) là một điểm uốn của (C) thì f 00 (x0 ) = 0.
ii) Nếu f khả vi liên tục đến cấp 3 trong một lân cận của x0 và f 00 (x0 ) = 0, f 000 (x0 ) 6= 0
thì (x0 , f (x0 )) là một điểm uốn của (C).
x3 0 x2 (x − 3)
Ví dụ 4.9. Xét hàm số f (x) = . Ta có f (x) = , x 6= 1 và f 0 (x) =
(x − 1)2 (x − 1)3
3x(x2 − x + 2)
, x 6= 1.
(x − 1)4
Vậy f lõm trên khoảng (−∞, 0), lồi trên các khoảng (0, 1) và (1, +∞). Điểm uốn duy
nhất của đồ thị là (0, 0).

III) Tiệm cận của đồ thị hàm số

Định nghĩa 4.1. Đường thẳng x = a được gọi là một tiệm cận đứng của đồ thị hàm
f nếu ít nhất một trong những giá trị của các giới hạn lim+ f (x) hay lim− f (x) là
x→a x→a
+∞ hay −∞.

Ví dụ 4.10. Dễ thấy rằng:


1
i) x = 0 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm f (x) = ,
x
x3
ii) x = 1 là tiệm cận đứng của hàm f (x) = .
(x − 1)2
Định nghĩa 4.2. Đường thẳng y = kx + b được gọi là tiệm cận xiên của đồ thị hàm
f khi x → +∞ (khi x → −∞) nếu hàm f có thể biểu diễn được dưới dạng:

f (x) = kx + b + α(x) (4.7)

trong đó α thỏa điều kiện ∀N > 0, ∃x > N (x < −N ), α(x) 6= 0 và lim α(x) = 0.
x→+∞
(x→−∞)

79
Để cần tiệm cận xiên của hàm f ta cần định lý sau. Để ý rằng từ (4.7) điều kiện cần
lim f (x) = +∞ (hay −∞).
để đồ thị f có tiệm cận xiên là x→+∞
(x→−∞)

Định lý 4.9. Để đồ thị f có tiệm cận xiên dạng y = kx + b khi x → +∞ (x → −∞)


điều kiện cần và đủ là: ∀M > 0, ∃x > M, (x < −M ), f (x) = kx + b 6= 0 và
f (x)
lim lim [f (x) − kx] = b.
= k, x→+∞ (4.8)
x→+∞
(x→−∞)
x (x→−∞)

Chứng minh. Ta chứng minh cho trường hợp x → +∞. Trường hợp còn lại tương
tự.
i) Điều kiện cần: Giả sử f có tiệm cận xiên dạng y = kx + b. Khi đó từ (4.7) ta được:
f (x) kx + b + α(x) b α(x)
lim = lim = lim [k + + ] = k,
x→+∞ x x→+∞ x x→+∞ x x
lim [f (x) − kx] = lim [b + α(x)] = b.
x→+∞ x→+∞

ii) Điều kiện đủ: Từ (4.8) ta suy ra ngay nếu đặt α(x) = f (x) − kx − b thì α(x) → 0
khi x → +∞ và (4.7) thỏa mãn.

Nhận xét 4.11. Định nghĩa 4.2 ở trên không loại trừ trường hợp đồ thị hàm f
cắt đường tiệm cận y = kx + b (có thể vô hạn lần) ở "vô tận", chẳng hạn như các
trường hợp f (x) = e−ax sin(bx) (x → +∞) hay g(x) = x + e−x sin x (x → +∞).
Ở đây không loại trừ trường hợp hàm f trùng với đường thẳng y = kx + b khi
x > M, (x < −M, M > 0) nào đó.
ii) Trường hợp k = 0 (nghĩa là x→+∞
lim f (x) = b) thì đường thẳng y = b được gọi là
(x→−∞)

tiệm cận ngang của đồ thị f khi x → +∞(x → −∞).


1 1
Ví dụ 4.11. Xét hàm số f (x) =+x+e−x . Vì f (x) = x+α(x) với α(x) = +x+e−x
x x
và lim α(x) = 0 nên khi x → +∞ đồ thị hàm f nhận y = x làm tiệm cận xiên.
x→+∞
f (x)
Tuy nhiên khi x → −∞ thì lim = +∞ nên đồ thị không có tiệm cận xiên ở
x→+∞ x
nhánh này (x → −∞).
Mặt khác, lim− f (x) = −∞ và lim+ f (x) = +∞ nên x = 0 là một tiệm cận đứng của
x→0 x→0
đồ thị của hàm f .

Nhận xét 4.12. Ngoài các tiệm cận "thẳng" (là đường thẳng) như đã xét ở trên,
nhiều hàm số có những tiệm cận "cong" phức tạp hơn. Ta nói một đường cong bậc
n có phương trình là đa thức

g(x) = an xn + an−1 xn−1 + ... + a1 x + a0 (4.9)

80
là một tiệm cận của đồ thị của hàm f khi x → +∞ (x → −∞) nếu f có thể được
biểu diễn được dưới dạng:

f (x) = an xn + an−1 xn−1 + ... + a1 x + a0 + α(x). (4.10)

Ở đây lim α(x) = 0 và ∀N > 0, ∃x > N (x < −N ) sao cho α(x) 6= 0.


x→+∞
(x→−∞)

Định lý sau cho phép tìm các ak (phép chứng minh không có gì khó khăn đề nghị
độc giả tự làm lấy).
Định lý 4.10. Để đồ thị hàm f nhận đường cong (4.10) làm tiệm cận khi x → +∞
(x → −∞) điều kiện cần và đủ là ∀N > 0, ∃x > N (x < −N ) sao cho f (x) 6= g(x)
và tồn tại các giới hạn sau:
f (x) f (x) − an xn
lim = an , lim = an−1 , ...
x→+∞
(x→−∞)
xn x→+∞
(x→−∞)
xn−1
lim [f (x) − (an xn + ... + a1 x)] = a0 .
x→+∞
(x→−∞)

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

3.1. Cho f (x) = (x − 1)(x − 2)2 (x − 3)3 , tính f 0 (1), f 0 (2), f 0 (3).
3.2. Tính đạo hàm của các hàm số sau
√ √ √3 2
1) y = x + x + 3 x, 2) y = x2 − √ ,
x
3) y = tan x2 − cotg g x2 , 4) y = ex ln sin x.
3.3. Cho hàm số
 x sin 1

nếu x 6= 0
f (x) = x

0 nếu x = 0.
Khảo sát tính khả vi của f trên R.
3.4. Cho f (x) = |x|α , α > 0, x ∈ R, g(x) = x|x|, x ∈ R. Khảo sát tính khả vi của
f, g. Tính f 0 , g 0 tại những điểm x mà f, g khả vi.
3.5. Giả sử f có đạo hàm tại x0 . Chứng minh rằng tồn tại giới hạn
f (x0 + h) − f (x0 − h)
lim .
h→0 h
Bằng ví dụ chứng tỏ điều ngược lại không đúng.
3.6. Giả sử f có đạo hàm tại x0 . Chứng tỏ rằng tồn tại C > 0 sao cho

|f (x0 + h) − f (x0 )| ≤ C|h|,

mọi h thuộc một lân cận nào đó của 0.

81
3.7. Cho f có đạo hàm tại x0 . Chứng tỏ các giới hạn sau tồn tại
xf (x0 ) − x0 f (x) 1
 
a) lim ; b) lim n f (x0 + ) − f (x0 ) .
x→x0 x − x0 n→∞ n
3.8. Giả sử ϕ là một hàm liên tục tại x = a. Hàm f (x) = (x − a)ϕ(x) có khả vi tại
x = a không?

3.9. Giả sử ϕ là một hàm liên tục hay gián đoạn loại một tại x = a. Đặt

f (x) = (x − a)n ϕ(x), n > 1; g(x) = |x − a|ϕ(x).

a) Chứng tỏ rằng f khả vi tại x = a, tính f 0 (a).


b) Tìm điều kiện để g khả vi tại x = a.

3.10. Cho
 x2 sin 1

nếu x 6= 0
f (x) = x

0 nếu x = 0.
Chứng tỏ f khả vi trên R. Khảo sát tính liên tục của đạo hàm f 0 .

3.11. Cho
 xn sin 1

nếu x 6= 0
f (x) = x n∈N

0 nếu x = 0.
Tìm n để cho:
a) f liên tục tại x = 0;
b) f khả vi tại x = 0;
f khả vi liên tục tại x = 0 (nghĩa là f 0 liên tục tại 0).

3.12. Giả sử f khả vi trên [a, b] và f 0 (x) ≤ M, ∀x ∈ (a, b). Chứng tỏ rằng:
a) ∀x, y ∈ [a, b] thì |f (x) − f (y)| ≤ M |x − y|.
b) ∀x0 ∈ (a, b), ∀hin R sao cho x0 + h ∈ (a, b) ta có

|f (x0 + h) − f (x0 )| ≤ |h|. sup |f 0 (x0 + ξh)|.


ξ∈[0,1]

3.13. Cho f : [a, b] −→ [a, b] là hàm khả vi liên tục trên [a, b] và f 0 (ξ) < 1, ∀ξ ∈
[a, b] (f 0 (a) hiểu là f+0 (a) và f 0 (b) hiểu là f−0 (b)). Lấy tùy ý x0 ∈ [a, b] và đặt x1 =
f (x0 ), x2 = f (x1 ), ..., xn = f (xn−1 ),... Chứng tỏ:
a) Dãy xn hội tụ về một phần tử µ ∈ [a, b],
b) f (µ) = µ,
c) µ ở câu a) và câu b) là nghiệm duy nhất của phương trình f (x) = x trên [a, b].

3.14. Cho f : [0, 1] −→ R liên tục trên đoạn [0, 1], khả vi trên (0, 1) và f (0) =
0, f (1) = 1. Chứng tỏ:
a) ∃c ∈ (0, 1) sao cho f (c) = 1 − c.
b) ∃a, b ∈ (0, 1), a 6= b sao cho f 0 (a).f 0 (b) = 1.

82
3.15. Giả sử f có đạo hàm tại x0 và f 0 (x0 ) > 0. Chứng tỏ rằng f đơn điệu tăng tại
x0 theo nghĩa: tồn tại δ > 0 sao cho mọi x ∈ (x0 − δ, x0 ) thì f (x) < f (x0 ) và với mọi
x ∈ (x0 , x0 + δ) thì f (x0 ) < f (x).

3.16. Tìm vi phân của các hàm số



a) y = (a2 − x2 )5 , b) y = 1 + x2 .

3.17. Cho y = ex sin x. Chứng minh rằng y 00 − 2y 0 + 2y = 0.

3.18. Sử dụng qui tắc De L’Hospital để tính các giới hạn sau
x − arctg x x − sin x ex − e−x
a) lim , b) lim , c) lim .
x→0 x3 x→0 x − tan x x→0 sin x cos x

ex − e−x 1 − cos 2x
d) lim , e) lim .
x→0 ln(1 + x) x→0 x sin x
3.19. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị bé nhất của hàm số y = x2 ln x trên [1, e].

3.20. Chứng minh các bất đẳng thức sau


1) 1 + 2 ln x ≤ x2 , với x > 0,
x2 x x2 x
2) 1 + x + < e < 1 + x + e , với mọi x > 0.
2 2

83
Chương 4

TÍCH PHÂN
§1 TÍCH PHÂN BẤT ĐỊNH

1.1 Khái niệm nguyên hàm và tích phân bất định

Định nghĩa 1

Cho hàm số f (x) xác định trên (a, b) ⊂ R. Hàm số F (x) xác định trên (a, b) được gọi
là một nguyên hàm của f (x) trên (a, b) nếu F (x) khả vi trên (a, b) và F 0 (x) = f (x)
(hay dF (x) = f (x)dx), với mọi x ∈ (a, b).

Các ví dụ

x5 x5 0
a) là một nguyên hàm của x4 vì = x4 , với mọi x ∈ R .
5 5
x5 4 x5 0
b) +C, trong đó C là một hằng số bất kỳ, là một nguyên hàm của x vì +C =
5 5
x4 , với mọi x ∈ R .

Định lý 1.1. Nếu F (x) là một nguyên hàm của f (x) trên (a, b) thì tập tất cả các
nguyên hàm của f (x) trên (a, b) là {F (x) + C, C ∈ R}.

Định nghĩa 2

Tập tất cả các nguyên hàm của hàm f (x) trên khoảng (a, b) được gọi là tích phân
bất định của f (x) trên (a, b) và được ký hiệu là
Z
f (x)dx.

Ta gọi f (x) là hàm dưới dấu tích phân, x là biến số lấy tích phân, còn f (x)dx là biểu
thức dưới dấu tích phân.
Từ Định lý 1.1 và Định nghĩa 1, ta nhận thấy rằng nếu F (x) là một nguyên hàm của
f (x) thì ta có thể viết
Z
f (x)dx = {F (x) + C, C ∈ R}.

Để thuận lợi trong các tính toán người ta thường viết


Z
f (x)dx = F (x) + C, với C là hằng số bất kỳ.

84
Các tính chất cơ bản

1. Nếu f có nguyên hàm trên khoảng (a, b) thì


R 0
(i) f (x)dx = f (x),
R 
(i) d f (x)dx = f (x)dx,
R R R
(iii) f (x)dx = f (u)du = f (t)dt = · · · , miễn sao x, u, t, · · · đều biến thiên
trên (a, b).
2. Nếu F (x) là nguyên hàm của f (x) và α là hằng số tuỳ ý khác 0 thì
Z Z
αf (x)dx = α f (x)dx = αF (x) + C, (với C là hằng số bất kỳ).

3. Nếu F (x) và G(x) lần lượt là nguyên hàm của f (x) và g(x) trên (a, b) thì
Z Z Z
(f (x) + g(x))dx = f (x)dx + g(x)dx = F (x) + G(x) + C.

1.2 Bảng tích phân bất định của một số hàm số thường gặp

R
1. αdx = αx + C, α ∈ R,
xα+1
xα dx =
R
2. + C, α ∈ R, α 6= −1,
α+1
R dx
3. = ln |x| + C với mọi x thuộc một khoảng mở không chứa 0,
x
ax
ax dx =
R
4. + C, (0 < a 6= 1),
ln a
R dx
5. = arctg x + C,
1 + x2
dx

R
6. = arcsin x + C = − arccos x + C, x ∈ (−1, 1),
1 − x2
R
7. sin xdx = − cos x + C,
R
8. cos xdx = sin x + C,
R dx
9. = tan x + C,
cos2 x
R dx
10. = − cotg x + C,
sin2 x
R
11. ch xdx = sh x + C,
R
12. sh xdx = ch x + C,

85
R dx
13. = th x + C,
ch2 x
R dx
14. = − coth x + C.
sh2 x

Các ví dụ

Ví dụ 1.
1 2 1 dx
Z Z Z Z Z
2 2

x+ dx = x + 2 + 2 dx = x dx + +2 dx
x x x2
3
x 1
= − + 2x + C.
3 x
Ví dụ 2.
dx 1 1  dx dx
Z Z Z Z
= + dx = +
sin2 x cos2 x cos2 x sin2 x cos2 x sin2 x
= tan x − cotg x + C.

Ví dụ 3.
x+1 x 1
Z Z Z Z
1 1
√ dx = ( √ + √ )dx = x dx +
2 x− 2 dx
x x x
2 √ √
= x x + 2 x + C.
3
Ví dụ 4.
(2x + 3)dx
Z Z
1
√ = (x2 + 3x − 2)− 2 d(x2 + 3x − 2)
x2 + 3x − 2
1
(x2 + 3x − 2) 2 √
= 1 + C = 2 x2 − 3x + 2 + C.
2

Ví dụ 5.
dx dx 1 1 1
Z Z Z  
= = + dx
a − x2
2 (a + x)(a − x) 2a a−x a+x
1 dx 1 dx
Z Z
= dx +
2a a − x 2a a + x
1 d(a − x) 1 d(a + x)
Z Z
= − dx +
2a a−x 2a a+x
1 a + x
= ln + C.
2a a − x

86
1.3 Các phương pháp tính tích phân bất định

Phương pháp đổi biến số


R
Mệnh đề 1.2. Nếu biết rằng g(t)dt = G(t) + C thì
Z
g(w(x))w0 (x)dx = G(w(x)) + C

(trong đó các hàm số g(t), w(x), w0 (x) đều được giả thiết là những hàm số liên tục).
R
Phương pháp. Giả sử ta cần tính f (x)dx.
1) Nếu f (x) = g(w(x)).w0 (x), x ∈ (a, b) thì đặt u = w(x). Khi đó
Z Z Z
0
f (x)dx = g(w(x))w (x)dx = g(u)du.

R R
Như vậy ta có thể tính f (x)dx nhờ g(u)du. Sau khi đã tìm được nguyên hàm
G(u) của g(u), chỉ cần thay t bởi w(x) và ta có
Z Z
f (x)dx = g(u)du = G(w(x)) + C.

2) Trong nhiều trường hợp, ta có thể đặt x = ϕ(t). Khi đó


Z Z Z
0
f (x)dx = f (ϕ(t)).ϕ (t)dt = g(x)dt = G(t) + C.

Sau đó chuyển về biến x nhờ hàm ngược t = ϕ−1 (x) = ψ(x).


R x2
Ví dụ 1. Tính I = dx
(1 − x)4
Đặt u = 1 − x. Ta có du = −dx, x2 = (1 − u)2 = 1 − 2u + u2 ,

u2 − 2u + 1 1 2 1
Z Z
I = − du = − + − du
u4 u2 u3 u4
1 2 1
= − 2 + 3 +C
u 2u 3u
1 1 1
= − 2
+ + C.
1 − x (1 − x) 3(1 − x)3

Ví dụ 2.
dx dx cos x2 dx
Z Z Z
= =
sin x 2 sin x2 cos x2 2 sin x2 cos2 x2
d(tan x2 ) x
Z
= x (đặt u = tan )
tan 2 2
x
= ln tan +C.
2
87
Từ đó, ta suy ra kết quả sau đây
dx 1 tan( x + π ) +C.
Z Z

= = ln
cos x sin(x + π2 ) 2 4
R√
Ví dụ 3. Tính I = a2 − x2 dx, a > 0, x ∈ [−a, a].
Đặt x = a sin t, t ∈ [− π2 , π2 ]. Khi đó
Z q Z
2
I = a2 (1 − sin t)a cos tdt = a2 cos2 tdt
1 + cos 2t t 1
Z
2
dt = a2 + sin 2t +C

= a
2 s 2 4
a2 x x x2
 
= arcsin + 1− 2 +C
2 a a a
x√ 2 a 2
x
= a − x2 + arcsin + C.
2 2 a
R dx
Ví dụ 4. Tính I = .
(x2 + a2 )2
π π adt a2
Đặt x = a tan t, t ∈ (− , ). Khi đó dx = ; x2 + a2 = .
2 2 cos2 t cos2 t
Do đó.
1 1 1 + cos 2t
Z Z
I = 3 cos2 tdt = 3 dt
a a 2
1 t sin 2t  1
= 3 + +C = 3 (t + sin t cos t) + C.
a 2 4 2a

x 2 1 a2
Ta có tan t = . Suy ra cos t = = .
a tan2 t + 1 x2 + a2
a x
Do đó cos t = √ 2 ; sin t = tan t. cos t = √ .
x + a2 x 2 + a2
Thế vào kết quả của I ta được
1 x ax
I= 3
(arctg + 2 ) + C.
2a a x + a2

Bằng phương pháp đổi biến số, ta có thể tính được các tích phân cơ bản sau đây và
ghép vào bảng các tích phân cơ bản
R
15. tan xdx = − ln | cos x| + C,
R
16. cotg xdx = ln | sin x| + C,
R dx x
17. = ln tan +C,
sin x 2
R dx x π 
18. = ln tan + +C,
cos x 2 4
88
R dx 1 x
19. = arctg + C, a > 0,
x2
+a 2 a a
dx x

R
20. = arcsin + C, a > 0,
2
a −x 2 a
R√ x√ 2 a2 x
21. a2 − x2 dx = a − x2 + arcsin + C,
2 2 a
dx √

R
22. = ln x + x2 + b +C,
x2 + b
R√ x√ 2 b √
23. x2 + bdx = x + b + ln x + x2 + b +C,
2 2
R dx 1 a + x

24. 2 2
= ln +C.
a −x 2a a − x

Phương pháp tính tích phân từng phần

Giả sử u, v là hai hàm khả vi (trên một khoảng (a, b) nào đó). Khi đó, ta có (uv)0 =
u0 v + uv 0 . Như vậy, nếu một trong hai hàm u0 v, uv 0 có nguyên hàm thì hàm kia cũng
có nguyên hàm và ta có công thức tích phân từng phần
Z Z
0
u(x)v (x)dx = u(x)v(x) − u0 (x)v(x)dx
R R
hay viết gọn udv = uv − vdu.
Ví dụ 1. Z Z
I= ln xdx = x ln x − 1.dx = x ln x − x + C.

Ví dụ 2.
e3x 1 2
Z Z Z
I = x e dx = x d( ) = x2 e3x −
2 3x 2
xe3x dx
3 3 3
3x
1 2 3x 2 e 1 2 3x 2 e3x 1
Z Z
e3x dx

= xe − xd( ) = x e − x −
3 3 3 3 3 3 3
1 2x 2
= x2 e3x − e3x + e3x + C.
3 9 27
x2 sin xdx.
R
Ví dụ 3. Tính I =
Z Z
2 2
I = x d(− cos x) = −x cos x − − cos xd(x2 )
Z Z
2 2
= −x cos x + 2 x cos xdx = −x cos x + 2 xd(sin x)
Z
2
= −x cos x + 2x sin x − sin xdx
= −x2 cos x + 2x sin x + cos x + C.

Lưu ý. Nói chung người ta thường áp dụng phương pháp tích phân từng phần khi
hàm dưới dấu tích phân có dạng tích của một đa thức với một trong các loại hàm

89
ekx , ln(kx), các hàm lượng giác và lượng giác ngược; hoặc là tích của hàm ekx với một
hàm lượng giác. Cụ thể

P (x)ekx dx. Đặt u = P (x), dv = ekx dx,


R
1.
R R
2. P (x) sin(kx)dx (t.ư. P (x) cos(kx)dx) . Đặt u = P (x), dv = sin(kx)dx (t.ư.
dv = cos(kx)dx),
R
3. P (x) ln(kx)dx. Đặt u = ln(kx), dv = P (x)dx,
R R
4. P (x) arcsin(kx)dx (t.ư. P (x) arccos(kx)dx) . Đặt u = arcsin(kx) (t.ư. u =
arccos(kx)dx), dv = P (x)dx.

1.4 Tích phân các hàm hữu tỉ

Xét một hàm hữu tỉ có dạng


P (x) a0 + a1 x + · · · + an xn
R(x) = =
Q(x) b0 + b1 x + · · · + bm xm

với ai , bi ∈ R và an , bm 6= 0.
Khi n < m ta nói R(x) là một phân thức thực sự.
Nếu n ≥ m thì bằng cách chia tử cho mẫu bao giờ cũng có thể biểu diễn R(x) dưới
dạng tổng của một đa thức và một phân thức thực sự. Do vậy, ta chỉ xét việc tính
tích phân bất định của một phân thức hữu tỉ thực sự.

Phân tích phân thức thực sự thành các phân thức đơn giản

Người ta chứng minh được rằng có thể phân tích một phân thức thực sự bất kỳ thành
tổng các phân thức đơn giản sau đây
A A Mx + N Mx + N
, , , ,
x−a (x − a)k x2 + px + q (x2 + px + q)k

trong đó A, M, N, a, p, q là các số thực, k là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 2 và


p2 − 4q < 0.
1
Ví dụ 1. Phân tích f (x) = 5 thành tổng các phân thức
x − x + 2x − 2x2 + x − 1
4 3
đơn giản.
Trước hết ta phân tích mẫu thành tích

M S = (x − 1)(x4 + 2x2 + 1) = (x − 1)(x2 + 1)2 .

Do đó
A Bx + C Dx + E
f (x) ≡ + 2 + .
x − 1 (x + 1)2 x2 + 1

90
Muốn xác định các hệ số A, B, C, D, E ta quy đồng mẫu thức ở vế phải, sau đó đồng
nhất hệ số của luỹ thừa cùng bậc của x ở tử thức của 2 vế, ta được


 A+D =0 
1

 
 A=
D−E =0 4

 


 

 
1
2A + B + D − E = 0 ⇐⇒ B=C=−

 
 2


 C −B−D+E =0 

 1

 D = E = − .

4

 A−C −E =1
1 x+1 x+1
Vậy f (x) = − 2 2
− .
4(x − 1) 2(x + 1) 4(x2 + 1)
x2 + 2x + 6
Ví dụ 2. Phân tích f (x) = thành tổng các phân thức đơn
(x − 1)(x − 2)(x − 4)
giản. Ta cần phân tích
A B C
f (x) ≡ + + .
x−1 x−2 x−4
Nhân 2 vế với x − 1 rồi cho x = 1, ta được
x2 + 2x + 6

= A = 3.
(x − 2)(x − 4) x=1

Nhân 2 vế với x − 2 rồi cho x = 2, ta được


x2 + 2x + 6

= B = −7.
(x − 1)(x − 4) x=2

Nhân 2 vế với x − 4 rồi cho x = 4, ta được


x2 + 2x + 6

= C = 5.
(x − 1)(x − 2) x=4
3 7 5
Vậy f (x) = − + .
x−1 x−2 x−4
x2 + 1
Ví dụ 3. Phân tích f (x) = thành tổng các phân thức đơn giản. Ta
(x − 1)3 (x + 3)

A B C D
f (x) ≡ 3
+ 2
+ + .
(x − 1) (x − 1) x−1 x+3
Nhân 2 vế với (x − 1)3 rồi cho x = 1, ta được
x2 + 1

1
=A= .
x + 3 x=1
2

Nhân 2 vế với x + 3 rồi cho x = −3, ta được


x2 + 1

5
3
=D=− .
(x − 1) x=−3
32

91
Quy đồng và khử mẫu, ta được

x2 + 1 = A(x + 3) + B(x − 1)(x + 3) + C(x − 1)2 (x + 3) + D(x − 1)3 .


5
Đồng nhất hệ số của x3 ta được C + D = 0 ⇔ C = −D = .
32
3
Cho x = 0, ta được 3A − 3B + 3C − D = 1, suy ra B = .
8
1 3 5 5
Vậy f (x) = + + − .
2(x − 1)3 8(x − 1)2 32(x − 1) 32(x + 3)

Tích phân các phân thức đơn giản

R A
(i) dx = A ln |x − a| + C,
x−a
A −k A
(x − a)−k+1 + C, k ≥ 2,
R R
(ii) k
dx = A (x − a) d(x − a) =
(x − a) −k + 1

1.5 Tích phân các hàm lượng giác

Phương pháp chung


R x
Muốn tính tích phân I = R(sin x, cos x)dx, ta đặt t = tan . Khi đó
2
2dt 2t 1 − t2
x = 2 arctg t, dx = , sin x = , cos x = .
1 + t2 1 + t2 1 + t2

Do đó, có thể đưa tích phân I về dạng


2t 1 − t2  2dt
Z
I= R , .
1 + t2 1 + t2 1 + t2
và rõ ràng ở đây biểu thức dưới dấu tích phân là hữu tỉ đối với t.
R dx
Ví dụ. Tính I = .
4 sin x + 3 cos x + 5
x
Đặt t = tan , ta có
2
2dt
dt
Z Z
1 + t2
I = 2 =2 2
2t 1−t 2t + 8t + 8
4 + 3 + 5
1 + t2 1 + t2
dt 1
Z
= = − + C.
(t + 2)2 t+2
1
Vậy I = − x + C.
tan + 2
2
92
Một số trường hợp đặc biệt
R
a) Tích phân dạng R(sin x, cos x)dx.
Ta xét ba trường hợp đặc biệt sau
(i) Nếu R(− sin x, − cos x) = R(sin x, cos x) tức là R(sin x, cosx) là một hàm chẵn đối
với (sin x, cos x), khi đó ta đặt t = tan x, hoặc t = cotg x,
(ii). Nếu R(sin x, − cos x) = −R(sin x, cos x) tức là R(sin x, cosx) là một hàm lẻ đối
với cos x, khi đó ta đặt t = sin x,
(iii). Nếu R(− sin x, cos x) = −R(sin x, cos x) tức là R(sin x, cosx) là một hàm lẻ đối
với sin x, khi đó ta đặt t = cos x.
R sin2 xdx
Ví dụ 1. Tính I = .
cos6 x
Đặt t = tan x, ta có
sin2 x 1 dx
Z Z Z
I = 2 2 2
= t2 (1 + t2 )dt = (t2 + t4 )dt
cos x cos x cos x
t3
t5 tan3 x tan5 x
= + +C = + + C.
3 5 3 5
R cos3 xdx
Ví dụ 2. Tính I = . Đặt t = sin x, ta có dt = cos xdx
sin4 x
cos2 x. cos xdx (1 − t2 )dt 1 1 1 1
Z Z Z
I= = = − dt = − 3 + + C.
sin4 x t4 t4 t2 3t t
1 1
Vậy I = − 3 + + C.
3 sin x sin x
R sin3 xdx
Ví dụ 3. Tính I = √ . Đặt t = cos x, ta có dt = − sin xdx.
cos x 3 cos x
Z Z
− 34 4
I = (1 − cos ) cos x
x sin xdx = − (1 − t2 )t− 3 dt
3 3
Z Z
− 43
2 1
= − t t 3 dt = 3t− 3 + t 5 + C
dt +
5
3 3 √ 3
= √ + cos x cos2 x + C.
3
cos x 5
R R R
b) Các tích phân dạng cos ax cos bxdx, sin ax sin bxdx, sin ax cos bxdx.
Muốn tính các tích phân này, ta dùng công thức lượng giác biến đổi tích thành tổng
1
cos ax cos bx = [cos(a + b)x + cos(a − b)x],
2
1
sin ax sin bx = [cos(a − b)x − cos(a − b)x],
2
1
sin ax cos bx = [sin(a − b)x + sin(a − b)x].
2
93
R
Ví dụ. Tính I = sin 2x cos 5xdx.
1
Ta có sin 2x cos 5x = (sin 7x − sin 3x), do đó
2
1 1 1
Z Z Z
I = (sin 7x − sin 3x)dx = sin 7xdx − sin 3xdx
2 2 2
1 1
= − cos 7x + cos 3x + C.
14 6

1.6 Tích phân các hàm vô tỉ


R m r
a) Tích phân dạng R(x, x n , · · · , x s )dx, trong đó m, n, · · · , r, s là những số nguyên
dương.
Giả sử k là bội số chung nhỏ nhất của các mẫu số n, · · · , s. Khi đó ta có
m m1 r r1
= ,··· , = .
n k s k
Đặt x = tk , ta được
Z Z Z
m r
k m1 r1 k−1
R(x, x , · · · , x )dx =
n s R(t , t , · · · , t )kt dt = R1 (t)dt

trong đó R1 (t) là hàm hữu tỉ của t.


√ √
R 4x− 8x
Ví dụ. Tính I = √ dx. Đặt x = t8 , ta được
x( x + 1)
4

t2 − t t−1 tdt dt
Z Z Z Z
7
I = 8t dt = 8 dt = 8 − 8
t8 (t2 + 1) t2 + 1 t2 + 1 t2 + 1
d(t2 + 1)
Z
= 4 2
− 8 arctg t = 4 ln(t2 + 1) − 8 arctg t + C.
t +1
√ √
Vậy I = 4 ln( 4 x + 1) − 8 arctg 8 x + C.
ax + b  mn ax + b  rs
 
R
b) Tích phân dạng R x, ,··· , dx, trong đó m, n, · · · , r, s là
cx + d cx + d
những số nguyên dương; a, b, c, d là các hằng số thoả mãn ad − bc 6= 0.
ax + b
Gọi k là bội số chung nhỏ nhất của n, · · · , s. Đặt = tk . Qua một vài phép
cx + d
biến đổi ta đưa I về tích phân một hàm hữu tỉ theo biến t.
dx
Ví dụ. Tính I = √ √
R
3
.
1+x+ 1+x

94
Đặt 1 + x = t6 , ta có dx = 6t5 dt.
6t5 dt t3  t3 − 1 dt 
Z Z Z Z
I = = −6
dt = −6 dt +
tZ2 − t3
t − 1Z t−1 t−1
dt
= −6 (t2 + t + 1)dt − 6
t−1
3 2
t t 
= −6 + + t −6 ln |t − 1| + C
3
√ 2 √
 x+1 3
x+1 √ √ 
= −6 + + 6 x + 1 + ln 6 x + 1 − 1 +C.
3 2
R √
c) Tích phân dạng R(x, ax2 + bx + c)dx, với a 6= 0.
Ta chỉ xét một số trường hợp đặc biệt, bằng cách đổi biến x = a sin t, x = a cos t để
biến đổi các tích phân về dạng cơ bản.

R a2 − x2
Ví dụ. Tính I = dx, a > 0.
x
Đặt x = a sin t, t ∈ [− π2 , π2 ]. Khi đó
√ q
dx = a cos tdt, a − x = a2 (1 − sin2 tdt) = a| cos t| = a cos t.
2 2

Do đó
cos2 t 1 − sin2 t dt
Z Z Z Z
I = a dt = a dt = a − a sin tdt
sin t sin t sin t
t 1 cos t
= a ln tan +a cos t + C = a ln − +a cos t + C.
2 sin t sin t

x a2 − x2
Vì sin t = , cos t = nên
a a

a − a2 − x2 √
I = a ln + a2 − x2 + C.
x

§2 TÍCH PHÂN XÁC ĐỊNH

2.1 Khái niệm tích phân xác định

Định nghĩa

Cho hàm số f (x) xác định trên [a, b]. Chia đoạn [a, b] thanh n đoạn nhỏ tuỳ ý bởi
các điểm chia a = x0 < x1 < x2 < · · · < xn = b. Mỗi phép chia như thế gọi là một
phân hoạch đoạn [a, b].
Trên mỗi đoạn [xi−1 , xi ], ta lấy tuỳ ý một điểm ξi , i = 1, n. Lập tổng
n
X
In = f (ξi ).∆xi , với ∆xi = xi − xi−1 .
i=1

95
Tổng In được gọi là tổng tích phân của hàm f (x) ứng với phân hoạch trên.
Cho số điểm chia tăng vô hạn sao cho d = max∆xi → 0. Nếu trong quá trình đó In
i
dần tới một giới hạn xác định I không phụ thuộc vào cách phân hoạch [a, b] và cách
lấy điểm ξi thì ta nói rằng hàm f (x) khả tích trên [a, b] và gọi I là tích phân xác
định của hàm f (x) trên [a, b]. Ta kí hiệu
Z b n
X
lim In = n→∞
f (x)dx = n→∞ lim f (ξi ).∆xi ,
a d→0 d→0 i=1

trong đó f được gọi là hàm dưới dấu tích phân, x ∈ [a, b] gọi là biến lấy tích phân,
a là cận dưới và b là cận trên của tích phân.

Chú ý.
Ra
+ Nếu a = b thì ta định nghĩa a f (x)dx = 0.
Rb Ra
+ Nếu a > b thì ta định nghĩa a f (x)dx = − b f (x)dx.

Nhận xét. Từ định nghĩa tích phân xác định, ta suy ra


Z b Z b
f (x)dx = f (t)dt.
a a

Ý nghĩa hình học của tích phân xác định

Xét hình thang cong aABb giới hạn bởi trục hoành Ox, các đường thẳng x = a, x = b
và đường cong y = f (x) với f (x) ≥ 0 và liên tục trên [a, b].
Để đi đến định nghĩa diện tích hình thang cong, ta làm như sau. Chia đoạn [a, b]
thành n đoạn nhỏ tuỳ ý với các điểm chia a = x0 < x1 < · · · < xn = b. Trên mỗi
đoạn nhỏ [xi−1 , xi ], lấy tuỳ ý một điểm ξi , i = 1, n.
Dựng n hình chữ nhật có các kích thước ∆xi = xi − xi−1 và f (ξi ), i = 1, n. Khi đó,
diện tích của tổng n hình chữ nhật này là
n
X
Sn = f (ξi )(xi − xi−1 ).
i=1

Ta nhận thấy rằng nếu phân hoạch đoạn [a, b] sao cho n khá lớn và ∆xi khá bé, thì
diện tích Sn xấp xỉ bằng diện tích hình thang cong aABb. Từ đó ta đi đến diện tích
hình thang cong aABb như sau.
Nếu tổng Sn dần đến giới hạn S khi n → ∞ sao cho d = max ∆xi → 0 thì S được
gọi là diện tích hình thang cong aABb. Như vậy, diện tích S của hình thang aABb
Rb
chính là a f (x)dx.

96
Định lý về sự tồn tại của tích phân xác định

Định lý 2.1. Nếu hàm f (x) liên tục trên đoạn [a, b] thì nó khả tích trên đoạn đó.

Ngoài ra, ta còn có các lớp hàm khả tích sau đây.

Định lý 2.2. Nếu hàm f (x) bị chặn trên đoạn [a, b] và chỉ có một số hữu hạn điểm
gián đoạn thì nó khả tích trên [a, b].

Định lý 2.3. Nếu hàm f (x) đơn điệu trên đoạn [a, b] thì nó khả tích trên [a, b].

Các tính chất cơ bản của tích phân xác định

Giả sử các hàm f (x) và g(x) khả tích trên [a, b]. Hơn nữa, ta có
Rb Rb
1) a k.f (x)dx = k a f (x)dx, k là hằng số,
Rb Rb Rb
2) a [f (x) + g(x)]dx = a f (x)dx + a g(x)dx,
Rb Rc Rb
3) a f (x)dx = a f (x)dx + c f (x)dx, với c ∈ [a, b],
Rb
4) Nếu f (x) = C (hằng số) thì a Cdx = C(b − a),
Rb Rb
5) Nếu f (x) ≤ g(x) trên [a, b] thì a f (x)dx ≤ a g(x)dx.
6) Nếu m, M thoả mãn m ≤ f (x) ≤ M, ∀x ∈ [a, b] thì
Z b
m(b − a) ≤ f (x)dx ≤ M (b − a).
a

Mối liên hệ giữa nguyên hàm và tích phân xác định

Theo định nghĩa, tích phân xác định phụ thuộc vào các cận lấy tích phân. Do đó,
Rx
tích phân a f (t)dt, x ∈ [a, b] là một hàm của x ( hàm của cận trên). Ta đặt
Z x
φ(x) = f (t)dt.
a
Rx
Định lý 2.4. Nếu f (x) liên tục trên [a, b] thì hàm φ(x) = a f (t)dt có đạo hàm trên
đoạn đó và Z x
d

0
φ (x) = f (t)dt = f (x).
dx a
Rx
Nói cách khác, φ(x) = a f (t)dt là một nguyên hàm của f (x) trên [a, b].

Chú ý rằng, mọi hàm liên tục trên [a, b] đều có nguyên hàm trên đoạn đó.

97
Công thức Newton- Leibnitz

Định lý 2.5. Giả sử f (x) liên tục trên đoạn [a, b] và F là một nguyên hàm của f (x)
trên [a, b]. Khi đó ta có công thức
Z b b
f (x)dx = F (b) − F (a) := F (x) a .
a

Công thức trên được gọi là công thức Newton- Leibnitz.


R5 dx
Ví dụ. Tính I = 2 √ dx.
x2 + 2x − 2
1
Hàm số √ liên tục trên [2, 5] và
x2 + 2x − 2
Z
dx
Z
d(x + 1) √
√ = p = ln x + 1 + x2 + 2x − 2 +C.
x2 + 2x − 2 (x + 1)2 − 3
Do đó

√ 5 √ √

6 + 33
I = ln x + 1 + x2 + 2x − 2 = ln(6 + 33) − ln(3 + 6) = ln √ .
2 3+ 6

2.2 Các phương pháp tính tích phân xác định

Phương pháp đổi biến số


Rb
Tương tự như tích phân bất định, ta cũng có hai cách đổi biến để tính a f (x)dx.
a) Đổi biến x = ϕ(t).
Định lý 2.6. Nếu f (x) liên tục trên [a, b] và x = ϕ(t) trong đó hàm ϕ(t) thoả mãn
các điều kiện sau đây

1. ϕ(t) đơn điệu và có đạo hàm liên tục trên [α, β],

2. ϕ(α) = a và ϕ(β) = b,

3. Khi t biến thiên trong [α, β] thì x biến thiên trong [a, b].

Khi đó Z b Z β
f (x)dx = f [ϕ(t)]ϕ0 (t)dt.
a α

Chú ý. Khi tính tích phân xác định bằng phương pháp đổi biến số, ta không cần
quay lại biến cũ như trong tích phân bất định. Ví dụ 1. Tính tích phân
Z 1 √
I= x2 1 − x2 dx.
0

98
π √
Đặt x = sin t, 0 ≤ t ≤ . ta có dx = cos tdt, 1 − x2 = cos t. Do đó
2
π π π
1 2 1
Z Z Z
2 2
2
I = sin t. cos tdt =2
sin2 2tdt = (1 − cos 4t)dt
0 4 0 8 0
π2
1 sin 4t  1 π sin 2π π
= t− = ( − )= .
8 4
0 8 2 4 16

b) Đổi biến t = ϕ(x).

Định lý 2.7. Nếu f (x) liên tục trên [a, b] và t = ϕ(x) trong đó hàm ϕ(x) thoả mãn
các điều kiện sau đây

1. ϕ(x) là hàm đơn điệu, có đạo hàm liên tục trên [a, b] và hàm ngược ϕ−1 có đạo
hàm,

2. Biểu thức f (x)dx trở thành g(t)dt, trong đó g(t) là một hàm số liên tục (trên
[ϕ(a), ϕ(b)] nếu ϕ(x) đơn điệu tăng).

Khi đó ta có công thức


Z b Z ϕ(b)
f (x)dx = g(t)dt.
a ϕ(a)

Ví dụ 2. Tính π
cos x
Z
2
I= 2 dx.
0 1 + sin x
 π
Đặt t = sin x, hàm số t = sin x đơn điệu trên 0, . Vì vậy
2
1
dt 1 π
Z
I= = arctg t = .
0
0 1 + t2 4

2.3 Tích phân từng phần trong tích phân xác định

Cho hai hàm số u(x), v(x) khả vi liên tục trên trên [a, b]. Khi đó ta có công thức tích
phân từng phần
Z b b
Z b
udv = (uv) a − vdu.
a a

Ví dụ 1. Tính Z e
I= x ln xdx.
1

e e
e
x2 x2 e
x e2 x2
Z Z

I = ln xd( ) = ln x − = −
1 2 2 1 1 2 2 4 1
2 2 2
e e 1 e
= − + = + 1.
2 4 4 4
99
Ví dụ 2. Tính Z e
I= sin(ln x)dx.
1

e e
cos(ln x)
Z Z
e
I = x sin(ln x) 1 − x dx = e sin 1 − cos(ln x)dx
1 xZ 1
 e e 
= e sin 1 − x cos(ln x) 1 + sin(ln x)dx = e sin 1 − e cos 1 + 1 − I.
1
e 1
Vậy I = (sin 1 − cos 1) + .
2 2

2.4 Ứng dụng của tích phân xác định

Tính diện tích hình phẳng

1) Cho hàm f (x) liên tục trên [a, b], thì diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường cong
f (x), các đường thẳng x = a, x = b và trục Ox được cho bởi công thức
Z b
S= |f (x)|dx.
a

2) Cho các hàm f (x), g(x) liên tục trên [a, b]. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi các
đường cong f (x) và g(x), và các đường thẳng x = a, x = b được cho bởi công thức
Z b
S= |f (x) − g(x)|dx.
a

x2 2
Ví dụ 1. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường y = x , y = và y = 2x.
2
Để thuận tiện cho việc tính toán, ta chia diện tích hình phẳng cần tìm thành 2 phần,
diện tích phần thứ nhất S1 ứng với x ∈ [0, 2], diện tích phần thứ hai S2 ứng với
x ∈ [2, 4]. Ta có
2
x2  x3
Z 2
2 4
S1 = x − dx = = ,
0 2 6 0 3
4
4
2x2 x2  8
Z
2
S1 = 2x − x )dx = − = .
2 2 6 2 3

Vậy diện tích hình phẳng đã cho S = S1 + S2 = 4(đvdt).


x2 y 2
Ví dụ 2. Tính diện tích của hình ellipse 2 + 2 = 1.
a b
Do ellipse đối xứng qua các trục tọa độ nên diện tích của nó
s
a a
x2
Z Z
S = 4 f (x)dx = 4 b 1− dx
0 0 a2
a√
b 4b πa2
Z
= 4 a2 − x2 dx = . = πab(đvdt).
a 0 a 4

100
Độ dài đường cong phẳng

1) Cho đường cong AB có phương trình y = f (x) với f (x) có đạo hàm liên tục trên
[a, b]. Khi đó độ dài cung AB được tính theo công thức
Z bq
d= 1 + [f 0 (x)]2 dx.
a

2) Trường hợp đường cong AB cho bởi phương trình tham số


(
x = ϕ(t)
a ≤ t ≤ b,
y = ψ(t),

trong đó ϕ(t), ψ(t) là những hàm số có đạo hàm liên tục với mọi t ∈ [a, b]. Khi đó,
dộ dài của cung AB được tính theo công thức
Z bq
d= ϕ0 2t + ψ 0 2t dt.
a

Ví dụ. Tìm độ dài đường cong y = ln x từ điểm có hoành độ x1 = 3 đến điểm có

hoành độ x2 = 8. Ta có
Z √8 q Z √8 Z √8 √ 2
s
1 x +1
d= √ 1 + [(ln x)0 ]2 dx = √ 1 + ( )2 dx = √ dx.
3 3 x 3 x

√ x x2 + 1
Đặt u = x2 + 1, ta có du = √ 2 dx, suy ra dx = du.
x +1 x
Do đó

8
(x2 + 1) x 3
u2 3
1 
Z Z Z
d = √ 2
√ dx = du = 1+ du
3 x x2 + 1 2 u2 − 1 2 u2 − 1
3
1 u − 1  1 2 1 1 1 3
= u + ln = 3 + ln − 2 − ln = 1 + ln .
2 u+1 2 2 4 2 3 2 2

§3 TÍCH PHÂN SUY RỘNG

Ở phần trước, ta đã xét tích phân với các khoảng lấy tích phân là hữu hạn hoặc hàm
số phải xác định và bị chặn trong khoảng lấy tích phân. Trong bài này, chúng ta sẽ
mở rộng định nghĩa tích phân cho trường hợp khoảng lấy tích phân là vô hạn hoặc
hàm số dưới dấu tích phân có thể không bị chặn tại một điểm nào đó trong khoảng
lấy tích phân.

101
3.1 Khoảng lấy tích phân là vô hạn

Khoảng lấy tích phân là [a, +∞)

Giả sử hàm số f (x) xác định trên [a, +∞) và khả tích trên mọi đoạn hữu hạn [a, b].
Rb
Xét tích phân I(b) = f (x)dx, tích phân này tồn tại với mọi b > a. Nếu
a

Zb
lim I(b) = lim f (x)dx
b→+∞ b→+∞
a

tồn tại và hữu hạn thì giới hạn đó gọi là tích phân suy rộng của f (x) trên [a, ∞), kí
hiệu
+∞
Z Zb
f (x)dx = lim f (x)dx.
b→+∞
a a

Khoảng lấy tích phân là (−∞, a]

Tương tự như trên, ta định nghĩa tích phân suy rộng


Za Za
f (x)dx = lim f (x)dx.
c→−∞
−∞ c

Khoảng lấy tích phân là (−∞, +∞)

Ta chia thành hai khoảng lấy tích phân và định nghĩa


+∞
Z Za +∞
Z
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx.
−∞ −∞ a

Nếu các giới hạn trên tồn tại thì ta nói tích phân suy rộng hội tụ. Ngược lại nếu một
trong hai giới hạn trên không tồn tại thì ta nói tích phân suy rộng là phân kì. Ví dụ
+∞
R dx
1. Tính 2
.
2 x +x−2

Ta có
Zb Zb Zb 
dx dx 1 1 1

I(b) = = = − dx
x2 + x − 2 (x + 2)(x − 1) 3 x−1 x+2
2 2 2
1 x − 1 b 1 4(b − 1)
 
= ln = ln .
3 x + 2 2 3 b+2
Suy ra
1 4(b − 1) 1 2
lim I(b) = lim ln = ln 4 = ln 2.
b→+∞ b→+∞ 3 b+2 3 3
102
+∞
R dx 1 2
Vậy 2
= ln 4 = ln 2.
2 x +x−2 3 3
+∞
R dx
Ví dụ 2. Tính 2
.
−∞ 1 + x

Ta viết
+∞ Z0 +∞
dx dx dx
Z Z
= + .
1 + x2 1 + x2 1 + x2
−∞ −∞ 0

Ta có
Z0
dx π
= − lim arctg c = ,
1 + x2 c→−∞ 2
−∞
+∞
dx π
Z
= lim arctg b = .
1 + x2 b→−∞ 2
0
+∞
R dx
Vậy = π.
−∞ 1 + x2

3.2 Hàm dưới dấu tích phân gián đoạn và không bị chặn trong khoảng
lấy tích phân

Cho hàm f (x) khả tích trên mọi đoạn [a, b − ] với  bé tùy ý và không bị chặn khi
x → b− (x < b). Xét
Z b− Z b−
I() = f (x)dx, và lim+ I() = lim+ f (x)dx.
a →0 →0 a

Nếu giới hạn trên tồn tại và hữu hạn thì giới hạn ấy được gọi là tích phân suy rộng
của hàm f (x) trên khoảng [a, b), kí hiệu
Z b
f (x)dx.
a

Trong trường hợp này ta nói tích phân suy rộng hội tụ. Ngược lại nếu giới hạn trên
không tồn tại thì ta nói tích phân suy rộng là phân kì.
Tương tự ta định nghĩa cho tích phân suy rộng của hàm f (x) khả tích trên mọi đoạn
[a + , b] và không giới nội khi x → a+ , (x > a)
Z b Z b
f (x)dx = lim+ f (x)dx.
a →0 a+

Nếu hàm lấy tích phân không bị chặn khi x → x0 , với x0 ∈ (a, b) ta chia đoạn [a, b]
thành hai đoạn [a, x0 ], [x0 , b] và viết
Z b Z x0 Z b
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx.
a a x0

103
Rb
Trong trường hợp này tích phân suy rộng a f (x)dx hội tụ khi và chỉ khi hai tích
Rx Rb
phân suy rộng a 0 f (x)dx và x0 f (x)dx cùng hội tụ.
R1 dx
Ví dụ. Tính tích phân √ .
−1 1 − x2
Ta có hàm dưới dấu tích phân không bị chặn khi x → −1+ và x → 1− .
Do đó, ta viết lại
Z1 Z0 Z1
dx dx dx
√ = √ + √ .
1 − x2 1 − x2 1 − x2
−1 −1 0

Ta tính
0 0
dx dx
Z Z
√ = lim+ √ =
−1 1 − x2 →0 −1+ 1 − x2
π
= lim+ [arcsin 0 − arcsin(−1 + )] = .
→0 2
Tương tự ta tính được
1
dx π
Z
= . √
0 1 − x2 2
R1 dx R1 dx π π
Do đó √ hội tụ và √ = + = π.
−1 1 − x2 −1 1 − x2 2 2

BÀI TẬP CHƯƠNG 4

4.1. Tính các tích phân sau đây


√ √
R 1 − x2 + 1 + x2 ex

R
1) dx, 2) dx,
1 − x4 e2x + 1
R 1 + cos2 x dx

R
3) dx, 4) √ dx,
1 + cos 2x x−1+ x+1
dx dx

R R
5) √ , 6) ,
(x + 1) x x x2 + 1
R √ R
7) ln(x + 1 + x2 )dx, 8) sin x ln(tan x)dx,
R
9) cos(ln x)dx.

4.2. Tính các tích phân sau đây


R x3 − 1 R x2 + 1
1) dx, 2) dx,
4x3 − x x3 − 5x2 + 6x
R 3 x − 1 dx
r
dx

R
3) , 4) ,
x+1 x x x2 + x + 1
5) sin3 x cos2 xdx, 6) cos6 xdx,
R

R x x R dx
7) sin x sin sin , 8) .
2 3 1 + sin x + cos x

104
4.3. Tính các tích phân xác định sau đây
R1 xdx
1) −1 √ ,
5 − 4x
x2 khi 0 ≤ x ≤ 1
(
R
2) f (x)dx nếu f (x) =
2 − x khi 1 ≤ x ≤ 2,
R 1 arcsin xdx R1 xdx R1 √
3) 0
p , 4) −1 2 , 5) 0 x15 1 + 3x8 dx,
x(1 − x) x +x+1
R 2π dx R π4
6) 0 4 , 7) 0 tan4 xdx,
sin x + cos4 x
4.4. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi
1) Đường cong y = x2 và các đường thẳng x = 0 và y = 4,
2) Đường parabol y = x2 + 4 và đường thẳng x − y + 4 = 0,
3) Đường cong y = x3 và các đường thẳng y = x và y = 2x,
4) Đường tròn x2 + y 2 = 4x và parabol y 2 = 2x,

4.5. Tính độ dài của các đường cong


1) y 2 = 2x, 0 ≤ x ≤ 1,
1 1
2) x = x2 − ln y, 1 ≤ y ≤ e,
4 2
π
3) y = ln cos x, 0 ≤ x ≤ a < .
2
4.6. Tính các tích phân suy rộng
R0 +∞ dx R2 x5
xex dx, √
R
1) 2) 2 2
, 3) dx,
−∞ −∞ (x + 1) 0 4 − x2
R1 dx R2 dx R1
4) p , 5) 2
, 6) x ln2 xdx.
0 x(1 − x) −2 x −1 0

105

Вам также может понравиться