Вы находитесь на странице: 1из 5

Cuộc đời của Shi Pingmei: một số chuyện tình có kết cục thảm thương.

Shi Pingmei là một trong số bốn phụ nữ tài hoa nhất do giới phê bình văn chương Trung Hoa
bình chọn. Câu chuyện về một tình yêu trong sáng, nhưng buồn giữa bà và Gao Junyu nổi
tiếng khắp trung quốc. Bà qua đời khi mới 26 tuổi. Cuộc đời bà thường được mô tả như một
thiên sử thi-và là bi kịch cảm động nhất.

Thần đồng.

Shi Pingmei sinh ra ở Pingding county, tỉnh Shanxi, ngày 20 tháng 9 năm 1902. Cha bà, Shi
Ming, là một người hiểu sâu biết rộng và là một juren.. từng là một thầy đồ, một người phụ
trách giáo dục và thủ thư ở thư viện địa phương. Lúc đầu, ông đặt cho con một cái tên xinh
đẹp hơn nhiều là Rubi. Rồi, sau đó cô lớn lên, cô đổi tên mình thành Pingmei, vì cô đặc biệt
thích hoa mận nở.

Khi còn rất nhỏ, Shi Mingpei đã là một thiên tài. Cô học đọc từ cha khi mới hai tuổi. Lên bốn
tuổi, cô có thể kể lại một câu chuyện dài được viết từ thế kỉ 16 gồm rất nhiều câu văn vần và
300 bài thơ chữ Hán.

Sau này, cô hầu như đã có thể đọc hết mọi tác phẩm văn chương Trung Hoa cổ. Vì thế, cô đã
sớm có nền tảng sáng tác văn chương cơ bản.

Pingding county thường được coi là Athens của Shanxi, có truyền thống văn chương lâu đời.
cả huyện có 130… và 680….cha của Shi nổi tiếng với đầu óc phóng khoáng, cởi mở tiếp
nhận cái mới- ông không bao giờ chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến rằng đàn bà con
gái thất học mới là đức hạnh.

Ông cho con gái theo học tại một trường tiểu học ở Taiyuan. Shi Mingpei, vốn rất toàn diện
đã sớm được công nhận là một người rất tài năng. Sau đó cô nhập học trường cao đẳng sư
phạm Taiyuan. Học phí và phí đi đường của cô được miễn vì cô đạt điểm rất cao. Shi
Mingpei bắt đầu đọc báo chí cách mạng, như “thanh niên mới”, và dần dần cô càng quan tâm
tới các vấn đề quốc gia. Năm 1920, khi mới 18 tuổi, Shi tốt nghiệp cao đẳng. Chịu ảnh hưởng
của phong trào “cuộc vận động văn hóa mới” (1915-1919), cô theo học trường cao đẳng sư
phạm Bắc kinh, vốn được coi là một cái nôi phong trào. Chuyên ngành của cô là sư phạm vật
lý, vì ngành văn chương năm đó không tuyển sinh.

Li Dazhao, một trong những người sáng lập nên đảng cộng sản Trung Quốc và đã từng giảng
dạy về chủ nghĩa xã hội và lịch sử phong trào quyền phụ nữ, trở thành người thầy mà Shi
kính trọng nhất. Shi tham gia vào các hoạt động cách mạng, và sau đó bắt đầu sự nghiệp cầm
bút.

Tháng 12 năm 1921, Shi xuất bản một bài thơ theo thể thơ mới và tự do, mang tên một cuộc
hành trình trong đêm ở Xin Gong He, trong đó cô đã bày tỏ hoài bão theo đuổi một tương lai
sáng lạn. Tháng tư năm 1922, tại Chen Bao Fu Kan, cô lại công bố một bài thơ với chủ đề là
một mối tình thảm thương của hai lưu học sinh mới về nước. Bài thơ giống như kịch bản một
vở kịch. Câu chuyện cho thấy mối quan tâm sâu sắc của cô về tự do hôn nhân và giải phóng
phụ nữ.
Sau này, cô còn xuất bản nhiều bài thơ, bài luận và tiểu thuyết nữa, nhờ chúng mà tên tuổi và
danh tiếng của cô không ngừng lan rộng.

Cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Tháng 6 năm 1923, Shi tốt nghiệp cao đẳng. Với sự giới thiệu của hiệu trưởng, Xu Shousang,
và trưởng khoa cô theo học, Zeng Zonglu, Shi được bổ nhiệm giữ cương vị giám đốc và là
giáo viên khoa sư phạm vật lý ở đại học Bắc Kinh. Shi làm việc không biết mệt mỏi. Bà đã
dung kiến thức và tư cách cá nhân của mình để khích lệ sinh viên, và khả năng giảng dạy của
bà được đồng nghiệp vô cùng ca ngợi.

Buổi chiều ngày 28 tháng 4 năm 1924, nhà thơ nổi tiếng Ấn độ Tago tới Bắc Kinh và gặp gỡ
các nhân vật trong giới văn chương địa phương, trong đó có sinh viên, trong một công viên.
Shi đã tham gia trong hoạt động này. Khi bà trở về phòng ở của mình, bà nhận được tin dữ-
cha bà đánh điện Yin Mei, người bạn thân nhất thuở thơ ấu đã qua đời. Shi đau buồn, và cuối
cùng đau đầu và ho ra máu. Nhiều mẩn đỏ lan khắp người. Bà chìm vào hôn mê kéo dài 3
ngày 3 đêm. Một bác sĩ người Đức đã chuẩn đoán bà mắc bệnh ban đỏ.

Sau khi hồi phục, bà lien tục bận rộn với công việc giảng dạy và cộng tác viên cho một số tờ
báo. Bà còn xuất bản một tuyển tập hơn 100 bài thơ mới ở Wen Xue Xun Kan.

Lúc đó, Shi đã trở thành một trong những tác giả có ảnh hưởng nhất ở Bắc Kinh. Bà được
mời làm biên tập viên cho tạp chí phụ nữ cuối tuần Jing Bao. Sau đó, Shi có rất nhiều bài báo
sâu sắc mang tính cách mạng ở báo này.

Shi viết các bài ủng hộ cuộc nổi dậy chống đế quốc Mỹ. Năm 1952, sinh viên tổ chức một
cuộc biểu tình ở đại học nữ sinh Bắc Kinh để phản đối quyết định của trường đuổi học 3 sinh
viên. Để ủng hộ sinh viên, Shi đã viết một bài báo mang tên diễn biến sự kiện thảm thương ở
đại học. Bà viết “chúng tôi sẽ nhớ mãi điều sỉ nhục này! Chúng tôi sẽ không ngừng đấu
tranh! Sự việc bi thương này là sự lăng mạ với phụ nữ, và là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự
sụp đổ của nền giáo dục Trung Quốc.”

Tháng 11 năm 1926, Shi và hai người bạn khai trương tuần báo Rosebush,…. Shi là người
biên tập và thiết kế. Shi cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục. Phẩm chất hi
sinh và ý thức trách nhiệm của bà đã được nhiều sinh viên và đồng nghiệp ca ngợi.

Tình bạn trong sáng.

Shi đã bị tổn thương sâu sắc từ mối tình đầu của bà, Wu Tianfang, giấu bà việc anh ta đã có
gia đình. Shi đã từng hứa với Wu sẽ không bao giờ yêu người đàn ông nào khác, bất chấp
mọi khó khăn mà họ phải vượt qua. Nhưng sau khi bà biết được Wu đã có vợ, bà biết mình bị
lừa. Sự kiện chính là khởi nguồn cho nỗi bất hạnh suốt đời Shi.

Shi gặp Gao Junyu tại một buổi họp đồng hương.

Shi, như những khan giả còn lại, đã ấn tượng với bài diễn thuyết tuyệt vời của Gao về ý nghĩa
của cuộc vận động mồng 4 tháng 10 (1919), một cuộc vận động văn hóa chính trị chống lại
chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa đế quốc.
Gao sinh năm 1896 ở huyện Jingle, tỉnh Shanxi. Ông từng là học sinh của cha Shi. Ông có tài
năng tuyệt vời và có vai trò hạt nhân trong các hoạt động cách mạng. Ông theo học trường
đại học Bắc Kinh từ năm 1916, với chuyên ngành tiếng Anh.

Khi cuộc vận động mồng 4 tháng 5 nổ ra, Gao là đại diện sinh viên trường đại học Bắc Kinh.
Tháng 10 năm 1920, ông trở thành thành viên đầu tiên của đảng cộng sản của tỉnh Shanxi.
Ông giúp tổ chức cuộc đại biểu tình mồng 7 tháng 2 năm 1923, (cuộc biểu tình chống chủ
nghĩa đế quốc và địa chủ phong kiến của công nhân đường sắt Bắc Kinh- hankou, do đảng
cộng sản Trung Quốc lãnh đạo). Năm 1924, ông tham dự cuộc đại hội đại biểu đầu tiên của
Kouming, thay mặt cho đảng cộng sản Trung Quốc, cùng những nhà lãnh đạo khác như Li
Dazhao và Mao Trạch Đông ( sau này là chủ tịch nước). Gao cũng là một thi sĩ tài hoa, đã có
rất nhiều bài thơ xuất sắc.

Shi và Gao bắt đầu quý mến nhau; tuy nhiên tình yêu của họ gặp rất nhiều trở ngại.

Gao đã có gia đình- dù cho đó chỉ là một cuộc hôn nhân sắp đặt từ khi ông mới 18 tuổi. Sau
khi những nỗ lực phản đối hôn nhân bất thành, ông rời bỏ quê hương ra đi. Gao nói với cha
rằng sẽ không bao giờ công nhận một cuộc hôn nhân dàn xếp. Đó là thử thách trực tiếp …..

Gao đem lòng yêu Shi, tình yêu đích thực đầu tiên của ông. Nhưng vì Shi đã mất niềm tin vào
tình yêu do những gì cô đã trải qua từ mối tình đầu, cô giữ khoảng cách và chỉ chấp nhận làm
bạn với Gao.

Tháng 10 năm 1923, kho ông đi nghỉ ở núi Xishan, Bắc Kinh, ông hái một chiếc lá cây thích
và viết một bài thơ tình lên đó. Ông gửi nó cho Shi. Nhưng Shi đã quyết định sống độc thân.
Trên chiếc lá, cô viết “một bông hoa đã tàn phai không bao giờ có một chiếc lá xanh tươi.”
Và cô vẫn còn mâu thuẫn trong tâm. Gao không bao giờ thôi mong ước thoát khỏi cuộc hôn
nhân dàn xếp của mình. Ông đòi cha mẹ mình hủy bỏ đính ước, và nói với Shi về những nỗ
lực của mình. Shi luôn khước từ ông, vì cô chỉ muốn có một tình bạn. Mùa hè năm 1924, Gao
li dị với vợ.

Để thề nguyện tấm chân tình dành cho Shi, Gao đã mua hai chiếc nhẫn ngà. Ông đeo một
chiếc và chiếc kia gửi cho Shi làm quà tặng sinh nhật cho cô ấy. Ông viết “anh hi vọng em sẽ
nhận nó. Hoặc em có thể từ chối nó, như chiếc lá thích đó. Anh muốn lưu giữ thực tại câm
lặng như cái chết này với màu trắng của chiếc nhẫn ngà.” Shi đã nhận nó, và cô đeo cho đến
khi qua đời.

Shi và Gao thường tới Taoran Pavilion, ở Bắc Kinh chỉ để tản bộ và nói chuyện. Một lần,
Gao chỉ tay tới một mảnh đất trơ trọi bên bờ sông và nói “anh rất cô đơn khi còn sống, và anh
sẽ vẫn một mình sau khi chết. Anh muốn được chon trên cồn đất cằn cỗi kia, một mình sau
khi qua đời.”

Nuối tiếc suốt đời.

Tháng 10 năm 1924, Gao nhập viện, một bệnh viện Đức ở Bắc Kinh do bệnh phổi. Ông vẫn
tham dự đại hội lần thứ 4 của Đảng cộng sản Trung Quốc, được tổ chức ở Thượng Hải, tháng
1 năm 1925. Ông cũng dự một cuộc đại hội chính trị khác diễn ra vào tháng ba năm đó.
Mồng 4 tháng 4 năm 1925, Shi nhận điện thoại cho biết Gao ốm rất nặng, và anh ấy có
nguyện vọng được thấy cô. Cô đã sửng sốt khi thấy Gao nằm trên giường bệnh chỉ còn da
bọc xương. Khuôn mặt xám xịt của ông trông rất kinh khủng. Shi cảm thấy buồn thương và
xót xa.

Mồng 5 tháng 3, năm 1925 Gao trải qua một cơn bạo bệnh nghiêm trọng. Ông chết khi mới
29 tuổi.

Cái chết của Gao là một cú sốc với Shi. Thật đáng tiếc là Shi đã nhận ra tình yêu chung thủy
của anh cho mình chỉ sau khi ông qua đời. Cô thề sẽ yêu Gao cho đến khi chết.

Hai tháng sau, Shi chon tro cốt của Gao tại mảnh đất ở Taoran Pavilion. Cô cho xây mộ hình
chữ nhật, đá trắng. Giữa mộ chôn một cây thánh giá ghi:

“Junyu!

Em không thể giữ được cuộc sống của anh đã biến mất như một sao chổi. Em chỉ có thể để
những giọt nước mắt lăn trên mộ anh cho tới khi em chết.

Pingmei.”

Shi còn viết một bài thơ, thể hiện tình yêu của mình với Gao:

“Giá như những giọt lệ của em có thể đông lại thành hạt ngọc,

Giờ đây em đã đan xong chiếc khăn quàng cổ cho anh

Giá mà nỗi nhớ thương của em có thể biến thành đậu đỏ (đậu tình yêu)

Giờ em đã có tình yêu không thể nào quên dành cho anh

Em sẽ đốt mình thành tro, và

Em sẽ tháo bỏ niềm đam mê của em đi,

Chỉ để được gặp anh ở thế giới bên kia”

Taoran Pavillion trở thành nơi Shi thường xuyên lui tới. Nước mắt cô đã tưới đẫm cả rừng
cây thông, cây bách bên mộ Gao. Shi hiểu hơn về chính mình và xã hội. Cô liên tục được tiếp
nhận thêm sức mạnh từ linh hồn của Gao và tình yêu mà cô dành cho ông.

Sau này, Shi đã viết cả tá tiểu thuyết và thơ mới. ….là hai kiệt tác lớn của đời cô.

Ba năm sau khi Gao chết, Shi với trái tim tan vỡ cũng nhập viện, do bệnh đau đầu vì rối loạn
thần kinh (một kiểu trầm cảm nặng). Cô mất ngày 30 tháng 9 năm 1928. Cô cũng qua đời
cùng ngày- cùng một phòng bệnh mà Gao đã chết. Khi đó Shi mới 26 tuổi.

Tháng 9 năm 1929, hai người bạn của cô đã chôn tro cốt cô bên cạnh mộ Gao. Đó là ước
nguyện cuối cùng của Shi.
Thời kì đầu giải phóng của Trugn Quốc, năm 1949, Chu Lai đã thăm mộ Shi và Gao. Ông
bày tỏ “không có sự đối lập nào giữa sự nghiệp theo đuổi tiến trình cách mạng và tình yêu.
Thế hệ mới có thể học được nhiều từ họ.”

Và công viên Tao Ran ở ngoại ô thành phố Bắc Kinh có mộ của hai người vẫn là địa điểm
hành hương được nhiều đôi tình nhân yêu thích.

Вам также может понравиться