Вы находитесь на странице: 1из 15

Câu 1.

pt vai trò của người nông dân :


- trong thời kỳ chiến tranh, nông dân việt nam vừa cung cấp nguồn nhân lực vừa cung cấp của cải vật chất cho cuộc
kháng chiến, đồng thời đảm bảo cuộc sống cho gia đình, đóng vai trò là hậu phương lớn miền bác cho tiền tuyến
lớn miền nam.
- Tạo nguồn lao động để đảm bảo ptnn, cung cấp lương thực cho xã hội.
- Là nới tích lũy tư bản ban đầu của các xã hội tư bản
- Cung cấp nông sản cho công nghiệp, chế biến và xuất khẩu.
- Góp phần khai thác và sủ dụng tốt hơn tài nguyên của đất nước.
- Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho dân cư khu vực nông thôn.
- Góp phần phát triển thị trường nông nghiệp.

Câu 2 :đặc trưng của hộ, hộ nông dân, kt hộ nd


Hộ : Có nhiều ý kiến khác nhau về hộ, tập hợp một số ý kién của các học giả cho thấy:
1). Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà.
2). Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ.
3). Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác (Hà
Lan 1980)
4). T.G.Mc.Gee (1989): hộ là nhóm người chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc, ở chung trong một mái nhà, ăn
chung một mâm cơm và có chung một ngân qũy.
5). Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động
6). Hộ là một đơn vị bảo đảm tái sản xuất nguồn lao động thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung.
7). Prof. Raul Iturna, Hộ là một tập hợp những người cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo
ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng.
Tóm lại hộ là 1 tập hợp những người có chung huyết thống, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo ra vật
phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng

Hộ nông dân :
Hộ nông dân: có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, Sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. Hoạt động NN, hoạt động phi
NN.
Đặc điểm của nông hộ
Tính 2 mặt (tính kinh tế gộp) vừa là người SX vừa là người tiêu dùng.
Hộ vừa là đơn vị sản xuất kinh doanh vừa là đơn vị tiêu dùng: Đơn vị sản xuất nông hộ vừa là sản xuất cho gia đình vừa là
sản xuất của đơn vị kinh doanh, nó phải bảo đảm cả mặt sản xuất và mặt tiêu dùng.
Nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ. Về sở hữu, quản lý, sử dụng các tài sản
Thống nhất chặt chẽ giữa SX, phân phối, và tiêu dùng trong hộ, trách nhiệm, nghĩa vụ, tự giác đóng góp vào ngân quĩ; lao
động tự nguyện; Có sự thống nhất chặt chẽ của 1 đơn vị kinh tế và một đơn vị xã hội
Một lúc thực hiện được nhiều chức năng
Kinh tế nông hộ :
Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của hộ nông dân mang lại. Từ những quan niệm của các nhà học giả ta thấy KTH nông dân
là một hình thức kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp được hình thành và tồn tại khách quan lâu dài dựa trên cơ
sở sử dụng lao dộng, đất đai và tư liệu sản xuất khác của gia đình là chính.
đặc trưng
Là loại hình kinh tế trong đó các thành viên làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản than, gia đình và
xã hội. Xét về nội tại của hộ thì các thành viên cùng huyết tộc.
Là đơn vị kinh tế cơ sở vừa sản xuất vừa tiêu dùng. Có sự thống nhất giữa đơn vị kinh tế và đơn vị xã hội. do đó đòng thời
thực hiện hài hòa được nhiều chức năng mà các đơn vị kinh tế khác khong thể có dược. KTHND có khả năng điều chỉnh rất
cao trong mối quan hệ sản xuất – trao đổi – phân phối – tiêu dung.
Là hình thức kinh tế luôn thích nghi với các dặc điểm của sản xuất nông nghiệp là sinh vật, đất đai là TLSX chủ yếu.
Là một tế bào xã hội phổ biến mang tính chất đặc thù với điều kiện tự nhiên của mỗi nước và mỗi khu vực trên thế giới. Trình
dộ của nó phát triển từ thấp đến cao.
Tuy là đơn vị kinh tế độc lập, nhưng không đối lập với kinh tế HTX và kinh tế Nhà nước.
Câu 3.PHÂN BIỆT HỘ VÀ GIA ĐÌNH
 Gia đình: Gia đình là đơn vị XH, tế bào của XH
- Gia đình: quan hệ huyết tộc (kinship relation).
- Gia đình hạt nhân (nuclear family): 1 vợ, 1 chồng, con.
- Gia đình mở rộng gồm nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà.
- Một gia đình có thể bao gồm nhiều hộ.
 Hộ: đơn vị kinh tế, đơn vị để phân tích kinh tế
- Gia đình: là hộ khi các thành viên cùng chung một cơ sở kinh tế
- Hộ: là gia đình khi các thành viên của nó có quan hệ huyết thống.

- Hộ gia đình: tất cả các thành viên của nó có chung huyết tộc và có chung một cơ sở kinh tế.
- Gia đình là cơ sở để hình thành hộ, gia đình là loại hộ cơ bản.
 Chức năng của hộ

- Sản xuất kinh doanh


- Tái sản xuất sức lao động, cùng với xã hội bảo đảm phát triển lực lượng lao động trẻ
- Xây dựng ngân quĩ của gia đình
 Chức năng của gia đình
- Tạo nguồn lao động, nuôi dưỡng, dạy dỗ, giáo dôc
- Ở hộ chỉ thực hiện đối với những thành viên cùng huyết tộc.
Câu 4. tai sao kt hộ nd tồn tại và phát triển qua các phương thức sx xh là tất yếu, khách quan:
- kinh tế nông hộ: ổn định, bền vững, tồn tại khách quan và có tính thích ứng rộng.
- thính ứng với mọi hình thức tổ chức sản xuất: đã thích ứng và trải qua các hình thái; +kt hộ tự cung tự cấp
+kt hộ bán tự cung tự cấp
+kt hộ sản xuất hàng hóa nhỏ
+kt hộ sản xuất hàng hóa lớn
Thích ứng với mọi trình độ sản xuất: từ độc canh đến phát triển tổng hợp đến chuyên môn hóa và đa dạng hóa.
- lý do tồn tại đc:
+do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
+có khả năng tự duy trì sản xuất giản đơn do có đất đai, lao động
+nhờ việc kế thừa ruộng đất từ đời này sang đời khác
+nông dân có thể tự bóc lột bản thân và gia đình
+có khả năng thằng áp lực của thị trường do sử dụng lao động gia đình
+nông nghiệp ko hấp dẫn các nhà đầu tư
+sản xuất ở các hộ có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả
+có khả năng đa dạng hóa các hoạt động kinh tế để ổn định thu nhập của hộ

Câu 5.Theo quan điểm của Chayanov :


- Sự bền vững của kinh tế nông hộ do mục tiêu : tái sx giản đơn chứ ko phải là tối đa hoá lợi nhuận .
- Quy mô nhân khẩu, cơ cấu nhân khẩu/ lao động (C/W) quy định hoạt động và tình trạng kinh tế của hộ
- Họ ko sử dụng lao động thuê, ko có khái niệm tiền lương
- Ko tính lợi nhuận, chỉ có khái niệm thu nhập, đó là sản lượng trong năm trừ đi chi phí
- Ko toàn tuân theo quy luật sx TBCN với cách tính thông thường : C + V + m
- DN tư bản quan tâm đến lợi nhuận = tổng thu – tổng chi.
- Nông hộ quan tâm : X = ( tổng thu – chi phí vật chất)/ số h lao động
- (X : sự nặng nhọc của 1 h lao động, là sự đánh giá chủ quan của hộ)
- Có khả năng tự bóc lột lao động của mình để vượt qua áp lực của thị trường.
- Quy mô sx nông hộ thick hợp hơn, hiệu quả hơn, cạnh tranh hơn, nghèo hơn nhưng hiệu quả hơn.
• Lý thuyết của Chayanov chỉ đúng vs nông dân sx tự cấp, ko hoàn toàn đúng vs nông dân sx hàng hoá
• Mật độ dân số tăng  phát triển các hệ thống canh tác thâm canh..--> kéo theo sự thay đổi về kỹ thuật và thể chế
xã hội.
• Xu hướng nghiên cứu này dấn đến gắn nghiên cứu NN, nông thôn vs các yếu tố sinh thái, kinh tế, xã hội
• Phải đi lên CNXH = con đường hợp tác hoá
• phải tiến hành CNH bởi nhà nước, chỉ = cách đó mới khắc phục dc nhược điểm của CNTB
* theo quan điểm này chỉ đúng với nd sx tự cung tự cấp, ko hoàn toàn đúng với nd sx hàng hóa=> ko phù hợp trong kinh
tế thị trường
Câu 6.Cách nhìn nhận hộ nông dân theo quan điểm trường phái Mac :
- Xuất phát điểm : là cả hệ thống xã hội vs kinh tế , hoạt động cá nhân lệ thuộc vào hệ thống xã hội
- Cách nhìn : Ktế - Ctrị - Xã hội ko tách rời nhau
- Điểm nhấn mạnh : các mâu thuẫn : sx – tiêu dùng, chủ - nợ, tư bản – lao động, lợi nhuận - tiền lương.
- Động lực phát triển : mâu thuẫn xã hội, LLSX – QHXH
- Kinh tế nông hộ dưới quan điểm của Mac :
• Là 1 đơn vị kinh tế
• Luôn nằm trong 1 hệ thống kinh tế rộng lớn
• Tham gia từng phần vào thị trường
• SX của nông hộ tự nó chưa bao h là 1 phương thức sx
- Vị trí của nông dân :
• ở ptsx phong kiến : nông dân là 1 giai cấp xã hội, tạo ra giá trị thặng dư để duy trì Xh phong kiến, vị trí xã hội của
họ là phụ thuộc.
• ở ptsx TBCN : nông dân có khả năng tái sx giản đơn độc lập vs ptsx TB, do có ruộng đất tham gia thị trường.
- Hộ ko sử dụng lao động thuê, ko có khái niệm tiền lương.
- Ko tính lợi nhuận, chỉ có khái niệm thu nhập = sản lượng làm dc trong năm – chi phí
- Lý thuyết biên giải thick ứng xử của nhà tư bản ko hoàn toàn áp dụng cho nông hộ : sự giảm dần giá trị biên của
lao động ko làm cho hộ dừng sx khi nhu cầu cơ bản của hợcha dc thoả mãn.

Cách nhìn nhận theo trường phái tân cổ điển :


- Xuất phát điểm : từng đv kinh tế : doanh nghiệp, hộ, người tiêu dùng, đi từ cung cầu của cá nhân.
- Cách nhìn : Tách kinh tế khỏi ctrị - xã hội để nghiên cứu.
- Điểm nhấn mạnh : Độ thoả dụng của các thành viên trong xã hội : tối đa hoá độ thoả dụng đó.
- Sự hài hoà XH, các đv kinh tế liên hệ vs nhau qua thị trường, tự do lựa chọn vs tham gia thị trường, ko mâu thuẫn.
Câu 7. Qua trình phát triển kinh tế TT gia đình trên thế giới

.Ở châu Âu
- Cuối TK 18
CNTB phát triển, dân số tăng nhanh hơn, nhu cầu nông sản và nhu cầu công nghệ phẩm tăng, thúc đẩy công nghiệp phát
triển -> cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Kỹ thuật nông nghiệp thấp, không cho phép tăng nhanh sản lượng nông nghiệp, cho nên giá nông sản tăng lên.
+ Chế độ tư hữu ruộng đất, người nghèo ở nông thôn tăng lên, giá thuê lao động rẻ.
+ Trong điều kiện đó thì sản xuất nông nghiệp là ngành có lãi, các nông trại lớn có lợi thế hơn nông trại nhỏ
+ Qui mô nông trại có xu thế tăng lên.
- Cuối thế kỷ 19
Ngành đường sắt và tàu thuỷ phát triển , giá vận tải đường biển giảm mạnh, luồng dân châu Âu di cư sang châu Mỹ và
châu Úc để mở rộng đất nông nghiệp.
Công nghiệp phát triển nên cung cấp máy móc, phân hoá học cho nông nghiệp, làm cho sản lượng nông nghiệp tăng
mạnh, kéo theo giá nông sản giảm,
+các trang trại lớn lại mất lợi thế và thúc đẩy nông trại nhỏ gia đình phát triển.
Công nghiệp phát triển thu hút lao động nông nghiệp, kéo theo giá của lao động nông nghiệp tăng lên làm nông trại lớn
mất ưu thế và thúc đẩy nông trại gia đình phát triển trong điều kiện mới này.
Tóm lại:
Cuối thế kỷ 19, nông trại lớn lại mất ưu thế, trang trại gia đình bắt đầu phát triển mạnh, số trang trại nhỏ có xu hướng
tăng
Đầu thế kỷ 20
Dân số nông thôn, lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, nông trại giảm theo, nông trại nhỏ giảm nhanh, nông trại lớn
giảm, nông trai trung bình (20-50ha) tăng lên, ít thuê lao động và chuyển sang nông trại gia đình, 75-80% nông trại không
thuê lao động, là thời kỳ thịnh vượng của nông trại gia đình. (lúc lao động nông nghiệp giảm, tức công nghiệp và dịch vụ
phát triển mạnh và thu hút lao động).
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, số nông trại ở các nước đã phát triển giảm đi, qui mô nông trại tăng, lao động nông
nghiệp giảm, Nông trại lớn có xu hướng chuyển thành nông trại gia đình (it thuê lao động). Qui mô có hiệu quả (Anh) 44-60
ha, lao động từ 3-4 lao động.
Ở các nước đang phát triển, trong thời kỳ công nghiệp hoá
Các xu hướng phát triển:
Nhóm 1: Các nước có số nông trại bắt đầu giảm khi dân số bắt đầu giảm (Đài loan, Hàn quốc).
Nhóm 2: Các nước có lao động nông: nghiệp tiếp tục tăng, số nông trại tiếp tục tăng, nhưng qui mô nông trại giảm:
Inđônexia, Philippin, Băngladesch, Ấn Độ
Nhóm 3: Qui mô ít thay đổi: Thái Lan, Pakistan
Tóm lại, xu thế chung là tăng số nông trại nhỏ và trung bình
Kinh tế trang trại ở một số nước
+ Nông trại gia đình ở Pháp
Phát triển khá sớm, ngay sau cách mạng năm 1789 ruộng đất được chuyển cho nông dân. Đặc điểm nổi bật, đại đa
số nông trại có ruộng đất riêng, máy móc riêng (1990: 70%), 30% là nông trại thuần nông, thu nhập ngoài nông nghiệp 42%
(1980).
Lực lượng lao động: 2 vợ chồng và 1-2 con
Tự canh tác, máy móc riêng hoặc của tổ hợp tác dùng chung máy
Qui mô bình quân 24ha
+ Nông trại gia đình ở Mỹ
Phát triển chậm hơn các nước châu Âu khoảng 30-40 năm, có bước phát triển rất nhanh. Qui mô bình quân hiện nay
180ha canh tác, 85% trang trại có đất riêng. Gần đây xuất hiện trang trại HTX- là trang trại liên kết một số gia đình với nhau.
Số này chiếm khoảng 10-12% diện tích đất canh tác.
Qui mô nông trai: Trong 20 năm (1944-1964) nông trại lớn và nhỏ tăng, số nông trại qui mô trung bình giảm. Người ta
tiên đoán nông trại gia đình qui mô nhỏ sẽ dần mất đi, nhưng thực tế đã tăng lên

+ Nông trại gia đình ở một số nước khác


Tây Âu diễn ra khác với Mỹ, quá trình tập trung hoá xảy ra không mạnh như ở Mỹ.
Tây Đức: vào khoảng những năm 1960 số nông trại nhỏ (<10ha) giảm,
Loại qui mô trung bình (10-20 và 20-50 ha) tăng (qui mô nhỏ hơn so với Mỹ).
Chủ yếu sử dụng lao động gia đình, ít thuê lao động . Nhờ thành quả CM KHKT, nông nghiệp được cơ giới hoá, 1 nông trại
gia đình có thể canh tác 10-100ha mà không phải thuê lao động).
Tóm lại: tập trung hoá không cao, qui mô nông trại không lớn lắm và ít thuê lao động. Ngày càng tăng cường ứng dụng
TBKT vào quản lý: tin học; Mỹ 20%, Đức 50%, Hà Lan…
* Ở các nước Đông Á
Đặc điểm chung: qui mô tăng chậm, Chủ yếu là trang trại nhỏ, chỉ > 1 ha. Xu hướng: tìm thu nhập bên ngoài nông nghiệp.
Một số ví dụ điển hình một số nước sau đây:
Nhật Bản:
1990, Trong 3 lao động của trang trại
1,3 LĐ làm ruộng
0,1 LĐ làm thêm công việc khác
1,2 LĐ làm thêm công việc khác + có làm ruộng
0,4 LĐ chỉ làm việc khác
Đài Loan
Năm 1988
5,1 LĐ chỉ có 1,5 LĐ nông nghiệp
Nông trại thuần nông chỉ còn chiếm 10%
Thu nhập từ phi nông nghiệp: 62% thu nhập của hộ
Hàn Quốc
1985: 3,3 lao động
------>1,3 LĐ làm việc đến 3 tháng/năm
------>0,16 LĐ làm nghề nông là chính
------>0,23 LĐ làm thuê nghề khác là chính
------>1,41 làm nghề khác
------> thu nhập từ phi nông nghiệp 35%
Ở các nước Đông Nam Á
(Trừ Malaixia) LĐ nông nghiệp tiếp tục tăng
Phần lớn các nước có qui mô nông trại nhỏ
Vì vậy muốn đủ lương thực cần thâm canh tăng vụ.
Thâm canh cũng chỉ có giới hạn, muốn tăng thu nhập, tạo việc làm phải phát triển thêm ngành nghề ------> nông trại kiêm
ngành nghề có xu hướng tăng
Ở Thái Lan
Nông trại gia đình đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra nông sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và XK
Hiện có 4,5 triệu nông trại gia đình
Qui mô 5,6 ha canh tác
Nông trai qui mô 5-10 ha chiếm 28%,
>10ha chiếm 14%.
460.000 máy kéo nhỏ,
cơ giới hoá 60% khâu làm đất , cơ giới hoá khâu chế biến cũng phát triển mạnh.
Nhận xét chung về tình hình phát triển kinh tế TT gia đình trên thế giới
Qui mô nông trại gia đình của đa số các nước trên thế giới không lớn, nhưng đã tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn và
tập trung. Trong nền sản xuất hàng hoá, nó là lực lượng sản xuất hàng hoá chủ yếu trong nông nghiệp
Ở các nước đang phát triển, nông hộ sản xuất tự túc, tự cấp còn chiếm tỉ lệ lớn, nhưng cũng đã có một bộ phận đã chuyển
sang sản xuất hàng hoá.
Cơ cấu kinh doanh của các hộ rất phong phú và đa dạng, gồm cả nông, lâm, ngư, chế biến, phi nông nghiệp
Phần lớn các nông trại sử dụng lao động gia đình là chính, thuê lao động rất ít, chỉ thuê vào thời vụ.
Ở các nước công nghiệp mới:
+ Khi lao động nông nghiệp bắt đầu giảm thì qui mô nông trại tăng dần lên
+ Nông dân ngày càng tăng thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp
+ Phát triển đi làm thuê: Nếu có cơ hội làm ngoài với mức lương cao hơn thì họ phát triển cơ giới hoá nhỏ, hoặc thuê người
canh tác để có thời gian làm ngoài
• Kinh nghiệm cho nước ta:
- những năm tới đặc biệt chú trọng đến sự phát triển trang trại gia đình.
- Tập trung phát triển ở vùng trung du miền núi và những vùng có quỹ đất nông-lâm nghiệp bình quân trên 1 nhân
khẩu cao.
- Tạo điều kiện cho nd phát triển sx hàng hóa
- Giao đất cho nd sử dụng trong thời gian dài
- Cần có chính sách nhằm đào tạo trình độ các trang trại về chuyên môn, nghiệp vụ, đầu tư vốn cho nd phát triển
trang trại của mình.

Câu 8..Lựa chọn và ra quyết định tiêu dùng của Hộ


*Lựa chọn và ra quyế định của ng nd:
- phải căn cứ vào nguồn lực để ra quyết định đầu tư, sử dụng lao động, vật tư..
- nghiên cứu nhu cầu của thị trường và mục tiêu của hộ để chọn lựa và quyết định sản xuất
- tổ chức kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra hàng hóa , dịch vụ
- trao đổi sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để thu về lượng tiền tối đa
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ phải lựa chọn kinh tế tối ưu, sự lựa chọn này là cần thiết vì nguồn lực kinh tế
của hộ có hạn chế trong khi mong muốn của hộ có hiệu quả cao
- phương pháp tiến hành lựa chọn cho sản xuất kinh doanh fai lựa chọn vào năng lực sản xuất của hộ.
*Lựa chọn sản xuất:
- hộ nd cần lựa chọn sx sp phù hợp với hộ và phù hợp với nhu cầu xã hội
- khi lựa chọn sx cần căn cứ vào quy luật cung cầu,hộ cần nắm vững thông tin thị trường.
*Lựa chọn và ra quyết định:
- tiêu dùng của hộ cũng ko có giới hạn, tuy nhiên nó lại bị giới hạn bởi thu nhập của hộ. vì vậy cần lựa chọn và quyết định
tiêu dùng phù hợp với kt, phong tục tập quán, xu thế thị trường.
*Nguyên tắc lựa chọn:
Sản xuất của hộ cũng như của doanh nghiệp là giá thành sản xuất giảm và có lãi, tuy nhiên ở hộ, do nhu cầu tồn tại, nhiều khi
hộ phải tự điều chỉnh sản xuất và lấy công làm lãi, đây là điều khác với doanh nghiệp. Tuy nhiên trong sản xuất vấn đề hiệu
quả sản xuất là định hướng quan trọng để hộ sản xuất.
Khái niệm hiệu quả sản xuất?
Để đạt hiệu quả sản xuất thì trong sử dụng các yếu tố hay tiêu thụ các sản phẩm phải đạt hiệu quả
Giữa các yếu tố sản xuất có mối quan hệ với nhau, chúng có thể thay thế lẫn nhau trong sản xuất ví dụ như dùng máy móc
thay cho lao động thủ công, thức ăn gia súc này bằng thức ăn gia súc khác. . . nhưng phải có nguyên tắc nhất định là giảm
chi phí hay ít nhất là không làm tăng chi phí sản xuất. Bảo đảm tỷ lệ thay thế bằng tỷ giá.
Giữa các sản phẩm cũng có mối quan hệ với nhau, sản xuất ra sản phẩm nào phải lựa chọn, với khả năng của hộ có nhiều
cách lựa chọn khác nhau như sản xuất lương thưc hay cây công nghiệp, trong lương thực có thể trồng ngô hay trồng khoai. . .
những cũng phải bảo đảm nguyên tắc có hiệu quả là tăng doanh thu hay ít nhất không giảm doanh thu. Bảo đảm tỷ lệ thay thế
bằng tỷ giá.

Câu 9. ứng xủ của người nông dân trong quá trình sản xuất:
a)
Người sản xuất không dừng đầu tư ở giai đoạn I của quá trình sản xuất, vì: trong giai đoạn này đầu tư thêm một đơn vị đầu
vào sản phNm trung bình (AP) trên một đơn vị đầu vào vẫn tăng. Và đương nhiên, người sản xuất không đầu tư sang giai
đoạn III của quá trình sản xuất, bởi vì: đầu tư sang giai đoạn này tổng sản lượng sẽ giảm khi tăng thêm một đơn vị đầu vào,
hay nói cách khác, sản phNm biên (MP) âm. Như vậy, người sản xuất sẽ đầu tư ở giai đoạn II của quá trình sản xuất. Xét
dưới góc độ kinh tế, nhà đầu tư lượng đầu vào X*, tại đó MP = Pđầu vào/Pđầu ra hay nói cách khác là giá trị sản phNm biên VMP
(MP*Pđầu ra) bằng giá đầu vào (Pđầu vào).
Nhưng đối với những người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thì điểm đầu tư X* dường như không phải điểm lựa chọn!
Mà điểm Xmax, tức là tại điểm tổng sản lượng tối đa (MP = 0) lại là điểm chọn lựa của hầu hết những người nông dân, đầu tư
sản xuất tại điểm này vẫn tuân theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận khi và chỉ khi giá đầu vào bằng không (0), tức là bằng với
giá trị sản phNm biên VMP = 0 vì MP = 0. Người nông dân trồng trọt, chăn nuôi bao giờ cũng kỳ vọng làm sao đạt được mức
sản lượng cao nhất có thể (tức là tại điểm MP = 0). Vì sao như vậy?
Như chúng ta đã biết, đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) là các loại sinh vật sống (cây trồng và
con gia súc); đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm sinh học, điều kiện tự nhiên như khí hậu
thời tiết. Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài các đầu vào phải mua bằng tiền (có giá) trên thị trường như (phân bón, lao động,
thuốc bảo vệ thực vật… gọi chung là vốn và lao động), người nông dân còn tận dụng tối đa các đầu vào giá bằng 0 như: độ
phì của đất đai, đặc điểm sinh học của giống, ánh sáng mặt trời, nước mưa, đặc điểm khí hậu thời tiết....Như vậy, mô hình
trên (hình 3) mới xét tương quan 2 (hai) chiều, nhưng trong sản xuất sử dụng rất nhiều các loại đầu vào, tương quan nhiều
chiều, trong đó, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là có nhiều loại đầu vào có giá bằng không (0) vì vậy, khi sử dụng các
đầu vào khác với giá khác không (P > 0) (phân bón, lao động), nông dân luôn kỳ vọng tận dụng tối đa các đầu vào có giá
bằng không (0).
Câu 10 : Trình bày ứng sử của nông dân dưới sự vất vả. ở đây nông dân có ứng sử khac nhau ntn? Tại sao.
• ứng sử của nông dân dưới sự vất vả
- nông dân vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dung >> muốn tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và lợi
ích do vậy phải lựa chọn giữa TN và nghỉ ngơi vì TN tăng >>> thời gian nghỉ ngơi giảm
- khí có sự biến đổi cơ cấu xuất khẩu lao động thì lựa chọn của người nông dân cũng thay dổi. họ xẽ chấp nhận làm
việc vất vả với mức lương thấp hơn.
• sự khác nhau với nhà TB
Lợi nhuận của nhà Tb = tổng thu – chi phí vật chất – tiền lương
Chỉ quan tâm đến mức độ khả năng mệt nhọc của 1h làm việc

X = ( tổng thu trừ chi phí công việc) chia ( số giò lao động)

Câu 11: phân tích những mục tiêu của hộ nông dân trong quá trình pt?tại sao dưới các loại hộ nông dân tối đa
hóa lợi nhuận không phải là mục tiêu.
- nhưng mục tiêu của hộ nông dân trong quá trình pt
+ đảm bảo đủ ăn ,đủ mặc
+ mức TN ổn đinh
+ hoàn thành các nghĩ vụ vói gia đình và XH
+Thời gian nghỉ ngơi, giải trí tăng lên
+LĐ ít và vất vả hơn
- HQKT là kinh nghiệm của người sx có thể sx mức tối ưu với 1 tập hợp công nghệ cho trước, đc đo = tỷ số giữa
lượng tối đa và lượng đầu vào
- HQPB : phản ánh mức độ thành công của người sx trong việc lụa chọn tổ hợ đầu vào và điều tra tối ưu . tỷ số giữa
sp biến của 2 yếu tố đầu vào nào đó xẽ = tỷ số giá cả giữa chúng
- HQKT đạt được khi đồng thời cả HQKT và HQPB
- Đối với các loại hộ nông dân tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu do hộ vừa là ngừi sx, vùa là người tiêu dung nên mục
tiêu xẽ là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa độ thỏa dụng

Câu 12..Khái niệm về nguồn lực:


Là năng lực của tất cả các yếu tố hộ sử dụng để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Bao gồm: Đất đai; Lao động ; Tiền vốn ; Trình độ tổ chức quản lý,…

1.2. Đặc điểm


- Khan hiếm
- Mang tính chất thời vụ
- Vừa mang tính chất sở hữu vừa mang tính chất sử dụng (đất đai)
- Hạn chế về số lượng, chất lượng
- Hiệu quả sử dụng chưa cao

1.3. Phân loại

1.3.1. Nguồn lực trong nông hộ và trang trại


Là những nguồn lực mà hộ có quyền quản lý và sử dụng của nông hộ:
- Vốn
- Đất đai
- Lao động,
- Các tài sản của nông hộ

1.3.2. Nguồn lực ngoài nông hộ


Là những nguồn không thuộc quyền sở huu, quản lý của riêng hộ nhưng hộ có quyền khai thác và sử dụng trong SXKD của hộ:
- Cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi,….)
- Thị trường
- Môi trường kinh doanh,
- Chính sách kinh tế xã hội

Câu 13. Nguồn lực đất đai


 Là TLSX đặc biệt, chủ yếu, không thể thay thế
 Là tài sản quốc gia
 Các đặc điểm của đất đai:
+ Vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động
+ Vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của con người.
+ Bị giới hạn bởi không gian
+ Phân bố không đồng đều
+ Có chỉ tiêu chất lượng là độ phì
 Nguồn hình thành

- Với các nước TBCN: Thừa kế ; Mua ; Thuê


- Việt Nam
Đất ông cha để lại
Đất chia theo tiêu chuẩn
Đất đấu thầu
Thuê
Mua quyền sử dụng đất đai của hộ khác
Khai hoang, phục hoá
 Các vấn đề về đất đai của hộ hiện nay
Qui mô: Nhỏ lẻ, phân tán
Sản xuất: Độc canh, tự cấp, tự túc
Hiệu quả: Thấp
Phương hướng
Từng hộ quản lý tốt đất đai của mình
Có kế hoạch khai thác sử dụng cụ thể với từng loại đất,
Bố trí các cây con phù hợp
Quán triệt nguyên tắc sử dụng đầy đủ và hợp lý.
Phát huy vai trò của địa phương trong quản lý
 Các chỉ tiêu đánh giá:
- BQ đất canh tác/khẩu, lao động, hộ
- Hệ số SDRĐ
- Năng suất đất đai
- Thu nhập/đơn vị diện tích

Câu 14. Lao động của hộ


 Nghiên cứu lao động của hộ nhằm mục đích:
- Nguồn lao động của hộ
- Hộ sử dụng lao động như thế nào?
- Biện pháp nâng cao chất lượng lao động của hộ
 Nguồn lao động của hộ:
- Những thành viên có khả năng lao động của hộ
- Những người không phải là thành viên nhưng có khả năng tham gia.
- Nguồn lao động của hộ có thể chia ra:
• Lao động chính
• Lao động phụ
• Lao động trong độ tuổi lao động
• Lao động ngoài độ tuổi lao động
 Đặc điểm lao động của hộ
o Đa dạng nhưng ít chuyên sâu
o Mang tính thời vụ
o Là lao động của nhà,không tính công
o Dư thừa nhiều.
o Trình độ văn hóa thấp,
o Kỹ thuật canh tác lạc hậu
o Thu nhập của lao động thấp
 Cần làm gì?
+ Trong nội bộ hộ:
o Tự mình vươn lên, tận dụng tối đa năng lực hiện có
o Đa dạng hoá sản phẩm, chú ý các cây con có chất lượng cao.
o Phát triển VAC
o Lựa chọn kỹ thuật phù hợp
o Phân công lao động hợp lý
o Nâng dần trình độ văn hoá
o Sinh đẻ có kế hoạch
o Phát triển ngành nghề phụ
+ Những vấn đề ngoài nông hộ:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Phát huy vai trò của các đoàn thể ở nông thôn
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
- Phát triển công nghiệp nông thôn.
 Các chỉ tiêu đánh giá
- Tổng số lao động của hộ
- BQ lao động/1 đơn vị diện tích
- Tỷ lệ C/W
- Thu nhập bình quân/người/tháng
- Mức tiêu dùng bình quân/người/tháng
- Đánh giá chung về hộ
+ Khá, giàu
+ Trung bình
+ Nghèo.

Câu 15. Vốn

2.3.1. Nguồn hình thành


- Thừa kế
- Tích luỹ từ SXKD các ngành
- Quà biếu, tặng
- Lãi suất tiền gửi TK
- Vay
o Các tổ chức tín dụng chính thống
o Các tổ chức tín dụng phi chính thống
o Người thân

2.3.2. Phân bổ vốn của hộ


- SXKD các ngành NN

- SXKD các ngành phin NN


- Xây dựng
- Cho sinh hoạt hàng ngày
- Các chi tiêu khác

2.3.3. Đánh giá chung


- Mức vốn/hộ
- GO/Vốn, VA/Vốn, MI/Vốn, LN/Vốn
- Hệ số quay vòng VLĐ,…
Câu 16.Nguồn lực ngoài nông hộ
Là những nguồn không thuộc quyền sở huu, quản lý của riêng hộ nhưng hộ có quyền khai thác và sử dụng trong SXKD của
hộ:
- Cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi,….)
- Thị trường
- Môi trường kinh doanh,
- Chính sách kinh tế xã hội

Câu 17.trình bày mô hình kinh tế nông hộ của Traianop


- mô hình lý thuyết về tối đa hóa độ thỏa dụng, lựa chọn giữa nghỉ ngơi và làm việc
- nhấn mạnh:nhân khẩu, lao động và tỷ lệ lao động/ nhân khẩu(C/W)
- giả thiết chính của mô hình:
+ ko có thị trường lao động
+ nông sản tính theo giá thị trường
+ diện tích canh tác của hộ có thể thay đổi
+ mỗi cộng đồng nông thôn có thu nhập tối thiểu bình quân/ đầu người có thể chấp nhận đc
+ hộ cũng có một tiêu chuẩn tiêu dùng rối thiểu có thể chấp nhận đc
- Thành phần cơ bản của mô hình:
+hàm mục tiêu: hàm thỏa dụng U=f(Y,H)=> MAX
Trong đó Y là thu nhập, H là thời gian nghỉ ngơi.
+ các rằng buộc: hàm sản xuất của hộ Y=Py*f(L)
Thu nhập tối thiểu của hộ>= mức tiêu dùng tối thiểu của hộ
Số ngày làm việc tối đa của hộ <=tổng quỹ thời gian làm việc của tất cả lao động của hộ
TVP: hàm sản xuất biểu thị thu nhập của hộ
I1,I2: đường đồng mức
Dy/dh: độ dốc đường đồng mức, mức lương chủ quan của hộ
A: điểm cân bằng TN và nghỉ ngơi, tối đa hóa thỏa dụng. tại A có:
MPVL=(dY/dH)
MUH/MUY= MPVL=(dY/dH)
Khi C/W tăng=> Y min tăng=> dY/dH giảm , lợi ích cận biên của thu nhập tăng, hộ sãn sàng chấp nhận mức lương trên
1h lao động ít hơn trước để có thêm một mức lợi ích biên.
Ở điểm cân bằng mới B sẽ phải có:
+TN cao hơn trước
+TN tối thiểu cao hơn trước
+ thời gian phải làm việc nhiều hơn trước
+giá trị sản phẩm biên của lao động thấp hơn trước
Nhận xét, đánh giá về mô hình:
- mô hình nói đến sản xuất và tiêu dùng của nông hộ
- tỷ lệ C/W của mô hình quyết định tiền công chủ quan của nông hộ
+ C/W thấp dẫn tới tiền công chủ quan cao, hộ sẽ chọn điểm cân bằng với giá trị sản xuất biên của lao động cao
+ C/W tăng dẫn đến MPVL giảm, số ngày làm việc/lao động tăng, thu nhập/khẩu giảm

Câu 18.Mô hình kinh tế của Barnum S Squire

Giả thiết mô hình


1- Có thị trường lao động
2- diện tích đất đai ổn định
3- việc nhà vs time nghỉ ngơi gộp thnhà 1 biến để phân tích độ thoả dụng
4- Hộ dư dật, có sp để bán
5- Chưa tính đến rủi ro trong mô hình

Cấu trúc của mô hình


1- Hàm thoả dụng : U = f(Tz; C; M)
Tz : là time làm việc nhà để sv hàng hoá, Z là time nghỉ ngơi
C : sp tiêu dùng
M : hàng hoá mua ngoài thị trường

2 – Các ràng buộc :


a- Hàm sản xuất : Y = f( A ;L ;V )
A : diện tích đất đai
L : tổng time lao động
V : các đầu vào sử dụng vào ruộng đất

b- Tổng time lao động :


T = Tz + Tf + Tw
Tz : là time làm việc nhà vs nghỉ ngơi
Tf : time làm việc đồng áng
Tw : time đi làm thuê, hoặc thuê (> 0 là thuê, < 0 là làm thuê )

c – thu nhập thực kiếm của hộ = chi phí mua sp trên thị trường :
P (Q – C ) +- w .Tw - v.V = m.M
P : giá dản phẩm
Q – C : sp hàng hoá
w.Tw : thu nhập thêm nếu đi làm thuê, chi phí nếu thuê lao động
v : giá các đầu vào thay đổi
V : lượng các đầu vào thay đổi
m : giá bình quân mua sp ngoài thị trường
M : lượng hàng hoá mua ngoài thị trường

d – Ràng buộc về chi phí :


F’ = wTz + PC + mM = II + wG
wTz : chi phí cơ hội của time làm việc để sản xuất hàng hoá Z vs nghỉ ngơi
PC : giá sp tiêu dùng
mM : chi phí mua bán hàng hoá tại thị trường
II : lợi nhuận
wG : giá trị cơ hội của tổng time của hộ (G = Tz + Tf )

3 - Điều kiện cân bằng của mô hình :


Mô hình cân bằng khi thoả mãn dc các dk sau :
MVPL = W và MPV (các đầu vào khác) = v
dTz/dC = W/P
dTz /dM = W/m
dC/dM = P/m

Ứng dụng của mô hình :


Dự đoán ảnh hưởng của thay đổi W vs giá nông sản đếb QĐ của hộ
a- nếu W tăng  tỉ giá w/p tăng
- đường tiền công ww’ dốc hơn
 sp vs tổng thu nhập giảm
 gia định thuê lao động ít hơn
 tăng tiêu dùng gia đình vs sp bén ra thị trường
b - nếu P tăng, tỉ giá w/p giảm, đường ww’ bằng hơn
 Sp vs tôngthu nhập tăng…
Câu 20: hiểu ntn vầ kết quả và hiệu quả kinh tế. mối quan hệ..
- kết quả: là toàn bộ những giá trị đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ.
- Hqkt : là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.hiệu quả kỹ thuật thể
hiện mục đính của người sản xuất là tối đa hóa lợi nhuận.
- Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên 1 đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sủ dụng vào sx
trong những điều kiện cụ thể và kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nn,
Hiệu quả kỹ thuật chỉ là điều kiện cần của hiệu quả kinh tế. đôi khi hiệu quả kỹ thuật cao nhưng vẫn ko có lãi
- hiệu quả phân bổ : là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sp, giá đầu vào đc tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu
thêm trên 1 đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn nhân lực.thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kinh tế có tính
đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá đầu ra.vì vậy còn đc gọi là hiệu quả giá.

Câu 22 :Trình bày tóm tắt phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta?trong mỗi giai đoạn phát triển tính chất của hộ
có ji thay dổi.
+ khi thành lập các HTX sx nông nhiệp
- đất đai chủ yeus thuộc về giai cấp địa chủ, nông dân ko có đất phải đi làm tá điền cho địa chủ và làm thuê trong các
đồn điền của thực dân pháp
- SXNN dựa trên cơ sở hộ nông dân là chính, kinh tế hộ phát triển theo 2 cực
• phú nông, địa chủ: thuê mướn lđ
• nông dân nghèo có ruộng tự tổ trức sản xuất, số còn lại đi làm thuê l\hay lĩnh canh
- sau cải cách ruộng đât ở M.B ( 1956). Đa số nông dân có ruộng đất và tự SXNN
- nét đặc trưng: nông hộ SX hoàn toàn cá thể
+ Từ 1960 -1980
- cuối 1960 có 84% nông hộ tham gia HTSXNN
- Tổ trức SXNN theo hợp tác xã và nông lâm trường
- Kinh tế hộ trở thành kinh tế tập thể chiếm 50 -60% tài nguyên của hộ
- Nông hộ chia thành 2 loại
• hộ nông dân cá thể giảm dần, Sx bị kìm hãm, bó buọc
• Hộ trong HTX, hộ chủ nhiệm trong lâm trường
+ Từ 1981 -1987
- Đưa ra nghị quyết TW 6 và chỉ thị 100 nhằm để phát triển SXNN ->> xã viên được đầu tư vốn , số lao động trên
ruộng đất được khoán >>> kinh tế hộ đc khôi phục và phát triển
- Kinh tế hộ gồm thu từ đất 5% và phần vượt khoán những năm 1986 – 1987 sản xuất ko tốt , sản lượng khoán
thường xuyên nâng cao ->> hộ xã viên chán nản.
+ Từ 1988 > nay
- NQ 10 ra đời hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn và chủ trương giao quyền sử dụng đất ổn
định, lâu dài cho hộ. xóa bỏ chính sách thu mua lương thực theo nghĩa vụ >>>> kinh té hộ phát triển
- NQ đại hội đảng VI,VII,VIII tieps tục nông hộ là chủ SX làm kinh tế hộ.

Câu 23.xu hướng và mâu thuẫn trong quá trình phát triển kt nông hộ:
- Một bộ phận nông hộ sẽ chuyển sang kinh tế hàng hoá, trang trại
- Một bộ phận khác sẽ trở thành lao động làm thuê
- Một bộ phận sẽ tham gia HTX và trở thành xã viên HTX.
Xu hướng chuyển sang sản xuất hàng hoá
Yếu tố cản trở chuyển sang sản xuất hàng hoá:
- An ninh lương thực
- Trình độ tổ chức SX thấp: dựa theo tập quán thói quen,
- Tích luỹ kiểu cổ truyền: dự trữ vật chất, mua những đồ vật đắt tiền không thực sự cần thiết. Đầu tư cho SX ít
Tách biệt với thị trường: thiếu thông tin, đường xá giao thông kém phát triển
Xu hướng trở thành lao động làm thuê
Gồm những hộ: SX không đủ TD, không có khả năng tái SX giản đơn, sự thiếu hụt ngày càng gia tăng
Nguyên nhân
SX độc canh cây lúa - cây hiệu quả thấp.
Thường bán thóc, lợn vào lúc rẻ, mua vào lúc đắt (mua thóc ăn vào lúc giáp hạt, mua lợn giống vào lúc thu hoạch lúa giá lợn
cao)
Đất ít, tốc độ tăng nhân khẩu cao  tình trạng thiếu việc làm ngày càng trầm trọng, càng đẩy nhanh tích luỹ sự thiếu hụt
• Lao động: 2 vợ chồng và 1-2 con, đa số là trang trại gia đình
• Chỉ 15% số trang trại thuộc các tập đoàn nông - công nghiệp

Câu 24.những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kt hộ nông dân:
- TN thấp, không ổn định, tái nghèo, thất nghịêp
- Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn
- Chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị,
- Mất công bằng trong phân phối thu nhập
- Thiếu DV SX và đời sống tinh thần,
- CSVC nông thôn còn nghèo, Kết cấu hạ tầng nông thôn còn lạc hậu
- Hệ thống thuỷ lợi mới đảm bảo tưới …lúa
- Điện nông thôn chưa cung cấp được toàn bộ số xã
- Áp lực về tăng dân số

Câu 25.sự khác nhau cơ bản giữa kthnn và kttt là:


Kinh tế trang trại xuất phát kinh tế hộ gia đình nói chung, hộ nông dân chỉ là một trong các hộ làm trang trại.
Chủ hộ và chủ trang trại đều là các cá nhân chịu trách nhiệm đối với kết quả sản xuất của mình, sự khác nhau chủ yếu là
trang trại sản xuất sản phẩm hàng hoá cho xã hội còn nông hộ sản xuất sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng của hộ là chủ yếu.
Quy mô sản xuất của trang trại lớn hơn quy mô sản xuất của hộ nông dân.
Kinh tế trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng.
Như vậy, về cơ bản trang trại vẫn là kinh tế hộ, nhưng là hộ sản xuất hàng hóa, do vậy ở các phần của bài giảng này liên quan
đến cả hộ nông dân và trang trại đều gọi chung hộ nông dân và trang trại là Hộ
Câu 26. vấn đề đói nghèo
a) khái niệm: Từ trước đến nay đã có rất nhiều khái niệm nói về nghèo:
Theo tác giả cổ Trung Quốc cho rằng: những người vẫn đang còn phải lo toan cho bữa ăn đó là người nghèo, cuộc sống
đối với người nghèo chỉ là sinh tồn mà thôi.
Theo Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế Giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối: “Nghèo
tuyệt đối...là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh
tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh
ngộ may mắn của giới tri thức chúng ta”
Theo Word Bank: Nghèo là đói, thiếu nhà, bệnh không được đến bác sĩ, không được đến trường, không biết đọc,
biết viết, không có việc làm, lo sợ cho cuộc sống tương lai, mất con do bệnh hoạn, ít được bảo vệ quyền lợi và tự do.
Qua những khái niệm trên ta có thể thấy được nghèo là sự thiếu thốn cả về vật chất và phi vật chất, có cuộc sống
thấp nhà ở tạm bợ, thiếu tiện nghi sinh hoạt trong gia đình, không có vốn để sản xuất, thiếu ăn vài tháng trong năm, con em
không được đến trường, trong số ít có học thì không có điều kiện học lên cao, bệnh không được đến bác sĩ, không tiếp cận
với thông tin, không có thời gian và điều kiện để vui chơi giải trí vì chủ yếu là dành thời gian để đi làm thêm kiếm tiền, ít
hoặc không được hưởng quyền lợi, thiếu tham gia vào phong trào địa phương.
Nghèo tương đối: có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho
những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự xung túc của xã hội đó.
Ngoài ra còn có định nghĩa theo tình trạng sống: lưu ý đến những khía cạnh khác ngoài thu nhập khi định nghĩa
“nghèo con người”, thí dụ như cơ hội đào tạo, mức sống, quyền tự quyết định, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến
những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác
b) nguyên nhân nghèo đói:
1. Thiếu vốn sản xuất:
Đây là nguyên nhân số 1. Khoảng 91,53% số hộ nghèo là thiếu vốn. Nông dân nghèo vốn thấp, làm không đủ ăn,
thường xuyên phải đi làm thuê hoặc đi vay tư nhân để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày nên không có vốn để sản xuất,
không được vay ngân hàng vì không có tài sản thế chấp.

2. Không có kinh nghiệm làm ăn:


Kinh nghiệm làm ăn và kỹ thuật sản xuất rất hạn chế. Khoảng 45,77% hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn. Nguyên nhân
là do họ thiếu kiến thức, kỹ thuật canh tác, áp dụng kỹ thuật không phù hợp với đất đai, cây trồng, vật nuôi; không có cơ hội
học hỏi thêm kinh nghiệm, không được hổ trợ cần thiết và một phần là do hậu quả của một thời gian dài họ sống trong cơ chế
bao cấp.

3. Thiếu việc làm


Đây là nguyên nhân phổ biến ở các tỉnh, người nghèo ngoài trồng trọt, họ không có vốn để phát triển chăn nuôi,
làm ngành nghề. Thu nhập chỉ có 6,1% từ chăn nuôi, 5,4% từ ngành nghề.
Trồng trọt thì không thâm canh, lao động dư thừa, chỉ chờ vào làm thuê.
Trong ngành nghề thì thiếu tay nghề và trình độ học vấn thấp, rất ít có cơ hội tìm việc làm phi nông nghiệp, số ngày
làm không nhiều, thu nhập thấp, công việc mang tính thời vụ cao, cạnh tranh quyết liệt.
4. Đất canh tác ít:
Bình quân hộ nghèo chỉ có 2771m2 đất nông nghiệp. Khoảng 61% hộ nghèo thiếu đất, ở khu vực có hợp tác xã thì
có nhiều hộ không có khả năng thanh toán nợ cho hợp tác xã nên địa phương rút bớt ruộng đất đã giao cho họ, càng thiếu
ruộng. Ngược lại, một số gia đình không có đủ khả năng thâm canh nên không dám nhận đủ ruộng được giao.

5. Đông nhân khẩu, ít người làm:


Bình quân hộ nghèo có 5,8 nhân khẩu, chỉ có 2,4 lao động. Ít người làm, đông người ăn, dẫn đến thu nhập thấp và
đời sống gặp nhiều khó khăn.

6. Trình độ học vấn ít:


Không có cơ hội học hỏi thêm kiến thức và khó tiếp cận thông tin, tỷ lệ đến trường thấp vì gặp kó khăn về tài chính
và chi phí cơ hội con em đến trường cao, tỷ lệ nghèo đói của những người chưa hoàn thành chương trình tiểu học là 40%.

7. Hạ tầng nông thôn còn hạn chế


Người nghèo chịu thiệt thòi do sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông không thuận tiện, vận chuyển sản
phẩm đến chợ chi phí cao, bán tại đồng thì bị tư thương ép giá, giá nhu yếu phẩm lại cao, điện, đường, trường, trạm thưa và
thiếu, thủy lợi, tưới tiêu thấp kém.
c)giải pháp xóa đói giảm nghèo:
Với những hậu quả từ việc nghèo đói như vừa nêu trên thì chúng ta phải tìm ra những giải pháp nào đó để giúp
người nghèo cải thiện cuộc sống:
- Trước hết, là chúng ta sẽ hỗ trợ người nghèo về vốn, kỹ thuật, chuyển giao thông tin khoa học công nghệ, tư vấn
giúp họ nên sử dụng đồng vốn đó để làm gì, luôn theo sát để hổ trợ họ trong những vụ sản xuất đầu tiên. Đi đôi với việc
cung cấp đầu vào thì phải tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
- Tận dụng thời gian nông nhàn và nguồn nguyên liệu dồi dào ở địa phương phát triển các ngành nghề truyền thống
như: đan lợp, đan lưới, đóng xuồng, gớm, dệt thổ cẩm, chiếu… và nghề mới như: đan lục bình. Với trình độ hội nhập hiện
nay thì những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đó sẽ đem lại một lợi nhuận rất cao.
- Sửa chửa, nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông vận tải.
- Khi đời sống của người dân được cải thiện thì khả năng chăm lo cho sức khỏe, điều kiện cho con em đến trường,
ý thức sẽ được năng cao.
- Cải cách tình trạng giáo dục nhằm hướng tới người nghèo.
- Tranh thủ nguồn viện trợ của các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Cho học sinh nghèo vai tiền đi học, tăng lương và phụ cấp khi dạy ở vùng sâu.
- Kinh phí lớn để xây dựng trường và trang bị dụng cụ học tập.
- Mở các lớp dạy nghề phù hợp với từng vùng.
- Về sức khỏe, y tế: tặng thẻ bảo hiểm cho người nghèo, tăng cường và nâng cao chất lượng y tế về địa phương,
đưa cán bộ y tế về phục vụ tại địa phương.
- Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân.
Hướng giải quyết là vậy, nhưng vần đề ở đây là làm sau để biết chính xác đâu là nghèo thật sự, có hộ đã cố gắng hết sức để
làm việc tăng thu nhập nhưng không đạt được kết quả mong đợi, còn số khác thì hoàn toàn có khả năng sản xuất nhưng
không có đủ vốn để phát triển. Trong khi đó có một số người không chăm lo làm ăn, chỉ chờ vào viện trợ, khi có vốn thì
không sản xuất. Chính việc này đã làm cho nghèo càng nghèo, khá thì không phát triển được.
Mặc khác, mức độ trợ cấp của nhà nước và các tổ chức có hoàn toàn đến tay người dân như mức ban đầu, đây cũng
là một yếu tố để chính quyền nhìn nhận lại phương cách quản lý của họ.

Câu 27.những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ ở nước ta hiện nay

1) Ruộng đất: Củng cố quyền sử dụng đất đai; Thúc đẩy tích tụ đất, thực hiện tốt các quyền
2) Về vấn đề kỹ thuật: Tăng cường những tiến bộ kỹ thuật phù hợp; Kết hợp kỹ thuật hiện đại và cổ truyền
3) Hoàn thiện hệ thống khuyến nông: Tổ chức tốt hệ thống khuyến nông cơ sở; Tăng cường đào tạo KN viên người địa
phương; Làm tốt công tác biên soạn tài liệu hướng dẫn; Thực hiện KN có sự tham gia của nông dân; Lồng ghép công tác
khuyến nông vào nhiệm vụ của chính quyền và các tổ chức xã hội,
4) Tăng cường liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà nước/khuyến nông, nhà kinh doanh/doanh nghiệp
5) XD và hoàn thiện hệ thống DVSX và DVKT
Tăng cường đầu tư và DV trả SP cuối cùng, trả chậm
Tăng cường DV hỗ trợ NN tiếp cận đến hộ: giống, phân bón, thuốc BVTV, chế biến, bảo quản…
6) Giải pháp về vốn
+ Tạo điều kiện tốt cho sự gặp gỡ giữa người thừa và thiếu vốn
+ Đa dạng hóa hình thức huy động
+ Xúc tiến thị trường vốn trung hạn và dài hạn
Hình thành quĩ bảo lãnh tín dụng, thực hiện bảo lãnh
+ Khuyến khích hộ tạo vốn bằng liên doanh, LK
+ Kêu gọi vốn từ các cơ quan, tổ chức
+ Thông qua các đoàn thể để tìm hiểu, giúp đỡ các hộ khó khăn
7) Chuyển đổi cơ cấu sản xuất
Phát triển mạnh ngành nghề, DV, C/nghiệp
Tăng CSVC cho phát triển ngành nghề, DV để nâng cao hiệu quả SX ngành nghề và DV.(ưu tiên xây dựng các trọng điểm
kinh tế của địa phương…: khu trung tâm, chợ, bến cảng ….)
Đưa CB nông lâm thủy sản vào nông thôn
8) Tăng cường hợp tác kinh tế giữa các hộ
Hợp tác trong lưu thông, chế biến, DV kỹ thuật để tạo ra sức mạnh mới để chống lại các yếu tố bất lợi và tiếp nhận các yếu tố
thuận lợi
9) Tìm kiếm thị trường đầu ra
Khuyến khích phát triển SX đa dạng
Tạo lập 1 hệ thống thị trường sôi động ở địa phương
Phát triển hệ thống chợ, giao thông, trung tâm buôn bán
Liên kết với các cơ sở CB trong và ngoài ĐP
Mở rộng hoạt động tiêu thụ ra bên ngòai
10) Giải quyết vấn đề chính sách
Giúp đỡ các gia đình chính sách
11) Tăng cường cơ sở hạ tầng
Đặc trưng: tính hệ thống, tính kiến trúc, tính tiên phong trong định hướng
Điện, đường, trường, trạm, nước sạch, hệ thống thị trường, hệ thống thông tin
XD mới và nâng cấp hệ thống điện
Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi:
Qui hoạch XD đường sản xuất (nội đông)
Tăng cường hệ thống thông tin
12) Về giáo dục
Tăng cường giáo dục phổ thông, chống thất học
Trợ giá cho giáo dục
13) Về sức khoẻ
Tăng cường chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chống suy dinh dưỡng
14) Thực hiện chiến lược nông dân đặt lên hàng đầu
Vì chiến lược chỉ đạt được khi dân được tham gia vào phát triển, dân là trung tâm  tăng khả năng tự lập của địa phương
và công đồng
15) Phát triển kinh tế trang trại
Các chính sách cho kinh tế trang trại phải thể hiện thế nào để kinh tế trang trại phát triển thuận lợi
Chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách vốn, chính sách kỹ thuật

Вам также может понравиться