Вы находитесь на странице: 1из 4

Câu 1: Một hợp chất X có CT phân tử C3H6O2. X không tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc.

CT
cấu tạo của X đó là:
# CH3CH2COOH
# HOCH2CH2CHO
# CH3COOCH3
$ HCOOCH2CH3
Câu 2:Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp hai axit béo C17H35COOH và C17H33COOH để thu chất béo có
thành phần chứa hai gốc axit của hai axit trên. Số công thức cấu tạo có thể có của chất béo là:
# 6
# 3
$ 4
# 5
Câu 3: Cho 21,8g chất hữu cơ A chỉ chứa một nhóm chức tác dụng với 1 lit dung dịch NaOH 0,5M thu
được 24,6g muối và 0,1 mol ancol. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết 0,5 lit dung dịch HCl 0,4M.
Công thức cấu tạo thu gọn của A là:
# CH3COOC2H5
# (CH3COO)2C2H4
# C3H5(COOC
$ (CH3COO)3C3H5
Câu 4: Cho este có CT phân tử C4H8O2. Sản phẩm thủy phân hoàn toàn X trong môi trường kiềm dư cho
tác dụng với Na dư thu được 2,24 lit H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn X thu được bao nhiêu gam CO2:
# 32,5g
$ 35,2g
# 25,3g
# 23,5g
Câu 5: Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là CH2O. X có phản ứng tráng bạc và hòa tan được
Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh. X là chất nào dưới đây:
# Tinh bột
# Xenlulozơ
# Saccarozơ
$ Glucozơ
Câu 6: Trong công nghiệp chế tạo ruột phích người ta thường thực hiện phản ứng nào sau đây:
# Cho axit fomic tác dụng với dd AgNO3/NH3
$ Cho glucozơ tác dụng với dd AgNO3/NH3
# Cho anđehit fomic tác dụng với dd AgNO3/NH3
# Cho axetilen tác dụng với dd AgNO3/NH3
Câu 7: Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là:
# Đều có trong củ cải
$ Đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dd màu xanh
# Đều tham gia phản ứng tráng gương
# Đều được sử dụng trong y học làm “huyết thanh ngọt”
Câu 8: Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiêu suất của cả quá trình là 60% thì khối lượng
C2H5OH thu được từ 32,4g xenlulozơ là: (Cho biết : C=12 , H=1 , O=16 )
# 18,4g
$ 11,04g
# 12,04g
# 30,67g
Câu 9: Đun nóng 25g dung dịch glucozơ với lượng dư dd AgNO3/NH3 thu được 4,32g bạc. Nồng độ %
của dd glucozơ là: (Cho biết : C=12 , H=1 , O=16 , Ag = 108 )
# 11,4%
# 12,4%
# 13,4%
$ 14,4%
Câu 10: Glixin có thể tác dụng với tất cả các chất của nhóm nào sau đây (điều kiện có đủ):
# C2H5OH, HCl, KOH, dung dịch Br2.
# H – CHO, H2SO4, KOH, Na2CO3.
$ C2H5OH, HCl, NaOH, Ca(OH)2.
# C6H5OH, HCl, KOH, Cu(OH)2.
Câu 11: Dãy các chất được xếp theo chiều tăng dần bậc của amin
# CH3CH2NHCH3; CH3NH2; (CH3)2NCH2CH3
# C2H5NH2; (CH3)2CHNH2; (CH3)3CNH2
$ CH3NH2; CH3CH2NHCH3; (CH3)2NCH2CH3
# CH3NH2; (CH3)2NCH2CH3; CH3CH2NHCH3
Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng CH3NH2  +CH3I
→ A 
+HCl
→ B. Các chất A, B lần lượt là
# (CH3)2NH, CH3CH2NH3Cl
$ (CH3)2NH, (CH3)2NH2Cl
# C2H5NH2, C2H5NH3Cl
# (CH3)2NH, CH3NH3Cl
Câu 13: Este X tạo bởi ancol metylic và α -aminoaxit A. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 51,5. Aminoaxit
A là
# axit α -aminocaproic
$ alanin
# glyxin
# axit glutamic
Câu 14: Aminoxit X chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Cho 0,1 mol X tác dụng hết với 240ml dung
dịch NaOH 0,5M cô cạn được 10,5gam chất rắn. Công thức phân tử của X là
$ C2H5O2N
# C3H7O2N
# C4H9O2N
# C4H11O2N
Câu 15: Dãy các chất đều là polime thiên nhiên là
# PE, PVC, PVA, tơ nilon
# tinh bột , tơ visco, PE, tơ axetat
$ tinh bột, tơ tằm, xenlulozơ, bông
# tơ tằm, tơ visco, tinh bột, PVA
Câu 16: Loại polime có cấu trúc mạng không gian là
# nhựa bakelit
# thủy tinh hữu cơ
# cao su lưu hóa
$ cả A và C
Câu 17: Poli(vinyl ancol) là polime được tạo thành từ
# vinyl axetat
# vinyl ancol
$ poli(vinyl axetat)
# poli(metyl metacrylat)
Câu 18: Cao su buna có thể được điều chế theo sơ đồ sau:
Tinh bột  → glucozơ  → ancol etylic  → buta1,3-đien  → caosu buna. Từ 10 tấn khoai chứa 80%
tinh bột khối lượng cao su buna có thể điều chế được với hiệu suất cả quá trình là 60% là
$ 1,6 tấn
# 2 tấn
# 2,5 tấn
# 3,1 tấn
Câu 19: Khi cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Phản ứng hoàn toàn thu được dung
dịch chỉ chứa 1 chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
# Cu(NO3)2
# HNO3
$ Fe(NO3)2
# Fe(NO3)3
Câu 20: Cho các phản ứng: AgNO3 + Fe(NO3)2  → Fe(NO3)3 + Ag và Mn + 2HCl  → MnCl2 + H2
Dãy các ion xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là
$ Mn2+, H+, Fe3+, Ag+
# Ag+, Fe3+, H+,Mn2+
# Ag+, Mn2+, H+, Fe3+
# Mn2+, H+, Ag+, Fe3+
Câu 21: Các ion kim loại Ag+, Fe2+, Ni2+, Cu2+, Pb2+ có tính oxi hóa tăng dần theo thứ tự nào?
$ Fe2+< Ni2+< Pb2+< Cu2+< Ag+
# Fe2+< Ni2+< Cu2+< Pb2+< Ag+.
# Ni2+< Fe2+< Pb2+< Cu2+< Ag+.
# Fe2+< Ni2+< Pb2+< Ag+ < Cu2+.
Câu 22:Bột Ag có lẫn bột Fe, Cu, Pb. Muốn có Ag tinh khiết có thể ngâm hỗn hợp bột vào một lượng dư
dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Hỏi dung dịch X chứa chất nào?
# HCl
$ AgNO3
# NaOH
# H2SO4
Câu 23: Từ dung dịch Cu(NO3)2 có thể điều chế Cu bằng cách nào?
$ Dùng Fe khử Cu2+ trong dung dịch Cu(NO3)2.
# Cô cạn dung dịch rồi nhiệt phân muối rắn Cu(NO3)2.
# Cô cạn dung dịch rồi điện phân nóng chảy Cu(NO3)2.
# A, B, C đều đúng.
Câu 24: Cho 50.2 g hỗn hợpA gồm bột hai kim loại là Fe và M (có hóa trị là II – đứng trước H trong dãy
điện hóa). Chia A thành 2 phần bằng nhau.
Cho phần I tác dụng với dd HCl dư thấy có 0.4 mol khí H2 thoát ra.
Cho phần II tác dụng hết với dd HNO3 loãng đun nóng thấy thoát ra 0.3 mol khí NO duy nhất. Hỏi M là
kim loại nào?
# Mg =24
# Ca=40
$ Zn=65
# Pb=207
Câu 25: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 5 g trong 250 g dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì
lượng bạc nitrat trong dung dịch giảm 17%. Hỏi khối lượng của vật sau phản ứng là bao nhiêu?(Cho biết :
Cu=64 , Ag = 108 , O=16 , N= 14)
$ 5.76 g
# 6.08 g
# 5.44 g
# Giá trị khác.
Câu 26: Một tấm Pt bên ngoài phủ một lớp kim loại M hóa trị II. Nếu ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2 có
dư kết thúc phản ứng thấy khối lượng tấm kim loại tăng 0,8 gam; còn nếu ngâm vào dd Hg(NO3)2 có dư
thì khối lượng tấm kim loại tăng 3,54 gam. Kim loại M là
# Ca ( M = 40)
$ Mg ( M = 24)
# Zn ( M = 65)
# Fe ( M = 56)
Câu 27: Các kim loại kiềm có kiểu mạng tinh thể là
# lập phương tâm diện
$ lập phương tâm khối
# lục phương
# tứ diện
Câu 28: Để điều chế NaOH trong công nghiệp người ta
# cho Na2O tác dụng với nước
# Cho dung dịch Na2SO4 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2
# điện phân dung dịch Na2SO4
$ điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
Câu 29: Cho 3,75 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm hòa tan hoàn toàn trong nước thu được 2,8 lít H2( đktc). 2
kim loại kiềm là
$ Li ( M = 7) và K (M = 39) # Na (M = 23 và K(M = 39)
# K (M = 39) và Cs(M = 133) # Na(M = 23) và Rb(M = 85)
Câu 30: Cho 23 gam hỗn hợp Ba và kim loại kiềm M tan hết trong nước tạo thành dung dịch X, thoát ra
0,56 lít H2 (đktc). Trung hòa dung dịch X vừa đủ bởi H2SO4 rồi cô cạn, khối lượng muối thu được là
# 23,0 gam
$ 25,4 gam
$ 27,8 gam
# 32,6 gam

Вам также может понравиться