Вы находитесь на странице: 1из 2

Cồng chiêng Tây Nguyên- hồn người, hồn núi, hồn sông

Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên mang tầm cỡ quốc tế- Festival Cồng chiêng Quốc tế 2009-
đã khai mạc trọng thể tại TP Pleiku– tỉnh Gia Lai từ 12/11, kéo dài trong 4 ngày. Đây là dịp
để các đoàn nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng trong khu vực như: Campuchia, Indonesia,
Philippines, Lào và Myanmar. phô diễn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc và cũng là để
“khoe” Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, vốn đậm chất núi rừng Tây Nguyên hùng
vĩ.

Cồng chiêng- kết tinh văn hóa

Cồng chiêng là một nhạc cụ rất phổ biến trong nền âm nhạc của các tộc người ở vùng núi Tây
Nguyên của Việt Nam. Với văn hóa phi vật thể Tây Nguyên, cồng chiêng còn là đại diện cho cả
vùng đất. Nói tóm lại, không có cồng chiêng thì không có Tây Nguyên, cũng như khó có thể tồn
tại những bản trường ca Tây Nguyên sống mãi đến ngày nay khi thiếu vắng tiếng cồng chiêng.

Bây giờ, cồng chiêng Tây Nguyên không còn là của riêng người dân tộc Tây Nguyên mà đó là
giá trị kiệt tác của nhân loại. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự
đa dạng, độc đáo kỹ thuật diễn tấu mà còn là biểu tượng cho cuộc sống của con người từ xa xưa
đến nay ở vùng đất này.

Cồng chiêng là biểu tượng văn hóa mà còn biểu hiện cho sự giàu có, uy quyền của người dân
Tây Nguyên xưa. Có thời, một chiếc chiêng trị giá 2 con voi hoặc hàng chục con trâu, bò. Nhà
nào nhiều chiêng, có chiêng quý là nhà đó nhiều quyền lực, giàu có trong buôn làng, nói trăm họ
đều nghe. Điều đó cũng nói lên rằng, cồng chiêng gắn bó như máu thịt, như linh hồn của con
người bám rất chắc vào cuộc sống của từng tộc người, gia đình ở Tây Nguyên.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao trùm 5 tỉnh Tây Nguyên, của 17 dân tộc thiểu
số. Cồng chiêng được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người, thần thánh và thế giới
siêu nhiên. Cồng, chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng
đen. Cồng là loại có núm, chiêng thì không có núm. Các dàn cồng chiêng thường gồm nhiều bộ.
Mỗi bộ có số lượng khác nhau và đảm nhiệm những chức năng riêng trong cuộc hòa tấu. Nhạc
cụ cồng chiêng có nhiều cỡ, đường kính từ 20- 60cm, loại cực đại tới 90- 120cm. Cồng chiêng
có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, một bộ có từ 2- 13 chiếc, thậm chí có nơi lễ hội
dùng từ 18- 20 chiếc. Trong một bộ chiêng, chiêng mẹ (chiêng cái) là quan trọng nhất.
Festival Cồng chiêng quốc tế
2009 lần đầu tiên được tổ chức Điều lạ là ở vùng đất Tây Nguyên mỗi dân tộc có phương pháp
tại Gia Lai từ có sự tham gia của đánh chiêng khác. Hôm chúng tôi vào thăm một làng có dân
2.000 nghệ nhân. Trong những tộc Ba Na cư trú ở Đrlấp– Đắk Nông, bà con ở đây chủ yếu là
ngày Festival, các nghệ nhân dùng chiêng cho một bài trầm đánh trên một vài giai điệu được
biểu diễn hàng trăm tiết mục âm tìm thấy ở người Ba Na và Gia Rai. Phương pháp đánh từng
nhạc cồng chiêng, giao lưu cách chùm, mà ta lại dễ gặp ở người Ê Đê. Phương pháp đối thoại
chỉnh chiêng, gõ chiêng. Nhiều lễ thì thấy người dân tộc Mnông hay dùng. Sự phong phú, là
hội đặc sắc của đồng bào các trong mỗi giai điệu, mỗi dân tộc, mỗi buôn làng, cứ như cả
dân tộc Tây Nguyên như lễ hội vùng đất Tây Nguyên là tập hợp những gì văn hóa sâu lắng
“Đâm trâu” mừng chiến thắng hàng ngàn năm trước, khi con người lên đây cư trú với Giàng
của người Ba Na, lễ “Mừng lúa (trời). Đó là còn chưa kể tới phong cách sử dụng tiếng chiêng
mới” của người Gia Rai,... cũng của những tộc người khác trong vùng như người Chăm, Chu
được tái hiện. Ru, hay người Răklây. Họ thường dùng chỉ 5- 6 chiêng, số
lượng ít hơn so với Gia Rai, Ê Đê, Mnông,... nhưng khi hòa
TẤN ANH bản nhạc, như nghe một rừng chuông khí linh thiêng, ca lên
bản ước vọng con người với đất, với trời và trước tổ tiên. Không chỉ tiếng cồng, tiếng chiêng đem
đến cho đời sống người Tây Nguyên sự lãng mạn, đó cũng là nguồn gốc của những áng thơ ca,
sử thi lay động, sống mãi với thời gian. Cồng chiêng vì thế, không chỉ đại diện cho văn hóa Tây
Nguyên, mà còn là một sứ giả của nền văn hóa Việt Nam, đã xứng đáng là một kiệt tác văn hóa
của thế giới từ 3 năm nay.

Cồng chiêng Tây Nguyên: độc đáo

Đầu năm 2005, theo đề nghị của Tổ chức Văn hóa- Giáo dục- Khoa học Liên Hiệp Quốc
(UNESCO), GS TS Trần Văn Khê và GS TS Nguyễn Thuyết Phong là 2 vị giáo sư âm nhạc gốc
Việt nổi tiếng ở Pháp và Hoa Kỳ đã có quá trình thẩm định tính nghệ thuật, truyền thống, lịch sử
âm nhạc của loại hình nghệ thuật độc đáo này để được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể
của thế giới.

Văn hóa nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên đã đi vào hồn người, hồn núi, hồn sông của vùng
đất anh hùng Tây Nguyên từ rất xưa. Khi có hội hè, chuyện gia đình hay tang gia, cưới hỏi,
mừng một sự kiện gì cho cả làng,... là tiếng trống đồng, tiếng chuông đồng vút lên, để lấn át ma
quỷ, xua điều dữ, lánh điều ác, điều tà và mang điều may mắn về cho dòng họ, anh em.

Trong khi dóng trống, chiêng, mỗi bài thường có nhiều bè và mỗi cá nhân dùng một chiêng, gửi
hồn vào những tiếng chuông đó cho Giàng biết. Cái nào bè trầm thì dùng chiêng có núm, giai
điệu nào vút cao thì dùng chiêng bằng không có núm ở giữa.

Theo GS TS Nguyễn Thuyết Phong, cồng chiêng Tây Nguyên được bắt nguồn từ nền văn minh
Đông Sơn cổ đại- một nền văn hóa trống đồng nổi tiếng ở Đông Nam Á. Nghệ thuật cồng chiêng
Tây Nguyên từ xưa đến nay đã phát triển đến một trình độ cao so với các nước trong khu vực
Đông Nam Á.

Giá trị văn hóa của cồng chiêng ở Tây Nguyên từ xa xưa mang đến cho văn hóa Việt Nam
những vị thế đặc biệt nổi bật trong hệ nhạc khí cổ truyền, bởi nó bắt nguồn từ sự tổng hòa các
giá trị văn hóa rất đa dạng như: giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị
đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ thuật;
giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; giá thị tinh thần;
giá trị cố kết cộng đồng và giá trị văn hóa lịch sử của cộng đồng.

Вам также может понравиться