Вы находитесь на странице: 1из 7

BÀI THUYẾT TRÌNH

I/ GIỚI THIỆU
Pepsi-co là tập đoàn NGK lâu đời của Mỹ với lịch sử ft trên 100 năm kể từ ngày thành
lập. Dù vậy PSC vẫn chỉ là số 2 trên TG, lun bị xếp hàng sau tập đoàn CCCL. Các cổ đông
và nhà đầu tư của PSC không thể chấp nhận mãi vị trí dường như vĩnh cửu đó được. họ
muốn và có tham vọng PSC phải vượt lên trên đối thủ CCCL bằng mọi giá.
Tập đoàn PS thành lập năm 1898 trụ sở chính tại TP Purchase, bang New york, Mỹ.
Sau thế chiến thứ 2 và những năm 50 với sự biến đổi của KT trong lĩnh vực đồ uống có
gas, Ps đã thông qua chính sách giá chuẩn và chiến lược trở thành thương hiệu toàn cầu
đó là lúc mà PS đưa ra loại chai xoắn tròn khác lạ và chiến dịch quang cáo mới “Be
sociable,have a pepsi” (thoải mái hơn với PS). Những sang kiến đó mở đầu cho chiến
dịch tập trung vào giới trẻ của PS.
Năm 1965 PS xác nhập với tập đoàn frito-Lay thành lập tập đoàn PSC. Doanh số bán
hàng của PSC hiện nay đạt gần 30 tỷ USD mỗi năm. Tổng số nhân viên hưởng lương của
PSC trên toàn TG là khoảng 150.000 người. PSC có hệ thống phân phối và mạng lưới bán
hàng dày đặc ở gần như tất cả mọi nước.
Bên cạnh thương hiêu PS trị giá hàng tỷ USD, tập đoàn này còn sở hữu nhiều thương
hiệu NGK lừng danh khác như Mirinda, 7Up, mountain dew, nước khoáng Aquafina
II/ CUỘC CHIẾN TAY ĐÔI VỚI ĐỐI THỦ COCA COLA
Lịch sử phát triển KD của PSC gắn liền với cuộc chiến tay đôi với đối thủ truyền kiếp-CCCL. Về sự cạnh
tranh trên thương trường giữa 2 “đại gia” này có nhiều câu chuyện và cả giai thoại hấp dẫn kỳ thú
Không một cuộc chiến nào trong làng quảng cáo căng thẳng như giữa hai nhãn hiệu nước
giải khát hàng đầu thế giới, Coca Cola và Pepsi. Hai đại gia này công khai tuyên chiến với
nhau trên cả báo, tạp chí lẫn truyền hình...Cả hai tập đoàn này lại có gần như chung nhau về
đối tượng khách hàng

Chính vì vậy cuộc chiến tranh giành thị trường thị phần của nhau giữa PSC và CCCL rất khóc
liệt. không cạnh tranh nhau được về chất lượng giá cả cũng khó cạnh tranh. Bởi vì chiêu
thức giảm giá bán chỉ là chiến lược “cá lớn nuốt cá bé”. Giữa 2 “cá lớn” thì không thể dùng

Kiểu giảm giá mãi đươc.

Do vậy, ai thắng ai trong cuộc đấu tay đôi này sẽ phụ thuộc vào chiến lược KD và chiến lược marketing,
quảng bá thương hiệu của mỗi tập đoàn

Thế nhưng công bằng mà nói PSC vẫn chỉ ở ngôi vị thứ 2, cho dù bỏ rất xa các tập đoàn khác xếp hạng
sau. Đã có những thời gian PSC bám đuổi sát nút tập đoàn CCCL. Trong nhiều năm thị phần về nước giải
khát của PSC chỉ chưa đến 14% trong khi của CCCL là hơn 19%. Đặc biệt về giá trị thương hiệu thì PS vẫn
còn kém xa thương hiêu CCCl. Vốn là một trong năm thương hiệu đắt giá nhất TG với giá trị hàng chuc tỷ
usd. Tuy vậy ban lãnh đạo PSC từ nhiều thế hệ vẫn luôn cay cú về vị trí số 2 này. Và họ đã có những thay
đổi chiến lược kinh doanh để dành ngôi vị chủ soái của đối thủ CCCL

III/ CHIẾN LƯỢC 4P

1/Product

Năm 1998, Pepsi kỉ niệm 100 năm và đưa ra logo mới cho thiên niên kỉ mới – hình cầu với 3 màu xanh,
trắng, đỏ trên nền màu xanh lạnh, điểm thống nhất của thiết kế biểu tượng Pepsi trên toàn thế giới.
Vị trí “công ty nước giải khát toàn diện” của Pepsi là một lí do lớn nhất dẫn tới thành công trên toàn cầu.
Ở Mỹ,công ty Pepsi-Cola có rất nhiều các thương hiệu sản phẩm như Pepsi, Diet Pepsi, Pepsi ONE,
Mountain Dew, Wild Cherry Pepsi, Aquafina… Công ty còn sản xuất và bán các loại trà và cà phê uống
liền qua các liên doanh với Lipton và Starbucks. Các sản phẩm chính của Pepsi được bán toàn cầu còn
có cả Pepsi Max, Mirinda và 7-Up.

Các sản phẩm của Pepsi-Cola đều có chất lượng và giá trị tuyệt hảo. Làm sao mà mọi người có thể tin
rằng tất cả các chai và lon Pepsi luôn luôn có mùi vị tuỵệt vời và sảng khoải? Quy trình này bắt đầu từ
việc đưa ra chính xác nhất các thành phần. Sau đó, các thành phần này đươc pha chế với quy trình công
nghệ hiện đại. Tiếp theo, việc chuẩn hoá quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và hệ thống phân phối
của từng địa phương được sắp xếp một cách hoàn chỉnh để đảm bảo việc mở một chai/lon Pepsi ở nhà
cũng khiến người uống cảm thấy mát mẻ, sảng khoải, thích thú giống như uống ngay lúc mua.

Pepsi thể hiện tất cả mọi thứ có được từ nước giải khát có gas, từ mùi vị, sự lựa chọn tới cảm giác sảng
khoải, vui vẻ và trẻ trung. Tất cả những điều đó đều đến từ các quảng cáo của Pepsi và dẫn tới việc phát
triển các khẩu hiệu của Pepsi “Sôi động vơi Pepsi” ở Mỹ và “Ask for More”- “Khát khao hơn” ở các nước
khác.

Gần đây, Pepsi cho ra mắt hơn 30 thiết kế lạ mắt, hiện đại trên các chai và lon soda. Thiết kế đầy tính
nghệ thuật này vẫn giữ lại 3 màu chủ đạo của thương hiệu: Xanh, đỏ và trắng. Cá tính và tính truyền
thống của thương hiệu thì không những không bị ảnh hưởng mà những thiết kế này đã hiện đại hóa một
thế hệ sản phẩm Pepsi mới. Chiến dịch
”Choreography” của Pepsi đã nâng cao hình ảnh thương hiệu Pepsi trong nhận thức của người tiêu dùng,
đặc biệt là đối với nhóm khách hàng mục tiêu của Pepsi:giới trẻ.

2/price

Ngày nay, Pepsi đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo khảo sát thì cứ trong 4 sản phẩm nước
uống có gas được bán trên thế giới thì có một sản phẩm của Pepsi, tổng cộng là một ngày Pepsi bán
được hơn 200 triệu sản phẩm và con số này còn tiếp tục tăng.

Tính trên toàn thế giới thì khách hàng chi khoảng 32 tỉ đô la cho các mặt hàng nước giải khát của Pepsi-
Cola. Hàng năm, một người tiêu dùng ở Mỹ uống khoảng 55 ga-lông nước có gas, điều khiến cho Mỹ
trở thành quốc gia có lượng tiêu thụ nước giải khát lớn nhất thế giới.

Ở Châu Âu thì con số này khiêm tốn hơn, khoảng gần 12 ga-lông nước có gas nhưng lượng tiêu thụ
đang tăng lên một cách đều đặn - nước uống có gas đang dần dần trở thành một phần quan trọng trong
lĩnh vực nước giải khát ở đây

Công ty Pepsi-Cola với trụ sở chính ở Purchase, New York, là một phần của tập đoàn nước giải khát
toàn cầu PepsiCo,Inc. Năm ngoái, PepsiCo đạt doanh thu hơn 200 tỉ đôla Mỹ và trở thành nhà cung cấp
hàng đầu về doanh số bán hàng và lãi ròng cho các nhà bán lẻ ở nước Mỹ.

Caleb Bradham, một người bán dược phẩm ở New Bern, bắc Carolina phát minh ra Pepsi vào những
năm đầu của thế kỉ 20. Việc pha chế ra một loại soda của ông đã đạt được thành công ngay lập tức và
sau đó không lâu, công ty Pepsi-Cola được thành lập.Từ những khởi nguồn hết sức bình thường, Pepsi
đã sống sót sau hai lần phá sản và trở thành công ty nước giải khát lớn thứ 2 trên thế giới. Ngày nay,
biểu tượng toàn cầu của Pepsi là một trong những logo được biết tới nhiều nhất trên toàn thế giới. Các
loại nước giải khát của Pepsi-Cola có thể được tìm thấy khắp nơi ở hơn 195 quốc gia trên thế giới.
Những ngày này, người tiêu dùng TP HCM đang tỏ ra nghi ngờ khi giá bán pepsi
có độ vênh nhau quá lớn. Một thùng pepsi có cửa hàng bán với giá 50.000 đồng,
nhưng có nơi lên tới... 110.000 đồng.

Đại diện Pepsi Cola TP HCM cho biết, từ đầu tháng 3, nhà máy đã thực hiện giao cho
các đại lý phân phối với mức giá 58.250 đồng/thùng, thấp hơn so với thời điểm tháng 2
là 40.000 đồng/thùng. Trong khi đó, ở các siêu thị, giá bán ra rất khác nhau: siêu thị
Miền Đông (Q. Phú Nhuận) là 50.000 đồng/thùng, siêu thị Nguyễn Đình Chiểu (Q.3)là
72.000 đồng/thùng, một số nơi chưa có thông báo chính thức vẫn niêm yết giá cũ
105.000 đồng/thùng, gây thắc mắc cho người tiêu dùng vì sự chênh lệch quá lớn.

Còn ở Hà Nội, Pepsi tại nguồn cung cấp vẫn giữ nguyên giá ở mức cũ. Anh Trần Quyết
Thắng, nhân viên kinh doanh của chi nhánh Công ty Pepsi (IBC) tại Hà Nội cho biết,
đến nay, giá giao nước ngọt Pepsi các loại đều không đổi, 100.000 đồng/thùng.

Tuy nhiên qua khảo sát tại một số đại lý, giá có chênh lệch nhau, giao động từ 90.000
đến 110.000 đồng. Theo chị Nguyễn Thị Đào, nhân viên Công ty IBC, một số đại lý bán
thấp hơn giá gốc bởi công ty có nhiều hình thức khuyến mãi đối với các đại lý lớn. Do
vậy, giá nguồn có thể giảm xuống còn khoảng trên 80.000 đồng/thùng.

3/promote

Năm 2000, Pepsi làm lại chương trình “Pepsi Challenge”, đây là một chiếc dịch khuyến thị mang tính hấp
dẫn và có khả năng thuyết phục hơn tất cả

Chương trình”PS challenege” 2 tiêu dùng được thử các mẫu nước ngọt có gas của PS và đối thủ cạnh
tranh lớn nhất khác không có dán nhãn và trả lời xem họ thích mẫu nào hơn

Một lần nữa PS đã khẳng định mình trong thị trường cạnh tranh giữa các loại nước giải khát nhắm vào
thị yếu của khách hàng qua việc tìm hiểu sở thích và nhu cầu của khách hàng để đáp ứng một cách triệt
để nhất. do đó họ đã thực hiện nhiều chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mà
tiêu biểu là “phân khúc sản phẩm”

a/ phân khúc NGK

Phân khúc nước giải khát là phân khúc lâu đời và rộng nhất trong danh mục của PepsiCo. Công ty nước giải khát
Pepsi-Cola sản xuất và bán ra thị trường các loại nước giải khát, bao gồm: Pepsi-Cola, Mountain Dew, và Slice. 
Công ty Pepsi-Cola là công ty nước giải khát lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Coca-Cola.

Các sản phẩm dán nhãn của Pepsi-Cola là: Pepsi, Pepsi dành cho người ăn kiêng (Diet Pepsi), Mountain Dew, 7UP.
Pepsi thiết lập việc bán hàng, và thiết lập một chuẩn mực cảm xúc khách hàng trong ngành công nghiệp nước giải
khát qua việc quảng cáo, phân phối, marketing để mở rộng hoạt động

Chiến lược:

Pepsi sử dụng 4 chiến lược quan trọng để tăng doanh số bán hàng.

 Một trong những chương trình quảng cáo nổi tiếng nhất là chiến dịch “Pepsi – một thế hệ mới”
 Chiến lược thứ 2 là chiến lược tập trung mạnh vào sản phẩm Pepsi dành cho người ăn kiêng với tên gọi
Diet Pepsi, và  tập trung mở rộng thị trường nước giải khát dành cho người ăn kiêng.

Mở rộng thị trường cho sản phẩm Mountain Dew, nhãn hiệu nước giải khát lớn thứ 7 ở Mỹ. Trong 2 thập kỷ,
Pepsi chú trọng đến việc phát triển mùi vị và hình ảnh cho sản phẩm.

 Chiến lược thứ 4 là mở rộng việc bán hàng thông qua việc phát triển các sản phẩm mới và các dịch vụ
chăm sóc nhóm khách hàng khác nhau. Các sản phẩm mới kể đến như là Diet Pepsi, Diet Mountain Dew,
H2oh!, Pepsi-AM và Mountain Dew Sport.

b/ phân khúc nhóm KD nhà hàng

Chiến lược:

PepsiCo sử dụng nhiều vũ khí cạnh tranh để nâng cao vị thế trong ngành công nghiệp nhà hàng.

 Để theo kịp ngành công nghiệp thức ăn nhanh và xu hướng thực phẩm đảm bảo sức khỏe và dịch vụ tốt,
PepsiCo bắt đầu cung cấp cho người tiêu dùng những thực đơn có giá trị. Thực đơn giá trị của Taco Bell
đưa ra vào năm 1988, đã giúp tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.
 Thứ 2, PepsiCo nhấn mạnh giá trị sức mạnh của thương hiệu và sản phẩm mới (như cánh gà rán nóng
KFC) đã kích thích việc bán hàng.
 Quảng cáo là 1 phần quan trọng trong chiến lược, trong suốt 1986-87. Pepsi chi 70 triệu USD để thực hiện
chiến dịch quảng cáo trong nước cho Taco Bell với cái tên “chữa bệnh cho bữa ăn”
 Mở rộng việc phân phối qua các phương pháp mới để tìm kiếm người tiêu dùng mới trong những khu vực
khác nhau để tăng doanh số bán hàng và tăng thị phần.

Mục tiêu của công ty là biến nhà hàng PepsiCo ngày càng phát triển rộng ra trên thế giới.

c/ phân khúc thực phẩm nhẹ

PepsiCo mua lại Frito-Lay vào năm 1965. Các sản phẩm của Frito-Lay nổi tiếng trên thế giới bao gồm: Doritos,
Ruffles, Lay’s, Fritos, và Chee-tos. Công ty không phải đối mặt với đối thủ lớn nào nhưng  phải cạnh tranh từ nhiều
hãng trong khu vực, đặc biệt về giá cả.

Chiến lược:

PepsiCo thực hiện 3 chiến lược để phát triển việc bán hàng:

 Phát triển mở rộng loại sản phẩm bằng việc giới thiệu mùi vị mới. Mùi vị này thay đổi theo mùa đã thỏa mãn
được nhu cầu của khách hàng trong các khu vực khác nhau. Việc mở rộng này không chỉ là mùi vị mới mà
còn có cả sản phẩm mới.
 Tạo ra sản phẩm mới và tạo ra phân khúc đồ ăn nhẹ để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
  Mở ra thị trường mới qua bao gói và phân phối. ví dụ khoai tây rán được đóng trong hộp, và được bán chủ
yếu qua các cửa hàng.
 Quảng cáo là 1 chiến lược quan trọng, Frito-Lay chi 60.2 nghìn đo la cho quảng cáo năm 1985 và con số
này tiếp tục tăng lên qua các năm.
 tiếp tục nâng cao việc quản lý

4/place

Tập đoàn PepsiCo hoạt động kinh doanh trong ba phân khúc hàng tiêu dùng chính:

 Nước giải khát (Pepsi-Cola)


 Chuỗi nhà hàng (Taco Bell, gà rán hiệu KFC, và Pizza Hut)
 Đồ ăn nhẹ (snack food như Frito-Lay)
 Trong marketing, không có gì khó khăn hơn là phải cạnh tranh với một đối thủ hùng mạnh đang
chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường với thị phần áp đảo. Chiến lược của các doanh nghiệp cạnh
tranh thường sẽ phụ thuộc vào chiến lược của “market leader” (người lãnh đạo thị trường) này. Có
một chiến lược đã được sử dụng rất thành công: Trở thành kẻ đối lập.
 Ví dụ nổi tiếng nhất cho việc áp dụng chiến lược marketing này là nhãn hiệu Pepsi-Cola. Làm thế
nào để Pepsi có thể cạnh tranh được với Coke?

Coca-Cola được công nhận rộng rãi bởi người tiêu dùng là thứ cola “đích thực”, là nhãn hiệu
nguyên bản và thống trị thị trường trong thời gian dài. Vậy Pepsi phải làm thế nào để trở thành
“kẻ đối lập”?. Nếu Pepsi trở thành một bản sao của Coke thì chắc chắn sẽ không ổn. Pepsi cần
phải nghiên cứu tình huống này kỹ lưỡng hơn. Coke thường được coi là một nhãn hiệu đã có lịch
sử lâu đời (117 năm). Đó là nhãn hiệu mà các bậc cao niên đã sử dụng từ lâu. Do đó Pepsi trở
thành thứ cola cho giới trẻ với khẩu hiệu “thế hệ Pepsi”. Chiến lược này đang rất thành công.
Qua nhiều năm, “thế hệ Pepsi” đã trở thành một chiến lược quảng cáo duy nhất có hiệu quả
trong việc cạnh tranh giữa các nhãn hiệu “follower” (người tiếp bước) và nhãn hiệu “market
leader” (người lãnh đạo thị trường).

Để đạt được lợi thế cạnh tranh trong từng phân khúc, tập đoàn Pepsi đã xây dựng 3 bức tranh chiến lược sau:

 Thương hiệu chính giữ vị trí đứng đầu, phát triển thị trường
 Hệ thống hoạt động hiệu quả
 Mở rộng các dòng tiền với rủi ro thấp, tiền đầu tư lớn trong mỗi phân khúc

Các bức tranh chiến lược kể trên phản ánh được kỹ năng marketing và khả năng phân phối của tập đoàn PepsiCo.
Một chuyên gia phân tích ngành đã nói rằng “Sức mạnh của PepsiCo chính là khả năng sản xuất và tiêu thụ hàng tỉ
hàng hóa tăng thêm một cách hiệu quả.”

b/ chuỗi nhà hàng

Nhóm nhà hàng bao gồm 3 hệ thống nhượng quyền thương mại lớn trên thế giới là: Pizza Hut, Taco Bell, và gà rán
hiệu KFC.

Nhóm nhà hàng của tập đoàn PepsiCo là hệ thống nhà hàng lớn nhất thế giới năm 1990.

 Gà rán KFC được tập đoàn PepsiCo mua lại vào tháng 10/1986. KFC đã mở rộng hoạt động trong 57 nước
và suốt năm 1989, KFC mở thêm 3000 đơn vị ở nước ngoài, trở thành chuỗi nhượng quyền thương mại ra
nước ngoài lớn nhất của Mỹ.
 Pizza Hut được PepsiCo mua lại vào năm 1977, là một chuỗi sản xuất Pizza lớn nhất thế giới,  Trong suốt
những năm 1984-89, Pizza Hut trở thành nhà hàng phát triển nhượng quyền thương mại nhanh nhất thế
giới.
 Taco Bell được mua lại vào năm 1978 – đứng đầu thế giới trong phân khúc thực phẩm Mexico, với rất ít các
đối thủ cạnh tranh. PepsiCo tiếp tục mở rộng Taco Bell ra thế giới thông qua việc tiếp tục đầu tư.

c/ snack food

 phân chia các công ty trong nước Mỹ  vào 4 phân khúc để nâng cao hiệu quả và tăng ảnh hưởng địa
phương.  Frito-Lay là công ty đầu tiên áp đưa vào sử dụng hệ thống máy tính cho việc bán hàng, điều này
cho phép người quản lý nắm bắt tình hình bán hàng trong ngày hay trong tháng, và trong một khu vực,
thành phố nào đó, …dựa trên những số liệu nhập vào hệ thống máy tính đó. Nó giúp cho các giám đốc bán
hàng giải quyết các vấn đề xảy ra và phản ứng một cách nhanh chóng với điều kiện cạnh tranh.
 phát triển lợi thế cạnh tranh thông qua mạng lưới phân phối của mình với hơn 10.000 nhân viên bán hàng.
 phân phối trực tiếp từ nhà máy sản xuất tới các cửa hàng riêng của mình, cho phép tiết kiệm chi phí trong
hoạt động lưu kho bãi.
 KHUYẾN THỊ
 Việc ứng dụng các công nghệ mới trong quảng cáo và khuyến thị là dấu hiệu để phân biệt của
công ty Pepsi-Cola. Trên thực tế, công ty được nhìn nhân là công ty đứng đầu về lĩnh vực quảng
cáo, tiếp thị, bán hàng và các chương trình khuyến thị. Với chiến dịch quảng cáo “Joy of Pepsi”
“Sôi động với Pepsi” thể hiện được sự hài hước, nhân bản và âm nhạc của Pepsi với những cảm
nhận tuyệt vời mà chỉ có Pepsi mới mang tới được.

 Chiến dịch này được đưa ra năm 1999 với tên “Joy of Cola” và sau khi được đổi tên thành “Joy
of Pepsi”, chiến dịch này đạt được thành công vang dội trên USA TODAY, chiếm vị trí thứ 3
trong tổng số 50 quảng cáo được đánh giá bởi USA Today.
 Hiện nay, chương trình quảng cáo của Pepsi có thêm nữ hoàng nhạc Pop Britney Spears hát
một bài hát có giai điệu của “Joy of Pepsi” và cựu thượng nghị sĩ quốc hội Bob Dole với việc thể
hiện tình yêu của ông với “người bạn nhỏ” Pepsi-Cola.
 CHUYÊN GIA QUẢNG CÁO BẬC THẦY
- PSC rất chú trọng tới quảng cáo thương hiệu và các hoạt động marketing nói chung
- Trên thực tế, PSC đang chạy đua quyết định với CCCL và các lĩnh vực khác thông qua quảng cáo.
Chi phí quảng cáo, marketing và quản lý của 2 “đại gia” này đều cao hơn chi phí nguyên vật liệu
đầu vào
- Dặt biệt PS chú trọng các hình thức quảng cáo mới có tính sáng tạo để hấp dẫn khách hàng, tập
trung đầu tư vào các sự kiện lớn, đặc biệt các sự kiện thể thao quan trọng tai Mỹ va QT. giá mạnh
tay chi nhiều khoản cast-xê quảng cáo khổng lồ cho các nhân vật nỗi tiếng như công chúa nhạc
pop Brit ney spears và trước đó là Michael Jackson, Cindy Craw Ford, Ray Chales, Lionel, Richie
và mới đây là Beyonce knowles của ban nhạc Destiny ‘s
-

GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

Pepsi thể hiện tất cả mọi thứ có được từ nước giải khát có gas, từ mùi vị, sự lựa chọn tới cảm giác sảng
khoải, vui vẻ và trẻ trung. Tất cả những điều đó đều đến từ các quảng cáo của Pepsi và dẫn tới việc phát
triển các khẩu hiệu của Pepsi “Sôi động vơi Pepsi” ở Mỹ và “Ask for More”- “Khát khao hơn” ở các nước
khác.

Pepsi luôn cố gắng trở nên trẻ trung hơn, khác lạ hơn và phù hợp hơn các đối thủ cạnh tranh. Đó là lí do
giúp cho Pepsi giữ được sự “giản dị”, “sôi động” và “sảng khoái” tới tận bây giờ.
IV/ TƯƠNG LAI

Trong những năm gần đây, tập đoàn đã chuyển kỹ năng và ý tưởng của 1 khách hàng trong 1 phân khúc sang 1
phân khúc khác để giành được kết quả tốt nhất trong mỗi phân khúc. Ví dụ, các bí quyết từ phân khúc nước giải khát
và thực phẩm nhẹ được sử dụng trong phân khúc nhà hàng để cố gắng làm cho gà, pizza, và bánh thịt chiên giòn trở
lên nổi tiếng như Pepsi và Doritos. PepsiCo có kế hoạch sử dụng sự phát triển của hệ thống phân phối thực phẩm
nhẹ ở Châu Âu trong việc tăng bán hàng nước giải khát ở trong khu vực này.

Từng lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng của Pepsi đều gặp đối thủ cạnh tranh trong thị trường nội địa đặc biệt là
trong phân khúc nước giải khát và hệ thống nhà hàng. Tuy nhiên, cả 3 phân khúc này đều có nhiều cơ hội phát triển
ở thị trường thế giới. PepsiCo có cả công ty riêng và công ty chuyển nhượng quyền thương mại ở nhiều nước trên
thế giới nên vấn đề phân phối càng trở nên quan trọng, do đó phải lựa chọn hệ thống phân phối cho phù hợp với
từng khu vực trên thế giới.

Điều mà bạn chưa biết về Pepsi-Cola


      Năm 1908, Pepsi-Cola trở thành một trong những công ty đầu tiên sử dụng xe có động cơ trong việc
giao nhận hàng hoá, thay thế cho xe ngựa.
      Để ủng hộ các nỗ lực trong thế chiến thứ 2, Pepsi đã thay đổi màu sắc của nắp chai từ màu xanh lá
cây thành 3 màu đỏ, trắng và xanh (blue). Các căng-tin của Pepsi ở quảng trường Times – thành phố
New York phát miễn phí Pepsi lạnh cho hơn một triệu các gia đình tới đây để gửi tin nhắn cho người
thân phục vụ trong quân đội đang chiến đấu ở nước ngoài.
      Nữ diễn viên điện ảnh Joan Crawford - vợ của Alfred Steele, chủ tịch Pepsi đã có đóng góp trong việc
đưa các bài hát của Pepsi trong những năm 40 trở thành một chiến dịch quảng cáo vào những năm
50. Bà được chọn làm thành viên ban giám đốc sau cái chết của Steele năm 1959.
      Năm 1959, thủ tướng Soviet Nikita Krushchev và phó tổng thống Mỹ Richard Nixon chia nhau lon
Pepsi tại hội chợ thương mại quốc tế tại Moscow. Buổi gặp được các phương tiện thông tin đại chúng
ở Mỹ chú thhích kèm theo bức ảnh đó là “Krushchev trở nên thân thiện hơn” – “Krushchev Gets
Sociable”, tương đồng với câu khẩu hiệu quảng cáo của Pepsi trong thời gian đó là “Be Sociable,
Have a Pepsi”.
      Năm 1985, Pepsi tiến hành một cuộc du hành với chiếc tàu con thoi lên không gian, mang theo một
thiết kế đặc biệt “space can”.

Вам также может понравиться