Вы находитесь на странице: 1из 52

MỤC LỤC

Trang

Nhận định, đánh giá, bài học kinh nghiệm công tác đoàn và phong
1 2–4
trào thanh niên năm học 2009 – 2010

Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học
2 5 – 13
2010 – 2011
Thông báo Phân công thực hiện chương trình công tác năm học
3 14 – 18
2010 – 2011
4 Kế hoạch Đánh giá thi đua hàng tháng các cơ sở Đoàn – Hội 19 – 21
5 Mẫu Báo cáo hoạt động hàng tháng của cơ sở Đoàn – Hội 22 – 26
Hướng dẫn Thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên năm học
6 27 – 31
2010 – 2011
7 Mẫu phiếu đánh giá đoàn viên/ hội viên năm học 2010-2011 32 – 36
Hướng dẫn Tổ chức sinh hoạt chủ điểm tháng 9, 10/2010 chủ đề
8 37 – 39
“Tiếp bước truyền thống, xây dựng tương lai”
Kế hoạch Tổ chức phong trào Sinh viên nghiên cứu khoa học
9 40 – 43
Trường ĐH Công nghệ thông tin lần 1
Kế hoạch Tổ chức các lớp trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh
10 44 – 45
viên
Kế hoạch Tổ chức cuộc thi Dân ta phải biết sử ta Chủ đề “Bốn
11 46 – 48
nghìn năm văn hiến” năm 2010
12 Kế hoạch Tổ chức cuộc thi Hành trình đến với Bảo tàng 49 – 50
13 Phụ lục, hướng dẫn chia tổ thảo luận 51 – 52

1
NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN
NĂM HỌC 2009 – 2010

1. Mặt đƣợc
Đoàn trường chủ động trong việc củng cố lại hoạt động của các Câu lạc bộ (CLB) và
phong trào học tập của trường. Các CLB của Đoàn trường đã phát triển tốt cả về số lượng và
chất lượng. Điều này phản ảnh nét sáng tạo và chủ động là một trong các mặt ưu điểm nổi bật
của Đoàn trường.
Đoàn trường chủ động, sáng tạo trong phương pháp tổ chức phong trào, xây dựng được hệ
thống danh hiệu tuyên dương, khen thưởng của riêng nhà trường. Tiêu biểu là danh hiệu
“Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”. Việc tạo điều kiện hỗ trợ sinh viên học tập thông
qua chương trình Tiếp Lửa là một mô hình mới, sáng tạo. Đây là một nỗ lực lớn trong công tác
lãnh đạo của Ban thường vụ Đoàn trường nói riêng và Ban chấp hành nói chung.
Đây là năm mà sản phẩm đào tạo đầu tiên của nhà trường tốt nghiệp và phục vụ cho xã
hội, để khẳng định vị thế và quảng bá hình ảnh nhà trường ra ngoài xã hội, đến các công ty, tạo
điều kiện để sinh viên biết đến nhiều vị trí, ngành nghề trong lĩnh vực CNTT, tạo mối quan hệ
hợp tác đào tạo, Đoàn trường đã mạnh dạn tổ chức Ngày hội việc làm hoành tráng với sự tham
gia của trên 10 công ty lớn trong lĩnh vực CNTT như Design Renasas, CSV Việt Nam,
GameLoft, IACP Việt Nam, BKAV, ELCA, TMA, PCWorld, Nhịp sống số, Đỉnh Quang, …
Các hoạt động lớn của Đoàn trường đều được phản ảnh trên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên,
trang web ĐHQG-HCM, … điều này nâng cao uy tín của Đoàn trường và tạo tâm lý phấn khởi
trong sinh viên.
Công tác phát triển Đảng trong sinh viên và cán bộ trẻ đã có chuyển biến và trở thành
động lực phấn đấu cho các Đoàn viên. Đoàn trường giới thiệu để kết nạp Đảng cho các sinh
viên là Đoàn viên ưu tú. Các sinh viên này đều là các cá nhân điển hình trong các phong trào
học tập, rèn luyện của Trường.
Công tác tổ chức xây dựng Đoàn và cán bộ đã đƣợc khắc phục, có nhiều chuyển biến
tích cực, Đoàn trường đã đầu tư nội dung, tự chủ động tổ chức các đợt tập huấn và hướng dẫn
cán bộ của mình phù hợp với điều kiện cụ thể tại nhà trường, nên đã tác động rất tốt, tạo niềm
tin và phấn khởi trong lực lượng cán bộ Đoàn, uy tín của Đoàn trường tăng cao. Đặc biệt, đeo
bám quan điểm lãnh đạo chuyển trọng tâm hoạt động về cơ sở, Đoàn trường không ôm đồm
công việc. Đoàn trường kiên trì trong công tác tổ chức cán bộ, thành lập và duy trì hoạt động
của Liên chi đoàn một cách hiệu quả, thiết thực, là cầu nối giữa Đoàn trường với chi đoàn và
Đoàn viên, tạo điều kiện tốt để cán bộ cấp Liên chi Đoàn công tác, phấn đấu và rèn luyện. Đã
2
thay đổi được tình trạng tồn đọng trong công tác, phân công công việc hợp lý hơn nên không có
trường hợp cán bộ bị quá tải như của năm học trước.
Công tác giáo dục đã có nhiều chuyển biến mới, thông qua các hoạt động thực chất,
có chiều sâu hơn như tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ trường lớp, vận động nếp sống
đẹp trong sinh viên. Một hình ảnh mới của sinh viên trường ĐH CNTT dần được hình thành,
trở thành một lối suy nghĩ mới trong sinh viên, hòa cùng hình mẫu chung của sinh viên đại học
quốc gia TP. HCM.
Chi Đoàn cán bộ trẻ được tổ chức lại và hoạt động rất tốt. Chi Đoàn là động lực để sinh
viên và thanh niên trong trường noi theo.
2. Mặt hạn chế
Công tác cán bộ còn yếu về tư tưởng và kỹ năng làm việc. Lực lượng cán bộ cấp Liên chi
Đoàn còn mới, chưa có nhiều kinh nghiệm nên còn lúng túng trong một số hoạt động, đôi khi
chưa phân công rõ ràng. Công tác chuẩn bị đội ngũ kế thừa còn yếu.
Công tác giáo dục đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn chưa sáng tạo và chưa thay đổi tư duy
trong phương pháp tổ chức hoạt động.
Đoàn trường còn bị đọng nhiều trong công tác tổ chức, không có cơ hội làm những hội
thảo, những phong trào lớn do điều kiện cơ sở vật chất, phòng ốc còn thiếu.
Dù hoạt động nhiều nhưng vai trò của tổ chức đoàn trong cái nhìn của cán bộ và sinh viên
trong trường còn hạn chế.
3. Bài học kinh nghiệm
Tính chấp hành của lực lượng cán bộ các cấp còn yếu, một bộ phận cán bộ chưa ý thức
được vai trò và trách nhiệm được giao phó dẫn đến không quán triệt thực hiện các chủ trương
chỉ đạo của thường vụ đoàn trường. Vai trò lãnh đạo của các ban chức năng đoàn trường còn
nhiều hạn chế, chưa bám sát được hoạt động của cơ sở đoàn dẫn đến kênh thông tin phản hồi
chậm và thiếu, gây khó khăn trong việc nắm bắt tình hình sinh viên. Ban thường vụ đoàn
trường cần phải quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo. Cần kịp thời tuyên dương
các cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời có hình thức phê bình nghiêm
khắc đối với những cán bộ không chấp hành tốt nội quy, quy định và các chương trình do ban
thường vụ chỉ đạo gây ảnh hưởng đến tập thể.
Đoàn trường cần tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy – Ban giám hiệu, mở rộng
liên kết giữa Liên chi đoàn với lãnh đạo các khoa, đồng thời tham mưu cho Đảng ủy trong công
tác phân công vai trò lãnh đạo của chi ủy chi bộ khoa đối với hoạt động đoàn – hội tại đơn vị.
Cần phải củng cố lại lực lượng Đảng viên trẻ đang sinh hoạt đoàn, nâng cao vai trò và tạo
môi trường để mỗi đảng viên phấn đấu, cống hiến. Công tác phát triển đảng còn chậm so với
3
các trường trong khối ĐHQG cũng do việc tham mưu Đảng ủy chưa tốt, công tác cán bộ chưa
thật được quan tâm, cán bộ cấp liên chi đoàn chưa chủ động phát hiện và bồi dưỡng các cá nhân
tích cực tại đơn vị cũng như chưa mạnh dạn thử thách cán bộ qua những hoạt động thực tế để
họ bộc lộ sở trường.
Cần tiếp tục tăng cường bám sát nhu cầu thực tế của đoàn viên thanh niên trong trường,
thiết kế nội dung sinh hoạt phù hợp với điều kiện học tập sinh hoạt của đoàn viên thanh niên
nhất là chú trọng vào tình hình thực tế cụ thể của từng giai đoạn và xã hội. Từ đó làm nổi bật
hình ảnh của người đoàn viên trong sinh viên. Niềm tự hào là người đoàn viên, cán bộ Đoàn sẽ
làm cho phong trào đoàn phát triển tích cực hơn.
Nhu cầu hoàn thiện bản thân cũng được Đoàn trường nhận thấy ở đa số cán bộ Đoàn. Do
đó Đoàn trường nhận thấy nên trang bị cho cán bộ Đoàn các kỹ năng cần thiết, điều này sẽ hỗ
trợ rất lớn cho cán bộ Đoàn và phong trào của trường.

BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TRƢỜNG

4
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 8 năm 2010
***
Số: 01 /CT-ĐTN

CHƢƠNG TRÌNH
Công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2010 – 2011
A. DỰ BÁO TÌNH HÌNH
Năm học 2010 – 2011 là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội đoàn trường lần thứ II
nhiệm kỳ 2010 – 2012. Đây là năm học có khóa sinh viên chính qui đầu tiên tốt nghiệp, là sản
phẩm đầu ra đầu tiên của nhà trường phục vụ cho nhu cầu xã hội về lĩnh vực CNTT, lớp sinh
viên này sẽ khẳng định chất lượng đào tạo và thương hiệu của nhà trường.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực phù hợp với xu
thế hội nhập của đất nước, trí thức trẻ thành phố đóng vai trò rất quan trọng và nhu cầu nắm bắt
thông tin, lĩnh hội của tri thức mới của giới trẻ là chính đáng, giới trẻ ngày càng dễ dàng tiếp cận
với những thông tin mới và đa chiều.
Vì vậy đòi hỏi tổ chức Đoàn phải phát huy vai trò là người bạn đồng hành cùng ĐVTN trong
việc tìm việc, trang bị kỹ năng, kiến thức cho sinh viên, xây dựng thương hiệu của Trường. Bên
cạnh đó định hướng nhận thức những thông tin mở và đa chiều, định hướng họ có những hành
động chính chắn, luôn nâng cao bản lĩnh chính trị và khả năng phản biện trước những vấn đề của
xã hội.
B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ CHỦ ĐỀ NĂM HỌC
1. Nhiệm vụ trọng tâm
Tăng cường giáo dục ý thức của ĐVTN về vai trò và vị thế của trí thức trẻ trong sự nghiệp
phát triển đất nước, giáo dục truyền thống và những phẩm chất đạo đức lối sống từ những việc
bình dị hàng ngày, đẩy mạnh thực hiện sâu rộng trong ĐVTN cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi
trẻ Việt Nam”.
Chuyển trọng tâm hoạt động về cơ sở, Đoàn trường không ôm đồm công việc. Đầu tư công
tác xây dựng Đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội vững nghiệp vụ công tác và học tập tốt,
chú trọng nâng chất lượng tổ chức chi đoàn, chất lượng đoàn viên, chất lượng cán bộ; tích cực
xây dựng Đảng, phát triển Đảng viên trong sinh viên, cán bộ trẻ năng động.
Đảm bảo vai trò nòng cốt chính trị của tổ chức Đoàn trong xây dựng Hội sinh viên. Phấn đấu
xây dựng Hội sinh viên đạt danh hiệu xuất sắc.

5
Đoàn trường tập trung xây dựng lực lượng nòng cốt chính trị. Chỉ đạo hội sinh viên trường
tăng cường công tác nắm bắt tình hình tư tưởng sinh viên, tổ chức các hoạt động nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần cho sinh viên tại khu vực Thủ Đức – Dĩ An, nâng cao nhận thức trong
sinh viên, xây dựng lối sống văn hóa.
Nâng chất và đẩy mạnh các hoạt động học thuật, nghiên cứu khoa học trong sinh viên, liên
kết hoạt động các câu lạc bộ - đội – nhóm.
2. Chủ đề năm học
Tự hào là sinh viên trƣờng Đại học Công nghệ Thông tin
C. CÁC CHƢƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Công tác giáo dục
1.1. Thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”
Quán triệt tư tưởng và đạo đức cách mạng của Bác về ý thức trách nhiệm, tác phong lề lối
làm việc. Đoàn trường chú trọng nội dung “chuyên cần và tiết kiệm” trong tư tưởng của Bác
làm trọng tâm triển khai trong ĐVTN, giáo dục nhận thức thông qua các buổi sinh hoạt chi Đoàn,
cụ thể hóa bằng các công trình thanh niên và chương trình rèn luyện Đoàn viên:
- Chỉ đạo các cơ sở Đoàn và chi Đoàn chiếu phim về Bác, sinh hoạt chuyên đề về vai trò và
định hướng của sinh viên - trí thức trẻ.
- Tổ chức cho Đảng viên sinh viên, đối tượng đảng và cán bộ từ cấp chi đoàn, chi hội trở lên
học tập chuyên đề “Xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh, là đạo đức, là văn minh”, đồng
thời tham gia ngày hội “Những người cộng sản trẻ ĐHQG-HCM”.
- Xây dựng thành các đợt hoạt động, vận động sinh viên “làm theo” lời Bác từ cấp chi đoàn
đến cấp Đoàn trường.
- Bầu chọn từ chi Đoàn những “gương sáng” trong sinh viên, giảng viên, cán bộ trẻ và viết
bài giới thiệu chuyển tải trên các kênh của đoàn – hội tiến đến xây dựng danh hiệu “Gương sáng
trường Đại học Công nghệ Thông tin”.
- Phát huy và tổ chức tuyên dương danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” lần
2. Đoàn trường kịp thời tuyên dương, khuyến khích động viên các cá nhân điển hình và giới thiệu
các cá nhân tiêu biểu tuyên dương gương điển hình “thanh niên ĐHQG-HCM làm theo lời Bác”
lần II năm 2011.
1.2. Thực hiện chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”; tăng cường các hoạt
động giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức – lối sống, pháp luật cho ĐVTN
Thông qua các hành động và các nhân chứng cụ thể như cựu sinh viên thành đạt, về những
thầy cô giáo tiêu biểu để giáo dục niềm tự hào về trường lớp. Hình thành trong suy nghĩ, ý thức
6
của ĐVTN phải phấn đấu rèn luyện và học tập, tự trang bị những kiến thức cần thiết để hoàn
thiện bản thân. Nội dung này cũng được lồng ghép vào các hoạt động khác trong mảng giáo dục
của tổ chức Đoàn, trong bản tin trường.
1.2.1. Giáo dục chính trị, tư tưởng
 Thành lập tổ nòng cốt tạo môi trường rèn luyện, trao dồi bản lĩnh chính trị, bày tỏ chính
kiến, từ đó nhân rộng hình thức sinh hoạt trên các kênh thông tin để tuyên truyền chủ nghĩa yêu
nước, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh công tác phản biện và nắm bắt
tình hình tư tưởng ĐVTN, Đoàn trường định kỳ báo cáo tình hình sinh viên với lãnh đạo nhà
trường và Đoàn cấp trên.
 Phối hợp cùng phòng CTSV thay đổi phương thức làm việc để tổ chức tốt các đợt sinh
hoạt công dân theo chuyên đề phù hợp sinh viên từng khóa.
 Đầu tư nội dung, cung cấp thông tin về tình hình thời sự, chính trị trong nước và quốc tế
cho đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội qua hệ thống bản tin.
 Tích cực tham gia hội thi các cấp tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh, triết học Mác
Lenin: cuộc thi “Sáng mãi tên Người” lần II của ĐHQG, cuộc thi “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” lần
VI của Thành đoàn.
1.2.2. Giáo dục truyền thống và giáo dục đạo đức lối sống
 Tuyên truyền và triển lãm những ngày lễ lớn.
 Đoàn trường chủ động phối hợp với các bảo tàng trong hoạt động. Chỉ đạo cơ sở Đoàn
thực hiện “hành trình đến với bảo tàng” và có sản phẩm điện tử để tuyên truyền, sinh hoạt các
buổi tọa đàm, giao lưu, chiếu phim tư liệu, …
 Chỉ đạo Hội sinh viên trường tổ chức cuộc thi “Dân ta phải biết sử ta” nhằm giới thiệu
về các danh nhân, sự kiện, di tích lịch sử … đến đông đảo đoàn viên sinh viên.
 Thực hiện phong trào “Chào cờ với lòng yêu nước” bằng việc thực hiện chào cờ, hát
Quốc ca đầu tuần nghiêm túc, quy cũ và định kỳ, tuyên truyền các gương trẻ tuổi anh hùng dân
tộc. Vận động ĐVTN ăn mặc lịch sự, phát ngôn hòa nhã, tuân thủ nội quy trường lớp, ký túc xá,
xung kích tham gia các “ngày Chủ nhật xanh” vì trường lớp sạch đẹp, …
 Tổ chức các diễn đàn lắng nghe ý kiến sinh viên, khơi gợi thanh niên bày tỏ và giúp
nhau hiểu đúng các vấn đề nóng bỏng của xã hội, trên các báo và hướng nội dung đó thành chủ
đề trao đổi của chi đoàn, chi hội. Tăng cường cuộc thi online trên chuyên mục website Đoàn
trường để sinh viên bày tỏ ý kiến như: những ngày lịch sử, đọc và suy ngẫm, cảm xúc sinh viên,
gương sáng sinh viên, cuộc thi viết về thầy cô nhân ngày 20/11, các cuộc thi ảnh … Chú trọng
thành lập tổ chuyên trách quản trị thông tin trên website.

7
 Chỉ đạo Hội sinh viên thực hiện tốt phong trào sinh viên 5 tốt trên cơ sở phong trào sinh
viên 3 tốt theo định hướng của Hội sinh viên thành phố, kịp thời nêu gương điển hình nhân rộng
trong nhà trường. Quy hoạch đội ngũ này làm lực lượng nồng cốt trong các hoạt động của tổ
chức và là ngọn cờ tập hợp ĐVTN.
 Chỉ đạo Hội sinh viên trường tổ chức Tuần lễ sách, Văn hóa đọc, Mỗi tháng một chủ
đề âm nhạc trong đoàn viên, thanh niên.
 Chỉ đạo Chi Đoàn CBT phát huy vai trò và ý thức trách nhiệm của CBVC.
 Chủ động phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các cán bộ - giảng viên trẻ xung kích trong
các hoạt động của nhà trường, giới thiệu tham gia liên hoan cán bộ - giảng viên trẻ tiêu biểu
ĐHQG-HCM lần II.
1.2.3. Giáo dục pháp luật:
 Giáo dục các luật trong tuần lễ sinh hoạt chính trị đầu khóa: luật thanh niên, quyền và
nghĩa vụ của Sinh viên, quy định của nhà trường, luật CNTT, thương mại điện tử.
 Đặc biệt chú ý tuyên truyền chấp hành luật giao thông đường bộ, xây dựng diễn đàn
“Văn hóa giao thông” trong cán bộ viên chức, sinh viên trong khu vực làng đại học – Thủ Đức,
tổ chức các đợt vận động viết bài về những hình ảnh đẹp và xấu trong việc tham gia giao
thông của sinh viên nhà trường tại khu vực Thủ Đức thông qua các video clip.
 Tham gia hội thi tìm hiểu về pháp luật do ĐHQG tổ chức.
2. Phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”
2.1. Tạo môi trường thuận lợi để thanh niên chủ động trong việc học tập, nghiên cứu
khoa học xung kích thực hiện nhiệm vụ chính trị trong nhà trường
 Chỉ đạo Hội sinh viên trường tăng cường củng tổ chức của các câu lạc bộ, đội nhóm học
thuật hiện có, có phương án và nội dung sinh hoạt.
 Tiếp tục chỉ đạo câu lạc bộ sáng tạo CNTT tổ chức cuộc thi “Cúp sáng tạo CNTT”
 Chỉ đạo Hội sinh viên vận động đoàn viên thanh niên tham gia cuộc thi “Ý tưởng sáng
tạo sinh viên ĐHQG-HCM”.
 Tổ chức cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học” lần 1.
 Hoàn chỉnh mô hình và tuyên dương tập thể nhóm The Best Group song song với
tuyên dương điển hình cá nhân của phong trào “sinh viên 5 tốt”.
2.2. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa
 Chỉ đạo hội sinh viên duy trì và mở rộng quy mô hoạt động của Đội công tác xã hội, chủ
8
động tổ chức các hoạt động Hiến máu nhân đạo, quyên góp đồng bào bị thiên tai lũ lụt, các ngày
Chủ nhật xanh, ...
 Chỉ đạo hội sinh viên tổ chức chiến dịch xuân tình nguyện, chiến dịch tiếp sức mùa thi,
chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh gắn với chuyên môn, đảm bảo tính chất thiết thực và hiệu
quả, không hình thức.
 Tham gia nhiệt tình chương trình “Thanh niên thành phố vì biên giới – hải đảo” của
thành đoàn: tuyên truyền về biên giới, hải đảo trên các kênh thông tin của Đoàn trường, chỉ đạo
chi đoàn tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tổ chức quyên góp bằng nhiều hình thức.
 Vận động ĐVTN xung kích tham gia ít nhất một hoạt động tình nguyện trong năm học
và cải tiến phương thức thiện hiện các hoạt động hiệu quả hơn, có tầm và có chất.
3. Phong trào “4 đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”
3.1. Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn,
nghiệp vụ, mưu sinh, lập nghiệp; nâng cao kỹ năng thực hành xã hội cho thanh niên:
 Mở rộng quan hệ doanh nghiệp tìm các nguồn quỹ học bổng, giới thiệu thực tập và việc
làm. Phối hợp phòng CTSV tăng cường hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên vay tín dụng học tập.
 Tổ chức các buổi giới thiệu về “Phương pháp học tập bậc đại học dành cho sinh viên
năm 1” để định hướng tư tưởng và phương pháp học tập, bên cạnh đó chú trọng phối hợp Nhà
văn hóa thanh niên trang bị một số kỹ năng mềm và kỹ năng thực hành xã hội cho sinh viên
như: kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lập kế hoạch học tập, kỹ năng tìm kiếm tài liệu … chú
trọng chất lượng các buổi tập huấn và cấp giấy chứng nhận; khuyến khích sinh viên học tập và
nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.
 Thực hiện chương trình Tiếp Lửa để các sinh viên năm sau có thể hỗ trợ các nhóm sinh
viên năm trước học tập. Đầu tư hoạt động hiệu quả của các CLB học thuật hiện có: CLB ITIC,
CLB Trí tuệ nhân tạo (AI), CLB Anh văn, lập thêm CLB lập trình Game, Multi Media.
3.2. Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất, đời sống văn hóa, tinh
thần:
 Phát huy vai trò hội sinh viên trong các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần
của đoàn viên thanh niên. Tiếp tục tổ chức Hội thao sinh viên lần IV vào đầu năm học. Tổ chức
ngày hội “Thanh niên khỏe”. Chú trọng phối hợp Ban quản lý KTX xã hội hóa, trung tâm quản lý
KTX ĐHQG-HCM tổ chức hoạt động cho sinh viên đang nội trú và có phương án chăm lo vào
dịp Tết cổ truyền.
 Quan tâm đầu tư và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn tâm lý, sức khỏe, giới tính,
tình yêu, hôn nhân và gia đình, sự nghiệp, việc làm cho đoàn viên thanh niên; chủ động phối hợp
các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, trung tâm huấn luyện mở lớp và bồi dưỡng kỹ năng thực hành
9
xã hội cho sinh viên, có hình thức hỗ trợ sinh viên nâng cao trình độ ngoại ngữ.
 Tăng cường các hoạt động phối hợp với Nhà văn hóa thanh niên, nhà văn hóa sinh viên
tiến đến ký kết hoạt động lâu dài.
 Xây dựng thêm các sân chơi cho sinh viên như thành lập Đội văn nghệ, CLB thể thao
như: CLB bóng đá, CLB bóng chuyền, CLB cầu lông, CLB võ thuật, CLB cờ (cờ vua, cờ vây).
Các câu lạc bộ phải có đề án hoạt động, có ban chủ nhiệm phụ trách.
4. Công tác tổ chức xây dựng Đoàn
4.1. Công tác tập hợp thanh niên, phát triển hội sinh viên
 Đảm bảo vai trò nòng cốt chính trị của tổ chức Đoàn trong Hội sinh viên các cấp của
trường trong công tác xây dựng và phát triển Hội sinh viên.
 Tăng cường công tác tập huấn kỹ năng và nghiệp vụ công tác cho cán bộ Hội sinh viên
các cấp, quan tâm công tác giới thiệu làm cán bộ Hội sinh viên, phát hiện và bồi dưỡng cán bộ
Hội làm công tác Đoàn, phát triển đoàn viên mới từ hội viên hội sinh viên.
 Thành lập thêm 5 CLB chuyên ngành cho sinh viên, phấn đấu mỗi Khoa có 1 CLB mạnh
do Hội chủ trì.
 Tổ chức 10 hoạt động trong khuôn khổ The Best Group. Phấn đấu có 400 nhóm The
Best Group hoạt động.
4.2. Xây dựng Đoàn vững mạnh về tư tưởng chính trị
 Đầu tư công tác tổ chức 2 đợt học và thi 6 bài lý luận chính trị, cấp giấy chứng nhận đầy
đủ, đúng quy trình, đảm bảo đoàn viên thanh niên phải tìm hiểu sâu rộng kiến thức trước khi
kiểm tra.
 Đoàn đứng ra xây dựng mới 1 fourm cho trường. Từ đó phát huy tốt vai trò của Đoàn
trường trên các diễn đàn qua mạng, phát huy lực lượng Đảng viên trẻ là Đoàn viên tham gia vào
công tác định hướng suy nghĩ, chỉ đạo tổ nòng cốt hoạt động hiệu quả, viết bài phản biện trên
diễn đàn để thể hiện chính kiến.
 Nâng chất lượng sinh hoạt chi đoàn và mô hình sinh hoạt đoàn trong điều kiện học chế
tín chỉ, sinh hoạt của chi đoàn CBT. Tập huấn nâng cao nhận thức đội ngũ án bộ chi đoàn về ý
nghĩa, nội dung, yêu cầu, phương pháp thực hiện và chỉ đạo cơ sở Đoàn sinh hoạt chi Đoàn chủ
điểm:
+ đợt 1: Tiếp bước truyền thống, xây dựng tương lai (tháng 9, 10/2010)
+ đợt 2: Tự hào người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh (tháng 3/2011)
 Các Liên chi Đoàn báo cáo kết quả thực hiện sinh hoạt chi đoàn chủ điểm theo từng đợt
10
vào cuối tháng 10/2010 và cuối tháng 3/2011.

4.3. Nâng cao chất lượng Đoàn viên


 Thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên theo hướng dẫn của Trung ương đoàn, gắn
với cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”. Tiếp tục duy trì mô hình mô
đánh giá online và tích hợp với điểm rèn luyện sinh viên.
 Tạo môi trường rèn luyện phong phú, phù hợp cho nhiều đối tượng đoàn viên thanh niên
tham gia, qua mỗi hoạt động, BTC cần phát hiện và bồi dưỡng những nhân tố mới, tạo nguồn kế
thừa cho đội ngũ cán bộ Đoàn.
 Vận động Đoàn viên thanh niên tham gia đầy đủ và hiệu quả các lớp học có nội dung
khoa học cơ bản Lịch sử Đảng, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin.
4.4. Nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn
 Xác định đội ngũ cán bộ Đoàn có học tập tốt mới yên tâm công tác, có vững vàng
nghiệp vụ mới tiến hành làm việc đúng quy trình và điều lệ Đoàn. Đoàn trường tập trung đầu tư
công tác cán bộ trên nhiều mặt thông qua việc tập huấn tập trung, tập huấn chuyên đề theo từng
nhóm đối tượng cán bộ (Đoàn trường – Liên chi Đoàn – chi Đoàn). Biên soạn các tài liệu để cán
bộ tham khảo trong quá trình làm việc.
 Nâng cao vai trò gương mẫu của cán bộ các cấp trong các công việc hàng ngày: tác
phong trong giao tiếp, học tập và làm việc.
 Tổ chức đợt sinh hoạt chuyên đề tạo điều kiện cho cán bộ Đoàn giao lưu, trao đổi và
giúp nhau tìm ra phương pháp tổ chức tại cơ sở, nội dung tập trung: công tác điều hành Ban chấp
hành, phương pháp tuyên truyền miệng, công tác phát triển Đoàn viên mới, phát triển Đảng viên
mới và tăng cường vai trò của đảng viên sinh viên tại cơ sở.
4.5. Cải tiến hoạt động Liên Chi Đoàn, Chi Đoàn
 Tiến hành rà soát, đánh giá công tác quản lý đoàn viên, chấn chỉnh hệ thống sổ sách, hồ
sơ quản lý đoàn viên, đảm bảo số liệu chính xác.
 Thực hiện công tác đánh giá thi đua hàng tháng đối với Liên chi Đoàn – và liên chi Hội,
kịp thời khen thưởng động viên các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc hàng tháng (có kế
hoạch kèm theo) tiến đến chuẩn hóa công tác đánh giá thi đua cuối năm học.
 Xây dựng chi Đoàn 3 tiêu chí: 3 nắm (nắm tình hình nhà trường, khoa, nơi cư trú; tình
hình Đoàn viên; tình hình thanh niên), 3 biết (nghị quyết Đảng, chương trình hành động của
Đoàn; nhu cầu của thanh niên), 3 làm (chương trình rèn luyện Đoàn viên; công trình thanh niên;
vận động quần chúng).
11
 Tập huấn để Chi đoàn chủ động thiết kế nội dung phù hợp đặc thù, làm nòng cốt cho chi
Hội.
 Phát huy vai trò của The Best Group và xác định đây là hạt nhân của Chi Đoàn trong học
chế tín chỉ.
4.6. Công tác kiểm tra
 Củng cố thành viên Ban kiểm tra Đoàn trường. Tăng cường tập huấn công tác kiểm tra,
định kỳ làm công tác kiểm tra chuyên đề: sinh hoạt chi đoàn, chất lượng đoàn viên, công tác cán
bộ, thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, chương trình rèn
luyện đoàn viên
 Thường xuyên báo cáo và tham mưu cho BTV Đoàn trường những vấn đề phát sinh
trong quá trình thực hiện của cơ sở.
4.7. Đoàn tham gia xây dựng Đảng
 Trên cơ sở phân tích chất lượng Đoàn viên cuối năm, bình chọn đoàn viên ưu tú từ Đoàn
viên xuất sắc, Đoàn trường giới thiệu đi học lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng và giới thiệu cho
chi bộ xem xét kết nạp.
 Phấn đấu xây dựng Chi bộ Sinh viên, định kỳ mỗi tháng 1 lần sinh hoạt chuyên đề nâng
cao chính trị tư tưởng, nhận thức đồng thời tăng cường công tác đảng vụ.
 Tăng cường tham gia phát triển Đảng viên là sinh viên, cán bộ trẻ.
5. Công tác chỉ đạo
 Tăng cường vai trò của Liên Chi Đoàn, Chi Đoàn, tạo điều kiện để chi Đoàn đăng cai tổ
chức hoạt động của Liên chi Đoàn, Liên chi Đoàn đăng cai tổ chức hoạt động cấp trường.
 Tăng cường mối liên lạc giữa các cấp bộ Đoàn: trường – khoa – lớp. Sinh hoạt BTV,
BCH đoàn trường định kỳ, hiệu quả, thể hiện tính dân chủ trong các quyết sách.
 Tổ chức họp giao ban giữa Đoàn trường và Liên chi Đoàn định kỳ, đảm bảo kênh thông
tin 2 chiều giữa Đoàn trường và Liên chi Đoàn, Đoàn trường – Thành Đoàn.
 Quyết liệt khắc phục triệt để những hạn chế còn tồn tại như tính chấp hành các quyết
định chủ trương của BTV đoàn trường tại các cơ sở Đoàn, chế độ thông tin báo cáo, đảm bảo dự
họp giao ban đúng thành phần và hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc công tác thi đua, khen thưởng,
đảm bảo đúng quy định, đúng tiến độ.
6. Công trình thanh niên
6.1. CTTN cấp trƣờng
 Thực hiện chủ đề năm 2010 của Thành đoàn là “năm công trình thanh niên”, Đoàn
12
trường chú trọng thực sâu rộng và đeo bám 4 công trình đã đăng ký bao gồm: Bản tin Đoàn
trường, duy trì phòng máy tính ở công ty Huê Phong, Tin học hóa công tác quản lý đoàn viên,
Vườn hoa dâng Bác.
 Tham gia công trình thanh niên cấp ĐHQG-HCM “thanh niên ĐHQG-HCM vì biên gới
– hải đảo”.
6.2. Chỉ đạo thực hiện CTTN các cơ sở
 Mỗi chi đoàn phải có ít nhất một CTTN gắn với lợi ích thiết thực của đoàn viên tại đơn
vị và gắn với chuyên môn.
 Thành lập đoàn kiểm tra chuyên đề do Ban tổ chức phụ trách, tăng cường kiểm tra, giám
sát tiến độ thực hiện, nghiệm thu CTTN các cấp.
7. Hệ thống chỉ tiêu trong năm học
 20 đề tài tham gia giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” và “Ý tưởng sáng tạo
sinh viên”
 Phát triển 50 đoàn viên mới
 Bồi dưỡng, giới thiệu cho Đảng xem xét phát triển 15 Đoàn viên ưu tú
 Mỗi đoàn viên tham gia ít nhất 02 hoạt động tình nguyện trong năm học
 100% liên chi đoàn thực hiện hiệu quả CTTN
 80% ĐVTN đạt loại khá trở lên chương trình Rèn luyện Đoàn viên
 100% cán bộ Đoàn – Hội đạt chuẩn ít nhất hai nghiệp vụ công tác (soạn thảo văn bản, xử
lý tình huống theo điều lệ Đoàn, kiến thức tổng quát, kỹ năng tuyên truyền miệng)
 Đoàn trường ĐH CNTT xếp loại xuất sắc.
TM. BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN TRƢỜNG
BÍ THƯ
(Đã ký)
Nơi nhận:
Nguyễn Văn Toàn
- Thành đoàn: BTV, Ban TNTH, VP (báo cáo);
- BCS Đoàn ĐHQG (báo cáo);
- Trường CNTT: Đảng ủy, BGH (báo cáo);
- Phòng CTSV, Ban chủ nhiệm các khoa (phối hợp
thực hiện);
- Các liên chi Đoàn khoa (thực hiện);
- UV BCH Đoàn trường (thực hiện);
- VP (lưu).

13
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 8 năm 2010
***
Số: /TB-ĐTN

THÔNG BÁO
Phân công thực hiện chƣơng trình công tác năm học 2010 - 2011

PHỤ TRÁCH
STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỜI GIAN THƢỜNG VỤ CHỈ ĐẠO
CHÍNH
1 Đón tân sinh viên 8, 9/2010 ĐTN – HSV Đ/c Đào Lộc Bình
2 Tổ chức triển khai cuộc thi SV nghiên cứu khoa học lần 1 9/2010 Ban học tập Đ/c Nguyễn Văn Toàn
3 Xây dựng hoàn chỉnh forum trường làm kênh thông tin chủ 9/2010 Ban học tập Đ/c Nguyễn Văn Toàn
chốt của trường.
4 Rà soát công tác đánh giá, quản lý đoàn viên, đoàn vụ, hồ sơ 9/2010 Ban tổ chức Đ/c Trương Phước Hưng
đoàn viên…
Chuyển sinh hoạt cho các đoàn viên ra trường.
5 Tổ chức ngày hội Bí thư Đoàn – Hội giỏi 10/2010 Ban tổ chức – Hội Đ/c Trương Phước Hưng
SV
6 Đại hội chi đoàn – Chi hội 10/2010 Ban tổ chức Đ/c Lê Đức Thịnh
7 Tổ chức lớp chuyên đề “Xây dựng Đảng ta trong sạch vững 10/2010 Ban tuyên giáo Đ/c Nguyễn Trác Thức
mạnh, là đạo đức, là văn minh” cho các Đảng viên là sinh
viên, đối tượng Đảng, cán bộ Đoàn các cấp. Hướng tới tham
gia ngày hội “Những người cộng sản trẻ ĐHQG - HCM”.
8 Thành lập tổ nòng cốt chính trị 10/2010 Ban tuyên giáo Đ/c Trương Phước Hưng
9 Tham gia cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh viên ĐHQG”. 10/2010 Ban học tập Đ/c Nguyễn Văn Toàn
10 Công tác đại hội Hội sinh viên trường 11, 12/2010 Hội sinh viên Đ/c Nguyễn Văn Toàn

15
11 Tổ chức 2 sinh hoạt chi đoàn chủ điểm: Ban tổ chức Đ/c Trương Phước Hưng
- Đợt 1: Tiếp bước truyền thống, xây dựng tương lai 10/2010
- Đợt 2: Tự hào người đoàn viên TNCS HCM 3/2011
12 Thực hiện chương trình RLĐV lồng ghép với ĐRL sinh viên 10/2010 – Ban tổ chức Đ/c Trương Phước Hưng
một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất. 4/2011
13 Hội nghị Liên chi đoàn 11/2010 Ban tổ chức Đ/c Nguyễn Văn Toàn
14 Triển khai và tổ chức tuyên dương “sinh viên 5 tốt” năm 2010 11/2010 Hội sinh viên – Đ/c Đào Lộc Bình
– 2011 theo định hướng của HSV Thành Phố. Tuyên dương Ban học tập
mô hình “The Best Group”
15 Tổ chức cuộc thi “Cúp sáng tạo CNTT” lần II 11/2010 Hội sinh viên – Đ/c Nguyễn Văn Toàn
CLB ITIC
16 Mỗi chi đoàn thực hiện phải có ít nhất 1 CNTN gắn với lợi ích 11/2010 BTV Đ/c Lê Đức Thịnh
thiết thực của đoàn viên tại đơn vị và gắn với chuyên môn.
17 Tham gia hội thi tìm hiểu về Pháp Luật của ĐHQG 11 – 12/2010 Ban tuyên giáo Đ/c Nguyễn Trác Thức
18 Hội trại các khoa 11 & 12/2010 Cơ sở Chỉ đạo: trưởng ban phụ trách
3/2011
19 Thành lập thêm 5 CLB chuyên ngành thuộc 5 khoa, phấn đấu 12/2010 Hội sinh viên Đ/c Nguyễn Văn Toàn
mỗi khoa 1 CLB mạnh.
20 Tổ chức “Tuần lễ sách” và “Văn hóa” đọc trong Đoàn viên – 12/2010 Hội sinh viên Đ/c Nguyễn Văn Toàn
Thanh niên.
21 Mỗi tháng một chủ đề âm nhạc Hàng tháng Ban phong trào, Đ/c Trương Phước Hưng
LCĐ khoa đăng
cai
22 Tổ chức cuộc thi “Dân ta phải biết sử ta” 12/2010 Hội sinh viên Đ/c Nguyễn Trác Thức
23 Tham gia chương trình “Thanh niên thành phố vì biên giới – 12/2010 Ban phong trào Đ/c Đào Lộc Bình
hải đảo” của Thành Đoàn.
24 Tổ chức Xuân tình nguyện, tiếp sức mùa thi, mùa hè xanh 2–6–7– Hội sinh viên Đ/c Đào Lộc Bình
8/2011

16
25 Tổ chức tuyên dương danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm 3/2011 Ban tuyên giáo Đ/c Nguyễn Văn Toàn
theo lời Bác” lần II.
26 Tiếp tục thực hiện “Hành trình đến với bảo tàng” 3/2011 Ban tuyên giáo Đ/c Nguyễn Trác Thức
27 Lớp đối tượng Đoàn, kết nạp đoàn viên mới 2, 3/2011 Ban tổ chức Đ/c Lê Đức Thịnh
28 Tổ chức đêm hội văn nghệ (sinh nhật Đoàn) 3/2011 Đoàn - Hội Đ/c Nguyễn Văn Toàn
29 Tổ chức ngày hội “Thanh niên khỏe” 10/2010 Ban phong trào Đ/c Đào Lộc Bình
3/2011
30 Tổ chức học và thi 6 bài LLCT nghiêm túc và hiệu quả 12/2010 Ban tuyên giáo Đ/c Trương Phước Hưng
01 & 4/2011
31 Tham gia cuộc thi “Sáng mãi tên Người” lần II của ĐHQG và 4 - 5/2011 Ban tuyên giáo Đ/c Nguyễn Văn Toàn
“Tầm nhìn xuyên thế kỷ” lần VI của Thành Đoàn.
32 Thực hiện chiếu phim về Bác, sinh hoạt chuyên đề về vai trò, Xuyên suốt Ban tuyên giáo Đ/c Nguyễn Văn Toàn
định hướng của sinh viên – trí thức trẻ.
33 Tuyên dương danh hiệu “Gương sáng trường Đại học Công 10 & 11/2010 Ban tuyên giáo Đ/c Nguyễn Trác Thức
nghệ Thông tin” - những gương sáng trong sinh viên, giảng 3 & 4/2010
viên, cán bộ trẻ
34 Đẩy mạnh đưa thông tin thời sự, chính trị trong và ngoài nước Xuyên suốt Ban tuyên giáo Đ/c Nguyễn Trác Thức
lên hệ thống bản tin của Đoàn – Hội.
35 Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Chào cờ với lòng yêu nước”. Xuyên suốt Ban tuyên giáo Đ/c Nguyễn Trác Thức
hàng tuần
36 Xây dựng diễn đàn “Văn hóa giao thông” trong cán bộ viên Xuyên suốt Ban tuyên giáo Đ/c Nguyễn Trác Thức
chức, sinh viên khu vực làng đại học Thủ Đức. Vận động viết
bài về những hình ảnh xấu, đẹp trong việc tham gia giao
thông.
37 Tổ chức các hoạt động: hiến máu nhân đạo, ủng hộ đồng bào Xuyên suốt cả Đội CTXH Đ/c Đào Lộc Bình
thiên tai, chủ nhật xanh, tham các gia đình chính sách, trẻ mồ năm
côi…
38 Mở rộng quan hệ doanh nghiệp tìm các quỹ học bổng và việc Xuyên suốt Ban phong trào Đ/c Nguyễn Văn Toàn
làm cho sinh viên.
17
39 Tổ chức các buổi giới thiệu về “Phương pháp học tập bậc đại Hàng tháng Ban học tập Đ/c Nguyễn Văn Toàn
học”. Phối hợp Nhà văn hóa thanh niên trang bị các kĩ năng
mềm và khả năng thực tiễn cho sinh viên.
40 Tiếp tục đẩy mạnh chương trình “Tiếp lửa” Xuyên suốt Ban học tập Đ/c Nguyễn Văn Toàn
41 Xây dụng sân chơi cho sinh viên: thành lập CLB văn nghệ, Xuyên suốt Hội sinh viên – Đ/c Đào Lộc Bình
CLB bóng đá, cầu lông Ban phong trào
42 Tổ chức 10 hoạt động trong khuôn khổ The Best Group. Phấn Xuyên suốt Ban học tập Đ/c Nguyễn Văn Toàn
đấu đạt 400 nhóm The Best Group hoạt động.
43 Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn tập trung cho cán bộ 10 & 11/2010 Ban tổ chức Đ/c Trương Phước Hưng
đoàn – hội giúp cho các bạn nắm vững nghiệp vụ và làm việc 02 & 3/2011
đúng quy trình
44 Đánh giá thi đua cơ sở Đoàn – Hội hàng tháng Mỗi tháng Ban tổ chức, Ban Đ/c Trương Phước Hưng
phong trào

TM. BAN THƢỜNG VỤ ĐOÀN TRƢỜNG


PHÓ BÍ THƯ
(đã ký)
Trƣơng Phƣớc Hƣng

18
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2010
***
Số: /KH-ĐTN

KẾ HOẠCH
Đánh giá thi đua hàng tháng các cơ sở Đoàn – Hội

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU


1. Mục đích:
- Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở Đoàn – Hội, chuyển trọng tâm về cơ
sở theo chỉ đạo của BTV đoàn trường. Tạo ra môi trường thi đua giữa các cơ sở
Đoàn – Hội với nhau.
- Nắm bắt, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của cơ sở và tạo kênh thông tin mạnh
giữa Đoàn trường và cơ sở.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đánh giá cuối năm và thực hiện tốt chương trình
rèn luyện Đoàn viên.
2. Yêu cầu:
- Các ban chức năng đoàn trường, hội sinh viên trường nâng cao sự lãnh đạo, bám sát
hoạt động của cơ sở.
- Các cơ sở thực hiện nghiêm túc, hăng hái thi đua lập thành tích
II. NỘI DUNG – HƢỚNG DẪN
1. Đối tƣợng – Phạm vi áp dụng:
- Đối tượng: Liên chi Đoàn, Liên chi Hội và chi Đoàn cán bộ trẻ
- Phạm vi áp dụng: Công tác Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên của trường, cụ thể bám
sát theo chương trình năm của Đoàn trường, Hội sinh viên trường và cụ thể hóa theo
chương trình rèn luyện Đoàn viên tại từng cơ sở.
- Các tháng được đưa vào xét thi đua: 9, 10, 11, 12, 3, 4, 5, 6
2. Hƣớng dẫn thực hiện:
- Dựa vào chương trình năm của trường và của khoa
- Căn cứ vào 5 tiêu chí của chương trình Rèn luyện Đoàn viên năm học 2010 – 2011
cơ sở đoàn thực hiện lên kế hoạch hoạt động hàng tuần/hàng tháng, gởi lịch hoạt
động và báo cáo tuần về cho Đoàn trường – Hội sinh viên trường.
- Thang điểm chuẩn cho các mảng hoạt động (bám sát theo chương trình rèn luyện
Đoàn viên):
STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CHUẨN
1 Giàu lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa 14
2 Đoàn kết, thân ái vì cộng đồng 10
19
3 Sống văn hóa, tuân thủ pháp luật 14
4 Giàu tri thức, có sức khỏe, kĩ năng 10
5 Tự tin, bản lĩnh hội nhập 14
6 Chế độ thông tin, báo cáo đúng thời gian quy định 10
Chế độ thông tin, báo cáo chậm trễ 0
- Hệ số nhân khuyến khích cho quy mô hoạt động của các mảng
STT QUY MÔ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỆ SỐ
1 Đoàn trường – Hội sinh viên trường hoặc các đơn vị bạn tổ chức 0.8
2 Khoa tổ chức với quy mô liên khoa 2
3 Khoa tổ chức với quy mô trên 50% tổng số SV của khoa 1.5
4 Khoa tổ chức với quy mô dưới 50% tổng số SV của khoa 1
5 Trong cùng 1 tiêu chí nếu tổ chức quá 3 hoạt động thì bắt đầu từ 0.2
hoạt động thứ 4 sẽ đánh giá
- Điểm hoạt động được tính = hệ số * điểm chuẩn
- Riêng điểm cho chế độ thông tin báo cáo thì không có hệ số khuyến khích mà chỉ có
điểm chuẩn, nếu đúng hạn thì được điểm, trễ thì không.
- Việc báo cáo được thực hiện theo mẫu kèm theo.
- CLB thuộc khoa nào thì được tính là hoạt động của LCĐ khoa đó.
III. CÁCH ĐÁNH GIÁ – XẾP LOẠI
1. Về phía cơ sở Đoàn – Hội khoa:
- Ban chấp hành họp lên kế hoạch thực hiện hoạt động cho mỗi tháng. Thực hiện báo
cáo tuần và báo cáo tháng.
- Thành lập tổ thư kí để đảm bảo công tác báo cáo và lịch công tác tuần về cho Đoàn –
Hội trường.
- Thường xuyên nắm bắt thông tin từ Đoàn – Hội trường nhanh nhất để đảm bảo cho
công tác tổ chức hoạt động.
- Vào ngày thứ 6 hàng tuần (chậm nhất 12h00) các cơ sở đoàn gởi báo cáo tóm tắt hoạt
động đã làm trong tuần và lịch công tác tuần tiếp theo về cho Đoàn trường trên
website: http://www.uit.edu.vn/doantn mục Liên chi đoàn, đăng nhập và nộp file
vào đúng đơn vị. Một tuần được tính từ 12h00 ngày thứ 6 tuần này đến 12h00 ngày
thứ sau tuần tiếp theo.
2. Về phía Đoàn thanh niên – Hội sinh viên trƣờng:
- Lên kế hoạch và hướng dẫn cho cơ sở Đoàn hiểu rõ và thực hiện đúng theo quy trình.
- Thành lập tổ thư kí tổng hợp báo cáo và thông tin nhanh trên website Đoàn – Hội.
- Có chế độ khen thưởng cho cơ sở Đoàn – Hội có thành tích xuất sắc nhất.

20
3. Xếp hạng – khen thƣởng:
- Việc tính điểm thi đua được tiến hành hàng tuần và công bố hàng tháng, sơ kết qua
từng học kì và tổng kết vào cuối năm học
- Xếp loại cơ sở
o Loại Yếu : < 100 điểm
o Loại Trung bình : >= 100 điểm
o Loại Khá : >= 130 điểm
o Loại Tiên tiến : >= 155 điểm
o Loại Xuất sắc : >= 170 điểm
- Chỉ có 1 phần thưởng cơ sở xuất sắc nhất tháng (có điểm tích lũy cao nhất) sẽ được
nhận cờ thi đua và quà của BCH Đoàn – BCH Hội sinh viên trường vào ngày chào
cờ tuần thứ 2 của tháng tiếp theo. Trường hợp có 2 cơ sở đồng điểm nhau thì phần
quà sẽ chia đôi và cờ thi đua mỗi cơ sở giữ nửa tháng.
- Nếu cơ sở nào dẫn đầu thi đua (phải xếp loại xuất sắc) trong 3 tháng liên tiếp thì sẽ
được giữ cờ thi đua vĩnh viễn, nếu không sẽ được trao cho cơ sở xuất sắc của tháng.
- Nếu cơ sở nào trong 2 tháng liên tục xếp loại trung bình thì sẽ bị phê bình. Có văn
bản gởi cho Ban chủ nhiệm khoa.
- Kết luận thi đua của Ban thường vụ đoàn trường là kết luận cuối cùng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập ban thi đua – khen thƣởng:
- Đ/c Trương Phước Hưng Phó bí thư Đoàn trường Trưởng ban
- Đ/c Đào Lộc Bình UVTV, Chủ tịch Hội SV Phó ban
- Đ/c Lê Đức Thịnh UVTV, phó Ban tổ chức Phó ban
- Đ/c Huỳnh Đức Huy UV BCH Đoàn trường Thành viên
- Đ/c Huỳnh Thị Phương Oanh UV BCH Đoàn trường Thư ký
- Đ/c Phạm Thị Nhàn Cán bộ Văn phòng Thư ký
- Các đồng chí trong ban tổ chức, ban phong trào Thư ký
2. Tiến độ thực hiện:
- 01 – 07/8/2010: Lên kế hoạch, phương án
- 08 – 10/8/2010: Trình và xin ý kiến BTV, góp ý của Đảng ủy
- 10 – 21/8/2010: Lấy ý kiến, triển khai trong cán bộ Đoàn – Hội
- 01/9/2010 – 6/2011: thực hiện, họp rút kinh nghiệm và cải tiến phương pháp
TM. BAN THƢỜNG VỤ ĐOÀN TRƢỜNG
BÍ THƯ
(đã ký)
Nguyễn Văn Toàn

21
Mẫu: 01/BTV
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
LIÊN CHI ĐOÀN – HỘI KHOA ………………………..

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG


THÁNG ……… NĂM …………

TÓM TẮT TÌNH ĐIỂM ĐIỂM


STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC HÌNH THỰC HIỆN CHUẨN HỆ SỐ TỔNG GHI CHÚ
(Thời gian, địa điểm,
(Ghi rõ tên của nội dung hoạt động, công việc) số lượng tham dự)
A. Sinh hoạt định kì
Tuầ n 1
Tuầ n 2
Tuầ n 3
Tuầ n 4
Đúng: 10
B. Đăng kí lịch tuần, báo cáo tuần Trễ: 0
1 Báo cáo tuần 1
2 Lịch tuần 1
3 Báo cáo tuần 2
4 Lịch tuần 2
5 Báo cáo tuần 3
6 Lịch tuần 3
7 Báo cáo tuần 4
8 Lịch tuần 4

23
(thời gian, địa điểm,
C. Giàu lòng yêu nƣớc, yêu chế độ xã hội chủ đối tượng, số lượng
nghĩa tham gia, kết quả) 14
Quy mô cấp trƣờng/ngoài trƣờng 0.8
1
2
Quy mô liên khoa 2
1
2
Quy mô cấp khoa trên 50% sinh viên khoa 1.5
1
2
Quy mô cấp khoa dƣới 50% sinh viên khoa 1
1
2
(thời gian, địa điểm, 10
đối tượng, số lượng
D. Đoàn kết, thân ái vì cộng đồng tham gia, kết quả)
Quy mô cấp trƣờng/ngoài trƣờng 0.8
1
2
Quy mô liên khoa 2
1
2
Quy mô cấp khoa trên 50% sinh viên khoa 1.5
1
2
Quy mô cấp khoa dƣới 50% sinh viên khoa 1
1
2
24
(thời gian, địa điểm,
đối tượng, số lượng
E: Sống văn hóa, tuân thủ pháp luật tham gia, kết quả) 14
Quy mô cấp trƣờng/ngoài trƣờng 0.8
1
2
Quy mô liên khoa 2
1
2
Quy mô cấp khoa trên 50% sinh viên khoa 1.5
1
2
Quy mô cấp khoa dƣới 50% sinh viên khoa 1
1
2
(thời gian, địa điểm,
đối tượng, số lượng
F: Giàu tri thức, có sức khỏe, kĩ năng tham gia, kết quả) 10
Quy mô cấp trƣờng/ngoài trƣờng 0.8
1
2
Quy mô liên khoa 2
1
2
Quy mô cấp khoa trên 50% sinh viên khoa 1.5
1
2
Quy mô cấp khoa dƣới 50% sinh viên khoa 1
1
2
F: Tự tin, bản lĩnh hội nhập (thời gian, địa điểm, 14
25
đối tượng, số lượng
tham gia, kết quả)
Quy mô cấp trƣờng/ngoài trƣờng 0.8
1
2
Quy mô liên khoa 2
1
2
Quy mô cấp khoa trên 50% sinh viên khoa 1.5
1
2
Quy mô cấp khoa dƣới 50% sinh viên khoa 1
1
2

26
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2010
***
Số: /HD-ĐTN

HƢỚNG DẪN
Thực hiện Chƣơng trình rèn luyện đoàn viên
năm học 2010 - 2011

Căn cứ kế hoạch số 80-KH/TWĐTN ngày 03/03/2009 của Ban Thường vụ Trung ương
Đoàn về việc thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới, nhằm đẩy mạnh
thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, góp phần nâng cao
chất lượng, ý thức trách nhiệm của người đoàn viên
Căn cứ hướng dẫn số 27/HD-ĐTN ngày 22/12/2009 của Ban thường vụ Thành đoàn
thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên giai đoạn 2009 – 2012
Ban Thường vụ Đoàn trường hướng dẫn thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên,
năm học 2010 – 2011 cụ thể như sau:

I. YÊU CẦU:
- Thông qua việc thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên góp phần nâng cao nhận
thức và tăng cường hành động của người đoàn viên; phát huy tốt hơn vai trò chủ động, sáng tạo
của Chi đoàn và đoàn viên trong việc đề ra các biện pháp, vai trò xung kích, tình nguyện thực
hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và nâng cao khả năng đoàn kết tập hợp
thanh niên.
- Nội dung và hình thức thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên phải đảm bảo sát
thực tế, phù hợp với điều kiện của đơn vị, đối tượng đoàn viên, gắn với việc thực hiện cuộc vận
động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”. Đối với đoàn viên là sinh viên, việc thực
hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên phải gắn với việc đánh giá kết quả rèn luyện học sinh, sinh
viên theo quy chế, quy định của nhà trường.
- Kết quả thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên là kết quả để đánh giá phân tích
chất lượng đoàn viên hàng năm.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:


- Nội dung thực hiện gắn với cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời
Bác”, thực hiện phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc”, “4
đồng hành cùng thanh niên mưu sinh lập nghiệp” và xuất phát từ động lực tự thân của
người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh trên cơ sở những nội dung chính như sau:
1. Thực hiện rèn luyện theo 5 tiêu chí sau:
- Giàu lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Đoàn kết, thân ái, vì cộng đồng.
- Sống văn hoá, tuân thủ pháp luật.
- Giàu tri thức, có sức khoẻ, kỹ năng.
- Tự tin, bản lĩnh trong hội nhập.
27
2. Cụ thể hóa hành động theo 10 tiêu chí sau:
- Sẵn sàng giới thiệu về lịch sử, truyền thống của quê hương, đất nước Việt Nam với bạn bè
trong và ngoài nước.
- Sẵn sàng đảm nhận những việc khó, việc mới.
- Sẵn sàng giúp đỡ người già, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Xung kích tham gia các hoạt động tình nguyện.
- Xung kích xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, phòng chống tệ nạn xã hội.
- Xung kích bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thường xuyên chấp hành pháp luật.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
- Thường xuyên vận động thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Đội. Giới
thiệu được thanh niên vào tổ chức Đoàn.

III. QUY TRÌNH TRIỂN KHAI:

1. Đối với Liên chi đoàn:


1.1. Bước 1: Hướng dẫn, triển khai
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình triển khai đăng ký, tổ chức thực hiện và các
phương pháp đánh giá việc thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên cho Ban Chấp hành các
Chi đoàn.
* Thời gian hoàn thành việc đăng ký: trước ngày 15/10 hàng năm
* Thời gian hoàn tất và đánh giá kết quả: trước ngày 01/5 hàng năm

1.2. Bước 2: Tổ chức thực hiện


- Hướng dẫn Chi đoàn tổ chức triển khai, định hướng các loại tài liệu để Chi đoàn chủ
động sưu tầm và tìm hiểu, giúp đoàn viên thực hiện nội dung 05 tiêu chí rèn luyện như tọa đàm,
diễn đàn thanh niên, thi hái hoa dân chủ theo các chủ đề, thông qua các Trang thông tin điện tử,
các diễn đàn trên internet, mạng xã hội, nhật ký điện tử…
- Thành lập các câu lạc bộ, đội nhóm thanh niên tình nguyện ở cơ sở và tổ chức thực
hiện có chất lượng các công trình, phần việc thanh niên, qua đó tạo môi trường cho đoàn viên
tham gia thực hiện theo các tiêu chí đã đăng ký;
- Thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên, kịp thời
tháo gỡ khó khăn và chấn chỉnh việc triển khai thực hiện ở các Chi đoàn;
- Tạo điều kiện và động lực khuyến khích đoàn viên tự rèn luyện, tích cực học tập nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức Đoàn, Hội,
Đội, tích cực tham gia các hoạt động Đoàn tại nơi cư trú.

1.3. Bước 3: Kiểm tra, đánh giá


Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Chi đoàn trong việc triển khai thực hiện Chương trình
rèn luyện đoàn viên, theo dõi tình hình đăng ký và thực hiện việc rèn luyện của đoàn viên
(thông qua việc trực tiếp tham dự các hoạt động hoặc kiểm tra sổ sách, các biểu mẫu liên quan

28
đến việc thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên). Đánh giá kết quả triển khai thực hiện
Chương trình rèn luyện đoàn viên của Chi đoàn theo định kỳ 06 tháng, 01 năm

2. Đối với Chi đoàn, Chi đoàn trực thuộc:


2.1. Bước 1: Triển khai
Tổ chức sinh hoạt Chi đoàn quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của Chương trình rèn
luyện đoàn viên, gợi ý, hướng dẫn đoàn viên các nội dung rèn luyện phù hợp với trình độ và
khả năng của đoàn viên để đăng ký theo các nội dung tiêu chí rèn luyện và hành động và các
hành động gắn với cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”.
2.2. Bước 2: Đăng ký
- Ban Chấp hành Chi đoàn, Chi đoàn cơ sở tùy tình hình thực tế tại đơn vị có các hình
thức tổ chức cho đoàn viên đăng ký. Khuyến khích các hình thức triển khai, đăng ký sáng tạo,
phù hợp với tình hình tại đơn vị (có thể triển khai đăng ký bằng sổ, bằng phiếu trực tiếp hoặc
qua mạng), tuy nhiên phải đảm bảo theo nguyên tắc sau: Mỗi đoàn viên phải tự đăng ký thực
hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên, có giải pháp thực hiện cụ thể theo những tiêu chí rèn
luyện và hành động, Chi đoàn có trách nhiệm thẩm định nội dung đăng ký, định hướng, đôn
đốc nhắc nhở và kiểm tra, đánh giá công nhận kết quả thực hiện của mỗi đoàn viên.
- Ban Chấp hành Chi đoàn tổng hợp và lưu giữ các phiếu hoặc sổ đăng ký rèn luyện của
đoàn viên một cách cẩn thận để theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện của đoàn viên, có thể
thiết kế để treo bản đăng ký của từng đoàn viên tại vị trí trang trọng, nơi thường xuyên diễn ra
sinh hoạt của Chi đoàn để tạo động lực và nâng cao ý thức rèn luyện của mỗi đoàn viên.
- Các nội dung rèn luyện đều phải đảm bảo yêu cầu phấn đấu của mỗi đoàn viên, nhưng
cần vừa sức, trên cơ sở có sự thống nhất với đoàn viên. Trong trường hợp đoàn viên chưa tự đề
ra nội dung rèn luyện phù hợp thì Ban Chấp hành Chi đoàn cần hướng dẫn gợi ý.

2.3. Bước 3: Hỗ trợ thực hiện


Ban Chấp hành Chi đoàn cung cấp tài liệu, tổ chức sinh hoạt và các hoạt động khác
nhằm tạo môi trường và điện kiện để giúp đoàn viên thực hiện nội dung rèn luyện đã đăng ký.
Định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, Ban Chấp hành Chi đoàn cần trao đổi với đoàn viên về các
nội dung rèn luyện để động viên, nhắc nhở, giúp đỡ đoàn viên thực hiện tốt các nội dung đã
đăng ký. Ban Chấp hành Chi đoàn phân công các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn
theo dõi, hướng dẫn các đoàn viên để đạt hiệu quả cao trong thực hiện Chương trình rèn luyện
đoàn viên.

2.4. Bước 4: Kiểm tra và đánh giá công nhận


Ban Chấp hành Chi đoàn tổ chức kiểm tra đánh giá và công nhận kết quả rèn luyện của
đoàn viên trong từng giai đoạn 06 tháng, 01 năm.
Mỗi nội dung đăng ký có thang điểm từ 01 đến 10 điểm. Tuỳ theo mức độ hoàn thành,
đoàn viên sẽ tự chấm ở mức điểm phù hợp. Ban Chấp hành Chi đoàn đánh giá kết quả rèn
luyện của đoàn viên theo các nội dung đã đăng ký và thực hiện, tiến hành phân tích chất lượng
đoàn viên và gởi kết quả về Đoàn cấp trên

3. Đối với đoàn viên:


3.1. Bước 1: Đăng ký
29
- Mỗi đoàn viên chủ động đăng ký, rèn luyện theo các tiêu chí với các chủ đề, chủ điểm,
các hoạt động phong trào theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Chi đoàn ở mỗi giai đoạn nhất
định.
- Mỗi đoàn viên thực hiện phiếu đăng ký nội dung thực hiện theo định hướng và gợi ý
của Đoàn cơ sở và Ban Chấp hành Chi đoàn (lưu ý: đoàn viên phải lưu lại nội dung đã đăng ký
để theo dõi quá trình rèn luyện và phải gửi cho Ban Chấp hành Chi đoàn để theo dõi theo quy
định). Mỗi nội dung đăng ký phải đề ra giải pháp thực hiện trong năm.

3.2. Bước 2: Rèn luyện


- Chủ động thực hiện theo các nội dung đã đăng ký bằng những việc làm cụ thể như
tham gia các hoạt động theo các tổ, nhóm, câu lạc bộ thanh niên, tham gia các hoạt động, các
nội dung công tác do Ban Chấp hành Chi đoàn phân công, hoặc các công trình, phần việc thanh
niên do Đoàn, Hội tổ chức.
- Thực hiện tốt các quy định sinh hoạt của Chi đoàn, tự giác rèn luyện, phấn đấu trong
học tập, lao động, công tác, tích cực vận động thanh niên tham gia các hoạt động của Đoàn,
Hội, Đội, bồi dưỡng, giới thiệu thanh niên tiên tiến vào Đoàn.
- Chủ động trao đổi ý kiến với các đoàn viên trong Chi đoàn hoặc đề nghị Ban Chấp
hành Chi đoàn giúp đỡ để thực hiện các nội dung đã đăng ký rèn luyện.

3.3. Bước 3: Tự đánh giá kết quả thực hiện


- Đoàn viên đánh giá mức độ rèn luyện các nội dung đã đăng ký, báo cáo kết quả thực
hiện từng tiêu chí rèn luyện và hành động, lượng hoá bằng điểm theo thang điểm từ 1 – 10,
cộng kết quả về rèn luyện và hành động để đánh giá mức độ hoàn thành Chương trình Rèn
luyện đoàn viên.
- Đoàn viên gởi kết quả tự nhận xét về Ban Chấp hành Chi đoàn. Ban Chấp hành Chi
đoàn họp để nhận xét từng đoàn viên, tổ chức họp Chi đoàn để đánh giá thực hiện Chương
trình rèn luyện đoàn viên và tiến hành phân tích chất lượng đoàn viên đối với mỗi đoàn viên
trong Chi đoàn (có thể bỏ phiếu kín). Kết quả đánh giá thực hiện chương trình rèn luyện đoàn
viên đồng thời là kết quả phân tích chất lượng đoàn viên theo hướng dẫn số 09 – HD/TV ngày
17/3/2009 của Ban Thường vụ Thành Đoàn, cụ thể như sau:
- Đoàn viên xuất sắc: Phải thực hiện Chương trình Rèn luyện đoàn viên đạt từ 85%
tổng số điểm trở lên đối với các nội dung đã đăng ký thực hiện và đảm bảo những tiêu chuẩn cụ
thể của đoàn viên xuất sắc theo tinh thần hướng dẫn số 09 – HD/TV ngày 17/3/2009 của Ban
Thường vụ Thành Đoàn
- Đoàn viên Khá: Phải thực hiện Chương trình Rèn luyện đoàn viên đạt từ 70% tổng số
điểm trở lên đối với các nội dung đã đăng ký thực hiện và đảm bảo những tiêu chuẩn cụ thể của
đoàn viên khá theo tinh thần hướng dẫn số 09 – HD/TV ngày 17/3/2009 của Ban Thường vụ
Thành Đoàn
- Đoàn viên Trung bình: Phải thực hiện Chương trình Rèn luyện đoàn viên đạt từ 50%
tổng số điểm trở lên đối với các nội dung đã đăng ký thực hiện và đảm bảo những tiêu chuẩn cụ
thể của đoàn viên trung bình theo tinh thần hướng dẫn số 09 – HD/TV ngày 17/3/2009 của Ban
Thường vụ Thành Đoàn
- Đoàn viên Yếu: Thực hiện Chương trình Rèn luyện đoàn viên đạt dưới 50% tổng số
điểm đối với các nội dung đã đăng ký thực hiện, hoặc đoàn viên thiếu ý thức, không đăng ký
30
thực hiện Chương trình RLĐV và có những biểu hiện theo tiêu chuẩn cụ thể của đoàn viên yếu
theo tinh thần hướng dẫn số 09 – HD/TV ngày 17/3/2009 của Ban Thường vụ Thành Đoàn.

Bên cạnh đó, Ban Chấp hành Chi đoàn có thể áp dụng thang điểm cộng, thang điểm trừ
nhằm giáo dục, khuyến khích đoàn viên trong một số điều kiện, cụ thể như sau:
- Điểm cộng: đối với những đoàn viên có thành tích vượt bậc trong học tập, lao động,
công tác, rèn luyện, đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở… thì được cộng thêm tối đa là 10 điểm
trên tổng số điểm thực hiện Chương trình RLĐV của từng đoàn viên
- Điểm trừ: đối với những đoàn viên vi phạm quy chế, quy định cơ quan, đơn vị, vi
phạm quy chế học tập, thi cử; không tham gia sinh hoạt đoàn, bị các hình thức kỷ luật khác thì
trừ điểm tối đa là 10 điểm trên tổng số điểm thực hiện Chương trình RLĐV của từng đoàn viên
Trên đây là hướng dẫn thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên năm học 2010 –
2011. Ban Thường vụ Đoàn trường đề nghị Ban chấp hành các liên chi đoàn trực thuộc Đoàn
trường nghiêm túc triển khai thực hiện đến tận Chi đoàn, đoàn viên.

TM. BAN THƢỜNG VỤ ĐOÀN TRƢỜNG


PHÓ BÍ THƯ
(Đã ký)
Trƣơng Phƣớc Hƣng
Nơi nhận:
-Đảng ủy – BGH (báo cáo);
-Phòng CTSV, BCN các khoa (phối hợp thực
hiện);
-Các ban đoàn trường (thực hiện);
-Cơ sở đoàn, chi đoàn CBT (thực hiện);
-VP (lưu).

31
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH Mẫu: 02/BTV
BCH TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
--0o0-- Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
KHOA ……………, LỚP ………….
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐOÀN VIÊN/ HỘI VIÊN
NĂM HỌC 2010-2011
Họ và tên : ……………………… MSSV: ……………... CMND: ……………. Nam Nữ
Ngày sinh: …………… Dân tộc …………. Tôn giáo ………… Đoàn viên: Có Không
Điện thoại: ……………………………………… Email: ………………………………………
Nơi ở hiện nay: ……………………………………………………………………………………
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………
Tự xếp loại Đoàn viên: Xuất sắc Khá TB Yếu Điểm tự đánh giá ……...
BCH CHI ĐOÀN

BCH đánh giá: Xuất sắc Khá TB Yếu


DÀNH CHO

Chi đoàn biểu quyết: Xuất sắc Khá TB Yếu Điểm ……...
GHI

Ghi chú: .....................................................................................................................................................


.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
1. QUY TRÌNH, HƢỚNG DẪN CHUNG
Phiếu đánh giá Đoàn viên/Sinh viên phục vụ:
- Đánh giá chương trình rèn luyện Đoàn viên nhằm phân tích chất lượng Đoàn viên cuối năm của
tổ chức Đoàn.
- Đánh giá điểm rèn luyện sinh viên của phòng Công tác Sinh viên (dự kiến)
- Điểm trừ của mục 2.1.3 sẽ được tính vào điểm trừ của tổng điểm sau khi đã làm tròn đến 100
(tổng tối đa là 100 điểm)
- Trong quá trình thực hiện, Ban thường vụ đoàn trường có thể sẽ điều chỉnh nội dung và điểm số
1.1. Phân loại
1.1.1. Đoàn viên xuất sắc/ sinh viên tốt:
- Được Chi Đoàn công nhận có điểm rèn luyện loại tốt (trên 80), điểm học tập HK1 năm học 2010 –
2011 trên 6.5
- Chủ động tham gia tích cực, đầy đủ các hoạt động Đoàn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được
phân công. Có nhiều sáng kiến góp phần xây dựng Chi Đoàn.
- Tích cực tuyên truyền vận động thanh niên tham gia các chương trình hành động của Đoàn.
- Gương mẫu trong sinh hoạt Chi Đoàn.
- Chấp hành tốt các quy định của nhà trường, không vi phạm pháp luật của nhà nước.
1.1.2. Đoàn viên/ sinh viên khá:
- Được Chi Đoàn công nhận có điểm rèn luyện loại khá trở lên (trên 70) và điểm học tập HK1 năm
học 2010 – 2011 trên 5.0
- Tham gia các hoạt động Đoàn tại Chi Đoàn, hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
- Thường xuyên tham gia sinh hoạt Chi Đoàn.
- Chấp hành các quy định của nhà trường, không vi phạm pháp luật của nhà nước.

32
1.1.3. Đoàn viên/ sinh viên trung bình:
- Được Chi Đoàn công nhận có điểm rèn luyện loại trung bình trở lên (không nhỏ hơn 50).
- Có ý thức tham gia các hoạt động Đoàn tại đơn vị học tập.
- Chấp hành các quy định của nhà trường, không vi phạm pháp luật của nhà nước.
1.1.4. Đoàn viên/ sinh viên yếu:
- Có điểm rèn luyện đạt dưới điểm trung bình (dưới 50) hoặc không tham gia phân loại Đoàn viên
- Không tham gia sinh hoạt Chi Đoàn, thiếu ý thức tham gia hoạt động Đoàn.
- Vi phạm pháp luật của nhà nước, nội quy của nhà trường.
1.1.5. Các trường hợp đặc thù: cán bộ đoàn là đoàn viên xuất sắc phải đảm bảo các yêu cầu
- Trung thực trong báo cáo số liệu
- Trung trong công tác tài chính
2. CÁC SỐ LIỆU CƠ BẢN
2.1. Thực hiện đánh giá rèn luyện theo 5 tiêu chí sau:
2.1.1. Giàu lòng yêu nƣớc, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa (tối đa 25 điểm)

STT Các hoạt động Điểm Tự đánh Chi đoàn


tối đa giá đánh giá
1 Tham gia lớp chuyên đề “Xây dựng Đảng ta trong sạch vững 2
mạnh, là đạo đức, là văn minh”
2 Tham gia sinh hoạt chi đoàn chủ điểm (3điểm/ đợt) 6
- Đợt 1: Tiếp bước truyền thống, xây dựng tương lai.
- Đợt 2: Tự hào người đoàn viên TNCSHCM
3 Tham gia cuộc thi “Dân ta phải biết sử ta” 3
4 Tham gia chương trình “Thanh niên thành phố vì biên giới – 2
hải đảo” của Thành đoàn
5 Tham gia “Hành trình đến với bảo tàng” 3
6 Tham gia đêm hội văn hóa (sinh nhật Đoàn) 2
7 Cuộc thi “Sáng mãi tên Người” lần II của ĐHQG
- Tham gia 4
- Đạt giải 10
8 Cuộc thi “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” lần VI của Thành Đoàn
- Tham gia 4
- Đạt giải 10
9 Tham gia buổi chiếu phim về Bác, buổi sinh hoạt chuyên đề 2
định hướng cho sinh viên – trí thức trẻ
10 Hưởng ứng và tham gia phong trào “Chào cờ với lòng yêu 2
nước”
11 Tham gia đầy đủ các lớp học có nội dung khoa học cơ bản 2
Lịch sử Đảng, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lenin.
12 Tham gia tích cực diễn đàn online trên chuyên mục website 6
Đoàn trường để sinh viên bày tỏ ý kiến như: những ngày lịch
sử, đọc và suy ngẫm, cảm xúc sinh viên, … (2 điểm/ bài)
2.1.2. Đoàn kết, thân ái, vì cộng đồng (tối đa 30 điểm)

STT Các hoạt động Điểm Tự đánh Chi đoàn


tối đa giá đánh giá
33
1 Đón tân sinh viên 2
2 Tham gia Xuân tình nguyện 4
3 Tham gia Tiếp sức mùa thi
- Chiến sỹ tình nguyện 5
- Chiến sỹ giỏi 8
4 Tham gia Mùa hè xanh
- Chiến sỹ tình nguyện 5
- Chiến sỹ giỏi 8
- Đội trưởng xuất sắc 12
5 Tham gia các hoạt động: hiến máu nhân đạo, ủng hộ đồng 6
bào thiên tai, chủ nhật xanh, thăm các gia đình chính sách
(mỗi hoạt động 2 điểm/ lần)
6 Tham gia chương trình “Tiếp lửa” (mỗi lần 2 điểm) 6
7 Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chi đoàn 2
Vắng không có lý do chính đáng (-2điểm/lần)
8 Tham gia nhóm học tập “The Best Group” 2
9 Đạt các danh hiệu, giải thưởng do các cấp bộ Đoàn tuyên 10
dương hàng năm như:
- Gương sáng trường ĐH CNTT
- Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
- Sinh viên 5 tốt
- Danh hiệu The Best Group
- Cán bộ trẻ tiêu biểu ĐHQG, cấp Thành

2.1.3. Sống văn hóa, tuân thủ pháp luật (tối đa 15 điểm)

STT Các hoạt động Điểm Tự đánh Chi đoàn


tối đa giá đánh giá
1 Tham gia các buổi phổ biến pháp luật (2 điểm/ lần) 6
2 Thực hiện văn hóa học đường (Vi phạm: -2 điểm/lần) -6
- Không đi học đúng giờ, trang phục nghiêm túc
- Không đeo thẻ sinh viên khi đi học.
- Không giữ thái độ hòa nhã với bạn bè, thầy cô trong
trường
- Không có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp …
3 Thực hiện văn hóa giao thông (đội mũ bảo hiểm khi tham -6
gia giao thông, không chở ba, không vi phạm luật giao
thông,…) (vi phạm: - 2 điểm/lần)
4 Vi phạm quy chế sinh viên (quay bài, đánh nhau, vi phạm -4
luật giao thông bị gửi giấy về trường,…) (vi phạm: -2
điểm/lần)
5 Tham gia diễn đàn “Văn hóa giao thông”, tham gia viết bài 8
về những hình ảnh xấu, đẹp trong việc tham gia giao thông
(2 điểm/ bài)
6 Tham gia cuộc thi tìm hiểu về Pháp luật của ĐHQG
- Tham gia 4
- Đạt giải 8
34
7 Là cán bộ đoàn, cán bộ hội SV, cán sự lớp hoàn thành tốt
nhiệm vụ (chỉ dành cho cán bộ)
- Dưới 50% đồng ý -3
- Trên 60% đồng ý 2
- Trên 80% đồng ý 4

2.1.4. Tự tin, bản lĩnh trong hội nhập (tối đa 15 điểm)

STT Các hoạt động Điểm Tự đánh Chi đoàn


tối đa giá đánh giá
1 Phấn đấu đạt các chứng chỉ Anh văn (hoặc ngoại ngữ khác 5
có chứng chỉ tương đương)
- Chứng chỉ B Quốc gia (đối với sinh viên năm 2)
- TOEFL 400 (đối với sinh viên năm 3)
- TOEFL 450 (đối với sinh viên năm 4)
2 Tham gia “Tuần lễ sách” và “Văn hóa đọc” (2 điểm/ lần) 4
3 Tham gia buổi giới thiệu về “Phương pháp học tập bậc đại 3
học”
4 Tham gia lớp kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành xã hội cho 8
sinh viên (2 điểm/ lần)
5 Tham gia vào các hoạt động của CLB học thuật (2 điểm/ 6
lần) (không tính các cuộc thi học thuật lớn)

2.1.5. Giàu tri thức, có sức khỏe, kỹ năng (tối đa 20 điểm)

STT Các hoạt động Điểm Tự đánh Chi đoàn


tối đa giá đánh giá
1 Tham gia các hoạt động học thuật, NCKH (ITI Cup, Thách
thức, Robot, Olympic Tin học, Imagine Cup, cuộc thi SV
nghiên cứu khoa học lần 1, cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo sinh
viên ĐHQG”)
- Tham gia (hoạt động do Đoàn trường, ĐHQG, Thành 3
đoàn tổ chức)
- Đạt giải 8
- Đạt giải cấp quốc gia, quốc tế 12
2 Tham gia ngày hội “Thanh niên khỏe” – có giấy chứng nhận 4
3 Tham gia hội thi “Tiếng hát sinh viên ĐHQG” 5
4 Hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 5
5 Hội trại khoa
- Tham gia 2
- BTC 5
6 Hội thao ĐH CNTT
- Tham gia 2

35
- BTC, đạt giải 5
7 Tham gia vào các hoạt động của CLB văn nghệ, CLB thể 6
thao (cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,…) (2 điểm/ lần)

2.2. Điểm do khoa, chi đoàn quy định (tối đa 10 điểm):

Các hoạt động của Liên chi đoàn khoa phải được đoàn trường công nhận kế hoạch, và có báo cáo
kết quả sau khi hoạt động diễn ra
STT Các hoạt động Điểm Tự đánh Chi đoàn
tối đa giá đánh giá
1
2
3
4
5

3. TỰ ĐÁNH GIÁ:
3.1. Ƣu điểm
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
3.2. Khuyết điểm
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
3.3. Kiến nghị đề xuất
Đồng chí cho biết ý kiến của mình về các hoạt động Đoàn tại Chi Đoàn, Liên Chi Đoàn, Đoàn Trường
trong thời gian qua? Theo các đồng chí thì cần những hoạt động nào cho phù hợp và hiệu quả?
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
TM. BAN CHẤP HÀNH CHI ĐOÀN
BÍ THƯ Người tự đánh giá
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)

------------------------------------------------------------------
Xác nhận của Liên chi Đoàn khoa
BÍ THƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)

36
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
*** TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 8 năm 2010
Số: /HD-ĐTN
HƢỚNG DẪN
Tổ chức sinh hoạt chủ điểm tháng 9, 10/2010
chủ đề “Tiếp bƣớc truyền thống, xây dựng tƣơng lai”
_________
Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2010 và Kế
hoạch số 43/KH-ĐTN ngày 21/7/2010 về tổ chức hoạt động kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng
Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2010) và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2010), chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội,
Thực hiện theo Hướng dẫn số 14/HD-ĐTN ngày 05/8/2010 của Ban thường vụ Thành
đoàn về tổ chức sinh hoạt chủ điểm tháng 9, 10/2010
Ban Thường vụ Đoàn trường hướng dẫn cơ sở Đoàn tổ chức sinh hoạt chủ điểm tháng 9,
10/2010 như sau:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
- Sinh hoạt chi Đoàn chủ điểm là một phương thức giáo dục chính trị tư tưởng, một hình
thức sinh hoạt chi Đoàn có chủ đề cho đoàn viên nhằm thống nhất nhận thức trong đoàn viên
về một vấn đề tư tưởng theo định hướng của Đoàn cấp trên hoặc các vấn đề thời sự chính trị, xã
hội được nhiều đoàn viên quan tâm; thống nhất về mục đích, ý nghĩa, nội dung và phương pháp
tổ chức một hoạt động chi Đoàn trong một đợt hoạt động lớn của toàn Đoàn.
- Yêu cầu đặt ra trong sinh hoạt chủ điểm là phải tạo được sự trao đổi thông tin trong chi
Đoàn, tránh thông tin một chiều. Buổi sinh hoạt chủ điểm phải đạt được sự thống nhất để đi
đến hành động, vì vậy, Ban Chấp hành chi Đoàn phải có kết luận cụ thể đối với từng nội dung
được trao đổi, thảo luận trong buổi sinh hoạt.
- Đối tượng tham gia sinh hoạt chủ điểm là đoàn viên đang sinh hoạt tại chi Đoàn.
II. NỘI DUNG:
- Tìm hiểu truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử 1.000 năm dựng nước và giữ
nước, tiêu biểu là lịch sử 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; truyền thống hơn 300 năm Sài Gòn
– Gia Định – TP.Hồ Chí Minh. Qua đó phát huy truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ
nguồn, truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng tự hào, tự tôn
dân tộc; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
- Tìm hiểu lịch sử địa phương, đơn vị. Xác định vị trí, vai trò của đoàn viên, thanh niên
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, phát huy truyền thống yêu nước, cách
mạng kiên cường, bất khuất của các thế hệ đoàn viên, thanh niên; nêu cao lòng tự hào về truyền
thống cách mạng, ý chí quyết tâm xây dựng thành phố, đất nước giàu đẹp, văn minh.

37
- Khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ, xác định trách nhiệm, ý thức của đoàn viên,
thanh niên trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển thành phố, trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
III. PHƢƠNG THỨC TỔ CHỨC:
1. Công tác chuẩn bị:
- Ban Chấp hành chi Đoàn xây dựng chương trình sinh hoạt chi đoàn chủ điểm
- Ban Chấp hành chi Đoàn có buổi hội ý, thảo luận và thống nhất về nội dung, thời gian,
địa điểm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Ủy viên Ban Chấp hành chi Đoàn phụ trách
các công việc cụ thể và điều khiển chương trình sinh hoạt để đảm bảo cho sinh hoạt chi Đoàn
chủ điểm diễn ra thành công.
- Ban Chấp hành chi Đoàn báo cáo xin ý kiến cấp ủy đảng (nếu có), Liên chi đoàn trước
khi tổ chức sinh hoạt chi Đoàn chủ điểm.
- Ban Chấp hành chi Đoàn thông báo trước cho đoàn viên chi Đoàn biết về thời gian, địa
điểm và phổ biến trước chủ đề, nội dung của buổi sinh hoạt chi Đoàn cho đoàn viên chuẩn bị.
2. Tổ chức sinh hoạt:
- Ổn định tổ chức (nên kết hợp các hình thức sinh hoạt tập thể như: băng reo, trò chơi
nhỏ, múa hát tập thể, văn nghệ…).
- Nêu chủ đề, nội dung, mục đích, yêu cầu của buổi sinh hoạt.
- Nội dung chương trình sinh hoạt chi Đoàn chủ điểm:
+ Tuyên bố lý do – Giới thiệu đại biểu, nêu chủ đề sinh hoạt chi Đoàn.
+ Chiếu phim tư liệu, slide hình ảnh hoặc biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
+ Đoàn viên, thanh niên tọa đàm, phát biểu, thảo luận, trao đổi ý kiến, cảm nhận, suy
nghĩ. Trong đó chú ý gợi ý đoàn viên đề ra các giải pháp cụ thể để quyết tâm hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp (đối
với sinh viên nhiệm vụ chính trị là nâng cao chất lượng học tập và sinh hoạt, đối với cán bộ trẻ
là nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm và phong trào “3 trách nhiệm” theo hướng dẫn số
13/HD-ĐTN ngày 14/7/2010 của Ban thường vụ thành đoàn)
+ Đúc kết nội dung buổi sinh hoạt chi Đoàn chủ điểm, trao đổi các nội dung cần thực
hiện, các công trình, phần việc của chi Đoàn.
* Lưu ý: Khi sinh hoạt chi Đoàn chủ điểm cần kết hợp các hình thức minh họa như thực
hiện các slide chiếu, triển lãm hình ảnh, thực hiện đoạn phim ngắn, chiếu phim tư liệu, xem
sách tư liệu về truyền thống.
- Ban chấp hành chi Đoàn tổ chức sinh hoạt theo chương trình đã đề ra. Tùy theo tình
hình thực tế của đơn vị, Ban Chấp hành chi Đoàn có thể chủ động lựa chọn một trong các hình
thức sau để tổ chức sinh hoạt chi Đoàn chủ điểm:
+ Tổ chức nghe nói chuyện chuyên đề: Ban Chấp hành chi Đoàn mời báo cáo viên đến
nói chuyện với đoàn viên về các chủ đề nêu trên, sau đó tổ chức cho đoàn viên viết bài thu
hoạch, cảm nhận, đánh giá kết quả, xem đây như là một giải pháp rèn luyện đoàn viên về mặt
nhận thức. Lưu ý: Báo cáo viên có thể là các đồng chí cách mạng lão thành, cựu chiến binh, các
38
nhà nghiên cứu, các đồng chí cấp ủy Đảng tại chi bộ phụ trách, lãnh đạo chính quyền, cán bộ
Đoàn cấp trên.
+ Tổ chức tọa đàm, thảo luận trong chi Đoàn về các nội dung nêu trên. Lưu ý: Yêu cầu
mỗi đoàn viên trước khi tham gia sinh hoạt cần chuẩn bị nội dung tham luận, ý kiến phát biểu
về nội dung sinh hoạt.
- Báo cáo kết quả sinh hoạt chi Đoàn với cấp ủy Đảng (nếu có), cấp liên chi đoàn.
- Bên cạnh việc tổ chức sinh hoạt chi Đoàn chủ điểm, các chi Đoàn có thể lồng ghép
hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động khác như:
+ Tổ chức các hội thi trong chi Đoàn (thi đố vui, trắc nghiệm kiến thức, thi thuyết trình,
viết bài cảm nhận, sưu tầm hình ảnh…): có thể hưởng ứng những cuộc thi do Đoàn cấp trên tổ
chức, hoặc liên kết, phối hợp với các đơn vị khác để tổ chức hội thi.
+ Tổ chức các hoạt động tham quan, giao lưu: Tùy theo điều kiện của chi Đoàn, có thể
tổ chức tham quan các di tích lịch sử, văn hóa nhằm gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, mang lại
một cái nhìn trực quan sinh động trong việc tổ chức sinh hoạt chi Đoàn chủ điểm.
+ Tổ chức các diễn đàn, đề xuất, hiến kế, trao đổi các giải pháp góp phần tháo gỡ những
khó khăn tại đơn vị, địa phương.
3. Tƣ liệu sinh hoạt:
- Đề cương tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám thành
công (19/8/1945 – 19/8/2010) và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
(02/9/1945 – 02/9/2010), chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội (Website đoàn
trường, địa chỉ http://www.uit.edu.vn/doantn; mục “Giới thiệu/Lịch sử truyền thống/Đề cương
tuyên truyền).
- DVD hướng dẫn sinh hoạt chi Đoàn chủ điểm: “Tiếp bước truyền thống, xây dựng
tương lai” do Truyền hình Thanh niên thực hiện (dự kiến phát hành vào ngày 20/8/2010).
- Các tư liệu như sách, báo, hình ảnh, các mô hình, giải pháp… hiệu quả, sáng tạo qua
các thời kỳ của công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại đoàn trường. Các cơ sở đoàn tổng
hợp danh sách yêu cầu của chi đoàn gửi về văn phòng đoàn trường để được hỗ trợ.
Trên đây là hướng dẫn của Ban Thường vụ Đoàn trường về việc tổ chức sinh hoạt chi
Đoàn chủ điểm tháng 9,10/2010 kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám thành công
(19/8/1945 – 19/8/2010) và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
(02/9/1945 – 02/9/2010), chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Ban Thường
vụ Đoàn trường đề nghị các cơ sở Đoàn trực thuộc đoàn trường nghiêm túc thực hiện đợt sinh
hoạt chính trị này.

TM. BAN THƢỜNG VỤ ĐOÀN TRƢỜNG


PHÓ BÍ THƯ
(Đã ký)
Trƣơng Phƣớc Hƣng

39
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
***
Số: /KH-ĐTN

KẾ HOẠCH
Tổ chức phong trào Sinh viên nghiên cứu khoa học
Trƣờng ĐH Công nghệ thông tin lần 1

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:


1. Mục đích:
- Tạo sân chơi trí tuệ cho sinh viên nhà trường, qua đó nâng cao vị thế và uy tín của Đại học
Công Nghệ Thông Tin với xã hội.
- Tạo động lực kích thích phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học và ứng dụng kiến thức
vào thực tiễn.
- Tạo nguồn đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng cho các thế hệ sinh
viên khóa tuyển sau.
2. Yêu cầu:
- Công tác tổ chức nghiêm túc, đảm bảo khoa học, chính xác.
- Thông tin tuyên truyền sâu, rộng trong sinh viên nhà trường.
- Có sự hỗ trợ từ Ban giám hiệu, lãnh đạo các khoa và tập thể giáo viên trẻ của nhà trường.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG THAM GIA:
1. Thời gian – địa điểm:
- Cuộc thi gồm 3 giai đoạn, kéo dài từ ngày 31/8/2010 đến hết ngày 01/05/2011.
- Phát và nhận hồ sơ đăng ký đề tài tại văn phòng Đoàn trường đến hết ngày 01/11/2010.
2. Đối tƣợng tham gia:
- Sinh viên hệ chính quy tập trung.
- Sinh viên chương trình tiên tiến, Cử nhân tài năng.
- Sinh viên hệ đào tạo từ xa.
3. Hình thức:
- Sinh viên có thể đăng ký theo nhóm (tối đa 3 Sinh viên) hoặc cá nhân.
- Sinh viên điền đầy đủ vào mẫu phiếu đăng ký (nhận tại văn phòng Đoàn hoặc tải trên
website: http://www.uit.edu.vn/doantn mục Văn bản/Nghiên cứu khoa học) và nộp lại văn
phòng Đoàn.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
- Sinh viên đăng ký đề tài tự do (không hạn chế số lượng đề tài). Khi đăng ký tham gia sinh
viên sẽ nhận được giấy chứng nhận tham gia cuộc thi
- Cuộc thi trải qua 3 giai đoạn: Từ giai đoạn 2 và 3 sinh viên phải trình bày kết quả nghiên
cứu đạt được trước Tiểu ban khoa học của cuộc thi. Nếu được tiểu ban thông qua, sinh viên
được cấp vốn tương ứng để tiếp tục triển khai dự án của mình trong giai đoạn tiếp theo. Nếu
40
tiểu ban không thông qua, sinh viên sẽ không được cấp vốn nhưng vẫn có cơ hội tự tham gia
vòng tiếp theo. Hội đồng khoa học sẽ chấm điểm để trao giải Sinh viên Nghiên cứu khoa học.
- Sinh viên dừng lại tại mỗi giai đoạn sẽ được nhận giải thưởng tương ứng của giai đoạn
trước đó và chỉ nhận được 01 giải thưởng cao nhất tính đến giai đoạn dừng lại. Cụ thể:
1. Giai đoạn 1: Sơ tuyển
- Ban tổ chức tổ chức các seminar về “Ý tưởng sáng tạo”, về “Patent”, seminar “Hướng dẫn
viết bài báo khoa học”, seminar “Cách làm việc nhóm”, seminar Công nghệ Microsoft, …
- Tiểu ban khoa học phản biện đề tài, chấm điểm và ra quyết định có cấp vốn hay không.
- Vượt qua giai đoạn này BTC sẽ cấp vốn 400.000 đồng/ đề tài.
2. Giai đoạn 2: “Ý tƣởng sáng tạo sinh viên”
- Tất cả đề tài vào vòng Ý tưởng sáng tạo sinh viên đều được BTC hỗ trợ đăng ký bản quyền
ý tưởng.
- Sinh viên tiếp tục thực hiện đề tài đã đăng ký.
- Sinh viên được phép xin tổ chức một buổi seminar trình bày ý tưởng cho toàn sinh viên
trường.
- Tiến hành các bước thử nghiệm, xử lý dữ liệu để chứng minh tính khả thi và khả năng ứng
dụng của đề tài trước Tiểu ban khoa học, gồm: demo chương trình, báo cáo khoảng 10 trang,
slides trình bày trước tiểu ban trong 10 phút.
- BTC chọn ra 10 đề tài được vào giai đoạn 3 dựa trên kết quả chấm điểm của Tiểu ban khoa
học . Đề tài vượt qua giai đoạn này BTC sẽ cấp vốn 700.000 đồng/ đề tài.
- Đề tài không vượt qua được giai đoạn 2 sẽ xem xét được trao chứng nhận “Ý tưởng sáng
tạo sinh viên UIT” và vẫn được phép tham gia giai đoạn 3.
3. Giai đoạn 3: “Sinh viên nghiên cứu khoa học”
- Sinh viên hoàn tất chương trình, hoàn tất báo cáo và hoàn tất slides (tối đa 20 slides) trình
bày trước hội đồng khoa học để bảo vệ đề tài.
- BTC căn cứ vào kết quả chấm đề tài, xét đề nghị của Hội đồng khoa học cuộc thi và trao
giải thưởng mang tên “Sinh viên Nghiên cứu khoa học”.
IV.QUI ĐỊNH ĐỀ TÀI:
1. Phạm vi ý tƣởng dự thi:
Nội dung là các ý tưởng phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Trƣờng và xã
hội cụ thể là địa bàn TpHCM bằng công nghệ thông tin. Ý tưởng dự thi thuộc lĩnh vực
Công Nghệ Thông Tin, phục vụ cho các mặt sau:
 Phát triển kinh tế
 Giáo dục đào tạo
 Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
 Môi trường sinh thái
 Giao thông đô thị
2. Yêu cầu của ý tƣởng dự thi:
 Ý tưởng dự thi cần có tính thời sự, tính khoa học và có thể ứng dụng vào công cuộc phát
triển kinh tế xã hội. Có quan tâm đến tính khả thi của ý tưởng dự thi.
41
 Ý tưởng dự thi chưa từng đoạt giải ở các cuộc thi khác, chưa từng được triển khai và không
được sao chép bất kỳ công trình của bất kỳ tác giả nào khác. Đồng nghĩa với việc Đồ án môn
học và luận văn tốt nghiệp không được dự thi.
 Ban tổ chức có quyền thu hồi giải thưởng, không chấp nhận trao giải cho bất cứ thí sinh
nào nếu xét thấy có hành vi gian lận hoặc các ý tưởng có nội dung không phù hợp với luật pháp
hoặc thuần phong mỹ tục của Việt Nam và các vấn đề liên quan đến chính trị, tôn giáo cũng
như các vấn đề nhạy cảm.
3. Cách thức trình bày: (Mẫu kèm theo)
 Đối với các ý tưởng nộp vòng sơ tuyển chỉ cần điền đầy đủ thông tin và ý tưởng theo mẫu
của Ban tổ chức.
 Đối với các ý tưởng đã vượt qua giai đoạn 1: Bài dự thi sẽ được nộp dưới dạng một CD
chương trình demo, một báo cáo khoảng 10 trang. Ngoài ra thí sinh chuẩn bị slide báo cáo
trong 10’ để bảo vệ trước Tiểu ban khoa học.
 Đối với các ý tưởng đã vượt qua giai đoạn 2: Bài dự thi sẽ được nộp dưới dạng một CD
chương trình hoàn chỉnh, một báo cáo hoàn chỉnh. Ngoài ra thí sinh chuẩn bị slide (tối đa 20
slides) báo cáo trong 30 phút để bảo vệ trước Hội đồng khoa học.
V. CƠ CẤU GIẢI THƢỞNG:
1. Chứng nhận “Ý tƣởng sáng tạo sinh viên”
01 giải nhất: giấy khen Đoàn trường, phần quà trị giá 1.000.000 đồng
02 giải nhì: giấy khen Đoàn trường, mỗi phần quà trị giá 700.000 đồng
03 giải ba: giấy khen Đoàn trường, mỗi phần quà trị giá 500.000 đồng
2. Giải thƣởng “Sinh viên Nghiên cứu khoa học”
01 giải nhất: giấy khen Hiệu trưởng, phần quà trị giá 5.000.000 đồng
02 giải nhì: giấy khen Hiệu trưởng, mỗi phần quà trị giá 2.000.000 đồng
03 giải ba: giấy khen Hiệu trưởng, mỗi phần quà trị giá 1.000.000 đồng
04 giải KK: giấy khen Hiệu trưởng, mỗi phần quà trị giá 500.000 đồng
01 giải toàn đoàn “Liên chi đoàn có nhiều đề tài dự thi nhất”: trị giá 500.000 đồng.
VI. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Kiến nghị thành lập Hội đồng khoa học:
- PGS TS Trần Vĩnh Phước Phó Hiệu trưởng Trưởng ban
- PGS TS Đỗ Phúc Phó Hiệu trưởng Phó ban
- PGS TS Đỗ Văn Nhơn Trưởng khoa KHMT Phó ban
- TS Vũ Thanh Nguyên Trưởng khoa CNPM Uỷ viên
- TS Vũ Đức Lung Trưởng khoa KTMT Uỷ viên
- TS Đàm Quang Hồng Hải Trưởng khoa MMTTT Uỷ viên
- ThS Nguyễn Văn Toàn Bí thư Đoàn TN Thư ký
2. Kiến nghị thành lập tiểu ban khoa học:
- ThS Mai Tiến Dũng GV Khoa KHMT Trưởng ban
- ThS Lê Hoàng Tuấn GV Khoa HTTT Uỷ viên
42
- ThS Lê Đức Thắng GV Khoa MMT Uỷ viên
- TS Ngô Thanh Hùng GV Khoa CNPM Uỷ viên
- ThS Lương Hữu Khánh GV Khoa KTMT Uỷ viên
- ThS Nguyễn Văn Toàn Bí thư Đoàn TN Uỷ viên
- ThS Nguyễn Hữu Thương Phó Ban học tập Thư ký
3. Thành lập Ban tổ chức:
- Đ/c Nguyễn Văn Toàn Bí thư Đoàn Trường Trưởng ban
- Đ/c Nguyễn Hữu Thương Phó Ban học tập Phó ban thường trực
- Đ/c Nguyễn Việt Quốc UV BCH, P.Chủ tịch HSV Phó ban
- Đ/c Lê Đình Huy UV BCH Đoàn trường Ủy viên
- Đ/c Trần Xuân Chiến UV BCH Đoàn trường Ủy viên
- Đ/c Trần Thị Thanh Hương UV BCH Đoàn trường Ủy viên
- Bí thư các Liên chi đoàn Ủy viên

VII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:


01/11/2010: Nộp đề tài Giai đoạn 1
01/02/2010: Nộp đề tài Giai đoạn 2
01/05/2011: Nộp đề tài Giai đoạn 3
Sau khi nộp 2 tuần thì sẽ công bố kết quả từng giai đoạn

TM. BAN THƢỜNG VỤ ĐOÀN TRƢỜNG


BÍ THƯ
Nơi nhận: (Đã ký)
- Thành đoàn: Ban TNTH (báo cáo); Nguyễn Văn Toàn
- BCS Đoàn ĐHQG (báo cáo);
- Đảng ủy, BGH trường (báo cáo);
- BCN các khoa (phối hợp thực hiện);
- Các Liên chi Đoàn (thực hiện);
- VP(lưu).

43
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 6 năm 2010
***
Số: /KH-ĐTN

KẾ HOẠCH
Tổ chức các lớp trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên

1. Mục đích
Tạo điều kiện cho sinh viên có thêm kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp. Ngoài ra còn cung
cấp các kiến thức về công nghệ cho sinh viên.
2. Những nguyên tắc:
Đoàn Trường sẽ tổ chức một số lớp chuyên đề có liên quan đến kỹ năng nghề nghiệp và học
thuật cho sinh viên như: Photoshop căn bản, Corel căn bản, Moodle, .NET ...
Sau khi tham gia một lớp học, sinh viên sẽ có kiến thức tổng quan về vấn đề cần thiết.
Cuối mỗi khóa học, có thể tổ chức thi kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.
Nguyên tắc khi thực hiện chương trình nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia:
- Sinh viên sẽ được cung cấp miễn phí các kiến thức cơ bản để có thể tự tìm hiểu thêm.
Ngoài ra sinh viên còn tích lũy được các chứng chỉ về kỹ năng mềm.
- Đoàn Trường có thêm nhiều hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho sinh viên
- Doanh nghiệp có cơ hội quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, cơ hội quảng cáo các lớp
học phù hợp cho sinh viên.
- Ban tổ chức lớp học có điều kiện tìm hiểu thêm, nâng cao kiến thức chuyên môn của
mình.
3. Nội dung và cách thức thực hiện
a. Cách thức thực hiện
B1: Đoàn Trường sẽ căn cứ vào nhu cầu của sinh viên để tổ chức các lớp học như
photoshop, corel, .NET, mô hình MVC, … dành cho sinh viên.
B2: Sau khi xác định được nhu cầu của sinh viên, Đoàn Trường sẽ tìm kiếm người
hướng dẫn. Người hướng dẫn, trình bày có thể là sinh viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này,
giảng viên, cán bộ của Trường hay mời giảng viên bên ngoài.
B3: Đoàn Trường sẽ tìm kiểm các đơn vị có thể hỗ trợ chương trình. Các đơn vị bên
ngoài tài trợ, hỗ trợ cho lớp học bằng cách hỗ trợ giảng viên, phương tiện thực hành, học bổng
cho các bạn tham gia tổ chức lớp học, bằng cách hỗ trợ giảng viên, phương tiện thực hành, học
bổng cho các bạn tham gia tổ chức lớp học, kinh phí tổ chức lớp học, cấp chứng chỉ cho các
sinh viên tham gia sau khi đã kiểm tra trình độ.
B4: Thực hiện
Thời gian thực hiện mỗi lớp học: 3-4 buổi.
44
b. Các lớp dự kiến sẽ tổ chức

NỘI DUNG ĐƠN VỊ


STT THỜI GIAN NGƢỜI HƢỚNG DẪN
LỚP HỌC PHỐI HỢP
1 Phương pháp học tập 15/10/2010  TT Hỗ trợ SV TpHCM LCĐ khoa CNPM
Đại học  Thầy Trương Phước
Hưng (PBT Đoàn trường)
2 Photoshop 10-11/2010  NIIT CLB Anh Văn
 Arena
3 dot NET, công nghệ 10-12/2010  Thầy Trần Minh Triết – CLB ITI, MIC
Microsoft ĐH KHTN
4 Ý tưởng sáng tạo 10/2010  Mời trung tâm TRIT CLB ITI
5 XML 01/2011  Cô Đỗ Thị Kim Phụng IIC - IBM
6 Java 3/2011  Thầy Lê Đức Thắng LCĐ khoa Mạng
7 Lập trình Game, 3/2011  Thầy Ngô Thanh Hùng GameLoft
ĐTDĐ
8 Lập trình nhúng 4/2011  Thầy Lương Hữu Khánh Renesas

c. Thành lập Ban tổ chức


- Đ/c Nguyễn Văn Toàn Bí thư Đoàn trường Trưởng ban
- Đ/c Lê Đình Huy UV BCH Đoàn trường Phó ban
- Đ/c Trần Xuân Chiến UV BCH Đoàn trường Thành viên
- Đ/c Nguyễn Việt Quốc Thành viên ban học tập Thành viên
- Các thành viên trong Ban chủ nhiệm CLB học thuật và BCH chi đoàn CNTN
4. Tiến độ thực hiện:
- 22/6 - 10/8/2010: Hoàn chỉnh các kế hoạch trình BTV
- Từ tháng 9/2010-5/2011: Thực hiện
TM. BAN THƢỜNG VỤ ĐOÀN TRƢỜNG
BÍ THƯ
(đã ký)
Nguyễn Văn Toàn
Nơi nhận:
- Thành đoàn: Ban TNTH, VP (lưu);
- BCS Đoàn ĐHQG (báo cáo);
- Đảng ủy – BGH (báo cáo);
- Cơ sở (thực hiện);
- VP (Lưu).

45
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
*** Tp. Hồ Chí Minh, ngày… tháng…năm 2010
Số: /KH-ĐTN

KẾ HOẠCH
Tổ chức cuộc thi Dân ta phải biết sử ta
Chủ đề “Bốn nghìn năm văn hiến” năm 2010

1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:


1.1 Mục đích:
- Nhằm bồi dưỡng và phát huy hơn nữa lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào,
ý chí tự cường của dân tộc .
- Thiết thực kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng đất nước (02/09/1945 – 02/09/2010);
hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích; thông qua cuộc thi nhằm giúp rèn luyện ý thức tổ chức
hoạt động nhóm cho các bạn Đoàn viên thanh niên.
1.2 Yêu cầu:
- Các bạn sinh viên cần có ý thức tự nguyện khi tham gia cuộc thi “Bốn nghìn năm văn
hiến”.
- Các bạn sinh viên cần tự trang bị các kiến thức lịch sử liên quan đến cuộc thi.
- Ban chấp hành các Liên Chi Đoàn – Liên Chi Hội phổ biến và khuyến khích Đoàn viên
thanh niên – hội viên tham gia.
2. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG THAM GIA:
2.1. Thời gian:
- Vòng sơ loại: 9h30 vào thứ 4 hàng tuần, Từ ngày 15/10/2010 – 15/11/2010.
- Vòng chung kết: 8h ngày 22/12/2010.
2.2. Địa điểm:
- Vòng sơ loại: trước Văn phòng Đoàn – Hội trường Đại học Công Nghệ Thông Tin
(Km 20 Xa lộ Hà Nội Q. Thủ Đức).
- Vòng Chung kết: thông báo sau
2.2. Đối tƣợng tham gia:
- Là sinh viên chính quy hiện đang học tập tại các khoa,lớp, sinh viên hệ đào tạo từ xa
qua mạng.
2.3. Hình thức đăng ký:
- Đăng ký với Bí thư Chi Đoàn hoặc đăng ký trực tiếp tại địa điểm thi (theo mẫu đính
kèm).
3. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
3.1. Nội dung:
Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, Thăng Long – Hà Nội đã trở thành biểu
tượng của văn hiến – anh hùng, thành phố vì hòa bình, là niềm tự hào lớn lao của những
người dân đất Việt. Nhằm thiết thực hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –
Hà Nội cũng như tuyên truyền và bồi dưỡng những giá trị lịch sử văn hóa dân tộc cho

46
Đoàn viên thanh niên, Đoàn trường Đại học Công Nghệ Thông Tin tổ chức cuộc thi
“Bốn nghìn năm văn hiến” với các nội dung sau:
- Lịch sử Thăng Long – Hà Nội.
- Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
- Truyền thống Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Công Nghệ Thông Tin.
3.2. Thể lệ và cơ cấu giải thƣởng:
3.2.1. Thể lệ:
* Vòng sơ loại:
- Mỗi thí sinh trả lời 20 câu trắc nghiệm, mỗi câu có bốn phương án và thí sinh chọn
phương án đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng tương đương 1 điểm.
- Thí sinh trả lời sai ở câu nào thì dừng cuộc chơi tại đó và nhận được số điểm tương
ứng. Ban Tổ chức cuộc thi sẽ ghi nhận điểm số của từng thí sinh và lấy 10 thí sinh
có điểm cao nhất bước tiếp vào vòng chung kết.
* Họp mặt thí sinh vòng chung kết:
- Thời gian: 11h ngày 15/12/2010.
- Địa điểm: Văn phòng Đoàn trường ĐH Công Nghệ Thông Tin.
- Nội dung:
+ Bốc thăm chia đội: 09 thí sinh có điểm số cao nhất được chia thành 3 đội, mỗi
đội 3 thành viên. 01 thí sinh còn lại không thi vòng chung kế t nhưng đư ợc tặng
giấy khen và quà lưu niệm.
+ BTC hướng dẫn thí sinh chuẩn bị các nội dung thi ở vòng chung kết.
* Vòng chung kết:
Gồm ba phần thi:
- Phần thứ nhất (Vua Hùng dựng nƣớc): Trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm. Hình thức
trả lời: nhấn chuông, đối kháng trực tiếp.
- Phần thứ hai (Xây thành đắp lũy): Câu hỏi dành riêng cho mỗi đội. Mỗi đội sẽ
trả lời 3 câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ có gợi ý riêng (bằng hình ảnh/ bài hát/ văn bản).
- Phần thứ ba (Truyền thống vẻ vang): Mỗi đội sẽ trình bày đề tài bốc thăm được
trong thời gian 3’.
3.2.2. Cơ cấu giải thƣởng:
- 1 Giải Nhất: trị giá 600.000đ + Giấy khen + Quà lưu niệm.
- 1 Giải Nhì: trị giá 450.000đ + Giấy khen + Quà lưu niệm.
- 1 Giải Ba: trị giá 300.000đ + Giấy khen + Quà lưu niệm.
- 4 Giải Cá Nhân (*): trị giá 100.000đ/ 1 giải + Giấy khen
- 1 Giải Tập thể (**): trị giá 200.000đ + Cờ lưu niệm
- 1 Giải cổ động (***): trị giá 200.000đ + Cờ lưu niệm
(*) : cho bốn cá nhân xuất sắc nhất mỗi tuần.
(**) : cho Chi Đoàn có số lượng Đoàn viên thanh niên tham gia cuộc thi đông nhất.
(***):cho Chi Đoàn có số lượng cổ động viên tham gia vòng chung kết đông nhất.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1 Thành lập ban tổ chức:
1. Đ/c Nguyễn Trác Thức Phó Bí Thư Đoàn Trường Trưởng ban
2. Đ/c Nguyễn Ngọc Hoài Thu Phó ban Tuyên giáo Phó ban thường trực
3. Đ/c Huỳnh Công Định Ủy viên Ban Tuyên giáo Phó ban
47
4. Đ/c Huỳnh Chí Tài Đoàn viên Thành viên
5. Đại diện BCH các liên chi đoàn Thành viên
4.2. Ban Giám Khảo: do Ban tổ chức mời tùy vào tình hình cụ thể
4.3. Phân công nhiệm vụ:
* Ban Tổ chức:
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để tổ chức đạt kết quả cao tại cuộc thi tìm hiểu lịch
sử “Bốn nghìn năm văn hiến” theo Kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức, thông báo thể lệ cuộc thi.
- Nghiên cứu tài liệu, xây dựng nội dung câu hỏi, đáp án.
- Lập dự trù kinh phí chi tiết gửi BTV Đoàn trường thẩm định trình BGH nhà trường phê
duyệt.
- Chịu trách nhiệm về địa điểm, trang trí, âm thanh ánh sáng, văn nghệ chào mừng cho vòng
chung kết trao giải.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho cuộc thi; vận động Đoàn viên thanh niên tham gia
cuộc thi.
- Phối hợp Ban Giám Khảo tập hợp thống kê số liệu tổ chức, thí sinh dự thi, báo cáo tổng
kết cuộc thi.
* Ban Giám khảo:
- Phối hợp Ban tổ chức cây dựng bộ câu hỏi, đáp án của Cuộc thi, hỗ trợ Ban tổ chức hoàn
chỉnh thể lệ, câu hỏi, đáp án cuộc thi.
- Tiến hành chấm vòng sơ loại và vòng chung kết, giải đáp thắc mắc về câu hỏi/ đáp án của
thí sinh trong cuộc thi.
- Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng cuộc thi, báo cáo tổng kết cuộc thi.
4.4. Tiến độ thực hiện:
- 05/09/2010: Trình BTV và thống nhất kế hoạch tổ chức.
- 01/10/20010: Phát động cuộc thi
- 15/10/2010 – 15/11/2010: Thi vòng sơ loại.
- 22/12/2010: Chung kết và phát giải.
- 24/12/2010: Họp rút kinh nghiệm.
TM. BAN THƢỜNG VỤ ĐOÀN TRƢỜNG
PHÓ BÍ THƯ
Nơi nhận: (đã ký)
-Thành đoàn: Ban TNTH, Ban Tuyên giáo Nguyễn Trác Thức
(báo cáo);
-BCS Đoàn ĐHQG (báo cáo);
-Đảng ủy – BGH (báo cáo);
-Phòng CTSV, phòng đào tạo, BCN các
khoa (phối hợp thực hiện);
-Cơ sở đoàn (thực hiện);
-VP (lưu).

48
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH
BCH TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
*** Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
Số: ………/KH-ĐTN

KẾ HOẠCH
Tổ chức cuộc thi Hành trình đến với Bảo tàng

1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:


1.1 Mục đích:
- Nhằm giáo dục tinh thần cách mạng đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn đoàn viên thanh niên hiểu biết và kế thừa những
giá trị truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam.
1.2 Yêu cầu:
- Các bạn sinh viên cần có ý thức tự nguyện khi tham gia hoạt động “Hành trình đến với
bảo tàng”.
- Sau khi tham quan bảo tàng, cần ý thức sâu sắc hơn về niềm tự hào được sinh ra và lớn
lên ở một đất nước có truyền thống anh hùng, bất khuất; nhận thức được giá trị những
hy sinh, mất mát của thế hệ đi trước.
- Hoàn thành bài thu hoạch sau chuyến tham quan.
2. THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƢỢNG THAM GIA:
2.1. Thời gian:Từ ngày 01/10/2010 – 28/02/2011.
2.2. Đối tƣợng tham gia:
- Là sinh viên chính quy hiện đang học tập tại các khoa,lớp, sinh viên hệ đào tạo từ xa
qua mạng.
3. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
3.1. Đối với Chi Đoàn:
- BCH Chi Đoàn tiến hành tiền trạm các viện bảo tàng/căn cứ cách mạng, sau đó lên kế
hoạch và phổ biến cho đoàn viên thanh niên trong Chi Đoàn tham gia.
- Sau chuyến tham quan, BCH Chi Đoàn nộp về cho văn phòng Đoàn Trường 1 video
clip thu hoạch tối thiểu 5phút và 10 ảnh tư liệu về chuyến đi.
- Được tính là hoạt động do BCH Chi Đoàn tổ chức khi đánh giá xếp loại Chi Đoàn cuối
năm học 2010 – 2011.
3.2. Về phía Đoàn trƣờng:

49
- Đoàn trường sẽ hỗ trợ tối đa cho các Chi Đoàn về mặt văn bản để tiến hành hoạt động
“Hành trình đến với bảo tàng”.
- BCH Chi Đoàn có thể liên hệ Ban tổ chức để được hướng dẫn thêm về các Bảo tàng/
căn cứ cách mạng muốn tham quan.
3.3. Đối với Sinh viên tham gia hoạt động:
- Có thêm kiến thức về cách mạng Việt Nam, về các anh hùng dân tộc.
- Được cộng điểm rèn luyện, tính vào các hoạt động trong năm học 2010 – 2011, tương
đương với việc tham gia một lần huy động lực lượng.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1 Thành lập ban tổ chức:

Đ/c Nguyễn Trác Thức Phó Bí Thư Đoàn Trường Trưởng ban
Đ/c Nguyễn Ngọc Hoài Thu Phó ban Tuyên giáo Phó ban thường trực
BCH các Liên Chi Đoàn phụ trách công tác vận động lực lượng tham gia
4.2. Tiến độ thực hiện:
- 13/8/2010: Trình BTV kế hoạch
- 16/8 đến 30/9/2010: Tuyên truyền ý nghĩa, vận động các khoa tham gia
- 01/10/2010 đến 28/02/2011: Thực hiện, sơ kết và chấm sản phẩm
- 26/3/2010: Trao giải thưởng
TM. BAN THƢỜNG VỤ ĐOÀN TRƢỜNG
PHÓ BÍ THƯ

Nơi nhận: (đã ký)


-Thành đoàn: Ban TNTH, Ban Tuyên giáo
(báo cáo);
Nguyễn Trác Thức
-BCS Đoàn ĐHQG (báo cáo);
-Đảng ủy – BGH (báo cáo);
-Phòng CTSV, phòng đào tạo, BCN các
khoa (phối hợp thực hiện);
-Cơ sở đoàn (thực hiện);
-VP (lưu).

50
PHỤ LỤC

CHIA TỔ THẢO LUẬN


1. Tổ 1:
Chủ trì: Đ/c Trương Phước Hưng – Tổ trưởng
Đ/c Lê Đức Thịnh – Tổ phó
Thư ký: Đ/c Trần Thị Thanh Hương
Đ/c Lê Đình Huy
2. Tổ 2:
Chủ trì: Đ/c Nguyễn Trác Thức – Tổ trưởng
Đ/c Nguyễn Hữu Thương – Tổ phó
Thư ký: Đ/c Nguyễn Hoàng Hiếu
Đ/c Huỳnh Thị Phương Oanh

3. Tổ 3:
Chủ trì: Đ/c Đào Lộc Bình – Tổ trưởng
Đ/c Bùi Thị Thanh Bình – Tổ phó
Thư ký: Đ/c Nguyễn Thanh Tùng
Đ/c Trần Xuân Chiến

HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN TẠI TỔ

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH CNTT nhiệm kỳ II, kết
quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2009 – 2010, Ban thường vụ đoàn trường
đề nghị các tổ thảo luận tập trung và những nội dung cơ bản sau:

1. Những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm của công tác đoàn tại trường
2. Chương trình năm học 2010 – 2011, chủ yếu gồm:
a. Công tác giáo dục: cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”,
cuộc vận động “Thanh niên sống đẹp”; chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ
Việt Nam”; giải pháp nâng cao chất lượng nắm bắt tình hình dư luận, tư tưởng của
thanh niên. Các giải pháp đổi mới công tác giáo dục với hình thức hấp dẫn, thu hút
sinh viên (Kế hoạch cuộc thi Dân ta phải biết sử ta, hành trình đến với bảo tàng).

51
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của cơ sở đoàn, chi đoàn. Tăng cường hệ
thống danh hiệu tuyên dương các gương tiêu biểu tại trường.
b. Chương trình 5 xung kích – 4 đồng hành: Giải pháp cho hoạt động hỗ trợ học tập –
Nghiên cứu khoa học và chương trình Sinh viên NCKH các cấp. Giải pháp của
phong trào The Best group, Tiếp Lửa. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tình nguyện
gắn liền chuyên môn. Đặc biệt chú trọng văn minh học đường. Giải pháp thực hiện
công trình thanh niên tại các Liên chi đoàn, chi đoàn.
c. Công tác tổ chức xây dựng Đoàn: Giải pháp thực hiện chương trình RLĐV, xây
dựng chi đoàn 3 tiêu chí của cơ sở, chi đoàn. Giải pháp nâng cao chất lượng đoàn
viên. Kế hoạch đánh giá thi đua cơ sở Đoàn – Hội hàng tháng. Vai trò của đoàn
trường, đoàn cơ sở, chi đoàn đối với việc phát triển đảng viên trẻ.
3. Giải pháp để các liên chi đoàn đăng cai hoạt động cấp trường
4. Tăng cường kênh thông tin giữa Đoàn trường – liên chi đoàn – chi đoàn

52

Вам также может понравиться