Вы находитесь на странице: 1из 12

Cổ phiếu thưởng: Bản chất và phương pháp hạch toán

18.01.2007

Phan Long, CPA


Monash University, Australia

Cổ phiếu được chia theo cổ tức thường được gọi là cổ phiếu thưởng. Cổ phiếu thưởng không được coi
là cổ tức thực sự bởi vì cổ tức này không được thanh toán bằng tiền. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu
chỉ làm tăng đến số lượng cổ phiếu lưu hành mà các cổ đông nắm giữ. Chính vì thế, về bản chất, nó
làm giảm giá trị của mỗi cổ phiếu sau khi chia.

Thông thường cổ phiếu thưởng được chia theo một tỷ lệ nhất định. Ví dụ: Đại hội đồng cổ đông Công
ty Cổ phần Tân Tạo nhất trí chia toàn bộ cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 5:1 (vnexpress.net, 2007).
Điều đó có nghĩa là cổ đông nắm giữ 05 cổ phiếu cũ sẽ được “thưởng” 01 cổ phiếu mới phát hành, và
tổng số cổ phiếu lưu hành sẽ tăng lên 20%. Khi đó chúng ta có thể thấy kết quả của việc chia cổ tức
bằng cổ phiếu có thể dẫn đến giá trị của mỗi cổ phiếu giảm 20% do tổng giá trị vốn chủ sở hữu không
thay đổi.

Xử lý kế toán

Cổ phiếu thưởng làm tăng số lượng cố phiếu lưu hành và làm giảm giá trị của mỗi cổ phiếu. Tuy nhiên,
xử lý kế toán lại không giống nhau trong mọi trường hợp, và phụ thuộc vào yếu tố giá trị của cổ phiếu
thưởng, có nghĩa là tỷ lệ chia. Theo thông lệ, khi tỷ lệ cổ phiếu thưởng nhỏ vào khoảng 20% - 25%
được gọi là phát hành cổ phiếu thưởng nhỏ. Xử lý kế toán trong trường hợp này sẽ được minh hoạ bởi
ví dụ dưới đây. Những trường hợp tỷ lệ cổ phiếu thưởng lớn hơn 25% được gọi là phát hành cổ phiếu
thưởng lớn, và trường hợp này ít xảy ra (Nhưng ở VN thì khác,đặc biệt sau này trường hợp phát hành
CP thưởng 50% rất nhiều – B.V.Phú). Một ví dụ điển hình của phát hành cổ phiếu thưởng lớn là vào
năm 1973, hãng Walt Diney công bố tỷ lệ cổ phiếu thưởng 100%, có nghĩa là cứ 01 cổ phiếu nắm giữ sẽ
được nhận thêm 01 cổ phiếu mới và như thế số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên gấp đôi. Điều đó dẫn
đến giá trị cổ phiếu bị “loãng”, làm cho giá thị trường của cổ phiếu bị sụt giảm.

Ví dụ minh hoạ trường hợp phát hành cổ phiếu thưởng nhỏ:

Công ty ABC có 100.000 cổ phiếu lưu hành với mệnh giá $1,00 và với giá thị trường là 6,60$. Như vậy
tổng giá trị thị trường của ABC là 100.000 x $6,60 = $660.000.

Báo cáo tài chính ngày 31/12/XX của ABC có số liệu như sau:
- Vốn cổ phần thường lưu hành (100.000 cổ phiếu) $100.000
- Lợi nhuận chưa phân phối $200.000
Tổng vốn chủ sở hữu $300.000

Đại hội đồng cổ đông của ABC quyết định chia toàn bộ lợi nhuận bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 10:1. Có
nghĩa là sẽ ban hành 10.000 cổ phiếu mới. Sau khi chia, ABC sẽ có tổng cộng 110.000 cổ phiếu lưu
hành.

Giá trị cổ phiếu mới phát hành là: $200.000 : 10.000 = $20
Giá trị cổ phiếu mới phát hành theo mệnh giá là: $1,00 x 10.000 = $10.000
Chênh lệch giữa giá trị cổ phiếu theo giá phát hành và theo mệnh giá = $200.000 - $10.000 = $190.000

Sau khi chia cổ phiếu thưởng Báo cáo tài chính của ABC có số liệu như sau:

- Vốn cổ phần thường lưu hành (110.000 cổ phiếu) $100.000 + $10.000 = $110.000
- Thặng dư vốn $190.000
Tổng vốn chủ sở hữu $300.000

Theo như ví dụ trên thì giá trị cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ sau khi được chia sẽ không thay đổi so với
trước khi được chia (đều bằng $300.000). Trường hợp này đã ngoại trừ các yếu tố tác động đến giá trị
của cổ phiếu trên thị trường như cung - cầu, kỳ vọng của nhà đầu tư,… mà chỉ tập trung đến tác động
của việc chia cổ phiếu thưởng.

Xử lý kế toán đối với trường hợp chia cổ phiếu thưởng lớn sẽ đề cập trong bài khác do việc “làm
loãng” cổ phiếu quá lớn tác động đến giá trị cổ phiếu.

Tác động đến giá trị thị trường của cổ phiếu

Theo suy luận logic thông thường, cổ phiếu thưởng có thế:


(1) không làm ảnh hưởng đến giá trị của công ty
(2) làm tăng giá trị của công ty
(3) làm giảm giá trị của công ty

Quan niệm chuẩn về cổ phiếu thưởng là nó không làm thay đổi giá trị tài sản của nhà đầu tư cũng như
của doanh nghiệp. Theo ví dụ trên, giá trị thị trường của ABC là $660.000. Sau khi chia cổ phiếu
thưởng, số cổ phiếu lưu hành là 110.000 cổ phiếu, và mỗi cổ phiếu có thế có giá trị là $660.000 :
110.000 = $6,00.

Trường hợp một cổ đông năm giữ 1000 cổ phiếu trước khi chia, có giá $6.600. Sau khi chia cổ phiếu
thưởng, cổ đông đó có 1.100 cổ phiếu và tổng giá trị của nó có thể sẽ là 1.100 x $6,00 = $6.600. Như
vậy, cổ phiếu thưởng, thực chất, không có ảnh hưởng về mặt kinh tế. Và trên lý thuyết, việc xác định
tỷ lệ chia càng cao thì giá trị cổ phiếu càng giảm và sẽ ảnh hưởng đến giá trị thị trường của số cổ phiếu
ban đầu mà cổ đông nắm giữ.

Tuy nhiên, thực tế thị trường lại có khác biệt rất lớn. Việc chia cổ phiếu thưởng sẽ tác động đến tâm
lý được mua “rẻ” của số đông nhà đầu tư, dẫn đến các nhà đầu tư tìm cách mua cổ phiếu trước khi
chia cổ phiếu thưởng đã làm cho cầu về cổ phiếu tăng cao. Hơn nữa, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu có
nghĩa là doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận đạt được để tái đầu tư, cũng khiến cho kỳ vọng của nhà đầu tư
về sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Các yếu tố này góp phần đẩy giá của cổ phiếu lên
cao. Điều này đặc biệt đúng trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nơi các nhà đầu tư đầu tư theo phong
trào và “mách nước” nhiều hơn là có sự phân tích kỹ càng nhiều yếu tố.

Phát hành cổ phiếu thưởng, quyền lợi của cổ đông là gì?


Thực tế của việc trả cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Cty CP Kinh Bắc không có lợi gì cho
Cổ đông hiện hữu. Việc chia tách này chỉ làm số lượng cổ phiếu mà cổ đông hiện hữu nắm nhiều
hơn.
Tôi đang sở hữu cổ phiếu của Công ty CP phát triển đô thị Kinh Bắc (Mã KBC). Theo thông báo
của công ty và TTGDCK Hà Nội về ngày chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2007bằng
cổ phiếu (cổ tức 43%, cổ phiếu thưởng 7%) vào ngày 20/06/2008. Đến ngày 18/06/2008 là ngày
giao dịch không hưởng quyền đối với thời hạn thanh toán T+3 thì cổ phiếu đang giao dịch với
giá 182.000/1cp xuống còn 124.000/1cp (Như vậy cổ đông hiện hữu bắt buộc phải mua cổ phiếu
với giá cao). Tôi xin được hỏi quyền lợi của cổ đông trong trường hợp trả cổ tức này? Ý nghĩa
của việc giảm giá cổ phiếu trong trường hợp trên? Xin trân trọng cảm ơn!
(minhthienpt@yahoo.com.vn)
Trả lời:

Căn cứ theo Điều 5.2 Nghị quyết ĐHCĐ của Cty CP Kinh Bắc (KBC) ta thấy rõ nội dung của
việc phát hành CP thưởng và chia Cổ tức bằng CP năm 2007.
“ĐHĐCĐ nhất trí thông qua số lượng cổ phiếu phát hành theo hình thức thưởng và trả cổ tức
bằng cổ phiếu theo nội dung cụ thể như sau:
- Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông
- Mệnh giá : 10.000 đồng/cổ phiếu
- Tỷ lệ thực hiện quyền: 2:1 (cổ đông sở hữu 02 cổ phiếu tại ngày chốt danh sách sẽ được nhận
thêm 01 cổ phiếu mới)
- Số lượng cổ phiếu phát hành: 43.361.000 (Bốn mươi ba triệu ba trăm sáu mốt nghìn) cổ phiếu
(Số lượng 4.000.000 cổ phiếu quỹ không được hưởng quyền)
- Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá: 433.610.000.000 (Bốn trăm ba mươi ba tỷ sáu trăm
mười triệu ) đồng
- Phương thức và đối tượng phát hành: Trả cổ tức năm 2007 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 43% và phát
hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 7% cho cổ đông hiện hữu
- Vốn điều lệ sau khi phát hành: 1.340.830.000.000 (Một nghìn ba trăm bốn mươi tỷ tám trăm ba
mươi triệu đồng)
ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT thực hiện báo cáo theo quy định của Pháp luật và tiến hành đăng
ký niêm yết, lưu ký bổ sung số lượng cổ phần đã phát hành theo vốn điều lệ thực góp.
Đại hội nhất trí thông qua với 83.131.357 phiếu, tương đương với 100% tổng số phiếu biểu quyết
của cổ đông dự họp.”
Thực tế của việc trả cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Cty CP Kinh Bắc không có lợi gì
cho Cổ đông hiện hữu, vì việc chia tách này chỉ làm số lượng CP Cổ đông hiện hữu nắm giữ
nhiều hơn. Với lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên, giá CP sau khi chia tách sẽ được điều chỉnh
giảm với tỷ lệ tương ứng.
Giá tham chiếu của KBC tại ngày GD không hưởng quyền được tính như sau:
Ngày T + 3: giá TB cuối ngày là 180.700 đồng
Với tỷ lệ thực hiện quyền là 2 : 1 thì giá sẽ được điều chỉnh như sau = (180.700*2 + 1)/3 =
120.500 (với biên độ dao động +/- 4%)
Bạn có thể tham khảo Nghị quyết ĐHCĐ năm 2008 của KBC để biết rõ thêm chi tiết!

http://www.hastc.org.vn

Chuyên mục được tư vấn bởi SME Securities

Cổ phiếu thưởng: Lấy của mình thưởng cho...


mình
E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ:
Ý kiến (13)

Trong giai đoạn thị trường khởi sắc, thông tin chia thưởng cổ phiếu được xem như một lực đỡ quan trọng
cho giá chứng khoán tăng hàng ngày - Ảnh: Quang Liên.
▪ HOÀNG XUÂN
10:05 (GMT+7) - Thứ Tư, 4/11/2009

Sau một thời gian dài trầm lắng, làn sóng chia cổ phiếu thưởng lại xuất hiện trên thị
trường chứng khoán.

Nhiều nhà đầu tư - dù trước đó đã thua lỗ đến sạt nghiệp - vẫn đua theo trào lưu và quên luôn
bài học “vỡ lòng” về đầu tư đó.

Các doanh nghiệp khi chọn hình thức chia thưởng cổ phiếu có muôn vàn lý do. Có doanh
nghiệp chia thưởng trong năm 2009 nhằm hỗ trợ cổ đông không phải chịu thuế thu nhập cá
nhân. Nhưng cũng có những doanh nghiệp chọn hình thức này để tăng vốn điều lệ, từ đó tăng
năng lực tài chính và có cơ hội tiếp cận khoản vay lớn hơn để thực hiện các dự án lớn...

Còn về phía thị trường, nhất là trong giai đoạn thị trường khởi sắc, thông tin chia thưởng cổ
phiếu được xem như một lực đỡ quan trọng cho giá chứng khoán tăng hàng ngày.

Đối với những cổ phiếu có thị giá cao, việc chia tách sẽ gia tăng tính thanh khoản do giá cổ
phiếu đã được điều chỉnh giảm theo tỷ lệ chia thưởng. Những nhà đầu tư ít vốn sẽ có cơ hội
đầu tư khi có cảm giác cổ phiếu đã rẻ đi. Việc cho phép nhiều nhà đầu tư có mức tiền vừa phải
sẽ tham gia nhiều hơn, làm tăng cầu chứng khoán và khi cầu chứng khoán tăng sẽ tác động
làm tăng giá chứng khoán.

“Trong chừng mực nào đó, việc phát hành cổ phiếu thưởng giống như doanh nghiệp chia nhỏ
cổ phần để giá mỗi cổ phiếu sau khi chia nhỏ sẽ giảm xuống, tạo tính thanh khoản trên thị
trường. Thưởng cổ phiếu là một nghiệp vụ làm tăng số lượng cổ phiếu, chứ không làm gia tăng
giá trị vốn cổ phần.

Nói cách khác, về phương diện hạch toán kế toán, đó chẳng qua là một bút toán chuyển từ tài
khoản thặng dư vốn - capital surplus (có công ty lấy từ quỹ đầu tư phát triển) sang vốn điều lệ
(capital stock - tính trên mệnh giá) của bảng cân đối kế toán một công ty. Như vậy, việc tăng giá
từ thông tin này cũng chỉ dừng lại ở một mức độ hợp lý nhờ tính thanh khoản của cổ phiếu cao
hơn trước”, một chuyên gia chứng khoán cho biết.

Dễ gây hiểu lầm

Theo ông Lưu Trung Dũng, sáng lập viên Công ty Cổ phần Đào tạo và Tư vấn đầu tư (DoBF),
khái niệm “cổ phiếu thưởng” bấy lâu cũng đã gây hiểu lầm đối với nhiều người ngay cả trong
giới đầu tư. Tuy nhiên, về lâu về dài cũng nên có một khái niệm thích hợp hơn để gọi số cổ
phiếu này.

Khi thưởng cổ phiếu cho cổ đông, doanh nghiệp thường sử dụng dùng nguồn hình thành từ
vốn thặng dư (số tiền chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá khi doanh nghiệp phát hành cổ
phiếu tăng vốn điều lệ) và lợi nhuận tích lũy lại qua các năm (giống như khi trả cổ tức bằng cổ
phiếu) để chuyển thành vốn điều lệ. Số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp tăng lên đồng nghĩa
với việc vốn điều lệ tăng lên nhưng giá trị của doanh nghiệp vẫn giữ nguyên bởi nguồn thặng
dư vốn và lợi nhuận giữ lại bị giảm đi tương ứng.

Điều đó cho thấy rằng, giá trị tài sản của mỗi cổ đông cũng không hề tăng lên, mặc dù số lượng
cổ phiếu trong tài khoản của mình tăng lên. Việc doanh nghiệp công bố thưởng cổ phiếu cho cổ
đông chính là dùng tài sản của cổ đông thưởng cho chính các cổ đông đó. Mà doanh nghiệp là
của các cổ đông. Nên, nhìn từ góc độ cổ đông thì đó là việc “tự thưởng”, bớt một phần tài sản
của mình để thưởng lại cho mình.

Vì lẽ đó, nên ngay sau ngày chốt danh sách để nhận cổ phiếu thưởng, sở giao dịch chứng
khoán luôn điều chỉnh giá tham chiếu của cổ phiếu giảm tương ứng để giá trị tài sản mà nhà
đầu tư có trước và ngay sau thời điểm chốt danh sách nhận thưởng không hề thay đổi.

Ông Dũng cũng đưa ra một ví dụ cụ thể như: doanh nghiệp thông báo thưởng cổ phiếu cho cổ
đông với tỷ lệ 1:1, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được thưởng thêm 1 cổ phiếu. Giá cổ phiếu tại
ngày giao dịch chốt quyền nhận thưởng là 20.000 đồng/cổ phiếu. Vào ngày giao dịch hôm sau,
giá tham chiếu của cổ phiếu không phải là 20.000 đồng mà sẽ được sở/trung tâm giao dịch
điều chỉnh xuống còn 10.000 đồng/cổ phiếu.

“Việc này được hình dung như cắt một cái bánh làm đôi, giữ phần bên trái và cầm phần bên
phải lên, rồi đặt lại chính vị trí cũ”, ông Dũng nói.
Nên lưu ý điều gì?

Cuối tháng 10 vừa qua, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) đã công bố một bản báo cáo
đánh giá các tác động của việc chia cổ phiếu thưởng hiện nay trên thị trường. Theo VAFI, khi
hội đồng quản trị quyết định tăng vốn điều lệ bằng hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu hay chia
cổ phiếu thưởng thì doanh nghiệp đó phải thực sự còn nhiều tiềm năng phát triển ở những
ngành nghề kinh doanh cốt lõi.

Ngoài ra, việc chia cổ phiếu thưởng hay trả cổ tức bằng cổ phiếu như là một cách để doanh
nghiệp tránh bị “nhòm ngó” và mang tiếng trả cổ tức tiền mặt cực kỳ cao. Theo thống kê của
VAFI, đối với những loại cổ phiếu tăng trưởng liên tục, nếu doanh nghiệp không thực hiện tăng
vốn điều lệ theo hình thức trả cổ phiếu thưởng hay trả cổ tức bằng cổ phiếu thì tỷ lệ trả cổ tức
bằng tiền mặt có thể sẽ lên tới 500%, thậm chí là 1.000%, 2.000%...

“Trên thực tế chúng ta ít gặp những mức chia cổ tức này tại các công ty đại chúng, nếu doanh
nghiệp nào thực hiện thì sẽ bị nổi tiếng ngay, đi cùng với sự “nổi tiếng”, có thể kèm theo sự chú
ý và phiền toái”, đại diện VAFI giải thích thêm.

Bên cạnh đó, theo VAFI vẫn có những doanh nghiệp lợi dụng việc chia thưởng cổ phiếu để làm
giá. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư phải hết sức lưu ý bởi doanh nghiệp khó có thể
tiếp tục tăng trưởng trong tương lai hoặc tỷ lệ tăng trưởng hàng năm thấp do điều kiện khách
quan hoặc do trình độ quản trị doanh nghiệp như: doanh thu lợi nhuận không tăng hoặc tăng ở
tỷ lệ thấp, đồng thời khó có khả năng tăng tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc khoản lợi nhuận
dành trả cổ tức bằng tiền mặt có thể thấp hơn so với trước khi thực hiện.

Hoặc có những trường hợp, sau khi tăng vốn điều lệ thì gặp khó khăn trong kinh doanh, hoặc
đã gặp khó khăn trong kinh doanh nhưng vẫn tăng vốn điều lệ bằng hình thức chia tách để
nhằm đẩy giá cổ phiếu lên, phục vụ lợi ích cho cổ đông nội bộ.

Đây cũng là một thực tế đã xảy ra tại một số doanh nghiệp niêm yết trong thời gian qua. Sau
khi tăng vốn điều lệ thì lợi nhuận doanh nghiệp giảm đi, thậm chí thua lỗ nặng, có một số
trường hợp thua lỗ nặng, làm giảm vốn điều lệ do doanh nghiệp đã sử dụng hết các khoản
thặng dư vốn và lợi nhuận để lại để tăng vốn điều lệ. Hoặc sau một thời gian làm các động tác
chia tách, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng giảm, khiến cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn
điều lệ mới rất thấp, đi kèm với đó là mức chia cổ tức trên vốn điều lệ mới rất thấp...

Vậy nhà đầu tư nên chú ý điều gì? Theo khuyến nghị của VAFI, nhà đầu tư nên xem xét giá thị
trường của cổ phiếu chuẩn bị chia tách trong tương quan thị trường và tính toán lợi nhuận
tương lai của doanh nghiệp để xác định chỉ số P/E, EPS... Nếu các chỉ số tài chính hiện tại và
tương lai là cao thì không nên mua.

Mặt trái của chia thưởng cổ phiếu


Đầu tư Chứng khoán điện tử - 08/04/2010 9:10:00 SA -

MÃ LIÊN QUAN
Giá Thay đổi
BBC 30,40 -0,98%
ITA 21,40 0,00%
REE 19,60 0,51%
SAM 26,90 0,00%
GMD 53,50 -3,60%

Theo thống kê của CTCK Thành Công, hiện có khoảng 117 DN công bố kế hoạch kinh doanh năm
2010 trên cả hai sàn. Trong đó, sàn HOSE có 74 DN, sẽ tăng vốn thêm 37,1%, trong khi kế hoạch
tăng trưởng lợi nhuận sau thuế chỉ có 11,1%. Trong khi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chỉ bằng
chưa đầy 1/3 tốc độ tăng trưởng vốn, thì mức độ pha loãng cổ phiếu trên sàn HOSE như vậy là
quá lớn!

Áp lực chia thưởng là nguyên nhân chính gây nên sự pha loãng cổ phiếu

Nhìn sang sàn Hà Nội, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt. Hiện nay, sàn Hà Nội có khoảng 43 DN công bố kế
hoạch kinh doanh năm tới với giá trị vốn hoá đạt gần 44.000 tỷ đồng, chiếm 42,7% giá trị vốn hoá toàn
sàn. Trong khi tốc độ tăng vốn của nhóm DN ở sàn Hà Nội là 21,7%, với mức độ tăng trưởng lợi nhuận
sau thuế dự kiến là 24%. Như vậy, các DN ở sàn Hà Nội có khả năng đảm bảo cổ phiếu không bị pha
loãng trong quá trình tăng vốn. (Phải chăng đó là nguyên nhân tình hình giao dịch sàn HNX thời gian gần
đây sôi động hơn sàn Hose – B.V.Phú 23/7/2010)

Trở lại với vấn đề của các DN trên sàn HOSE. Thống kê của chúng tôi chỉ ra rằng, quá trình tăng vốn
bằng cách chia thưởng cổ phiếu và trả cổ tức bằng cổ phiếu chiếm 50% trong tổng số vốn điều lệ tăng
thêm của 74 DN ở sàn HOSE. 50% số vốn tăng thêm còn lại là từ việc bán cổ phiếu cho cổ đông hiện
hữu, cán bộ công nhân viên và đối tác chiến lược. Nói cách khác, 74 DN trên sàn HOSE chỉ nhận thêm
được 50% lượng tiền mặt trong quá trình tăng vốn điều lệ của mình. Điều này cho thấy, chính hình thức
chia thưởng và trả cổ tức bằng cổ phiếu là nguyên nhân gây nên sự pha loãng cổ phiếu.

Mặt trái của việc chia thưởng

Nhiều nhà đầu tư hiện nay rất mong muốn DN sẽ chia thưởng cổ phiếu để tạo nên thông tin hỗ trợ cho
giá chứng khoán. Do vậy, mùa ĐHCĐ năm nay rất nóng với vấn đề chia thưởng. Các công ty có tỷ lệ
thặng dư vốn/vốn điều lệ lớn và giá trị sổ sách lớn (theo quan sát của chúng tôi là trên 20.000 đồng) nằm
trong mục tiêu “đòi” chia thưởng của các cổ đông. Có thể kể đến như REE, SAM, ITA… Tuy nhiên, nếu
như không nhìn nhận kỹ, hình thức chia thưởng cổ phiếu sẽ mang lại những bất cập cho cả hai phía nhà
đầu tư và DN.

Đối với các nhà đầu tư, số cổ phiếu do thưởng hay trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ chưa được niêm yết
ngay. Thông thường, các nhà đầu tư phải mất hơn một tháng để DN thực hiện niêm yết cổ phiếu mới. Do
đó, các nhà đầu tư rất dễ bị thua lỗ nếu như TTCK biến động bất lợi. Cần phải nhớ rằng, TTCK năm
2010 biến động rất phức tạp do chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn như lạm phát, tỷ giá, thâm hụt ngân
sách… Do đó, việc không chủ động đối với cổ phiếu đang nắm giữ sẽ khiến nhà đầu tư rơi vào thế rủi ro
(cổ phiếu giảm nhưng các nhà đầu tư không thể cắt lỗ).

Đối với các DN, việc tăng thêm một lượng lớn cổ phiếu sẽ gây áp lực trong vấn đề tạo ra lợi nhuận trong
các năm sau để bù đắp sự pha loãng. Trong trường hợp của 74 DN tại HOSE, việc chia thưởng cổ phiếu
đòi hỏi lợi nhuận sau thuế phải tăng thêm 18,5% mỗi năm nhằm bù đắp sự pha loãng này. Đây là một số
con khá lớn trong khi kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận năm 2010 của các DN mới là 11,1%. Khi cổ phiếu
bị pha loãng, sự hấp dẫn của cổ phiếu cũng giảm theo.

Có nhất thiết phải chia thưởng?

Đam mê cổ phiếu thưởng không phải vấn đề mới đối với TTCK Việt Nam mà đã xuất hiện từ năm 2006.
Trong xu hướng tăng điểm của TTCK, việc nắm giữ cổ phiếu đã mang lại cho nhà đầu tư những khoản
lãi vốn khá lớn. Chính vì vậy, các nhà đầu tư rất ưa thích nắm giữ cổ phiếu. Họ cảm thấy mình đang trở
nên giàu có hơn khi nắm giữ nhiều cổ phiếu và các nhà đầu tư rất mong muốn DN chia thưởng cổ phiếu.
Lâu dần, hình thức cổ phiếu thưởng đã trở thành một thông tin hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu. Thực tế
diễn biến TTCK trong thời gian qua cho thấy, những thông tin không chính thức về chia thưởng cổ phiếu
đã giúp một số mã cổ phiếu tăng trần.

Vấn đề chia thưởng cổ phiếu từ lâu đã được nhiều chuyên gia kinh tế lên tiếng vì giá trị của DN được tạo
ra từ hoạt động đầu tư, chứ không phải chia hay không chia cổ phiếu. Việc chia thưởng cổ phiếu thực
chất là chia nhỏ các tờ giấy mà các cổ đông đang nắm giữ. Ở các TTCK phát triển trên thế giới, hình
thức thưởng không được thực hiện bằng cổ phiếu như ở Việt Nam mà chỉ có hai dạng: (1) phát hành
quyền chọn mua cổ phiếu cho lãnh đạo DN (kể cả cán bộ nhân viên) và (2) thưởng bằng tiền mặt. Riêng
đối với vấn đề trả cổ tức bằng cổ phiếu (được gọi là stock dividend hoặc scrip dividend), hình thức này
tuy có nhưng rất ít, chủ yếu vẫn là chi trả cổ tức bằng tiền mặt (được gọi là cash dividend). Điều này trái
ngược với các nhà đầu tư ở Việt Nam lại chuộng hình thức “stock dividend” hơn là “cash dividend”. Đây
cũng là lý do tại sao, các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam phần lớn đều bác bỏ hình thức chia
thưởng cổ phiếu hay trả cổ tức bằng cổ phiếu. Việc một cổ đông nước ngoài lớn của CTCP Bibica (mã
BBC) là Lotte đã phủ quyết phương án chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 5:1 tại ĐHCĐ 2010 là một ví dụ.

Trên thực tế, chia thưởng là một cách làm không cần thiết, vì gây nhiều áp lực cho ban lãnh đạo trong
vấn đề tạo ra lợi nhuận. Trong xu hướng trào lưu chia thưởng năm 2010, một số công ty niêm yết của
Việt Nam đã hiểu rõ vấn đề này và thay vào đó, họ không chia thưởng cổ phiếu nhằm giữ thị giá cao mà
cách làm năm 2009 của GMD là một điển hình.

Cùng với sự trưởng thành của TTCK, có lẽ đã đến lúc các DN niêm yết và nhà đầu tư không nên chạy
đua theo việc chia thưởng cổ phiếu nhằm tạo ra thông tin hỗ trợ giá cổ phiếu, mà chú ý hơn đến việc tạo
ra dòng tiền tài trợ cho các dự án đầu tư của DN.
Trương Minh Huy, CTCK Thành Công

Lo…được chia thưởng cổ phiếu


Tác giả: Ngọc Thủy NCĐT 18/01/2010

Trong khi không ít nhà đầu tư cá nhân háo hức với kế hoạch chia thưởng cổ phiếu
theo tỉ lệ 1:1 thì đa số nhà đầu tư tổ chức lại tỏ ra thờ ơ. Vì sao?

Ngày 20.1.2010 là thời hạn cuối cùng để Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh
Nhà (Intresco - ITC) chốt danh sách lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án
phát hành khoảng 23 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỉ lệ 1:1.

Trước đó, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP), Công ty Cổ phần Đầu tư
Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SJS), Công ty Cổ phần Sonadezi
Long Thành (SZL) cũng có động thái tương tự. Riêng Công ty Cổ phần Chứng
khoán Sài Gòn (SSI), Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (NTL) thì đã
loan tin về kế hoạch chia thưởng từ 2-3 tháng trước.

Có thể thấy, việc một loạt các công ty, đặc biệt là những công ty lớn có kết quả
kinh doanh ấn tượng, công bố kế hoạch chia thưởng với tỉ lệ 1:1 đã nhanh chóng
tạo được sự chú ý. Thị trường, với đa số là nhà đầu tư cá nhân, đều tranh thủ lướt
sóng. Giá ITC đã tăng liên tục từ 65.500 đồng/cổ phiếu (23.12.2009) lên 95.500
đồng/cổ phiếu (7.1.2010). Trước đó, “sóng” cũng đã xuất hiện mạnh mẽ ở các cổ
phiếu SJS, BMP, SSI.

Tuy nhiên, ông Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư Tài Chính, Khoa Tài chính
Doanh nghiệp, Đại học Kinh tế TP.HCM, nhận xét: “Các bước đi của sóng giờ đây
ngắn hơn, chỉ vài phiên và tập trung ở thời điểm trước khi có thông tin chia thưởng
hoặc sau ngày giao dịch không hưởng quyền”. Điều này cho thấy, giới đầu tư đã
phần nào nhìn thấy bản chất của việc chia thưởng cổ phiếu.

Chia nhỏ cổ phiếu

Phần lớn nhà đầu tư ít nhiều hiểu rằng, chia thưởng cổ phiếu chẳng qua chỉ là hình
thức chia nhỏ cổ phiếu. Bởi lẽ, việc lượng cổ phiếu tăng lên gấp đôi sau khi chia
thưởng theo tỉ lệ 1:1 vẫn không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn thích lao vào cổ phiếu có thông tin chia thưởng lớn, vì
ngoài mục đích tranh thủ lướt sóng, họ còn hy vọng sẽ được sở hữu cổ phiếu giá
rẻ.

Tuy nhiên, chia thưởng theo tỉ lệ 1:1 lại đẩy cổ phiếu giảm sâu tương ứng (tức
giảm 50%). Và trong điều kiện thị trường lình xình như hiện tại, dù doanh nghiệp
có làm ăn hiệu quả thì kỳ vọng một sự tăng giá vượt bậc là rất khó. Bởi thế, sau khi
suy tính lại, ông Nguyễn Văn Hùng, một nhà đầu tư tại sàn HSC (TP.HCM), cho
biết: “Lao vào cổ phiếu có thông tin chia thưởng không được lợi bao nhiêu, lại bỏ
mất cơ hội đầu tư cổ phiếu khác”.

Mặc dù vậy, cổ phiếu thưởng vẫn luôn có sức hấp dẫn. Ngoài mác “thưởng” tạo
tâm lý được mua rẻ, nhà đầu tư còn bị thuyết phục bởi doanh nghiệp. Đa số doanh
nghiệp thường viện dẫn, mục đích của chia thưởng cổ phiếu là để giải quyết bài
toán tài chính cho công ty. Một khi tăng được vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài
chính, ông Nguyễn Hồng Nam, Phó Tổng Giám đốc SSI, khẳng định: “Tình hình
kinh doanh của Công ty sẽ phát triển hơn”.

Các công ty cũng nêu lý do chia thưởng là để tăng thanh khoản cho cổ phiếu. Ví
dụ, từ khi cổ phiếu SJS rơi từ 150.000-200.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 70.000-
80.000 đồng/cổ phiếu, giao dịch trung bình của cổ phiếu này đã cao hơn thời điểm
trước khi chia tách 2-3 lần.

Ngoài ra, các công ty còn đưa ra nhiều quyền lợi để thu hút nhà đầu tư. Chẳng hạn,
NTL đã tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ 30% (3.000 đồng/cổ phiếu) trước
khi tính chuyện chia thưởng. Hay bên cạnh phát hành 40 triệu cổ phiếu thưởng,
SJS kết hợp chào bán 20 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ 2:1 với giá
10.000 đồng/cổ phiếu.

Lo ngại EPS

Rõ ràng, nhà đầu tư cá nhân có nhiều lý do để bị lôi cuốn bởi cổ phiếu thưởng. Sự quan tâm của họ, nói như nhà
đầu tư Trần Đình Nam, sàn VICS (TP.HCM), là “chủ yếu tìm hiểu về nguồn vốn dùng để chia thưởng”. Nếu chỉ dùng
nguồn vốn thặng dư cổ phần hay trích quỹ đầu tư phát triển để chia thưởng cổ phiếu, như trường hợp của BMP,
ITC, giới đầu tư thường đánh giá không cao. Bởi theo họ, điều đó chẳng khác gì “của nhà đầu tư trả cho nhà đầu
tư”.

Nhà đầu tư sẽ hài lòng hơn nếu biết doanh nghiệp dùng lợi nhuận để chia thưởng. Nhưng theo ông Chí, Đại học
Kinh tế TP.HCM, “dùng nguồn gì để chia thì cũng không làm tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp”. Đó là lý do các tổ
chức đầu tư, vốn am hiểu sự việc, lại thờ ơ trước động thái chia thưởng cổ phiếu của doanh nghiệp. Họ biết rõ, việc
chia thưởng lớn, bên cạnh nỗi lo pha loãng cổ phiếu, còn là câu chuyện về EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) trong
tương lai. “Liệu các doanh nghiệp có đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận cùng đà tăng về số lượng cổ phiếu để duy trì
EPS như hiện tại?”, một giám đốc quỹ đầu tư (không muốn nêu tên) nghi ngại.

Câu trả lời là rất khó, đặc biệt đối với những doanh nghiệp đã phất lên nhờ chớp thời cơ. Năm 2009, BMP được xem
là một điển hình nhờ biết tranh thủ giá nguyên liệu giảm cùng lượng tồn kho giá tốt. Ước tính, doanh thu cả năm của
BMP vượt 1.000 tỉ đồng, mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của Công ty. Lợi nhuận sau thuế của BMP cũng xấp
xỉ 220 tỉ đồng, tăng hơn 130% so với năm 2008. Với kết quả này, theo Công ty Truyền thông Tài chính StoxPlus,
EPS dự kiến năm 2009 của BMP phải xấp xỉ 13.000 đồng/cổ phiếu.

Sang năm 2010, trong bối cảnh các yếu tố tạo lợi nhuận đột biến cho BMP đã qua đi, trong khi lượng cổ phiếu tăng
gấp đôi (34,78 triệu cổ phiếu so với gần 17,4 triệu cổ phiếu), việc giữ EPS được như năm 2009 đối với BMP gần như
là “nhiệm vụ bất khả thi”.

Câu chuyện tương tự còn có thể xảy ra cho cả SJS, SSI, NTL, ITC mặc dù đây đều là những doanh nghiệp có triển
vọng kinh doanh tốt. Nhưng dù hoạt động tốt thế nào, ông Khổng Văn Minh, Giám đốc Quỹ Đầu tư Chứng khoán
Jaccar, cũng không tin rằng, các đơn vị này đều có lợi nhuận năm 2010 tăng trưởng gấp đôi so với năm 2009

Chia thưởng cổ phiếu sẽ... hết thiêng!

Thứ ba, 13/4/2010, 09:33 GMT+7

Dự kiến trong tháng 5/2010, dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 139/2007/NĐ-CP hướng
dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp sẽ được trình lên Thủ tướng Chính phủ xem
xét ký ban hành.

Khi nghị định này được thông qua, việc các cổ đông ép HĐQT chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm kích
giá cổ phiếu trên thị trường tăng lên sẽ không còn tác dụng.
Khoản 2, điều 26, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 139 quy định: “Giá trị của cổ phiếu được sử
dụng để thanh toán cổ tức phải được tính theo giá thị trường tại ngày quyết định chi trả cổ tức; mỗi cổ
đông được nhận số cổ phiếu có giá trị tương đương với số cổ tức như trường hợp công ty chi trả cổ
tức bằng tiền mặt".

Theo ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, việc chi
trả cổ tức bằng cổ phiếu tính theo mệnh giá như hiện nay chỉ có lợi cho cổ dông hiện hữu, mà không
có lợi cho tương lai phát triển của công ty và các cổ đông đến sau.

Cụ thể là khi chia cổ tức bằng cổ phiếu, cổ đông có thể bán ngay để hưởng lợi chênh lệch giá. Chẳng
hạn, khi nhận 20% cổ tức bằng cổ phiếu, cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ nhận thêm 200 cổ phiếu
mới.

Nếu thị giá cổ phiếu là 100.000 đồng/cp thì NĐT bán được 200 cổ phiếu mới với giá 80.000 đồng/cp
(tính giá đã pha loãng sau khi chia cổ phiếu thưởng), tương đương 1.600.000 đồng, cao hơn nhiều
mức 2.000 đồng/cp nếu chia bằng tiền mặt.

Theo tinh thần của Nghị định 139 sửa đổi, nếu DN quyết định chi trả cổ tức bằng cổ phiếu 20%, tương
đương 200 đồng/cp, thì tại thời điểm chốt danh sách chia cổ tức, nếu thị giá cổ phiếu vào ngày chốt
quyền là 50.000 đồng/cp thì cổ đông sẽ nhận được 4 cổ phiếu tính trên 100 cổ phiếu sở hữu.

Thực tế là thời gian qua, nhiều công ty niêm yết đứng trước áp lực của cổ đông chia cổ tức bằng cổ
phiếu mà mục tiêu của nhiều cổ đông là để giá cổ phiếu tăng tương ứng với tỷ lệ chia, tạo cơ hội lướt
sóng ngẩn hạn hơn là nhằm vào mục tiêu đầu tư lâu dài.

Việc tính giá trị cổ phiếu được sử dụng để thanh toán cổ tức, chia cổ tức bằng cổ phiếu, theo ông
Cung là phù hợp với thông lệ tốt về quản trị công ty.

Một nội dung khác trong dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 139 khiến nhiều công ty niêm yết, đặc
biệt là những công ty có mức đại chúng hóa cao như SAM và REE, không phải lo lắng trong mùa
ĐHCĐ năm sau, là "Nếu Điều lệ công ty không quy định khác hoặc cổ đông có liên quan không có ý
kiến khác bằng văn bản, các thành viên độc lập của Hội đồng quản trị đương nhiên là người đại diện
theo ủy quyền của tất cả các cổ đông không tham dự họp Đại hội đồng cổ đông".

Theo Ban soạn thảo có ý kiến cho rằng, quy định như dự thảo là không phù hợp với quy định của Luật
Dân sự về uỷ quyền.

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, quy định như như dự thảo Nghị định sửa đổi có một số
điểm lợi: tạo được các hình thức đa dạng và điều kiện thuận lợi nhất để cổ đông thực hiện quyền dự
họp ĐHCĐ với chi phí tối thiểu nhất, vừa tạo cơ chế hợp lý, thuận lợi cho việc tiến hành ĐHCĐ, nhất là
ĐHCĐ của công ty niêm yết, vừa đảm bảo quyền hợp pháp của cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số.

Mặt khác, một trong số các chức năng của thành viên độc lập HĐQT là đại diện và bảo vệ lợi ích của
cổ đông thiểu số tại công ty. Do đó, quy định như dự thảo sẽ nâng cao được vai trò của thành viên độc
lập HĐQT, qua đó, giúp thành viên này thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn chức năng và nhiệm vụ của
mình trong quản trị công ty.

Cuối cùng, dự họp ĐHCĐ vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cổ đông; sự tham dự họp hay không của
người này có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy, quy định như dự thảo
là không trái với Luật Dân sự.
Thực tế tổ chức ĐHCĐ hiện nay cho thấy, quy định như dự thảo là có tính khả thi.

Cụ thể là ý thức thực hiện quyền cổ đông của NĐT ở nước ta còn rất thấp. Nhiều cổ đông không đi
họp ĐHCĐ, cũng không có bất cứ ý kiến hay ủy quyền cho bất kỳ ai, từ bỏ hoàn toàn quyền cổ đông.

Khá nhiều NĐT như vậy sẽ khiến ĐHCĐ của các công ty có mức độ đại chúng hóa lớn như SAM, REE
khó tổ chức thành công trong lần triệu tập đầu tiên, gây tốn kém cho công ty cũng như mất thời gian
của cổ đông khác.

Trên thực tế, khi xin ý kiến cổ đông bằng văn bản, nhiều công ty ghi rõ, khi quá thời hạn quy định, nếu
cổ đông không có ý kiến bằng văn bản gửi về công ty thì coi như chấp thuận với vấn đề mà HĐQT xin
ý kiến. Nguyên tắc "im lặng là đồng ý” đã được áp dụng.

Việc ủy quyền cho thành viên HĐQT độc lập đại diện cho cổ đông "im lặng" tại ĐHCĐ là phương án
tốt, dù cho đến nay, theo số liệu thống kê của Sở GDCK TP. HCM mới chỉ có khoảng 70% công ty
niêm yết có thành viên HĐQT độc lập.

Tuy nhiên, việc một số công ty niêm yết, công ty đại chúng không có thành viên HĐQT độc lập không
quan trọng bằng việc thành viên HĐQT độc lập hiện nay đa số đều chưa đảm bảo được tính độc lập,
đại diện cho quyền lợi của cổ đông nhỏ.

Định nghĩa thành viên HĐQT độc lập là thành viên không tham gia điều hành sẽ phải thay đổi trong
văn bản pháp luật, nếu không, cổ đông nhỏ vắng mặt sẽ ủy quyền cho thành viên HĐQT độc lập,
nhưng thực chất là người của cổ đông lớn có quyền lợi không đồng nhất với mình.(Nguồn: ĐTCK,
13/4)

Вам также может понравиться