Вы находитесь на странице: 1из 5

1.

Anh/chị hãy phân tích nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng với
tính cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học.

*Quan điểm DV về TG

 Tồn tại của TG là tiền đề thống nhất TG

Các nhà triết học duy vật cho rằng thế giới là một thể thống nhất
nhưng sự thống nhất đó không nằm trong sự tồn tại của thế giới, vì sự
tồn tại của thế giới chỉ là tiền đề của sự thống nhất thế giới. Tính thống
nhất thật sự của thế giới nằm trong tính vật chất của nó. Về điều này,
Ăngghen đã viết: “Tính thống nhất của TG không phải ở sự tồn tại của
nó, mặc dù tồn tại là tiền đề của tính th.nhất của nó, vì trước khi TG có
thể là một thể th.nhất thì trước hết TG phải tồn tại đã”. “Tính thống
nhất thật sự của TG là ở tính VC của nó, và tính VC này được chứng
minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật,
mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của TH & KHTN”.

 Nguyên lý về tính thống nhất VC của TG

 TGVC tồn tại khách quan, vĩnh viễn, vô hạn, vô tận;

 Trong TGVC chỉ tồn tại các sự vật, quá trình VC cụ thể, có một
mức độ tổ chức nhất định đang biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau; là
nguồn gốc, nguyên nhân của nhau; cùng chịu sự chi phối bởi các
quy luật khách quan của TGVC;

 Ý thức, tư duy (tinh thần) CN chỉ là sản phẩm của một dạng VC
có tổ chức cao (VCXH & bộ óc CN). TG vật chất thống nhất và
duy nhất.

 Phạm trù vật chất

 Vật chất với tính cách là vật chất, là một sự sáng tạo thuần túy
của tư duy và là một sự trừu tượng. Chúng ta bỏ qua sự khác
nhau về chất của những sự vật, khi chúng ta gộp chúng, với tư
cách là những vật tồn tại hữu hình, vào khái niệm vật chất.

 Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác.

 Trong thế giới, không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật
chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian
và thời gian.
 Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một
phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của
vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình
diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư
duy.

 Không gian, thời gian cũng là thuộc tính cố hữu của vật chất, là
phương thức tồn tại của vật chất.

 Phạm trù ý thức, quan hệ giữa vật chất và ý thức

 Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được
ý thức, và tồn tại của con người là quá trình sống hiện thực của
con người. Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và
vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại.

 Ý thức của con người tồn tại trước hết trong bộ óc con người, và
sau đó, thông qua thực tiễn lao động, nó tồn tại trong các vật
phẩm do con người sáng tạo ra (vật chất xã hội – vật chất
mang/chứa ý thức). Ý thức bao gồm nhiều yếu tố như: tri thức,
tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí..., trong đó, tri thức (yếu tố cốt
lõi) và tình cảm có vai trò rất quan trọng. Tri thức là kết quả của
quá trình con người nhận thức thế giới, nó phản ánh những hiểu
biết của chủ thể về khách thể. Tình cảm là những rung động tâm
lý khá ổn định phản ánh thái độ của chủ thể - cá nhân con người
– trước khách thể - hiện thực. Tri thức và tình cảm thống nhất,
chuyển hóa lẫn nhau (tình cảm không dựa trên tri thức là tình
cảm mù quáng, tri thức không chứa tình cảm là tri thức suông);
sự thống nhất của chúng tạo ra động lực tinh thần mạnh mẽ
thúc đẩy hoạt động của con người, góp phần làm cho con người
trở thành chủ thể sáng tạo ra lịch sử.

 Đương nhiên, sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa
tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường
hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa
nhận cái gì có trước và cái gì có sau? Ngoài giới hạn đó, thì
không nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối.

 Thông qua hoạt động thực tiễn, mà trước hết là thực tiễn lao
động, ý thức con người xâm nhập vào hiện thực vật chất, nhờ
đó, nó có được sức mạnh của cái tinh thần. Dựa trên sức mạnh
này, ý thức tác động đến thế giới, góp phần làm cho thế giới
biến đổi. Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn
góp phần sáng tạo nên thế giới nữa. Do vậy mà C.Mác đã viết:
“Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự
phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ
bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực
lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng.

 “Trong khi nghiên cứu sâu và phát triển CNDV triết học, Mác đã
đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ
chỗ nhận thức GTN đến chỗ nhận thức XH loài người” [Lênin].

*Quan điểm DV về XH

 Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên: XH là kết quả phát triển
lâu dài của TN, thông qua và nhờ vào hoạt động lao động của con
người. Xã hội có quy luật v.động, ph.triển riêng (cả QLTN & QLXH). Sự
v.động, ph.triển của XH phải thông qua h.động thực tiễn có ý thức của
CN đang theo đuổi mục đích nhất định.

 Tự nhiên: là toàn bộ thế giới vật chất đa dạng vô cùng, vô tận,


luôn phát triển: từ giới tự nhiên vô cơ đến giới tự nhiên hữu cơ;
từ giới tự nhiên hữu cơ đến giới tự nhiên có mang sự sống; từ sự
sống đơn bào đến sự sống đa bào; từ vi sinh vật đến sinh vật; từ
thực vật đến động vật; từ động vật bậc thấp đến động vật bậc
cao. Rồi sau đó là con người và xã hội loài người.

 Xã hội: là kết quả của quá trình chuyển biến từ đời sống bày
đàn, hành động theo bản năng của loài vật thành đời sống cộng
đồng, hành động có mục đích của con người; là sản phẩm của sự
tác động qua lại giữa các con người, là biểu hiện của tổng số các
mối quan hệ giữa các cá nhân.

 Hệ thống tự nhiên – xã hội: là một chỉnh thể bao gồm những yếu
tố tự nhiên và những yếu tố xã hội luôn tác động qua lại, quy
định sự tồn tại và phát triển của nhau. Trong đó, tự nhiên vừa là
nguồn gốc vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội.

 Dù tự nhiên tác động âm thầm, tự phát đến xã hội nhưng xã hội


tác động đến tự nhiên bao giờ cũng thông qua hoạt động thực
tiễn có ý thức của con người mà trước hết là thông qua thực tiễn
lao động sản xuất vật chất. Bằng và thông qua hoạt động thực
tiễn lao độn sản xuất vật chất có ý thức, con người từng ngày
từng giờ cải tạo, biến đổi tự nhiên để phục vụ cuộc sống cho
chính mình.

 Sản xuất vật chất là cơ sở đời sống XH (Phương thức sản xuất quyết
định mọi quá trình sinh hoạt nói chung; Tồn tại XH quyết định ý thức
XH)
 Lịch sử tồn tại và phát triển XH loài người gắn liền với lịch sử của
sản xuất ra của cải vật chất;

 Nền sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ
lao động do mình làm ra, tác động cải biến các dạng vật chất
của giới tự nhiên, nhằm tạo ra những vật phẩm thỏa mãn nhu
cầu tồn tại và phát triển của con người. Nền SXVC trong từng
giai đoạn lịch sử gắn liền với một PTSX nhất định. Phương thức
sản xuất là cách thức con người ở một giai đoạn lịch sử nhất
định thực hiện quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất nhằm
thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội. Phương thức
sản xuất là sự thống nhất của lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất.

 Sự thay đổi PTSX sẽ làm thay đổi mọi mặt của đời sống XH, từ
kinh tế - cơ sở hạ tầng đến chính trị - kiến trúc thượng tầng, từ
lĩnh vực vật chất – tồn tại xã hội đến lĩnh vực tinh thần – ý thức
xã hội.

 Trong xã hội, “Không phải ý thức của CN quyết định sự tồn tại
của họ, mà trái lại sự tồn tại của họ quyết định ý thức của họ”.

 Sự phát triển của XH là quá trình lịch sử - tự nhiên

 Đó là LS h.động của CN có lợi ích & mục đích khác nhau, nhưng
tuân theo các QL kh.quan của LS;

 Đó là LS ph.triển các HT kinh tế-xã hội một cách đa dạng nhưng


thống nhất từ thấp đến cao, mà thực chất là LS ph.triển của
LLSX:

LLSX  QHSX  PTSX  (Cơ sở HT+Kiến trúc TT)  Hình thái KT-XH.

 QC nhân dân là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử

 Quần chúng nhân dân là lực lượng trực tiếp sản xuất ra mọi của
cải VC, sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần, quyết định thành bại
của mọi cuộc biến đổi cách mạng xảy ra trong XH;

 Trong điều kiện lịch sử khác nhau vai trò chủ thể của QCND biểu
hiện khác nhau, nhưng ngày càng lớn.

 Sức mạnh của QCND chỉ được phát huy khi họ được hướng dẫn,
tổ chức, lãnh đạo bởi lãnh tụ. Lãnh tụ - cá nhân có nhân cách vĩ
đại, biết tập hợp, giác ngộ, tổ chức quần chúng nhân dân để giải
quyết những nhiệm vụ cụ thể do lịch sử đặt ra.

Вам также может понравиться