Вы находитесь на странице: 1из 5

GIÁO DỤC

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Thực hiện ngay việc rà soát, cải tạo nhà vệ sinh
trường học
01:04:00, 29/10/2007
B.Thanh

Cuối tuần qua tại TP.HCM, Sở GD-ĐT của 5 thành phố bao gồm: Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP.HCM (cụm 7) đã ký kết giao ước thi đua năm học
2007-2008. 12 lĩnh vực thi đua được các TP đăng ký thực hiện như sau: Giáo dục
mầm non, Giáo dục tiểu học, Giáo dục trung học, Công tác xã hội hóa giáo dục,
Ngoại khóa và y tế trường học...

Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân
chỉ đạo: "Các tỉnh, thành phố phải xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, tập trung rà
soát, đánh giá trình độ năng lực hiệu trưởng, đến hết học kỳ I công bố kết quả xếp
loại hiệu trưởng. Bên cạnh đó phải chấm dứt tình trạng trường học không kiên cố,
đặc biệt 5 thành phố trên phải đi đầu trong việc rà soát, cải tạo hệ thống nhà vệ sinh

Phải đưa nhà vệ sinh vào chương trình kiên cố hóa trường lớp
22:44:00, 25/10/2007

Sau khi nhận được rất nhiều ý kiến bức xúc của bạn đọc về
vấn đề nhà vệ sinh trường học, phóng viên Báo Thanh Niên
đã có cuộc trao đổi với ông Trương Đình Bắc - Trưởng phòng
Sức khỏe môi trường và cộng đồng, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y
tế) về các giải pháp khắc phục.

* Là một trong những người tham gia điều tra thực trạng nhà
vệ sinh trường học, ông có suy nghĩ gì về thực trạng này?

Ông Trương Đình Bắc - Theo tôi, hiện nay việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho
học sinh, sinh viên còn chưa được quan tâm đúng mức.
Không riêng gì chuyện nhiều học sinh không có chỗ đi vệ sinh mà môi trường học
tập của học sinh còn nhiều khâu chưa được đảm bảo như: độ chiếu sáng, bàn ghế,
bảng viết cũng còn rất nhiều nơi chưa đạt yêu cầu. Điều đó dẫn tới tình trạng bệnh tật
ngày một gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và sự phát triển bình thường
của học sinh, sinh viên.

* Vậy theo ông, đâu là giải pháp khắc phục?

- Chúng tôi nghĩ, ngành giáo dục cần quan tâm thu hút đầu tư để xây dựng công trình
vệ sinh cho trường học. Điều hết sức cần thiết là các nhà quản lý phải đưa hạng mục
công trình vệ sinh vào chương trình kiên cố hóa trường lớp. Đưa việc sử dụng công
trình vệ sinh, công trình nước vào tiêu chí thi đua hằng năm của các trường và giáo
viên; có những quy định chặt chẽ về trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, của giáo
viên trong việc sử dụng bảo quản công trình vệ sinh. Hằng năm, ngành giáo dục phải
phối hợp với ngành y tế kiểm tra vệ sinh môi trường và chất lượng nước ở tất cả các
trường, đẩy mạnh phong trào "Trường chuẩn quốc gia" và "Bảo vệ môi trường xanh,
sạch, đẹp".

Đối với các trường, cần phải có những hành động cụ thể như phải tìm mọi nguồn,
mọi cách để có được công trình nước và vệ sinh theo tiêu chuẩn mẫu và xà phòng rửa
tay; phối hợp với các đoàn thể địa phương như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ... hằng
tuần, hằng tháng làm tổng vệ sinh, thu hút học sinh các trường cùng tham gia, cùng
xây dựng phong trào vệ sinh môi trường... Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường cần tăng cường kinh phí và nguồn lực xây dựng
công trình nước, công trình vệ sinh tại các trường học.

* Còn Bộ Y tế sẽ làm gì trong việc này, thưa ông?

- Về phía Bộ Y tế, chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ GD-ĐT và Chương trình mục tiêu
quốc gia đánh giá và hoàn thiện những mô hình thích hợp và hiệu quả về vệ sinh môi
trường cho trường học như: "Rửa tay xà phòng", "Cải thiện vệ sinh môi trường và vệ
sinh cá nhân trong trường học", "Sức khỏe học đường" và khuyến cáo nhân rộng;
phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng và Bộ GD-ĐT
để phát triển và phổ biến đến từng trường học về thiết kế và hướng dẫn sử dụng các
nhà tiêu hợp vệ sinh... Về lâu dài, chúng tôi đang xây dựng đề án "Nâng cao năng lực
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên", trong đó có đề cập đến môi trường
học tập cho các em. Dự kiến trong quý IV năm nay sẽ trình Chính phủ phê duyệt.
Nếu được phê duyệt, tôi hy vọng đề án sẽ góp phần cải thiện được tình trạng hiện
nay.

'Nhiệm vụ lớn nhất của Thùy Linh giờ là học'

Sau scandal clip "nóng", bố và gia đình của diễn viên đóng vai Vàng
Anh vẫn động viên cô và yêu cầu 2 năm sau phải tốt nghiệp ĐH
Sân khấu Điện ảnh. Theo gia đình, Linh không được phép bỏ bê và
để ảnh hưởng vì “cơn bão” vừa rồi.

Bố Hoàng Thùy Linh xuất hiện với khuôn mặt điềm tĩnh, thấm đẫm
vẻ buồn bã. Ông kể, Linh đã cố gắng rất nhiều nhưng mấy hôm đầu
mẹ Linh phải đưa cô đi học, bởi nhiệm vụ lớn nhất của Linh bây giờ
là việc học.
Hoàng Thùy Linh trong một buổi trò chuyện với VnExpress. Ảnh: Hoàng Hà.

Ông nói: “Gia đình chúng tôi chỉ biết lắng nghe dư luận và im lặng
trước “hàng nghìn hòn tên mũi đạn”. Bởi lẽ cho dù có nói thế nào sẽ
nhiều người cũng không thể hiểu và thông cảm nổi. Chúng tôi phải
lắng nghe xem gia đình và con gái mình sai sót ở đâu để sửa chữa.

Nếu chúng tôi chỉ vì cái tôi của riêng mình mà phản ứng không suy
nghĩ và đổ lỗi cho hết người nọ đến người kia, nghĩa là chúng tôi đã
không xây dựng cho cái chung. Nếu con tôi sai, cháu sẽ chịu sự
phán xét của pháp luật.

Còn nếu khi mọi chuyện còn chưa rõ ràng mà dư luận chỉ quay
sang chỉ trích một mình cháu, như thế là không công bằng. Thậm
chí như thế sẽ dồn chúng tôi đến chân tường trước những áp lực
của xã hội".

Bố diễn viên Vàng Anh cho biết, hằng ngày gia đình bị rất nhiều
cuộc điện thoại khủng bố nặc danh. Thậm chí trẻ con đi qua
ngoài đường cũng gọi váng lên tên Vàng Anh.

Bố diễn viên Hoàng Thuỳ Linh:

Mong hãy nương tay với những người đã phát tán video clip.

“Tôi cũng đã có theo dõi trên báo chí được biết 4 sinh viên vừa bị khởi
tố bắt tạm giam về tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy. Tôi nghĩ không
nên quá mạnh tay với các cháu. Đặt hoàn cảnh 4 cháu đó cũng là con
cái của nhà mình, theo tôi không nên tiếp tục đưa ra một “cú đấm”
nữa để đánh chúng.

Các cháu còn trẻ. Đấy cũng là cả một thế hệ mà những người làm cha
làm mẹ như chúng tôi sau này về già phải nương thân.

Vì thế, tôi mong muốn các cơ quan chức năng xem xét cho các cháu,
nếu không sẽ hỏng cả con đường sự nghiệp của con trẻ”.

“Buồn và khủng hoảng lắm nhưng gia đình tôi chỉ biết động viên
cháu Linh bình tâm để học, vì đó là mục đích lớn nhất nên nó không
được gục ngã. Nó cũng đang phải đấu tranh rất nhiều để thực hiện
nghĩa vụ của một công dân trẻ tuổi, để học tập và tiếp tục được
cống hiến sau này, thì tại sao những người làm bố làm mẹ như
chúng tôi lại còn tiếp tục lên án cháu?

Hơn bao giờ hết, lúc này tôi nghĩ gia đình cần phải thực sự bình
tĩnh để nhìn nhận mọi chuyện sao cho thấu đáo. Vì vậy, trước đó tôi
có nhắc cháu Linh là con chỉ nên tập trung vào việc học thôi, còn
mọi chuyện cứ chờ pháp luật tìm ra kẻ chủ mưu và xử lý. Khi đã có
kết luận chắc chắn, bố nghĩ mọi người sẽ lại hiểu con, đứng về phía
con như đã từng trước đó”, ông bố đang phải chịu rất nhiều áp lực
tâm sự.

Khi được hỏi về đám hỏi của Việt với Linh, người đàn ông này chỉ
im lặng không nói.

Một người thân của gia đình Linh tâm sự: “Việc có đám hỏi như các
báo viết, có lẽ đó là do tấm lòng và trách nhiệm của gia đình bên đó
với cháu Linh. Tôi nghĩ, họ làm như thế cũng là hợp nhẽ, nếu hai
cháu nó yêu thương nhau thực sự...”.

Rất nhiều người trong khu phố bày tỏ sự cảm thông với Thùy
Linh. Họ cho biết, gia đình Linh rất tốt và ân tình, xưa nay chẳng có
điều tiếng gì.

Một phụ nữ trông xe xin được giấu tên nói: “Tôi thấy mà rầu hết cả
lòng. Gia đình con bé mua căn hộ tập thể này cách đây chưa đầy
chục năm, nhưng bố Linh đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong
lòng bà con lối xóm, bằng những quan tâm tới những người có
hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Linh ít tiếp xúc với
bà con lối xóm. Chỉ sau khi đã nổi tiếng trên phim Nhật ký Vàng
Anh thì chúng tôi mới biết xóm mình có một diễn viên. Dù nổi tiếng
nhưng ra ngõ gặp người già, nó vẫn luôn chào hỏi rất lễ phép. Đặc
biệt là cách sống của bố nó thì khối người chúng tôi còn phải học
hỏi”.

Ông Nguyễn Dự Vinh, tổ trưởng tổ dân phố số 1, phường Văn


Chương - nơi gia đình Linh đang sống - cho biết: “Từ khi về đây, bố
Linh đã là nhân tố gắn kết mối quan hệ láng giềng để sống với nhau
nhân ái hơn, quan tâm và đùm bọc nhau hơn. Bố Linh luôn hăng
hái trong mọi công tác quyên góp vì người nghèo hoặc ủng hộ đồng
bào bị lũ lụt. Những hoạt động của tổ dân phố hay của phường, bố
Linh đều tham gia rất nhiệt thành. Thậm chí anh ấy còn âm thầm
giúp đỡ những người cô đơn, có hoàn cảnh khó khăn trong tổ mình
khi thì yến gạo, khi dăm chục hay một trăm. Sau này những người
đó nói lại, chúng tôi mới biết”.

Ông Lê Cẩm Lượng - Hiệu phó ĐH Sân khấu Điện ảnh: "Trường đã
báo cáo việc này lên Bộ Giáo dục và Đào tạo"

BUÔN

Вам также может понравиться