Вы находитесь на странице: 1из 10

Tài liệu tham khảo

HỘI SINH VIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


***
BỘ CÂU HỎI PHỤC VỤ HỘI THI CÁN BỘ HỘI SINH VIÊN GIỎI
CẤP CƠ SỞ

PHẦN I: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

A. HỆ THỐNG CÂU HỎI VỀ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Câu 1. Dự hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, có mặt đại biểu của các
tổ chức nào ?
a. An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Đảng, Đông Dương
Cộng Sản Liên Đoàn
b. Đông Dương Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn
c. An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Đảng
d. An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn
Câu 2. Nơi nào diễn ra cuộc mitting lớn giành chính quyền tại Hà Nội trong
Cách mạng Tháng 8 năm 1945?
a. Quảng trường Ba Đình
b. Quảng trường Nhà hát lớn
c. Dinh Toàn Quyền Đông Dương
Câu 3. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam diễn ra vào thời gian nào?
a. Từ 1/2/1930 đến 3/2/1930 b. 3/2/1930 đến 5/2/1930
c. 3/2/1930 đến 7/2/1930
d. Trong ngày 3/2/1930
Câu 4. "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội" do Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành vào thời điểm nào?
a. Đại hội Đảng lần thứ 4 năm 1982
b. Đại hội Đảng lần thứ 7 năm 1991
c. Đại hội Đảng lần thứ 8 năm 1996

Câu 5. Điều lệ Đảng quy định cấp ủy Đảng lãnh đạo trực tiếp tổ chức Đoàn cùng cấp về:
a. Phương hướng, nhiệm vụ, tư tưởng
b. Phương hướng, nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức cán bộ
c. Phương hướng, tư tưởng, tổ chức

1
Câu 6. Ai thay mặt Chính phủ Cách Mạng Cộng hoà miền nam Việt Nam kí
hiệp định Pari?
a. Hồ Chí Minh
b. Võ Nguyên Giáp
c. Nguyễn Thị Bình
Câu 7. Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV được diễn ra vào thời
gian nào? Ở đâu?
a. Diễn ra từ ngày 26 – 28/10/2010 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị
Việt – Xô, Hà Nội
b. Diễn ra từ ngày 27 – 29/10/2010 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt
– Xô, Hà Nội
c. Diễn ra từ ngày 25 – 27/10/2010 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt –
Xô, Hà Nội
(Đại hội chính thức khai mạc vào 8h00 ngày 26/10/2010)
Câu 8. Bạn hãy cho biết câu nói “ Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/
Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên” là câu nói nổi tiếng của ai?
a. Chủ tịch Hồ Chí Minh b. Đồng chí Trần Phú
c. Đồng chí Lê Duẩn
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI VỀ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM
I. CÂU HỎI VỀ ĐIỀU LỆ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM
Câu 1. Thẩm quyền kết nạp Hội viên danh dự là
a. Ban Chấp hành Hội Sinh viên từ cấp trường trở lên
b. Ban Chấp hành Hội Sinh viên từ cấp tỉnh trở lên
c. Ban Chấp hành Hội Sinh viên từ cấp Chi hội trở lên
Câu 2. Hội viên có những quyền gì?
a. Quyền yêu cầu tổ chức Hội các cấp bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình.
b. Quyền được ứng cử, đề cử, tham gia bàn bạc và giám sát công việc của Hội
c. Được hưởng các phúc lợi tập thể do Hội cùng cấp quản lý
d. Tất cả các phương án trên
Câu 3. Hệ thống tổ chức của Hội Sinh viên gồm
a. 2 cấp: Trung ương, cấp tỉnh
b. 3 cấp: Trung ương, cấp tỉnh (thành), cấp trường
c. 4 cấp: Trung ương, cấp tỉnh (thành), cấp trường, cấp cơ sở (Chi hội, các
đơn vị trực thuộc)
d. 5 cấp: Trung ương, Tỉnh, Quận huyện đoàn, cơ sở, Chi hội.
Câu 4. Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc
a. Hiệp thương dân chủ b. Tập trung dân chủ

2
c. Tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động
Câu 5. Nhiệm kỳ đại hội chi hội
a. 1 năm 1 lần b. 5 năm 2 lần c. 5 năm 1 lần
Câu 6. Nhiệm kỳ đại hội Hội Sinh viên cấp trường
a. 1 năm 1 lần b. 5 năm 2 lần c. 5 năm 1 lần
Câu 7. Nhiệm kỳ Đại hội Hội Sinh viên cấp tỉnh, thành phố và cấp Trung ương
a. 1 năm 1 lần b. 5 năm 2 lần c. 5 năm 1 lần
Câu 8. Số lượng đại biểu đại hội Hội Sinh viên cấp nào do
a. Ban Chấp hành cấp đó quyết định
b. Ban Thư ký cấp đó quyết định
c. Hội cấp trên quyết định
Câu 9. Đại hội, hội nghị đại biểu và các hội nghị của Hội Sinh viên chỉ có giá trị khi:
a. Có ít nhất một phần ba (1/3) số đại biểu được triệu tập tham dự
b. Có ít nhất một phần hai (1/2) số đại biểu được triệu tập tham dự
c. Có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu được triệu tập tham dự
Câu 10. Điều kiện trúng cử vào Ban Chấp hành Hội Sinh viên các cấp
a. Khi có 1/2 đại biểu có mặt tán thành
b. Khi có 2/3 đại biểu có mặt tán thành
c. Khi có quá 1/2 đại biểu có mặt tán thành
Câu 11. Số lượng uỷ viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên cấp trường
a. Do Ban Chấp hành Hội Sinh viên cấp đó quyết định
b. Do đại hội Hội Sinh viên cấp đó quyết định (theo hướng dẫn của Ban Thư
ký Trung ương Hội)
c. Do Hội cấp trên trực tiếp quyết định
Câu 12. Số lượng uỷ viên Ban Chấp hành Hội cấp trường
a. Từ 11 đến 16 uỷ viên b. Từ 16 đến 21 uỷ viên
c. Từ 11 đến 21 uỷ viên
Câu 13. Trong đại hội Hội Sinh viên việc cử thư ký đại hội do
a. Đại hội bầu b. Đoàn Chủ tịch chỉ định
c. Ban Tổ chức đại hội chỉ định
Câu 14. Trong đại hội, hội nghị của Hội Sinh viên nếu hiệp thương bầu cử
không đúng nguyên tắc, thủ tục quy định thì
a. Phải tổ chức hiệp thương, bầu lại
b. Không phải tổ chức hiệp thương, bầu lại
c. Cả hai phương án đều sai
Câu 15. Đoàn Chủ tịch đại hội do
3
a. Ban Chấp hành Hội Sinh viên cấp triệu tập đại hội chỉ định
b. Đại hội bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín
c. Đại hội bầu bằng hình thức giơ tay
Câu 16. Triệu tập Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành khoá mới do
a. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội khoá cũ
b. Ủy viên Ban Chấp hành khoá mới
c. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội khóa mới
c. Cả 3 phương án trên
Câu 17. Ban Chấp hành Hội Sinh viên khoá mới và người được bầu vào các
chức danh điều hành công việc
a. Ngay sau đại hội, hội nghị bầu
b. Sau khi có quyết định công nhận của Hội cấp trên trực tiếp
c. Kể từ ngày thứ 15 sau khi được bầu
Câu 18. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên cấp trường
a. Do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra
b. Do Ban Thư ký cùng cấp bầu ra
c. Do Hội cấp trên chỉ định
Câu 19. Trong quá trình điều hành bầu Ban Chấp hành tại đại hội, việc cho rút
tên khỏi danh sách bầu vào Ban Chấp hành
a. Do Đại hội quyết định
b. Do Đoàn chủ tịch quyết định
c. Do đại biểu ứng cử, đề cử quyết định
Câu 20. Điều lệ Hội Sinh viên có bao nhiêu chương, điều
a. Có 08 chương, 22 điều b. Có 9 chương, 24 điều
c. Có 13 chương, 41 điều
Câu 21. Ban Kiểm tra của Hội Sinh viên được thành lập ở
a. 4 cấp: Trung ương, cấp tỉnh, cấp trường, cấp chi Hội
b. 3 cấp: Trung ương, cấp tỉnh, cấp trường
Câu 22. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, hội viên
a. Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, xoá tên trong danh sách hội viên
b. Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ
c. Khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ công tác, khai trừ
Câu 23. Hội phí hiện nay của Hội Sinh viên là
a. 2.000đ/ hội viên/ tháng b. 1.000đ/ hội viên/ tháng
c. 500đ/ hội viên/ tháng
Câu 24. Mỗi cấp được giữ lại bao nhiêu số tiền Hội phí do hội viên nộp
4
a. 2/3 số Hội phí b. 1/3 số Hội phí c. 1/4 số Hội phí
II. CÂU HỎI VỀ LỊCH SỬ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM, LỊCH SỬ HỘI SINH VIÊN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
Câu 1. Ngày truyền thống học sinh - sinh viên Việt Nam
a. Ngày 9/11 b. Ngày 9/ 12 c. Ngày 9/01
Câu 2. Ngày 09/01 hàng năm được quyết định chọn làm Ngày truyền thống Hội
Sinh viên Việt Nam trong hoàn cảnh nào:
a. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IV (1970)
b. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V (1993)
c. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VI (1998)
Câu 3. Bạn hãy cho biết Hội Sinh viên Việt Nam đã trải qua mấy lần Đại hội?
a. 7 lần b. 8 lần c. 9 lần
(Diễn ra vào các năm: 1955, 1958, 1962, 1970, 1993, 1998, 2004, 2009)
Câu 4. Bài hát chính thức của Hội Sinh viên Việt Nam?
a. Bài ca thanh niên tình nguyện
b. Bài ca sinh viên
c. Hành khúc tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh
Câu 5. Từ khi thành lập đến nay Hội sinh viên thành phố Hà Nội đã trải qua
mấy kỳ đại hội?
a. 4 lần b. 5 lần c. 6 lần
III. CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG “5 XUNG KÍCH, 4 ĐỒNG HÀNH” ĐƯỢC
TRIỂN KHAI TRONG KHỐI TRƯỜNG HỌC
Câu 1. Chương trình “ Tiếp sức mùa thi ” diễn ra đầu tiên vào năm nào?
a. 1999 b. 2002 c. 2003 d. 2004
Câu 2. Đại hội Đoàn Thành phố Hà Nội lần thứ XIII đã xác định mấy phong
trào hành động cách mạng?
a. 3 b. 4 c. 5 d. 2
2 phong trào là:
1. 5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô
2. 4 đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp
Câu 3: Phong trào “ Ba sẵn sàng” được khởi nguồn và phát động tại trường Đại
học nào trên địa bàn thành phố Hà Nội?
a. Đại học Sư phạm I Hà Nội. b. Đại học Sư phạm II Hà Nội.
c. Đại học Bách Khoa Hà Nội.
( Gợi ý: 3 Sẵn sàng là tên gọi của phong trào thi đua do ban chấp hành thành đoàn
Hà Nội phát động trong những năm 60 của thế kỉ 20 nhằm khơi dậy tinh thần yêu
nước của học sinh sinh viên Hà Nội.
Ban đầu, phong trào có nội dung là:

5
-Sẵn sàng nhập ngũ.
-Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh.
-Sẵn sàng đi đến bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà tổ quốc cần đến.
Sau năm 1965 nội dung thay đổi là:
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang
- Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học tập trong
bất kỳ tình huống nào
- Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ Quốc cần)

Ảnh hưởng của phong trào:

Phong trào 3 sẵn sàng được ví như "mồi lửa" đã thắp sáng tinh thần cách mạng của
thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội vốn đã như "củi khô" chờ được đốt cháy.

Sau khi phong trào được phát động, ngay trong tuần đầu tiên đã có hơn 80.000
thanh niên Hà Nội đăng kí nhập ngũ vào các lực lượng vũ trang nhân dân, và trong 1
khoảng thời gian ngắn con số này lên đến hơn 200.000.

Từ 1 phong trào phát động trong thanh niên Hà Nội, phong trào 3 sẵn sàng đã lan
rộng ra toàn miền Bắc Việt Nam trở thành phong trào thi đua yêu nước của thế hệ
trẻ Việt Nam thời bấy giờ.

Câu 4. Phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong cuộc đấu tranh Chống Mỹ cứu
nước được phát động tại xã nào sau đây trên địa bàn thành phố Hà Nội?.
a. Xã Hòa Nam, huyện Ứng Hoà b. Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức
c. Xã Hòa Xá, huyện Ứng Hoà
Câu 5. Phong trào Thanh niên tình nguyện đã được khởi nguồn và phát động tại
tỉnh, thành phố nào?.
a. Thành phố Hồ Chí Minh. b. Thành phố Hà Nội.
c. Thành phố Hải Phòng.
Câu 6. Phong trào “Tôi yêu Hà Nội” được Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội
phát động vào ngày, tháng, năm nào?
a. 7/8/2009 b. 8/8/2009 c. 9/8/2009
(Gợi ý: Phong trào tôi yêu Hà Nội được chính thức phát động vào ngày 7/8/2009 tại
Nhà hát lớn Hà Nội, nội dung của phong trào là:
- Xây dựng nét đẹp trong văn hóa ứng xử, bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống Thăng Long – Hà Nội.
- Chung tay xây dựng Thủ đô Xanh – Sạch – Đẹp.
- Tham gia đảm bảo an toàn giao thông, xung kích giữ gìn văn minh đô thị)
Câu 7. Sinh viên 05 tốt bao gồm những tiêu chí gì?
a. Đạo đức tốt; học tập tốt; thể lực tốt; kỹ năng tốt; hội nhập tốt.
b. Đạo đức tốt; học tập tốt; rèn luyện tốt; kỹ năng tốt; thể lực tốt.

6
Câu 8: 5 tiêu chí của Sinh viên Thủ đô thời đại gồm:
a. Bản lĩnh vững vàng, đạo đức trong sáng, tri thức phong phú, sức khỏe dồi
dào, kỹ năng thành thạo.
b. Bản lĩnh vững vàng, Thanh lịch văn minh, Tri thức phong phú, Sức
khỏe dồi dào, Kỹ năng thành thạo.
Câu 9: 6 giá trị cốt lõi của sinh viên Hà Nội gồm:
a. Trung thành, Sáng tạo, Khát vọng, Dấn thân, Tôn trọng và Trách nhiệm
b. Đoàn kết, Sáng tạo, Khát vọng, Dấn thân, Tôn trọng và Trách nhiệm
(Tại Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hà Nội lần thứ V, nhiệm kỳ 2008 –
2013 được tổ chức vào ngày 11, 12/1/2009 đã chính thức phát động Cuộc vận động
xây dựng thế hệ sinh viên Thủ đô thời đại mới với 5 tiêu chí và 6 giá trị cốt lõi)

\C. HỆ THỐNG CÂU HỎI VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ LỊCH SỬ


Câu 1. Từ năm 1010 đến năm 2010, Hà Nội đã qua bao nhiêu lần đổi tên
a. 7 lần b. 8 lần c. 6 lần
(Tên gọi của Hà Nội qua các thời kỳ từ 1010 đến nay:
1. Thăng Long 2. Nam Kinh 3. Đông Đô
4. Đông Quan 5. Đông Kinh 6. Bắc Thành 7. Hà Nội)
Câu 2. Toà thành cổ nhất Việt Nam trên đất Hà Nội là
a. Thành Cổ Loa b. Thành Đại La c. Thành Thăng Long
(Tư liệu: Thành Cổ Loa nay thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà
Nội. Thành do An Dương Vương xây dựng vào khoảng thế kỷ III trước công nguyên.
Đây là toà thành bằng đất có 9 vòng xoắn ốc, do đó gọi là thành ốc).
Câu 3. Vị vua khai sinh ra kinh thành Thăng Long là ai
a. Lý Nam Đế b. Lý Công Uẩn c. Đinh Tiên Hoàng
Câu 4. Bạn hãy cho biết trước kia chùa Một Cột có tên gọi là gì
a. Chùa Diên Hựu b. Chùa Bảo Khánh c. Chùa Tảo Sách
Câu 5. Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam
a. Trường Quốc Tử Giám b. Trường Quốc học Huế
c. Đông Dương học xá
Câu 6. Trường Quốc Tử Giám được thành lập năm bao nhiêu
a. Năm 1076 b. Năm 1253 c. Năm 1484
(Tư liệu: Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng, phong phú hàng
đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Là tổ
hợp gồm 2 di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử. Các bậc hiền triết của Nho giáo vào
Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền
giáo dục Việt Nam. Đây cũng là nơi Thành Đoàn Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương Thủ
Khoa các trường đại học, cao đẳng, trên địa bàn Thành phố Hà Nội).

7
Câu 7. Bạn hãy cho biết vị Vua nào mở khoa thi đầu tiên ở Đại Việt
a. Lý Nhân Tông b. Trần Nhân Tông c. Lê Thánh Tông
(Tư liệu: Năm Ất Mão (1075) Vua mở khoa thi tam trường, còn gọi là Minh
kinh bác học để chạc người có tài văn học vào làm quan. Khoa thi ấy là khoa thi đầu
tiên ở Đại Việt và chọn đựơc 10 người. Thủ khoa là Lê Văn Thịnh - ông làm chức
Thái sư (tể tướng).
Câu 8. Bạn hãy cho biết bộ sử đầu tiên của Việt Nam
a. Đại Việt sử ký b. Bắc sử thông lục c. Đại Việt thông sử
Câu 9. Bạn hãy cho biết tác giả của bộ sử Đại Việt sử ký
a. Lê Văn Hưu b. Lê Quý Đôn c. Nguyễn Hải Kế
Câu 10. “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh
mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn…”
Bạn hãy cho biết câu nói trên là của ai
a. Thân Nhân Trung b. Lê Thánh Tông c. Nguyễn Trực
(Tư liệu: Thân Nhân Trung (1418-1499), tự là Hậu Phủ, quê ở huyện Yên
Dũng-Bắc Giang. Ông đậu Hội nguyên Tiến sĩ, sau đó làm quan trong chiều, trải
qua các chức Tế tửu Quốc Tử Giám, Thượng thư Bộ Lại. Năm 1484, Lê Thánh Tông
thấy cần thiết phải dựng thêm bia đá đề tên tiến sĩ. Vâng mệnh vua, Thân Nhân
Trung đã thảo bài văn bia, qua đó ông đã nêu lên những điều cơ bản trong chính
sách hiền tài của nhà nước).
Câu 11. Câu nói nổi tiếng "Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết
người Nam đánh Tây", là của ai?
a. Nguyễn Đình Chiểu b. Nguyễn Trung Trực c. Trương Định
Câu 12. Lần mở rộng diện tích gần đây nhất của Thành phố Hà Nội được thực
hiện từ thời điểm nào ?
a. 01/8/2008 b. 19/8/2008 c. 19/12/2008
Câu 13. Hà Nội lần đầu tiên được Quốc hội phê chuẩn là Thủ đô của nước Việt
Nam vào năm nào?
a. Năm 1945 b. Năm 1946 c. Năm 1976
Câu 14. Di sản nào của Thủ đô Hà Nội được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới?
a. Khu trung tâm phố cổ
b. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội
c. Văn Miếu - Quốc Tử Giám
(Tư liệu: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đựợc
UNESCO chính thức công nhận vào ngày 01/08/2010)
Câu 15. Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội được chính thức khai
mạc vào thời gian nào? Tại đâu?
a. Khai mạc vào 8h00 sáng ngày 01/10/2010 tại Vườn hoa Lý Thái Tổ -
Đường Đinh Tiên Hoàng – Hoàn Kiếm

8
b. Khai mạc vào 8h00 sáng ngày 01/10/2010 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia
c. Khai mạc vào 9h00 sáng ngày 01/10/2010 tại Sân vận động Mỹ Đình
Câu 16. Trong 10 ngày Đại lễ, ngày của Tuổi trẻ là ngày nào?
a. Ngày 05/10/2010 (ngày thứ năm Đại lễ).
b. Ngày 06/10/2010 (ngày thứ sáu Đại lễ)
c. Ngày 08/10/2010 (ngày thứ tám Đại lễ)
D. CÂU HỎI LIÊN QUAN VỀ TỆ NẠN MA TUÝ, MẠI DÂM, HIV/AIDS
Câu 1. Các hành vi nào sau đây là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật phòng,
chống ma túy?
a. Trồng cây có chứa chất ma túy; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản,
mua bán, phân phối, giám định, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh,
nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần;
b. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lôi
kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy; sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất
ma túy;
c. Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội về ma tuý mà có; chống lại hoặc cản
trở việc cai nghiện ma tuý.
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Có bao nhiêu hình thức cai nghiện ma tuý theo qui định của luật sửa đổi,
bổ sung, một số điều của luật phòng, chống ma tuý?
a. Có 2 hình thức cai nghiện: tại gia đình, tại cộng đồng.
b. Có 3 hình thức cai nghiện: tại gia đình, tại cộng đồng, tại cơ sở cai nghiện.
c. Có 4 hình thức cai nghiện: tự cai nghiện, cai nghiện tại gia đình, tại cộng
đồng, tại cơ sở cai nghiện.
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 3. Gia đình có người nghiện ma tuý có trách nhiệm gì?
a. Khai báo với UBND cấp xã, phường, thị trấn về người nghiện ma tuý trong
gia đình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đó.
b. Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma tuý cai nghiện tại gia đình,
cai nghiện ma tuý tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của án bộ y tế và Ủy
ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
c. Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép
chất ma tuý hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội; hỗ trợ cơ quan có thẩm
quyền đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện
theo quy định của pháp luật.
d. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4. Hãy đánh dấu vào các chất bạn cho là ma tuý?

9
1. Thuốc lá 8. Seduxen
2. Cần sa 9. Moocphin
3. Cà phê 10. Nước chè
4. Hêrôin 11. Thuốc phiện
5. Rượu 12. Cocain
6. Thuốc lào 13. Bồ Đà
7. Đôlagan
Câu 5: Theo bạn tình dục an toàn là gì?
a. Tình dục an toàn là tình dục không dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và
lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục như: lậu, giang mai, HIV/AIDS.
b. Tình dục an toàn là tình dục có dùng các biện pháp tránh thai.

PHẦN 2. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN, THUYẾT TRÌNH


Câu 1. Theo bạn, Thanh niên, sinh viên ngày nay phải hành động như thế nào
để học tập và làm theo “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” ?
(Mỗi người trả lời theo cảm nhận của bản thân)
Câu 2. Bạn hãy cho phân tích ý nghĩa của câu ca dao:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Câu 3: Những năm gần đây, các cuộc thi sinh viên tài năng thanh lịch thường
xuyên được tổ chức. Bạn quan niệm thế nào là một sinh viên tài năng thanh
lịch?
Câu 4: Bạn có nhận xét gì về văn hóa đọc của sinh viên Hà Nội hiện nay?
Câu 5: Bạn suy nghĩ như thế nào về lối sống của sinh viên Hà Nội hiện nay?
Câu 6: Bạn có suy nghĩ gì về “Sống thử” trong một bộ phận sinh viên hiện nay.
Câu 7: Bạn nghĩ gì về tình yêu sinh viên?
Câu 8: Bạn suy nghĩ gì về thực trạng bạo lực học đường hiện nay? Bạn có giải
pháp gì để khắc phục thực trạng này.
Câu 9: Theo bạn “ Văn hoá giao thông” là gì? Là một chi Hội trưởng của Thủ đô
bạn sẽ làm gì để thực hiện “ Văn hoá giao thông”?
Câu 10: Bạn có nhận xét gì về thực trạng tham gia giao thông của hội viên, sinh
viên hiện nay?

10

Вам также может понравиться