Вы находитесь на странице: 1из 4

Một vài giải pháp thúc đẩy việc thương mại hoá tài sản trí tuệ

tại các trường Đại học

Hưởng ứng ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới (26-04), trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục Sở
hữu trí tuệ, Dự án Việt Nam – Thụy Sỹ về Sở hữu trí tuệ (SVIP) và Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội Hội, ngày 14 tháng 04 năm 2008 hội thảo "Thương mại hóa tài sản trí tuệ”"
đã được tổ chức tại phòng Hội thảo C1-222, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK
HN).

Đến dự Hội thảo có Bí thư thứ nhất Đại sứ quán vương quốc Thuỵ Sỹ, GS Hiệu trưởng
trường ĐHBK HN, lãnh đạo các phòng ban chức năng và các khoa viện trong toàn trường
cùng gần 100 giảng viên và sinh viên một số các trường đại học như ĐHBK HN, Đại học
Nông nghiệp I, Đại học Thương Mại, Đại học Mỏ-Địa chất ... cùng tham dự.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ngài Bí thư thứ nhất Đại sứ quán vương quốc Thuỵ Sỹ và
GS Hiệu trưởng cùng nhấn mạnh đến tình trạng mất bản quyền hiện nay trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Bảo vệ quyền lợi cho những sản phẩm sáng tạo là việc làm cực kì
cần thiết và cấp bách. Để làm được điều đó, một mặt cần tuyên truyền rộng rãi nhận thức
về trách nhiệm của cộng đồng người tiêu dùng. Mặt khác trong môi trường đại học, môi
trường của trí tuệ - chất xám thì các nhà khoa học phải nhận thức đầy đủ để tự bảo vệ
được thành quả lao động sáng tạo và bảo vệ quyền lợi của mình.

Tại Hội thảo, TS. Silvio Bonaccio Giám đốc văn phòng Chuyển giao công nghệ (CGCN)
Trường Đại học Bách khoa Zurich (ETH Zurich) đã giới thiệu về vai trò, chức năng và
hoạt động của Văn phòng chuyển giao công nghệ trường ETH Zurich đồng thời ông cũng
trình bày chi tiết về những hỗ trợ mà trường ETZ Zurich đã dành cho các doanh nghiệp
do chính nhà trường thành lập ra (gọi là Spin-off), hoạt động của các doanh nghiệp spin-
off này với mục đích chính là thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của các giảng viên
và sinh viên trong trường cũng như của các trường bạn hay các viện nghiên cứu khác
cũng được ông đề cập khá đầy đủ. Cũng tại hội thảo, TS. Silvio Bonaccio đã nêu ra các ví
dụ điển hình về thành quả CGCN của Trường Đại học Bách Khoa Zurich cho nền công
nghiệp của Thụy Sỹ cũng như những khó khăn và thất bại mà văn phòng CGCN đã gặp
phải, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm. Ngoài ra, một số chủ đề quan trọng khác
như các hình thức hợp đồng CGCN khác nhau, cụ thể là các hợp đồng chuyển giao quyền
sử dụng độc quyền/không độc quyền các SHTT, vấn đề bảo mật hay các biện pháp nhằm
khuyến khích đầu óc kinh doanh của sinh viên cũng đã được nêu và thảo luận tại hội
thảo. (*)

Về phía trường ĐHBK HN, ông Phan Quốc Nguyên, cán bộ phòng KH-CN, trường
ĐHBK HN đã trình bày những số liệu cụ thể cho thấy vai trò của văn phòng CGCN tại
một số trường đại học ở Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Inđônêxia, Malaixia, v.v., một số kinh
nghiệm của trường ĐHBK HN trong việc thành lập và đưa vào hoạt động Tổ Sở hữu trí
tuệ trực thuộc Phòng KH – CN đồng thời nhấn mạnh việc cần thiết phải thành lập văn
phòng hoặc bộ phận chuyên trách về CGCN và SHTT tại các trường Đại học ở Việt Nam.
Tại các phiên thảo luận, nhiều cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia hội thảo đã thể
hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo hộ quyền SHTT các kết quả nghiên cứu cũng như
đến vai trò và trách nhiệm của Tổ Sở hữu trí tuệ trong việc tư vấn hỗ trợ các cán bộ,
giảng viên và sinh viên trong việc đăng ký xác lập, bảo hộ quyền SHTT và thương mại
hóa các tài sản trí tuệ.

Theo số liệu thống kê, tính đến trước thời điểm thành lập tổ Sở hữu trí tuệ, Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội mới có khoảng 20 sáng chế/GPHI được cấp bằng. Từ khi thành
lập đến nay (2006), tổ Sở hữu trí tuệ đã tiến hành đăng ký mới gần 30 sáng chế/GPHI và
15 nhãn hiệu với chủ sở hữu là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Để hướng dẫn các đơn vị và cá nhân trong trường về việc thực hiện công tác SHTT, năm
2003 phòng KH – CN đã biên soạn và phát hành cuốn Hướng dẫn về công tác Sở hữu
trí tuệ (tái bản lần thứ nhất vào năm 2004) cho các đơn vị và cán bộ trong Trường. Trong
thời gian vừa qua, phòng KH – CN đã phối hợp với chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ
biên soạn xong cuốn Giáo trình Đại cương về sở hữu trí tuệ và khai thác thông tin
sáng chế (tài liệu dùng cho sinh viên các Trường Đại học kỹ thuật). Giáo trình gồm 03
phần:

• Đại cương về sở hữu trí tuệ,


• Đại cương về chuyển giao công nghệ
• Khai thác thông tin sáng chế.

Giáo trình đã được hội đồng đánh giá giáo trình nghiệm thu vào tháng 02/2008 và đã
được xuất bản nhằm phục vụ việc đào tạo sinh viên đang học tập nghiên cứu tại các
trường đại học kỹ thuật của Việt nam cũng như phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tham khảo
cho những cán bộ giảng viên có quan tâm.

Cũng trong thời gian vừa qua, Phòng KH – CN đã soạn thảo “Quy định về hoạt động Sở
hữu trí tuệ của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” và đã được ký ban hành.

Hiện nay, tổ Sở hữu trí tuệ trực thuộc Phòng KH – CN ó địa điểm đặt tại phòng 204-C10
(ĐT.8692417), tổ được phòng KH – CN phân công thực hiện các nhiệm vụ chính như
sau:

• Tư vấn và hỗ trợ cho các cán bộ nghiên cứu, giảng viên và sinh viên về đăng ký
xác lập quyền SHTT;
• Theo dõi và bảo đảm quyền lợi cho các cán bộ nghiên cứu, giảng viên và sinh
viên đối với tài sản trí tuệ của họ;

• Khai thác và thương mại hóa các tài sản trí tuệ này;
• Thúc đẩy hoạt động SHTT trong và ngoài trường;
• Mở rộng và tăng cường đào tạo về SHTT;
• Cung cấp thông tin về hoạt động SHTT, về thông tin sáng chế và các thông tin sở
hữu công nghiệp khác;
• Hợp tác quốc tế về SHTT, v.v.

Hiện nay Bộ Giáo dục và đào tạo đang xây dựng văn bản pháp quy nhằm khuyến khích
và thúc đẩy việc thành lập các bộ phận chuyên trách về SHTT và CGCN trong các trường
Đại học. Thực hiện đúng chủ trương của Bộ, trong thời gian tới tổ Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp
tục mở rộng việc tư vấn, hỗ trợ thực hiện thường xuyên các hoạt động về SHTT tại
Trường như thiết lập cơ sở dữ liệu về SHTT tại Trường, tổ chức hội thảo và tập huấn
hướng dẫn cách tra cứu sáng chế và đăng ký các quyền SHTT góp phần đưa Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu
của đất nước.

Phòng KH – CN

Вам также может понравиться