Вы находитесь на странице: 1из 3

Câu 1: Nêu xu hướng tiến hóa của hệ thần kinh? Ý nghĩa?

Xu hướng tiến hóa của hệ thần kinh:


Hệ thần kinh dạng lưới  HTK dạng chuỗi hạch  HTK dạng ống
HTK dạng đối xứng tỏa tròn  HTK dạng đối xứng 2 bên
Kích thước nơron nhỏ dần đi
Số nơron tăng lên

Ý nghĩa:
Khi bị kích thích, động vật có HTK dạng lưới phản xạ bằng toàn bộ cơ thể (vd: hydra-thủy tức) 
phản xạ thiếu chính xác và tiêu tốn năng lượng.
Nhiều nơron tập trung lại  hạch thần kinh  giảm khoảng cách giữa các nơron  thông tin
truyền đi nhanh và chính xác hơn và có khả năng hình thành phản xạ cục bộ.
Số nơron ngày càng nhiều  lưu được nhiều phản xạ có điều kiện hơn  thích nghi tốt hơn
HTK dạng đối xứng 2 bên giúp thực hiện phản xạ có định hướng.
Kích thước nơron nhỏ dần đi, tế bào phân nhánh nhiều  nhiều nơron và hơn nữa là tăng số
liên kết giữa các nơron  phát triển các hoạt động cực kì phức tạp như tư duy, trí nhớ trừu
tượng.

Câu 2: Hưng tính là gì? Hưng phấn là gì? Đọc sách TLCS phần sinh lý nơron

Câu 3: Người ta dùng một loại thuốc làm tăng tính thấm của Ca 2+¿ ¿ đối với màng tế bào thần kinh.
Chuyện gì sẽ xảy ra?

Khi dùng thuốc làm tăng tính thấm của Ca 2+¿ ¿  Ca 2+¿ ¿ đi vào trong màng nhiều hơn  Làm điện
tích màng trong dương lên  Giảm hiệu điện thế giữa trong màng và ngoài màng.

Câu 4: Người ta dùng một loại thuốc làm giảm tính thấm của K +¿¿ đối với màng tế bào thần kinh.
Chuyện gì sẽ xảy ra?

Khi dùng thuốc làm giảm tính thấm của K +¿¿ đối với màng tế bào thần kinh  K +¿¿ khuếch tán ra
ngoài màng tế bào ít hơn  Làm điện tích màng trong dương lên  Giảm hiệu điện thế giữa
trong màng và ngoài màng.

Câu 5: Người ta dùng một loại thuốc phong tỏa các kênh Na+ và Ca 2+. Chuyện gì sẽ xảy ra?

Sự truyền xung thần kinh trên sợi nơron dựa vào quá trình hình thành điện thế hoạt động (biến
đổi điện thế nghỉ). Trong đó ion Na+ và K+ có vai trò rất quan
trọng.

Khi dùng thuốc phong tỏa các kênh Na+  Na+ không khuếch tán vào trong màng tế bào được
 Không xuất hiện điện thế hoạt động  Xung TK không truyền đi được.

Ion Ca 2+ có vai trò kích thích các bóng chứa chất trung gian hóa học giải phóng các chất này
vào màng sau xináp. Các chất TGHH gắn vào thụ thể màng sau xináp làm thay đổi tính thấm của

1
màng, kết quả là làm thay đổi điện tích ở màng sau xináp  dòng điện cục bộ. Khi các dòng điện
cục bộ kết hợp với nhau đủ lớn ở gò axon thì hình thành điện thế hoạt động, xung thần kinh được
truyền đi tiếp.

Khi dùng thuốc phong tỏa các kênh Ca 2+ thì nếu có xung thần kinh truyền đến  Ca 2+ không
khuếch tán vào trong màng trước xináp được  các bóng chứa chất trung gian hóa học không
giải phóng các chất này gắn vào thụ thể trên màng trước xináp nữa  Điện tích ở màng sau
xináp không có sự thay đổi  xung TK không truyền đi được  Tê liệt.

Chú ý: Chất độc trong buồng trứng và tinh hoàn của cá nóc có khả năng phong tỏa các kênh Na+,
làm tim ngừng đập

Câu 6: Vì sao người bị cắt dạ dày lại hay bị thiếu máu?

 Trên dạ dày có các tuyến tiết Protein hỗ trợ cho việc hấp thu vitamin B12 (Pr này kết hợp với
vitamin B12 cho phép vitamin này được hấp thu bằng ẩm bào)
 Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng cầu thành thục.
 Khi cắt dạ dày, số tuyến tiết Pr nói trên bị giảm  khả năng hấp thu vitamin B12 giảm  lượng
hồng cầu thành thục ở tủy sống giảm  bệnh thiếu máu.
Câu 7: Ở động vật ăn cỏ, manh tràng ngoài việc chứa các vi sinh vật hỗ trợ tiêu hóa thức ăn (chủ
yếu là cellulose) còn có chức năng gì? Manh tràng ở người có chức năng gì? Nếu cơ quan đó ở
người bị viêm nhiễm thì hậu quả là gì?

Chức năng khác của manh tràng ở ĐV ăn cỏ là hấp thu các chất dinh dưỡng.
Manh tràng ở người gọi là ruột thừa, là một cơ quan thoái hóa không có chức năng gì.
Ruột thừa ở người có chứa một số hạch bạch huyết. Khi ruột thừa bị viêm nhiễm sẽ gây đau, để
lâu ngày phần ruột sẽ sưng lên do tạo mủ và vỡ ra  viêm ổ bụng  nếu không chữa trị kịp thời
sẽ chết.

Câu 8: Vì sao người ta nói các bệnh liên quan đến mất khả năng vận động chính xác là bệnh tiểu
não?

Tiểu não có chức năng: phối hợp hoạt động của các cơ quan để thực hiện vận động một cách
chính xác và điều hòa trương lực cơ góp phần giữ thăng bằng.
Khi tiểu não bị tổn thương (do chấn thương hoặc ảnh hưởng của rượu), thông tin về các vận
động đáp ứng đến từ đại não không được xử lí phối hợp tại tiểu não mà cứ thế đến thẳng các vị
trí vận động (VD:cơ xương)  Vận động đáp ứng không được phối hợp hoàn chỉnh nên phản xạ
thiếu chính xác (đi đứng xiêu vẹo…).

Câu 9: Vì sao các loài động vật hô hấp bằng phổi ở dưới nước có thể nhịn thở lâu được đến thế?

Lượng máu nhiều  dự trữ 02 (trong gan 20%, trong lách 16%, dưới da 10%)
Tỉ lệ sắc tố myoglobin (là loại sắc tố có ái lực với 02 cao hơn rất nhiều so với hemoglobin) trong
máu rất cao
Giảm chuyển hóa

2
Môi trường sống dưới nước  giảm trao đổi nhiệt vì nhiệt độ hầu như tương đương nhiệt độ môi
trường, được nước nâng đỡ nên ít tốn năng lượng để vận hơn các loài trên cạn.

Câu 10: Vì sao vào mùa hè hoặc khi trời âm u thì cá lại phải ngoi lên mặt nước?
Nóng  Hô hấp nhiều  02 trong nước không đủ  phải ngoi lên để lấy 02 khí trời (nồng độ 02
khí quyển gấp 21 lần nồng độ 02 trong nước)
Trời âm u  thiếu ánh sáng  các loài thực vật thủy sinh, tảo trong nước quang hợp ít  tạo ra
ít 02  02 trong nước ít  lại ngoi lên thôi :”>

Câu 11: Vì sao nhiều loài cá lên bờ thì chết? Vì sao một số loài cá lên cạn vẫn sống được?

Cá hô hấp bằng việc trao đổi khí qua mang.


Khi cá lên bờ thì mang bị dính lại với nhau  không có sự lưu thông khí qua các mạch máu ở
trong mang  cá bị nghẹt thở  chết
Cá lên bờ  bị khô da  chết
Một số loài cá lên cạn vẫn sống được là do chúng có cơ mang khỏe, lên bờ vẫn đóng mở nắp
mang được nên vẫn hô hấp được. Ngoài ra 1 số loài cá còn có buồng thở nên các loài cá này khi
lên cạn sống được lâu hơn các con cá khác.

Вам также может понравиться