Вы находитесь на странице: 1из 7

Cổ phiếu dẫn dắt

Ai đang dẫn dắt thị trường chứng khoán


Lướt sóng giờ đây không chỉ là chiến thuật giao dịch của NĐT cá nhân mà
ngay cả NĐT tổ chức cũng tham gia để sinh tồn.
Kể từ khi tạo đỉnh 625 điểm từ cuối tháng 10/2009 đến nay, TTCK Việt
Nam đã trải qua hơn 8 tháng lình xình, không xuất hiện một đợt sóng lớn
nào đáng kể. Nhóm cổ phiếu Blue chips mặc dù được định giá rẻ nhưng
không thể tăng giá trong khi nhóm cổ phiếu nhỏ, tầm trung lại thu hút
được dòng tiền đầu cơ.
Lướt sóng giờ đây không chỉ là chiến thuật giao dịch của NĐT cá nhân mà
ngay cả NĐT tổ chức cũng tham gia để sinh tồn. Phải chăng TTCK đang
thiếu một đầu tàu dẫn dắt.
Chưa ai đủ khả năng
Theo Thạc sĩ Đào Trung Kiên (Đại học Kinh tế TPHCM), dù là NĐT lớn hay
NĐT nhỏ mục tiêu hàng đầu phải sinh lời. Riêng NĐT tổ chức sẽ căn cứ
vào từng thị trường và các khoảng thời gian để quyết tính chiến lược của
mình.
Danh mục NĐT tổ chức không thiếu những khoản đầu tư dài hạn nhưng
chưa thể sinh lời do đây là thời điểm nền kinh tế đang hồi phục. Nhưng
nếu những khoản đầu tư này có thể sinh lời trong ngắn hạn NĐT tổ chức
cũng không bỏ qua.
Nhiều NĐT từng phản ứng cho rằng NĐT lớn dẫn dắt thị trường một cách
quá đà và trở thành độc quyền, lũng đoạn. Nhưng cũng phải hiểu rằng đã
cùng đầu tư, cùng tìm lợi nhuận thì không thể kêu gọi NĐT lớn hãy dẫn dắt
nhưng đừng lái thị trường theo ý của mình. NĐT lớn với vị thế lớn và túi
tiền lớn quyết định đầu tư sẽ tác động mạnh đến thị trường nhưng chưa
chắc họ được.
Từ đầu năm đến nay, mọi người đều kỳ vọng Blue chips sẽ có một đợt
sóng lớn để đẩy VN-lndex lên tầm cao mới. Kỳ vọng này có cơ sở do nền
kinh tế nước ta đang trên đà phục hồi và các doanh nghiệp cũng chứng
minh được khả năng vượt khó của mình.
Nhưng cái chốt hiện tại của thị trường là vấn đề dòng tiền chưa được khơi
thông nên khả năng thị trường tăng mạnh vẫn là ẩn số. Chính vì vậy,
những CP nhỏ, sóng lớn vẫn là nhóm CP có tính đầu cơ được ưa chuộng
hơn nhiều.
Vai trò dẫn dắt của NĐT nước ngoài (NĐTNN) thực chất chỉ để phụ thêm
và mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận. Bởi hiện tại khối nay nếu có mua
vào cũng chỉ trong phạm vi hẹp vì vốn của họ đang gặp khó khăn trong
việc huy động tiền vào Việt Nam. Mặc dù nửa đầu năm nay vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài (FIl) vào Việt Nam tăng mạnh, đạt 350 triệu USD
nhưng vẫn chưa lộ rõ hướng đi tiếp theo của luồng tiền này sẽ như thế
nào.
Thời gian qua giao dịch của NĐTNN khá sôi động nhưng thực chất do
NĐTNN cũ bán ra còn NĐTNN mới mua vào. Vào giai đoạn đầu năm 2010,
thị trường xôn xao với thông tin về quỹ đầu tư của tỷ phú lừng danh
George Soros dự định vào Việt Nam nhưng đến giờ vẫn chưa rõ số tiền bao
nhiêu.
Hoặc như Chủ tịch quỹ Templeton Mark Mobius liên tục đưa ra những nhận
định TTCK Việt Nam hấp dẫn nhưng thực chất cũng chỉ là “chém gió”, còn
cụ thể quỹ của ông giải ngân bao nhiêu không ai biết.
Dẫn dắt cục bộ
Theo nhận định của các chuyên gia, vai trò dẫn dắt tạm thời nhiều khả
năng sẽ thuộc về các CTCK có thị phần môi giới lớn. Các CTCK này sẽ tập
trung nguồn tiền của khách hàng rồi tiến hành những thương vụ có lợi
nhất. Tuy nhiên, vai trò dẫn dắt của các CTCK cũng chỉ mới được một
phần, vì toan tính của các CTCK khác nhau.
Nhiều CTCK mua vào CP thay vì đánh CP lên lại “nhường” nhiệm vụ này
cho các NĐT để chực xả hàng. Chính vì vậy đã có hiện tượng một số CP tốt
nhưng không thể lên giá vì bị một số CTCK ém.
Chẳng hạn những CP như MCG, PVA, VE9, KSS… đến giờ vẫn chưa thể xác
định một cách rõ ràng có bị làm giá hay không nhưng đã khiến không ít
NĐT méo mặt nếu lâm vào cảnh mua đỉnh bán đáy.
Rõ ràng đây là một ý đồ rất “hiểm” của CTCK khi cho sử dụng đòn bẩy cao
để vừa thu phí giao dịch, thu tiền lãi cho vay, được tiếng là chiều khách
hàng nhưng được lợi là sau khi CP đổ dốc tiến hành giải chấp không
thương tiếc để mua vào với giá rẻ. Và khi đã gom đủ số CP, CTCK lại có
thể đánh lên và kêu gọi NĐT mua vào. Như vậy, dù CP lên hay xuống
CTCK đã và đang tìm được chiêu để kiếm lời cho mình.
CTCK luôn thắng
Bảng phân tích của các CTCK là thông tin tham khảo bổ ích cho các quyết
định đầu tư của NĐT. Do đó để đáp ứng nhu cầu của NĐT, các CTCK đua
nhau thành lập các phòng phân tích và đẩy mạnh hoạt động này, coi đây
là phương tiện để quảng bá thương hiệu và thu hút khách hãng. Tuy
nhiên, hoạt động này từ lâu đã bị đánh giá là có vấn đề.
Theo Hiệp hội Các NĐT tài chính Việt Nam (VAFI), hầu hết các bài phân
tích, nhận định thị trường đều dựa theo trường phái mà ít dựa theo trường
phân tích cơ bản nên chất lượng những bài phân tích này rất thấp vì
thường nhận sai xu hướng chuyển động của thị trường.
Cũng theo VAFI, người phân tích dự báo thị trường thường không giỏi về
đầu tư như những người hoạt động tự doanh. Nếu viết dự báo thị trường
giỏi về tự doanh, lãnh đạo CTCK lập tức điều chuyển sang bộ phận tự
doanh để gặt hái lợi nhuận cho CTCK, hoặc sẽ được các công ty quản lý
quỹ săn đón với mức lương thưởng cao hơn.
Thực tế việc thành lập các phòng tư vấn chỉ là hoạt động chạy theo phong
trào, CTCK nay có phòng phân tích hay đưa ra các bài phân tích CTCK khác
cũng làm theo chứ không tính tới chất lượng của bài phân tích, hiệu quả
của hoạt động phân tích.
Điều đáng nói các bài phân tích này chưa chắc đã thuyết phục được các
nhân viên của phòng tự doanh của CTCK đưa ra bản phân tích.
Nhân viên phòng tự doanh của một CTCK từng thú nhận, phòng phân tích
thường xuyên có các báo cáo phân tích dự báo cho NĐT nhưng chúng tôi
rất hiếm khi đầu tư theo lời khuyên này. Hoạt động phân tích cũng chỉ là
“té nước theo mưa”: tăng khuyên NĐT mua vào, giảm kêu thị trường điều
chỉnh, cơ hội tốt để mua vào. . .
Nhiều CTCK dùng bảng phân tích làm “mồi nhử” NĐT thiếu kinh nghiệm.
Trước khi tháo hàng một mã CP nào đó mã CTCK đang nắm giữ, CTCK
thương tổ chức các buổi hội thảo với phần đầu tiên là phân tích về thị
trường kế tiếp là giới thiệu về mã CP đó với sự góp mặt của lãnh đạo
doanh nghiệp đó. Sau buổi phân tích là những bản phân tích với những
con số trên cả tuyệt vời về hoạt động của doanh nghiệp đó.
Ngay cả NĐT có kinh nghiệm cũng dễ bị sập bẫy trước với những mã CP
được tô hồng cộng với những phiên tăng trần với dư mua cực lớn mà đa
phần là lệnh ảo do các CTCK tung ra.
Theo Đầu tư tài chính
Để ngăn chặn việc “làm giá” cổ phiếu
Hiện tượng “làm giá” cổ phiếu đã trở nên phổ biến trên các sàn chứng khoán
của Việt Nam.
Nhiều mã cổ phiếu, đặc biệt tại sàn HNX, đã tăng kịch trần liên tục và sau đó giảm
kịch sàn cũng liên tục, trái ngược hoàn toàn với xu thế biến động chung của thị
trường. 
Ta gọi sự tăng/giảm giá cổ phiếu không bắt nguồn từ sự xuất hiện thông tin mới
mà thuần tuý do sự tác động chủ ý của một nhóm người chơi thông qua giao dịch
là hiện tượng làm giá cổ phiếu.
Biên độ giao dịch tạo dễ dàng cho việc làm giá cổ phiếu

Giá cổ phiếu tại một thời điểm là giá của lượng cổ phiếu được giao dịch ở thời
điểm gần nhất trước đó. Giá cổ phiếu được hình thành có thể đi cùng với một
lượng cổ phiếu lớn được giao dịch hoặc chỉ rất ít cổ phiếu được giao dịch. Sự tăng
hay giảm giá của một cổ phiếu nào đó được quyết định bởi các thông tin xuất hiện
liên quan đến nó, bao gồm:
(i) thông tin về bản thân doanh nghiệp, (ii) thông tin về ngành mà doanh nghiệp
kinh doanh, (iii) thông tin về thị trường nói chung, và (iv) thông tin về “xu hướng
dịch chuyển” của giá cổ phiếu. Loại thông tin thứ tư được thể hiện thông qua lượng
cổ phiếu giao dịch các phiên trước đó, các lượng cổ phiếu đặt mua ở các giá thấp
hơn so với mức giá đang giao dịch, và các lượng cổ phiếu đặt bán ở các giá cao
hơn so với mức giá đang giao dịch.
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tốt, nếu không có thông tin nội gián, ba loại
thông tin đầu sẽ xuất hiện công khai cho mọi nhà đầu tư. Các thông tin này có thể
tốt hoặc xấu. Tuy nhiên, từng nhà đầu tư tham gia thị trường sẽ có cách diễn giải
các thông tin đó theo cách riêng của mình và quyết định mình nên mua hay bán cổ
phiếu liên quan ở các mức độ khác nhau. 
Quyết định đồng thời của các nhà đầu tư sẽ hình thành “xu hướng dịch chuyển”
của giá cổ phiếu – tức làm xuất hiện loại thông tin thứ tư và đến lượt nó sẽ tác
động đến các quyết định về giá của cổ phiếu. Nếu có nhiều nhà đầu tư muốn mua
vào, giá sẽ có xu hướng tăng; và ngược lại, nếu nhiều nhà đầu tư muốn bán, giá sẽ
có xu hướng giảm.
Thông tin thứ tư – xu hướng dịch chuyển – rất quan trọng trong việc giao dịch cổ
phiếu. Khi tham gia thị trường, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng đều có những vùng kỳ
vọng nhất định cho cổ phiếu mình quan tâm (vùng mức giá sẵn sàng mua, vùng
mức giá sẵn sàng bán, vùng thời gian nắm giữ, vùng tỷ lệ tiền mặt – cổ phiếu, cơ
cấu đầu tư theo ngành nghề, v.v…). Các vùng kỳ vọng này được quyết định bởi
đánh giá chủ quan của anh ta liên quan đến sự xuất hiện của các thông tin thuộc ba
nhóm đầu. 
Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư bắt đầu hiện thực hoá các kỳ vọng của mình, luồng
thông tin thứ tư xuất hiện và sẽ làm thay đổi vùng kỳ vọng của các nhà đầu tư so
với ban đầu. Khi thấy càng có nhiều người sẵn sàng mua ở mức giá hiện tại, một
người nắm giữ cổ phiếu sẽ có thể dừng việc bán cổ phiếu ở mức giá hiện tại (mức
giá mà anh ta đã kỳ vọng) và chuyển sang đặt bán ở mức giá cao hơn.
Nếu giả sử không có biên độ giá giao dịch, xu hướng dịch chuyển của giá cổ phiếu
sẽ dừng ở một điểm cân bằng tạm thời nào đó. Đấy là điểm mà mức giá đã vượt
qua vùng kỳ vọng (đã điều chỉnh) của rất nhiều người muốn mua và chạm tới vùng
kỳ vọng (đã điều chỉnh) của rất nhiều người muốn bán. Sẽ có rất nhiều người bán,
trong khi lượng người sẵn sàng mua sẽ ít đi, nếu giá được đẩy lên cao hơn. Giá cả
sẽ dao động quanh ngưỡng này nếu như không có thông tin mới nào xuất hiện.
Tuy nhiên, khi biên độ giá giao dịch được áp dụng tình hình sẽ khác đi. Khi mức
giá chạm trần, các nhà đầu tư chỉ quan sát thấy xu hướng mua mà không thể quan
sát được xu hướng bán. Những nhà đầu tư đáng lẽ ra sẵn sàng bán ở mức giá kịch
trần sẽ có xu hướng cân nhắc lại việc bán cổ phiếu. Họ muốn đợi thêm thông tin về
xu hướng dịch chuyển giá vào phiên sau để đưa ra quyết định. Sự cân nhắc này vô
hình trung làm cho cung giảm ở thời điểm đó.
Thái độ cân nhắc lại hành vi mua/bán của nhà đầu tư khi giá chạm trần và chạm
sàn có thể được một số nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh khai thác để làm giá. 
Trong phiên, nhà làm giá (thường là một nhóm cấu kết với nhau để đảm bảo không
ai nắm quá 5% cổ phiếu niêm yết của doanh nghiệp) có thể trực tiếp mua hoặc
“nhồi sóng” để tác động vào xu hướng dịch chuyển giá cổ phiếu. Khi giá kịch trần
họ sẽ “chốt trần”để củng cố xu hướng giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư đã đạt kỳ
vọng bán. 
Khi càng có nhiều nhà đầu tư dịch chuyển kỳ vọng bán lên mức giá cao hơn, giá cổ
phiếu sẽ càng được đẩy lên mức cao hơn. Ngoài ra, khi các nhà làm giá đã củng cố
được xu hướng “thổi giá”, họ sẽ lôi kéo được nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào
bên mua, làm cho chênh lệch mua – bán ngày càng lớn và càng khiến cho giá cổ
phiếu được thổi lên các mức cao vô lý hơn nữa.
Cần lưu ý rằng, nhà làm giá sở dĩ thành công được là vì họ tạo ra được cung và cầu
ảo thông qua việc tác động vào thái độ của các nhà đầu tư khác chỉ nhờ việc nắm
giữ một lượng không quá lớn cổ phiếu làm giá trong một thời gian. Vì hành vi đẩy
giá của họ là nhằm mục đích bán (“thoát hàng”) khi giá được đẩy lên cao nên họ
không thể nắm giữ quá nhiều cổ phiếu.
Vì lẽ đó, các nhà làm giá sẽ chỉ thực sự tham gia vào thị trường ở giai đoạn gom cổ
phiếu cũng như ở các thời điểm mà thái độ của nhà đầu tư dao động. Mong muốn
không nắm giữ quá nhiều cổ phiếu nhưng vẫn làm giá được chính là điểm yếu cốt
tử của nhà làm giá; và cơ quan quản lý có thể khai thác khía cạnh này để ngăn chặn
hiện tượng làm giá.
Tạo “vùng trắng” để ngăn chặn làm giá

Trong điều kiện sàn chứng khoán áp dụng biên độ giao dịch như của Việt Nam thì
thông tin về lượng dư mua trần và dư mua sàn có thể được nhà đầu tư khai thác để
làm giá cổ phiếu.
Giải pháp đề xuất để hạn chế hiện tượng làm giá trong điều kiện áp dụng biên độ
giao dịch là tạo “vùng trắng” (tức không cung cấp các thông tin về lượng dư mua
trần và dư mua sàn) cho nhà đầu tư trong phiên giao dịch. Cụ thể như sau (xem
bảng trên):
Các sàn giao dịch sẽ che thông tin về khối lượng giao dịch, trực tiếp và cũng như
gián tiếp, đối với hai mức giá kịch trần/sàn và sát sau (trước) mức giá kịch trần bất
cứ khi nào hai mức giá này xuất hiện trên màn hình (mức che “hai giá”).
Một ví dụ minh hoạ được thể hiện trong hình: Một cổ phiếu A có mức giá trần là
31.800đ. Khi mức giá bán 31.700đ (hàng thứ hai, bảng Tạo “vùng trắng”) xuất
hiện trên màn hình giao dịch thì thông tin về khối lượng đặt bán ở mức giá này sẽ
bị che đi đối với mọi nhà đầu tư. Quy tắc này sẽ được áp dụng cho tất cả các hiển
thị khác (các hàng từ thứ hai trở xuống), khi mức giá khớp tăng dần.
Giải pháp này về cơ bản ngăn chặn được hiện tượng tạo cung – cầu ảo nhưng
không ảnh hưởng đến vùng kỳ vọng thực của những người tham gia khi mức giá
tiến dần đến biên độ. Những người thực sự muốn mua và bán ở mức giá trần không
cần thiết phải biết khối lượng đặt mua và bán ở mức giá này bởi vì mức giá không
thể tăng cao hơn trong phiên. 
Đối với họ kỳ vọng sẽ được thoả mãn khi lệnh được khớp. Đối với nhà làm giá,
khả năng tạo cầu ảo của anh ta sẽ bị hạn chế. Anh ta sẽ không dám mạo hiểm chốt
lệnh bởi vì lệnh đặt mua ảo của anh ta có thể trở thành lệnh mua thật trong khi anh
ta không biết tác dụng của lệnh mua này đối với thái độ của các nhà đầu tư khác.
Mức che hai giá nên được lựa chọn vì che ba giá sẽ làm mất đi khá nhiều thông tin
về xu hướng dịch chuyển giá. Trong khi mức che một giá có thể không đủ lớn để
ngăn chặn nhà làm giá thực hiện các hình thức thăm dò nhằm nắm bắt được thái độ
của các nhà đầu tư khác.
Theo Đinh Tuấn Minh
Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và chính sách,
Đại học Kinh tế, đại học quốc gia Hà Nội
SGTT

Вам также может понравиться