Вы находитесь на странице: 1из 53

Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, các ngân hàng thương mại Việt Nam,
đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng lớn mạnh và tạo dựng được uy
tín với khách hàng cũng như đóng góp cho sự nghiệp phát triển hệ thống tài chính nói
riêng và phát triển đất nước nói chung. Đứng trước nhu cầu phát triển và hiện đại hóa,
các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang đối mặt với vấn đề là làm thế nào
tăng vốn cho hoạt động, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ tiền gửi, nó chiếm tỷ trọng
lớn nhất, khoảng từ 70% - 80%. Song, đặc thù của ngân hàng thương mại Việt Nam là
nhiều về số lượng, nhưng nhỏ về quy mô. Ngoại trừ các ngân hàng thương mại quốc
doanh, hiện tại hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đều thuộc loại
quy mô nhỏ. Quy mô lớn nhất như Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vốn
cũng chỉ ở mức 4500 tỷ đồng, tương đương với 300 triệu USD, một quy mô quá nhỏ
so với ngân hàng nước ngoài. Với mức vốn nhỏ như vậy, các ngân hàng thương mại
Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động huy động vốn, cho vay, bảo lãnh
đối với các dự án lớn. Ngoài ra, quy mô nhỏ khiến cho ngân hàng thương mại Việt
Nam không đáp ứng được yêu cầu về vốn theo quy định của tiêu chuẩn Basel và có tỷ
lệ đảm bảo an toàn thấp. Đứng trước tình hình như vậy, các ngân hàng thương mại
Việt Nam rất quan tâm đến việc tăng vốn. Vậy đâu là biện pháp hiệu quả nhất giúp
các ngân hàng Việt Nam tăng vốn huy động?
Nhóm tiểu luận

1
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM
1.1.1 Nguồn vốn
Nguồn vốn của NHTM bao gồm: vốn tự có, nguồn vốn huy động, vốn đi vay,
vốn tiếp nhận và vốn khác.
 Vốn tự có: theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày19/4/2005, vốn tự
có của TCTD bao gồm: vốn cấp 1 (cơ bản) và vốn cấp 2 (bổ sung vốn điều lệ).
 Vốn cấp 1 (cơ bản): dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua, đầu tư vào
tài sản cố định của tổ chức tín dụng. Vốn cấp 1 bao gồm: vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ và lợi nhuận
không chia. Trong đó:
- Vốn điều lệ: là nguồn vốn ban đầu khi NH mới bắt đầu đi vào hoạt động và
được ghi vào bản điều lệ. Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp
luật.
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: hình thành nhằm mục đích bổ sung vốn
điều lệ của ngân hàng khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu mở rộng qui mô hoạt động của
ngân hàng.
- Quỹ dự phòng tài chính: được dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn
thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh (sau khi đã được bù đắp
bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro).
 Vốn cấp 2 (bổ sung vốn điều lệ): được hình thành thông qua các quy định
như:
- 50 % phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định.
- 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu
đầu tư, vốn góp).
- Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành
có kỳ hạn ban đầu, thời hạn còn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối
thiểu là 5 năm.
- Các công cụ nợ khác thỏa mãn điều kiện có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10
năm;
- Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng TS Có rủi ro (với TS Có rủi ro là
những khoản mục tài sản Có được phản ánh trong và ngoài bảng cân đối kế toán, có

2
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

thể bị tổn thất trong quá trình kinh doanh, bao gồm các khoản tín dụng bị rủi ro, các
khoản đầu tư bị rủi ro, các khoản bảo lãnh bị rủi ro).
 Ngoài ra, theo thông lệ của các nước, vốn tự có còn bao gồm: giấy nợ thứ
cấp (trái phiếu, kỳ phiếu) có thời hạn trên 7 năm, tín phiếu, trái phiếu chuyển đổi, cổ
phiếu, các khoản thu nhập từ các công ty thành viên cũng như từ những tổ chức mà
ngân hàng nắm cổ phần sở hữu (mặc dù khoản này chiếm tỷ trọng không lớn nhưng
đó là nguồn tài trợ dài hạn cho ngân hàng).
 Nguồn vốn huy động (Mobilized Capital): là nguồn vốn được hình thành
thông qua nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng. Đây là nguồn vốn chủ yếu trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động gồm các khoản như tiền
gửi không kỳ hạn của khách hàng, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân, tiền
gửi tiết kiệm của dân cư, vốn huy động thông qua phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền
gửi…
 Vốn đi vay (Borrowed Capital): NHTM có thể vay vốn của các chủ thể
như: vay ngân hàng nhà nước dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ
có giá; cầm cố, tái cầm cố các thương phiếu; vay lại theo hợp đồng tín dụng; vay của
các ngân hàng thương mại khác qua thị trường liên ngân hàng, hợp đồng mua lại; vay
của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế…
 Vốn tiếp nhận (Trust Capital) và vốn khác (Other Capital): là các
khoản vốn mà ngân hàng có thể sử dụng như vốn tiếp nhận từ ngân sách Nhà nước để
thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch tập trung của Nhà nước, vốn chiếm
dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt (như
các khoản tiền khách hàng ký quỹ để bảo chi séc, mở thư tín dụng, bảo lãnh ngân
hàng).
1.1.2. Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM
NHTM có thể huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi của khách hàng,
phát hành giấy tờ có giá, vay tổ chức tín dụng khác và vay NHNN.
 Huy động tiền gửi:
NHTM có thể huy động tiền gửi thông qua các TK tiền gửi có kỳ hạn, không
kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…
 Phát hành giấy tờ có giá.
Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn bằng cách
phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. Rất nhiều
ngân hàng thương mại thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đến không đáp ứng
được nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các khoản vay trung và dài hạn nhằm
bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Thông
thường đây là khoản vay không có đảm bảo. Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi

3
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn. Các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trực
tiếp bằng cách này; họ thường phải vay thông qua các ngân hàng đại lý hoặc được bảo
lãnh của Ngân hàng Đầu tư. Khả năng vay mượn còn phụ thuộc vào trình độ phát triển
của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của ngân
hàng. Nghiệp vụ này tương đối phức tạp. Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thị trường để
quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn giấy tờ có giá cho thích hợp. Các
vấn đề chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ… cũng được các ngân hàng
quan tâm.
 Vay các tổ chức tín dụng khác.
Vay qua thị trường liên ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu vốn khả
dụng trong thời gian ngắn, ngân hàng có thể khai thác các khoản vốn nhàn rỗi từ các
ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng khác. Hoạt động vay mượn này nhằm mục đích
điều hòa nhu cầu vốn khả dụng và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển thông suốt liên tục
trong hệ thống ngân hàng..
 Vay Ngân hàng Trung ương
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân
hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ
thanh toán), ngân hàng thương mại thường vay ngân hàng Nhà nước. Hình thức cho
vay chủ yếu của ngân hàng Nhà nước là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn).
1.2. Nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHTM
1.2.1 Tiền gửi tại các NHTM
a/ Khái niệm:
Tiền gửi: là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thương
mại để nhờ giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả
đều được ngân hàng thực hiện và các khoản thu bằng tiền đều có thể được nhập vào
tiền gửi thanh toán theo yêu cầu.
Đây là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi một
ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ
hộ và thanh toán cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của doanh
nghiệp, tổ chức và cá nhân.
b/ Phân loại :
 Tiền gửi thanh toán
Ngân hàng huy động vốn thông qua việc mở tài khoản thanh toán cho khách
hàng. Ngân hàng thực hiện các lệnh yêu cầu về chi trả, chuyển tiền của chủ tài khoản
hoặc cho khách hàng rút tiền mặt.
* Đặc điểm:

4
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

– Gửi tiền để thanh toán


– Số dư không ổn định
– Lãi suất thấp
*Ý nghĩa: tạo nguồn vốn cho ngân hàng; tiết kiệm chi phí lưu thông, thực hiện
giao dịch văn minh, giảm thiểu rủi.

Sơ đồ quá trình thanh toán qua ngân hàng.


*Thủ tục mở tài khoản: rất đơn giản. Yêu cầu của ngân hàng là khách hàng
phải có tiền và chỉ thanh toán trong phạm vi số dư.
*Lãi suất của khoản tiền này rất thấp (hoặc bằng 0) thay vào đó khách hàng
được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp.
Ở các nước phát triển thì ngân hàng không trả lãi cho khách hàng mở tiền gửi
thanh toán khách hàng duy trì mộtsố dư tối thiểu để được hưởng các dịch vụ NH.
Ở Việt Nam, ngân hàng vẫn trả lãi đốivới tài khoản này, mức lãi suất thường
rất thấp (0,2%/tháng) có thể tính theo định kỳ hàng tháng hoặc quý theo phương pháp
tích số. Lãi được nhập vào số dư có tài khoản tiền gửi của khách hàng.
Ví dụ: Cách tính lãi TK TGTT của công tyA (0,2%/tháng)
N Số ngày Tích
gày Số dư của số dư số

5
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

1 152,00 608,00
-Feb 0,000 4 0,000
5 120,00 600,00
-Feb 0,000 5 0,000
1 24,235 193,88
0-Feb ,000 8 0,000
1 145,04 1,015,
8-Feb 6,780 7 327,460
2 89,274 178,54
5-Feb ,650 2 9,300
2 1,289, 1,289,
7-Feb 332,746 1 332,746
2 145,78 145,78
8-Feb 2,920 1 2,920
Tổng cộng 4,030,
Tiền lãi 870,000
270,00
0
Tiền lãi tháng 2 của TK TGTT của công ty A trên đây được xác định theo công
thức sau:

 Tiền gửi tiết kiệm


o Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu
người gửi không theo một hạn kỳ ký thác nào.
 Đối tượng
- Khách hàng cá nhân, tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi.
- Gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi.
- Không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai.
 Đặc điểm
- Khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm
bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi.
- Ngân hàng thường trả lãi rất thấp.
- Mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực
hiện được các giao dịch ngân quỹ.
- Không thực hiện được các giao dịch thanh toán.

6
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà người gửi tiền cam kết chỉ
lấy tiền ra sau một thời gian nhất định đã ký kết với ngân hàng.
 Đối tượng
- Khách hàng có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập
được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai
- Cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng cho việc chi
tiêu hàng tháng hoặc hàng quý.
 Đặc điểm
- Lãi suất cao hơn lãi suất trả cho loạitiềngửi không kỳ hạn
- Lãi suất thay đổi tùy theo loạikỳ hạngửi
- Số dư ổn định theo từng kỳ hạn
- Người gửi có thể rút tiền trước hạn nhưng bị giảm trừ lãi (hưởng lãi suất
thấp hơn hoặc bằng lãi suất không kì hạn)
 Các loại tiết kiệm khác:
 Các loại tiền gửi tiết kiệm ở Việt Nam
- Tiền gửi tiết kiệm đa thời hạn (bậc thang) : khách hàng gửi số tiền lớn,
chưa chắc về thời gian gửi và cầu sinh lời tối ưu. Ngân hàng đưa ra mức lãi suất (cố
định hoặc thả nổi) theo chu kì tính lãi (3,6,9,12…tháng), lãi suất tăng dần theo thời
gian.
+ Thời gian gửi tiền trọn chu kì tính lãi, được hưởng lãi suất của chu kì đó.
+ Thời gian gửi tiền < chu kì tính lãi chỉ được hưởng lãi suất của chu kì ngắn
hơn hoặc lãi suất không kì hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm có thưởng:
Người gửi tiền chủ yếu vì mục tiêu trúng thưởng và an toàn tài sản. Ngân hàng
phát hành theo mùa hoặc đợt, ngoài lãi suất kèm theo các giải thưởng ấn định. Hình
thức dự thưởng : quay sổ số, bốc thăm, cào thẻ…
 Các loại tiền gửi tiết kiệm trên thế giới
- Tiền gửi tiết kiệm có quy định số lần rút trong một thời gian nhất định
(Nhật).
- Tiền gửi tiết kiệm hẹn rút (Anh + Hong Kong).
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích (Pháp): Khách hàng gửi vào nhằm sử dụng
số tiền đó vào mục đích nhất định như mua nhà, trang trải chi phí học tập. Thời hạn
gửi tiền trung, dài hạn.

 Các hình thức huy động vốn qua tài khoản tiền gửi khác:
 Tiền gửi tài khoản đặc biệt của Hoa Kỳ:
Ngoài những loại tiền gửi trên, tại Hoa Kì có những loại tiền gửi vào tài khoản
đặc biệt. Đó là tiền gửi phối hợp giữa tiền gửi dùng séc và tiền gửi tiết kiệm vào
những tài khoản giao dịch, bao gồm:

7
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

+ Tiền gửi vào tài khoản NOW (Negotiable Orders of with drawal-Lệnh rút
tiền giao dịch thương lượng) là tài khoản tiết kiệm mà chủ tài khoản có thể rút ra bằng
séc.
+ Tiền gửi vào tài khoản ATS (Automatic Transfer Services - dịch vụ chuyển
tiền tự động) là tài khoản dùng séc kết hợp với tài khoản tiết kiệm, với sự thỏa thuận
của khách hàng, chuyển số tiền tiết kiệm có hưởng lãi qua tài khoản dùng séc để chi
trả các séc do khách hàng ký phát.

Tiền gửi vào tài khoản NOW và ATS


+ Tiền gửi vào tài khoản Super Now là tài khoản tiền gửi có thể rút ra bằng séc,
rút tiền bằng máy tự động, chuyển ngân bằng điện thoại, tối thiểu từ 2500 USD trở
lên, không giới hạn số lần giao dịch hàng tháng.
 Tiền gửi thông tri (deposit at notice) : ở Nhật đây là loại tiền gửi không thể
rút ra khi chưa quá 7 ngày kể từ ngày gửi. Và khi rút tiền phải báo trước 2 ngày. Các
công ty Nhật hay gửi tiền loại này do được hưởng lãi cao hơn so với tiền gửi thông
dụng.
 Tiền gửi vào tài khoản MMDA (Money Market Deposit Account) là tài
khoản giống như tài khoản tiết kiệm, có thể gửi vô hay lấy ra như tiền gửi không kỳ
hạn, có thể sử dụng séc để chi trả cho người khác nhưng giới hạn ở mức 3 lần bằng
séc trong tháng và hàng tháng có thể rút tiền tối đa 6 lần bằng séc, chuyển tiền bằng
điện thoại, chuyển tiền tự động hoặc chi trả cho phép trước.
 Tiền gửi vào tài khoản cổ phần là tài khoản tiết kiệm có lãi suất căn cứ lãi
suất của thị trường tiền tệ thay vì lãi suất tiết kiệm bị Ngân hàng Trung ương khống
chế → thu hút mạnh mẽ nguồn tiền gửi.
 Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán kịp thời khi
khách hàng yêu cầu ngay cả khi là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn. Sự thay đổi, đặc
biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng. Qui mô tiền
gửi rất lớn so với các nguồn khác. Thông thường nguồn này chiếm hơn 50% tổng
nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của ngân hàng.

8
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi
 Vĩ mô (môi trường kinh tế): chỉ số giá cả, tiến độ cổ phần hóa các ngân
hàng thương mại nhà nước, chính sách của nhà nước đối với các NHTM cũng gây nên
những ảnh hưởng lớn đối với việc huy động vốn của NHTM .
 Vi mô
 Lãi suất tiền gửi: tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, thường nhạy cảm
với các biến động lãi suất. Lãi suất tiền gửi cao là một nhân tố kích thích các doanh
nghiệp, cá nhân gửi tiền vào ngân hàng. Trong điều kiện có lạm phát, người có tiền
tiết kiệm thường quan tâm tới lãi suất thực, điều này có nghĩa là lãi suất thực dương
mới thực sự hấp dẫn các nguồn tiết kiệm
 Lòng tin của công chúng vào ngân hàng: đây là một yếu tố quan trọng, vì
người gửi tiền nào cũng muốn chắc chắn là tiền của mình được gửi vào một nơi an
toàn, có uy tín cao. Khi đã tạo được lòng tin đối với công chúng, ngân hàng đó sẽ
nhận được sự tín nhiệm của các khách hàng mới, từ đó mở rộng nguồn vốn huy động.
 Các yếu tố cạnh tranh với ngân hàng khác: như địa điểm ngân hàng,
mạng lưới chi nhánh rộng, quầy tiết kiệm, các loại hình huy động đa dạng, các dịch vụ
đa dạng, tiện ích sử dụng tiền qua ngân hàng, đều ảnh hưởng tới qui mô và cấc trúc
của nguồn tiền…
 Thời vụ chi tiêu cũng ảnh hưởng tới qui mô và tính ổn định nguồn tiền. Vào
dịp tết thì tiền gửi thanh toàn và tiền gửi tiết kiệm đều giảm sút, đặc biệt trong điều
kiện thanh toán tiền mặt còn khá phổ biến ở nước ta.
1.2.3. Vai trò của huy động tiền gửi tại các NHTM
 Đứng trên góc độ NHTM:
- Là hoạt động chủ yếu của NHTM.
- Huy động vốn tốt còn là tiền đề thúc đẩy NHTM phát triển được các sản
phẩm, dịch vụ khác.
- Là hoạt động để ngân hàng gia tăng thu nhập, cải tiến cơ cấu thu nhập của
NHTM. Vì hiện nay 90% thu nhập của NHTM là từ hoạt động tín dụng, vốn là một
hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao đối với NHTM.
 Đứng trên góc độ khách hàng:
- Giúp khách hàng tiết kiệm.
- Khách hàng có thể lựa chọn được hình thức tiền gửi phù hợp.
- Giúp khách hàng tăng nhu nhập qua việc trả lãi của Ngân hàng.
- Khách hàng còn được tiện ích trong thanh toán, an toàn tài sản, an toàn
thanh toán, tốc độ thanh toán nhanh hơn. Ngoài ra khách hàng còn có thể được bảo
hiểm số tiền gửi của mình.
 Đối với nền kinh tế:
- Điều tiết lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, giúp ổn định thị trường
tiền tệ, kiểm soát được lạm phát.

9
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

- Huy động vốn giúp tăng vốn để phát triển nền kinh tế.
- Giúp phát triển thị trường tài chính, ví dụ như kỳ phiếu, trái phiếu trở thành
hàng hóa trên thị trường chứng khoán.
1.2.1 Các biện pháp huy động tiền gửi
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tiền của
ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền
có chất lượng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động tiền
gửi khác nhau.
1.2.2.1 Phát triển đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi
Khách hàng của ngân hàng có nhiều tầng lớp khác nhau và nhu cầu gửi tiền của
họ rất đa dạng. Do vậy, yếu tố tác động đến động thái và quyết định gửi tiền của
khách hàng cũng rất phong phú . Một số cho rằng sự an toàn là quan trọng đối với họ,
một số khác cho rằng sự tiện lợi là quan trọng, và một số khác nữa cho rằng cung cách
phục vụ của nhân viên mới là quan trọng, trong khi hầu như ai cũng cho rằng yếu tố
lãi suất là quan trọng. Đứng trước khách hàng có nhu cầu đa dạng và phong phú như
vậy, cách phù hợp để thu hút họ là ngân hàng phải phát triển và cung cấp sản phẩm đa
dạng để họ có điều kiện lựa chọn.
Các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng thương mại hiện nay đã được đa dạng
hóa. Nhưng nhìn chung, các ngân hàng thương mại Việt Nam mới dừng lại ở vài
hướng đa dạng hóa.
 Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi theo kỳ hạn: hầu hết các ngân hàng
thương mại đều có đầy đủ các loại tiền gửi với kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11,
12, và 13 tháng hoặc tới 36 tháng cho khách hàng lựa chọn.
 Đa dạng hóa sản phẩm theo loại đồng tiền gửi: hầu hết các ngân hàng
thương mại đều có các loại tiền gửi VND, USD, EUR và tiền gửi vàng cho khách
hàng lựa chọn.
 Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi theo số dư: theo hướng này ngân hàng
trả lãi suất khác nhau tùy thoe từng bậc số dư, do vậy còn gọi là tiền gửi bậc thang.
Tiền gửi bậc thang bao gồm bậc thang theo kỳ hạn và bậc thang theo số dư.
 Đa dạng hóa sản phẩm tiết kiệm theo số dư: sản phẩm này cũng giống
sản phẩm tiền gửi theo số dư chỉ khác là áp dụng cho đối tượng khách hàng cá nhân
có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm bằng VND hoặc USD.
Xu hướng đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi và sổ tiết kiệm theo số dư, ngoài việc
tạo cho khách hàng có thêm sự lựa chọn, nó còn có tác dụng tích cực khác là giúp
ngân hàng tiết kiệm chi phí. Do lãi suất tăng lên theo số dư, nên khách hàng có
khuynh hướng gộp các tài khoản tiền gửi hoặc tiết kiệm lại để có số dư lớn hơn. Vì
thế, số lượng tài khoản của một khách hàng nào đó có khuynh hướng giảm đi trong

10
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

khi số dư của tài khoản tăng lên. Nhờ vậy, ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí
giao dịch.
 Đa dạng hóa sản phẩm theo nhóm khách hàng: là hướng đa dạng bằng
cách chia khách hàng ra theo từng nhóm đặc thù, đồng thời thiết kế sản phẩm tiền gửi
hoặc tiết kiệm có những nét đặc thù dàng riêng cho nhóm đối tượng khách hàng đó.
1.2.2.2 Tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng
Phát triển đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi và tiết kiệm như vừa trình bày giúp
ngân hàng thu hút được khách hàng nhờ vào việc cung cấp sản phẩm với lãi suất cao
hoặc cung cấp những dịch vụ khác đi kèm theo sản phẩm. Thế nhưng khách hàng
không chỉ dừng lại ở đó, đôi khi họ còn đòi hỏi có được sự tiện lợi trong giao dịch,
thậm chí một số đối tượng khách hàng như người già và người nghỉ hưu còn cho rằng
sự tiện lợi là yếu tố quan trọng nhất đối với họ khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiền. Do
vậy, ngân hàng cần chú ý tạo ra cho khách hàng sự tiện lợi đến mức tối đa. Tối đa hóa
sự tiện lợi cho khách hàng bằng cách:
 Mở rộng mạng lưới chi nhánh để đưa dịch vụ tiền gửi đến sát địa bàn
dân cư:
Đây là điều mà ngân hàng thương mại nào cũng nghĩ đến, nhưng việc này
không phải ngân hàng nào cũng làm được vì mở rộng mạng lưới chi nhánh rất tốn
kém. Bù lại, mở rộng mạng lưới chi nhánh mang đến cho ngân hàng nhiều lợi ích khác
nữa bên cạnh hỗ trợ cho việc huy động tiền gửi, đó có thể là khuếch trương ngân
hàng, có thể là cách để ngân hàng giữ chân khách hàng của mình.
 Phát triển công nghệ hiện đại để khách hàng có thể giao dịch qua điện
thoại hoặc internet: Nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, công
nghệ ngân hàng cũng phát triển theo. Ở các nước phát triển, khách hàng có thể ngồi tại
nhà tiến hàng các giao dịch tiền gửi qua internet hoặc điện thoại di động. Điều này
mang lại sự tiện lợi rất nhiều cho khách hàng và nhờ đó càng dễ thu hút tiền gửi khách
hàng hơn.
Dịch vụ ngân hàng điện tử phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế trong điều kiện
bùng nổ thông tin như các dịch vụ: Phonebanking giao dịch ngân hàng qua điện thoại
với tiện ích để kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, hỏi thông tin về lãi suất và tỷ giá hối
đoái. Internetbanking giao dịch ngân hàng trên Internet là một cách thức tiện lợi và an
toàn, đi kèm với việc sử dụng Internet ngày càng gia tăng thì càng có nhiều ngân hàng
sử dụng các trang Web để cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình hoặc tăng cường
giao tiếp với khách hàng. Mobibanking giao dịch ngân hàng di động. Ngày nay, ở hầu
hết các các nước thị trường đang phát triển nhanh, người ta sẽ sử dụng điện thoại di
động nhiều hơn điện thoại cố định. Tất nhiên để các dịch vụ này phát triển thì phải
trên nển tảng công nghệ tiên tiến. 
Dịch vụ “ngân hàng trực tuyến”, khách hàng có thể mở tài khoản ở một nơi
nhưng thực hiện giao dịch ở bất kỳ chi nhánh nào thuộc hệ thống NHTM đó trên toàn

11
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

quốc. Với những tiện ích đó được khai thác áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm chuyển
tiền, tiền gửi, tiền vay, đầu tư dài hạn vào giấy tờ có giá. Đây là những dịch vụ tiên
tiến đã được được đánh giá là hệ thống an toàn về chất lượng cung ứng dịch vụ, tiện
lợi trong giao dịch, hiệu quả trong kinh doanh, kinh tế trong đầu tư trong lĩnh vực
công nghệ. Dịch vụ “ngân hàng trực tuyến” là tiền đề cho sự phát triển của các dịch vụ
thẻ hiện đang được phát triển ở thị trường Việt Nam . NH cung cấp và hỗ trợ khách
hàng sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử như thẻ thông minh (Smart card),
máy ATM, máy POS v.v.. 
Sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được đưa vào sử dụng ở một số ngân
hàng thương mại, đóng một vai trò quan trọng cho phép ngân hàng thương mại ứng
dụng và triển khai các sản phẩm bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại. Hàng loạt
tiện ích đã được đưa vào sử dụng như chuyển tiền tự động có chu kỳ linh hoạt hơn với
nhiều tính năng bổ trợ; chức năng đầu tư tự động cho phép khách hàng thanh toán lãi,
gốc tiền vay toàn phần và từng phần; chức năng khoanh giữ tài khoản cho nhiều mục
đích khác nhau, khách hàng không phải mở TK ký quỹ; quản lý hạn mức tiền vay với
tiện ích tạo hạn mức tiền vay cho không chỉ hệ thống ngân hàng bán lẻ mà còn cho tất
cả các sản phẩm khác có sử dụng hạn mức như tài trợ thương mại, kinh doanh vốn. 
Bên cạnh đó, cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng chính vì vậy mà
các NHTM phải tiếp tục mở rộng phát triển các ứng dụng ngân hàng tiên tiến, tăng
cường khả năng quản lý qua việc cập nhật, cung cấp những thông tin trực tuyến về
thương mại và tín dụng ; quản lý các thông tin khách hàng, quản lý hạn mức, v.v...một
cách hữu hiệu.
 Tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái và thỏa mãn khi bước chân đến
ngân hàng:
Trong thời đại cạnh tranh và bùng nổ thông tin khiến cho các lợi thế cạnh tranh
khác như đầu tư công nghệ, lãi suất, đa dạng hóa sản phẩm,... rất dễ bị các đối thủ
cạnh tranh bắt chước nhanh chóng, khiến cho lợi thế cạnh tranh chẳng mấy chốc đã bị
triệt tiêu. Chỉ có tạo ra cung cách phục vụ, tạo ra ấn tượng đẹp trong lòng khách hàng
khiến các đối thủ khó cạnh tranh và khó bắt chước hơn. Có thể nói cung cách phục vụ
không phải hình thành từ một ngày hai ngày, mà phải qua thời gian đào tạo. Ngoài ra,
quy trình nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng đang áp dụng cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến sự thoải mái của khách hàng khi đến gửi tiền.
1.2.2.3 Nâng cao trình độ tư vấn và kỹ năng phục vụ của nhân viên
Đối với một ngành kinh doanh dịch vụ như ngân hàng thì chất lượng đội ngũ
nhân viên là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của tổ chức. Trong quá trình giao
dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên chính là một yếu tố để khách hàng đánh giá
về chất lượng dịch vụ ngân hàng, mọi thái đô ̣, phong cách làm viê ̣c của nhân viên có
ảnh hưởng quyết định đến hình ảnh và uy tín của ngân hàng. Vì vậy, với kiến thức,

12
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

kinh nghiệm, thái độ phục vụ, khả năng thuyết phục khách hàng, ngoại hình, trang
phục nhân viên… có thể làm tăng thêm chất lượng dịch vụ hoặc cũng có thể sẽ làm
giảm chất lượng dịch vụ. Hiê ̣n nay, với sự xuất hiê ̣n của nhiều ngân hàng trong và
ngoài nước, trình đô ̣ công nghê,̣ sản phẩm gần như không có sự khác biê ̣t, các ngân
hàng chỉ có thể nâng cao tính cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ của đô ̣i ngũ nhân
viên. Chất lượng nhân viên càng cao thì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng càng lớn. Do
đó, để duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng
trong tương lai, các ngân hàng nói chung, cần phải không ngừng nâng cao chất lượng
đô ̣i ngũ nhân viên của mình.
Về phía ngân hàng, để đem lại sự hài lòng cho khách hàng của mình. Một mặt
cần đô ̣ng viên, khuyến khích nhân viên bằng các chính sách, chế độ hợp lý nhằm tạo
đô ̣ng lực giúp họ phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Mặt khác, cần chú trọng đến
công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, đồng thời có những quy định về
đồng phục nhân viên tạo cảm giác chuyên nghiệp trong hoạt động của ngân hàng.
Các ngân hàng cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên. Bởi vì cán
bộ, nhân viên là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngân hàng. Kết quả này phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng,
đó cũng là những vấn đề mà khách hàng phàn nàn nhiều nhất và mong muốn nhiều
nhất từ ngân hàng. Bên cạnh đó, cần nâng cao khả năng giao tiếp của cán bộ giao dịch
ngân hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng, nếu như chất lượng dịch vụ là mục tiêu quan trọng mà mỗi ngân hàng hướng
tới, thì khả năng giao tiếp chính là những công cụ đưa sản phẩm đó đến với khách
hàng. Kỹ năng giao tiếp của cán bộ giao dịch là một trong những yếu tố quan trọng
tạo ấn tượng tốt đẹp, sự tin tưởng nhất định của khách hàng đối với ngân hàng, quyết
định đến việc họ trở thành khách hàng của ngân hàng. Như vậy, giao tiếp của cán bộ
ngân hàng tác động trực tiếp đến tiến trình quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ của
khách hàng và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.2.2.4 Xây dựng hình ảnh thương hiệu ngân hàng
Một ngân hàng thương mại có hình ảnh tốt và thương hiệu mạnh cũng góp
phần đáng kể trong việc thu hút khách hàng đến gửi tiền. Điều này xuất phát từ đặc
thù của hoạt động ngân hàng là dựa trên nền tảng niềm tin của công chúng. Hình ảnh
và thương hiệu mạnh mang lại niềm tin cho công chúng khiến họ không ngần ngại khi
quyết định gửi tiền.
Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, cùng với trình độ quản lý ngân
hàng ngày càng được nâng cao hơn, các ngân hàng cần chú ý đến việc xây dựng,
quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình.

13
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Ngân hàng có thể sử dụng chiến lược PR – Quan hệ công chúng, với chức năng
quản lý giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ cùng có lợi giữa một doanh nghiệp với
công chúng, tức là với khách hàng của ngân hàng. Các ngân hàng không chỉ dựa vào
quảng cáo mà dựa vào bí quyết của truyền thông. PR cũng giống như quảng cáo là sử
dụng các phương tiện truyền thông để cung cấp thông tin cho công chúng nhưng
không chỉ để công chúng biết đến sản phẩm, mà phải hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch
vụ doanh nghiệp cung cấp về tính năng, cách sử dụng, đặc điểm vượt trội... hoặc về
ngân hàng như mục tiêu hoạt động, chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển... So
với quảng cáo, các thông điệp của PR dễ được công chúng chấp nhận và tin tưởng.
Bởi vì công chúng dễ tin vào câu chuyện, bài báo hay phóng sự nói về lịch sử ngân
hàng bạn, các sản phẩm, dịch vụ thông qua phản ánh của khách hàng - những người
trực tiếp tiếp cận với chất lượng kinh doanh hơn là các chương trình quảng cáo nói về
ngân hàng bạn. Nét khác biệt cơ bản của PR với quảng cáo là “Người khác nói về
doanh nghiệp bạn” chứ không phải “bạn nói về bạn” như quảng cáo. Và PR cũng hoàn
toàn khác biệt với Marketing, đối tượng của Marketing chỉ là đối tượng khách hàng
của ngân hàng bạn; trong khi đối tượng của PR rộng lớn hơn, đó là công chúng, công
chúng có thể đã là khách hàng, đang là khách hàng, sẽ là khách hàng và mãi là khách
hàng tiềm năng đối với ngân hàng bạn khi bạn sử dụng thành công PR; hoạt động PR
thực sự chuyên nghiệp sẽ tạo ra sự thân thiện từ phía công chúng đối với doanh nghiệp
bạn, Ngân hàng bạn và đó chính là mục tiêu xây dựng thương hiệu của các doanh
nghiệp nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
Với chiến lược PR tốt sẽ giúp:
- Mọi người biết đến Ngân hàng bạn;
- Hiểu về Ngân hàng bạn;
- Xây dựng hình ảnh và uy tín ngân hàng bạn;
- Củng cố niềm tin của khách hàng và đối với ngân hàng;
- Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên;
- Bảo vệ ngân hàng bạn trước những khủng hoảng.
Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu cũng cần chú ý đến những việc hết sức nhỏ
nhặt, vì đôi khi những chuyện tưởng chừng như nhỏ nhặt lại tàn phá hình ảnh và giá
trị thương hiệu mà ngân hàng tốn kém không ít để xây dựng.
1.2.2.5 Khuyến mãi thu hút tiền gửi
Có thể nói rằng khuyến mãi là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm xúc tiến
việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi
ích nhất định. Và hoạt động ngân hàng cũng như bao hoạt động kinh doanh khác, ngân
hàng không bán hàng hóa cho khách hàng nhưng bán dịch vụ cho khách hàng. Do đó,
khuyến mãi cũng là một việc làm cần thiết để tăng sức cạnh tranh cùng với việc thu
hút khách hàng về ngân hàng mình. Có nhiều hình thức khuyến mãi như các đợt gửi
tiền dự thưởng hay quà tặng cho các khách hàng lớn, lãi suất ưu đãi, tặng tiền cho

14
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

khách hàng gửi tiền,... là những chiêu thức để duy trì hay tăng thêm số lượng khách
hàng gửi tiền vào ngân hàng.
1.2.2.6 Bảo hiểm tiền gửi

Chương 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI CÁC NHTM TẠI VIỆT
NAM
2.1. Thực trạng sử dụng phương pháp đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi tại Việt
Nam
Đối với huy động vốn tiết kiệm, năm 2004 đã đánh dấu những bước chuyển rõ nét
trong việc đưa ra các hình thức huy động mới. Trên thực tế, sự thay đổi này được bắt
đầu từ năm 2003, thời điểm hầu hết các ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu vốn kéo
dài. Cùng thời kỳ này năm 2003, một vài sản phẩm mới đã được đưa ra nhằm hút vốn,
nhưng hầu như mới mang tính thử nghiệm.
Năm 2003 khép lại với sản phẩm “tiết kiệm gửi góp” được một vài ngân hàng triển
khai, nhằm tăng cường huy động vốn dài hạn. “Tiết kiệm gửi góp” cho phép người gửi
tiền có thể gửi góp theo từng món nhỏ hàng tháng hay năm với thời hạn có thể tới 20
năm. Nhưng sản phẩm này đã sớm “chìm vào quên lãng” do người dân chưa quen với
hình thức tiết kiệm na ná “bảo hiểm nhân thọ” này.
Năm 2004 đánh dấu sự thay đổi, song song với hình thức huy động truyền thống,
nhiều ngân hàng đã mạnh dạn hơn khi đưa ra sản phẩm mới như “tiết kiệm bậc thang”
lần đầu tiên được Ngân hàng Ngoại thương (VCB) đưa ra. Tiết kiệm bậc thang dựa
trên nguyên tắc “gửi tiết kiệm càng nhiều lãi suất càng cao” lập tức thu hút được sự
quan tâm của người dân.
Không dừng lại ở đó, hiện nhiều ngân hàng đã tung ra hàng loạt sản phẩm tiết kiệm
hấp dẫn khác như gửi tiết kiệm tặng bảo hiểm của VCB, tiết kiệm chống trượt giá
USD của Ngân hàng thương mại cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
(VPBank)... Thậm chí, ngay cả đối với hình thức tiết kiệm truyền thống cũng được
nhiều ngân hàng “nâng cấp” nhằm đa dạng hơn, như không ấn định theo kỳ hạn phổ
biến là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng... mà còn có rất nhiều kỳ hạn khác được bổ
sung như 7 tháng, 2 tháng, 1 tháng, thậm chí 1 tuần, 2 tuần...
Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng đều đã sử dụng 4 hình thức đa dạng hóa sản phẩm
tiền gửi tiết kiệm chính bao gồm :
2.1.1 Đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn và trung
dài hạn đồng thời ngân hàng cũng nắm bắt được thời gian dư thừa vốn của mỗi đối

15
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

tượng khách hàng là khác nhau . Vì vậy đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi theo kì hạn
một mặt tạo điều kiện để ngân hàng sử dụng vốn phù hợp, hiệu quả mặt khác con kích
thích tăng trưởng tiền gửi huy động rất đáng kể. Hiện nay tiền gửi huy động của các
ngân hàng có nhiều kì hạn khác nhau : 1, 2, 3, 6, 9,12,13, 24, 36 tháng… và cả tiền
gửi không kì hạn. và tất nhiên lãi suất tiền gửi có kì hạn khác nhau cũng có sự khác
biệt, kì hạn càng dài lãi suất càng cao.

16
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Ưu điểm:
 Tạo điều kiện huy động lượng tiền gửi lớn hơn với kì hạn phong phú hơn.
 Giảm áp lực chi phí mà ngân hàng phải trả cho các khoản vay trung và dài hạn.
 Tăng tiết kiệm và đầu tư cho nền kinh tế.
Nhược điểm
 Khó khăn phức tạp trong việc quản lý nguồn vốn huy động.
 Khó khăn trong xây dựng biểu lãi suất tối ưu.
Để vận dụng tốt phương pháp thu hút tiền gửi này điều quan trọng là các ngân hàng
phải xây dựng được một biểu lãi suất thật phù hợp vừa đảm bảo đem lại lợi nhuận cho
ngân hàng , mặt khác lãi suất tiền gửi phải có tính cạnh tranh và hấp dẫn khách hàng.
Các ngân hàng thương mại cũng phải thường xuyên nghiên cứu để nắm bắt kịp thời
nhu cầu tiết kiệm của khách hàng để cung cấp nhiều gói sản phẩm có kì hạn phong
phú hơn .
2.1.2 Đa dạng hóa sản phẩm theo lãi suất thả nổi và lãi suất cố định

17
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Cách tính lãi suất cũng là một yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của
hầu hết các khách hàng. Nếu như lãi suất cố định là một hình thức tính lãi truyền
thống và thuận tiện cho ngân hàng trong hoạch toán chi phí và hiệu quả sử dụng vốn
thì lãi suất thả nổi mang tính hấp dẫn khách hàng nhiều hơn. Đặc biệt là trong điều
kiện nền kinh tế có lạm phát cao hay lãi suất có xu hướng tăng lên như thực tế Việt
Nam trong những năm vừa qua. Vì vậy, đa dạng hóa cách tính lãi suất là một bước đi
hợp lý mà hầu hết các ngân hàng đã áp dụng nhằm thu hút lượng tiền gửi.
 Ví dụ:
Tiền gửi đầu tư – Lãi suất thả nổi của VietinBank :
Đối tượng và phạm vi áp dụng: Khách hàng là các tổ chức được thành lập và hoạt
động theo quy định của pháp luật Việt Nam (không bao gồm các định chế tài chính và
tổ chức tín dụng).
Đặc trưng của sản phẩm :
- Kì hạn huy động : 6 tháng 12 tháng 24 tháng 36 tháng.
- Loại tiền huy động : VND
- Số tiền gửi tối thiểu : từ 300.000.000 đồng/ 1 tài khoản
- Tần suất xác định lãi suất và phương thức trả lãi (tùy theo  sự lựa chọn của khách
hàng):
+ Đối với kỳ hạn 06 tháng và 12 tháng: 03 tháng điều chỉnh lãi suất 1 lần và trả lãi 03
tháng/lần.
+ Đối với kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng: 06 tháng điều chỉnh lãi suất 1 lần và trả lãi 06
tháng/lần.

- Lãi suất tiền gửi = lãi suất tiền gửi thông thường trả lãi sau kỳ hạn tương ứng (06
tháng/03 tháng) + Tỷ lệ khuyến khích.
Tỷ lệ khuyến khích hấp dẫn lên đến 0,5%/năm.
Tiện ích của sản phẩm :

- Khách hàng được lựa chọn lãi suất tiền gửi và hòa nhập vào sự biến động lãi suất của
thị trường.
- Tần suất xác định lãi suất đa dạng phù hợp với kì hạn tiền gửi của khách hàng.
- Tỷ lệ khuyến khích cao.
- Lãi được nhập gốc khi hết kỳ điều chỉnh lãi suất hoặc tự động thanh toán qua tài
khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.

18
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

- Khách hàng được cấp Chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn dành cho tổ chức và được sử
dụng để cầm cố vay vốn.
- Khách hàng được tất toán tài khoản tiền gửi trước hạn.
- Đến hạn tất toán tài khoản khách hàng không đến rút gốc và lãi thì toàn bộ số tiền lãi
được nhập gốc và tự động chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn thông thường.
 
2.1.3 Đa dạng hóa sản phẩm theo khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp:
Thông thường cá nhân là những người có nhu cầu tiết kiệm cao tuy rằng số tiền tiết
kiệm có thể là không lớn. Trong khi đó doanh nghiệp có nhu cầu tiết kiệm thấp hơn
bởi họ thường xuyên trong trạng thái cần vốn để kinh doanh hoặc đôi khi họ thừa vốn
nhiều nhưng chỉ trong một khỏang thời gian rất ngắn và gửi tiết kiệm là cách dễ dàng
nhất để vốn nhàn rỗi tạm thời của các doanh nghiệp có sinh lợi liên tục. Nếu xét trên
phương diện tiền gửi thanh toán thì doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán trong thương
mại cũng rất lớn. đồng thời, khi phân chia đối tượng khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp sẽ giúp ngân hàng đề ra những chiến lược huy động tiền gửi được dễ dàng hơn
xuất phát từ nhu cầu gửi tiền của họ. Chẳng hạn doanh nghiệp có nhu cầu gửi tiền để
thanh toán thì ta cần tạo ra nhiều loại hình tiền gửi thanh toán với kỳ hạn và lãi suất
khác nhau, nâng cao chất lượng dich vụ thanh toán qua ngân hàng…hay tạo ra những
sản phẩm tiền gửi ngắn hạn có thể là vài tuần,vài ngày hoặc thậm chí là qua đêm.
Trong khi đó khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm thì điểm thu hút then chốt là lãi
suất tiền gửi phải cao.Tạo điều kiện mở rộng và cũng cố các dịch vụ thanh toán cho
ngân hàng.
Kết quả huy động tiền gửi của ngân hàng TMCP ACB (ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng


/2010
Tổng nguồn vốn huy 55.283 98.407
động tiền gửi .104 64.216.949 86.919.916 .478

Tốc độ tăng trưởng năm


sau so với năm trước 116% 135% 113%

( Nguồn : tổng hợp báo cáo tài chính hợp nhất của ACB)

19
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

100,000,000
90,000,000
80,000,000
70,000,000
60,000,000
50,000,000
40,000,000
30,000,000
20,000,000
10,000,000
0
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng /2010

tỉ lệ
Đối tượng tỉ lệ 2008 2009 2008 2009
55,930,90 71,196,76
Cá nhân 87.10% 81.91% 1 2
Doanh 15,722,43
nghiệp 12.90% 18.09% 8,286,048 4

20
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Nếu nhìn vào biểu đồ tỉ lệ tiền gửi phân theo đối tượng khách hàng của ngân hàng
TMCP ACB trong 2 năm 2008 và 2009 ta có nhận thấy:
Trong năm 2008, tổng tiền gửi huy động của ngân hàng TMCP ACB là xấp xỉ gần 87
nghìn tỷ đồng,trong đó tiền gửi của doanh nghiệp chiếm 12,90% tương ứng với
11.212.669 triệu đồng, trong khi đó tiền gửi cá nhân chiếm tỷ lệ là 87,10% tương ứng
với 75.707.246 triệu đồng. Đến năm 2009 măc dù tỷ lệ tiền gửi của doanh nghiệp tăng
lên và chiếm 18,09% tổng lượng tiền gửi, tuy nhiên tỷ lệ này có quá thấp so với
81,91%là tiền gửi của cá nhân. Nguyên nhân chính là do tiền gửi của doanh nghiệp
phần lớn là tiền gửi thanh toán, doanh nghiệp cũng không có xu hướng đầu tư bằng
cách gửi tiết kiệm ngân hàng bởi lợi nhuận của nó đem lại so với các hình thức kinh
doanh khác là chưa cao.
 Các sản phẩm tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân của ACB
 Tiền gửi tiết kiệm
 Tiết kiệm không kì hạn bằng VNĐ
 Tiết kiệm không kì hạn bằng ngoại tệ
 Tiết kiệm có kì hạn bằng VND
 Tiết kiệm có kì hạn bằng ngoại tệ
 Tiết kiệm bằng vàng
 Tiết kiệm lãi suất thả nổi
 Tiết kiệm –bảo hiểm Lộc Bảo Toàn
 Tiền gửi thanh toán
 Tiền gửi lãi suất thả nổi
 Tài khoản đầu tư trực tuyến
 Tiền gửi thanh toán bằng VND
 Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ
 Tiền gửi có kì hạn bằng VND
 Tiền gửi có kì hạn bằng ngoại tệ
 Tiền gửi kí quỹ bảo đảm thanh toán thẻ
 Tiền gửi thanh toán linh hoạt –lãi suất thả nổi
 Các sản phẩm tiền gửi dành cho khách hàng doanh nghiệp của ACB
 Tiền gửi đầu tư linh hoạt
 Tiền gửi thanh toán
 Tiền gửi thanh toán lãi suất có thưởng
 Tiền gửi Upstair

21
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

 Tiền gửi có kì hạn


 Tiền gửi có kì hạn lãi suất linh hoạt
 Tiền ký quỹ
2.1.4 Đa dạng hóa sản phẩm theo số dư tiền gửi
Hình thức này được áp dụng cho cả tiền gửi có kỳ hạn và không kì hạn, số dư trong tài
khỏan tiền gửi của khách hàng càng cao họ được hưởng lãi suất càng hấp dẫn.
 Ví dụ: sản phẩm tiền gửi Upstair của ngân hàng TMCP ACB
Các doanh nghiệp có dòng tiền ra vào thường xuyên và mong muốn một hình thức
tiền gửi với lãi suất hấp dẫn và phù hợp. Sản phẩm “Tiền gửi Upstair” với lãi suất
lũy tiến theo số dư cuối ngày là lựa chọn hấp dẫn dành cho họ.
 Đặc trưng:
 Loại tiền đầu tư: VND
 Lãi suất:
- Lãi suất căn cứ vào số dư cuối ngày khách hàng duy trì trên tài khoản. Số dư càng
lớn, lãi suất càng cao
- Lãi suất của sản phẩm do Tổng giám đốc quy định từng thời kỳ.
 Phương thức trả lãi: Tiền lãi được tính dựa trên số dư cuối các ngày khách hàng
duy trì trên tài khoản và được ghi có vào tài khoản của khách hàng hàng tháng.
 Các giao dịch thực hiện qua tài khoản: tương tự tài khoản tiền gửi thanh toán
không kỳ hạn thông thường.
 Tiện ích:
 Số dư càng lớn, lãi suất càng cao.
 Giao dịch linh hoạt như tài khoản thanh toán thông thường với nhiều tiện ích
ACB cung cấp cho quý khách hàng.
 Cơ hội gia tăng thu nhập khi sử dụng kết hợp với dịch vụ quản lý tiền.
 Được tham gia chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
2.1.5 Đa dạng hóa sản phẩm theo loại tiền sử dụng
Ở Việt Nam hiện nay các loại tiền gửi hầu hết là VND,USD,EUR và Vàng, trong đó
VND chiếm tỷ trọng lớn nhất tiếp đó là USD.Nhìn vào biểu đồ dưới đây ta có thể thấy
tỷ trọng tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ tại ngân hàng ACB năm 2008 là 17,52%, tỷ lệ
này tăng đã lên mức 21,31% trong năm 2009. Đa dạng hóa loại tiền gửi một mặt vừa
tạo điều kiện huy động lượng tiền gửi nhiều hơn, thu hút nhiều các đối tượng khách
hàng không chỉ là người Việt Nam mà còn có khách hàng là Việt kiều hay người nước
ngoài muốn tiết kiệm hay sử dụng các dịch vụ ngân hàng của chúng ta. Mặt khác nó

22
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

còn góp phần vào chính sách quản lý ngoại hối và giải quyết tình trạng thiếu hụt ngoại
hối tạm thời của nền kinh tế. Vấn đề then chốt để có thể thu hút được lượng tiền gửi là
ngoại tệ và vàng đó là xác định được mức lãi suất phù hợp không những có tính cạnh
tranh giữa các ngân hàng trong nước mà còn phải tương đồng với lãi suất chung của
thế giới. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân
hàng.

Tiền gửi Tiền gửi


2008 2009
Bằng VND 82.48% 78.69%
Bằng ngoại tệ và
vàng 17.52% 21.31%

100%
90% 17.52% 21.31%
80%
70%
60%
50% Bằng ngoại tệ và vàng
40% 82.48% 78.69% Bằng VND
30%
20%
10%
0%
Tiền gửi 2008 Tiền gửi 2009

Để có thể nhìn rõ hơn 4 loại sản phẩm này, có thể xem xét các sản phẩm tiền gửi tiết
kiệm này, chúng ta có thể quan sát biểu lãi suất các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của
ACB (phụ lục trang X )
Một điều dễ dàng nhận thấy rằng, theo xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường,
các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngày càng đa dạng, không chỉ theo các phương pháp
đa dạng hóa chính như ở trên, các ngân hàng còn “biến tấu” từng loại , không chỉ có
VND, USD hay ngoại tệ mà còn có cả vàng, ngoài các kì hạn truyền thống còn có cả
kì hạn cực thấp như 1 tuần, 2 tuần...

23
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Xem xét các sản phẩm của các ngân hàng chúng ta còn có thể nhận ra 1 điều, hầu hết
các sản phẩm của các ngân hàng gần như giống nhau.
Về tiền gửi không kì hạn, tiền gửi thanh toán, các ngân hàng cũng bắt đầu có chiến
lược thay đổi các hình thức tiền gửi thanh toán. Khách hàng cá nhân,doanh nghiệp tùy
thuộc vào nhu cầu có thể sử dụng các hình thức tiền gửi thanh toán khác nhau. Tài
khoản tiền gửi thanh toán tại ACB, tiền gửi thanh toán cho doanh nghiệp ngoại trừ
loại tiền gửi thanh toán truyền thống, có thể sử dụng dịch vụ tiền gửi upstair hay tiền
gửi thanh toán lãi suất có thưởng.
2.2.6.Chiến lược sử dụng phương pháp đa dạng hóa sản phẩm :
Câu hỏi đặt ra là : ưu nhược điểm của phương pháp này là gì ? Ngân hàng nên sử dụng
biện pháp này như thế nào ?
Trước tiên, ta phải nhìn nhận mặt ưu điểm của phương pháp này, đó là :
 Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên diện rộng.
 Thu hút được lượng lớn khách hàng.
 Tăng doanh thu của ngân hàng từ hoạt động thu phí.
 Tăng nguồn vốn huy động được của ngân hàng.
 Quảng bá hình ảnh của ngân hàng.
Đối với bất kỳ ngân hàng nào, việc có số lượng sản phẩm tiền gửi đa dạng, linh hoạt,
khiến cho khách hàng hài lòng về dịch vụ của ngân hàng đồng thời đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng sẽ một mặt tăng doanh thu của ngân hàng mặt khác xác lập
thương hiệu của chính ngân hàng đó. Ví dụ như một khách hàng kinh doanh mặt hàng
nhạy cảm với thị trường như thức ăn gia cầm, khi gặp phải nạn cúm gà sẽ phải rút tiền
gửi tiết kiệm ra, khi đó họ nên sử dụng gói lãi suất “tiền gửi tiết kiệm rút vốn linh
hoạt” hay tiền gửi bậc thang với lãi suất họ mong muốn thay vì gửi tiết kiệm với lãi
suất tuy cao nhưng khi cần tiền lại phải đi vay với mức lãi cao hơn so với lợi nhuận.
Một khách hàng thỏa mãn được nhu cầu của mình về khoản lãi trong tương lai cũng
như khả năng linh hoạt rút gửi tiền của mình – hay nói cách khác là có cảm giác thoải
mái làm chủ tiền của mình sẽ có khả năng trở thành một trong những khách hàng tiềm
năng của ngân hàng, hay một phương tiện để ngân hàng có thể quảng bá hình ảnh của
mình.
Bên cạnh đó, đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi cũng không tránh khỏi những khuyết
điểm :
 Tốn chi phí quảng cáo, đào tạo nhân viên
 Mức chi phí sử dụng vốn tăng.
 Chi phí quản lý tăng
 Chi phí phân tích thị trường tăng
 Một số sản phẩm có thể không cần thiết – tốn tài nguyên.

24
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Sản phẩm đa dạng, linh hoạt cũng đồng nghĩa với việc gia tăng số lượng công việc
quản lý của ngân hàng, đồng thời đi kèm với mỗi sản phẩm phải có một chiến lược
quảng cáo thích hợp. Chưa kể đến để cho ra được một sản phẩm không phải là vấn đề
dễ dàng và sự thành công của một sản phẩm không phải là điều chắc chắn 100% . Sử
dụng phương pháp đa dạng hóa sản phẩm cần có một thời gian thích hợp để nghiên
cứu thị trường, thử nghiệm và theo dõi. Việc này không hề đơn giản và tốn rất nhiều
chi phí. Hơn thế nữa, số lượng sản phẩm phải ổn định và không nên có những sản
phẩm quá thừa, như vậy sẽ tốn các chi phí không cần thiết. Sản phẩm phải có tính khả
thi cao.
Tóm lại việc sử dụng phương pháp đa dạng hóa sản phẩm phải luôn đi kèm sự tính
toán, phân tích kĩ càng và dựa trên tình hình thực tế của ngân hàng mà đưa ra sản
phẩm đa dạng phù hợp với nền kinh tế, với khách hàng và với chính bản thân của
ngân hàng.
Lấy ví dụ như ACB chẳng hạn :
Tiền gửi của ACB năm 2008 - 2009 phân theo đối tượng khách
hàng
tỉ lệ tỉ lệ
Đối tượng 2009 2008 2008 2009
DNNN 1,406,288 581,007 0.90% 1.62%
12,776,92 10.39 14.70
DNTN 3 6,671,218 % %
Cty liên doanh 494,270 216,632 0.34% 0.57%
Cty 100% vốn nước
ngoài 575,429 251,636 0.39% 0.66%
HTX 36,319 11,563 0.02% 0.04%
71,196,76 55,930,90 87.10 81.91
Cá nhân 2 1 % %
Khác 433,205 553,992 0.86% 0.50%

(Nguồn : tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của ACB)


Với tỉ trọng khách hàng doanh nghiệp có xu hướng tăng lên, ngân hàng có thể đưa ra
chiến lược phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dành cho doanh nghiệp, đồng thời cải
tiến các sản phẩm dành cho doanh nghiệp đã có để nâng cao hiệu quả của nó. Mặt
khác, tỉ trọng tiền gửi từ cá nhân chiếm tỉ trọng quá cao, cần phải xem xét mức lãi suất
huy động từ đối tượng khách hàng này để có thể đưa ra các hình thức sản phẩm phù
hợp. Việc đa dạng hóa sản phẩm phải đi từng bước, phát triển sản phẩm trong thời

25
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

gian dài, mục tiêu không thể thu lợi nhuận trong ngắn hạn là rất có thể, nhưng với thị
phần tăng đồng thời có một cơ cấu tỉ trọng đối tượng khách hàng ổn định sẽ đem lại
lợi nhuận cho ngân hàng trong tương lai.
Ngoài ra, đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi phải đi kèm với sự phát triển về công nghệ,
về nhân lực và về thương hiệu.
Trong chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm mới “tiền gửi đầu tư rút gốc linh hoạt” vào
ngày 30/6/2010. Theo đó, khách hàng được hưởng các lợi ích như: được phép rút một
phần gốc trước hạn, số tiền rút trước hạn được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi.
Phần gốc còn lại sẽ giữ nguyên lãi suất và kỳ hạn gửi ban đầu; Được cấp chứng nhận
tiền gửi có kỳ hạn dành cho tổ chức và làm tài sản đảm bảo; Gửi một nơi, giao dịch
nhiều nơi, thủ tục đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện. VietinBank đã đưa ra thông
điệp “ Với mục đích đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, tạo nhiều lựa chọn cho khách
hàng, Ngân Hàng TMCP Công Thương VN (VietinBank) đã đưa ra sản phẩm mới
"Tiền gửi đầu tư rút gốc linh hoạt" từ ngày 30/6/2010 trên toàn quốc.” thông điệp này
vừa giới thiệu một sản phẩm mới vừa đưa ra được hình ảnh của một ngân hàng đặt lợi
ích của khách hàng lên trên hết.
Tuy nhiên, cũng phải kể đến rằng hiện nay các sản phẩm tiền gửi đang gia tăng với tốc
độ đáng kể, điểm qua từ đầu năm 2010 đến cuối tháng 9 có những sản phẩm mới ra
đời như :
 28/9/2010 : DaiABank với sản phẩm “tiền gửi tiết kiệm siêu linh hoạt”
 30/6/2010: VietinBank với sản phẩm “tiền gửi đầu tư rút gốc linh hoạt”
 16/8/2010: Tiền phong Bank với sản phẩm “tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt”
 7/6/2010: VietBank – “tiết kiệm linh hoạt vốn”
 17/5/2010: OceanBank – “An tâm tích lũy, vững bước tương lai” (tiết kiệm gửi góp)
 Ngoài ra còn 1 số gói tiền gửi trong dịp tết nguyên đán của các ngân hàng.
Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày một gay gắt, việc sử dụng các sản phẩm mới
, 1 phần để marketing, một phần để thu hút lượng tiền gửi mà không quan tâm đến chi
phí sẽ khiến cho các ngân hàng phải chịu chi phí sử dụng vốn quá cao.
Có nhiều cách để gia tăng lượng vốn huy động mà không phải tốn quá nhiều chi phí
và tính toán như quảng bá hình ảnh của ngân hàng, phát triển mạng lưới của ngân
hàng cũng như đưa ra các hình thức khuyến mãi. Nhưng cũng phải nhớ một điều rằng
“lợi nhuận là tức thời, thị phần là mãi mãi”. Việc tối ưu hóa các sản phẩm của ngân
hàng là một việc làm cần thiết.
Hiện nay nền kinh tế có nhiều khởi sắc, cùng với kế hoạch phát triển kinh
doanh, mở rộng thị phần khiến hàng loạt ngân hàng mở rộng chi nhánh, phòng giao
dịch trong những tháng cuối năm 2010.Các ngân hàng đang tăng tốc độ mở rộng
nhanh mạng lưới giao dịch nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đang tăng cao của dân cư
và các doanh nghiệp trong cả nước bằng các kênh phân phối bán lẻ.

26
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Thêm vào đó, vốn điều lệ tiếp tục phải nâng lên, đạt mức 3.000 tỷ đồng vào
cuối năm nay để đáp ứng theo lộ trình đưa ra của Ngân hàng Nhà nước tại Nghị định
141 cũng là một áp lực không nhỏ đến quyết định mở rộng mạng lưới của các ngân
hàng.
Điển hình như ACB, ngày 07/10/2010Ngân hàng ACB đã đưa vào hoạt động
một phòng giao dịch mới ở Quy Nhơn. Đây là đơn vị thứ 268 trong hệ thống chi
nhánh và phòng giao dịch của ACB trên toàn quốc.Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh
toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động và 812 đại lý chi trả của Trung tâm
chuyển tiền nhanh ACB-Western Union.
Thành tựu và hạn chế:
-Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh đã giúp ACB đã đưa dịch vụ tiền gửi đến
sát và tiếp cận địa bàn dân cư, tạo thêm sức mạnh để củng cố thị phần, củng cố thương
hiệu, mởrộng dịch vụ và tăng thêm năng lực tài chính.
- Bên cạnh thành tựu đạt được còn một số hạn chế, tốn rất nhiều chi phí để xây
dựng, tuyển và đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, trình độ quản lý, các thiết bị
công nghệ kĩ thuật.
Và việc mởrộngmạnglưới quá nhanh của các ngân hàng dễ dẫn đến tình trạng
một số khu vực mật độ các nhà băng quá dày, áp lực lợi nhuận nên cạnh tranh không
lành mạnh trong việc thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần bằng cách nâng cao lãi
suấtgây khó khăn cho tiến trình giảm lãi suất theo chủ trương của Chính phủ và Ngân
hàng Nhà nước.
Một số ngân hàng cũng tăng mạnh việc mở rông mạng lưới chi nhánh
Techcombank thời gian tới sẽ tiếp tục mở nhiều phòng giao dịch tại TP HCM
và Vũng Tàu như Phú Trung, Bình Trị Đông, Bắc Hải, Vũng Tàu... Dự kiến đến cuối
năm, nhà băng này sẽ có 300 chinhánh, phòng giao dịch tại hơn 40 tỉnh thành.
Chỉ trong vòng một tuần từ ngày 3 đến 9/8, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín
(VietBank) đã khai trương 8 điểm hoạt động. Trong đó, 3 điểm tại TP HCM, 4 ở Hà
Nội và một ngoài Đà Nẵng. Tổng số điểm giao dịch của Vietbank hiện được nâng lên
63 điểm trên cả nước.
Những ngân hàng lớn như HDBank, Maritime Bank, DongA Bank,... cũng đua
khai trương chinhánh và phòng giao dịch. Hiện nay Agribank Là ngân hàng thương
mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với mạng lưới rộng nhất, ngoài
2.300 chi nhánh và phòng giao dịch. Tuy ACB không bằng Agibank và một số ngân
hàng khác về mạng lưới nhưng Acb hoạt động khá hiệu quả.
Bên cạnh mở rộng chi nhánh ACB còn tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái
và thỏa mãn khi bước chân đến gửi tiền

27
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Khách hàng không chỉ quan tam đến thương hiệu mà còn quan tam đến
sự thoải mái và thỏa mãn khi gửi tiền vào ngân hàng, đặc biệt là thái độ phục của đội
ngũ nhân viên niềm nở, vui vẻ, hướng dẫn thật kĩ lưỡng, chính xác đối với khách
hàng, thực hiện tốt nghiệp vụ. Điều này rất quan trọng để làm tăng nguồn vốn huy
động từ tiền gửi.
Hơn nữa, các phòng phục vụ khách hàng, quầy tiếp tân được trình bày
lịch sự, đẹp mắt, và phải có ghế ngồi chờ cho khách hàng.Cả về phía bảo vệ gửi xe
phục vụ một cách nghiêm túc và tận tình tao cho khách hàng thật sự hài lòng về phong
cách phục vụ.
ACB rất chú trọng đến việc đào tạo nhân viên trong việc phục vụ, tư
vấn, cung cấp dịch vụ cho khách hàng để phục vụ cho việc huy động tiền gửi từ khách
hàng.
2.2.2 Phát triển công nghệ hiện đại e-banking
Hiện nay có rất nhiều ngân hàng sử dụng dịch vụ ebanking để giúp khách hàng
có thể gửi tiền một cách đơn giản,tiện lợi, nhanh chóng và an toàn.Khách hàng không
cần phải đến các chi nhánh hay phòng giao dịch của ngân hàng mà vẫn có thể thực
hiện giao dịch ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào thông qua điện thoại hoặc internet.Điển
hình của việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử là ngân hàng thương mại Á châu
ACB.
Dịch vụ E-Banking của Ngân hàng Á Châu (ACB) có các gói Home Banking,
Internet Banking, Mobile Banking, Phone Banking, đáp ứng nhu cầu giao dịch của
khách hàng mà không cần đến ngân hàng.
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua Internet được xem là một thế mạnh của
ACB. Nếu Home Banking phục vụ khách hàng doanh nghiệp, thì Internet Banking
dành riêng cho khách hàng cá nhân. Cả hai dịch vụ này đều giao dịch 24h (cả ngày
thứ 7 và chủ nhật) với các hoạt động: xem và in các giao dịch, chuyển tiền, thanh toán
hóa đơn (điện, nước, điện thoại, Internet…), bán ngoại tệ trực tiếp, tham khảo thông
tin về tỷ giá, lãi suất ngân hàng...
Với dịch vụ Mobile Banking, khách hàng có thể kiểm tra số tiền còn lại trên tài
khoản, theo dõi tình hình tài chính qua các tin nhắn...Phone Banking đáp ứng nhu cầu
vừa nhận bản fax liệt kê các giao dịch phát sinh trong từng tháng của tài khoản tiền
gửi, vừa tham khảo được giá chứng khoán,…
ACB đang triển khai chương trình ưu đãi như miễn phí đăng ký sử dụng E-
Banking và phí chuyển khoản trong hệ thống ACB khi sử dụng dịch vụ Internet
Banking và Home Banking.
Thứ nhất, dịch vụ ngân hàng tại nhà (home-banking)

28
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Dịch vụ ngân hàng tại nhà được xây dựng trên một trong hai nền tảng: hệ thống
các phần mềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ web (Web Base),
thông qua hệ thống máy chủ, mạng Internet và máy tính con của khách hàng, thông tin
tài chính sẽ được thiết lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận giữa ngân hàng và khách
hàng. Mặc dù có một số điểm khác biệt, nhưng nhìn chung, chu trình sử dụng dịch vụ
ngân hàng tại nhà bao gồm các bước cơ bản sau đây:
+ Bước 1: Thiết lập kết nối.
Khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ thống máy tính của ngân hàng
qua mạng Internet, sau đó truy cập vào trang web của ngân hàng phục vụ mình (hoặc
giao diện người sử dụng của phần mềm). Sau khi kiểm tra và xác nhận khách hàng
(User ID, Password…), khách hàng sẽ được thiết lập một đường truyền bảo mật
(https) và đăng nhập (login) vào mạng máy tính của ngân hàng.
+ Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ.
Dịch vụ NHĐT rất phong phú và đa dạng, có thể là truy vấn thông tin tài
khoản, thiết lập nghiệp vụ chuyển tiền, hủy bỏ việc chi trả séc, thanh toán điện tử …
và rất nhiều các dịch vụ trực tuyến khác.
Trên website (hoặc giao diện người sử dụng) có sẵn hệ thống Menu chọn lựa
và hướng dẫn cụ thể các bước để thực hiện quá trình giao dịch. Tất cả mọi việc khách
hàng phải làm chỉ là chọn dịch vụ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của dịch vụ và của
ngân hàng.
Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng (thông qua
chữ ký điện tử, xác nhận điện tử, chứng từ điện tử …) :
Khi giao dịch được thực hiện hoàn tất, khách hàng kiểm tra lại giao dịch và
thoát khỏi mạng, những thông tin chứng từ cần thiết sẽ được quản lí, lưu trữ và gửi tới
khách hàng khi có yêu cầu.
Trên cơ sở Ngân hàng Nhà nước đã cho phép sử dụng chữ ký điện tử trong
thanh toán, giao dịch ngân hàng, Ngân hàng TMCP Á Châu đã phát triển hệ thống
Homebanking để phục vụ nhu cầu thanh toán và chuyển tiền trong nước. Để sử dụng
dịch vụ, khách hàng chỉ cần tới chi nhánh gần nhất của ACB và hoàn tất thủ tục đăng
ký sử dụng địch vụ. Với tài khoản tại Ngân hàng Á Châu, khách hàng có thể thực hiện
tất cả các giao dịch thanh toán qua ngân hàng như :
- Chuyển khoản (funds transfer): Khách hàng có thể chuyển tiền từ tài khoản
tiền gửi thanh toán của khách hàng đến các tài khoản khác thuộc hệ thống Ngân hàng
Á Châu.
- Thanh toán hoá đơn (Bill payment): Khách hàng thanh toán các hoá dơn như
cước phí điện, nước, điện thoại, Internet…

29
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

- Chuyển tiền (Money transfer): Khách hàng chuyển tiền từ tài khoản của mình
đến các tài khoản khác mở tại hệ thống ACB hoặc người nhận tiền mặt bằng chứng
minh nhân dân, passport… trong hoặc ngoài hệ thống ACB.
- Ngoài ra khách hàng có thể tra cứu thông tin tài khoản, thông tin tài chính,
thông tin ngân hàng… một cách an toàn, bảo mật, chính xác và tiện lợi.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, quy trình thanh toán qua Home-banking
được thực hiện tương đối phức tạp hơn với quy trình bảo mật, xác nhận an toàn hơn.
Mỗi doanh nghiệp sẽ được hệ thống Home-banking cung cấp hai loại User có mã số
truy cập, mật khẩu khác nhau được phân quyền. Lệnh thanh toán của khách hàng
chuyển đến Ngân hàng thông qua hệ thống Home-banking được ký 2 chữ ký điện tử
theo đúng quy định chứng từ của Ngân hàng Nhà nước và hầu hết được thực hiện
ngay trong ngày làm việc.
Thứ hai, dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone-banking)
Hệ thống Phone Banking của Ngân Hàng Á Châu mang đến cho khách hàng
một tiện ích Ngân Hàng mới, khách hàng có thể mọi lúc - mọi nơi dùng điện thoại cố
định, di động đều có thể nghe được các thông tin về sản phẩm dịch vụ Ngân Hàng,
thông tin tài khoản cá nhân
Phone Banking là hệ thống tự động trả lời hoạt động 24/24h, khách hàng nhấn
vào các phím trên bàn phím điện thoại theo mã do Ngân Hàng quy định để yêu cầu hệ
thống trả lời các thông tin cần thiết
Với hệ khách thống Phone Banking hàng sẽ tiết kiệm được thời gian không cần
đến Ngân Hàng vẫn giám sát được các giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình
mọi lúc kể cả ngoài giờ hành chánh.
300 Lãi suất tiền gửi
301 Gửi bản lãi suất qua Fax
350 Lãi suất tiền gửi tiết kiệm
351 Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND
352 Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng USD
353 Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng vàng
370 Lãi suất tiền gửi thanh toán
371 Lãi suất tiền gửi thanh toán bằng VND của cá nhân
372 Lãi suất tiền gửi thanh toán bằng VND của tổ chức
373 Lãi suất tiền gửi thanh toán bằng USD của cá nhân
374 Lãi suất tiền gửi thanh toán bằng USD của tổ chức

30
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Khách hàng chỉ cần phương tiện đơn giản là điện thoại kết nối vào hệ thống
Phone Banking để nghe các thông tin về Ngân Hàng theo yêu cầu ở mọi nơi trong
phạm vi cả nước và quốc tế Phone Banking phục vụ khách hàng hoàn toán miễn phí.
Quý khách đến Ngân hàng đăng ký sử dụng dịch vụ để được cấp mã số truy cập, mật
khẩu. Nếu khách hàng đã sử dụng dịch vụ ACB Online có thể dùng chung mã số truy
cập, mật khẩu cho dịch vụ Phone Banking.
Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Phone-banking, khách hàng sẽ được cung cấp
một mã khách hàng, hoặc mã tài khoản và tuỳ theo dịch vụ đăng ký, khách hàng có
thể sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau. Nhìn chung, quy trình sử dụng dịch vụ Phone-
banking như sau:
- Đăng ký sử dụng dịch vụ: Khách hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết
và ký vào hợp đồng đồng ý sử dụng dịch vụ Phone-banking. Sau đó, khách hàng sẽ
được cung cấp 2 số định danh duy nhất là mã khách hàng và mã khoá truy nhập hệ
thống, ngoài ra khách hàng sẽ được cung cấp một mã tài khoản nhằm tạo sự thuận tiện
trong giao dịch vũng như đảm bảo an toàn và bảo mật.
- Xử lý một giao dịch: Khi khách hàng quay số tới tổng đài, nhập mã khách
hàng và khoá truy nhập dịch vụ, theo lời nhắc trên điện thoại, khách hàng chọn phím
chức năng tương ứng với dịch vụ mình cần thực hiện giao dịch. Khách hàng có thể
thay đổi, chỉnh sửa trước khi xác nhận giao dịch với ngân hàng, chứng từ giao dịch sẽ
được in ra và gửi tới khách hàng khi giao dịch được xử lý xong.
Thứ ba, dịch vụ ngân hàng qua ĐTDĐ (Mobile-banking)
Mobile Banking là một phương tiện mới phân phối sản phẩm dịch vụ của Ngân
hàng Á Châu (ACB), cho phép khách hàng thực hiện thanh toán hóa đơn mà không
cần phải đến Ngân hàng. Khách hàng dùng điện thoại di động nhắn tin theo mẫu của
Ngân hàng gửi đến số dịch vụ 997 để:
- Kiểm tra số dư và liệt kê giao dịch tài khoản tiền gửi thanh toán (hoặc thẻ).
-Biết thông tin về lãi suất, tỉ giá hối đoáí.
- Thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, bảo hiểm…
- Trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang thẻ (Visa Electron, Master
Electronic, Citimart) v.v....
Đăng ký sử dụng dịch vụ:
Khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán (hoặc thẻ)tại ACB đến chi nhánh
ACB gần nhất để nhận mã số truy cập và mật khẩu. Mật khẩu nhận được có thể thay
đổi trên Phone Banking hay ACB Online.
Khách hàng gửi tin nhắn đăng ký đến tổng đài 997 theo mẫu ACB DK {Mã số
truy cập} {Mật khẩu}

31
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Nếu muốn tham gia hệ thống thanh toán Mobile Banking, khách hàng đến chi
nhánh ACB gần nhất để ký hợp đồng sử dụng dịch vụ thanh toán Moblie Banking và
được cấp mật mã sử dụng thanh toán trên hệ thống Mobile Banking.
Lưu ý:
- Mật khẩu: dùng để kiểm tra số dư phải là số và có độ dài từ 6 đến 20 ký tự
-Mậtmã: dùng để thanh toán hóa đơn.
- Mã số truy cập và mật khẩu được dùng chung với các dịch vụ của Ngân hàng
điện tử: ACB Online, Mobile Banking, Phone Banking
Thứ tư, Internet banking
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thực hiện nâng cấp dịch vụ Internet Banking
cho tất cả các khách hàng cá nhân có tài khoản tiền gửi thanh toán VND tại ACB.
Dịch vụ này là một tiện ích vượt trội giúp khách hàng có thể thực hiện tất cả các giao
dịch như: Thanh toán, chuyển khoản, chuyển tiền, chuyển đổi ngoại tệ, tra cứu thông
tin tài khoản…mọi lúc mọi nơi mà không cần phải đến ngân hàng.
ACB Internet Banking bản nâng cấp sẽ có 02 thay đổi vượt trội: Thêm phương
thức bảo mật mới và thêm tiện ích cho phép khách hàng tự tạo tài khoản tiền gửi đầu
tư trực tuyến với lãi suất hấp dẫn.
Các phương thức bảo mật: Khách hàng có thể chọn một trong 06 phương thức
sau thay vì 03 phương thức như trước đây gồm:
 Phương thức xác thực giao dịch bằng mã số truy cập và mật khẩu tĩnh.
Khi khách hàng đăng ký phương thức này khách hàng chỉ được chuyển khoản giữa
các tài khoản tiền gửi thanh toán của cùng chủ tài khoản trong hệ thống ACB và tạo
tài khoản tiền gửi đầu tư trực tuyến.
 Phương thức xác thực giao dịch bằng mã số truy cập và mật khẩu tĩnh,
chứng thư điện tử. Hạn mức giao dịch của phương thức xác thực này là <= 5.000.000
đồng/ngày.
 Phương thức xác thực giao dịch bằng mã số truy cập và mật khẩu tĩnh,
OTP SMS. Hạn mức giao dịch của phương thức xác thực này là <= 20.000.000
đồng/ngày.
 Phương thức xác thực giao dịch bằng mã số truy cập và mật khẩu tĩnh,
OTP SMS, chứng thư diện tử. Hạn mức giao dịch của phương thức xác thực này là
<=50.000.000 đồng/ngày.
 Phương thức xác thực giao dịch bằng mã số truy cập và mật khẩu tĩnh,
OTP Token. Hạn mức giao dịch của phương thức xác thực này là <=100.000.000
đồng/ngày.

32
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

 Phương thức xác thực giao dịch bằng bằng mã số truy cập và mật khẩu
tĩnh, smart card có tích hợp chứng thư điện tử. Ðối với phương thức xác thực này, hạn
mức tối đa do khách hàng tự chọn và khách hàng có thể không chọn hạn mức.
Tiện ích tạo tài khoản tiền gửi đầu tư trực tuyến: Với tài khoản tiền gửi đầu tư
trực tuyến, khách hàng có thể tận hưởng mức lãi suất cao và những thuận lợi của giao
dịch trực tuyến.
 Tài khoản đầu tư trực tuyến (ĐTTT): là tài khoản Tiền gửi thanh toán
(TGTT) do khách hàng mở qua dịch vụ ACB Internet Banking và do chính Khách
hàng thực hiện các giao dịch để được hưởng lãi suất cao hơn.
 Đặc điểm:
o Loại tiền: VND
o Kỳ hạn: Không kỳ hạn
o Không quy định mức gửi tối thiểu.
o Không quy định mức ký quỹ ban đầu
o Lãi suất bậc thang theo số dư cuối ngày, cao hơn lãi suất TGTT thông
thường.
 Điều kiện mở tài khoản
o Khách hàng phải có tài khoản TGTT không kỳ hạn thông thường VND
tại ACB.
o Khách hàng đã đăng ký sử dụng dịch vụ ACB Internet Banking.
o Mỗi Khách hàng chỉ được mở một tài khoản Đầu tư trực tuyến
ACB miễn phí gia nhập cho khách hàng trong năm đầu tiên triển khai dịch vụ
từ ngày 16/6/2009 đến ngày 16/6/2010. Miễn phí thường niên cho khách hàng trong
năm đầu tiên sử dụng dịch vụ từ ngày 16/6/2009 đến ngày 16/6/2010. Khách hàng
chuyển tiền trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nộp tiền mặt vào tài khoản thì
được miễn phí kiểm đếm. Miễn phí chuyển khoản trong hệ thống ACB.
 Ưu và nhược điểm của e-bạnking
Ưu điểm :
- Về phía khách hàng: Ưu điểm lớn nhất của dịch vụ ngân hàng điện tử dành
cho khách hàng chính là sự tiện nghi và luôn sẵn sàng của dịch vụ ngân hàng. Bây
giờ, khách hàng chỉ cần gửi một tin nhắn lúc nửa đêm thay vì phải xin phép sếp ra
ngoài trong giờ làm việc chỉ để đóng tiền điện thoại cho vợ là một ưu thế rõ rệt nhất
của ngân hàng điện tử. Khách hàng có thể tiếp cận với ngân hàng điện tử mọi lúc mọi
nơi. Bên cạnh đó, dịch vụ ngân hàng điện tử với công nghệ hiện đại đã tiết kiệm được

33
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

thời gian và giảm chi phí dịch vụ cho khách hàng. Ngoài ra, khách hàng được ngân
hàng phục vụ tận nơi với những thông tin nóng hổi nhất như biến động tỷ giá, tra cứu
thông tin tài chính của đối tác … Và hơn nữa, với những tiêu chuẩn chuẩn hoá, khách
hàng được phục vụ tận tuỵ và chính xác thay vì phải tuỳ thuộc vào thái độ phục vụ
khác nhau của các nhân viên ngân hàng.
- Về phía ngân hàng : Các giao dịch ngân hàng được tự động hoá không chỉ
mang lại lợi ích cho khách hàng mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho ngân hàng.
Thông qua những dịch vụ mới, những kênh phân phối mới, ngân hàng có thể mở rộng
đối tượng khách hàng, phát triển thị phần, giảm chi phí, thu hút nguồn vốn huy động
từ tiền gởi thanh toán của khách hàng, tăng thêm lợi nhuận … bên cạnh đó, ứng dụng
và phát triển những công nghệ ngân hàng hiện đại cũng giúp cho các ngân hàng luôn
tự đổi mới, hoà nhập và phát triển không chỉ ở thị trường trong nước mà còn hướng
tới thị trường nước ngoài.
Nhược điểm :
Tại Việt Nam, tiến trình phát triển ngân hàng điện tử đã đạt được những thành
công nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó còn có những hạn chế như:
- Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử còn chưa thoả mãn khách hàng ở những
cấp độ cao hơn như việc gửi tiền mặt vào tài khoản, việc đăng ký sử dụng dịch vụ…
còn phải tới trực tiếp giao dịch tại chi nhánh ngân hàng, hoặc các dịch vụ ngân hàng
điện tử chất lượng cao hơn còn chưa được phát triển như dịch vụ quản lý quỹ đầu tư,
dịch vụ địa ốc, cho thuê tài chính…
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém như chất lượng mạng, tốc độ đường truyền, lỗi kỹ
thuật hoặc thiết bị đầu cuối không đảm bảo chất lượng dẫn tới chất lượng dịch vụ
chưa cao. Bên cạnh đó, các hệ thống ngân hàng điện tử của các ngân hàng còn phát
triển tương đối độc lập, chưa có sự phối hợp, liên thông cần thiết nhằm phát huy cao
nhất hiệu quả của dịch vụ mới này.
- Giao dịch ngân hàng điện tử còn phụ thuộc nhiều vào chứng từ lưu trữ truyền
thống, chưa thể điện tử hoá mọi chứng từ giao dịch. Ngoài ra, việc sử dụng chữ ký
điện tử, chứng nhận điện tử chưa được phổ biến rộng rãi và chưa thể hiện được ưu thế
so với chữ ký thông thường.
- Bên cạnh đó, những rủi ro mới như hacker (tin tặc), virus máy tính có thể có
những tác hại rất lớn không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với khách hàng, gây
mất lòng tin của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng.
- Một lý do quan trọng nữa đó là quy mô và chất lượng của TMĐT còn rất thấp
và phát triển chậm, cần có một hệ thống TMĐT đủ mạnh để cung cấp tất cả hàng hoá
dịch vụ trên mạng, tạo tiền đề cho dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển.

34
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

 Bằng việc tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng qua mở rộng mạng lưới
chi nhánh, tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái, thỏa mãn và đặc biệt là dịch vụ
ebanking, ACB đã thành công trong việc huy động tiền gửi của khách hàng thể hiện ở
lượng tiền gửi khách hàng đã tăng qua các năm.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Nửa đầu năm
2010
Tiền gửi của 64.216.949 87.900.939 99.024.577
khách hàng
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của ACB)
Một số ngân hàng khác áp dụng biện pháp huy động tiền gửi này như HSBC,
ACB, Dong A,… cũng đã huy động được lượng tiền gửi khá lớn đễ phục vu tín dụng,
tạo thêm sức mạnh để củng cố thị phần, củng cố thươnghiệu, mở rộng dịch vụ và tăng
thêm năng lực tài chính.
2.3 Nâng cao trình độ tư vấn và khả năng phục vụ của nhân viên
View Poll Results: Ngân hàng nào có thái độ và cung cách phục vụ tốt nhất
Vietcombank 12 24.49%
Incombank 1 2.04%
Agribank 2 4.08%
BIDV 0 0%
ACB 19 38.78%
Eximbank 2 4.08%
Sacombank 4 8.16%
Đông Á 9 18.37%
Techcombank 0 0%

Bảng 1: Bảng xếp hạng các ngân hàng của Vietnam Credit
A Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Kỹ thương (Techcombank), Ngoại thương
(VCB), Quân đội (MB), Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Công thương
BBB
(Vietinbank), Ngoài quốc doanh (VPBank), Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV),
Nhà Hà Nội (Habubank).
Đông Nam Á (South East Asia), Sài Gòn Công thương (Saigon Bank), Nông nghiệp
và phát triển nông thôn (Agribank), Đông Á (EAB), Quốc tế (VIB), Hàng hải
BB
(Maritime Bank), Liên Việt (Lien Viet Bank), Sài Gòn – Hà Nội (Saigon-Hanoi
Bank), Đại Dương (Ocean Bank).
B VID Public, Phát triển nhà TP.HCM, An Bình, Tiên Phong, Liên doanh Việt Thái,

35
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Dầu khí toàn cầu, Liên doanh Indovina, Sài Gòn, Nam Việt, Nhà ĐBSCL, Xăng dầu
Petroimex, Phương Nam.
Liên doanh Shinhanvina, Việt Á, Liên doanh Việt Nga, Việt Nam Thương tín, Bắc
CCC Á, Mỹ Xuyên, Miền Tây, Phương Đông, Đại Á, Đệ Nhất, Nam Á, Đại Tín, Gia
Định, Việt Nam Tín nghĩa, Kiên Long.
D Ngân hàng TMCP Việt Hoa.

Với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam, một phần đóng góp vào danh hiệu ấy là
trình độ nhân viên và kỹ năng phục vụ khách hàng của ACB. Chương trình đào tạo
của ACB giúp nhân viên có kỹ năng chuyên môn cao, quy trình nghiệp vụ thống nhất
trên toàn hệ thống, để dù khách hàng giao dịch tại bất cứ điểm giao dịch nào cũng đều
nhận được một phong cách ACB duy nhất, đó là sự chuyên nghiệp, nhanh chóng và vì
lợi ích của khách hàng.
Ở ACB, các chương trình học tập đều xuất phát từ nhu cầu cụ thể. ACB khuyến khích
nhân viên chủ động trong học tập và phát triển nghề nghiệp của bản thân. Phòng Phát
triển Nguồn nhân lực và Trung tâm Đào tạo đóng vai trò hỗ trợ và hướng dẫn việc học
tập và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên.
ACB đa dạnh hóa phương thức đào tạo nhằm tạo cho nhân viên nhiều cơ hội học tập
và phát triển.
 Nhân viên quản lý, điều hành của ACB cũng được chú trọng đào tạo chuyên sâu về
quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng, v.v. Ngân
hàng cũng khuyến khích và thúc đẩy sự chia sẻ kỹ năng, tri thức giữa các thành viên
trong Ngân hàng trên tinh thần một tổ chức không ngừng học tập để chuẩn bị tạo nền
tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững.
Về chủ trương, tất cả các nhân viên trong hệ thống ACB đều có cơ hội tham dự các
lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ theo nhu cầu công việc bên trong và bên ngoài ngân
hàng, được ngân hàng tài trợ mọi chi phí.
Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các cổ đông nước ngoài, ACB cũng đã tổ chức các khóa
học trong nước đồng thời cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo tại nước ngoài để nâng
cao kiến thức.
Năm 2008, ACB đã tổ̉ chức được 373 khóa đào tạo cho 19.086 lượt cán bộ và nhân
viên. 6 tháng đầu năm 2009, ACB đã tổ chức 209 khóa đào tạo cho 7.800 lượt CB-
NV , tổ chức 02 kỳ thi kiểm tra nghiệp vụ nhân viên: Kỳ thi kiểm tra kiến thức nhân
viên và hội thi nhân viên giỏi nghiệp vụ 2009.
Chế độ khen thưởng cho nhân viên của ACB gắn liền với kết quả hoạt động kinh
doanh và chất lượng dịch vụ của mỗi nhân viên thực hiện cho khách hàng.

36
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

 Tất cả nhân viên chính thức của ACB đều được hưởng các trợ cấp xã hội phù hợp với
Luật Lao động. Bên cạnh đó, nhân viên của Ngân hàng còn nhận được các phụ cấp
theo chế độ như phụ cấp độc hại, phụ cấp rủi ro tiền mặt, phụ cấp chuyên môn, v.v...
Ngoài việc thực hiện chính sách phúc lợi cho người lao động theo quy định của pháp
luật, ACB còn áp dụng các chương trình phúc lợi hữu ích cho nhân viên: Thưởng
nhân dịp các ngày lễ lớn (tết Nguyên đán, 30/4, 1/5, 2/9, Kỷ niệm ngày thành lập ngân
hàng), bảo hiểm tai nạn, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện “ACB- Care”,
CLB sức khỏe, hỗ trợ bữa ăn sáng, ăn trưa, cấp phát trang phục làm việc, nón bảo
hiểm, nghỉ mát hàng năm cho nhân viên, mua nhà trả góp, cho nhân viên vay vốn với
lãi suất ưu đãi…
Tại ACB, các tổ chức như công đoàn, đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội
được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật. ACB thường xuyên tổ chức
các hoạt động sinh hoạt đoàn thể nhằm tạo không khí vui tươi, thân thiện cho nhân
viên.
ACB đặc biệt chú trọng tổ chức các chương trình hoạt động nhân đạo xã hội,
.v.v..., qua đó nhằm xây dựng tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng của nhân viên ACB.
Mới chỉ có phần ACB, chưa nêu lên tình hình chung, đánh giá 1 cách tổng quan
Song bên cạnh đó, ngân hàng đào tạo trình độ nhân viên, nâng cao kỹ năng phục vụ
khách hàng vẫn có hạn chế là tốn nhiều chi phí nhưng kết quả đào tạo không hiệu quả,
chất lượng đào tạo chưa cao, mặt khác ngân hàng chỉ tập trung vào nâng cao trình độ
mà không quan tâm đến cơ sở vật chất kỹ thuật bổ trợ cho tương ứng với trình độ đó.
2.4 Xây dựng hình ảnh và thương hiệu ngân hàng
Ngân hàng được biết đến như là một định chế tài chính với hoạt động tiền thân là
làm đại lý thanh toán, nhận, giữ hộ và cho vay. Cho tới nay, nó được xem là những
hoạt động xương sống của một ngân hàng. Điều đó có nghĩa là một ngân hàng chỉ có
thể hoạt động được nếu như có những khách hàng tin tưởng gửi tiền vào các ngân
hàng và tạo lập các quan hệ giao dịch.
Từ đó người ta đặt ra một câu hỏi là tại sao khách hàng lại chọn ngân hàng này mà
không chọn ngân hàng kia để gửi tiền và đặt quan hệ giao dịch? Câu trả lời ở đây đó là
thương hiệu sẽ quyết định sự lựa chọn. Một thương hiệu ngân hàng tốt là một thương
hiệu có uy tín, được sự tin cậy của nhóm khách hàng mục tiêu.
Thực tế đã chứng minh rằng thương hiệu tốt sẽ là bảo bối bất ly thân của các tổ
chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính. Đặc biệt khi thị trường tài
chính phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì thương hiệu sẽ là nhân tố
mang tính quyết định trong việc lựa chọn ngân hàng để gắn bó đối với bất kỳ một cá
nhân, tổ chức nào trong nền kinh tế. Như vậy, để có thương hiệu tốt, không phải chỉ
ngày một ngày hai đạt được mà thương hiệu chỉ được hình thành sau một thời gian trải

37
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

nghiệm nhất định về tất cả những gì (chất lượng của hàng hóa, dịch vụ, tiềm lực tài
chính,…) mà một ngân hàng hứa hẹn với thị trường.
Những bước phát triển của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua đã dần dần tạo
lập được những nhân tố mang tính giá trị cốt lõi của thương hiệu cho hệ thống ngân
hàng Việt . Bên cạnh đó, một số ngân hàng đã quan tâm đến việc tạo dựng thương
hiệu cho mình, như đã thay đổi logo, đã thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, đã thiết
lập hệ thống nhận diện thương hiệu thống nhất cho ngân hàng và các chi nhánh, đã
xây dựng quy chế quản lý thương hiệu, đã thiết lập bộ phận đồ họa phục vụ mục đích
truyền thông và nội dung nhận diện thương hiệu.
Tuy nhiên, ở chừng mực nào đó, cho đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa
thực sự có một thương hiệu tốt, chưa một ngân hàng nào tạo được sự “tin cậy” cao cho
khách hàng. Nhiều vụ tai tiếng trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua đã có tác động
bất lợi đến thương hiệu của ngành Ngân hàng. Có thể có một vài ngân hàng có những
sản phẩm dịch vụ được xã hội biết đến, như thanh toán quốc tế, phát hành thẻ của
NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng ACB, Sacombank, Đông Á,
Eximbank...; các sản phẩm bán lẻ của Techcombank; Sacombank; Đối với vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa các hoạt động huy động và vay vốn người dân biết đến là
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngân hàng Chính sách xã hội...
Nhưng nhìn chung, thương hiệu của ngành Ngân hàng còn mờ nhạt so với thế giới.
Có thể nói rằng, thương hiệu có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
các ngân hàng, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu. Sự đổ vỡ hàng loạt
của các thương hiệu ngân hàng lớn tại Mỹ trong thời gian vừa qua đã rút ra một bài
học lớn cho các ngân hàng muốn trụ vững để có thể song hành cùng nền kinh tế vượt
qua điểm uốn của chu kỳ suy thoái là “các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt
Nam cần xây dựng thương hiệu của ngân hàng mình phải có điểm khác biệt, độ nhận
diện cao, được quốc tế hóa và truyền tải được những giá trị độc đáo vừa đúng lúc vừa
xoáy thẳng vào ước muốn của khách hàng” và đây cũng là định hướng quan trọng
trong việc xây dựng thương hiệu của ngành Ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.
Tóm lại, việc đưa ra định hướng xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực ngân hàng
hiện nay là rất cần thiết, ngành Ngân hàng Việt Nam chỉ có thể có thương hiệu uy tín
trên trường quốc tế khi nhiều ngân hàng trong hệ thống ngân hàng tạo dựng được
thương hiệu tốt cho mình. Để có được thương hiệu tốt, thì các ngân hàng phải xác
định được những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị cốt lõi của ngân hàng mà biểu hiện của
nó là “sự tin cậy của khách hàng” đối với các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng
phải tạo cho khách hàng của mình một hình ảnh tốt về ngân hàng, không chỉ qua các
tiêu chí về lợi nhuận, qui mô hoạt động, số lượng khách hàng tăng ổn định, các sản
phẩm dịch vụ được được xã hội nhanh chóng chấp nhận mà còn phải: (i) gần gũi với
khách hàng của mình, qua hành vi ứng xử, đồng phục nhân viên, phong cách giao
tiếp….; (ii) tối đa hóa giá trị cá nhân của khách hàng, qua việc quản lý thông tin khách

38
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

hàng, thăm hỏi khách hàng nhân ngày sinh nhật hoặc ngày lễ lớn của dân tộc…; (iii)
tạo ra những tiện ích sản phẩm dịch vụ tốt nhất, độc đáo nhất, sản phẩm của ngân
hàng có thể đem lại cho khách hàng một giá trị nhất định…; (iv) giảm chi phí về tiền
bạc, thời gian, năng lượng và tâm lý cho khách hàng khi tham gia thực hiện các dịch
vụ ngân hàng.
Thương Hiệu Nổi Tiếng là cuộc "Kiểm tra sức khỏe", đánh giá và xếp hạng dựa
trên chỉ số được cấu thành từ 2 tiêu chí là độ nhận biết của người tiêu dùng và sức
mạnh thương hiệu cho các thương hiệu của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh tại Việt Nam".
Agribank ngay từ những ngày đầu mới được thành lập, Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã quan tâm, chú trọng xây dựng và phát
triển thương hiệu. Đặc biệt chú trọng vấn đề xây dựng, quảng bá thương hiệu trong
bối cảnh kinh tế phát triển với tốc độ cao, ngày càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp, hiện
đại, Agribank vừa hoàn tất quá trình đấu thầu quốc tế chọn ra một đơn vị chuyên
nghiệp giúp xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank giai đoạn 2009-
2010 và 05 năm tiếp theo.
Nếu ở giai đoạn đầu mới được thành lập (1988-1990) với tên gọi là Ngân hàng
Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, các khái niệm về thương hiệu chưa được định hình
rõ, thì đến giai đoạn 1990 đến 1996, với việc đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp
Việt Nam, hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại tự chủ, Agribank bắt
đầu quan tâm đến việc định vị, hình thành thương hiệu cho mình. Tháng 01/1991,
Ngân hàng chính thức lựa chọn logo hình vuông 04 màu: màu nâu đất, xanh lá cây,
vàng, trắng, có 09 hạt lúa vàng kết nối thành hình chữ S, hình đất nước Việt Nam, bên
ngoài có chữ “Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam” viền bao xung quanh, bên trong có
chữ viết tắt tiếng Anh: VBA. Năm 1996, sau khi đổi tên thành Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, hoạt động theo mô hình tổng công ty, thì
hình ảnh, vị thế và uy tín của Agribank dần được khẳng định trong nước và được biết
đến trong khu vực và thế giới. Biểu tượng logo trên tiếp tục được Ngân hàng sử dụng
và có thay đổi phù hợp với phần tên mới của ngân hàng và các chữ cái tiếng Anh viết
tắt là VBARD (Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development), với câu định
vị thương hiệu “Mang phồn thịnh đến khách hàng” được sử dụng cho tới hôm nay.
Trong môi trường công nghệ thông tin ngày càng phát triển, cạnh tranh gay gắt hơn,
yêu cầu về quảng bá hình ảnh, thương hiệu được đặt ra và càng trở nên quan trọng.
Năm 1993, được phép của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin truyền
thông), Agribank được phép xuất bản Bản tin phát hành trong toàn hệ thống. Tháng
4/2003, được phép thiết lập trang tin điện tử,  website agribank chính thức ra mắt vào
cuối tháng 5/2003.
Có thể nói, quá trình xây dựng, phát triển thương hiệu từ năm 1990 đến nay, đặc
biệt trong những năm gần đây, hoạt động quảng bá thương hiệu đã được Agribank chú

39
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

ý coi trọng hơn và bắt đầu được triển khai có hệ thống. Agribank thực hiện công tác
tiếp thị, quảng bá thương hiệu với nhiều hình thức như từ việc định vị đến đồng bộ
hóa logo, slogan, màu sắc, biển hiệu, biển quảng cáo tấm lớn (Bill board);  thông qua
các chương trình, sự kiện quan trọng, có ý nghĩa trong cộng đồng; quảng cáo trên các
ấn phẩm báo chí, phương tiện truyền thông; quảng cáo trên các biển tấm lớn, tấm nhỏ,
panô ngoài trời; phim TVC… Đồng thời, thực hiện công tác thông tin tuyên truyền
thông qua tờ Thông tin Agribank; website Agribank (tiếng Việt và tiếng Anh). Thông
qua các hình thức nêu trên cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thái
độ phục vụ tận tình, chu đáo, hình ảnh và thương hiệu của Agribank được gắn với các
sự kiện chính trị,  kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước có nhiều ý nghĩa, tác động sâu
rộng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng, cộng đồng.
Tuy nhiên, đối với một Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, Top 10 Giải
Sao Vàng đất Việt, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Doanh nghiệp số 1 Việt Nam
(UNDP xếp hạng năm 2007), hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của
Agribank hiện tại chưa đồng bộ, còn thiếu tính chuyên nghiệp, mang tính thụ động,
chưa chuyển tải hết thông điệp của một ngân hàng thương mại hàng đầu. Logo và
Slogan được thiết kế và sử dụng từ những năm 90 với thông điệp của ngân hàng hoạt
động phục vụ cho một thị trường trọng tâm đó là nông nghiệp, nông thôn. Do đó, đòi
hỏi cần có những bổ sung phù hợp với tính chất, phạm vi, chức năng hoạt động hiện
tại cũng như định hướng phát triển Agribank trở thành một Tập đoàn Tài chính - Ngân
hàng hiện đại trong tương lai...
Nhận thức được điều này, vừa qua, Agribank đã hoàn tất quá trình đấu thầu quốc
tế chọn ra một đơn vị chuyên nghiệp giúp xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu
Agribank giai đoạn 2009- 2010 và 05 năm tiếp theo. Theo đó, Agribank sẽ tiến hành
nghiên cứu thị trường, đánh giá thương hiệu cũng như hiệu quả các hoạt động truyền
thông hiện nay; tiến hành định vị thương hiệu bao gồm: xác định lại hình ảnh, giá trị
thương hiệu Agribank theo định hướng trở thành Tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh
vực, đa sở hữu hàng đầu tại Việt Nam. Hệ thống nhận diện thương hiệu mới được xây
dựng dựa trên các giá trị thương hiệu của Agribank, thể hiện bản sắc riêng có của
Agribank. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu; chuẩn hóa hệ thống logo;
Slogan; Thông điệp truyền thông; bảo hộ thương hiệu; xây dựng chiến lược hoạt động
truyền thông cho thương hiệu Agribank và các sản phẩm dịch vụ của Agribank; tổ
chức quản trị thương hiệu; xây dựng và phát triển văn hóa Agribank một cách chuẩn
mực và chuyên nghiệp, vun đắp giá trị cốt lõi…
Có thể nói, trong giai đoạn hội nhập với nhiều thách thức, cạnh tranh, diễn biến thị
trường khó dự báo như hiện nay, việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu
Agribank có ý nghĩa thiết thực, góp phần quan trọng giúp Agribank nâng cao năng lực
cạnh tranh trong giai đoạn mới để tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng
đầu Việt Nam, tương lai gần phát triển theo hướng trở thành Tập đoàn Tài chính -

40
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Ngân hàng mạnh và hiện đại trong nước, có uy tín cao trên thị trường khu vực và quốc
tế. Chiến lược phát triển thương hiệu Agribank sẽ gắn với phương châm vì sự thịnh
vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng.
2.5 Khuyến mãi thu hút tiền gửi
Khuyến mãi là một trong những phương thức hiệu quả của các doanh nghiệp
nói chung và các ngân hàng nói riêng để thu hút khách hàng cũng như nâng cao lượng
tiền gửi thu hút được. Nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn huy
động, bên cạnh việc không ngừng thiết kế, sáng tạo, đưa ra những sản phẩm tiền gửi
độc đáo để tạo sự chú ý đối với khách hàng, các ngân hàng đã tung ra hàng loạt các
chương trình khuyến mãi hấp dẫn với các hình thức như tặng tiền mặt, cộng thưởng lãi
suất và rút thăm trúng thưởng... Thời gian khuyến mãi trong năm cũng khá linh hoạt
nhưng thông thường trong năm thường có ba màu khuyến mãi chính: bốc thăm trúng
thưởng trong dịp tết nguyên đáng, tặng quà tăng trong đợt khuyến mãi mùa hè và
trúng các chuyến du lịch vào dịp cuối năm, chào đón noel… Đặc biệt, năm 2010, với
đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, nhiều ngân hàng đã tổ chức nhiều chương trình
khuyến mãi.
2.5.1. Tăng lãi suất huy động và cộng thưởng lãi suất
 Tăng lãi suất huy động
Nếu so sánh đơn thuần theo biểu công bố, có hai ngân hàng đang áp dụng mức
lãi suất huy động VND cao hơn các thành viên khác ở nhiều kỳ hạn. Tính đến ngày
31/5/2010, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND ở
các kỳ hạn khác nhau. Chỉ tính lãi suất niêm yết đơn thuần, không tính các chương
trình cộng thưởng hay tặng tiền/vàng, mức cao nhất theo biểu công bố hiện nay là
11,99%/năm.
Mức cao nhất 11,99%/năm đó thuộc về Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga
(VRB), có ở các kỳ hạn 3, 6, 9 và 12 tháng. Đây cũng là mức được áp dụng ở kỳ hạn
36 tháng lãi suất thả nổi (sản phẩm chỉ có 1 kỳ hạn duy nhất) của Ngân hàng Phương
Tây (Western Bank), theo biểu vừa điều chỉnh ngày 28/5 vừa qua.

Các mức lãi suất huy động VND cao tính đến ngày 31/5/2010 (đơn vị:
%/năm)

Kỳ
Ngân hàng Lãi suất
hạn

KK
SCB, LienVietBank 4,2 - 4,5*
H

1 VRB 11,7

41
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

tháng

2
VRB 11,8
tháng

3
VRB 11,99
tháng

5
KienLongBank, Nam A Bank, Ficombank 11,6
tháng

6
VRB 11,99
tháng

9
VRB 11,99
tháng

11
Western Bank 11,8
tháng

12
VRB 11,99
tháng

13
Western Bank 11,8
tháng

18
Western Bank 11,8
tháng

24
Western Bank 11,8
tháng

36 11,8 -
Western Bank
tháng 11,99*

- (*) mức áp dụng theo điều kiện về lượng tiền gửi hoặc theo sản phẩm huy
động riêng.
- Các mức lãi suất trên chưa bao gồm các chính sách cộng thưởng lãi suất, tặng
tiền/vàng...
Những mức lãi suất cao nhất gắn với các ngân hàng cụ thể trên chỉ mang tính
tương đối, bởi nhiều ngân hàng đang có các chính sách huy động khác nhau tại các địa
bàn, hoặc theo các sản phẩm, thậm chí theo lứa tuổi hay giới tính…
 Cộng thưởng lãi suất

42
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Bên cạnh việc tăng lãi suất huy động, các ngân hàng còn sử dụng nhiều hình
thức cộng thưởng lãi suất hấp dẫn. Ví dụ như:
 Đối với sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi định kỳ, Vietcombank áp dụng
lãi suất bậc thang đối các kỳ hạn trên 12 tháng; tặng thêm 0,12%/năm với số tiền từ
200 triệu đồng trở lên và tặng thêm 0,01%/tháng với số tiền từ 15000USD, 10000EUR
trở lên.
 Từ ngày 15/6/2009, Ngân hàng Quân đội (MB) cũng chính thức triển khai
chương trình “Tiết kiệm MB, niềm vui nhân đôi” áp dụng cho tất cả khách hàng mua
chứng chỉ tiền gửi ghi danh ngắn hạn VND đợt 1/ 2009 hoặc các sản phẩm Tiết kiệm
trả lãi trước VND, Tiết kiệm trả lãi hàng tháng VND và Tiết kiệm trả lãi cuối kỳ VND
của MB với nhiều ưu đãi cho khách hàng, đặc biệt mức lãi suất tặng khách hàng lên
tới 0,096%/ năm.
Ngoài ra, hiện tại một số ngân hàng đang có xu hướng áp dụng lãi suất thỏa
thuận với những khách hàng gửi tiền lớn. Đây là hình thức không công khai nhưng
đang diễn ra khá phổ biển. Với một số tiền gửi lớn, thông thường là 1 tỷ đồng trở lên,
khách hàng có quyền thỏa thuận với ngân hàng lãi suất huy động cao hơn mức trần
hiện nay.
2.5.2. Quà tặng khi khách hàng gửi tiền
Để khuyến khích khách hàng gửi tiền, các ngân hàng có nhiều hình thức
khuyến mãi như tặng tiền mặt, thẻ mua hàng, thẻ cào trúng thưởng, phiếu giảm lãi
suất cho vay, tích điểm đổi quà hay những vật dụng hữu ích như mũ bảo hiểm, áo
mưa, túi xách… tùy thuộc vào lượng tiền gửi. Sau đây nhóm xin trình bày một số
chương trình khuyến mãi nổi bật trong thời gian vừa qua:
 Tặng tiền mặt
Tháng 4/2010 vừa qua, mừng sinh nhật Vietcombank lần thứ 47, Vietcombank
triển khai chương trình khuyến mại " Quà tặng vàng tháng 4" cho tất cả các khách
hàng cá nhân khi gửi tiết kiệm tại Vietcombank.  Khách hàng được nhận khuyến mại
tiền mặt khi gửi tiền theo các mức số dư:

43
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Khách hàng có thể lựa chọn nhận khuyến mại bằng tiền mặt hoặc nhập vào số
tiền gốc gửi cho sổ tiết kiê ̣m VND hoă ̣c chuyển sang tài khoản tiền gửi thanh toán
VND của chính khách hàng.
 Tặng thẻ mua hàng, thẻ cào trúng thưởng
Từ ngày 01/09/2010 đến hết ngày 27/11/2010, Ngân hàng TMCP Phương
Đông (OCB) tổ chức chương trình khuyến mãi “OCB – Ngôi nhà hạnh phúc”. Đối
với khách hàng gửi tiết kiệm từ kỳ hạn 6 tháng trở lên, tùy theo số tiền và kỳ hạn gửi,
sẽ được tặng ngay phiếu mua hàng tại các siêu thị trên cả nước, chi tiết tặng phiếu
mua hàng như sau:

44
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Ngoài ra, còn có 250.000 thẻ cào trúng thưởng với tỷ lệ nhận quà 100% với các
phần quà như sau:

 Tặng phiếu giảm lãi suất cho vay


Với chương trình “SHB trao may mắn gắn niềm tin”, áp dụng từ ngày 20/7 đến
16/10/2009 tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), ngoài việc được nhận ngay
phiếu cào cộng thưởng lãi suất với lãi thưởng tối đa lên đến 2% một năm, tất cả khách
hàng gửi tiết kiệm tại SHB sẽ được tặng ngay phiếu giảm lãi suất cho vay đến
0,5%/năm, được rút trước hạn theo các sản phẩm của SHB, rút tiền thoải mái trên tài
khoản thấu chi với hạn mức thấu chi có thể lên đến 95% giá trị sổ tiết kiệm…
 Tích điểm đổi quà

45
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Nhằm tri ân với các khách hàng thân thiết, SeABank sẽ dành 1000 phần quà
tặng hấp dẫn cho khách hàng sử dụng dịch vụ Western Union và tích điểm theo
chương trình “Tích điểm tri ân, muôn phần quà tặng”. Mỗi lần giao dịch của khách
hàng tương đương với 1 điểm. Cụ thể, khách hàng đạt từ 3 – 7 điểm được tặng ngay
bộ cốc thuỷ tinh; từ 8 – 11 điểm được tặng đồng hồ để bàn, từ 12 – 15 điểm tặng túi
du lịch thời trang và với số điểm từ 16 trở lên khách hàng sẽ được nhận ngay bộ ví da
sang trọng từ SeABank. Chương trình bắt đầu từ ngày 21/6/2010 đến ngày 31/3/2011.
 Các phần quà tặng khác
 Từ ngày 12/07 cho đến hết ngày 09/10/2010, nhân dịp kỷ niệm 19 năm
thành lập, Maritime Bank triển khai chương trình khuyến mại "19 Vespa, tặng quà
sinh nhật" dành cho tất cả các khách hàng là cá nhân gửi tiết kiệm có kỳ hạn trong thời
gian khuyến mại. Khi hoàn tất giao dịch gửi tiền tại Maritime Bank, khách hàng sẽ
được tặng ngay 1 trong 30.000 phần quà là ô, cốc hay áo mưa Maritime Bank và tối đa
một khách hàng có thể được nhận 02 phần quà 1 ngày.
 Từ ngày 1/2/2010 đến ngày 15/3/2010, với tên gọi "Quà Xuân vui Tết, Lộc
Vàng cả năm", VPBank tặng quà cho tất cả khách hàng đến giao dịch gửi tiền tại ngân
hàng VPBank với tổng giá trị quà tặng lên đến hơn 1,5 tỷ đồng. Khi gửi tiền với giá trị
tiền gửi và kỳ hạn gửi phù hợp với quy định của chương trình, tất cả khách hàng đều
có cơ hội được nhận những phần quà là bao lì xì may mắn, tiền mặt, vàng SJC.
2.5.3 Cung cấp các tiện ích kèm theo khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng
Trong bối cạnh toàn cầu hóa, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO, trong sân chơi nền kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh, để
có một chỗ đứng vững chắc, các ngân hàng, bên cạnh việc cải tiến sản phẩm, dịch vụ,
cũng cần phải quan tâm cung cấp thêm nhiều tiện ích kèm theo sản phẩm để thu hút
khách hàng. Đối với nghiệp vụ huy động tiền gửi, các sản phẩm tiện ích thường đi
kèm với thẻ ngân hàng, trong đó có thẻ ATM loại thẻ khá phổ biến tại Việt Nam bởi
hiện nay và thẻ tín dụng.
Thứ nhất, sử dụng thẻ ngân hàng mua vé máy bay.
Trong mùa hè vừa qua, Vietcombank phối hợp với hãng hàng không Jetstar
Pacific tổ chức chương trình giảm 50% giá vé máy bay khi sử dụng thẻ ATM Connect
24 của Vietcombank khi mua vé máy bau tại tất cả các sân bay trên cả nước Theo đó,
những khách hàng có thẻ ATM Connect 24 do Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) phát hành chỉ cần đặt chỗ tại Jetstar.com và lựa chọn hình thức thanh
toán bằng "Thẻ Nội Địa" tại mục thanh toán và làm theo hướng dẫn. Ngay sau khi
hành khách thực hiện các thao tác, Vietcombank sẽ cung cấp cho khách hàng "Mã
giao dịch" để thực hiện các bước thanh toán tiếp theo và hoàn tất mua vé. Hiện nay
Vietcombank có trên 3 triệu thẻ ATM, trong đó có trên 300.000 thẻ đã đăng ký online.

46
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Jetstar Pacific đang tiếp tục làm việc với các đối tác ngân hàng khác để có thể ứng
dụng thêm nhiều loại thẻ ATM.
Sau khi có sự kết hợp hiệu quả với hãng hàng không Jetstar, Vietcombank cũng
đã liên kết với Vietnam Airlines, cho phép khách hàng của Vietcombank sử dụng thẻ
ATM để mua vé máy bay của hãng này. Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long -
Hà Nội, Vietnam Airlines và Vietcombank gửi tới khách hàng chương trình khuyến
mại hấp dẫn. Cụ thể, từ 30/9 đến hết 10/10/2010, khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ
của Vietcombank để thực hiện thanh toán trực tuyến trên trang web của Vietnam
Airlines hay tại các đại lý và phòng vé máy bay của Vietnam Airlines sẽ có cơ hội sở
hữu nhanh nhất những tấm vé khuyến mãi đặc biệt, giảm tới 85% cho các hành trình
quốc tế khởi hành từ Việt Nam trong thời gian từ 15/10/2010 đến 31/12/2010 và từ
01/04/2011 đến 31/05/2011. Số lượng vé khuyến mãi lên tới 90,000. Hơn thế nữa, với
mỗi giao dịch thanh toán trực tuyến bằng thẻ Vietcombank Connect24 trên trang web
của Vietnam Airlines từ nay đến hết 31/12/2010, khách hàng cũng có hơn cơ hội nhận
được 01 tấm vé máy bay chặng nội địa bất kỳ trên những chuyến bay của Vietnam
Airlines. Cụ thể, từ 30/9 đến hết 10/10/2010, khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ của
Vietcombank để thực hiện thanh toán trực tuyến trên trang web của Vietnam Airlines
hay tại các đại lý và phòng vé máy bay của Vietnam Airlines sẽ có cơ hội sở hữu
nhanh nhất những tấm vé khuyến mãi đặc biệt, giảm tới 85% cho các hành trình quốc
tế khởi hành từ Việt Nam trong thời gian từ 15/10/2010 đến 31/12/2010 và từ
01/04/2011 đến 31/05/2011. Số lượng vé khuyến mãi lên tới 90,000. Hơn thế nữa, với
mỗi giao dịch thanh toán trực tuyến bằng thẻ Vietcombank Connect24 trên trang web
của Vietnam Airlines từ nay đến hết 31/12/2010, khách hàng cũng có hơn cơ hội nhận
được 01 tấm vé máy bay chặng nội địa bất kỳ trên những chuyến bay của Vietnam
Airlines.
Thứ hai, sử dụng thẻ ngân hàng tại các siêu thị lớn trong cả nước.
Nhằm mục đích thúc đẩy thanh toán phi tiền mặt, tạo thói quen mua sắm hàng
hoá bằng thẻ, từ ngày 21/ 8 đến ngày 3/9/2006, Techcombank phối hợp cùng Đại siêu
thị BigC và tổ chức thẻ quốc tế Visa tổ chức chương trình khuyến mại “Tưng bừng
mua sắm tại Siêu thị BigC cùng Visa”. Theo đó, khi thanh toán hàng hoá tại Siêu thị
BigC bằng thẻ Visa, chủ thẻ có cơ hội nhận các quà tặng hấp dẫn với tổng giá trị của
toàn bộ chương trình lên đến 135 triệu đồng. 
Năm 2009, sản phẩm thẻ liên kết SeABank-Pico (siêu thị điện máy Pico Plaza)
là gói sản phẩm thông minh gồm có 3 hạng thẻ: Membership, Gold và Diamond mang
đến nhiều lợi ích và giá trị cho khách hàng. Khách hàng có thể nạp tiền dễ dàng tại bất
kỳ điểm giao dịch nào của SeABank, Pico Plaza hoặc hệ thống điểm dịch vụ thẻ của
SeABank trên toàn quốc. Thẻ liên kết này cho phép thanh toán thuận tiện tại hàng
ngàn máy ATM hoạt động 24/24 và hàng trăm điểm chấp nhận thanh toán thẻ của
SeABank trên cả nước.Hơn nữa, khách hàng có thể kiểm tra số dư của thẻ qua hệ

47
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

thống thoại tự động, website về thẻ của SeABank (www.seabank.com.vn) hoặc đăng
ký dịch vụ gửi sao kê giao dịch định kỳ hàng tháng của SeABank. Khách hàng cũng
có thể thực hiện chuyển tiền tự động giữa các thẻ tại bất kỳ đơn vị giao dịch nào của
SeABank hoặc hệ thống máy ATM của SeABank trên toàn quốc. Đặc biệt, với mỗi
giá trị hóa đơn thanh toán bằng thẻ tại Pico Plaza đạt từ 2.500.000 VND trở lên, khách
hàng sẽ được giảm giá 1% trên toàn bộ đơn hàng; Khi tổng giá trị hóa đơn thanh toán
của khách đạt tới 25.000.000VNĐ, khách có thể nâng hạng thẻ từ thẻ Membership lên
thẻ Gold; Khi tổng giá trị hóa đơn thanh toán của khách hàng lên tới 50.000.000VNĐ,
khách hàng sẽ được nâng hạng thẻ lên thẻ Diamond; Hạng thẻ càng cao chủ thẻ càng
được hưởng nhiều những ưu đãi đặc biệt từ SeABank và Pico Plaza về khuyến mại;
chăm sóc và bảo hành, bảo trì hàng hóa.
Có thể nói, kèm theo các tiện ích trong sản phẩm đã giúp ngân hàng gia tăng
một lượng không nhỏ khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ, qua đó có thể thu hút một
lượng khá lớn tiền nhàn rỗi trong tổng thể các thẻ mà ngân hàng cung cấp. Bên cạnh
đó, ngân hàng còn có thể cung cấp các ưu đãi và tiện ích tốt hơn cho các khách hàng
lớn, khách hàng VIP, điều này rất có lợi cho ngân hàng trong việc duy trì khách hàng
cũ và thu hút các khách hàng tiềm năng đến với ngân hàng
2.5.4 Trúng thưởng
Kèm theo việc cung ứng sản phẩm và dịch vụ nhận tiền gửi, các ngân hàng
thường khuyến khích khách hàng gửi tiền bằng việc tổ chức các chương trình trúng
thưởng.Việc tham gia các đợt trúng thưởng này thường gắn liền việc tham gia gửi tiền
với cơ hội nhận được giải thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ
và giải thưởng đã công bố.
Thời gian gần đây, hình thức bốc thăm trúng thưởng này rất được các ngân
hàng ưu chuộng vì thu hút được một lượng lớn khách hàng do có cơ cấu giải thưởng
đặc biệt hấp dẫn, có giá trị cao, NH SHB với chương trình khuyến mãi "Gửi tiền trúng
tiền - nhận liền xe hơi" dưới hình thức phát hành thẻ cào và phiếu bốc thăm trúng
thưởng đối với các khách hàng gửi tiết kiệm tại SHB. Giải thưởng gồm tiền mặt, vàng,
xe máy, ô tô…, với tổng giá trị các giải thưởng toàn hệ thống lên đến hơn 7,1 tỷ đồng
NH Đầu tư - Phát triển (BIDV) có chương trình "gửi tiền - quay liền - trúng
lớn" tại tất cả các chi nhánh trên toàn quốc với tổng giá trị giải thưởng hơn 14,8 tỷ
đồng. Trên “mặt trận” truyền thông, NH này tuyên bố tham gia gửi tiền tại BIDV
khách hàng có cơ hội nhận "cơn mưa" quà tặng với hàng nghìn giải thưởng, gồm ô tô,
tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ...".
Không thua kém các ngân hàng TMCP tư nhân, các chi nhánh NH TMCP Nhà
nước cũng vào cuộc khuyến mãi, từ ngày 15-4, NH NN&PTNT cũng khởi động một
chương trình khuyến mãi khá rầm rộ với tên gọi "Mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long
- Hà Nội" với tổng giải thưởng lên đến 2kg vàng, kéo dài đến ngày 14-7.

48
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Mở đầu là chiến dịch "Lướt thẻ vui xuân - tưng bừng trúng lớn" do Ngân hàng
Á Châu (ACB), ngân hàng hàng đầu với gần 240 chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp
cả nước tung ra ngày 14/12/2009, kéo dài đến hết ngày 13/3/2010 dành cho tất cả chủ
thẻ của ACB với tổng giá trị giải thưởng trị giá trên 500 triệu đồng. Với khuyến mãi
này, chỉ cần mở tài khoản các loại thẻ ATM trị giá 3 triệu đồng, chủ tài khoản đã được
ACB cấp cho một mã số dự thưởng.
Với ngân hàng mới nổi khác là Maritime Bank, một chương trình khuyến mãi
hấp dẫn mang tên "Tân xuân đắc lộc" kéo dài từ 18/1 đến 16/4/2010 với tổng giá trị
giải thưởng lên tới 2,5 tỷ đồng cũng đã được triển khai. Cũng chỉ với 5 triệu đồng
hoặc 300 USD/EUR, người gửi tiết kiệm sẽ được cấp ngay một mã số dự thưởng với 2
cơ hội trúng thưởng, giải đặc biệt lên tới 2kg vàng SJC; giải nhất là 5 cây vàng SJC.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với chương trình khuyến mại “Gửi ngay –
Hưởng liền – Cùng gửi cùng vui” trong hơn một tháng (từ ngày 04/08/2010 đến hết
ngày 18/09/2010), trong đó, giải thưởng đặc biệt trị giá 01 Kg vàng SJC
GIẢI THƯỞNG
01 giải Đặc 1 Kg vàng SJC
biệt
02 giải Nhất Mỗi giải 01 lượng vàng SJC
06 giải Nhì Mỗi giải 05 chỉ vàng SJC
18 giải Ba Mỗi giải 02 chỉ vàng SJC
60 giải Tư Mỗi giải 01 chỉ vàng SJC
600 giải Năm Mỗi giải 01 thẻ ATM SCB trị giá 1.000.000 đ

Trong thực tế, các hình thức khuyến mãi được các ngân hàng áp dụng khá linh
hoạt và có sự kết hợp giữa nhiều hình thức một lúc, như vừa giảm giá vừa tặng quà,
vừa giảm lãi suất vừa bốc thăm trúng thưởng hoặc tặng quà trong những "giờ vàng
mua sắm" nhất định trong ngày (thường là giờ thấp điểm để kích thích tiêu dùng)...
Trong đó, bốc thăm trúng thưởng thường là hình thức được các ngân hàng áp dụng
nhiều nhất. Ngoài ra, những khách hàng thường xuyên, khách hàng thân thiết, khách
hàng VIP cũng được đặt biệt chú ý, ngân hàng thường dành khá nhiều chương trình
ưu đãi cho những khách hàng này.
Chính nhờ sự xuất hiện dày đặc của các chương trình khuyến mãi mà các NH
phải năng động hơn trong việc đề ra chiến lược kinh doanh. Và, dù với mục đích nào
đi nữa, thì cũng cần phải thấy rằng trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối
cảnh các NH cần lượng tiền lớn để quay vòng kinh doanh, việc các NH đua nhau

49
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

khuyến mãi cũng là một cách hữu hiệu để thu hút vốn. Vấn đề còn lại là khách hàng
phải tự cân nhắc để "chọn mặt gửi tiền" hợp lý, hiệu quả và an toàn.

Chương 3
GIẢI PHÁP
Qua các thực trạng trong biện pháp huy động tiền gửi trên thì các NHTM ở Việt Nam
còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy cần phải có những biện pháp thích hợp để
nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng và từ đó thu hút vốn khách hàng một
cách hiệu quả để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế.
3.1 Phát triển đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi
Ngoài các biện pháp huy động tiền gửi trên thì các NHTM cần chú ý tăng cường thêm
các biện pháp huy động vốn bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm gửi tiền tiết kiệm,
các hình thức huy động vốn:
+ Với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm: Tạo sự chủ động lựa chọn linh hoạt cho kháchhàng,
như: gửi một lần nhưng rút gốc linh hoạt vẫn được lãi suất cao; gửi góp nhưng lĩnh ra
một lần vào cuối kỳ với lãi suất hấp dẫn; tài khoản tiết kiệm đa năng 6 tháng, 9tháng,
12 tháng, cho phép rút tiền gốc linh hoạt; gửi tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhân thọ; gửi
tiền kèm theo cho vay mua ô-tô trả góp.
+ Đa dạng hoá hình thức huy động vốn: Phát hành trái phiếu quốc tế vay vốn nước
ngoài nhằm tài trợ cho các dự án của các DN khách hàng có những dự án đầu tư dài
hạn, có tính khả thi cao. Điều chỉnh lãi suất tiền gửi trung và dài hạn hợp lý.
3.2 Tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng:
Các NHTM cần mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch toàn quốc, bảo đảm
thuận tiện cho việc huy động vốn.
Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán. Để chất lượng dịch vụ huy
động vốn của các NHTM có thể đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế, đòi
hỏi công nghệ phải không ngừng được cải tiến, hiện đại và nâng cấp để thực sự trở
thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhân viên ngân hàng. Đồng thời lựa chọn
đúng công nghệ để ứng dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh của các
TCTD và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ, tăng quy mô
vốn huy động một cách vững chắc, quyết định hiệu quả vốn đầu tư. Bên cạnh đó, nên

50
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

tiến hành hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán gắn liền với đổi
mới phong cách giao dịch của nhân viên, tạo sự tôn trọng của ngân hàng đối với người
gửi tiền. Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Trong việc mở rộng mạng lưới ATM, các NHTM nên nghiên cứu để có thể đầu tư lắp
đặt những máy ATM thế hệ mới, cho phép nạp tiền qua máy, tránh bị lạc hậu khi các
ngân hàng nước ngoài vào cuộc.
3.3 Nâng cao trình độ tư vấn và khả năng phục vụ của nhân viên
Tuyển dụng và đào tạo nhân lực chất lượng cao là động lực để bức phá. Vì vậy cần
nâng cao năng lực cán bộ thông qua nâng cao trình độ quản trị điều hành.
Ngoài ra phải phát triển bộ phận chăm sóc khách hàng, tạo cho các khách hàng cảm
giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn
khách hàng lần đầu giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của khách hàng,
tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng, xây dựng văn hóa
giao dịch của từng NHTM. Nét văn hóa đó thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh,
lịch sự của đội ngũ nhân viên bán lẻ, các trang phục riêng, mang nét đặc trưng của
từng NHTM.
Cần công bố các thông tin tài chính để người dân tiếp cận, nắm bắt nhằm thu hút
người dân quan hệ với ngân hàng và hạn chế được những rủi ro về thông tin.
Đổi mới phong cách giao dịch: Đổi mới tác phong giao tiếp, đề cao văn hóa kinh
doanh là yêu cầu cấp bách đối với cán bộ, nhân viên các NHTM hiện nay, có như vậy
mới tiến kịp với tiến trình hội nhập toàn cầu. Đặc biệt là với phong cách thân thiện,
tận tình, chu đáo, cởi mở,… tạo lòng tin cho khách hàng gửi tiền. Đây là điểm cần
khắc phục của các NH nhà nước.
3.4 Xây dựng hình ảnh và thương hiệu ngân hàng:
Đẩy mạnh các hoạt động marketing, tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại trong huy động
vốn, tạo thông tin minh bạch, công bố thông tin rộng rãi cho người dân chủ động lựa
chọn các hình thức gửi tiền với lãi suất, kỳ hạn khác nhau.
Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, các hình thức
và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi,… để đông đảo người dân biết về các
dịch vụ ấy. Tại một số điểm giao dịch, nhiều khách hàng đang sử dụng các sản phẩm
thu hút tiền gửi, sản phẩm huy động vốn của các NHTM nhưng cũng chưa biết hết
tiện ích của sản phẩm đó. Vì vậy, nên đa dạng các loại tờ rơi, sách giới thiệu để sẵn
phía ngoài quầy giao dịch để khách hàng có thể đọc khi đến giao dịch.
Phải tạo được sự khác biệt của ngân hàng: Hoạt động của NHTM cũng phải tạo ra
những đặc điểm - hình ảnh của mình, cái ngân hàng mình có mà ngân hàng khác
không có. Marketing của NHTM phải tạo ra sự khác biệt về hình ảnh của ngân hàng

51
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

mình. Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị trường; lãi suất;
kênhphân phối; hoạt động quảng cáo khuếch trương - giao tiếp.
Phải tạo được lòng tin cao độ đối với khách hàng: Lòng tin được tạo bởi hình ảnh bên
trong của NHTM, đó là: số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng,trình độ
và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị kỹ thuật công nghệ, vốn tự có và
khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi, tiền vay... và hình ảnh bên
ngoài của ngân hàng, đó là địa điểm, trụ sở, biểu tượng... đó là các tài sản vô hình của
NHTM.
Bên cạnh đó, để đưa ra các định hướng xây dựng thương hiệu có hiệu quả, các ngân
hàng cần:
+Tiến hành khảo sát khách hàng và khảo sát nội bộ để định vị thương hiệu hiện tại
trên thị trường là nội dung tối cần thiết trước khi tiến hành bất kỳ một hành động nào
liên quan đến chiến lược phát triển thương hiệu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến
định hướng phát triển thương hiệu sau này và cũng giúp ích cho chiến lược phát triển
kinh doanh của doanh nghiệp.
+So sánh nhóm khách hàng của ngân hàng với thị trường của ngân hàng và khả năng
cạnh tranh của ngân hàng để lựa chọn và phát triển thương hiệu một cách thích hợp
nhất với mong đợi của khách hàng, đáp ứng được những kỳ vọng của khách hàng thì
mới có cơ hội tồn tại. Đồng thời xây dựng thương hiệu phải có tính khác biệt, có nghĩa
là phải tạo ra sự khác biệt giữa thương hiệu của một ngân hàng với các ngân hàng
khác có cùng đối tượng khách hàng. Trong thị trường có nhiều nhà cung cấp dịch vụ
ngân hàng, khách hàng chỉ chọn thương hiệu có thể đem lại các giá trị khác với các
ngân hàng khác phù hợp với nhu cầu của mình.
+Phát triển và mở rộng năng lực vốn có của ngân hàng để tạo lòng tin với khách hàng
và chiếm ưu thế trên thị trường nhờ phát huy thế mạnh của mình. Chỉ những ngân
hàng tạo dựng được niềm tin với khách hàng mới duy trì được sự gắn bó, lòng trung
thành của khách hàng đối với thương hiệu của mình. Và chỉ có lòng trung thành của
khách hàng mới giúp ngân hàng đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
+Xây dựng Sổ tay thương hiệu, trong đó xác định rõ các yếu tố cốt lõi của thương
hiệu; thiết kế hệ thống cơ bản các dấu hiệu nhận diện thương hiệu, biểu tượng thương
hiệu, cấu trúc thương hiệu...; xây dựng các văn bản quy phạm cho việc quản lý thương
hiệu nội bộ; xây dựng các hướng dẫn cơ bản cho công việc quản lý và phát triển
thương hiệu...
+Ngoài ra, các NHTM cần tiến hành định giá thương hiệu. Đây là công việc vô cùng
quan trọng để khẳng định thêm giá trị cốt lõi của thương hiệu.

3.5 Khuyến mãi huy động tiền gửi:

52
Cá c biện phá p huy độ ng tiền gử i Nhó m 4

Thông tư số 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng sẽ có hiệu lực. Vì vậy các ngân
hàng thương mại trên cả nước đang ráo riết đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng các
yêu cầu bảo đảm tỷ lệ huy động vốn và cho vay.
 Để nắm bắt tình hình và xử lý các vấn đề liên quan, yêu cầu NHNN có các biện pháp
tiến hành đề nghị các NHTM phải kiểm tra và gửi báo cáo về tình hình khuyến mãi
đối với các khoản tiền gửi VND đối với các khoản cho vay VND của các tổ chức tín
dụng trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Các báo cáo phải cụ thể những vấn đề như sau:
Các hình thức và mức khuyến mãi (hiện vật, tiền mặt…); Giá trị các hình thức và mức
khuyến mãi quy đổi tính trên khoản tiền gửi theo tỷ lệ %/năm; lãi suất tiền gửi thực tế,
bao gồm lãi suất tiền gửi do tổ chức tín dụng công bố cộng (+) giá trị khuyến mãi
(%/năm). 

KẾT LUẬN

53

Вам также может понравиться