Вы находитесь на странице: 1из 6

Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 08

ĐỀ TỰ LUYỆN THI ĐẠI HỌC SỐ 08


MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút

(Cho: H=1, C=12, N= 14, O=16, S= 32, F=19, Cl=35,5, Br=80, P=31; Li=7, Na=23, K=39, Rb=85,
Cs=133, Mg= 24, Ca=40, Ba=137, Al=27, Cr=52, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Ag=108)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu)


Câu 1. Cho 2 nguyên tố X (Z = 20), Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành từ X và Y và liên kết trong phân tử đó

A. XY, liên kết cộng hoá trị. B. X2Y3, liên kết cộng hoá trị.
C. X2Y, liên kết ion. D. XY2, liên kết ion.
Câu 2. Trong số các ion sau, ion có cấu hình electron của Ne là
A. Be2+ B. Cl– C. Mg2+ D. Ca2+
Câu 3. Dãy nào sau đây gồm các phân tử có cùng một kiểu liên kết ?
A. Cl2, Br2, I2, HCl B. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl
C. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3 D. HCl, H2S, NaCl, N2O
Câu 4. Trong các phân tử N 2, NaCl, HCl, HNO 3, H2O2, phân tử có liên kết cho nhận là
A. H2O2. B. NaCl. C. HNO3. D. N2 và H2O2.
Câu 5. Cho 3 nguyên tố có cấu hình electron lần lượt là: (X) 1s 2s 2p 3s1, (Y) 1s22s22p63s2, (Z) 1s22s22p63s23p1.
2 2 6

Thứ tự tăng dần tính bazơ của các hiđroxit là


A. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3. B. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH.
C. Y(OH)2 < Z(OH)3 < XOH. D. Z(OH)3 < XOH < Y(OH)2.
Câu 6. Muối Na2CO3 bị lẫn tạp chất là NaHCO3. Dùng cách nào sau đây để loại bỏ được tạp chất trên ?
A. Hoà tan vào nước rồi lọc. B. Hoà tan trong HCl rồi cô cạn.
C. Hoà tan trong NaOH dư rồi cô cạn. D. Nung đến khối lượng không đổi.
Câu 7. Trong các phản ứng sau, phản ứng áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng phản ứng là
A. N2 + 3H2  2NH3 B. N2 + O2  2NO
C. 2NO + O2  2NO2 D. 2SO2 + O2  2SO3
Câu 8. Cho dung dịch chứa x gam Ba(OH) 2 vào dung dịch chứa x gam HCl. Dung dịch thu được sau phản ứng có
môi trường
A. axit. B. bazơ.
C. trung tính. D. không xác định được.
Câu 9. Dung dịch NaOH có pH = 11, cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để được dung dịch NaOH có pH =
9?
A. 3 B. 100 C. 20 D. 50
Câu 10. Phương trình hoá học nào dưới đây không đúng ?
A. H2SO4 (đặc) + FeO  FeSO4 + H2O
B. H2SO4 (đặc) + 2HI  I2 + SO2 + 2H2O
C. 2H2SO4 (đặc) + C  CO2 + 2SO2 + 2H2O
t0
D. 6H2SO4 (đặc) + 2Fe  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Câu 11. Cho 3 mẫu phân bón: kali clorua, đạm 2 lá (NH4NO3) và supephotphat kép. Thuốc thử có thể dùng để phân
biệt 3 mẫu phân bón trên là dung dịch

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 08

A. NaNO3. B. H2SO4. C. Ca(OH)2. D. H2O.


Câu 12. Cho 3,87 gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M, H2SO4 0,5M thu được dung dịch X
và 4,928 lít H2 (đktc). Sau phản ứng
A. axit còn dư. B. kim loại còn dư.
C. các chất phản ứng vừa đủ. D. Mg vừa hết, Al còn dư hoàn toàn.
Câu 13. Khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào cốc đựng dung dịch Ca(HCO 3)2 trong suốt thì hiện tượng quan
sát được là:
A. Không có hiện tượng gì. B. Xuất hiện kết tủa trắng và có bọt khí.
C. Xuất hiện kết tủa trắng. D. Xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan hết.
Câu 14. Cốc nước X chứa a mol Na , b mol Mg , c mol Cl–, d mol SO42-. Kết luận nào sau đây đúng ?
+ 2+

A. X chứa nước cứng toàn phần, a + 2b = c + d.


B. X chứa nước cứng vĩnh cửu, a + 2b = c + 2d.
C. X chứa nước cứng vĩnh cửu, 2a + b = 2c + d.
D. X chứa nước cứng toàn phần, a + b = c + d.
Câu 15. Hoà tan hỗn hợp gồm 0,01 mol Fe2O3 và 0,02 mol Fe bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Cho
dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu
được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,20. B. 3,92. C. 4,00. D. 3,04.
Câu 16. Cho 4 cốc đựng 4 loại nước là nước mềm, nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu và nước cứng toàn phần.
Thuốc thử có thể dùng để phân biệt 4 cốc nước trên là dung dịch
A. Na2CO3. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. NaOH.
Câu 17. Hoà tan hết 3,9 gam K vào 36,2 ml H2O thu được dung dịch X. Nồng độ % của dung dịch X là
A. 15,47%. B. 13,97%. C. 14,00%. D. 14,04%.
Câu 18. Trong công nghiệp, NaOH được điều chế theo phương trình hoá học:
A. Na2O + H2O  2NaOH B. Na2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4 + 2NaOH
dpdd
C. 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 D. 2NaCl + 2H2O 
 2NaOH + Cl2 + H2
mang ngan
Câu 19. Khử hoàn toàn 17,56 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (đktc). Nếu hoà tan hoàn toàn
17,56 gam X trong dung dịch HNO3 loãng thì khối lượng muối thu được là
A. 5,6 gam. B. 16,25 gam. C. 8,72 gam. D. 68,97 gam.
Câu 20. Cho 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 loại cation và 1 loại anion trong số các ion sau : Ba 2+,
Na+, Ag+, Al3+, CO32-, NO3-, Cl–,SO42-. Các dung dịch đó là
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3. B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
C. AgNO3, BaCO3, Al2(SO4)3, Na2CO3. D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
Câu 21. Đun nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian rồi dừng lại làm nguội và cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam so
với ban đầu. Khối lượng muối Cu(NO3)2 bị nhiệt phân là
A. 1,88 gam. B. 0,47 gam. C. 9,4 gam. D. 0,94 gam.
Câu 22. Nước phèn có chứa Al2(SO4)3 và H2SO4 tự do. Để loại 2 chất này người ta thường dùng
A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. dung dịch NH3.
Câu 23. Cho isopren tác dụng với dung dịch brom theo tỉ lệ 1 : 1, số sản phẩm tối đa có thể thu được là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng hiđrocacbon X thu được 17,6 gam CO2 và 9 gam H2O. Số đồng phân cấu tạo
của X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 25. Cho sơ đồ: CH4  X  C6H6  Y  Z  C6H5OH. Các chất X, Y, Z lần lượt là

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 08

A. C2H2, C6H5CH3, C6H5COOH. B. C2H2, C6H5Cl, C6H5ONa.


C. C2H2, C6H5NO2, C6H5Na. D. C2H2, C6H5NH2, C6H5Na.
Câu 26. Sản phẩm cộng của phản ứng giữa CH3  C  CH và HCl dư là
A. CH3CCl2CH3. B. CH3CH=CHCl.
C. CH3CHClCH2Cl. D. CH3CCl=CH2
Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức thu được 70,4 gam CO2 và 39,6 gam H2O. Giá trị của
m là
A. 3,32. B. 33,2. C. 16,6. D. 24,9.
Câu 28. Este X có CTPT là CnH2nO2. Cho các sơ đồ phản ứng :
H O,H  [O]
X 
2  Y1 + Y2 ; Y1 
 HCHO ; Y2 
AgNO3 /NH3 Ag

Công thức phân tử của X là
A. CH2O. B. C2H4O2. C. C3H6O3. D. C4H8O2.
Câu 29. Số lượng đồng phân cấu tạo của xeton có công thức phân tử C 5H10O là :
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 30. Thực hiện phản ứng tách nước hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp C 2H5OH và C3H7OH bằng H2SO4 đặc, nóng. Phát
biểu đúng về phản ứng là:
A. Số mol H2O thu được bằng 0,5 mol. B. Số mol hỗn hợp anken bằng 1,0 mol.
C. Số mol H2O ≤ 0,5 mol. D. Số mol hỗn hợp ete + số mol nước = 1,0 mol.
Câu 31. Cho 3 dung dịch : natri axetat, natri phenolat, bari hiđroxit. Thuốc thử có thể dùng để phân biệt cả 3 dung
dịch trên là
A. H2SO4. B. quỳ tím. C. CO2. D. NaOH.
Câu 32. Một este E có công thức C5H8O2. Số đồng phân của E khi bị xà phòng hoá cho 1 anđehit và số đồng phân
cho muối của axit không no lần lượt là
A. 4, 4. B. 3, 2. C. 2, 2. D. 2, 3.
Câu 33. X có CTPT là C3H9O2N. Cho X tác dụng với NaOH thu được sản phẩm là CH3NH2. CTCT của X là
A. H2NCH2COOCH3. B. CH3COOCH2NH2.
C. CH3CH2COONa. D. CH3COOCH3NH3.
Câu 34. Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được khối lượng xà phòng là
A. 17,80 gam. B. 18,24 gam. C. 16,68 gam. D. 18,38 gam.
Câu 35. Cho 15,4 gam hỗn hợp gồm ancol etylic và etylen glicol tác dụng vừa đủ với Na thu được 4,48 lít khí H 2
(đktc) và dung dịch muối. Cô cạn dung dịch muối thu được chất rắn có khối lượng là
A. 22,2 gam B. 24,4 gam C. 15,2 gam. D. 24,2 gam.
Câu 36. Ancol X có tỉ khối so với oxi là 2,3125. X tác dụng với CuO/t cho sản phẩm là xeton. X là
0

A. isobutylic B. sec–butylic. C. butylic. D. tert–butylic.


Câu 37. Trong công nghiệp, glixerol được sản xuất theo sơ đồ :
A. Propan  propanol  glixerol.
B. Propen  anlyl clorua  1,3–điclopropan–2–ol  glixerol.
C. Butan  axit butylic  glixerol.
D. Metan  etan  propan  glixerol.
Câu 38. Hỗn hợp X gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp nhau được trộn theo thứ tự khối lượng mol tăng dần
với tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 10 : 5. Cho 20 gam X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Công thức của 3 amin trên là
A. CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2. B. C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 08

C. C3H7NH2, C4H9NH2, C5H11NH2. D. C4H9NH2, C5H11NH2, C6H13NH2.


Câu 39. Phản ứng sau đây nào không thể hiện tính khử của glucozơ ?
A. Tráng bạc B. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 tạo Cu2O
C. Cho glucozơ cộng H2 (Ni, t )0
D. Cho glucozơ tác dụng với nước brom
Câu 40. Trong các phản ứng : trùng hợp (1), trùng ngưng (2), thế (3), thủy phân (4). Những phản ứng được dùng để điều
chế polime là
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3), (4).
II. PHẦN RIÊNG (10 câu)
A. Theo chương trình Chuẩn
Câu 41. Khi nhiệt độ tăng 10 0C, tốc độ phản ứng hoá học tăng lên 2 lần. Hỏi tốc độ phản ứng đó sẽ tăng lên bao
nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ 300C đến 600C ?
A. 4 lần B. 6 lần C. 8 lần D. 3 lần
Câu 42. Tên gọi thay thế của hợp chất có CTCT CH3CH(CH3)CHO là
A. butanal. B. anđehit isobutiric.
C. 2–metylpropanal. D. 2–metylbutanal.
Câu 43. Cho 25 gam hỗn hợp hai axit cacboxylic đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp phản ứng hết với 12 gam Na thu
được 36,6 gam chất rắn. Hai axit đó là
A. HCOOH và CH3COOH. B. CH3COOH và C2H5COOH.
C. C2H3COOH và C3H5COOH. D. C2H5COOH và C3H7COOH.
Câu 44. Cho các cặp oxi hoá – khử : Fe /Fe ; Cu /Cu ; Fe3+/Fe2+ ; Ag+/Ag. Theo chiều từ trái qua phải, tính oxi hoá
2+ 2+

tăng dần, tính khử giảm dần. Kết luận nào dưới đây đúng ?
A. Fe bị Cu2+ và Ag+ khử thành Fe2+ hoặc Fe3+.
B. Cả ba kim loại Fe, Cu và Ag đều tan được trong dung dịch muối Fe3+.
C. Thứ tự giảm dần tính oxi hoá : Ag+ > Cu2+ > Fe2+ > Fe3+.
D. Ag+ oxi hoá được hai kim loại Fe, Cu và ion Fe2+.
Câu 45. Cho phản ứng: 4H2O2 + PbS  4H2O + PbSO4.
Kết luận nào sau đây về phản ứng trên là không đúng ?
A. H2O2 oxi hoá PbS thành PbSO4. B. H2O2 bị PbS khử thành H2O.
C. PbS là chất bị oxi hoá. D. PbS tham gia quá trình khử.
Câu 46. Cho phản ứng: Zn + HNO3  Zn(NO3)2 + N2 + NO + H2O
Hỗn hợp N2 và NO sinh ra có tỉ khối hơi so với không khí bằng 1 thì hệ số của Al và HNO3 trong phản ứng
trên lần lượt là
A. 13 và 30. B. 13 và 32. C. 13 và 26. D. 7 và 18.
Câu 47. Nhũ đá trong các hang động đá vôi được hình thành là do xảy ra phản ứng :
A. CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2 B. Ca(HCO3)2  CaCO3 + H2O + CO2
t0
C. Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O. D. CaCO3  CaO + CO2
Câu 48. Etanol và phenol cùng phản ứng được với cặp chất nào dưới đây ?
A. Na và NaOH B. Na và CH3COOH
C. Na và (CH3CO)2O D. HCl và NaOH
Câu 49. Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit
hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2=CH-COOH. B. CH3COOH.
C. CH3-CH2-COOH. D. HC  C-COOH.
Câu 50. Dãy gồm các chất đều có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 là:
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -
Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 08

A. Axetilen, fomalin, glucozơ, saccarozơ. B. Glucozơ, propin, propanon, tinh bột.


C. But–2–in, metanol, fructozơ, mantozơ. D. Metanal, vinylaxetilen, fructozơ, mantozơ.
B. Theo chương trình Nâng cao
Câu 51. Phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất hoặc giảm nhiệt độ của bình là
A. COCl2 (khí)  CO (khí) + Cl2 (khí); H  111,3kJ
B. CO (khí) + H2O (hơi)  CO2 (khí) + H2 (khí) ; H  41,8kJ
C. N2 (khí) + 3H2 (khí)  2NH3 (khí); H  92kJ
D. 2SO3 (khí)  2SO2 (khí) + O2 (khí) ; H  192kJ
Câu 52. Hỗn hợp X gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở và 1 este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn a gam
hỗn hợp X thu được 13,44 lít CO2 (đktc). Khối lượng nước thu được sau phản ứng là
A. 1,08 gam. B. 10,8 gam. C. 2,16 gam. D. 21,6 gam.
Câu 53. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của anđehit, xeton so với hiđrocacbon và ancol có cùng số nguyên tử
cacbon thì
A. anđehit, xeton cao hơn hiđrocacbon, nhưng lại thấp hơn của ancol.
B. anđehit, xeton cao hơn ancol, nhưng lại thấp hơn của hiđrocacbon.
C. anđehit, xeton cao hơn ancol và hiđrocacbon.
D. anđehit, xeton thấp hơn ancol và hiđrocacbon.
Câu 54. Cho phương trình ion thu gọn : Cu + 2Ag+  Cu2+ + 2Ag. Kết luận nào dưới đây sai ?
A. Cu có tính khử mạnh hơn Ag. B. Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn Ag+.
C. Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+. D. Cu bị oxi hoá bởi Ag+.
Câu 55. Cấu hình electron của ion Cr 3+ (Z = 24) là
A. 1s22s22p63s23p64s23d1. B. 1s22s22p63s23p63d24s1.
C. 1s22s22p63s23p63d3. D. 1s22s22p63s23p6 4s13d2.
Câu 56. Nung 11,2 gam Fe và 26 gam Zn với lượng S dư. Sản phẩm phản ứng được hoà tan hoàn toàn trong dung
dịch H2SO4 loãng, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch CuSO4 10% (D = 1,2 g/ml). Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Thể tích dung dịch CuSO4 tối thiểu cần dùng để hấp thụ hết khí sinh ra là
A. 700 ml. B. 800 ml. C. 600 ml. D. 500 ml.
Câu 57. Thuốc thử được dùng để phân biệt được các lọ đựng khí SO2 và CO2 là dung dịch
A. NaOH. B. Br2. C. Ba(OH)2. D. CaCl2.
Câu 58. Cho glixerol tác dụng với HNO3 đậm đặc thu được chất Y chứa 18,5% nitơ về khối lượng. Chất Y có CTCT

A. C3H5(OH)2NO3. B. C3H5(OH)(NO3)2. C. C3H5(NO2)3. D. C3H5(NO3)3.
Câu 59. X là một  –amino axit no, chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 3 gam X tác dụng với dung dịch
NaOH (vừa đủ) thu được 3,88 gam muối. CTCT của X là
A. CH2(NH2)COOH. B. CH2(NH2)CH2COOH.
C. CH3CH2COONa. D. CH3CH2CH(NH2)COOH.
Câu 60. Biết tỉ lệ tinh bột trong gạo nếp là 80% và DC H OH = 0,8 g/ml. Khối lượng gạo nếp phải dùng để khi lên
2 5
men (H = 50%) thu được 460 ml rượu 500 là
A. 430 gam. B. 520 gam. C.760 gam. D. 810 gam.

Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn


Nguồn: Hocmai.vn

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -
Khóa học Luyện đề thi đại học môn Hóa học Đề thi tự luyện số 08

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 -

Вам также может понравиться