Вы находитесь на странице: 1из 354

tµi liÖu häc tËp

kiÓm to¸n NHTM

TS Lê Văn Luyện

1
KẾT
KẾT CẤU
CẤU CHƯƠNG
CHƯƠNG TRÌNH
TRÌNH

I. Tổng quan về Kiểm toán


II. Hệ thống kiểm soát nội bộ
III. Phương pháp và qui trình kiểm toán
IV. Các chuẩn mực Kiểm toán
V. Kiểm toán Nội bộ
VI. Kiểm toán NHTM

2
I.I. TỔNG
TỔNG QUAN
QUAN VỀ
VỀ KIỂM
KIỂM TOÁN
TOÁN

1. Quá trình hình thành & phát triển của kiểm toán

2. Bản chất của Kiểm toán

3. Phân loại hoạt động kiểm toán

3
1. Quá trình hình thành & phát triển của kiểm toán

 Kiểm toán là hoạt động đã có từ rất lâu. Từ gốc của thuật ngữ
“kiểm toán” theo tiếng la tinh là “Audire”, nghĩa là “Nghe” =>
“Audit”
 Từ thế kỷ 20th trở về trước, kiểm toán chủ yếu được thực hiện
để xác nhận tính trung thực, chính xác của các thông tin tài
chính kế toán, và chủ yếu là kiểm toán tuân thủ do KTNN và
KTNB tiến hành.
 Thị trường chứng khoán phát triển, công ty cổ phần ra đời đã
dẫn tới sự tách rời giữa quyền sở hữu của các cổ đông và chức
năng quản lý của các nhà quản lý. Cộng với nhu cầu giải quyết
các mâu thuẫn giữa người cung cấp và người sử dụng thông tin
=> KTĐL đã ra đời.
4
1. Quá trình hình thành & phát triển của
kiểm toán (tiếp)

 Kiểm toán hiện đại không chỉ dừng ở vai trò xác nhận
các thông tin mà còn phát huy vai trò tư vấn trong
hoạt động của các doanh nghiệp
 Ở Việt nam, Công ty kiểm toán đầu tiên được thành
lập tháng 05/1991. Đến đầu năm 2005 đã có trên
80 công ty kiểm toán và tư vấn tài chính. Các BIG
FOUR cũng đã có mặt và hoạt động tại Việt nam

5
2. Khái niệm và bản chất của kiểm toán

Khái niệm:
 Kiểm toán là 1 quá trình do kiểm toán viên có đủ năng lực
và độc lập tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về những
thông tin có thể định lượng được của 1 tổ chức và đánh
giá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp
giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết
lập.

6
Bản chất của kiểm toán:
* Các thuật ngữ trong khái niệm có thể được hiểu như sau:
 Kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập : là người đã đạt được những tiêu
chuẩn chất lượng nghề nghiệp nhất định, có mức độ độc lập tương ứng theo
từng loại hình kiểm toán, và được bổ nhiệm để thực hiện chức trách này.
 Bằng chứng: là các tài liệu, các thông tin được KTV thu thập để làm cơ sở
cho những ý kiến, nhận xét của kiểm toán viên
 Thông tin có thể định lượng được: Là các thông tin cần phải đánh giá và
đưa ra nhận xét. Có thể là các báo cáo tài chính, các tờ khai nộp thuế, hợp
đồng tín dụng...
 Báo cáo: là văn bản trình bày ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về mức độ
phù hợp giữa các thông tin với các chuẩn mực đã xây dựng.
 Chuẩn mực để đánh giá: được thiết lập tuỳ theo mục đích của từng loại
kiểm toán, như các chuẩn mực kế toán, các văn bản pháp lý, nội qui cơ
quan...

7
Đối tuợng, chức năng của kiểm toán và mối quan
hệ kế toán – kiểm toán
* Đối tuợng:

 Một cách chung nhất, đối tượng của kiểm toán chính là các thông
tin có thể định lượng được của 1 tổ chức, 1 DN nào đó cần phải
đánh giá và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của
nó.
 Đối tượng cụ thể của kiểm toán phụ thuộc vào từng cuộc kiểm
toán, từng loại hình kiểm toán, có thể là các thông tin tài chính
(như các BCTC), hoặc thông tin phi tài chính.

8
* Chức năng của kiểm toán:
Là một ngành cung cấp dịch vụ đặc biệt, kiểm toán thực hiện chức
năng:

KIỂM TRA, XÁC NHẬN


và BÀY TỎ Ý KIẾN
về TÍNH TRUNG THỰC, HỢP LÝ
của CÁC THÔNG TIN
trước khi nó đến tay người sử dụng.

Hay, kiểm toán thực hiện chức năng


- Kiểm tra, thẩm định
- Xác nhận và giải toả trách nhiệm
- Tư vấn
9
* Mối quan hệ kế toán - kiểm toán:

Ho¹t ®éng kinh tÕ cña


doanh nghiÖp

4 1

Những người sử
dụng thông tin: 5

+ ChÝnh Phñ Chức năng kiểm Chức năng kế


toán toán
+ Nhµ qu¶n lý
+ Nhµ ®Çu t­
+ Đối tác
2
+ Cổ đông….. 3
Th«ng tin kÕ to¸n, tµi
chÝnh

10
3. Phân loại hoạt động kiểm toán.

3.1. Phân loại theo chức năng, mục đích


kiểm toán.
 Căn cứ theo chức năng kiểm toán, có thể chia công
việc kiểm toán thành 3 loại:
+ Kiểm toán hoạt động
+ Kiểm toán tuân thủ
+ Kiểm toán báo cáo tài chính

11
a. Kiểm toán hoạt động (Opperational Audit).
- K/niệm:
 Kiểm toán hoạt động là quá trình kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả của
một hoạt động để từ đó đề xuất phương án cải tiến.
- Đối tượng: Rất đa dạng, có thể bao gồm:
 Rà soát lại hệ thống kế toán và các qui chế kiểm soát nội bộ để giám sát và tăng cưởng hiệu
quả của hệ thống này.
 Kiểm tra việc huy động, phân phối, sử dụng 1 cách hiệu quả các nguồn lực, như: nhân, tài,
vật lực, thông tin...
 Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối và sử dụng thu nhập,
bảo toàn và phát triển vốn...
 Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của từng bộ phận chức năng trong việc thực
hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
 Đánh giá hiệu quả của một qui trình sản xuất …
- Chuẩn mực đánh giá:
Chuẩn mực đánh giá được xác định tuỳ theo từng đối tượng cụ thể, vì thế không có chuẩn
mực chung và việc lựa chọn chuẩn mực thường mang tính chủ quan tuỳ theo nhận thức của
kiểm toán viên.
- Chủ thể tiến hành: Thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ, nhưng cũng có thể
do kiểm toán viên Nhà nước hay kiểm toán viên độc lập tiến hành.
- Kết quả: Chủ yếu phục vụ cho lợi ích của chính bản thân đơn vị được kiểm toán.

12
b. Kiểm toán tuân thủ (Compliance/regulatory Audit)

- K/niệm:
Là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ
quản lý, hay các văn bản, qui định nào đó của đơn vị.
- Đối tượng: là việc tuân thủ pháp luật và các qui định hiện hành, có thể bao gồm:
 Luật pháp, chính sách, chế độ tài chính kế toán, chế độ quản lý của Nhà nước,
 Nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nội qui cơ
quan.
 Các qui định về nguyên tắc qui trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ cũng
như từng khâu công việc của từng bộ phận.
- Chuẩn mực dùng để đánh giá: là các văn bản có liên quan, như: luật thuế, các
văn bản pháp qui, các nội qui, chế độ, thể lệ...
- Chủ thể tiến hành: Được thực hiện chủ yếu bởi kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán
viên nhà nước hay kiểm toán viên độc lập.
- Kết quả: Chủ yếu phục vụ cho các cấp thẩm quyền có liên quan, các nhà quản lý.

13
c. Kiểm toán báo cáo tài chính (Audit of Financial Statements)
- K/niệm:
Là việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của
các báo cáo tài chính của 1 đơn vị.
- Đối tượng kiểm toán: Là các báo cáo tài chính của đơn vị, bao gồm:
+ Bảng cân đối tài khoản
+ Bảng Cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh các báo cáo tài chính
- Chuẩn mực dùng để đánh giá: Kiểm toán báo cáo tài chính lấy các chuẩn
mực kế toán hay chế độ kế toán hiện hành làm thước đo chủ yếu.
- Chủ thể tiến hành: Kiểm toán báo cáo tài chính thường được thực hiện bởi
các kiểm toán viên độc lập
- Kết quả: Để phục vụ cho đơn vị, nhà nước và các bên thứ 3, trong đó chủ
yếu là các nhà đầu tư, các nhà cung cấp
14
3.2. Phân loại theo chủ thể kiểm toán

 Căn cứ theo chủ thể kiểm toán có thể chia hoạt


động kiểm toán thành 3 loại:
+ Kiểm toán nhà nước
+ Kiểm toán độc lập
+ Kiểm toán nội bộ

15
a. Kiểm toán Nhà nước (State Audit)
- K/niệm:
Là hoạt động kiểm toán do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành, chủ yếu
là họ thực hiện kiểm toán tuân thủ và đánh giá hiệu quả hoạt động của các
đơn vị có sử dụng vốn, kinh phí của nhà nước.
 Cơ quan kiểm toán nhà nước là một tổ chức trong bộ máy quản lý của nhà
nước. Kiểm toán viên nhà nước là các viên chức nhà nước.
- Về mặt tổ chức: Kiểm toán Nhà nước có thể trực thuộc Chính phủ, Quốc hội
hoặc Toà án.
 Kiểm toán nhà nước có quyền góp ý và yêu cầu các đơn vị được kiểm toán
sửa chữa những sai phạm và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý những
sai phạm, đề xuất với Chính phủ sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế
toán cần thiết.
- ở Việt nam: Kiểm toán Nhà nước được thành lập theo Nghị định 70/CP ngày
11/7/1994 của Chính phủ và là một cơ quan của Chính phủ. Năm 2005 thay
đổi mô hình tổ chức, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội
thành lập, hoạt động độc lập CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT -> Nâng
cao năng lực và hiệu quả của KTNN
16
b. Kiểm toán độc lập (Independent Audit).

- K/niệm:
 Là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc
lập thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập. Họ chủ yếu thực hiện các
cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, và tuỳ theo yêu cầu của khách
hàng họ còn thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và
cung cấp các dịch vụ tư vấn về kế toán, thuế, tài chính...
 Do sự độc lập trong hoạt động nên kết quả kiểm toán của họ tạo
được sự tin cậy đối với những người sử dụng, do đó họ có vai trò
rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nói khác, những người
sử dụng báo cáo tài chính mà chủ yếu là các bên thứ 3 chỉ tin cậy
vào những báo cáo đã được kiểm toán viên độc lập kiểm toán.

17
c. Kiểm toán nội bộ (Internal Audit)
- K/niệm:
Là hoạt động kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị
tiến hành theo yêu cầu của giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng
đơn vị.
 Để có thể hoạt động hữu hiệu thì bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ

chức độc lập với các bộ phận khác trong đơn vị, thế nhưng sự độc
lập này chỉ mang tính tương đối vì họ vẫn là nhân viên của đơn vị.
Đây chính là sự khác biệt chủ yếu giữa kiểm toán nội bộ và kiểm
toán độc lập và làm cho kết quả của kiểm toán nội bộ khó được sự
tin cậy của những người bên ngoài đơn vị.
=> Kết quả kiểm toán nội bộ chủ yếu để phục vụ cho công tác quản lý
của Ban Giám đốc và HĐQT.
 Kiểm toán nội bộ có thể thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán

tuân thủ, hoặc kiểm toán báo cáo tài chính.

18
II. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
(Internal Control System- ICS)

1. Khái niệm và mục tiêu,nhiệm vụ của HTKSNB

2. Các bộ phận cấu thành của HTKSNB

3. Những vấn đề cần chú ý khi thiết lập HTKSNB

4. Những hạn chế vốn có của HTKSNB

19
1. Khái niệm & mục tiêu, nhiệm vụ
* Khái niệm
(1). Hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách và
thủ tục kiểm soát do Ban Giám đốc của đơn vị thiết lập nhằm
đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả của các hoạt động
trong khả năng có thể. (IAS 400)
(2). Theo COSO: Kiểm soát nội bộ là 1 qui trình chịu ảnh hưởng
bởi Hội đồng Quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác
của 1 tổ chức, được thiết kế để cung cấp mọi sự đảm bảo hợp
lý trong việc thực hiện các mục tiêu mà Hội đồng quản trị, các
nhà quản lý mong muốn là:
+ Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động
+ Tính chất đáng tin cậy của các báo cáo tài chính
+ Sự tuân thủ các luật lệ và qui định hiện hành
20
Giải thích khái niệm:
 ICS không chỉ là một thủ tục hay một chính sách được thực
hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên
tục ở tất cả mọi cấp độ trong Ngân hàng.
 HĐQT và các nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm cho
việc thiết lập một văn hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho quy
trình KSNB hiệu quả cũng như việc giám sát hiệu quả của
hệ thống này một cách liên tục; tuy nhiên tất cả các thành
viên của tổ chức đều tham gia vào quy trình này.

21
Mục tiêu của Hệ thống KSNB

Mục tiêu kết quả hoạt động: Hiệu quả và hiệu


năng hoạt động
Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy, tính hoàn thiện và
cập nhật của các thông tin tài chính và quản lý
Mục tiêu tuân thủ: Sự tuân thủ pháp luật và quy
định

22
Mục tiêu của Hệ thống KSNB (tiếp)
Mục tiêu kết quả hoạt động: Hiệu quả và hiệu năng
hoạt động
 Sử dụng có hiệu quả các tài sản và các nguồn lực khác
 Hạn chế rủi ro
 Đảm bảo sự phối hợp, cùng làm việc của toàn bộ nhân
viên trong NH để đạt được mục tiêu của NH với hiệu
năng và sự nhất quán.
 Tránh được các chi phí không đáng có/ việc đặt các lợi
ích khác (của nhân viên, của khách hàng...) lên trên lợi
ích của Ngân hàng.

23
Mục tiêu của Hệ thống KSNB (tiếp)

Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy, tính hoàn thiện và


cập nhật của thông tin tài chính và quản lý
Các báo cáo cần thiết được lập đúng hạn và đáng
tin cậy để ra quyết định trong nội bộ NH
Thông tin gửi đến Ban TĐ, HĐQT, các cổ đông và

các cơ quan giám sát phải có đủ chất lượng và tính


nhất quán
BCTC và các báo cáo quản lý khác được trình bày

một cách hợp lý và dựa trên các nguyên tắc kế toán đã


được xác định rõ ràng

24
Mục tiêu của Hệ thống KSNB (tiếp)

Mục tiêu tuân thủ: Sự tuân thủ pháp luật và


quy định. Đảm bảo mọi hoạt động của NH đều
tuân thủ:
Các luật và quy định
Các yêu cầu về giám sát
Các chính sách và quy trình nghiệp vụ
của Ngân hàng.

25
* Nhiệm vụ:
- Ngăn ngừa các sai phạm trong hệ thống xử lý nghiệp vụ

- Phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình xử lý
nghiệp vụ

- Bảo vệ đơn vị trước những thất thoát có thể tránh

- Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh

26
2. Các bộ phận cấu thành của hệ thống
kiểm soát nội bộ
Control
Environment

I.C.S
I.C.S
Accounting Control
System Procedures

27
a. Môi trường kiểm soát

 Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố


có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, sự vận hành và
tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ, trong đó, nhân tố
chủ yếu là nhận thức và hành động của các nhà
quản lý đơn vị

28
Một số nhân tố chính thuộc về môi trường
kiểm soát

(1). Trình độ, ý thức, nhận thức, đạo đức, triết lý, phong
cách điều hành của Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị
(2). Cơ cấu tổ chức của đơn vị
(3). Đội ngũ nhân sự
(4). Kế hoạch và dự toán
(5). Kiểm toán nội bộ
(6). Các phương pháp truyền đạt sự phân công quyền hạn
(7). Các yếu tố bên ngoài

29
“Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng rất quan
trọng đến quá trình thực hiện và kết quả của các
thủ tục kiểm soát. Môi trường kiểm soát là nền
tảng, là điều kiện cho các thủ tục kiểm soát phát
huy tác dụng. Một môi trường tốt sẽ có khả năng
phát huy hiêụ quả, hạn chế những thiếu sót của
các thủ tục kiểm soát, ngược lại, một môi trưởng
yếu kém sẽ kìm hãm cảc thủ tục kiểm soát và làm
cho nó chỉ còn là hình thức mà thôi”

30
b. Hệ thống kế toán:

Thông qua việc ghi chép, tính toán, phân loại


các nghiệp vụ, vào sổ sách tổng hợp và lập các
báo cáo tài chính, hệ thống kế toán không
những cung cấp những thông tin cần thiết cho
quá trình quản lý, mà còn đóng vai trò quan
trọng trong việc kiểm soát các mặt hoạt động
của đơn vị, nên nó là một bộ phận quan trọng
của Kiểm soát nội bộ.

31
Các yêu cầu của hệ thống kế toán:

- Tính trung thực (Validity)


- Sự phê chuẩn (Authorization)
- Tính đầy đủ (Completeness)
- Sự đánh giá (Valuation)
- Sự phân loại (Classification)
- Kịp thời (Timline)
- Chuyển sổ và tổng hợp chính xác (Posting &
summarization)

32
c. Các thể thức kiểm soát

* Khái niệm:
“Là những chính sách, thủ tục giúp cho việc thực
hiện các chỉ đạo của người quản lý. Nó đảm bảo
các hoạt động cần thiết để quản lý các rủi ro có
thể phát sinh trong quá trình thực hiện các mục
tiêu của doanh nghiệp“.

33
Ví dụ về các thể thức kiểm soát

Rất đa dạng, có thể bao gồm:


+ Kiểm tra, so sánh, phê duyệt các số liệu, tài liệu
+ Kiểm soát sự chính xác của các số liệu kế toán
+ Kiểm tra sự phê duyệt các chứng từ kế toán
+ Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài
+ Trong Ngân hàng:
- Thủ tục thẩm định khách hàng trước khi cho vay
- Chữ kỹ kiểm soát, ký hiệu mật trong TTĐT
- Thu trước ghi sau, ghi trước chi sau về tiền mặt, soi tiền, đối
chiếu số liệu tiền mặt cuối ngày…
34
3. Những vấn đề cần chú ý khi thiết kế Hệ
thống kiểm soát nội bộ (Các nguyên tắc)
 Nguyên tắc toàn diện
 Nguyên tắc “4 mắt”
 Nguyên tắc cân nhắc Lợi ích – Chi phí
 Nguyên tắc phân công phân nhiệm
 Phân chia trách nhiệm thích hợp (nguyên tắc bất kiêm
nhiệm)
 Các thủ tục phê chuẩn đúng đắn
 Chứng từ và sổ sách đầy đủ
 Bảo vệ tài sản vật chất và sổ sách
 Kiểm tra độc lập
 Phân tích rà soát
35
5 yếu tố cơ bản của HTKSNB
1. Giám sát của Ban lãnh đạo và văn hóa
DN
2. Nhận biết và đánh giá rủi ro
3. Các hoạt động kiểm soát và phân nhiệm
4. Thông tin và trao đổi thông tin
5. Giám sát hoạt động và sửa sai

36
5 yếu tố cơ bản đó đã được Ủy
ban Basel về giám sát hoạt động
Ngân hàng cụ thể hóa thành các
nguyên tắc cơ bản trong tài liệu
hướng dẫn của mình về:
Hệ thống Kiểm soát nội bộ của
NHTM

37
A. Giám sát của Ban lãnh đạo và văn hóa DN
Nguyên tắc 1
Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và xem xét định
kỳ các chiến lược kinh doanh chung và các chính sách quan
trọng của ngân hàng; nắm bắt các rủi ro quan trọng đối với
ngân hàng, đặt ra các mức độ có thể chấp nhận được đối
với các rủi ro này và đảm bảo Ban Tổng Giám đốc tiến hành
các bước đi cần thiết để nhận biết, định lượng, theo dõi và
kiểm soát các rủi ro này; phê duyệt cơ cấu tổ chức; và đảm
bảo Ban Tổng Giám đốc theo dõi tính hiệu quả của hệ thống
kiểm soát nội bộ. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối
cùng trong việc đảm bảo một hệ thống kiểm soát nội bộ
thích hợp và có hiệu quả được áp dụng và duy trì.
38
Nguyên tắc 2

Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm thực thi các chiến
lược và chính sách được Hội đồng quản trị phê duyệt; xây
dựng các quy trình để nhận biết, định lượng, theo dõi và
kiểm soát các rủi ro; duy trì một cơ cấu tổ chức phân công
rõ ràng trách nhiệm, thẩm quyền và các quan hệ báo cáo;
đảm bảo các trách nhiệm đã giao phó được thực hiện có
hiệu quả; thiết lập các chính sách kiểm toán nội bộ hợp lý;
và theo dõi sự phù hợp cũng như tính hiệu quả của hệ
thống kiểm soát nội bộ.

39
Nguyên tắc 3

Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc có trách nhiệm
khuyến khích các chuẩn mực đạo đức và phẩm chất trung
thực, cũng như trong việc thiết lập một văn hóa bên trong
ngân hàng, trong đó cần nhấn mạnh và thể hiện tầm quan
trọng của kiểm soát nội bộ tới tất cả các cấp độ cán bộ.
Tất cả các cán bộ ngân hàng cần hiểu về vai trò của họ
trong quá trình kiểm soát nội bộ và tham gia đầy đủ vào
quá trình này.

40
B. Nhận biết và đánh giá rủi ro
Nguyên tắc 4

Hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả đặt ra yêu cầu là các
rủi ro chính có thể ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thành các
mục tiêu của ngân hàng được nhận biết và đánh giá liên tục;
bao gồm tất cả rủi ro đối với ngân hàng và tổ hợp ngân
hàng (đó là, rủi ro tín dụng, rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối,
rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro
hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng). Kiểm soát nội
bộ cần được điều chỉnh để có thể xử lý thỏa đáng các rủi ro
mới phát sinh hoặc các rủi ro trước đó không kiểm soát
được.

41
C. Các hoạt động kiểm soát và phân nhiệm
Nguyên tắc 5

Hoạt động kiểm soát phải là một phần không tách rời của
các hoạt động thường nhật của ngân hàng. Hệ thống kiểm
soát nội bộ có hiệu quả đòi hỏi một cơ cấu kiểm soát thích
hợp được định ra, cùng với các hoạt động kiểm soát được
xác định tại mỗi cấp độ kinh doanh. Các hoạt động này bao
gồm: đánh giá ở cấp độ cao nhất; các hoạt động kiểm soát
thích hợp cho các phòng ban khác nhau; kiểm soát thực tế;
kiểm tra tuân thủ đối với các hạn mức rủi ro và theo dõi xử
lý sai phạm; có hệ thống phê duyệt và ủy quyền; hệ thống
xác minh và đối chiếu.

42
 Các thủ tục kiểm soát được thiết kế và thực thi để xử lý
các rủi ro mà đơn vị NH nhận biết được.
 Thiết lập các chính sách và quy trình kiểm soát hoạt động.
 Xác minh các chính sách và quy trình kiểm soát này có

được tuân thủ hay không.


 Ban lãnh đạo và tất cả các cán bộ xem hoạt động kiểm
soát như một phần không thể tách rời, chứ không phải là
một phần bổ sung của các hoạt động thường ngày của
NH.
 BLĐ phải thường xuyên đảm bảo rằng tất cả mọi lĩnh

vực của NH tuân thủ các chính sách và quy trình. Các
chính sách và quy trình hiện có vẫn còn phù hợp.

43
Nguyên tắc 6
Hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả đòi hỏi phải phân
nhiệm rõ ràng và mỗi cán bộ không được giao các trách
nhiệm mâu thuẫn nhau. Các lĩnh vực có khả năng mâu
thuẫn phải được nhận biết, giảm thiểu, và được theo dõi độc
lập và cẩn thận.
- Giao các nhiệm vụ mâu thuẫn cho một cá nhân sẽ cho
phép cá nhân đó có thể tiếp cận những tài sản có giá trị và
tác động vào số liệu tài chính nhằm trục lợi cá nhân/ che
dấu thua lỗ.
- Sự giám sát của bên thứ 3 độc lập
- Định kỳ phải rà soát lại về trách nhiệm và chức năng của
các cá nhân chủ chốt để đảm bảo rằng họ không có điều
kiện để che dấu các hoạt động bất hợp pháp.
44
D. Thông tin và trao đổi thông tin
Nguyên tắc 7

 Hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả đòi hỏi phải có các số liệu
đầy đủ và toàn diện về tài chính, hoạt động của ngân hàng và sự
tuân thủ các quy định pháp lý của ngân hàng, cũng như các thông tin
thị trường bên ngoài về các sự kiện và điều kiện có liên quan đến việc
ra quyết định. Thông tin cần phải đáng tin cậy, kịp thời, dễ tiếp cận
và được cung cấp ở một dạng thống nhất.

45
Nguyªn t¾c 8

 HÖ thèng kiÓm so¸t néi bé cã hiÖu qu¶ ®ßi hái ph¶i cã mét
hÖ thèng th«ng tin ®¸ng tin cËy ®èi víi tÊt c¶ c¸c ho¹t ®éng
quan träng cña ng©n hµng. C¸c hÖ thèng nµy, bao gåm c¶ hÖ
thèng l­u giữ vµ sö dông sè liÖu ë d¹ng ®iÖn tö, ph¶i an toµn, ®­
îc gi¸m s¸t mét c¸ch ®éc lËp vµ ®­îc hç trî bëi c¸c ph­¬ng ¸n dù
phßng.

46
Nguyªn t¾c 9

 HÖ thèng kiÓm so¸t néi bé cã hiÖu qu¶ ®ßi hái c¸c kªnh
th«ng tin liªn l¹c hiÖu qu¶ ®Ó ®¶m b¶o r»ng tÊt c¶ c¸c
nh©n viªn hiÓu ®Çy ®ñ vµ tu©n thñ c¸c chÝnh s¸ch vµ quy
trình ®èi víi c¸c nhiÖm vô vµ tr¸ch nhiÖm cña hä; vµ ®¶m
b¶o r»ng c¸c th«ng tin liªn quan kh¸c ®Õn ®óng ng­êi.

47
E. Gi¸m s¸t ho¹t ®éng vµ söa sai
Nguyªn t¾c 10

 HiÖu qu¶ tæng thÓ cña ho¹t ®éng kiÓm so¸t néi bé cÇn
®­îc gi¸m s¸t th­êng xuyªn. Gi¸m s¸t c¸c rñi ro chÝnh yÕu
lµ mét phÇn trong c¸c ho¹t ®éng th­êng ngµy cña ng©n
hµng còng nh­viÖc ®¸nh gi¸ ®Þnh kú cña c¸c phßng, ban
nghiÖp vô vµ kiÓm to¸n néi bé.

48
Nguyên tắc 11

 Cần phải có công tác kiểm toán hiệu quả và toàn diện
đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; việc này phải được
thực hiện bởi các cán bộ có trình độ, được đào tạo bài
bản và hoạt động độc lập. Bộ phận kiểm toán nội bộ, với
tư cách là một phần của việc giám sát hệ thống kiểm
soát nội bộ, phải báo cáo trực tiếp lên HĐQT hoặc Ban
Kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị và tới Ban Tổng
Giám đốc.

49
Nguyªn t¾c 12

 C¸c sai sãt trong kiÓm so¸t néi bé, dï ®­îc x¸c ®Þnh
trong ho¹t ®éng kinh doanh, trong kiÓm to¸n néi bé hay
bëi c¸c nh©n viªn kiÓm so¸t kh¸c, cÇn ph¶i ®­îc b¸o c¸o
kÞp thêi lªn cÊp l·nh ®¹o vµ ®­îc xö lý ngay. C¸c sai sãt
kiÓm so¸t néi bé lín nªn ®­îc b¸o c¸o tíi Ban Tæng Gi¸m
®èc vµ Héi ®ång qu¶n trÞ.

50
3. Những hạn chế vốn có của kiểm soát nội bộ

Hạn chế vốn có của ICS xuất phát từ những nguyên nhân sau:
 1/ Yêu cầu của nhà quản lý là những chi phí cho kiểm tra phải hiệu
quả, nghĩa là phải ít hơn tổn thất do những sai phạm gây ra.
 2/ Hầu hết các biện pháp kiểm tra đều tập trung vào các sai phạm dự
kiến, vì thế thường bỏ qua các sai phạm đột xuất hay bất thường
 3/ Sai phạm của nhân viên xảy ra do thiếu thận trọng, sai lầm trong
xét đoán, hoặc hiểu sai hướng dẫn của cấp trên
 4/ Việc kiểm tra có thể bị vô hiệu hoá do thông đồng với bên ngoài
hoặc giữa các nhân viên trong doanh nghiệp
 5/ Các thủ tục kiểm soát có thể không còn phù hợp do điều kiện thực
tế đã thay đổi ...

51
III. PHƯƠNG PHÁP & QUI TRÌNH KIỂM
TOÁN

1. Một số khái niệm liên quan đến lựa chọn


phương pháp kiểm toán
2. Phương pháp kiểm toán
3. Các công cụ để kiểm toán
4. Qui trình kiểm toán

52
1. Một số khái niệm liên quan đến lựa chọn phương
pháp kiểm toán
1.1. Cơ sở dẫn liệu (Assertions)
a. K/niệm:
+ Là những giải trình của các nhà quản lý để chứng minh về các
khoản mục được trình bày trên báo cáo tài chính.
+ Cơ sở dẫn liệu được hình thành xuất phát từ trách nhiệm của
các nhà quản lý đối với việc thiết lập, trình bày và công bố các
báo cáo tài chính theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành.
 Hay khác: Cơ sở dẫn liệu của BCTC là sự khẳng định một cách
công khai hoặc ngầm định của ban quản lý về sự trình bày của
các bộ phận trên BCTC.

53
b. Các yêu cầu của cơ sở dẫn liệu

- Hiện hữu (Existence)


- Quyền và nghĩa vụ (Rights and Obligations)
- Chính xác (Accuracy)
- Đánh giá (Valuation)
- Đầy đủ (Completeness)
- Trình bày và thuyết minh (Presentation and
Disclosure)

54
c. Cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán
- KTV phải thu thập được bằng chứng kiểm toán cho từng CSDL của các
khoản mục trên BCTC. Ví dụ: Khi kiểm toán khoản mục Hàng tồn
kho, KTV phải thu thập được đầy đủ bằng chứng chứng minh rằng
khoản mục hàng tồn kho trên BCTC là có thực, đã được phản ánh
đầy đủ, đã được đánh giá đúng, phân loại phù hợp với các chuẩn
mực, qui tắc kế toán.
- Bằng chứng kiểm toán liên quan đến một CSDL không thể bù đắp cho
việc thiếu bckt liên quan đến một csdl khác. Ví dụ: E của hàng tồn
kho và V của hàng tồn kho.
- Các thử nghiệm có thể cung cấp bckt cho nhiều csdl cùng một lúc. Ví
dụ: kiểm tra việc thu hồi các khoản phải thu có thể cung cấp bằng
chứng cho sự hiện hữu và cho giá trị của các khoản phải thu đó.
55
1.2. Gian lận và sai sót (Fraud and Error)
1.2.1 Gian lận (Fraud)
* Khái niệm:
 Là những hành vi chủ ý lừa dối có liên quan đến việc tham ô, biển thủ
tài sản hoặc xuyên tạc các thông tin tài chính hoặc giấu giếm tài sản.
* Biểu hiện:
+ Giả mạo chứng từ, sửa chữa hoặc xử lý chứng từ theo ý kiến chủ
quan
+ Giấu giếm thông tin, tài liệu
+ Ghi chép các nghiệp vụ không có thật
+ Cố ý áp dụng sai chế độ tài chính kế toán
+ Xảy ra lặp đi lặp lại
+ Gắn với một lợi ích kinh tế nào đó: ăn cắp, làm giả chứng từ; giấu
diếm các khoản nợ xấu

56
1.2.2. Sai sót (Error)

* Khái niệm:
Là những lỗi không cố ý nhưng làm ảnh hưởng đến hệ
thống thông tin và báo cáo tài chính.
* Biểu hiện:
+ Lỗi về tính toán số học hay ghi chép sai
+ Bỏ sót hoặc hiểu sai sự việc
+ áp dụng sai chế độ kế toán, tài chính nhưng không
cố ý

57
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và
sai sót

* Các nhân tố bên trong:


+ Hiệu quả của ICS
+ Trình độ và đạo đức của các nhà quản lý
+ Trình độ và ý thức của nhân viên
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy
+ Tính chất của ngành nghề và đơn vị
+ Đặc tính của tài sản
+ Thiếu sót của hệ thống kế toán và KSNB
+ Lương của cán bộ nhân viên…

58
* Các nhân tố bên ngoài:

+ Sức ép bất thường lên doanh nghiệp:


- Khách hàng đầu ra
- Khách hàng đầu vào
- Yêu cầu về thành tích
- Yêu cầu về thời gian
+ Chính sách pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều điểm yếu,
nhiều kẽ hở
+ Các biến động kinh tế vĩ mô: lạm phát, lãi suất, tỷ giá…
+ Đối thủ cạnh tranh
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế
+ Môi trường kỹ thuật công nghệ
+ Khi doanh nghiệp nhảy sang kinh doanh 1 lĩnh vực mới

59
Ví dụ:
Khi kiểm toán BCTC 200x của NHTM A, Kiểm toán viên phát hiện
các tình huống sau:
1. Một TSCĐ nguyên giá là 60 triệu đ khi đưa vào sử dụng 15/4/200x
đã bị NH chia nhỏ thành nhiều tài sản để hạch toán là công cụ lao
động. Thời gian sử dụng của TSCĐ ước tính 3 năm.
2. NH đã hạch toán một số khoản bị phạt trong năm do vi phạm chế
độ quản lý về kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng (lỗi của tập
thể) vào tài khoản chi bất thường, số tiền 100 triệu đ.
3. Tháng 6/ 200x, Bộ tài chính thay đổi tiêu chuẩn giá trị của TSGĐ, tại
thời điểm này NH có một số TSCĐ: Nguyên giá 50 triệu đ, đã khấu
hao 20 triệu đ, số khấu hao hàng tháng là 2 triệu đ, không còn đủ
tiêu chuẩn là TSCĐ nữa, kế toán đơn vị vẫn chưa xử lý tình hình
trên.
60
1.3. Trọng yếu và rủi ro kiểm toán
(Materiality and Audit risk)
1.3.1 Trọng yếu
a. Khái niệm Chỉ có thể và có trách
nhiệm bày tỏ ý kiến về tính
Bày tỏ ý kiến về tính Trung thực & Hợp lý
Chính xác và Đầy đủ
KTV

“Trung thực và hợp lý” (True & Fair) nghĩa là:


+ BCTC được lập theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành, và
+ Trên báo cáo tài chính không có các sai phạm lớn làm bóp méo bản
chất của BCTC.
=> Trọng yếu là ngưỡng (giới hạn) mà theo kiểm toán viên, nếu trên
BCTC có các sai phạm lớn hơn ngưỡng đó thì sai phạm sẽ “bóp méo”
bản chất của BCTC.
61
“Trọng yếu là một khái niệm để chỉ tầm cỡ, bản chất của
sai phạm (kể cả bỏ sót) thông tin tài chính [hoặc là
đơn lẻ hoặc là từng nhóm] mà trong bối cảnh cụ thể
nếu dựa vào các thông tin này để nhận xét thì sẽ
không chính xác hoặc sẽ đưa đến những kết luận sai
lầm”. (ISA 320 )

 Nói cách khác, thông tin được coi là trọng yếu nếu việc bỏ sót
hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng đến quyết
định kinh tế của người sử dụng thông tin được kiểm toán.
 Tính trọng yếu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của khoản
mục hay sai sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể tạo ra
việc bỏ sót hay sai sót đó.

62
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định tính trọng yếu:

- Đặc điểm của từng đơn vị và từng loại nghiệp vụ


- Phụ thuộc vào yêu cầu của pháp luật và các quy định cụ
thể
- Việc xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV

63
c. Vận dụng tính trọng yếu

- Trọng yếu là một trong những khái niệm quan trọng nhất, xuyên
suốt quá trình kiểm toán từ khâu lập kế hoạch đến khâu hoàn tất
và lập báo kiểm toán.
- Kiểm toán viên vận dụng tính trọng yếu qua 5 bước có quan hệ chặt
chẽ với nhau sau đây
(1). Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
2). Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ
phận
(3). Ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận
(4). Ước tính sai số kết hợp của toàn báo cáo tài chính
(5). So sánh ước tính sai số tổng hợp với sai số ước lượng ban
đầu (hoặc ước lượng sai số đã được điều chỉnh lại)

64
(1). Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu (Planned
Materiality - PM)
- Sự ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà
kiểm toán viên tin rằng ở trong mức đó, các BCTC có thể có
những sai phạm nhưng vẫn chưa ảnh hưởng tới quan điểm và
quyết định của người sử dụng thông tin.
- Việc xét đoán và ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu là công việc
xét đoán nghề nghiệp mang tính chủ quan của kiểm toán viên.
- 2 chú ý:
+ Tính trọng yếu là 1 khái niệm tương đối hơn là 1 khái niệm tuyệt
đối
+ Tính 2 mặt của trọng yếu:
 Định lượng: Bao nhiêu là trọng yếu
 Định tính: Bản chất của việc xảy ra sai phạm
65
(2). Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho
các bộ phận

 Số ước tính ban đầu về tính trọng yếu (ở mức độ toàn


bộ BCTC) được phân bổ cho từng bộ phận, khoản mục
trên BCTC, hình thành mức độ trọng yếu cho từng bộ
phận, khoản mục, gọi là TE (Tolerable Error)
 Cơ sở chủ yếu để phân bổ là:
+ Tính chất quan trọng của từng khoản mục trên BCTC
+ Kinh nghiệm của kiểm toán viên về sai sót của các
khoản mục

66
(3). Ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận

 Khi tiến hành kiểm toán từng khoản mục, bộ phận của
BCTC, kiểm toán viên dựa vào những sai sót phát hiện
được trong mẫu để ước tính sai sót của toàn bộ một
khoản mục.
 Sai sót này gọi là sai sót dự kiến PE (projected error)
 Được dùng để so sánh với các TE nhằm quyết định chấp
nhận hay không chấp nhận khoản mục đó hoặc phải tiến
hành thêm các thủ tục kiểm toán thích hợp.

67
(4). Ước tính sai số kết hợp của toàn báo cáo tài chính

 Trên cơ sở sai sót dự kiến của từng khoản


mục, bộ phận, KTV tổng hợp sai sót dự
kiến của tất cả các khoản mục trên BCTC

68
(5). So sánh ước tính sai số tổng hợp với sai số ước lượng
ban đầu (hoặc ước lượng sai số đã được điều chỉnh lại)

 Việc so sánh này sẽ cho phép đánh giá toàn bộ các sai
sót trong các khoản mục có vượt quá giới hạn về mức
trọng yếu chung của toàn bộ BCTC hay không.
 Kết hợp với việc so sánh sai sót dự kiến (PE) và TE
(bước 3), KTV sẽ quyết định lập Báo cáo kiểm toán chấp
nhận toàn bộ, chấp nhận từng phần hoặc ý kiến trái
ngược đối với các BCTC đã được kiểm toán.

69
Chấp nhận toàn bộ Tổng SSKH < PM, và
PEi < TEi

Chấp nhận từng phần Tổng SSKH < PM, và


PEi > TEi

Không chấp nhận Tổng SSKH > PM

70
1.3.2. Rủi ro kiểm toán (Audit Risk - AR)

a. Khái niệm.
Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà chuyên gia kiểm toán đưa ra ý kiến
không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai phạm
trọng yếu. (ISA 400)
Ví dụ:
+ KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ các thông tin được kiểm
toán trong khi nó vẫn còn có các sai phạm trọng yếu, hoặc:
+ KTV đưa ra ý kiến không chấp nhận các thông tin được kiểm
toán trong khi nó không có các sai phạm trọng yếu
=> Hậu quả: Người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định kinh
tế, qđ quản lý.. . sai

71
b. Ba loại rủi ro ảnh hưởng tới Rủi ro kiểm toán

 Rủi ro tiền tàng (Inherent Risk)


 Rủi ro kiểm soát (Control Risk)
 Rủi ro phát hiện (Detection Risk)

72
* Rủi ro tiềm tàng: (Inherent risk - IR)

- Khái niệm:
Là khả năng các thông tin được kiểm toán có chứa đựng những sai
phạm (trọng yếu) khi tính riêng biệt hoặc khi tính gộp với các sai
phạm khác, dù rằng có hay không có kiểm soát nội bộ.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng:


+ Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
+ Bản chất công việc kinh doanh và đặc điểm của đơn vị
+ Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên
+ Qui mô tổng thể, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
+ Qui mô số dư TK…

73
* Rủi ro kiểm soát (Control risk - CR)

- Khái niệm:
Là rủi ro mà sai phạm (trọng yếu) trong các thông tin được kiểm toán
khi tính riêng lẻ hay gộp với các sai phạm khác đã không được hệ
thống kiểm soát nội bộ ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro kiểm soát:
Hiệu quả của ICS ???
+ Môi trường kiểm soát
+ Hệ thống kế toán
+ Vấn đề nhân sự
+ Vấn đề tổ chức: tổ chức chồng chéo, không khoa học
+ Các nghiệp vụ mới
+ Tính thích hợp, đầy đủ của các thủ tục, trình tự kiểm soát
74
* Rủi ro phát hiện: (Detection risk - DR)

- Khái niệm:
Là rủi ro mà kiểm toán viên không phát hiện ra các sai phạm trọng
yếu trong các thông tin được kiểm toán khi chúng nằm riêng biệt
hay khi gộp với các sai phạm khác.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến DR:
+ Do trình độ, năng lực, kinh nghiệm của KTV
+ Sự xét đoán của KTV về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
không chính xác, do đó đã áp dụng các phương pháp, phạm vi
kiểm toán không thích hợp
+ Do sự gian lận: đặc biệt là sự gian lận có hệ thống từ
BGĐ

75
* Mối quan hệ giữa các loại rủi ro:

 Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là những rủi ro gắn


liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nó luôn
tồn tại cho dù có tiến hành hoạt động kiểm toán hay
không. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát có ảnh
hưởng tới rủi ro phát hiện và tới rủi ro kiểm toán.
=> Mối quan hệ này có thể được thể hiện thông qua Mô
hình rủi ro kiểm toán và ma trận rủi ro phát hiện

76
Mô hình rủi ro kiểm toán

AR = IR * CR * DR

AR
DR = ----------------
IR * CR

77
- Ma trận rủi ro phát hiện:

Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm


tàng (IR)

Cao Trung bình Thấp

Cao Thấp nhất Thấp Trung bình


Đánh giá của
KTV về rủi ro Trung bình Thấp Trung bình Cao
kiểm soát (CR)
Thấp Trung bình Cao Cao nhất

78
1.4. Bằng chứng kiểm toán (Audit evidence)
1.4.1 Khái niệm & phân loại
a. Khái niệm
“Bằng chứng kiểm toán là những thông tin, tài liệu được kiểm
toán viên thu thập trong quá trình kiểm toán để làm cơ sở cho
những ý kiến, nhận xét của mình trên báo cáo kiểm toán”.
=> Như vậy bằng chứng kiểm toán chính là cơ sở để chứng
minh cho báo cáo kiểm toán, và thực chất của giai đoạn thực
hiện kiểm toán là quá trình thu thập các bằng chứng kiểm
toán.

79
b. Phân loại
- Phân loại theo nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán:
+ Bằng chứng do đơn vị được kiểm toán cung cấp
+ Bằng chứng do bên ngoài cung cấp (có thể có liên quan hoặc
không liên quan): đối thủ cạnh tranh, ngân hàng, bạn hàng,
đối tác của đơn vị được kiểm toán, những người khác…
+ Bằng chứng thu thập từ các nguồn thông tin đại chúng
+ Bằng chứng do kiểm toán viên tự tính toán
- Phân loại theo hình thức biểu hiện:
+ Bằng chứng vật chất
+ Bằng chứng tài liệu
+ Bằng chứng lời nói

80
1.4.2. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán.

a. Tính thích hợp. (Competence)


- Là khái niệm để chỉ chất lượng hay độ tin cậy của bằng
chứng kiểm toán.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới tính thích hợp của bằng chứng kiểm
toán:
+ Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán
+ Dạng của bằng chứng kiểm toán
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ

81
b. Tính đầy đủ (Sufficiency):
- Là khái niệm chỉ số lượng của các bằng chững mà kiểm
toán viên phải thu thập để dựa vào đó đưa ra ý kiến của
mình.
Bao nhiêu là đủ ???
---> Đủ “có tính thuyết phục hơn là có tính kết luận
chính xác”.
- Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự xét đoán của kiểm toán
viên về tính đầy đủ:
+ Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán
+ Tính trọng yếu của thông tin được kiểm toán
+ Mức độ rủi ro của thông tin được kiểm toán

82
1.4.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Để có thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy
đủ và thích hợp, kiểm toán viên thường áp dụng các kỹ
thuật sau đây:

1- Kiểm tra đối chiếu


2- Quan sát
3- Xác nhận
4- Phỏng vấn
5- Tính toán
6- Phân tích

83
a. Kiểm tra đối chiếu

- Là việc KTV trực tiếp kiểm tra, đối chiếu xem xét
các tài liệu, sổ sách kế toán và các tài sản hữu
hình để kiểm tra tính đúng đắn của sổ sách kế
toán và sự tồn tại, quyền sở hữu của các TS vật
chất đó.

- Kiểm tra đối chiếu thường bao gồm 2 loại:

Kiểm tra vật chất


Kiểm tra tài liệu
84
* Kiểm tra vật chất (physical inspection):
- KTV trực tiếp tham gia kiểm kê hoặc chứng kiến kiểm kê
tài sản thực tế về hàng hoá, vật tư tồn kho, máy móc
thiết bị, tiền mặt tồn quĩ…. Sau đó đối chiếu với sổ sách
kế toán để đánh giá.
- Cung cấp bằng chứng vật chất => có độ tin cậy cao,
+ Nhược điểm:
 Chỉ cho biết về sự hiện hữu của các tài sản mà không
cho biết về:
 Quyền sở hữu và
 Giá trị của chúng.
=> Vì vậy kiểm kê vật chất phải đi kèm với các bằng chững
khác để xác định quyền sở hữu và giá trị của các tài sản.
85
* Kiểm tra tài liệu (Documentary Inspection):
- Là xem xét, đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ sách, bao
gồm:
+ Chứng từ với sổ kế toán
+ Sổ kế toán với báo cáo kế toán
+ Các báo cáo kế toán với nhau
+ Đối chiếu kỳ này với kỳ trước…

86
b. Quan sát.

- Là việc KTV xem xét, chứng kiến tận mắt các quá trình xử lý
nghiệp vụ do các cán bộ đơn vị thực hiện -> xem qui định về
qui trình nghiệp vụ có được tuân thủ.
“Thử nghiệm kiểm soát”
- Ưu: các bằng chứng thu thập được là các bằng chứng trực
tiếp, khách quan, đáng tin cậy
- Nhược: Bằng chứng mang tính thời điểm, nhất thời, không
khẳng định được sự việc luôn xảy ra như vậy.

87
c. Xác nhận

- Là việc thu thập các xác nhận của bên thứ 3 về các thông tin liên
quan đến đối tượng được kiểm toán
VD: Xác nhận về số dư tiền gửi, về số dư TK cho vay, các khoản
phải thu, phải trả...
- Có 2 cách xác nhận:
+ Bên thứ 3 gửi thư xác nhận bằng văn bản
+ Bên thứ 3 chỉ gửi thư trả lời nếu thông tin đó là thông tin trái
ngược
- Bằng chứng thu thập sẽ rất có giá trị nếu đảm bảo được các yêu
cầu:
+ Xác nhận bằng văn bản
+ Tính độc lập, khách quan và trình độ của người trả lời xác
nhận
-> KTV cần đề phòng: các thông tin xác nhận bị DN đạo diễn
88
d. Phỏng vấn.

- Là việc thu thập thông tin qua việc trao đổi, trò chuyện với
những người trong hoặc ngoài đơn vị được kiểm toán.
- KTV phải chuẩn bị trước danh mục câu hỏi: hỏi gì? hỏi ntn
-> tạo được niềm tin và khơi được sự sẵn sàng hợp tác của
người được phỏng vấn
- Phải phỏng vấn nhiều người, không tin vào thông tin từ 1
người
- Phỏng vấn những người có trách nhiệm cao, phẩm chất tốt.

89
e. Tính toán

- Là việc kiểm toán viên trực tiếp tính toán lại các phép
tính trên các sổ sách, chứng từ kế toán hoặc các bảng
biểu… kiểm tra về số lượng, đơn giá, sự chính xác số
học..
VD: Tính lãi cho vay, chi lãi tiền gửi, khấu hao TSCĐ, thuế…
- Các bằng chứng đáng tin cậy. Cần chú ý kiểm tra hệ
thống xử lý thông tin trên máy, các nhân viên có can
thiệp được vào hay không.

90
f. Phân tích
- Là sự đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị thông qua việc
nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và với
các thông tin phi tài chính, chẳng hạn:
+ So sánh các thông tin tài chính kỳ này với các thông tin tài chính
kỳ truớc
+ So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán
+ So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân ngành.
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kỳ
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi
tài chính
=> Trên cơ sở đó phát hiện những vấn đề không hợp lý, không bình
thuờng hoặc những vấn đề, những khoản mục tiềm ẩn rủi ro, sai
phạm; phát hiện những mối quan hệ mang tính bản chất.

91
1.4.4. Xét đoán bằng chứng kiểm toán.
- Một số căn cứ để xét đoán bằng chứng:
+ Những bằng chứng ghi thành văn bản có độ tin cậy cao hơn bằng
chứng bằng lời nói
+ Bằng chứng nguyên bản có giá trị hơn bằng chứng sao chụp
+ Bằng chứng thu thập từ các nguồn bên ngoài có độ tin cậy cao hơn
bằng chứng được cung cấp bởi đơn vị được kiểm toán.
+ Những bằng chứng do KTV tự tính toán, thu thập được có độ tin cậy
cao hơn những bằng chứng do người khác cung cấp.
+ Bằng chứng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau ở nhiều dạng khác
nhau cùng chứng minh cho 1 vấn đề có độ tin cậy cao hơn so với các
bằng chứng đơn lẻ.
* Chú ý: Nếu các bằng chứng khác nhau tự các nguồn khác nhau cho
kết quả trái ngược nhau thì KTV phải hết sức thận trọng, phải giải
thích được các sự khác biệt đó
92
1.4.5. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt

- ý kiến của các chuyên gia


- Thư giải trình của các nhà quản lý
- Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ
- Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác
- Bằng chứng về các bên hữu quan

93
1.5. Hồ sơ kiểm toán (Audit working paper)

1.5.1. Khái niệm và chức năng


* Khái niệm:

“Hồ sơ kiểm toán là dẫn chứng bằng tài liệu về quá trình
làm việc của kiểm toán viên, về các bằng chứng thu
thập được để hỗ trợ quá trình kiểm toán và làm cơ sở
cho ý kiến của kiểm ktoán viên trên báo cáo kiểm toán.”

94
* Chức năng:

- Phục vụ cho việc phân công và phối hợp công việc kiểm
toán
- Làm cơ sở cho việc giám sát và kiểm tra công việc của
các kiểm toán viên trong đoàn kiểm toán.
- Làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán
- Là cơ sở pháp lý cho công việc kiểm toán
- Làm tài liệu cho kỳ kiểm toán sau

95
1.5.2. Yêu cầu của hồ sơ kiểm toán

- Phải có đề mục rõ ràng để nhận dạng, phân biệt dễ dàng cho


từng cuộc kiểm toán, từng khoản mục, nội dung được kiểm
toán.
- Hồ sơ kiểm toán phải có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên
- Hồ sơ kiểm toán phải được chú thích đầy đủ về nguồn gốc dữ
liệu, ký hiệu sử dụng…
- Hồ sơ kiểm toán phải đầy đủ, chính xác, thích hợp
- Hồ sơ kiểm toán cần trình bày dễ hiểu và rõ ràng
- Hồ sơ kiểm toán phải được sắp xếp 1 cách khoa học

96
1.6. Doanh nghiệp hoạt động liên tục

* Khái niệm:
“Doanh nghiệp được gọi là hoạt động liên tục
nếu nó không có ý định hoặc không bị yếu tố tác
động khiến doanh nghiệp phải thu hẹp đáng kể
qui mô hoạt động hoặc phải ngừng hoạt động
trong tương lai gần”.

97
* Trách nhiệm của KTV

- Nếu trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện
doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động không liên tục thì
phải thu thập đầy đủ bằng chứng để chứng minh, xác
nhận, tránh để ảnh hưởng tới quyền lợi của bên thứ 3
- Vì khi doanh nghiệp ngừng hoạt động, các BCTC được lập
ra là vô nghĩa, giá trị của tài sản không còn như được
thể hiện trên BCTC. KTV phải quan tâm đến những sự
kiện phát sinh sau ngày lập BCTC

98
2. Phương pháp kiểm toán & Kỹ thuật
chọn mẫu trong kiểm toán

2.1. Phương pháp kiểm toán:


-> Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng HAI
phương pháp kiểm toán sau đây:
 Phương pháp Kiểm toán hệ thống
 Phương pháp kiểm toán cơ bản

99
A. Phương pháp Kiểm toán hệ thống
A.1. Khái niệm:
- Là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục, kỹ thuật kiểm
toán được thiết lập để thu thập các bằng chứng về tính hiệu quả
(tính thích hợp) của hệ thống ICS của đơn vị được kiểm toán.
- Hay khác, KTV tiếp cận theo hệ thống ICS để từ đó xây dựng các
thủ tục kiểm toán.
- Thực chất của phương pháp này là KTV đi đánh giá tìm hiểu ICS
của đơn vị, từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu, khoanh vùng
rủi ro, xác định trọng tâm, phương hướng kiểm toán.

100
A.2. Nội dung của PPKT hệ thống:

Bước 1. Khảo sát và mô tả hệ thống:

- Là việc xem xét ICS của đơn vị được kiểm toán căn
cứ vào các văn bản qui định về qui trình nghiệp vụ
của đơn vị, quan sát tận mắt các quy trình nghịêp vụ,
thông qua trao đổi, phỏng vấn các nhân viên
- Mô tả hệ thống là sử dụng lưu đồ hoặc bảng
tường thuật để phác thảo ICS của đơn vị

101
Bước 2. Xác nhận hệ thống:
- Là lấy ý kiến xác nhận của những người quản lý về hệ thống KSNB
mà KTV đã mô tả sau khi kiểm tra đánh giá tính hiệu lực của ICS
trong thực tế: kiểm tra tính tuân thủ trong thực tế:
- Gồm 4 bước sau đây:
(1). Nắm vứng và mô tả rõ ràng, chi tiết qui trình nghiệp vụ hiện hành
được qui định (bằng văn bản)
(2). Kiểm tra, áp dụng các thử nghiệm kiểm soát để biết xem trong
thực tế qui trình nghiệp vụ đó diễn ra ntn
(3). So sánh giữa qui trình nghiệp vụ đã được qui định với qui trình
nghiệp vụ diễn ra trong thực tế
(4). Chỉ ra những khác biệt, Phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự
khác biệt

102
Bước 3. Phân tích hệ thống:
Là việc đánh giá tính hiệu quả (thích
hợp) của ICS của đơn vị được kiểm toán
thông qua việc phân tích những ưu,
nhược điểm của ICS. Chỉ ra những chốt
kiểm soát còn thiếu, yếu; những rủi ro
tiềm ẩn chưa được kiểm soát phát hiện

103
- Có 4 bước trong phân tích hệ thống:

(1). Hình dung qui trình nghiệp vụ lý tưởng (tốt nhất) về nghiệp vụ
đang được kiểm toán. (Tính lý tưởng phụ thuộc kiến thức, trình
độ, am hiểu của KTV)
(2). Xem xét qui trình nghiệp vụ hiện tại của đơn vị được kiểm
toán. (Qui trình nghiệp vụ hiện tại được thể hiện bằng văn bản
là các chế độ, qui trình xử lý nghiệp vụ của đơn vị.)
(3). So sánh qui trình nghiệp vụ hiện tại với qui trình nghiệp vụ lý
tưởng,
(4). Trên cơ sở đó tìm ra điểm mạnh, yếu của đơn vị được kiểm
toán, vùng tiềm ẩn rủi ro trong qui trình.

104
* Ưu, nhược điểm của PP kiểm toán hệ thống:

- Ưu điểm:
+ Chi phí thấp
+ Xét đến các rủi ro có thể phát sinh trong mqh giữa các
mảng nghiệp vụ, các hoạt động với nhau -> cung cấp cái
nhìn hệ thống
+ Mang tính định hướng tương lai
- Nhược điểm:
+ Không nhấn mạnh được vào chiều sâu của vấn đề được
kiểm toán
+ AR cao

105
B. Phương pháp kiểm toán cơ bản
(KT riêng lẻ)

B.1. Khái niệm:


Là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục kiểm toán
được thiết kế nhằm thu thập các bằng chứng có liên
quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán và xử lý thông
tin cung cấp
- Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là việc tiến hành
các thử nghiệm, các đánh giá đều dựa vào các số liệu,
các thông tin trên BCTC và hệ thống kế toán của đơn vị
-> Gọi là phương pháp thử nghiệm theo số liệu.

106
B.2. Nội dung của PPKT cơ bản:

(1). Phân tích số liệu


- Phân tích tổng quát BCTC:
+ Thời điểm: Được tiến hành khi lập kế hoạch kiểm toán và khi
hoàn tất kiểm toán.
+ Tác dụng: Cho phép KTV có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt
động và tình hình tài chính của khách hàng, phát hiện những
điều không hợp lý, những điều bất bình thường, những biến
động lớn và những trọng tâm trọng yếu trong kiểm toán.

- Phân tích khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài


khoản.

107
(2). Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư TK

- KTV sẽ phải kiểm tra trực tiếp, cụ thể toàn bộ hoặc 1 số


(trên cơ sở chọn mẫu) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
hay số dư TK
-> Để xem xét, đánh giá mức độ chính xác, hoặc tính hợp
pháp hợp lệ của các nghiệp vụ

108
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ
* Mục đích của kiểm tra nghiệp vụ:
+ Nghiệp vụ có được phê chuẩn đúng đắn không (trong phát sinh và
hoàn thành)
+ Nghiệp vụ có được ghi sổ theo đúng trình tự (LCCT) và chính xác vào
các sổ sách kế toán không
* Cách thức:
+ Chọn (xác định) nghiệp vụ cần kiểm tra
+ Kiểm tra chứng từ kế toán (nội dung có phù hợp chế độ kế toán, chế
độ quản lý?)
+ Tính toán số liệu
+ Xác định TK đối ứng
+ Thực tế vào sổ kế toán: đúng số tiền, ngày tháng, bản chất nghiệp vụ

109
Kiểm tra số dư tài khoản
* Mục đích kiểm tra số dư TK:
Đánh giá tính có thật và độ chính xác của số dư TK trên bảng
Cân đối tài khoản, Cân đối kế toán
* Cách thức:
+ Xác định những TK kiểm tra
+ Đánh giá số dư:
 Có thật: Lấy xác nhận số dư từ bên thứ 3
 Có đúng về giá trị
+ Số dư là kết quả của quá trình hạch toán nhiều nghiệp vụ ->
phải kiểm tra xem có đầy đủ chứng từ, hạch toán có chính xác
không -> số dư chính xác?

110
Ưu, nhược điểm của PP kiểm toán cơ bản:

* Ưu điểm:
+ Nhấn mạnh được vào chiều sâu của vấn đề cần được
kiểm toán
+ Giảm thấp AR
* Nhược điểm:
- Rất tốn kém
- Không xét đến các rủi ro có thể xảy ra do mối liên hệ giữa
các mảng hoạt động khác nhau (thiếu tính hệ thống), do
đó, không rút ra được kết luận về tổng thể hoạt động.
- Định hướng theo quá khứ

111
Hai phương pháp kiểm toán có quan hệ bổ
sung cho nhau, và trên thực tế KTV áp dụng
phối hợp cả hai. Vấn đề là tỷ trọng mỗi
phương pháp là bao nhiêu
-> Tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán cụ
thể.

112
C. Mức độ thoả mãn của KTV về ICS và việc vận dụng các
phương pháp kiểm toán
Liệu có dựa vào ICS ???

g Nghiên cứu môi trường kiểm soát


ờn
thư

P.P KT cơ bản
h

phạm vi rất rộng


bìn

Mạnh Yếu
KT

Phân tích qui trình nghiệp vụ


ình

Phân tích rủi ro kiểm soát.


i tr
Qu

P.P KT cơ bản
M. độ thoả mãn cao Mức độ thoả mãn thấp Phạm vi rộng

Tìm hiểu tính hiệu lực của các thủ


tục kiểm soát trên thực tế
P.P KT cơ bản
Cao (chấp nhận được) Thấp Phạm vi tương
đối rộng
Thử nghiệm số liệu ở mức độ vừa
Tiến hành kiểm toán bình thường
113
Kỹ thuật chọn mẫu
D. Mối quan hệ phương pháp kiểm toán, chi phí kiểm
toán và độ chính xác thông tin (rủi ro kiểm toán)

Độ chính xác thông tin (AR)

(AR = 0) 100%

***

0
KT hệ Thủ tục Kiểm toán
thống phân tích cơ bản Chi phí kiểm toán

114
- Nếu chỉ dừng ở kiểm toán hệ thống và
thủ tục phân tích -> Không bao giờ vượt
qua ngưỡng giới hạn “***” về độ chính
xác và rủi ro. Nhưng khi thử nghiệm số
liệu, liên quan đến chi phí kiểm toán.
- Tuy nhiên đó là cần thiết để vượt qua
ngưỡng giới hạn về độ chính xác.

115
2.2. Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán
(Sampling)

2.2.1. Khái niệm và sự cần thiết.


2.2.2. Rủi ro chọn mẫu
2.2.3. Các phương pháp lấy mẫu
2.2.4. Kỹ thuật phân tổ
2.2.5. Qui trình lấy và đánh giá mẫu

116
2.2.1. Khái niệm và sự cần thiết.

“Là việc lựa chọn ra một số phẩn tử gọi là mẫu từ 1 tập hợp các phân
tử gọi là tổng thể, để nghiên cứu và đánh giá mẫu, sau đó dùng các
đặc trưng của mẫu để rút ra các suy đoán về đặc trưng của toàn bộ
tổng thể”.
=> Lấy mẫu kiểm toán (gọi tắt là lấy mẫu): Là áp dụng các thủ tục
kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số
dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ
hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp kiểm toán viên thu thập và đánh
giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được
chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu
có thể tiến hành theo phương pháp thống kê hoặc phi thống kê.

117
2.2.2. Rủi ro trong chọn mẫu
- Tổng thể: phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán riêng biệt
- Mẫu: phải đại diện cho tổng thể, nếu không đại diện -> Rủi ro
chọn mẫu
- Rủi ro:
+ Do chọn mẫu không đại diện cho tổng thể, do đánh giá của
KTV phụ thuộc phần lớn vào phương pháp chọn mẫu
+ Phụ thuộc vào kích cỡ (qui mô) mẫu
+ Phụ thuộc vào phương pháp chọn mẫu
+ Phụ thuộc việc xác định tổng thể một các chính xác
- Rủi ro chọn mẫu có HAI xu hướng:
+ Đánh giá rủi ro mẫu > rủi ro thực tế: -> tăng chi phí
+ Đánh giá rủi ro mẫu < rủi ro thực tế: -> rủi ro kiểm toán cao
118
2.2.3. Các phương pháp chọn mẫu kiểm toán

Chọn mẫu Chọn mẫu phi


thống kê thống kê

- Chọn theo bảng số ngẫu - Lựa chọn các phần tử


nhiên (Bảng số được xây đặc biệt
dựng trước)
- Chọn ngẫu nhiên có tính hệ - Chọn mẫu theo khối
thống
- Chọn mẫu theo chương trình
máy tính

Kỹ thuật chọn mẫu = nghệ thuật của KTV


119
2.2.4. Kỹ thuật phân tổ

- Khái niệm:
Là việc phân chia tổng thể thành các nhóm có cùng
một tiêu thức hay tính chất kinh tế gọi là tổ
-> Các phần tử trong cùng một tổ thì có chung với
nhau 1 tiêu thức nào đó
-> Giúp cho việc chọn mẫu: Đảm bảo mẫu chọn sẽ
gồm các phần tử không bị trùng nhau về tiêu thức
-> Tăng khả năng đại diện của mẫu chọn

120
2.2.5. Qui trình lấy mẫu và kiểm tra mẫu trong
kiểm toán

(1) Xác định mục tiêu thử nghiệm


(2) Xác định tổng thể một cách chính xác
(3) Xác định kích cỡ mẫu
(4) Xác định phương pháp chọn mẫu
(5) Thực hiện lấy mẫu
(6) Phân tích và đánh giá mẫu: tỷ lệ sai phạm,
dạng sai phạm -> tổng sai sót mẫu dự kiến
(7) Ghi thành tài liệu về việc lấy mẫu
121
3. Các công cụ kỹ thuật để kiểm toán
- Hồ sơ công tác: Là các ghi chép, lưu giữ tất cả các thông tin,
số liệu thu thập để làm bằng chứng kiểm toán, các biên bản làm
việc, những nhận xét, đánh giá; những theo dõi về các bước công
việc đã tiến hành và những vướng mắc, những lưu ý của KTV.
- Danh mục câu hỏi: Các câu hỏi mà KTV chuẩn bị để phỏng
vấn những người có liên quan trong quá trình kiểm toán
- Các mô hình phân tích: KTV chọn các mô hình phân tích,
thử nghiệm để tiến hành các thử nghiệm, phân tích các mẫu KT
- Phần mềm máy tính: Là các công cụ tiện ích được lập trình
sẵn cho máy tính để chạy các mô hình, tính toán các số liệu phân
tích để tăng độ chính xác và giảm thiểu công việc cho KTV

122
4. Qui trình kiểm toán

4.1. Lập kế hoạch kiểm toán


4.2. Thực hiện kiểm toán
4.3. Hoàn tất và Lập báo cáo kiểm toán

123
4.1. Lập kế hoạch kiểm toán

4.1.1. Khái niệm và mục tiêu:


- Khái niệm:
Là việc phát triển 1 chiến lược tổng thể và 1 phương pháp tiếp
cận với đối tượng kiểm toán trong 1 khuôn khổ nội dung và
thời gian dự tính.
- Mục tiêu:
Là để có thể thực hiện cuộc kiểm toán có hiệu quả và theo
đúng thời gian dự kiến. Đồng thời giúp cho việc phân công
công việc 1 cách hợp lý cho các kiểm toán viên trong đoàn và
đảm bảo sự phối hợp công tác giữa các kiểm toán viên với
nhau và với các chuyên gia khác.

124
4.1.2. Cơ sở để lập kế hoạch

Kế hoạch kiểm toán được xây dựng dựa


trên sự hiểu biết về khách hàng

Tìm hiểu Đánh giá về IR và CR của đơn


khách hàng vị, nhằm đưa ra dự kiến về DR
+ Lĩnh vực hđkd
+ Cơ cấu tổ chức
+ Ban giam đốc
+ Nhân sự
+ Môi trường kiểm soát
+ ICS...

125
4.1.3. Thời điểm lập kế hoạch

Lập kế hoạch kiểm toán (KTĐL) được bắt đầu


ngày từ khi nhận được giấy mời và viết thư xác
nhận kiểm toán (HĐKT)

Trở thành chuẩn mực nghề nghiệp:


KTV phải lập kế hoạch kiểm toán để trợ giúp cho cuộc
kiểm toán tiến hành có hiệu quả và đúng thời gian. Kế
hoạch kiểm toán được lập trên cơ sở những hiểu biết về
đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. (ISA
300)

126
4.1.4. Nội dung của lập kế hoạch

Kế hoạch kiểm toán

Nội dung Nhân sự Thời gian


+ Mục tiêu kiểm toán + Số lượng kiểm toán viên + Số ngày công cần
cần thiết tham gia cuộc kiểm thiết
+ Khối lượng, phạm vi
toán + Thời gian bắt đầu,
công việc
+ Yêu cầu về chuyên môn, thời gian kết thúc
+ Phương pháp kiểm
trình độ, năng lực, kinh + Thời gian để phối
toán chủ yếu sẽ áp dụng hợp các bộ phận, các
nghiệm nghề nghiệp
+ Trình tự các bước kiểm + Yêu cầu về mức độ độc lập KTV riêng lẻ
toán của KTV
+ Bố trí KTV theo các đối
tượng kiểm toán cụ thể
+ Mời thêm chuyên gia

=> Dự kiến chi phí kiểm toán


127
Kế hoạch kiểm toán cần được lập ở 3 mức độ:

Kế hoạch tổng thể

Kế hoạch chi tiết

Chương trình kiểm toán chi tiết

128
4.2. Thực hiện kiểm toán

4.2.1. Khái niệm:


Là giai đoạn thực hiện các kế hoạch, các chương
trình kiểm toán đã được hoạch định sẵn.

=>Thực chất là quá trình kiểm toán viên đi tìm kiếm


các bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở cho những
nhận xét của mình trên báo cáo kiểm toán

129
4.2.2. Nội dung

- Ghi nhận hiện trạng hoạt động, hiện trạng về tiình hình số liệu
- Phân tích, đánh giá về hệ thống Kế toán
- Thực hiện những thử nghệm kiểm soát cụ thể
- Thử nghiệm số liệu : về nghiệp vụ, cề chi tiết số dư TK
- Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
- Thực hiện theo các chương trình kiểm toán, ghi chép các bước
kiểm toán và các dữ liệu thành hồ sơ kiểm toán
- Thảo luận, bàn bạc kết quả kiểm toán và thông nhất ý kiến với
các nhà quản lý đơn vị được kiểm toán
- Lập dự thảo báo cáo kiểm toán

130
4.3. Hoàn tất & lập báo cáo kiểm toán
4.3.1. Nội dung công việc ở giai đoạn hoàn tất
- KTV chính, nhóm trưởng kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ công
việc kiểm toán đã thực hiện, nhằm mục đích:
+ Đảm bảo rằng kế hoạch kiểm toán được thực hiện 1 cách có hiệu
quả
+ Xem xét các ý kiến, các phát hiện của KTV là có chính xác, đày
đủ cơ sở, bằng chứng hay không (bằng chứng có thích hợp đầy đủ)
+ Đánh giá mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa
- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính
- Xem xét lại việc xác định PM, đánh giá về ICS và rủi ro có
gian lận
- Soát xét => Cuối cùng Lập báo cáo kiểm toán
131
4.3.2. Báo cáo kiểm toán
* Khái niệm:
“Báo cáo kiểm toán là văn bản được kiểm toán viên soạn
thảo để trình bày ý kiến nghề nghiệp của mình về tính
trung thực hợp lý của những thông tin được kiểm toán”

=> Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của công
việc kiểm toán và có vai trò hết sức quan trọng

132
* Vai trò:

- Đối với người sử dụng thông tin được kiểm toán:


Báo cáo kiểm toán là căn cứ để đưa ra các quyết định
kinh tế, quyết định quản lý quan trọng
- Đối với kiểm toán viên:
Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của họ cung cấp cho xã hội, vì
vậy nó quyết định uy tín, vị thế của KTV và họ phải chịu trách
nhiệm về ý kiến của mình.
- Đối với đơn vị được kiểm toán:
+ Tăng vị thế, uy tín của đơn vị
+ Cung cấp thông tin tin cậy cho các nhà quản lý
133
* Nội dung của báo cáo kiểm toán
- Tiêu đề
- Người nhận báo cáo
- Đối tượng kiểm toán: các thông tin đã được kiểm toán
- Các chuẩn mực kiểm toán và các nguyên tắc được dùng làm
chuẩn mực đánh giá trong cuộc kiểm toán
- Công việc kiểm toán viên đã làm
- Các giới hạn về phạm vi kiểm toán (nếu có)
- ý kiến của KTV về các thông tin được kiểm toán
- Nhận xét và giải pháp cải tiến đối với kiểm soát nội bộ (nếu
cần).
- Ngày, tháng, năm lập báo cáo kiểm toán
- Chữ ký, đóng dấu
134
* Các loại báo cáo kiểm toán:

- Báo cáo chấp nhận toàn bộ


- Báo cáo chấp nhận từng phần
- Báo cáo bày tỏ ý kiến trái ngược
- Báo cáo từ chối đưa ý kiến nhận xét

135
Báo cáo chấp nhận toàn bộ

Kiểm toán viên chấp nhận toàn


bộ các thông tin được kiểm
toán trên tất cả các khía
cạnh trọng yếu.

Tuy nhiên cần chú ý rằng chỉ trên những khía cạnh trọng yếu. Vì
vậy báo cáo kiểm toán không thể là 1 tài liệu có thể bảo đảm hoàn
hảo cho tất cả những người sử dụng không gặp rủi ro gì.

136
Báo cáo chấp nhận từng phần

Với loại báo cáo này, KTV đưa ra ý kiến chỉ chấp
nhận từng phần đối với những thông tin được
kiểm toán, bên cạnh đó còn những thông tin
chưa chấp nhận.

Phần chưa chấp nhận này có thể ở 2 dạng:

+ Dạng tuỳ thuộc: Phạm vi kiểm toán bị giới hạn hoặc tài liệu
không rõ ràng mà kiểm toán viên chưa nhất trí, chưa diễn đạt
được ý kiến của mình
+ Dạng ngoại trừ: KTV còn có những ý kiến bất đồng với nhà
quản lý đơn vị trong từng phần của đối tượng kiểm toán
137
Báo cáo bày tỏ ý kiến trái ngược

KTV bày tỏ ý kiến không chấp nhận đối


với các thông tin được kiểm toán

Loại báo cáo này được phát hành khi có sự bất đồng
lớn giữa các KTV và các nhà quản lý đơn vị.
Ví dụ: Các BCTC được lập không đúng theo các chuẩn
mực kế toán hiện hành

138
Báo cáo từ chối đưa ý kiến nhận xét

KTV từ chối bày tỏ ý kiến nhận đối với các


thông tin được kiểm toán

Loại báo cáo này được phát hành khi phạm vi kiểm toán
bị gới hạn nghiêm trọng hoặc các tài liệu quá mập mờ,
không rõ ràng khiến KTV không thể tiến hành kiểm toán
theo chương trình đã định.

139
IV. CÁC CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN

1. Khái niệm chuẩn mực kiểm toán


3. Khái quát hệ thống chuẩn mực kiểm toán

140
1. Khái niệm Chuẩn mực kiểm toán
(Standards on Auditing)
- Khái niệm:
Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ và về
việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán. Hiểu theo
nghĩa rộng, chuẩn mực kiểm toán bao gồm cả những hướng dẫn, những
giải thích về các nguyên tắc cơ bản để các kiểm toán viên có thể áp dụng
trong thực tế, để đo lường và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán.

IFAC IASC

ISA= International Standards on


Auditing

MoF VSA= Vietnamese Standards on Auditing

www.MoF.gov.vn
www.kiemtoan.com.vn 141
2. Khái quát Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam đã ban hành
Đợt 1 ban hành 04 chuẩn mực:
1. Chuẩn mực số 200 : Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm
toán báo cáo tài chính;
2. Chuẩn mực số 210 : Hợp đồng kiểm toán;
3. Chuẩn mực số 230 : Hồ sơ kiểm toán;
4. Chuẩn mực số 700 : Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
Đợt 2 ban hành 06 chuẩn mực:
5. Chuẩn mực số 250 : Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các qui định
trong kiểm toán báo cáo tài chính;
6. Chuẩn mực số 310 : Hiểu biết về tình hình kinh doanh;
7. Chuẩn mực số 500 : Bằng chứng kiểm toán;
8. Chuẩn mực số 510 : Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu năm tài
chính
9. Chuẩn mực số 520 : Quy trình phân tích;
10. Chuẩn mực số 580 : Giải trình của Giám đốc.
142
Đợt 3 ban hành 06 chuẩn mực:
11. Chuẩn mực số 240 : Gian lận và sai sót;
12. Chuẩn mực số 300 : Lập kế hoạch kiểm toán;
13. Chuẩn mực số 400 : Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ;
14. Chuẩn mực số 530 : Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác;
15. Chuẩn mực số 540 : Kiểm toán các ước tính kế toán;
16. Chuẩn mực số 610 : Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ.
Đợt 4 ban hành 05 chuẩn mực:
17. Chuẩn mực số 220 : Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán;
18. Chuẩn mực số 320 : Tính trọng yếu trong kiểm toán;
19. Chuẩn mực số 501 : Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các
khoản mục và sự kiện đặc biệt;
20. Chuẩn mực số 560 : Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán
lập báo cáo tài chính;
21. Chuẩn mực số 600 : Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác.

143
Đợt 5 ban hành 06 chuẩn mực:
22. Chuẩn mực số 401 : Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học;
23. Chuẩn mực số 550 : Các bên liên quan;
24. Chuẩn mực số 570 : Hoạt động liên tục;
25. Chuẩn mực số 800 : Báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm
toán đặc biệt ;
26. Chuẩn mực số 910 : Công tác soát xét báo cáo tài chính;
27. Chuẩn mực số 920 : Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ
tục thoả thuận trước.
Đợt 6 ban hành 06 chuẩn mực:
28. Chuẩn mực 402 : Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử
dụng dịch vụ bên ngoài
29. Chuẩn mực 620 : Sử dụng tư liệu của chuyên gia
30. Chuẩn mực 710 : Thông tin có tính so sánh
31. Chuẩn mực 720 : Những thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài
chính đã kiểm toán
32. Chuẩn mực 930 : Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính
33. Chuẩn mực 1000 : Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư
hoàn thành.
144
Đợt 7 ban hành 04 chuẩn mực:
34. Chuẩn mực 260: Trao đổi các vấn đề quan trọng phát
sinh khi kiểm toán với Ban lãnh đạo
đơn vị được kiểm toán;
35. Chuẩn mực 330: Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá
rủi ro;
36. Chuẩn mực 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài;
37. Chuẩn mực 545: Kiểm toán việc xác định và trình bày
giá trị hợp lý.

145
V.KIỂM
V.KIỂM TOÁN
TOÁN NỘI
NỘI BỘ
BỘ

1. Khái niệm, bản chất của KTNB

2. Tổ chức của Kiểm toán nội bộ

3. Hoạt động của kiểm toán nội bộ

146
1. Khái niệm, bản chất kiểm toán nội bộ
 Kiểm toán nội bộ là quá trình hoạt động một cách có hệ
thống, có kỷ luật và độc lập của những người có thẩm
quyền nhằm kiểm tra, đánh giá về chất lượng và độ tin
cậy của các thông tin tài chính và phi tài chính của NH,
đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị
điều hành của NH.
 Như vậy, Kiểm toán nội bộ là hoạt động tư vấn và đảm
bảo một cách khách quan và độc lập, được thiết lập nhằm
tăng cường và cải thiện chất lượng hoạt động ngân hàng .

147
Mục tiêu hoạt động
 Giúp HĐQT, BLĐ NH thực hiện chức năng giám sát của
mình đối với qui trình báo cáo thông tin tài chính , phi tài
chính nhằm đảm bảo rằng các thông tin được công bố là
trung thực, rõ ràng và không bị lạm dụng
 Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro, hệ
thống kiểm soát tài chính nội bộ. Phát hiện và chỉ ra
nguyên nhân của những sơ hở, yếu kém trong hoạt động
từ đó đề xuất và tư vấn với HĐQT, BLĐ các biện pháp, giải
pháp để cải tiến.
 Giúp nâng cao vị thế của NH thông qua việc hoàn thiện
môi trường quản lý rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ
của NH
148
2. Tổ chức của Kiểm toán nội bộ
Cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ NHTM

Chủ tịch HĐQT

Ủy ban kiểm toán/ Ban


Kiểm soát của HĐQT

Ban TGĐ

Ban KTNB

Các phòng chức


năng nghiệp vụ
149
Điều kiện cần thiết để Ban KTNB hoạt động có hiệu
quả

 Đảm bảo tốt trình độ nghiệp vụ


 Cam kết ủng hộ của Ban lãnh đạo cấp cao nhất và mọi
cấp quản lý: xử lý kịp thời những kiến nghị
 Có quyền tiếp cận mọi thông tin
 Có vị thế độc lập: quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp
lý; tránh xung đột lợi ích kinh tế với bộ phận nghiệp vụ
được kiểm toán; không có quan hệ gia đình thân nhân,
hoặc kiểm toán những nơi trước đây vừa công tác.
 Giải quyết tốt mối quan hệ báo cáo thông tin cũng như
vấn đề lương thưởng, thăng tiến...cho KTV nội bộ
150
Ban Kiểm
toán Nội bộ

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng


KTNB KTNB KTNB về KTNB Hệ Phát triển Đảm bảo
1 ... n Treasury thống IT Kiểm toán chất
lượng

Kiểm Kiểm
toán toán
chung chung

Kiểm Kiểm Chức năng thiết


toán toán Chức năng lập chính sách và
Tín Tín thực hiện bảo đảm chất
dụng dụng
nghiệp vụ lượng
151
Chức năng của kiểm toán nội bộ
 Chức năng kiểm tra: là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để xem
xét, đối chiếu mức độ trung thực của các thông tin, tài liệu và tính hợp
pháp của việc thực hiện các nghiệp vụ hay lập các bản khai tài chính
 Chức năng đánh giá: Thông qua kiểm tra, KTNB thực hiện đánh giá tính
đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các số liệu, thông tin, tài liệu
được kiểm tra
 Chức năng xác nhận: Thông qua kiểm tra, đánh giá, KTNB xác nhận
thực trạng của thông tin đã kiểm tra về tính đúng đắn, trung thực và
hợp pháp của các thông tin đó
 Chức năng tư vấn: Trên cơ sở những phát hiện trong quá trình kiểm
tra, đánh giá, KTNB đề xuất và tư vấn giải pháp để khắc phục sai sót,
cải tiến và hoàn thiện hệ thống KSNB, giúp NH đạt được mục tiêu của
mình

152
Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ

 Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy, hiệu lực và hiệu quả của hệ
thống KSNB
 Kiểm tra, thẩm định tính xác thực, độ tin cậy của các
thông tin quản lý, thông tin tài chính, bao gồm cả hệ
thống thông tin điện tử và dịch vụ điện tử
 Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ pháp luật và quy định nội
bộ của NH
 Kiểm tra đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của công tác
quản lý rủi ro, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản và
sử dụng nguồn lực của NH
 Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót, xử
lý các sai phạm, đề xuất biện pháp hoàn thiện hệ thống
KSNB, hệ thống quản lý rủi ro của NH 153
3. Nội dung hoạt động KTNB

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán hàng năm

Giai đoạn 2: Thực hiện cuộc kiểm toán

Giai đoạn 3: Lập báo cáo kiểm toán

Giai đoạn 4: Đảm bảo chất lượng

154
Giai đoạn 1 Giai đoạn 4
Lập kế hoạch Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
Đảm bảo chất
hàng năm Thực hiện kiểm toán Lập báo cáo
lượng (QA)

Mong muốn của Kế hoạch Báo cáo chi Đảm bảo Chất lượng
các bên hữu quan chi tiết tiết - Nội bộ

Thăm dò mức độ
Tổng quan về Triển khai Tóm tắt thỏa mãn của các
doanh nghiệp báo cáo bên hữu quan

Lưu tài liệu


Đánh giá Đảm bảo chất lượng
rủi ro Báo cáo - Bên ngoài
thường kỳ,
BC từng
Hoạch định
cuộc KT,
chiến lược
BC khẩn...
Phê duyệt
KH chiến lược
Hoàn thành
Kế hoạch Chiến
lược được đánh
giá lại

155
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán năm
 Công tác lập kế hoạch hàng năm rất quan trọng nhằm đảm bảo
KTNB đáp ứng được các mong muốn của các bên hữu quan và
luôn nắm chắc danh mục rủi ro của Ngân hàng.
 Để đạt được những mục tiêu đó, Ban KTNB cần:
 Đánh giá RR một cách thường xuyên (Đánh giá RR tiềm tàng)
 Đánh giá tính tin cậy và tính hiệu quả của các hoạt động kiểm
soát trong việc làm giảm bớt tác động/khả năng xảy ra rủi ro
(Đánh giá rủi ro kiểm soát).
 Từ đó tiến hành phân loại mức độ rủi ro của từng bộ phận, từng
đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán năm. Những bộ phận/phòng
kinh doanh có rủi ro cao sẽ được ưu tiên số một trong việc thực
hiện kiểm toán
156
Đánh giá rủi ro là việc quan trọng
đầu tiên của quy trình lập kế
hoạch kiểm toán

157
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH

 Rủi ro được định nghĩa là tập hợp các nhân tố bên


trong và bên ngoài có thể cản trở NH thực hiện các
mục tiêu kinh doanh của mình.
 Như vậy, rủi ro không chỉ bao gồm khả năng xấu có
thể xảy ra (mối nguy hiểm) mà còn là khả năng tốt
đẹp có thể xảy ra (các cơ hội), hoặc khả năng kết
quả thực tế không giống với những gì mong đợi (sự
không chắc chắn) và bất kỳ điều gì có thể ảnh
hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của ngân
hàng.

158
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Rủi ro bên trong Rủi ro bên ngoài

Rủi ro Rủi ro Rủi ro giá cả Rủi ro thất thoát do đối Rủi


hoạt vốn khả ro
tượng pháp
động dụng

kinh Rủi Rủi ro Rủi Rủi ro Rủi ro Rủi
doanh ro đồng ro tín ko có ro
Business Liquidity thay tiền giá dụng nguồn ứng
Risk đổi (tỷ cả bù đắp trước
Risk
lãi giá) khác
suất
- BGĐ - Thiếu dự
trữ thanh -K.H khó -Đối tác -Quan hệ
- QĐ quản lý khoản
kém khăn về phá hợp ứng
- Chênh lệch -Không - Trạng - Giá cả TC, phá đồng trước cho
- Nhân sự kỳ hạn Nợ- sản, sụp
tương thái ngoại TSĐB khách
- Cạnh tranh Có đồng cơ tệ mở đổ hàng
sở lãi suất - giá cả
- Đối thủ -Chênh lệch + Long -D.án
khác
kỳ đáo hạn - Khe hở position không có
- Công nghệ Nợ - Có lãi suất dòng tiền
+ Short
- Gian lận, -Chênh Position -KH chây
sai sót… lệch kỳ ỳ ko trả nợ
hạn

159
Đánh giá rủi ro

 Đánh giá rủi ro là quy trình trong đó NH phát hiện và


phân tích những rủi ro liên quan tới việc thực hiện các
mục tiêu của mình, tạo cơ sở cho việc xác định cách
thức quản lý những rủi ro đó.
 Một việc rất quan trọng đối với Ban KTNB của NH là
xây dựng một phương pháp có hệ thống để phân tích
rủi ro. Bản đánh giá rủi ro cho phép kiểm toán viên
xem xét các sự kiện tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng tới
việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh.
160
Các bước đánh giá rủi ro
 Xác định các mục tiêu chủ yếu của ngân hàng.
 Xác định các rủi ro chủ yếu sẽ tác động tới việc hoàn
thành mục tiêu một cách trọng yếu (rủi ro chiến
lược, tài chính, tác nghiệp và tuân thủ).
 Xác định các trường hợp rủi ro có thể làm phát sinh
một vấn đề hoặc một sự kiện liên quan tới một rủi ro
nhất định.
 Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của quy trình kiểm
soát nội bộ và những nỗ lực giảm nhẹ rủi ro khác
bằng một phương pháp luận có hệ thống.
 Xây dựng bản đánh giá, phân loại rủi ro trình HĐQT,
Ban lãnh đạo NH.
161
Hệ thống quản lý rủi ro tổng thể

Bộ phận Quản Các đơn vị Kiểm toán


lý Rủi ro Kinh doanh nội bộ

 Xây dựng hệ thống  Xác định các rủi ro  Đánh giá rủi ro
quản lý rủi ro chính tại các đơn vị  Xây dựng kế
 Tập trung vào các kinh doanh hoạch kiểm toán
rủi ro chính của NH  Cập nhật danh mục  Xây dựng
rủi ro chương trình
kiểm toán

Kiểm soát viên

162
Trình tự đánh giá rủi ro
 Ban kiểm toán nội bộ xây dựng bảng câu hỏi đánh
giá rủi ro và các hướng dẫn để gửi tới các đơn vị
kinh doanh để các lãnh đạo các đơn vị kinh doanh
hoàn thành (khoảng đầu tháng 9).
 Lãnh đạo các đơn vị kinh doanh phải nộp phần trả
lời của mình lên Ban kiểm toán nội bộ trong vòng
một tháng (khoảng đầu tháng 10).
 Ban kiểm toán hình thành bản tổng hợp đánh giá
rủi ro sẽ trở thành nguồn quan trọng được sử dụng
để xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm (vào
cuối tháng 10).
163
Mô hình đánh giá rủi ro
Đầu vào Xử lý Kết
quả
Đánh giá rủi ro tiềm tàng (rủi ro Tổng
xuất hiện khi tiến hành các hoạt
động kinh doanh, trước khi tính hợp,
Kế
đến ảnh hưởng của kiểm soát nội đánh
bộ ) hoạch
giá,
phân kiểm
loại toán
Đánh giá rủi ro kiểm soát (rủi ro năm
mức
vẫn tồn tại từ những rủi ro tiềm
tàng, sau khi tính đến tác động của độ
hệ thống kiểm soát nội bộ) rủi ro

164
Cách đánh giá rủi ro
 Các hoạt động của ngân hàng được đánh giá dựa trên
các tiêu chí đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát,
có sử dụng đến trọng số.
 Xây dựng danh mục rủi ro rồi thực hiện tính điểm cho
từng nhân tố độc lập (có tính đến trọng số) rồi tổng hợp
thang điểm cho cả hệ thống.
 Ngân hàng có thể sử dụng phép cộng đơn giản các kết
quả của từng nhân tố để tính rủi ro liên kết trong từng
nghiệp vụ.

165
Trọn
Danh mục các rủi ro g số Đặc điểm
%
A. Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Ảnh hưởng đến vị thế tài
I. Các rủi ro tài chính 45
chính.
Ảnh hưởng đến độ tín
II. Các rủi ro về uy tín 45 nhiệm và việc thực hiện các
mục tiêu của NH
III. Các rủi ro về nhân Các rủi ro bị xúi giục, cám
10
sự dỗ
B. Đánh giá tính đầy đủ của kiểm soát
IV. Chất lượng kiểm
Ảnh hưởng hoặc gia tăng
soát nội bộ được thiết 100
các rủi ro kinh doanh 166
ĐÁNH GIÁ RỦI RO TIỀM TÀNG TRONG KINH DOANH
Trọng số
CÁC NHÂN TỐ %
I. Các rủi ro tài chính 45
Liệu sai phạm/lỗi có dẫn đến tổn thất tài chính nghiêm trọng hay
25
không?
Quy trình nghiệp vụ có phức tạp và/hoặc liên quan đến khối lượng
20
lớn các giao dịch không?
II. Các rủi ro về uy tín 45
Các sai phạm/lỗi có ảnh hưởng đến hình ảnh ngân hàng không? 20
Các sai phạm/lỗi có dẫn đến việc NH vi phạm quy định pháp luật
15
không?
Nghiệp vụ này có liên quan trực tiếp hoặc là chức năng, hoạt động
10
chính của ngân hàng không?
III. Các rủi ro về nhân sự 10
Việc thực hiện hoạt động tác nghiệp có chứa đựng các rủi ro tiềm
ẩn hay không:
-Nghiệp vụ có liên quan đến việc tiếp cận các thông tin nhạy cảm

và/hoặc đòi hỏi kiến thức chuyên môn đặc biệt hay không?
-Nghiệp vụ có liên quan đến việc tiếp xúc các chứng chỉ ngân
ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐẦY ĐỦ CỦA HỆ THỐNG KiỂM SOÁT
Trọng
CÁC NHÂN TỐ số %
IV. Chất lượng kiểm soát nội bộ được thiết lập 100
Có đầy đủ các chốt kiểm soát hệ thống không? (ví dụ:
có hệ thống đánh giá an toàn hệ thống hay không?
Quy trình nghiệp vụ có đảm bảo cho nghiệp vụ diễn 25
ra hiệu quả và các nguồn lực được sử dụng hợp lý
không?)
Có nghiệp vụ/hệ thống nào mới hoặc sửa đổi không? 25
Lần kiểm toán trước tiến hành cách đây có lâu
20
không?
Nhân sự có đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu quản lý,
15
số lượng và trình độ nhân viên?
Có sai phạm hoặc lỗi nào liên quan đến nghiệp vụ
15
được phát hiện trong lần kiểm toán trước không? 168
Để có thể đánh giá được rủi ro tiềm tàng và
rủi ro kiểm soát mỗi nhân tố sẽ được chấm
điểm từ 0 đến 3 (0 thể hiện không có rủi ro, 1
thể hiện mức độ rủi ro thấp, 2 thể hiện mức
độ rủi ro trung bình và 3 thể hiện mức độ rủi
ro cao). Sau đó sẽ nhân lên với trọng số tương
ứng để có được kết quả tổng điểm của từng
nhân tố. Cuối cùng, tổng điểm của các nhân tố
sẽ được tổng hợp lại và cho ta đánh giá tổng
quát về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
trong kinh doanh của NH.

169
Ví dụ: BẢNG CHẤM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ RỦI RO

ST Các vấn đề cần nghiên Mức độ Nghiệp vụ tín Nghiệp vụ TTQT Nghiệp vụ KDNT
T cứu 1 điểm dụng
hạng Xếp Tổng Xếp Tổng Xếp Tổng
hạng điểm hạng điểm hạng điểm

1 RR có gây tổn thất lớn về 15 2 30 1 15 3 45


tài chính không?

2 RR có gây tổn hại về uy tín 15 1 15 2 30 1 15


NH không?

3 RR có vi phạm pháp luật 15 2 30 1 15 1 15


khổng?

4 Trước đây có phát sinh sai 10 3 30 0 0 1 10


phạm không?

5 Thủ tục KSNB có được 10 1 10 1 10 2 20


thiết kế phù hợp không?

6 Trình độ phẩm chất CB 10 2 20 0 0 2 20


ng.vụ

Tổng điểm số

170
Mức độ rủi ro và tần suất kiểm toán
 Tần suất kiểm toán được quyết định dựa trên kết quả
phân loại mức rủi ro của đơn vị kinh doanh cụ thể. Mức
rủi ro càng cao, tần suất kiểm toán càng lớn.
 Các hoạt động ngân hàng sau khi được đánh giá tương
ứng với số điểm rủi ro, mức độ rủi ro sẽ được phân làm 3
loại (cao, trung bình và thấp).
 Việc phân loại mức độ rủi ro như vậy giúp Kiểm toán nội
bộ hoạt động hiệu quả và có thể tập trung nhiều thời gian
và nguồn lực hơn vào các nghiệp vụ, các đơn vị kinh
doanh thuộc mức rủi ro trung bình và cao.
171
Mức độ rủi ro và tần suất kiểm toán

Điểm đánh giá Mức Rủi ro Tần suất Kiểm


rủi ro toán

Từ ... đến ... Thấp 24 tháng

Từ ... đến ... Trung bình 18 tháng

Từ ... đến ... Cao 12 tháng

172
Giai đoạn 2:
Thực hiện kiểm toán

173
Kế hoạch cho mỗi cuộc kiểm toán

Kế hoạch chi tiết của mỗi cuộc kiểm toán (“Bản


kế hoạch kiểm toán”) phải thống nhất với kế
hoạch kiểm toán hàng năm (kế hoạch thường
niên) đã được phê duyệt và được lập theo mẫu
chuẩn. Bản kế hoạch kiểm toán này do Trưởng
đoàn kiểm toán xây dựng và được Trưởng
phòng phụ trách thông qua.

174
Kế hoạch cho một cuộc kiểm toán

Nội dung Nhân sự Thời gian

-Mục tiêu K’T -Trưởng đoàn -Số ngày tại đơn vị

-Số ngày tự làm việc


-Phương pháp -Trưởng nhóm
-Tổng ngày công

Kiểm toán -Kiểm toán viên -Lịch trình từng cuộc KT

-Lịch trình phối hợp nhóm


-Phạm vi K’ toán -Thuê chuyên gia

175
Nội dung Bản kế hoạch kiểm toán
 Thông tin khái quát
 Thông tin của đơn vị được kiểm toán
 Các thông tin bên ngoài tác động đến đơn vị được kiểm
toán
 Thông tin về các sự kiện quan trọng
 Tóm tắt thông tin từ Hồ sơ kiểm toán thường xuyên
 Phân tích kiểm tra các khía cạnh chính của đơn vị được
kiểm toán trong việc duy trì một hệ thống kiểm soát hiệu
quả
 Các mục tiêu kiểm toán
 Phạm vi và các vấn đề trọng tâm
 Đội ngũ kiểm toán (cơ cấu đoàn kiểm toán và các công việc
được giao)
 Lịch trình thực hiện kiểm toán
176
Các bước chi tiết lập kế hoạch cho mỗi
cuộc kiểm toán
1. Rà soát kết quả tự đánh giá rủi ro do ban lãnh đạo đơn vị thực
hiện và được KTNB đánh giá trong kế hoạch kiểm toán thường
niên, xem:
 Việc đánh giá rủi ro có còn phù hợp?
 Có thay đổi quan trọng nào ảnh hưởng tới mức độ rủi ro
của đơn vị được kiểm toán?
2. Rà soát báo cáo kiểm toán năm tài chính trước, các tài liệu làm
việc để xác định các thông tin quan trọng có liên quan hoặc ảnh
hưởng đến cuộc kiểm toán hiện tại.
3. Tìm hiểu các quy trình hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
4. Tìm hiểu các hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị
được kiểm toán.
5. Rà soát tính tương đồng của các mục tiêu kinh doanh, rủi ro và
kiểm soát tương ứng.
177
Các bước chi tiết (tiếp)
6. Xem xét việc áp dụng các ứng dụng và hệ thống thông tin.
7. Với các hoạt động được vi tính hoá, các Phần mềm Hỗ trợ
Kiểm toán (CAATs) có thể được sử dụng để tạo ra báo cáo
ngoại lệ nhằm xác định các mảng cần tiến hành rà soát tại
đơn vị.
8. Xác định các rủi ro chi tiết và hệ thống kiểm soát nội bộ, tiêu
chí và tiêu chuẩn liên quan.
9. Trong trường hợp ý kiến đánh giá rủi ro của lãnh đạo đơn vị
được kiểm toán và đoàn kiểm toán nội bộ về cùng một lĩnh
vực là khác nhau, Trưởng đoàn kiểm toán Nội bộ không nên
tự động thay đổi kết quả đánh giá rủi ro. Ý kiến đánh giá của
lãnh đạo đơn vị được kiểm toán về hệ thống kiểm soát nội
bộ sẽ là một nguồn thông tin được ghi chép lại cho các kiểm
toán viên trong quá trình xác định các vấn đề trọng tâm của
cuộc kiểm toán.
178
Các bước chi tiết (tiếp)
10. Trong trường hợp ý kiến đánh giá rủi ro khác nhau có ảnh
hưởng đến các vấn đề trọng tâm của cuộc kiểm toán, Trưởng
đoàn kiểm toán nội bộ cần đưa ra các phân tích và kết luận
trong Bản kế hoạch kiểm toán.
11. Thay đổi phạm vi kiểm toán (toàn bộ hay có giới hạn) nếu kết
quả đánh giá rủi ro cho thấy sự cần thiết phải điều chỉnh
phương pháp và phạm vi kiểm toán đã được quyết định trong
kế hoạch thường niên.
12. Xác định các mảng cần chú trọng và trình bày trong Bản kế
hoạch kiểm toán, các nội dung này phải được thực hiện ngay
khi Trưởng phòng kiểm toán phụ trách phê duyệt. Nếu có sự
thay đổi về các phạm vi cần chú trọng mà đã được quyết định
trước đây, Trưởng phòng kiểm toán phụ trách sẽ phải phê
duyệt lại bằng văn bản.
179
Các bước chi tiết (tiếp)
13. Xây dựng Chương trình kiểm toán dựa trên các vấn đề cần chú
trọng. Tập trung vào các vấn đề dự tính sẽ xuất hiện trong các
mảng quan trọng mà có ảnh hưởng tới mức độ rủi ro.
14. Lập ngân sách cho các chi phí và lịch trình kiểm toán.
15. Trao đổi về thời gian và các vấn đề quan trọng khác với tất cả
các thành viên, thống nhất về các thủ tục kiểm toán và mong
muốn của các thành viên.
16. Trưởng đoàn kiểm toán nội bộ thảo văn bản yêu cầu đơn vị được
kiểm toán chuẩn bị và cung cấp các số liệu sơ bộ, trước khi cuộc
họp triển khai cuộc kiểm toán được tiến hành.
17. Họp triển khai cuộc kiểm toán với lãnh đạo đơn vị được kiểm
toán hoặc các cán bộ được phân công nhằm xác nhận phạm vi
cần tiến hành kiểm toán và nhằm thu thập thông tin đầu vào từ
lãnh đạo đơn vị được kiểm toán.
18. Thông qua việc tiến hành kiểm toán tại đơn vị, Bản kế hoạch
kiểm toán sẽ có thể được cập nhật và cải thiện.
180
Xây dựng chương trình kiểm toán
 Chương trình kiểm toán là một loạt các thủ tục cần tiến hành
để đạt được các mục tiêu kiểm toán theo kế hoạch.
 Mục đích của chương trình kiểm toán là để kiểm tra tính hợp
lý và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ở những mảng
có rủi ro cao.
 Chương trình kiểm toán trở thành một bản hướng dẫn, hoạch
định chi tiết về những công việc cần thực hiện, thời gian hoàn
thành và trọng tâm là các thủ tục cần thực hiện trong khi
kiểm toán.
 Chương trình kiểm toán được xây dựng ở 2 cấp độ:
 Chương trình kiểm toán chung cho cả cuộc kiểm toán
 Chương trình cụ thể cho từng nội dung hoặc phần việc
kiểm toán.
181
Các bước xây dựng chương trình kiểm toán
1. Tìm hiểu các quy trình kinh doanh của lĩnh vực được
kiểm toán.
2. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng trong NH
(ví dụ như quy định, chính sách, các quy trình nghiệp
vụ vv...).
3. Liệt kê các nội dung trọng yếu ảnh hưởng đáng kể đến
mức độ rủi ro (các rủi ro đã thực sự xảy ra và cả rủi ro
có khả năng xảy ra) tại đơn vị được kiểm toán.
4. Xác định sự tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ và
hiệu quả của nó trong việc hạn chế/thu hẹp các rủi ro.
5. Xác định mức độ hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội
bộ. Xác định các rủi ro mà không có các quy trình kiểm
soát hiệu quả và được đưa vào mục tiêu kiểm toán
chính.
182
Nội dung chính của chương trình kiểm toán
 Chi tiết các mục tiêu của cuộc kiểm toán, từng phần công việc
kiểm toán
 Nội dung kiểm toán
 Các thủ tục (phương pháp) kiểm toán được sử dụng để thu
thập bằng chứng, phân tích, diễn giải và ghi chép thông tin
trong cuộc kiểm toán
 Đưa ra nội dung, phạm vi và mức độ của thử nghiệm cần
thiết đạt được các mục tiêu kiểm toán trong mỗi giai đoạn của
cuộc kiểm toán
 Xác định các khía cạnh kỹ thuật, rủi ro, tiến trình các nghiệp
vụ cần phải kiểm toán
 Xác định cụ thể về thời gian và số lượng nhận viên kiểm toán
nội bộ
 Các nguồn cung cấp bằng chứng kiểm toán (cơ sở dẫn liệu)
183
Giai đoạn 3
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TOÁN

184
Nội dung của Báo cáo
Kiểm toán nội bộ
 Thông tin khái quát và tóm tắt;
 Mục tiêu của cuộc kiểm toán;
 Phạm vi kiểm toán;
 Kết quả kiểm toán:
 Các vấn đề ghi nhận
 Kết luận và ý kiến
 Kiến nghị

185
Các yếu tố của một BCKTNB có chất
lượng
 Chính xác - không được có lỗi, sai sót và cần trình bày trung
thực các sự kiện. Phương pháp thu thập, đánh giá và tóm tắt
các dữ liệu và bằng chứng phải thận trọng và chính xác.
 Khách quan - phải trung thực, công bằng, không thiên vị và
là kết quả của việc đánh giá vô tư về các sự kiện và bối cảnh
liên quan. Ghi nhận kiểm toán, kết luận, và kiến nghị nên
được rút ra và trình bày một cách không định kiến, thiên lệch,
vì lợi ích cá nhân, và không chịu ảnh hưởng của người khác.
 Rõ ràng - phải dễ hiểu và logic. Báo cáo có thể rõ ràng hơn
nếu tránh sử dụng những thuật ngữ chuyên môn không cần
thiết và cung cấp toàn bộ thông tin quan trọng và liên quan.

186
 Cô đọng - phải tập trung vào đúng vấn đề, tránh trình bày quá tỉ
mỉ không cần thiết, tránh cung cấp những chi tiết thừa và không
nên rườm rà. Báo cáo cô đọng là kết quả của quá trình chỉnh sửa
công phu. Mục tiêu là mỗi ý kiến cần đủ ý nhưng phải cô đọng.
 Có tính xây dựng - giúp đơn vị được kiểm toán và Ngân hàng
khắc phục những điểm yếu. Nội dung và cách diễn đạt thông báo
cần hữu ích, tích cực, có ý nghĩa đóng góp cho mục tiêu của Ngân
hàng.
 Đầy đủ - cung cấp cho người đọc toàn bộ các thông tin cần
thiết, những thông tin quan trọng liên quan, các vấn đề ghi nhận
hỗ trợ cho kiến nghị và kết luận.
 Kịp thời - cần đến đúng thời điểm, thích hợp, và thiết thực đối
với những người thực hiện các đề xuất kiến nghị đó. Thời điểm
công bố kết quả kiểm toán cần tính toán để không bị trì hoãn một
cách không hợp lý và có tính đến mức độ cấp thiết để có thể
hành động nhanh chóng và hiệu quả.
187
Giai đoạn 4
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

188
VI. KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Kiểm toán hoạt động ngân quĩ


2. Kiểm toán kinh doanh ngoại hối
3. Kiểm kiểm toán tín dụng
4. Kiểm toán Báo cáo tài chính

189
Đặc điểm của NHTM ảnh hưởng tới
công tác kiểm toán
1. Chức năng của NHTM là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng, là lĩnh vực nhạy cảm
2. NH quản lý khối lượng tiền tệ rất lớn
3. Khách hàng trực tiếp của NHTM là cá TCKT, cá nhân
4. Hoạt động của NHTM có nhiều rủi ro
5. Mạng lưới KD của NHTM rất rộng
6. NHTM tham dự vào nhiều GD phức tạp, không có luồng tiền luân
chuyển ngay
7. Hệ thống kế toán và KSNB của NHTM rất phức tạp

190
1. Kiểm toán hoạt động ngân quĩ

1.1. Nội dung chủ yếu và vị trí của nghiệp vụ ngân


quĩ:
1.2. Sai sót, rủi ro dễ xảy ra trong hoạt động ngân
quĩ
1.3. Cơ chế kiểm tra kiểm soát nội bộ
1.4. Nội dung Kiểm toán

191
1.1. Nội dung chủ yếu và vị trí của nghiệp vụ ngân
quĩ:
- Nội dung:
+ Thu, chi tiền mặt
+ Kiểm đếm, đóng gói tiền
+ Đối chiếu số liệu tiền mặt cuối ngày
+ Điều chuyển tiền mặt
- Vị trí:
+ NH luôn phải dự trữ và quản lý 1 khối lượng tiền rất lớn, bao
gồm cả nội và ngoại tệ
+ Nhìn chung, lượng tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng
tương đối lớn trong tổng TS Có của NH
+ Tiền là TS Có nhạy cảm với rủi ro, tạo lòng tham, ý đồ gian lận
192
1.2. Sai sót, rủi ro dễ xảy ra trong hoạt động ngân quĩ

- Không an toàn trong khâu bảo quản tiền: ẩm mốc, mối


mọt, cháy…
- Kiểm đếm dễ nhầm lẫn, thu, chi thừa thiếu cho khách hàng
- Rủi ro Tiền giả (VND và ngoại tệ)
- Cán bộ kiểm ngân biển thủ, gian lận, tham ô, rút lõi, cố
tình chi thiếu thu thừa
- Bị tấn công, cướp tiền tại kho quĩ hoặc trên đường vận
chuyển
- Nhầm lẫn các loại mệnh giá, không theo dõi chính xác
lượng tiền từng loại
- Sai lệch giữa tiền mặt thực tế, sổ quĩ, sổ kế toán và số liệu

trên BCTC

193
1.3. Cơ chế kiểm tra kiểm soát nội bộ
(phải đạt được các yêu cầu tối thiểu)

- Kho tiền phải đầy đủ các phương tiện để chống mối mọt,
ẩm mốc, cháy nổ, trộm cắp -> vị trí kho quĩ
- Hệ thống khoá: 3 chìa, phân tách chức năng: Thủ quĩ, kế
toán, Giám đốc
- Tiền phải được sắp xếp khoa học
- Giới hạn người không có trách nhiệm tiếp xúc với tiền
- Ra vào kho tiền không được mang túi
- Những bó tiền kiểm đếm của thủ quĩ nào phải có tem
riêng của thủ quĩ đó dán niêm phong

194
1.3. Cơ chế kiểm tra kiểm soát nội bộ (tiếp)

- Đột xuất kiểm tra, kiểm đếm tiền mặt thực tế


- Có biện pháp an toàn khi điều chuyển tiền: Phương tiện
đảm bảo, không để 1 người với tiền
- Thiết bị máy móc soi tiền giả (mệnh giá nào phải qua
máy soi)
- Kiểm tra, đối chiếu thường xuyên giữa sổ quĩ sổ kế toán
- Kế toán phải theo dõi riêng số tiền thừa, thiếu của từng
thủ quĩ và phải giám sát chặt chẽ việc xử lý tiền thừa
thiếu
- Thủ quĩ không được lập phiếu thu, chi, bảng kê lĩnh nộp
tiền thay khách hàng
- Thủ quĩ không kiêm kế toán, kiểm soát
195
1.4. Nội dung Kiểm toán
1.4.1. Mục tiêu:
- Hoạt động ngân quĩ có được tổ chức nghiêm túc, chặt
chẽ, an toàn
- Sự tồn tại thực tế của tiền mặt và sự khớp đúng giữa tiền
mặt thực tế với sổ kế toán, sổ quĩ và BCTC

196
1.4.2. Nội dung & phương pháp kiểm toán
* Phương pháp kiểm toán hệ thống:
- Rà soát qui trình nghiệp vụ được qui định bằng văn bản xem những
qui trình nghiệp vụ đó đã đảm bảo cho nghiệp vụ ngân quĩ được an
toàn, chính xác chưa
- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát:
+ Thu thập biên bản kiểm đếm tiền định kỳ, đột xuất của NH:
thành phần tham gia có đủ tư cách không, có độc lập với bộ
phận kho quĩ không.
+ Quan sát việc ra vào kho tiền
+ Chọn mẫu lấy 1 số phiếu thu, phiếu chi, bảng kê các laọi tiền
nộp xem có hợp lệ không, việc vào sổ sách kế toán ntn.
+ Chọn 1 số bó tiền kiểm tra tem nhãn dán có chữ ký của thủ quĩ.

197
* Kiểm toán cơ bản:
+ Tham gia hoặc chứng kiến việc kiểm đếm tiền, đối
chiếu kết quả kiểm đếm với sổ quĩ, sổ kế toán.
+ Kiểm tra trực tiếp số dư & chứng từ nghiệp vụ phát
sinh số tiền thừa, thiếu.
+ Kiểm tra trực tiếp sổ quĩ, sổ kế toán của 1 số ngày
hoạt động

198
2. Kiểm toán nghiệp vụ kinh doanh
giao dịch
2.1. Khái niệm và đặc điểm của nghiệp vụ kinh
doanh giao dịch
2.2. Các hình thức kinh doanh giao dịch
2.3. Đánh giá rủi ro trong KDGD
2.4. Tổ chức và kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ
kinh doanh giao dịch.
2.5. Kiểm toán nghiệp vụ kinh doanh giao dịch

199
2.1. Khái niệm và đặc điểm của nghiệp vụ kinh
doanh giao dịch
2.1.1. Kinh doanh giao dịch là gì?
- Là tất cả những hoạt động liên quan đến thị trường tiền tệ,
thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối.
- Trong đó kinh doanh ngoại hối là những giao dịch kinh
doanh điển hình, truyền thống của các hoạt động kinh
doanh giao dịch:
+ Mua bán các loại ngoại tệ
+ Mua bán vàng chuẩn quốc tế
+ Mua bán các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ
- Các loại hình kinh doanh khác trên thị trường tài chính: mua bán,
vay vốn vài ngày, qua đêm
- Các công cụ tài chính phái sinh (Derivatives) 200
2.1.2. Mục tiêu

- Tìm kiếm lợi nhuận: thông qua:


+ Chênh lệch giá
+ Thu phí
+ Đầu tư, cho vay

- Phòng ngừa rủi ro


- Phục vụ, thu hút khách hàng

201
2.1.3. Đặc điểm
(1) - Giao dich diễn ra vào những thời gian và trên các thị trường
khác nhau. Chủ yếu là bằng điện thoại => không thực hiện
được nguyên tắc “4 mắt”
(2) - Giá cả của ngoại hối biến động rất mạnh => hàm chứa
nhiều rủi ro
(3) - Không có dòng vốn luân chuyển trực tiếp => khó kiểm
soát, rủi ro cao
(4) - Giao dịch diễn ra trong thời gian ngắn
(5) - Số lượng các giao dịch lớn
(6) - Giao dịch mang tính toàn cầu

Overnight Repurchase Agreement


202
* Chức năng của sở giao dịch
+ Cầu nối cung - cầu ngoại hối

+ Tăng tính minh bạch của thị trường

+ Giảm chi phí giao dịch

203
thÞ tr­êng tµi chÝnh

thÞ tr­êng kú h¹n (forward Market) thÞ tr­êng giao ngay (spot market)

Các giao dịch kỳ hạn Các giao dịch giao ngay


Forward transactions Spot transactions

Giao dịch vô điều kiện Giao dịch có điều kiện SGD OTC

Forward Future SWAP Option CAP FLOOR FRA, FFD


…. …

OTC SGD

SGD OTC

204
2.2. Các hình thức kinh doanh giao dịch chủ yếu

2.2.1. Giao dịch giao ngay (Spot)

- Là hợp đồng được ký kết giữa 2 bên đối tác về việc


mua, bán 1 lượng đối tượng giao dịch (ngoại tệ, giấy tờ
có giá…) trong đó ngày thực hiện hợp đồng, theo
thông lệ quốc tế là 2 ngày làm việc sau ngày ký kết
hợp đồng.

Date: Mon Tue Wed Thu Fri Sat Sun Mon Tue Wed

Deal date: a b c d e
Settlement
Date: - - a b c - - - d e
Giao dịch Spot được ký kết với espot

205
2.2.2. Giao dịch kỳ hạn (Forward)

- Là hợp đồng đuợc ký kết giữa 2 bên đối tác về việc mua, bán
1 luợng đối tuợng giao dịch (ngoại tệ, giấy tờ có giá…) trong
đó khoảng cách giữa ngày ký kết và ngày thực hiện hợp đồng
là lớn hơn 2 ngày làm việc.
Ví dụ:
- TCTD A ký cam kết mua 2000 cổ phiếu của SAM. Hôm nay ký
cam kết, sau 3 tháng mới thực hiện, hoặc
Ký cam kết bán 20.000 USD. Hôm nay ký cam kết, sau 2 tuần
mới thực hiện.

206
Đặc điểm của giao dịch Forward

Khoảng cách giữa Giá cả, chủng


Deal date và loại, khối
Settlement Date là lượng giao
lớn hơn hai ngày dịch đều được
làm việc xác định tại
thời điểm ký
cam kết

Giao dịch kỳ
hạn được ký
kết với giá kỳ
hạn eforward

=> Forward được sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc Hedging
207
Đặc điểm chung của Spot và Forward

Đều là các giao dịch 1 chiều “Mua, bán hẳn”

Mua đứt, bán đoạn =>


Outright

=> Chuyển quyền sở hữu => Open position (nếu không có NV đối ứng)
+ Mua Spot, Forward: Tạo Long Position -> Rủi ro khi tỷ giá giảm e
+ Bán Spot, Forward: Tạo Short Position -> Rủi ro khi tỷ giá tăng e
208
Ví dụ: Xác định tỷ giá kỳ hạn eForward

- Xuất phát điểm: Có 20.000 USD, cần đầu tư trong 6 tháng.


Có 2 lựa chọn: Đầu tư bằng USD hoặc bằng VND
- Lãi suất đồng USD: iUSD = 4%/ năm
- Lãi suất đồng VND: iVND = 8,5%/ năm
- Tỷ giá giao ngay: eSpot VND/USD = 15.500
------------------------------------------------------------------------
=> Yêu cầu: Hãy xác định tỷ giá kỳ hạn giữa hai đồng tiền
(Otherthings equal)

209
Lời giải ví dụ:

* Nếu đầu tư bằng USD:


Sau 6 tháng nhận được số tiền
20.000 + 20.000 * (4%/12)*6 = 20.400 USD
* Nếu đầu tư bằng VND:
Đổi 20.000 USD = 20.000 * 15.500 = 310 tr VND
=> Sau 6 tháng nhận được số tiền:
310tr + 310tr * (8,5%/12)*6 = 323.175.000 VND

323.175.000
* eForward = ------------------------ = 15.841,91
20.400
210
2.2.3. Hoán đổi tài chính (SWAP)

a. Hoán đổi ngoại tệ (Foreign exchange SWAP)


SWAP ngoại tệ là 1 sự kết hợp giữa một giao dịch Spot và 1
giao dịch Forward để tạo thành giao dịch 2 chiều.
=> Có 2 cách kết hợp:
(1). SWAP = mua Spot + b¸n Forward Cïng mét khèi l­îng ®èi t­îng giao dÞch víi
cïng mét ®èi t¸c
(2). SWAP = b¸n Spot + mua Forward Nh­ng víi gi¸ cả kh¸c nhau: giao dÞch Spot
¸p dông tû gi¸ giao ngay, giao dÞch
forward ¸p dông tû gi¸ kú h¹n.
• Biến giao dịch một chiều thành giao dịch 2 chiều và đóng được trạng thái
mở
=> Tránh được rủi ro tỷ giá.
• Tuy nhiên nhược điểm của SWAP ngoại tệ là giao dịch đóng,
=> mất đi cơ hội để kinh doanh chênh lệch tỷ giá.
211
b. Hoán đổi đồng tiền (Currency SWAP)

Ví dụ: TCTD A đang huy động VND, nhưng khách hàng vay lại có
nhu cầu vay bằng USD. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng vay
sẽ có nhiều cách khác nhau:

TCTD A

Cần cho vay 10.000 Huy động 150tr VND


USD
Kỳ hạn 3 tháng
Kỳ hạn 3 tháng

(1). Dùng VND huy động được để mua USD cho vay
(2). Dùng SWAP ngoại tệ: mua Spot + Bán Forward.

(3). Sử dụng SWAP đồng tiền.

212
Gần giống với SWAP ngoại tệ nhưng SWAP đồng tiền khác ở chỗ
là trong giao dịch này, các TCTD không mua, bán các đồng
tiền mà là “cho nhau mượn” hai loại đồng tiền khác nhau với
giá trị tương đương theo tỷ giá Spot. Khi đáo hạn hợp đồng sẽ
trả lại đồng tiền gốc cho nhau. Và trong thời hạn của hợp
đồng diễn ra dòng thanh toán tiền lãi.

213
TCTD A TCTD B
CÇn cho vay Huy ®éng SWAP ®ång tiÒn CÇn cho Huy ®éng
10.000 USD 150tr VND <--------------------------------> vay 10.000 USD
Kỳ hạn 3 Kỳ hạn 3 150tr VND Kỳ hạn 3
năm năm Kỳ hạn 3 năm
năm
Trao ®i 150tr VND
t0: ------------------------------------->
NhËn vÒ 10.000 USD
<-------------------------------------
Thanh to¸n l·i USD (10.000 * iUSD)
Sau 1 năm t1: ------------------------------------->
NhËn vÒ l·i VND (150tr * iVND)
<-------------------------------------
Thanh to¸n l·i USD (10.000 * iUSD)
Sau 2 năm
t2: ------------------------------------->
NhËn vÒ l·i VND(150tr * iVND)
<-------------------------------------
Thanh to¸n l·i USD (10.000 * iUSD)
Sau 3 năm
(HÕt h¹n hîp t3 ------------------------------------->
®ång) NhËn vÒ l·i VND(150tr * iVND)
<-------------------------------------
Đång thêi thanh to¸n gèc
Trao ®i 10.000 USD
-------------------------------------> 214
c. Hoán đổi lãi suất (Interest rate SWAP)

 Hoán đổi lãi suất là hợp đồng giữa hai bên đối tác về
việc hoán đổi các luồng thanh toán khác nhau phát sinh
trên cơ sở một khoản vốn hư cấu (thỏa thuận) bằng một
đồng tiền nhất định với sự áp dụng các cơ sở tính lãi
khác nhau cho một khoảng thời gian nhất định.

215
TCTD A TCTD B

Cho vay VND Huy ®éng VND, SWAP l·i suÊt Cho vay VND, Huy ®éng VND
t = 1 năm <------------------> t = 1 năm t = 1 năm
t = 1 năm
L·i suÊt biÕn đæi L·i suÊt cè đÞnh L·i suÊt biÕn
L·i suÊt cè ®Þnh Cứ sau 3
Libor + 0.5% 8%/năm ®æi Libor
7.5%/năm tháng:
3 th¸ng Ên ®Þnh 3 th¸ng Ên ®Þnh
Trao ®i
1 lÇn Libor+0.5% 1 lÇn
-------------------->
NhËn vÒ
8%/năm
<--------------------

TÝnh trªn cïng mét c¬ së gèc (H­cÊu theo tháa thuËn)

216
Xét bảng tổng kết tài sản của 2 TCTD
sau khi ký hợp đồng SWAP lãi suất

TCTD A TCTD B

Libor + 0.5% 7.5% Giao dÞch gèc 8% Libor

8% Libor + 0.5% Giao dÞch Libor +0.5% 8%


SWAP l·i
suÊt

+ 0.5% Tæng hîp + 0.5%

217
Điều kiện để có thể ký kết hợp đồng SWAP lãi suất:

Điều quan trọng là TCTD A cần phải tìm đúng đối tác. TCTD
B, đối tác SWAP của TCTD A cần phải có các điều kiện sau:
+ Phải có tình trạng tài sản – nguồn vốn ngược với TCTD A về
cơ sở lãi suất
+ Lãi suất huy động của TCTD B phải cùng cơ sở và nhỏ hơn
lãi suất cho vay của TCTD A
+ Lãi suất cho vay của TCTD B phải cùng cơ sở và lớn hơn lãi
suất huy động của TCTD A.

218
2.2.4. Giao dịch quyền chọn (Options)

* Khái niệm quyền chọn:

“Quyền chọn là hợp đồng được ký kết giữa hai bên đối tác: người mua
quyền và người bán quyền. Trong đó người mua quyền trả cho
người bán quyền một phí quyền chọn để có quyền được Mua/hoặc
Bán một khối lượng đối tượng giao dịch theo mức giá gốc đã thoả
thuận vào một thời điểm nhất định (option kiểu Châu Âu) hoặc vào
một khoảng thời gian nhất định (Option kiểu Mỹ) trong tương lai”.

=> Tuỳ thuộc vào nội dung cam kết sẽ có hai loại quyền chọn:
Quyền chọn mua (Call Option) và quyền chọn Bán (Put
Option).
219
* Đặc điểm của quyền chọn:

+ Quyền chọn là loại giao dịch có điều kiện, việc ký kết hợp đồng luôn
kèm với một khoản phí.
+ Người mua quyền chọn là người phải trả một khoản phí quyền chọn
nhưng là người chủ động. Nghĩa là khi đáo hạn hợp đồng người
mua có thể thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng tuỳ thuộc vào
ý thích và lợi ích của anh ta.
+ Còn người bán quyền chọn là người nhận được một khoản phí
nhưng lại rơi vào thế bị động. Nghĩa là khi đáo hạn anh ta phải
luôn sẵn sàng thực hiện theo yêu cầu của người mua quyền: Sẵn
sàng bán nếu là quyền mua, sẵn sàng mua nếu là quyền bán với
khối lượng và giá cả đã thoả thuận.

220
* Phân tích nội dung của quyền chọn

(1). Quyền chọn mua (Call Option)

Ví dụ: TCTD A mua quyền chọn mua 1000 cổ phiếu Công


ty ABC
+ Giá gốc: 100/Cphiếu
+ Phí quyền chọn: 10/Cphiếu
+ Thời hạn: 3 tháng kiểu Châu Âu

221
Quyết định của người MUA QUYỀN phụ thuộc vào giá thị
trường (Pt) của cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn

Gi¸ thÞ tr­êng cña QuyÕt ®Þnh cña L·i, lç/ Cæ


cæ phiÕu (Pt) ng­êi mua Call phiÕu
Option
90 Không mua -10

95 Không mua -10 Out of the money

100 Bàng quan -10

105 Có mua -5

110 Có mua 0 At the money

>110 Có mua Lãi + In the money

222
Đồ thị biểu diễn lãi/ lỗ của người mua Call Option

Lãi
Mua Call
f
P
0

P+f Pt
-f

Lỗ

223
Người bán quyền mua:

Người bán quyền chọn mua là người bị động. Lợi ích của người
bán cũng chịu chi phối bởi giá thị trường của đối tượng giao
dịch. Cụ thể lợi ích của người bán quyền sẽ đối nghịch với lợi
ích của người mua quyền.
Lãi

f P

P+f Pt
-f

Lỗ
Bán Call

224
(2). Quyền chọn Bán (Put Option)

Ví dụ: TCTD A mua quyền chọn Bán 1000 cổ phiếu


Công ty ABC
+ Giá gốc: 100/Cphiếu
+ Phí quyền chọn: 10/Cphiếu
+ Thời hạn: 3 tháng kiểu Châu Âu

225
Quyết định của người MUA QUYỀN phụ thuộc vào giá thị
trường (Pt) của cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn

Gi¸ thÞ tr­êng cña QuyÕt ®Þnh cña L·i, lç/ Cæ


cæ phiÕu (Pt) ng­êi mua Put phiÕu
Option

110 Không bán -10

105 Không bán -10 Out of the money

100 Bàng quan -10

95 Có bán -5

90 Có bán 00 At the money

<90 Có bán Lãi + In the money

226
Lãi

f
P
0
Pt
-f P-f

Lỗ Mua Put

Lãi
Bán Put
f
P-f
0
P Pt
-f

Lỗ 227
* Những rủi ro của nghiệp vụ quyền chọn

Quyền chọn cũng là giao dịch một chiều “mua


bán hẳn” vì vậy cũng tạo ra rủi ro cho những
bên tham gia.

228
2.2.5. Các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất khác

a. Công cụ CAP
* Khái niệm CAP
“ CAP là hợp đồng được được ký kết giữa hai bên đối tác
trong đó bên mua thanh toán một khoản phí CAP để
nhận được quyền cứ vào cuối một kỳ lãi nhất định yêu
cầu bên bán thanh toán một khoản chênh lệch giữa lãi
suất thị trường với mức lãi suất so sánh đã thỏa thuận
nếu lãi suất thị trường lớn hơn mức lãi cuất so sánh đã
thỏa thuận tính trên một giá trị danh nghĩa hư cấu”.

229
=> Như vậy CAP là loại giao dịch có điều kiện, và
thực chất hợp đồng CAP là một loạt các hợp
đồng quyền chọn về lãi suất. Mục đích của CAP
là để chống lại rủi ro do tăng lên của lãi suất
thị trường.

230
Ví dụ tình huống TCTD sử dụng CAP

TCTD A

Cho vay 100tr VND, thêi h¹n 1 năm Huy ®éng 100tr VND, thêi h¹n 1 năm
L·i suÊt cè ®Þnh 8%/năm L·i suÊt biÕn ®æi Libor
3 th¸ng Ên ®Þnh 1 lÇn

Trạng thái bất tương đồng giữa bên Nợ và bên Có về cơ


sở lãi suất

=> Rủi ro lãi suất khi i TĂNG


231
Nếu dự đoán thời gian tới lãi suất Libor sẽ tăng
mạnh, TCTD có nguy cơ bị lỗ, TCTD A sẽ tìm
kiếm một đối tác để mua một CAP:
+ TCTD A trả một phí CAP 0.5% cho đối tác để nhận
được quyền
+ Cứ sau mỗi 3 tháng (thời điểm ấn định lãi suất HĐV),
nếu lãi suất Libor lớn hơn lãi suất so sánh 7.5% thì
đối tác phải thanh toán cho TCTD A phần chênh lệch.

232
* Phân tích cơ chế hoạt động của CAP
- Giả sử sau 3 tháng lãi suất Libor tăng mạnh thật đến
8.3%/năm:
+ Nếu không ký hợp đồng CAP, hiển nhiên TCTD A sẽ chịu một khoản lỗ
do lãi suất huy động lớn hơn lãi suất cho vay 0.3%. (lỗ - 0.3%)
+ Nhưng vì TCTD A đã ký kết hợp đồng CAP với lãi suất so sánh 7.5% nên
sẽ có quyền yêu đối tác thanh toán phần chênh lệch là:
8.3% - 7.5% = 0.8%.
=> Tổng hợp lại thu nhập và chi phí của TCTD A như sau:
+ Thu nhập: - Cố định từ giao dịch gốc: 8%/
- Giao dịch CAP: 0.8%/
+ Chi phí: - Giao dịch gốc: 8.3%
- Giao dịch CAP: 0.5%
+ Lãi/ lỗ: 0%
=> Vậy bằng cách ký hợp đồng CAP, TCTD A đã không bị lỗ trong giao
dịch trên hay đã thoát khỏi rủi ro lãi suất.
233
Nhưng vì CAP cũng giống như quyền chọn nên nếu dự
đoán của TCTD không đúng thì sẽ phải chịu thêm gánh
nặng chi phí CAP.

- Giả sử sau 3 tháng lãi suất Libor không tăng mà chỉ bằng 7.3%/năm:
+ Nếu không ký hợp đồng CAP, hiển nhiên TCTD A sẽ hưởng thu nhập từ
chênh lệch lãi suất là: 8% - 7.3% = 0.7%
+ Nhưng vì TCTD A đã ký kết hợp đồng CAP với đối tác nên phải trả đi phí
CAP là 0.5%.
=> Tổng hợp lại thu nhập và chi phí của TCTD A như sau:
+ Thu nhập: - Từ giao dịch gốc: 8%/
+ Chi phí: - Giao dịch gốc: 7.3%
- Giao dịch CAP: 0.5%
+ Lãi/ lỗ: 0.2%
=> Vậy do dự đoán sai về lãi suất và ký hợp đồng CAP , TCTD A đã phải
chịu gánh nặng chi phí CAP.
234
b. Công cụ FLOOR

* Khái niệm FLOOR


“ FLOOR là hợp đồng được được ký kết giữa hai bên đối
tác trong đó bên mua thanh toán một khoản phí FLOOR
để nhận được quyền cứ vào cuối một kỳ lãi nhất định
yêu cầu bên bán thanh toán một khoản chênh lệch giữa
lãi suất thị trường với mức lãi suất so sánh đã thỏa
thuận nếu lãi suất thị trường nhỏ hơn mức lãi cuất so
sánh đã thỏa thuận tính trên một giá trị danh nghĩa hư
cấu”.

235
=> Như vậy FLOOR là loại giao dịch có điều kiện, và thực
chất hợp đồng FLOOR là một loạt các hợp đồng quyền
chọn về lãi suất. Mục đích của FLOOR là để chống lại rủi
ro do giảm xuống của lãi suất thị trường.

236
Ví dụ tình huống TCTD sử dụng FLOOR

TCTD A

Cho vay 100tr VND, thêi h¹n 1 năm Huy ®éng 100tr VND, thêi h¹n 1 năm
L·i suÊt biÕn thiªn Libor L·i suÊt cè ®Þnh 7%/năm
3 th¸ng Ên ®Þnh 1 lÇn

Trạng thái bất tương đồng giữa bên Nợ và bên Có về cơ


sở lãi suất

=> Rủi ro lãi suất khi i GiẢM


237
Nếu dự đoán thời gian tới lãi suất Libor sẽ GiẢM
mạnh, TCTD có nguy cơ bị lỗ, TCTD A sẽ tìm kiếm
một đối tác để mua một FLOOR.
+ TCTD A trả một phí FLOOR 0.5% cho đối tác để nhận
được quyền
+ Cứ sau mỗi 3 tháng (thời điểm ấn định lãi suất cho vay),
nếu lãi suất Libor NHỎ hơn lãi suất so sánh 7.5% thì
đối tác phải thanh toán cho TCTD A phần chênh lệch.

238
* Phân tích cơ chế hoạt động của FLOOR
- Giả sử sau 3 tháng lãi suất Libor giảm mạnh thật đến 6.3%/năm:
+ Nếu không ký hợp đồng FLOOR, hiển nhiên TCTD A sẽ chịu một khoản lỗ
do lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất huy động: 6.3% - 7% = -0.7%
+ Nhưng vì TCTD A đã ký kết hợp đồng FLOOR với lãi suất so sánh 7.5%
nên sẽ có quyền yêu đối tác thanh toán phần chênh lệch là 7.5% -
6.3% = 1.2%.
=> Tổng hợp lại thu nhập và chi phí của TCTD A như sau:
+ Thu nhập: - Cố định từ giao dịch gốc: 6.3%/
- Giao dịch FLOOR: 1.2%/
+ Chi phí: - Giao dịch gốc: 7%
- Giao dịch FLOOR: 0.5%
+ Lãi/ lỗ: 0%
=> Vậy bằng cách ký hợp đồng FLOOR, TCTD A đã không bị lỗ
trong giao dịch trên hay đã thoát khỏi rủi ro lãi suất.

239
Nhưng vì FLOOR cũng giống như quyền chọn nên nếu dự
đoán của TCTD không đúng thì sẽ phải chịu thêm gánh
nặng chi phí FLOOR.

- Giả sử sau 3 tháng lãi suất Libor không giảm mà tăng lên 8.3%/năm:
+ Nếu không ký hợp đồng FLOOR, hiển nhiên TCTD A sẽ hưởng thu nhập từ
chênh lệch lãi suất là: 8.3% - 7% = 1.3%
+ Nhưng vì TCTD A đã ký kết hợp đồng FLOOR với đối tác nên phải trả đi
phí FLOOR là 0.5%.
=> Tổng hợp lại thu nhập và chi phí của TCTD A như sau:
+ Thu nhập: - Từ giao dịch gốc: 8.3%/
+ Chi phí: - Giao dịch gốc: 7%
- Giao dịch FLOOR: 0.5%
+ Lãi/ lỗ: 0.8%
=> Vậy do dự đoán sai về lãi suất và ký hợp đồng FLOOR , TCTD A đã phải
chịu gánh nặng chi phí FLOOR.
240
c. Hợp đồng FRA (Forward Rate Agreement)

FRA là công cụ vô điều kiện để phòng ngừa rủi ro lãi suất

FRA = BETTING (Gambling)


FRA
A B

Cứ đến một kỳ ấn định lãi suất nhất định

+ Nếu lãi suất thị trường Libor > Mức LSSS => A thanh toán
cho B phần chênh lệch, ngược lại

+ Nếu lãi suất thị trường Libor < Mức LSSS => B thanh toán
cho A phần chênh lệch

Tính trên gốc hư cấu thỏa thuận 241


d. Hợp đồng FFD (Forward Forward Deposit)

FFD = Hợp đồng gửi tiền trong tương lai


=> Chống lại rủi ro giảm lãi suất
FFD
A B

A cam kết gửi và B cam kết nhận:

+ Một lượng tiền nhất định

+ Với mức lãi suất thỏa thuận

+ Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 trong tương lai.

242
2.3. Đánh giá rủi ro trong kinh doanh giao dịch
 Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ luôn là một nghiệp vụ
tiềm ẩn rủi ro lớn. Rủi ro trong nghiệp vụ này rất phức tạp và ngay
cả khi sử dụng các nghiệp vụ khác chống đỡ rủi ro thì bản thân các
nghiệp vụ ấy cũng ẩn chứa rủi ro
 Lợi ích mang lại từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ rất lớn song yếu tố
rủi ro cũng đi cùng chiều với nó và rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ xuất hiện ngay sau khi giao dịch được thoả thuận
 Nhiệm vụ của NH là phải chủ động tìm hiểu và đưa ra các biện pháp
để kiểm soát và hạn chế rủi ro ứng với mỗi mức lợi nhuận mong
muốn

243
Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ

Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro


tín dụng tài chính hoạt động kiểm soát

Rủi Rủi Rủi Rủi Rủi Rủi Không Không


ro đối ro ro tỷ ro ro ro hiệu hiệu
tác chính giá lãi tổ nhân quả lực
trị suất chức sự

244
Biểu hiện cụ thể của rủi ro trong
kinh doanh giao dịch
 Ngân hàng vượt quá trạng thái ngoại hối cho phép
 Hạn mức giao dịch của các nhân viên không phù hợp hoặc
không được kiểm tra
 Không có sự phân tách trách nhiệm giữa bộ phận thực hiện
giao dịch và bộ phận kiểm soát/ghi nhận giao dịch
 Nhân viên giao dịch thực hiện các giao dịch không được phép,
giao dịch khống
 Sơ hở trong qui trình xác nhận giao dịch
 Đối tác không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
 Các giá (tỷ giá, lãi suất...) giao dịch và giá (tỷ giá, lãi suất...)
dùng để đánh giá lại không phù hợp

245
2.4. Tổ chức và kiểm soát nội bộ đối với nghiệp
vụ kinh doanh giao dịch.
2.4.1. Qui định về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ
kinh doanh giao dịch.
(1). Đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu đối với hoạt động kinh doanh
ngoại hối đã được công nhận và mang tính phổ biến trên thế giới:
+ Ban Giám đốc phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức và giám sát
các hoạt động kinh doanh
+ Các hoạt động kinh doanh chỉ được tiến hành trong khuôn khổ của
điều kiện khung do Ban Giám đốc qui định
+ Khi đưa ra 1 sản phẩm mới cần được nghiên cứu thử nghiệm và thực
hiện đúng qui trình nhằm đảm bảo với những điều kiện của thị
trường:
246
 Phải có sự chấp thuận của thành viên chuyên trách trong BGĐ & sau
đó phải thông báo cho toàn bộ BGĐ biết.
 Xây dựng đề án tổng thể & chi tiết về cơ cấu tổ chức, về qui trình
nghiệp vụ đối với việc kinh doanh sản phẩm mới.
 Giai đoạn thử nghiệm ở phạm vi & mức độ có thể nắm bắt được khái
quát -> để nếu có rủi ro thì cúng không lớn, và mức ảnh hưởng nhỏ tới
NH.
 Kết thúc giai đoạn thử nghiệm phải tổng kết, hoàn thiện qui chế về tổ
chức, về qui trình nghiệp vụ, về trình độ giao dịch viên, trang thiết bị
kỹ thuật, đảm bảo có hệ thống kiểm tra, giám sát chặt chẽ, giúp cán
bộ NH làm chủ được nghiệp vụ.
 Phải được sự phê duyệt của toàn thể BGĐ về qui chế tổ chức, về qui
trình nghiệp vụ để có thể kinh doanh giao dịch thường xuyên

247
+ Các nhân viên NH có liên quan đến hoạt động ngoại hối
phải hiểu biết về nội dung, yêu cầu, qui trình nghiệp vụ
và xử lý nghiệp đúng theo vị trí chức năng của mình.
+ Các hồ sơ, tài liệu về các giao dịch phải được trình bày
rõ ràng, đầy đủ và được quản lý chặt chẽ

248
(2) Các loại hình rủi ro trong hoạt động kinh doanh đều
phải được NH nhận biết đầy đủ và có các biện pháp
quản lý, kiểm soát, nghĩa là phải phát huy được vai trò
của ICS tại các khâu then chốt có hàm chứa nhiều rủi
ro.
(3) Phải qui định các giới hạn kinh doanh, hạn mức kinh
doanh cho mỗi hợp đồng, mỗi đối tác, mỗi giao dịch
viên:

249
Có các loại hạn mức:
+ Hạn mức về thi trường giao dịch và hạn mức khách hàng cụ thể ->
chống RR đối tác
+ Hạn mức đồng tiền giao dịch
+ Hạn mức theo loại sản phẩm
+ Hạn mức được phép giao dịch của giao dịch viên
 Khống chế hạn mức mua, bán
 Khống chế chênh lệch mua bán, không khống chế doanh số mua
bán từng hợp đồng
+ Hạn mức về giao dịch trong ngày của cả ngân hàng
+ Hạn mức về trạng thái ngoại hối
+ Hạn mức về giới hạn lỗ (Stop loss order)

250
(4) Sau khi giao dịch viên kết thúc 1 giao dịch phải viết phiếu giao
dịch, trong đó có đầy đủ các thông tin quan trọng như:
+ Loại sản phẩm giao dịch
+ Điều kiện hợp đồng
+ Thời hạn thực hiện hợp đồng
+ Đối tác
+ Giờ, ngày tháng giao dịch
+ Khối lượng giao dịch
+ Giá cả giao dịch
=> Phiếu giao dịch của từng loại giao dịch phải được chuẩn hoá
theo mẫu, phải được chuyển ngay cho 3 bộ phận: Tất toán,
hạch toán, giám sát.

251
(5) Phải hạch toán cập nhật ngay số liệu:
+ Hạch toán ngay từng giao dịch
+ Phải theo dõi được các loại hạn mức
(6) Việc lưu giữ hồ sơ phải đảm bảo tất cả các giao dịch được thể
hiện rõ ràng, hợp lý, đầy đủ
(7) Việc ra lệnh chuyển tiền thanh toán với NH nước ngoài phải
được người có trách nhiệm, có thẩm quyền ra quyết định và
giám sát.
(8) Qui định về hệ thống thông tin báo cáo cho BGĐ: Trạng thái
ngoại hối cuối ngày, trạng thái các nghiệp vụ, sản phẩm, trạng
thái số dư ngoại tệ tại mỗi NH nước ngoài.
252
2.4.2. Tổ chức nghiệp vụ kinh doanh giao dịch

Xuất phát từ tính rủi ro cao => việc tổ


chức các bộ phận phải đảm bảo sự phân
tách chức năng rõ ràng: nên tách 4 khâu
của hoạt động giao dịch thành 4 bộ phận
tách biệt. Nếu không cũng phải tách bộ
phận kinh doanh giao dịch với các bộ phận
khác:

253
Tổ chức kinh doanh giao dịch

Front Office Back Office

Teller Hạch toán kế toán


Teller
Đồng
Teller
Giám sát
đẳng Teller

Teller
Tất toán & Kiểm tra
Teller

254
Self Services- ATM Customer Services

Teller Teller Teller Teller

Controller

Back-Office

255
- Bộ phận giao dịch:
+ Bộ phận này có nhiệm vụ thu thập thông tin thị truờng, tìm kiếm
đối tác, tiến hành các giao dịch thông qua thị truờng tập trung và
phi tập trung và ký kết các hợp đồng
+ Quyết định hình thức giao dịch, loại ngoại tệ, loại hợp dồng, khối
luợng mua bán, giá cả, thời hạn giao dịch trong phạm vi hạn mức
đuợc phép
- Bộ phận khác:
+ Bộ phận hạch toán
+ Bộ phận tất toán kiểm tra
+ Bộ phận giám sát
=> Thực hiện các công việc liên quan trong giao dịch kinh doanh ngoại
hối để hoàn tất giao dịch, đồng thời ngan chặn các rủi ro, đưa ra các
giải pháp đối phó khi tình huống phát sinh

256
* Bộ phận hạch toán: Nhập dữ liệu giao dịch vào các sổ
sách kế toán, cập nhật các thông tin giao dịch vào máy tính

* Bộ phận tất toán kiểm tra: Xác nhận các giao dịch với đối
tác mà bộ phận giao dịch đã thực hiện, tiếp nhận các phản
hồi từ phía đối tác, kiểm tra qui trình thực hiện giao dịch và
hoàn tất các giao dịch theo hợp đồng

* Bộ phận giám sát: Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các
hạn mức giao dịch, các hạn mức về rủi ro và đánh giá hiệu
quả kinh doanh, phát hiện những tình huống bất thuờng để
đưa ra các biện pháp đối phó.

257
2.5. Kiểm toán nghiệp vụ kinh doanh giao dịch

2.5.1. Mục tiêu, đối tượng của kiểm toán kinh doanh
giao dịch
a. Mục tiêu:
- Đánh giá việc tuân thủ các quy định, quy trình, quy chế hoạt động
kinh doanh ngoại tệ hiện hành
- Đánh giá tính phù hợp, tính hiệu quả của các chính sách, thủ tục
kiểm soát trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
- Đánh giá tính đầy đủ, nghiêm túc, đúng đắn trong quá trình thực
hiện nghiệp vụ để đảm bảo những nghiệp vụ đã phát sinh phải
được ghi nhận, phản ánh đầy đủ trên báo cáo tài chính (nội, ngoại
bảng)
258
- Đánh giá được thực trạng hoạt động, tình trạng rủi ro của toàn
bộ hoạt động kinh doanh ngoại hối, mức độ ảnh hưởng của
nghiệp vụ này tới kết quả kinh doanh của NH cũng như sự an
toàn của NH.
- Đánh giá các phương tiện, công cụ đảm bảo an toàn cho hoạt
động kinh doanh giao dịch
- Đánh giá độ chính xác, trung thực của số liệu kế toán vệ kinh
doanh giao dịch.
- Đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong dây
chuyền, bao gồm cả yêu cầu về mô hình tổ chức, nguồn nhân
lực
- Đề xuất, khuyến nghị, tư vấn trên cơ sở phát hiện trong quá
trình kiểm toán để BLĐ có cơ sở tin cậy trong việc quản lý hoạt
động kinh doanh ngoại hối, hướng tới hiệu quả, chất lượng, phù
hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế
259
b. Đối tượng
Là toàn bộ các hoạt động có liên quan đến giao dịch kinh doanh
ngoại hối, trong đó chủ yếu là:
- Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh, chức năng của từng bộ
phận và qui trình thực hiện nghiệp vụ.
- Kiểm toán về hệ thống hạn mức
- Kiểm toán các món giao dịch:
+ Việc thực hiện giao dịch có đúng điều kiện, giá cả thị trường
+ Kiểm toán việc gửi và tiếp nhận các xác nhận trong KDGD
- Kiểm toán hệ thống điện toán & xử lý thông tin
- Kiểm toán hệ thống thông tin, báo cáo trong KDGD
- Kiểm toán việc quản lý rủi ro trong KDGD

260
2.5.2. Nội dung và phương pháp kiểm toán

Kiểm toán hệ thống:


* Phân tích hệ thống:
Phải thu thập được đầy đủ các thông tin về tổ chức, về qui trình
KDGD để đánh giá điểm mạnh, yếu
- Xem xét hệ thống hạn mức có những hạn mức cụ thể nào
- Bộ phận nào xây dựng qui trình hạn mức
- Các căn cứ xây dựng hạn mức có hợp lý không
- Trong qui trình mỗi khi có ký kết hợp đồng giao dịch thì giao dịch đó
có được cập nhật để giám sát việc chấp hành hạn mức.
- Trong qui trình, kiểm soát nội bộ phải cài đặt chốt kiểm soát để nếu
hạn mức bị vi phạm thì phát hiện được ngay và xử lý vi phạm.
261
* Xác nhận hệ thống:
- Thực hiện các “thử nghiệm kiểm soát” để xác
nhận tính hiệu lực của các qui định trong thực tế.
- Chọn mẫu một số nghiệp vụ để kiểm tra trực tiếp
xem qui trình có được tuân thủ, giao dịch có được
cập nhật, hạn mức có được xác định ngay hay
không?

262
Thử nghiệm kiểm soát
 Chọn 25 giao dịch kinh doanh ngoại tệ trong năm và kiểm tra:
 Phiếu giao dịch có được đánh số thứ tự, được ký bởi nhân viên
giao dịch và nhân viên kiểm soát có thẩm quyền
 Có xác nhận gửi đi không, xác nhận gửi đi có trùng khớp với nội
dung của giao dịch không.
 Có xác nhận gửi đến không, có trùng khớp với nội dung phiếu
giao dịch không. Nếu có khác biệt thì yêu cầu giải thích và biện
pháp giải quyết.
 Ngày tháng trên xác nhận cùng ngày với ngày thực hiện giao
dịch?
 Các xác nhận gửi đến được chuyển thằng đến bộ phận kiểm soát
chứ không phải bộ phận giao dịch.
 Biện pháp giải quyết nếu không nhận được xác nhận của đối tác,
hoặc nhận được xác nhận mà không đối chiếu được với ghi chép
của ngân hàng. Các trường hợp này cần được lưu lại và báo cáo
với ban lãnh đạo. 263
Thử nghiệm kiểm soát (tiếp)
 Yêu cầu cán bộ ngân hàng cung cấp bảng liệt kê các
giao dịch chưa được chưa nhận được xác nhận của đối
tác, và các xác nhận của đối tác mà chưa đối chiếu được
với hệ thống của ngân hàng tại thời điểm kiểm toán.
Yêu cầu cán bộ ngân hàng giải thích các giao dịch này
và các biện pháp giải quyết.
 Đối chiếu số liệu tài khoản giao dịch ngoại tệ với bảng
cân đối ngày cho 15 ngày trong năm.
 Yêu cầu cán bộ ngân hàng cung cấp bảng đối chiếu
lỗ/lãi của các giao dịch theo ngày/tuần giữa bộ phận
giao dịch và bộ phận kiểm soát/kế toán. Yêu cầu lý giải
cho các khác biệt lớn. Kiểm tra dấu hiệu sự phê duyệt
của cán bộ có thẩm quyền.
264
Thử nghiệm kiểm soát (tiếp)

 Kiểm tra việc tính lỗ/lãi kinh doanh ngoại tệ cho 15 ngày
trong năm.
 Đối chiếu số liệu lỗ/lãi của tháng với bảng cân đối cuối
tháng cho 2 tháng trong năm.Yêu cầu ngân hàng cung
cấp báo cáo trạng thái ngoại hối của 15 ngày trong năm,
kiểm tra xem có tuân thủ với qui định hiện hành.
 Kiểm tra dấu hiệu sự phê duyệt của cán bộ có thẩm
quyền đối với các báo cáo trên.
 Thu thập mức tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng nhà nước
ban hành trong 15 ngày trong năm, kiểm tra với mức tỷ
giá của các giao dịch với các doanh nghiệp xem có vượt
quá mức qui định.
265
Thử nghiệm kiểm soát (tiếp)
 Đối với tỷ giá giao dịch với các đối tác là ngân hàng và tỷ giá
dùng để đánh giá lại, kiểm tra mức độ hợp lý của tỷ giá với các
nguồn thông tin từ thị trường (Reuters...). Đảm bảo rằng các tỷ
giá này được nhân viên có thẩm quyền độc lập với bộ phận giao
dịch phê duyệt.
 Thu thập file lưu trữ phiếu giao dịch, kiểm tra chọn mẫu xem
các phiếu giao dịch có được đánh số thứ tự liên tục.
 Quan sát nhân viên giao dịch, nhân viên kế toán và nhân viên
kiểm soát thực hiện các giao dịch để kiểm tra sự phân định
trách nhiệm giữa các bộ phận và tuân thủ với các qui định của
ngân hàng.
 Đánh giá chính sách của ngân hàng trong việc phê duyệt hạn
mức giao dịch với đối tác.
266
Thử nghiệm kiểm soát (tiếp)
 Đối với tỷ giá giao dịch với các đối tác là ngân hàng và tỷ giá
dùng để đánh giá lại, kiểm tra mức độ hợp lý của tỷ giá với
các nguồn thông tin từ thị trường (Reuters...). Đảm bảo rằng
các tỷ giá này được nhân viên có thẩm quyền độc lập với bộ
phận giao dịch phê duyệt.
 Thu thập file lưu trữ phiếu giao dịch, kiểm tra chọn mẫu xem
các phiếu giao dịch có được đánh số thứ tự liên tục.
 Quan sát nhân viên giao dịch, nhân viên kế toán và nhân viên
kiểm soát thực hiện các giao dịch để kiểm tra sự phân định
trách nhiệm giữa các bộ phận và tuân thủ với các qui định của
ngân hàng.
 Đánh giá chính sách của ngân hàng trong việc phê duyệt hạn
mức giao dịch với đối tác.
267
Kiểm toán cơ bản:
* Phân tích tổng quát:
- Số liệu trên Báo cáo tài chính và các báo cáo thống kê khác về
KDGD
- Đánh giá tổng quát về các loại sản phẩm mà NH giao dịch:
+ Đánh giá về thị trường
+ Trạng thái ngoại hối so VTC
+ Đánh giá trình độ, kinh nghiệm của GD viên
+ Đánh giá thu chi của hoạt động KDGD trong tổng thu chi,
+ Đánh giá khái quát mức độ rủi ro của hoạt động KDGD
 Đánh giá khái quát hoạt động KDGD để biết NH tham gia
KDGD để phòng ngừa rủi ro hay đầu cơ.
268
Thử nghiệm cơ bản
 Đánh giá thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ với số
liệu năm trước, với kế hoạch theo từng loại giao dịch.
 Đánh giá doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ theo từng
loại tiền tệ, bao gồm cả việc phân tích kỳ hạn và bộ phận các
hợp đồng chưa tới hạn.
 Kiểm tra việc tính toán và tỷ giá dùng cho việc tính toán thu
nhập kinh doanh ngoại tệ trong năm.
 Kiểm tra qui trình khóa sổ giao dịch và sự ghi nhận đầy đủ
các giao dịch bằng cách xem xét các xác nhận gửi đi và nhận
được chưa đối chiếu được, đối chiếu giữa bộ phận giao dịch
và bộ phận kiểm soát, kiểm tra các giao dịch trước và sau thời
điểm khóa sổ.

269
Thử nghiệm cơ bản (tiếp)

 Kiểm tra các hợp đồng chưa tới hạn tại thời điểm cuối năm tới
xác nhận của đối tác gửi cho ngân hàng, hoặc gửi xác nhận
trực tiếp.
 Xem xét việc đánh giá lại các hợp đồng chưa tới hạn tại thời
điểm cuối năm.
 Đánh giá rủi ro tập trung và sự cần thiết phái đánh giá tín
dụng các đối tác.
 Đánh giá sự phù hợp của chính sách kế toán với qui định hiện
hành.
 Đảm bảo việc trình bày trên báo cáo tài chính phù hợp với
chuẩn mực và chế độ hiện hành.

270
3. Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng

Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng


là nghiệp vụ cơ bản nhất,
quan trọng nhất, phức tạp
nhất và được ưu tiên hàng
đầu khi tiến hành kiểm toán tổ
chức tín dụng.

271
vì:
 Quy mô hoạt động tín dụng chiếm phần lớn trong tài
sản Có của ngân hàng thương mại.
 Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng thu nhập
 Quy trình cấp tín dụng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp; sản
phẩm tín dụng đa dạng; khách hàng vay vốn thuộc
nhiều ngành kinh tế khác nhau, loại hình doanh nghiệp
khác nhau, đk kinh doanh khác nhau, trình độ và phẩm
chất đạo đức của các nhà quản trị khác nhau...=> ẩn
chứa trong nó rất nhiều rủi ro.

272
3.1. Tổng quan về nghiệp vụ tín dụng
a. Khái niệm tín dụng:
“Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa hai chủ
thể trong đó bên cho vay chuyển giao quyền sử
dụng tài sản cho bên đi vay trong một thời gian
nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách
nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi
đến hạn thanh toán”

 Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng gồm hai
hình thức: Hình thức cho vay bằng tiền và cho thuê
động sản hoặc bất động sản.

273
* Các phương thức cấp tín dụng Ngân hàng:
(1). Cho vay:
 Cho vay từng lần
 Cho vay theo hạn mức tín dụng
 Cho vay trả góp
 Cho vay hợp vốn
 Cho vay theo dự án đầu tư
 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
 Cho vay theo hạn mức thấu chi
 Cho vay bằng phát hành thẻ tín dụng
(2). Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có
giá
(3). Cho thuê tài chính
(4). Bảo lãnh
... Các phương thức cấp tín dụng khác 274
Trong kiểm toán:
Quan hệ tín dụng giữa NH – KH bao gồm:
 Dư Nợ trên các loại Tài khoản cấp tín dụng
 Doanh số Bảo lãnh vay vốn, thanh toán...
 Cổ phiếu, trái phiếu do khách hàng phát
hành mà NH đang nắm giữ

275
b. Khái niệm “một đơn vị khách hàng vay vốn”
 Một khách hàng là một pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp
tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, các tổ chức khác có
quan hệ tín dụng với TCTD.
 Nhóm khách hàng liên quan bao gồm hai hoặc nhiều khách
hàng có quan hệ tín dụng với TCTD, thuộc một trong các trường
hợp sau:
 Quan hệ sở hữu:
 Một khách hàng cá nhân sở hữu tối thiểu 25% vốn điều lệ của

một khách hàng pháp nhân khác; hoặc


 Một khách hàng pháp nhân sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ

của một khách hàng pháp nhân khác.


 Quan hệ về quản trị, điều hành, thành viên:
 Quan hệ gia đình
 Quan hệ thị trường
276
Công ty A 8% VTC
Công ty B 10% VTC
Công ty C 5% VTC
Công ty D 12% VTC

Epco Công ty E 9% VTC


Công ty F 6% VTC
Minh Công ty G 2% VTC
Công ty H 4% VTC
Phụng Công ty I 7% VTC
Công ty K 8% VTC

Tổng dư Nợ cho vay với tập đoàn Epco = 4.800 TỶ VND


Trong khi VĐL = 1.100tỷ
Như vậy: Tổng DN tập đoàn này chiếm hơn 400% VTC của
NHCT Việt nam
277
Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng
Theo QĐ 457/2005/QĐ-NHNN:
 Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một KH

không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD.


 Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với

một KH không được vượt quá 25% vốn tự có của


TCTD.
 Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một nhóm

khách hàng có liên quan không được vượt quá 50%


vốn tự có của TCTD
 Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với

một nhóm khách hàng có liên quan không được


vượt quá 60% vốn tự có của TCTD.
278
Công ty Cổ phần A

70% 100% 80% 20%

Cty B Cty C Cty D Cty E

80% 60% 90% 30%

Cty F Cty H Cty I


Cty G

20% 10%

Cty K Cty L

Những công ty nào cần được coi là 1 nhóm


khách hàng vay vốn ???

279
3.2. Mục tiêu, yêu cầu và đối tượng của kiểm
toán nội bộ hoạt động tín dụng
3.2.1. Mục tiêu của kiểm toán tín dụng
 Đánh giá tính nghiêm túc, đúng đắn trong việc xây dựng

và tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng, như: Chiến lược,


chính sách, các điều kiện khung trong kinh doanh tín dụng,
phân chia về chức năng hoạt động...
 Xác định tính phù hợp của các khoản vay, tính chính xác,
trung thực, phù hợp của các số liệu kế toán: Dư nợ, nợ quá
hạn, lãi suất cho vay, định giá trị tài sản đảm bảo, mức trích
lập dự phòng...
 Phát hiện những sơ hở trong hoạt động tín dụng, những rủi ro
và tiềm ẩn rủi ro hoạt động tín dụng của NH từ đó đề xuất với
HĐQT, BLĐ các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt
động tín dụng của NH
 Đánh giá ảnh hưởng của nghiệp vụ tín dụng tới hiệu quả hoạt
động tài chính của NH 280
3.2.2. Yêu cầu của KTNB hoạt động tín dụng
 Đánh giá việc tuân thủ các chính sách, các quy định, quy trình
hoạt động tín dụng hiện hành
 Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng
 Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong hoạt động tín dụng của
toàn hệ thống có đảm bảo tính thích hợp, tính hiệu quả không
 Đánh giá tính trung thực và độ tin cậy của các thông tin về hoạt
động tín dụng không chỉ ở từng chi nhánh riêng biệt mà trong
toàn hệ thống
 Đánh giá việc tuân thủ các mục tiêu đề ra đối với chương trình
hoạt động tín dụng
 Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng
 Xác nhận về dư nợ và thực trạng tín dụng

281
3.3.3. Đối tượng của KTNB hoạt động tín dụng

 Kiểm toán tổng thể cơ cấu nghiệp vụ tín dụng của NH, phát
hiện những rủi ro tiềm ẩn, rủi ro luỹ kế qua cơ cấu tín dụng
của NH
 Kiểm toán việc tổ chức và qui trình nghiệp vụ tín dụng
 Hệ thống các văn bản hiện có về nghiệp vụ tín dụng có
phù hợp không? Có tối ưu không?
 Hệ thống các văn bản hiện có về nghiệp vụ tín dụng có
được chấp hành không?
 Kiểm toán đánh giá từng khoản vay (từng món tín dụng):
Về chất lượng, về độ trung thực của thông tin kế toán cho
vay....

282
3.3. Nội dung kiểm toán nội bộ hoạt động tín
dụng
3.3.1. Đánh giá rủi ro của nghiệp vụ tín dụng
 Các biểu hiện của rủi ro trong hoạt động tín dụng:
 Không phân loại và báo cáo kịp thời các khoản cho vay hiệu
quả hay không hiệu quả, từ đó không có biện pháp ngăn chặn
ngay từ đầu nên không thu hồi được TS thế chấp làm ảnh
hưởng đến vị thế của NH
 Không thực hiện soát xét định kỳ các khoản cho vay, không
đánh giá lại rủi ro và do đó không đảm bảo được là những
khoản cho vay đó có phù hợp với chính sách cho vay của NH
hay không
 Cán bộ tín dụng cho vay chồng chất, gia hạn khoản vay cả
vốn gốc và lãi, hoặc không thông báo việc không trả nợ đúng
hạn của KH nhằm che giấu việc các KH đang tiềm ẩn rủi ro
trong thanh toán, hoặc nhằm chứng tỏ rằng danh mục khoản
vay có lợi ích hoặc đã và đang đem lại lợi ích cho NH
283
 Các biểu hiện của rủi ro trong hoạt động TD (tiếp):
 Giá trị TSTC không còn đủ để trả cho những khoản nợ còn
tồn đọng của một khách hàng mất khả năng thanh toán mà
trước đây có tài sản thế chấp đầy đủ
 Các số liệu thống kê cơ bản và thông tin cung cấp cho ban
lãnh đạo phục vụ cho việc giám sát tình hình các khoản vay
không đầy đủ
 Các thông tin quản lý không thể hiện được tình hình cho vay
thực tế tài chi nhánh
 Các thông tin cung cấp trong các báo cáo không thể hiện
được tình hình thực tế về các khoản vay, thu nhập từ lãi
suất, các khoản cho vay không hiệu quả và các vấn đề khác
 Các rủi ro do biến động thị trường, thiên tai, khách hàng cố ý
lừa đảo...

284
 Đánh giá chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hoạt động
của bộ phận kiểm soát nội bộ tại đơn vị

 Các chính sách, thủ tục chi tiết về cơ chế, chính sách, chế độ
tín dụng được cập nhật thường xuyên và định kỳ
 Nhân viên có kinh nghiệm, năng lực và có kiến thức và hiểu
biết về nghiệp vụ tín dụng
 Nhân viên nhận thức được mục đích và mục tiêu hoạt động
của đơn vị mình
 Phân công nhiệm vụ một cách đầy đủ và hiệu quả
 Ban lãnh đạo nhận thức rõ ràng về những nhân tố quan
trọng có thể mang lại rủi ro và có thể kiểm soát được những
yếu tố này

285
 Đánh giá chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hoạt động
của bộ phận kiểm soát nội bộ tại đơn vị (tiếp)

 Bộ phận quản lý nhận thức được những vấn đề quan trọng và


có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu một cách kịp thời
 Kế hoạch chỉnh sửa đã được thực hiện đúng thời hạn
 Chương trình đào tạo nhân viên hoàn chỉnh phù hợp với những
nhu cầu về đào tạo đã được xác định
 Những thay đổi được quản lý một cách hiệu quả
 Cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh
 Ban lãnh đạo nhận trách nhiệm những yếu kém và khắc phục
những yếu kém
 Tính hiệu lực của các chính sách tín dụng, chính sách khách
hàng
286
3.3.2. Kiểm toán cơ cấu tín dụng
 Lý do:
Rủi ro tín dụng, hiệu quả của hoạt động tín dụng thể
hiện ngay trong cơ cấu tín dụng
Ví dụ:
 Việc tập trung tín dụng vào 1 ngành kinh tế, khu vực địa
lý, loại hình khách hàng, loại hình đảm bảo với mức độ
quá cao => Rủi ro
 Mức độ tập trung quá lớn vào 1 số khách hàng quá lớn
=> Rủi ro

287
 Nội dung kiểm toán cơ cấu tín dụng:
 Kiểm toán việc triển khai thực hiện chính sách TD về
cơ cấu tín dụng, chính sách khách hàng về đối tượng quan hệ
khách hàng
 Kiểm toán về tốc độ tăng trưởng tín dụng so với cùng
kỳ, đầu năm và mức độ hoàn thành kế hoạch.
 Kiểm toán mức độ tập trung tín dụng: Phân chia tổng dư
Nợ tín dụng theo các tiêu thức khác nhau:
 Ngành nghề kinh doanh
 Loại hình doanh nghiệp
 Khu vực kinh tế
 Khu vực địa lý
 Kỳ hạn của khoản vay
 Đồng tiền
 Giá trị khoản vay
 Nhóm khách hàng có quan hệ mật thiết
 Tổng dư nợ có Tài sản đảm bảo/ Dư nợ không có TSĐB
 Loại hình, tính chất tài sản đảm bảo
288
 Nội dung kiểm toán cơ cấu tín dụng (tiếp):
 Kiểm toán chất lượng tín dụng: trên cơ sở tính toán:
 Tỷ lệ NQH, nợ xấu thực tế đến thời điểm kiểm tra do đoàn
kiểm toán xác định so sánh với tỷ lệ đó do đơn vị cung cấp
trên cân đối của đơn vị tại thời điểm kiểm tra
 Tỷ lệ thu lãi tiền vay thực tế trong kỳ so sánh với lãi tiền vay
phải thu trong kỳ (nếu đạt trên 90% là tốt, nhỏ hơn 80% là
xấu)
 Tỷ lệ nợ khoanh, chờ xử lý trên tổng dự nợ

 Tỷ lệ nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ

 Kiểm toán việc thực hiện tỷ lệ đảm bảo an toàn tín dụng:
 Tính toán 15% VTC, 50% VTC => Đối chiếu số dư Nợ 1
khách hàng, 1 nhóm khách hàng vay
 Tính toán 25% VTC, 60% VTC => Đối chiếu số dư Nợ và
giá trị cam kết bảo lãnh cho 1 khách hàng, 1 nhóm KH
 Tính toán lại dự phòng rủi ro tín dụng so sánh với DPRR mà
đơn vị đã tính toán
289
3.3.3. Kiểm toán tổ chức và thực hiện qui
trình nghiệp vụ TD
 Mục đích:
 Đánh giá, kiểm tra việc tổ chức, chỉ đạo điều hành
hoạt động tín dụng có hiệu quả không, có khoa học
không???
 Đánh giá qui trình tín dụng được qui định bằng văn
bản có hiệu quả, tối ưu không???
 Các qui định về qui trình nghiệp vụ tín dụng có được
tuân thủ nghiêm túc trên thực tế không???
 Phương pháp: Kiểm toán hệ thống (phân tích hệ
thống)
290
3.3.3.1. Kiểm toán về tổ chức, chỉ đạo điều hành
nghiệp vụ TD
 Kiểm toán các qui định về cơ cấu tổ chức: các phòng ban chức
năng, nhiệm vụ của từng bộ phận => Đánh giá đã hợp lý, hiệu quả
chưa. Bản mô tả công việc của từng phòng, bộ phận, cán bộ trong
hoạt động nghiệp vụ tín dụng đã hợp lý? Có phân tách chức năng
giữa các bộ phận nghiệp vụ không???
 Kiểm tra việc triển khai chế độ, thể lệ và các văn bản chỉ đạo của
NH
 Kiểm toán việc bố trí cán bộ làm công tác tín dụng: chất lượng,
trình độ cán bộ tín dụng => ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín
dụng
 Kiểm tra việc phân tách chức năng giữa tiếp cận khách hàng, nhận
đơn xin vay vốn với xem xét, thẩm đinh tín dụng, kiểm tra, giám
sát với khoản TD đã cấp
291
 Đánh giá sự kết nối của hệ thống điện toán trong nghiệp vụ
tín dụng: thông tin đầy đủ, cập nhật đến khách hàng và
nghiệp vụ tín dụng
 Kiểm tra xem có các đơn vị trung gian và đơn vị tham mưu
không?
VD: + Bộ phận chuyên trách thẩm định: TS đảm bảo, thẩm
định khách hàng
+ Bộ phận tham mưu: chuyên nghiên cứu chính sách, qui
trình nghiệp vụ tín dụng
+ Bộ phận xếp hạng khách hàng: Rating
 Kiểm toán các hệ thống xếp hạng, phân loại khách hàng có
hiệu quả không? có giúp cho việc đánh giá khả năng tài chính
của khách hàng được chính xác, nhanh chóng => thẩm định
được chính xác, giảm chi phí của nghiệp vụ tín dụng không?
292
3.3.3.2. Kiểm toán qui trình nghiệp vụ cấp tín
dụng

* Mục đích:
- Đánh giá qui trình tín dụng được qui định bằng văn
bản có hiệu quả, tối ưu không ???
- Các qui định về qui trình nghiệp vụ tín dụng có được
tuân thủ nghiêm túc trên thực tế ???

293
* Phương pháp: (Kiểm toán hệ thống)

- Phân tích hệ thống: (Phân tích qui trình nghiệp vụ)

(1). Định hình 1 qui trình nghiệp vụ chuẩn (thông lệ tốt


nhất về hoạt động tín dụng ngân hàng)
(2). Tập hợp đầy đủ các văn bản, qui định về qui trình
nghiệp vụ tín dụng của NH? (có tồn tại dưới dạng văn
bản hay không)
(3). So sánh giữa qui trình qui định bằng văn bản với cái
“chuẩn”
(4). Tìm ra những khác biệt -> đánh giá sự khác biệt là tốt
hay xấu
294
- Xác nhận hệ thống: (Đánh giá mức độ tuân thủ trên thực
tế)
(1). Nắm vững, mô tả rõ ràng chi tiết qui trình nghiệp vụ tín dụng
được qui định bằng văn bản)
(2). Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (chọn mẫu) để biết xem qui
trình nghiệp vụ tín dụng trên thực tế diễn ra như thế nào
(3). So sánh giữa qui trình diễn ra trên thực tế với qui trình qui định
bằng văn bản
(4). Chỉ ra những khác biệt, giải thích nguyên nhân và hậu quả của
những khác biệt.
=> Đưa ra nhận xét đánh giá về mức độ rủi ro kiểm soát

295
* Nội dung cụ thể:
Thực chất là xem xét, đánh giá qui trình cấp tín dụng của
đơn vị thông qua đánh giá từng bước của qui trình cấp tín
dụng
(1). Tiếp xúc khách hàng và nhận hồ sơ xin vay: (phân tách chức
năng giữa tiếp cận khách hàng, nhận đơn với thẩm định TD)
(2). Thẩm định tín dụng
(3). Quyết định cho vay, cam kết cho vay và giải ngân
(4) Giám sát tín dụng
(5). Quản lý hồ sơ, lưu giữ tài sản đảm bảo
(6). Xử lý các khoản nợ xấu

296
a. Nhận và xử lý hồ sơ của KH:
 Hồ sơ vay vốn mà CBTD tiếp nhận chủ yếu bao gồm các
tài liệu sau:
 Hồ sơ pháp lý: Giấy phép thành lập, quyết định bổ
nhiệm...
 Hồ sơ kinh tế: Các BCTC của KH, báo cáo KQHĐKD,
phương án vay vốn...
 Hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố và những tài liệu khác
 Rủi ro tiềm ẩn: Hồ sơ không đầy đủ hoặc bị mất tài
liệu...; Hồ sơ giả mạo/ có sự thông đồng giữa Cán bộ tín
dụng với khách hàng vay…
 Thủ tục kiểm soát: Quy định mẫu HSTD; tiêu chuẩn của
Hồ sơ tín dụng; quy định cụ thể ai là người nhận HSTD...

297
 Nội dung kiểm toán:
 Có người chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ: Qui định về thẩm
quyền được tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn - đối chiếu
với các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ
 Nơi cất giữ hồ sơ có độc lập và khoa học không?
 Xem xét việc quy định các tài liệu, các mẩu biểu được tiêu
chuẩn hoá đối với hồ sơ vay vốn
 Nội dung khi xem xét hồ sơ xin vay: Xem xét những nội
dung gì?
 NH chủ động hay thụ động tìm kiếm khách hàng?

298
b. Thẩm định
 Nội dung thẩm định: (Character, Capacity, Cash, Colateral)
 Thông tin tài chính: NH đưa ra các chỉ tiêu phân tích và đánh giá
tiình hình tài chính khách hàng ntn? Thực hiện tính toán, phân tích
các chỉ tiêu ntn? Sử dụng phương pháp gì? có chuẩn không?
 Thông tin phi tài chính: Tình hình hoạt động của khách hàng, sản
phẩm chính, thị phần sản phẩm, mức độ thị trường đánh giá về
chất lượng sản phẩm, mức độ ứ đọng sản phẩm; trình độ quản lý,
đạo đức ứng xử, đạo đức kinh doanh của BGĐ
 Đánh giá trực tiếp khoản vay: Mục đích vay, phương án kinh
doanh, nguồn thanh toán, hiệu quả và tính khả thi của phương án
sản xuất kinh doanh;
 Tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo: Hồ sơ tài sản, phương pháp
đánh giá TS
299
 Rủi ro tiềm ẩn:

 Hồ sơ tín dụng bị lập khống


 Thông tin trong hồ sơ không chính xác đầy đủ
 Tính khả thi của phương án vay vốn không được đánh giá chính
xác do CBTD thiếu năng lực
 Việc thẩm định không thực hiện đúng quy trình
 Thời gian xem xét hồ sơ vượt quá thời hạn quy định
 Mức tín dụng cấp vượt quá hạn mức cho phép
 Thủ tục kiểm soát:
 Phân tách chức năng giữa cán bộ thẩm định với cán bộ tiếp
nhận hồ sơ
 Ban hành quy trình thẩm định tín dụng chi tiết, cụ thể
 Quy định hạn mức xét duyệt cấp tín dụng
300
 Nội dung kiểm toán quy trình thẩm định:
 Xem xét qui định về thẩm quyền và sự tuân thủ thẩm
quyền thẩm định: thẩm định hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh
tế, hồ sơ bảo đảm tín dụng.
 Báo cáo thẩm định có đúng mẫu quy định không?
 Nội dung báo cáo thẩm định đã phân tích đầy đủ các
yếu tố về khách hàng và dự án theo quy trình thẩm
định và sổ tay tín dụng chưa?
 Chất lượng thẩm định có tốt không? (liên hệ với các
khoản vay và kết hợp thu nợ, thu lãi và các vấn đề
phát sinh để đánh giá)

301
c. Quyết định cho vay và giải ngân
 Nội dung nghiệp vụ:
 Quyết định cho vay: Khi CBTD thẩm định xong sẽ lập báo
cáo thẩm định gửi trưởng phòng tín dụng, BGĐ, HĐTD để
xem xét và kiểm tra lại công tác thẩm định và quyết định cho
vay và sau đó ký kết hợp đồng tín dụng, cam kết cho vay.
 Giải ngân: Mỗi lần rút vốn, khách hàng phải lập khế ước rút
vốn, kèm theo là những giấy tờ được yêu cầu khác. Trưởng
phòng hay người có thẩm quyền sẽ phê duyệt khế ước, ký
vào khế ước. Sau đó khách hàng mới có thể rút vốn ở phòng
kế toán, khế ước cũng là cơ sở để kế toán hạch toán.

302
 Rủi ro tiềm ẩn:
 Không kiểm tra cẩn thận việc thẩm định, thẩm quyền
quyết định cho vay bị lạm dụng, lập hợp đồng không
đầy đủ, nhầm lẫn
 Khoản cho vay được giải ngân nhưng không được ghi
nhận và ngược lại
 Tài liệu để được giải ngân không đầy đủ, khế ước nhận
nợ không được phê duyệt bởi người có đầy đủ thẩm
quyền.

303
 Nội dung kiểm toán việc xét duyệt cho vay:
 Kiểm toán xem đơn vị có qui định về thẩm quyền
quyết định cho vay hay không?
 Kiểm tra việc phân cấp thẩm quyền: CBTD, trưởng
phòng, Ban TD, Hội đồng TD, GĐ theo hạn mức, theo
khách hàng vay ntn?
 Việc ra quyết định cho vay có được ghi thành văn bản
không?
 Hình thức và nội dung của hợp đồng tín dụng: đây là
bước quan trọng vì nó cho biết những cam kết của NH
và KH, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.

304
 Nội dung kiểm toán việc giải ngân:
 Kiểm tra hồ sơ giải ngân và chứng từ thanh toán
 Kiểm tra căn cứ phát tiền vay theo quy định và tờ trình giải
ngân, khế ước nhận nợ có phê duyệt của lãnh đạo không?
Có đúng thẩm quyền không? địa chỉ chuyển tiền?...
 Kiểm tra việc hạch toán kế toán có đầy đủ, chính xác không?
Chứng từ ghi sổ có bảo đảm có đủ thẩm quyền của người
giải ngân, người kiểm soát, người duyệt bằng sự hiện hữu
của chữ ký của những người có thẩm quyền liên quan
không?
 Cán bộ TD có theo dõi việc giải ngân thông qua việc đối
chiếu thông tin với phòng kế toán để phát hiện ra những sai
lệch kịp thời không?

305
d. Giám sát tín dụng, đôn đốc thu nợ, thu lãi
 Nội dung nghiệp vụ:
 Cán bộ tín dụng: sẽ theo dõi, quản lý các khoản cho vay:
theo dõi và nhắc nhở khách hàng về hạn trả nợ gốc và lãi,
thu thập các thông tin về khách hàng, về phương án kinh
doanh nếu cần thiết để kịp thời có biện pháp xử lý khi có dấu
hiệu rủi ro.
 Kế toán cho vay: sẽ chịu trách nhiệm ghi nhận các khoản
thanh toán gốc và lãi. Nếu khách hàng thanh toán đúng hạn,
kế toán sẽ có bút toán ghi nhận giảm số dư nợ hay tiền lãi.
Nếu không sẽ ghi nhận vào các nhóm nợ thích hợp tuỳ theo
quy định của NH và của NHNN.
306
 Rủi ro tiềm ẩn:
 Cán bộ tín dụng theo dõi không chặt chẽ do hạn
chế về năng lực, điều kiện thực hiện nghiệp vụ
 CBTD không kịp thời nắm bắt được thông tin hay
thông tin không chính xác
 Gốc và lãi không được ghi nhận kịp thời vào hệ
thống hay bị ghi nhầm tài khoản.

307
 Nội dung kiểm toán:
 Có qui định rõ phạm vi, thời điểm, nội dung của kiểm tra giám
sát (thường xuyên, hàng tháng; đột xuất theo tình trạng sử
dụng vốn vay theo nội dung HĐTD) không?
 Ngoài việc kiểm tra trên tài liệu có thực hiện kiểm tra giám sát
việc sử dụng vốn vay tại cơ sở hoạt động của khách hàng
không? Đối với những khoản cho vay có vấn đề có tăng
cường kiểm tra, giám sát hơn không?
 Có qui định phải ghi thành văn bản việc kiểm tra khách hàng
của cán bộ tín dụng không? Và có thực hiện không?
 Có qui định các nguồn thông tin bổ sung và yêu cầu cập nhật
thông tin không? Sự cộng tác của các bộ phận nghiệp vụ khác
(Bộ phận thông tin khách hàng) như thế nào?
Ví dụ: Trong trường hợp cho vay dài hạn, hàng năm phải bổ
sung thông tin tài chính, phi tài chính như thế nào?
308
 Nội dung kiểm toán (tiếp):
 Kiểm tra việc tính và thu lãi có đúng, đầy đủ không? Lãi suất
áp dụng có đúng không?
 Có kiểm soát viên kiểm soát những giao dịch trước khi vào hệ
thống và cuối ngày có đối chiếu không?
 Để giám sát tổng thể nghiệp vụ tín dụng, hệ thống thông tin
nghiệp vụ tín dụng có đầy đủ, kịp thời không? Yêu cầu phải
thường xuyên cung cấp:
+ Cơ cấu tín dụng của NH
+ Danh mục khách hàng vay lớn
+ Tổng dư nợ của nhóm khách hàng có quan hệ mật thiết
+ Biến động giá thị trường của TS đảm bảo
 Có qui định về thủ tục cảnh báo & hệ thống nhắc nhở khách
hàng không?
309
e. Quản lý hồ sơ và lưu giữ tài sản cầm cố, thế chấp
 Nội dung nghiệp vụ:

Hồ sơ tín dụng và các TSĐB có quy trình quản lý tương đối


chặt chẽ. Việc bàn giao TSĐB phải căn cứ vào HĐTD, phải có
biên bản ghi nhận việc nhập xuất TSĐB dưới sự chứng kiến của
KH, CBTD, GĐ.. và phải được theo dõi ngoại bảng. Các TSĐB
phải được được cất giữ bảo quản chặt chẽ.
 Rủi ro:
 Hồ sơ tín dụng không được lưu giữ khoa học, đúng quy định, lộ
thông tin khách hàng, hồ sơ không được cập nhật
 TSĐB không được ghi nhận đầy đủ, hợp lệ
 TSĐB không được quản lý chặt chẽ dẫn đến khả năng bị sử
dụng không đúng mục đích đã thoả thuận, bị hư hỏng, giảm
giá trị

310
 Nội dung kiểm toán:
 Hồ sơ:
 Hồ sơ vay vốn do bộ phận nào quản lý? Có đúng quy định không?
 Trật tự hồ sơ tín dụng có được quản lý khoa học, dễ tìm, dễ truy cập,
dễ bao quát tổng thể các khoản vay của 1 khách hàng và tổng thể tín
dụng NH không?
 Quy trình bảo quản, xuất nhập hồ sơ có đúng trình tự quy định không?
 Bảo đảm an toàn hồ sơ tín dụng, hồ sơ tín dụng có chứa đựng những
thông tin cập nhật về khách hàng vay vốn không?
 Tài sản:
 Xem xét việc lưu giữ và quản lý tài sản đảm bảo, quy trình nhập xuất
TSĐB có đúng trình tự quy định không? Bảo quản TSĐB, mở sổ theo
dõi đầy đủ không? So sánh số liệu kế toán và của kho quỹ có khớp
không?
 Kiểm toán việc giám sát đối với việc sử dụng TSĐB, có kiểm kê TSĐB
theo quy định không? Các biên bản kiểm kê TSĐB định kỳ, đột xuất?
311
f. Kiểm toán các khoản nợ được thanh lý
- Định nghĩa các khoản nợ xấu
- Qui định thẩm quyền xử lý nợ xấu: Ai ra phán quyết
- NH có bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu không. (phân định
trách nhiệm giữa cán bộ tín dụng thực hiện khoản tín dụng
với cán bộ phụ trách việc xử lý khoản nợ xấu – có bộ phận
riêng theo dõi nợ xấu)
- Qui định về thanh lý các khoản nợ xấu:
+ Nguồn bù đắp
+ Sau khi thanh lý, việc bảo mật thông tin
+ Thủ tục giám sát nợ xấu để truy thu
- Qui định cụ thể trong việc lập báo cáo thống kê về tình hình nợ
xấu và xử lý nợ xấu
312
3.3.4. Kiểm toán đánh giá các khoản cho vay

3.3.4.1. Mục tiêu kiểm toán các khoản cho vay


- Nhằm kiểm tra và đánh giá cơ sở dẫn liệu của khoản vay: Có
thật? Có thuộc quyền (nghĩa vụ) của NH? Đã được ghi nhận
và phản ánh chính xác?
- Đánh giá sự phù hợp của các khoản vay: Giá trị? Ngành
nghề? Đối tượng vay? Tài sản đảm bảo?
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, mức độ rủi
ro của món vay?
- Đánh giá mức độ chính xác của kế toán cho vay?
- Đồng thời qua đối chiếu trực tiếp với KH có thể rút ra mặt
được, mặt chưa được, những vướng mắc của KH để phản ánh
với các cấp có thẩm quyền

313
3.3.4.2. Nội dung kiểm toán các khoản cho vay

- Trước hết cần phân tổ các số Dư Nợ TD theo giá trị


+ Đối với các khoản cho vay lớn: kiểm toán toàn diện 100%.
+ Đối với các khoản vay nhỏ: tiến hành chọn mẫu kiểm toán.
=> Khi chọn mẫu cần chú ý:
+ Xác định tổng thể 1 cách chính xác: Tổng dư Nợ, trong đó:
 Có thể có 1 số khoản vay ở trong tổng dư nợ nhưng kiểm toán viên
loại ra (Lãi nhập gốc)
 Một số các khoản cho vay chắc chắn không có rủi ro: loại
+ Chọn mẫu đại diện cho tổng thể
- Lấy xác nhận số dư từ phía KH: cần đảm bảo tính trung thực
- Đánh giá các khoản cho vay: Tiêu chí để đánh giá ????????

314
Việt nam khác quốc tế

Việt nam Quốc tế

QĐ 488/2000/QĐ- NHNN5
Ngày 27/11/2000 Tình hình kinh tế
của khách hàng vay
Duy nhất Dựa vào thời gian nợ quá hạn

Không phản ánh chất lượng tín dụng


Tình hình trả
nợ, trả lãi
QĐ 493/2005/QĐ- NHNN
Ngày 22/04/2005

Dựa vào chất Vẫn dựa trên tuổi Tình hình tài sản
lượng tín dụng nợ đảm bảo
(Các tiêu chí
định tính)

Việt nam đang tiến dần tới cách phân loại nợ theo
chuẩn quốc tế 315
a. Xác nhận nợ vay:
 Căn cứ vào sao kê khế ước, sổ kế toán, các khế ước đang còn

nợ để xác định số tiền KH đang còn nợ NH (bao gồm N,T,D


hạn, nôi, ngoại tệ...)
 Yêu cầu KH ký xác nhận số tiền đang còn nợ NH. Nếu có

chênh lệch phải tìm rõ nguyên nhân.


b. Kiểm toán việc sử dụng tiền vay:
 Cần làm rõ: Tiền vay được chuyển cho ai? Để thanh toán hợp
đồng kinh tế nào? Có phù hợp với mục đích vay vốn ghi trong
HSTD không?
 Tài liệu cần xem xét: chứng từ chuyển tiền hoặc phiếu chi,
hợp đồng kinh tế liên quan, hóa đơn bán hàng của người bán,
phiếu nhập kho, thẻ kho...
 Kiểm tra thực tế: tài sản được hình thành từ tiền vay NH

316
c. Kiểm toán tình hình kinh tế, tư cách cũng như khả năng trả nợ
của khách hàng
- Căn cứ:
+ Dựa vào hoạt động của các tài khoản TG, cho vay của KH
+ Dựa vào phân tích báo cáo quyết toán năm đã được kiểm toán của doanh
nghiệp => phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp => so sánh với
mức trung bình của ngành

Thông tin tài chính Thông tin phi tài chính


Tài sản Tình hình thị trường
Công nợ Tình hình đối tác
Tình hình vốn Môi trường kinh doanh
Thu nhập Trình độ quản lý của BGĐ
Chi phí Tư cách của Ban lãnh đạo, uy tín,
danh dự…
Tình hình ổn định của DN, sản
phẩm…
317
- Những dấu hiệu khách hàng có khó khăn về tài chính:
+ Tỷ lệ nợ tăng, thanh toán không đúng hạn
+ Lượng hàng tồn kho của khách hàng tăng
+ Doanh thu bán hàng của khách hàng giảm
+ Cơ cấu tổ chức thay đổi thường xuyên
+ Khách hàng dựa quá nhiều vào 1 nguồn đầu ra hoặc đầu vào
+ Khách hàng không có luồng luân chuyển tài chính thường xuyên và
liên tục thấu chi tài khoản
+ Khách hàng thay đổi hình thức tổ chức, nỗ lực sáp nhập
+ Tình trạng nhà xưởng, sản xuất lạc hậu, máy móc lỗi thời
+ Sản phẩm chất lượng kém, không phù hợp với cầu thị trường
+ Tổ chức hệ thống kế toán không hợp lý, trình độ yếu kém
+ Trả lương chậm cho nhân viên

318
d. Kiểm toán việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng
DPRR
 Nội dung nghiệp vụ:
 Hàng quý NH phải thực hiện phân loại nợ vào các nhóm thích hợp
với độ rủi ro của nó, trên cơ sở đó trích lập DPRR tín dụng và sử
dụng DPRR tín dụng để xử lý nợ theo quyết định của Hội đồng xử
lý rủi ro
 Đối với các khoản nợ xấu phải được đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng và phân loại nợ theo tháng
 Rủi ro:
 Không đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng do đó
dẫn tới thiếu chính xác trong việc phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro
 Sử dụng dự phòng rủi ro không đúng quy định
 Kế toán không ghi nhận việc chuyển nhóm nợ chính xác, kịp thời319
Bảng phân loại nợ theo chuẩn quốc tế

Tình hình trả nợ, trả lãi

Kết quả tài chính Tốt Kém Xấu

Rất tốt Đạt chuẩn Cần chú ý Dưới chuẩn

Khá Cần chú ý Dưới chuẩn Dưới chuẩn


Trung bình Dưới chuẩn Dưới chuẩn Nghi ngờ
Kém Dưới chuẩn Nghi ngờ Không thể thu hồi
Xấu Nghi ngờ Không thể thu hồi Không thể thu hồi

320
 Phương pháp tính Dự phòng rủi ro theo
Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39: “Các
Công cụ tài chính- Đo lường và ghi nhận”
 Cơ sở tính: Trên cơ sở chiết khấu dòng
tiền

321
=> Quyết định 493 Ngày 22/04/2005 – NHNN Việt
nam:
- Dự phòng cụ thể:
+ Đủ tiêu chuẩn (Current) : 0%
+ Cần chú ý (Special Mentioned) : 5%
+ Dưới tiêu chuẩn (Sub- Standard) : 20%
+ Nghi ngờ (Doubtful) : 50%
+ Có khả năng mất vốn (Loss) : 100%
R = Max [0; (A – C)] * r
Trong đó:
R: Dự phòng cụ thể cần trích
A: Giá trị của khoản nợ
C: Giá trị (có khả năng thu hồi) của TS đảm bảo
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng của nhóm

- Dự phòng chung = 0.75% * Tổng dư Nợ từ nhóm 1 đến Nhóm 4


322
 Nội dung kiểm toán:
 Việc phân loại nợ của đơn vị có đúng tiêu chí phân loại nợ
mà NH xây dựng theo hướng dẫn của NHNN không?
 Nợ xấu đã được phân loại hàng tháng chưa?
 Kế toán có theo dõi và ghi nhận kịp thời việc chuyển nhóm
nợ không? Có căn cứ xác đáng không?
 Thực hiện phân loại lại nợ trên số mẫu chọn, tính toán số
tiền phải trích lập dự phòng rủi ro, so sánh với số mà NH đã
trích để điều chỉnh.
 Kiểm toán việc sử dụng DPRR để xử lý nợ có đúng quy trình
không? Đúng thẩm quyền không?...

323
e. Kiểm toán thực trạng tài sản đảm bảo tín dụng
- Mục đích:
+ Làm rõ tình trạng hiện tại của TSĐB (ai đang sử dụng? Chất lượng TS?)
+ Giá trị tài sản đảm bảo được xác định chính xác (đánh giá lại từng kỳ?)
+ Khi cần thiết thì NH có thể phát mại TS và có quyền hợp pháp về bù đắp
từ nguồn thu phát mại TS.
- Cách tiến hành:
+ Kiểm tra giấy tờ sở hữu về tài sản (khả năng giám sát TSĐB của NH)
+ Kiểm toán các hợp đồng tín dụng & hợp đồng thế chấp, bảo đảm tín dụng
bằng tài sản, hợp đồng về bảo hiểm tài sản, hợp đồng về quyền nhượng
bán tài sản
+ Đánh giá doanh thu phát mại dự kiến: Khi cần thiết thuê chuyên gia
+ Kiểm tra lại biên bản định giá TS khi thẩm định vào thời điểm cho vay
+ Tính đến yếu tố phong tục, tập quán của từng khu vực, dân tộc...có ảnh
hưởng tới việc định giá TSĐB

324
f. Kiểm toán số liệu kế toán về khoản tín dụng

- Giải ngân, thu nợ, thu lãi, mức lãi suất áp dụng => Hạch
toán đúng không? có đầy đủ chứng từ không? đúng TK chi
tiết, tổng hợp về loại hình cho vay không?
- Kiểm tra việc tính toán và hạch toán lãi phải thu, theo dõi
lãi chưa thu...
- Việc chuyển nhóm nợ có kịp thời, đầy đủ không, có căn cứ
xác đáng không?
- Trong trường hợp khoản vay phải trích lập dự phòng, tính
toán số cần trích lập dự phòng và so sánh với số đã trích.

325
4. Kiểm toán Báo cáo tài chính

4.1. Mục tiêu của KTNB Báo cáo tài chính


4.2. Khái quát qui trình kiểm toán BCTC

326
4.1. Mục tiêu của KTNB Báo cáo tài chính
 Giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến
xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có
tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và
hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?
 Giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót
để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính
của đơn vị.
=> Ý kiến của kiểm toán viên làm tăng thêm sự tin cậy của báo
cáo tài chính, nhưng người sử dụng báo cáo tài chính không
thể cho rằng ý kiến của kiểm toán viên là sự đảm bảo về khả
năng tồn tại của doanh nghiệp trong tương lai cũng như hiệu
quả và hiệu lực điều hành của bộ máy quản lý.
327
Nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán
báo cáo tài chính

 Tuân thủ pháp luật của Nhà nước;


 Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp;
 Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán;
 Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang
tính nghề nghiệp.

328
4.2. Khái quát qui trình kiểm toán
BCTC

 Lập Kế hoạch kiểm toán BCTC


 Thực hiện Kiểm toán
 Hoàn tất & Lập Báo cáo kiểm toán

329
1. Lập Kế hoạch kiểm toán BCTC
1.1. Xác định mục tiêu kiểm toán
1.2. Tìm hiểu đặc điểm hoạt động kinh doanh của
NH
1.3. Kiểm tra đối chiếu tổng quát BCTC
1.4. Phân tích tổng quát BCTC của NH
1.5. Đưa ra những đánh giá ban đầu liên quan đến
mức trọng yếu.
1.6. Xác định những tài khoản quan trọng.
1.7. Xác định và đánh giá các nguồn thông tin ảnh
hưởng đến những tài khoản đó.
1.8. Nghiên cứu, đánh giá ICS
330
1.1. Xác định mục tiêu kiểm toán
- Mục tiêu kiểm toán phụ thuộc yêu cầu cụ thể của NH
(True & fair + Thư quản lý đề cập toàn diện hơn mọi mặt
hoạt động của NH)
- Mục tiêu chung của kiểm toán thưường là:
+ Đánh giá và báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ
+ Xem xét các thông tin cần kiểm toán
+ Phát hành các báo cáo kiểm toán trình bày ý kiến của
KTV về mức độ True & Fair của các thông tin được
kiểm toán
-> Mục tiêu kiểm toán sẽ ảnh hưởng đến các quyết
định trong từng giai đoạn kiểm toán.
331
1.2. Tìm hiểu đặc điểm hoạt động của NH

C¸c vÊn ®Ò tìm hiÓu Møc ®é


tèt
Riªng cña
NHTM ®­îc
trong kiÓm to¸n
ngµnh
1. KÕ ho¹ch, chiÕn l­îc ho¹t ®éng cña NH
- Cã kÕ ho¹ch, chiÕn l­îc râ rµng kh«ng?
- BiÖn ph¸p c¬ bản trong viÖc thùc hiÖn
chiÕn l­îc cã hîp lý? Khả thi?
2. иnh gÝa vÒ quản lý:
- Chøc năng cña HĐQT vµ BGĐ?
- Cã hÖ thèng tiªu chÝ chÝnh thøc ®Ó ®¸nh
gi¸ kÕt quả c«ng viÖc cña c¸n bé?
- Tõng vÞ trÝ c«ng viÖc cã m« tả c«ng viÖc
cô thÓ?
- B¸o c¸o quản lý cã ®Çy ®ñ? ChÊt l­îng?
332
C¸c vÊn ®Ò tìm hiÓu Møc ®é tèt
trong
Riªng cña
NHTM
ngµnh ®­îc
kiÓm
to¸n

3. C¬ cÊu tæ chøc:
- Bè trÝ c¸c phßng ban chuyªn m«n hîp lý, ®Çy ®ñ?
- Cã c¬ cÊu quản lý rñi ro toµn diÖn?
+ ñy ban quản lý rñi ro
+ UBQL tµi sản, c«ng nî
+ UBQL tÝn dông
+ Uû ban kiÓm to¸n
- Sè l­îng, trình ®é c¸n bé cã t­¬ng xøng víi chøc năng,
nhiÖm vô cña phßng, ban
- C¬ cÊu tæ chøc cã ®Þnh h­íng kh¸ch hµng kh«ng
+ Phßng dÞch vô kh¸ch hµng -> ®iÒu phèi tÊt cả c¸c
nhu cÇu dÞch vô cña kh¸ch hµng, thùc hiÖn c¸c
tiÕp thÞ, ph©n tÝch lîi nhuËn ®èi víi tõng kh¸ch
hµng? 333
Møc ®é Riªng cña
C¸c vÊn ®Ò tìm hiÓu tèt NHTM ®­
trong îc kiÓm
ngµnh to¸n
4. C¸c qui trình vµ chÝnh s¸ch tÝn dông
- Cã chÝnh s¸ch tÝn dông kh«ng? Møc ®é tËp trung theo
ngµnh, theo ®Þa lý, theo TS ®ảm bảo
- Qui trình tÝn dông cã khoa häc? HiÖu lùc?
5. C¸c kü năng vµ th«ng tin vÒ vèn
6. Dù to¸n, lËp kÕ ho¹ch vµ x¸c ®Þnh kÕt quả kinh
doanh
- Cã g¾n víi chiÕn l­îc kinh doanh???. ĐÞnh kú cã tæ chøc
®¸nh gi¸ giữa thùc hiÖn so kÕ ho¹ch?
7. HÖ thèng th«ng tin quản lý, quản trÞ kinh doanh NH
cã ®Çy ®ñ?
8. Chøc năng cña KTNB: Tæ chøc, sè l­îng, trình ®é c¸n
bé, vai trß, vÞ trÝ cña KTNB
9. VÊn ®Ò nh©n sù, ®µo t¹o c¸n bé: cã chó träng ®µo t¹o
c¸n bé, cã t«n träng, ®·i ngé những ng­êi cã trình ®é?
334
1.3. Kiểm tra đối chiếu tổng quát BCTC

a. Kiểm tra đối chiếu sự chính xác của các khoản mục, các
phần trên từng BCTC
* Bảng Cân đối Tài khoản Kế toán:
+ Ba cặp số cân bằng: A-A; B-B; C-C
+ Từng tài khoản:
 TK Tài sản Nợ (nguồn vốn):
Dư Có đầu kỳ + DS Có – DS Nợ = Dư Có cuối kỳ
 TK tài sản Có (sử dụng vốn):
Dư Nợ đầu kỳ + DS Nợ – DS Có = Dư Nợ cuối kỳ
 TK Tài sản Nợ – Có:
Dư Có đầu kỳ + PS Có + Dư Nợ cuối kỳ =
= Dư Nợ đầu kỳ + PS Nợ + Dư Có cuối kỳ

335
BẢng c©n ®èi tµi khoẢn kÕ to¸n
Th¸ng … năm ……
A – C¸C TµI KHO¶N TRONG B¶NG C¢N §èi kÕ to¸n
Ьn vÞ: ®ång

Sè d­®Çu kỳ Doanh sè trong Sè d­cuèi kỳ


Tªn tµi Sè hiÖu kỳ
khoản Tµi khoản Nî Cã Nî Cã Nî Cã

1 2 3 4 5 6 7 8

Tæng
céng A A B B C C

336
B – c¸c kho¶n ngoµi b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n

Tªn tµi Sè hiÖu Sè d­®Çu kỳ Doanh sè trong kỳ Sè d­cuèi kỳ


khoản tµi
khoản
NhËp XuÊt

1 2 3 4 5 6

Tæng
céng

337
* Bảng Cân đối kế toán (Tổng kết tài sản, cân đối tài
chính)

- Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn, hay


TS Có = Công Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
- Kiểm tra chi tiết các khoản mục:
+ Cho vay
 Tổng dư nợ cho vay
 Nợ quá hạn
 Dự phòng
+ TSCĐ:
 Nguyên giá
 Hao mòn

338
* Báo cáo kết quả hoạt động

+ Thu lãi + thu kkác


+ Chi lãi + chi khác
+ Lãi gộp (lợi nhuận trước thuế) = Tổng thu - Tổng chi
+ Thuế thu nhập = LNTT * t (28%)
+ LNST = LNTT – Thuế
+ Thuế nộp NSNN

* Thuyết minh Báo cáo tài chính


* Lưu chuyển tiền tệ

339
b. Kiểm tra đối chiếu sự khớp đúng giữa các BCTC
với nhau
- Báo cáo tài chính kỳ này – kỳ trước
- Cân đối tài khoản – Tổng kết tài sản
- Cân đối tài khoản, Tổng kết tài sản với thuyết minh BCTC

c. Kiểm tra sự khớp đúng giữa BCTC với cơ sở lập


+ Sổ kế toán
+ Tài khoản kế toán

340
1.4. Phân tích tổng quát BCTC của NH

- Mục tiêu phân tích:


Để có được cái nhìn khái quát về tình hình tài chính và tình hình hoạt
động của NH. Thấy được những vấn đề bất hợp lý, những vấn đề
không bình thường, những biến động lớn, những mối quan hệ bản
chất
=> Để giúp cho việc định hướng và xác định trọng tâm kiểm
toán
- Phương pháp phân tích:
+ Phân tích tăng trưởng và kết cấu Tài sản
+ Phân tích tăng trưởng và kết cấu nguồn vốn
+ Phân tích tương quan Tài sản – Nguồn vốn
+ Phân tích Thu nhập – Chi phí
* Tính toán các chỉ tiêu

341
1.5. Đưa ra những đánh giá ban đầu liên quan
đến mức trọng yếu.

-/ Mức trọng yếu (PM) được tính dựa trên kết quả kinh
doanh. (Lợi nhuận, Doanh thu)
-/ Mức trọng yếu được tính dựa trên tình hình tài chính (VTC).
-/ Mức trọng yếu được tính dựa trên mong muốn của khách
hàng.
=> Phụ thuộc rất lớn vào sự xét đoán nghề nghiệp của
KTV
> Phân bổ PM cho các bộ phận, khoản mục trên BCTC, hình
thành Mức lỗi có thể bỏ qua (TE)

342
1.6. Xác định những tài khoản quan trọng.

- Những tài khoản quan trọng là những tài khoản có


thể có những lỗi kiểm toán trọng yếu sau:
+ Những lỗi có ảnh hưởng trọng yếu tới các báo cáo tài
chính đang được kiểm toán.
+ Những lỗi có ảnh hưởng tới các vấn đề khác, có thể là
không ảnh hưởng trọng yếu nhưng lại ảnh hưởng tới
danh tiếng, uy tín hay các mối quan hệ của Ngân hàng,
nếu như không được phát hiện ra.

343
- Trong kiểm toán ngân hàng, những tài khoản sau
thường được coi là những tài khoản quan trọng:
 Tiền mặt
 Tiền gửi tại NHNN
 Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng khác, đặc biệt là
tại các ngân hàng nước ngoài.
 Các khoản đầu tư góp vốn liên doanh
 Các khoản cho vay khách hàng
 Tiền gửi của khách hàng
 Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của các ngân hàng khác.
 Thuế phải nộp
 Các khoản ngoại bảng: bảo lãnh, thư tín dụng, và những cam kết khác…
 Doanh thu và chi phí
- Các tài khoản ngoại bảng sau, đôi khi có ảnh hưởng trọng yếu tới thu
nhập cũng như chi phí của ngân hàng nhưng lại thường không được
phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối tài sản:
 Các loại hợp đồng ngoại hối: kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi, Dịch vụ tín
thác, dịch vụ bảo lãnh...
344
1.7. Xác định và đánh giá các nguồn thông tin ảnh
hưởng đến những tài khoản đó.
- Có 3 nguồn thông tin chính sau:
a/ Nguồn thông tin kế toán ước đoán.
b/ Nguồn dữ liệu thường xuyên
c/ Nguồn dữ liệu định kì

Tại sao phải phân loại và đánh giá các thông tin?

Bởi vì khả năng xảy ra các lỗi kiểm toán trọng


yếu đối với các nguồn thông tin là khác nhau.
Do đó, bản chất, thời gian, và phạm vi &
cường độ của các thủ tục kiểm toán cũng sẽ
phải khác nhau.

345
Nguồn thông tin ước đoán:
Các thông tin ước đoán trong các ngân hàng thường bao
gồm:
+ Giá trị thị trường của các loại chứng khoán, giấy tờ có
giá. Đặc biệt là các GTCG chưa được niêm yết và ít có
giao dịch.
+ Dự phòng cho các tổn thất tín dụng
+ Giá trị tài sản đảm bảo hoặc tài sản xiết nợ...

346
Nguồn dữ liệu thường xuyên:
Tín dụng: Nghiệp vụ này bao gồm tín dụng cho khách hàng, cho thuê
tài chính, thư tín dụng, bảo lãnh, các quy trình xử lý nghiệp vụ, ghi
nhận thu nhập và chi phí.
Chứng khoán: Bao gồm các quy trình mua, bán chứng khoán cho ngân
hàng và cho khách hàng, nghiệp vụ tư vấn, định giá chứng khoán, ghi
nhận thu nhập.
Tiền tệ, ngoại hối: Bao gồm các giao dịch trên thị trường tiền tệ, thị
trường ngoại hối, đầu tư vào các hàng hóa trên thị trường tài chính,
các nghiệp vụ định gía , ghi nhận thu nhập.
Nghiệp vụ ngân hàng: Bao gồm các nghiệp vụ gửi tiền, rút tiền, tất
toán và thanh toán một khối lượng lớn các giao dịch, các nghiệp vụ xử
lý các giao dịch của khách hàng, và duy trì tài khoản cho khách hàng
Quản trị: Bao gồm quy trình xử lý tiền lương, và các khoản chi phí khác
ngoài lãi.

347
Nguồn dữ liệu định kỳ:

- Các nguồn dữ liệu định kỳ bao gồm:

 Kiểm kê tiền mặt


 Chi phí trả trước
 Chi phí thuế thu nhập
 Chi phí khấu hao
 Các khoản dự thu, dự trả
 Chi phí phân bổ...

348
* Đặc điểm của nguồn dữ liệu định kỳ:
Các dữ liệu thường xuyên hay ước đoán là một phần của
quy trình xử lý dữ liệu định kỳ, do vậy rủi ro đối với
nguồn dữ liệu này thường gắn liền với các quy trình trên.
Ngoài ra, nguồn dữ liệu định kỳ thường ít có hoạt động
kiểm soát do vậy rủi ro tiềm ẩn thường lớn hơn nguồn dữ
liệu thường xuyên.
* Phương pháp kiểm toán đối với nguồn dữ liệu định
kỳ:
+ Tìm hiểu quy trình xử lý dữ liệu định kỳ
+ Đánh giá rủi ro tiềm tàng

349
1.8. Nghiên cứu đánh giá Hệ thống kiểm soát
nội bộ của NH

- Dùng các biện pháp mô tả ICS, thiết kế và thực


hiện các thử nghiệm kiểm soát -> Đánh giá rủi
ro kiểm soát.
- Xác định trọng tâm, phương hướng, phạm
vi kiểm toán, thiết kế các thủ thục kiểm
toán, phương pháp kiểm toán, dự tính về
thời gian, nhân sự cần thiết cho cuộc kiểm
toán

350
=> Lập kế hoạch kiểm toán:

Lập kế hoạch cần chi tiết về cả 3 mảng


quan trọng:
+ Kế hoạch về nội dung
+ Kế hoạch về nhân sự
+ Kế hoạch về thời gian

351
Giai đoạn 2. Tiến hành kiểm toán
 Là giai đoạn thực tế triển khai công việc kiểm toán tại
NHTM được kiểm toán
 Tiến hành theo các nội dung đã hoạch định sẵn; sử dụng
phối hợp các kỹ thuật để thu thập các Bằng chứng kiểm
toán đầy đủ và thích hợp.
 Mỗi khoản mục trên Báo cáo tài chính có nội dung, bản
chất, rủi ro, đặc trưng khác nhau. Vì vậy kỹ thuật kiểm
toán đối với mỗi khoản mục cũng khác nhau. Ví dụ: Kiểm
toán Ngân quĩ, kiểm toán đầu tư, kiểm toán tín dụng, kiểm
toán hoạt động kinh doanh giao dịch…
352
Giai đoạn 3
BÁO CÁO KIỂM TOÁN

353
Thank you
for your attention!
Contact: Le Van Luyen PhD
The Dean of Accounting & Auditing Faculty, Banking Academy
 Office Tel: (844) 8526412
 Mobi: 84.0913.507.608
 E-mail: luyenlvhvnh@yahoo.com

354

Вам также может понравиться