Вы находитесь на странице: 1из 2

CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Chứng minh rằng Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống Pháp luật Việt Nam
2. Nêu đặc điểm đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp. So sánh với đặc điểm đối tượng điều chỉnh
của một số ngành luật khác
3. Luật Hiến pháp điều chỉnh những mối quan hệ xã hội nào? Hiến pháp 1992 điều chỉnh những nhóm
quan hệ xã hội nào
4. Căn cứ vào quy định Hiến pháp hiện hành của nước ta, hãy xác định những điều khoản quy định
tương ứng với nội dung từng nhóm đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp, những điều khoản
chứng minh cho nhận định ở bài giảng đã nêu về phạm vi điều chỉnh của Luật Hiến Pháp
5. Hiến pháp có điều chỉnh cả quan hệ xã hội đang tồn tại không? Hiến pháp có phải là văn bản duy
nhất quy định việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước?
6. Nêu tính chất, tầm quan trọng và ý nghĩa của những quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của
Luật Hiến Pháp
7. Đặc điểm quy phạm luật Hiến pháp. Cho ví dụ minh họa và xác định cơ cấu của quy phạm Hiến
pháp
8. Nguồn của Luật Hiến pháp khác với nguồn của các ngành luật khác như thế nào
9. Làm sao để xác định được văn bản nào là nguồn của luật Hiến pháp
10. Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp và đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp có gì khác
nhau không?
11. Hiến pháp 1992 điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội nào? Kể tên?
12. Hiến pháp có điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội đang tồn tại không? Hiến pháp có phải là văn bản
duy nhất quy định việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước?
13. Khoa học luất Hiến pháp là gì?
14. Đối tượng nghiên cứu và nguồn của khoa học luật Hiến pháp?

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH


1. Hiến pháp là nguồn duy nhất của luật Hiến pháp
2. Hiến pháp là nguồn cơ bản của tất cả các ngành luật
3. Hiến pháp chỉ ra đời khi khi điều kiện kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định
4. Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của pháp luật
5. Hiến pháp điều chỉnh mọi quan hệ xã hội
6. Chỉ có Hiến pháp mới chứa quy phạm luật Hiến Pháp
7. Hầu hết quy phạm luật Hiến pháp có đủ ba bộ phận cấu thành: Giả định, quy định, chế tài
8. Nguồn của luật Hiến pháp chỉ là những văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành
9. Khoa học luật Hiến pháp là khoa học pháp lý chuyên ngành

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI 2


CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Sự ra đời và bản chất của Hiến pháp
2. Tại sao nói Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước
3. Tại sao thời phong kiến trở về trước không có Hiến pháp
4. Vì sao Hiến pháp thể hiện tính giai cấp? tính giai cấp của Hiến pháp thể hiện như thế nào
5. Vì sao Hiến pháp thể hiện tính xã hội? tính xã hội của Hiến pháp thể hiện như thế nào
6. Những quy định nào của HP hiện hành thể hiện tính giai cấp? tính xã hội
7. Nếu các tiêu chí phân loại Hiến pháp
8. Cơ cấu của Hiến pháp
9. Lời nói đầu của Hiến pháp có hiệu lực pháp lý không
10. Điều kiện, hoàn cảnh lịch sử ra đời và nội dung cơ bản, ý nghĩa của từng bản Hiến pháp Việt Nam:
Hiến pháp 1946; 1959; 1980; 1992
11. Nội dung và ý nghĩa của Nghị quyết số 51/2001/NQ-QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội về sửa
đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 có liên quan đến chế độ chính trị, chế độ kinh tế và bộ máy nhà
nước. Nhận xét về giá trị pháp lý của văn bản này.
12. Những quan điểm, tư tưởng xuyên suốt lịch sử lập hiến Việt Nam
13. Hiện nay Hiến pháp Việt Nam được bảo vệ như thế nào
14. Tại sao phải thiết lập cơ chế đặc biệt bảo vệ Hiến pháp
15. Cơ chế giám sát Hiến pháp là gì? Nội dung
16. Ở nước ta hiện nay có cơ chế giám sát Hiến pháp không

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH


1. Hiến pháp là văn bản pháp luật duy nhất quy định tổ chức và thực hiện toàn bộ quyền lực nhà nước
2. Chỉ có Hiến pháp XHCN mới thể hiện bản chất xã hội
3. Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của pháp luật (khi nhà nước ra đời)
4. Hiến pháp là một đạo luật

TÌNH HUỐNG

1. Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, quan điểm của anh chịn khi có ý kiến cho rằng vi
phạm Hiến pháp luôn luôn phải chịu trách nhiệm Hiến pháp. Hiểu biết của cá nhân về cơ chế
giám sát Hiến pháp.

Вам также может понравиться