Вы находитесь на странице: 1из 8

-1–

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ lâu, tinh dầu đã được xem là một mặt hàng quý giá và được mọi người rất ưa
chuộng. Nó được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: mỹ phẩm, dược phẩm, thực
phẩm…Tinh dầu đóng vai trò quan trọng như vậy không chỉ bởi những tác dụng to
lớn của nó mà còn bởi chiết tách được nó là một việc không hề đơn giản. Trước đây,
đã có nhiều phương pháp được sử dụng để chiết tách tinh dầu như: phương pháp ướp,
phương pháp trích ly, phương pháp chưng cất…Tuy nhiên, những phương pháp này
vẫn chưa đem lại hiệu suất chiết tách cao. Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển
mạnh, người ta đã nghiên cứu ra những phương pháp mới nhằm giúp cho quá trình
chiết tách tinh dầu đạt hiệu suất cao hơn, chẳng hạn:dùng CO2 siêu tới hạn làm dung
môi để trích ly tinh dầu, dùng vi sóng bằng thiết bị lò vi sóng để hỗ trợ quá trình trích
ly hoặc sử dụng sóng siêu âm để hỗ trợ cho phương pháp trích ly, thúc đẩy quá trình
phá vỡ tế bào, tạo điều kiện để tinh dầu dễ thoát ra ngoài. Tuy nhiên, các phương
pháp trên còn khá mới mẻ, chưa được khảo sát trên nhiều loại nguyên liệu cần chiết
tách tinh dầu nên phạm vi ứng dụng của các phương pháp này còn hạn chế.
Đối với nước ta, nguồn nguyên liệu để thu tinh dầu rất đa dạng, phong phú. Một
trong những loại tinh dầu đó chính là tinh dầu được chiết tách từ quế. Tinh dầu quế có
rất nhiều ứng dụng quan trọng. Nó vừa là chất tạo hương trong một số loại nước hoa,
vừa là một vị thuốc quý và cũng là một loại gia vị rất tốt cho thực phẩm. Một trong
những tinh dầu quế có chất lượng cao là tinh dầu quế Trà My-Quảng Nam. Tuy
nhiên, hiện nay giá trị tinh dầu quế ở địa phương này có phần giảm xuống, một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hiệu suất chiết tách tinh dầu bằng
phương pháp chưng cất kém hiệu quả dẫn đến giá trị kinh tế thấp. Vì vậy, yêu cầu đặt
ra là phải áp dụng các phương pháp mới để nâng cao hiệu suất thu hồi, cải thiện chất
lượng tinh dầu đồng thời giảm bớt thời gian chưng cất. Để khẳng định được hiệu quả
của các phương pháp mới nêu trên đối với quá trình chiết tách tinh dầu quế nhất thiết

Học viên: VŨ HOÀNG Ý


-2–

phải có những nghiên cứu đầy đủ và chuyên sâu hơn. Trong điều kiện các phòng thí
nghiệm không thế khảo sát tất cả các phương pháp trên, tôi chọn phương pháp sử
dụng sóng siêu âm trong quá trình chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi
nước.
Với mục đích đã nêu, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
sóng siêu âm trong chiết tách tinh dầu quế Trà My- Quảng Nam ”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất tinh dầu: kích thước
nguyên liệu, tỉ lệ nguyên liệu/ nước, nhiệt độ, áp suất, thời gian chưng cất.
- Lựa chọn điều kiện chưng cất thích hợp.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu âm đến hiệu suất chiết tách và chất lượng tinh
dầu trong điều kiện chưng cất vừa chọn ở trên. So sánh với trường hợp không dùng
sóng siêu âm.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: Vỏ, cành và lá cây quế Trà My - Quảng Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu âm đến hiệu suất thu hồi
và chất lượng tinh dầu quế (màu sắc, mùi vị, hàm lượng cấu tử chính) thu được bằng
phương pháp chưng cất.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết tách tinh dầu quế (kích
thước nguyên liệu, tỉ lệ nguyên liệu/ nước, nhiệt độ, áp suất, thời gian chưng)
- Chọn chế độ chưng cất thích hợp
- Tối ưu hóa các thông số chưng cất đã chọn
- Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng siêu âm (tần số sóng siêu âm, thời gian siêu âm)
đến hiệu suất chiết tách tinh dầu

Học viên: VŨ HOÀNG Ý


-3–

- So sánh hiệu suất thu hồi tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
trong hai trường hợp: có dùng và không dùng sóng siêu âm
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và hàm lượng của cấu tử chính có
trong tinh dầu quế chiết tách được.

Học viên: VŨ HOÀNG Ý


-4–

Vỏ, cành, lá

Làm sạch
Kích thước nguyên liêu

Tỉ lệ nguyên liệu/ nước


Nghiên cứu một số yếu
tố ảnh hưởng đến khả Nhiệt độ
năng tách tinh dầu bằng
phương pháp chưng cất Áp suất
với hơi nước
Thời gian chưng cất

Kích thước

(vỏ,lá,cành)
liệu tối ưu
Chọn thông số chưng cất tối ưu

nguyên
Tiến hành siêu âm với đầu dò
Chưng cất ở chế độ tối ưu siêu âm ( tần số sóng 24kHZ,
công suất 400W) trong các
khoảng thời gian khác nhau

Chưng cất ở chế độ tối ưu

Tinh dầu

So sánh hiệu suất chiết tách


tinh dầu theo 2 phương pháp

Xác định CTPT,CTCT và


hàm lượng của cấu tử chính
trong tinh dầu

Học viên: VŨ HOÀNG Ý


-5–

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


5.1. Nghiên cứu lí thuyết:
- Tìm hiểu về cây quế và tinh dầu quế
- Tham khảo một số phương pháp chiết tách tinh dầu quế
5.2. Nghiên cứu thực nghiệm:
- Phương pháp chiết tách:
+ Chiết tách tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước thông thường
+ Chiết tách tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước có dùng sóng
siêu âm
- Phương pháp vật lý:
+ Xác định CTCT và hàm lượng cấu tử chính trong tinh dầu bằng phương pháp sắc kí
khí ghép khối phổ (GC-MS)
- Phương pháp toán học:
+ Tối ưu hóa một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết tách tinh dầu
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
* Ý nghĩa khoa học:
- Cung cấp các dữ liệu và kết quả về ảnh hưởng của sóng siêu âm trong chiết tách tinh
dầu quế bằng phương pháp chưng cất
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Tạo điều kiện khôi phục và nâng cao giá trị tinh dầu quế Quảng Nam
- Áp dụng các kết quả nghiên cứu thu được vào quá trình chiết tách tinh dầu từ các
loại nguyên liệu khác.
7. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU:
7.1. Các máy móc, thiết bị phân tích:
- Bộ cất tinh dầu
- Hệ thống thiết bị siêu âm

Học viên: VŨ HOÀNG Ý


-6–

- Máy đo sắc kí khí kết hợp với khối phổ GC-MS


- Tủ sấy
- Cân phân tích
- Một số thiết bị khác
7.2. Các loại dụng cụ:
- Bình cầu, phễu chiết, ống đong, bình tam giác, pipet và một số dụng cụ khác
8. BỐ CỤC LUẬN VĂN:
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Nội dung nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
9. DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ NGHIÊN CỨU:
- Tháng 1/2010 đến 2/2010: Xây dựng đề cương
- Từ 1/3/2010 đến 30/4/2010
+ Thu thập tài liệu
+ Chuẩn bị phòng thí nghiệm, hoá chất, dụng cụ, trang thiết bị để tiến hành
thực nghiệm.

Học viên: VŨ HOÀNG Ý


-7–

- Từ 05/2010 đến 30/9/2010: Tiến hành thực nghiệm tại phòng thí nghiệm trường đại
học sư phạm Đà Nẵng và các trung tâm nghiên cứu khác có liên quan
- Từ 1/10/2010 đến 30/11/2010: Viết bản thảo chi tiết luận văn
- Tháng 12 năm 2010: Hoàn chỉnh luận văn, chuẩn bị bảo vệ theo kế hoạch
10. ĐỀ NGHỊ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Trên cơ sở nội dung đề cương của đề tài, tôi xin đề nghị được thực hiện đề tài
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Thị Liên Thanh.
Rất mong được sự đồng ý của Đại học Đà Nẵng, trường đại học Sư phạm Đà
Nẵng, khoa Hóa – ĐHSP Đà Nẵng và PGS.TS. Lê Thị Liên Thanh để tôi có thể hoàn
thành đề tài của mình theo đúng thời hạn quy định.

Học viên: VŨ HOÀNG Ý


-8–

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Văn Ngọc Hướng,(2002), Hương liệu và ứng dụng , Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật
[2] Vũ Ngọc Lộ (1977), Những cây tinh dầu quý, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[3] Lê Ngọc Thạch (2003), Tinh dầu, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
[4] Nguyễn Đức Thuận (2003), Cơ sở kỹ thuật siêu âm, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật
[5]Nguyễn Đình Triệu (2001), Các phương pháp phân tích vật lý và hóa lý, NXB
Khoa học và Kỹ thuật.
[6]Nguyễn Năng Vinh , Kỹ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu, NXB Nông nghiệp Hà
Nội
[7] Bùi Xuân Vững , Giáo trình ”Một số phương pháp phân tích công cụ trong hoá
hữu cơ”
http://agriviet.com/nd/1070-cay-que-tra-my/
http://bactramy.gov.vn/index.php?
option=com_content&task=view&id=1639&Itemid=119
http://www.vietlinh.vn/dbase/LVTLNDShowContent.asp?ID=150
http://docs.google.com/viewer?
a=v&q=cache:H4_aixQANHIJ:lhs.lps.org/staff/sputnam/AdvancedChem/Labs/CinnC
HO
%2520lab.pdf+method+of+extracting+cinnamaldehit+from+cinnamon&hl=vi&gl=vn
&pid=bl&srcid=ADGEESgJGsCNQpG5dHk714UbpVi8t-6BZmUuzrzFUUFdTSe-
VVdwFPIRI0BtxR0WmL7tDfDjhQgWX6kT2wdMYcHMlJQY56bdyrGqTLOiuDcT
sNDKWAOqBPqiH8hmPbi7p8L3nX2GJKu7&sig=AHIEtbSL5rHw2z8PBypcr1MW
RYNGyBx8RQ
www.vnn.vn/khoahoc/trongnuoc/2004/08/222912

Học viên: VŨ HOÀNG Ý

Вам также может понравиться