Вы находитесь на странице: 1из 2

Tác hại của khí thải phương tiện giao thông tới sức khoẻ và môi trường Page 1 of 2

Tác hại của khí thải phương tiện giao thông tới sức khoẻ và môi trường

(Thông tin khoa học và công nghệ Trà Vinh, số 4, tháng 10/2004, tr. 11 +13)

Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. Sự
phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triển nhiều mặt của xã hội. Phương tiện giao thông là một vấn đề
song song của hai mặt (tích cực và tiêu cực). Nó giúp cho sự phát triển nhanh chóng và mạnh về kinh tế và các
mặt khác của xã hội. Bên cạnh đó hoạt động của các phương tiện giao thông gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và
môi trường một cách nghiêm trọng. Sau đây là một số tác hại cơ bản của khí thải phương tiện giao thông tới sức
khoẻ và môi trường.

1. Ô xit cácbon (CO): là chất khí không màu, không thấy được, được tạo ra khi nhiên liệu chứa cácbon cháy
không hết – đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Đặc biệt nguy hại với thai nhi và người mắc bệnh tim.
Do áp lực của Hêmôglobin trong máu đối với ôxit cácbon lớn hơn 200 lần so với ôxy, nên CO cản trở vận chuyển
ôxy từ máu vào tới các mô. Vì thế, để vận chuyển cùng một lượng ôxy cần thiết phải bơm máu nhiều hơn.

Rất nhiều nghiên cứu trên con người và động vật chứng tỏ rằng những người yếu tim sẽ bị tăng thêm căng thẳng
khi lượng CO trong máu vượt quá mức. Đặc biệt các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy khi tiếp xúc với CO ở
mức cao thì những người hay bị đau thắt ngực sẽ tăng thời gian đau. Những người khoẻ mạnh cũng bị ảnh
hưởng, nhưng chỉ khi tiếp xúc với CO cao sẽ dẫn đến khả năng suy giảm thị lực, năng lực làm việc, sự khéo léo,
khả năng học tập và hiệu suất công việc.

2. Ôxit nitơ (NO): là một dạng hợp chất, ôxit nitơ được người ta quan tâm đến nhiều do tác hại của nó tới môi
trường, sức khoẻ con người và cộng đồng. Điôxit nitơ (NO2) gắn liền với việc gia tăng ô nhiễm đường hô hấp,
làm nghẽn thở ở người mắc bệnh hen, và giảm chức năng của phổi. Đối với trẻ em, người ta chỉ ra rằng chỉ tiếp
xúc với NO2 trong thời gian ngắn cũng dẫn đến một loạt các vấn đề đường hô hấp; chủ yếu là ho, chảy nước mũi
và đau họng.

Các dạng ôxit nitơ (Nox) cũng góp phần lắng đọng axit, điều này làm hư hại cây cối ở vùng cao và làm tăng nồng
độ axit ở các hồ và sông suối, làm hư hại nghiêm trọng tới sinh vật dưới nước. Cuối cùng khí thải Nox có thể góp
phần làm tăng lượng bụi hạt bằng cách chuyển thành axit nitric trong không khí và tạo thành hạt nitrat.

3. Các ôxy hoá quang hoá (ôzôn): Tầng ôzôn mặt đất, thành phần chính của sương mù, được hìnht hành bởi các
phản ứng hoá học phức tạp của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và NOx dưới tác động của sức nóng và ánh
sáng mặt trời.

Ôzôn có thể làm tổn hại đến hệ hô hấp bao gồm làm đau ngực, ho và thở ngắn, nó tác động rất xấu tới những
người có hệ hô hấp đã tổn thương. Khi hít vào, ôzôn có thể gây ra các vấn đề hô hấp cấp tính; làm trầm trọng
bệnh hen; nhất thời làm giảm chức năng phổi từ 15 đến trên 20% ở một số người khoẻ mạnh; gây viêm các mô
phổi; có thể làm suy yếu khả năng gây miễn dịch của cơ thể, làm cho người dễ mắc phải các bệnh về hô hấp.
Trẻ em và những người làm việc ngoài trời có khả năng dễ bị tiếp xúc với tiếp xúc với tầng ôzôn xung quanh

file://D:\Enviro's Webs\Tác hại của khí thải phương tiện giao thông tới sức khoẻ và môi trư... 4/14/2006
Tác hại của khí thải phương tiện giao thông tới sức khoẻ và môi trường Page 2 of 2

trong khi hoạt động và làm việc vì thế dễ bị rủi ro hơn đến sức khoẻ.

Ngoài ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, ôzôn có tác động bất lợi đến môi trường bằng nhiều cách. Đó là làm
giảm năng suất thu hoạch cây trồng, hoa quả, rau cỏ, và rừng trồng; ảnh hưởng đến hệ sinh thải thảm thực vật
trong các công viên; làm hư hại thảm cỏ, vườn hoa nơi đô thị và cây cối; giảm năng suất cây con và rừng; tăng
khả năng côn trùng gây hại cho cây; làm hư hỏng vật liệu; và suy giảm tầm nhìn.

4. Độc tố dạng hơi trong không khí: Ngoài việc góp phần làm tăng tầng ôzôn, khí thải hyđro cácbon (HC) có chứa
chất ô nhiễm độc hại trong không khí có thể tác động đáng kể đến sức khoẻ cộng đồng.

Chì: trong suốt thế kỷ qua. một loạt các nghiên cứu về lâm sàng, dịch tễ và các độc tố đã tiếp tục xác định bản
chất của độc tố chì, và nhận ra rằng trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương trầm trọng nhất và người ta cũng đã
điều tra nghiên cứu cơ chế hoạt động của độc tố chì. Tóm lại, chì có ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan trong cơ
thể người, nhất là ảnh hưởng đến phát triển hệ thần kinh.

Bụi hạt: Chất bụi hạt (PM) là đại diện cho một loạt lớn các chất khác nhau về hoá và lý tính, tồn tại dưới hình
thức những phần tử riêng biệt (dạng rắn hoặc lỏng) với các kích thước khác nhau. Nguồn bụi do con người tạo
ra gồm các nguồn cố định và di động. Bụi có thể thải trực tiếp ra không khí hoặc có thể được tạo ra từ quá trình
biến đổi khí thải như: điôxit sunphua hoặc ôxit nitơ. Đặc tính hoá của bụi hạt là thay đổi rất lớn theo thời gian, khu
vực, khí tượng và loại nguồn, làm phức tạp việc đánh giá tác động đến sức khoẻ cộng đồng vì nó liên quan đến
nhiều chỉ số khác nhau về độ ô nhiễm của bụi hạt. Ở nồng độ cao, bụi hạt có thể gây tác hại tới sức khoẻ con
người, làm giảm tầm nhìn và huỷ hoại các loại vật chất. Thành phần của bụi hạt như axit sunfuaric hay axit nitric
góp phần lắng đọng axit 14. Đối với khí ô nhiễm, chỉ có NO2 hấp thu một lượng lớn ánh sáng; Nó là một phần
nguyên nhân gây ra màu nâu của bầu trời bị ô nhiễm. Tuy nhiên, nó chỉ gây nên suy giảm tầm nhìn ít hơn 10%.

Khí thải điêzen: trên cơ sở mối quan hệ giữa ung thư phổi và tiếp xúc với bụi hạt điêzen ở một nhóm công nhân
nhất định do nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc, Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) đã kết luận rằng
bụi hạt từ điêzen là chất có khả năng gây ung thư cho con người. Khoảng 30 nghiên cứu dịch tễ trên từng cá
nhân cho thấy nguy cơ bị ung thư phổi tăng từ 20-89% trong số những người được nghiên cứu, tuỳ theo nghiên
cứu. Kết quả phân tích tổng hợp các kết quả nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy rằng nguy cơ ung thư phổi tăng từ
33 – 47%. Tuy nhiên không phải tất cả các nghiên cứu đều chứng mình được là mối nguy hiểm sẽ tăng, nhưng
có một sự thật là đa số các nghiên cứu dịch tễ đã lưu ý về độ nguy hiểm tăng, rõ ràng chứng minh cho kết luận
rằng tiếp xúc với khí thải điêzen có nguy cơ ung thư cho con người.
Nguyễn Thành Tâm

file://D:\Enviro's Webs\Tác hại của khí thải phương tiện giao thông tới sức khoẻ và môi trư... 4/14/2006

Вам также может понравиться