Вы находитесь на странице: 1из 4

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mỹ Tho, ngày tháng 8 năm 2008

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC


NGÀNH ĐÀO TẠO: TIN HỌC

CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG


NGÀNH ĐÀO TẠO: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
_________________

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


1. Tên học phần: NHẬP MÔN LẬP TRÌNH 2 (Ngôn ngữ C)
Mã học phần: 31314
2. Loại học phần: lý thuyết - thực hành.
3. Trình độ sinh viên năm thứ: 1
4. Số tín chỉ: 3.
Phân bổ thời gian:
+ Lên lớp: 35 tiết x 50 phút.
+ Thực hành (tại phòng máy tính): 30 tiết x 50 phút.
+ Tự học: 80 giờ.
5. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên cần học qua học phần Tin học đại cương.
6. Mục tiêu của học phần
+ Học phần giúp sinh viên nắm bắt những kiến thức và kỹ năng lập trình với ngôn
ngữ lập trình C. Học phần sẽ chú trọng đến các kỹ thuật lập trình mạch lạc, trong sáng
và hiệu quả. Sinh viên sẽ được học các nguyên tắc thiết kế thuật toán tổng quát và từng
bước cải tiến thuật toán để xây dựng những chương trình thi hành hiệu quả.
+ Sau khi học xong học phần, sinh viên có khả năng thiết kế và cài đặt các chương
trình với ngôn ngữ C.
7. Mô tả nội dung học phần: Học phần dành cho sinh viên hệ đại học chuyên ngành
tin học. Các chủ đề bao gồm: các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C, kiểu dữ liệu cơ sở,
các cấu trúc điều khiển, vào ra dữ liệu, hàm và macro, mảng và con trỏ, xâu kí tự, kiểu
dữ liệu cấu trúc và tự định nghĩa, kiểu tập tin.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
+ Dự lớp: để nắm vững các nội dung quan trọng của từng chương.
+ Bài tập: làm bài tập trên máy trong các giờ thực hành.
+ Tự học ở nhà: học tập bài giảng và các tài liệu tham khảo; làm bài tập trên máy ở
nhà.
9. Tài liệu học tập
* Giáo trình chính:

DCCTHP-DHTH-NMLT2/00 Nhập môn lập trình 2 Trang 1/4


1/ Trần Đan Thư - Giáo trình lập trình C (Tập 1 & 2 ). NXB ĐH QG TPHCM –
2003.
2/ Nguyễn Thanh Thuỷ - Nhập môn lập trình ngôn ngữ C. NXB KH-KT – 2005.
(p1-172, p227-252)
3/ Nguyễn Thanh Thuỷ - Bài tập lập trình ngôn ngữ C. NXB KH-KT – 2005.
(p1- 168).
* Sách tham khảo:
4/ Phạm Văn Ất - Kỹ thuật lập trình C cơ sở và nâng cao. NXB KH-KT- 2006.
(p1-208, p206-334, p437-515)
5/Nguyễn Linh Giang – Giáo trình kỹ thuật lập trình C. NXB GD –2007.
6/ Quách Tuấn Ngọc – Ngôn ngữ lập trình C. NXB Thống kê - 2003.
7/ Đặng Thành Tín – Tin Học II. NXB ĐH QG TPHCM –2007.
8/ Lê Minh Trung – 231 Bài tập lập trình C. NXB Thống kê – 2006.
9/ Huỳnh Tấn Dũng – Bài tập ngôn ngữ C từ A đến Z. NXB Lao động xã hội –
2007. (p1-40)
10/ Bài tập lập trình C – Đại học KHTN.
* Ebooks:
11/ The C Programming Language.
12/ Beginning C From Novice to Professional.
13/ C Primer Plus 5th Edition.
14 Mastering Algorithms with C.
15/ Practical C Programming.
16/ Expert C Programming - Deep C Secrets.
17/ The Complete Reference.
19/ C Reference Card (ANSI).
20/ Giao trinh ngon ngu C (Vu Ba Duy ).
21/ Ngon ngu lap trinh C (Pham Hong Thai ).
22/ Giao trinh C-Aptech.
23/ Giao trinh C-Trung tam CNTT.
24/ GIAO TRINH KTLT C - Cao Thang.
25/ Giao Trinh C.
26/ Giao Trinh Ngon Ngu Lap Trinh C (Nguyen Huu Tuan).
27/ Giao Trinh Bai Tap Ky Thuat Lap Trinh C.
* Các website:
28/ http://www.congdongcviet.com/

DCCTHP-DHTH-NMLT2/00 Nhập môn lập trình 2 Trang 2/4


29/ http://www.cprogramming.com/
30/ http://www.programmingtutorials.com/c.aspx
31/ http://www.codeguru.com/
32/ http://www.thecodeproject.com/
33/ http://c4swimmers.net/
34/ http://www.vocw.edu.vn/
35/ http://www.eskimo.com/~scs/cclass/
Các website môn học Ngôn ngữ lập trình C của các trường đại học trong và
ngoài nước.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
10.1 Điểm đánh giá quá trình: Trọng số: x% = 30%
+ Kiểm tra thường xuyên: 2 lần. Điểm: d1, d2 Hệ số: h1 = h2 = 1
Kiểm tra thường xuyên có thể là đột xuất hay có thông báo trước. Hình thức
kiểm tra có thể là kiểm tra miệng, kiểm tra viết (trắc nghiệm hay tự luận) hay
kiểm tra trên máy.
+ Nhận thức, thái độ tham gia thảo luận: không có.
+ Thực hành: kiểm tra trên máy. Điểm: d3 Hệ số: h3 = 2
+ Chuyên cần: Điểm: d4 Hệ số: h4 = 1
Giảng viên điểm danh 6 lần trong toàn học phần, gồm: điểm danh 2 lần trong
kiểm tra thường xuyên, 1 lần trong thi giữa học phần, 1 lần trong kiểm tra
thực hành, 2 lần tại các thời điểm đột xuất do giảng viên chọn tùy ý. Điểm
chuyên cần tương ứng với số lần vắng (không phép) như sau:
Điểm chuyên cần: 10, 8, 5, 0 lần luợt với số lần vắng: 0, 1, 2, ≥ 3 lần.
+ Thi giữa học phần: thi phần lý thuyết (làm trên giấy)
Điểm: d5 Hệ số: h5 = 3
+ Tiểu luận: không có.
10.2. Điểm thi kết thúc học phần: Trọng số: y%=70%
Gồm một bài thi lý thuyết và một bài thi thực hành.
+Bài thi lý thuyết (làm trên giấy). Điểm: D1 Hệ số: H1 = 3
+Bài thi thực hành (làm trên máy). Điểm: D2 Hệ số: H2 = 1
10.3. Điểm học phần: tính theo công thức:
DQT
D HP = x% + D KTHP y %
N HS

trong đó:
DHP : điểm học phần
DQT : tổng điểm quá trình = d1h1 + d2h2 + d3h3 + d4h4 + d5h5
NHS : tổng hệ số quá trình = h1 + h2 + h3 + h4 + h5

DCCTHP-DHTH-NMLT2/00 Nhập môn lập trình 2 Trang 3/4


DKTHP: điểm thi kết thúc học phần = (D1H1 + D2H2) / (H1 + H2)
x%: trọng số của điểm quá trình y%: trọng số của điểm thi kết thúc học
phần

11. Thang điểm: 10. Điểm học phần được làm tròn đến phần nguyên. Điểm quá trình
không làm tròn.
12. Hình thức thi kết thúc học phần:

+ Tự luận X + Trắc nghiệm


+ Vấn đáp + Tiểu luận
+ Bài tập lớn + Thực hành X

13. Thời gian thi kết thúc học phần:

Lý thuyết: 60 phút 90 phút X 120 phút 150 phút 180 phút


Thực hành: 60 phút 90 phút X 120 phút 150 phút 180 phút

14. Nội dung chi tiết học phần:


( Xem trarng sau)

15.Thi kết thúc học phần.


Ghi chú: Phân phối thời gian trên có thể được điều chỉnh tùy theo điều kiện cơ sở vật
chất của trường.

DUYỆT
BAN GIÁM HIỆU TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN CNTT

Đặng Hoàng Dũng Trần Thế Hiệp

DCCTHP-DHTH-NMLT2/00 Nhập môn lập trình 2 Trang 4/4

Вам также может понравиться