Вы находитесь на странице: 1из 6

1

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


Bộ môn Vận tải và bảo hiểm trong NT

BỘ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP


MÔN: VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN TRONG NGOẠI THƯƠNG

VẬN TẢI
I. Chương 1. Vận tải và mua bán quôc tế

Câu 1: Tại sao vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt?
Câu 2: Trình bày phân loại vận tải
Câu 3: Tác dụng của vận tải
Câu 4: Định nghĩa và đặc điểm của vận tải
Câu 5: Phân tích mối quan hệ giữa vận tải và buôn bán quốc tế
Câu 6: Quyền vận tải là gì? Trình bày cơ sở phân chia quyền vận tải trong ngoại thương?
Câu 7: Các điều kiện cơ sở giao hàng mà người bán giành được quyền vận tải theo
Incoterms 2000
Câu 8: Các điều kiện cơ sở giao hàng mà người mua giành được quyền vận tải theo
Incoterms 2000
Câu 9: Phân tích những lợi ích khi giành được quyền vận tải
Câu 10: Phân tích những trường hợp không nên giành quyền vận tải

II. Chương 2. Vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển

Câu 11: Ưu nhược điểm của vận tải biển?


Câu 12: Vai trò của vận tải biển đối với buôn bán quốc tế
Câu 13: Nêu khái niệm cảng biển, chức năng cảng biển, các trang thiết bị cơ bản của một
cảng biển
Câu 14: Khái niệm tầu buôn và các cách phân loại tàu buôn
Câu 15: Đặc trưng kinh tế kỹ thuật tầu buôn
Câu 16: Mớn nước của tàu: khái niệm và ý nghĩa?
Câu 17: Cờ tàu là gì? Ý nghĩa của việc cắm cờ thường và cắm cờ phương tiện
Câu 18: Khái niệm và ý nghĩa của hệ số xếp hàng của hàng và hệ số xếp hàng của tàu
Câu 19: Khái niệm, đặc điểm và phương thức thuê tàu chợ
Câu 20: Trình bày khái niệm của phương thức thuê tàu chợ và trình tự các bước thuê tàu.
Câu 21: Khái niệm và các chức năng vận đơn đường biển
Câu 22: Phân biệt giữa vận đơn đã xếp hàng lên tàu và vận đơn nhận hàng để xếp.
Câu 23: Phân biệt vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh.
Câu 24: Ký hậu chuyển nhượng chứng từ vận tải là gì ? Có những cách ký hậu chuyển
nhượng nào ?
Câu 25: Phân biệt vận đơn đi thẳng, vận đơn chở suốt, vận đơn (chứng từ) vận tải đa
phương thức (vận tải liên hợp)
Câu 26: Trình bày về Surrendered Bill of Lading và Sea Way Bill.
2

Câu 27: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo
Quy tắc Hague.
Câu 28: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo
Quy tắc Hague-Visby.
Câu 29: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo
Quy tắc Hamburg.
Câu 30: Trình bày các nguồn luật điều chỉnh trách nhiệm của người chuyên chở đường
biển đối với hàng hóa vận chuyển theo vận đơn và so sánh nội dung về thời hạn trách
nhiệm của người chuyên chở theo các nguồn luật đó.
Câu 31: Trình bày các nguồn luật điều chỉnh trách nhiệm của người chuyên chở đường
biển đối với hàng hóa vận chuyển theo vận đơn và so sánh nội dung về cơ sở trách nhiệm
của người chuyên chở theo các nguồn luật đó.
Câu 32: Trình bày các nguồn luật điều chỉnh trách nhiệm của người chuyên chở đường
biển đối với hàng hóa vận chuyển theo vận đơn và so sánh nội dung về giới hạn trách
nhiệm của người chuyên chở theo các nguồn luật đó.
Câu 33: Trình bày nội dung về thông báo tổn thất và khiếu nại người chuyên chở đường
biển đối với hàng hóa vận chuyển theo vận đơn theo các nguồn luật quốc tế hiện hành
(Quy tắc Hague, Quy tắc Hague-Visby, Quy tắc Hamburg)
Câu 34: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa vận
chuyển theo vận đơn theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005.
Câu 35: Khái niệm và đặc điểm của tàu chuyến
Câu 36: Khái niệm phương thức thuê tàu chuyến, trình tự các bước thuê tàu chuyến và các
hình thức thuê tàu chuyến
Câu 37: Hãy quy định các điều khoản: cảng xếp dỡ, thời gian xếp dỡ, để chuyên chở 1 lô
hàng 10.000 tấn gạo từ Việt Nam ra nước ngoài
Câu 38: Quy định về tàu của hợp đồng thuê tàu chuyến
Câu 39: Quy định về thời gian tàu đến cảng xếp hàng của hợp đồng thuê tàu chuyến
Câu 40: Quy định về hàng hóa của hợp đồng thuê tàu chuyến
Câu 41: Quy định về cảng xếp dỡ của hợp đồng thuê tàu chuyến
Câu 42: Quy định về chi phí xếp dỡ của hợp đồng thuê tàu chuyến
Câu 43: Quy định về cước phí thuê tàu của hợp đồng thuê tàu chuyến
Câu 44: Trình bày điều khoản quy định về thưởng/phạt xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu
chuyến.
Câu 45: Khái niệm, đặc điểm, các hình thức thuê tàu định hạn và các trường hợp áp dụng
thuê tàu định hạn.
Câu 46: Hãy quy định các điều khoản: thời gian xếp dỡ, thưởng phạt xếp dỡ để chuyên
chở 1 lô hàng 10.000 tấn gạo từ Việt Nam ra nước ngoài
Câu 47: Hãy quy định các điều khoản: cước phí, luật lệ giải quyết tranh chấp, để chuyên
chở 1 lô hàng 10.000 tấn gạo từ Việt Nam ra nước ngoài
Câu 48: Hãy quy định các điều khoản: hàng hóa, con tàu, để chuyên chở 1 lô hàng 10.000
tấn gạo từ Việt Nam ra nước ngoài
Câu 49: Hãy quy định các điều khoản: chi phí xếp dỡ, thời gian tàu đến cảng xếp hàng, để
chuyên chở 1 lô hàng 10.000 tấn gạo từ Việt Nam ra nước ngoài
Câu 50: Phân biệt B/L hoàn hảo và không hoàn hảo
Câu 51: So sánh cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở đường biển theo Quy tắc
Hague, Quy tắc Hague-Visby và Quy tắc Hamburg.
3

Câu 52: So sánh thời trách nhiệm của người chuyên chở đường biển theo Quy tắc Hague,
Quy tắc Hague-Visby và Quy tắc Hamburg.
Câu 53: So sánh giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở đường biển theo Quy tắc
Hague, Quy tắc Hague-Visby và Quy tắc Hamburg.
Câu 54: So sánh phương thức thuê tàu chợ và phương thức thuê tàu chuyến

GIAO NHẬN
III. Chương 4. Chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường hàng không

Câu 55: Vị trí và đặc điểm của vận tải hàng không.
Câu 56: Trình bày cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không.
Câu 57: Các tổ chức vận tải hàng không quốc tế và Việt Nam.
Câu 58: Trình bày cơ sở pháp lý điều chỉnh vận tải hàng không trên thế giới và Việt Nam.
Câu 59: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở hàng không theo các nguồn luật điều
chỉnh vận tải hàng không quốc tế.
Câu 60: Trình bày vấn đề khiếu nại và kiện tụng người chuyên chở hàng không theo các
nguồn luật điều chỉnh vận tải hàng không.
Câu 61: Vận đơn hàng không là gì? Nêu các loại vận đơn hàng không và trường hợp sử
dụng chúng. Trình bày cách lập và phân phối vận đơn hàng không.
Câu 62: Các chức năng của AWB
Câu 63: Cước hàng không là gì? Trình bày các loại cước hàng không.

IV. Chương 6. Vận chuyển hàng hóa XNK bằng container

Câu 64: Lợi ích của việc vận chuyển hàng hóa bằng container (đối với người chuyên chở,
gom hàng, người gửi hàng)
Câu 65: Container là gì? Container được tiêu chuẩn hóa như thế nào? Phân loại container.
Câu 66: Các công cụ chuyên chở container và cảng, ga, bến bãi container.
Câu 67: Phương thức gửi hàng nguyên container FCL/FCL
Câu 68: Phương thức gửi hàng lẻ container LCL/LCL
Câu 69: Phương thức gửi hàng kết hợp FCL/LCL & LCL/FCL
Câu 70: Khái niệm cước phí vận chuyển container, các bộ phận cấu thành và các yếu tố
ảnh hưởng
Câu 71: Chứng từ trong vận chuyển hàng hóa bằng container? Phân loại và chức năng?
Câu 72: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở container đối với hàng hóa
Câu 73: Dịch vụ gom hàng là gì và lợi ích của nó? Trách nhiệm và vai trò của của người
gom hàng
Câu 74: Dịch vụ gom hàng là gì? Các bước trong nghiệp vụ gom hàng
Câu 75: Phân biệt Master B/L và House B/L
Câu 76: Tại sao khi gửi hàng bằng container nên thay các điều kiện Incoterms CIF, FOB,
CFR bằng các điều kiện CIP, FCA, CPT
Câu 77: Nhược điểm của hệ thống vận tải container

V. Chương 7. Vận chuyển hàng hóa XNK bằng vận tải đa phương thức
4

Câu 78: Định nghĩa và đặc điểm VTĐPT


Câu 79: Các hình thức tổ chức VTĐPT
Câu 80: Vận tải đa phương thức là gì? Hiệu quả của VTĐPT
Câu 81: Nêu các nguồn luật điều chỉnh vận tải đa phương thức trên thế giới và ở Việt
Nam.
Câu 82: Định nghĩa và phân loại MTO
Câu 83: Chế độ trách nhiệm thống nhất là gì? Phân biệt chế độ trách nhiệm thống nhất và
chế độ trách nhiệm từng chặng
Câu 84: Quy định thời hạn trách nhiệm của MTO
Câu 85: Quy định cơ sở trách nhiệm của MTO
Câu 86: Quy định giới hạn trách nhiệm của MTO
Câu 87: So sánh trách nhiệm của MTO theo 3 nguồn luật điều chỉnh VTĐPT: CƯ 1980
của Liên Hợp Quốc, Bản Quy tắc UNTACD/ICC và NĐ 87/2009/NĐ-CP.
Câu 88: Quy định về thông báo tổn thất và khiếu nại người kinh doanh vận tải đa phương
thức
Câu 89: Định nghĩa, các loại chứng từ vận tải đa phương thức
Câu 90: Ưu nhược điểm của VTĐPT

VI. Chương 8. Giao nhận hàng hóa XNK

Câu 91: Khái niệm giao nhận và người giao nhận


Câu 92: Phạm vi của dịch vụ giao nhận
Câu 93: Vai trò của người giao nhận
Câu 94: Cơ sở pháp lý giao nhận hàng hóa XNK
Câu 95: Nguyên tắc giao nhận hàng hóa XNK
Câu 96: Quy trình giao hàng XK
Câu 97: Quy trình nhận hàng NK

BẢO HIỂM
Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm
1. Nêu khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm.
2. Trình bày các cách phân loại bảo hiểm.
3. Trình bày giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm? Trị giá bảo hiểm và số tiền bảo
hiểm có quan hệ với nhau như thế nào?
4. Thế quyền trong bảo hiểm là gì? Tác dụng và điều kiện để thực hiện thế quyền.
Cho ví dụ.
5. Đối tượng bảo hiểm là gì? Phân tích các loại đối tượng bảo hiểm.
6. Trình bày nguyên tắc lợi ích BH.
7. Trình bày các biện pháp đối phó với rủi ro mà con người đã và đang áp dụng.
8. Phân tích các nguyên tắc của bảo hiểm.
9. So sánh bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại.
10. Phí bảo hiểm được xác định như thế nào và phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Chương II: Bảo hiểm hàng hải


5

1. Phân tích bảo hiểm hàng hải và các loại hình bảo hiểm hàng hải.
2. Trình bày các rủi ro trong bảo hiểm hàng hải.
3. Rủi ro phụ trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là gì, bao gồm
những rủi ro như thế nào?
4. Trình bày rủi ro loại trừ trong bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển theo
ICC 1982.
5. Trình bày rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường
biển theo ICC 1982.
6. Trình bày tổn thất chung, tổn thất riêng trong bảo hiểm hàng hải
7. Phân tích và cho ví dụ về tổn thất toàn bộ thực tế, tổn thất toàn bộ ước tính trong
bảo hiểm hàng hải
8. Trình bày tổn thất toàn bộ ước tính và cho ví dụ.
9. Khái niệm và đặc trưng của tổn thất chung? Cho ví dụ minh họa tổn thất chung.
10. Tổn thất chung là gì? Ví dụ minh họa. Trình bày cách tính toán phân bổ tổn thất
chung.
11. Phân biệt tổn thất chung và tổn thất riêng, cho ví dụ minh họa.
12. Trách nhiệm của các bên liên quan khi xảy ra tổn thất chung là gì?
13. Luật lệ giải quyết vấn đề tổn thất chung. Những sửa đổi cơ bản của quy tắc York –
Antwerp 2004 so với các quy tắc trước đó.
14. Phân tích sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
15. Trình bày các điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Anh
và của Việt Nam
16. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo điều kiện A – ICC 1982.
17. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo điều kiện B – ICC 1982.
18. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo điều kiện C – ICC 1982.
19. Trình bày phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của người bảo hiểm theo hai điều kiện
bảo hiểm đặc biệt của ICC 1982.
20. Trình bày điều khoản bảo hiểm “từ kho đến kho” trong bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển
21. Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
22. Một lô hàng phân bón, chủ hàng chỉ muốn bảo hiểm hàng bị ướt nước biển. Bạn tư
vấn cho chủ hàng nên mua bảo hiểm như thế nào? Hãy giải thích!
23. Rủi ro cướp biển được bảo hiểm như thế nào trong bảo hiểm hàng hóa chuyên chở
bằng đường biển?
24. So sánh đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển.
25. Trình bày bộ hồ sơ khiếu nại người bảo hiểm trong BH hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển.
26. Các nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
27. Bảo hiểm thân tàu là gì? Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm thân tàu? Sự cần thiết
của bảo hiểm thân tàu?
28. Các loại hợp đồng bảo hiểm thân tàu? Sự khác nhau giữa các loại hợp đồng này.
29. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm về mặt không gian và thời gian đối với từng loại
hợp đồng bảo hiểm thân tàu.
30. Các rủi ro được bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm của ITC 1995.
31. Nội dung của các điều kiện bảo hiểm thân tàu theo ITC 1995.
6

32. Nội dung của điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ TLO – ITC 1995.
33. Nội dung của điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất bộ phận FODabs – ITC 1995.
34. Nội dung của điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng FPAabs – ITC 1995.
35. Nội dung của điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro AR – ITC 1995.
36. Khi tai nạn đâm va xảy ra, người bảo hiểm thân tàu phải có trách nhiệm đối với các
tổn thất thiệt hại nào của tàu được bảo hiểm.
37. Phân tích và cho ví dụ minh họa về phần trách nhiệm mà chủ hàng phải chịu theo
điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi. Để được bồi thường cho tổn thất này,
chủ hàng phải tham gia điều kiện bảo hiểm nào?
38. Giải thích “Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản
hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi”.
39. Tổn thất của hàng hóa do tàu chuyên chở hàng đâm va vào tàu khác mà cả hai tàu
đều có lỗi sẽ được bồi thường như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
40. Theo nguyên tắc trách nhiệm chéo, các chủ tàu sẽ chịu trách nhiệm bồi thường tổn
thất thiệt hại cho nhau như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
41. Định nghĩa và đặc điểm của bảo hiểm P&I?
42. Phí bảo hiểm thân tàu phụ thuộc những yếu tố gì? Hoàn phí bảo hiểm trong bảo
hiểm thân tàu được thực hiện như thế nào?
43. Phân biệt trách nhiệm của bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm P&I trong tai nạn đâm va
của tàu được bảo hiểm.
44. Trình bày trách nhiệm dân sự mà chủ tàu phải gánh chịu trong quá trình kinh doanh
khai thác tàu.
45. Trình bày sự hình thành các hội bảo hiểm P&I và các nguyên tắc hoạt động của
hội.
46. Phân tích những điểm khác nhau cơ bản của hội bảo hiểm P&I và các công ty bảo
hiểm phi nhân thọ.
47. Trình bày những rủi ro cơ bản thuộc nhóm bảo hiểm P&I.
48. Trách nhiệm của người bảo hiểm trong bảo hiểm thân tàu sẽ tự động chấm dứt
trong những trường hợp nào?

Вам также может понравиться