Вы находитесь на странице: 1из 2

KIT vi điều khiển AVR được thực hiện với ý nghĩa mang lại một công cu thí nghiệm

về vi điều khiển với các tính năng


như sau:
- Dễ dàng thực hiện với thời gian ngắn nhất: với các công cụ đầy đủ và bảng mạch in được cung cấp trước, sinh viên chỉ cần
vài chục phút có thể thực hiện được bài thí nghiệm đầu tiên trên KIT.
- Có các công cụ hỗ trợ tiên dụng trong quá trình thí nghiệm: Các công cụ thí nghiệm cho AVR được Atmel cung cấp miễn
phí khá đầy đủ. Với phần mềm lập trình C CodeVisionAVR đã giới thiệu trong chương trước có thể vừa lập trình dễ dàng
với ngôn ngữ C và nạp chương trình vào vi điều khiển để thực hiện nó ngay lập tức trên KIT.
- Thao tác thí nghiệm nhanh chóng: với chức năng lập trình In – System các vi điều khiển cho phép nạp chương trình ngay
trên mạch ứng dụng của nó, vì vậy không cần tốn các thao tác tắt mở nguồn và chuyển vi điều khiển từ mạch nạp sang
mạch ứng dụng. Mặt khác, với thiết kế jack cắm có thể thức hiện các kết nối các khối phần cứng một cách nhanh chóng,
nhưng vẫn hiểu được cấu trúc kết nối phần cứng của mạch ứng dụng.
- Giá thành hạ thích hợp với sinh viên học sinh: Với thiết kế bản mạch in nhỏ gọn, các khối mạch họat động riêng rẽ, sinh
viên có thể lắp đặt dần các khối mạch trong quá trình thí nghiệm mà không ảnh hưởng tới hoạt động của các khối mạch
khác.
- Có thể thí nghiệm được các giao tiếp điển hình nhất trong hệ thống vi xử lý: KIT bao gồm các khối mạch cơ bản nhất trong
hệ thống vi xử lý như: LED đơn, LED 7 đoạn, màn hình LCD cho các tính năng hiển thị, các phím nhấn đơn, phím nhấn
ma trận để nhập dữ liệu và có thể mô phỏng cho các tác động ngõ vào, ADC và DAC cho các giao tiếp tương tự, Đệm công
suất và relay cho các giao tiếp công suất lớn, các khối mạch tạo chuẩn giao tiếp RS232 và RS485 cho truyền dữ liệu nối
tiếp.

4.1. Khối vi điều khiển AVR.


Khối này bao gồm một đế 40 chân có thể sử dụng cho nhiều loại vi điều khiển họ AVR như AT90S8515, AT90S8535,
ATMega16, ATMega16L, …, và các linh kiện phụ trợ như trên hình 4.1.
Các linh kiện như thạnh anh Y1, tụ C2, C3 sử dụng tạo dao động định thời hoạt động của vi điều khiển. Chú ý hệ thống sẽ
không thể hoạt động nếu thiếu các linh kiện này, hoặc các linh kiện này bị hư hỏng. Nên nếu một chương trình đúng nạp vào mà hệ
thống không hoạt động cần phải kiểm tra nguồn cung cấp và thay thế các linh kiện trê.
Chân cắm J3 sử dụng để kết nối với 1 phím nhấn đơn để làm phím Reset ngoài cho vi điều khiển khi cần. Các mạch vi điều
khiển họ AVR đều có tính năng tự Reset khi cấp nguồn, vì vậy nó không cần Reset ngoài cho hầu hết cácứng dụng. Chức năng này
trên KIT sử dụng cho việc thử nghiệm tín hiệu RESET ngoài.
Mạch với IC ổn áp chính xác công suất thấp TL431 được sử dụng để cung cấp nguồn chuẩn cho khối biến đồi ADC bên
trong vi điều khiển.
IC đệm 74HC244 và chân cắm DB25 (J1) sử dụng cho việc giao tiếp lập trình qua cổng máy in sử dụng chương trình
CodeVisionAVR.
Các chân cắm 8 đường sử dụng cho việc kết nối tín hiệu của vi điều khiển với các khối khác trên KIT.

4.2. Khối LED đơn.


Khối này bao gồm 8 LED nối qua 8 điện trở hạn dòng xuống mass, chân căm JL1 sử dụng để cung cấp dữ liệu tới các
LED. Như vậy khi cung cấp mức 1 (+V) LED sẽ sáng, còn khi cấp mức 0 LED tắt. Khối mạch này rất đơn giản và tiện dụng cho việc
thí nghiệm các cổng ra số. Chỉ cần thực hiện xong khối vi điều khiển và khối LED đơn, đã có thể thực hiện được các chưong trình ra
số trên các cổng. Như đã mô tả trong chương 1, các cổng ra vi điều khiển đều được đệm dòng tới 20 mA nên có thể kéo trực tiếp các
LED này.

4.3. Khối bàn phím.


Khối bàn phím bao gồm một 8 phím nhấn đơn cung cấp dữ liệu từ chân cắm JS1, và một bàn phím ma trận 4 x 4. Các phím
đơn khi nhấn sẽ cung cấp mức 0, thích hợp cho việc nhận các bit trên các cổng vào số. Nếu một cổng vi điều khiển được kết nới tới
các phím nhấn này, khi không nhấn phím chúng ta sẽ đọc vào mức 1, khi phím nhấn bit tương ứng với nó sẽ bằng 0.
Khối bàn phím ma trận thích hợp cho việc nhập dữ liệu vào hệ thống vi điều khiển, dạng phím ma trân được sử dụng phổ
biến làm các bàn phím cho các hệ thống vi xử lý. Để nhận được dữ liệu cần quét tuần tự từng hàng bằng cách cung cấp mức 0, sau đó
đọc các cột để xác định phím nhấn.

4.4. Khối LED 7 đoạn.


Khối LED 7 đoạn bao gồm 2 LED 7đọan ANODE chung như trên hình 4.4. Khi chân cắm J24 được nối 1-2, 3-4 các Anode
chung của các LED được nối trược tiếp lên VCC, để sáng một số trên LED cần cung cấp dữ liệu mức 0 tương ứng vào các đoạn của
LED. Chăn cắm J18 cung cấp dữ liệu cho dữ liệu cho LED RL1, và J19 hoặc J20 cho LED RL2. Các chân cắm J19 và J20 được nối
song song sử dụng cho thí nghiệm quyết LED theo kiểu Multiplex.
Để điều khiển sáng hai LED theo kiểu Multiplex cần bỏ kết nối 1-2, 3-4 trên chân cắm J24. Nối 1-2, 3-4 trên chân cắm J31,
lúc này Anode các LED sẽ được cấp VCC khi có mức 0V cung cấp ra cổng D2 và D3 của vi điều khiển nối tới cực B của các
transistor. Chân cắm J18 được nối với J19 và dữ liệu cung cấp tới 2 LED bằng J20, để hai LED sáng hai số khác nhau thì cần cung cấp
tín hiệu chọn Anode một cách tuần tự, tức là khi 1 LED sáng, LED còn lại sẽ tắt. Để thấy hai LED sáng đồng thời cần phải quết LED
với tốc độ chớp tắt cao hơn tần số đáp ứng của mắt. (40Hz)
Nguyên tắc này có thể mở rộng để tăng số lượng đèn LED nhưng muốn tiết kiệm số đường vào ra. Bằng nguyên tắc này
với hai cổng 8 bit có thể điều khiển được 8 LED 7 đoạn, trong đó 1 cổng cấp dữ liệu và một cổng chọn LED sáng. Có thể ứng dụng
nguyên tắc quét này cho các bảng quang báo bằng cách cung cấp dữ liệu và quét lần lượt từng cột của bảng.

4.5. Khối hiển thị LCD.


Khối hiển thị LCD bao gồm hai chân cắm, chân cắm J16 sử dụng để kế nối với module LCD TCA16 C40. Điện trở R17
cung cấp dòng thích hợp cho đèn backlight để hiển thị LCD. Biến trở R16 chỉnh độ sáng các chữ trên LCD. Chân cắm J17 dùng để
cung cấp dữ liệu tới LCD từ một cổng của MCU.
Việc hiển thị các ký tự trên module LCD tuân theo datasheet của nó, các ký tự được hiển thị khi ghi tới bộ nhớ dữ liệu của
module các mã ASCII của chúng, việc điều khiển con trỏ hiển thị và điều khiển màn hình sẽ thực hiện bằng cách ghi tới địa chỉ điều
khiển của nó.

4.6. Khối biến trở cấp tín hiệu tương tự.


Khối này bao gồm 8 biến trở được ghép nối mạch như trên hình 4.6. Một đầu biến trở nối lên VCC đầu còn lại nối GND
làm chân chỉnh của biến trở sẽ có điện áp thay đồi từ 0 – VCC cung cấp tới chân cắm JVR1. Có thể sử dụng chân cắm này để kết nối
tín hiệu tương tự tới ngõ vào bộ ADC của vi điều khiển để thử nghiệm khối biến đổi ADC.

4.7. Khối đo nhiệt độ.


Khối đo nhiệt độ sử dụng phương pháp biến đổi ADC bằng khối so sánh tương tự trong vi điều khiển. Nhiệt độ sẽ được
biến đổi ra điện áp bằng IC LM335 nối tới ngõ vào đảo của bộ so sánhsau khi nối 3-4 trên chân cắm J9. Ngõ vào không đảo được
cung cấp điện áp từ một tụ điện được nạp bằng nguồn dòng Q1 sau khi nối tắt 1-2 của J9
Trước hết cung cấp mức 0 tới ngõ ra không đảo để xả hết điện áp trên tụ sau đó nối ngõ này tới bộ so sánh tương tự. Tụ
điện sẽ được nạp lên tuyến tính theo nguồn dòng với thời gian tính theo công thức: T = (C x VCC)/I.
Như vậy tùy theo nhiệt độ mà LM335 đo được sẽ có điện áp nhất định đưa vào ngõ IN-, và chúng ta sẽ tính được thời gian
tụ nạp để IN+ có điện áp bằng IN- bằng cách cho Timer đếm. Và với thời gian đó có thể tính ra điện áp tương ứng ở IN- tương đương
với nhiệ độ đo được.

4.8. Khối biến đổi DAC.


Khối biến đổi DAC tạo ra mức điện áp tương tự theo hai nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất dùng mạch thang điện trở. Một
dữ liệu số 8 bit cung cấp từ ngõ ra MCU nối tới mạch thang điện trở qua chân cắm J23 sẽ được mạch chia áp để cho ra mức điện áp
tương ứng tại J30.
Nguyên tắc thứ 2 sử dụng việc điều khiển độ rộng xung. Một xung với độ rộng thay đổi được cung cấp từ MCU tới mạch
sau khi nối tắt 1-2 của J32 sẽ được mạch lọc RC tạo ra mức điện áp tương ứng.
4.9. Khối đệm công suất.
Khối đệm công suất sử dụng IC ULN2083 như trên hình 4.9, IC này cho phép kéo các tải với dòng điện lên tới 1A và điện
áp 50Vdc. Các tải có thể nối vào chân cắm J13 giống như một cực thu hở với GND nguồn được nối sẵn trong IC. Tín hiệu số từ MCU
có thể cung cấp tới mạch qua chân cắm J15, như vậy vi điều khiển có thể đóng ngắt được các tải số công suất lớn như động cơ DC,
động cơ bước ….
4.10. Khối giao tiếp công suất Relay.
Khối này sử dụng Relay 12Vdc được kết nối như hình 4.10, với giao tiếp này MCU có thể đóng ngắt được các tải có dòng
tới 5A và điện áp tới 220Vac. Tín hiệu điều khiển đóng ngắt tứ MCU cần phải đệm qua IC ULN2803 trên hình 4.9, tải được đóng ngắt
bằng tiếp điểm Relay.
4.11. Khối giao tiếp nối tiếp RS232.
Khối giao tiếp nối tiếp RS232 được thiết kế với mục đích giao tiếp với cổng COM của máy tính, giúp thực hiện các thí
nghiệm về các hệ thống điều khiển và thu thập dữ liệu bằng máy tính. Ngoài ra khối này còn có thể sử dụng để giao tiếp với các thiết
bị khác cùng chuẩn như tổng đài nội bộ, máy đo, …. Mạch sử dụng IC tạo chuẩn đường truyền vật lý chuyên dụng MAX232 như
trtrên hình 4.11.
Trong mạch IC MAX232 có chức năng tương thích mức tín hiệu (0V cho mức 0 và 5V cho mức 1) của dữ liệu số trong vi
điều khiển thành mức tín hiệu tương thích với máy tính (-12V cho mức 0 và +12V cho mức 1). Các tụ C5 – C8 sử dụng cho các mạch
nhân áp trong IC nên cần được kết nối đúng cực tính. Chân cắm VB1 để kết nối với máy tính, chân cắm J8 sử dụng chuyển chức năng
giao tiếp nối tiếp bằng RS232 hoặc RS485 cho vi điều khiển.
4.12. Khối giao tiếp nối tiếp RS485.
Khối này sử dụng cho việc giao tiếp nối tiếp theo chuẩn RS485 (hay V11), giao tiếp này có thể sử dụng kết nối mạng nhiều
thiết bị theo cơ chế multi down bao gồm 1 master và nhiều slaver. Mạch sử dụng IC đổi chuẩn vật lý tín hiệu chuyên dụng SN75176
như trên hình 4.12.
Các IC SN75176 sẽ biến đổi mức tín hiệu 0V,5V của vi điều khiển thành sai lệch điện áp từ 0 – 3.5 V trên hai đường A và
B.Việc chuyển đổi mức tín hiệu này cho phép khoảng cách truyền dữ liệu xa hơn, do các nhiễu bên ngoài sẽ tác động đồng thời lên cả
hai đường dây truyền, làm sai lệch điện áp giữa chúng không đổi. Với chuẩn RS485 chúng ta có thể truyền dữ liệu xa tới khoảng 1000
mét, trong khi RS232 chỉ có thể truyền trong khoảng 100 mét. Trong mạch IC U3 sử dụng cho chìều truyền dữ liệu đi và IC U4 sử
dụng cho chiều nhận dữ liệu vào.
4.13. Khối nguồn cung cấp.
Khối nguồn nuôi trên KIT cung cấp nguồn cho các linh kiện trên mạch hoạt động. Sơ đồ nguyên lý như trên hình 4.13.
Khối mạch nhận nguồn DC qua chân cắm J22, công tắc trên chân cắm J21 sử dụng để chuyển nguồn DC vào mạch, nó có
thể sử dụng ngắt nguồn cung cấp khi cần thao tác kết nối các khối mạch một cách nhanh chóng khi thí nghiệm. Diode D2 chống
nguồn ngược cung cấp vào mạch gây hư hỏng các IC ổn áp. Các tụ điện có chức năng lọc phẳng và lọc nhiễu. IC LM7805 thực hiện
ổn áp 5V cung cấp điện áp ổn định cho vi điều khiển và các IC khác trên mạch. Transistor Q2 tăng dòng cung cấp cho tải.LED D3 báo
hiệu mạch đã được cấp nguồn.

Вам также может понравиться