Вы находитесь на странице: 1из 11

1

BÀI 5: SỰ CỐ TRONG SỬ DỤNG KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG (LPG)


VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG TỚI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
Gỉang viên: Lý Ngọc Minh
lyngocminh61@yahoo.com.vn
5.1 Sự cố trong sử dụng khí hóa lỏng
5.1.1 Đặc tính nguy hiểm của khí hóa lỏng
a. Đặc tính nguy hiểm chung
Tính chất của khí hóa lỏng liên quan tới các sự cố nguy hiểm gồm một số
điểm sau:
• Khí hóa lỏng được tồn trữ ở trạng thái lỏng ở áp suất cao, khi áp suất trong
bình chứa LPG bị giảm hoặc nếu LPG bị rò rỉ ra ngoài không khí, do vậy chúng
nhanh chóng hóa hơi ở điều kiện khí quyển và tạo ra hiệu ứng lạnh;
LPG thường được tồn trữ để sử dụng trong bình, bồn ở thể lỏng với áp suất
từ 7 – 15 bar. Là chất lỏng dễ bay hơi nên khi rò rỉ ra môi trường thì LPG bốc hơi
rất nhanh và hòa trộn với không khí tạo thành hỗn hợp nổ rất nguy hiểm. Khi bị
cháy nhiệt độ LPG tăng lên làm lỏng bốc hơi, tăng áp suất trong bình chứa và làm
mở van an toàn, xả hơi LPG ra ngoài rất mạnh làm sự cháy lan tràn rất nhanh và dữ
dội. Nếu van an toàn không mở, nhiệt độ cao làm áp suất tăng quá mức có thể dẫn
đến nổ vỡ bình, bồn rất nguy hiểm.
• Khi bị rò rỉ ra khí quyển, khí hóa lỏng sẽ hòa trộn với không khí tạo thành
hỗn hợp dễ cháy. Khi 1 galon (3.785 lít) khí Butane tinh khiết thoát ra ngòai môi
trường sẽ trộn với không khí tạo thành 46 m3 hỗn hợp dễ cháy ở giới hạn cháy dưới.
Như vậy, chỉ một lượng nhỏ khí hóa lỏng cũng có thể tạo thành một lượng lớn hỗn
hợp dễ cháy.
Hơi LPG không màu, không mùi, không phải là chất có độc tính cao với
người và sinh vật nên việc phát hiện rò rỉ gặp khó khăn, khi gas LPG rò rỉ sẽ không
phát hiện kịp thời.
• Do nặng hơn không khí nên khi bị rò rỉ ra ngoài bao giờ hơi LPG cũng tập
trung ở những chỗ thấp, do vậy càng dễ tiếp xúc với nguồn gây cháy; khi gặp gió
chúng sẽ phát tán theo chiều gió;

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2

• Tỉ trọng của khí hóa lỏng bằng một nửa tỉ trọng của nước, do vậy chúng luôn
nổi trên mặt nước và bay hơi rất nhanh;
• Khí hóa lỏng tinh khiết không ăn mòn kim loại, nhưng khi có lượng nhỏ tạp
chất hoặc các chất khác thì tốc độ ăn mòn xảy ra rất nhanh và nghiêm trọng;
• Khí hóa lỏng tinh khiết không có mùi cho nên khó nhận biết bằng khứu giác.
• Bản thân khí hóa lỏng không phải là chất có độc tính cao đối với người và
sinh vật, nhưng khi bị rò rỉ ra ngòai môi trường, chúng làm thiếu hụt oxy trong
không khí, gây khó thở cho người và sinh vật trong vùng bị ảnh hưởng.
• Propane và Butane đều là các khí gây nổ khi trộn lẫn lộn với không khí hoặc
oxy ở một tỉ lệ nhất định. Chúng nặng hơn không khí và tụ trên mặt đất và bay là là
theo chiều gió, kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp nổ. Khi cháy, chúng tạo ra
các chất thứ cấp gây ô nhiễm môi trường. Mức độ gây độc tới con người và sinh vật
của các hydrocacbon nói chung và và khí hóa lỏng nói riêng gồm:
• Hơi hydrocacbon nặng hơn không khí tập trung tại những điểm thấp trên mặt
đất. Với nồng độ hydrocacbon trong không khí khoảng 0,1%, người hít phải trong 5
phút sẽ bị chóng mặt. Nếu nồng độ hydrocacbon tăng lên 0,5% thì người hít phải
trong vòng 4 phút sẽ có hiện tượng như nghiện rượu. Nồng độ hydrocacbon cao
nhất (ngoại trừ hydrosulfur) không được vượt quá 0,1% để tránh gây độc cho người;
Hiện nay, chỉ riêng tại các tỉnh phía Nam đã có trên 87 cơ sở chiết nạp chai
LPG đang hoạt động. Các nhà máy này chủ yếu sử dụng công nghệ chiết nạp bán tự
động với công suất chiết nạp từ 20 tấn - 400 tấn/ngày, lượng hơi hữu cơ thất thoát
sau mỗi quá trình nạp bình đã tác động không nhỏ tới chất lượng không khí xung
quanh, đặc biệt ô nhiễm mùi của ethyl mercaptan hay dimethyl sulphide trong LPG.
Đây là những chất được hoà trộn vào LPG (khỏang 30 g-40 g mercaptan/1 tấn LPG)
để phát hiện mùi LPG ở nồng độ xấp xỉ 4000 ppm trong không khí. Tổng kho sản
phẩm dầu mỏ và LPG của tập đoàn Shell tại Gò Dầu – Đồng Nai cung cấp nhựa
đường, nhớt, LPG nhiên liệu cho các nhà máy; môi trường không khí tại đây có
nồng độ THC dao động 1,2-2,5 mg/m3 không khí.
• Khí propane và Butane cháy trong điều kiện thiếu không khí sẽ tạo ra oxít
cacbon (CO) do cháy không hoàn toàn. Khi tiếp xúc sẽ gây tổn thương cho da;

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


3

b. Trường hợp đặc biệt: nổ hơi do chất lỏng sôi gĩan nở


Nổ hơi do chất lỏng sôi gĩan nở (BLEVE) là trường hợp sự cố rất nguy hiểm
đối với các thiết bị chứa LPG. Nổ hơi do chất lỏng sôi giản nở xảy ra khi bình chứa
LPG bị đốt nóng làm giảm độ bền của thiết bị và dẫn tới sự cố nổ vỡ. Nguyên nhân
có sự nung nóng bình chứa khí hóa lỏng là do khí hóa lỏng xì từ đường ống hoặc
các bộ phận bên cạnh, sau đó bắt lửa và cháy. Khi ngọn lửa chạm đến bồn chứa khí
hóa lỏng và gây nổ do chất lỏng trong bồn sôi giãn nở, có thể một hoặc hai bồn
chứa bên cạnh có thể bị ảnh hưởng, đồng thời có nhiều máy móc thiết bị bên cạnh
cũng bị hư hại hoặc có thể dẫn tới phá hủy toàn bộ cơ sở.
Các bồn chứa trên mặt đất dễ xảy ra sự cố nổ do sự giãn nở hơi. Các bồn
chứa ngầm dưới đất do được cách ly và bảo vệ do đó ít bị nổ BLEVE. Số liệu thống
kê cho thấy trong 71 sự cố về khí hóa lỏng chứa trong các bồn, bể khác nhau có tới
12 sự cố BLEVE. Theo kết quả tính toán, tần xuất nổ BLEVE cho một bồn chứa khí
hóa lỏng vào khoảng 1 x 10-6/năm.
5.1.2 Sự cố trong sử dụng khí hoá lỏng
Chế biến, vận chuyển và sử dụng các sản phẩm LPG là những quá trình rất
dễ xẩy ra các sự cố, gây tác động đến môi trường và con người. Kết quả nghiên cứu
100 tai họa sự cố hydrocacbon lớn nhất trong hơn 30 năm trên thế giới cùng với
thảm họa năm 1994 ở Mexico cho thấy cứ 10 năm thì có khỏang 3 sự cố lớn liên
quan đến các cơ sở tàng trữ và nén khí hóa lỏng hydrocacbon. Xác suất xảy ra sự cố
lớn cho bất cứ cơ sở khí hóa lỏng nào ít hơn từ 1/2000 cho tới 1/3333. Bảng 5.1
cho biết một số sự cố đã xảy ra trên thế giới trong chế biến và sử dụng khí hoá lỏng.
Bảng 5.1 cho biết một số sự cố đã xảy ra trên thế giới về khí hoá lỏng
Stt Nơi sự cố Loại khí Thời gian Số người chết
1 Cleseland (Mỹ) LNG 1944 136
2 Feyzin (Pháp) Propane 1966 16
3 Los Alfaques (Tây Ban Nha) Propylene 1978 216
4 Xilatopec (Mexico) LNG 1978 100
5 Cutabao (Brasil) LPG 1984 Trên 500
6 Mexico city (Mexico) LPG 1984 Trên 500

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


4

Thông thường một cơ sở có nhiều bồn chứa, tần xuất xảy ra sự cố lớn cho bất
kỳ một cơ sở nào ở vào khoảng 1/20.000 bồn/năm. Nếu thực hiện tốt các biện pháp
an toàn, tần xuất xảy ra cháy bồn chứa khí hóa lỏng có thể giảm xuống, từ 1/20.000
bồn/năm còn 1/100.000 bồn/năm.
Tại Việt Nam, do là nước chưa có nền công nghiệp dầu khí phát triển nên
SCMT trong sử dụng LPG ở nước ta trong thời gian vừa qua chưa ở mức độ đặc
biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng đã xảy ra một số sự cố điển hình như sau:
• Rò rỉ và gây cháy nổ đường ống dẫn khí đốt hoá lỏng (LPG) tại cơ sở cán sắt
thuộc Tỉnh Phú Yên vào năm 1998. Nguyên nhân là do đường ống không bảo đảm
an toàn gây rò rỉ gas, tạo thành hỗn hợp cháy nổ, khi gặp nguồn nhiệt (do phoi cắt
nóng đỏ văng ra) gây cháy nổ.
• Ngày 17/3/2003 rò rỉ hydrocarbon tại đường ống dẫn butan-propan từ nhà
máy Nhà Máy Chế Biến Khí Dinh Cố tới Kho Cảng Thị Vải làm ô nhiễm môi
trường nước cục bộ tại đầm đánh bắt thủy sản sông Mỏ Nhát - Phước Hoà. Rò rỉ
này đã làm chết cua, cá trong đầm trong 02 ngày đầu sự cố.
• Sự cố đục đường ống dẫn lấy trộm condensat tại An Ngãi - Phước Hoà đầu
năm 2003 làm condensat rò rỉ đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước nông và
môi trường đất tại khu vực xung quanh (báo Người Lao Động 7/4/2003).
• 16 giờ ngày 17-10-2006, từ tầng 3 của trường mầm non tư thục Hoa Sen
(đường số 3A cư xá Bình Thới, phường 8 quận 11 đột ngột phát ra ngọn lửa dữ dội.
Lửa cháy lớn kèm theo tiếng phụt của hơi gas. Hàng trăm học sinh được di tản sang
những ngôi nhà lân cận và lực lượng chữa cháy quận 11 cũng kịp thời đến dập tắt
ngọn lửa. Nguyên nhân của vụ cháy là do một cô cấp dưỡng đến mở bếp gas đun
nước, bất ngờ lửa cháy lan theo vòi gas và bùng lên dữ dội. Trước đó, khi thay một
bình gas 50 kg,người bán gas đã cẩu thả khi lắp đặt van an toàn khiến bình gas bị
xì. May mắn là tai nạn này không gây thiệt hại về người, tổn thất tài sản không đáng
kể do nhà bếp của trường học được lắp đặt ở trên tầng lầu trên cùng và lửa không
bắt lan sang được các khu vực lân cận. Tuy nhiên, qua vụ cháy này, các cơ quan
đơn vị trường học ... nên kiểm tra lại việc an toàn phòng cháy chữa cháy, nhất là
những ngôi nhà cao tầng nằm xen lẫn trong khu dân cư, cầu thang hẹp, thiếu lối
thoát hiểm.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


5

• Một vụ nổ bình gas đã xảy ra khoảng 20g ngày 22/10/2006, đốt cháy nhiều
đồ đạt và thiêu rụi căn nhà của bà Huỳnh Kim Loan tại ấp Hòa Hớn, xã Định Hòa,
huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang. Theo ước tính, thiệt hại của vụ cháy khoản 100
triệu đồng . Theo kết quả điều tra sơ bộ, trong lúc bà Loan đang đun nấu trên bếp
gas thì vỏ bình gas (loại bình 12kg, hiệu TTA Gas) bị “ phồng” lên rồi cháy. Mặc
dù những người trong nhà đã dùng chăn dập lửa nhưng đám cháy vẫn lan sang vách
và mái nhà. Năm người trong nhà đã chạy ra ngoài trước khi bình gas nổ nên không
thiệt hại về người.
5.2 TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG CỦA SỰ CỐ TRONG CHẾ BIẾN VÀ
SỬ DỤNG KHÍ HÓA LỎNG
5.2.1. Tác động do sự cố rò rỉ khí hoá lỏng
Thông thường trong trường hợp xảy ra rò rỉ LPG, nếu lỗ rò rỉ nhỏ và lượng
khí thoát ra ngoài ít thì quá trình phát tán sẽ làm giảm nhanh chóng nồng độ của
đám mây khí xuống dưới giới hạn cháy trước khi gặp nguồn cháy hoặc xảy ra rò rỉ
nhưng không có tác nhân gây cháy nổ thì sẽ không dẫn đến sự cố cháy nổ. Khi đó
lượng khí rò rỉ ra ngoài sẽ chỉ ảnh hưởng tới môi trường và con người xung quanh.
Do thành phần chủ yếu của LPG là các hydrocarbon, đây là những chất gây ô
nhiễm không khí, ở nồng độ cao sẽ gây độc đối với các loại sinh vật tồn tại trong
vùng không khí bị ô nhiễm. Đối với con người, khí hydrocarbon ở nồng độ cao làm
rối loạn hô hấp, sưng tấy màng phổi, làm teo hẹp cuống phổi, sưng tấy mắt gây
bệnh ngoài da…Không khí có chứa nồng độ hydrocacbon cao cũng làm giảm khả
năng hấp thụ oxy của thực vật. LPG được đánh giá có độc tính thấp đối với sinh vật.
Tuy nhiên, khi hô hấp một lượng lớn LPG sẽ dẫn đến triệu chứng choáng váng hoặc
ngất ở người và động vật. Khi LPG có mặt với nồng độ rất cao trong không khí sẽ
làm giảm nồng độ ôxy trong không khí xuống dưới ngưỡng có thể hô hấp và gây tử
vong cho con người và động vật. Khí hydrocacbon thoát ra từ có thể do các nguyên
nhân như xả khí trong trường hợp giảm áp sự cố, rò rỉ khí từ đường ống, van và các
chỗ nối hoặc do vỡ đường ống.
Đối với đoạn ống dưới nước, khí hydrocarbon rò rỉ từ đường ống dẫn khí
dưới nước sẽ làm xáo trộn trầm tích đáy, gây đục nước, làm tăng hàm lượng
hydrocarbon trong nước, cản trở sự hô hấp và phát triển của các loài sinh vật sống

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


6

trong nước do sự tạo váng trên bề mặt, nhưng chỉ gây ảnh hưởng cục bộ và trong
một thời gian ngắn đối với sinh vật đáy và sinh vật nổi do khí thoát ra sẽ nhanh
chóng bay hơi và phát tán vào khí quyển.
5.2.2. Tác động do sự cố cháy nổ
Cháy là một sự cố thường hay xảy ra đối với thiết bị phương tiện hoạt động
liên quan đến tồn trữ và sử dụng khí hóa lỏng. Cháy các phương tiện tồn trữ có thể
phát sinh do rò rỉ trong quá trình bơm nạp, bốc dỡ và vận chuyển sản phẩm. Khi khí
hoặc một đám hơi bén lửa có thể dẫn đến cháy hoặc nổ. Sự cố cháy khí hóa lỏng rất
nguy hiểm do nguy cơ bắt lửa và phát nổ của hơi khí tích tụ. Cháy là một mối nguy
hiểm lớn đối với con người, thiết bị và môi trường. Sự cố cháy có thể làm tổn
thương nghiêm trọng hoặc gây tử vong cho người và sinh vật trong phạm vi quầng
lửa. Cháy có thể dẫn đến các ảnh hưởng thứ cấp. Hậu quả của sự cố cháy nổ là để
lại một lượng lớn các chất ô nhiễm không khí như NOX, CO2, SOX. Sự cố cháy có
thể dẫn đến tràn đổ hóa chất, nhiên liệu, hydrocacbon … làm cho đám cháy lan rộng
thêm và gây tác động đến sức khỏe con người. Sự cố cháy sẽ tạo ra bức xạ nhiệt quá
mức chấp nhận được cho môi trường xung quanh. Trong một vài trường hợp, cháy
có thể dẫn đến nổ, làm tăng thêm các đám cháy, gây tổn hại cho môi trường và các
phương tiện hoạt động. Nổ hơi do chất lỏng sôi dãn nở là nguy hiểm lớn nhất, thu
hút sự quan tâm hàng đầu về mặt kỹ thuật và công nghệ để nâng cao mức độ an toàn
và giảm tối thiểu các rủi ro. Sau đây là một số tác hại của sự cố nổ thiết bị LPG:
5.3.2.1. Tác động tới môi trường
Hậu quả của sự cố cháy nổ là để lại một lượng lớn các chất ô nhiễm không
khí như COx, NOx, SOx, peroxit hữu cơ, gốc tự do hữu cơ, bụi cacbon ... trong môi
trường quanh khu vực xảy ra đám cháy. Sự cố cháy cũng sẽ tạo ra bức xạ nhiệt quá
giới hạn chịu đựng của con người và sinh vật xung quanh, nếu không được cứu
chữa kịp thời có thể sẽ phát triển rộng ra. Những đoạn đường ống đi qua các khu
rừng ngập mặn, rừng tràm, đám cháy có thể lan vào những khu vực này gây ra các
vụ cháy rừng, ảnh hưởng trực tiếp tới cây rừng và các loại sinh vật sống trong rừng
dẫn đến sự di cư của các loài sinh vật sống trong rừng, làm mất cân bằng sinh thái.
Thiệt hại môi trường do sự cố cháy nổ được xem như nằm trong khoảng từ nhỏ đến
nghiêm trọng.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


7

5.3.2.2. Tác động tới con người


Các tác động chính do sự cố cháy nổ lên con người bao gồm:
a. Tác động nhiệt (gồm bức xạ nhiệt và nhiệt đối lưu)
Mức độ thiệt hại gây ra bởi bức xạ nhiệt liên quan tới cường độ bức xạ nhiệt
gây ra bởi sự cố và thời gian tiếp xúc. Hầu hết các loại quần áo đều bị nóng lên hoặc
bắt lửa ở nhiệt độ cao, gây bỏng. Điều này cũng có thể gây tử vong ở tỷ lệ trung
bình là 50%. Bức xạ nhiệt với cường độ nhỏ hơn 5 kW/m2 sẽ không gây tác động
đối với con người khi có các hoạt động phòng tránh thông thường. Bức xạ nhiệt lớn
hơn 37,5 kW/m2 sẽ gây chết người ngay. Tuy nhiên, ngưỡng này khá cao và ít khi
đạt tới (trừ trường hợp xảy ra thảm họa lớn).
Bảng 5.2 Các tác động của bức xạ nhiệt

Mức độ bức xạ nhiệt Ảnh hưởng


37,5 kW/m2 Gây tử vong ngay lập tức
2 Mất khả năng thoát ra ngoài dẫn tới tử vong trừ khi được
20 kW/m
ứng cứu nhanh chóng từ bên ngoài
2 Bị bỏng nặng trong vòng 20 giây và di chuyển đến khu
12,5 kW/m
vực an toàn theo bản năng
4,7 kW/m2 Chịu đựng 15-20 giây, gây thiệt hại sau 30 giây tiếp xúc
2,1 kW/m2 Có thể chịu đựng được khoảng 1 phút
1,2 kW/m2 Tương tự như ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời lúc trưa hè

b. Tác động của khói


Khói gồm các khí độc như CO (thành phần chính), NOx và SO2 phụ thuộc
vào các vật liệu đã cháy, dẫn đến giảm lượng oxy và tầm nhìn:
• CO thường là nguyên nhân chính gây chết khi xảy ra cháy. Tác hại chủ yếu
của CO đối với cơ thể là ngăn cản Hemoglobin vận chuyển O2 lên não theo phản
ứng: O2Hb + CO → COHb + O2
Do đó khi cơ thể bị nhiễm CO, nó sẽ tác dụng trên hệ thống thần kinh và dẫn
tới các rối loạn hô hấp tế bào, các rối loạn trương lực cơ và các rối loạn tim mạch
nghiêm trọng. Nó có thể gây nhiễm độc cấp tính hoặc nhiễm độc mãn tính. Khi
nhiễm độc cấp tính sẽ bị buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi có thể dẫn đến co giật. Khi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


8

nhiễm độc mãn tính có triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, suy nhược, khó thở,
dễ cáu gắt, buồn ngủ khi lao động.
• Các tác động của CO2 lên cơ thể con người ở hai mức. CO2 là khí không
màu, không mùi và có vị chua nhẹ, tồn tại trong không khí trong khỏang nồng độ từ
0,03% đến 0,06%. Đầu tiên CO2 sẽ gây tác động độc hại khi nồng độ lớn hơn 3%.
Nồng độ 5% CO2 trong không khí gây thở gấp và đau đầu. Sau khi đã hấp thụ vào
trong máu CO2 sẽ tác động nhanh lên não làm tăng nhịp thở để đưa oxy nhiều hơn
vào phổi. CO2 ở nồng độ thấp kích thích trung tâm hô hấp làm tăng nhịp hô hấp, nó
sản sinh trong cơ thể vào máu, được máu đem đến phổi và được thải ra theo hơi thở:
CO2 + O2Hb → CO 2Hb + O2
Khi CO2 trong không khí tăng cao dẫn tới tăng cường độ hô hấp, kích thích
não, trung tâm vận mạch, giảm cảm giác, đôi khi dẫn tới hôn mê và cũng có thể gây
tử vong, CO2 cũng làm tăng dự trữ kiềm và làm giảm pH trong máu. Người tiếp
xúc với không khí có nồng độ CO2 tới 10% có thể bị bất tỉnh và có thể dẫn đến chết
do thiếu ôxy. Người ta không thể nhận biết được nồng độ CO2 trong không khí ở
giới hạn gây ngạt cho đến khi bị ngất đi và không thể thoát ra được. Hàm lượng
CO2 trong không khí và các hậu quả kèm theo được tóm tắt trong bảng 5.3.
Bảng 5.3: Hàm lượng CO2 trong không khí và các hậu quả

Nồng độ CO2 trong không khí (%) Các hậu quả


0,15 Có thể gây thở gấp
0,3 – 0,6 Không thể làm việc
3–6 Có thể nguy hiểm đến tính mạng
8 - 10 Nhức đầu, rối loạn thị giác, ngạt thở
10 - 30 Ngạt thở ngay, tim đập yếu
35 Chết người

• NOx cũng kết hợp với Hemoglobin tạo thành Methemoglobin làm cho Hb
không vận chuyển được O2 để hô hấp cho cơ thể gây ra ngạt cho cơ thể, nó cũng tác
dụng với hơi nước của không khí ẩm chứa trong các vùng trên và dưới của bộ máy
hô hấp, tác hại trên bề mặt phổi và gây ra các tổn thương ở phổi. Khi nhiễm độc

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


9

NOx con người sẽ bị kích thích mắt, rối loạn tiêu hoá, viêm phế quản, tổn thương
răng, có thể gây tử vong.
c. Tác động của nhiệt độ
Do ảnh hưởng bởi việc tăng nhiệt độ không khí xung quanh, nhiệt độ cơ thể
tăng hơn mức bình thường sẽ làm suy kiệt cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể tăng tới 40oC
có thể dẫn tới mất ý thức.
d. Hạn chế tầm nhìn
Lượng khói phát sinh từ sự cố cháy sẽ có thể làm giảm tầm nhìn, dẫn đến
làm giảm đáng kể tốc độ thoát hiểm của nhân viên và có các ảnh hưởng tương
đương như ảnh hưởng của bức xạ nhiệt ở cường độ 5kW/m2. Với lượng khói chiếm
15% thể tích không khí, sẽ gây khó khăn đến đường thoát hiểm do ảnh hưởng của
độ độc và tầm nhìn, và nó cũng có các ảnh hưởng đến con người tương tự như bức
xạ nhiệt ở cường độ 12,5 kW/m2.
e. Nổ áp suất cao:
Ở áp suất quá áp 0,2bar (2,9psi) được coi là giới hạn có thể gây chết ... Tất cả
những người trong vùng quá áp 0,2bar có thể bị chết, còn người ở ngoài vùng sẽ
không bị chết. Đối với những người bị kẹt trong đám cháy, không kể đến yếu tố áp
suất cao, hầu như 100% người bị chết vì lửa.
5.3.2.3. Hư hỏng thiết bị
Thời gian hư hỏng đối với dầm thép không được bảo vệ là 5 phút trong điều
kiện tia lửa (250 kW/m2), 10 phút trong điều kiện bể lửa (150 kW/m2) và 30 phút
trong điều kiện nhiệt lượng là 37,5 kW/m2 trong khi thời gian làm hỏng đường ống
và bồn chứa là 5,10 và 60 phút.
Bằng tính tóan đã xác định được vùng nguy hiểm khi xảy ra sự cố cháy các
bồn chứa LPG nằm trong khuôn viên khu vực kho cảng của công trình xử lý khí
Dinh Cố. Ngược lại, nếu xảy ra sự cố nổ quá áp 0,0207 bar do vỡ bồn chứa LPG,
bán kính nguy hiểm sẽ nằm ngoài khuôn viên khu vực kho cảng (504 m). Do vậy,
khuyến cáo đã được đưa ra là không xây dựng thêm bất kỳ công trình phúc lợi hay
cho các hoạt động cộng đồng gần kề khu vực kho cảng Phước Hòa.
Các tác động do quá áp trong trường hợp tổng quát được tóm tắt trong bảng
5.4

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


10

Bảng 5.4: Các tác động của quá áp suất


Mức độ Ảnh hưởng
0,35 Bar Gây thiệt hại nghiêm trọng tới nhà xưởng và thiết bị công nghệ
Gây sụp đổ công trình bằng gạch. Mức gây tử vong 100% cho những
0.21 bar
người bên trong công trình và 30% cho những người ở bên ngòai công
trình.
Gây thiệt hại có thể sửa chữa được tới nhà xưởng và thiết bị công
0,1 Bar nghệ. Mức độ gây tử vong 30% cho những người ở bên ngoài công
trình;
0,05 Bar Vỡ các kính cửa sổ gây thương tích cho người
Vỡ 10% kính cửa sổ. Có khả năng gây thương vong do các mảnh kính
0,02 Bar
văng ra;

Trong trường hợp vỡ đường ống dẫn khí dưới nước, khí hydrocacbon với áp
suất cao sẽ thoát ra nhiều vào môi trường nước và sau đó vào khí quyển. Khi lên tới
mặt nước, khí sẽ bắt đầu trộn với không khí tạo ra hỗn hợp khí dễ bắt cháy nếu xuất
hiện nguồn lửa và gây nổ. Sự cố sẽ gây ảnh hưởng tới các tàu bè trong khu vực, trực
tiếp ảnh hưởng tới các sinh vật tầng mặt … Khí thoát ra sẽ làm xáo trộn mạnh trầm
tích đáy, tác động mạnh đến các động vật đáy. Tiếp theo, khí sẽ hoà tan một phần
trong nước và tác động đến các sinh vật nổi. Các tác động có thể tóm tắt như sau:
• Làm tăng hàm lượng metan trong nước từ 10 đến 100 lần so với ban đầu;
• Thay đổi đặc tính hoá học của nước như làm giảm hàm lượng ôxy hòa tan…;
• Gây xáo trộn trầm tích, tác động mạnh có thể dẫn đến chết đối với động vật
đáy và động vật nổi, cá, động vật ở biển….

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


11

Tài liệu tham khảo


1. Phạm Thị Dung (2002), “Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng môi trường của các
công trình sử dụng khí đề án Bạch Hổ và đề xuất phương án quản lý môi trường”,
Luận văn cao học. Viện MT&TN – ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.
2. Tổng công ty dầu khí Việt Nam (2002), Hướng dẫn quản lý rủi ro và ứng
cứu khẩn cấp trong các hoạt động dầu khí, Hà Nội.
3. Tổng công ty điện lực Việt nam – Trung tâm KHCN Môi trường và máy tính
(2001), Phát triển năng lượng Việt Nam với BVMT và sức khỏe cộng đồng.
4. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam – Công ty gas Petrolimex (2001), Sổ tay
khí đốt hóa lỏng. Hà Nội.
5. Daniel A. Crowl and Josep F.Louvar (2001), Chemical Process Safety,
Fundamentals with Applications. Prentice Hall PTR.
6. F. Mushtaq (2007), LPG: Lessons learned from past accidents. Institute for
the Protection and Security of the Citizen. Downloaded in Internet 2008.
7. http://www.oshvn.org/huanluyen/CTLPG.html của TT kiểm định KTAT khu
vực 2-Bộ LĐ-TB-XH
8. http://www.petrovietnam.com.vn

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Вам также может понравиться