Вы находитесь на странице: 1из 21

BÁO CÁO THỰC TẬP BỘ MÔN CNC

I.Sơ qua về máy CNC( Computer Numberical Control)


Thực sự thì trước kia, những ý tưởng điều khiển một dụng cụ thông qua một
chuỗi lệnh liên tiếp chỉ là những ý tưởng. Tuy nhiên ngày nay, với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, những ý tưởng đó đã trở thành hiện thật và chiếc
máy công cụ CNC là một trong những ví dụ điển hình cho sự phát triển của
khoa học công nghệ cũng như điều khiển tự động ngày nay.
*Như vậy , máy CNC là gì?
CNC = Computer Numerical Control
+Các hoạt động được điều khiển bằng cách nhập trực tiếp giữ liệu số.
+Một dạng tự động hóa lập trình vạn năng
+Máy công cụ được điều khiển bằng 1 loạt các câu lẹnh được mã hóa.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

C IM
CAD / CAM
CAD

F MS
CNC
NC

1950 1960 1970 1980 1990

*Đặc điểm giúp chúng ta phân biệt các máy công cụ điều khiển CNC với các
máy công cụ thông thường:

-1-
Trước khi bắt tay tìm hiểu để sử dụng công nghệ CNC, chúng ta hãy thử
xem vì sao chúng lại được sử dụng rộng rãi như vậy. Có rất nhiều lợi ích từ
những chiếc máy “thông minh” này, nhưng chúng ta chỉ liệt kê 3 điểm chính
yếu:

1 – Tự động hóa sản xuất:

Máy CNC không chỉ quan trọng trong ngành cơ khí mà còn trong nhiều
ngành khác như may mặc, giày dép, điện tử v.v. Bất cứ máy CNC nào cũng
cải thiện trình độ tự động hóa của doanh nghiệp: người vận hành ít, thậm chỉ
không còn phải can thiệp vào hoạt động của máy. Sau khi nạp chương trình
gia công, nhiều máy CNC có thể tự động chạy liên tục cho tới khi kết thúc,
và như vậy giải phóng nhân lực cho công việc khác. Thứ nữa, ít xảy ra hỏng
hóc do lỗi vận hành, thời gian gia công được dự báo chính xác, người vận
hành không đòi hỏi phải có kỹ năng thao tác (chân tay) cao như điều khiển
máy công cụ truyền thống.

2 – Độ chính xác và lặp lại cao của sản phẩm:

Các máy CNC thế hệ mới cho phép gia công các sản phẩm có độ chính xác
và độ phức tạp cao mà máy công cụ truyền thống không thể làm được. Một
khi chương trình gia công đã được kiểm tra và hiệu chỉnh, máy CNC sẽ đảm
bảo cho “ra lò” hàng loạt sản phẩm phẩm với chất lượng đồng nhất. Đây là
yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất công nghiệp quy mô lớn

3 – Linh hoạt:

Chế tạo một chi tiết mới trên máy CNC đồng nghĩa với nạp cho máy một
chương trình gia công mới. Được kết nối với các phần mềm CAD/CAM,
công nghệ CNC trở nên vô cùng linh hoạt giúp các doanh nghiệp thích ứng
với các thay đổi nhanh chóng và liên tục về mẫu mã và chủng loại sản phẩm
của khách hàng.

*Đặc điểm về cấu trúc máy CNC so với máy công cụ thông thường:
+Máy công cụ CNC được thiết kế cơ bản giống máy công cụ vạn năng.Sự
khác nhau thật sự là ở chỗ các bộ phận liên quan đến tiến trình gia công của
máy công cụ CNC được điều khiển bởi máy tính.
+Các hướng chuyển động của máy công cụ CNC được xác định trong một
hệ trục tọa độ

-2-
+Mỗi chuyển động của các bộ phận máy có một hệ thống đo riêng để tính
toán các vị trí tương ứng và phản hồi hệ thông tin này về hệ điều khiển.

Gồm :
+Ụ động
+Ụ đứng
+Hệ thống bàn dao
Máy CNC rất đa dạng từ những máy khoan lỗ đục lỗ đơn giản đến các trung
tâm gia công thông minh kỳ diệu.

hình 1

Hình 2

-3-
Thiết bị kẹp chitiết:

(đây là êto dùng trên máy phay)

*Các dụng cụ cắt dùng trên máy CNC

-4-
*Các dụng cụ kẹp dao trên máy phay CNC

II.Điều khiển chuyển động – Trái tim của CNC

Có hai dạng chuyển động khi vận hành máy CNC: chuyển động chạy bàn
(thông thường là các hướng X và Y) và chuyển động chạy dao (thường là
hướng Z cho máy phay đứng, hướng Y cho máy phay ngang). Với các máy
CNC có hơn 3 trục điều khiển, sẽ có thêm các chuyển động xoay quanh các
hướng chính nêu ở trên. Phân chia chuyển động chạy bàn và chạy dao khác
nhau tùy theo kết cấu và chức năng của máy công cụ.

-5-
Hình 3. Máy CNC nhận chỉ thị định vị (Drive Motor Signal)
từ chương trình CNC. Động cơ chủ động (Drive Motor) chạy số vòng tương
ứng để quay trục vít me bi để dịch chuyển bàn máy (Table). Khi vị trí cần
thiết đã tới, thiết bị phản hồi (feedback device) gửi tín hiệu tới bộ điều khiển
(MCU) để kết thúc lệnh.

Với máy CNC, cơ cấu chấp hành là các động cơ servo với bộ điều khiển
CNC thông qua một chương trình gia công (part program). Các dạng chuyển
động (nhanh hay ăn dao, thẳng hay cung tròn), trục nào hoạt động, tốc độ ăn
dao bao nhiêu đều có thể lập trình.
Một lệnh CNC thực hiện bên trong bộ điểu khiển sẽ báo cho mô tơ chủ động
quay đúng số vòng cần thiết kéo theo trục vitme bi quay số vòng tương ứng.
Tới lượt mình vitme bi kéo theo chuyển động thẳng của bàn máy hoặc dao.
Thiết bị phản hồi ở đầu kia của vitme bi cho phép kiểm soát kết thúc lệnh
đúng khi số vòng quay cần thiết được thực hiện.

III. khái niệm về hệ tọa độ


Chuyển động của các trục được điều khiển đơn giản hơn và logic hơn qua
các tọa độ. Có hai hệ trục tọa độ hay được dùng nhất là hệ tọa độ vuông góc
(hệ tọa độ Đề các) và hệ tọa độ cực (polar). Trong các máy gia công hệ tọa
độ Đề các phổ biến hơn, điểm khác so với đồ thị của điểm và đường trong
tọa độ toán học là với máy CNC, các giá trị tọa độ thực tế không liên tục mà
thay đổi theo bước (increment), hay còn gọi là độ phân giải. Ví dụ với hệ đo
mét, bước dịch chuyển tối thiểu thường là 1/1000mm, tức 0.001mm, còn

-6-
trong hệ đo inch, bước dịch chuyển tối thiểu là 0.0001in. Với chuyển động
quay, bước dịch chuyển của góc quay cho cả hai hệ đo thường được lấy là
0.001°.
Giống như hệ tọa độ toán học, mỗi trục trong hệ tọa độ của máy CNC đều có
điểm gốc. Ứng với các bài toán kỹ thuật, chúng được gọi là điểm gốc (hay
chuẩn, hay điểm 0) của chương trình, của phôi hay của chi tiết. Thuật ngữ
tiếng Anh tương ứng là program zero (hay program origin), work zero, part
zero.

Hình 3 bên cạnh minh họa phương pháp tọa độ để điều khiển chuyển động
trên máy CNC. Hai trục biễu diễn trên hình là hướng X và Y (trên máy CNC
chúng còn có thể là Z, A, B, C, U, V và W).

Như ta thấy trên hình vẽ, góc trái thấp của phôi được chọn là điểm 0 cho cả
hai trục. Đó chính là điểm gốc chương trình. Chương trình gia công sẽ xác
định tất cả các kích thước xuất phát từ điểm gốc này.

Với kỹ thuật này, nếu muốn chạy dao sang phải 1 đơn vị đo (inch hay mm)
so với điểm gốc thì bạn dùng lệnh X1.0, nếu muốn chạy dao lên trên 1 đơn
vị đo so với điểm gốc thì bạn dùng Y1.0. Bộ điều khiển sẽ lập tức xem môtơ
và trục vitme bi phải quay bao nhiêu

vòng để tới mục tiêu. hình 4

Trong ví dụ ở Hình 4, tất cả các điểm đều nằm ở bên trên và bên phải điểm
gốc. Một vùng như vậy được gọi là góc ¼ (quadrant), và cụ thể ở Hình 3 là
góc phần tư số 1. Máy CNC về nguyên tắc có thể gia công ở các góc phần tư
khác nhau và khi đó tọa độ các điểm có thể nhận các giá trị dương cũng như
âm. Hình 5 ở dưới biễu diễn 4 góc phần tư và dấu của các tọa độ. Hình 6 cho

-7-
thấy một ví dụ khi tọa độ gia công nằm ở các góc phần tư khác nhau.

hình 5

hình 6

Thiết lập điểm 0 chương trình

Luôn nhớ rằng bộ điều khiển CNC phải được thông báo, bằng cách này hay
cách khác, về điểm 0 chương trình. Cách thức mà máy CNC và bộ điều
khiển thực hiện việc này rất khác nhau.

Phương pháp cũ là thiết lập điểm 0 chương trình ngay bên trong chương
trình gia công. Thông thường lệnh G92 (hoặc G50) được dùng, ít nhất ở đầu
chương trình hay mỗi lần thay dao.

Phương pháp mới hơn và tốt hơn để thiết lập điểm 0 chương trình là dùng
bù (offset). Các nhà sản xuất bộ điều khiển cho trung tâm gia công gọi bù để

-8-
thiết lập 0 chương trình là bù gá (fixture offsets). Còn các nhà sản xuất trung
tâm gia công tiện lại gọi đó là bù hình học (geometry offsets).

Chú giải cho các ký hiệu trong câu lệnh CNC

Như bạn đã được giới thiệu, mỗi từ trong lệnh CNC có địa chỉ chữ và giá trị
số. trên nguyên tắc các nhà sản xuất bộ điều khiển CNC khác nhau có những
quy ước khác nhau cho bộ điều khiển của mình. Tuy vậy có những ký hiệu
chính được dùng giống nhau và đã trở thành tiêu chuẩn như ở dưới đây

O – Đánh số chương trình (Để đặt tên chương trình)


N – Số thứ tự của câu (dòng) lệnh
G – chức năng chuẩn bị (Preparatory function –xem bên dưới)
X - Trục X
Y - Trục Y
Z - Trục Z
R - Bán kính
F - Tốc độ ăn dao
S - Tốc độ (quay) trục máy
H - Bù chiều dài (cao) dao
D - Bù bán kính dao
T - Ký hiệu dao
M - Các chức năng hỗ trợ

Nếu biết một số thuật ngữ tiếng Anh cơ khí hoặc gia công cắt gọt, chúng ta
dễ dàng phát hiện các ký hiệu thường là chữ cái đầu của từ tương ứng: T
(tool), S (spindle), F (feed rate) v.v.

Có hai địa chỉ chữ rất quan trọng là G và M. Chúng cho phép thiết lập các
chức năng đặc biệt khi gia công. Chức năng chuẩn bị (G) thiết lập các chế
độ. Ví dụ: G90 thiết lập chế độ tuyệt đối, còn G91 thiết lập chế độ gia tăng.

Giống như chức năng chuẩn bị, các lệnh M thiết lập một loạt các chức năng
đặc biệt khác. Thông thường chúng bật/tắt chế độ nào đó, ví dụ bật/tắt dung
dịch, chạy/stop trục dao v.v…

Ban đầu, việc đọc hay chuẩn bị một chương trình CNC dường như đòi hỏi
phải ghi nhớ rất nhiều thứ. Thực tế, chỉ có khoảng 30-40 từ được dùng trong
các chương trình CNC.

*CẤU TRÚC MỘT CHƯƠNG TRÌNH CNC

-9-
Gồm 3 phần chính:

+Đầu chương trình

+Thân chương trình (các tọa độ trong không gian máy)

+Cuối chương trình (các lệnh cho góc)

*BA DẠNG CHUYỂN ĐÔNG CƠ BẢN :

Mặc dù các máy CNC, nhất là các máy thế hệ mới, có thể có thêm những
dạng chuyển động khác nữa, 3 dạng chuyển động trên là phổ biến nhất và về
nguyên tắc, đủ để lập trình gia công bất cứ biên dạng hình học nào (nhiều
phần mềm CAM thậm chí chỉ dùng 2 chuyển động: nội suy tuyến tính và
cung tròn để sinh tất cả các chương trình gia công)

Chúng ta cần lưu ý hai điểm chung cho các lệnh chuyển động. Thứ nhất,
chúng làm việc theo chế độ lưu, có nghĩa lệnh chỉ cần viết 1 lần và sẽ có
hiệu lực cho tất cả các dữ liệu tọa độ tiếp theo, cho tới khi nó bị thay (một
lệnh khác xuất hiện). Thứ hai, chỉ cần đưa vào lệnh tọa độ điểm cuối, còn
tọa độ điểm đầu chính là vị trí hiện thời của máy (tức là điểm cuối của lệnh
trước nó).

1.Chạy nhanh (hay còn gọi là định vị)

Hầu như tất cả các máy CNC đều dùng lệnh G00 (hoặc G0) để thực hiện
chạy nhanh. Trong lệnh phải có tọa độ đích của chuyển động.

Với lệnh này chuyển động tuyến tính của bàn (hoặc đầu dao) sẽ đạt giá trị
tối đa có thể có của máy. Chúng được dùng để giảm thiểu thời gian chạy
không tải (không cắt) trong quá trình gia công. Các ví dụ của chuyển động
nhanh như định vị dao vào và ra khỏi vị trí cắt, chạy tránh đồ kẹp và các
chướng ngại khác hay nói chung, các chuyển động không tải trong chương
trình.

Các máy CNC hiện đại có thể đạt tốc độ chạy nhanh rất cao, ví dụ có máy
tới 250m/ph! Vì vậy khi vận hành máy cần hết sức cẩn trọng và kiểm tra kỹ
lưỡng các lệnh nhanh. Nếu không sự cố cũng chẳng khác gì bạn lái xe đâm
vào xe khác vậy. Rất may là các bộ điều khiển CNC đều có chức năng giành
kiểm soát lệnh này (làm chậm lại) giúp chúng ta kiểm tra chương trình dễ
dàng hơn.

- 10 -
2.Chuyển động thẳng

Lệnh G01 (hoặc G1) được dùng để xác định tốc độ cắt (ăn dao hay chạy
bàn) theo đường thẳng (feed rate). Trên trung tâm gia công tốc độ cắt (lưu ý
phân biệt với vận tốc cắt là vận tốc dài của mũi dao so với phôi) được đo
bằng mm/phút (mm/min) hoặc inch/phút (in/min, IPM). Với trung tâm tiện,
tốc độ cắt còn được đo bằng mm/vòng hay inch/vòng (mm/rev, in/rev)

3.Chuyển động tròn

Hai lệnh G được dùng cho chuyển động tròn. G02 chỉ chuyển động tròn
thuận chiều kim đồng hồ (TCKĐH) và G03 thực hiện chuyển động tròn
ngược chiệu kim đồng hồ (NCKĐH). Trong dòng lệnh này, giá trị đi sau R
chỉ bán kính cung tròn

Thay vì dùng ký hiệu bán kính R, trên một số bộ điều khiển CNC cũ, các
véc tơ hướng (ký hiệu bới I, J, K) cho biết vị trí tâm của cung tròn. Bởi vậy
bạn cũng cần kiểm tra các tài liệu hướng dẫn đi cùng máy để biết mình làm
việc với hệ thống nào.

Một số lệnh cơ bản:

G90: hệ tọa độ tương đối

G91:làm việc trong hệ tọa độ tương đối

G00:chạy dao nhanh không cắt gọt

G01: Gia công theo đường thẳng

VD:G01 X-Y-Z-F;

G02/G03: chạy dao theo cung tròn(theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều
kim đồng hồ)

G41: Gọi hiệu chỉnh biên dạng, dao làm việc phía trái bien dạng theo hướng
cắt

G42: Như lệnh trên nhưng ở bên phải

G54 ÷ G59: chuyển về gốc tọa độ tương đối

- 11 -
D : hệ số hiệu chỉnh dao

M00:tạm dừng chương trình

M03/M04: quay trục chính(theo và ngược chiều kim đồng hồ.

M05: Dừng trục chính

M06: thay dao tự động

VD:G91 G30 X0 Y0 Z0;

T1001;

M06;

(chuỗi lệnh chọn dao)

M08/M09: Lệnh bật và tắt dd làm mát.

M30: Kết thúc chương trình

M60: Xoay bàn máy.

BÀI TẬP VÍ DỤ

PHẦN BÀI TẬP


BÀI 1:

- 12 -
Lời giải:

O1111
G97S800T0101M03;
G00X24.8Z2.M08;
G01Z-42.F0.2;
G00U-2. W47.;
G01X29.8S1200;
G01X24.8Z-25.;
G00U-2.W30.;
G01X30.;
G01X25.Z-25.F0,15;

- 13 -
G01Z-42.;
G00U-2.W47.;
M05;
M30;

BÀI TOÁN 2(hình vẽ)

Giải:

O0310;

G91 G30 X0 Y0 Z0;

T1001;

M06;

G90 G56 X0 Y0;

- 14 -
G00 Z10.0;

S2500 M03;

G01 Z-2.0 F1000;

G42 G01 X15.0 Y0 D01 T1000;

G01 X100 . Y0;

G01 X100. Y 40.;

G01 X75. Y40;

G02 X60. Y55. R15.;

G03 X45. Y70. R15.;

G01 X10. Y70.;

G02 X0. Y60. R10.;

G01 X0 T15.;

G01 X15. Y0.;

G00 Z100;

M05;

G91 G30 X0 Y0 Z0;

M33;

M30;

Bài toán 3(hình vẽ)- Với điểm suất phát số 1:

- 15 -
Lời giải:

O1418
G91G30X0Y0Z0;
T1002;
M06;
G90G54X0Y0;
G00Z10.;
S2000M03;
G01X56.Y0;
G01Z-2.F800;
G42G01X50.Y0D02F800;
G01X50.Y20.;

- 16 -
G03X30.Y40.R20.;
G01X-30.Y40.;
G03X-50.Y20.R20.;
G01X-50.Y-20.;
G01X-30.Y-40.;
G01X-10.Y-40.;
G01X-10.Y-30.;
G02X10.Y-30.R10.;
G01X10.Y-40.;
G01X30.Y-40.;
G01X50.Y-20.;
G01X50.Y0.;
G00Z100.;
M05;
G91G30X0Y0Z0;
M30;
PHẦN 2-CAD/CAM/CAE
I.Tìm hiểu về máy công cụ(các máy cắt gọt)
*Khái niệm: Nói đơn giản là máy dùng để chế tạo ra các chi tiết dùng cho
các máy khác bằng gia công có phoi(tiện, phay, doa, khoan…) hoặc không
phoi ( rèn, cán , dập…)
1.Về độ chính xác
Độ chính xác phải kể đến : + Độ chính xác về vị trí
+ Độ chính xác về truyền động của hệ thống
Bao gồm :
+Vít me đai ốc
+Motor

- 17 -
+Hệ điều khiển
-Ma sát
-Độ cứng của máy
-Biến dạng nhiệt của hệ thống
2.Các kết cấu của máy công cụ
2.1. Máy tiện
Thường thì máy tiện được phân loại theo tính chất gia công(vạn năng, tự
động , bán tụ động...) hoặc theo đặc điểm kết cấu( nằm ngang, đứng, cụt , 1
trục nhiều trục...)
*một số cơ cấu và phụ tùng:
- Cụm bàn dao, giá dao, hộp xe dao
-Ụ động
-Đai ốc bổ đôi
- Ly hợp siêu việt
-Mâm cặp, vấuloox tâm, mũi tâm khoan, mũi tâm cố định

2.1.Dụng cụ cắt gọt

*Những yếu tố cơ bản của dụng cụ cắt

Dụng cụ cắt hay còn gọi là dao là bộ phận của hệ thống công nghệ có nhiệm
vụ trực tiếp tách phoi để hình thành bề mặt gia công. Kinh nghiệm cho thấy:
dao có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cắt gọt. Nó không những tác động
trực tiếp tới chất lượng chi tiết mà còn chi phối không nhỏ tới vấn đề năng
suất và giá thành chế tạo sản phẩm

- 18 -
Đò thị (độ cứng – tính chống giòn)

III.Khái niệm cơ bản về CAD/CAM/CAE

- 19 -
 1CAD (Computer Aided Design) sử dụng hệ thống máy tính để trợ
giúp việc thiết lập, sửa đổi, phân tích hoặc tối ưu hoá một đồ án thiết
kế.

Hệ thống máy tính gồm:

• Phần cứng (Hardware) Phancung.ppt

- Máy tính, bàn phím, chuột…

- Màn hình đồ hoạ (terminal)

- Các thiết bị ngoại vi: máy in, máy vẽ..,

• Phần mềm (Software) Phanmem.ppt

- Các chương trình đồ hoạ

- Các chương trình ứng dụng

 2. CAM (Computer Aided manufacturing): là hệ thống máy tính được


dùng để lập kế hoạch quản lý, điều khiển các hoạt động của một hệ
thống thông qua giao trực tiếp hoặc gián tiếp giữa máy tính với các
đối tượng của nó.

CAM có 2 loại:

Loại 1: Theo dõi và điều khiển

Máy tính được ghép nối trực tiếp với đối tượng điều khiển

- Theo dõi thu thập số liệu

- Xử lý và điều khiển quá trình

Loại 2: Trợ giúp quá trình sản xuất

- Dùng máy tính để lập kế hoạch, tiến độ, dự báo, cung cấp thông tin,
đưa ra các chỉ thị quản lý và điều hành công việc (máy tính ở ngoài hệ
thống)

- 20 -
Mục đích của tích hợp CAD/CAM là hệ thống hóa dòng thông tin từ khi
bắt đầu thiết kế sản phẩm tới khi hoàn thành quá trình sản xuất. Chuỗi các
bước được tiến hành với việc tạo dữ liệu hình học, tiếp tục với việc lưu trữ
và xử lý bổ sung, và kết thúc với việc chuyển các dữ liệu này thành thông tin
điều khiển cho quá trình gia công, di chuyển nguyên vật liệu và kiểm tra tự
động được gọi là kỹ thuật trợ giúp bởi máy tính CAE (Computer – Aided
Engineering) và được coi như kết quả của việc kết nối CAD và CAM.
Mục đích của công nghệ CAE không chỉ thay thế con người bằng các
thiết bị máy tính hóa mà còn nâng cao năng lực của con người để phát minh
các ý tưởng và những sản phẩm mới.

- 21 -

Вам также может понравиться