Вы находитесь на странице: 1из 9

Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân

Lớp: Cao học Tài chính Ngân hàng 26K

Họ tên: Nguyễn Thu Phương

Môn học: Đầu tư tài chính

BÀI TẬP CÁ NHÂN


Tìm hiểu các sản phẩm CCS (Cross Curency Swap – hoán đổi tiền tệ chéo) của các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam

1. CCS là gì, cơ chế, hoạt động như thế nào, trình bày thực trạng ở Việt Nam

2. Mô tả 1 vấn đề cụ thể mô phỏng cho sản phẩm CCS

TRẢ LỜI:

1. Định nghĩa

CCS là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên trong đó các bên tham gia cam kết thanh toán
cho nhau số tiền gốc và lãi của hai loại tiền tệ khác nhau theo tỷ giá được thỏa thuận vào lúc ký
kết hợp đồng, trong một khoảng thời gian nhất định. CCS giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí
vay vốn ở cả thị trường trong nước và ngoài nước. Đây là một giải pháp đơn giản và hiệu quả
cho nhu cầu phòng chống rủi ro ngoại tệ và rủi ro lãi suất trong dài hạn.

2. Cơ chế hoạt động

Một giao dịch hoán đổi tiền tệ bao gồm hai bên trao đổi một khoản tiền danh nghĩa với
nhau để được tiếp cận với nguồn tiền mỗi bên mong muốn. Sau việc trao đổi danh nghĩa ban
đầu, dòng tiền định kỳ sẽ được trao đổi với loại tiền tệ tương ứng. Về cơ bản hoán đổi tiền tệ
tương tự như hoán đổi lãi suất, điểm khác nhau cơ bản là hoán đổi tiền tệ được thực hiện giữa
hai đồng tiền khác nhau còn hoán đổi lãi suất thực hiện trên cùng một đơn vị tiền tệ. Ngoài ra,
nếu như trong hoán đổi lãi suất, khoản tiền gốc không thực sự được chuyển giao, hai bên chỉ
hoán đổi lãi suất cho nhau trên một số tiền danh nghĩa của hợp đồng, thì trong hoán đổi tiền tệ
có sự chuyển giao của số tiền thực tế của hợp đồng 2 lần: lúc bắt đầu hoán đổi và lúc kết thúc
hoán đổi.

Để hiểu được cơ chế hoạt động của giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo, ta phân tích ví dụ sau:

Một công ty đa quốc gia của Mỹ (Công ty A) muốn mở rộng hoạt động của mình vào
Brazil. Đồng thời, một công ty của Brazil (Công ty B) đang tìm kiếm lối vào thị trường Mỹ.
Vấn đề tài chính mà Công ty A thường sẽ phải đối mặt xuất phát từ việc các ngân hàng Brazil
không muốn mở rộng các khoản vay cho các tập đoàn quốc tế. Vì vậy, để có được một khoản
vay tại Brazil, Công ty A có thể bị áp dụng một mức lãi suất cao đến 10%. Tương tự như vậy,
Công ty B sẽ không thể đạt được khoản vay với lãi suất ưu đãi tại thị trường Mỹ. Các công ty
của Brazil có thể chỉ tiếp cận được tín dụng ở mức lãi suất 9%. Trong khi chi phí vay mượn trên
thị trường quốc tế cao một cách bất hợp lý, cả hai công ty đều có lợi thế cạnh tranh cho việc vay
vốn từ các ngân hàng trong nước của họ. Giả sử công ty A có thể vay từ một ngân hàng Mỹ với
lãi suất 4% và Công ty B có thể vay từ các tổ chức trong nước với mức 5%. Lý do cho sự khác
biệt trong lãi suất cho vay là mối quan hệ đối tác và các mối quan hệ qua lại thường xuyên mà
doanh nghiệp thường thiết lập với các tổ chức cho vay trong nước của họ.

Dựa trên lợi thế đi vay cạnh tranh của công ty trong thị trường nội địa, Công ty A sẽ vay
khoản tiền mà Công ty B cần từ một ngân hàng Mỹ trong khi công ty B vay khoản tiền mà Công
ty A cần thông qua một ngân hàng Brazil. Bằng cách này cả hai công ty đã giải quyết khoản vay
cho công ty kia một cách hiệu quả. Các khoản vay sau đó được hoán đổi. Giả định rằng tỷ giá
hối đoái giữa Brazil (BRL) và Mỹ (USD) là 1.60BRL/1.00 USD và cả hai công ty yêu cầu một
khoản tiền tương đương, công ty của Brazil nhận được 100 triệu USD từ đối tác ở Mỹ để đổi lấy
160 triệu Real; sau đó các khoản tiền danh nghĩa này được hoán đổi. Công ty A hiện giờ nắm
giữ khoản tiền bằng đồng Real nó cần, trong khi Công ty B nắm quyền sở hữu đồng USD. Tuy
nhiên, cả hai công ty phải trả lãi suất của các khoản vay cho các ngân hàng trong nước mình
bằng loại tiền tệ đã vay ban đầu. Về cơ bản, mặc dù Công ty B hoán đổi BRL với USD, công ty
vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ của mình với ngân hàng Brazil về đồng Real. Công ty A cũng
phải đối mặt với một tình huống tương tự với ngân hàng trong nước. Kết quả là, cả hai công ty
sẽ phải trả một khoản lãi suất tương đương với chi phí vay của bên kia. Thay vì đi vay đồng
Real với lãi suất 10%, Công ty A sẽ chỉ phải đáp ứng thanh toán khoản lãi suất 5% mà Công ty
B đã thỏa thuận với các ngân hàng Brazil. Công ty A đã quản lý một cách hiệu quả để thay thế
một khoản vay 10% bằng một khoản vay 5%. Tương tự, Công ty B không còn phải vay vốn từ
các tổ chức của Mỹ ở mức lãi suất 9%, mà chỉ phải trả chi phí vay đồng USD phát sinh từ đối
tác trao đổi. Qua ví dụ này ưu diểm của giao dịch hoán đổi tiền tệ được thể hiện rõ. Nó giúp
công ty B giảm hơn một nửa chi phí nợ . Thay vì vay từ các ngân hàng quốc tế, cả hai công ty đi
vay trong nước và cho bên kia vay lại với lãi suất thấp hơn.

3. Các tình huống ứng dụng sản phẩm hoán đổi nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất hiệu
quả:

Tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, sản phẩm hoán đổi tiền tệ có thể được ứng dụng
đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp đi vay và có doanh thu bằng 2 loại tiền khác nhau, không trao đổi vốn
gốc ban đầu (các doanh nghiệp xuất nhập khẩu)

Giả sử DN xuất khẩu vay nội tệ để sản xuất nhưng có doanh thu bằng USD do xuất hàng
sang Mỹ, thì ngoài rủi ro lãi suất như trên, doanh thu bằng USD dẫn đến doanh nghiệp gánh
chịu thêm rủi ro tỷ giá khi muốn chuyển sang nội tệ để trả khoản vay ban đầu. Để quản trị cả hai
rủi ro này DN chỉ cần tham gia hoán đổi tiền tệ chéo không trao đổi vốn gốc ban đầu. Vào mỗi
kỳ trả lãi, DN nhận được khoản tiền lãi thả nổi theo nội tệ và dung khoản này để thanh toán lãi
vay thả nổi ban đầu, ngược lại, DN chi trả khoản lãi cố định bằng USD theo lãi suất hoán đổi.
Cuối kỳ, thực hiện việc trao đổi vốn gốc từ USD sang VND (với tỷ giá xác định trước) và dùng
số tiền này để trả vốn vay. Nhờ thế mà tránh được rủi ro tỷ giá lẫn lãi suất.

b) Doanh nghiệp đi vay và có doanh thu bằng 2 loại tiền khác nhau, có trao đổi vốn gốc
ban đầu.

Nếu DN gặp khó khăn khi vay một đồng tiền thì có thể vay một đồng tiền khác và sau đó
tham gia hoán đổi tiền tệ chéo có trao đổi vốn gốc ban đầu. Hoặc nếu DN có nhu cầu vay,
nhưng lãi suất vay cao thì có thể vay đồng tiền khác có lãi suất thấp hơn, sau đó lại thực hiện
hoán đổi để có được đồng tiền mà mình cần, như vậy, DN được sử dụng vốn với chi phí thấp
hơn. Nhất là trong tình hình hiện nay, khi lãi suất vay VND có chênh lệch lớn với các ngoại tệ
khác, thì việc tham gia các hoán đổi mang lại lợi ích cho DN.

4. Thực trạng nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ tại ngân hàng Việt Nam

Ở VN, giao dịch hoán đổi ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện từ ngày
10/01/1998 với Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7. Tuy nhiên, mãi đến năm 2003 với Quyết
định 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 thì nghiệp vụ hoán đổi lãi suất mới chính thức
được cho phép thực hiện trên thị trường VN. Đến Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ngày
29/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước thì nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ chéo mới được quy định tại
mục 2 điều 4. Theo Ngân hàng Nhà nước (2006) thì hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hay
hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo, trong đó việc trao đổi vốn gốc đầu kỳ do các bên thỏa thuận thực
hiện hoặc không thực hiện, nhưng bắt buộc phải có trao đổi vốn gốc vào cuối kỳ theo tỷ giá
được thỏa thuận từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Song song với thực hiện kinh doanh tiền tệ phục
vụ đáp ứng nhu cầu mua, bán ngoại tệ với khách hàng, một số NHTM Việt Nam đã thực hiện
kinh doanh ngoại tệ tự doanh (VCB, Eximbank, BIDV, ACB, Nam Á, Techcombank, Agribank,
Quân đội, Sacombank...) và triển khai các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong đó có dịch vụ
hoán đổi tiền tệ và hoán đổi lãi suất.

Biểu đồ bên dưới cung cấp số liệu giao dịch và giá thị trường của các sản phẩm phái sinh
tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2007. Ta thấy các sản phẩm kỳ hạn vẫn chiếm phần lớn trong
tổng số lượng giao dịch của các sản phẩm phái sinh
Trong đó các sản phẩm hoán đổi lãi suất được sử dụng nhiều hơn từ những năm trước đó
và có xu hướng tăng dần qua các năm. Số lượng giao dịch và giá trị thị trường của các hợp đồng
hoán đổi từ năm 2005 đến 2007 được thể hiện trong bảng dưới đây:
Trong số các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, BIDV đã thực hiện nghiên cứu sản phẩm
hoán đổi ngoại tệ từ 2005. Đến cuối 12/2006 khi NHNN ban hành quy chế thực hiện giao dịch
hoán đổi lãi suất theo quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN. Tiếp đó, ngày 30/03/2007, Tổng giám
độc BIDV đã ban hành quyết định về quy định hoãn đổi lãi suất áp dụng trong hệ thống BIDV.
Ngày 22/05/2007, BIDV đã thực hiện được sản phẩm phái sinh hoán đổi đầu tiên là sản phẩm
hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) với Standard Chartered Bank London. Với giao dịch này, BIDV đã
trở thành Ngân hàng nội địa đầu tiên thực hiện giao dịch CCS tại Việt Nam. Sang 08/2008,
BIDV đã triển khai CCS giữa VND và ngoại tệ đối với DN xuất khẩu.

Trong lịch sử hình thành và phát triển và sản phẩm phái sinh nói chung và sản phẩm hoán
đổi nói riêng, không thể không nhắc đến vai trò của Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh Quốc Tế
(ISDA). Đây là tổ chức thương mại tài chính lớn nhất toàn cầu, với sự tham gia của hơn 800 tổ
chức thành viên đến từ 55 quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, BIDV cũng đã trở thành thành
viên của ISDA. Những thành viên này chủ yếu là các định chế tài chính lớn trên thế giới có các
hoạt động phái sinh trong đó có hoán đổi. Khi tham gia vào ISDA, các thành viên phải tuân theo
các quy tắc trong giao dịch hoán đổi chính vì vậy, mặc dù sản phẩm hoán đổi giao dịch chủ yếu
trên OTC nhưng nó vẫn có thể tránh được những rủi ro thường có đối với các sản phẩm OTC.
Sau hơn 20 năm phát triển, sản phẩm Swap đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số dư
vốn gốc lẫn tổng giá trị thị trường.

Bên cạnh một số kết quả nhất định và nổi bật thì sau hơn 10 năm quy định và triển khai các
công cụ tài chính phái sinh tiền tệ vẫn còn không ít những trở ngại, bất cập, cản trở sự phát triển
các công cụ này tại Việt Nam.
Một số hạn chế về sự phát triển các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại ngân hàng thương
mại Việt Nam trong thời gian qua như: Giao dịch mua bán ngoại tệ chủ yếu là giao ngay; Số
lượng NHTM Việt Nam triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ còn quá ít dẫn đến doanh
số thực hiện công cụ tài chính phái sinh tiền tệ chiếm tỷ trọng thấp, chưa đến 10%; Một số
NHTM triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ thiếu sự kiểm soát dẫn đến tổn thất lớn.

5. Phân tích ví dụ về sản phẩm hoán đổi tiền tệ chéo

a) Hợp đồng hoán đổi tiền tệ có lãi suất cố định/cố định

-Một ngân hàng A: tài sản có bằng VND với mức lãi suất cố định ;tài sản nợ bao gồm trái
phiếu bằng USD có giá trị 1tiệu USD kì hạn 5 năm lãi suất coupon cố định là 10%/năm

-Ngân hàng B có: tài sản bằng USD với mức lãi suất cố định ;tài sản nợ bao gồm trái
phiếu bằng VND có giá trị 22 tỉ VND kì hạn 5 năm lãi suất coupon cố định là 10%/năm

Với giả thiết như trên ,cả hai ngân hàng đều bộc lộ rủi ro ngoại hối ,nhưng ngược chiều
nhau. Ngân hàng A bộc lộ rủi ro hối đoái trong trường hợp nếu giá trị của VND giảm so với
USD trong 5 năm tới, bởi vì chi phí để thanh toán số tiền gốc 1 triệu USD trong 5 năm tới, bởi
vì chi phí để thanh toán số tiền gốc 1 triệu USD và lãi coupon 10% /năm từ việc huy động trái
phiếu bằng USD sẽ tăng lên. Mặt khác đối với ngân hàng B cũng bộc lộ rủi ro ngoại hối trong
trường hợp nếu giá trị của VNĐ sẽ tăng lên so với USD trong 5 năm tới thì chi phí thanh toán số
tiền gốc 22 tỷ VNĐ và tiền lãi coupon 10%/năm từ việc huy động trái phiếu bằng VNĐ sẽ tăng
lên.

Một giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho cả hai ngân hàng, đó là hai ngân hàng tiến
hành giao dịch hoán đổi tiền tệ như sau:

- Ngân hàng B sẽ thanh toán toàn bộ số tiền gốc và lãi coupon hàng năm bằng USD đối
với các trái phiếu bằng USD do ngân hàng A phát hành

- Đồng thời ngân hàng A sẽ thanh toán toàn bộ số tiền gốc và lãi coupon hằng năm bằng
VNĐ đối với các trái phiếu bằng VNĐ do ngân hàng B phát hành.

Chúng ta thấy rằng trong giao dịch hoán đổi tiền tệ thì phần gốc và phần lãi đều được bao
gồm trong hợp đồng. Đối với giao dịch hoán đổi lãi suất thì chỉ phần thanh toán là bao gồm
trong hợp đồng. Lý do giải thích là vì trong dịch hoán đổi tiền tệ thì cả phần gốc và phần lãi đều
bộc lộ rủi ro ngoại hối. Với cách giao dịch như vậy ngân hàng B đã chuyển được phần nợ bằng
VND có lãi suất cố định thành tài sản nợ bằng USD với lãi suất cố định như vậy sẽ phù hợp với
tính chất các luồng tiền có lãi suất cố định bằng USD từ tài sản có. Tương tự ngân hàng đã
chuyển được phần tài sản nợ bằng USD có lãi suất cố định thành tài sản nợ bằng VND cũng với
lãi suất cố định và như sẽ phù hợp với tính chất các luồng tiền có lãi suất cố định thu được bằng
VND từ tài sản có. Trong khi giao dịch hoán đổi các luồng tiền, hai bên thoả thuận ngây từ khi
kết hợp đồng một tỷ giá chao đổi cố định trong suất thời gian của hợp đồng là 5 năm. Cũng
giống như giao dịch hoán đổi lãi suất tỷ giá cố định được hai bên thoả thuận là mức tỷ giá trung
bình dự tính nó phản ánh sự biến động của tỷ giá trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Trong
ví dụ chúng ta đang xét giả sử tỷ giá cố định mà hai ngân hàng thoả thuận là 1USD =22000
VND tức là 1 triệu USD= 22 tỷ VND

Ngân hàng B thanh


Ngân hàng A thanh Ngân hàng B thanh luồng tiền ròng
Cuối năm toán tương đương
toán (triệu VND) toán (1000 USD) (triệu VND)
(triệu VND)

1 2.200 100 2.200 0

2 2.200 100 2.200 0

3 2.200 100 2.200 0

4 2.200 100 2.200 0

5 24.200 1100 24.200 0

Trong trường hợp lãi suất coupon của trái phiếu USD và VND không bằng nhau ví dụ
coupon của trái phiếu USD là 5% của VND vẫn là 10% thì việc thanh toán của ngân hàng A là
không thay đổi đối với ngân hàng B thì việc thanh toán giảm đi 50 nghìn USD tương đương với
1.100 triệu VND chênh lệch thanh toán hàng năm giữa hai ngân hàng là 1.100 triệu VND có thể
xảy ra theo hai cách:

- Ngân hàng B thanh toán cho ngân hàng A một khoản tiền nhất định ngay từ khi
ký kết hợp đồng. Khoản tiền này phản ánh chênh lẹch giá trị hiện thời của các luồng tiền
mà hai ngân hàng thanh toán cho nhau.

- Thanh toán hằng năm căn cứ vào khoản chênh lệch thanh toán từng năm giữa hai
ngân hàng.

Cũng cần lưu ý rằng tỷ giá thị trường trong thời gian hợp đồng có hiệu lực có thể thay đổi
so với tỷ giá được thoả thuận cố định trong hợp đồng. Do đó có thể một trong hai bên tham gia
hợp đồng thấy rằng với tỷ giá thị trường hiện hành thì việc ký kết hợ đồng hoán đổi tiền tệ mới
có nhiều lợi ích hơn so với việc duy trỳ hợp đồng cũ cho đến hết thời hạn. Ngược lại bên đối tác
sẽ thấy có lợi nếu duy trì hợp đồng đã kí. Cho đến hết hạn hợp đồng. Ví dụ trong trường hợp
chúng ta đang xem xét nếu VND đang lên giá so với USD trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực
thì chi phí đối với ngân hàng A sẽ tăng lên, ngược lại nếu VND giảm giá thì chí đối với ngân B
sẽ tăng lên.

b) Giao dịch hoán đổi tiền tệ có lãi suất cố định/thả nổi:


Chúng ta có thể tiền hành giao dịch hoán đổi tiền tệ có lãi suất cố định/thả nổi. như sau:
Giả sử ngân hàng A nắm giữ tài sản có của mình bằng VND và chủ yếu ở dạng ngắn hàng với
lãi suất thả nổi. Để tài trợ cho tài sản có, ngân hàng A huy động 1 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 4
năm với mức lãi suất coupon là 10%/năm. Ngược lại ngân hàng B nắm giữ tài sản có của mình
bằng USD và chủ yếu ở dạng dài hạn với lãi suất cố định để tài trợ cho tài sản có ngân hàng B
huy động 22 tỷ VND bằng cách phát hành tiền gửi ngắn hạn với lãi suất thả nổi, và được xác
định bằng chỉ số (LIBOR+1%) kết quả là ngân hàng A phải đối mặt với hai loại rủi ro đó là: rủi
ro lãi suất và rủi ro hối đoái. Đặc biệt nếu lãi suất ngắn hạn của VND giảm và đồng thời VND
giảm giá so với USD thì ngân hàng A sẽ phải chịu chi phí tăng lên do phải thanh toán tiền gốc
và lãi đối với các trái phiếu huy động bằng USD. Do đó ngân hàng A mong muốn chuyển hoá
tài sản nợ bằng các trái phiếu huy động USD có lãi suất cố định sang tài sản nợ bằng USD có lãi
suất thả nổi. Ngân hàng B cũng phải đối mặt với rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối. Nếu lãi suất
của VND tăng và VND lên giá so với USD thì ngân hàng B sẽ phải chịu mức chi phí tăng lên do
thanh toán tiền gốc và lãi đối với các chứng chỉ tiền gửi huy động bằng VND. Kết quả là ngân
hàng B mong muốn chuyển hoá tài sản nợ bằng các chứng chỉ tiền gửi huy động bằng VND có
lãi suất thả nổi sang tài sản nợ bằng USD có lãi suất cố định.

Từng ngân hàng có thể đạt được mục đích của mình là chuyển hoá được tài sản nợ bằng
cách tham gia giao dịch hoán đổi tiền tệ có lãi suất cố định /thả nổi. Hàng năm hai ngân hàng
thanh toán cho nhau theo một tỷ giá đã định ví dụ: 1USD = 22.000 VND. Ngân hàng B chuyển
các khoản thanh toán cố định bằng USD cho ngân hàng A để thanh toán tiền gốc và tiền lãi của
trái phiếu bằng USD do ngân hàng A huy động. Trong khi đó ngân A chuyển các khoản thanh
toán thả nổi bằng VND cho ngân hàng B để thanh toán tiền gốc và tiền lãi các chứng chỉ tiền
gửi bằng VND do ngân hàng B huy động.

Giả sử mức lãi suất LIBOR được mộ tả ở cột 2, các khoản thanh toán tương ưng giữa hai
ngân hàng như được trình bảng dưới đây:

Ngân hàng B
Ngân hàng A thanh Ngân hàng B thanh Ngân hàng A
thanh toán
Năm LIBOR LIBOR+1% toán lãi suất thả nổi toán lãi suất cố thanh toán ròng
quy ra VND
(triệu VND) định (nghìn USD) (triệuVND)
(triệu VND)

1 1,7% 2,7% 594 100 2.200 1.606

2 1,7% 2.7% 595 100 2.200 1.606

3 1,8% 2,8% 616 100 2.200 1.584

4 1,8% 2,8% 22.616 1.100 24.200 1.584

Ròng 6.380

Вам также может понравиться