Вы находитесь на странице: 1из 50

SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

Chương 1 :Giới thiệu AutoCAD Structural Detailing (ASD)

Phần mềm Rcad sau khi được AutoDESK mua lại đã được đổi tên thành AutoCAD
structural detailing (ASD).
Khi triển khai một bản vẽ thép trong môi trường AutoCad, các đặc trưng của thanh thép
(như chiều dài, đường kính, số lượng, hình dạng móc neo, chiều dài móc, bán kính bẻ
cong của móc…) hoặc sự phù hợp giữa các thanh thép trên mặt đứng và mặt cắt, hoặc
trong công tác thống kê thép đều phải thực hiện một cách thủ công và rời rạc, do dó dễ
dẫn tới các thiếu sót, nhầm lẫn..
ASD là một phần mềm CAD, trong đó sử dụng các công cụ vẽ để mô tả các thanh thép
là một đối tượng đặc trưng bởi nhiều thông số, và tạo ra khả năng liên kết giữa các đối
tượng với nhau.

1. Giới thiệu các thanh công cụ của Rcad.

1. Bars define

2. Wire fabrics define

1
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

3. Steel profiles define

4. Modify

5. Tools

2
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

6. Reinforcement table

7. Hai thanh công cụ dùng để chèn nhanh coffrage và bản vẽ thép từ các mẫu đã
có sẵn

2. Các đối tượng của phần mềm ASD


2.1. Thép chính
Các thanh thép : bao gồm thanh thép thẳng, thép cad, thép epin…
Các thanh thép được tạo nên bởi các lênh nằm trong thanh công cụ Bars define:

- Các thanh thép được vẽ bởi lệnh 1,2,3,4 gọi là các thanh thép chính.
o Các thanh thép được vẽ bằng lệnh 1 là các thanh thép dọc trong dầm,
cột, thép chainnage, thép chờ…(thép longitudinal)
o Các thanh thép vẽ bằng 2,3,4 là các thép cad, epin, U, etrier…(thép
transversal)

3
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Các thanh thép được vẽ bởi lệnh 5,7 là các thanh thép rải, thép phân bố, và bị bị
phụ thuộc vào các thanh thép vẽ bằng lệnh 1,2,3,4.
- Các thanh thép vẽ bởi lệnh 11,12 là các thanh thép rải, phân bố nhưng khác lệnh
5,7 ở chỗ : lệnh 5,6 yêu cầu phải có thanh thép gốc được vẽ bởi 1 hoặc 2 hoặc 3
hoặc 4; còn lệnh 11,12 không cần thanh thép gốc.

2.2. Thép phân bố


- Là các thanh thép vẽ bởi lệnh 5 (thép chính vẽ bằng lệnh 1); 7 (thép chính vẽ
bằng lệnh 2,3,4)
- Lệnh 5 : dùng để vẽ thép dọc trên mặt cắt ngang
- Lệnh 7 : rải thép cad, epin.. lên mặt đứng, mặg bằng

2.3. Thép lưới TS


Là các tấm thép được sản xuất sẵn trong nhà máy, với kích thước 2.4x6 m.
Các tấm TS được vẽ bởi thanh công cụ Wire fabric define.

Cơ sở dữ liệu của tấm TS được chọn tùy theo catalogue của nhà SX, và có thể thay đổi
trong Job preference  Codes / Materials

2.4. Đường ghi chú thép (label)

- Các thanh thép được đặt tên thì mới được thống
kê trên trong bảng thống kê.
o Các thanh thép vẽ bằng lệnh 1,2,3,4 thì
dùng lệnh 8 để đặt tên.
o Các thanh thép vẽ bằng 5,7,11,12 thì
dùng lệnh 9 để đặt tên.

4
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

a) Description của thép vẽ bởi lệnh 1,2,3,4:

- Postion : số hiệu của thanh thép.Trong trường hợp này là thanh số 1.


Chú ý :
+ Hai thanh thép giống nhau về tất cả các thông số : đường kính, góc bẻ
cong, chiều dài.. thì có thể đánh chung 1 số hiệu, còn lại, sẽ được đánh số là 2
thanh riêng biệt.
+ Nếu copy 1 hoặc nhiều thanh thép cùng với label của nó từ bản vẽ này
và paste sang bản vẽ khác, nếu ở bản vẽ đích đã có 1 thanh thép có cùng số
hiệu thì sẽ dẫn tới số hiệu thép bị “nhảy” lung tung, không thể kiểm soát được. Vì
thế, khi copy hoặc là chỉ copy thanh thép (không copy label) hoặc là đẩy tên của
các label ở file nguồn sao cho ko trùng với label nào ở bản vẽ đích.

- Active : nếu tick vào thì số lượng thanh số 1 sẽ được thống kê trong bảng thống
kê.
Chú ý : nếu thanh số 1 xuất hiện đồng thời trên mặt cắt, mặt đứng…thì label nào
được active thì sẽ được tính vào thống kê, các label nào không được active thì không
được thống kê.
Hiện tại, theo sự thống nhất của nhóm thực hiện Rcad, các label trên mặt đứng
của cấu kiện sẽ chọn active, còn các label trên mặt cắt thì không active

- Description style : các style về chiều cao text, màu sắc, layer…về thể hiện
đường ghi chú thép.
- Number : số lượng thanh thép. Có thể nhập dưới dạng biểu thức 2x(2+2) trong
đó dấu nhân là chữ x ( không phải X).
Hiện tại, thống nhất là nhập trực tiếp số lượng thép vào label của thanh thép trên
mặt đứng.
- Diameter : cho phép ẩn/hiện giá trị đường kính thép trên label.
- Length : cho phép ẩn/hiện giá trị chiều dài tổng của thanh thép trên label.
- Steel grade : cho phép ẩn/hiện giá trị cường độ thép trên label.

5
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Shape model : cho phép ẩn/hiện hình dạng thanh thép trên label.
- Reinforcement position : cho phép ẩn/hiện giá trị số hiệu thanh thép trên label.
- Spacing : cho phép ẩn/hiện giá trị khoảng cách giữa các thép phân bố.
- User description in the table : ghi chú do người dùng nhập, sẽ hiển thị trong
bảng thống kê.
- User description in the drawing : ghi chú do người dùng nhập, hiển thị trong
bản vẽ.
- Details : chỉnh sửa chi tiết.

Các thông số Diameter, length, steel grade, shape mode, reinforcement position,
spacing được thiết lập trong Details / Description syntax.

- Nút Matchproperties ( giống lệnh matchproperties trong AutoCAD), dùng để


copy các thuộc tính của một label khác và gán cho label đang modify.

Tab Description elements của các thanh thép vẽ bởi lệnh 1,2,3,4

- Mục 1: Style của số hiệu thép. Đã đúng tiêu chuẩn SVN, không cần quan tâm
phần này.

6
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Mục 2: Vị trí của số hiệu thép so với đường dóng.


Từ trái qua phải

- Mục 3: Số dòng text trong description của ghi chú thép

- Mục 4: hình dạng, kích thước dấu tick của đường rải.
Đối với các thanh thép vẽ bằng lệnh 1,2,3,4 : dấu tick này luôn là Oblique.
- Mục 5: style thể hiện cho hình dạng thép thể hiện ở label.(ít khi dùng)

Tab Description syntax : các thông số cho phép thể hiện ở label của thép.

7
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Ô description : có 2 dòng, tương ứng với 2 dòng chú thích ở label. Các dòng chú
thích này phụ thuộc vào lựa chọn ở phần 3 của tab Description elements. Nếu ở
phần 3, chọn là 1 dòng chú thích, thì ở label sẽ chỉ hiện lên 1 dòng của
description.
- Muốn thêm, thay đổi thông số ở dòng nào thì click chọn dòng đó.
- Thêm hoặc bớt 1 thông số bằng cách, tick hoặc bỏ tick rồi ấn vào nút mũi tên để
thay đổi.
- Một thông số có thể có mặt ở cả 2 dòng của label.
- Có thể thêm các thông tin ghi chú bằng cách gõ trực triếp như hình vẽ.

b) Ghi chú cho thép phân bố.

- Các thông số number, diameter..: như phần a.

- Từ 1 đến 2 là cách hiển thị của dãy thép phân bố

Hiện tất cả các thanh thép của dãy


phân bố

Hiện thanh chính giữa của dãy phân bố

Hiện thanh đầu tiên và cuối cùng của


dãy phân bố

Hiện 1 thanh tùy ý. (thường dùng


cách này)

8
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Từ 3 đến 4 là cách hiển thị của đường ghi chú thép.


o 3,4 : ghi chú cho thép phân bố vẽ bởi lệnh 5 ( thường dùng cách 3)
o 5,6 : ghi chú cho thép chấm vẽ bởi lênh 7 (thường dùng cách 6)

Tab Description elements của các thanh thép vẽ bởi lệnh 5,7

- Mục 1,2,5 : như phần a.


- Mục 3 : như phần a, có thêm các tùy chọn :

Design of reinforcement spacing : Hiện các con số thể hiện khoảng cách trên đường rải

Dimensions at both line sides : Các con số thể hiện khoảng cách nằm về 2 phía của
đường rải

9
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

Grouping of spacings : nhóm các khoảng giống nhau thành group.

Add extreme dimension to formwork edges : Thêm vào đoạn dim coffrage

Trong dầm thì tick vào cả 4 ô; trong cột thì bỏ chọn 4 ô này.

- Mục 4 :
o Đối với các thanh thép vẽ bằng lệnh 5 : thì chọn Closed blank hoặc
Closed, trong trường hợp còn lại thì phải tự thêm dấu tick.

o Đối với các thanh thép vẽ bằng lệnh 7 : chọn 2 dấu tick
Trong dầm : None, None
Trong cột : Closed filled, oblique

c) Tỷ lệ của label
- Mặt đứng, mặt cắt ở tỷ lệ nào thì các đường ghi chú thép của nó phải cùng tỷ lệ.
Khi vẽ, tỷ lệ mặc định của các ghi chú này là tỷ lệ của Vue Generale, đưa các ghi chú
này về đúng tỷ lệ bằng cách ấn vào nút Edit tỷ lệ ghi chú thép và nhập giá trị tương
ứng.

10
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Một cách khác để thay đổi tỷ lệ của label:


Ngay từ khi thiết lập bản vẽ, dùng lệnh Tạo viewport (hình vẽ) và tạo ra các view ở các
tỷ lệ của mặt đứng, mặt cắt. Khi làm việc với tỷ lệ nào thì double-click vào view của tỷ lệ
đó, thì các label sau đó sẽ có cùng tỷ lệ với viewport.

- Đối với thép vẽ bằng lệnh 5 (thép chấm), cần quan tâm giá trị Distance to
reinforcement : khoảng cách tính từ tâm dot thép tới điểm đầu tiên của đường
ghi chú. Trong trường hợp, mặt cắt có nhiều lớp thép thì con số này cần thay đổi
để đường ghi kích thước đúng với tiêu chuẩn SVN.

3. Tạo bản vẽ mới :


- Từ các templete của Rcad : các file templete của Rcad reinforcement có dạng
RCBR-xxx.dwt , Rcad formwork có dạng RCBX-xxx.dwt, Rcad steel có dạng
RCBS-xxx.dwt. Trong đó xxx là mã của quốc gia của tiêu chuẩn ( 001 : Mỹ, 033 :
Pháp…)
- Từ templete của công ty:
- Từ một bản vẽ Rcad có sẵn: mở bản vẽ RCAD của cấu kiện cùng loại rồi vẽ.
Chạy chương trình ASD sau đó mở file bản vẽ Rcad (tên file tuân thủ theo quy
định của công ty, đối với file Rcad thì có thêm đuôi _RCAD ở cuối file. VD: GSH-
EXE-SIDF-GOE-NORD-G3B-PLN-2300-A-0_Armatures des poteaux Zone
G3B_20100620_RCAD.dwg). Tuyệt đối không double click để open file.

4. Một số chú ý trước khi triển khai bản vẽ Rcad


- Tỷ lệ bản vẽ : Trước khi vẽ, cần đưa tỷ lệ của Vue generale về đúng tỷ lệ chính
của bản vẽ.
- Bản vẽ Rcad, vẽ ở tỷ lệ 1:1, đơn vị bản vẽ m, in ấn, sắp xếp bản vẽ trong layout.

11
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Không dùng lệnh Purge, không sửa block trong


Rcad
- Coffrage phải được đưa về các layer chuẩn của
SVN, trước khi paste vào bản vẽ của Rcad.
- Để chế độ Autosave là 2-5 phút, sau 1 vài thao
tác lệnh thì Ctrl+S để lưu bản vẽ.

Một số trường hợp, ASD bị treo mà chưa kịp lưu lại bản
vẽ thì có thể tìm bản autosave gần nhất trong thư mục
trong Options như hình vẽ

5. Nguyên tắc thể hiện trên bản vẽ RCAD : xem bài tập.

12
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

Chương 2 : Các lệnh vẽ cơ bản


1. Lệnh vẽ thép dọc:

- Dùng để vẽ các thanh thép chịu lực ( thép longitudinal)


- Một hộp thoại vẽ thép dọc : gồm 3 phần
o Phần bên trái : Các thông số chung về đường kính, lớp bảo vệ, cường độ
của thép và hình dạng của thép.
Lớp bảo vệ : nên để bằng 0, sau khi vẽ xong, dùng lệnh move các thanh thép về
đúng vị trí.
o Phần ở giữa : Các thông số chi tiết về 2 đầu thanh thép : góc bẻ cong của
móc và chiều dài tương ứng của móc. Chiều dài này Rcad tự động tính
toán dựa theo tiêu chuẩn, trong trường hợp cần sử dụng móc có chiều dài
lớn hơn thì nhập trực tiếp giá trị vào ô này, và tick để khóa lại. ( nếu không
tick để khóa, trong một số trường hợp modify thép, chiều dài móc sẽ trở
về giá trị mặc định).
o Phần bên phải : Các phương thức dùng để vẽ thanh thép.

Các mục 16 là các pp để vẽ thép dọc.

1.1. Vẽ thanh thép đơn, thẳng : Thống nhất dùng cách này để vẽ thép trong các bản
vẽ RCAD.

13
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

1.2. Vẽ thanh thép thẳng có chiều dài neo.

1.3. Vẽ thép gẫy khúc (dầm có tiết diện thay đổi)


Góc bẻ cong mặc định là 300, 450, 600 nhưng sau khi vẽ xong có thể điều chỉnh góc
bẻ cong tùy ý.

14
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

1.4. Vẽ thép gẫy khúc (nút giao dầm chính, dầm phụ)

1.5. Mẫu thép có hình dạng được lập sẵn.

15
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

Ấn Shape database để xem hình dạng và mã số của thép; chọn xong click OK
Nhập kích thước cho thanh thép : ấn Shape parameters hoặc sau khi insert, dùng
lệnh thay đổi chiều dài thép để nhập kích thước.

1.6. Thép có hình dạng bất kỳ :

16
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

2. Vẽ thép ngang ( thép transversal):

- Các thông số chung giống như vẽ thép dọc


- Khi vẽ thép ngang có thể để lớp bảo vệ bằng 0 hoặc khác 0.
Nếu lớp bảo vệ theo các phương không gống nhau, thì vẽ 1 cad,epin có kích thước
tự do, rồi dùng lệnh thay đổi chiều dài để chỉnh kích thước hoặc dùng lệnh Stretch,
hoặc kép các điểm định vị của cad..(tương tự như line, circle…trong AutoCAD).

2.1. Vẽ thép cad cho cấu kiên có tiết diện chữ nhật.

2.2. Vẽ thép cad cho cấu kiện tiết diện tròn

17
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

2.3. Vẽ thép épin.


2.4. Vẽ étrier
2.5. Mẫu thép có hình dạng được lập sẵn.
2.6. Thép có hình dạng bất kỳ.
Các các vẽ từ 1-5 là các mẫu đã đc cố định, không dùng lệnh modify để thay đổi
hình dạng thép ( vd: không dùng lệnh sửa kích thước để đưa epin về dạng hình chữ
U…). Nếu các thép cấu tạo có hình dạng không thuộc các mẫu từ 1-5 thì dùng pp 6
để vẽ.

3. Vẽ thép cấu tạo đặc biệt


Vẽ cad kép, hoặc U chụp từ 2 phía :

18
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

Một số loại thép cấu tạo đặc biệt khác

4. Vẽ thép dọc trên mặt cắt:

Click sau đó chọn thanh thép dọc cần vẽ. Hộp thoại vẽ thép dọc lên MC xuất
hiện.
Cách 1 : Nên sử dụng.

19
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Với pp này, các dot thép được insert theo số lượng và khoảng cách giữa 2 dot
thép liên tiếp. Lớp bảo vệ = 0.
- Điểm insert Center (nên sử dụng) hoặc Contour

- Phương của các dot thép : Nếu muốn tạo


dạng ghi chú như thanh số 1 thì chọn
phương để insert là phương ngang, ghi
chú như thanh số 2 thì chọn insert theo
phương đứng.
- Thêm, bớt dot thép bằng cách, right-click
vào dot thép, chọn modify.
- Sau đó chọ insert hoặc delete
- Ưu điểm : của pp này là các dot thép sau
khi insert có thể dễ dàng chỉnh sửa, move
các dot thép.
- Nhược điểm : đối với thép dọc trong cột
thì phải rải nhiều lần.

20
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

Cách 2 :

- PP này insert dot thép “bám” vào 1 thanh thép đã có trước (thép vẽ bởi lệnh của
Rcad), và được qui định bởi chiều dài đoạn rải.
- Chiều dài đoạn rải có thể là toàn bộ thanh bar,cad,epin (whole bar) hoặc trên
toàn bộ 1 cạnh của thanh bar, cad, epin (whole segment) hoặc trên 1 phần của
thanh bar, cad, epin (segment fragment), hoặc theo 1 đường Polyline.
- Với chiều dài đoạn rải đã xác định như ở trên, thì có thể insert dot thép theo
khoảng cách S giữa tâm 2 dot thép kề nhau hoặc insert theo sô lượng n.
- Thêm, bớt số dot thép bằng cách right-click vào dot thép, chọn modify. Rồi thay
đổi số lượng n.
- Ưu điểm : insert nhanh, các dot thép cách đều nhau.
- Nhược điểm : dãy thép bị chặn bởi 2 điểm đầu cuối, không thay đổi được vị trí
các dot thép.

Cách 3 :

- PP này sử dụng pp insert vào các điểm đặc biệt ( góc cong – Bend), trung điểm
(center) hoặc điểm cuối (end) của 1 cạnh ( segment) hoặc toàn bộ thanh thép
bar, cad, epin (Bar).
- Ưu điểm : có 2 ưu điểm của cách 1 và 2.

21
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Hạn chế : số lượng thanh thép 1 lần insert tối đa bằng 3.


- Thêm, bớt số dot thép bằng cách, right-click vào dot thép, chọn modify, chọn
insert hoặc delete

5. Phân bố thép cad, épin… trên mặt đứng

- Dạng phân bố của thép cad (Distribution TYPE):


o Linear : dạng tuyến tính.Thường dùng cách này để phân bố thép cad,
epin, etrier, U.. trong dầm, cột có tiết diện không đổi, tường, sàn.
o Varying linearly : dạng tuyến tính thay đổi. Đối với dầm, cột có tiết diện
thay đổi theo dạng đường bậc nhất.
o Arc : dạng cung tròn.
o Along polyline : phân bố thép theo 1 đoạn polyline. Đối với thép U gia
cường trong lỗ hoặc cửa, có thể dùng cách này hoặc linear để phân bố.
Sự khác nhau là : nếu phân bố Linear thì phải thao tác 3 lần, mỗi lần rải
thì cần 1 đường ghi chú; nếu dùng Along polyline thì rải 1 lần cho cả 3
cạnh và chỉ dùng 1 đường ghi chú.
o Bar in the section : rải thép bar trong tiết diện. Sau khi chọn cách này và
select thanh bar cần rải, thì cửa sổ hiện lên giống như lệnh ở phần 4.
o Any : Phân bố tự do.
- Phương pháp phân bố (Distribution METHOD):
o Zone : chia vùng phân bố của cad thành nhiều zone sao cho trên mỗi
zone thì cad được phân bố đều (thường dùng để rải thép đai cho cột)
o Module : phân bố cad tương tự như Alcapulco ( thường dùng để rải thép
đai cho dầm)
o Caquot : phân bố cad theo bước đai của phương pháp Caquot ( ít dùng)

22
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Hướng nhìn ( Viewing DIRECTION) : hướng nhìn là cố định, ko phụ thuộc hệ tọa
độ của AutoCAD.
o Hướng 1 : hướng nằm ngang
o Hướng 2 : hướng thẳng đứng
o Hướng 3 : hướng nhìn vuông góc với cạnh được chọn.
- Với hướng nhìn 1,2 nếu sau khi rải thép mà ta rotate thanh thép gốc  các thép
rải cũng bị thay đổi.

- Với hướng nhìn 3 : hướng nhìn luôn vuông góc với cạnh được chọn  các thép
rải không bị ảnh hưởng.

23
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

6. Phân bố thép bar trên bề mặt:


6.1. Vẽ thép:
- Sử dụng trong trường hợp sàn, tường ko dùng thép TS mà dùng thép bar, hoặc
gia cường thêm cho sàn, tường; hoặc thép chờ…
- Có 2 cách :
o Dùng lệnh vẽ thép dọc để vẽ thép (phần 1); sau đó dùng lệnh phân bố
(lệnh 5) để rải thép.
o Dùng công cụ phân bố ở phần 6.
- So sánh 2 pp :
Cách 1 Cách 2
Yêu cầu có 1 thanh thép gốc. Không cần thanh thép gốc.
Bước rải, khoảng cách giữa các Bước rải, khoảng cách giữa các
thanh thay đổi dễ dàng. thanh là bằng nhau.
Ít tùy chọn, phụ thuộc vào thanh Có nhiều tùy chọn về cấu tạo cho
thép gốc ban đầu. phù hợp với sàn, tường.
- Chiều dài tối thiểu của thanh thép phân bố trên bề mặt được qui định tại Jop
preference/Options : Bar length without lap splice in surface distributions

- Phân bố thép trên ô sàn, tường :

o Support width : bề rộng gối tựa.


o Cover : Lớp bảo vệ.

24
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

VD : với thép sàn như trên, nếu chọn vùng rải thép bắt đầu từ điểm P1 thì Support width
là 25, cover là 15; nếu chọn vùng rải thép tính từ điểm P2 thì Support width là 0, cover
là -10.

- Thép phân bố trên gối trung gian, thép chờ trong tường, dầm…

25
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Thép phân bố trên gối biên

- Thép phân bố theo dạng cung tròn :

26
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

6.2. Modify

- Sau khi chọn vùng phân bố của thép, cửa sổ Reinforcement xuất hiện.
- Tab Reinforcement type :

o Reinforcement type : các thông số của thép.


 Cường độ thép, đường kính, lớp bảo vệ.
 L max : chiều dài tối đa của 1 thanh thép.
o In the Bent diameter field : Xác định đường kính bẻ cong của bar theo giá
trị xác định (mm) hoặc theo số lần của đường kính.

- Tab Shape :

o Lớp thép : Bottom / top


o Hình dạng, kích thước đầu bên trái, bên phải của thanh thép.
o Hook : góc bẻ cong, chiều dài móc ở đầu bên trái, bên phải thanh thép.

27
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Tab Opening : chi tiếp thép tại vị trí lỗ trong sàn, tường.

o Hình dạng, kích thước thanh thép tại vị trí bên trái, bên phải lỗ.
o Hook : góc bẻ cong, chiều dài móc thanh thép ở bên trái, bên phải lỗ.

- Tab Reinforcement detaling : Bố trí thép trong sàn, tường

- Tab detailing options : các cách bố trí thép : đều, cắt ½ số thanh thép, sole.

28
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Tab reinforcement lap : chiều dài nối chồng, vị trí nối chồng.

- Tab Additional parameters

Khi ô sàn không vuông, các thanh thép sẽ có chiều dài khác nhau, thì có thể gom lại
thành 1 vài nhóm sao cho chiều dài thanh thép bằng nhau.

7. Ghi chú thép (xem mục 2.4)

29
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

8. Vẽ thép TS
- Qui định hiện tại của công ty :
o Với thép tường : thường biểu diễn cả 2 lớp thép trên cùng một bản vẽ.vẽ
hình dạng tấm TS phân bố trên mặt tường, sau đó dùng đường ghi chú
thép để chú thích về số lượng tấm, loại TS ( 25C, 40, 65C…), kích thước
tấm, vị trí của tấm TS ( NI-NE, NI-NS, NI1, NI2..)
o Với thép sàn : biểu diễn mỗi lớp thép NI-NS ở 2 bản vẽ riêng.

- Trong RCAD : mỗi lần vẽ thép tấm TS thì tấm TS đó, chỉ được gán vào một trong
các lớp thép : internal hoặc external ( với tường) hoặc top hoặc bottom ( với
sàn). Sự phân biệt top/bottom/internal/external do người dùng qui định.
o Với tường, nếu 2 lớp thép internal/external giống nhau, thì vẫn có thể thể
hiện cả 2 lớp thép trên cùng 1 bản vẽ bằng cách nhân đôi số lượng TS.
o Với sàn, thể hiện 2 lớp thép thành 2 bản vẽ riêng.
o Trong trường hợp thép tường (sàn) mà lớp internal(top) hoặc lớp
external(bottom) mà có nhiều hơn 1 lớp thép TS, và TS khác nhau thì
phải tìm 1 cách thể hiện khác.

8.1. Vẽ trên mặt đứng, mặt bằng

Phần 1 : từ trên xuống


- Vẽ TS trong phạm vi 1 ô sàn.
- Vẽ TS ở trên của gối tựa trung gian.
- Vẽ TS ở trên của gối tựa biên.
- Vẽ TS mà không cần xác định đường biên của sàn.

30
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

Phần 2 : Các cách để chọn đường bao của ô sàn sẽ rải TS.
Phần ở giữa :
- Wire fabric distribution : cách phân bố thép TS.
o Automatic : RCAD tự động tính ra kích thước TS phù hợp với đường biên
sàn đã chọn.
o Manual : Người dùng tự phải tính kích thước lưới TS.
- Definition :
o Distribution region : định nghĩa vùng vừa chọn ở phần 2 là vùng rải thép.
o Openning : định nghĩa lỗ mở trên sàn, tường.

- Support width : bề rộng của gối tựa


- Cover : bề dày lớp bảo vệ theo phương mặt bằng của sàn.
Khi vẽ sàn, định nghĩa kích thước ô sàn là kích thước tính từ các mép của
dầm, và chọn Support width = 0 và cover = -10 (cm) (thép lớp dưới kéo vào trong
dầm 1 đoạn 10 cm.
Khi vẽ tường, chọn các giá trị Support width và cover bằng 0
Sau khi chọn xong ấn OK.

Các thông số của tấm TS :


- Type : chọn loại TS.
- Cover : lớp bảo vệ theo phương bề dày sàn (tính từ mặt dưới hoặc mặt trên của
sàn)
- Dimensions : các kích thước của tấm TS ( L : phương chịu lực, l : phương ko
chịu lực). Nếu chọn Manual trong cửa sổ Wire fabric distribution thì giá trị L và l
do user tự nhập.
- R,r : chiều dài đoạn nối chồng của TS theo phương chịu lực, không chịu lực.

Các thông số phân bố thép :


- Angle : góc giữa phương của chịu lực của sàn so với phương ngang. Nhập góc
bằng cách gõ trực tiếp hoặc click chọn đường định vị góc để xác định góc.
- Location : gán lớp thép đang vẽ là top/internal hoặc bottom/external.
- Align : “Canh lề”(cách bố trí TS) từ trái sang phải, từ 2 bên vào giữa, từ phải
sang trái, từ chính giữa ra ngoài.
- Type : các cách cắt và bố trí đoạn nối chồng cho thép TS.
- Number of layers : số lớp thép TS.

31
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

8.2. Vẽ thép TS trên mặt cắt:

- Type : loại TS
- Cover : lớp bảo vệ
- Steel grade : loại thép TSHA : TS haut adhence ; TSL : TS rond lisse
- Bent wire fabric side : mặt cắt theo phương cạnh ngắn hoặc dài của tấm TS.

Trong trường hợp, chiều dài mặt cắt lớn hơn kích thước cạnh của TS thì TS tự
động được chia thành các tấm nối chồng lên nhau.

- Từ 1 đến 6 là các cách nối chồng tấm TS.


- Số 7 : Qui định đoạn của nối chồng
- Số 8 : Thông số về chiều dài của các tấm TS ( L1, L2, L3…) và chiều dài đoạn
nối chồng (S1, S2…)

32
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Mục 1 : Phân bố tấm TS tùy ý, người dùng tự định ra các kích thước của tấm
TS, chiều dài đoạn chồng, bằng cách nhập trực tiếp vào các ô L1, S1… tuy
nhiên chiều dài L1,L2, S1, S2.. không được vượt giá trị đã chọn ở Bent wire
fabric side.
o Khi không tick vào ô Indentical lengths of a lap splice : thì chiều dài
đoạn chồng S1, S2.. do người dùng tự chọn.
o Khi tich vào ô Indentical lengths of a lap splice : thì chiều dài đoạn
chồng S1, S2…sẽ được gán các giá trị bằng nhau, và bằng giá trị S, tính
theo  hoặc m
- Mục 2: Rcad tự động phân bố thép TS lần lượt từ điểm định vị P1 sang P2, chiều
dài đoạn nối chồng được lấy bằng nhau và phân bố cho tới khi hết phạm vi đặt
tấm TS. Lúc này, không thể nhập hoặc thay đổi các giá trị ở trong ô 8.
- Mục 3 : Rcad tự động phân bố thép TS lần lượt từ 2 điểm định vị P1, P2 vào
phía giữa của vùng rải; chiều dài đoạn nối chồng được lấy bằng nhau. Lúc này,
không thể nhập hoặc thay đổi các giá trị ở trong ô 8.
- Mục 4 : Rcad tự động phân bố thép TS lần lượt từ trung điểm của P1 và P2 ra 2
phía của vùng rải; chiều dài đoạn nối chồng được lấy bằng nhau. Lúc này, không
thể nhập hoặc thay đổi các giá trị ở trong ô 8.
- Mục 5 : Rcad tự động phân bố thép TS theo nguyên tắc : đảm bảo đoạn nối
chồng và kích thước tấm TS chia sao cho là đều nhau. Lúc này, không thể nhập
hoặc thay đổi các giá trị ở trong ô
- Mục 6 : Chỉ khi sử dụng pp rải ở Mục 1, thì mục 6 mới có tác dụng. Mục 6 cho
phép đảo lại chiều bố trí thép TS.

8.3. Rải TS từ mặt cắt lên mặt bằng, mặt đứng:


- Khi vẽ thép TS trên mặt cắt thì có thể dùng nó để rải TS lên
mặt đứng.

- Lap splice : chiều dài đoạn nối chồng.


- Justify : kiểu bố trí TS
- Viewing direction : hướng nhìn.

33
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Mỗi lần rải thì chỉ chọn được 1 TS trên mặt cắt để rải
- Khi bề rộng vùng rải lớn hơn kích thước cạnh còn lại của TS thì nó tự động bổ
sung thêm TS, với chiều dài nối chồng như đã chọn ở Lap splice. Và trên mặt
cắt tự động chèn thêm ghi chú cho tấm TS mới.

8.4. Một số chú ý khi vẽ TS


- PP vẽ TS trên mặt cắt rồi rải lên mặt đứng có ưu điểm là tạo đc sự liên kết giữa
mặt cắt và mặt đứng, khi thay đổi trên mặt cắt thì mặt đứng tự động update về
TS, nhưng việc bố trí thép TS trên mặt đứng sẽ bị cứng nhắc.
- PP vẽ thép TS trên mặt đứng : thì ko tạo được liên kết giữa mặt đứng và mặt
cắt, nhưng chủ động trong việc bố trí TS trên mặt đứng.

34
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Đối với sàn, tường thì người vẽ phải chủ động chia sàn, tường thành các vùng
để bố trí TS sao cho hợp lý.
- VD : với tường hoặc ô ô sàn với lớp thép dưới gồm 2 lớp TS.

35
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

Chương 3 :Các lệnh modify

1. Sửa đường kính của thép:


1.1. Đối với thép bar,cad, epin:

- Bấm vào menu, chọn thanh thép cần sửa hoặc select các thanh thép và bấm chuột
phải, chọn Modify.
- Nút Matchproperties : giống lệnh matchproperties của Cad. Sau khi
matchproperties, 2 thanh thép sẽ giống hệt nhau về đk, lớp bảo vệ, loại thép; còn lại
góc bẻ móc, chiều dài móc giữ nguyên.
- Nếu select nhiều thanh và modify cùng lúc : Do các thông số của thanh thép khác
nhau, nên các ô đk, góc cong, chiều dài móc..bị trống. Nếu chỉnh sửa thông số nào
thì 2 thanh thép sẽ giống nhau về thông số đó. Các thông số không bị chỉnh sửa khì
vẫn sẽ giữ nguyên như ban đầu.
- Chỉ modify nhiều thanh thép cùng lúc nếu chúng là cùng loại ( cùng là thép bar,
cùng là cad, epin…)

36
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

1.2. Đối với thép dot

- Ấn menu, chọn dot thép cần modify hoặc chọn dot thép rồi chuột phải, chọn modify
- Có thể chèn thêm 1 hoặc nhiều dot thép, hoặc xóa dot thép..

37
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

1.3. Đối với thép phân bố của cad, epin:


- Tùy theo pp phân bố thép cad, epin là Zone, module hay Caquot:
a. Theo Zone:
- Click vào thép phân bố theo zone : các điểm định vị zone hiện lên. Thay đổi
chiều dài zone bằng cách kéo các grip này.

- Chuột phải, chọn modify :

- ½ : đang ở vị trí của zone 1 trong tổng số 2 zone. Ấn mũi tên để chuyển qua
các zone khác. Khi chỉnh sửa ở zone nào thì trên bản vẽ, zone đó được
“đánh dấu”.
- Angle : Góc nghiêng của cad,epin so với phương phân bố thép.
- Các con số 3,5 là khoảng cách giữa cad,epin đầu tiên của zone này so với
cad,epin đầu tiên của 2 zone bên cạnh. Dấu tick ở 2 bên cho dùng để cố định
các giá trị này.
- Chỉnh sửa về bước rải S, số lượng n
- Insert hoặc delete cad, epin…Mỗi lần chỉ insert, delete được 1 cad, sau khi
insert nếu thay đổi n hoặc S thì các cad, epin vừa insert sẽ bị mất đi.

38
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

b. Theo module

- P1, P2 là 2 điểm đầu và cuối của dãy phân bố cad.


- Angle : góc nghiêng của thép cad, epin so với phương phân bố.
- Beginning : phân bố thép theo hướng từ P1  P2
- End : phân bố thép theo hướng P2  P1
- Center : phân bố thép từ trung điểm P1-P2 sang cả 2 phía.
- Chú ý : các hướng phân bố là độc lập nhau. Chỉ nên sử dụng một hướng cho
toàn vùng phân bố hoặc nếu sử dụng 2 từ hướng trở lên thì Ltot không được
vượt quá chiều dài vùng phân bố ( nếu vượt quá thì số lượng sẽ bị sai)
- Cột đầu tiên là số lượng, cột tiếp theo là khoảng cách. Với các giá trị ở hàng
4 và 5 : sẽ làm thay đổi số lượng cad hoặc epin. Do đó cần xóa bỏ các dòng
thừa của bước rải hoặc để tất cả các giá trị không cần thiết là 0,0.
- Chỉnh sửa về số khoảng rải n, bề rộng của 1 khoảng rải S hoặc chèn thêm,
khoảng rải mới, xóa bỏ khoảng rải cũ bằng cách chuột phải trong và chọn
Insert hoặc Delete ( như excel)...

c. Theo Caquot

- Initial spacing : bước đai đầu tiên; Maximum spacing : bước đai lớn nhất.
- Lap length : tổng chiều dài đoạn rải.

39
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

1.4. Sửa thép TS


a. Thép TS trên mặt đứng : Các thông số giống như khi vẽ thép TS trên mặt đứng

b. Thép TS vẽ trên mặt cắt :

c. Thép TS rải từ mặt cắt lên mặt đứng, mặt bằng.

40
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

2. Chỉnh sửa về thể hiện của thép :


- Bấm vào menu, chọn thanh thép, cad, epin…cần sửa hoặc chọn rồi bấm chuột phải,
chọn Modification of graphic parameters.
2.1. Thép bar, cad, epin, thép dot :

- Bar shape : Chỉnh sửa thể hiện cho thép thanh, thép cad.

- Từ 1-3 : thể hiện của thanh thép.


- Từ 4-6 : thể hiện tại vị trí kết thúc của thanh thẳng. Trường hợp số 5 : vị trí kết
thúc của thanh thép là vị trí hình chiếu của móc xuống phương của thanh thép.
- 7 : thể hiện của thép dot trên mặt cắt.
- 8 : matchproperties

41
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Đối với các thanh thép bar, cad, epin : khi chọn thanh thép, các điểm grid hiện
lên. Trong đó 2 điểm p1, p2 là định vị thanh thép, có thể thay đổi chiều dài thép
bằng cách kéo điểm này; 2 điểm mũi tên hình tam giác là điểm đánh dấu vùng
thể hiện của thanh thép, nếu kéo 2 điểm này về vị trí 2 đường thẳng thì kết quả
như trên hình vẽ, các thông số về chiều dài, góc cong, chiều dài móc của thanh
thép vẫn giữ nguyên.

2.2. Với thép phân bố của cad, epin :

2.3. Với thép TS:

a. TS trên mặt đứng, TS rải từ mặt cắt lên mặt đứng (vùng 2):
- Exact : thể hiện đầy đủ từng tấm TS trên mặt đứng, mặt cắt.
- Group : các tấm TS giống nhau được thể hiện chung.
- Simplified : ???
b. TS trên mặt cắt (vùng 1): giống thép bar ( xem 2.1)
c.

42
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

3. Chỉnh sửa chiều dài đoạn nối chồng :


- Khi vẽ thép bar có chiều dài lớn hơn 12m hoặc vùng rải TS trên mặt bằng, mặt cắt
lớn hơn kích thước tấm TS hoặc vẽ TS trên mặt cắt có chiều dài lớn hơn kích thước
cạnh TS thì Rcad tự động chia các đối tượng trên thành nhiều phần.
- Chiều dài đoạn nối chồng có thể được tính theo đường kính thép hoặc bằng một
chiều dài cụ thể.
- Xem 8.2

4. Sửa ghi chú thép (xem 2.4)

5. Sửa bề dày lớp bảo vệ


- Globally / Locally :
o Globally : chỉnh sửa lớp bảo vệ theo tất cả các phương của thép được chọn
o Locally : chỉnh sửa lớp bảo vệ lần lượt theo từng phương.

6. Sửa bán kính bẻ cong của thép.


- Globally / Locally :
o Globally : chỉnh sửa tất cả các góc bẻ cong của thép được chọn
o Locally : chỉnh sửa từng góc bẻ cong của thép được chọn

7. Sửa chiều dài thanh thép, đoạn thép:


- Chiều dài thanh thép sẽ phát triển hoặc thu ngắn theo chiều của Base point.

- Ấn B , enter để đổi Base point, nhập chiều dài thanh thép, enter.

8. Xóa 1 đoạn thép, vẽ thêm đoạn thép:


Đối với thép vẽ tự do ( mục 1.6, 2.6) hoặc thép cad, dùng công cụ này để xóa 1 cạnh, 1
đoạn của thép hoặc vẽ thêm.

43
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

Chương 4 : Tạo bảng thống kê

Thanh công cụ bảng thống kê thép

Gồm 3 nhóm :
Tạo các bảng thống kê cho thép bar
Tạo bảng thống kê cho thép TS
Update và xuất bảng thống kê sang word, excel.

1. Các bảng thống kê cho thép bar


- 1: Tạo bảng thống kê thép. Các tùy chọn : All / Selection / Position no
o All : Thống kê tất cả các thanh thép được đặt tên và được Active trên
bản vẽ
o Selection : Chọn các thanh thép cần thống kê.
o Position no : Nhập các số hiệu thép cần thống kê. Vd : 5,7-10,25 : sẽ
thống kê các số hiệu 5,7,8,9,10,25.

- 2: Tạo bảng thống kê thép theo cấu kiện (sử dụng chức năng quản lý cấu kiện)
- 3: Bảng thống kê tổng. Các tùy chọn Selection / All
o All : thống kê tổng cho tất cả các thanh thép được đánh số
o Selection : các tùy chọn Position no / Reinforcement / Table
 Position no : nhập các số hiệu thép cần thống kê tổng
 Reinforcement : chọn các thanh thép cần thống kê tổng
 Table : chọn các bảng thống kê thép để thống kê tổng.

- 4: Bảng thống kê chi tiết ( ít dùng)

2. Thống kê thép TS
- 5: Tạo bảng thống kê thép TS. Các tùy chọn : All / Selection / Position no
o All : Thống kê tất cả các tấm TS trên bản vẽ
o Selection : Chọn các tấm TS cần thống kê.
o Position no : Nhập các số hiệu các tấm TS cần thống kê. Vd : 5,7-10,25 :
sẽ thống kê các số hiệu 5,7,8,9,10,25.

- 6: Thống kê tổng khối lượng TS. Các tùy chọn Selection / All
o All : thống kê tổng cho tất cả các tấm TS.
o Selection : chọn các tấm TS cần thống kê tổng.

3. Update bảng thống kê :


Khi có bất kỳ sự thay đổi nào trên bản vẽ, dùng lệnh này để cập nhật các thay đổi trên
bảng thống kê.

44
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- Các tùy chọn : All / Selection


o All : update tất cả các bảng thống kê có trên bản vẽ.
o Selection : chọn các bảng thống kê cần update.

- Chú ý : Sự update bảng thống kê phụ thuộc vào các tùy chọn khi tạo bảng thống
kê ở mục 1 và 2.
o Nếu chọn All : khi update, các thanh thép cũ bị thay đổi hoặc xóa đi sẽ đc
cập nhật trên bảng thống kê. Các thanh thép mới vẽ thêm cũng tự động
được thêm vào bảng.
o Nếu chọn Selection hoặc Position no : khi update chỉ cập nhật sự thay
đổi cho các thanh đã được Selection, các thanh mới vẽ thêm, không
thuộc selection sẽ không được update.
4. Xuất bảng thống kê sang word, excel
Mục 8 : Xuất bảng thống kê sang word hoặc excel.

Chương 5 : Các công cụ khác

- 1 : chỉnh tỷ lệ của ghi chú thép. Lệnh này chỉ có tác dụng với các đường ghi chú
của Rcad. Tỷ lệ mặc định của đường ghi
chú thép theo tỷ lệ của viewport đang được
active.
o Viewport đang active được biểu diễn
bởi nét liền.
o Tỷ lệ hiện tại của ghi chú thép là tỷ lệ
của viewport đang active.
- 2 : Tạo viewport mới. Chú ý, khi tạo
viewport, tất cả các đối tượng của cả
AutoCAD và Rcad nằm trong vùng viewport
( text, dim, ghi chú thép..) sẽ có thể bị thay
đổi do sự khác nhau giữa tỷ lệ của viewport
đang active và viewport vừa tạo. Do đó, khi
tạo viewport, nên tạo ở 1 vùng trống, sau đó
move vào khu vực hình vẽ; các text, dim thì
nên dùng lisp của SVN để insert theo đúng
tỷ lệ; các đường ghi chú thép thì dùng lệnh
ở mục 1 để đưa về đúng tỷ lệ.
o Viewport của Rcad hiển thị trong
model và được insert vào layout.

45
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

o Khi move hình vẽ đồng thời move cả


khung viewport thì bên layout, không
có sự thay đổi.
o Không thể copy viewport trong model
nhưng có thể copy trong layout
o Tỷ lệ của viewport được nhập khi tạo
viewport. Trong 1 số trường hợp rcad
bị lỗi, insert sang layout bị sai tỷ lệ,
khi đó, chỉnh lại tỷ lệ của viewport
như đối với viewport của autocad

- 3 : Quản lý cấu kiện:

o Quản lý thép theo tầng (Level) hoặc


theo nhóm (Group) hoặc theo cấu
kiện (Elements list) hoặc theo tất cả
các phương pháp trên. Trong mỗi
nhóm bao gồm các thanh thép (List of
positions).
o Muốn quản lý theo tầng, tick vào ô
Level, nhập tên, sau đó ấn Add để
thêm.
o Muốn thêm một nhóm của cấu kiện
trong tầng đó, tick vào ô Group, nhập
tên và ấn Add.
o Thêm một cấu kiện nào đó, ấn Add
trong mục Element list… nhập tên và
số lượng cấu kiện. Có thể thay đổi số
lượng này bằng cách thay đổi ở ô
Number trong mục Element list hoặc
ô Number như ở bên
o Gán các số hiệu thép vào trong nhóm
bằng cách, ấn Add trong mục List of
positions in element.

46
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

- 4: Tạo mặt cắt : Rcad tự động cắt ra mặt cắt, tuy nhiên, chỉ cắt được tại các vị trí
có thép phân bố của cad,epin… hoặc thép TS. Các mặt cắt chỉ hiện lên hình
dạng của thép cad, epin.. hoặc TS; không hiện ra các thép dọc nằm trong thép
cad. Khi dùng công cụ này, rcad tự động tạo thêm cấu kiện như trong phần quản
lý cấu kiện.
- 5 : copy view ??
- 6 : sửa chữa cơ sở dữ liệu của thép bar hoặc thép TS
- 7 : quản lý số lượng các thanh thép, không tạo thêm cấu kiện như mục 3.
- 8 : Xem thông tin thép. Ấn lệnh này, move chuột vào vị trí thanh thép, các thông
số của thanh thép sẽ hiện lên.
- 9 : Quản lý số hiệu của thanh thép, tấm TS. Số hiệu của thanh thép có thể thay
đổi bằng cách chuột phải vào từng label của thép, chọn modify và nhập trực tiếp
vào ô number. Tuy nhiên, theo cách này, mỗi lần chỉ thay đổi được một số hiệu
thép. Dùng mục 9 để thay đổi hàng loạt. Các tùy chọn Bars / Wire fabrics
Shift / Consolidation / Indentical reinforcement
o Shift : dồn số hiệu của thép theo phương pháp tịnh tiến.
Shift of numbering from position number<1>: 2
các số hiệu lớn hơn hoặc bằng 2 sẽ bị thay đổi
Position 2 will be changed to : 50
Số 2 sẽ đổi thành số 50, đồng thời các số thứ tự sau số 2 sẽ tự động tăng
tịnh tiến (vd 3  3+(50-2)=51; 4  4+(50-2)=52;

Nguyên tắc dồn số : các số thứ tự thép được dồn tịnh tiến cùng tăng
hoặc cùng giảm. Các số thứ tự trước khi đổi và sau khi đổi không có
số hiệu nào trùng nhau thì mới đổi được.

o Consolidation :  Renumbering from number <>:


Tự động dồn số. theo nguyên tắc, Rcad sẽ dò tìm từ số hiệu thép được
nhập vào, khi nào gặp khoảng trống ( do các số hiệu thép không liên tục)
thì sẽ tự động dồn các số về cho liên tục và đảm bảo nguyên tắc tịnh tiến.
Với cách này, nên thận trọng, vì trong 1 vài trường hợp, Rcad ko tuân
theo qui tắc tinh tiến, dẫn tới số hiệu thép giữa các revision không khớp
nhau. Nên dùng Shift, dù thao tác nhiều hơn, nhưng an toàn hơn.

o Indentical reinforcement : nhận dạng trên toàn bản vẽ các thanh thép
giống nhau và đánh chung 1 số hiệu thép cho các thanh thép này. Số hiệu
thép là số hiệu nhỏ nhất của các thanh giống nhau. ( vd các thanh 3, 7,15
giống nhau sẽ được ghi chú thành số 3).
- 10 : Tìm kiếm vị trí của thanh thép, tấm TS trên bản vẽ.
- 11 : Explode đối tượng.
- 12 : Máy tính.
- 13 : Save model của Rcad sang format của AutoCad. Các đối tượng của Rcad bị
explode thành line, polyline…
- 14 : Các thông số trong Options
o General settings : các thiết lập về file template và workspace cho ASD
steel, reinforcement và formwork.

47
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

o Steel : các thiết lập cho ASD steel

48
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

o Reinforcement : các thiết lập cho Rcad.


 Automatic table update : Tự động update bảng thống kê ( không
cần dùng lệnh 7 – mục bảng thống kê thép. Không nên để chức
năng này vì tốn bộ nhớ, có thể gây treo Rcad.
 Display message warning about indentical : nếu chọn, khi
modify thép, Rcad tự động so sánh thanh thép đang modify với các
thanh đã được đặt tên, nếu giống nhau sẽ hiện lên thông báo.

- 15 : Jobs preference : các tùy chọn của Rcad về Code, Units, style…

49
SVNROHN – AutoCAD Structural Detaling

Chương 6 : In ấn, phát hành bản vẽ

- Dùng công cụ tạo viewport để tạo các viewport cho


elevation, coupe, detail…, đặt tên, nhập tỷ lệ.
o Chú ý khi tạo viewport, không “chụp” viewport
vào hình vẽ, mà nên “chụp” vào khoảng trống,
sau đó move viewport vào hình vẽ.
- Các viewport của bản vẽ được quản lý trong cửa sổ
Object Inspector :
o Model : quản lý các cấu kiện.
o Positions : quản lý các khung nhìn trong Model
o Printouts : quản lý các layout
o ASD center : load các style từ bản 1 bản vẽ
RCAD khác.
- Sắp xếp các khung nhìn bên layout : Chuyển sang
Layout. Mở tab Positions
o Right click vào 1 viewport, chọn Add to curent
printout. Các view đã được Add vào trong
layout được đánh dấu bởi mũi tên màu đỏ.
o Lúc này, viewport của Rcad tương tự như của
AutoCAD, nếu tỷ lệ của hình vẽ không chính
xác, chỉnh lại thông số trong Custom scale.

o Thay vì tạo nhiều viewport, có thể tạo 1 vài


viewport bên model, sau đó chuyển qua layout
và copy các viewport này. Khi đó viewport mới
có tên cùng với view cũ và thêm số 1 ở sau (
VD Coupe 5-5 và Coupe 5-5 1). Chú ý đổi lại
scale của view cho đúng.
- Xuất bản bản vẽ sang autocad : sau khi đã sắp xếp
xong các viewport, chuyển sang tab Printout
o Right-click vào layout muốn xuất bản, chọn
Save printout.
o Nếu muốn xuất bản tất cả các layout thì chọn Save all printout.
- Xuất bản bản vẽ dạng PDF như đối với AutoCAD.

50

Вам также может понравиться