Вы находитесь на странице: 1из 17

Thuyết trình Tư tưởng Hồ Chí Minh

I/Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh:


1. Vị trí địa lí, phong cảnh:
Nghệ An:
Nghệ An - Vùng đất Địa linh Nhân kiệt
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ ” Câu ca ấy đã bao
đời nay cứ vang lên mãi trong lòng người xứ Nghệ và nhân dân cả nước
để ngợi ca một vùng non nước hữu tình, núi và sông, rừng và biển quấn quyện với nhau làm
nên vẻ đẹp kỳ thú say đắm lòng người và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai đã từng đi qua
và dừng chân ghé lại.
Đến với Nghệ An bạn không chỉ được ngắm biển trông non, được khám phá những cánh rừng
nguyên sinh Pù Mát, Pù Huống, được tắm biển Cửa Lò, Quỳnh Phương,Diễn Châu, Nghi
Thiết mà còn được chiêm ngưỡng rất nhiều các di tích lịch sử văn hoá - dấu ấn của biết bao
sự kiện lịch sử và giá trị văn hoá do người xứ Nghệ làm nên trong trường thiên lịch sử của
mình như các di chỉ khảo cổ học Thẩm ồm, Quỳnh Văn, Làng Vạc, những công trình kiến
trúc nổi tiếng cả nước như đền Cuông, đền Cờn, đền Quả, đền Bạch Mã, đình Hoành Sơn,
đình Trung Cần, đền Quang Trung… Bạn sẽ như được thấy, được nghe hình ảnh và tiếng
vọng của các bậc danh nhân như An Dương Vương, Mai Hắc Đế, Quang Trung đặc biệt là
Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có Bạch Liêu, Hồ Tông Thốc, Nguyễn Xí, Nguyễn
Thiếp, Phan Bội Châu…và nghe tiếng thơ của Hồ Xuân Hương, Phạm Nguyễn Du…Đến Xứ
Nghệ bạn sẽ được biết, được khám phá những điều mới lạ và độc đáo về 6 dân tộc cùng
chung sống trên mảnh đất này.
Vị trí địa lý Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam
giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đông giáp biển Đông, phía tây bắc giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào), phía tây
giáp tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), phía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay (Lào).
Làng Sen(xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An )(quê nội):
Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 46 đến cây số 13 rẽ vào con đường đất đỏ rợp bóng cây bạch
đàn và phi lao, đến làng Sen, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng). Làng có những hồ sen hai
bên đường làng. Ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, 5
gian, lợp tranh. Trong nhà có những đồ dùng giống như các gia đình nông dân: phản gỗ,
chõng tre, cái võng gai, bàn thờ... Nhà được dựng năm 1901 do công sức và tiền của dân làng
góp lại làm tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ông Sắc đỗ
Phó Bảng - sự kiện mang lại niềm tự hào cho dân làng.

Con đường Làng Sen bây giờ. Bên trái là cây đa và sân vận động, nơi Bác Hồ đã gặp gỡ và trò
chuyện với dân làng trong những lần về thăm quê, năm 1957 và 1961
Di tích giếng Cốc ở làng Sen – giếng cổ từ thế kỷ 18, nơi gắn với tuổi thơ của Bác Hồ

Gian nhà ngoài có bộ phản cụ Nguyễn Sinh Sắc dùng để tiếp khách. Ở đây, Bác Hồ đã cảm nhận
và lĩnh hội tình yêu nước từ người cha và các nhân sỹ xứ Nghệ
Làng Chùa( Làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) (quê ngoại)
Cách làng Sen 2km, là một làng quê bình dị như bao làng quê của Việt Nam, nhưng lại nổi
tiếng ở trong và ngoài nước vì đây là quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi người cất
tiếng khóc chào đời và được mẹ nuôi dạy trong những năm ấu thơ.
Sau cánh cổng tre rộng mở, du khách bước giữa hai bờ mận hảo vào thăm hai ngôi nhà lợp
tranh bình dị.

Nơi đây, gọi chung là Khu Di tích Kim Liên, được trùng tu và xây dựng lại từ những năm 60
của thế kỷ 20. Năm 1979, được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt và là một trong bốn di
tích quan trọng bậc nhất của cả nước về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen bên trong nhà cụ Phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc
2. Lịch sử & Truyền thống:
Nghệ An là một vùng địa linh nhân kiệt. Nơi đây không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ
và nên thơ mà con người cũng rất đỗi hào hoa và anh hùng.
Nghệ An là một vùng đất cổ. Từ thời đồ đá cũ cách đây hàng chục vạn năm đã phát hiện con
người sinh sống ở hang Thẩm ồm (Quỳ Châu). Qua hệ thống các di chỉ khảo cổ học đã
nghiên cứu cho thấy sự nối tiếp liên tục từ thời đại đồ đá đến thời đại đồ đồng, đồ sắt với đỉnh
cao là di chỉ Làng Vạc thuộc văn hoá Đông Sơn, chứng tỏ Nghệ An là một trong những cái
nôi của người Việt cổ và là cương vực lâu đời của đất nước.
Trong lịch sử, Nghệ An đã từng là đất tiến của người Việt trong quá trình mở nước, là tiền
đồn, lại có lúc là hậu phương, là căn cứ cho nhiều cuộc chiến tranh giữ nước. Từ thế kỷ thứ
VIII, trong đêm trường Bắc thuộc, nhân dân xứ Nghệ đã khởi nghĩa chống lại nhà Đường,
xây thành Vạn An, lập nên triều đình, tôn Mai Thúc Loan làm Hoàng đế. Thời nhà Lý (thế kỷ
XI - XII), Nghệ An là phên dậu của nhà nước Đại Việt, nhờ có công chăm lo vỗ về của Uy
Minh Vương Lý Nhật Quang mà đất đai được khai phá, dân tình no ấm, không chỉ ngăn chặn
được giặc ngoài mà còn là điểm tựa quan trọng cho sự hưng thịnh và phát triển của đất nước.
Thời nhà Trần (thế kỷ XIII - XIV), xứ Nghệ là hậu cứ quan trọng, đóng góp nhiều sức người,
sức của cho ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông ở phương Bắc và là tiền đồn ngăn chặn
giặc phương Nam, mở mang bờ cõi. Nghệ An là chiến địa của nhà Hồ và nhà Hậu Trần
chống giặc Minh những năm đầu thế kỷ XV. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống giặc
Minh của Lê Lợi(1418 – 1428), đất này đã trở thành chiến trường quyết định bước ngoặt dẫn
đến thắng lợi của quân dân Đại Việt. Dưới thời Nguyễn Huệ – Quang Trung, Nghệ An là chỗ
dựa vững chắc nhất, cung cấp nhân tài vật lực cho ông tổ chức đánh thắng 29 vạn quân
Thanh, đặt nền tảng cho công cuộc thống nhất đất nước. Trong suốt hơn một trăm năm chống
các thế lực xâm lược phương Tây, từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, người Nghệ An
luôn luôn sát cánh với đồng bào cả nước và tiên phong chiến đấu vì nền độc lập dân tộc. Rất
nhiều người con ưu tú của Nghệ An đã trở thành những ngôi sao sáng trong công cuộc cứu
nước vĩ đại đó như Phan Bội Châu, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn
Nhã, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thúc Hứa, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh
Khai…và tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá
thế giới.
Thiên nhiên khắc nghiệt, lịch sử lắm gian nan, thử thách đã tạo nên nhân cách con người xứ
Nghệ cần cù và sáng tạo, kiên trung và nghĩa hiệp, cầu thị và học giỏi. Trên mảnh đất này
“Thời nào cũng có danh nhân, vùng nào cũng có nhiều bậc anh hùng tài cao chí lớn” đã làm
rạng danh quê hương đất nước. Trải qua bao đời từ thời tiền sơ sử đến nay, người xứ Nghệ
không chỉ có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình lịch sử dân tộc mà đã kiến tạo nên một
vùng văn hoá đặc sắc. Với 6 dân tộc cùng chung sống, văn hoá Nghệ An đa dạng, độc đáo,
với nhiều bản sắc riêng trong sự hài hoà thống nhất của nền văn hoá Việt Nam. Nghệ An
ngày nay không chỉ có sự hiện diện một nền văn hoá đương đại sống động mà còn có một
kho tàng di sản văn hoá vô cùng phong phú, đặc sắc. Đó là khoảng 1000 di tích lịch sử văn
hoá và rất nhiều giá trị văn hoá phi vật thể như văn học thành văn và văn học dân gian, âm
nhạc dân gian, múa dân gian, triết lý dân gian, phong tục tập quán…
Đất nước đẹp như tranh hoạ đồ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nên thơ, trầm tích lịch sử
và văn hoá phong phú, đa dạng và độc đáo là nguồn tài nguyên vô cùng tiềm tàng của du lịch
Nghệ An, là sức hấp dẫn thu hút du khách đến với Nghệ An…
Đến với Nghệ An, du khách sẽ được thấy, được nghe, được khám phá nhiều bí ẩn về thiên
nhiên, đất nước, về lịch sử, văn hoá và con người nơi đây; được hoà mình vào trong cuộc
sống của các cộng đồng dân cư bản địa để lắng nghe và trông thấy bao nhiêu điều mới lạ, hấp
dẫn và quyến rũ từ Nghệ An.
Là một tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều mang một bản sắc văn hóa,
ngôn ngữ riêng giàu truyền thống. Nghệ An là xứ sở của nền văn hóa dân gian đặc sắc với
những điệu hò, hát phường vải, hát đò đưa… Du khách đến với bất kỳ lễ hội nào của tỉnh
Nghệ An đều có thể thưởng thức loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc này.
Đánh cá trên biển Cửa Lò
Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư,
Rước hến, Đua thuyền… Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành
huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội làng Vạn
Lộc, làng Sen. Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ Mừng nhà mới, lễ
Uống rượu cần.
Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội
văn hoá truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển.

3. Văn hóa, nghệ thuật.


Hai làng Kim Liên và Hoàng Trù là một miền quê giàu cảnh sắc, với một nền văn hoá
dân gian đa dạng và phong phú. Biết bao làn điệu dân ca nơi đây đã đi vào lòng người
, đậm đà bản sắc dân tộc như: hát ví dặm, đò đưa, hát phường vải...

Hát ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co giãn
một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca
từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ
thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể...)

Hát dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn thơ/ về 5 chữ, nói cách khác thì dặm là thơ
ngụ ngôn/ về nhật trình được tuyền luật hoá. Khác với ví, dặm là thể hát có tiết tấu rõ
ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài dặm có
nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể
phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài dặm/ về không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát
một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ
mà có thể 4 hoặc 6, 7 chữ (do lời thơ biến thể).

Hát phường vải, hay Ví phường vải, là một điệu hát của người dân, thể loại đối đáp
giao duyên của dân ca Nghệ An, Hà Tĩnh. Điệu hát thể hiện sự cần mẫn, trí tuệ, khoe
sắc, đua tài. Xuất hiện từ khi nào chưa ai biết chính xác, phát triển rộng rãi ở những
vùng dệt vải. Các giai điệu ứng đối, sáng tác, chỉnh sửa. Thường có các ông đồ bổ
sung nhiều về phần đối ứng. Là một môn nghệ thuật như món ăn tinh thần của người
dân xứ Nghệ, một số làng xã đã thành lập câu lạc bộ hay trung tâm hát ví phường vải.
Nhạc cụ đi kèm sử dụng tối thiểu là cần, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tranh, trống con,
ngoài ra có thể sử dụng sáo, đàn bầu, đàn đáy, đàn tam thập lục, đàn tam, đàn tỳ
bà, trống cái, trống cơm.

Loại hình nghệ thuật: Hát Phường Vải

Hội Thi Hát Ví Dặm


II Gia đình:
Hồ Chí Minh, vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sinh ra trong
một gia đình nhà nho nghèo ở làng Sen (hay làng Kim Liên), xã Kim Liên, Nam Đàn,
Nghệ An.

THÂN SINH
Nguyễn Sinh Sắc - Cha Bác Hồ

Nguyễn Sinh Sắc (chữ Hán: 阮生色; còn gọi là Nguyễn Sinh Huy 阮生輝, nhân dân còn
gọi tắt là Cụ Phó bảng; 1862–1929) là thân sinh của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông
Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường nho học dưới sự nuôi dạy
của nhà nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó
Bảng năm 1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ, Năm 1909,
ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định. Làm quan được ít lâu thì bị triều đình
thải hồi vì một "tên cường hào" bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng. Sau đó ông
đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch tại Đồng Tháp Mười cho đến cuối đời.

Một năm sau khi sinh, ông Nhậm mất. Ít lâu sau, bà Hà Thị Hy cũng qua đời, Nguyễn Sinh
Sắc về ở với gia đình anh trai là ông Nguyễn Sinh Thuyết.

Ông được nhà nho Hoàng Xuân Đường nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế cũng như gả
con gái đầu của mình là Hoàng Thị Loan, một trong hai con gái (cô kia là Hoàng thị An), làm
vợ. Lúc này ông 18 tuổi còn bà Loan 13 tuổi.
Hoàng Thị Loan - Mẹ Bác Hồ

Bà Hoàng Thị Loan (1868-1901) là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, bà được cha mình
gả chồng vào năm 15 tuổi. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền hậu và hết
lòng vì chồng con: sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến
bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại
Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà đã lao động dệt vải vất vả một tay nuôi sống cả
gia đình. Năm 1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Xin, cộng với sự vất vả
khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1901 .
Năm 1922, hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở
Làng Sen, Kim Liên. Năm 1942, cải táng tại núi núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại
Huệ. 1985, nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăng mộ dành cho
bà.

CÁC ANH CHỊ EM


Nguyễn Thị Thanh - Chị Bác Hồ

Bà Nguyễn Thị Thanh (1884-1954) là người chị cả, có hiệu khác là Bạch Liên nữ sĩ, bà hoạt
động tích cực chống Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của chí sĩ Phan Bội Châu. Năm 1918 bà
Nguyễn Thị Thanh phối hợp với Nguyễn Kiên tổ chức lây trộm súng trong doanh trại lính
khố xanh đóng tại thành phố Vinh. Bị phát giác nên Nguyễn Thị Thanh bị bắt và nhốt vào
nhà tù tra tấn dã man. Vào năm 1918, thực dân Pháp chỉ thị cho qua lại địa phương mở phiên
tòa số 80 xử phạt bà Nguyễn Thị Thanh 100 trượng và 9 năm khổ sai. Ngày 2 tháng 12 năm
1918, Nguyễn Thị Thanh bị đày vào giam tại nhà lao Quảng Ngãi. Án sát tỉnh Quảng Ngãi
lúc đó là Phạm Bá Phổ có người vợ bị bệnh đau ở vú không cho con bú được dù đã được cố
gắng cứu chữa. Thương người phụ nữ bị bệnh hoạn , bà Nguyễn Thị Thanh đã chữa cho, ít
ngày sau bệnh khỏi, dòng sữa con bú được phục hồi. Chính điều này đã làm Phạm Bá Phổ rất
nể bà.
Theo lời kể của nhà văn Sơn Tùng, bà Thanh nói lý do tại sao bà không lập gia đình[5]:
O đã già, không dễ gì ngồi nói lại những chuyện này với một người trẻ tuổi như cháu. Nhưng
biết cháu là một người có thể thấu hiểu thì o mới nói- Cũng như cậu Khiêm, O cũng bị kẻ thù
tra tấn dã man. Cháu có tưởng tượng được không? Chúng nung đỏ chiếc mâm đồng… Một
chiếc mâm đồng nung đỏ mà chúng bắt O ngồi lên đó… Một nỗi đau đớn đến tận cùng xuyên
sâu từ da thịt vào xương tủy… Nhiều ngày sau đó O không đi lại được… Vết bỏng đã làm
biến dạng cả cơ thể, xoắn vặn cả tâm hồn O. Vậy thì, làm sao O có thể có gia đình được
nữa...
Thấy cô Thanh là người vừa xinh đẹp lại vừa thông minh, Phổ muốn đưa về nhà riêng làm
hành dịch và dạy cho con cái học.

Dù quy chế của thực dân Pháp và triều đình Huế cấm việc đó, nhưng người anh kết nghĩa của
Phạm Bá Phổ là Xô đứng đầu mật thám trung kỳ đã cho phép Phổ đưa cô Thanh từ nhà tù về
ở trong nhà Phạm Bá Phổ.

Vào năm 1922, Phạm Bá Phổ được triều đình Huế thăng cho Phổ làm tham tri bộ hình. Bà
Nguyễn Thị Thanh cũng đi theo. Ở đây bà đã đem hài cốt của mẹ mình về cải táng tại Nghệ
An

Nguyễn Sinh Khiêm - Anh Bác Hồ

Nguyễn Sinh Khiêm (1888–1950) là con thứ hai của trong gia đình cụ Phó Bảng, sau chị cả
Nguyễn Thị Thanh và là anh trai của Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Sinh Nhuận.
Ông còn được gọi là Cả Khiêm, tên tự là Tất Đạt. Thời thanh niên, ông tham gia các hoạt
động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều nǎm. Do hành nghề
thầy thuốc và thầy địa lý, ông còn có biệt danh là "Thầy Nghệ". Ông lập gia đình với bà
Nguyễn Thị Giáng (1897-1960) và có với nhau ba người con nhưng đều chết sớm. Người con
duy nhất của hai người, vốn là con riêng của bà Giáng, là Hà Hữu Thừa, Đại tá Quân đội
Nhân dân Việt Nam.

Nguyễn Sinh Nhuận - Em Bác Hồ


Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901), hay tên khai sinh là Nguyễn Sinh Xin [10], là con út
trong gia đình, sau khi sinh ông, bà Hoàng Thị Loan bệnh nặng và mất đi. Nguyễn Sinh Xin
được gửi về quê ngoại Hoàng Trù để chăm sóc nhưng vì ốm yếu nên qua đời mấy tháng sau
đó.
Ông bà
Hà Thị Hy - Bà Nội Bác Hồ

Theo Chu Trọng Huyến tác giả cuốn sách: “Kể chuyện về gia thế của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh” do Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành, tái bản lần thứ 7- năm 2010 trong đó có bài:
“Bên nội – cội nguồn của một thiên tài” cho biết Bà nội của Bác Hồ là Hà Thị Hy.

Chuyện kể rằng Bà Hà Thị Hy là người tài sắc, hát hay múa đẹp, nhất là múa đèn.Bà sinh ra
trong một gia đình khá giả ở Mậu Tài (tức làng Sài) tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn tỉnh
Nghệ An, đàn ông có khiếu văn chương, đàn bà phần đông mảnh mai, có giọng hát hay. Cụ
thân sinh ra Hà Thị Hy là Hà Văn Cẩn, một bậc huynh thứ trong làng, vừa là lão nông thực
thụ, vừa là nghệ sỹ dân gian nổi tiếng. Bà Cẩn cũng là người chăm chỉ, rất mực yêu chồng
thương con.

Nguyễn Sinh Nhậm - Ông Nội Bác Hồ

Theo gia phả dòng họ Hà thì Ông tổ của Nguyễn Sinh Nhậm là Nguyễn Bá Phổ ở làng Kim
Liên (làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An), đến thế hệ thứ tư thì ông tộc trưởng Nguyễn Bá Dân
xin đổi chữ lót họ mình thành Nguyễn Sinh. Dòng họ này về sau có người đỗ đạt, thành danh.
Đến thế hệ thứ 9 chia thành nhiều nhánh, có người đến Mậu Tài cùng huyện. Ông Nguyễn
Sinh Nhậm (tức Nguyễn Sinh Vượng) sinh trưởng trong gia đình khá giả ở làng Sen, được
học hành, lớn lên lấy vợ, đẻ ra Nguyễn Sinh Trợ (tức Thuyết); chẳng bao lâu vợ mất. Ở vậy
nuôi con trưởng thành, Ông Nhậm mới lấy vợ lẽ là Bà Hà Thị Hy. Năm Nhâm Tuất 1862 (có
tài liệu là 1863) Bà Hy sinh ra Nguyễn Sinh Sắc.

Hoàng Xuân Đường - Ông Ngoại Bác Hồ

Hoàng Xuân Đường (sinh 1835 mất năm 1893), người làng Hoàng Trù.

Con của ông Nguyễn Sinh Khiêm - Cháu Bác Hồ


Hà Hữu Thừa: con riêng của bà Giáng, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngoài ra ông còn 3 người con nhưng chết sớm

Cuối năm 1933, bà Giáng có với ông một người con gái, đặt tên là Nguyễn Thị Cao. Cao
lên 3 tuổi thì mất vì bệnh.
Năm 1937, bà Giáng sinh tiếp người con gái thứ hai Nguyễn Thị Ba. Đang ở Huế, được
tin có cháu gọi bằng cô, bà Nguyễn Thị Thanh - chị ruột ông Cả, về Phú Lễ thăm và ở lại một
thời gian để chăm sóc cháu. Đến đầu năm 1940, bé Ba mắc bệnh và qua đời.

Năm 1943, bà Giáng lại sinh cho ông cậu con trai đặt tên là Nguyễn Tất Thông. Và cũng
chỉ nuôi được 6 tháng rồi cậu bé cũng mất.
IV/ Liên hệ thực tiễn
1. Đối với sinh viên nói chung:
Toàn bộ sự nghiệp CM của HCM gắn liền với quá trình phát triển tư tưởng đạo đức HCM và
chính bản thân Người là tấm gương tiêu biểu và sinh động nhất về thực hành đạo đức

HCM là tấm gương đạo đức trong sáng của một nhân cách vĩ đại, song cũng rất đời thường

Bác Hồ đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây
như ngọn nguồn của suối. Con người phải có đạo đức mới làm nền tảng mới thành công vẻ
vang. Sinh viên phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, rèn luyện cho mình những đức tính như:
trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực

Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh.
- Yêu tổ quốc
- Yêu nhân dân
- Yêu CNXH
- Yêu lao động
- Yêu KHKT

Nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới là nói đi đôi với làm ,
là đặc trưng bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh – đạo đức cách mạng

Xây đi đôi với chống


Xây: là xây dựng nền đạo đức mới, đạo đức CM.
Chống: là loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sông hằng ngày.
Phải phát hiện sớm, phải tuyên truyền, vận động, hình thành phong trào quần chúng rộng rãi
đấu tranh cho sự lành mạnh trong sạch về đạo đức

Dựa trên cơ sở tự giác trau dồi đạo đức thông qua hoạt động thực tiễn, công việc, các mối
quan hệ. Phải nhìn thẳng vào mình, không lừa dối, huyễn hoặc.
Thanh niên phải có đức, có tài. Thực hành tốt đạo đức giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách.
Trong xã hội, mỗi người có công việc, vị trí, tài năng khác nhau, nhưng ai giữ được đạo đức
đều là người cao thượng

Bốn đức tính Bác hồ dạy chúng ta:

- Trung với nước,Hiếu với dân: Một là học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phong giai cấp, giải phóng con người

- Cần, kiệm, liêm chính,chí công vô tư: Hai là học cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đời riêng
trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường

- Thương yêu con người: Ba là học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân
dân hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người.
-Tinh Thần quốc tế công sản: Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm
vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.
2. Đối với sinh viên bách khoa nói riêng:
Không ngừng sống và học tập theo tấm gương đạo đức HCM

Ra sức học tập và sáng tạo nâng cao kiến thức, kĩ năng

Tìm tòi, nghiên cứu khoa học

Luôn luôn trau dồi đạo đức nghề nghiệp

Вам также может понравиться