Вы находитесь на странице: 1из 3

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP GIỮA KHÓA

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH –

MỤC TIÊU CỦA THỰC TẬP


Thực tập giữa khóa nhằm mục đích tạo cơ hội cho sinh viên bước đầu được
tiếp xúc với thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập,
sinh viên thực hiện công việc do đơn vị tiếp nhận thực tập phân công; tìm
hiểu đặc điểm, tình hình của đơn vị, những kết quả đạt được, những khó khăn
tồn tại và nguyên nhân; tìm hiểu phương hướng, chương trình phát triển, dự
kiến về đổi mới của đơn vị trong tương lai; nghiên cứu tài liệu lí luận và thực
tiễn, các văn bản, chính sách, qui định của Nhà nước liên quan đến hoạt động
của đơn vị nơi sinh viên thực tập và chuyên đề viết báo cáo thực tập.
Thông qua đợt thực tập giữa khoá, sinh viên có thể xác định hướng nghiên
cứu cho khoá luận tốt nghiệp hoặc thiết lập quan hệ cho đợt thực tập tốt
nghiệp.

TỔ CHỨC THỰC TẬP


 Thời gian thực tập kéo dài trong 5 tuần, từ 29.6-5.8.2017
 Nộp Báo cáo thu hoạch thực tập giữa khóa cho cô giáo hướng dẫn :
5/8/2017
LỰA CHỌN NƠI THỰC TẬP
- Sinh viên tự liên hệ nơi thực tập và thông báo cho giáo viên hướng dẫn thực
tập.
- Sinh viên thường xuyên liên hệ với giáo viên hướng dẫn để hoàn thiện báo
cáo thực tập.
- Sinh viên cần lấy xác nhận của nơi thực tập về: thời gian thực tập, ý thức
của sinh viên trong quá trình thực tập và nội dung của báo cáo thực tập (nếu
cần). Xác nhận của nơi thực tập phải có dấu và chữ kí của người có thẩm
quyền.
- Báo cáo thực tập không phù hợp với nơi thực tập sẽ không được chấp nhận.
- Sinh viên nên chọn nơi thực tập là các doanh nghiệp, nếu nơi thực tập là các
cơ quan quản lí kinh tế, các cơ quan pháp luật thì cần có sự đồng ý của giáo
viên hướng dẫn.

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP


Giáo viên hướng dẫn nên định hướng sinh viên viết về những vấn đề thuộc
ngành QTKD. Sinh viên lựa chọn vấn đề nghiên cứu liên quan đến hoạt động
chủ yếu của đơn vị nơi thực tập. Vấn đề nêu ra phải được sự chấp thuận của
giáo viên hướng dẫn. Sinh viên nên trao đổi với giáo viên hướng dẫn ít nhất là
3 lần.
Đề cương có tính chất hướng dẫn :
Bìa ngoài :
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành....

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA

Họ và tên sinh viên :


Lớp :
MSV :
Giáo viên hướng dẫn :

Hà Nội, tháng...năm ...

Chương 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp (6-7 tr)


 Giới thiệu nơi thực tập: về doanh nghiệp, bộ phận/phòng/ban và vị trí thực
tập;
(Làm rõ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sơ đồ tổ chức, nhiệm vụ,
chức năng của các phòng, ban ; đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong 3 năm gần đây);

Ví dụ :
Chương 1 : Giới thiệu chung về công ty/doanh nghiệp .....
1.1. Quá trình thành lập và phát triển
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh
1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban
1.4. Phân tích kết quả hoạt động của công ty trong 2-3 năm gần đây
1.5. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty…

Chương 2: Nghiên cứu về một vấn đề cụ thể trong doanh nghiệp (7- 8 tr)
(thuộc các chức năng của doanh nghiệp: sản xuất, kinh doanh, kế toán, tài
chính, nhân sự, marketing, chiến lược, pháp luật…): sinh viên có thể nghiên
cứu chuyên sâu một lĩnh vực quản trị hoặc đánh giá chung về hoạt động quản
trị kinh doanh trong doanh nghiệp.
Ví dụ :
Chương 2: Nghiên cứu hoạt động/công tác kế toán ....tại Công ty
2.1. Thực trạng hoạt động/công tác kế toán ...
2
2.2.Đánh giá hoạt động ....
2.2.1. Điểm mạnh
2.2.2. Điểm yếu và nguyên nhân
Chương 3: Một số kiến nghị, đề xuất, giải pháp (4-5 tr)

- Cho doanh nghiệp: sinh viên nên đưa ra một số ý kiến tư vấn cho hoạt
động cụ thể của doanh nghiệp dựa trên lý thuyết đã học, kết quả quan
sát, đánh giá thực tế và phân tích so sánh với các hoạt động tương tự
của các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Các ý kiến tư vấn cần cụ thể, rõ
ràng, có tính khả thi.
- Cho Nhà nước, cơ quan, bộ, …: nếu có thể

Ví dụ:
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động/công tác kế
toán....
3.1. Phương hướng hoạt động của doanh nghiệp ...
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động/công tác kế toán…
3.3. Một số kiến nghị đối với công ty,...
3.4. Một số kiến nghị đối với Bộ, Ngành...

Tóm tắt quá trình thực tập (1-2tr)


 Mô tả nhiệm vụ được giao, các công việc đã thực hiện quá trình
thực tập, giải thích những khó khăn trong quá trình thực tập.
 Bài học rút ra từ quá trình thực tập.
 Đánh giá, nhận xét của lãnh đạo cơ quan nơi sinh viên thực tập.

Tài liệu tham khảo

Tổng số trang của Báo cáo thực tập giữa khóa từ 20 đến 25 trang không
kể phần phụ lục.

HÌNH THỨC BÁO CÁO THỰC TẬP

 Báo cáo trình bày vào trang A4, cỡ chữ 13, đánh số trang, chữ: Time New
Roman. Cách dòng: 1,5 ; lề trên 2.5 cm, lề dưới 3 cm. Lề trái : 3.5 cm, lề
phải : 2cm.
 Bố cục theo chương hoặc theo phần.

Вам также может понравиться