Вы находитесь на странице: 1из 7

HỒ SƠ TỔ CHỨC BIỆN PHÁP THI CÔNG

Chủ đầu tư: Anh Thuần - Chị Thảo

Tên gói thầu: Hoàn Thiện Nội Thất Căn Hộ P1001 CT1A
Nhà Thầu: Nội Thất Tiny Home - SDT: 0965.311.288 - MST: 0107637384

Thuộc dự án: Chung cư 789 Bộ Quốc Phòng

• CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI CÔNG


• Trình tự thi công tổng thể

Qua việc khảo sát hiện trường và xem xét kỹ hồ sơ thiết kế, nhà thầu lựa chọn phương án thi
công theo hình thức tuần tự - song song: thi công các hạng mục theo tuần tự và thi công song
song các hạng mục độc lập với nhau. Trình tự thi công như sau:
Dựa theo nội dung công việc của gói thầu đều liên quan đến các công tác sau:
- Phá dỡ tường khu bếp;
- Thi công trần thạch cao;
- Thi công lại một số đường điện (trần đèn, khu khách + bếp, ngủ chính)
- Dọn dẹp vệ sinh, bàn giao.
Nếu điều kiện cho phép làm ban đêm, nhà thầu sẽ sắp xếp các công việc làm ban đêm cho
hợp lý để đẩy nhanh tiến độ thi công.
• Công tác chuẩn bị và điều kiện triển khai thi công

• Công tác chuẩn bị

• Khi nhận được lệnh khởi công của chủ đầu tư, nhà thầu sẽ tiến hành ngay công tác chuẩn
bị: định vị lại mặt bằng thi công, tổ chức lắp đặt các hạng mục phục vụ cho thi công, lập kho
bãi tập kết vật tư, thiết bị.

• Đề nghị chủ đầu tư xin phép thời gian biểu thi công.

• Phối hợp với chủ đầu tư liên hệ xin phép đối với hoạt động vận chuyển thiết bị vật tư (nếu
cần).

• Nghiên cứu hồ sơ

Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và các tài liệu liên quan trước khi thi công để
phục vụ cho các công tác:

• Khảo sát, đo đạc lại trước khi thi công.


• Đề ra biện pháp thi công hợp lý, nhanh và an toàn.
• Lường trước được các khó khăn, các thay đổi (nếu có).
• Lập tiến độ thi công hợp lý.

• Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ và thiết bị thi công theo từng vị trí thi công.

• Khảo sát, đo đạc và lập phương án thi công

Đơn vị thi công phải khảo sát lại tuyến dựa vào thiết kế kỹ thuật thi công công trình, để
bước đầu nắm các số liệu cần thiết làm cơ sở cho việc lập kế hoạch thi công.

Việc khảo sát đo đạc lại tuyến thực hiện như sau:
• Xác định thành phần tham gia khảo sát gồm đại diện chủ đầu tư, đại diện đơn vị thi công
và đại diện đơn vị quản lý.

• Lập kế hoạch khảo sát đo đạc lại: nêu rõ thành phần, thời gian, địa điểm, phương tiện và
các kết quả yêu cầu đối với đoàn khảo sát.

• Tiến hành công tác khảo sát đo đạc lại bao gồm các công tác:
• Kiểm tra tình trạng của hệ thống

• Kiểm tra hệ thống đường dây điện, xem xét phương án để đảm bảo an toàn trong thi
công.

• Xác định những vị trí thi công đặc biệt.


• Nghiên cứu, xác định các biện pháp thi công đảm bảo kỹ thuật và an toàn.

• Sau khi khảo sát lại, tiến hành lập báo cáo khảo sát để làm căn cứ để lập phương án thi
công. Báo cáo bao gồm các nội dung như sau:

• Những khó khăn và biện pháp giải quyết.


• Các đề xuất khác.

Trên cơ sở các số liệu khảo sát lại và các tài liệu liên quan, tiến hành lập phương án thi công
đảm bảo tiến độ, chất lượng.

• Kiểm tra và làm vệ sinh


- Vệ sinh mặt bằng thi công.
d. Điều kiện triển khai

• Hợp đồng kinh tế đã ký kết có hiệu lực

• Hồ sơ, bản vẽ kỹ thuật thi công đủ điều kiện


• Biên bản bàn giao mặt bằng,

• HUY ĐỘNG NHÂN LỰC


• Nhà thầu với kinh nghiệm thi công lâu năm thấy rằng yếu tố con người quyết định rất lớn
đến chất lượng công trình và tiên độ thi công nên chúng tôi bố trí từ công nhân đến chỉ huy
trưởng là những người đã có kinh nghiệm thi công công trình có tính chất và quy mô tương tự
công trình này.
• Công tác bố trí cán bộ chủ chốt được chúng tối sắp xếp và bàn giao nhiệm vụ bằng văn
bản đến từng cá nhân gắn với quy định trách nhiệm, quyền hạn.

4. HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ, VẬT TƯ HÀNG HÓA TRÊN CÔNG
TRƯỜNG
- Bãi để vật liệu công cụ thi công xây dựng: (Như: cát đá, sỏi, gạch, xi măng…) Do số
lượng cát, đá, sỏi… sử dụng thi công cho hạng mục là ít nên sử dụng luôn các vị trí trống của
mặt bằng thi công để các vật liệu dụng cụ đó sao cho thuận lợi nhất cho quá trình thi công.
- Vật tư, thiết bị điện, điện tử phục vụ cho công tác thi công, lắp đặt được đặt mua và vận
chuyển đến bảo quản tại kho của công ty.

5. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THI CÔNG


5.1 Công tác quản lý công trình
• Quy trình quản lý vật tư, thiết bị
• Vật tư, thiết bị đưa về công trình được kiểm tra về số lượng, chủng loại, quy cách phù
hợp đúng với yêu cầu và các chứng chỉ chất lượng, chứng chỉ xuất xưởng theo từng loại trước
khi chấp nhận nhập kho.
• Tiến hành lấy mẫu, đo kiểm, thí nghiệm các loại vật tư thiết bị.
• Tùy theo mỗi loại vật tư thiết bị nhà thầu có biện pháp lưu kho và quản lý riêng bảo đảm
chất lượng không bị ảnh hưởng khi sử dụng.
• Quản lý máy móc, thiết bị thi công
• Nhà thầu tiến hành lập hồ sơ theo dõi máy móc, thiết bị thi công bao gồm:
+ Quy trình lắp dựng, tháo hạ (nếu có)
+ Nội quy an toàn lắp dựng, tháo hạ (nếu có)
+ Quy trình vận hành
+ Hồ sơ đăng kiểm (nếu thiết bị thuộc nhóm phải đăng kiểm)
+ Nhật ký, lý lịch máy về vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa
+ Nội quy an toàn sử dụng
c. Quản lý công tác thi công
• Trên cơ sở yêu cầu kỹ thuật của HSMT, hồ sơ thiết kế, điều kiện thực tế của công trình
và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Nhà thầu tiến hành lập biện pháp thi công cho từng loại
công tác thi công.
• Lựa chọn giải pháp thi công phải đảm bảo tính khả thi, hợp lý và phù hợp với các yêu cầu
thiết kế, quy định. Đảm bảo thi công được thuận tiện đáp ứng các yêu cầu về tiến độ, chất lượng,
an toàn lao động.
• Tiến hành lập kế hoạch chất lượng dự án để quản lý, trong đó kế hoạch tiến độ, tiên độ thi
công chi tiết dưới dạng biểu đồ theo dõi. Lập tiến độ thi công chương trình làm việc theo tuần,
tháng. Lập báo cáo tuần trong đó nêu chi tiết quá trình thi công, nhân sự, huy động thiết bị máy
móc.
• Toàn bộ quá trình thi công , nghiệm thu được lập hồ sơ và lưu trữ thông qua hình thức
file dữ liệu trên máy tính, hình ảnh, văn bản, tài liệu, hồ sơ như nhật ký thi công, biên bản
nghiệm thu, hố sơ chất lượng.
d. Quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan tới công trình
• Tiến hành lập hồ sơ kiểm soát tài liệu trong đó lập danh mục hồ sơ, tài liệu liên quan đến
công trình theo biểu mẫu.
• Thường xuyên cập nhật bổ xung khi có thay đổi trong hồ sơ kiểm soát tài liệu.
• Quản lý an toàn trên công trình
• Cung cấp và duy trì các vị trí thuân tiện các dụng cụ cứu trợ y tế khẩn cấp đầy đủ và phù
hợp
• An toàn giao thông, bảo vệ an ninh
• Tất cả các hoạt động thi công công trình phảt đảm bảo không làm cản trở một cách không
đúng hoặc không cần thiết tới giao thông công cộng.
• Quản lý vệ sinh môi trường
• Nhà thầu lập kế hoạch và biện pháp quản lý vệ sinh môi trường cho công trình trước khi
triển khai thi công.
• Quản lý chất thải rắn, chất thải lỏng, đất thải công trình
• BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG
• Với kinh nghiệm thi công nhiều công trình tương tự, nhà thầu sẽ kết hợp với chủ đầu tư
và các ban ngành liên quan cùng giải quyết triệt để những tồn tại khi thi công.
• Lập kế hoạch chất lượng, tổng tiến độ thi công được lập dưới dạng sơ đồ ngang thuận lợi
cho việc theo dõi. Ngoài ra, còn lập tiến độ thi công theo tuần trên cơ sở tổng tiến độ thi công,
trường hợp có nguy cơ chậm tiến độ nhà thầu phát hiện và có biện pháp giải quyết, xử lý kịp
thời.
• Công tác tổ chức mặt bằng được nhà thầu triển khai khoa học, tính toán nhân lực, vật tư,
máy móc phù hợp cho từng giai đoạn.
• Để thực hiện yêu cầu, mục đích trên chúng tôi phải thực hiện các công tác sau:
+ Tổ chức thi công cuốn chiếu, làm gọn sạch
+ Mặt bằng thi công luôn gọn sạch không ảnh hưởng đến quá trình làm việc, đi lại
+ Lập kế hoạch các công việc theo tiến độ thi công, tập kết máy móc thiết bị, vật tư thi
công. Tránh hiện tượng chồng chéo công việc, ùn ứ vật tư, máy móc trên công trình.
• Nhà thầu sẽ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thi công, sử dụng tối đa công tác cơ
giới hóa thi công.
• Tổ chức hợp lý các khâu thi công, trước khi chuyển giai đoạn thi công các phần việc đều
được nghiệm thu và chỉnh sửa (nếu có sai sót) xong mới tiến hành thi công tiếp theo.
BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
• Trước khi tiến hành thi công các hạng mục, nhà thầu sẽ kiểm tra cẩn thận các số liệu thiết kế
giữa bản vẽ chi tiết với mặt bằng tổng thể. Mọi sự sai lệch nhà thầu sẽ báo cho đơn vị thiết kế
và chủ đầu tư xem xét, chỉnh sửa.

• Nhà thầu sẽ sử dụng các máy móc cố độ chính xác phù hợp. Trước khi đưa vào sử dụng các
máy sẽ được kiểm nghiệm theo đúng yêu cầu quy phạm, tiêu chuẩn.

• Công tác giám sát, thí nghiệm và nghiệm thu từng phần việc, từng giai đoạn thi công là cốt
lõi của chất lượng công trình, được tiến hành một cách nghiêm túc, để tránh được những sai
sót. Nhà thầu luôn đánh giá cao sự giám sát, kiểm tra của cán bộ chuyên trách, tư vấn giám
sát của bên chủ đầu tư. Luôn có kế hoạch phối hợp kiểm tra và tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất để cán bộ giám sát bên chủ đầu tư phát huy vai trò quan trọng có tính quyết định của
mình. Ý kiến đánh giá của họ có ý nghĩa quyết định.
• Nhà thầu trình cho chủ đầu tư các mẫu của vât tư, vât liệu ... các mẫu phải được kiểm tra
đánh giá trước khi thiết bị hoặc hạng mục lắp đặt được tiến hành.

III. TIẾN ĐỘ THI CÔNG


• Dựa theo tiến độ đã được duyệt chính thức chúng tôi sẽ lập lại tiến độ, chi tiết cho từng
giai đoạn, trong mỗi giai đoạn lại lập tiến độ, tuần trên cơ sở đó bố trí nhân lực, vật tư, máy móc
đảm bảo đúng thời gian quy định.
• Tiến độ được lập trên cơ sở ứng dụng phần mềm chuyên dụng Project và định mức dự
toán xây dựng cơ bản kết hợp với kinh nghiệm thực tế thi công.
Căn cứ lập tổng tiến độ thi công:

+ Căn cứ vào hồ sơ thiết kế.


+ Căn cứ khối lượng thi công các hạng mục.
+ Căn cứ vào biện pháp thi công đã lập của nhà thầu.

+ Căn cứ vào năng lực, điều kiện thực tế của nhà thầu.
Trình tự thi công tổng thể:

+ Chuẩn bị thi công


+ Phá dỡ tường bếp

+ Thi công đường điện (khách + bếp, phòng ngủ chính)


+ Thi công trần thạch cao

+ Thi công đồ gỗ nội thất


+ Vệ sinh công nghiệp, bàn giao công trình

• Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công


• Nhà thầu sẽ phối hợp tốt với chủ đầu tư và các cơ quan hữu quan trong thi công để đảm
bảo đẩy nhanh tiến độ, giảm thiểu thời gian xin phép.
• Nhà thầu sẽ huy động đầy đủ nhân lực, máy móc, thiết bị thi công tùy theo tình hình cụ
thể để đảm bảo đúng tiến độ thi công công trình.
• Thời gian tổ chức thi công bằng thủ công sẽ tổ chức làm việc liên tục 2 ca/ ngày. Lợi
dụng thuận lợi về giao thông, thời tiết, địa hình để thi công.
• Nhà thầu chúng tôi sẽ tận dụng tối đa cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ khoa học vào công tác
thi công.
• Các công việc được tiến hành xen kẽ giúp cho việc đẩy nhanh tiến độ, việc bố trí thi công
hợp lý sẽ làm giảm thời gian chờ đợi thi công.
• Một trong những biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công là làm cho người lao động nhiệt
tình, an tâm công tác. Nhà thầu làm tốt công tác này bằng cách trả lương kịp thời, thưởng định
kỳ và đột xuất.

• Ngoài ra, chúng tôi còn đẩy nhanh tiến độ thi công bằng việc phát động phong trào thi
đua, khen thưởng kịp thời, động viên tăng ca, tăng giờ làm để đảm bảo hoàn thành tiến độ.

Trên đây là một số biện pháp áp dụng hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ thi công mà nhà thầu sẽ
dự kiến áp dụng. Với kinh nghiệm và năng lực thi công của nhà thầu, với mong muốn quảng bá
thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường, nhà thầu sẽ đáp ứng mọi yêu cầu về tiến độ, chất
lượng công trình mà chủ đầu tư đặt ra để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.

Вам также может понравиться