Вы находитесь на странице: 1из 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KĨ THUẬT HÓA HỌC


BỘ MÔN HÓA HỮU CƠ

TIỂU LUẬN
MÔN HƯƠNG LIỆU VÀ MĨ PHẨM
Đề tài:
“Tìm hiểu về các vitamin sử dụng trong mĩ phẩm”
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Huyền Trâm

Hà Nội 2018

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................................. 2


LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: CẤU TẠO CỦA DA & CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DA ................................ 4
1.1 Cấu tạo và tính chất của da .......................................................................................... 4
1.2. Các loại da .................................................................................................................. 6
1.3. Các vấn đề liên quan đến da ....................................................................................... 8
1.3.1. Độ pH ................................................................................................................... 8
1.3.2. Dấu hiệu lão hóa ................................................................................................... 9
1.3.3. Sự sản sinh dầu và mồ hôi ................................................................................... 9
1.3.4. Độ nhạy cảm của da. .......................................................................................... 10
1.3.5. Màu da ................................................................................................................ 10
1.3.6. Các nhân tố dưỡng ẩm da tự nhiên ( NMFs) ...................................................... 10
1.4. Vệ sinh chăm sóc da ................................................................................................. 10
1.4.1. Ý nghĩa của việc chăm sóc da ............................................................................ 10
1.4.2. Vệ sinh đúng cách có lợi cho sức khỏe ............................................................... 10
1.5. Quá trình lão hóa da .................................................................................................. 10
1.5.1. Các dấu hiệu lão hóa .......................................................................................... 11
1.5.2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng : ............................................................ 12
1.5.3. Hạn chế sự ảnh hưởng của lão hóa da ............................................................... 13
CHƯƠNG II. VITAMIN THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MĨ PHẨM ............................ 15
2.1. Vitamin C................................................................................................................... 15
2.2. Vitamin E ................................................................................................................... 17
2.3. Vitamin A ................................................................................................................... 19
2.4. VITAMIN B3 ( Niacin) ................................................................................................. 22
PHẦN 3: MỘT SỐ SẢN PHẨM CUNG CẤP VITAMIN CHO DA ........................................... 26
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 35

2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, mĩ phẩm đã không còn quá lạ đối với mỗi chúng ta. Cùng với nhu cầu làm
đẹp ở mọi lứa tuổi tăng cao như hiện nay, mĩ phẩm ngày càng phát triển. Để có một
làn da đẹp, trắng mịn, không có nếp nhăn chúng ta cần phài bổ sung cho da những
vitamin cần thiết. Vậy nên sử dụng các mĩ phẩm có chứa các vitamin để chăm sóc cho
da là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, không phải vitamin nào cũng đều được bổ sung
trong mĩ phẩm, và mỗi vitamin lại có tác dụng riêng.

Qua tiểu luận “ Tìm hiểu về các vitamin được sử dụng trong mĩ phẩm” chúng ta sẽ
phần nào hiểu được các vấn đề đã đề cập, giúp chúng ta chọn lựa nhưng mĩ phẩm chứa
vitamin cần thiết cho làn da của mình.

3
CHƯƠNG I: CẤU TẠO CỦA DA & CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DA
1.1 Cấu tạo và tính chất của da
Da là cơ quan của hệ bài tiết , bao bọc toàn bộ cơ thể , che chở cơ thể khỏi sự tác
động , sự ảnh hưởng không có lợi của môi trường ngoài ( tia cực tím , chất ô nhiễm , vi
khuẩn,…) đối với cơ thể. Da được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất
của cơ thể. Da chiếm 16% trọng lượng cơ thể , có diện tích bề mặt lên đến 1,6 m2 đối
với cơ thể trưởng thành và là cơ quan lớn nhất trên cơ thể mỗi người.

Da chiếm 1/6 các bộ phận tạo nên cơ thể và mang tính chất chun giãn về các phía, có
tính nhớt , tính tạo hình, có các lớp biểu mô, các mô liên kết, các tuyến, lông và gốc
lông , thớ cơ, tận cùng là các dây thần kinh , mạch máu. Dưới da còn có các đại thực
bào giúp da chống lại các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh. Các tế bào biểu bì luôn luôn
thay thế mới trong 4-6 tuần , là mô luôn sinh trưởng nhanh của cơ thể.

Da là một tổ chức khá phức tạp và được cấu tạo bởi 3 lớp : lớp biểu bì, lớp trung
bì ( lớp nền) và lớp hạ bì liên kết với nhau tạo thành hệ thống chặt chẽ bảo vệ cơ thể.
Lớp biểu bì và lớp hạ bì gắn chặt chẽ với nhau tạo thành lớp dày 0,4mm – 5mm , hai
lớp cách nhau bởi lớp nền – tạo thành vách phân biệt , tạo không gian kẽ.

4
Lớp biểu bì( Epidermis) : dày từ 0.07 – 1.8mm , có độ dày từng vùng khác nhau. Dày
nhất ở lòng bàn chân và mỏng nhất ở vùng quanh mắt.Dưới lớp biểu bì có menanoside
- quyết định đến sắc tố da- menalin. Là lớp bán trong suốt, chỗ da dày có đủ 6 lớp tế
bào nhưng luôn phải có tối thiểu 2 lớp tế bào ( lớp mầm và lớp phủ ngoài sừng hóa ).
Lớp biểu bì đóng vai trò tổng hợp Vitamin D dưới tác động bức xạ mặt trời.Lớp biểu
bì sẽ biểu hiện giúp cơ thể về quá trình sừng hóa của làn da. Quá trình sừng hóa
(Turnover) bắt đầu ở lớp đáy và diễn ra theo tùy độ tuổi.

Quá trình sừng hóa của em bé diễn ra nhanh và liên tục ( 14 ngày) nên da em bé lúc
nào cũng hồng hào , mịn màng, khỏe mạnh. Và càng lớn tuổi, turnover diễn ra càng
chậm nên theo thời gian làn da của người lớn tuổi sẽ trở nên dày và nhăn nheo.

Lớp trung bì (Dermis) : chiếm đại bộ phận của da , nằm ngay dưới lớp biểu bì và có
độ dày gấp 15-40 lần lớp biểu bì. Lớp trung bì gồm những bó sợi ,sợi keo (Elastin), sợi
lưới và sợi đàn hồi (collagen). Khi còn trẻ những bó sợi này liên kết chặt chẽ và ở
dạng thẳng đứng nên da săn chắc.Cứ mỗi năm có 1% collagen bị mất đi.Càng lớn tuổi
da càng mất độ đàn hồi, da sẽ nhăn và lão hóa. Trong lớp trung bì có thêm các cơ quan
trực thuộc da như : tuyến nhờn , tuyến mồ hôi nên có liên quan đến các yếu tố mụn.

5
Lớp trung bì không có khả năng tái sinh nên khi ta bị thương thường để lại sẹo. Do độ
tuổi hoặc khi bị viêm da làm mất mát collagen, elastin và axit hyaluronic ( HA)- 3
thành phần quan trọng của lớp trung bì biểu hiện ra ngoài làn da nếp nhăn, không được
căng mịn.

Lớp hạ bì ( Hypodermis) là lớp dày nhất – chiếm 90% độ dày của da. Lớp hạ bì
chứa nhiều mỡ nên còn được gọi là mô mỡ dưới da và đóng vai trò như một tấm nệm
giúp bảo vệ cơ bắp, các cơ quan bên trong và giữ nhiệt. Lớp hạ bì có chứa anicoside
(giữ chất béo) các tế bào nội mô, đại thực bào, tế bào trung mô và hệ thống mạch máu.
Mô mỡ có độ dày mỏng tùy vào giới tính, vị trí bộ phận trên cơ thể : dày nhất ở vùng
bụng, ngực, mông , đùi ; mỏng nhất ở vùng mũi, mắt, môi ; mô mỡ của nữ dày hơn
nam nên cơ thể phụ nữ có đường cong uyển chuyển đẹp mắt.

1.2. Các loại da


Để có được một làn da đẹp, mịn màng và cách chăm sóc làn da đúng cách thì cần phải
biết làn da mình thuộc loại nào. Loại da thường được quyết định bởi yếu tố di truyền
học, và dựa vào sự đánh giá các nhân tố: dấu hiệu lão hóa, màu da, sự sản sinh dầu và
mồ hôi, độ nhạy cảm của da, các nhân tố dưỡng ẩm da tự nhiên (NMFs), người ta chia
làm 4 loại da : da thường, da khô, da dầu và da hỗn hợp.

Da thường : là một làn da lý tưởng, không quá dầu cũng không quá khô, luôn mềm
mịn, lỗ chân lông nhỏ và đàn hồi tốt nên ít bị nếp nhăn , ít bị mụn. Làn da thường luôn
có sự cân bằng giữa nước và dầu, lớp sừng luôn trong tình trạng đầy đủ độ ẩm.

Cách chăm sóc : chăm sóc đối với loại da thường khá đơn giản, chỉ cần có chế độ ăn
uống ngủ nghỉ hợp lý, khoa học và rửa mặt đúng cách và thường xuyên đắp mặt nạ
cung cấp độ ẩm cho da.

Da khô : là làn da sản sinh ít dầu hơn so với da thường, thường được cảm nhận là
căng, sần sùi và nhìn có vẻ xỉn màu. Có độ đàn hồi kém , dễ hình thành nhiều nếp
nhăn, tàn nhang, dễ bị kích ứng và nhạy cảm. Da khô là kết quả của sự thiếu hụt dầu,
thiếu lipids mà nó cần để có thể duy trì độ ẩm và xây dựng tấm chắn bảo vệ da khỏi
ảnh hưởng từ bên ngoài. Da khô có ưu điểm là ít bị nổi mụn và lỗ chân lông trên da
cũng rất nhỏ, tuy nhiên lại có nhược điểm là dễ xuất hiện nếp nhăn.

6
Cách chăm sóc: kem dưỡng ẩm chứa hypoallergenic tự nhiên sẽ là sự lựa chọn tuyệt
vời cho làn da khô. Ngoài ra cần phải thường xuyên uống nước nhiều và tránh để da
tiếp xúc với môi trường có không khí lạnh – điều này sẽ khiến da sẽ khô càng khô
thêm.

Da dầu : được miêu tả là làn da sản sinh quá nhiều dầu. Làn da dầu với vẻ bóng loáng
và lỗ chân lông có thể nhìn thấy được.Sự sản sinh quá độ này còn được gọi là sự bài
tiết bã nhờn dư thừa. Rất dễ bị nổi mụn, có mụn đầu đen và mụn cám ở mũi, má,
cằm.Sự sản sinh dầu quá mức là do: yếu tố di truyền, sự thay đổi hoocmon và không
cân bằng hoocmon, do dược phẩm, căng thẳng , sản phẩm trang điểm gây kích ứng
da,…

Cách chăm sóc: Trong tiến trình chăm sóc làn da dầu, bước làm sạch là bước quan
trọng nhất, đòi hỏi làn da lúc nào cũng phải trong tình trạng khô thoáng. Nên chọn
đúng loại sản phẩm cho làn da nhờn, nếu da quá nhờn có thể sử dụng thêm nước hoa
hồng để cân bằng độ ẩm cho da. Tránh sử dụng các loại kem dưỡng hay sữa rửa mặt
dạng cream, nên sử dụng dạng gel sẽ tốt hơn cho da dầu.

Da hỗn hợp: là loại da phổ biến nhất ở nước ta. Ở da hỗn hợp: dầu ở vùng chữ T ( mũi,
trán, cằm,…) và khô ở vùng còn lại. Vùng chữ T lỗ chân lông to và thường bị bịt kín
do sản sinh dầu quá độ, dễ làm da có mụn đầu đen và sợi bã nhờn. Sự thiếu hụt dầu và
lipid ở những vùng còn lại sẽ làm cho da bị khô. Da hỗn hợp cũng dễ bị mụn và lông
chân to, tỉ lệ dầu và nước phân bố không đều trên da, độ nhạy cảm vừa phải

Cách chăm sóc: nếu được bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt dành cho da nhờn vào ban
ngày để giảm độ nhờn, và sử dụng sữa rửa mặt da khô dành cho vùng da khô ( vùng
hai bên má). Còn không có thể sử dụng mặt nạ dành cho da hỗn hợp hoặc sữa rửa mặt
dành cho mọi loại da. Bên cạnh xác định được làn da mình sở hữu , tình trạng da cũng
cần được mỗi chúng ta lưu tâm bởi nó rất khác nhau trong từng giai đoạn , thời kỳ của
mỗi người. Các nhân tố bên trong và bên ngoài sẽ tác động trực tiếp đến tình trạng làn
da: yếu tố di truyền, căng thẳng, dược phẩm, thời tiết ô nhiễm, các sản phẩm mỹ
phẩm,…Vì vậy cần phải có chế độ chăm sóc và sự lựa chọn kỹ càng các sản phẩm
chăm sóc da phù hợp với loại da và tình trạng da.

7
1.3. Các vấn đề liên quan đến da
Rất nhiều vấn đề được đề cập liên quan đến da, trong đó không thể không kể đến:độ
pH của da, độ ẩm của da, nám, tàn nhang, ngứa, dị ứng,…Độ pH của da là gì?Độ pH
tối ưu đối với làn da chúng ta là bao nhiêu? Và làm thế nào để giữ được độ pH tối ưu,
độ ẩm lý tưởng cho làn da ổn định? Quá trình chống oxi hóa tác động như thế nào đối
với nám, tàn nhang và các vấn đề khác liên quan đến da? Những vấn đề đấy sẽ được
đề cập và tìm hiểu giúp mỗi chúng ta thêm hiểu về làn da hơn.

1.3.1. Độ pH
Đối với độ pH của làn da, khái niệm về độ pH đã được giới thiệu vào đầu những năm
1900, pH là từ viết tắt của “ Potential of Hydrogen” và được dùng để mô tả mức độ
axit- trung tính- kiềm của một chất, nó có khoảng đo từ 0 ( tính axit mạnh nhất) đến 14
( tính kiềm mạnh nhất). Độ pH của da được hình thành từ các chất nhờn tiết ra từ
tuyến bã nhờn và mồ hôi tiết ra từ tuyến mồ hôi và dao động từ 4,0 – 7,0. Đây là độ
pH cân bằng – yếu tố giúp da chống lại vi khuẩn và nấm. Làn da của mỗi chúng ta
mang tính axit.Theo Joshua Zeichner - Giám đốc nghiên cứu mỹ phẩm và lâm sàng
của Bệnh viện Mount Sinai - New York nhận định : “Độ axit trên da giúp duy trì chức
năng hàng rào da và các bộ phận cơ thể để tránh nhiễm trùng”. Tuy nhiên, để xác định
được độ pH lý tưởng của làn da , một nghiên cứu đa trung tâm đánh giá pH bề mặt da
của cánh tay và đưa ra được độ pH trung bình giảm từ 5,12 +/- 0,56 - 4,93 +/- 0,45, và
đưa ra được ước tính rằng độ pH lý tưởng của da là khoảng 4,7. Độ pH lý tưởng này
phù hợp với sô lượng lớn tương đối các báo cáo chuyên gia về mô tả các giá trị dưới
5,0pH và điều này đã giải quyết được giả định về độ pH tối ưu về làn da là khoảng
trung bình giữa 5,0 – 6,0. Theo tiến sĩ Nussbaum nói. “Tại độ pH lý tưởng tương đối
axit này, làn da được giữ ẩm, bảo vệ chúng ta khỏi các gốc tự do, không khí ô nhiễm
và các chất kích ứng từ môi trường”. Để giữ được sự cân bằng của độ ẩm pH , chúng
ta cần phải đưa lớp màng bảo vệ da – lớp biểu bì ở trạng thái cân bằng tốt nhất để có
thể hấp thụ hiệu quả lượng ẩm mà da cần, đẩy lùi những tác nhân gây hại cho làn da để
làn da luôn sạch và sáng mịn. Làn da được cân bằng ở độ pH tối ưu sẽ giúp làn da giữ
được độ ẩm giàu và căng mướt khỏe mạnh. Một làn da khỏe sẽ có khả năng tự điều
chỉnh độ pH chuẩn. Tuy nhiên chúng ta không thể ỷ lại mãi. Đôi khi 1 số làn da đã bị
tổn thương thậm chí còn không thể tự hồi phục. Và việc lựa chọn sử dụng các sản
phẩm phù hợp không phá hủy lớp màng bảo vệ giúp cân bằng da là rất cần thiết. Và

8
mỗi chúng ta nên lưu ý một số điểm để giữ được độ pH lý tưởng cho làn da như sau :
- Tránh dùng các chất tẩy rửa có tính kiềm mạnh: Độ pH thích hợp là 6

- Tránh rửa mặt nhiều hơn 2 lần/ngày, tẩy da chết quá nhiều lần trong tuần.

- Sử dụng toner- nước cân bằng da không chứa cồn: Độ pH lý tưởng là 4.0. Toner dấm
táo cũng là một cách tốt để mang lại tính acid cho da.

- Bảo vệ da cẩn thận trước những tác động xấu của môi trường như ánh nắng, khói bụi.

- Không thay đổi mỹ phẩm quá nhiều trong 1 thời gian ngắn khiến da không kịp thích
nghi.

Ngoài ra cũng nên nhớ rằng khỏe bên trong mới đẹp bên ngoài, bạn còn có thể cân
bằng độ pH nhờ chế độ ăn uống khoa học. Tăng cường rau xanh, hoa quả, tránh rượu
bia và các chất kích thích sẽ giúp bạn có một làn da khỏe mạnh.

1.3.2. Dấu hiệu lão hóa


Làn da của mỗi người sẽ có những thay đổi trong suốt cuộc đời mỗi người. Và tùy
từng loại da thì có những sự khác biệt theo giai đoạn như: những người với làn da dầu
ở thời niên thiếu thì sẽ thấy da của họ trở nên khô hơn trước dậy thì và những người có
da thường thì da họ sẽ trở nên khô hơn khi họ lớn lên. Khi da bị lão hóa, làn da sẽ mất
đi độ ẩm để giữ làn da căng mịn , vết chân chim và vết nhăn sẽ xuất hiện và sự thay
đổi sắc tố da sẽ xảy ra. Am hiểu và đánh giá được các dấu hiệu lão hóa có thể giúp
chúng ta xác định được tình trạng da.

1.3.3. Sự sản sinh dầu và mồ hôi


Vấn đề làn da bị dầu phụ thuộc không chỉ vào tình trạng loại da, yếu tố di truyền mà
còn phụ thuộc rất lớn bởi các yếu tố môi trường tác động vào làn da.Lượng dầu được
sản sinh bởi tuyến bã nhờn trong da, kiểm soát sự hiệu quả của chức năng hàng rào
bảo vệ của da và kết quả là hình thành nên tình trạng da.Sự sản sinh dầu quá độ khiến
da bị dầu, dễ bị mụn trong khi sản sinh lượng dầu ít thì gây nên da khô.Tuyến mồ hôi
trong da sản sinh ra mồ hôi, giúp da duy trì nhiệt độ tối ưu.Lượng mồ hôi quá nhiều
hay quá ít cũng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng da.Mỗi chúng ta nên dành thêm thời gian
để tìm hiểu cách chăm sóc làn da tùy từng loại da và tùy loại đối tượng để có được làn
da căng mịn và khỏe mạnh.

9
1.3.4. Độ nhạy cảm của da.
Da nhạy cảm là loại da rất dễ bị kích ứng và phản ứng lại nhiều hơn da thường. Đánh
giá các triệu chứng như : mẩn đỏ, phát ban, nhức nhối, ngứa và sạm giúp xác định tình
trạng da và có được biện pháp để bảo vệ làn da của bạn.

1.3.5. Màu da
Màu da và sắc tộc ảnh hưởng đến việc da của chúng ta phản ứng lại các nhân tốbên
ngoài như thế nào như: ánh nắng mặt trời, rối loạn sắc tố của biểu bì và sự hìnhthành
sắc tố. Các vết mẩn đỏ của da cũng có thể được dùng để xác định tình trạng da,vòng
tuần hoàn máu hoạt động có hiệu quả không và hỗ trợ trong việc xác định tình trọng
mụn trứng cá.

1.3.6. Các nhân tố dưỡng ẩm da tự nhiên ( NMFs)


Được sản sinh một cách tự nhiên, NMFs như là các amino axit giúp gắn kết cácphân tử
nước vào da, duy trì độ đàn hồi và độ mềm mỏng và ngăn chặn sự mất nước.Khi hàng
rào bảo vệ của da bị tổn thương, các NMFs quan trọng bị mất đi , do đó độẩm giảm
xuống và tình trạng da bị tác động.

1.4. Vệ sinh chăm sóc da


1.4.1. Ý nghĩa của việc chăm sóc da
Da có vai trò quan trọng đối với cơ thể:

- Bảo vệ cơ thể tránh những tác động có hại từ bên ngoài; Giữ cho cơ thể có nhiệt độ
ổn định, giúp cho sự bài tiết mồ hôi.

- Vệ sinh da nhằm giữ cho da khỏe mạnh, phòng bệnh cho mỗi chúng ta. Da còn đảm
nhận nhiệm vụ trao đổi chất vì vậy cần bảo vệ và giữ gìn da sạch sẽ.

1.4.2. Vệ sinh đúng cách có lợi cho sức khỏe


Vệ sinh cá nhân là động tác cần làm hằng ngày. Những việc làm tưởng như đơn giản
này lại có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vệ sinh cá nhân kém sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức
khoẻ. Ngược lại, vệ sinh cá nhân thường xuyên, đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe, loại
trừ rất nhiều yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài bám dính trên bề mặt cơ thể,
ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, từ đó giúp phòng tránh bệnh.

1.5. Quá trình lão hóa da


Quá trình lão hóa da thường xảy ra khi độ tuổi trên 25 tuổi , khi đó các dấu hiệu lão
hóa sẽ bắt đầu xuất hiện trên bề mặt của da. Có nhiều nguyên nhân gây lão hóa, có
10
những nguyên nhân ta có thể tránh và thay đổi được và có số khác ta có thể kiểm soát
được bằng phương pháp ngăn ngừa.

1.5.1. Các dấu hiệu lão hóa


Có 3 dấu hiệu chính của làn da bị lão hóa và mỗi dấu hiệu thì ảnh hưởng đến bề ngoài
gương mặt bằng mỗi cách khác nhau :

- Đường nhăn :Dấu hiệu đầu tiên có thể nhận biết lão hóa từ tuổi 25 trở lên là các nếp
nhỏ và nếp nhăn. Các nếp này xuất hiện ở các vùng khác nhau của gương mặt và là
dấu hiệu dễ nhận biết nhất của lão hóa da. Xuất hiện đầu tiên là các đường nhăn.
Những nếp nhăn nhỏ và cạn này có xu hướng trở nên dễ nhận biết ở vùng da xung
quanh mắt. Chúng còn được biết như là các nếp nhăn được gây ra khi cười.Các nếp
nhỏ có thể thấy ở vùng má. Trên trán, các nếp nhăn trở nên dễ nhận thấy như các
đường nằm ngang, gây ra khi gương mặt biểu thị cảm xúc và trở nên sâu hơn theo thời
gian. Các đường nhỏ và sâu ở giữa 2 đầu lông mày được gây ra khi cau mày. Cấu trúc
da thay đổi theo thời gian và các nếp nhăn thường là dấu hiệu để nhận biết đầu tiên các
thay đổi này.

- Sự giảm thể tích da : Một trong số các dấu hiệu của sự giảm thể tích da là da mặt bị
trùng xuống dẫn đến tình trạng da không còn căng mịn. Sự giảm thể tích da thông
thường thì rất khó để nhận biết, và cũng được biết là như là sự chảy xệ của da, sự mất
đi các đường nét. Không giống như sự giảm mật độ hay vết nhăn, chúng thay đổi toàn
bộ vẻ bên ngoài của gương mặt theo cách mà da bị biến đổi nhưng rất khó để xác định
chính xác. Dễ nhận biết nhất là sự thu nhỏ thể tích da và các đường nét của gương mặt
bị chùng xuốngcó thể khiến làn da có vẻ ngoài mệt mỏi hay buồn bã. Điều này có thể
dẫn đến tình trạng gương mặt không thể hiện đúng cảm xúc.

- Sự giảm mật độ da : khi cấu trúc da bị tổn thương , sự giảm mật độ da được biểu thị
ra ngoài. Chúng thường xuyên xuất hiện cùng với làn da xỉn màu và cảm giác da bị
mỏng hơn. Một tình trạng da phổ biến của phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh là giảm mật độ
da, chúng biểu thị rõ ràng trên bề mặt làm da mỏng và yếu hơn. Không giống như nếp
nhăn hay sự giảm thể tích, sự giảm mật độ da ảnh hưởng đến làn da của cả gương mặt,
hơn là chỉ tập trung ở một vùng nhất định.Chúng thường gắn liền với các nếp nhăn sâu
và có xu hướng làm da nhìn có vẻ xỉn màu.

11
1.5.2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng :
Lão hóa da do nhiều nhân tố gây ra bao gồm cả bên trong và bên ngoài tế bào. Khi tìm
hiểu kỹ các yếu tố tác động sẽ giúp vạch ra kế hoạch chăm sóc da phù hợp để đẩy lùi
lão hóa da.

- Nhân tố bên trong gây nên lão hóa : Một số các nguyên nhân gây nên lão hóa da là
không thể tránh được và không thể thay đổi được. Tuổi sinh học của chúng ta quyết
định sự thay đổi cấu trúc da và tính hiệu quả của chức năng của các tế bào. Điều này sẽ
chậm lại qua mỗi năm. Lưu thông máu kém có nghĩa là việc vận chuyển các chất dinh
dưỡng và oxi đến bề mặt da bị cản trở. Đặc trưng của làn da hồng hào khi còn trẻ bị
biến mất.Yếu tố di truyền học đóng vai trò quan trọng trong việc lão hóa da diễn ra
như thế nào. Sắc tộc và loại da mà chúng ta có được từ lúc sinh ra tạo nên sự khác biệt
về độ nhanh chậm mà các dấu hiệu lão hóa xảy ra trên bề mặt của da. Ví dụ như là làn
da khá nhạy cảm thì có thiên hướng có nếp nhăn ở độ tuổi sớm, trong khi làn da châu
Á thì dễ bị chứng không đều màu da và các nếp nhăn xuất hiện trễ hơn. Sự khô ráp da
do tuổi tác cao có thể là do yếu tố di truyền học của mỗi người.

- Nhân tố bên ngoài: Các nhân tố bên ngoài đẩy nhanh sự lão hóa đều do sự oxy hóa
da. Đây là sự giải phóng các phân tử được gọi là các gốc tự do hay các loại oxy phản
ứng lại trong cơ thể. Thuyết các gốc tự do về quá trình lão hóa cho rằng chúng ta già đi
là bởi sự tích lũy của các gốc tự do gây hại theo thời gian. Gốc tự do là một nguyên tử
rất dễ bay hơi hay là phân tử có chứa các electron riêng lẻ ở lớp vỏ bên ngoài. Phần
lớn các gốc tự do thì có khả năng làm tổn thương cấu trúc tế bào bao gồm lipis và
protein.

Quy trình các gốc tự do bị giữ và trung hòa bởi các chất chống ô xi hóa có trong da.
Tuy nhiên, theo thời gian, chức năng làm các gốc tự do không hoạt động được của da
bị suy yếu. Kết quả là gây tổn thương đến các thành phần cấu thành tế bào. Sự ôxy hóa
da còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố về lối sống.Ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp
đến da khi da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời là nhân tố bên ngoài cơ bản gây ra
việc lão hóa da thông qua sự oxy hóa da. Da bị thương tổn do phơi nắng quá nhiều và
tiếp xúc với tia UV.

Việc da tiếp xúc quá với ô nhiễm môi trường thường xảy ra phổ biến ở các thành phố
có thể giải phóng các gốc tự do gây hại cho da. Thêm vào đó, ô nhiễm sẽ làm trầm
12
trọng thêm các ảnh hưởng của việc phơi nắng, làm quá trình oxy hóa da nhanh. Hút
thuốc lá có các chất hóa học và nicotin là nguyên nhân gây nên sự gia tăng các gốc tự
do ở da. Giống như ô nhiễm môi trường, việc hút thuốc lá sẽ thúc đẩy quá trình oxy
hóa da nhanh hơn.Tàn nhang và chứng tăng sắc tố da là kết quả của việc da cố gắng
bảo vệ nó khỏi ánh nắng mặt trời. Sự ô nhiễm ở các thành phố có thể thúc đẩy ảnh
hưởng của các gốc tự do có hại, đặc biệt là khi kết hợp với sự tiếp xúc với ánh nắng
mặt trời sẽ làm da dễ bị tổn thương. Các chất chống oxy hóa là các phân tử với khả
năng trung hòa các gốc tự do gây hại và làm da nhanh lão hóa. Một chế độ ăn thiếu các
chất chống oxy hóa sẽ gia tăng quá trình lão hóa. Ăn nhiều trái cây và rau củ có chứa
các chất chống oxy hóa là một phần quan trọng của phương pháp khoa học ngăn chặn
quá trình lão hóa xảy ra.

Làn da với sự chăm sóc ít ỏi thì sẽ lão hóa nhanh hơn. Việc làm sạch da với các sản
phẩm phù hợp với loại da và sử dụng các sản phẩm chăm sóc thích hợp với nhu cầu
của da sẽ làm làn da trở nên tuyệt hơn. Sử dụng kem chống nắng hiệu quả khi tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời là điểm mấu chốt trong quá trình ngăn ngừa.

1.5.3. Hạn chế sự ảnh hưởng của lão hóa da


Hiểu về quá trình oxy hóa có thể giúp bạn quyết định chữa trị nó như thế nào. 3 dấu
hiệu chính của lão hóa: sự giảm thể tích da, sự giảm mật độ da và nếp nhăn được
nghiên cứu chi tiết ở các bài riêng biệt. Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn để lựa chọn
phương pháp điều trị nào, thì thực hiện việc kiểm tra da là phương pháp chẩn đoán hữu
ích. Có thể hạn chế tối thiểu ảnh hưởng của lão hóa và ngăn ngừa chúng thông qua
phương pháp khoa học. Phương pháp này bao gồm nghiên cứu và thay đổi lối sống và
chế độ chăm sóc da. Vì quá trình oxy hóa da là nguyên nhân cơ bản gây nên lão hóa da
nên lối sống của mỗi người phải được hình thành với mục tiêu hạn chế tối thiểu những
ảnh hưởng có thể.

Thiết lập một chế độ ăn lành mạnh, giàu trái cây và rau củ sẽ đảm bảo lượng các chất
chống oxy hóa được đưa vào cơ thể, giúp hạn chế được các ảnh hưởng gây hại của các
gốc tự do lên da. Một số các loại thực phẩm được biết có hàm lượng các chất oxy hóa
cao và có thể bảo vệ làn da là: cà rốt, quả mơ và các loại cam và trái cây màu vàng,
rau, việt quất, rau lá xanh, tiêu, cà chua, đậu và các loại đậu, cá - đặc biệt là cá hồi, và
quả hạch. Cũng quan trọng như là lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp, cần chú ý một

13
số loại nên tránh. Chế độ ăn nhiều mỡ và tinh bột được cho rằng gây nhanh quá trình
lão hóa. Sự thay đổi da ở mỗi giai đoạn là khác nhau nên cần chăm sóc cho phù hợp.

14
CHƯƠNG II. VITAMIN THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MĨ PHẨM
2.1. Vitamin C
Vitamin C – sinh tố C hay acid ascorbic là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho hầu hết
các loài và cần thiết cho một loạt các phản ứng trao đổi chất.

Vitamin C có nhiều trong các loại ra quả tươi như cùi trắng cam, chanh, quýt, (Hàm
lượng vitamin C trong rau quả phân phối không đều, có nhiều ở lớp vỏ hơn ở ruột, ở lá
nhiều hơn ở cuống và thân rau) và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông
cải xanh, tiêu, khoai tây, cải brussel, rau cải, cà chua, cam, quýt, chanh, bưởi…

Trong thiên nhiên, vitamin C có trong hầu hết các loại rau quả tươi. Thông thường, các
loại rau quả trồng ở nơi đầy đủ ánh sáng có hàm lượng vitamin C cao hơn. Nếu tính số
mg vitamin C có trong 100g rau quả ăn được (mg%) theo "Bảng thành phần hóa học
thức ăn Việt Nam" (Nhà xuất bản Y học - 1972) thì nó có nhiều trong rau ngót (185
mg%), cần tây (150 mg%), rau mùi (140 mg%), kinh giới (110 mg%), rau đay
(77%mg), súp lơ, rau thơm, su hào, rau diếp, rau muống... Trong các loại quả thì nhiều
nhất là thanh trà (177 mg%), bưởi (95 mg%), ổi (62mg%), nhãn(58mg%),….

Vitamin C ở dạng tinh thể hoặc bột có màu trắng hơi vàng, dần dần tối khi tiếp
xúc với ánh sáng, không có mùi, vị hơi chua, nhiệt nóng chảy là ,tan nhiều trong nước
(400mg/mg ở 40◦C) và không tan trong ete, chloroform, benzen, dầu, mỡ, dung môi
chất béo. Khi bị đun nóng nó sẽ bốc khói cay và hơi khó ngửi.

15
Vitamin C - Acid ascorbic - một trong những chất chống oxy hóa tự nhiên và tan
trong nước quan trọng nhất, hiện diện với một số lượng lớn trong da. Trong khi hầu
hết các loài thực vật và động vật khác có thể sản xuất acid ascorbic thì con người lại
không có khả năng đó do thiếu hụt enzyme L-glucono- gamma lacton oxidase .Thiếu
acid ascorbic gây ra Scorbut - một căn bệnh chảy máu nướu răng,ở các lỗ chân lông
hoặc các nội quan. Vitamin C là 1 acid yếu nên có thể cho đi 1 electron để hình thành
các gốc tự do ascorbyl và phân bố lại electron để có thể oxy hóa tiếp tục để tạo ra acid
dehydroascorbic. Acid dehydroascorbic tương đối ổn định và sẽ bị phá vỡ nếu nó
không được tái tạo. Trong thí nghiệm in vitro, acid ascorbic có thể thu gom nhiều loại
gốc tự do, bao gồm cả hydroxyl (OH•), superoxide (O 2 •) và gốc peroxide khác
(ROO•),... Từ công thức cấu tạo cho thấy vitamin C là một dẫn xuất của đường và nhờ
enzyme Lglucono- gamma lacton oxidase mà đường glucose có thể chuyển hóa thành
vitamin C. Ngoài ra vitamin C rất cần thiết cho quá trình tổng hợp colagen. Vitamin C
ảnh hưởng đến định lượng của quá trình tổng hợp collagen được thêm vào để kích
thích sự thay đổi về chất của các phân tử collagen. Vitamin C kết hợp với các enzym
prolysyl và lysyl hydroxylase, các enzym chịu trách nhiệm cho việc ổn định và liên kết
các phân tử collagen. Một cơ chế mà Vitamin C ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp
collagen là do kích thích của lipid peroxide, và các sản phẩm của quá trình này,
malondialdehyde, ngược lại kích thích sự biểu hiện gen collagen. Vitamin C cũng trực
tiếp kích hoạt các phiên mã tổng hợp collagen và ổn định procollagen mRNA, từ đó
điều chỉnh tổng hợp collagen. Vitamin C khá an toàn để sử dụng hàng ngày, có
thể được sử dụng kết hợp với các chất chống lão hóa như kem chống nắng, tretinoin,
các chất chống oxy hóa khác và các α-hydroxy axit như axit glycolic. Phản ứng phụ
nhỏ bao gồm sự đổi màu vàng của da, giảm sắc tố tóc, mà xảy ra do sự thay đổi tính
oxy hóa của Vitamin C. Sau khi sử dụng, Vitamin C không thể được rửa sạch hoàn
toàn khỏi da. Hiện tượng da nổi ban đỏ và khô được quan sát thấy sau khi sử dụng
Vitamin C. Nhưng có thể dễ dàng được điều trị bằng một loại kem dưỡng ẩm. Cần
phải cẩn thận khi sử dụng Vitamin C quanh mắt. Mề đay và ban đỏ xuất hiện sau khi
sử dụng Vitamin C đã được ghi nhận. Các liều độc của Vitamin C dẫn đến apoptosis
của tế bào trong điều kiện phòng thí nghiệm là 100-200 lần liều khuyên dùng hàng
ngày.

16
2.2. Vitamin E
Từ năm 1922-1923 Evans và Bishop đã chứng minh được có một loại vitamin cần
thiết đối với quá trình sinh sản bình thường ở chuột. Loại vitamin này có nhiều trong
bơ, rau xà lách và các loại dầu thực vật. Đến năm 1936 người ta tách được từ dầu mầm
lúa mì và dầu bông ba loại dẫn xuất của benzopiran và được đặt tên là nhóm Vitamin
E. Các dẫn xuất có tên tương ứng là α-tocopherol, β-tocopherol và ℽ-tocopherol. Năm
1938 đã tổng hợp được α-tocopherol .

Vitamin E là tên gọi chung để chỉ hai lớp các phân tử (bao gồm các tocopherol và các
tocotrienol) có tính hoạt động vitamin E trong dinh dưỡng. Vitamin E không phải là
tên gọi cho một chất hóa học cụ thể, mà chính xác hơn là cho bất kỳ chất nào có trong
tự nhiên mà có tính năng như vitamin E trong dinh dưỡng. Trong số nhiều hình thức
khác nhau của vitamin E, γ-tocopherol là dạng phổ biến nhất, có thể được tìm thấy
trong dầu bắp, dầu đậu nành, bơ thực vật,.... α-tocopherol , hình thức hoạt động sinh
học cao nhất của vitamin E, là hình thức phổ biến thứ hai của vitamin E. Phiên bản này
có thể được tìm thấy nhiều nhất trong các loại dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương và
dầu cây rum. Vitamin E tự nhiên tồn tại dưới 8 dạng khác nhau, trong đó có 4
tocopherol và 4 tocotrienol. Tất cả đều có vòng chromanol, với nhóm hydroxyl có thể
cung cấp nguyên tử hiđrô để khử các gốc tự do và nhóm R (phần còn lại của phân tử)
sợ nước để cho phép thâm nhập vào các màng sinh học. Các tocopherol và tocotrienol
đều có dạng alpha, beta, gamma và delta, được xác định theo số lượng và vị trí của các
nhóm metyl trên vòng chromanol. Mỗi dạng có hoạt động sinh học hơi khác nhau.

Vitamin E có nhiều chức năng sinh học, trong đó có vai trò của nó như là một chất oxy
hóa tan trong chất béo :

- Là một chất chống oxy hóa, vitamin E đóng vai trò như một chất vô hiệu hóa việc
sản xuất gốc tự do trong các phản ứng để tạo thành tocopheryl, mà sau đó sẽ được tái
tạo nhờ chất cho điện tử (chẳng hạn như vitamin C ) và do đó trở về trạng thái ban đầu
của nó. Vì nó là tan trong chất béo, nó được tích hợp vào màng tế bào, bảo vệ chúng
khỏi bị hư hại do quá trình oxy hóa.

- Như một chất điều hoạt động enzim, ví dụ, protein kinase C (PKC), mà đóng một vai
trò trong sự phát triển cơ trơn, có thể bị ức chế bởi tocopherol. α-tocopherol có tác
dụng kích thích trên các enzyme khử phosphoryl, protein phosphatase 2A, do đó, các
17
nhóm sẽ tách nhóm phosphate từ PKC, dẫn đến chấm dứt hoạt động của nó, mang lại
sự tăng trưởng cơ trơn.

-Vitamin E cũng có tác dụng trong biểu hiện gen . Các đại thực bào giàu cholesterol
được tìm thấy trong mô xơ vữa động mạch. Điều trị bằng α-tocopherol đã được tìm
thấy để điều hòa xuống sự biểu hiện của gen thụ thể CD36 và lớp thụ thể scavenger A
(SRA) và điều chỉnh biểu hiện của các yếu tố tăng trưởng mô liên kết (CTGF). Các
gen CTGF, khi biểu hiện, chịu trách nhiệm cho việc sửa chữa các vết thương và tái
sinh của các mô bị mất hoặc bị hư hỏng trong quá trình xơ vữa động mạch.

- Vitamin E cũng đóng một vai trò trong chức năng mắt và thần kinh, và ức chế tiểu
cầu đông máu.

-Vitamin E cũng bảo vệ chất béo và ngăn chặn quá trình oxy hóa của các đa axit béo
không bão hòa.

- Tham gia trong hệ vận chuyển electron của các phản ứng oxy hóa-khử liên quan tới
sự tích lũy năng lượng.

Thiếu vitamin E Có thể gặp ở trẻ đẻ non, người lớn bị cắt túi mật. Khi thiếu Vitamin E
kéo dài sẽ có các triệu chứng thần kinh như: thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, xúc
giác giảm nhạy cảm. Thiếu hụt vitamin E liên quan đến bệnh xơ nang, bệnh gan ứ mật
mãn tính, bệnh rối loạn chuyển hóa chất béo, hội chứng ruột ngắn, hội chứng thiếu hụt
vitamin E và các hội chứng kém hấp thu khác có thể dẫn đến mức độ thiệt hại khác
nhau. Tuy nhiên vitamin E cũng có thể hoạt động như một chất chống đông và làm
tăng nguy cơ của các vấn đề đông máu. Nếu dùng Vitamin liều cao (trên 3000 IU mỗi
ngày) có thể gây rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đầy hơi, viêm ruột hoại tử).Tiêm tĩnh
mạch liều cao có thể gây tử vong.

18
2.3. Vitamin A
Công thức hóa học: C20H30O.

Tên theo hệ thống UNIPAC : (all-E)-3, 7—dimethyl-9-(2,6,6-trimethyl-1-cyclohexan-


1-yl)-2,4,6,8-nonatetraen-1-ol

Tên theo hệ thống CAS :Retinol

Công thức cấu tạo:

Công thức cấu tạo 3 chiều:

Vitamin A thuộc nhóm vitamin hòa tan trong dầu - sản phẩm thương mại của vitamin
A ở hai dạng là vitamin A palmitate và vitamin A acetate. Vitamin A rất nhạy cảm với
phản ứng oxít hoá. Nó bị phân hủy với khí oxy trong không khí và phản ứng oxít hoá
càng nhanh hơn khi có tác dụng cuả ánh sáng, nhất là tia tử ngoại, muối kim loại và
nhiệt độ cao. Theo lý thuyết vitamin A có thể có tới 16 đồng vị (hoặc đồng phân), tuy
nhiên chỉ có hai dạng là có tác dụng sinh hóa: 1) all trans vitamin A và 2) neo-vitamin
A . Thiếu Vitamin A trong cơ thể sẽ gây ra những nguyên nhân như làm tổn thương
mắt, làm xáo trộn sự phát triển cuả xương, làm chậm phát triển và sụt cân.
19
Nguồn gốc và công dụng chung.

Quá trình phát hiện ra vitamin A có nguồn gốc từ các nghiên cứu vào khoảng năm
1906, trong đó người ta chỉ ra rằng các yếu tố không phải các cacbohydrat, protein,
chất béo cũng cần thiết để giữ cho bò khỏe mạnh. Vào năm 1917, một trong các chất
này đã được Elmer McCollum tại Đại học Wisconsin-Madison và Lafayette Mendel
cùng Thomas Osborne tại Đại học Yale phát hiện ra độc lập với nhau.

Do "yếu tố hòa tan trong nước B" (vitamin B) cũng mới được phát hiện ra gần khoảng
thời gian đó, nên các nhà nghiên cứu chọn tên gọi "yếu tố hòa tan trong dầu A"
(vitamin A). Liều dùng vitamin A thường được biểu diễn bằng các đơn vị quốc tế (IU)
hay đương lượng retinol (RE), với 1 IU = 0,3 microgam (μg) retinol.

Vitamin a là một chất thuộc nhóm vi chất dinh dưỡng, là những chất mà cơ thể hầu
như không thể tự tổng hợp được mà phải đưa từ ngoài vào ( thường là từ thực phẩm)
với một lượng rất nhỏ so với khẩu phần ăn hàng ngày. Vitamin A cung cấp từ thức ăn
có 2 nguồn :

– Động vật: Thịt, trứng, cá, sữa, gan dưới dạng retinol là chủ yếu.

– Thực vật: Có trong rau, đậu và trái cây có màu xanh, đỏ, vàng như cà rốt, gấc, cà
chua, bí đỏ, rau cải xanh… dưới dạng tiền vitamin A là βcaroten. βcaroten vào cơ thể
sẽ biến đổi thành vitamin A.

Trong cơ thể vitamin A tham gia vào hoạt động thị giác, giữ gìn chức phận của tế bào
biểu mô trụ. Trong máu vitamin A dưới dạng retinol sẽ chuyển thành retinal. Trong
bóng tối, retinal kết hợp với opsin (là một loại protein) để cho rhodopsin là sắc tố nhạy
cảm với ánh sáng ở võng mạc mắt, giúp võng mạc nhận được các hình ảnh trong điều
kiện thiếu ánh sáng. Sau đó, khi ra sáng rhodopsin lại bị phân huỷ cho opsin và trans-
retinal, rồi trans-retinal vào máu để cho trở lại cis-retinol.

Một trong những biểu thị đầu tiên của thiếu hụt vitamin A là thị lực suy giảm, cụ thể là
suy giảm nhẹ thị lực gọi là quáng gà. Thiếu hụt liên tục sẽ sinh ra một loạt các thay
đổi, có tính chất hủy hoại nhiều nhất diễn ra ở mắt. Các thay đổi về thị giác được gọi

20
chung là bệnh khô mắt. Đầu tiên là sự khô đi của màng kết do biểu mô của tuyến tiết
nước mắt và nước nhầy bị thay thế bằng biểu mô keratin hóa.

Tiếp theo là sự tích tụ các mảnh vụn keratin thành các mảng trong mờ nhỏ (đốm Bitot)
và cuối cùng là sự ăn mòn bề mặt màng sừng thô ráp với sự thoái hóa và phá hủy của
giác mạc (keratomalacia) và mù toàn phần. Các thay đổi khác còn có suy giảm miễn
dịch, giảm chiều dày lớp vảy ở da (các bướu nhỏ màu trắng ở nang tóc), bệnh da gà
của biểu mô bị keratin hóa ở bề mặt của lối vào phía trên của hệ hô hấp và bàng quang.

Vitamin A được chỉ định điều trị trong các bệnh: bệnh khô mắt, quáng gà, trẻ em chậm
lớn, dễ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, bệnh trứng cá, da tóc móng khô giòn,
làm chóng lành vết thương, vết bỏng. Liều lượng: uống là 5000UI mỗi ngày.

Tác dụng với da

Da của chúng ta có khả năng hấp thụ vitamin A một cách tự nhiên. Khi vào cơ thể,
vitamin A làm đẹp cho da kích thích sản xuất collagen, tăng độ liên kết của các tế bào
da, cải thiện cấu trúc. Chính vì lý do đó mà bề mặt da giảm nếp nhăn, trở nên mềm mại
và căng mọng. Nhờ có liên kết vừng chãi mà ánh nắng mặt trời hay các tác động từ
môi trường cũng khó có thể tác động đến da.

Vitamin A được chia nhỏ thành các axit retinoic, những axit này trực tiếp tham gia làm
chất xúc tác trong hoạt động của tế bào. Nó chỉ cho các tế bào cách hoạt động bình
thường để không tạo ra nếp nhăn hay những vùng da có màu khác biệt. Nó còn thúc
đẩy quá trình sản xuất collagen giúp cấu trúc da bền vững, giảm nếp nhăn, điều chỉnh
lại màu da và độ ẩm.

Vitamin A đem lại rất nhiều lợi ích trong việc chăm sóc da và sức khỏe cơ thể. Đây là
một trong số ít các loại vitamin được khoa học thử nghiệm và công bố rộng rãi.

Vitamin A thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, tạo nền tảng vững chắc cho da. Lượng
collagen được sản xuất làm cho da săn chắc, lỗ chân lông nhỏ mịn.

Vitamin A cũng được sử dụng như một loại thuốc tự nhiên trị mụn trứng cá cho da.

Qua sử dụng, nhiều ngưởi đã công nhận khả năng cải thiện tình trạng da của vitamin A
trong thời gian ngắn. Tại những vùng da không bị tổn thương, da nhanh chóng giảm

21
nếp nhăn, căng mịn và sáng bóng. Còn những vùng bị ảnh hưởng do ánh nắng mặt
trời hoặc mụn thì thời gian hồi phục có lâu hơn.

Tuy nhiên, khi sử dụng vitamin A làm đẹp da bạn cần chú ý một điểm là sử dụng kem
chống nắng. Bởi loại vitamin này sẽ làm da bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng,
da dễ bắt nắng, xỉn màu hoặc hình thành nám.

2.4. VITAMIN B3 ( Niacin)


Công thức hóa học: C12H11N3O3

Công thức cấu tạo:

Vitamin B3 được xem như một vitamin mà con người có thể tổng hợp từ tryptophan.
Đó là vitamin ổn định nhất, tan trong nước và alcohol. Nó bền vững với ôxy hóa, môi
trường kiềm cũng như nhiệt độ và ánh sáng. Nó có trong tất cả các tổ chức, rất nhiều ở
gan.

Nguồn cung cấp vitamin B3 : Niacin chủ yếu được tìm thấy trong:

- Nguồn gôc từ động vật: thịt, gan, tim và thận gà, thịt bò, cá ( cá ngừ, cá hồi)... các
sản phẩm từ sữa, trứng, ..

- Nguồn gốc thực vật:

+ Trái cây và rau : bơ, cà chua, rau lá, bông cải xanh, cà rốt, khoai lang, măng tây;

+ Hạt giống: Hạt, ngũ cốc, đậu, hạt mầm.

+ Nấm: nấm, men bia.


22
Công dụng chung.

Vitamin B3 cần thiết cho tuần hoàn máu và một làn da khỏe mạnh. Nó hỗ trợ các chức
năng của hệ thần kinh; chuyển hóa carbohydrate, chất béo, và protein; và trong sản
xuất hydrochloric acid (HCl) cho hệ tiêu hóa. Vitamin B3 tham gia vào 150 quy trình
khác nhau trong cơ thể con người, đặc biệt là quy trình tạo năng lượng. Vitamin B3 rất
cần thiết cho quá trình sản xuất các hooc môn, như là các hoocmon sinh dục nam và
nữ, và ngăn chặn những biến dạng của ADN. Từ đó, phòng ngừa nguy cơ ung thư.
Loại vitamin này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại
những độc tố và hóa chất gây hại. Nó hữu ích cho điều trị bệnh tâm thần phân liệt
(schizophrenia), các chứng bệnh trí óc khác, và cũng tăng cường trí nhớ. Bệnh tháo bì
(nứt da, Pellagra) có nguyên nhân do thiếu niacin.

Các triệu chứng khác do thiếu niacin bao gồm: nhiệt miệng, mất trí, trầm cảm, tiêu
chảy, choáng váng, mệt mỏi, mất ngủ,… Niacin và niacinamide được tìm thấy nhiều
trong gan bò, men bia, bông cải xanh, cà rốt, phô mai, trứng, cá, sữa, bột bắp, khoai
tây… Các thảo dược có chưa niacin bao gồm cỏ linh lăng (alfalfa), chi Ngưu bàng
(burdock root), Chi Hoa phổi (mullein), bạc hà (peppermint)… Một ly cà-phê cung
cấp 3mg niacin.

Công dụng với da

Vitamin B3 là một trong những vitamin thiết yếu cần cho chúng ta, không chỉ có lợi
cho làn da, mà nó còn vô cùng quan trọng cho một cơ thể khỏe mạnh. Nghiên cứu đã
cho thấy, cơ thấy thiếu Vitamin B3 trầm trọng có thể dẫn tới một căn bệnh với tên gọi
"pellagra" – gây nên viêm da, thiếu máu, tiêu chảy.

Trong các sản phẩm dưỡng da, trang điểm, Vitamin B3 có thể xuất hiện dưới dạng 2
dẫn xuất: niacinamide và niacin, trong đó niacinamide dịu nhẹ hơn với làn da nên
được dùng phổ biến hơn, mặc dù cả 2 dẫn xuất này đều mang lại hiệu quả tốt. Chúng
được sử dụng trong nhiều dòng sản phẩm, từ làm trắng, tới trị mụn, dưỡng ẩm, và đặc
biệt là chống lão hóa.

Vitamin B3 – đặc biệt là niacinamide được cho thấy là có thể giúp ngăn ngừa sự sụt
giảm của NADH và NADPH – 2 enzymes vô cùng quý giá trong việc bảo tồn lớp

23
màng bảo vệ da tự nhiên khỏi sự thoát ẩm và lão hóa sớm. Niacinamide là một thành
phần cần thiết trong việc sản sinh ra ceramides – cấu thành nên lớp màng bảo vệ da, vì
vậy mà nó được dùng cho những người có làn da yếu, bị mụn, dễ bị tổn thương và mất
nước. Bên cạnh đó, là một ngôi sao trong những dòng sản phẩm dưỡng trắng và trị
thâm nám, Niacinamide hiệu quả trong việc ngăn ngừa quá trình gia tăng sự sản sinh
melanin, từ đó, ngăn ngừa và chữa trị thâm nám, giúp da trở nên đều màu và tươi sáng
hơn.

Đồng thời, ở nồng độ 5%, Niacinamide còn cho thấy hiệu quả trong việc làm mờ đi
những vết nhăn, giúp cho da trở nên trẻ trung và căng bóng hơn. Có thể nói,
niacinamide hỗ trợ giải quyết được rất nhiều những vấn đề về da có thể gặp phải ở bất
kì lứa tuổi nào, đặc biệt, ở lứa tuổi 20 trở đi – khi mà da bắt đầu có thể có dấu hiệu lão
hóa.

Một số tác dụng của niacinamide đã được nghiên cứu, đó là:

- Tăng cường hàng rào bảo vệ da: Nicotinamide giúp tăng sinh tổng hợp các ceramides
cũng như các axit béo tự do ở lớp sừng, giúp lớp màng bảo vệ da của mình khỏe hơn.

- Duy trì độ ẩm cho da: Bôi kem dưỡng chứa 2% niacinamide 2 lần/ngày trong vòng 4-
8 tuần sẽ giúp da giảm sự mất nước và do đó tăng độ ẩm cho da. Hiệu quả giữ ẩm của
niacinamide còn hiệu quả hơn cả Vaseline.

- Kháng viêm, chống đỏ da (anti-rosacea): Ngoài việc cải thiện độ ẩm cho lớp sừng,
niacinamide cũng giúp giảm đỏ da, kháng viêm, rất tốt cho chứng đỏ da (rosacea).

- Kháng viêm, giúp giảm mụn: 4% nicotinamide gel có tác dụng tương tự như 1%
clindamycin gel trong việc điều trị mụn trứng cá.

- Giảm bã nhờn: Bôi kem chứa 2% niacinamide trong vòng 4 tuần giúp giảm sản xuất
bã nhờn, nhờ đó kích thước lỗ chân lông có thể thu nhỏ lại.

- Chống lão hóa: Bôi kem dưỡng chứa 5% niacinamide 2 lần/ngày trong vòng 12 tuần
giúp giảm vàng da, nếp nhăn, những vết đỏ da và những đốm nâu ở da lão hóa.

24
- Giảm vết thâm, làm sáng da: Bôi kem chứa 5% niacinamide trong 4 tuần giúp da
sáng hơn do niaciamide ngăn chặn việc di chuyển của các túi melanosomes vào trong
các tế bào sừng (keratinocytes) xung quanh.

- Bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV: KCN chứa 2% niacinamide giúp da sáng hơn;
ngăn ngừa suy giảm hệ miễn dịch và sinh ung thư da, niaciamide có tác dụng của một
chất chống oxi hóa.

- Hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã nhờn (seborrheic dermatitis).

Trong các sản phẩm bôi da, nếu bạn sử dụng Niacin hay sử dụng Niacinamide ở độ pH
thấp, hiện tượng mặt bị đỏ có thể xảy ra nhưng sẽ hết sau 10-15 phút. Ngoài ra,
Niacinamide được cho thấy là an toàn, dịu nhẹ cho da, trừ những người bị dị ứng/kích
ứng với thành phần này. Nếu bạn lo lắng về nó, hãy dùng các sản phẩm chứa
Niacinamide ở liều lượng thấp hơn, khoảng 1-3%, để da quen dần với nó, rồi có thể
tăng dần liều lên và đạt được hiệu quả cao nhất của nó

25
PHẦN 3: MỘT SỐ SẢN PHẨM CUNG CẤP VITAMIN CHO DA

Hiện nay có rất nhiều loại mỹ phẩm cung cấp vitamin cho da: kem dưỡng da, sữa rửa
mặt, toner, xịt khoáng, serum, kem chống nắng, mặt nạ…
Khi chăm sóc da mặt thường có 3 bước cơ bản:
1, Rửa mặt: bằng sữa rửa mặt
2, Tone da mặt: sử dụng toner – nước hoa hồng để làm sạch sâu da, lấy đi bớt cặn bẩn
còn sót lại, đọng sâu dưới lỗ chân lông trên mặt mà sữa rửa mặt không thể rửa trôi.
3, Kem dưỡng da: cung cấp độ ẩm, vitamin , khoáng chất,… cho da
Sữa rửa mặt: là một sản phẩm tẩy rửa da mặt, được sử dụng để loại bỏ lớp trang
điểm, tế bào da chết, dầu, bụi bẩn, và các loại ô nhiễm khác từ da trên mặt
Một số sản phẩm thông dụng hiện nay được bổ sung các loại vitamin A, E, B3, C chiết
xuất từ những nguyên liệu thiên nhiên như vỏ cam, chanh, gạo, bơ…vừa giúp làm
sạch, sáng, vừa dưỡng da
 Dưới đây là hình ảnh 1 số sản phẩm:

 Toner: là bước làm sạch da mặt 1 lần nữa, giúp làm sạch sâu hơn những vùng da
hay lỗ chân lông mà sữa rửa mặt không thể làm sạch hết được. Tonercòn được gọi
là nước hoa hồng hay dung dịch làm săn da.
Ví dụ:

26
Toner vitamin C dạng Lotion- Suhada Shizuku Vitamin C 200ml
Sản xuất: Asahi, Nhật
Sản phẩm chứa 2 thành phần vitamin C khác nhau vừa giúp dưỡng chất thẩm thấu sâu
vào tế bào giúp da trắng sáng hơn vừa giúp bề mặt da thêm mịn màng, lỗ chân lông se
khít
Không những vậy, sản phẩm còn chứa 12 dưỡng
chất có khả năng dưỡng ẩm , cung cấp nước cho
da, giúp da mịn màng , đó là Collagen, Coenzyme
Q10, Ceramide , Hyaluronic Acid … Vì thế ,
Suhada Shizuku Vitamin C Lotion còn sử dụng
như Essence để dưỡng da nữa, và chỉ cần 1 chai là
đủ cho các bước dưỡng da mịn màng.

Toner The Body Shop Vitamin E Hydrating Toner (250ml)

Nước hoa hồ ng The Body Shop Vitamin E Hydrating Toner tić h hợp các thành
phần tự nhiên đem đến những tác đô ̣ng giúp làn da ba ̣n luôn khỏe ma ̣nh, ẩ m miṇ tự
nhiên.

Sự có mă ̣t của Glycerin trong sản phẩm gia tăng khả năng cấ p ẩ m, giữ cho da luôn ẩ m
miṇ và ha ̣n chế tiǹ h tra ̣ng khô da do mấ t nước.

- Vitamin E vốn từ lâu đã đươ ̣c biế t đến như mô ̣t thầ n dược quí hiế m trong viê ̣c làm
đe ̣p, có tác du ̣ng kháng viêm mạnh me,̃ bảo vê ̣ da khỏi các tác ha ̣i của môi trường và
ngăn ngừa lão hóa hiê ̣u quả.
- Thêm vào đó, The Body Shop Vitamin E Hydrating Toner còn chứa tinh chấ t lúa ma ̣ch
̣ sáng hồ ng và se khít lỗ chân lông.
kích thích da mề m min,

27
KEM DƯỠNG DA
Kem dưỡng ẩm vitamin E
Có lẽ nhắc đến kem dưỡng thì sản phẩm mà mọi người
thường gặp nhất và thông dụng nhất chính là kem
dưỡng ẩm vitamin E
Thành phần: Sáp ong, dầu khoáng, dầu hạt hướng
dương, dầu lanolin, glycerin, vitamin E, nước,
methylparaben,…
Công dụng:
+ Cung cấp Vitamin E, bổ sung độ ẩm cho da
+ Dưỡng da trắng hồng, mịn màng tự nhiên
+ Làm mờ vết thâm, hạn chế đốm nâu gây sậm da, tẩy tế bào chết, chống nắng
+ Chống lại sự lão hóa da do các tác động từ môi trường, khói bụi, hóa chất
+ An toàn, không gây kích ứng da

28
Kem dưỡng trắng da Energy plus ACE SPF10
Nguồn gốc: Đức
Thành phần:
+ Vitamin C : Tái tạo lại biểu bì giúp xóa mờ
những vết thâm, sẹo, do mụn gây nên. Tăng cường
sản xuất collagen giúp ngăn ngừa khô da, phòng
ngừa lão hóa da.
+ Vitamin E : cung cấp đầy đủ dưỡng chất và cân
bằng độ ẩm cho da. Vitamin E có tác dụng trị
thâm nám, làm mờ sẹo mụn nhờ glycosaminoglycans, glycoprotein và các sợi dàn hồi.
+ Vitamin A : tạo nền tảng cho da và thúc đẩy quá trình tái tạo lại tế bào. Collagen
được sản sinh ra giúp da săn chắc, se kín lỗ chân lông giúp da trắng mịn, ức chế hình
thành nám. Ngoài ra Vitamin C còn có thể điều trị bệnh trứng cá.
+ Acid chanh : có tác dụng làm mờ tàn nhang, các đốm nâu sạm màu cho bạn làn da
sáng khỏe .
+ Protein lúa mì, dầu mầm ngô : Nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp nuôi dưỡng trắng da
từ sâu bên trong.
Công dụng:
+ Phục hồi và chăm sóc cho làn da trắng mịn.
+ Ngăn ngừa quá trình lão hóa da. Phục hồi làn da do sám nạm, nếp nhăn,và đetình
trạng da khô mất nước.
+ Đem lại làn da săn chắc khỏe mạnh và tươi trẻ.
Sử dụng:
+ Thời gian dùng tốt nhất là vào buổi sáng và tối
+ Làm sạch da trước khi sử dụng sản phẩm. Sau đó, bôi trực tiếp lên mặt, cổ với lượng
vừa đủ.
+Thoa và vỗ nhẹ để da hấp thu được chất.
Serum:
Serum dưỡng da là những sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu, tập trung hàng loạt chất
sinh học như thành phần chống oxi hoá, các loại axit… và các loại vitamin. Với các
dạng phân tử cực nhỏ, khi sử dụng serum dưỡng da sẽ nhanh chóng thẩm thấu sâu vào
3 lớp biểu bì, thân bì và hạ bì để nuôi dưỡng da.
29
- Serum dưỡng da là một sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu, có cơ chế hoạt động tập
trung khắc phục từng loại nhược điểm của làn da như: lão hóa, da bị bào mòn, hư tổn,
mụn, sạm, nám, chảy xệ, nếp nhăn…
- Ngoài tác dụng điều trị các vấn đề về da, serum dưỡng da còn giúp bảo vệ làn da
khỏi tác động xấu của môi trường và cải thiện sắc tố da, cho da duy trì độ tươi trẻ lâu
và trắng sáng hơn.
- Trong một liệu trình chăm sóc da “chuẩn”, thông thường serum được thoa lên dưới
kem dưỡng da ban ngày, ban đêm để bảo vệ làn da bạn một cách tuyệt đối nhất có thể.
Lưu ý, thoa một lớp serum trước, sau đó mới thoa kem dưỡng da, không nên trộn
chung kem và serum với sau sẽ giảm hiệu quả của 2 loại
Ví dụ:
Serum vitamin C:
Là Vitamin C ở dạng lỏng, có chứa những công thức dưỡng da chuyên sâu. So với
Vitamin C thì Serum Vitamin C chứa nhiều khoáng chất hơn với những phân tử vô
cùng nhỏ do đó khả năng thẩm thấu vào da tốt hơn, có thể thẩm thấu vào sâu bên trong
các lớp tế bào giúp nuôi dưỡng làn da từ gốc tới bề mặt.
Serum Vitamin C có nhiều dạng thức khác nhau như L-Ascorbic Acid, Magnesium
Ascorbyl Phosphate, Sodium Ascorbyl Phosphate, Tetrahexyldecyl Ascorbate …thích
hợp với từng loại da khác nhau. Do đó khi lựa chọn mua cần lưu ý lựa chọn loại thích
hợp với da.
+ L-Ascorbic Acid: mang tính axit cao, ở nồng độ 3% có hiệu quả chống oxy hóa cao,
nồng độ 10% giúp tăng cường Collagen cho da, >10% giúp sáng da, mờ nám và trên
20% rất dễ gây kích ứng da. Mặt khác dạng thức này rất kém ổn định, dễ bị biến đổi
chất vì vậy không thích hợp cho da nhạy cảm.
+ Ascorbyl Glucoside: mang tính axit nhẹ hơn L-Ascorbic Acid do đó không gây kích
ứng da nhưng hiệu quả cũng kém hơn L-Ascorbic Acid, thích hợp với da thường.
+ Tetrahexyldecyl Ascorbate: kết cấu bền vững, tan trong dầu và dễ thẩm thấu vào
trong da, không gây kích ứng da thích hợp với làn da nhạy cảm. Bảo vệ da khỏi tia
UV tốt và không bị oxi hóa bởi ánh nắng mặt trời.

30
Serum Vitamin C sáng da Dermesse 20% + B, E, Ferulic

- Xuất sứ: Mỹ
- Thành phần: Nước tinh khiết, ethoxydiglycol, L-Ascorbic Acid, Butylene glycol,
Glycerin, Laureth-23, Tocopherol, Ferulic Acid, Panthenol, TEA, Hyaluroni Acid,
Sodium PCA, Niacinamide, Phenoxyethanol

Serum InstaNatural Niacinamide Vitamin B3 60ml


- Vitamin B3 làm giảm vết ửng đỏ kích ứng, giảm sự nhạy cảm của da, các vết thâm
và đốm nâu cháy nắng.
- Se lỗ chân lông, giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn
- Tăng cường hàng rào tự nhiên bảo vệ cho da
- Hyaluronic và Avocado Oil (Bơ), Rosemary Extract (Chiết xuất Hương Thảo) để cấp
nước, làm dịu và săn chắc da.

31
Mặt nạ dưỡng da(facial mask):
Mặt nạ là một hình thức chăm sóc da tại chỗ được thiết kế để cung cấp một số tính
chất bổ sung cho da mặt. Tùy thuộc vào loại mặt nạ được sử dụng, chúng sẽ củng cố
thêm cho quy trình chăm sóc da.
Vì chức năng của chúng, mặt nạ thường không sử dụng hàng ngày. Lạm dụng mặt nạ
thực sự có thể gây hại cho làn da của bạn nhiều hơn hỗ trợ, vì vậy cần sử dụng thích
hợp. Mô ̣t số mặt nạ cầ n được rửa sạch sau khi sử dụng, nhưng một số loại dùng để
dưỡng ẩm thì cần được vỗ nhẹ vào da sau đó.
Lợi ích của mặt nạ:
- Làm sạch sâu
- Thanh lọc và làm sạc
- Chỉnh tone và làm sáng da
- Bổ sung các chất dinh dưỡng
- Làm dịu
- Dưỡng ẩm
Một số loại mặt nạ cung cấp vitamin:
Mặt nạ Vitagenic Banogagi:
Là mặt nạ Vitamin C dạng gel giúp làm sáng và đều màu da với hàm lượng vitamin C
trong mỗi miếng mặt nạ lên tới 2% trên 100ml
Đều được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên từ đảo Jeju, Hàn Quốc

32
Mặt nạ giấy C20:

+ Là bước nâng cấp của serum nổi tiếng 21.5, thành phần giống hệt loại serum của
C20
+ Dưỡng chất mặt nạ chứa 21.5% tinh chất vitamin tự nhiên với khả năng trị vết thâm,
liền sẹo mụn và sáng da trong thời gian ngắn

33
KẾT LUẬN
Ngày nay, ai cũng có nhu cầu làm đẹp, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Tuy
nhiên chúng ta cần tìm hiểu kĩ các vấn đề về làn da của mình, biết được làn da của
mình đang cần gì để bổ sung cho phù hợp. Vitamin ngày càng được mọi người ưa
chuộng bởi một số vitamin là thành phần thiết yếu trong các sản phẩm trong sóc da.
Hiểu được tính chất của các vitamin chúng ta sẽ có các sử dụng an toàn nhất cho làn
da của mình để có được làn da đẹp, khỏe mạnh như mong ước. Bài tiểu luận” Tìm hiểu
về vitamin sử dụng trong mĩ phẩm” cung cấp một số kiến thức cơ bản về da, các
vitamin thường được sử dụng trong mĩ phẩm cũng như một số các sản phẩm mĩ phẩm
cung cấp vitamin cho da trên thị trường hiện nay.

Bài tiểu luận của chúng em sẽ còn có nhiều thiếu sót mong cô góp ý cho chúng em để
bài tiểu luận được tốt hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO

35

Вам также может понравиться