Вы находитесь на странице: 1из 2

1.

Khi người bán và người mua đã thỏa thuận được giá cả, 2 bên sẽ tiến hành làm thủ tục mua
bán nhà đất như sau:
Bước 1: Các bên mua bán đến lập hợp đồng mua bán tại cơ quan công chứng (không phân biệt
địa bàn), kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở và giấy tờ tuỳ thân. Hợp đồng có thể
được soạn sẵn hoặc do công chứng viên soạn.
- Bước 2: Một trong hai bên nộp hồ sơ mua bán tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (nếu là cá
nhân), cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh (nếu là tổ chức).
Trường hợp bán một phần nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở thì phải kèm theo bản vẽ sơ đồ
diện tích nhà ở, đất ở có thẩm tra của của cơ quan quản lý nhà ở nếu tại đô thị, có xác nhận của
UBND cấp xã nếu tại nông thôn.
- Bước 3: Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi
cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).
- Bước 4: Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp
thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.
- Bước 5: Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý
nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho
người mua tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời
gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.
Theo quy định của pháp luật, các tỉnh, thành phố sẽ có quy định cụ thể trình tự chuyển dịch
quyền sở hữu nhà ở cho phù hợp với từng địa phương.

2. Người bán cần cung cấp những giấy tờ hợp lệ sau:


- Bản sao giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp như Giấy phép xây dựng; hợp đồng mua
bán nhà ở có xác nhận của UBND cấp xã...
- Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở do chủ nhà thuê đơn vị có chức năng đo vẽ thực hiện. Nếu do chủ
nhà tự đo vẽ thì phải có thẩm tra của cơ quan quản lý nhà ở cấp quận nếu tại đô thị, có thẩm tra
của UBND xã nếu tại nông thôn.

3. Khi thủ tục mua bán nhà đất của bạn được ra công chứng, cơ quan nhà nước (UBND, bộ tài
nguyên và môi trường,...) sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các bản sao với giấy tờ gốc,
chứng thực tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Nếu hồ sơ đã có đủ các giấy tờ theo qui định thì cơ
quan tiếp nhận sẽ chứng thực. Nếu hồ sơ không đủ các giấy tờ theo qui định thì bạn sẽ được
hướng dẫn cụ thể để bổ sung hồ sơ.

4. Như chúng tôi đã trả lời ở phần câu hỏi đầu tiên, để đúng theo thủ tục mua bán nhà đất như
pháp luật quy định, hợp đồng mua bán phải được xác thực tại cơ quan công chứng, kèm theo
giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở và giấy tờ tuỳ thân. Hợp đồng mua bán có thể được
soạn sẵn hoặc do công chứng viên soạn.

5. Về việc đặt cọc phải trả lúc nào là do hai bên tự thoả thuận với nhau và nêu ra trong hợp
đồng. Trước khi nộp tiền đặt cọc, bạn cần đọc kỹ hợp đồng đặt cọc mua bán nhà để tránh tranh
chấp sau này. Thông thường mức tiền đặt cọc là 10% giá trị thực tế hợp đồng và bên nào chấm
dứt hợp đồng phải chịu đền bù cho bên kia số tiền tương đương với số tiền đặt cọc. Nhưng chỉ
khi hợp đồng mua bán có chứng thực nhà nước thì việc đền bù đó mới được pháp luật công
nhận.

6. Tương tự, lúc nào bên mua phải trả hết số tiền còn lại cho bên bán cũng là do thoả thuận của
2 bên và được ghi rõ trong hợp đồng.

7. Khi làm hợp đồng mua bán nhà đất, 2 bên cần thỏa thuận nêu rõ điều khoản nếu sau này có
xảy ra trường hợp người mua đã trả hết tiền nhưng vẫn không thể hoàn tất được thủ tục cấp giấy
sở hữu nhà đất thì sẽ giải quyết như thế nào. Như: 2 bên có thể đến phòng công chứng để ký
thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng mua bán đã ký kết và bên bán phải trả lại toàn bộ số tiền bên mua
đã đưa hay bên mua vẫn mua căn nhà đó nhưng bên bán phải bồi thường một khoản vì không
thể chuyển quyền sở hữu được, vân vân...

Theo điều 439 Bộ luật dân sự, thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà đất từ bên bán sang bên
mua là từ khi người mua hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà. Chính vì vậy, khi các
bên mới ký hợp đồng công chứng, kể cả đã làm xong thủ tục trước bạ, nhưng nếu chưa qua
đăng bộ vẫn có thể hủy bỏ. Đây cũng là cách giúp các bên giải quyết tranh chấp đơn giản, thuận
tiện nhất (thường hai bên tự thỏa thuận được khoản bồi thường, phạt do vi phạm cam kết), đỡ
tránh tình trạng phải đưa nhau ra tòa phân xử. Tương tự, Luật đất đai 2003 cũng qui định thời
điểm chuyển quyền sử dụng đất là từ khi người nhận chuyển nhượng hoàn tất thủ tục đăng ký
quyền sử dụng đất

8. Tương tự, trong hợp đồng 2 bên cũng cần thoả thuận nêu rõ điều khoản nếu xảy ra trường
hợp đã trả hết tiền nhưng không thể hoàn tất thủ tục để sang tên được thì sẽ làm như thế nào.
Tất cả là do sự thoả thuận của 2 bên, nhưng cần phải nêu rõ trong hợp đồng và được công
chứng nhà nước nhằm tránh tình trạng tranh chấp về sau.

Вам также может понравиться