Вы находитесь на странице: 1из 2

Một số câu hỏi ôn tập

Môn kỹ thuật truyền hình


Câu 1 : Tiêu chuẩn truyền hình trắng đen CCIR qui định: số dòng quét trong mỗi hình là
625 , số hình trong 1s là 25 và cách quét các dòng xen k ẽ. Hãy giải thích:
- Cơ sở của việc chọn 625 dòng /1 hình và 25 hình/1s
- Trình bày phương pháp quét xen kẽ và ưu điểm của nó so với quét li ên tục
- Vẽ đặc tuyến biên tần của phần cao tần tín hiệu h ình.

Câu 2 : Trong sơ đồ khối của tivi trắng đen hãy nêu các đặc điểm và yêu cầu cơ bản của
khối khuếch đại trung tần hình (Video IF AMP). Có hình vẽ minh hoạ.

Câu 3 : Mạch tách sóng hình và khuếch đại hình


Vẽ sơ đồ khối và đặc điểm của mạch tách sóng h ình và khuếch đại hình

Câu 4 : Mạch đồng bộ


- Vẽ hình một xung đồng bộ , xung xoá mành (dọc) theo tiêu chuẩn FCC để trình bày về
sự phân chia xung này thành các xung nhỏ hơn.
- Vì sao xung đồng bộ ngang không tác động được vào mạch V.osc (dao động dọc) để có
thể làm sai dao động dọc.

Câu 5 : Mạch tự động điều chỉnh độ khuếch đại :


- Vẽ sơ đồ khối để minh hoạ cho nguyên tắc hoạt động của một mạch AGC theo nguy ên
tắc AGC khoá .
- Nêu ưu điểm của AGC khoá so với các loại AGC khác.

Câu 6 : Mạch quét ngang


- Vẽ sơ đồ khối của mạch quét ngang
- Mạch quét ngang cung cấp điện áp một chiều cho các bộ phận n ào và cung cấp tín hiệu
cho các phần nào trong máy thu hình.
- Vẽ sơ đồ tương đương của mạch khuếch đại công suất ngang và trình bày nguyên lý hoạt
động của mạch (kèm theo hình vẽ) để hiểu được cách tạo ra dạng xung Parabol trong cuộn
dây Flyback.

Câu 7: Cơ sở vật lý của truyền hình màu


- Định nghĩa màu sắc và nêu các đặc tính của màu sắc : độ chói, độ bão hoà và sắc thái
màu.
- Nêu ý nghĩa của thuyết 3 màu
- Vì sao thuyết màu chọn 3 màu R, G, B làm 3 màu cơ bản chứ không phải là 4 màu hay
5 màu cơ bản?
- Sóng mang màu (sóng tải màu) được dùng để là gì?
- Nêu điều kiện chọn sóng mang phụ (sóng mang m àu) fsc
- Nêu thí nghiệm kiểm chứng lý thuyết 3 m àu và giải thích sự trộn màu.
- Trình bày những ưu khuyết điểm chính của 3 loại đèn hình màu : delta, trinitron và in
line. (ngắn gọn, không cần trình bày chi tiết về cấu tạo của từng loại).

Câu 8: Thiết lập hệ truyền hình màu


- Vì sao người ta dùng sóng mang phụ fsc để điều chế màu trong quá trình tạo tín hiệu màu
tổng hợp.
- Nêu điều kiện chọn sóng mang phụ fsc của hệ NTSC

Câu 9 : Hệ màu PAL


- Vẽ sơ đồ mạch mã hoá tín hiệu PAL để tạo tín hiệu video tổng hợp ở đài phát hệ PAL và
vẽ dạng sóng của tín hiệu n ày.
- Nêu tác dụng của tín hiệu Burst.
- Tại sao người ta truyền tín hiệu Burst với độ dài 8 -12 chu kỳ sóng sine tần số bằng sóng
tải phụ fsc chứ không truyền cả sóng fsc đến máy thu.
- Trình bày mạch xử lý triệt sai pha 3D của máy thu hệ PAL v à quá trình tự sửa sai pha
của nó.

Câu 10 : Hệ màu NTSC


- So sánh những ưu khuyết điểm của hệ NTSC và hệ PAL.
- So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 hai hệ NTSC và PAL
- Vẽ sơ đồ khối tạo tín hiệu VIDEO tổng hợp ở đài phát NTSC và vẽ dạng sóng của tín
hiệu này.
- Tín hiệu Burst trong hệ NTSC d ùng để làm gì?
- Nếu ở phần đài phát người ta dùng phương pháp điều chế cân bằng triệt sóng mang
SAM để điều chế màu thì ở máy thu người ta dùng mạch gì để tách sóng màu.

Câu 11 :
- So sánh những ưu khuyết điểm của truyền hình tương tự và truyền hình số.
- Trình bày nguyên tắc giảm tốc độ bít trong kỹ thuật truyền h ình số.
- Nêu 2 phương pháp biến đổi tín hiệu video từ dạng tương tự sang dạng số trong truyền
hình số . Ưu khuyết điểm của chúng. Tính băng thông tối thiểu của 2 ph ương pháp này.
- Trình bày sơ đồ khối của hệ thống truyền h ình số và sơ đồ khối của bộ nhớ ảnh số.
- Vẽ sơ đồ khối của 2 loại bộ nhớ: l àm việc theo nguyên lý ghi dịch và nguyên lý ghi đọc
tùy ý. Nêu phạm vi ứng dụng của chúng.
- Nêu đặc điểm tổng quát của 3 ph ương thức truyền dẫn theo Hệ DVB

************* ***************************

Вам также может понравиться