Вы находитесь на странице: 1из 9

SỰ PHÂN KỲ TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Lời nói đầu: Phân kỳ là kỹ thuật tôi hay dùng để xác định sự đảo chiều của đường giá.
Phân kỳ tuy không mới nhưng đối với người mới tìm hiểu về PTKT thì nó khá rắc rối do
chưa quen. Đọc được bài viết về Divergence trên 1 website của nước ngoài khá hay. Tôi
lược dịch dưới đây để anh chị NĐT mới tìm hiểu về PTKT có thể tham khảo thêm. Chúng
ta có thể cùng thảo luận bên dưới về chủ đề này để cùng làm rõ hơn về Phân kỳ rồi vận
dụng cho tốt trong thực tế. Dưới đây là nội dung bài viết:

Giao dịch trong xu thế giảm hoặc đảo ngược trend(reversals) đều được xem là rủi ro nhất trong
PTKT. Nhưng đảo chiều có thể được phát hiện bằng một cách ít rủi ro. Phân kỳ và một kỹ thuật tốt
để giao dịch kiểu này. Xu hướng tiếp tục cũng có thể được phát hiện bởi phân kỳ.
Khi giá của một tài sản hoặc chứng khoán và chỉ báo (indicator index) hoặc một tài sản liên quan
dịch chuyển ngược hướng trong một khoảng thời gian thì nó được gọi là phân kỳ.

Có hai loại phân kỳ


1. Phân kỳ thường
2. Phân kỳ ẩn
3. Phân kỳ phóng đại (Exaggerated Divergence)

1. Phân kỳ thường (Regular Divergence):


Đây là loại phân kỳ xác định đảo chiều xu hướng. Phân kỳ thường có thể là bullish hoặc bearish.
Khi giá đang tạo đáy thấp hơn đáy trước nhưng chỉ báo thì đang tạo đáy sau cao hơn đáy trước thì
đó là phân kỳ đảo chiều tăng "Regular Bullish Divergence", chỉ báo chỉ ra khả năng đảo chiều xu
hướng từ downtrend sang uptrend. Nó diễn ra khi chứng khoán hoặc giá của tài sản trong xu hướng
giảm nhưng chỉ báo thì đang có xu hướng tăng lên; khi chỉ báo có một khung giao dịch cụ thể mà
không thể phản ứng cùng chiều với lực rơi vì vậy nó chống lại xu hướng giá, đó là phân kỳ.
Đây là ví dụ về Regular Bullish Divergence,

Trong đồ thị trên (ACIFORMULA), chúng ta có thể thấy giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước (LL)
trong khi đó chỉ báo (MACD) thì tạo đáy sau cao hơn đáy trước (HL), đó là thể hiện của Regular
Bullish Divergence. MACD cắt đường tín hiệu sau khi xác nhận phân kỳ là cơ hội tốt cho vị thể mua.
Khi giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (HH) nhưng chỉ báo tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (LH),
đó là Regular Bearish Divergence chỉ ra đảo chiều xu hướng từ uptrend sang downtrend.

Đây là ví dụ của Regular Bearish Divergence,


Trong chart trên (BEXIMCO), giá tạo higher high (HH) nhưng MACD tạo lower high (LH) - biểu hiện
của Regular Bearish Divergence. Sau khi xác định phân kỳ, MACD cắt xuống đường signal có thể
đưa ra tín hiệu sell mạnh.

2. Phân kỳ ẩn - Hidden Divergence:


Phân kỳ không chỉ phát hiện một sự đảo chiều xu hướng tiềm năng, nó còn phát hiện ra sự tiếp tục
trong xu hướng hiện tại. Phân kỳ ẩn có thể phát hiện sự tiếp diễn xu hướng.
Khi giá tạo đáy sau cao hơn đáy trước (HL) nhưng chỉ báo thì đang thể hiện đáy sau thấp hơn đáy
trước (LL) thì nó là Hidden Bullish Divergence.
Đồ thị ví dụ của Hidden Bullish Divergence,

Trong đồ thị (ISLAMICFIN) ở trên, chúng ta có thể thấy giá tại đáy sau cao hơn đáy trước (HL)
trong khi đó chỉ báo MACD tạo đáy sau thấp hơn đáy trước (LL) ở điểm giao cắt của nó, đó là biểu
hiện của Hidden Bullish Divergence và xác định xu hướng uptrend sẽ tiếp tục.
Khi giá tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (LH) nhưng chỉ báo thì tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước
(HH) thì đó là phân kỳ ẩn Hidden Bearish Divergence.

Ví dụ of Hidden Bearish Divergence,


Trong chart (DSEGEN) ở trên, chúng ta có thể thấy giá tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (LH)
nhưng chỉ báo MACD lại tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, downtrend sẽ tiếp tục

3. Exaggerated Divergence:

Exaggerated Divergence thì giống với phân kỳ bình thường (regular divergence). Điểm khác nhau
giữa 2 loại phân kỳ là Exaggerated Divergence giá tạo 2 đỉnh/đáy hoặc đỉnh / đáy giống nhau
(similar high/low)
Exaggerated Bullish Divergence xuất hiện khi giá tạo 2 đáy hoặc 2 điểm thấp nhất ngang nhau
nhưng chỉ báo thì tạo đáy sau cao hơn đáy trước.
Đây là ví dụ của Exaggerated Bullish Divergence,

In the chart (FASFIN) ở trên, giá tạo 2 đáy ngang nhau nhưng MÁC thì tào đáy sau cao hơn đáy
trước. Exaggerated Bullish Divergence chỉ ra xu hướng phẳng (flat trend) sẽ chuyển sau uptrend
sớm.
Exaggerated Bearish Divergence xuất hiện khi giá hình thành 2 đỉnh hoặc 2 điểm đỉnh bằng nhau
nhưng chỉ báo thì tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước .

Đây là ví dụ của Exaggerated Bearish Divergence,


Đồ thị (DESCO) ở trên, chúng ta có thể thấy giá tạo mô hình hai đỉnh/2 đỉnh giống nhau trong khi
đó MACD tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Exaggerated Bearish Divergence chỉ ra khả năng mạnh
mẽ của xu hướng giảm.

Bây giờ chúng ta cùng hình thành chiến lược giao dịch dựa vào phân kỳ.
Chiến lược giao dịch
Chỉ báo được dùng:
+Moving Average Convergence Divergence (MACD)
+Điểm vào:
1. Xác định phân kỳ.
2. Sau khi xác định phân kỳ, dùng MACD và signal giao cắt nhau để quyết định điểm vào
+Điểm ra:
1. Dựa vào giao cắt của MACD với signal
2. hoặc, dùng điểm dừng cố định có thể là 20% or 30% or tỷ lệ khác.
3. hoặc dùng kỹ thuật trailing stop.
+Cắt lỗ:
1. Đặt ngưỡng cắt lỗ 6-7%
2. Hoặc, ra khi có sự giao cắt ngược với đểm vào của MACD

Bài viết của em rất hay mặc dù không phải là quan điểm mới về phân kỳ nhưng nó giúp cho người đọc
hình dung rõ ràng về vấn đề hơn. Phân kỳ rất hữu ích trong việc xác định vùng đỉnh và đáy khá chính xác.
Bản chất hình thành nên các phân kỳ này là mối quan hệ giữa giá đơn thuần và phương thức vận động
của chính nó thể hiện qua lăng kính toán học (Indicator). Indicator cũng được chiết xuất từ giá và xào
nấu lại theo từng quan điểm khác nhau nhưng cốt yếu vấn đề là nó cho thấy được sự mạnh lên hay yếu
đi của giá.
Khi tìm ra được vùng phân kỳ khả nghi thì các mẫu hình nến đảo chiều là công cụ hỗ trợ rất tốt trong
việc xác định phân kỳ có được confirm hay không. Các mẫu hình đảo chiều như: Hanging Man, Bearish
Engulfing, Dark Cloud Cover, Bearsih Belt Hold...confirm cho phân kỳ tại đỉnh. Các mẫu hình như:
Hammer, Bullish Engulfing, Piercing Pattern, Inverted Hammer confirm cho phân kỳ tại đáy. Các mẫu
hình nến này chỉ cần 1 hoặc 2 phiên có thể hình thành nên mẫu hình nên dùng để xác định vùng đỉnh
hay đáy rất nhanh, có thể ứng dụng biểu đồ giá Real-time trong phiên để thoát hay vào khá chính xác.

Đỉnh giá gần nhất lúc này là 533 thời điểm loạn lạc mà do ETF làm nên. Tại đây có phân kỳ hình thành
giữa giá và đường RSI trong đó High của giá dốc lên và High của chỉ số RSI dốc xuống. Đồng thời, lúc này
sự xuất hiện của mẫu hình đảo chiều giảm Dark Cloud Cover tới 2 lần liên tiếp, đây là tín hiệu confirm
cho đỉnh giá hiện tại.

Ở một góc độ khác cũng là phương pháp dùng để xác định tín hiệu confirm là dùng mô hình Haramonic
kết hợp với tỉ số Fibonacci. Đợt đỉnh sóng này là sự hoàn tất của mô hình Bearish AB=CD trong đó điểm
D 533 điểm tương đương với Fibo Ex 1.27BC.
Sự hội tụ của 3 yếu tố Phân kỳ, Nến đảo chiều, Harmonic là thời điểm tin cậy số 1 cho điểm Entry/Exit
cho nhà đầu tư chứng khoán. Vấn đề còn lại là nắm vững gốc rễ của các công cụ này vì vận dụng sai một
chút thì nó để lại hậu quả khôn lường, khi đó lại ảnh hưởng đến môn này. Hiện nay, vì các lý do khác
nhau nhiều người vẫn còn thành kiến "Phân tích kỹ thuật không đúng ở thị trường CK VN".

Вам также может понравиться