Вы находитесь на странице: 1из 3

Cổ phần có quyền phủ quyết là gì ?

Ảnh hưởng thế nào tới việc mua, bán, thôn tính doanh nghiệp ?

1/ Khái niệm về cổ phần có quyền phủ quyết :

- Thuật ngữ “Cổ phần chi phối”, “Cổ phần chi phối của nhà nước”, “Cổ phần chi
phối 51%” đã quá quen thuộc trong giới doanh nghiệp và giới đầu tư, tuy nhiên
để hiểu biết sâu sắc bản chất của các thuật ngữ này thì không phải ai cũng am
hiểu và việc 1 tổ chức hay 1 cá nhân… nắm giữ cổ phần chi phối, hay nắm giữ
51%/VĐL tại 1 doanh nghiệp cổ phần không có nghĩa là họ nắm quyền chi phối
tuyệt đối. Phân tích dưới đây sẽ làm rõ nhận định này .

- “Cổ phần có quyền phủ quyết” không được định nghĩa trong Luật Doanh
nghiệp 2005 nhưng có thể hiểu bản chất của nó từ Luật Doanh nghiệp .

- Điều 104 qui định những nội dung quan trọng cần thông qua quyết định tại Đại
hội cổ đông :

a/ Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

b/ Thông qua định hướng phát triển công ty;

c/ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào
bán;

d/ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS;

e/ Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng
giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty;

f/ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

g/ Tổ chức lại, giải thể công ty;

- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi có đủ các điều kiện
sau:

+ Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ
đông dự họp chấp thuận;

+ Đối với việc thông qua quyết định qui định tại mục a,c,d,…,g thì phải được số
cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp
chấp thuận .

1
- Từ phân tích trên, có thể nhận thấy rằng, cổ đông hay nhóm cổ đông nắm giữ
35%/vốn điều lệ có quyền phủ quyết mọi quyết định tại Đại hội cổ đông, bất
chấp việc quyết định đó đúng hay sai .

- Đối với các công ty đại chúng, và nhất là công ty niêm yết, số lượng cổ đông
nhiều và thường phân tán ở nhiều vị trí địa lý khác nhau, trong nước hay ngoài
nước nên số lượng cổ đông đến dự Đại hội là ít ỏi (theo khảo sát của VAFI,
không đến 1% số cổ đông đến tham dự ĐHCĐ của công ty niêm yết). Rất nhiều
doanh nghiệp đã thất bại trong việc triệu tập ĐHCĐ lần đầu .

- Nếu các doanh nghiệp triệu tập thành công ĐHCĐ lần thứ nhất, Số cổ đông
tham dự đại diện cho khoảng ± 70%/ VĐL , khi đó cổ đông chỉ cần nắm giữ hay
tập hợp được tỷ lệ 25%/vđl thì có quyền phủ quyết mọi quyết định, như vậy cổ
đông nắm giữ 51%/vđl cũng phải đành bất lực . Vậy thì con số 51% này có ý
nghĩa gì trong quan niệm rằng nhà nước cần nắm giữ 51% cổ phần hay giới hạn
sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%/vđl ?

- Về cơ cấu cổ đông của các Tập đoàn đa quốc gia thì tập đoàn càng lớn, càng
nhiều cổ đông và tỷ trọng nắm giữ của cổ đông lớn ngày càng giảm, cổ đông
nắm giữ 10%/vđl đã có quyền phủ quyết .

- Trong thời gian tới, Luật Doanh nghiệp của ta sẽ phải sửa đổi, qui định về điều
kiện tham dự ĐHCĐ cũng được sửa đổi, khi đó tỷ lệ cổ phần có quyền phủ
quyết cũng giảm theo. Cổ đông chỉ cần nắm giữ hay tập hợp được 20%/vđl có
quyền phủ quyết mọi quyết định tại ĐHCĐ.

2/ Tác động tới việc mua, bán, sát nhập, hợp nhất, thâu tóm doanh nghiệp:

- Đã có nhiều hội thảo bàn về thị trường mua bán hợp nhất, sáp nhập doanh
nghiệp…nhưng chưa có số liệu cụ thể có bao nhiêu thương vụ. Tổng cục thống
kê không có số liệu này. Bộ Kế hoạch và đầu tư – Cơ quan nắm đầu mối các cơ
quan đăng ký kinh doanh tại các tỉnh thành phố cũng không có số liệu này ?

- Những thương vụ mua bán, sáp nhập, hợp nhất hay thôn tính doanh nghiệp
giữa các doanh nghiệp niêm yết với nhau không nhiều, tại sao ?

- Trên thực tế, hình thức phổ biến nhất của mua, bán, sáp nhập, hợp nhất doanh
nghiệp là mua cổ phần chi phối hay mua toàn bộ cổ phần giữa các doanh nghiệp
chưa niêm yết với nhau hoặc giữa doanh nghiệp niêm yết với doanh nghiệp chưa
niêm yết.

- Việc thâu tóm các doanh nghiệp bằng hình thức đơn phương mua cổ phần chi
phối (không có đàm phán thỏa thuận với HĐQT hay cổ đông lớn) diễn ra không
nhiều vì bị cản trở mạnh của cổ đông nắm giữ cổ phần có quyền phủ quyết.

2
Không đàm phán được với nhóm cổ đông nắm giữ cổ phần phủ quyết thì sẽ ảnh
hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh trong tương lai.

- Nghiên cứu các trường hợp mua bán sáp nhập hợp nhất doanh nghiệp của các
tập đoàn đa quốc gia, ta có thể thấy rằng tiến trình này chỉ có thể thành công khi
hai phía đạt được thỏa thuận và cùng có lợi. Còn hành động đơn phương gặp
nhiều khó khăn và rủi ro.

- Từ thực tiễn của nước ta và trên thế giới thì có thể thấy rằng cổ đông nắm giữ
cổ phần có quyền phủ quyết có vai trò cực kỳ quan trọng trong quản trị doanh
nghiệp và có ý nghĩa rất lớn trong công tác hoạch đinh chính sách, cũng như
trong việc xây dựng mô hình Tập đoàn .

- Từ ý nghĩa và bản chất của tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết, lấy làm căn cứ
hoạch định chính sách:

+ Tỷ lệ cổ phần nhà nước là bao nhiêu trong các ngành nghề kinh tế quan trọng?

+ Tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu trong công ty niêm yết ?

VAFI.

Вам также может понравиться