Вы находитесь на странице: 1из 22

BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN

LH: 01688 376 331

CÂU HỎI THI


Phần 1
1. Phân tích quy mô dân số thế giới và Việt Nam
2.Phân tích quy mô và chất lượng dân số thế giới
4.Phân tích cơ cấu dân số Việt Nam
3.Phân tích chất lượng dân số Việt Nam
Phần 2
1. Đánh giá các tác động bất lợi do quy mô dân số lớn tới tài nguyên đa dạng
sinh học ở VN. Nêu ví dụ?
2. Đánh giá các tác động bất lợi do quy mô dân số lớn tới tài nguyên đất ở VN.
Nêu ví dụ?

3.Đánh giá các tác động bất lợi do quy mô dân số lớn tới tài nguyên nước ở
VN. Nêu ví dụ?

4.Đánh giá các tác động bất lợi do quy mô dân số lớn tới tài nguyên khoáng
sản ở VN. Nêu ví dụ?

Phần 3

Tác Động Của Dân Số Đến Kinh Tế Ở Việt Nam

1
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

Phần 1
1. Phân tích quy mô dân số thế giới và Việt Nam
* Dân số thế giới.
- Tổng dân số ước tính năm 2016 là 7,8 tỷ người.
- Từ đầu công nguyên dân số chỉ 0,285 tỷ nguoi, đến năm 1830 là 1 tỷ người, năm 1930 là 2 tỷ
người, và tiếp tục tăng đến 2014 là 7,238 tỷ người, dự kiến năm 2025 là 8,1 tỷ người.
- Tuy quy mô dân số có quy mô lớn, nhưng phân bố không đềugiữa các nước và các vùng
+ Dân số Trung Đông ở các nước đang phát triển đông nhất ở Châu Á 4,351 tỷ người theo năm
2014, tiếp đến là Châu Phi 1,136 tỷ người, nơi tháp nhất là Đại Dương chỉ có 39 triệu người.
+ Một số các nước CHND Trung Hoa, Ấn Độ có lượng dân số đông nhát thế giới, bên cạnh đó
có nước Vatican có 836 người chiếm 0,00001% dân số thế giới theo số liệu thống kê 2016
Dân cư phân bố không đều do hai yếu tố chính:
-Nhân tố tự nhiên:
+dân cư thường tập trung đông ở ven biển và các lưu vực sông lớn thuận lợi cho giao lưu kinh tế,
các vùng đồng bằng rộng lớn , những nơi có nguồn đất đai màu mở thuận lợi cho trồng cây công
nghiệp ,cây lương thực ,...
+nơi có khí hậu ấm áp , mát mẻ ,ôn hòa thuận lợi cho sinh sống.
+có nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc tiêu tưới, nước sinh hoạt hằng ngày.
+ngoài ra nơi đó cần có nguồn khoáng sản dồi dào thuận lợi phát triển kinh tế.
-Nhân tố kinh tế - xã hội:
+trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
+tính chất nền kinh tế.
+lịch sử khai thác lãnh thổ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phân bố dân cư, từ Nam sang Tây vì có khí
hậu ấm áp hơn xuất hiện các nền công nghiệp mới.
+chuyển cư.
=> tuy nhiên hiện nay, nhân tố kinh tế xã hội đóng vai trò lớn hơn trong sự phân bố dân cư.
- Mật độ dân số trên thế giới cũng không đều: đầu năm 2017
+ Ấn Độ 446 (người/km2)
+ Việt Nam 305
+ Hàn Quốc 519
+ Đài Loan 661
Bên cạnh đó là
+ Tây Sahara 2
+ Iceland 3
+ Montenegro 4
+ Canada 14
Na Uy 14
New Zealand 17
2
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

Tỷ suất sinh
Một số quốc gia thuộc khu vực Châu Âu có nền kinh tế cao nên việc sinh con rất hiếm muộn,
còn những quốc gia nghèo thì tỉ lệ sinh con rất cao như châu Phi, ngoài ra do điều kiện khí hậu
khắc nghiệt, vị trí địa lí, nền kinh tế phát triển (Đồng bằng và đồi núi hoặc xa mạc, hoang mạc
lạnh ở Bắc cực và Nam cực... ). Những nguyên nhân này làm cho dân cự tập trung không đều
trên thế giới và thay đổi theo thời gian.
Nói chung, tại các nước công nghiệp phát triển (khối OECD), tỷ lệ sinh đẻ đều thấp, trong
khi số người già tăng khá rõ: nếu năm 2005 số người ngoài 60 tuổi ở các nước này chỉ có 245 triệu
thì đến năm 2050 sẽ lên tới gần 406 triệu. Vào năm 2050, tính chung cả thế giới sẽ có khoảng 2 tỉ
người hơn 60 tuổi. Trong giai đoạn 2005 - 2050, một nửa dân số thế giới tập trung ở tám nước là
Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Congo, Ephiopia, Hoa Kỳ và Bangladesh vì ở những nước
này vẫn có xu hướng tăng dân số.
-Cũng trong 20 năm tới, người châu Âu trở nên già hơn, còn bảy quốc gia có dân số trẻ nhất
(tức là độ tuổi bình quân của dân cư không cao, chỉ ở mức trên dưới 30) là Afghanistan, Congo,
Angola, Burundi, Liberia, Nigeria và Uganda.
-Xét về mức độ sinh đẻ nhiều thì đứng đầu là Nigeria (cứ 1.000 người thì có 50,2 trường
hợp sinh con). Kế đó là Mali, Uganda, Afghanistan, Sierra Leone, Chad, Burkina Faso, Somalia,
Angola, Liberia, Congo và Yemen (đều có khoảng 42,3 đến 49,7 trường hợp sinh con trong số
1.000 người).
-Ngược lại, nước có tỷ lệ sinh đẻ thấp nhất là Đức (cứ 1.000 người thì chỉ 8,2 trường hợp
sinh con). Sau Đức là Andora, Ý, Áo, Bosnia - Herzegovina, Litva, Séc, Slovenia và Monaco (đều
chưa tới 9 trường hợp). Nước có nhiều gia đình lớn là Iran (7,7 người trong một gia đình), Guine
Xích đạo (7,5 người), Pakistan (6,8 người), Quần đảo Solomon (6,3 người), Jordan (6,2 người),
Bahrain (5,9 người), Sudan (5,8 người) và Ấn Độ (5,4 người).

* Dân số Việt Nam


- Tổng dân số Việt Nam ước tính vào ngày 1/4/2014 là 90,5 triệu người, Hiện dân số VN đứng
thứ 3 ĐNA thứ 8 khu vực Châu Á và 14 trên thế giới.
- DS VN qua các thời kì
+ Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê: Ước tính khi Ngô vương giành được độc lập, nước ta có khoảng 2
triệu nhân khẩu
+ Thời Lý - Trần: Năm 1400, nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, tiến hành cải cách quy mô lớn.
Các cuộc điều tra dân số thời nhà Hồ thống kê được con số 3.129.500 người trên cả nước
+ Thời Hậu Lê: Năm 1490, Lê Thánh Tông tiến hành cải cách hành chính trên toàn quốc có 4-5
triệu nhân khẩu
+ Thời kỳ 1921 - 1943 tăng 319,5 nghìn người/năm, tương đương mức tăng 1,71%/năm;

3
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

+Thời kỳ 1943 - 1951 tăng 56,1 nghìn người/năm hay tăng 0,25%/năm, với nguyên nhân chủ yếu
do hơn 2 triệu người bị chết đói năm 1945 và số người bị chết trong chiến tranh.
+ Thời kỳ 1951 - 1957 tăng 753 nghìn người/năm hay tăng 3,03%/năm;
+ Thời kỳ 1957 - 1976 tăng 1.135,8 nghìn người/năm hay tăng 3,08%/năm;
+ Thời kỳ 1976 - 1985 tăng 1.190,2 nghìn người/năm hay tăng 2,21%/năm;
+ Thời kỳ 1985 - 2008 tăng 1.142,9 nghìn người/năm hay tăng 1,60%/năm;

riêng thời kỳ 2000 - 2008 tăng 1.065,6 nghìn người/năm, tương đương mức tăng 1,31%/năm.
+ 2005 84 triệu người.
+ 2016 93,43 triệu
- Tỷ lệ tăng dân số bình quân nước ta có xu hướng giảm dần từ năm 1960 trở lại đây, tốc độ gia
tăng dân số ở nước ta vẫn còn cao.
- Quy mô dân số ở mức ổn định: Tỷ lệ thay đổi từ 2000-2016 từ 0.93 đến 1.32%/ năm
- Phân bố dân số:
+ Dân só nước ta đông nhưng phân bố không đều giữa các cùng, đồng bằng Bắc Bọ và Đông
Nam Bộ là cac vùng có tỷ lệ dân số thành thị cao nhất cả nước.
Giữa đồng bằng và miền núi
+ Đồng bằng diện tích khoảng 25%, dân số chiếm 75% => mật độ rất cao, năm 2006 ĐB s.Hồng:
1225 ng/km2, ĐB s.Cửu Long: 429 ng/km2
+ Miền núi: diện tích 75%, dân số chỉ 25% => mật độ thấp, 2006: Tây Bắc: 69 ng/km2, Tây
Nguyên: 89 ng/km2
+ Gây ảnh hưởng đến sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
– Giữa thành thị và nông thôn
+ Dân nông thôn chiếm đại bộ phận (73,1%), xu hướng giảm.
+ Dân thành thị chiếm ít (26,9%), có tăng nhưng chậm
+ Cho thấy công nghiệp chưa phát triển mạnh, đô thị hóa còn chậm
+ Tổng tỉ suất sinh của VN tương đối ổn định trong vòng 10 năm qua. Tổng thị suất sinh thành
thị luôn thấp hơn của nông thôn và luôn nằm dưới mức sinh thay thế.

4
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

2.Phân tích quy mô và chất lượng dân số thế giới


* Quy mô dân số thế giới
- Tổng dân số ước tính năm 2016 là 7,8 tỷ người.
- Từ đầu công nguyên dân số chỉ 0,285 tỷ nguoi, đến năm 1830 là 1 tỷ người, năm 1930 là 2 tỷ
người, và tiếp tục tăng đến 2014 là 7,238 tỷ người, dự kiến năm 2025 là 8,1 tỷ người.
- Tuy quy mô dân số có quy mô lớn, nhưng phân bố không đềugiữa các nước và các vùng
- Ước tính dân số thế giới dự kiến đạt 8 tỷ người vào năm 2023 và đạt 10 tỷ người năm 2056.
+ Dân số Trung Đông ở các nước đang phát triển đông nhất ở Châu Á 4,351 tỷ người theo năm
2014, tiếp đến là Châu Phi 1,136 tỷ người, nơi tháp nhất là Đại Dương chỉ có 39 triệu người.
+ Một số các nước CHND Trung Hoa, Ấn Độ có lượng dân số đông nhát thế giới, bên cạnh đó
có nước Vatican có 836 người chiếm 0,00001% dân số thế giới theo số liệu thống kê 2016
Tỷ suất sinh
Một số quốc gia thuộc khu vực Châu Âu có nền kinh tế cao nên việc sinh con rất hiếm muộn,
còn những quốc gia nghèo thì tỉ lệ sinh con rất cao như châu Phi, ngoài ra do điều kiện khí hậu
khắc nghiệt, vị trí địa lí, nền kinh tế phát triển (Đồng bằng và đồi núi hoặc xa mạc, hoang mạc
lạnh ở Bắc cực và Nam cực... ). Những nguyên nhân này làm cho dân cự tập trung không đều
trên thế giới và thay đổi theo thời gian.
Nói chung, tại các nước công nghiệp phát triển (khối OECD), tỷ lệ sinh đẻ đều thấp, trong
khi số người già tăng khá rõ: nếu năm 2005 số người ngoài 60 tuổi ở các nước này chỉ có 245 triệu
thì đến năm 2050 sẽ lên tới gần 406 triệu. Vào năm 2050, tính chung cả thế giới sẽ có khoảng 2 tỉ
người hơn 60 tuổi. Trong giai đoạn 2005 - 2050, một nửa dân số thế giới tập trung ở tám nước là
Trung Quốc, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Congo, Ephiopia, Hoa Kỳ và Bangladesh vì ở những nước
này vẫn có xu hướng tăng dân số.
-Cũng trong 20 năm tới, người châu Âu trở nên già hơn, còn bảy quốc gia có dân số trẻ nhất
(tức là độ tuổi bình quân của dân cư không cao, chỉ ở mức trên dưới 30) là Afghanistan, Congo,
Angola, Burundi, Liberia, Nigeria và Uganda.
-Xét về mức độ sinh đẻ nhiều thì đứng đầu là Nigeria (cứ 1.000 người thì có 50,2 trường
hợp sinh con). Kế đó là Mali, Uganda, Afghanistan, Sierra Leone, Chad, Burkina Faso, Somalia,
Angola, Liberia, Congo và Yemen (đều có khoảng 42,3 đến 49,7 trường hợp sinh con trong số
1.000 người).
-Ngược lại, nước có tỷ lệ sinh đẻ thấp nhất là Đức (cứ 1.000 người thì chỉ 8,2 trường hợp
sinh con). Sau Đức là Andora, Ý, Áo, Bosnia - Herzegovina, Litva, Séc, Slovenia và Monaco (đều
chưa tới 9 trường hợp). Nước có nhiều gia đình lớn là Iran (7,7 người trong một gia đình), Guine
Xích đạo (7,5 người), Pakistan (6,8 người), Quần đảo Solomon (6,3 người), Jordan (6,2 người),
Bahrain (5,9 người), Sudan (5,8 người) và Ấn Độ (5,4 người).

5
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

* Phân tích chất lượng dân số thế giới.


- Theo thống kê, tuổi thọ trung bình thế giới là 71, Hồng Koong có tuổi thọ cao nhất là 84 thấp
nhất là lestho 44
- Châu Âu là lục địa có tuổi thọ trung bình cao nhất năm 2014
- Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, giáo
dục và các tiêu chuẩn cuộc sống các quốc gia trên thế giới. Nó là chỉ số tiêu chuẩn của chất
lượng cuộc sống, đặc biệt là phúc lợi trẻ em. HDI còn được sử dụng để đánh giá một quốc gia
là nước phát triển, nước đang phát triển và nước kém phát triển.
+ Các nước có chỉ số rất cao
1 Na Uy 0.949

2 Úc 0.939
2 Thụy Sĩ 0.939

4 Đức 0.926
5 Đan Mạch 0.925

5 Singapore 0.925

7 Hà Lan 0.924

8 Cộng hòa Ireland 0.923


+ Các nước có chỉ số trung bình
107 Moldova 0.699

108 Botswana 0.698

109 Gabon 0.697

110 Paraguay 0.693

111 Ai Cập 0.691

111 Turkmenistan 0.691


+ Các nước có chỉ số thấp
181 Mozambique 0.418
181 Nam Sudan 0.418

183 Guinée 0.414


184 Burundi 0.404

6
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

185 Burkina Faso 0.402

186 Tchad 0.396

187 Niger 0.353

188 Cộng hòa Trung Phi 0.352

- Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh: 36,58% năm 2014


+ Dân số thế giới đang bị già hóa 3 nước thuộc hàng giàu có nhất thế giới là Nhật bản, Italy,
Đức… lại dẫn đầu về sự già hóa dân số, và bất chấp các biện pháp khuyến khích, phụ nữ ở các
nước này vẫn không hào hứng trong việc sinh con.
Dân số già nhanh đã thực sự trở thành mối đe dọa nguồn nhân lực ở nhiều nước
phát triển. Nhà kinh tế Mỹ Nicolas Ebostas, chuyên gia dân số quốc tế, nhấn mạnh tài sản thực
sự của thế giới hiện đại không phải là nguồn tài nguyên khoáng sản thiên nhiên mà chính là
nguồn lực con người.Nhiều nhà kinh tế thế giới cảnh báo,
tỷ lệ người già trên 60 tuổi cao trong dân số không chỉ đe dọa làm phá sản mọi quỹ phúc lợi xã
hội, mà còn làm mất tính năng động và khả năng sáng tạo của nguồn lực con người trong nền
kinh tế, đe dọa sự ổn định chính trị của các nước đang
phát triển vào giữa thế kỷ này.

7
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

3.Phân tích chất lượng dân số Việt Nam


- Chất lượng dân số còn nhiều hạn chế Theo báo cáo của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình (DS-KHHGÐ), chất lượng dân số về thể chất của người Việt Nam đã được cải thiện song vẫn
còn rất thấp.
Kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, có 1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng
về thể lực và trí tuệ. Trong đó, số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm khoảng từ 1,5
đến 3% và có xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại, chưa được phát
hiện và điều trị sớm. Bên cạnh đó, số lượng người bị tàn tật, khuyết tật trong cả nước rất lớn,
khoảng 5,3 triệu người (chiếm 6,3% số dân) ...
Tầm vóc, thể lực cân nặng, sức bền của người Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực vẫn còn
hạn chế. chiều cao trung bình của người Việt Nam là 164,4 cm (đối với nam) và 153 cm (nữ), tăng
trung bình 4 cm sau 35 năm. Nghĩa là cứ khoảng 10 năm, người Việt Nam mới tăng 1 cm chiều
cao. Trong cùng khoảng thời gian đó, chiều cao của người dân Thái-lan và Trung Quốc đã tăng
được 2 cm. Với chiều cao hiện tại, nam thanh niên Việt Nam vẫn thấp hơn chuẩn quốc tế 13,1 cm
và nữ thấp hơn 10,7 cm. Không chỉ thua kém về chiều cao, thanh niên Việt Nam còn thua kém cả
về sức bền, sức mạnh (cơ bắp), cân nặng so với chuẩn quốc tế khá nhiều.
- Chất lượng dân số cũng được đánh giá qua tuổi thọ bình quân của người dân. Tuổi thọ bình quân
của người dân Việt Nam đạt mức khá cao là 73 tuổi, tuy nhiên, tuổi thọ bình quân khỏe mạnh lại
chỉ đạt 66 tuổi và xếp thứ 116/182 nước trên thế giới. Trong khi đó, với tốc độ già hóa dân số đang
tăng khá nhanh, Việt Nam vẫn chưa kịp chuẩn bị cho việc thích ứng với việc chăm sóc người cao
tuổi, nhất là chế độ an sinh xã hội. Các nhà khoa học đã tính toán, nếu việc chăm sóc sức khỏe cho
một đứa trẻ chỉ tốn một đồng thì việc chăm sóc một người cao tuổi cần tới tám đồng. Người cao
tuổi ở nước ta hiện đang phải chịu gánh nặng bệnh tật kép, đó là xu hướng mắc các bệnh mãn tính;
chuyển từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm và bệnh tật do lối sống mới. Ðiều
này đòi hỏi chi phí chăm sóc y tế cao hơn, đồng thời rủi ro về khuyết tật cũng tăng.
- Tỷ lệ tử vong trẻ em tiếp tục xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao so với các nước tiên tiến trong
khu vực
Kết quả của MICS 2014 cho thấy tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 5 năm trước
điều tra đã giảm mạnh xuống còn 19,7%, gần đạt được mục tiêu đã đề ra cho năm 2015 là
19,3%. Tương tự, tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi trong giai đoạn 5 năm trước cuộc điều tra là
16‰, gần đạt được mục tiêu đề ra là 14,8‰ vào năm 2015.
Mặc dù đã gần đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nhưng tỷ suất tử vong trẻ em ở
Việt Nam vẫn cao hơn rất so với các nước phát triển hơn trong khu vực như Thái Lan (13‰),
Malaysia (9‰), Singapore (3‰).
- Chất lượng nguồn nhân lực việt nam
Nhân lực Việt Nam: Thừa số lượng, thiếu chất lượng
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia lại đưa ra cảnh báo trên, bởi theo Tổng cục Thống kê,
hiện Việt Nam có khoảng 48 triệu người trong độ tuổi lao động nhưng số lao động qua đào tạo
nghề chỉ đạt 30%.
Theo một báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mới đây, năng suất lao động của Việt
Nam chỉ bằng khoảng 1/5 so với Malaysia và 2/5 Thái Lan và 1/15 lao động Singapore. Trong
một nghiên cứu mới đây của ILO/ADB với tựa đề “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập

8
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung,” các chuyên gia của ILO và ADB cho rằng,
lao động Việt Nam thiếu chuyên môn, chưa được đào tạo, các kỹ năng được trang bị không phù
hợp với đòi hỏi của thị trường và nhiều lao động phải đào tạo lại…
- Ðối mặt để giải quyết thách thức
Một vấn đề mới xuất hiện và có những tác động lớn đến chất lượng dân số cần đặc biệt lưu ý là tỷ
số giới tính khi sinh (số trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái) ở nước ta đã tăng nhanh một cách bất
thường và phức tạp. Nếu năm 1975, tỷ số này vẫn ở mức tự nhiên 105/100 tăng lên 107/100 vào
năm 1999, thì trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến nay, tỷ số này gia tăng một cách đáng lo
ngại, luôn ở mức hơn 110, năm sau cao hơn năm trước. Theo Ðiều tra biến động dân số năm 2012,
tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam đang ở mức 112,3/100 và đang là vấn đề đáng lo ngại.
Theo Tổng cục trưởng DS-KHHGÐ TS Dương Quốc Trọng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
là do người dân còn nặng tâm lý muốn có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng và nương tựa
lúc tuổi già. Bên cạnh đó, điều kiện kỹ thuật, phương tiện chẩn đoán, lựa chọn giới tính trước sinh
và mức sinh thấp cũng ảnh hưởng đến vấn đề này. Với tình trạng này, nước ta sẽ thiếu khoảng 2,3
- 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050. Tình trạng "dư thừa" nam giới trong độ tuổi kết hôn có thể sẽ dẫn
tới tan vỡ cấu trúc gia đình. Một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn và nhiều người trong số
họ không có điều kiện kết hôn. Ðiều này sẽ gia tăng thêm sự bất bình đẳng giới như nhiều phụ nữ
phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao, tình trạng bạo hành giới, mua
bán phụ nữ sẽ gia tăng,...
Cùng đối mặt với thách thức trên, điều đáng suy nghĩ và cần có biện pháp giải quyết là chất lượng
nguồn nhân lực của Việt Nam. Nước ta đang ở thời kỳ "dân số vàng" với một lợi thế rất lớn - mỗi
năm có khoảng hơn một triệu người bước vào độ tuổi lao động. Ðó là nguồn lao động rất lớn. Tuy
nhiên, chất lượng nguồn nhân lực lại rất thấp. Tỷ lệ nguồn nhân lực, người lao động qua đào tạo
mới đạt gần 30%, tỷ lệ có bằng cấp chỉ chiếm khoảng 8%. Trong nền kinh tế thị trường toàn cầu
hóa, với chất lượng nguồn nhân lực thấp, chúng ta sẽ rất khó cạnh tranh với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Nếu giải quyết tốt vấn đề việc làm, nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo
thì đây là thời cơ có một không hai để chúng ta "cất cánh" như các "con rồng" châu Á. Ngược lại,
sẽ tạo ra gánh nặng xã hội bởi đây cũng là những đối tượng dễ bị vấp váp, sa ngã, mắc vào các tệ
nạn xã hội như nghiện hút, trộm cắp, cờ bạc, các tệ nạn xã hội khác, kèm theo nó là dịch bệnh
HIV/AIDS...
Quỹ Dân số LHQ cảnh báo: Chất lượng dân số thấp đang là yếu tố cản trở sự phát triển và đặt
Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu xa hơn. Chỉ số phát triển con người của nước ta tuy từng bước cải
thiện, nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và thấp xa so với các nước công
nghiệp. Ðể nâng cao chất lượng dân số, Việt Nam cần nhiều giải pháp đồng bộ, đòi hỏi sự vào
cuộc của tất cả các ngành, các cấp, nhất là ngành Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Nói về vấn đề
này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ rõ: Trong 10 năm tới, ngành dân số phải tập trung
vào vấn đề nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm cơ cấu dân số, mức sinh thấp hợp lý. Ðặc biệt, việc
kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, chúng ta phải triển khai bằng nhiều biện pháp
đồng bộ.
Giải quyết tốt vấn đề quy mô dân số, chúng ta sẽ giải được bài toán về nguồn nhân lực, đào tạo và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trong giai đoạn cơ cấu "dân số vàng"; bảo đảm sự
phát triển bền vững của đất nước.
Nâng cao chất lượng dân số được coi là mục tiêu số một của ngành dân số thời gian tới. Theo đó,
với mục tiêu cải thiện giống nòi, cần phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh xuống

9
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

còn dưới 1,5% vào năm 2020; giảm tỷ lệ số người mới bị tàn tật, tai nạn hằng ngày... Phấn đấu
tăng tuổi thọ bình quân lên 75 tuổi vào năm 2020; giảm tỷ lệ chết ở trẻ em dưới một tuổi xuống
mức 0,1%o; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới năm tuổi xuống mức 10% vào năm 2020...

10
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

4.Phân tích cơ cấu dân số Việt Nam


a. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
- Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
- Ý nghĩa: Quan trọng vì thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và
nguồn lao động của một nước.
- Có ba nhóm tuổi trên thế giới:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.
+ Nhóm tuổi lao động:15 -59 (đến 64 tuổi).
+ Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi.
- Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết hết 54 tuổi.
- Dân số trẻ: Độ tuổi 0 - 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.
+ Thuận lợi: Lao động dồi dào.
+ Khó khăn: Sức ép dân số lớn.
- Dân số già: Độ tuổi 0 - 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.
+ Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao
+ Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.
b. Cơ cấu dân số theo giới tính
– Khái niệm biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
Được biểu thị bằng hai công thức sau:
TNN = (Dnam / Dnữ) X 100% = ?%
Trong đó: TNN: Tỉ số giới tính; Dnam: Dân số nam; Dnữ: Dân số nữ.
Hoặc:
Tnam = (Dnam / Dtb) X 100% = ?%
Trong đó: Tnam: Tỉ lệ nam giới; Dnam: Dân số nam; Dtb: Tổng số dân.
– Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước và từng khu vực. Ở
những nước phát triển nữ nhiều hơn nam, các nước đang phát triển thì nam lại nhiều hơn nữ.
– Nguyên nhân chủ yếu do trình độ phát triển KT-XH, do tai nạn, do tuổi thọ trung bình của nữ
thường cao hơn nam và do chuyển cư.
– Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và
hoạch định chiến lược phát triển KT-XH của các quốc gia.
– Khi phân tích Cơ cấu dân số theo giới, cần phải chú ý đến khía cạnh sinh học, khía cạnh xã hội
(vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và giới nữ)…
c.Cơ cấu dân số theo lao động
– Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
Nguồn lao động
– Dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.
+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế: bao gồm những người có việc làm ổn định, có việc làm tạm
thời và những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.

11
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

+ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế: bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và
những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.
Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
– Khu vực I: Nông-lâm- ngư nghiệp
– Khu vực II: Công nghiệp-xây dựng
– Khu vực III: Dịch vụ
=>Xu hướng hiện nay là tăng ở khu vực II và III, giảm khu vực I
d.Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
– Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống
của một quốc gia.
– Dựa vào:
+ Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.
+ Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các
nước đang phát triển và kém phát triển.
e. Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân
Trong nhiều năm qua, tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên hiện đang có vợ hoặc có chồng của tỉnh
là tương đối cao, kết hôn ở tỉnh ta là khá phổ biến. Số liệu cho thấy, 64% nam giới hiện đang có
vợ và 62% phụ nữ hiện đang có chồng. Hầu như toàn bộ nam giới đều đã từng kết hôn trong
cuộc đời của mình. Ở nhóm tuổi 50-54 có 99% nam giới đã từng kết hôn, trong khi đó 4% nữ
giới ở nhóm tuổi này chưa từng kết hôn (độc thân). Tuy nhiên, phụ nữ thường lấy chồng sớm nên
tỷ trọng dân số nam từ 15 tuổi trở lên chưa vợ cao hơn 10 điểm phần trăm so với tỷ trọng này của
nữ chưa chồng (34% so với 24%).
Phổ biến hơn nữ. Trước tuổi 30, nữ giới kết hôn nhiều hơn so với nam giới. Ở nhóm tuổi trẻ
nhất 15-19, chỉ hơn 1% nam giới đã từng kết hôn, trong khi 8 trên 100 nữ giới ở nhóm tuổi đó đã
từng kết hôn. Ở nhóm tuổi 20-24, phần trăm đã từng kết hôn của nữ cao gấp hơn 2 lần của nam
(53 so với 22%). Sau tuổi 35, tỷ trọng đã từng kết hôn của nữ giới bắt đầu thấp hơn so với nam
mặc dù tỷ lệ đáng kể nữ giới ở nhóm tuổi này là góa. Ở nhóm tuổi cuối cùng của thời kỳ sinh đẻ
(45-49), vẫn còn hơn 4% nữ giới chưa kết hôn.
Số liệu Tổng điều tra đã rút ra một mô hình kết hôn quan trọng theo tuổi và giới tính, nữ kết
hôn sớm hơn nam. Ở độ tuổi dưới 30, tỷ trọng chưa kết hôn của nữ thấp hơn của nam. Điều đó nói
rằng, nam kết hôn muộn hơn nữ, nhưng cuối cùng, hôn nhân của họ là khá phổ biến; trong khi còn
một số phụ nữ vẫn chưa kết hôn vào cuối thời kỳ của độ tuổi sinh đẻ; kết hôn của nữ là tương đối
không phổ biến.
f. Cơ cấu dân số theo giáo dục.

12
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

Phần 2
1. Đánh giá các tác động bất lợi do quy mô dân số lớn tới tài nguyên đa dạng sinh học ở VN. Nêu ví
dụ?
* Tác động làm suy thái các hệ sinh thái tự nhiên.
Tăng trưởng dân số
Việt Nam có hơn 76,3 triệu người (1999), mức tăng dân số 1,8%/năm. Ở Việt Nam, tăng dân số nhanh là
một trong những nguyên nhân làm suy thoái ĐDSH. Sự gia tăng dân số đòi hỏi gia tăng nhu cầu sinh hoạt:
lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi lượng tài nguyên thì hạn hẹp, nhất là tài
nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu dẫn tới phải mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng,
thu hẹp diện tích nơi sinh cư của động vật hoang dã, gây suy thoái ĐDSH.
Dân số Việt Nam phân bố không đều. Khoảng 77% dân số sống ở vùng nông thôn và miền núi. Tỷ lệ tăng
dân số ở vùng núi (vùng có mức ĐDSH cao) cao hơn ở vùng đồng bằng. Ví dụ trong khu vực BTTN Nà
Hang (Tuyên Quang, tỷ lệ tăng dân số 2,8-3,5%/năm, ở khu vực Ba Bể, tỷ lệ tăng dân số còn cao hơn 3,5-
5%/năm.
Dân số vùng núi và vùng ven biển tăng nhanh nhất định sẽ gây áp lực dẫn tới khai thác quá mức tài nguyên
thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản, gây tác động tiêu cực tới môi trường và các
HST.
Sự di dân
Ở miền Bắc, từ năm 1960, chính phủ động viên khoảng 1 triệu người từ vùng đồng bằng lên khai hoang và
sinh sống ở vùng núi. Cuộc vận động này đã làm thay đổi hẳng sự cân bằng dân số ở vùng núi phía bắc.
Sau năm 1975, chính sách phân bố lại dân cư vào khai hoang những vùng đất ít người ở miền Đông Nam
Bộ và Tây Nguyên. Đặc biệt từ những năm 1990, nhiều đợt di cư tự do từ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ kể cả động đồng bản làng người dân tộc ở vùng núi phía Bắc vào các tỉnh phía Nam, tập trung
nhiều ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Kết quả của các cuộc di cư có tổ chức theo kế hoạch và di cư
tự do đã làm tăng đáng kể dân số ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và lẽ dĩ nhiên đã gây ảnh hưởng
rõ rệt đến tài nguyên rừng và ĐDSH ở các vùng này, nơi vốn có tài nguyên đất đai thuận lợi cho hệ sinh
vật tự nhiên phát triển.
Việc chuyển đổi đất rừng và các vùng ĐNN thành đất canh tác nông nghiệp cùng với việc sử dụng không
có kiểm soát phân bón, thuốc trừ sâu là những yếu tố quan trọng dẫn đến tuỵệt chủng loài, và sự mở rộng
đô thị hóa cũng dẫn đến mất mát hay phá vỡ các HST. Sự gia tăng dân số hiện nay tại các HST giàu ĐDSH,
do cả tăng tự nhiên lẫn do di cư, đã khiến cho những nỗ lực bảo tồn ĐDSH ngày càng khó khăn và mâu
thuẫn với nhu cầu của con người.
* Tác động làm suy giảm các loài tự nhiên.
Quần thể loài người đã vượt quá ngưỡng chịu đựng sinh thái
Dựa vào các tính toán so sánh mối tương quan giữa kích thước cơ thể với diện tích nơi cư trú, các nhà khoa
học đã thấy rằng quần thể loài người hiện đã lớn gấp 30 lần giá trị dự kiến. Chúng ta đã bước vào thời kỳ
mà số lượng người, mức tiêu thụ trên đầu người và những ứng dụng của công nghệ đã làm biến đổi các quá
trình địa lý và khí hậu toàn cầu.
Sự gia tăng dân số song hành với sự gia tăng của các loài vật nuôi cây trồng
Người ta ước tính rằng tổng trọng lượng của 10 tỷ động vật nuôi trên thế giới lớn gấp 2 lần tổng trọng lượng
của toàn nhân loại. Cả con người và các loài vật nuôi cùng có tốc độ tăng số lượng quần thể tương tự nhau.
Vật nuôi và cây trồng cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn và nơi cư trú. Chất thải gia súc và tồn dư
của phân bón, thuốc trừ sâu là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đối với sông ngòi và các HST biển và ven bờ.
* Tác động làm suy giảm các nguồn ghen quý hiếm

13
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331
Các hợp chất có nguồn gốc thực vật đang chiếm một phần tư tổng các loại dược phẩm hiện nay. Việc chuyển đổi đất
sang các mục đích sử dụng khác nhau của con người như canh tác nông nghiệp, phát triển đô thị và khu công nghiệp,
cùng với sự du nhập vô tình cũng như có chủ đích các loài ngoại lai, đang là hai nguyên nhân quan trọng nhất hiện
nay khiến cho các loài thực vật bị tuyệt chủng. Hơn nữa, dân số đông đúc và sự di chuyển dễ dàng của con người từ
nơi này sang nơi khác đã tạo điều kiện cho các loại bệnh truyền nhiễm rất dễ bùng phát trong khi các nguồn hợp chất
để bào chế ra thuốc lại đang bị mất dần.
Càng ngày các vi sinh vật gây bệnh, các loài chuột, bọ gây hại và các loại cỏ dại càng thích nghi với những HST do
con người tạo ra hay làm biến đổi đi. Danh sách ngày một dài thêm các bệnh nguy hiểm của con người là một minh
chứng cho nhận định trên. Một số bệnh, trong đó điển hình có virus HIV, Ebola và cúm gà, đã được khẳng định là dịch
bệnh truyền nhiễm từ động vật sang con người.
Với những sức ép lớn lao kể trên của dân số đến tính ĐDSH, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để ổn định và
thậm chí giảm bớt qui mô dân số. Hiển nhiên, bản thân việc giảm dân số không đủ để ngăn chặn làn sóng tuyệt chủng
các loài. Cần phải có những chương trình sâu rộng hơn nhằm vào việc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng trong
xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường theo hướng bền vững, bảo vệ các nơi cư trú giàu tính ĐDSH,
ngăn chặn sự xâm lấn của các loài ngoại lai, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các hoạt động công nông nghiệp và
làm giảm bớt những biến đổi khí hậu do con người gây ra. Tất cả những nỗ lực trên không những sẽ bảo vệ được các
HST giàu loài mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của các thế hệ mai sau.

14
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

2. Đánh giá các tác động bất lợi do quy mô dân số lớn tới tài nguyên đất ở VN. Nêu ví dụ?

Hiện trạng suy thoái đất ở Việt Nam. Ở nước ta, diện tích đất tự nhiên có khoảng 33 triệu ha (xếp thứ 58/200
nước), trong đó có 22 triệu ha đất phát triển tại chỗ và 11 triệu ha đất bồi tụ. Bình quân đất tự nhiên theo
đầu người rất thấp: 0.44 ha/người (2001), bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Bình quân
đất nông nghiệp chỉ khoảng 0,12 ha/ người.
Do dân số tăng nhanh mà diện tích đất không tăng nên đã không đủ đất để sử dụng do đó phá vỡ quy hoạch,
thiếu đất nông nghiệp, thiếu lương thực.
Do nhu cầu sử dụng nên đã khai thác quá mức các dạng tài nguyên trong lòng đất, làm thay đỏi cấu trúc bề
mặt đất gây xói mòn vào thoái hóa đất (vd như khai thác than, dầu khí, khoáng sản đang diễn ra phổ biến ở
nước ta.)
Thiêu đất công tác nên chặt phát rừng. phá rừng ngập mặn, du canh du cư một thời gian gây ra chảy rừng,
đất trống đồi trọc lũ lụt, sạt lở làm suy giảm tài nguyên đất.
Ô nhiễm môi trường đất do các chất bảo vệ thực vạt, phân bón, chất thải công nghiệp, chất hóa học khó
phân giải. do toàn tích của cuộc chiến tranh để lại cũng gây tác động có hại tới môi trường đât.
Khí thải gây ô nhiễm tại các nhà máy, khu công nghiệp gây hiệu ứng nhà kisnhbieesn đổi khí hậu trái
đấtnóng lên, làm nước biển dâng xâm nhập mặn. mất đất canh tác, lại lên cao phá rừng lấy đất.
Luân canh cây trồng không có thời gian bỏ hoá thích hợp: Trước đây, mật độ dân số thấp cho phép thời
gian bỏ hoang cho cây rừng đủ dài để hồi phục lại các đặc tính của đất. Ngày nay, gia tăng dân số và thời
gian bỏ hoá buộc phải co ngắn lại đã làm cho đất trở nên không bền vững.
Sự luân phiên cây trồng không thích hợp: Do kết quả của sự tăng dân số, thiếu đất đai và áp lực kinh tế,
những người nông dân ở một số vùng đã áp dụng luân phiên cây trồng cao độ giữa các cây trồng. Điều này
là nguyên nhân góp phần làm suy giảm độ phì nhiêu của đất.
Sự chiếm hữu đất đai: Sự thuê đất và quyền sử dụng không hạn chế đất đai. Những người nông dân sẽ
không tự nguyện đầu tư vào các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai nếu như quyền sử dụng nguồn
tài nguyên này trong tương lai của họ không được bảo đảm. Có hai loại quyền sở hữu dẫn đến tình trạng
này đó là sự thuê đất và quyền sử dụng không hạn chế đất đai. Những người chủ đất hiện nay thường ở các
thành phố, còn đất đai thì được trồng trọt bởi những người thuê đất. Tuy nhiên, việc thuê đất như vậy không
khuyến khích duy trì đất đai lâu dài, mà chủ yếu là quan tâm cho thu hoạch trước mắt.
Hậu quả của sự suy thoái đất
Sự suy thoái đất là một trong những yếu tố sinh thái có hại nghiêm trọng đối với sự sống trên hành tinh của
chúng ta. Ngay từ những thời kỳ lịch sử xa xưa, con người đã chứng minh rằng đất đai là tư liệu sản xuất
đặc biệt nhất của xã hội loài người, là tài sản quý giá nhất của con người. Chỉ có từ đất chúng ta mới có
được các loại lương thực, thực phẩm và nguyên liệu hữu cơ để tồn tại và phát triển như ngày nay. Chính vì
vậy, thực chất của nhiều cuộc chiến tranh diễn ra triền miên trên hành tinh này là những cuộc chiến xâm
chiếm giữ và bảo vệ đất đai.
Trong quá trình khai thác và sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, người ta lại nhận thấy rằng đất tuy
là tư liệu sản xuất vô giá, đặc biệt nhưng bắt đất tạo ra lương thực, thực phẩm và nguyên liệu liên tục mà
không bảo vệ nó trước những tác động thiên nhiên bất lợi, không bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho nó
thì tất yếu đất sẽ bị kiệt quệ khả năng sản xuất, bị thiên nhiên phá hủy và cũng sẽ chết như một sinh vật
trên trái đất. Sự kiệt quệ ốm đau bệnh tật và chết chóc của đất chính là sự suy thoái đất. Hậu quả của sự
suy thoái đất này thật khôn lường và tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nông lâm nghiệp và môi trường tự

15
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

nhiên, môi trường sống của con người. Sự suy thoái đất sẽ dẫn đến:
− Giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp, dẫn đến sự nghèo đói.
− Giảm sản lượng và năng suất cây trồng, vật nuôi.
− Giảm diện tích rừng tự nhiên cùng các loài động vật hoang dã.
− Tăng diện tích đất hoang mạc, sa mạc, đất trống đồi núi trọc.
− Mất cảnh quan sinh thái đặc trưng cho từng vùng.
− Ảnh hưởng đến môi sinh: đất không còn khả năng sản xuất, bị khô hạn hoặc ngập úng liên tục, bị ô
nhiễm, sẽ tất dẫn đến hiện tượng du canh du cư, mất đi các loài vật và giống cây quý hiếm vốn sinh
trưởng và phát triển trên đất ban đầu, con người, gia súc và cây cối bị nhiễm độc sinh bệnh tật hiểm
nghèo.
− Nền kinh tế quốc gia và cộng đồng bị suy giảm hoặc là nguy cơ bị đe dọa.
Các biện pháp phong chống suy thoái đất
Biện pháp công trình: Kiến thiết đồng ruộng, xây dựng hạ tầng cơ sở sản xuất nông
nghiệp: hồ chứa nước, đường giao thông
Biện pháp thủy lợi: Hệ thống tưới và tiêu nước.
Biện pháp sinh học và hữu cơ: Đa dạng hóa cây trồng - chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
hệ thống luân canh, xen canh, gối vụ, sử dụng cây phân xanh, cây vật liệu nông nghiệp phủ
đất, bón phân hữu cơ.
Biện pháp thâm canh: Làm đất, chọn giống, kỹ thuật gieo trồng, tưới nước, bón
phân, chăm sóc và bảo vệ cây trồng
Biện pháp kinh tế-xã hội: Đầu tư các chương trình/dự án cải tạo đất và khắc phục sự
suy thoái đất. Xây dựng thể chế, pháp chế cải tạo môi trường bị ô nhiễm gây suy thoái đất.

16
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

3.Đánh giá các tác động bất lợi do quy mô dân số lớn tới tài nguyên nước ở VN. Nêu ví dụ?

. “Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở Việt Nam Hiện trạng về tài nguyên nước ở Việt Nam
Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô
nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị.
Thực trạng ô nhiễm nước mặt: Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con song chính còn khá
tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm
tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy
giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như: BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ô nhiễm
nước mặt khu đô thị: các con sông chính ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con
song ô nhiễm nặng nhất trong hệ thống song Đồng Nai, có một đoạn song chết dài trên 10km. Giá trị đo
thường xuyên dưới 5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan ( 0.04 mg/l) Với giá trị gần bằng 0 như vậy,
các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống.
Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt
với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác... Việc khai thác quá mức
và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng
bằng bắc bộ và đồng bằng song Cửu Long. Khai thác nước quá mức cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm
nhập mặn ở các vùng ven biển. Nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chon lấp gia cầm bị dịch bệnh không
đúng quy cách.
Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (đồng bằng song
Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit, colifom chủ yếu là đồng bằng song Cửu Long), dầu và kim loại
kẽm... Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và nhiều
khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày,
với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3
nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con
sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như
các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không được trang
bị hệ thống xử lý nước thải.
Tác động
- Quy mô dân số lớn, nhu cầu sử dụng nước nhiều, áp lực lên nguồn nước.
- Để gia tăng môi trường sống con người phá rừng, lấp ap, chiếm soongsan ruộng nên mất khả năng giữ nước của
đất, lượng nước bề mặt không đc thẩm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông, rạch ra biển gây thất thoát nước,
ô nhiễm môi trường biển. Láy sông làm chợ buôn bán, chất thải ra sông.
- Ô nhiễm nguồn nước do chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thủy lợi. từ các chất
bảo vệ thực vật trong đất thẩm thấu vào nguồn nước.
- Ô nhiễm sụt lún, nhiễm mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới ddaatsdo khai thác nước tràn lanthi công giếng không đúng
kỹ thuạt.
- Diện tích ao hồ sông suối thu hẹp do phát triển đô thị, đất ở tăng, xây dựng csc công trình dân sinh gây lụt, trượt
lở,…
- Ô nhiễm môi trường nước tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại gây bệnh cho con người phát triển mạnh.

Các biện pháp bảo vệ nguồn nước

Quan tâm bảo vệ nguồn nước Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn
đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý

17
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng. Bên cạnh đó, chiến dịch
truyền thông nâng cao nhận thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cần phải áp dụng
những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ
quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản suất
kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường. Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những điều
thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh.

> Các biện pháp trong nông nghiệp

Quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho từng tiểu vùng cần phải xét đến tính phù hợp về điều kiện thổ
nhưỡng, tập quán canh tác, nguồn nước cấp, mức tăng trưởng dân số trong những năm tới.

18
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

4.Đánh giá các tác động bất lợi do quy mô dân số lớn tới tài nguyên khoáng sản ở VN. Nêu ví dụ?

Bùng nổ dân số không chỉ tạo nên áp lực đối với nguồn tài nguyên mà còn là khâu liên kết dẫn tới các quá
trình khai thác làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên đó. Quan điểm về mối quan hệ tương hỗ giữa
dân số và điều kiện môi trường là mối quan hệ phức tạp, đa dạng và chứa đựng nhiều biến số. Môi trường
là vấn đề quan trọng có tính quyết định trong sự phát triển và tiến hoá của nhân loại. Trong mối quan hệ
biện chứng giữa dân số và sự phát triển, không thể tách rời vấn đề môi trường. Dân số tăng, kinh tế phát
triển làm tăng mức sống, đồng thời làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái môi trường, mất đất đai, mất
rừng, sa mạc hoá là hậu quả của gia tăng dân số. Báo cáo của UNICEF đã viết: "Sự tăng trưởng dân số thế
giới đã làm tăng thêm sự nghiêm trọng cho khả năng bảo vệ cuộc sống của hành tinh chúng ta".

Tài nguyên Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong
tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên
phân bố không đồng đều giữa các nơi trên Trái Đất và trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài
nguyên, tạo ra sự ưu đãi của tự nhiên đối với từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia. Đại bộ phận các nguồn
tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.
- Áp lực khai thác tài nguyên khang sarnphucj vụ nhu cầu dân sinh, phát triển công nghiệp và xuất khẩu
làm cạn thiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đạc biệt là dạng tài nguyên không tái tạo.
- Các mỏ kim loại với kỹ thuật, công nghệ khai thác, chế biến không đảm bảo hoặc khai thác thủ công trái
phép gây lãng phí thất thoát tài nguyên khoáng sản.
- Khai thác không bèn vững gây sự cố môi trường như sụt lún, sạt lở, trượt lở đất, …
- Các hoạt động khai thác chế biến sử dụng khoan sản tác động đến các nguồn tài nguyên khác như gây ô
nhiễm, suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên nước, không khí, gia tăng nguy cơ gây bệnh đối với người và
sinh vật.
- Thay đổi cấu trúc bề mặt như mất rừng, đất canh tác, thay đổi cảnh quan môi trường.
- Mất cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh hoc.
VD
Sự cố tràn dầu, vỡ ống dẫn, khai khác khoáng sản trái phép nhằm trục lợi của con người,….

19
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

Phần 3

TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN KINH TẾ Ở VIỆT NAM

1. Mối quan hệ giữa dân số và lao động và việc làm

Dân số và nguồn lao động có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Dân số là cơ sở tự nhiên hình thành nên nguồn
lao động - lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Nguồn lao động là bộ phận dân số trong tuổi lao động và có khả
năng lao động - bộ phận dân số chủ lực và năng động nhất trong dân số, nó quyết định và chi phối toàn bộ hoạt động
sản xuất của xã hội.

Tích cực Tiêu cực

Mối quan hệ giữa dân số và lao Dân số chia làm 3 bộ phận: bộ Cung lao động vùng này tăng
động phận dân số thiếu niên (P0-14), lên, có thể do người lao động
dân số trong độ tuổi lao động vùng khác khỏe mạnh chuyển
(P15-59 hoặc P15-64), bộ phận đến. Đa phần số lao động di
dân số lão niên chuyển là nam giới khỏe mạnh
(P60+ hoặc P65+ ), là những trong độ tuổi còn trẻ, có trình độ
người từ 60 tuổi hoặc 65 tuổi trở học vấn và chuyên môn cao.
lên. Trong điều kiện Điều này làm cho quy mô dân số
bình thường, dân số trong độ và lao động vùng có dân số
tuổi lao động (P15-59) chiếm tỷ chuyển đi giảm xuống, già đi,
lệ cao nhất. thông thường hàng chất lượng dân số và lao động
năm số người gia nhập vào lực giảm theo, trong khi dân số và
lượng lao động nhiều hơn so với lao động vùng có lao động
số người già ra khỏi lực chuyển đến thì hoàn toàn ngược
lượng lao động. Điều đó làm cho lại.
quy mô nguồn lao động không Sự di chuyển lao động - dân số
ngừng được tăng lên, cơ cấu như vậy có thể còn dẫn đến tình
lực lượng lao động được trẻ hóa trạng cơ cấu dân số và lao
liên tục, dòng di chuyển của lao động của cả hai vùng bị mất cân
động diễn ra nhiều và mạnh hơn, bằng, ảnh hưởng đến hôn nhân
chất lượng nguồn nhân lực sẽ và gia đình. Hôn nhân có thể
được cải thiện hơn so với một bị đẩy lùi lại hoặc được thúc đẩy
dân cư già, với số người già nhanh hơn, điều đó ảnh hưởng
chiếm đa phần trong dân số. đến mức sinh và dân số,
lao động tương lai của cả 2
vùng. Trong nhiều trường hợp,
do cung lao động tăng vượt
quá cầu và quy mô nguồn lao
động quá lớn đã gây nên nhiều
áp lực về việc làm. Cạnh
tranh trên thị trường lao động để
tìm kiếm việc làm trở nên khốc
liệt hơn. Muốn có việc làm
và việc làm với thu nhập cao,
đòi hỏi những người tham gia
vào quá trình lao động phải
có trình độ chuyên môn cao

20
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

Mối quan hệ giữa dân số và việc Quy mô dân số tăng, nhu cầu về việc làm khó tạo ra, tỷ lệ thất
làm lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu nghiệp cao, thanh niên đến tuổi
dùng lớn. Để thảo mãn nhu cầu lao động không tìm được việc
tiêu dùng tăng lên do số lượng làm hoặc tìm kiếm việc làm
dân số đông hơn đòi hỏi phải mở khó khăn, đa phần người dân
rộng và phát triển sản xuất, đa không muốn sinh đẻ nhiều, vì sợ
dạng hóa các ngành nghề hoạt con cái của họ sinh ra và khi lớn
động. Điều đó dẫn đến số chỗ lên bị rơi vào tình cảnh thất
làm việc sẽ được tạo ra nhiều nghiệp, không có công ăn việc
hơn, cơ cấu việc làm biến đổi làm, cuộc sống và tương lai của
theo. chúng gặp nhiều khó khăn.

Cơ cấu dân số quyết định cơ cấu Việc làm ảnh hưởng đến mức
tiêu dùng. Mỗi độ tuổi, giới tính, chết của dân cư. Làm việc với
nghề nghiệp, nơi cư trú, dân tộc, cường độ lao động cao trong
tôn giáo... đều có tâm lý, sở môi trường khắc nghiệt, độc hại,
thích, mốt tiêu dùng khác nhau. ô nhiễm... sẽ ảnh hưởng đáng kể
Nhu cầu tiêu dùng lại rất đa đến sức khỏe và tuổi thọ, rủi ro
dạng và phong phú. về chết cao hơn.

2. Mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế

Quan sát mức gia tăng dân số và thành tựu đã đạt được của tăng trưởng kinh tế ở các nước hoặc khu
vực sẽ thấy một thực tế là: Đối với các nước đã phát triển, mức GNP bình quân đầu người rất cao song
tỷ lệ gia tăng dân số lại rất thấp do mức sinh thấp. Ngược lại, đối với nhiều nước chậm phát triển, trong
khi mức bình quân GNP đầu người rất thấp thì tỷ lệ gia tăng dân số lại cao.

Khi dân số tăng nhanh có thể làm cho chất lượng nguồn nhân lực giảm xuống hoặc ở mức thấp và hầu
như không cải thiện được. Điều này trước hết liên quan đến việc cung cấp không đầy đủ dinh dưỡng
và chăm sóc ytế cho trẻ em và cả người lao động, trình độ học vấn thấp và lao động phần lớn không
được đào tạo.

Do đó, năng suất lao động không cao, khiến cho tổng sản phẩm quốc dân tăng chậm. Tăng nhanh dân
số ở các nước nghèo là bất lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Phát triển kinh tế đòi hỏi không những tăng trưởng kinh tế mà còn cả dịch chuyển cơ cấu của nền kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá dẫn đến dịch chuyển cơ cấu lao động.

TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

3.1 Mối quan hệ giữa dân số và hệ thống giáo dục


3.1.1. Ả nh hưởng của dân số lên hệ thống giáo dục
Qui mô và tốc độ gia tăng dân số tác động đến phát triển giáo dục
Tác động trực tiếp thể hiện ở chỗ: qui mô dân số lớn là điều kiện để thúc đẩy mở
rộng qui mô của giáo dục. Nếu tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường trong tổng số dân (ký
hiệu là e) tương đối ổn định hoặc giảm rất chậm thì quy mô của nhu cầu giáo dục phổ
thông (E) phụ thuộc vào quy mô dân số (P).

21
BẢN QUYỀN: LẠI ĐỨC TRƯỜNG + ĐOÀN THỊ HIỀN
LH: 01688 376 331

Ta có phương trình:
E=P×e
Do đó việc tăng hay giảm qui mô dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay
giảm quy mô nhu cầu giáo dục. Ở nước ta, do quy mô dân số tăng nhanh nên số lượng
học sinh phổ thông cũng không ngừng tăng lên.

Cơ cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng đến phát triển giáo dục
Qui mô của nền giáo dục tương ứng với dân số này có số học sinh Tiểu học > HHCS
> THPT. Ngược lại ở những nước có cơ cấu dân số già cấu trúc của nền giáo dục tương
ứng sẽ có số lượng học sinh Tiểu học < THCS < THPT.
Phân bố địa lý dân cư ảnh hưởng đến phát triển giáo dục
Ở thành thị và các vùng đông dân, kinh tế thường phát triển hơn. Vì vậy, ở những
nơi này hệ thống giáo dục cũng phát triển hơn, nên trẻ em có nhiều cơ hội được đến
trường hơn những vùng kém phát triển dân cư thưa thớt.

22

Вам также может понравиться