Вы находитесь на странице: 1из 43

ĐẠI CƯƠNG ÔN TẬP MÁY ĐIỆN – LÝ THUYẾT

I. Khái niệm máy điện :


Câu 1 : Định nghĩa và phân loại máy điện :
 Định nghĩa :
- Máy điện là thiết bị điện từ, có nguyên lý làm việc dựa vào hiện tượng
cảm ứng điện từ.
- Bao gồm : mạch điện và mạch từ.
- Chức năng : Biến đổi cơ năng thành điện năng hoặc ngược lại, biến đổi
thông số điện năng như biến đổi điện áp, dòng điện, tần số góc, góc pha

 Phân loại :
- Dựa theo chuyển động tương đối của các bộ phân máy : máy điện tĩnh và
máy điện quay.
- Dựa theo dòng điện : máy điện 1 chiều, máy điện xoay chiều.
- Dựa theo tốc độ quay của roto và tốc độ quay của từ trường quay : máy
điện đồng bộ và máy điện không đồng bộ.
- Dựa theo công dụng : máy phát điện, máy biến áp, động cơ điện….
Câu 2 : Định luật cảm ứng điện từ trong máy điện :
- Khi từ thông ɸ biến thiên xuyên qua vòng dây dẫn, trong vòng dây sẽ
−𝑑𝑓𝑖
xuất hiện sức điện động cảm ứng e, tính theo công thức: e =
𝑑𝑡
- Chiều sức điện động cảm ứng được xác định theo quy tắc vặn nút chai.
−𝑑𝑓𝑖
- Cuộn dây có W vòng, sức điện động cảm ứng của cuộn dây: e = 𝑊
𝑑𝑡
- Trường hợp thanh dẫn chuyển động trong từ trường
I: cường độ dòng điện
L: chiều dài thanh dẫn
FI: lực điện từ
- Chiều lực điện từ FI xác định bằng quy tắc bàn tay trái .
Câu 3 : Ở chế độ máy phát điện cơ năng biến đổi thành điện năng và ngược lại :
- Nguyên lý : Khi thanh dẫn quay đặt trong từ trường sinh ra 𝑣⃗, xuất hiện
⃗⃗ ( định luật sức điện động ), xuất hiện 𝑖⃗, xuất hiện ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑒⃗ = 𝑣⃗. 𝑙. 𝐵 ⃗⃗ (
𝐹đ𝑡 = 𝑖⃗. 𝑙. 𝐵
định luật lực điên từ ).
- Giải thích : Vì 2 định luật điện từ cơ bản trên mang tính thuận nghịch nên
bất kỳ máy điện quay nào cũng có thể làm việc thuận nghịch, nghĩa là có
thể biến đổi từ cơ năng sang điện năng hoặc ngược lại.

II. Máy biến áp :


Câu 1 : Tổ nối dây máy biến áp :
 Mắc Y-Y

 Mắc Y- Δ

 Mắc Δ-Y
 Mắc Δ- Δ

Câu 2 : Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp:
 Cấu tạo : Dây quấn, lõi thép và vỏ máy.
 Nguyên lý làm việc : Dựa vào nguyên lý cảm ứng điện từ.
- Khi ta nối dây quấn sơ cấp vào nguồn điện xoay chiều điện áp U 1 sẽ có
dòng điện sơ cấp I1.
- Dòng điện I1 sinh ra từ thông fi biến thiên chạy trong lõi thép. Từ thông này
móc vòng đồng thời với cả hai dây quấn sơ cấp và thứ cấp được gọi là từ thông
chính.
- Theo định luật cảm ứng điện từ:
𝑑𝑓𝑖
e1 = - W1
𝑑𝑡
𝑑𝑓𝑖
e2 = - W2
𝑑𝑡
W1, W2 là số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp.
- Khi máy biến áp có tải, dưới tác động của sức điện động e2, có dòng điện
thứ cấp I2 cung cấp điện cho tải.
- Từ thông fi biến thiên hình sin fi = fiMax sinWt
Ta có:

𝐸1 𝑊1
k= = , k được gọi là hệ số biến áp.
𝐸2 𝑊2
- Bỏ qua điện trở dây quấn và từ thông tản ra ngoài không khí ta có:
𝑈1 𝐸1 𝑊1
≈ = =k
𝑈2 𝐸2 𝑊2

- Bỏ qua mọi tổn hao trong máy biến áp, ta có:


𝑈1 𝐸1 𝑊1
U2 I2 ≈ U1 I1 suy ra ≈ = =k
𝑈2 𝐸2 𝑊2

 Tỉ số máy biến áp 3 pha :


𝑁1
- Nối ∆/∆ : 𝐾𝑑â𝑦 =
𝑁2
𝑈1 𝑑â𝑦 √3𝑈1 𝑝ℎ𝑎 𝑁1
- Nối Y/Y : 𝐾𝑑â𝑦 = = =
𝑈2 𝑑â𝑦 √3𝑈2 𝑝ℎ𝑎 𝑁2

𝑈1 𝑝ℎ𝑎 𝑁1
- Nối ∆/𝑌 : 𝐾𝑑â𝑦 = =
√3𝑈2 𝑝ℎ𝑎 √3𝑁2

𝑁1
- Nối Y/∆ : 𝐾𝑑â𝑦 = √3
𝑁2

 Tỉ số MBA 1 pha:
𝑁1
𝐾𝑑â𝑦 =
𝑁2

Câu 7: công thức tính hiệu suất máy biến áp,đối với máy biến áp công nghiệp thì
đạt cực đại khi nào?
*Công thức tính hiệu suất máy biến áp:
Công thức tính hiệu suất máy biến áp là tỉ số giữa công suất đầu ra 𝑃2 và đầu ra
𝑃2
𝑃1 : 𝜂= × 100
𝑃1

* đối với máy biến áp công nghiệp thì đạt cực đại khi tổn hao không đổi bằng tổn
hao biến đổi, hay tổn hao sắt bằng tổn hao đồng.
Câu 8: Trình bày sự thay đổi điện áp của máy biến áp. Vẽ giản đồ biểu diễn sự
thay đổi điện áp theo đặc tính tải?
*giản đồ biểu diễn độ thay đổi điện áp theo đặc tính tải:
Câu 9: trong trường hợp tải MBA tải không đối xứng thì thành phần dòng điện
thứ tự không ảnh hưởng như thế nào trong trường hợp đấu Y/Y Y/∆
Câu 10: trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của MBA từ ngẫu, sơ đồ đấu
dây; MBA từ ngẫu 3p và 1p?
- Biến áp tự ngẫu là loại MBA chỉ có 1 loại dây quấn. Khi điện được phát ra từ
máy phát điện nó sẻ đi qua những máy biến áp để đưa lên lưới điện,đồng thời 1
phần sẽ qua 1 máy biến áp tự ngẫu để nhà máy điện tự dùng , do vậy mới có
tên là Máy biến áp tự dùng mà chỉ có trong nhà máy điện
- Thông thường một MBA sẽ có cuộn dây sơ cấp và cuộn thức cấp tuy nhiên đối
với máy biến áp tự ngẫu thì hai cuộn dây này sẽ được nối liền với nhau một phần
làm nhiệm vụ như cuộn sơ cấp và một phần làm nhiệm vụ như cuộn thứ cấp giống
như một MBA thông thường ,trong chiếc máy này có một cuộn dây cảm ứng đấu
theo kiểu hình sao ,khi đấu 3 pha thì đầu dây này sẽ đấu với đầu cuối của dây kia
.Cuộn này có tác dụng tiêu diệt các sóng hài bậc cao xuất hiện trên đường dây
,hoặc chúng cũng được lắp trong các tủ bù công suất phản kháng .MBA tự ngẫu
được dùng trong lưới điện 220 kv trở lên đến đường dây truyền tải 500 kv bắc
nam đồng thời nó có năng lực truyền tải từ
cuộn sơ cấp sang cuộn thứ cấp thông qua hai đường chính là trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua từ thông .
*sơ đồ của MBA từ ngẫu 1 pha:

*Sơ đồ MBA từ ngẫu 3 pha:


Câu 11:Các loại máy biến áp đặc biệt và công dụng:
+ MBA ba dây quấn:
công dụng : nâng cao được chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của trạm biến áp cần
thiết của trạm sẽ ít hơn và tổn hao vận hành cũng nhỏ hơn
+ MBA từ ngẫu:
công dụng:
1.MBA từ ngẫu dùng để liên lạc giữa các hê thống điện có các cấp điện áp khác
nhau trong hệ thống điện như: 110-220,220-500,330-750k
2. MBA tự ngẫu dùng để mở máy các động cơ không đồng bộ công suất lớn
3. MBA tự ngẫu dùng rộng rãi làm nguồn cho các thiết bị điện sinh hoạt
4. MBA tự ngẫu dung ở các phòng thí ngiệm để thay đổi điện áp liên tục
+ MBA hàn hồ quang:
công dụng: là loại MBA đặc biệt dùng để hàn hồ quang điện
+ MBA đo lường:
+máy biến điện áp:
Công dụng: biến điện áp cao thành điện áp nhỏ để đo lường và điều khiển
+máy biến dòng điện:
công dụng: dùng để biến dòng điện lớn thành dòng điện nhỏ để đo lường bằng
các dụng cụ đo tiêu chuẩn và điều khiển
Câu 12: Các điều kiện vận hành song song máy biến áp? Các trường hợp vận
hành song song máy biến áp không thõa mán điều kiện.
Các điều kiện vận hành song song máy biến áp:
- Các máy biến áp phải cùng tổ đấu dây
- Các máy phải cùng tỷ số biến đổi, hoặc chênh nhau không quá 0,5%.
- Điện áp ngắn mạch Uk chênh nhau không quá 10%.
Các trường hợp vận hành song song máy biến áp không thõa mán điều kiện:
II. MÁY ĐIỆN DC:
Câu 1.Cấu tạo máy điện một chiều. Kể tên các phần của mạch từ, mạch điện của
một máy phát DC
Kết cấu của máy điện 1 chiều có thể phân thành 2 phần chính là: phần tĩnh và phần
quay
Phần tĩnh gồm có:
- Cực từ chính: là bộ phận sinh ra từ trường gồm có lõi sắt cực từ và dây
quấn kích từ lồng ngoài lõi sắt cực từ
- Cực từ phụ: được đặt giữa các cực từ chính và dung để cải thiện đổi chiều
- Gông từ: dùng làm mạch từ nối liền các cực từ, đồng thời làm vỏ máy
- Các bộ phận khác :
+ Nắp máy: bảo vệ máy và cách điện
+ Cơ cấu chổi than: để đưa dòng điện từ phần quay ra ngoài
Phần quay gồm có:
- Lõi thép phần ứng: dùng để dẫn từ
- Dây quấn phần ứng: là phần sinh ra sức điện động và có dòng điện chạy
qua
- Cổ góp: Dùng để đổi chiều dòng điện xoay chiều thành một chiều
- Các bộ phận khác:
+ Cánh quạt: quạt gió làm nguội máy
+ Trục máy: trên đó đặt lõi sắt phần ứng, cổ góp, cánh quạt và ổ bi.
Các phần các phần của mạch từ, mạch điện của một máy phát DC
- Mạch từ: cực từ chính, cực từ phụ, lõi thép
- Mạch điện: dây quấn, cố góp, chổi than

Câu 2. Mặt phẳng trung tính của một máy phát DC là gì?

Câu 3. Giải thích tại sao sức điện động được sinh ra trong rotor là sức điện động
xoay chiều?
Tại vì khung dây dẫn phẳng có N vòng ,diện tích S quay đều với vận tốc ω, xung
quanh trục vuông góc với với các đường sức từ của một từ trường đều có cảm ứng
từ .Theo định luật cảm ứng điện từ, trong khung dây xuất hiện một suất điện
động xoay chiều

Câu 4. Tương tự câu 1.


Câu 51. Đặc tính của máy phát điện một chiều kích từ độc lập

a. Đặc tính ngoài U = f(I) khi It = Cte , n= Cte .

Khi I tăng, điện áp rơi trên dây quấn phần ứng tăng. Mặt khác, do phản ứng
phần ứng tăng theo I nên s.đ.đ E giảm. Kết quả là điện áp U đầu máy phát
điện giảm xuống.

Dạng của đặc tính ngoài của máy phát điện kích thích độc lập được trình bày
trên hình

b. Đặc tính điều chỉnh It = f(I) khi U = Cte , n= Cte .


Đặc tính điều chỉnh cho ta biết cần điều chỉnh dòng điện kích thích thế nào để
giữ cho điện áp đầu ra của máy phát không đổi khi thay đổi tải. Đường biểu
diễn đặc tính điều chỉnh trên hình (1-20) cho thấy khi tải tăng cần phải tăng
dòng điện kích thích sao cho bù được điện áp rơi trên Iư và ảnh hưởng của phản
ứng phần ứng . Từ không tải ( U= Uđm ) tăng đến tải định mức (I = Iđm )
thường phải tăng dòng điện kích thích lên 15 ÷ 25% .

Câu 5: Phần ứng có nhiều rãnh và nhiều thanh dẫn.


- Mục đích của việc tạo nhiều rãnh và nhiều thanh dẫn trong mỗi rãnh để có
thể đặt được nhiều cuộn dây vào phần ứng. đủ để tạo từ trường giúp máy
phát tạo ra suất điện động cần thiết.
- Ngoài ra, Khi đặt được nhiều cuộn dây vào phần ứng, có thể giúp máy phát
hoạt động ổn định, không bị đảo chiều cũng như cổ góp luôn ở trạng thái tốt
do có nhiều dây kết nối để tạo cổ góp.

Câu 6.
- Các loại kích từ của máy phát điện một chiều:

+ kích từ song song.


+ kích từ nối tiếp.
+ kích từ đọc lập.
+ kích từ hỗn hợp.
- Ứng dụng:

+ kích từ độc lập: trong các hệ thống Máy phát - động cơ, truyền động Máy cán,
Máy cắt kiM loại, thiết bị tự động trên tàu thủy, Máy bay v.v.. do có ưu điểm
điều chỉnh điện áp.
+ kích từ nối tiếp: Không được sử dụng trong thực tế do điện áp thay đổi rất
nhiều khi thay đổi tải.
+ kích từ song song: Máy phát - động cơ
+ kích từ hỗn hợp: ít sử dụng trong thực tế.
Câu 7: mục đích của biến trở kích từ:
- Thay đổi điện áp đầu vào để kích từ cho stator, trong một số trường hợp sử
dụng để điều chỉnh từ trường cho stator để động cơ hoạt động ổn định với
mức điện áp quy định.

Câu 8. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức điện động tạo ra trong máy điện dc.
- Từ thông.
- Nội trở cuộn dây, lõi từ.
-

Câu 9.
- Vì tổn hao năng lượng trong lõi từ, trong dây quấn gây ra sụt áp tại đầu ra.
10. Vẽ mạch cân bằng của phần ứng máy phát DC. Các phương trình cơ bản của
máy phát DC?
- Máy điện 1 chiều kích từ độc lập: Trong đó:
-
Eư : Sức điện đông phần ứng.
Eư= Ut + Iư.Rư
Vkt : Điện áp kích từ để tạo dòng Ikt
Eư= Ke. Ø.n
Rư là Điện trở phần ứng bao gồm (
Vkt = (Rkt +Rf ).Ikt điện trở dây quấn phần ứng +Điện trở
dây quấn cực phụ (nếu có) + điện trở
- ư
Iư= It dây quấn cuộn bù (nếu có))
- Rf : Điện trở dây quấn mạch từ.
- Rkt : Biến trở kích từ để thay đổi Ikt
-
- Máy điện 1 chiều kích từ song song:

Eư= Ke. Ø.n


Iư= It +Ikt
Ut = Eư - Iư.Rư
=(Rkt +Rf ).Ikt
-
- = It.Rt
-
- Máy điện 1 chiều kích từ nối tiếp:E = K Ø.n
ư e.

Iư= It = Ikt
Ut = Eư - Iư.Rư
=(Rkt +Rf ).Ikt
-
- Máy điện 1 chiều kích từ hỗn hợp:= It.Rt.
Eư= Ke. (Ø// + Ønt) .n
Iư= It +Ikt//
Iktnt = It
Eư= Ut + Iư.Rư + Iktnt. Rktnt
-
= Iư.Rư + Ikt// (Rkt// +Rf)
-
11. Phân biệt sức điện động, điện áp định mức, điện áp trên tải, dòng điện định
mức, dòng điện không tải, dòng điện trên tải của máy phát DC?
- + Suất điện động là phần năng lượng được tạo bởi một thanh dẫn có chiều
dài l di chuyển với vận tốc dài v trong từ trường B tạo bởi phần cảm: e=
B.l.v
- Trên toàn bộ dây quấn phần ứng: Eư= Ke. .n (v)
𝑝𝑁
- 𝐾𝑒 =
60𝑎
- + Điện áp định mức của máy phát điện điện áp lớn nhất mà máy phát điện có
thể tạo ra được : Uđm (V)
- + Điện áp trên tải là điện áp mà máy phát cung cấp cho tải: Ut (v)
- + Dòng điện định mức là dòng lớn nhất mà máy phát có thể tạo ra được Iđm
(A)
- + Dòng không tải là dòng mà máy phát hoạt động ở chế độ không tải It=0
- + Dòng trên tải là dòng mà máy phát cung cấp cho tải It (A)
12. Đường cong từ hóa của máy phát điện một chiều chỉ ra mối quan hệ giữa
hai yếu tố gì?
- Có 2 yếu tố là: giữa sức điện động E sinh ra trên 2 đầu phần ứng với dòng
điện kích thích qua dây quấn phần cảm.

13. Đối với máy phát điện một chiều kích từ độc lập và kích từ song song, khi
mạch từ chưa bão hòa, phải điều chỉnh thông số gì để giữ điện áp không đổi khi
tải tăng?
14. Chiều quay của động cơ điện một chiều được thay đổi như thế nào? Cách
đảo chiều quay của động cơ DC kích từ song song

15.Phương trình điên áp cơ bản của động cơ dc:


U=Eư +Iư.Rư
Phương trình điên áp của máy phát:
U= Eư - Iư.Rư
Trong máy phát điện, chiều của mômen điện từ và tốc độ quay ngược nhau, còn
dòng điện và s.đ.đ cùng chiều .
Trong động cơ điện thì mômen và tốc độ quay cùng chiều còn dòng điện và s.đ.đ
ngược chiều nhau.
16. Mục đích của cựa từ phụ là gì? Dây quấn cực từ phụ được mắc như thế nào?
- Cực từ phụ gồm dây quấn và lõi thép.Lõi thép thường được làm bằng thép khối.
Còn dây quấn cực từ phụ có cấu tạo giống dây quấn cực từ chính và được dùng để
cải thiện đổi chiều. Dây quấn cực từ phụ được nối nối tiếp với đây quấn của cực từ
chính. Cực từ phụ được gắn vào vỏ máy nhờ những bulong.
17.Điện trở của biến trở cuôn dây kích từ song song tăng sẽ làm cho tốc độ động
cơ tăng cho tới tốc độ đinh mức thì biến trở được khử hoàn toàn.
18. Do Rư rất nhỏ nên khi tải thay đổi từ thông đến định mức, tốc độ giảm rất ít
(khoảng 2 - 3% tốc độ định mức ) cho nên đặc tính cơ tự nhiên của động cơ điện
kích thích song song rất cứng. Với đặctính cơ như vậy, động cơ điện kích thích
song song được dùng trong trường hợp tốc độ hầu như không đổi khi tải thay đổi
(máy cắt kim loại ...).
Ở động cơ điện một chiều kích thích nối tiếp, tốc độ quay n giảm rất nhanh khi M
tăng và khi mất tải (I = 0, M = 0) có trị số rất lớn. Do đó không được cho loại động
cơ điện này làm việc ở những điều kiện có thể xảy ra mất tải như dùng đai truyền,
vì khi xảy ra đứt hoặc trượt đai truyền tốc độ quay tăng lên rất cao.

20. Thay đổi tốc độ động cơ DC:


 Thay đổi điện áp đặt vào phần ứng ( chỉ giảm tốc độ)
 Thay đổi từ thông (chỉ giảm tốc độ)
 Thay đổi điện trở phần ứng ( them điện trở phụ vào mạch phần ứng => hao
phí nhiệt trên thành phần điện trở.
21. Tốc độ cơ bản của động cơ kích từ song song được định nghĩa như thế nào?
Là tốc độ của động cơ khi mạch của phần ứng không có điện trở phụ. Có thể thay
đổi tốc độ dưới tốc độ cơ bản khi thay đổi biến trở mạch kích từ song song vì chỉ
có thể tăng điện trở cuộn kích từ nên Ikt có chiều hướng giảm nên từ thông giảm
làm cho tốc độ động cơ giảm.
22. Vì sao động cơ kích từ nối tiếp không được vận hành ở chế độ không tải ?
Vì khi hoạt động không tải, I=0 => M=0 nên theo công thức :
CM R ung
n U 
M .K C E K
Ta thấy tốc độ động cơ sẽ vô cùng lớn => gây phá hủy cổ góp, ổ bi đỡ trục động
cơ.
23. Tại sao động cơ kích từ nối tiếp có momen khởi động lớn hơn động cơ kích từ
song song có cùng công suất?
 Động cơ kích từ song song : Ta có : Iứng = - Inguồn – Ikt mà Ikt= const
 Động cơ kích từ nối tiếp : Ikt = I ứng= I nguồn
Nên cùng một công suất thì Moment khởi động của động cơ kích từ nối tiếp
sẽ lớn hơn động cơ kích từ song song.

25. So sánh độ điều chỉnh tốc độ của động cơ kích từ hỗn hợp với: (a) động cơ kích
từ nối tiếp;
(b) động cơ kích từ song song.
Kích từ hỗn hợp Kích từ nối tiếp Kích từ song song
–Động cơ kích từ hỗn – Tốc độ giới hạn ở 5000 – Tốc độ động cơ trên
hợp một chiều là kết hợp vòng/phút thực tế là không đổi,
của động cơ nối tiếp và – Cần tránh vận hành không phụ thuộc vào tải
động cơ kích từ song động cơ nối tiếp ở chế độ (tới một mô men nhất
song. không tải vì động cơ sẽ định, sau đó tốc độ giảm,
-Động cơ loại này có tăng tốc không thể kiểm xem hình), nhờ vậy loại
mômen khởi động tốt và soát được. Động cơ nối đông cơ này thích hợp
tốc độ ổn định. Tỷ lệ tiếp phù hợp với những với các ứng dụng với mô
phần trăm đấu hỗn hợp ứng dụng cần mô men men khởi động thấp, như
(tức là tỷ lệ phần trăm khởi động lớn, như cần ở các máy công cụ.
của cuộn kích từ được cẩu và tời – Có thể điều khiển tốc
đấu nối tiếp) càng cao thì -Động cơ ĐMnt khả năng độ bằng cách lắp thêm
tốc độ mô men khởi động quá tải lớn về momen.khi điện trở nối tiếp với phần
của động cơ càng cao có cùng một hệ số quá tải ứng (giảm tốc độ) hoặc
dòng điện như nhau thì lắp thêm điện trở nối tiếp
momen của ĐMnt lớn hơn với mạch kích từ (tăng
momen của ĐMđl tốc độ)
-Momen cua ĐMnt không
phụ thuộc vào sụt áp trên
đường dây tải điên, nghĩa
là nêu giữ dòng điện cho
động cơ định mức thì
momen động cơ cũng là
định mức , cho dù động
cơ nối ở đầu dường dây
hay cuối dường dây.

26. So sánh momen khởi động của động cơ kích từ nối tiếp với momen khởi động
của động cơ kích từ song song.
 Động cơ kích từ song song : Ta có : Iứng = - Inguồn – Ikt mà Ikt= const
 Động cơ kích từ nối tiếp : Ikt = I ứng= I nguồn
Nên cùng một công suất thì Moment khởi động của động cơ kích từ nối tiếp
sẽ lớn hơn động cơ kích từ song song.

28. Điện áp trên đầu cực của máy phát kích từ song song khi giảm khi tải tăng?
Giải thích.
- Máy phát điện một chiều kích thích song song có dây quấn kích thích được
nối song song với dây quấn phần ứng để có thể tự sinh ra dòng điện kích
thích cần thiết mà không cần nguồn điện bên ngoài.
- Ta đã biết, khi máy ngừng hoạt động, trong lõi thép cực từ, gông từ còn lại
từ dư. Nếu để hở mạch kích thích ( It  0 ) và quay máy phát điện đến tốc độ
định mức, do có từ thông dư trong dây quấn phần ứng sẽ cảm ứng được suất
điện động E và trên cực máy sẽ tạo ra một điện áp U = (2 ÷ 3)% U dm Uđm.
U
It 
Nếu nối kín mạch kích thích thì trong nó sẽ có dòng điện rtvới rt là
điện trở của mạch kích thích. Kết quả là sinh ra s.đ.đ Itwt. Nếu suất điện
động này sinh ra từ thông có chiềutrùng với từ thông d ư thì máy sẽ đuợc
tăng kích từ, điện áp đầu cực sẽ tăng và cứ tiếp tục như vậy máy sẽ tiếp tục
tự kích thích được. Nếu từ thông sinh ra ngược chiều với từ dư thì máy sẽ bị
khử từ,
không thể tự kích và tạo ra điện áp được . Đó là lý do vì sao điện áp trên đầu
cực của máy phát kích từ song song lúc giảm lúc tăng.

30. Cực từ phụ trong máy điện một chiều: vị trí, chức năng và cách đấu dây
quấn cực từ phụ.
- Vị trí: đặt xen kẽ với cực từ chính, được gắn vào vỏ máy bằng bu lông.
- Chức năng: hạn chế tia lửa điện và cải thiện sự đổi chiều động cơ.
- Cách đấu dây: dây cực từ phụ mắc nối tiếp với phần ứng.
31. Cách đảo chiều quay của động cơ một chiều kích từ song song.
- Giữ nguyên phần ứng, đổi chiều kích từ
- Giữ chiều kích từ, đổi chiều phần ứng
32. Các phương pháp điều khiển tốc độ của động cơ điện một chiều.
Từ phương trình tốc độ:
ω = (Uư – IưRư)\ (kΦ) (1)
Suy ra để điều chỉnh ω :
- Điều chỉnh Uư:
Khi thay đổi điện áp phần ứng thì tốc độ động cơ thay đổi theo phương trình (1).
Vì từ thông của động cơ không đổi nên độ dốc của đặc tính cơ không đổi, còn tốc
độ không tải lí tưởng thì phụ thuộc vào điện áp điều khiển Uư của hệ thống, do đó
có thể nói đây là phương pháp triệt để nhất.ưu
- Thêm Rp:
Mắc nối tiếp Rp vào phần ứng =>Rư tăng lên => ω giảm.
Ưu điểm là đơn giản, điều chỉnh liên tục, nhưng thêm Rp nên tổn hao, không kinh
tế.
- Điều chỉnh từ thông:
Khi từ thông giảm thì tốc độ quay của động cơ tăng lên trong phạm vi giới hạn.
Nhưng khi từ thông thay đổi thì moment, dòng điện cũng thay đổi nên khó tính
toán chính xác dòng điều khiển va moment tải nên phương pháp này ít áp dụng.
33. Hãm động năng động cơ điện một chiều.
Hãm động năng là trạng thái động cơ làm việc như một máy phát, khi xảy ra hãm
động năng do có năng lượng cơ học của động cơ tích lũy trong quá trình làm việc
trước đó biến nhiệt năng tiêu tán dưới dạng nhiệt trong quá trình hãm.
Có 2 loại hãm động năng:
- Hãm động năng kích từ độc lập
Để thực hiện hãm động năng kích từ độc lập thì khi động cơ đang quay thì ta cắt
phần ứng ra khỏi lưới điện 1 chiều và đóng vào 1 điện trở hãm, mạch kích từ vẫn
được nối như cũ.
Khi hãm động năng kích từ độc lập, năng lượng chủ yếu được tạo ra do động năng
củ động cơ tích lũy nên công suất tiêu tốn chỉ ở trên mạch kích từ.
- Hãm động năng kích từ tự kích
Nhược điểm của hãm động năng kích từ độc lập là mất điện lưới thì không thực
hiện hãm được do cuộn dây kích từ vẫn còn nối với nguồn.
Để khắc phục tình trạng đó người ta sử dụng phương pháp hãm động năng kích từ
tự kích.
 Hãm động năng kích từ tự kích xảy ra khi động cơ đang quay, ta cắt phần
ứng lẫn cuộn kích từ ra khỏi lưới điện và đóng vào 1 điện trở hãm.
 Động năng tích lũy trong động cơ, cho nên động cơ vẫn quay và làm việc
như 1 máy phát tự kích biến cơ năng thành nhiệt năng trên các điện trở.
Trong quá trình hãm, tốc độ giảm dần và dòng kích từ cũng giảm dần, do đó từ
thông của động cơ cũng giảm dần và là hàm tốc độ, vì vậy đặc tính cơ có dạng phi
tuyến.
34. Vẽ sơ đồ nguyên lý các loại động cơ một chiều: kích từ độc lập, kích từ nối
tiếp, kích từ song song, kích từ hỗn hợp. Ứng dụng.
Error! Bookmark not defined.

Ứng dụng:
- Động cơ 1 chiều kích từ độc lập: hỗ trợ trong mạng 1 chiều ở các phương tiện
vận tải: quạt gió, máy bơm…
- Động cơ 1 chiều kích từ nối tiếp: sử dụng trong truyền động xe cộ với máy có
công suất lớn. Vd: cần trục, động cơ đề xe…
- Động cơ 1 chiều kích từ song song: sử dụng trong truyền động không điều khiển,
khởi động mềm. Vd: máy cắt, máy khoan…
- Động cơ 1 chiều kích từ hỗn hợp.

35/ Nguyên lý hoạt động máy phát DC?


Nguyên lý hoạt động động cơ DC?
TL:
- Máy phát gồm một khung dây hai đầu nối với hai phiến góp. Khung dây và
phiến
góp được quay quanh trục của nó với một vận tốc không đổi trong từ trường
của hai cực nam châm. Các chổi than đặt cố định và luôn tì sát vào phiến
góp. Khi cho khung quay theo định luật cảm ứng điện từ, trong thanh dẫn sẽ
cảm ứng nên sức điện động e = B.l.v
Với B là từ cảm nơi thanh dẫn quét qua, l là chiều dài thanh dẫn nằm trong
từ trường, là tốc độ dài của thanh dẫn.
Chiều của sức điện động được xác định theo quy tắc bàn tay phải
b/ Động cơ điện
Động cơ điện 1 chiều là 1 máy điện biến đổi năng lượng điện của dòng 1 chiều
thành cơ năng. Trong qua trình biến đổi đó 1 phần năng lượng của dòng xoay chiều
bị tiêu tán do các tổn thất trong mạch phần ứng và mạch kích từ phàn còn lại năng
lượng được biến thành cơ năng trên trục động cơ.
Khi có dòng điện 1 chiều chạy vào dây quấn kích từ và dây quấn phần ứng sẽ sinh
ra từ trường ở phàn tĩnh .từ trường này có tác dụng tương hỗ lên dòng điện trên dây
quấn phần ứng tạo nên momen tác dụng lên rotor làm cho rotor quay . Nhờ có vành
đảo chiều(cổ góp) nên dòng điện xoay chiều được chỉnh lưu thành dòng 1 chiều
đưa vào dây quấn phần ứng . Điều này làm cho lực từ tác dụng lên thanh dẫn dây
quấn phần ứng không bị đổi chiều và làm động cơ quay theo 1 hướng
36/ Cách thay đổi sdd và thay đổi chiều sdd máy điện DC?
- Sức điện động cảm ứng của dây quấn phần ứng : Eư = Cư .Ф.n
Với Cư = pN/60a : hệ số kết cấu , N tổng số nhánh thanh dẫn
Sức điện điện động phần ứng tỉ lệ với từ thông dưới 1 cực từ và tốc độ quay phần
ứng . nghĩa là muốn thay đổi Eư thì phải tác động lên Ф hoặc n.

37/ Cách thay dổi momen điện từ và đổi chiều momen điện từ máy điện DC?
- Khi máy điện làm việc trong dây quấn phần ứng sẽ có dòng điện chạy qua
.Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện sẽ sinh ra momen điện từ
trên trục máy
Mđt = Btb . N . Iư/2a .l .Dư/2
Momen điện từ của máy điện 1 chiều được tạo nên do sự tác động tương
hỗ giữa từ trường phần cảm và từ trường dòng điện trong thanh dẫn
phần ứng . Monmen này tác dụng lên phần ứng
Vậy muốn thay đổi momen điện từ ta phải thay đổi dòng điện phần ứng hoặc thay
đổi dòng điện kích từ .
+ Ở chế độ máy phát , Mđt ngược chiều với moment quay của động cơ sơ cấp tác
dụng lên rotor, nên có tác dụng như momen cản .
+ Ở chế độ động cơ , Mđt đóng vai trò moment quay , chiều quay của máy cùng
chiều quay của moment . Công suất điện từ đã chuyển công suất điện Eư Iư thành
công suất cơ Mđt .ω

38/ Đặc tuyến ko tải và tải của máy phát DC?(tùy loại kích từ)
50/ Phân loại máy phát điện 1 chiều?
MÁY PHÁT KÍCH TỪ ĐỘC LẬP: phần cảm được cung cấp bằng nguồn DC
độc lập với nguồn điện DC phát ra từ phần ứng.
MÁY PHÁT KÍCH TỪ SONG SONG: phần cảm đấu song song với phần ứng.
Trong trường hợp này muốn máy phát sinh ra được điện áp, máy phát cần thỏa
mản các điều kiện tự kích. MÁY PHÁT KÍCH TỪ NỐI TIẾP: phần cảm đấu nối
tiếp với phần ứng. Trong trường hợp này máy chỉ phát ra điện năng khi đang mang
tải, trường hợp không mang tải máy không thể phát ra điện năng.
MÁY PHÁT KÍCH TỪ HỔN HỢP: với lọai máy phát này trên stator có hai bộ
dây quấn kích thích ; một bộ dây đấu song song với phần ứng và bộ dây kích thích
còn lại đấu nối tiếp với phần ứng. Trong trường hợp kích từ hổn hợp, tùy theo sơ
đồ đấu dây, ta có máy phát kích tứ hổn hợp mắc rẽ dài hay rẽ ngắn. Ngòai ra tùy
theo tính chất thuận từ hay nghịch từ của các thành phần dây quấn kích thích ta có
máy phát kích từ hổn hợp cộng hay hổn hợp trừ .
40. Hãy vẽ sơ đồ đấu nối và trình bày nguyên lý hoạt động máy điện (máy
phát và động cơ) kích từ độc lập, song song, nối tiếp. Hãy vẽ sơ đồ tương
đương và các phương trình cơ bản của các máy điện này

MÁY PHÁT ĐIỆN MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP


Sơ đồ Máy phát điện kích từ độc lập
Phưong trình cân bằng điện áp
Mạch phần ứng: U = Eư –RưIư
Mạch kích từ : Ukt = Ikt ( Rkt + Rđc)
Khi dòng điện I tải tăng, dòng điện phần ứng I ư tăng, điện áp U giảM xuống do hai
nguyên nhân:

 Tác dụng của từ trường phần ứng làM cho từ thông fi giảM, kéo theo sức điện
động Eư giảM.
 Điện áp rơi Rư.Iư tăng.

Đường đặc tính ngoài U=fi(I) khi tốc độ và dòng điện kích từ không đổi
Đường đặc tính điều chỉnh Ikt = fi(I) , khi giữ điện áp và tốc độ không đổi
Máy phát kích từ độc lập có ưu điểM về điều chỉnh điện áp, thường gặp trong các hệ
thống Máy phát - động cơ, truyền động Máy cán, Máy cắt kiM loại, thiết bị tự động
trên tàu thủy, Máy bay v.v
MÁY PHÁT ĐIỆN KÍCH TỪ SONG SONG
Để Máy có thể thành lập điện áp, cần thiết phải có từ dư và chiều từ trường dây quấn
kích từ phải cùng chiều từ dư
Phương trình cân bằng điện áp
Mạch phần ứng : U = Eư –RưIư
Mạch kích từ : U=Ikt (Rkt +Rđc)
Phương trình dòng điện: Iư =I+Ikt
Khi dòng điện tải tăng, dòng điện phần ứng tăng, ngoài hai nguyên nhân làM điện
áp U giảM như Máy phát điện kích từ độc lập, ở Máy kích từ song song khi U giảM,
làM cho dòng điện kích từ giảM, từ thông và sức điện động càng giảM.
Đường đặc tính ngoài dốc hơn so với Máy kích từ độc lập
Đường đặc tính điều chỉnh của Máy phát điện Ikt=fi(I) khi U,n không đổi

MÁY PHÁT ĐIỆN MỘT CHIỀU KÍCH TỪ NỐI TIẾP


Dòng điện kích từ là dòng điện tải, do đó khi tải thay đổi, điện áp thay đổi rất nhiều,
trong thực tế không sử dụng Máy phát kích từ nối tiếp.
Khi I tải tăng, dòng điện Iư tăng, từ thông fi và Eư tăng, do đó U tăng,
Khi I = (2-2,5)IđM, Máy bão hoà, thì I tăng U sẽ giảM.
41. Mạch từ lúc không tải máy điện một chiều (hình vẽ, các thành phần sức từ
động).

Từ trường chính và từ trường tản : Tiế t diên ̣ cắ t ngang của máy điên ̣ 1
chiề u 4 cưc ̣ .
hG: chiề u cao gông từ
hC: chiề u cao cưc ̣ từ
: chiề u rôn ̣ g khe hở không khí
hrăng: chiề u cao răng phầ n ứ ng
hư: chiề u cao lưng phầ n ứ ng
0 : từ thông chính
 : từ thông tản.
Muc đich cua viêc nghiên cưu mach tư luc không tai la xac đinh sưc điên đông
cầ n thiế t để tao ̣ ra từ thông  theo yêu cầ u của thiề t kế . Khi máy điên ̣ môt chiề
̣ u
làm viêc ̣ không tải thì I ư = 0, từ thông trong máy là do cưc ̣ từ chính tao ̣ ra . Phầ n
từ thong đi vào phầ n ứ ng goi ̣là từ thông chính hay từ thông khe hở 0. Từ thông
này cam ưng nên sứ c điên ̣ đôn ̣ g trong dây quấ n khi phầ n ứ ng quay và tác dun ̣ g
với dòng điên ̣ trong dây quấ n để sinh ra moment 0 la phân chu yêu chiêm đai đa
sô cua tư thông cưc tư 0 la phân chu yêu chiêm đai đa sô cua tư thôn g cưc ̣ từ
C. môt phầ ̣ n nhỏ của C không đi qua phầ n ứ ng mà đi từ cưc ̣ này sang cự kia
thì goi ̣là từ thông tản 
C = 0 + 
C = 0 +  = 0 ( 1 + 0 ) = t . 0
Trong đó: t : hê ̣số tản từ , thườ ng t = 1,15  1,28

42. Phản ứng phần ứng và sự đổi chiều dòng điện của máy điện một chiều.
Khi Máy điện Một chiều không tải, từ trường trong Máy chỉ do dòng điện kích từ
gây ra gọi là từ trường cực từ .
Từ trường cực từ phân bố đối xứng, ở đường trung tính hình học AB
Ở đường trung tính hình học có cường độ từ cảM B = 0, thanh dẫn chuyển động qua
đó không cảM ứng sức điện động .
Khi Máy điện có tải, dòng điện Iư trong dây quấn phần ứng (rôto) sinh ra từ trường
phần ứng .Tác dụng của từ trường phần ứng lên từ trường cực từ gọi là phản ứng
phần ứng. Từ trường trong Máy là từ trường tổng hợp của từ trường cực từ và từ
trường phần ứng .
Hậu quả của phản ứng phần ứng
Từ trường trong Máy bị biến dạng
Đường trung tính hình học AB đến vị trí Mới gọi là trung tính vật lý A1B1 với góc
lệch thường nhỏ và lệch theo chiều quay của rôto khi là Máy phát điện, và ngược
chiều quay của rôto khi là động cơ điện.
Khi tải lớn, dòng điện phần ứng lớn, từ trường phần ứng lớn, từ thông fi của Máy bị
giảM xuống, kéo theo sức điện động phần ứng Eư giảM, điện áp Máy phát U giảM .
Ở chế độ động cơ, từ thông giảM làM cho MôMen quay giảM, và tốc độ động cơ
thay đổi
Để khắc phục hậu quả trên, người ta dùng cực từ phụ và dây quấn bù .
Từ trường cực từ phụ và dây quấn bù ngược chiều với từ trường phần ứng nhằM
triệt tiêu từ trường phần ứng .

43. Các kiểu quấn dây phần ứng máy điện một chiều. Mạch nhánh song song
của máy điện một chiều.
44. Quan hệ điện từ trong máy điện một chiều.
Câu 45 : Trình bày về phản ứng phần ứng và cách trừ bỏ ảnh hưởng của
phản ứng máy điện 1 chiều ?
+ Khi Máy điện Một chiều không tải, từ trường trong Máy chỉ do dòng điện kích từ
gây ra gọi là từ trường cực từ .
Từ trường cực từ phân bố đối xứng, ở đường trung tính hình học AB , thanh dẫn
chuyển động qua đường trung tính AB không cảm ứng sức điện động .
Khi Máy điện có tải, dòng điện trong dây quấn phần ứng (rôto) sinh ra từ trường
phần ứng .Tác dụng của từ trường phần ứng lên từ trường cực từ gọi là phản ứng
phần ứng. Từ trường trong Máy là từ trường tổng hợp của từ trường cực từ và từ
trường phần ứng .
+ Ảnh hưởng của phản ứng phần ứng
Từ trường trong Máy bị biến dạng
Đường trung tính hình học AB đến vị trí Mới gọi là trung tính vật lý A1B1 với góc
lệch thường nhỏ và lệch theo chiều quay của rôto khi là Máy phát điện, và ngược
chiều quay của rôto khi là động cơ điện.
Khi tải lớn, dòng điện phần ứng lớn, từ trường phần ứng lớn, từ thông của máy bị
giảm xuống, kéo theo sức điện động phần ứng giảm, điện áp máy phát giảm .
Từ thông giảm làm cho mômen quay giảm, và tốc độ động cơ thay đổi
+ Để trừ bỏ ảnh hưởng trên, người ta dùng cực từ phụ và dây quấn bù .
Từ trường cực từ phụ và dây quấn bù ngược chiều với từ trường phần ứng nhằm
triệt tiêu từ trường phần ứng
Câu 46 : Các loại máy điện 1 chiều theo phương pháp kích từ .
Dựa vào phương pháp cung cấp dòng điện kích từ, người ta chia máy điện một chiều
ra các loại sau:
+Máy điện một chiều kích từ độc lập :Dòng điện kích từ của máy lấy từ nguồn điện
khác không liên hệ với phần ứng của máy
+Máy điện một chiều kích từ song song : Dây quấn kích từ nối song song với mạch
phần ứng
+Máy điện một chiều kích từ nối tiếp :Dây quấn kích từ mắc nối tiếp với mạch phần
ứng
+Máy điện một chiều kích từ hỗn hợp : Gồm 2 dây quấn kích từ: dây quấn kích từ
song song và dây quấn kích từ nối tiếp, trong đó dây quấn kích từ song song thường
là chủ yếu

Câu 47 : Đặc tính của động cơ điện 1 chiều kích từ độc lập và song song .
+ Kích từ độc lập
Đường đặc tính ngoài U = f(I) khi tốc độ và dòng điện kích từ không đổi. Đường đặc
tính điều chỉnh Ikt = f(I), khi giữ điện áp và tốc độ không đổi .Ưu điểm: điều chỉnh
điện áp dễ dàng, thường gặp trong các hệ thống máy phát động cơ để truyền động
máy cán . Nhược điểm là cần có nguồn điện kích từ riêng.
+ Kích từ song song
Đường đặc tính làm việc được xác định khi điện áp và dòng điện kích từ không đổi
(U = const, Ikt = const). Đó là các đường quan hệ giữa tốc độ n, mômen M, dòng
điện phần ứng Iư và η (hiệu suất) theo công suất cơ trên trục động cơ . Ta nhận thấy,
động cơ kích từ song song có đặc tính cơ cứng và tốc độ hầu như không đổi khi công
suất trên trục động cơ thay đổi. Chúng được dùng nhiều trong các máy cắt kim loại,
các máy công cụ v.v… Khi có yêu cầu cao về điều chỉnh tốc độ, ta dùng động cơ
kích từ độc lập.
Câu 48 : Đặc tính của động cơ điện 1 chiều kích từ nối tiếp
Đường đặc tính cơ mềm, mômen tăng thì tốc độ động cơ giảm. Khi không tải hoặc
tải nhỏ, dòng điện và từ thông nhỏ, tốc độ động cơ tăng rất lớn có thể phá huỷ động
cơ về mặt cơ khí, vì thế không cho phép động cơ kích từ nối tiếp mở máy không tải
hoặc tải nhỏ. Động cơ được phép làm việc với tốc độ n nhỏ hơn tốc độ giới hạn n gh.
Trong vùng làm việc, đường đặc tính vẽ bằng đường nét liền. Động cơ kích từ nối
tiếp khi chưa bão hoà, mômen quay tỷ lệ với bình phương dòng điện và tốc độ giảm
theo tải, nên thích hợp dùng trong chế độ tải nặng nề, được sử dụng nhiều trong giao
thông vận tải hay các thiết bị cầu trục.
Câu 49 : trùng câu 20
Câu 50 : Phân loại máy phát điện 1 chiều .
Có 4 loại chính :
- Máy phát điện 1 chiều tự kích độc lập ( Separated Dyamo)
- Máy phát điện 1 chiều tự kích từ :
+ Kích từ song song ( Shunt Dyamo )
+ Kích từ nối tiếp (Series Dyamo )
+ Kích từ hỗn hợp ( Compound Dyamo )

Вам также может понравиться