Вы находитесь на странице: 1из 59

Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.

P1

Mục lục
Trang
Mục lục 1
Lời cảm ơn 3
Mở đầu 4
Giải thích các ký hiệu viết tắt được sử dụng 5
Chương 1: Tổng quan lý thuyết 6
I. GAMMA OXIT NHÔM
1.Nhôm ôxít 6
1.1 Giới thiệu về nhôm ôxít 6
1.2 Phân loại nhôm ôxít 7
1.3 Nhóm gamma nhôm ôxít 9
1.4 Nhóm delta nhôm ôxít 11
1.5 Giới thiệu về γ- Al2O3 12
1.6Tính axit của nhôm ôxít 16
1.7Cấu tạo bề mặt của γ-Al2O3 16
1.8 Diện tích bề mặt của nhôm ôxít 17
1.9 Cấu trúc xốp của nhôm ôxít 17
2. Ứng dụng của nhôm ôxít 18
2.1 Ứng dụng chung của nhôm ôxít 18
2.2 Ứng dụng của gamma ôxít nhôm 20
2.2.1Ứng dụng trong lọc hóa dầu 20
2.2.2 Ứng dụng làm chất hấp phụ 20
II.ZEOLIT
II.1. Giới thiệu về zeolit 25
II.1.1. Khái niệm về zeolit 25
II.1.2. Tính chất hấp phụ của zeolit 26
II.1.3. Ưngs dụng của zeolit X, P1 27
II.2. Giới thiệu về chất hấp phụ chứa zeolit X, P1 29
II.2.1. Zeolit X 29
II.2.2. Zeolit P1 32

Chương 2: Thực nghiệm 33


1. Điều chế nhôm ôxít hoạt tính 33

1
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

1.1. Hóa chất thí nghiệm 33

1.2. Dụng cụ thí nghiệm 33


1.3. Quy trình thực nghiệm điều chế nhôm ôxít 33
2. Trộn hôn hợp γ-Al2O3-Zeolit X, P1 35
3. Đo khả năng hấp phụ tĩnh xylen, rượu và nước cất 35
3.1. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm 35
3.2 Tiến hành thí nghiệm 36
4. Đo khả năng hấp phụ động xylen 36
4.1. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm 37
4.2. Tiến hành thí nghiệm 37
4.3.Tính toán kết quả hấp phụ 38

Chương 3. Kết quả và thảo luận


1. Hấp phụ tĩnh nước, rượu và xylen 40
1.1 Hấp phụ nước 41
1.2 Hấp phụ rượu 42
1.3 Hấp phụ xylem 43
2. Hấp phụ động xylen 44
2.1 Xây dựng đường chuẩn xylen 44
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng hấp phụ của hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 46
4. Ảnh hưởng của lưu lượng dòng tới khả năng hấp phụ của hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 48
5. So sánh khả năng hấp phụ γ-Al2O3 với hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 51
6. Kết quả phổ phân tích hồng ngoại FTIR 52
Kết luận 55

Tài liệu tham khảo 56

2
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thanh Huyền đã hướng dẫn rất tận tình và đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trường Đại Học Bách Khoa
Hà Nội, các thầy cô giáo và cán bộ thuộc phòng thí nghiệm Công nghệ hữu cơ – hóa dầu
đã chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp này đúng thời gian quy
định.
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2009
SVTH: Nguyễn Tiến Huy

3
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Mở đầu

Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sự suy giảm chất lượng không khí hiện đang là
mối quan tâm hàng đầu trên thế giới, nhất là tại các quốc gia có nền công nghiệp phát
triển. Một lượng lớn các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác nhau (VOCs) được thải vào khí
quyển hàng ngày. Trong những năm gần đây, ngưỡng cho phép của hàm lượng VOCs
trong khí thải đã được giảm xuống rất nhiều nhờ những nỗ lực tích cực của thế giới trong
việc bảo vệ môi trường. Chính phủ các nước đang ngày càng thắt chặt các quy định liên
quan đến hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong các nguồn khí thải ra môi trường. Công
nghệ xử lý các chất VOCs gây ô nhiễm hiện nay được chia thành hai nhóm: công nghệ
phân hủy (gồm phương pháp oxy hóa nhiệt và oxy hóa xúc tác), và công nghệ thu hồi
(gồm phương pháp hấp phụ, hấp thụ, ngưng tự và tách qua màng lọc). Để đạt được hiệu
quả làm sạch cao, người ta có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Hấp phụ là
phương pháp làm sạch hiệu quả nhất khi các khí gây ô nhiễm ở nồng độ thấp (cỡ ppm
hoặc dưới ppm), hơn nữa, các chất hấp phụ có thể tích mao quản lớn để chứa đựng các
phân tử chất khí gây ô nhiễm và có thể thu hồi lại một cách dễ dàng. Cho đến hiện tại, kỹ
thuật hấp phụ mới chỉ được ứng dụng 10% trong xử lý các chất gây ô nhiễm, nhưng tỷ lệ
này sẽ tăng lên nhanh chóng trong tương lai gần do tính hiệu quả và kinh tế của nó trong
việc xử lý khí thải. Trong số các chất hấp phụ, thì hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 là chất
rất có triển vọng để ứng dụng trong ngành công nghiệp hấp phụ và xử lý khí thải, do nó
có diện tích bề mặt riêng lớn và kích thước mao quản phân bố hẹp, dễ điều chỉnh kích
thước mao quản. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng hấp phụ và các yếu tố ảnh hưởng tới
khả năng hấp phụ của hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 là rất cần thiết, kết quả nghiên cứu
sẽ là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn các điều kiện tối ưu cho quá trình hấp phụ của
hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1.

4
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Các ký hiệu viết tắt được sử dụng


VOCs: Volatile organic compounds: các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.
CAS ID (hoặc CAS RN): Số hiệu CAS, là dãy số nhận dạng của các chất hóa học, được
phân loại theo tổ chức hóa học Hoa Kỳ (http://www.cas.org/)
ChemSpider: Cơ sở dữ liệu về đặc tính và cấu trúc các hợp chất
(http://www.chemspider.com/).
MSDS, Material safety data sheets: Cơ sở dữ liệu về sự an toàn của vật liệu.
ppm, parts per million: phần triệu
vpm, volume per volume: cm3m–3

5
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Chương 1. Tổng quan lý thuyết


I.GAMMA OXIT NHÔM
1. Nhôm ôxít
1.1. Giới thiệu về nhôm ôxít
Nhôm ôxít là một hợp chất lưỡng tính có công thức Al2O3. Nhôm ôxít thường có mặt
trong các khoáng vật côrunđum, saphia, ruby hoặc alôxít, oxít nhôm, xêramíc và các
loại vật liệu khác.

Hình 1. Cấu trúc tinh thể nhôm ôxít


Dạng cấu trúc tinh thể phổ biến nhất của nhôm ôxít trong tự nhiên là α-nhôm ôxít
(trong hợp chất côrunđum), các dạng khác của nhôm ôxít như η, χ, γ, δ và θ nhôm
ôxít. Mỗi dạng nhôm ôxít có một kiểu cấu trúc tinh thể và đặc tính riêng.

6
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Bảng 1. Bảng tóm tắt các đặc tính của nhôm ôxít [1]
Nhận dạng
Số hiệu CAS [1344-28-1]
ChemSpider ID 14086
Đặc tính
Công thức phân tử Al2O3
Khối lượng mol 101,96 g/mol
Tỷ trọng 4000 kg m-3
Nhiệt độ nóng chảy 2072 0C
Nhiệt độ sôi 2980 0C
Khả năng hòa tan Không tan trong nước
Chiết suất nω=1,768 – 1,772 nε=1,760 – 1,763, Birefringence
0,008
Cấu trúc
Cấu trúc hình học Bát diện
Nhiệt hóa học
Enthanpy tạo thành ΔfHo298 −1675,7 kJ.mol−1
Entropy So298 50,92 J.mol−1·K−1
Mức độ nguy hiểm
MSDN
Tiêu chuẩn châu Âu Chưa xếp loại
Điểm bắt cháy Không bắt cháy

1.2. Phân loại nhôm ôxít


Nhôm ôxít được tạo thành từ nhôm hydrôxít đem nhiệt phân, với các nhiệt độ khác
nhau sẽ thu được các dạng cấu trúc tinh thể nhôm ôxít với các đặc tính lý, hóa khác
nhau.
Giản đồ chuyển pha của hydrôxít nhôm[2] được trình bày trong hình 2 và hình 3.

7
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Hình 2. Giản đồ thể hiện sự hình thành các dạng nhôm ôxít ở các nhiệt độ khác nhau

Gibbsite Chi Kappa Alpha

Boehmite Gamma Delta Theta Alpha

Bayerite Eta Theta Alpha

Diaspore Alpha

100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 0C
Hình 3. Nhiệt độ chuyển pha của các dạng hợp chất hydrôxít thành Bemít[3]

Trong đó:
• Bayerite (CAS RN: 20257-20-9, alpha-aluminium trihydroxide, alpha-Al(OH)3
hoặc alpha- Al2O3.3H2O)

8
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

• Boehmite (CAS RN:1318-23-6, gamma-AlO(OH) hoặc gamma-Al2O3.H2O)


• Corundum (CAS RN:1302-74-5, alpha-Alumina, Al2O3)
• Diaspore (CAS RN:14457-84-2, alpha-AlO(OH) hoặc alpha-Al2O3.H2O)
• Gibbsite (CAS RN: 14762-49-3, gamma-aluminium, gamma-Al(OH)3 hoặc
gamma-Al2O3.3H2O)
• Nordstrandite (CAS RN: 13840-05-6, beta-aluminium trihydroxide, beta-Al(OH)3
hoặc beta-Al2O3.3H2O)

Theo giản đồ trên, nhôm ôxít thu được từ sự nhiệt phân nhôm hydrôxít có hai nhóm
chính:
• Nhóm gamma nhôm ôxít thu được khi nhiệt phân nhôm hydrôxít ở nhiệt độ
không quá 600 0C, nhóm này gồm: χ- Al2O3, η- Al2O3 và γ- Al2O3.
• Nhóm delta nhôm ôxít thu được khi nhiệt phân nhôm hydrôxít ở nhiệt độ cao
khoảng 900 – 1000 0C, nhóm này gồm: δ- Al2O3; κ- Al2O3; θ- Al2O3 và α-
Al2O3.

1.3. Nhóm gamma nhôm ôxít[4]

1.3.1. χ- Al2O3

Tạo thành trong quá trình nung gibbsite trong không khí hoặc nitơ ở nhiệt độ
230 – 300 0C. χ- Al2O3 kết tinh trong hệ lục diện, ô mạng cơ sở là giả lập phương.
Nguyên tử nhôm nằm trong bát diện được bó chặt bằng các nguyên tử oxy.
Khối lượng riêng của χ- Al2O3: 3,00 g/cm3.
Thông số ô mạng cơ sở của χ- Al2O3: a = 7,95 A0; c = 13,44 A0.
Khi nung ở nhiệt độ 800- 1000 0C thì χ- Al2O3 biến đổi thành κ- Al2O3.
1.3.2. η- Al2O3
η- Al2O3 được tạo thành khi nung Bayerite ở nhiệt độ lớn hơn 2300C. Cấu
trúc của η-Al2O3 gần giống như cấu trúc của γ-Al2O3 và được ổn định bằng một số
ít nước tinh thể. Tuy nhiên lượng nước dư trong η- Al2O3 bé hơn trong γ- Al2O3.
Khi nung lượng nước dư trong η-Al2O3 tồn tại đến 9000C.
η-Al2O3 và γ-Al2O3 khác nhau về kích thước lỗ xốp, bề mặt riêng, tính axit.
Mặc dù chúng có số tâm axit như nhau nhưng lực axit ở η- Al2O3 lớn hơn.
η-Al2O3 kết tinh trong khối lập phương. Trong cấu trúc tinh thể của η-Al2O3
ion nhôm Al3+ phân bố chủ yếu trong khối tứ diện, đối với γ-Al2O3 phần lớn Al3+ ở
khối bát diện. η-Al2O3 khác với γ-Al2O3 ở mức độ cấu trúc trật tự hơn và cấu trúc
oxy bó chặt hơn.

9
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

• Khối lượng riêng của η-Al2O3: 2,50 – 3,60 g/cm3.


• Thông số ô mạng cơ sở: a = 7,90 – 7,92 A0.
• Trong khoảng nhiệt độ 800 – 8500C η-Al2O3 bị chuyển hoá thành dạng θ-
Al2O3.
1.3.3. γ- Al2O3
Dạng γ-Al2O3 không tìm thấy trong tự nhiên mà nó được tạo thành khi nung
Gibbsit, Nordstrandit và Bemit ở nhiệt độ khoảng 450 – 6000C, hay trong quá
trình phân huỷ muối nhôm từ 900 – 9500C.
Trên bề mặt của γ- Al2O3 tồn tại hai loại tâm axit: tâm axit Lewis và tâm
axit Bronsted. Tâm axit Lewis có khả năng tiếp nhận điện tử từ phân tử chất hấp
phụ, còn tâm axit Bronsted có khả năng nhường proton cho phân tử chất hấp
phụ.[4]
Tính axit của γ- Al2O3 liên quan tới sự có mặt của các lỗ trống trên bề mặt
của nó với số phối trí khác nhau. Tính bazơ do ion nhôm trong lỗ trống mang điện
tích dương không được bão hoà quyết định.
Tinh thể γ-Al2O3 có hình dáng khối bát diện. γ- Al2O3 kết tinh trong hệ khối
lập phương, dựa trên cấu trúc lập phương tâm diện (FCC). Cấu trúc của γ- Al2O3
thường được miêu tả là cấu trúc lập phương khuyết, trong đó thiếu một phần các
vị trí cation. Trong cấu trúc của γ- Al2O3 bao gồm các lớp nhôm bát diện xen kẽ
với các lớp đồng thời có cả nhôm bát diện và nhôm tứ diện (Hình 4). Mỗi cấu trúc
cơ sở chứa 32 ion oxy và 64/3 ion nhôm để phù hợp hóa trị. Ion nhôm bị khuyết cả
ở vị trí bát diện và tứ diện, nhưng tỷ lệ khuyết ở mỗi phần vẫn còn là đề tài gây
tranh cãi.

b
a

Hình 4. Cấu trúc tinh thể gamma nhôm ôxít


a. Lớp nhôm bát diện

10
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

b. Lớp nhôm bát và tứ diện


Ô mạng cơ sở của γ- Al2O3 gồm 32 ion oxy và 211/3 ion nhôm (trong spinel bình
thường có 24 ion kim loại) tức là gồm 8 phân tử Al2O3, 8 ion Al3+ (30%) được
phân bố trong khối tứ diện và 16 (70%) trong khối bát diện.
Khối lượng riêng của γ- Al2O3: 3,20 – 3,77 g/cm3.
Thông số ô mạng cơ sở: a = 7,70 – 7,96 A0; c = 7,82 – 7,92 A0.
1.4. Nhóm delta nhôm ôxít[4]
1.4.1. κ - Al2O3
κ- Al2O3 được tạo thành khi nung χ- Al2O3 ở nhiệt độ 800 – 10000C.
κ- Al2O3 kết tinh trong hệ tinh thể lục phương. Ion Al3+ phân bố trong khối bát và
tứ diện của cấu trúc bó chặt. ¼ các ion nhôm chiếm các vị trí kẽ hở của khối tứ
diện, ¾ chiếm vị trí ở khối bát diện. Các ion nhôm tứ diện được sắp xếp theo
đường zig zag dọc theo cấu trúc tinh thể (hình 1 bên trái). Ngoài ra còn có những
đường thẳng kẽ hở dọc theo cấu trúc (hình 5 bên phải).

Hình 5. Giản đồ cấu trúc tinh thể hai lớp đầu tiên của κ- Al2O3
Màu đen là các ion nhôm bát diện, màu đen là các ion nhôm tứ diện.
• Khối lượng riêng của κ-Al2O3: 3,1 – 3,7 g/cm3.
• Thông số ô mạng: a = 9,71 A0; c = 17,86 A0.
• Ở nhiệt độ 1100 – 1200 0C κ- Al2O3 chuyển thành α- Al2O3.
1.4.2. δ - Al2O3:
δ- Al2O3 tạo thành khi nung γ- Al2O3 ở nhiệt độ 600 – 800 0C, làm lạnh nhanh
nhôm ôxít nóng chảy, làm mất nước Al2O3.6H2O.
δ- Al2O3 kết tinh trong hệ tứ diện.
Khi nung δ- Al2O3 ở nhiệt độ 900 – 1050 0C sẽ tạo thành θ- Al2O3.
1.4.3. θ- Al2O3
Dạng θ- Al2O3 được tạo thành từ η- Al2O3 hoặc δ- Al2O3 ở nhiệt độ 550–1050 0C.

11
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Dạng θ- Al2O3 thể hiện một cấu kiểu spinel biến dạng. Một nửa các ion nhôm
trong tinh thể chiếm khoảng không bát diện, số còn lại ở tứ diện. Trong ô mạng
của θ- Al2O3 lớp nhôm bát diện xếp xen kẽ với lớp tứ diện.
Khi chuyển γ- Al2O3 thành θ- Al2O3 vẫn giữ nguyên cấu trúc khối đơn giản, nhưng
cấu trúc của θ- Al2O3 trật tự hơn γ- Al2O3. Tại nhiệt độ 1100- 12000C θ- Al2O3
chuyển thành corundum với sự thay đổi dạng bó nguyên tử oxy.
Khối lượng riêng của θ-Al2O3: 3,40 – 3,90 g/cm3.
Thông số ô mạng cơ sở: A = 11,24 – 11,74 A0; b = 5,72 A0; c = 11,74 A0.
1.4.4. α- Al2O3:
α- Al2O3 là dạng nhôm ôxít duy nhất có trong tự nhiên, tồn tại dưới dạng
corundum thường (bột mài, spat kim cương) hoặc dưới dạng đá quý (rubi, xafia).
α- Al2O3 được điều chế bằng cách nung các dạng thù hình của nhôm ôxít ở nhiệt
độ trên 1000 0C.
α- Al2O3 kết tinh trong hệ lập phương. Ô mạng cơ sở đơn giản nhất của α-
Al2O3 là hình thoi nhọn được cấu tạo từ 4 ion nhôm và 6 ion oxy, tương ứng với 2
phân tử Al2O3.

Hình 6. Giản đồ cấu trúc tinh thể lớp đầu tiên của tinh thể α- Al2O3
Tinh thể α- Al2O3 được cấu tạo từ các lớp ion oxy chồng lên nhau tạo thành hệ lục
diện bó chặt, giữa các lớp là ion Al3+. Ion nhôm chiếm 2/3 khoảng không của khối
bát diện. Các khối bát diện được nối với nhau bằng các cạnh, đỉnh.
1.5. Giới thiệu về γ- Al2O3
1.5.1. Cấu trúc của γ- Al2O3
1.5.1.1. Cấu trúc của tinh thể của γ- Al2O3.
Cấu trúc của nhôm ôxít được xây dựng từ các đơn lớp của các quả cầu bị
xếp chặt, lớp này có dạng tâm đối mà ở đó mọi ion O2- được định vị ở vị trí 1.
Lớp tiếp theo được phân bố trên lớp thứ nhất, ở đó tất cả các quả cầu thứ hai

12
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

nằm ở vị trí lõm sâu của lớp thứ nhất (vị trí 2). Lớp thứ ba được phân bố trên
các hố sâu khác của lớp thứ nhất (vị trí 3) (Hình 7).

1
2
1 1
3
2 2
1 1 1
3 3
2 2 2
1 1 1 1

Hình 7. Cấu trúc khối của γ- Al2O3.


Các cation kim loại trong đó Al3+ nhất thiết được phân bố trong không gian
giữa các lớp bó chặt anion. Lỗ hổng duy nhất mà ion Al3+ có thể phân bố là ở
giữa hai lớp. Một khả năng khác, các ion Al3+ nằm ở vị trí trên lỗ hổng tam
giác, lớp oxy thứ hai thuộc vị trí 2 được phân bố trên ion Al3+. Ion Al3+ trong
trường hợp này nằm ở vị trí tâm bát diện (hình 8).

Al3+

Hình 8. Sự phân bố của Al3+ trong mạng không gian.


Lớp oxy thứ hai của ôxít trong vị trí 2 phân bố trên Al3+. Nếu tiếp tục sắp
xếp bằng phương pháp này thì một ion Al3+ được bao bọc bởi 3 ion oxy, để
thoả mãn độ trung hoà điện tích thì cần thiết phải trống một trong ba vị trí của

13
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

cation. Sự thiếu vắng này dẫn đến khả năng sắp xếp trong mạng thành các hình
lục giác đều mà đỉnh là các Al3+ (hình 9).

1
O2-

1 1
Al3+
1 1 1

1 1 1 1

Hình 9. Vị trí ion Al3+ trong cấu trúc bó chặt anion.


Khi tách nước cấu trúc có thể đưa đến cấu trúc bó chặt khối lục diện chuyển
sang lập phương. Trong cấu trúc lập phương bó chặt khối bát diện rỗng chứa
các ion nằm ở trung tâm, đồng thời khối bát diện kết hợp với khối tứ diện và
tạo khoảng không gian cho các cation bé. Al3+ có thể vào khối bát diện và tứ
diện[4][5].

Hình 10. Hai lớp đầu tiên của tinh thể γ- Al2O3[6]
Trong nhôm ôxít, oxy được bao gói theo kiểu khối lập phương bó chặt, còn
đối với cation thì một trong hai cation nằm ở khối 4 mặt, cation kia nằm trong
khối 8 mặt. Ở trường hợp này khi có mặt hydro thì công thức của η-Al2O3 và
γ-Al2O3 có thể viết tương ứng: (H1/2Al1/2)Al2O4 hay Al(H1/2Al3/4)O4 trong đó
các ion nhôm nằm trong khối tứ diện. Proton không nằm trong lỗ trống tứ diện
mà nằm trên bề mặt trong dạng nhóm OH-. Như vậy một trong 8 ion O2- nằm
trên bề mặt trong dạng OH-. Điều đó có nghĩa tinh thể bé và phần lớn các
nhóm OH- nằm trên bề mặt. Vì vậy η- Al2O3 và γ- Al2O3 có diện tích bề mặt
lớn và trên bề mặt chứa nhiều OH- liên kết.

14
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Các nhôm ôxít khác nhau về tỷ lệ ion nhôm trong khối tứ diện và bát diện,
cũng như mức độ bao bọc đối xứng ion Al3+ trong lỗ trống tứ và bát diện. η-
Al2O3 chứa ion Al3+ trong khối tứ diện lớn hơn trong γ- Al2O3.
η- Al2O3 có cấu trúc lập phương bó chặt, có 2 dạng phân bố ion Al3+. Dạng thứ
1 tạo thành do sự chuyển dịch 2/3 cation từ vị trí bát diện sang tứ diện. Dạng
thứ 2, ion Al3+ chỉ phân bố trong lỗ trống bát diện.
Trong γ- Al2O3, ở lớp thứ 2 ion Al3+ chỉ phân bố trong lỗ trống bát diện, còn
lớp thứ nhất ion Al3+ phân bố đều trong lỗ trống tứ và bát diện.
1.5.1.2. Cấu trúc của γ- Al2O3 mao quản trung bình
Tùy theo phương pháp tổng hợp mà γ-Al2O3 MQTB tạo thành có cấu trúc
khác nhau. Nếu tổng hợp trong môi trường bazơ, người ta chia thành ra ba
dạng cấu trúc xác định. Đó là:
• Dạng cấu trúc với các mao quản hình trụ, sắp xếp trật tự thành hình lục
giác. Giữa các mao quản không có sự kết nối với nhau (hình 11a).
• Dạng cấu trúc không gian ba chiều, các mao quản phân bố không trật tự
tạo ra cấu trúc giống như quả cầu (hình 11b).
• Dạng cấu trúc với các mao quản sắp xếp trật tự theo lớp thành các phiến
mỏng (hình 11c).

Hình 11. Ba dạng cấu trúc hình thành khi tổng hợp trong môi trường bazơ[7]
Nếu tổng hợp trong môi trường axit, vật liệu MQTB tạo thành có thể có cấu
trúc không gian dạng lập phương (hình 12).

15
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Hình 12. Dạng cấu trúc hình thành khi tổng hợp trong môi trường axit[7]
1.6. Tính axit của nhôm ôxít
Nhôm ôxít không biểu hiện tính axit mạnh. Nhóm OH- liên kết với ion nhôm trong tứ
diện có khả năng biểu thị tính axit lớn hơn. Độ axit của nhóm OH trên bề mặt tăng
mạnh khi cạnh đó có ion Cl-. Điều này được giải thích do sự chuyển dịch điện tử từ
nhóm OH- sang Cl-.
Khi chuyển một phần bề mặt nhôm ôxít được hydrat hoá hoàn toàn…
OH- OH- OH- OH- OH- OH-
Al3+ Al3+ Al3+ Al3+
…sang bề mặt có chứa Cl- và OH-:
Cl- OH- Cl- OH- Cl- OH-
Al3+ Al3+ Al3+ Al3+
Làm tăng mạnh tính axit của các nhóm OH- còn lại. Tính axit của nhôm ôxít tăng
dần lên khi tăng số Cl- thay thế OH- trên bề mặt nhôm ôxít. Như vậy trên bề mặt
nhôm ôxít có thể thay đổi độ axit và số tâm axit[2][9][10].
1.7. Cấu tạo bề mặt của γ-Al2O3
Tính chất hóa học bề mặt của γ-Al2O3 liên quan trực tiếp đến tính chất xúc tác và
hấp phụ của chúng. γ-Al2O3 hoạt tính, ngoài Al2O3 tinh khiết thường chứa từ 1 ÷ 5%
nước. Tùy theo điều kiện chế tạo, trong γ-Al2O3 có thể chứa ôxít kim loại kiềm, ôxít
sắt, ion sunfat. Các tạp chất này có ảnh hưởng đến tính chất xúc tác của γ-Al2O3. Ví
dụ như sự có mặt của SO42- và một số anion khác làm tăng độ axit của γ-Al2O3[8].
Cấu tạo bề mặt của γ-Al2O3 cũng phụ thuộc vào nhiệt độ, γ-Al2O3 có thể hấp phụ
nước ở dạng phân tử H2O hoặc dạng ion OH-. Khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ
thường, γ-Al2O3 hấp phụ nước ở dạng phân tử H2O không phân ly. Nước liên kết với
bề mặt bằng liên kết hidro bền vững. Ở áp suất hơi nước cao, quan sát thấy quá trình
hấp phụ vật lý một lượng nước lớn, nhưng lượng nước này dễ tách ra khi nung mẫu ở
nhiệt độ 1200C. Bằng phương pháp phổ hồng ngoại đã chứng minh được rằng, ở nhiệt

16
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

độ thấp trên bề mặt γ-Al2O3 tồn tại nước ở dạng không phân ly, khi sấy mẫu ở 3000C
lượng nước phân tử không bị tách khỏi bề mặt tạo nên nhóm hidroxyl bề mặt.[8]
Ở nhiệt độ cao, ion OH- dần tách khỏi ôxít ở dạng H2O, nhưng ngay cả ở nhiệt độ
800 ÷ 10000C và áp suất chân không trong nhôm ôxít vẫn chứa một lượng nước nhất
định.
Ion OH- thể hiện tính chất tâm axit Bronsted. Trong quá trình dehidrat hóa, hai
nhóm OH- hợp lại tạo thành một phân tử nước, ion oxi ở lại trên bề mặt tạo nên cầu
oxi. Ở một khía cạnh khác có thể thấy rằng khi hai nhóm OH- ở cạnh nhau tác dụng
để lại một nguyên tử nhôm thiếu điện tử và nó thể hiện như một tâm Lewis. Như vậy,
trên bề mặt nhôm ôxít tồn tại cả hai loại tâm: tâm Bronsted và Lewis. Tâm Bronsted
và Lewis là các trung tâm xúc tác hoạt tính trên bề mặt nhôm ôxít.[1]
1.8. Diện tích bề mặt của nhôm ôxít
Nhôm ôxít là loại vật liệu mao quản trung bình, có diện tích bề mặt lớn thường từ
150 – 450 m2/g[8].
Bayerit và Gibbsit ban đầu có diện tích bề mặt riêng thấp khoảng 3 – 5 m2/g, trái
lại dạng gel Bemit có thể có diện tích bề mặt riêng lớn. γ- Al2O3 đi từ gel Bemit có
diện tích bề mặt riêng khoảng 280 – 325 m2/g, dạng δ- Al2O3 và θ- Al2O3 cũng được
tạo thành từ dạng gel Bemit và có diện tích bề mặt trong khoảng 100 – 150 m2/g. Các
dạng nhôm ôxít có diện tích bề mặt lớn phụ thuộc vào nguyên liệu, nhiệt độ và thời
gian nung.[8]
1.9. Cấu trúc xốp của nhôm ôxít
Các đặc tính quan trọng của vật liệu mao quản là bề mặt riêng, thể tích lỗ xốp,
hình dáng và kích thước mao quản.
Hầu hết diện tích bề mặt của nhôm ôxít đi từ Gibbsit, Bayerit được tạo thành từ
những lỗ xốp nhỏ có đường kính khoảng 10 – 20 A0. γ- Al2O3 chứa nhiều lỗ xốp có
đường kính 30 – 120 A0, thể tích lỗ xốp thường từ 0,5 ÷ >1 cm3/g. Khi nung dạng gel
Bemit tạo γ- Al2O3 thì lỗ xốp có đường kính khoảng 30 – 100 A0.[4]
Dùng phương pháp hấp phụ nitơ để nghiên cứu cho thấy rằng, tinh thể nhôm
trihydrôxít có diện tích bề mặt riêng lớn và thể tích mao quản không lớn. Khi nung
nóng tới nhiệt độ gần nhiệt độ bắt đầu tạo ôxít thấy xuất hiện các mao quản. Đối với
Gibbsit trong điều kiện khoảng nhiệt độ đó tạo thành một số tinh thể Bemit kết tinh
tốt, các mao quản có hình dáng cổ chai. Đối với Bayerit và Nordstrandit các mao quản
này xuất hiện ít hơn và có hình dáng khe rãnh.
Sau khi nung lên nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tạo ôxít thấy bề mặt theo BET tăng
mạnh, đa phần đường kính mao quản không vượt quá 20 A0. Tiếp tục nung đưa đến
thiêu kết thì diện tích bề mặt riêng giảm. Nung tiếp đến 5500C diện tích bề mặt riêng
giảm gấp 2 lần so với cực đại, thể tích mao quản giảm xuống còn rất bé.

17
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Khi nung Gibbsit và Bayerit ở nhiệt độ thấp xuất hiện các mao quản dạng khối
song song với bề mặt nối của hydrôxít ban đầu. Các pore dạng khối này tạo nên hệ
thống mao quản và chúng dần dần biến mất do kết quả thiêu kết trong quá trình nung.
Đối với Bemit và Diaspor khi nung bề mặt riêng cũng giảm nhưng đặc biệt vẫn giữ lại
dạng cấu trúc khe của mao quản, ngay cả khi nung chúng tới 7500C.

2. Ứng dụng của nhôm ôxít


2.1. Ứng dụng chung của nhôm ôxít

Sản lượng alumina hàng năm trên thế giới vào khoảng 45 triệu tấn, hơn 90% trong
số đó được sử dụng để sản xuất nhôm. Ứng dụng chủ yếu của nhôm ôxít là trong các
ngành công nghiệp sản xuất vật liệu chịu nhiệt, gốm, đánh bóng bề mặt và mài mòn,
một lượng đáng kể nhôm ôxít còn được sử dụng trong sản xuất zeolite, làm chất phủ
bề mặt và vật liệu chống cháy[11]. Nhôm ôxít dạng bột được sử dụng làm chất mang
trong máy phân tích sắc ký, với 3 trạng thái: bazơ (pH 9,5), dạng axit (pH 4,5) và
dạng trung hòa[12].
Trong lĩnh vực quang học, hãng GE đã phát triển “Lucalox” vào năm 1961[13], một
dạng alumina trong suốt được sử dụng trong đèn hơi natri, đèn hơi flo[14].
Trong các ứng dụng y học và sức khỏe, alumina được sử dụng để chế tạo các chi
tiết thay thế xương hông[11]. Alumina và các hợp chất hóa học của alumina được sử
dụng để lọc nước, một vài hợp chất như: nhôm sunfat Al2(SO4)3, nhôm clorohydrat
AlnCl3n-m(OH)m, natri aluminat NaAlO2 hiện đang được sử dụng để lọc bỏ các hợp
chất flo trong nước[17]. Alumina cũng có mặt trong thành phần chế tạo kem đánh răng.
Alumina được sử dụng vì độ cứng và bền của nó. Hầu hết các loại ván gỗ lát nền
hiện nay đều có lớp phủ cứng bảo vệ bên ngoài là nhôm ôxít. Vào năm 2004, công ty
3M đã phát triển một kỹ thuật tạo ra một loại vật liệu gốm mới, kết hợp từ nhôm ôxít
và các nguyên tố đất hiếm, tạo thành một loại thủy tinh rất bền, được gọi là “alumina
trong suốt” [16]. Alumina có thể được phát triển trên bề mặt nhôm nhờ quá trình anốt
hóa hoặc oxy hóa điện phân bằng plasma. Chính sự bền vững và tính mài mòn của
nhôm ôxít đã khiến nó có độ cứng rất cao, đạt tới vị trí thứ 9 trên thang chia Mohs
(thang chia tính cứng của vật liệu).
Alumina được sử dụng rộng rãi làm bột mài thô và bột mài mịn, được sử dụng
thay thế cho những loại bột mài chế tạo từ kim cương. Nhiều loại giấy nhám cũng sử
dụng nhôm ôxít tinh thể. Mặt khác, alumina có nhiệt dung riêng thấp nên được sử
dụng rộng rãi trong các hệ thống thiết bị nghiền, đặc biệt là sử dụng trong các công cụ
cắt gọt. Các loại bột nghiền alôxíte có thành phần chủ yếu là nhôm ôxít, có trộn thêm
silic, được sử dụng để chế tạo phần đầu cơ bi-a. Bột nhôm ôxít được sử dụng trong
các thiết bị mài nhẵn và khử xước đĩa CD/DVD[16].

18
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Alumina được sử dụng để sản xuất các thiết bị siêu dẫn, đặc biệt là các transitor
một electron và các thiết bị giao thoa lượng tử siêu dẫn (SQUID) [15].
Trong công nghệ hóa học, nhôm ôxít được sử dụng làm chất xúc tác, chất mang
xúc tác (dạng trơ, có tương tác với chất nền hoặc chất mang đa chức năng), chất hấp
phụ, chất kết dính[18]…Do mỗi loại nhôm ôxít có những đặc tính lý, hóa và cấu trúc
tinh thể khác nhau, nên phạm vi ứng dụng của chúng cũng rất khác nhau, ví dụ: khi sử
dụng nhôm ôxít làm chất mang, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người ta chọn các
cấu trúc nhôm ôxít khác nhau:

• Dạng gamma ôxít nhôm thường được sử dụng làm chất mang đa chức năng, vì
ngoài chức năng thông thường như: phân tán pha hoạt động của xúc tác, tăng
diện tích tiếp xúc của pha hoạt động xúc tác với môi trường, ngăn cản quá trình
thiêu kết và tái kết tinh pha hoạt động, tăng độ bền, tăng khả năng truyền nhiệt
của xúc tác... nó còn có vai trò hỗ trợ xúc tác giống như một xúc tác thứ hai[21].

Bảng 2. Một số ứng dụng của ôxít nhôm

Các ứng dụng Vai trò của Al2O3 Ví dụ sản xuất


Ankyl hoá Xúc tác Phenol
Dehyđrô hoá Xúc tác Axit focmic
Xúc tác 1- metylxyclohexan
Isome hoá
Chất mang Isophtaonitril
Hydrô desunfua hoá Chất mang Tinh chế dầu
Hyđrô denitơ hoá Chất mang Tinh chế dầu
Reforminh và vòng Xúc tác Phenolhydrozon
hoá và Chất mang Cyclohexan
Xúc tác Hyđrôcacbon
Cracking
và chất mang Naphtalen
Xúc tác Etyl ete
Hyđrô hoá
và Chất mang Ancol không no
Xúc tác Xyclolefin
Polyme hoá
và Chất mang Etylenôxít
Oxi hoá từng phần Chất mang Etylenôxít

19
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

2.2. Ứng dụng của gamma ôxít nhôm


Do có các đặc tính là bề mặt riêng lớn, cấu trúc xốp, hoạt tính cao, bền cơ, bền
nhiệt nên γ-Al2O3 được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như lọc hóa dầu, xúc tác
cho các phản ứng hóa học, chất hấp phụ…
2.2.1. Ứng dụng trong lọc hóa dầu
Trong công nghệ lọc hóa dầu γ- Al2O3 được dùng làm xúc tác để tách các cấu
tử không mong muốn, bảo vệ thiết bị lọc dầu, tăng chất lượng sản phẩm. Quá trình
Clause, γ-Al2O3 được sử dụng nhằm chuyển hóa H2S thành muối sunfua. Trong
quá trình xử lý bằng hydro, γ- Al2O3 được sử dụng như một chất mang xúc tác để
tách các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh, nitơ[19][29].
Trong quá trình isome hóa, γ- Al2O3 làm chất mang để phân tán Pt tạo xúc tác
Pt/γ- Al2O3 cho phản ứng. Ngày nay Pt/γ- Al2O3 cũng được sử dụng làm xúc tác
lưỡng chức trong quá trình reforming, trong đó Pt mang chức năng oxy hóa khử,
xúc tiến cho phản ứng hydro hóa, dehydro hóa còn Al2O3 là chất mang có tính
axit, đóng vai trò chức năng axit – bazơ thúc đẩy phản ứng izome hóa,
hydrocracking[23].
2.2.2. Ứng dụng làm chất hấp phụ
Ngày nay, ứng dụng của vật liệu lỗ xốp, vật liệu có cấu trúc mao quản ngày
càng nhiều trong công nghệ hoá học điển hình là ứng dụng hấp phụ. Vật liệu có
cấu trúc mao quản chính là vật liệu mà trong lòng nó có các ống nhỏ. Việc sắp xếp
các mao quản có trật tự hay không còn phụ thuộc vào phương pháp và quá trình
tổng hợp vật liệu.
Ứng dụng của các vật liệu mao quản là vô cùng rộng trong nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực. Nhôm ôxít hoạt tính có độ phân tán cao và cấu trúc khuyết, ở dạng γ-
Al2O3 do có thể tích mao quản và diện tích bề mặt lớn, nên được sử dụng làm chất
hấp phụ, đặc biệt là trong công nghiệp dược phẩm, đặc tính hấp phụ của γ-Al2O3
dùng để tách asen, flo trong nước sinh hoạt, tách các hợp chất đa vòng, các chất
hữu cơ dễ bay hơi và nghiên cứu khả năng tách một số chất độc trong khói thuốc
lá. Nhôm ôxít còn có vai trò quan trọng trong việc làm khô chất lỏng và khí, hấp
phụ chọn lọc trong ngành xăng dầu[20].
Nhôm ôxít mao quản trung bình có thể hấp phụ hơi nước trong quá trình bảo
quản mức độ ẩm của không khí trong các thiết bị, máy móc đặc biệt và kho chứa,
làm khô các vật liệu ở nhiệt độ thấp, bảo vệ các tranzito và các phần tử bán dẫn.
γ- Al2O3 mao quản trung bình có thể hấp phụ hỗn hợp của các hydrocacbon
nhẹ (C1 – C3), hoặc các khí có nhiệt độ sôi thấp. Để làm giàu và tinh chế các phân

20
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

đoạn dầu như phân tách các hợp chất vòng từ các parafin hay olefin thì nhôm ôxít
có thể hấp phụ hỗn hợp các vòng thơm, vòng no. Nhôm ôxít cũng có thể hấp phụ
hỗn hợp của các hydrocacbon chưa bão hòa có nhiệt độ sôi cao, các hợp chất màu
từ sáp, dầu, chất béo[23].
Nhôm ôxít mao quản trung bình hấp phụ hỗn hợp khí có nhiệt độ sôi thấp như:
các khí hiếm, không khí, nitơ ôxít, metan, axetylen trong quá trình phân tách.
Trên thực tế Mitsubishi Heavy Industries đã sử dụng nhôm ôxít mao quản
trung bình cho quá trình thu hồi các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs). Do có
diện tích bề mặt lớn mà người ta có thể thực hiện quá trình hấp phụ VOCs ở ngay
nhiệt độ thường. Sự hấp phụ bão hòa xảy ra với dòng không khí nóng ở 120 ÷
1500C[20].
a) Sử dụng nhôm ôxít hoạt tính để loại bỏ các độc tố trong khói thuốc lá
Hiện nay trên toàn thế giới hàng năm sản xuất khoảng 5,5 tỷ bao thuốc lá,
và số người hút thuốc lá là khoảng 1,1 tỷ người[40]. Ở Mỹ có nhiều nghiên cứu
về sự liên quan giữa sử dụng thuốc lá và ung thư đã được tiến hành, các nghiên
cứu ước tính rằng khoảng một phần ba trong tổng số người chết vì ung thư liên
quan tới sử dụng thuốc lá. Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90% tổng số người chết vì
ung thư phổi trên toàn thế giới, đồng thời nguy cơ bị ung thư phổi đối với
những người hút thuốc lá cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút
thuốc[35]. Chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỉ lệ
chết do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới
không hút thuốc, còn ở nữ thì gấp khoảng 12 lần[36]. Hút thuốc thụ động (hít
phải khói thuốc lá của những người hút thuốc xung quanh) cũng làm tăng nguy
cơ mắc ung thư phổi với chỉ số nguy cơ tương đối khoảng từ 1,2 đến 1,5. Khi
đồng thời hút thuốc và có tiếp xúc với yếu tố độc hại khác thì nguy cơ gây ung
thư phổi sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Việt Nam hiện vẫn là một trong những nước
có tỷ lệ nam giới hút thuốc cao nhất trên thế giới, 56%. Theo ước tính, mỗi
năm nước ta có khoảng 40.000 ca tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc
lá, con số này tại Mỹ là hơn 2,4 triệu. Một nghiên cứu khác được tiến hành ở
Anh cho thấy: mỗi năm nước này có khoảng 2700 ca tử vong trong độ tuổi từ
20 – 64, và hơn 8000 ca tử vong ở độ tuổi trên 65 do hút thuốc lá thụ động.
Khoảng 17000 trẻ em sống trong các gia đình có bố mẹ hút thuốc lá đã phải
nhập viện vì các bệnh có liên quan tới khói thuốc lá[36]. Tuy thuốc lá nguy hiểm
như vậy, nhưng nó đem lại nguồn lợi về kinh tế rất lớn, tạo công ăn việc làm
cho hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới, nên chính phủ các nước vẫn chưa
mạnh tay loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và sử dụng thuốc lá, mà chỉ cảnh báo
và đưa ra các quy định nhằm giảm hàm lượng các độc chất trong khói thuốc lá

21
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

một cách có lộ trình. Nhôm ôxít là chất hấp phụ rất có triển vọng trong tương
lai gần để ứng dụng loại bỏ các độc tố trong khói thuốc lá.
Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 chất hóa học, trong đó hơn 200 chất độc
có hại cho sức khỏe con người, bao gồm[10]:
• Hợp chất thơm đa vòng: các chất này có trong dòng khói chính của
một điếu thuốc cỡ nanogram. Trong đó có một chất đã được khẳng
định chắc chắn gây ung thư cho người đó là benzopyren.
• Các hợp chất N-nitroamin: Có trong dòng khói chính của điếu thuốc
cỡ nanogram.
• Các amin thơm bao gồm: 2-naphtytamin, 4-amino biphenyl, 2-
toludin… Các chất này cũng chỉ tồn tại trong dòng khói chính của
điếu thuốc cỡ nanogram.
• Các hợp chất hữu cơ như: benzen, acrylonitril, vinyl clorua…Các
chất này cũng tồn tại trong dòng khói chính của điếu thuốc cỡ
nanogram.
• Các hợp chất vô cơ: Gồm các chất như As, Ni, Cr, Cd, Pb, 210Po…
Đó chủ yếu là các chất gây độc và gây nghiện được chia thành ba nhóm
chính là: nhóm nicotin, nhóm monoxit cacbon và nhóm các chất gây ung
thư[38].
Như vậy, trong khói thuốc lá có rất nhiều hợp chất với các kích thước phân
tử khác nhau. So sánh sự tương đồng giữa đường kính động học của phân
tử các chất hóa học trong khói thuốc, người ta lựa chọn xylen là chất đại
diện điển hình để thực hiện quá trình nghiên cứu khả năng hấp phụ xylen
trên ôxít nhôm. Ôxít nhôm hoạt tính có kích thước mao quản phù hợp sẽ có
được sử dụng để nghiên cứu khả năng hấp phụ xylen, từ đó có thể đưa ra
các kết luận về khả năng hấp phụ các hợp chất có kích thước phân tử tương
tự như nicotin, các hydrocacbon thơm…nhằm làm giảm làm lượng các chất
độc trong khói thuốc lá. Mặt khác, do nhôm ôxít là hợp chất không độc,
không mùi, nên nó sẽ không gây hại cho người sử dụng và không làm thay
đổi mùi vị của thuốc lá, đây là đề tài mới nhất và duy nhất tại Việt Nam
hiện đang được nghiên cứu tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội và công
ty thuốc lá Thăng Long (Hà Nội).
b) Sử dụng nhôm ôxít hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
(VOCs)[35]
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs – volatile organic compounds) là các
chất hữu cơ có áp suất hơi đủ cao trong điều kiện bình thường dễ bay hơi và đi
vào không khí và gây ô nhiễm không khí. Có hàng triệu hợp chất hữu cơ dễ

22
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

bay hơi như: benzen, toluen, xylen, metan, formaldehyt, etylen glycol, n-
butanol, 1-3 butadien, axeton…. VOCs được tạo ra từ rất nhiều nguồn khác
nhau. Chúng thoát ra môi trường từ khí thải khi đốt các loại nhiên liệu như
xăng dầu, gỗ, than đá của các quá trình công nghiệp. Chúng cũng được sản
sinh ra từ ngành công nghiệp sơn, polyme, dung môi, chất lỏng làm sạch, làm
khô, hoặc các sản phẩm khác được sử dụng trong gia đình hay công sở, như
máy photocopy, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, mỹ phẩm, hóa chất dùng đánh
bóng sàn nhà…[36]
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng nồng độ của VOCs trong nhà
có khi cao gấp nhiều lần ngoài trời. Khi hàm lượng VOCs trong không khí
vượt quá 25mg/m3 thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
VOCs thải vào khí quyển, chúng kết hợp với nitơ oxit, dưới tác dụng của tia
cực tím tạo thành sương mù quang hóa:
VOCs + NO2 + O2 + ánh sáng → O3 + NO + CO2 + H2
VOCs hấp thụ tia hồng ngoại gây hiệu ứng nhà kính[36].
Khi hít phải VOCs có thể bị : nhức đầu, nôn mửa, chóng mặt, cảm thấy như bị
“say”, những người lao động tiếp xúc với VOCs trong nhiều năm có thể:
• Có vấn đề về khả năng phối hợp hoạt động trong cơ thể.
• Các vấn đề về khả năng học tập.
• Ung thư, hại thận, hủy hoại hệ thống thần kinh, hại gan….
Xylene là một trong những chất VOCs phổ biến, nó thoát ra từ quá trình sản
xuất của công nghiệp dầu mỏ, khí thải động cơ xăng, dung môi. Xylene là
dung môi quan trọng cho thuốc trừ sâu, chất béo, parafin, nhựa tự nhiên và
nhựa tổng hợp. Xylen còn dùng làm dung môi, chất pha loãng cho sơn, men,
vecni, là dung môi đóng rắn trong quá trình tổng hợp polyme, và được sử dụng
rộng rãi trong sản xuất mực in, keo dán.

23
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Bảng 3. Tính chất lý hóa đặc trưng của xylen


Các đồng phân của xylen
Tên thông thường Xylen o – xylen m – xylen p – xylen
1,2- 1,3- 1,4-
Đimêtylben
Danh pháp IUPAC Đimêtylbenz Đimêtylbenz Đimêtylben
zen
en en zen
o-Xylol; m-Xylol; p-Xylol;
Tên khác Xylol
Octoxylen Metaxylen Paraxylen
Công thức hóa học C8H10
Khối lượng mol 106,16 g/mol
Bề ngoài Chất lỏng trong suốt, không màu
Số hiệu CAS [1330-20-7] [95-47-6] [108-38-3] [106-42-3]
0,864 g/ml, 0,88 g/ml, 0,86 g/ml, 0,86 g/ml,
Tỷ trọng và pha
lỏng lỏng lỏng lỏng
Độ tan trong nước Không tan
Độ tan trong các dung Hoàn tan trong các dung môi không phân cực như các
môi khác hydrocacbon thơm
0
– 47,4 C – 250C – 480C 130C
Nhiệt độ nóng chảy
(226 K) (248 K) (225 K) (286 K)
0 0 0
138,5 C 144 C 139 C 1380C
Nhiệt độ sôi
(412 K) (417 K) (412 K) (411 K)
Độ nhớt
0,812 cP 0,62 cP 0,34 cP
(tại 200C)
Mức độ nguy hiểm
Phân loại của EU Gây hại (Xn)

3
NFPA 704 2 0

Điểm bốc cháy 240C 170C 250C 250C


Nguy hiểm và an toàn R10, R20/21, R38: S2, S25
Giới hạn nổ trong
Dưới 1% thể tích hoặc 5,3 –7,6 % thể tích
không khí
Nồng độ xylen cho
TCVN 150ppm (700mg/m3)
phép trong không khí

24
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý VOCs, có thể chia thành 2 nhóm: các
kỹ thuật phân hủy (oxy hóa nhiệt và oxy hóa xúc tác) nhằm loại bỏ các hợp
chất không mong muốn, và các kỹ thuật thu hồi (hấp phụ, hấp thụ, ngưng tự)
cho phép thu hồi các loại VOCs. Nói chung, các phương pháp hấp thụ, ngưng
tụ, oxy hóa thường được sử dụng để loại bỏ VOCs với hàm lượng lớn (trên
1%), còn phương pháp hấp phụ hiệu quả hơn khi cần loại bỏ VOCs ở nồng độ
nhỏ (cỡ ppm hoặc dưới ppm). Cho đến hiện tại, chỉ khoảng 10% ngành công
nghiệp xử lý VOCs sử dụng kỹ thuật hấp phụ, nhưng tỷ lệ này sẽ gia tăng trong
tương lai gần do sự thắt chặt các quy định về hàm lượng VOCs trong khí
thải[35]. Điều này cũng giải thích cho tốc độ phát triển nhanh chóng của các
công nghệ sử dụng chất hấp phụ trong việc xử lý, loại bỏ VOCs trong khí thải.
Than hoạt tính thường được sử dụng trong các quá trình này, do chúng có khả
năng hấp phụ cao và tính kinh tế. Tuy nhiên, khả năng thu hồi than hoạt tính là
rất khó khăn do chúng không bền nhiệt và không bền hóa. Nếu sử dụng zeolit
kị nước thì giá thành lại cao gấp 10 lần, và chúng rất nhạy cảm với sự có mặt
của hơi ẩm. Nhôm ôxít hoạt tính là chất hấp phụ rất tốt. Vì vậy hỗn hợp γ-
Al2O3-zeolit X.P1 có triển vọng trong việc sử dụng làm chất hấp phụ loại bỏ
VOCs từ khí thải.
II.ZEOLIT
II.1. Giới thiệu về zeolite
II.1.1. Khái niệm về zeolite
Cách đây hơn hai trăm năm, zeolite đã được phát hiện, tuy nhiên mãi đến tận năm
1925 mới được D. Veigel và E. Steinhof bắt đầu nghiên cứu ứng dụng trong một vài lĩnh
vực. Vào khoảng năm 1938 ÷ 1940, Barrer R.M cùng cộng tác đã bắt đầu nghiên cứu một
cách có hệ thống quá trình tổng hợp zeolite ở trong phòng thí nghiệm với điều kiện khắc
nghiệt và áp suất cao. Hơn 20 năm lại đây, người ta đã tổng hợp zeolite ở áp suất thường.
Hiện nay có khoảng 40 loại zeolite tự nhiên được tìm thấy như faujazite, sabazit,
mondenit, clinoptitonit…, trong đó chỉ có faujazite là có ý nghĩa quan trọng nhất. Các
khoáng tự nhiên này thường nằm rải rác nên quá trình tinh chế rất khó khăn, vì vậy trong
kỹ thuật thường sử dụng zeolite tổng hợp. Ngày nay, người ta đã tổng hợp được khoảng
200 loại zeolite từ hoá chất tinh khiết và khoáng sét tự nhiên.
Zeolite là các aluminosilicat tinh thể có cấu trúc không gian ba chiều với hệ thống
mao quản (pore) đồng đều và rất trật tự. Hệ thống mao quản này có kích cỡ phân tử, cho
phép phân chia (rây) các phân tử theo hình dạng và kích thước. Vì vậy,zeolite còn được
gọi là vật liệu rây phân tử. Hệ thống mao quản này có kích cỡ phân tử, thay đổi từ 3 đến
12 Ǻ.

25
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Công thức hoá học của zeolite có thể viết như sau:
Mx/n[(AlO2)x.(SiO2)y].zH2O
Trong đó:
M là cation bù trừ điện tích âm có hoá trị n.
x,y là số tứ diện nhôm và silic, thông thường y/x ≥1 và thay đổi tuỳ theo
từng loại zeolite.
z là số phân tử nước kết tinh trong zeolite.
Phần trong [] là thành phần một ô mạng cơ sở của tinh thể.
II.1.2 Tính chất hấp phụ cua zeolit
Khác với than hoạt tính, silicagel và các chất hấp phụ vô cơ khác, zeolit có cấu trúc tinh
thể với hệ thống lỗ xốp có kích cỡ phân tử và rất đồng đều, nên hấp phụ chọn lọc với
dung lượng hấp phụ lớn là đặc trưng quan trọng của zeolit.
Bản chất quá trình hấp phụ của zeolit là quá trình thu gom dần dần các chất bị hấp
phụ để lấp đầy các kênh rãnh, khoang trong tinh thể zeolit. Các cửa sổ nằm ngoài bề mặt
zeolit thì tập trung mật độ điện tử (do chứa nhiều nguyên tử oxy trong không gian bé),
các cation Si4+, Al3+ nằm sâu trong khung zeolit tạo cho bề mặt có các tương tác tĩnh điện
với các chất bị hấp phụ. Do đó, cân bằng hấp phụ được xác định bởi lực tĩnh điện và lực
phân tán.

Do có cấu trúc mạng lưới tinh thể đặc biệt, zeolit có một hệ thống các kênh rãnh
hình thành liên tục trong tinh thể, tạo nên các mao quản rất bé và các cửa lỗ mao quản là
các vòng cấu tạo đặc biệt do oxy tạo nên. Các mao quản trong zeolit có kích thước phân
tử và rất đồng đều làm cho zeolit có khả năng hấp phụ chọn lọc cao. Ngoài ra, do có tính
chất phân cực, zeolit có khả năng hấp phụ một lượng rất lớn các chất bị hấp phụ, chứa
đầy trong hệ thống kênh rãnh và các khoang.
Như vậy, tính chất hấp phụ chọn lọc của zeolit xuất phát từ hai yếu tố chính:
. Kích thước cửa sổ mao quản của zeolit chỉ cho phép lọt qua những phân tử có
hình dạng, kích thước phù hợp.
. Năng lượng tương tác giữa trường tĩnh điện của zeolit với các phân tử có momen
lưỡng cực. Điều này liên quan đến độ phân cực của bề mặt và của các chất bị hấp phụ. Bề
mặt càng phân cực hấp phụ càng tốt chất phân cực và ngược lại.
Do đó, có thể thay đổi khả năng hấp phụ chọn lọc đối với phân tử một chất cần
hấp phụ bằng cách thay đổi các yếu tố:

26
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

. Thay đổi năng lượng tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ bằng cách
cho hấp phụ một lượng nhỏ chất bị hấp phụ thích hợp trước đó.
. Thay đổi kích thước của sổ mao quản, khả năng phân cực của chất bị hấp phụ
bằng cách trao đổi ion. Giảm tương tác tĩnh điện của zeolit với các phân tử chất bị hấp
phụ bằng cách tách hoàn toàn cation ra khỏi zeolit.
Các zeolit có diện tích bề mặt ngoài nhỏ hơn rất nhiều so với bề mặt trong nên
quá trình hấp phụ của zeolit chủ yếu xảy ra ở bên trong các mao quản. Hay để thực hiện
quá trình hấp phụ các chất hấp phụ không thay thế các cấu tử tạo nên cấu trúc tinh thể mà
nó phải khuếch tán vào trong các mao quản của zeolit và nằm lại đó nếu kích thước phù
hợp với mao quản. Do đó, khả năng hấp phụ của zeolit không những phụ thuộc vào bản
chất của phân tử chất bị hấp phụ và hệ thống mao quản của zeolit mà còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác như áp suất, nhiệt độ, bản chất của mỗi loại zeolit … Sự hấp phụ trên
zeolit còn phụ thuộc vào nhiệt độ và chế độ hoạt hoá zeolit. Mục đích của việc hoạt hoá
là loại nước hấp phụ trên bề mặt zeolit để làn tăng độ hấp phụ, nhưng nếu hoạt hoá ở
nhiệt độ cao quá thì có thể dẫn tới sự phá vỡ cấu trúc tinh thể zeolit. Với zeolit A, X, Y
… dung lượng hấp phụ H2O ở 2 ÷ 4 mmHg đạt khoảng 20 ÷ 30%.
Về mặt lý thuyết, zeolit có thể hấp phụ tốt nhất các chất khi mao quản của zeolit
có đường kính động học không nhỏ hơn đường kính động học của phân tử chất bị hấp
phụ. Tuy nhiên, trong thực tế, khả năng hấp phụ tốt nhất khi các đường kính động học
này xấp xỉ nhau.

II.1.3. Ứng dụng của zeolit X, P1


Nhờ có cấu tạo với các mao quản và rãnh bên có kích thước xác định, nên zeolit là
chất hấp phụ tốt rất nhiều chất hữu cơ và vô cơ. Do tính chất hấp phụ cao và chọn lọc,
khả năng trao đổi cation cao, khả năng xúc tác tốt … nên zeolit được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống con người.
Trong nông nghiệp zeolit cũng được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cho
hiệu quả kinh tế cao như:
-Trong chăn nuôi:
Khi sử dụng zeoilt cho bò nuôi sẽ làm tăng:
. Năng suất cho sữa trung bình ngày lên từ 5 ÷ 8%.
. Tỷ lệ sống sót của bê con tăng 10%.
. Mức tăng trọng của bê tăng lên từ 6 ÷ 18%.
Khi sử dụng cho lợn sẽ làm tăng:
. Từ 15 ÷ 18% tỷ lệ sống sót của lợn con.

27
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

. Tăng thêm từ 8 ÷ 10% trọng lượng thịt của lợn.


. Chất lượng của thịt lợn cũng tăng, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực
phẩm.
. Giảm giá thành thức ăn cho lợn làm tăng chỉ số sinh lời.
Khi sử dụng cho các gia cầm khác:
. Tăng từ 5 ÷ 10% trọng lượng thịt.
. Tăng 20% tỷ lệ sống sót của vật nuôi.
. Tăng 3 ÷ 5% khả năng đẻ trứng của gà.
. Giảm từ 3 ÷ 5% tỷ lệ trứng hỏng.
Khi sử dụng làm chất tẩy khử mùi trong chuồng trại chăn nuôi:
. Khi thêm 250 gr zeolit vào 1 kg chất khử mùi, mùi bị khử 100%
. Độ ẩm của chất khử mùi đạt được 25% sau 2 ngày.
-Trong trồng trọt:
Khi đưa zeolit vào làm chất hỗ trợ đất thì sẽ làm:
. Tăng khả năng sinh trưởng của cây.
. Nâng cao giá trị của phân.
. Nâng cao năng suất cây trồng.
. Giữ lại các chất dinh dưỡng cho cây.
. Nâng cao chất lượng lâu dài của đất.
. Giảm sự mất mát chất dinh dưỡng trong đất.
. Có khả năng tạo ra môi trường pH thích hợp cho đất.
-Trong công nghiệp zeolit có thể :
. Làm sạch nước tự nhiên và nước công nghiệp. Làm sạch nước khỏi các phân
tử lơ lửng, kim loại nặng, amoni và các chất khác, giảm độ cứng của nước.
. Điều hòa các loại phân khoáng, tránh hiện tượng kết dính của phân, làm tăng
độ chắc của hạt lên từ 35 ÷ 60%.
. Làm sạch khí thải, đặc biệt hiệu quả khi sử dụng để khử SO2 và amoniac
trong khí thải của các nhà máy sản xuất hóa học (hấp phụ SO2 không dưới 15%).

28
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

. Làm xúc tác trong lọc hóa dầu: Việc tìm ra zeolit và tổng hợp được chúng đã
tạo nên bước ngoặt lớn trong ngành công nghiệp dầu khí. Ứng dựng zeolit không
những làm tăng cả về số lượng, chất lượng của các sản phẩm dầu khí mà còn góp
phần nâng cao hiệu suất của quá trình chế biến. Do những đặc tính ưu việt của nó
so với những xúc tác khác như: bề mặt riêng lớn, khả năng hấp phụ cao và chọn
lọc, có thể điều chỉnh lực axit và nồng độ tâm axit, tương đối bền nhiệt và bền
thủy nhiệt…mà zeolit trở thành xúc tác không thể thiếu trong lọc hóa dầu. Hiện
nay nó được sử dụng trong hầu hết các quá trình trong lọc hóa dầu và chiếm tới
95% tổng lượng xúc tác.
Trong đời sống và môi trường thì zeolit được dùng để hấp phụ phân tử phóng xạ
và tất cả các kim loại nặng: Zeolit có thể làm kết lại các phân tử nuclon phóng xạ ở trong
nước. Để làm sạch các loại khí có nồng độ thủy ngân là 10 mg/m3 đến tiêu chuẩn cho
phép là 0,01 mg/m3 thì chỉ cần cho các khí này tiếp xúc với quặng chứa zeolit 0,05 giây.
Nước thải có chứa amin và dầu đã hòa tan được làm sạch đến 90 ÷ 99% bằng zeolit.
Ngoài ra, do có bề mặt riêng lớn, đường kính lỗ mao quản thích hợp, tốc độ hấp
phụ nhanh và giá thành sản phẩm thấp nên zeolit còn có thể dùng để hấp phụ khí độc
trong khói thuốc lá như: khí cacbon monoxit, nicotin và các chất đa vòng ngưng tụ.

II.2. Giới thiệu về chất hấp phụ chứa zeolitX, P1


II.2.1. Zeolit X
Công thức hoá học tiêu biểu của zeolite NaX có dạng [1].
Na86[(AlO2)86(SiO2)106].264H2O.
Zeolit X thuộc họ vật liệu faujasite, SBU là các vòng kép 6 cạnh (D6R). Đơn vị
cấu trúc cơ bản của zeolit X là sodalit. Sodalit là các bát diện cụt gồm 8 mặt 6 cạnh và 6
mặt 4 cạnhdo 24 tứ diện TO4 ghép lại. Mỗi nút mạng của zeolit X đều là các bát diện cụt
và mỗi bát diện cụt liên kết với 4 bát diện cụt khác ở mặt 6 cạnh thông qua liên kết cầu
oxy. Số mặt 6 cạnh của bát diện cụt là 8 nên tồn tại 4 mặt 6 cạnh còn trống của mỗi bát
diện trong zeolit. Hình 1.10 trình bày cấu trúc khung mạng của zeolit X. Theo kiểu cấu
trúc này, một ô mạng cơ sở chứa 8 bát diện cụt. Do đó, trong một ô mạng cơ sở, tổng số
tứ diện TO4 bằng 192 và chứa 384 nguyên tử oxy.
Bảng 4: Dữ liệu cấu trúc cơ bản của zeolit X
Zeolit SBU Kiểu đối xứng Nhóm không gian Đường kính mao
quản, Å
NaX 6-6(*), 4, 6, 6-2 Cubic Fd3m 2,2 ÷ 7,4

29
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Do có sự ghép nối giữa các sodalit qua mặt 6 cạnh nên trong zeolit X có các hốc lớn
(hốc α) với đường kính khoảng 13 Å. Ngoài ra, do sự liên kết thông qua mặt 6 cạnh
nên trong zeolit X cũng tồn tại 3 dạng cửa sổ tương ứng với các mặt thông nhau của
các hốc α và β. Khi 2 hốc α thông nhau, cửa sổ được giới hạn bởi vòng 12 nguyên tử
oxy, có đường kính 7,4 Å tạo nên một cấu trúc mạng có độ rỗng cao. Các tâm hoạt
động xúc tác cho nhiều phản ứng nằm chủ yếu trong những hốc lớn này. Khi hốc α
thông với hốc β hoặc 2 hốc β thông với nhau, cửa sổ được giới hạn bởi vòng 6 nguyên
tử oxy tạo nên một hệ thống mao quản thứ cấp có đường kính 2,2 Å nhỏ hơn nhiều so
với kích thước phân tử nên ít được quan tâm trong xúc tác.

Hình 13: Cấu trúc khung mạng của zeolit X

Trong zeolit X, các cation bù trừ điện tích khung có thể di chuyển tự do trong
mao quản và chiếm các vị trí khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất cation, mức độ trao
đổi, điều kiện sử lý nhiệt và tỷ số Si/Al. Trên hình 1.10 chỉ ra các vị trí của các cation
trao đổi: tâm SI - tâm của lăng trụ lục giác; tâm SII - tâm của vòng 6 cạnh và lệch vào
hốc lớn khoảng 1 Å; tâm S’I và tâm S’II - đối xứng tương ứng với SI và SII qua các mặt
6 cạnh; tâm SIII – trong hốc lớn, xác suất lớn nhất ở gần vòng 6 cạnh. Trong một ô
mạng cơ sở bao gồm 16 vị trí SI, 32 vị trí S’I, SII, S’II; 48 vị trí SIII. Trong các cấu trúc
faujasit, tỷ số Si/Al luôn lớn hơn 1, nghĩa là số cation trao đổi cực đại không quá 96
(bằng 192/2) nên các vị trí SIII chỉ được điền một phần bằng các cation trao đổi. Khi
tăng tỷ số Si/Al, số cation nằm ở vị trí SIII giảm. Khi thay thế hoàn toàn các cation hoá
trị một bằng các cation đa hoá trị thì cá vị trí SIII hoàn toàn bị bỏ trống.

30
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Trong quá trình dehydrat, sự phân bố cation trong zeolit X bị thay đổi. Đầu tiên,
vỏ hydrat của các cation kị nước hơn bị phá vỡ và lượng nước còn lại tập trung quanh
các cation ái nước hơn. Khi nhiệt độ tăng, hàm lượng nước xung quanh các cation tiếp
tục giảm và có thể xảy ra sự phân ly nước dưới tác dụng của trường tĩnh điện cation.
Trong trường hợp này, cation có thể dịch chuyển vào các vị trí trong sodalit (tâm S’I
và S’II), ở đó nó có số phối trí cao với phân tử nước dư và mạng oxy. Tiếp tục tăng
nhiệt độ, mức độ dehydrat xảy ra mạnh hơn, cation dịch chuyển từ hốc sodalit vào
lăng trụ lục giác (tâm SI) qua vòng 6 nguyên tử oxy. Để có thể qua cửa sổ 6 oxy vào
trong sodalit và lăng trụ lục giác, dạng phối trí của cation và nước phải có sự tương
thích mạnh. Nghiên cứu quá trình trao đổi cation của zeolit faujasit với dung dịch
muối của kim loại đất hiếm cho thấy quá trình này chỉ xảy ra ở các vị trí trong hốc
lớn. Đó là do lớp vỏ hydrat của những ion này có kích thước lớn hơn cửa sổ 6 nguyên
tử oxy của hốc sodalit. Quá trình nung sẽ tách lớp vỏ hydrat và những ion này có thể
di chuyển vào bên trong sodalit để tạo phức hydroxyl với oxy mạng lưới và khi đó
zeolit đóng vai trò như một phối tử lớn. Dạng này tạo cho zeolit có tính bền nhiệt và
bền thuỷ nhiệt.
Các nguyên tử oxy mạng lưới cũng chiếm các vị trí tinh thể học khác nhau do sự
khác nhau về độ dài liên kết T – O – T và góc liên kết O – T – O, được kí hiệu O1, O2,
O3 và O4. O1 là oxy của lăng trụ lục giác cầu nối; O2 là oxy thuộc về cả vòng 6 cạnh
của lăng trụ lục giác và vòng 6 cạnh trong hốc lớn; O3 là nguyên tử oxy thuộc vòng 6
cạnh của lăng trụ lục giác và vòng 4 cạnh trong hốc lớn; O4 là nguyên tử oxy khác O2
thuộc vòng 6 cạnh của hốc lớn.
Đường kính mao quản của zeolit X nằm trong khoảng 2,2 ÷ 7,4 Å nên có thể
hấp phụ các phân tử hợp chất hữu cơ có đường kính động học lên tới 7,4 Å. Ngoài ra,
zeolit X không chỉ có khả năng hấp phụ các phân tử vào trong mao quản của nó mà
còn có thể hấp phụ lên bề mặt ngoài. Do đó, zeolit X có thể hấp phụ các phân tử hợp
chất hữu cơ có kích thước phân tử lớn và cồng kềnh. Trong khói thuốc lá có các chất
gây độc và gây nghiện như nicotin, CO, các chất đa vòng ngưng tụ… Theo tính toán
sơ bộ thì nicotin là một trong những chất có đường kính động học nằm trong khoảng
2,2 ÷ 7,4 Å. Do vậy việc dùng zeolit X vào trong chất hấp phụ đa năng để hấp phụ
khói thuốc lá là có cơ sở và hoàn toàn hợp lý.
II.2.2. Zeolit P1
Zeolit dạng P có công thức hóa học là: Na1,4Al2Si3,9O11,5.H2O, mạng lưới tinh thể của
zeolit P được hình thành do các tứ diện TO4 liên kết với nhau tạo nên cấu trúc thứ cấp là
vòng đơn 4 cạnh S4R. Các vòng đơn này lại liên kết với nhau qua các đỉnh tạo thành các

31
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

vòng tám cạnh với các đỉnh là các ion O2- của tứ diện TO4. Hệ thống mao quản zeolit
NaP được tạo thành bởi vòng 8 cạnh có kích thước 3,1 Å × 4,5 Å và 2.8 Å × 4,8 Å.
Zeolit NaP có tỉ số Si/Al = 3,9 nên đây là loại zeolit mao quản trung bình và nó được
dung để làm chất hấp phụ và trao đổi ion trong xúc tác. Vì là vật liệu có kích thước
mao quản trung bình co đường kính động học là 2,6 Å nên zeolit NaP rất thích hợp
cho việc hấp phụ các kim loại nặng.
Vì có những đặc điểm rất tương đồng về khả năng hấp phụ đặc biệt là hấp phụ các
hợp chất dễ bay hơi VOCS.Nên em đã kết hợp γ-Al2O3 và zeolit X, P1 thành hỗn hợp
γ-Al2O3-zeolit X.P1 để hấp phụ và loại bỏ VOCS trong khí thải.
Đề tài này được tiến hành với mục đích đánh giá khả năng hấp phụ của hỗn hợp γ-
Al2O3-zeolit X.P1, từ đó đưa ra các kết luận về ứng dụng của hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit
X.P1 làm chất hấp phụ trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là để loại bỏ và thu hồi hơi
dung môi trong dòng khí. Thí nghiệm hấp phụ tĩnh được tiến hành trong điều kiện
tĩnh,nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển với chất bị hấp phụ là nước, rượu, và xylen. Thí
nghiệm hấp phụ động được tiến hành trong điều kiện động, ở áp suất khí quyển đối với
chất đại diện điển hình là xylen. Từ kết quả thực nghiệm, sẽ xây dựng được đường cong
biểu thị mỗi quan hệ giữa nồng độ xylen trong dòng theo thời gian hấp phụ.

32
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Chương 2. Thực nghiệm


1. Điều chế nhôm ôxít hoạt tính
1.1. Hóa chất thí nghiệm
• Phèn nhôm công nghiệp
• Dung dịch kiềm NaOH 25%
• Chất oxi hóa H2O2
• Chất hoạt động bề mặt anion AS làm tác nhân định hướng cấu trúc
• Dung môi: nước cất, etanol
• Nhôm nitrat Al(NO3)3
• Dung dịch bari clorua BaCl2
• Giấy lọc
• Giấy thử pH
1.2. Dụng cụ thí nghiệm
• Cốc phản ứng các loại 1000ml, 500ml, 200ml, 40ml
• Thùng phản ứng
• Khay đựng mẫu
• Phễu lọc Bucher, bình lọc
• Thiết bị lọc chân không
• Thiết bị khuấy
• Tủ sấy, tủ nung
• Cân phân tích, cân khối lượng lớn
• Chén, đĩa nung.
1.3. Quy trình thực nghiệm điều chế nhôm ôxít
1.3.1. Bước 1: tạo dung dịch aluminat
Phèn nhôm được cân theo số liệu tính toán rồi được hoà tan hoàn toàn vào một
lượng nước thích hợp, sau đó lọc tách các cặn bẩn sẽ thu được nguyên liệu sạch.
Cho từ từ dung dịch phèn vào dung dịch NaOH và thực hiện phản ứng đến khi kết
tủa trắng đục tan hết thành dung dịch NaAlO2. Cho dung dịch hydro peroxit
(H2O2) vào dung dịch NaAlO2 khuấy đều để H2O2 oxy hóa các hợp chất hữu cơ và
các ion Fe2+ thành các ion Fe3+ trong dung dịch. Sau đó dung dịch được để lắng
khoảng 24 giờ để các chất không tan dạng keo hoặc dạng hạt lắng hết. Phần dung
dịch ở trên được tách ra và lọc bằng phễu Buchner ta thu được dung dịch natri
aluminat sạch.

33
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Nguyên liệu

Lắng, lọc

Nguyên liệu sạch

Dung dịch NaOH 25%

Dung dịch aluminat

H2O2, lắng, lọc

Dung dịch
aluminat sạch
Hình 14. Sơ đồ điều chế dung dịch aluminat sạch
Ở giai đoạn này, duy trì pH > 12 để toàn bộ các ion như Cu2+, Fe2+, Cr2+, Pb2+,
Zn2+, Co2+, Mn2+, Ni2+, Mg2+ có thể tạo kết tủa dạng hydroxit, lắng xuống và bị
loại khỏi dung dịch. Vì tích số tan của Mg(OH)2 là lớn nhất (T = 4.10–12) mà ở pH
= 12 thì ion Mg2+ đã bị loại bỏ hoàn toàn, nên các ion còn lại có tích số tan nhỏ
hơn cũng sẽ bị loại bỏ tại pH này.
1.3.2. Bước 2: tạo nhôm ôxít
Sơ đồ điều chế được trình bày như trên hình 15

Dung dịch
aluminat sạch
Al(NO3)3 và
Chất tạo cấu trúc
Bemít

Già hóa

Bemít

Sấy

Bemít khô

Nung

γ-Al2O3

Hình 15. Sơ đồ điều chế γ-Al2O3

34
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Hòa tan nhôm nitrat trong nước, sau đó thêm vào một lượng thích hợp chất tạo
cấu trúc anion AS, khuấy để đạt độ đồng đều, sau đó cho phản ứng với dung dịch
aluminat tạo bemít. Sản phẩm thu được để già hóa ở 800C trong vòng 24h rồi đem
lọc lấy sản phẩm rắn. trong quá trình lọc cần rửa sản phẩm nhiều lần với nước cất
và kiểm tra nồng độ ion sunfat bằng dung dịch BaCl2. Sản phẩm rắn thu được từ
quá trình lọc rửa đem sấy ở 1100C trong vòng 5h, tiếp tục nung ở 1800C trong
vòng 3h, 2300C trong 3h, 5000C trong 5h, sẽ thu được sản phẩm γ-Al2O3.
2. Trộn hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1
.Mẫu 1: 70% γ-Al2O3 và 30% zeolit X.P1
.Mẫu 2: 80% γ-Al2O3 và 20% zeolit X.P1
.Mẫu 3: 90% γ-Al2O3 và 10% zeolit X.P1
3. Đo khả năng hấp phụ tĩnh xylen, rượu và nước cất
Để nghiên cứu ảnh hưởng tỉ lệ giữa γ-Al2O3 và zeolit X.P1, các mẫu hỗn hợp γ-Al2O3-
zeolit X.P1 sẽ được đem hấp phụ p–xylen, rượu và nước, vì đây là 3 mẫu có tỉ lệ γ-Al2O3
và zeolit X.P1 khác nhau. Thí nghiệm được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ phòng, áp suất
khí quyển với các hóa chất và dụng cụ được liệt kê dưới đây.

3.1. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm


• Chén sứ chịu nhiệt có nắp kín
• Desiccator có nắp kín
• Đĩa thủy tinh đựng mẫu xylen, rượu và nước cất
• Lò sấy
• Cân điện tử với độ chính xác 10–4

3.2. Tiến hành thí nghiệm

• Sấy khô chén sứ và nắp rồi để nguội trong bình hút ẩm, đem cân chén có đậy
nắp, được khối lượng m.

• Cân khoảng 1,0 gam mẫu vào chén sứ rồi đem sấy mẫu (cả nắp) trong lò sấy ở
nhiệt độ 1500C trong 2h.

• Sau khi sấy, đậy kín nắp, để nguội trong bình hút ẩm và cân lại, được khối
lượng m0.
• Chén chứa mẫu được đưa vào desiccator, bên trong đã để sẵn một đĩa thủy
tinh chứa chất bị hấp phụ, mở nắp chén và đóng nắp desiccator. Để mẫu hỗn
hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 hấp phụ xylen (hoặc rượu, nước) ở nhiệt độ phòng

35
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

trong vòng 24h. Cho thêm một chén hấp phụ không chứa mẫu vào desiccator
để kiểm tra xylen không hấp phụ lên chén.
• Sau 24h, cân lại chén chứa mẫu (có đậy nắp) ta thu được khối lượng m1. Tiếp
tục cân ta sẽ thu được các khối lượng m2, m3,… cho đến khi khối lượng chén
và mẫu không thay đổi, khi đó lượng xylen (hoặc rượu, nước) bị hấp phụ đã
bão hòa.
• Độ hấp phụ quy về số gam chất bị hấp phụ trên 100 g mẫu được tính theo
công thức sau:
T= .100 (g/100g)

Trong đó: m: khối lượng chén (g)


m0: khối lượng chén có chứa mẫu khi chưa hấp phụ (g)
m1: khối lượng chén có chứa mẫu đã hấp phụ (g).
4. Đo khả năng hấp phụ động xylen
Thí nghiệm hấp phụ và nhả hấp phụ xylen được tiến hành trong điều kiện động với các
dụng cụ và hóa chất được liệt kê bên dưới. Khả năng hấp phụ của hỗn hợp γ-
Al2O3-zeolit X.P1 trong các điều kiện nhiệt độ, lưu lượng, khác nhau sẽ được nghiên cứu
và đánh giá thông qua khả năng hấp phụ hơi p–xylen, chất được chọn làm mẫu đại diện
cho nhóm các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), vì p–xylen được sử dụng rất rộng rãi
trong các ngành công nghiệp (làm dung môi cho nhiều ngành, làm chất đóng rắn cho
polyme,…).
4.1. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm
• Sơ đồ thí nghiệm được lắp như hình vẽ
• Bom nitơ
• Máy phân tích sắc ký GC – 14B
• Lò gia nhiệt và bình ổn nhiệt
• Lưu lượng kế và bẫy chất lỏng
• Xylen

36
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Ra ngoài
2

N2
GC – 14B
2
2
5 8
4

1 Ch t h p ph 6

Hình 16. Sơ đồ hấp phụ động xylen


1 – Bình chứa xylen 5 – Nhiệt kế
2 – Van 4 ngả 6 – Thiết bị phản ứng chữ U
3 – Lưu lượng kế 7 – Lò gia nhiệt
4 – Bẫy chất lỏng 8 – Máy phân tích sắc ký GC-14B

4.2. Tiến hành thí nghiệm


• Hoạt hóa mẫu hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 ở nhiệt độ 1500C trong 1,5h.
• Tiến hành chạy bypass: mở van khí nitơ thổi qua đường ống, nitơ mang xylen
không qua thiết bị phản ứng vào máy sắc ký để phân tích hàm lượng xylen
trong dòng. Lưu lượng dòng khí được điều chỉnh bởi van nitơ và đo bởi lưu
lượng kế (3). Bẫy chất lỏng (4) được sử dụng với mục đích an toàn, tránh
trường hợp lưu lượng dòng khí lớn quá sẽ đẩy chất lỏng trong lưu lượng kế vào
đường ống.
• Tiến hành hấp phụ:
o Đặt nhiệt độ lò về nhiệt độ xác định.
o Điều chỉnh lưu lượng dòng nitơ.
o Mở van thiết bị phản ứng để dòng khí nitơ mang xylen đi vào.
• Đo hàm lượng xylen trong dòng sau khi hấp phụ: sau khi thực hiện hấp phụ, cứ
15 phút mở van 6 ngả để dòng khí nitơ chứa lượng xylen chưa bị hấp phụ đi

37
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

vào máy sắc ký trong 30 giây, ta sẽ đo được hàm lượng xylen dư trong dòng
(chưa bị hấp phụ). Thí nghiệm dừng khi hàm lượng xylen trong dòng ra xấp xỉ
với hàm lượng xylen trong dòng khi chạy bypass, khi đó mẫu hỗn hợp γ-
Al2O3-zeolit X.P1 đã hấp phụ tới lượng bão hòa xylen.
• Kết thúc thí nghiệm, khóa các van và tắt thiết bị phân tích sắc ký.
4.3. Tính toán kết quả hấp phụ
Sau khi thực hiện hấp phụ động xylen, ta sẽ thu được kết quả bao gồm: thời gian lưu,
diện tích peak, thời gian hấp phụ. Để đánh giá khả năng hấp phụ của hỗn hợp γ-
Al2O3-zeolit X.P1 đối với xylen, ta sẽ tính toán thông qua tỷ lệ phần trăm hàm lượng
xylen trong dòng ra, và xây dựng đồ thị từ các số liệu này.
Công thức tính tỷ lệ phần trăm của xylen trong dòng ra:

% xylen = .100%
Với Vi là thể tích xylen tại lần đo thứ i và V0 là thể tích xylen trong dòng. Vì diện tích
peak đo được cho biết hàm lượng xylen còn lại trong dòng, và nó tỷ lệ với thể tích của
xylen trong dòng, nên ta có thể sử dụng tỷ lệ giữa diện tích peak:

% xylen = .100%
Trong đó: Si là diện tích peak đo được của lần đo thứ i;
S0 là diện tích peak đo được khi chạy bypass.
Cũng có thể đánh giá khả năng hấp phụ trực tiếp qua lượng xylen bị hấp phụ theo công
thức:

% xylen = .100%
Từ kết quả thu được, ta sẽ xây dựng được đường cong thể hiện tỷ lệ % xylen đã bị hấp
phụ trên hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1oặc tỷ lệ % xylen trong dòng ra (chưa bị hấp phụ
trên hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1).
4.4. Xây dựng đường chuẩn xylen
Để xác định hàm lượng xylen trong dòng khí mang, cần xây dựng đường chuẩn xylen
từ các dung dịch chứa xylen với nồng độ chuẩn cho trước, trong điều kiện xác định.
Các mẫu chuẩn được sử dụng là các mẫu chứa xylen với các nồng độ 0,1; 0,01; 0,001
% xylen. Các mẫu này được bơm vào máy phân tích sắc ký nhờ một bơm sạch với thể
tích 2 µl mỗi lần bơm. Sau khi phân tích, ta sẽ thu được các peak sắc ký với diện tích
khác nhau.
Thể tích xylen được tính theo công thức:

38
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

V= .22,4 (ml)

Trong đó: V là thể tích xylen trong dòng (l).


V0 là thể tích dung dịch chuẩn chứa xylen (l)
C là nồng độ phần trăm thể tích xylen trong dung dịch chuẩn (%).
ρ là khối lượng riêng của xylen, ρ = 0,864 (g/ml).
M là khối lượng phân tử xylen, M = 106,16 (g/mol).

Sau đó vẽ đường thẳng thể hiện quan hệ giữa thể tích xylen và diện tích peak, ta sẽ có
đường chuẩn xylen. Từ các diện tích peak thu được trong các lần đo, dựa vào đường
chuẩn xylen vừa xây dựng ở trên, sẽ tính toán được thể tích thực của xylen chứa trong
dòng.

39
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Chương 3. Kết quả và thảo luận


1. Hấp phụ tĩnh xylen, rượu và nước
Hàm lượng zeolit ảnh hưởng đến khả năng năng hấp phụ.
Cân khoảng 1,0 gam mẫu vào chén sứ rồi đem sấy mẫu (cả nắp) trong lò sấy ở
nhiệt độ 1500C trong 2h.

Sau khi sấy, đậy kín nắp, để nguội trong bình hút ẩm và cân lại, được khối lượng m0.
Chén chứa mẫu được đưa vào desiccator, bên trong đã để sẵn một đĩa thủy tinh chứa
chất bị hấp phụ, mở nắp chén và đóng nắp desiccator. Để mẫu hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit
X.P1 hấp phụ xylen (hoặc rượu, nước) ở nhiệt độ phòng trong vòng 24h. Cho thêm một
chén hấp phụ không chứa mẫu vào desiccator để kiểm tra xylen không hấp phụ lên chén.
Sau 24h, cân lại chén chứa mẫu (có đậy nắp) ta thu được khối lượng m1. Tiếp tục cân
ta sẽ thu được các khối lượng m2, m3,… cho đến khi khối lượng chén và mẫu không thay
đổi, khi đó lượng xylen (hoặc rượu, nước) bị hấp phụ đã bão hòa.

Trong quá nghiên cứu em đã khảo sát các mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3, đã thay đổi hàm lượng
zeolit lần lượt là 10%, 20%, 30%. Và mang hấp phụ tĩnh xylen rượu và nước thu được
kết quả sau.

.Mẫu 1: 70% γ-Al2O3 và 30% zeolit X.P1


.Mẫu 2: 80% γ-Al2O3 và 20% zeolit X.P1
.Mẫu 3: 90% γ-Al2O3 và 10% zeolit X.P1

Mục đích quá trình hấp phụ tĩnh xylen rượu và nước để tìm ra tỉ lệ thích hợp nhất của
hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1. Sau khi tìm ra tỉ lệ hỗn hợp tối ưu ta tiếp tục nghiên cứu hấp
phụ động của hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 với xylen để làm rõ khả năng hấp phụ của hỗn
hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1.
Thí nghiệm được tiến hành trong các Desiccator với điều kiện phòng áp suất thường và
nhiệt độ phòng.
Tiến hành theo dõi khả năng hấp phụ tĩnh của các mẫu 1, 2, 3 cho tới khi đạt bão hòa
nghĩa là không hấp phụ các chất xylem rượu và nước thêm nữa.
Sau đây là bảng số liệu theo dõi quá trình hấp phụ trong 11 ngày từ đó vẽ đồ thị để so
sánh và tìm ra tỉ lệ tối ưu nhất.

40
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

.Hấp phụ nước.


Bảng 5. Kết quả hấp phụ tĩnh với nước của 3 mẫu

Thời gian Tỷ lệ % khối lượng nước bị hấp phụ


(ngày) Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu3
1 39.28 40.24 42.23
2 58.62 59.44 63.88
3 69.54 71.91 72.46
4 73.98 77.04 79.57
6 77.82 82.00 84.87
7 78.64 83.54 86.65
8 80.56 85.64 87.43
9 81.84 85.86 88.21
10 82.86 86.97 89.29
11 82.86 87.98 89.32

Hình17 .đồ thị hấp phụ tĩnh nước

41
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

.Hấp phụ rượu.

Bảng 6. Kết quả hấp phụ tĩnh với rượu của 3 mẫu
Thời gian Tỷ lệ % khối lượng rượu bị hấp phụ
(ngày) Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu3
1 29.48 41.24 35.23
2 48.62 59.64 45.88
3 60.54 63.91 49.46
4 63.68 65.54 62.57
6 66.82 68.07 69.87
7 67.64 71.54 70.65
8 70.56 74.24 71.43
9 72.64 74.96 75.81
10 72.87 75.67 76.29
11 73.86 75.98 76.84

Hình18 .đồ thị hấp phụ tĩnh rượu

42
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

.Hấp phụ xylen.

Bảng 7. Kết quả hấp phụ tĩnh với xylen của 3 mẫu

Thời gian Tỷ lệ % khối lượng xylen bị hấp phụ


(ngày) Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu3
1 20.28 25.24 29.23
2 28.64 29.24 38.88
3 37.58 41.71 42.46
4 43.98 48.04 48.57
6 48.82 52.46 52.87
7 49.64 55.64 54.65
8 51.56 57.64 55.63
9 52.84 59.86 56.28
10 53.76 61.67 56.89
11 53.86 61.98 57.62

Hình19 . đồ thị hấp phụ tĩnh xylen

43
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Ta thấy khả năng hấp nước và rượu của mẫu 3 (10% zeolit X, P1 và 90% γ-Al2O3) là tốt
nhất vì trong hỗn hợp chứa nhiều γ-Al2O3 có khả năng hấp phụ rất tốt nước và rượu. Còn
khả năng hấp phụ xylen của mẫu 2 là tốt nhất với tỉ lệ là 20% zeolit X, P1 và 80% γ-
Al2O3 loại zeolit được sử dụng là zeolit X, P1 đều có kích thước mao quản tương đương
nhau. Zeolit X có cửa sổ lớn khi hai hốc α thông nhau là 7,4 Å và trong trường hợp hốc
α thông với hốc β và hai hốc β thông với nhau thì có cửa sổ là 6 nguyên tử oxy và có
kích thước là 2,2 Å.Còn kích thước mao quản của γ-Al2O3 như sau.

Hình 20. Phân bố đường kính mao quản và thể tích mao quản của γ-Al2O3

Giản đồ phân bố kích thước mao quản của mẫu γ-Al2O3 (hình 20) cho thấy: mẫu này
có diện tích bề mặt lớn,đường kính mao quản tập trung chủ yếu ở 40; 60 A0 và thể tích
mao quản đạt 0,44 cm3/g.

44
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Chính γ-Al2O3 là cầu nối giữa các tiểu phân zeolit nằm rời rạc với nhau, ngoài ra nó còn
tạo ra những đường dẫn mới tạo cho zeolit có tính xốp hơn vì thế khả năng hấp phụ của
hỗn hợp tăng lên.
Em chọn mẫu số 2 với tỉ lệ 20% zeolit X, P1 và 80% γ- Al2O3 vì khả năng hấp phụ xylen
là tốt nhất và xylen cũng là chất tiêu biểu cho hợp chất dễ bay hơi( VOCS).

2. Xây dựng đường chuẩn xylen


Để xây dựng đường chuẩn xylen, ta dùng các mẫu chuẩn chứa nồng độ xylen đã biết.
Phân tích bằng máy sắc ký thu được diện tích peak tương ứng như trong bảng 4.
Bảng 8. Kết quả phân tích mẫu chuẩn xylen tại điều kiện tiêu chuẩn
Thể tích mẫu
Mẫu Nồng độ (%V) Diện tích peak Thể tích hơi xylen (l)
bơm (l)
1 0,001 2.10–6 34807 3,65162.10–7
2 0,01 2.10–6 359936 3,65162.10–6
3 0,1 2.10–6 3893296 3,65162.10–5

Từ các số liệu trên sẽ vẽ được đường chuẩn xylen như trong hình 21.

Hình 21. Đường chuẩn xylen


Phương trình đường chuẩn: y = 9.10–12x
Dựa vào đường chuẩn xylen ở trên ta sẽ tính được thể tích xylen trong dòng khi biết diện
tích peak đo được từ máy sắc ký.

45
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Tính nồng độ xylen trong dòng ra: sau khi tiến hành chạy bypass, ta sẽ thu được diện tích
peak thể hiện hàm lượng xylen trong dòng khi chưa bị hấp phụ. Sử dụng đường chuẩn ở
trên, với y là thể tích xylen (ml), x là diện tích peak thu được, x = 7.106. Do đó:
Vxylen = 9.10–12.7.106 = 63.10–6 (ml)
Lưu lượng dòng là 0,5 ml/1 lần đo, nên thể tích dòng là: V = 0,5 ml.
Nồng độ xylen là: Cxylen = = 128 (ppm)

Với nồng độ xylen như trên, chọn phương pháp hấp phụ để xử lý là rất thích hợp.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng hấp phụ của hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn tới khả năng hấp phụ của hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1.
Mẫu hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 đem nghiên cứu khả năng hấp phụ xylen ở các nhiệt
độ 400C, 600C, 800C. Kết quả được trình bày trên bảng 9.

Bảng 9. Kết quả hấp phụ xylen tại nhiệt độ 400C, 600C, 800C
Tỷ lệ % xylen trong dòng ra tại các nhiệt độ khác nhau
Thời gian 400C Thời gian 600C Thời gian 800C
5 0.753752 5 17.49261 5 62.33608
15 0.340558 15 59.87975 25 78.69978
30 0.142533 30 99.15645 40 79.92732
50 2.336792 45 99.25371 60 86.28711
60 8.918282 60 100 75 97.30378
70 20.43542 – – 90 100
80 37.51445 – – – –
90 62.48512 – – – –
100 75.08087 – – – –
120 80.79849 – – – –
145 86.73582 – – – –
160 93.84396 – – – –
180 97.88115 – – – –
210 100 – – – –

Đường cong biểu diễn tỷ lệ % xylen trong dòng ra được thể hiện trên hình 22.

46
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Hình 22. Kết quả hấp phụ động xylen tại 300C, 400C, 600C, 800C
Các đường cong trên thể hiện tỷ lệ phần trăm thể tích xylen trong dòng sau khi hấp phụ
lần lượt ở bốn nhiệt độ 800C, 600C, 400C, 300C.
• Tại nhiệt độ hấp phụ 800C, lượng xylen trong dòng ra đạt tới 62,3% sau 6 phút hấp
phụ. Điều đó cho thấy tại nhiệt độ này, khả năng hấp phụ xylen của hỗn hợp γ-
Al2O3-zeolit X.P1 rất thấp. Sau khoảng 90 phút, lượng xylen trong dòng ra đạt tối đa,
mẫu hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 không còn hấp phụ thêm xylen nữa.
• Tại 600C, lượng xylen trong dòng ra là khoảng 17,5% sau 5 phút hấp phụ, và hàm
lượng xylen bị hấp phụ trên hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 đã tăng cao hơn so với ở
800C, tuy nhiên mẫu này cũng nhanh chóng đạt bão hòa sau 30 phút hấp phụ.
• Tại 300C (có thể coi như nhiệt độ thường) lượng xylen bị hấp phụ gần như hoàn toàn
trong khoảng 45 phút đầu. Dòng ra cho thấy hàm lượng xylen không đáng kể trong
khoảng thời gian này. Sau 210 phút, lượng xylen bị hấp phụ đạt bão hòa. Hầu như
không có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ phần trăm xylen trong dòng ra khi thực hiện
hấp phụ tại 300C và 400C.
Hàm lượng xylen bị hấp phụ trên hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 đạt giá trị cao nhất
khi thực hiện tại nhiệt độ 300C – 400C, và giảm dần khi tăng nhiệt độ. Điều này hoàn toàn
phù hợp với lý thuyết hấp phụ: quá trình hấp phụ xảy ra kèm theo sự tỏa nhiệt nhẹ, vì thế
khi giảm nhiệt độ sẽ làm tăng vận tốc hấp phụ, quá trình hấp phụ vật lý luôn ưu tiên ở
nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ giảm thì lượng chất hấp phụ tăng. Khi tăng nhiệt độ hấp phụ sẽ

47
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

có quá trình nhả hấp xảy ra đồng thời, vì thế lượng chất bị hấp phụ sẽ giảm mạnh, có thể
thấy rất rõ điều này trên đồ thị hình 17: tại nhiệt độ hấp phụ 800C, sau 5 phút đầu tiên mà
chỉ có 47,7% xylen trong dòng bị hấp phụ, trong khi đó, tại 300C – 400C, toàn bộ lượng
xylen trong dòng đã bị hấp phụ hoàn toàn trong 60 phút đầu.Vậy tại nhiệt độ 300C-400C
là tối ưu.
4. Ảnh hưởng của lưu lượng dòng tới khả năng hấp phụ của hỗn hợp γ-Al2O3-
zeolit X.P1
Lưu lượng dòng khí mang là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới khả
năng hấp phụ lên bề mặt của hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1
Để so sánh sự ảnh hưởng của tốc độ dòng khí mang phân tử chất hấp phụ tới khả năng
hấp phụ của xylen trên bề mặt hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 , nghiên cứu được tiến
hành với 4 mẫu hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 hấp phụ xylen trong dòng khí mang với
các lưu lượng khác nhau.
Bảng 10. Mẫu hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 hấp phụ trong dòng khí mang với vận
tốc khác nhau
Mẫu hỗn hợp γ-Al2O3- Tốc độ dòng khí mang (ml/s)
zeolit X.P1
1 0,8
2 1,2
3 1,6
4 2,0

Kết quả hấp phụ được trình bày trong bảng 11.
Bảng 11. Kết quả hấp phụ được thực với dòng khí mang có vận tốc khác nhau
Tỷ lệ % xylen trong dòng ra tại các lưu lượng dòng khác nhau
Lưu lượng 0,8 ml/s Lưu lượng 1,2 ml/s Lưu lượng 1,6 ml/s Lưu lượng 1,6 ml/s
Thời gian Tỷ lệ % Thời gian Tỷ lệ % Thời gian Tỷ lệ % Thời gian Tỷ lệ %
(phút) xylen (phút) xylen (phút) xylen (phút) xylen
5 16.11176 5 14.21451 5 4.378989 5 13.89618
15 55.1529 15 24.95287 15 10.44966 15 48.53507
30 91.32915 30 53.05995 25 19.54111 30 61.14984
45 91.41872 50 79.06037 40 28.4707 40 71.50631
60 92.1061 72 98.6567 65 73.14668 50 82.93684
75 98.279 100 99.67921 80 98.1298 65 95.26514
– – 130 99.47551 95 99.59553 80 98.81281
– – 160 14.21451 – – 95 99.21235

48
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Từ các số liệu hấp phụ trên ta sẽ xây dựng được đường cong thể hiện tỷ lệ % hàm lượng
xylen trong dòng ra như trên hình 23.

Hình 23. Tỷ lệ phần trăm xylen bị hấp phụ trên hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 thực
hiện trong dòng khí mang tại các lưu lượng khác nhau
Từ các đồ thị trên ta thấy:
• Khi thực hiện hấp phụ tại lưu lượng 0,8 ml/s, khả năng hấp phụ xylen rất kém, nó
nhanh chóng đạt bão hòa sau 35 phút hấp phụ.
• Tại lưu lượng dòng 1,2 ml/s, khả năng hấp phụ xylen của hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit
X.P1 đã tăng lên đáng kể, sau 40 phút đầu lượng xylen bị hấp phụ vẫn đạt khoảng
30%, và đạt bão hòa sau 75 phút.
• Tiếp tục tăng lưu lượng dòng lên 1,6 ml/s, ta thấy khả năng hấp phụ của hỗn
hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 tăng lên rõ rệt, sau 40 phút tỷ lệ xylen bị hấp phụ vẫn đạt
trên 72%, và duy trì khả năng hấp phụ cao trong khoảng thời gian dài, đạt bão hòa
sau 80 phút hấp phụ.
• Tiến hành hấp phụ với lưu lượng dòng khí mang 2,0 ml/s, tỷ lệ xylen bị hấp phụ
đã giảm đáng kể, chỉ còn đạt gần 30% sau 40 phút hấp phụ và tiếp tục giảm cho
tới khi đạt bão hòa sau 80 phút hấp phụ.
Sự khác nhau về khả năng hấp phụ xylen trên hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 tại các lưu
lượng dòng khí mang khác nhau (sau 30 phút hấp phụ) được thể hiện như trên hình 24.

49
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

0.8 1.2 1.6

Hình 24. So sánh tỷ lệ % xylen trong dòng ra sau 30 phút hấp phụ tại các lưu lượng
dòng khí khác nhau
Đường cong so sánh tỷ lệ % xylen trong dòng ra sau 30 phút hấp phụ là đường cong dạng
parabol, đỉnh parabol tại 1,6 (ml/s), như vậy ta có thể kết luận: với điều kiện hấp phụ đã
thực hiện trong nghiên cứu, lưu lượng dòng 1,6 ml/s là tối ưu. Giải thích cho kết quả này,
hãy chú ý tới đặc điểm của quá trình hấp phụ vật lý, đây là quá trình hấp phụ thuận
nghịch, quá trình hấp phụ luôn xảy ra đồng thời với quá trình nhả hấp. Khi lưu lượng
dòng lớn sẽ làm tăng động lực của quá trình nhả hấp, vì sự khuấy động mạnh trên bề mặt
do vận tốc lớn của dòng khí sẽ cuốn các phân tử xylen đã bị hấp phụ ra khỏi bề mặt
nhôm, làm giảm lượng xylen bị hấp phụ. Mặt khác, dòng khí có vận tốc lớn cũng cản trở
quá trình hấp phụ, vì trong quá trình hấp phụ vật lý không có sự tạo thành các liên kết
hóa học bền vững, mà chỉ có sự tương tác yếu (lực hút Vander Waals) giữa phân tử chất
bị hấp phụ với các electron của hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1, nên vận tốc dòng lớn sẽ
làm cho các liên kết kém bền vững này bị phá vỡ, lượng xylen hấp phụ cũng giảm theo.
Khi lưu lượng dòng quá nhỏ, khả năng khuếch tán của các phân tử xylen trong dòng sẽ
chậm nên lượng xylen bị hấp phụ trên bề mặt hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 cũng giảm
theo.

50
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

5. So sánh khả năng hấp phụ của γ-Al2O3 với hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1

Mẫu nhôm ôxít và hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 cùng được đem nghiên cứu khả năng
hấp phụ động xylen trong dòng ở điều kiện nhiệt độ 400C, lưu lượng dòng 1,6 ml/s. Kết
quả thu được như trên bảng 12.

Bảng 12. Kết quả hấp phụ động xylen trong dòng tại 400C và lưu lượng 1,6 ml/s

Tỷ lệ % xylen trong dòng ra

Thời
hỗn hợp γ-
Thời gian Mẫu γ-Al2O3 gian Al2O3-zeolit
X.P1
5 0.62 5 0.033
15 0.28 15 0.23
30 0.08 25 0.34
40 0.03 35 0.57
50 1.94 45 1.01
60 7.40 55 1.38
70 16.96 70 2.13
80 31.14 85 1.66
90 51.88 100 5.84
100 62.34 115 15.62
120 72.02 130 30.64
145 77.92 145 26.22
160 67.09 160 46.13
180 81.27 175 60.19
190 78.00
– – 210 91.73
– – 230 100.00

51
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Từ số liệu hấp phụ trên, ta xây dựng đường cong tỷ lệ % xylen trong dòng ra như trên
hình 25.

Hình 25. Tỷ lệ % xylen trong dòng ra khi thực hiện hấp phụ động trên mẫu nhôm
ôxít và hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1

Mẫu1: hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1

Mẫu 2: Mẫu γ-Al2O3

Trên đồ thị, ta thấy với mẫu 1, trong vòng 80 phút đầu, lượng xylen bị hấp phụ hoàn
toàn, tỷ lệ phần trăm hàm lượng xylen trong dòng ra đạt xấp xỉ 0%, hàm lượng xylen bị
hấp phụ giảm chậm và đạt bão hòa sau 250 phút hấp phụ. Với mẫu 2, lượng xylen cũng
bị hấp phụ hoàn toàn trong 50 phút đầu, sau đó lượng xylen bị hấp phụ giảm nhanh và đạt
bão hòa sau 170 phút hấp phụ.

Như vậy, cả hai kết quả hấp phụ động và hấp phụ tĩnh đều cho thấy mẫu 1 có khả
năng hấp phụ xylen mạnh hơn mẫu 2.Thời gian hấp phụ cực đại dài hơn mẫu 2( 90 phút
so với 50 phút). Nguyên nhân là do mẫu 1 chứa zeolit X,P1 có các mao quản nhỏ hơn,
diện tích bề mặt lớn hơn nên khả năng hấp phụ lớn hơn mẫu 2 chỉ chứa γ-Al2O3.

52
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

6. Kết quả phổ phân tích hồng ngoại FTIR

Kết quả phân tích phổ mẫu trước và sau hấp phụ xylen được trình bày trong hình 26.

Hình 26. Phổ phân tích hổng ngoại FTIR của các hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1
1. Đường màu xanh: mẫu hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 chưa hấp phụ
xylen.
2. Đường màu đỏ: mẫu hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 đã hấp phụ xylen.

Với hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 đã tiến hành hấp phụ nhưng chưa nhả hấp
xylen (đường màu đỏ), ta nhận thấy có các peak trùng với các peak trong phổ chuẩn
của xylen: thể hiện ở các số sóng 794,6 cm–1 đặc trưng cho dao động của liên kết C–H
trong nhóm thế –CH3; tại số sóng 1513,6 cm–1 và 1642,0 cm–1 đặc trưng cho dao động
của liên kết C=C trong vòng thơm (nguyên tử C lai hóa sp2); các peak tại số sóng
2990,8 cm–1 và 3176,2 cm–1 đặc trưng cho dao động của liên kết C–H trong vòng
thơm.

53
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Để nghiên cưu rõ hơn ta xem kết quả phân tích phổ với số sóng 1400 cm-1 đến
400cm-1.

Hình 27. Phổ phân tích hổng ngoại FTIR của các hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1
1. Đường màu xanh: mẫu hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 chưa hấp phụ
xylen.
2. Đường màu đỏ: mẫu hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 đã hấp phụ xylen.
Từ hình 27 trên cả hai mẫu ta thấy xuất hiện các cực đại sau.
Cực đại hấp thụ tại 452,7cm-1 thuộc vùng có số sóng từ 420 ÷ 500cm-1 đặc trưng cho
dao động biến dạng trong tứ diện TO4 .
Cực đại hấp thụ tại 757,9cm-1 thuộc vùng có số sóng từ 750 ÷ 820cm-1 đặc trưng cho
dao động hoá trị đối xứng ngoài tứ diện TO4 .
Cực đại hấp thụ tại 989,8cm-1 thuộc vùng có số sóng từ 950 ÷ 1250cm-1 đặc trưng cho
dao động hoá trị bất đối xứng bất đối xứng bên trong tứ diện TO4.
Tại số sóng 1124,4 cm–1 và 1192,7 cm–1 có các peak đặc trưng cho dao động của liên
kết Al–O.
Các peak này đều đặc trưng cho zeolit.
Như vậy, phổ hồng ngoại của cả hai mẫu không thay đổi điều này chứng tỏ mẫu
không bị biến đổi sau khi hấp phụ.

54
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Kết luận
• Đã nghiên cứu được tỉ lệ thích hợp của hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1
để hấp phụ VOCS tốt nhất. Kết quả cho thấy tỉ lệ là 80% γ-Al2O3 và 20% zeolit
X.P1.
• Đã nghiên cứu được sự ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng hấp phụ
của hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1. Kết quả cho thấy: nhiệt độ thường là thích hợp
nhất để hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 hấp phụ xylen.

• Đã nghiên cứu được sự ảnh hưởng của lưu lượng dòng tới khả năng hấp
phụ của hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1: trong điều kiện tiến hành thí nghiệm đã nêu
trên, tốc độ dòng 1,6 ml/s là phù hợp nhất.

• Đã kiểm tra được khả năng tái sử dụng của mẫu hỗn hợp γ-Al2O3-
zeolit X.P1. Sau khi nhả hấp và tái sinh, mẫu hỗn hợp γ-Al2O3-zeolit X.P1 vẫn có
khả năng hấp phụ tốt xylen.

55
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

Tài liệu tham khảo


1. Material Safety Data Sheet (2009), Science Stuff, Inc.
2. I lonniaclii, Shibuya-ku, “The thermal transformation of alumina
monohydrate, boehmite”, Government Chemical Industrial Research
Institute (1961).
3. Alan Pearson, “Aluminum oxide (alumina), activated”, Aluminum
Company of America (2009).
4. Nguyễn Hữu Trịnh, “Luận án tiến sĩ hóa học”, Hà Nội, 2002.
5. Nguyễn Hữu Phú, Đào Văn Tường, Hoàng Trọng Yêm, Vũ Đào Thắng,
Nguyễn Hữu Trịnh, “Báo cáo đề tài nghiên cứu sản xuất hydroxit nhôm”.
Đề tài C.06.12. Hà Nội, 1993.
6. G. K. Chuah, S. Jaenicke, S. H. Liu, X. C. Hu (2001), “Surface properties
of mesoporouse catalytic supports”, Applied surface science 169-170, pp.
253-258.
7. Jiri Cejka (2003), “Organized mesoporous alumina: Synthesis, structure
and potential in catalysis”, Applied catalysis A: Genneral 254, pp. 327 –
338.
8. Mats Halvarsson, “The microstructure of bonding layers for CVD alumina
coatings. Surface and coatings technology”. 68/69 (1994), 266 – 273.
Chalmers University of Technology.
9. Nguyễn Hữu Trịnh. Nghiên cứu điều chế nhôm oxit, Bemit và γ-Al2O3. Tạp
chí hóa học, T40, số 1, 2002.
10. Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry (2007).
11. "Alumina (Aluminium Oxide) – The Different Types of Commercially
Available Grades". The A to Z of Materials. Retrieved on 2007-10-27.
12. IUPAC Nomenclature for Chromatography, IUPAC Recommendations
1993, Pure & Appl. Chem., Vol. 65, No. 4, pp.819-872, 1993.
13. "GE Innovation Timeline 1957-1970". Retrieved on 2009-01-12.
14. "Compact Fluorescent Light Bulbs". Energy Star. Retrieved on 2007-12-24.
15. J. Clarke and A. I. Braginski (Eds.), The SQUID handbook, Vol. 1, 2nd
Ed., Wiley-Vch 2004.
16. Aluminium oxide, Wikipedia.org
17. Yulin Tang, Xiaohong Guan, Tingzhi Sua, Naiyun Gao and Jianmin Wang,
Fluoride adsorption onto activated alumina: Modeling the effects of pH and
some competing ions.

56
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

18. US patent 4950464 – “Purification of sunfuryl fluoide by selective


adsorption” (1991).
19. Qian Liu, Aiqin Wang, Xuehai Wang, Peng Gao, Xiaodong Wang, Tao
Zhang (2007), “Synthesis, characterization and catalytic applications of
mesoporous gamma-alumina from boehmite sol”, Microporous and
mesoporous material 50, pp. 234-141.
20. Jackie Y. Ying, Christian P.Mehnert, Michael S. Wong(1999), “Synthesis
and application of supramolecular-templated mesoporous materials”,
Microporous and mesoporous materials 38, pp. 56-77.
21. Kusuhara, Kenji, Occluder supporter and a method of attachment thereof,
United States Patent 5360444
22. Toshihiko Osaki, “Purifying Industrial Exhaust Gases Using A New Highly
Durable and Functional Ultra Porous Platinum – Alumina Catalyst
Manufactured Via A Low Temperature Reaction”, Materials Research
Institute for Sustainable Development, National Institute of Advanced
Industrial Science and Technology, NGK Insulators Ltd.
23. Jiri Cejka (2003), “Organized mesoporous alumina: Synthesis, structure
and potential in catalysis”, Applied catalysis A: Genneral 254, pp. 327-
338.
24. Sancha, A., 2000. Removal of arsenic from drinking water supplies: Chile
experience.Jour. Water Supply 18 (1), 621–625.
25. Ingallinella, Ana M.; Fernández, Rubén G.; Stecca, Luis M.Centro de
Ingeniería Sanitaria, “Arsenic and fluorine removal from groundwater by
coagulation with polyaluminum chloride and doublefiltration”.
26. Manoranjan Misra, Peter Lenz, “Removal of arsenic from drinking and
process water”, U.S. Patent Storm.
27. Wedde, Geir (Oslo, NO), “Plant for removing fluor containing waste
gases”, U.S. Patent Storm.
28. Olson, Erik D. (Shakopee, MN, US), Clark, Philip G. (Eden Prairie, MN,
US), “Method for removing contamination with fluorinated compositions”,
U.S. Patent Storm.
29. Ichiki, Masayoshi (Osaka, JP), Sairyo, Yuki (Suita, JP), Kondo, Kazuhiro
(Amagasaki, JP), Fukuju, Atsushi (Toyonaka, JP), “NOx adsorbents”, U.S.
Patent Storm.
30. GS. TS Trần Hiếu Nhuệ, “Ô nhiễm môi trường nước do asen và công nghệ
xử lý phục vụ cấp nước sinh hoạt”, Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi
trường, Hội BVTN&MTVN.
57
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

31. Sood, Ajay, Fleming, Hubert L., Novak, Jr., John W., “Process for removal,
separation and recovery of heavy metal ions from solutions using activated
alumina including acid treated activated alumina”. Aluminum Company of
America (1989).
32. Fujioka, George S., Tobey, Brian G., Friese, David D., “Purification of
sulfuryl fluroide by selective adsorption” (1990).
33. Gaffney, Thomas Richard, Golden, Timothy Christopher, Mayorga, Steven
Gerard, Brzozowski, Jeffrey Richard, Taylor, Fred William (Allentown,
PA), “Carbon dioxide pressure swing adsorption process using modified
alumina adsorbents” (1999), U.S. Patent Storm.
34. Monereau, Christian, "Use of an activated alumina for removing the CO2
from a gas" (2002), U.S. Patent Storm.
35. Hicham Zaitana, Daniel Bianchia, Ouafae Achakb và Tarik Chafik, “A
comparative study of the adsorption and desorption of o-xylene onto
bentonite clay and alumina” (2007).
36. Mary A. Kolade, Andreas Kogelbauer, Esat Alpay, “Adsorptive reactor
technology for VOC abatement", Chemical Engineering Science, Volume
64, Issue 6, 16 March 2009, Pages 1167-1177.
37. Robert Sobel, “They Satisfy: the Cigarette in American Life”. Anchor
Press/Doubleday (1978).
38. www.vietnamnet.com.vn
39. Konrad Jamrozik, professor of evidence based healthcare, “Estimate of
deaths attributable to passive smoking among UK adults: database
analysis” (2005).
40. Cigarette, Wikipedia.org

58
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN
Nghiên cứu khả năng hấp phụ VOCs của hỗn hợp γ- Al2O3-zeolit X.P1

59
Đồ án tốt nghiệp Nguyễn Tiến Huy
Lớp Hóa Dầu K49-QN

Вам также может понравиться