Вы находитесь на странице: 1из 32

Chương 2

Biểu diễn dung sai trên bản vẽ

Chương 2 - Biểu diễn dung sai trên bản vẽ

2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết


2.1.1 Dung sai kích thước
2.1.2 Dung sai các yếu tố hình học
2.1.3 Độ nhám bề mặt
2.2 Ghi dung sai trên bản vẽ lắp
2.2.1 Khái niệm lắp ghép
2.2.2 Biểu diễn dung sai mối ghép trụ trơn
2.2.3 Biểu diễn dung mối ghép ổ lăn
2.3 Thực hành ghi dung sai trên bản vẽ bằng phần mềm Autocad
2.3.1 Các thiết lập cơ bản
2.3.2 Lệnh ghi kích thước cơ bản
2.3.3 Ghi dung sai kích thước
2.3.4 Ghi dung hình học
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.1 Dung sai kích thước
a) Khái niệm dung sai kích thước
- Kích thước danh nghĩa (ddn): là kích thước được xác định bằng tính toán
dựa vào chức năng chi tiết, sau đó qui tròn (về phía lớn) với chỉ số gần nhất của
kích thước.
- Kích thước thực (dth): kích thước thực là kích thước nhận được từ kết quả
đo với sai số cho phép
- Kích thước giới hạn: là hai kích thước qui định giới hạn mà kích thước thực
phải thỏa mãn. Kích thước giới hạn bao gồm:
+ Kích thước giới hạn trên: giới hạn trên của phạm vi kích thước cho phép.
Ký hiệu kích thước giới hạn trên là Dmax, dmax
+ Kích thước giới hạn dưới: giới hạn của phạm vi kích thước cho phép. Ký
hiệu là Dmin, dmin .
- Dung sai : là hiệu giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn
nhỏ nhất.
+) Dung sai kích thước trục: T = dmax - dmin
+) Dung sai kích thước lỗ: T = Dmax - Dmin
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.1 Dung sai kích thước
a) Khái niệm dung sai kích thước
- Nhận xét:
+ Dung sai luôn có giá trị dương.
+ Dung sai đặc trưng cho độ chính xác yêu cầu của kích thước hay còn gọi là
độ chính xác thiết kế vì:
+ Trị số dung sai càng nhỏ, phạm vi cho phép của sai số càng nhỏ, yêu cầu
độ chính xác chế tạo kích thước càng cao, việc chế tạo càng khó khăn. Ngược lại,
nếu trị số dung sai càng lớn thì yêu cầu độ chính xác chế tạo càng thấp nhưng
chế tạo dễ dàng hơn.

- Miền dung sai: Miền được giới hạn bởi sai lệch trên và sai lệc dưới. Miền
dung sai được xác định bằng trị số dung sai và vị trí của nó so với kích thước
danh nghĩa.
Miền dung sai của lỗ được ký hiệu bằng chữ in hoa: A,B....ZC; Miền dung sai
của trục được ký hiệu bằng chữ thường: a,b,..zc. Lỗ có miền dung sai H với trị số
sai lệch dưới bằng 0 được gọi là lỗ cơ sở.
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.1 Dung sai kích thước
a) Khái niệm dung sai kích thước
- Cấp chính xác: Cấp chính xác là tập hợp các dung sai tương ứng với một
mức chính xác như nhau đối với tất cả các kích thước danh nghĩa. TCVN: 1991
qui định 20 cấp chính xác theo thứ tự độ chính xác giản dần: 01; 0; 1; 2…18.
+ Các cấp chính xác từ 01 đến 5 thực hiện cho các dụng cụ đo:
+ Các cấp chính xác từ 6 đến 11 dùng cho các kích thước lắp ghép.
+ Từ cấp 12 trở lên dùng cho các kích thước tự do (không lắp ghép).
b) Ghi dung sai kích kích thước trên bản vẽ chi tiết
- Các sai lệch kích thước có cùng đơn vị đo với kích thước danh nghĩa.
- Hai sai lệch giới hạn của cùng một kích thước có cùng lượng chữ số thập
phân, trừ một vài trường hợp một trong hai sai lệch giới hạn bằng không thì chỉ
ghi chỉ ghi chữ số 0.
Trên bản vẽ chi tiết: Trên bản vẽ chi tiết dung sai kích thước được ghi theo một
trong ba dạng sau:
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.1 Dung sai kích thước
b) Ghi dung sai kích kích thước trên bản vẽ chi tiết

Ghi kích thước danh nghĩa, miền dung sai và cấp chính xác.

Ghi kích thước danh nghĩa kèm theo sai lệch trên và sai lệch dưới

Nếu sai lệch trên, hoặc sai lệch dưới bằng 0 thì không ghi số không 0; nếu
cả sai lệch trên và sai lệch dưới có giá trị tuyệt đối bằng nhau, thì ghi như sau:

Hoặc ghi cả sai lệch cơ bản, cấp chính xác và sai lệch trên, sai lệch dưới.

Chiều cao chữ số thể hiện trị số sai lệch có thể nhỏ hơn hoặc bằng chiều
cao của chữ số kích thước danh nghĩa.
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.1 Dung sai kích thước
b) Ghi dung sai kích kích thước trên bản vẽ chi tiết
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.2 Dung sai các yếu tố hình học
a) Sai lệch hình dạng và vị trí tương đối của các bề mặt
Trong quá trình gia công cơ,
không những kích thước của chi
tiết máy có sai số, mà hình dạng
hình học của bề mặt, vị trí tương
quan giữa các bề mặt cũng có sai
lệch so với lý thuyết.

- Dung sai hình dạng: là dung sai


của bề mặt thực của chi tiết so với
bề mặt hình học lý tưởng.

- Dung sai vị trí: là dung sai vị trí


danh nghĩa của bề mặt thực của chi
tiết (hoặc đường trục hay mặt phẳng
đối xứng) so với chuẩn, hay dung sai
vị trí danh nghĩa của các bề mặt chi
tiết.
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.2 Dung sai các yếu tố hình học
b) Biểu diễn dung sai hình học trên bản vẽ chi tiết
Theo TCVN 5906:1995, chỉ dẫn dung sai hình dạng và vị trí các bề mặt trên
bản vẽ gồm có các ký hiệu qui ước, trị số sai lệch và ký hiệu bề mặt so sánh A,
B…

- Những chỉ dẫn cần thiết về dung sai và vị trí được ghi trong khung hình chữ
nhật. Khung này được chia ra hai hay nhiều ô, trong đó ghi theo thứ tự từ từ trái
sang phải

- Ô thứ nhất: ký hiệu dung sai

- Ô thứ hai: trị số dung sai có cùng đơn vị với kích thước sanh nghĩa. Với kích
thước tròng hay trục dấu phi ở trước giá trị dung sai

- Ô thứ ba: ghi ký hiệu chuẩn bằng chữ cái in hoa trong trường hợp cần thiết
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.2 Dung sai các yếu tố hình học
b) Biểu diễn dung sai hình học trên bản vẽ chi tiết
- Khung chữ nhật được nối với phần tử ghi dung sai bằng đường dẫn nét liền
mảnh, cuối đường dẫn có mũi tên chỉ vào hoặc cuối đường dẫn có tam giác tô kín
và được đặt tại:

+ Đường bao hay đường kéo dài của phần tử ghi dung sai, nếu dung sai thuộc
đường hay mặt đó
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.2 Dung sai các yếu tố hình học
b) Biểu diễn dung sai hình học trên bản vẽ chi tiết
+ Đường kích thước kéo dài của đường kính, nếu dung sai liên quan đến đường
trục hay mặt phẳng đối xứng của phần tử ghi kích thước

+ Đường trục, khi dung sai thuộc đường trục hay mặt phẳng đối xứng chung cho
nhiều phần tử
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.2 Dung sai các yếu tố hình học
b) Biểu diễn dung sai hình học trên bản vẽ chi tiết
+ Nếu khung chữ nhật không thể nối được với mốc chuẩn, thì dùng chữ hoa để ký
hiệu mốc, chữ hoa đó cũng được ghi trong hình chữ nhật liên quan. Dùng các chữ
hoa khác nhau để ký hiệu các mốc chuẩn khác nhau.

- Nếu cần ghi dung sai cho một độ dài xác định, thì kích thước độ dài đó được ghi
sau trị số dung sai và phân cách bằng một gạch nghiêng.

. Ví dụ:
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.2 Dung sai các yếu tố hình học

b) Biểu diễn dung sai hình học trên bản vẽ chi tiết
Một số ví dụ ghi chỉ dẫn dung sai hình học và vị trí trên bản vẽ.

+) Hình a: Trục của trụ Φ24h8 phải nằm trong giới hạn là hình hình trụ có đường
kính không quá 0,02 mm và đồng trục với trụ Φ18h6. Ngược lại cũng vậy.
+) Hình b: Trục của trụ Φ24h8 phải nằm trong giới hạn là hình trụ có đường kính
không quá 0,02 mm và đồng trục với trụ Φ18h6, trụ Φ18h6 cũng là chuẩn B. Tuy
nhiên không có trường hợp ngược lại.
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ

2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết


2.1.2 Dung sai các yếu tố hình học
b) Biểu diễn dung sai hình học trên bản vẽ chi tiết
Một số ví dụ ghi chỉ dẫn dung sai hình học và vị trí trên bản vẽ.

- Độ đảo hướng kính: Khi xoay chi tiết một vòng quanh trục của trụ Φ38, thì ở
mọi tiết diện của phần trụ nhỏ, đầu đo dịch chuyển theo hướng kính không quá
0,05 mm.
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ

2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết


2.1.2 Độ nhám bề mặt
a) Khái niệm độ nhám bề mặt

Bề mặt chi tiết máy sau khi gia công không bằng phẳng một cách lý tưởng,
mà có những mấp mô. Những mấp mô này là do lớp bề mặt bị biến dạng dẻo
khi cắt gọt, là do ảnh hưởng của chấn động khi cắt, là vết của lưỡi cắt để lại
trên bề mặt gia công…
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ

2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết


2.1.2 Độ nhám bề mặt
a) Khái niệm độ nhám bề mặt

- Độ nhám bề mặt được đánh giá theo hai chỉ tiêu: Sai lệch trung bình Ra và
chiều cao nhấp nhô Rz. Theo TCVN 2511:1995 quy định 14 cấp độ nhám, theo
thứ tự giảm dần của Ra và Rz.

- Sai lệch trung bình của profin Ra (µm). Là sai lệch trung bình số học của
prôfil Ra, được đo bằng µm. Là trung bình số học các giá trị tuyệt đối của prôfil
(hi) trong khoảng chiều dài chuẩn (L). Chỉ tiêu Ra thường dùng để đánh giá độ
nhám bề mặt cấp 6 đến cấp 11.

- Chiều cao trung bình của prôfil Rz (µm). Là trị số trung bình của tống các giá
trị tuyệt đối của chiêu cao 5 đỉnh cao nhất (ti) và chiều sâu của 5 đáy thấp nhất
(ki) của prôfil trong khoảng chiều dài chuẩn (L). Chỉ tiêu Rz thường dùng để đánh
giá độ nhám bề mặt cấp 1 đến cấp 5 và cấp 13, 14.
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ

2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết


2.1.2 Độ nhám bề mặt
a) Khái niệm độ nhám bề mặt
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.2 Độ nhám bề mặt
b) Khái niệm độ nhám bề mặt
TCVN 5707:1993 quy định các ký hiệu nhám bề mặt và cách ghi kí hiệu nhám
bề mặt trên các bản vẽ kỹ thuật. Kí hiệu nhám bề mặt trên bản vẽ gồm thông số
nhám tính bằng micromet kèm với ký hiệu qui ước như sau:

- Kí hiệu trong hình (a) dùng trong trường hợp không qui định phương pháp gia
công lần cuối các bề mặt.
- Kí hiệu trong hình (b) dùng với bề mặt được gia công bằng cắt gọt.
- Kí hiệu trong hình (c) dùng cho các bề mặt gia công bằng phương pháp không
tách bỏ vật liệu nhử rèn, dập, phun bi…
- Kích thước các kí hiệu nhám bề mặt xác định theo khổ chữ h của chữ số ghi
kích thước ghi trên cùng bản vẽ với chiều dày nét vẽ 0,1h
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.2 Độ nhám bề mặt
b) Khái niệm độ nhám bề mặt

- Vị trí A: Ghi trị số của thông số Ra

- Vị trí B: Ghi giá trị chiều dài chuẩn

- Vị trí C: Ghi kí hiệu hướng mấp mô (Bảng 2.3).


- Vị trí D: Khi cần ghi phương pháp gia công, ghi chú thì thêm giá ngang vào ký
hiệu
- Vị trí E: Ghi lượng dư gia công
- Vị trí F: Ghi ký hiệu và trị số của các thông số nhám Rz; Rmax; Sm (Các ký hiệu
này đặt trong ngoặc đơn)
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.2 Độ nhám bề mặt
b) Khái niệm độ nhám bề mặt

Bảng 2.3 Ký hiệu hướng nghiêng độ nhám


Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.2 Độ nhám bề mặt
b) Khái niệm độ nhám bề mặt
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết
2.1.2 Độ nhám bề mặt
c) Qui tắc ghi ký hiệu nhám
- Kí hiệu nhám được ghi trực tiếp trên đường bao bề mặt hoặc trên đường kéo
dài của đường bao (Hình a). Nếu không đủ chỗ cho phép ghi kí hiệu nhám trên
đường kích thước hoặc trên giá ngang của đường dẫn, mũi tên đầu đường dẫn
chỉ vào bề mặt (Hình b)
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ

2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết


2.1.2 Độ nhám bề mặt
c) Qui tắc ghi ký hiệu nhám

- Mỗi bề mặt chỉ ghi kí hiệu độ nhám một lần. Nếu các phần của cùng một bề
mặt có cấp độ nhám khác nhau thì vẽ đường phân cách bằng nét mảnh ở giữa,
sau đó ghi kí hiệu nhám cho từng phần. Đường phân cách không được vạch qua
vùng kí hiệu vật liệu trên mặt cắt
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ

2.1 Biểu diễn dung sai trên bản vẽ chi tiết


2.1.2 Độ nhám bề mặt
c) Qui tắc ghi ký hiệu nhám

- Nếu tất cả các bề mặt của chi tiết có cùng một cấp độ nhám, hoặc phần lớn
cùng độ nhám thì ghi chung ở góc trên bên phải của bản vẽ, các độ nhám có
giá trị khác vẫn được ghi bình thường.
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.2 Ghi dung sai trên bản vẽ lắp
2.2.1 Khái niệm lắp ghép
Các chi tiết trong máy không đứng riêng với nhau. Chúng được tập hợp trong
những đơn vị lắp xác định.
Những bề mặt và những kích thước mà dựa theo chúng để lắp ghép các chi
tiết với nhau gọi là những bề mặt lắp ghép và kích thước lắp ghép. Một mối ghép
bao giờ cũng có chung một kích thước danh nghĩa và gọi là kích thước danh
nghĩa của lắp ghép.
Bề mặt lắp ghép và kích thước lắp ghép được chia làm hai loại. Bề mặt bao
hoặc kích thước bao và bề mặt bị bao hoặc kích thước bị bao.

1 – Bề mặt bao 2 – Bề mặt bị bao


D – Kích thước bao d – Kích thước bị bao
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.2 Ghi dung sai trên bản vẽ lắp
2.2.1 Khái niệm lắp ghép
- Các mối ghép được sử dụng có thể phân loại theo hình dạng bề mặt lắp ghép:
+) Lắp ghép của các bề mặt trụ trơn: bề mặt lắp ghép là các bề mặt trụ trơn. Ví
dụ như bánh răng với trục, ổ lăn với trục…
+) Lắp ghép các bề mặt song song với nhau: là mối ghép giữa các mặt phẳng. Ví
dụ như lắp ghép giữa then với rãnh trục hoặc bạc ...
+) Ngoài ra còn có những mối ghép của các bề mặt phức tạp như: ren, then hoa…

- Đặc trưng của mối ghép được xác định bởi trị số khe hở hoặc độ dôi gọi là đặc
tính của mối ghép, đặc tính mối ghép phụ thuộc vào tương quan giữa các kích
thước lắp ghép.

- Đặc tính mối ghép có thể là độ hở hoặc độ dôi. Nếu gọi D là kích thước bao, d
là kích thước bị bao, thì đặc tính mối ghép được quyết định bởi hiệu số D – d.

- Dựa vào đặc tính mối ghép người ta phân ra ba nhóm: lắp có độ hở (lắp lỏng),
lắp có độ dôi (lắp chặt) và lắp trung gian.
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.2 Ghi dung sai trên bản vẽ lắp
2.2.2 Biểu diễn dung sai mối ghép trụ trơn
- Mối ghép trụ trơn được thực hiện trong hai hệ thống lắp ghép là: hệ thống lỗ và
hệ thống trục.

+ Lắp ghép theo lỗ cơ sở là lấy lỗ cơ sở (có miền dung sai H) lắp với các trục
có miền dung sai thay đổi để được các kiểu lắp ghép khác nhau.
+ Lắp ghép theo hệ thống trục là lấy trục cơ sở (có miền dung sai h) lắp với
các lỗ có miền dung sai thay đổi để được các kiểu lắp ghép khác nhau.
- Trong thực tế, lắp theo hệ thống lỗ được dùng nhiều hơn và trong một mối
ghép thường chọn lỗ có độ chính xác thấp hơn trục
- Dung sai lắp ghép trong bản vẽ lắp gồm 3 phần:
+ Kích thước danh nghĩa của trục và lỗ
+ Ký hiệu miền dung sai của lỗ và trục, và
+ Cấp chính xác của trục và lỗ.
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.2 Ghi dung sai trên bản vẽ lắp
2.2.2 Biểu diễn dung sai mối ghép trụ trơn
- Vùng dung sai lỗ luôn ở tử số và ghi bằng chữ in. Vùng dung sai lỗ luôn ở
mẫu số và ghi bằng chữ thường,
- Thường vùng nào có miền dung sai H hoặc h là thuộc hệ thống đó( H in trên tử
số: hệ lỗ, h thường dưới mẫu là hệ trục). Phần lớn theo hệ lỗ nên có H in trên tử
số
- Nếu dung sai có tử số khác H mà dung sai trục ở mẫu số là h thường thì chắc
chắn kiểu lắp theo hệ trục.
- Khi cả hai vùng đều có ký hiệu H và h thì cả thì phải xem xét các kích thước
lien quan và dùng kinh nghiệm công nghệ để xem là trục hay lỗ mà 90% là
trường hợp hệ lỗ.

- Cấp chính xác của lỗ trên tử số luôn thấp hơn cấp chính xác của trục dưới
mẫu số một đơn vị vì lỗ khó chế tạo đạt độ chính xác cao như trục
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.2 Ghi dung sai trên bản vẽ lắp
2.2.3 Biểu diễn dung mối ghép ổ lăn
- Ổ lăn là một chi tiết đã được tiêu chuẩn hóa. Khi thiết kế chúng ta chỉ tính chọn
kiểu ổ, cỡ ổ lăn và cấp chính xác của ổ, không cần qui định dung sai cho ổ.
- Theo TCVN 1484 – 85 qui định 5 cấp chính xác của ổ lăn: cấp 0, cấp 6, cấp 5,
cấp 4 và cấp 2.
- Các bề mặt lắp ghép của ổ lăn đều là các bề mặt lắp
ghép trụ trơn, vì vậy miền dung sai kích thước trục và lỗ
được chọn theo tiêu chuẩn dung sai lắp ghép bề mặt trụ
trơn theo TCVN 2245 - 99.
- Biết ký hiệu ký hiệu của ổ lăn chúng ta sẽ biết dung sai
của ổ, do đó không cần ghi ký hiệu dung sai của ổ lăn trên
bản vẽ lắp. Để có đặc tính lắp ghép khác nhau chúng ta
chỉ cần thay đổi miền dung sai kích thước trục
Ví dụ: Đường kính trục là 40mm, miền dung sai của trục là
k6, đường kính vòng trong của ổ là 40mm, miền dung sai
của kích thước vòng trong ổ lăn do nhà máy chế tạo quy
định.
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
2.3 Thực hành ghi dung sai trên bản vẽ bằng phần mềm Autocad
2.3.1 Các thiết lập cơ bản

Lệnh vẽ/ Thao tác vẽ Lệnh đủ Lệnh tắt Lựa chọn các thông số
DIMSTYLE D Tên DimStyle: N-Stt- KiểuDim (TL 1-1)
Định dạng kiểu ghi Line: Color Bylayer, Extend 1, Offset 5,
Sym&Arr: Arrow size 3, Center Mark
kích thước 1.5
Text: Color yellow, text hight 2.5,
Vertical Above, Offset 1, ISO
Primary unint: Precision 0.0

2.3.2 Lệnh ghi kích thước cơ bản

Lệnh vẽ cơ bản Lệnh đầy đủ Lệnh tắt

Ghi kích thước ngang/đứng DIMANLINEAR dli

Ghi kích thước đoạn nghiêng DIMANLIGNED dal

Ghi kích thước góc DIMANGULAR dan


Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ

2.3 Thực hành ghi dung sai trên bản vẽ bằng phần mềm Autocad
2.3.3 Ghi dung sai kích thước
- Nếu dung sai của cả bản vẽ là như nhau ta thiết lập mục TOLERACE trong
DimStyle
- Dùng lệnh PROPERTIES (Lệnh tắt: mo) Với đường kích thước và điều chỉnh
thông sô mục Tolerance
2.3.3 Ghi dung sai hình học
Dùng lệnh Tolerance trong menu Dimension
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ

Bài tập trên lớp Chương 1,2


- Thiết lập bản vẽ tiêu chuẩn, lưu file với tên theo mẫu N-Stt-TênSV-BVC
- Tạo file bài tập (N-Stt-TênSSV- BT1a) từ file bản vẽ chuẩn( lệnh SAVEAS).
- Copy hình vẽ từ file K53M-2013 – BT1b,ghi dung sai kích thước, dung sai hình
học, độ nhám theo bảng sau

Đặc tính kỹ thuật Giá trị Ví dụ


Dung sai kích thước (x) x= STT/100 0.075
Dung sai hình học Tự Chọn H7
H7,H6…
Dung sai độ phẳng STT/100 0.15
Dung sai độ song song với các mốc STT/1000 0.015
A,B,C,D
Dung sai độ vuông góc B,C,D STT/2000 0.0075
Dung sai độ trụ STT/200 0.075
Độ nhám các bề mặt phẳng 2+STT/100 2.25
Độ nhám các bề mặt trụ 1+STT/100 1.25
Chương 2
Biểu diễn dung sai trên bản vẽ
Bài tập về nhà
- Tạo file bài tập (N-Stt-TênSSV- BT1a) từ file bản vẽ chuẩn( lệnh SAVEAS).
- Vẽ bản vẽ theo hình dưới đây với các thông số như ở bài tập 1a.

Вам также может понравиться