Вы находитесь на странице: 1из 19

Cá hồi AquAdvantage

FDA tuyên bố, sau hai thâp


niên "xét duyệt khoa học
một cách khắt khe và thấu
đáo", cá hồi AquAdvantage
sẽ được phép bán đại trà
cùng những sản phẩm hải
sản khác ở các siêu thị.
Theo các chuyên gia, cá hồi
AquAdvantage là một
giống cá hồi ở vùng biển
Đại Tây Dương đã được
cho thêm một hoóc môn
tăng trưởng của giống cá
hồi Thái Bình Dương nhằm
khiến chúng tăng trưởng
quanh năm cũng như một
gen từ loài cá nheo đại
dương giống lươn để kích hoạt hoóc môn tăng trưởng. Về cơ bản, điều này đồng
nghĩa, cá hồi AquAdvantage sẽ đủ lớn để ăn chỉ trong vòng một năm rưỡi, thay
vì tới 3 năm như hiện nay đối với một con cá hồi Đại Tây Dương bình thường.
Quyết định của FDA được đưa ra trong khi những tranh cãi cả trong giới khoa
học và dân chúng về tính an toàn của các sinh vật biến đổi gen vẫn còn chưa
ngã ngũ.
Ron Stotish, giám đốc điều hành công ty AquaBounty sản xuất ra cá hồi biến đổi
gen, quả quyết, AquAdvantage là loại thực phẩm bổ dưỡng mang tính cách
mạng, đáng tin cậy xét về phương diện môi trường.
Tuy nhiên, sự phê chuẩn của FDA với cá hồi AquAdvantage đã vấp phải sự phản
đối của nhiều người, từ các nhà hoạt động xã hội vì an toàn thực phẩm tới ngành
công nghiệp đánh bắt cá hồi.
"Tôi nghĩ đây là một sai lầm khủng khiếp mà chúng ta sẽ phải hối tiếc", một đại
diện của tổ chức bảo vệ môi trường ở Mỹ nói. Những người phản đối gọi cá hồi
AquAdvantage là "cá quỷ khát máu" và lo ngại chúng có thể bị kiểm soát lỏng
lẻo và hủy hoại các đàn cá hồi hoang dã ở vùng biển Thái Bình Dương.
Song, công ty AquaBounty trấn an những người phản đối rằng, mọi con cá hồi
biến đổi gen của họ được gây giống là cá cái và vô sinh, khiến chúng không thể
sống sót được ngoài tự nhiên.
Dẫu vậy, nhiều người lo ngại, trước thực tế rằng luật không đòi hỏi các cửa hàng
phải dán nhãn AquAdvantage, người tiêu dùng thậm chí nhiều khả năng sẽ
không hay biết rằng mình đang ăn cá hồi biến đổi gen. Các hệ thống Whole
Foods, Trader Joe's, Target và một số chuỗi siêu thị khác đã lên tiếng cam kết
sẽ không bán cá hồi biến đổi gen.
Cái chết bất thình lình
Loài muỗi có tên "Cái chết bất
thình lình" nghe như một sinh
vật biến đổi gen nguy hiểm tuy
nhiên mục đích tạo ra chúng
lại hoàn toàn ngược lại. Những
con muỗi biến đổi gen được
tạo ra để kiểm soát bệnh sốt
xuất huyết, tiêu diệt các con
muỗi khác. Khi muỗi đực biến
đổi gen giao phối với muỗi cái,
chúng làm lan truyền các gen
tử thần sang muỗi cái, việc này
sẽ giết chết muỗi cái và những
con muỗi con từ trong trứng
nước

Cá huỳnh quang

Cá huỳnh quang là một động vật biến đổi gen tuyệt đẹp. Chúng có nhiều màu
huỳnh quang khác nhau như tím, xanh, cam, xanh lá cây và đỏ. Cá huỳnh quang
có thể phát hiện ô nhiễm môi trường vì nó hấp thụ và phản xạ lại ánh sáng.
Ếch xuyên thấu
Ếch xuyên thấu là một trong
những động vật biến đổi gen kỳ
quặc nhất. Không cần mổ xẻ, các nhà
khoa học cũng có thể quan sát rõ ràng
các cơ quan nội tạng, mạnh máu,
buồng trứng của chúng. Nghiên cứu
trên loài ếch này, bạn có thể thấy các
cơ quan phát triển và làm thế nào ung
thư lây lan qua da ếch.

Cá ngựa vàng
Cá ngựa vàng là một
trong những sinh vật
biến đổi gen từ Việt
Nam. Các nhà nghiên
cứu kết hợp protein
sứa với bụi vàng và
chèn vào những quả
trứng của cá ngựa
bằng một kỹ thuật gọi
là phóng gen. Đang
được thử nghiệm và
nghiên cứu nhiều hơn,
phóng gen được hi
vọng có thể điều trị các
bệnh nan y.
Thỏ phát sáng
Trong số 8 chú thỏ
non được sinh ra tại
Istanbul, thì có 2 con
có khả năng phát ra
ánh sáng màu xanh lá
cây trong bóng tối. Để
tạo ra điều kỳ diệu
này, các nhà khoa học
đã tiêm một loại
protein huỳnh quang
lấy từ ADN của loài
sứa vào 8 phôi thỏ.
Sau đó họ đặt lại các
phôi này vào cơ thể
thỏ mẹ. Kết quả là khi sinh hạ, 2 trong số các chú thỏ này có khả năng phát
sáng.
Theo tiến sỹ Stefan Moisyadi, protein huỳnh quang không làm ảnh hưởng tới sức
khỏe của các chú thỏ này và chúng cũng có tuổi thọ tương đương với những con
thỏ khác. Việc bơm huỳnh quang vào cơ thể thỏ sẽ tạo ra sự biến đổi gene có
lợi cho chúng, mở đường cho việc tìm ra phương pháp điều trị mang lại hiệu quả
cao và ít tốn kém cho các căn bệnh liên quan đến di truyền.
Tiến sỹ Stefan Moisyadi cho biết: “Với những bệnh nhân bị mắc chứng bệnh máu
khó đông, họ cần đến các loại enzyme làm đông máu. Chúng tôi có thể tạo ra
những enzyme này trên động vật với giá thành rẻ hơn nhiều so với việc xây dựng
một nhà máy tiêu tốn hàng tỉ USD”.


Các nhà khoa học Nga đã nuôi
thành công dê biến đổi gen để hỗ
trợ trong điều trị ung thư. Nhóm
nghiên cứu muốn thông qua sử
dụng sữa của dê biến đổi gen có
nhiều protein để kích thích tạo
máu trong tủy xương, vốn là quá
trình mang ý nghĩa sống còn đối
với bệnh nhân ung thư.
Sau khi một bệnh nhân được phẫu
thuật cắt khối u ác tính, người đó
sẽ được cấy ghép tế bào tủy
xương khỏe mạnh, có chức năng khôi phục thành phần máu và tăng cường hệ
thống miễn dịch.
Nhờ được điều trị với sự hỗ trợ của protein từ dê biến đổi gen các tế bào tủy
xương được tái tạo một cách nhanh chóng hơn về số lượng.
Qua quá trình thử nghiệm lâm sàng cho thấy chỉ chưa đầy một tháng sau ca mổ,
chu trình tạo máu của bệnh nhân ung thư đã trở lại hoàn toàn bình thường.
Quá trình nuôi và thu protein từ sữa dê biến đổi gen trong phòng thí nghiệm đã
thành công mở đường cho việc tiến tới sản xuất công nghiệp loại protein hữu
ích này. Điều này mở ra hy vọng cho các bệnh nhân ung thư có thể kéo dài cuộc
sống chất lượng..

Lợn mang gen cây trồng


Các nhà khoa học Nhật Bản mới
đây đã lai tạo thành công giống lợn
có tên Popeye, y trang nhân vật cơ
bắp trong phim hoạt hình cùng tên
của Mỹ, bằng cách đưa các gen
của rau bina (Spinach) hay còn gọi
là rau chân vịt vào trứng của lợn
nên thịt của nó có chất lượng như
rau. Lợn Popeye có nạc nhiều mỡ,
đặc biệt các loại mỡ bão hòa được
chuyển hóa thành mỡ không bão
hòa (linoleic acid).
Những trứng lợn được cài ADN rau bina sau
bước thụ thai sẽ được cấy vào dạ con của lợn
mang thai hộ, tạo ra giống lợn mang gen của
cây trồng. Theo nữ tiến sĩ Akire Iritani giáo sư di
truyền ở ĐH Kinki, người chủ trí nghiên cứu này
thì lợn Popeye là động vật có vú đầu tiên mang
gen của cây trồng. Sau khi ra đời nó khỏe mạnh
và phát triển bình thường, không mắc các loại
bệnh nan y nhưng thịt của nó lại có tác dụng tốt
cho sức khỏe, tốt hơn thịt lợn bình thường. Đặc
biệt các gen của cây trồng (gen thực vật) sẽ tạo
ra những loại protein giống như tạo ra trong rau
bina, nên những người ăn chay có thể dùng thịt
lợn này thay cho thực đơn truyền thống.
Bò không sừng
Bò không sừng hay còn
gọi là bò an toàn, không
gây chấn thương cho
con người. Sản phẩm
của ĐH Minnesota, Mỹ
(UOM) lai tạo ra bằng
cách đưa 1 lô ADN vào
hệ gen của bò Holstein,
giống bò sản xuất sữa
của Anh để triệt tiêu
sừng phát triển. Những
loại ADN bổ sung này
được lấy từ những giống
bò sữa khác nhưng không có sừng. Việc ra đời bò không sừng có tác dụng hạn
chế những ca chấn thương do bò gây ra đối với người chăn nuôi cũng như những
người đi đường, đồng thời hạn chế việc phải cắt sừng khi bò khi còn nhỏ, vừa
gây đau lại gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Ngoài giống
bò không sừng, các nhà khoa học còn lai tạo thành công giống bò cơ bắp có tên
Belgian Blue (BB) bằng cách sử dụng một gen lỗi có tên là myostatin gene.
Những con bò BB không chỉ có sức khỏe phi thường mà có lượng cơ bắp cao
hơn tới trên 40% so với những giống bò thông thường khác. Sữa của bò này có
tác dụng rất tốt cho những người trẻ tuổi. Qua phân tích 1 xuất thịt bò (120
gam) về hàm lượng mỡ, độ ẩm, protein và cholesterol thì thịt bò BB được xem
là tối ưu. Ví dụ, thịt bò BB có chứa 7 gam mỡ so với 30 gam cho phép theo quy
định Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA); hàm ẩm 71,7 gam/100 gam (so với 63,34
gam/100 gam theo quy định của USDA), protein 25 gam (18,78 gam) và
cholesterol 64 mg so với 96 mg cho phép của USDA.

Muỗi biến đổi gen chống sốt rét


Thông thường, muỗi là côn trùng lan
truyền nhiều loại bệnh nan y, trong đó
có bệnh sốt xuất huyết và sốt rét,
riêng sốt rét hàng năm cướp đi trên 1
triệu sinh mạng và 300 triệu người
khác bị nhiễm bệnh, nên cuộc chiến
phòng chống sốt rét và sốt xuất
huyết được con người quan tâm hàng
đầu. Để ngăn ngừa bệnh sốt rét,
nhóm chuyên gia ở ĐH Johns Hopkins
Mỹ (JHU) Mỹ mới đây đã lai tạo thành công một loại muỗi có khả năng kháng lại
ký sinh trùng plasmodium và không gây truyền bệnh sốt rét sau 9 thế hệ lai tạo
có khả năng kháng sốt rét tới 70%. Ngoài khả năng kháng sốt rét, loại muỗi này
còn mang theo protein phát màu huỳnh quang xanh (GFP) làm cho mắt của
chúng có màu xanh biếc, giúp con người phân biệt muỗi hoang với muỗi chuyển
gen (GM). Muỗi GM còn mang theo gen gây "đột tử" có thể truyền lại cho con
cháu của chúng, làm cho hậu duệ của chúng chết trước khi đến tuổi trưởng
thành và sinh sản. Mặc dù có lợi cho sức khỏe con người nhưng người ta cũng
tính đến mặt trái của dự án gây ảnh hưởng đế hệ thống sinh thái, nhất là những
động vật sống nhờ vào muỗi như dơi chẳng hạn, nếu muỗi tuyệt chủng thì dơi
cũng dễ bề tuyệt chủng theo.

Lạc đà chưa bệnh di truyền


Các chuyên gia ở Trung
tâm nghiên cứu sinh sản
lạc đà Dubai (DCRC)
thuộc Tiểu vương quốc Ả
Rập thống nhất hiện
đang thực hiện dự án
tham vọng tạo ra những
con lạc đà chuyển gen có
khả năng sản xuất ra các
protein dược phẩm mang
trong sữa để sản xuất ra
các loại thuốc trị lại
những căn bệnh di
truyền. Sở dĩ lạc đà được
đưa vào tầm ngắm của
dự án là do nó là con vật
có sức khỏe tốt, kháng nhiều bệnh và thích ứng với môi trường khắc nghiệt, dễ
nuôi và có sản phẩm cuối giá rẻ, hợp với nhiều thành phần trong xã hội. Dự án
tạo lạc đà GM được khởi xướng từ năm 2003 và đến năm 2009 con lạc đà GM
đầu tiên có tên là Injaz ra đời, sau đó đã sản xuất được mẻ sữa chữa bệnh đầu
tiên. Các nhà khoa học Dubai gọi đây là giống lạc đà "đẳng cấp cao", các tế bào
của nó hiện đã được đưa vào bảo quản trong ngân hàng, nó có khả năng sản
xuất sữa "y học" ngay cả trong môi trường xa mạc, hiếm nước nên chất lượng
sữa cao và mang dược tính lớn.
Gà trụi lông
Các chuyên gia ở ĐH
Hebren ở Jerusalem
(Israel) mới đây đã tạo
ra một giống gà GM trụi
lông, có khả năng
kháng lại bệnh cúm gia
cầm. Dù không có lông
lại có mào đỏ nên
giống gà này trông rất
ngộ nghĩnh và xấu mã.
Đổi lại, nó có nhiều đặc
tính ưu việt như có
hàm lượng calo thấp,
lớn nhanh, thân thiện
với môi trường, chịu được nhiều loại bệnh, kể cả bệnh cúm gia cầm ngay từ khi
mới lọt lòng mẹ. Đặc biệt gà không lông có chất lượng thịt tuyệt vời, có lợi cho
sức khỏe con người và dễ nuôi. Nó được lai tạo giữa giống gà thông thường với
gà trụi lông ở đầu và cổ (Naked neck), tuy nhiên giống gà này lại có nhược điểm
không chịu được côn trùng, ký sinh trùng cắn và không phối giống được do cánh
không có lông.

Bò chuyển gen
Bò chuyển gen làm tăng hàm lượng beta – kappa casein trong sữa
Gene CSN2, CSN2/3 được chuyển vào hợp tử bò để cho sữa có hàm lượng beta
– kappa casein cao, phục vụ cho ngành làm phó mát. Những con bò được bổ
sung các gene mã hoá 2 protein beta và kappa casein cho sữa có hàm lượng
beta casein cao hơn 20% và kappa casein tăng gấp 2 lần so với sữa bò bình
thường.
Thành công này đã giúp các nhà sản xuất phó mát tạo ra nhiều phó mát hơn từ
cùng một lượng sữa. Tiến trình sản xuất cũng nhanh hơn do mức protein cao
làm cho thời gian tạo thành phẩm nhanh hơn. Tạo ra một số dòng tế bào chuyển
đổi gen, mỗi dòng chứa thêm 39 bản sao của các gen mã hoá casei. Họ kết hợp
chúng với trứng bò và sau đó cấy phôi nhân bản vào một số con bò.
Cây trồng biến đổi gen (Genetically Modified Crop - GMC) là loại cây trồng được
lai tạo ra bằng cách sử dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại, hay
còn gọi là kỹ thuật di truyền, công nghệ gene hay công nghệ DNA tái tổ hợp, để
chuyển một hoặc một số gene chọn lọc để tạo ra cây trồng mang tính trạng
mong muốn.
Về mặt bản chất, các giống lai từ trước đến nay (hay còn gọi là giống truyền
thống) đều là kết quả của quá trình cải biến di truyền. Điểm khác biệt duy nhất
giữa giống lai truyền thống và giống chuyển gen là gen (DNA) được chọn lọc
một cách chính xác dựa trên khoa học công nghệ hiện đại và chuyển vào giống
cây trồng để đem lại một tính trạng mong muốn một cách có kiểm soát.
Thực trạng hạt giống biến đổi gen ở Việt Nam
Dạo một vòng mạng xã hội, mọi người rất dễ nhận thấy rằng, có nhiều lời quảng
cáo "ngọt như mía lùi" về các loại hạt giống rau quả độc đáo như hình thức bắt
mắt, có chứa thành phần dinh dưỡng cao hơn nhiều lần so với hạt giống thông
thường, thậm chí còn được gán mác có tác dụng phòng chống ung thư...
Cũng vì chưa có sự kiểm định chặt chẽ nên những hạt giống này gây được sự
tò mò, hiếu kỳ của người mua, đặc biệt là các nông dân sân thượng. Điều này
vô tình đẩy giá của hạt giống lên cao so với mức nhập về.
Nhiều viện giống cây trồng trên thế giới đã nghiên cứu và sản xuất ra các giống
cây rau, củ, quả biến đổi gen nhằm thích ứng với môi trường sống, tăng cường
hương vị, chất lượng và cải thiện sức đề kháng của cây trồng với sâu bệnh. Tuy
nhiên, lợi bất cập hại, trồng các loại giống biến đổi gen có thể mang đến nhiều
lợi nhuận cho người nông dân nhưng lại khiến cây trồng sản sinh ra độc tố vi
khuẩn Bacillus thuringiensis, một loại vi khuẩn có khả năng tổng hợp protein gây
tê liệt ấu trùng của một số loài côn trùng gây hại.
Khi ăn phải thực phẩm này cũng là lúc chất độc từ vi khuẩn này có thể ảnh
hưởng tới sức khỏe con người, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm
cho loài người, trong đó có bệnh ung thư.

Bí ngòi
Các nông dân sân thượng thường rất ưu
ái trồng bí ngòi, bởi đơn giản một cây với
diện tích nhỏ hơn nhiều lần so với trồng
bí thông thường nhưng lại thu hoạch
được rất nhiều trái. Các nhà khoa học đã
phải biến đổi gen cho loài cây này bởi
chúng rất dễ nhiễm vi rút.
Cả bí ngòi xanh và bí ngòi vàng đều là
giống biến đổi gen, có khả năng kháng
virus và vi khuẩn. Sự nguy hiểm khôn
lường của việc ăn những thực phẩm biến
đổi gen như bí ngòi, ví dụ như độc tố BT
được sử dụng trong ngô biến đổi gen gần đây đã được phát hiện trong máu của
phụ nữ mang thai và con của họ.
Bí ngòi GMO đã và đang được bán phổ biến ở Mỹ – một trong những quê hương
chính của thực phẩm biến đổi gen. Thực tế, đã có một số giống bí ngòi biến đổi
gen được phê duyệt để bán lẻ trên thị trường. Nhìn chung, các loại bí ngòi này
đều được biến đổi để chống lại các vi rút gây bệnh và chỉ được chấp thuận để
bán ở Hoa Kỳ và Canada.

Cà chua
Trên thị trường hạt
giống hiện nay
xuất hiện khá
nhiều giống cà
chua biến đổi gen
như cà chua bi, cà
chua đen hay cà
chua thông
thường. Vì vậy, khi
mua hạt giống, bạn
có thể tìm hiểu kỹ
trên bao bì để mua
được giống tốt
nhất để trồng trên sân thượng nhà mình.
Cà chua đã được biến đổi gen có tuổi đời dài hơn, dễ dàng bảo quản và tươi lâu.
Một thử nghiệm được tiến hành để xác định sự an toàn của cà chua biến đổi
gen, một số động vật thí nghiệm chết trong vòng một vài tuần sau khi ăn cà
chua biến đổi gen (GM).

Bắp Mỹ
Bắp Mỹ hay còn gọi là ngô ngọt đã
không còn xa lạ với người dân khi tạo
ra được nhiều sản phẩm bày bán phổ
biến ở siêu thị như bột bắp, dầu bắp,
tinh bột bắp... Và các nông dân sân
thượng gần đây cũng trồng thử
nghiệm ngô ngọt trong khu vườn của
gia đình.
Tuy nhiên, nếu chưa trồng bạn nên
cân nhắc kỹ và tìm hiểu cụ thể về tác
hại của việc sử dụng bắp Mỹ cũng
như chọn giống phù hợp. Bởi nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, tiêu thụ
ngô biến đổi gen có liên quan đến vấn đề về sức khỏe khá nghiêm trọng như
tăng cân hay rối loạn nội tạng.

Củ cải đường
Mùa đông là lúc mọi
người thường trồng
các loại rau họ cải. Tuy
nhiên, củ cải đường lại
là loại cây biến đổi
gen. Khi trồng, củ khá
to, cây khỏe và có độ
kháng thuốc trừ sâu
cao.

Đu đủ
Thật ngạc nhiên khi
đu đủ là loại quả được
ưa chuộng trồng ở xứ
sở nhiệt đới nhưng
trong các giống đu đủ
cũng có loại biến đổi
gen, bắt đầu được
trồng ở Hawaii từ
năm 1999. Một kết
quả nghiên cứu thử
nghiệm cho
thấy: "Gần 20.000
hạt giống đu đủ trên
khắp Big Island, 80%
trong số đó đến từ các trang trại hữu cơ và phần còn lại đến từ các khu vườn
gia đình hoặc cây hoang dã, có mức độ ô nhiễm lên đến 50%.”
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan, một loại thực
phẩm chứa nhiều dinh
dưỡng, được cho là hữu ích
với sức khỏe con người và
được bán khá phổ biến trên
thị trường hiện nay. Theo
nhiều nghiên cứu cho hay,
đậu có thể bị tàn phá bởi mọt
đậu.
Với giống đậu bean, một loại
đậu Hà Lan không bị mọt tấn
công vì chúng chứa một loại
protein được gọi là chất ức
chế α-amylase (αAI) là
nguyên nhân khiến mọt ăn
đậu bị chết đói trước khi
chúng gây ra bất kỳ thiệt hại
nào.
Bên cạnh đó, đậu Hà Lan biến đổi gen đã được phát hiện gây ra phản ứng miễn
dịch ở chuột và thậm chí có thể ở người. Một gen từ đậu đã được đưa vào đậu
Hà Lan tạo ra một loại protein có chức năng như thuốc trừ sâu.

Cà tím dài và béo


Bên cạnh cà tím thông
thường và cà dái dê, các
nông dân sân thượng
thường thử nghiệm trồng
loại cà tím trái dài và béo,
ngắn. Cà tím biến đổi gen
được đề cập được gọi là Bt
brinjal và chứa một gen
lấy từ một loài vi khuẩn
đất phổ biến Bacillus
thuringiensis.
Gen này sản sinh một loại
độc tố giết chết sâu hại chính của loài cây này, ấu trùng sâu bướm đục trái và
chồi non. Vì vậy, khi chọn giống, các nông dân sân thượng cũng nên lưu ý chọn
được giống cà tím thuần chủng, đảm bảo tuyệt đối cho sức khỏe của gia đình.
Gạo vàng
Gạo vàng là một
giống gạo được tạo ra
từ công nghệ biến đổi
gen và được xếp vào
nhóm những loại thực
phẩm biến đổi gen, nó là
một loại cây trồng được
biến đổi gien để tạo ra
beta-carotene, một chất
được cơ thể chuyển đổi
thành vitamin A. Gạo
vàng phiên bản 2 có hàm
lượng beta-carotene hay
còn gọi là tiền vitamin A cao gấp 20 lần so với gạo vàng thông thường.
Giống gạo này nhà giáo kiêm nhà nghiên cứu sinh học Ingo Potrykus chế tạo.
Gạo vàng có chứa nhiều các chất các chất cần thiết như sắt, kẽm, các loại khoáng
chất và đặc biệt là vitamin A. Giống gạo vàng đã sẵn sàng để gieo trồng vào
năm 2002. Nó là một loại cây trồng biến đổi gen và chính vì vậy mà vấp phải sự
phản đối, nghi ngại ở một số nước.
Sau khi sản xuất thành công gạo vàng, đến nay, gạo vàng đã có phiên bản thứ
hai của nó, phiên bản mới một loại gạo chuyển gien chứa hàm lượng tiền vitamin
A cao gấp 20 lần so với gạo vàng thông thường. Gạo vàng 2 có chứa một phiên
bản của chất quang hợp được lấy từ ngô và có chức năng tạo ra beta-carotene.
Đây là enzim có thể tạo ra nhiều beta-carotene nhất trong tất cả các loại enzim
được nghiên cứu.
Theo uớc tính, loại gạo vàng mới này sẽ cung cấp trên 50% hàm lượng vitamin
A được đề nghị sử dụng hàng ngày cho trẻ nhỏ so với loại gạo vàng ban đầu.

Bông
Bông được áp dụng công nghệ kháng
thuốc trừ sâu bắt nguồn từ các cây
bông ở Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện nay
loại cây trồng này đã được các nhà
khoa học vô hiệu hóa gen sinh sản độc
tố nên bông đã trở thành một loại cây
lương thực chứ không chỉ sản xuất dầu
như chúng ta thường thấy.
Đậu nành
Đậu nành có rất nhiều trong
đậu phụ, thực phẩm chế biến từ
rau, các loại bánh ngọt, sữa
công thức cho trẻ sơ sinh, thực
phẩm bổ sung, bột protein, ngũ
cốc... Tập đoàn Monstanto vẫn
đang nắm giữ phần lớn thị
trường đậu, xấp xỉ 90% đậu
nành biến đổi gen, tiêu biểu là
đậu nành Round Ready có sức
đề kháng với thuốc diệt cỏ.
Năm 2013 Việt Nam bắt đầu
nhập 1,3 triệu tấn đậu nành từ
Brazil, Mỹ, Argentina, Ấn Độ - nơi có diện tích cây ngô, cây đậu nành GMO lớn
nhất thế giới. Hiện nay, đậu nành biến đổi gen đang chiếm đến 90% thị trường
đậu nành Việt Nam.
Sinh vật biến đổi gen (tiếng Anh: Genetically Modified Organism) là một sinh vật
mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người.
Ngoài ra cũng có thể có những sinh vật được tạo ra do quá trình lan truyền của
gen trong tự nhiên. Ví dụ quá trình lai xa giữa cỏ dại với cây trồng biến đổi gen
có cùng họ hàng có thể tạo ra loài cỏ dại mang gen biến đổi.
Sinh vật biến đổi gene có nhiều loại khác nhau. Nó có thể là các dòng lúa mỳ
thương mại có gen bị biến đổi do tia điện từ (tia X) hoặc tia phóng xạ từ những
năm 1950. Nó cũng có thể là các động vật thí nghiệm chuyển gen như chuột
bạch hoặc là các loại vi sinh vật bị biến đổi cho mục đích nghiên cứu di truyền.
Tuy nhiên, khi nói đến GMO người ta thường đề cập đến các cơ thể sinh vật
mang các gen của một loài khác để tạo ra một dạng chưa hề tồn tại trong tự
nhiên.

Vi sinh vật biến đổi gen trong xử lý môi trường


Ngày nay, ứng dụng vi
sinh vật biến đổi gen
(Genetically Modified
Microorganisms – GMMs)
là vi khuẩn, nấm men và
nấm nhày mang thông tin
di truyền được biến đổi
bằng công nghệ sinh học
hiện đại như biến nạp
(transformation), tiếp
hợp (conjugation) và tải
nạp (transduction),
không thông qua các cơ
chế tự nhiên. Có rất nhiều
biện pháp bảo vệ môi
trường được áp dụng,
một trong những biện pháp đó phải kể đến công nghệ sinh học môi trường đây
là một ứng dụng của ngành công nghệ sinh học sử dụng vi sinh vật nói chung
và vi sinh vật biến đổi gen nói riêng để xử lý ô nhiễm môi trường. Vi sinh vật
biến đối gen có khả năng phân hủy sinh học để làm giảm sự ô nhiễm môi trường.
Vi khuẩn loại bỏ các chất gây ô nhiễm ở cấp độ phân tử từ đất, nước và cát bằng
cách chuyển đổi chúng thành các sản phẩm phụ không gây độc hại hoặc đôi khi
có lợi. Bằng cách tăng cường khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt động của
vi sinh vật ban đầu để xử lý môi trường hay khả năng làm giảm các vi sinh vật
hoặc tạo ra các vi sinh vật mới có khả năng phân hủy các chất độc hóa học hoặc
các chất gây ô nhiễm khác thành các sản phẩm cuối cùng không độc hại.
Pseudomonas
Pseudomonas là một chi vi khuẩn
xuất hiện ở mọi nơi trong môi
trường. Sự biến dưỡng dễ thay đổi
và linh động của chúng làm cho
chúng có thể sống ở nhiều môi
trường khác nhau như nước, đất,
trên cây và trong các động vật.
Chúng tổng hợp được tập hợp khả
năng phân hủy các hợp chất
hydrocacbon từ một vài
chủng Pseudomonas, đặc biệt là
khả năng phân hủy dầu mỏ. Các vi
khuẩn có thể phá vỡ cấu trúc dầu
mỏ một cách tự nhiên, bằng cách tối
ưu các điều kiện sinh trưởng, phát
triển của vi sinh vật có thể giúp biến đổi dầu khí thành các sản phẩm không độc
hại. Người ta đang tiến hành tạo ra chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy các
học chất hữu cơ bền vững như thuốc trừ sâu bằng Clo, PCB’s, lignin và các hợp
chất khác; phục hồi các chất khoáng và kim loại nặng trong khai thác mỏ; làm
giảm các chất độc hại khác như thủy ngân.
Những lợi ích mà vi sinh vật mang lại trong quá trình xử lý ô nhiễm môi trường
là không nhỏ, tuy nhiên với khả năng có hạn của vi sinh vật thì hiệu quả xử lý
môi trường thông qua vi sinh vật chưa cao. Chính vì thế, việc áp dụng kỹ thuật
gen vào vi sinh vật xử lý ô nhiễm môi trường đã và đang đạt được khá nhiều
thành công từ xử lý nước thải, rác thải, thậm chí là dầu tràn và kim loại nặng
như thủy ngân…
Vi khuẩn E. Coli

Chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất Insulin người:


Bệnh tiểu đường là một căn bệnh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Tiểu đường
gây ra do tác động phức tạp giữa gene và các yếu tố môi trường, từ đó dẫn đến
bất bình thường trong quá trình điều hoà lượng Glucose trong cơ thể liên quan
tới những vấn đề về hormon Insulin.
Insulin là một hormon được ra bởi tế bào beta trong đảo Langerhans của tuyến
tuỵ. Đây là hormon quan trọng nhất cho quá trình lưu trữ, sử dụng đường, acid
amin và acid béo và duy trì lượng đường trong máu.
Trên chuyển hoá glucid: Insulin có tác dụng làm giảm glucose máu do insulin
giúp glucose dễ xâm nhập vào tế bào đặc biệt là các tế bào gan, cơ và mô mỡ
bằng cách làm giàu chất vận chuyển glucose ở màng tế bào. Cơ chế của nó là
do insulin kết hợp với receptor, phức hợp insulin-receptor sẽ tự phosphoryl hoá
tạo tín hiệu dẫn truyền tới nang dự trữ trong tế bào. Các nang sẽ di chuyển tới
màng tế bào, hoà vào màng tế bào và hướng chất vận chuyển glucose ra ngoài
màng tế bào do đó làm tăng cường vận chuyển glucose làm cho glucose vào tế
bào với tốc độ nhanh. Khi nồng độ glucose nội bào cao sẽ thúc đẩy insulin ra
khỏi receptor, những chất vận chuyển glucose lại được thu hồi vào những nang
bọc kín để trở lại kho dự trữ ở nội bào. Insulin còn thúc đẩy tổng hợp và ức chế
phân huỷ glycogen bằng cách kích thích glycogen synthetase và ức chế glycogen
phosphorylase.
Trên chuyển hoá Lipid: insulin làm tăng tổng hợp và dự trữ lipid ở gan, ngăn cản
phân giải mỡ và ức chế tạo các chất cetonic nhờ ức chế hoạt tính của enzym
Lipase nhậy cảm với hormon, làm giảm nồng độ acid béo tự do và glycerol trong
huyết tương.
Trên chuyển hoá protid: Insulin thúc đẩy đồng hoá protid bằng cách làm acid
amin dễ xâm nhập vào tế bào để tổng hợp protein. Đặc biệt ở thành mạch,
insulin tham gia tạo glycoprotein cấu trúc, do đó nếu thiếu insulin thành mạch
dễ bị tổn thương.
Chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất Somatostatin:
Dùng kỹ thuật chuyển gen nhờ plasmit. Tạo ra hoocmon somatostatin với số
lượng nhiều với chức năng điều hòa hoocmon sinh trưởng và isulin đi vào máu.

Вам также может понравиться