Вы находитесь на странице: 1из 180

Bài giảng: Hệ thống điện

LỜI NÓI ĐẦU

Điện năng được sản xuất ra từ các nhà máy điện qua các trạm biến áp tăng áp
để truyền tải điện năng đi xa. Vì vậy, nhà máy điện và các trạm biến áp là hai khâu
quan trọng trong hệ thống điện. Việc tìm hiểu, nghiên cứu tính toán thiết kế, xây dựng,
vận hành nhà máy điện, trạm biến áp một cách hợp lý về kinh tế - kỹ thuật là điều quan
trọng, có ý nghĩa đối với ngành điện nói riêng, cũng như đối với nền kinh tế quốc dân
nói chung.
Môn học Hệ thống điện được biên soạn dành cho sinh viên thuộc các chuyên
ngành: Kỹ thuật điện, Hệ thống điện, Điện công nghiệp,…
Bài giảng môn học Hệ thống điện đề cập đến: nguyên lý làm việc của các thiết
bị điện trong nhà máy điện và trạm biến áp, phân tích các chế độ làm việc của hệ thống
điện, tính toán lựa chọn sơ đồ nối điện chính và tính toán lựa chọn các thiết bị trong
nhà máy điện và trạm biến áp; Giới thiệu về Sơ đồ cấu trúc và sơ đồ nối điện trong nhà
máy điện và trạm biến áp; Tự dùng, điện một chiều trong nhà máy điện và trạm biến
áp.
Nội dung bài giảng gồm có 11 chương:
Chuơng 1: Khái niệm hệ thống điện, nhà máy điện và trạm biến áp.
Chương 2: Phụ tải điện.
Chương 3: Tính toán dòng điện ngắn mạch.
Chương 4: Các chế độ làm việc của hệ thống điện.
Chương 5: Máy biến áp điện lực.
Chương 6: Các khí cụ điện.
Chương 7: Các phần dẫn điện.
Chương 8: Sơ đồ cấu trúc của nhà máy điện và trạm biến áp.
Chương 9: Sơ đồ nối điện.
Chương 10: Tự dùng trong nhà máy điện và trạm biến áp.
Chương 11: Điện một chiều trong nhà máy điện và trạm biến áp.
Bài giảng: Hệ thống điện

MỤC LỤC
Mục lục ................................................................................................................. 1
Chương 1: Khái niệm hệ thống điện, nhà máy điện và trạm biến áp ....................... 5
1.1 Hệ thống điện............................................................................................... 5
1.2 Nhà máy điện ............................................................................................... 9
1.2.1 Nhà máy nhiệt điện ............................................................................... 9
1.2.2 Nhà máy thủy điện ................................................................................ 15
1.2.3 Nhà máy điện sử dụng năng lượng gió .................................................. 16
1.3 Trạm biến áp ................................................................................................ 17
Chương 2: Phụ tải điện .......................................................................................... 18
2.1 Khái niệm .................................................................................................... 18
2.2 Đồ thị phụ tải ............................................................................................... 19
2.2.1 Định nghĩa ............................................................................................ 19
2.2.2 Cách vẽ đồ thị phụ tải ........................................................................... 19
2.2.3 Các đại lượng đặc trưng của đồ thị phụ tải ............................................ 22
2.3 Điều chỉnh đồ thị phụ tải .............................................................................. 23
2.4 Phân phối đồ thị phụ tải trong hệ thống điện ................................................ 23
2.5 Dự báo phụ tải ............................................................................................. 24
Chương 3: Tính toán dòng điện ngắn mạch............................................................ 29
3.1 Khái niệm .................................................................................................... 29
3.2 Trình tự tính toán ngắn mạch ba pha ............................................................ 31
3.3 Tính toán ngắn mạch trong mạng hạ thế U < 1000V .................................... 35
Chương 4: Các chế độ làm việc của hệ thống điện ................................................. 44
4.1 Các chế độ làm việc của điểm trung tính ...................................................... 44
4.1.1 Mạng điện ba pha trung tính cách điện đối với đất ................................ 44
4.1.2 Mạng điện trung tính trực tiếp nối đất ................................................... 47
4.1.3 Mạng điện trung tính nối đất qua cuộn dây dập tắt hồ quang ................. 48
4.1.4 Trung tính giả ....................................................................................... 49
4.2 Chế độ làm việc lâu dài ................................................................................ 50
4.3 Chế độ làm việc ngắn hạn ............................................................................ 54

1
Bài giảng: Hệ thống điện

4.3.1 Xác định xung nhiệt thành phần chu kỳ BNck ......................................... 55
4.3.2 Xác định xung nhiệt thành phần không chu kỳ BNkck ............................. 57
Chương 5: Máy biến áp điện lực ............................................................................ 62
5.1 Khái niệm .................................................................................................... 62
5.1.1 Khi sử dụng MBA cần lưu ý các đặc điểm ............................................ 62
5.1.2 Hệ thống làm mát MBA ........................................................................ 63
5.1.3 Các thông số định mức của MBA.......................................................... 64
5.2 Tính toán phát nóng MBA ........................................................................... 64
5.2.1 Tính toán độ tăng nhiệt của dây cd và độ tăng nhiệt của dầu d khi vận
hành ổn định với công suất khác với công suất định mức (S ≠ Sđm) ...... 67
5.2.2 Tính toán phát nóng máy biến áp trong chế độ quá độ ........................... 68
5.2.3. Tính toán máy biến áp khi vận hành với đồ thị phụ tải bậc thang ......... 70
5.3 Quá tải của máy biến áp ............................................................................... 72
5.3.1 Quá tải bình thường của máy biến áp .................................................... 72
5.3.2 Quá tải sự cố máy biến áp ..................................................................... 76
5.3.3 Quá tải ngắn hạn máy biến áp ............................................................... 77
5.4 Các loại máy biến áp .................................................................................... 77
5.4.1 Máy biến áp một pha, ba pha hai cuộn dây ............................................ 77
5.4.2 Máy biến áp một pha, ba pha ba cuộn dây ............................................. 78
5.4.3 Máy biến áp tự ngẫu.............................................................................. 80
5.4.4 Máy biến áp có cuộn phân chia ............................................................. 88
5.5 Tính toán và chọn công suất máy biến áp ..................................................... 89
5.5.1 Chọn máy biến áp ghép bộ với máy phát điện ....................................... 89
5.5.2 Chọn công suất máy biến áp trong nhà máy điện có thanh góp ở điện
áp máy phát điện .................................................................................. 90
5.5.3 Chọn công suất máy biến áp trong trạm biến áp .................................... 92
Chương 6: Các khí cụ điện..................................................................................... 95
6.1 Khái niệm .................................................................................................... 95
6.2 Các khí cụ điện đóng cắt mạch điện ............................................................. 95
6.2.1 Máy cắt điện cao áp .............................................................................. 95

2
Bài giảng: Hệ thống điện

6.2.2 Dao cách ly ........................................................................................... 99


6.3 Các khí cụ phục vụ cho đo lường và điều khiển ........................................... 100
6.3.1 Máy biến dòng điện............................................................................... 100
6.3.2 Máy biến điện áp................................................................................... 108
6.4 Kháng điện hạn chế dòng ngắn mạch ........................................................... 115
6.4.1 Phân loại kháng điện ............................................................................. 116
6.4.2 Các thông số của kháng điện ................................................................. 117
6.4.3 Chọn kháng điện ................................................................................... 118
Chương 7: Các phần dẫn điện ................................................................................ 122
7.1 Khái niệm .................................................................................................... 122
7.2 Chọn thanh dẫn – thanh góp ......................................................................... 123
7.2.1 Thanh dẫn, thanh góp đơn ..................................................................... 123
7.2.2 Thanh dẫn ghép..................................................................................... 126
7.3 Chọn dây dẫn ............................................................................................... 129
7.4 Chọn cáp điện lực ........................................................................................ 130
Chương 8: Sơ đồ cấu trúc của nhà máy điện và trạm biến áp ................................. 134
8.1 Khái niệm .................................................................................................... 134
8.2 Sơ đồ cấu trúc của nhà máy điện .................................................................. 135
8.2.1 Khi phụ tải có cả ở UC, UT, UH và UC = UHT; UH = UF........................... 135
8.2.2 Khi UC = UHT; UH  UF ......................................................................... 138
8.2.3 Khi UC  UHT ........................................................................................ 140
8.3 Sơ đồ cấu trúc của trạm biến áp ................................................................... 141
8.3.1 Số lượng máy biến áp: có thể 1, 2, 3...................................................... 142
8.3.2 Phương án 1 .......................................................................................... 143
8.3.3 Phương án 2 .......................................................................................... 143
8.3.4 Phương án 3 .......................................................................................... 144
Chương 9: Sơ đồ nối điện .......................................................................................145
9.1 Khái niệm .....................................................................................................145
9.2 Các dạng sơ đồ nối điện cơ bản .....................................................................146
9.2.1 Sơ đồ thuộc nhóm thứ nhất ....................................................................146

3
Bài giảng: Hệ thống điện

9.2.2 Sơ đồ thuộc nhóm thứ hai ......................................................................153


9.2.3 Sơ đồ thuộc nhóm thứ ba ...................................................................... 153
9.3 Sơ đồ đặt kháng điện để hạn chế dòng ngắn mạch........................................ 160
9.3.1 Đặt kháng điện trên thanh góp............................................................... 160
9.3.2 Đặt kháng điện trên đường dây ............................................................. 161
Chương 10: Tự dùng trong nhà máy điện và trạm biến áp ...................................... 164
10.1 Khái niệm .................................................................................................. 164
10.1.1 Lượng điện tự dùng ............................................................................. 164
10.1.2 Điện áp tự dùng ................................................................................... 165
10.1.3 Nguồn cung cấp điện tự dùng .............................................................. 165
10.2 Sơ đồ tự dùng nhà máy nhiệt điện .............................................................. 165
10.3 Sơ đồ tự dùng nhà máy thủy điện ............................................................... 166
10.4 Sơ đồ tự dùng trạm biến áp ........................................................................ 167
10.5 Chọn công suất máy biến áp tự dùng .......................................................... 168
10.5.1 Máy biến áp tự dùng chính .................................................................. 168
10.5.2 Máy biến áp tự dùng dự phòng ............................................................ 169
Chương 11: Điện một chiều trong nhà máy điện và trạm biến áp ........................... 170
11.1 Khái niệm ...................................................................................................17
11.2 Nguồn điện một chiều .................................................................................170
11.3 Ắcquy .........................................................................................................171
11.3.1 Thông số kỹ thuật của ắcquy ................................................................171
11.3.2 Các loại ắcquy ......................................................................................171
11.4 Các chế độ làm việc của ắcquy....................................................................174
11.4.1 Chế độ nạp – phóng ..............................................................................174
11.4.2 Chế độ nạp thêm thường xuyên (phụ nạp) ............................................175
11.5 Sơ đồ làm việc của ắcquy ............................................................................175
11.6 Chọn tổ ắcquy .............................................................................................177
Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 179

4
Bài giảng: Hệ thống điện

Chương 1
KHÁI NIỆM HỆ THỐNG ĐIỆN, NHÀ MÁY ĐIỆN
VÀ TRẠM BIẾN ÁP

1.1 Hệ thống điện (HTĐ)


HTĐ bao gồm các nhà máy điện (NMĐ), trạm biến áp (TBA), các đường dây tải
điện và các thiết bị khác (như thiết bị điều khiển, tụ bù, thiết bị bảo vệ,…) được nối
liền với nhau thành hệ thống làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.
Hệ thống NMĐ là nơi chuyển đổi năng lượng từ hydrocacbones (oil, gas, natural
gas,…), năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt,…sang điện năng.
Tập hợp các bộ phận của HTĐ gồm các đường dây tải điện và các TBA gọi là
lưới điện. Nhiệm vụ của lưới điện là truyền tải và phân phối điện năng từ NMĐ đến hộ
tiêu thụ.
Điện năng được sử dụng ở các thiết bị dùng điện để tạo ra các dạng năng lượng
khác để phục vụ sản xuất và đời sống như: cơ năng, nhiệt năng, quang năng,…
Lý do có các quá trình thuận nghịch như vậy bởi vì điện năng có các ưu việt sau:
- Có khả năng truyền tải đi xa với tốc độ rất nhanh (gần bằng tốc độ ánh sáng).
- Dễ dàng sử dụng để biến đổi thành các dạng năng lượng khác.
- Tương đối an toàn với độ tin cậy cao.
- Giá thành tương đối thấp so với khi sử dụng các dạng năng lượng khác.
Vì vậy điện năng được xem là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển
của một quốc gia qua các thông số:
- Tổng công suất của hệ thống điện.
- Mức độ tiêu thụ điện năng trên đầu người trong một năm.
Có nhiều cách để phân loại HTĐ:
- HTĐ tập trung: là HTĐ trong đó các nguồn điện và nút phụ tải lớn tập trung
trong một phạm vi không lớn chỉ cần dùng các đường dây ngắn để tạo thành hệ thống.

5
Bài giảng: Hệ thống điện

- HTĐ hợp nhất: là HTĐ trong đó các HTĐ độc lập ở cách nhau rất xa được nối
liền thành hệ thống bằng các đường dây tải điện dài siêu cao áp (hình 1.2). Việc hợp
nhất HTĐ như vậy có các ưu điểm như sau:
+ Độ tin cậy cung cấp điện cao nhờ vào việc hỗ trợ lẫn nhau giữa các NMĐ.
+ Đồ thị phụ tải sẽ bằng phẳng hơn.
+ Giá thành điện thấp hơn.
- HTĐ địa phương hay cô lập: là HTĐ riêng, như HTĐ tự dùng của các xí
nghiệp công nghiệp lớn hay các HTĐ ở các vùng xa không thể nối vào HTĐ quốc gia.
Trên (hình 1.1) là sơ đồ cấu trúc của HTĐ. HTĐ có cấu trúc phức tạp gồm nhiều
loại NMĐ, nhiều loại lưới điện có điện áp khác nhau trải rộng trong không gian. HTĐ
phát triển không ngừng trong không gian và thời gian để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của phụ tải. Để nghiên cứu, quy hoạch phát triển HTĐ cũng như để quản lý, vận
hành thì HTĐ được phân chia thành các phân hệ thống tương đối độc lập với nhau:
- Về mặt quản lý, vận hành HTĐ được phân thành:
+ Hệ thống các nhà máy điện do các nhà máy điện tự quản lý.
+ Lưới hệ thống truyền tải (≥ 220kV) và các trạm khu vực do công ty truyền
tải quản lý.
+ Lưới hệ thống phân phối do các công ty lưới điện quản lý, dưới nó là các
sở điện.
- Về mặt quy hoạch HTĐ chia thành 2 cấp:
+ Nguồn điện, lưới điện hệ thống, các trạm khu vực được quy hoạch trong
tổng sơ đồ.
+ Lưới truyền tải phân phối được quy hoạch riêng.
- Về mặt vận hành được chia thành 3 cấp.
+ Điều độ trung ương (A0).
+ Điều độ địa phương: điều độ các nhà máy điện, điều độ các trạm khu vực,
điều độ các công ty điện.
+ Điều độ các sở điện.
- Về mặt nghiên cứu, tính toán, HTĐ được phân chia thành:
+ Lưới hệ thống.

6
Bài giảng: Hệ thống điện

+ Lưới truyền tải (110kV; 220kV; 500kV).


+ Lưới phân phối trung áp (6; 10; 15; 22; 35kV).
+ Lưới phân phối hạ áp (0,4/0,22 kV).

Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc hệ thống.

7
Bài giảng: Hệ thống điện

2. Nhà máy điện (NMĐ)

Hình 1.2: Hệ thống điện hợp nhất khu vực Châu Á.

NMĐ là một bộ phận của HTĐ có nhiệm vụ biến đổi các dạng năng lượng khác
thành điện năng. Phụ thuộc vào dạng năng lượng sơ cấp phân NMĐ thành các loại:
- Nhiệt điện: biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
- Thủy điện: biến đổi thủy năng thành điện năng.
- Nhà máy điện gió: biến đổi năng lượng gió (cơ năng) thành điện năng.

8
Bài giảng: Hệ thống điện

1.2 Nhà máy điện


Nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, ga tự nhiên) dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt
điện. Quá trình chuyển đổi năng lượng từ năng lượng thứ cấp sang điện năng được
trình bày ở Hình 1.3. Hiệu suất của quá trình chuyển đổi từ hóa năng sang điện năng
xấp xỉ 39%.

Energy Source Energy Conversion 1 Energy Conversion n Electrical energy

Chemical energy Thermal energy Kinetic energy

Hình 1.3: Quá trình chuyển đổi năng lượng trong nhà máy nhiệt điện.

1.2.1 Nhà máy nhiệt điện

Hình 1.4: Nhà máy nhiệt điện với nguồn nhiên liệu than.

Trong nhà máy nhiệt điện, nhiệt năng nhận được từ nhiều nguồn khác nhau. Phụ
thuộc vào nguồn nhiên liệu chia thành các nhà máy nhiệt điện sau đây:
1.2.1.1 Nhà máy nhiệt điện turbin ngưng hơi
Trong nhà máy nhiệt điện, nhiệt năng biến thành điện năng. Nhiên liệu được sử
dụng có thể ở dưới dạng:
- Thể rắn: Than đá, than bùn, trấu, củi,…
- Thể khí: Khí đốt, biogas.
- Thể lỏng: DO, FO, xăng,…

9
Bài giảng: Hệ thống điện

Ở đây nhiên liệu được đốt trong lò phát sinh ra nhiệt và đun nước thành hơi nước.
Hơi nước có áp lực lớn làm quay turbin hơi kéo theo rotor của máy phát điện (MF) và
phát ra điện.
Quá trình được thực hiện: Nhiệt năng – cơ năng – điện năng. Nguyên lý làm việc
của NMĐ của turbin ngưng hơi vẽ trên hình 1.5.
Trong nhà máy nhiệt điện kiểu turbin ngưng hơi, toàn bộ hơi nước sau khi sinh
công được ngưng tụ thành nước và có 5 hệ thống chính:
- Hệ thống nhiên liệu (1 – 2 – 9): Nhiên liệu chuyên chở tập trung về kho nhiên
liệu 1 của NMĐ được xử lý theo yêu cầu của lò tại bộ phận xử lý nhiên liệu 2 và phun
vào lò bằng vòi phun 9 để đốt cháy.
- Hệ thống không khí – khói (10 – 12 – 9 – 13 – 12 – 11 – 18): Không khí trong
thiên nhiên qua quạt gió 10 đưa vào bộ phận sấy 12 và đưa vào vòi phun 9 để đốt
nhiên liệu, khí thải là khói còn nhiệt lượng cao được tận dụng qua bộ hâm nước 13,
sấy không khí 12 và được quạt khói 11 hút thải ra ngoài trời qua ống khói 18.
- Hệ thống nước – hơi nước (13 – 3 – 4 – 5 – 7 – 14 – 15 – 8 – 16 – 13): Đây là
chu trình kín. Nước sau khi được xử lý theo yêu cầu qua bộ phận hâm nước 13 đưa
vào lò 3, ở đây được gia nhiệt và biến thành hơi nước có áp lực có năng lượng để sinh
công, chú ý nước chỉ là môi chất trung gian truyền năng lượng. Hơi nước đưa vào
turbin 4 làm quay turbin và rotor MF 19.
- Toàn bộ hơi nước (trừ một phần nhỏ được rút ra đưa vào bình khử khí 15, một
phần đưa vào bộ gia nhiệt hạ áp 14, gia nhiệt cao áp 16) được ngưng tụ thành nước qua
bình ngưng tụ 5 nên gọi là nhà máy nhiệt điện kiểu ngưng tụ. Nước từ bình ngưng tụ
nhờ bơm nước ngưng tụ 7 đưa vào bộ gia nhiệt hạ áp 14 đi vào bình khử khí 15. Ở đây
khí lẫn trong nước được tạo ra trong quá trình ngưng tụ đều được thoát ra ngoài. Nước
tiếp tục nhờ bơm cấp nước 8 vào bộ gia nhiệt cao áp 16, bộ hâm nước 13 và trở về lò.
- Hệ thống nước tuần hoàn (17 – 6 – 5 – 17): Hơi nước sau khi đã sinh công đưa
vào bình ngưng tụ 5, ở đây được nước từ sông, ao, hồ 17 có nhiệt độ thấp do bơm tuần
hoàn 6 đưa vào làm ngưng tụ hơi nước, nước tuần hoàn sau đó lại trả về sông, ao, hồ
17. Tuy nước tuần hoàn chỉ làm nhiệm vụ phụ song nó đóng vai trò rất quan trọng
quyết định địa điểm và công suất của nhà máy nhiệt điện.

10
Bài giảng: Hệ thống điện

- Hệ thống điện: Điện năng phát ra từ máy phát 19 được hệ thống truyền tải và
phân phối cho các hộ sử dụng điện.

18
2

10
9
13 12 11
3

16

19 4

8
5

15

6
7 14

17

1- Kho nhiên liệu; 2- Xử lý nhiên liệu; 3- Lò hơi; 4- Turbin; 5- Bình ngưng tụ; 6-
Bơm nước tuần hoàn; 7- Bơm nước ngưng tụ; 8- Bơm nước cấp; 9- Vòi phun; 10-
Quạt gió; 11- Quạt khói; 12- Sấy không khí; 13- Hâm nước; 14- Gia nhiệt hạ áp;
15- Khử khí; 16- Gia nhiệt cao áp; 17- Sông, ao, hồ; 18- Ống khói; 19- Máy phát

Hình 1.5: Sơ đồ nguyên lý làm việc của nhà máy nhiệt điện kiểu turbin ngưng hơi.
Nhà máy nhiệt điện kiểu turbin ngưng hơi có hiệu suất thấp (30 – 40)% vì một
phần nhiệt năng thải ra ngoài qua khói, qua bình ngưng tụ. Hơi nước sinh công ở phần
đầu của turbin là chính. Các phần sau hiệu suất thấp. Để nâng cao hiệu suất nhiệt có
thể rút một phần hơi nước từ phần sau của turbin để cung cấp hơi nước cho các hộ sử
dụng hơi nước như nhà máy giấy, dệt nhuộm .v...v.. hoặc cung cấp nhiệt sưởi. Những
nhà máy này gọi là nhà máy nhiệt điện rút hơi.
- Ưu điểm của nhà máy nhiệt điện nói chung:
+ Có thể xây dựng gần khu công nghiệp và gần các nguồn cung cấp nhiên
liệu do đó giảm được chi phí xây dựng đường dây tải điện, giảm chi phí chuyên chở
nhiên liệu.
+ Thời gian xây dựng ngắn (3 – 4) năm.

11
Bài giảng: Hệ thống điện

+Có thể sử dụng được các nhiên liệu rẻ tiền như than cám, than bìa ở các
khu khai thác than, dầu nặng của các nhà máy lọc dầu, trấu của các nhà máy xay lúa…
- Khuyết điểm của nhà máy nhiệt điện nói chung:
+ Cần nhiên liệu trong quá trình sản xuất cho nên giá thành điện năng cao.
+ Khói thải làm ô nhiễm môi trường. Đây là điểm cần quan tâm vì thế giới
đang hạn chế khí thải.
+ Khởi động chậm từ 6 – 8 giờ mới đạt được công suất tối đa, điều chỉnh
công suất khó, khi giảm đột ngột công suất phải thải hơi nước ra ngoài vừa mất năng
lượng vừa mất nước. Điều này làm khó khăn khi vận hành với phụ tải không ổn định.
Mặc dù có những nhược điểm trên nhưng khi xây dựng và phát triển hệ thống
điện tất cả các nước trước tiên đều xây dựng nhà máy nhiệt điện. Ở nước ta trong
những năm đầu xây dựng nền công nghiệp nhiệt điện vẫn là nguồn điện năng chính.

1.2.1.2 Nhà máy nhiệt điện turbin khí


Nhiên liệu được sử dụng là khí đốt hoặc dầu mỏ đốt trong lò, không khí giãn nở
qua bộ nén để có áp lực lớn truyền vào turbin khí làm quay rotor máy phát điện không
qua môi chất trung gian nước và hơi nước.
Turbin khí có 2 loại:
- Turbin khí có chu trình hở: Khí giãn nén thổi vào turbin sinh công và xã tất cả
ra ngoài trời.
- Turbin khí có chu trình kín: Khí giãn nén sau khi sinh công được nén lại và
quay trở lại buồng đốt tạo thành chu trình kín.
Nhiệt turbin khí có ưu điểm:
- Chế tạo và có chu trình làm việc đơn giản, không cần nhiều nước.
- Vận hành cũng đơn giản hơn turbin hơi nước.
- Khởi động, tăng giảm công suất nhanh có thể chỉ cần 20 – 30 phút có thể nhận
được công suất tối đa.
- Thời gian xây dựng nhanh.
Tuy nhiên cũng có nhược điểm hiệu suất nhiệt loại này thấp vì khói thải ra còn
nhiệt độ cao và nhiệt năng lớn. Để nâng cao hiệu suất nhiệt và tận dụng khí thải, khí
thải không xả ra ngoài trời mà chuyển vào lò làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện

12
Bài giảng: Hệ thống điện

turbin ngưng hơi. NMĐ được kết hợp như vậy gọi là nhà máy nhiệt điện turbin khí hỗn
hợp. Sơ đồ nguyên lý loại này trình bày như trên hình 1.6.

7
8

9 6

5
Nhiên liệu

2 9
3

Không khí
1- Buồng đốt; 2- Turbin; 3- Máy nén; 4- Lò thu nhiệt; 5- Bơm nước; 6-
Turbin hơi; 7- Bình ngưng; 8- Tháp làm mát; 9- Máy phát điện.

Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý nhà máy điện turbin khí hỗn hợp.

Nhà máy loại này thường được xây dựng thành các cụm:
2 turbin khí + 1 turbin hơi nước có công suất bằng nhau.
3 turbin khí + 1 turbin hơi có công suất lớn hơn.
1.2.1.3 Nhà máy điện nguyên tử
Nhà máy điện hạt nhân (nguyên tử) sản xuất nhiệt năng do phản ứng hạt nhân
tạo ra. Nhiên liệu hạt nhân có khả năng tạo nhiệt năng rất cao, chẳng hạn phân hủy 1
kg U235 tạo nhiệt năng tương đương với đốt 2.900 tấn than đá. Năng lượng nguyên tử
có ý nghĩ rất lớn với vùng khan hiếm nhiên liệu than, dầu, khí và các vùng khó vận
chuyển nguyên liệu tới. Sơ đồ nguyên lý của nhà máy điện hạt nhân như hình 1.7.

13
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 1.7: Sơ đồ đơn giản của nhà máy điện hạt nhân.

1.2.1.4 Nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời


Thực chất cũng là nhà máy nhiệt điện, trong đó lò than được thay thế bằng hệ
thống kín thu nhận nhiệt năng của mặt trời tập trung về lò để biến nước thành hơi nước
cung cấp cho nhà máy nhiệt điện. NMĐ dùng năng lượng của mặt trời đầu tiên trên thế
giới đã được xây dựng ở Liên Xô với công suất 1200kW.
Năng lượng mặt trời là nguồn vô tận không mất tiền, không gây ô nhiễm môi
trường nhưng giá thành xây dựng cao, cho nên hiện nay chưa được phát triển rộng mà
còn trong giai đoạn thử nghiệm nghiên cứu.
1.2.1.5 Nhà máy địa nhiệt

Hình 1.8: Sơ đồ đơn giản của nhà máy địa nhiệt.

14
Bài giảng: Hệ thống điện

Nhà máy địa nhiệt cũng là nhà máy nhiệt điện nhưng sử dụng năng lượng có sẵn
trong lòng đất. Trên mặt đất có những địa điểm ở độ sâu không lớn lắm có thể thu
nhận được nguồn nhiệt năng đủ lớn để xây dựng NMĐ. Nhà máy địa nhiệt cũng không
phải mua nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường và nguồn năng lượng cũng vô tận
cho nên đang là hướng nghiên cứu để khai thác ở những nơi có điều kiện.
1.2.2 Nhà máy thủy điện

Hình 1.9: Sơ đồ đơn giản của nhà máy thủy điện.

Nhà máy thủy điện là nhà máy biến đổi thủy năng thành điện năng. Trong đó,
thủy năng được hướng vào làm quay turbin thủy lực để làm quay rotor máy phát điện.
Thủy năng  cơ năng  điện năng.
Muốn tạo được thủy năng cần phải có hai yếu tố:
- Lưu lượng nước Q (m3/s) tức là phải có dòng chảy.
- Chiều cao cột nước H (m).
Công suất của nhà máy thủy điện xác định theo biểu thức:
P  9,81  Q  H   1.1
Trong đó:

15
Bài giảng: Hệ thống điện

Q: Lưu lượng nước.


H: Chiều cao cột nước.
: Hiệu suất của nhà máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố của công trình thủy và
các thiết bị thủy lực.
1.2.3 Nhà máy điện sử dụng năng lượng gió

Hình 1.10: Sơ đồ đơn giản của nhà máy sử dụng năng lượng gió.

Có thể sử dụng năng lượng gió để điều khiển làm quay hệ thống cánh quạt và làm
quay rotor của máy phát điện (biến đổi cơ năng thành điện năng). Công suất của NMĐ
loại này xác định theo biểu thức:
P  C P   1   2   3  0. 5  p  S  V 3 1.2
Trong đó:
P: công suất (kW).
S: bề mặt quạt gió của các cánh quạt, m2.
p: khối lượng riêng của không khí, Kg/m3.
Cp: hệ số công suất (Cpmax = 0,59).
1, 2, 3: hiệu suất bộ biến đổi máy phát, acquy,...

16
Bài giảng: Hệ thống điện

Công suất của máy phát phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ gió, khả năng của bộ điều
chỉnh có giới hạn nên khó phù hợp với sự thay đổi của phụ tải cho nên điện năng thu
được phải nạp vào acquy để tích trữ hoặc xây dựng cùng với diezen hoặc điện năng
được phát vào hệ thống.
1.3 Trạm biến áp
TBA là một công trình thu nhận điện năng có điện áp U1 (điện áp sơ cấp) để phân
phối cho các phụ tải có điện áp khác (điện áp thứ cấp).
Phụ thuộc vào mục đích có thể phân loại TBA theo các cách khác nhau:
- Theo điện áp: được chia thành TBA tăng và TBA giảm.
+ TBA tăng: là TBA có điện áp thứ cấp lớn hơn điện áp sơ cấp. Đây thường
là TBA của các NMĐ tập trung điện năng của các máy phát điện để phát về HTĐ và
phụ tải ở xa.
+ TBA giảm: là TBA có điện áp thứ cấp thấp hơn điện áp sơ cấp. Đây
thường là các TBA có nhiệm vụ nhận điện năng từ HTĐ để phân phối cho phụ tải.
- Theo chức năng: được chia thành TBA trung gian và TBA phân phối.
+ TBA trung gian: hay còn gọi là TBA khu vực thường có điện áp sơ cấp
lớn (500, 220, 110 kV) để phân phối cho các phụ tải có điện áp khác nhau (220, 110,
22, 15 kV) của các TBA phân phối.
+ TBA phân phối hay còn gọi là TBA biến áp địa phương có nhiệm vụ phân
phối trực tiếp cho các hộ sử dụng điện của xí nghiệp, khu dân cư, trường học... thường
có điện áp thứ cấp nhỏ (10; 6; 0,4 kV).
Tại các TBA có các thiết bị đóng cắt, điều khiển, bảo vệ rơle và đo lường gọi là
thiết bị phân phối điện.
Trong HTĐ còn có các trạm chỉ làm nhiệm vụ phân phối điện năng không có
biến đổi điện áp và gọi là trạm phân phối.

17
Bài giảng: Hệ thống điện

Chương 2
PHỤ TẢI ĐIỆN

2.1 Khái niệm


Phụ tải điện là các thiết bị hay tập hợp các khu vực gồm nhiều thiết bị sử dụng
điện năng để biến đổi thành các dạng năng lượng khác như quang năng, nhiệt năng, cơ
năng, hóa năng.
Phụ tải điện có thể biểu diễn dưới dạng tổng quát:
S = P + jQ 2.1
Trong đó:
P: Công suất tác dụng (W).
Q: Công suất phản kháng (VAR).
S: Công suất biểu kiến (VA).

Về trị số: S  P 2  Q 2 ; P  S  cos  ; Q  S  sin 


Điện năng (A) là công suất điện tiêu thụ trong thời gian T.
T
A   P(t )dt   Pi  Ti (Wh) 2.2
0

Phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu, phụ tải có thể phân loại như sau:
- Phân loại theo tính chất sử dụng.
+ Phụ tải động lực: cung cấp cho các động cơ điện.
+ Phụ tải chiếu sáng.
- Phân loại theo khu vực sử dụng.
+ Phụ tải công nghiệp: cung cấp cho khu vực công nghiệp.
+ Phụ tải nông nghiệp: cung cấp cho khu vực nông nghiệp.
+ Phụ tải sinh hoạt: cung cấp cho vùng dân cư.
- Phân loại theo mức độ quan trọng.
+ Phụ tải loại 1: khi mất điện ảnh hưởng đến tính mạng con người, thiệt hại
lớn cho nền kinh tế quốc dân hoặc ảnh hưởng lớn đến chính trị.

18
Bài giảng: Hệ thống điện

+ Phụ tải loại 2: khi mất điện có ảnh hưởng đến nền kinh tế, sản xuất nhưng
không nghiêm trọng như loại 1.
+ Phụ tải loại 3: về nguyên tắc có thể mất điện thời gian ngắn không ảnh
hưởng nhiều đến các hộ tiêu thụ.
Khi thiết kế cung cấp điện cho các phụ tải điện cần chú ý:
- Phụ tải điện loại 1: khu công nghiệp quan trọng, các thành phố lớn, các khu
vực ngoại giao, công sở quan trọng, các hầm mỏ, bệnh viện, hầm giao thông dài,... cần
phải đảm bảo điện liên tục (24/24 giờ trong ngày) do đó phải có ít nhất hai nguồn độc
lập hoặc phải có nguồn dự phòng thường trực.
- Phụ tải điện loại 2: khu công nghiệp nhỏ, địa phương, khu vực sinh hoạt đông
dân phức tạp,... nói chung cũng quan trọng nhưng không bằng loại 1, khi thiết kế có
thể cân nhắc giữa yếu tố kỹ thuật với vốn đầu tư. Nếu không làm tăng vốn đầu tư
nhiều hoặc không phức tạp, khó khăn lắm nên thiết kế hai nguồn cung cấp có thể
chuyển đổi khi có sự cố một nguồn.
- Phụ tải điện loại 3: chủ yếu là các khu vực dân cư khi thiết kế chỉ có một
nguồn cung cấp.

2.2 Đồ thị phụ tải


2.2.1 Định nghĩa
Phụ tải luôn luôn biến thiên theo thời gian, đường biểu diễn quy luật biến thiên
của phụ tải theo thời gian gọi là đồ thị phụ tải (ĐTPT). ĐTPT được biểu diễn trên một
hệ trục tọa độ mà hoành độ biểu thị thời gian, còn tung độ biểu thị công suất tác dụng
P, hoặc công suất phản kháng Q, hoặc công suất biểu kiến S.
Có nhiều cách để phân loại đồ thị phụ tải:
- Theo công suất: ĐTPT tác dụng, phản kháng, biểu kiến.
- Theo thời gian: ĐTPT hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.
- Theo vị trí trong hệ thống: ĐTPT của hệ thống, NMĐ, TBA, hộ tiêu thụ,…
2.2.2 Cách vẽ đồ thị phụ tải
ĐTPT ngày của NMĐ được vẽ bằng cách dùng oát kế tự ghi là chính xác nhất.
Kim của oát kế vẽ đường cong liên tục biểu diễn sự thay đổi của công suất trong ngày.
Diện tích giới hạn bởi đường cong này với hệ trục tọa độ chính là điện năng mà nhà

19
Bài giảng: Hệ thống điện

máy sản xuất ra hay điện năng tiêu thụ trong một ngày đêm. ĐTPT ngày của NMĐ là
tổng ĐTPT ngày của hộ tiêu thụ các cấp điện áp kể cả tổn thất qua MBA và phụ tải tự
dùng của nhà máy. Tổn thất trong MBA bao gồm tổn thất lõi thép không phụ thuộc
vào sự biến thiên của phụ tải và tổn thất đồng có phụ thuộc vào sự biến thiên của phụ
tải. Một cách gần đúng, phụ tải tự dùng của NMĐ được tính như sau:
 P (t ) 
Ptd (t )  Ptd max  0,4  0,6  2.3
 Pđ 

Trong đó: Ptd(t) là công suất tự dùng của NMĐ tại thời điểm t.
P(t) là công suất phát của NMĐ tại thời điểm t.
Từ đây thấy rằng 40% công suất tự dùng của NMĐ không phụ thuộc vào công
suất của nhà máy, còn 60% công suất tự dùng của NMĐ có phụ thuộc vào công suất
phát của nhà máy.
Ptd max = Ptd max% Pđ/100. 2.4
Trong đó: Ptd max% là công suất tự dùng cực đại tính theo phần trăm công suất đặt.
Pđ là công suất đặt của nhà máy.
Cũng có thể tính công suất tự dùng của nhà máy theo công suất toàn phần.
 S (t ) 
S td (t )    S nm  0,4  0,6  2.5
 S nm 

Trong đó:  là số phần trăm điện tự dùng của nhà máy.


Snm là công suất toàn nhà máy.
S(t) là công suất nhà máy phát ra tại thời điểm t.
Để vẽ ĐTPT năm thường dựa vào ĐTPT ngày đặc trưng cho các mùa trong năm.
Mùa hè 180 ngày, mùa đông 185 ngày.
Bắt đầu từ phụ tải cực đại P5, sau đó giảm dần theo thứ tự bậc công suất P4  P3
 P2  P1. Từ hình 2.1 thấy rằng, công suất P5 chỉ xuất hiện vào mùa đông, do đó
thời gian tương ứng với công suất P5 là T1 = 185t’1. Với công suất P4 ta thấy thời gian
sử dụng trong năm là:
T2 = 180t1 + 180t’1
Các tính toán tương tự như trên ta có:

20
Bài giảng: Hệ thống điện

T3 = 180t2 + 180t’2
T4 = 180t3 + 180t’3
T5 = 180t4 + 180t’4 = 8760 giờ

Hình 2.1: Xây dựng đồ thị phụ tải năm.


a) ĐTPT ngày mùa hè; b) ĐTPT ngày mùa đông; c) ĐTPT năm.

Tuy nhiên người ta cũng có thể vẽ ĐTPT bằng cách đọc, ghi lại giá trị công suất
ứng với từng thời gian quy định, rồi biểu diễn các kết quả này lên một hệ trục tọa độ,
nối các điểm lại sẽ được một đường gẫy khúc. Cuối cùng biến đường gẫy khúc này
thành đường bậc thang, nhưng phải đảm bảo hai điều kiện sau :
- Diện tích giới hạn bởi đường gẫy khúc với hệ trục tọa độ phải bằng diện tích
giới hạn bởi đường bậc thang với hệ trục tọa độ.
- Đảm bảo các điểm cực trị phải nằm trên cả đường gẫy khúc và đường bậc
thang.

Hình 2.2: ĐTPT ngày vẽ theo từng điểm.

21
Bài giảng: Hệ thống điện

2.2.3 Các đại lượng đặc trưng của đồ thị phụ tải
2.2.3.1 Công suất trung bình
A
Ptb  2.6
T
A là điện năng sản xuất ra trong thời gian T. Nếu T = 24 giờ thì ta có công suất
trung bình ngày Ptbn.
2.2.3.2 Hệ số điền kín phụ tải 
Ptb A
  2.7
Pmax Pmax  T

Pmax : công suất cực đại trong thời gian T.


 : tỷ số của diện tích giới hạn bởi đường
biểu diễn ĐTPT với trục tọa độ và diện tích hình
chữ nhật có cạnh là Pmax và T. Hệ số  càng lớn
thì càng tốt ; lớn nhất bằng một khi đó Ptb = Pmax.
2.2.3.3 Hệ số sử dụng công suất đặt n
Hình 2.3: Sơ đồ đồ thị phụ tải.
P A
n  tb  2.8
Pđ Pđ  T

Pđ : tổng công suất đặt của thiết bị.


Hệ số sử dụng công suất đặt thể hiện mức độ sử dụng công suất đặt, như vậy n
càng lớn càng tốt.
2.2.3.4 Thời gian sử dụng công suất đặt Tmax
A P T
Tmax   tb   T 2.9
Pmax Pmax

Như vậy nếu thiết bị luôn luôn làm việc với công suất cực đại Pmax thì sau thời
gian Tmax nó sẽ sản xuất ra (hoặc tiêu thụ) một lượng điện năng đúng bằng lượng điện
năng thực tế khi công suất thay đổi.
2.2.3.5 Thời gian sử dụng công suất đặt Tđ
A Ptb  T
Tđ    n T 2.10
Pđ Pđ

22
Bài giảng: Hệ thống điện

2.3 Điều chỉnh đồ thị phụ tải


ĐTPT càng bằng phẳng không dao động nhiều, Sự khác biệt giữa các trị số Pmax,
Pmin, Ptb không khác nhau nhiều vận hành sẽ dễ dàng và kinh tế hơn, do đó cần phải
làm cho ĐTPT càng bằng phẳng càng tốt.
Các biện pháp chủ yếu để điều chỉnh ĐTPT.
- Các biện pháp kỹ thuật.
+ Ghép thành HTĐ càng lớn là biện pháp tốt nhất để làm cho ĐTPT bằng
phẳng.
+ Phát triển các xí nghiệp làm việc ba ca để sang bằng ĐTPT giữa ban ngày
với ban đêm.
+ Bố trí ngày nghỉ trong tuần của các xí nghiệp xen kẻ nhau để sang bằng
ĐTPT giữa ngày thường với ngày chủ nhật.
+ Bố trí giờ bắt đầu làm việc giữa các xí nghiệp với nhau cũng như giữa các
phân xưởng trong cùng một xí nghiệp không đồng thời.
+ Phát triển các hộ sử dụng điện ngắn hạn và làm việc vào giờ phụ tải thấp.
- Các biện pháp kinh tế.
+ Quy định giá điện khác nhau trong giờ cao điểm và giờ phụ tải thấp.
- Các biện pháp hành chính.
+ Cắt điện để giảm tải trong giờ cao điểm.
+ Phạt hành chính các hộ không chấp hành giảm tải không cần thiết trong
thời gian cao điểm,...
Cần chú ý các biện pháp kỹ thuật là chính, trong trường hợp bất khả kháng mới
áp dụng biện pháp hành chính.
2.4 Phân phối đồ thị phụ tải trong hệ thống điện
Khi các nhà máy đã được nối lại thành hệ thống thì việc phân phối đồ thị phụ tải
cho các nhà máy có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành điện năng. Để vận hành kinh tế,
chúng ta sẽ phân phối đồ thị phụ tải cho các nhà máy trong hệ thống theo các nguyên
tắc sau đây:
- Trước hết ưu tiên phân phối phụ tải cho các nhà máy có đồ thị phụ tải bắt
buộc toàn phần hay bắt buộc từng phần đảm nhận phần phụ tải gốc.

23
Bài giảng: Hệ thống điện

+ Nhà máy có đồ thị phụ tải bắt buộc toàn phần là những nhà máy thủy điện
không có hồ chứa và làm việc trong mùa mưa lũ.
+ Nhà máy có đồ thị phụ tải bắt buộc từng phần là những nhà máy nhiệt
điện trích hơi . Đối với những nhà máy này để cho hiệu suất cao ứng với một phụ tải
nhiệt nhất định đòi hỏi phải có phụ tải điện nhất định. Giả thiết với phụ tải nhiệt đã cho
để có hiệu suất cao nhất, thì phần ĐTPT của nó như phần NĐR trên hình 2.4.

Hình 2.4: Phân phối ĐTPT giữa các NMĐ trong HTĐ.

Chú thích
TĐ: thủy điện ; NĐR: nhiệt điện có rút hơi ; NĐN: nhiệt điện ngưng hơi.
- Phần còn lại của đồ thị phụ tải, sẽ giao cho các nhà máy nhiệt điện ngưng hơi,
nhưng trước hết ưu tiên cho những nhà máy ngưng hơi gần nguồn nhiên liệu và có đặc
tính suất hao hơi kinh tế nhất.
- Phần mũi nhọn của đồ thị phụ tải sẽ giao cho các nhà máy thủy điện có hồ
chứa nước, vì nó mở và ngừng máy nhanh chóng, ít tốn kém. Trong hệ thống điện
không có nhà máy thủy điện thì phần mũi nhọn sẽ giao cho các nhà máy nhiệt điện
ngưng hơi củ kém kinh tế.
2.5 Dự báo phụ tải
Phụ tải điện là một đại lượng luôn luôn thay đổi và phát triển, trong khi xây dựng
NMĐ cần phải có thời gian, cho nên muốn đáp ứng được yêu cầu cung cấp điện cần có
kế hoạch trước, cũng như trong vận hành nếu biết trước được phụ tải việc vận hành sẽ
dễ dàng hơn. Do đó cần phải có dự báo phụ tải.
Dự báo phụ tải có 3 loại: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

24
Bài giảng: Hệ thống điện

- Dự báo ngắn hạn: dự báo trước trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm. Thông
số này được sử dụng khi thiết kế các TBA, chọn công suất MBA và các mạng điện địa
phương, mạng điện của các xí nghiệp,...
- Dự báo trung hạn: dự báo trước trong khoảng thời gian từ 3 đến 7 hoặc 10
năm. Số liệu này được sử dụng khi lập kế hoạch xây dựng các NMĐ, các đường dây
dẫn điện cao áp 110, 220kV.
- Dự báo dài hạn: dự báo trước 10 đến 20 năm và lâu hơn còn gọi là dự báo
chiến lược được sử dụng khi lập kế hoạch lâu dài trong phạm vi lớn của cả nước hay
nhiều nước.
Một số phương pháp dự báo phụ tải đã được áp dụng:
- Phương pháp suy diễn hay còn gọi là ngoại suy: phương pháp này dựa vào
thống kê trong quá khứ có điều chỉnh theo tình hình cụ thể thực tế để tìm ra qui luật
phát triển và tính toán cho tương lai. Phương pháp này được ứng dụng cho các nước có
tốc độ phát triển nói chung ổn định.
- Phương pháp thống kê: phương pháp này dựa trên cơ sở tổng hợp các số liệu
dự báo của các ngành, các khu vực và theo suất tiêu hoa điện của các sản phẩm công
nghiệp, của dân số,... mà suy ra điện năng, công suất cần đáp ứng tại thời điểm cần xác
định.
- Phương pháp tương đương: phương pháp này dựa trên một nước, một địa
phương có các thông số hiện tại tương tự của nước, địa phương trong tương lai đang
cần dự báo mà suy ra các số liệu cần xác định. Phương pháp được áp dụng nếu tìm
được đối tượng thích hợp.
- Phương pháp chuyên gia: phương pháp này dựa vào kết quả trung bình do các
chuyên gia có trình độ cao, hiểu biết rộng cung cấp. Mỗi chuyên gia có thể sử dụng tập
thể do mình phụ trách, một phương pháp riêng,...cho nên có thể xem là phương pháp
tổng hợp của các phương pháp. Thực tế các số liệu nhận được từ phương pháp này có
độ chính xác cao và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội.

Ví dụ 2.1: Vẽ đồ thị phụ tải tổng hợp cho một TBA cung cấp cho ba phụ tải có đồ thị
phụ tải ở: U1, U2, U3 (hình 2.5).

25
Bài giảng: Hệ thống điện

Với: Pmax = 50 MW; P2max = 40 MW ; P3max = 80 MW

Hình 2.5: Đồ thị phụ tải của TBA cung cấp cho ba phụ tải.
Bảng tổng hợp phụ tải của TBA:
Từ...đến Phụ tải ở các cấp điện áp (MW)
TT
(h) U1 U2 U3 Tự dùng Tổng %
1 0÷6 20 32 48 0,5 100,5 63
2 6 ÷ 12 40 40 80 0,5 160,5 100
3 12 ÷ 18 50 40 64 0,5 154,5 97
4 18 ÷ 24 20 24 32 0,5 76,5 48

Từ đây suy ra đồ thị tổng hàng ngày của TBA.

26
Bài giảng: Hệ thống điện

Bài tập
1) Vẽ đồ thị phụ tải qua MBA trong NMĐ dưới đây:

Hình 2.6: Đồ thị phụ tải qua MBA trong NMĐ.

Máy phát điện F: Sđm = 100 MVA.


Phụ tải ở UF: Sđm = 60 MVA.
Với đồ thị phụ tải hình 2.6b gồm cả tự dùng. Giả thuyết hai máy phát điện luôn
phát đầy tải: S = 200 MVA.
Phụ tải ở UF
Thời gian Thời gian
% x 60 S (MVA) % x 60 S (MVA)
(giờ) (giờ)
0÷4 40 24 4 ÷ 18 80 48
18 ÷ 21 100 48 21 ÷ 24 60 36

2) Vẽ đồ thị phụ tải qua các cuộn dây của MBA từ ngẫu trong NMĐ Hình 2.7a.
Đồ thị phụ tải ở cấp điện áp 110kV cho trên hình 2.7b và ở điện áp 10,5kV cho trên
hình 2.7c. Giả thiết các máy phát điện luôn vận hành định mức. Toàn bộ công suất
thừa phát về hệ thống.

27
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 2.7: Đồ thị phụ tải của nhà máy điện.

28
Bài giảng: Hệ thống điện

Chương 3
TÍNH TOÁN DÒNG ĐIỆN NGẮN MẠCH

3.1 Khái niệm


Mục đích tính toán dòng ngắn mạch (IN) để phục vụ cho việc chọn các khí cụ
điện (máy cắt, kháng điện, biến dòng, biến điện áp) và các phần dẫn điện (dây dẫn,
thanh dẫn, cáp). Có nhiều phương pháp tính dòng ngắn mạch nhưng với yêu cầu trên
chỉ cần dùng phương pháp đơn giản, nếu cần và khi có yêu cầu, có thời gian có thể áp
dụng chương trình mẫu và thực hiện trên máy tính.
Chỉ tính ngắn mạch ba pha (N(3)), vì thường dòng ngắn mạch ba pha lớn hơn
dòng ngắn mạch hai pha (N(2)) và một pha (N(1)).
Nguồn cung cấp cho dòng ngắn mạch là hệ thống, các máy phát nhiệt và thủy
điện. Máy bù đồng bộ, động cơ điện chỉ xét khi ngắn mạch trên cực của nó vì khi ngắn
mạch qua điện kháng lớn, các dòng ngắn mạch này nhỏ và đã tắt.
Sức điện động của các nguồn khi ngắn mạch ở xa qua điện kháng lớn (x*đm>3)
được coi là không đổi.
Khi tính toán ngắn mạch (NM) trong hệ thống U > 1000V có thể bỏ qua thành
phần điện trở R mà chỉ xét điện kháng X, vì R thường nhỏ hơn X nhiều. Khi tính NM
trong mạng U < 1000V mới xét đến R.

z  R2  X 2 3.1
Thời gian tồn tại NM bằng thời gian bảo vệ rơle (tbv) và thời gian máy cắt làm
việc (tMC).
tN = tbv + tMC 3.2
Có thể xem dòng ngắn mạch không đổi trong thời gian ngắn mạch, do đó:
I’’ = It = Iổđ 3.3
Trong đó
I’’: dòng ngắn mạch siêu quá độ.
It: dòng ngắn mạch tại thời điểm t.
Iổđ: dòng ngắn mạch ổn định.

29
Bài giảng: Hệ thống điện

Tính ngắn mạch trong hệ tương đối với công suất cơ bản (Scb), điện áp cơ bản
(Ucb) và suy ra dòng cơ bản (Icb) ở từng cấp điện áp, (khi chỉ có một hoặc hai cấp điện
áp mới tính trong hệ có tên).
S cb
I cb  3.4
3  U cb

Trong đó
Scb: chọn tùy ý, có thể là 100MVA, 1000MVA hay bằng công suất tổng của hệ
thống (SHT).
Ucb: Chọn bằng điện áp trung bình của các cấp điện áp tương ứng: 500; 230;
115; 37; 22; 18; 15,5; 13,8; 10,5; 6,3kV.
Các trị số điện kháng của các phần tử được tính trong hệ cơ bản đã chọn theo
biểu thức bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1
Thông số Trị số trong hệ Trị số trong hệ
Phần tử
xuất phát có tên (Ω) tương đối cơ bản

* U cb2 * * S cb
S HT ; x * x  x đm  xcb  x đm 
đm
S HT S HT

U cb2 * S cb
Hệ thống SN x xcb 
SN SN

U cb * S cb
IN x xcb 
3  IN 3  I N  U cb

x d'' % U cb2 * x d'' % S cb


Máy phát Sđm; xd'' % x  xcb  
100 S đm 100 S đm

U N % U cb2 * U N % S cb
Máy biến áp Sđm; U N % x  xcb  
100 S đm 100 S đm

* S cb
Đường dây l(km), Uđm x  x0  l xcb  x0  l 
U cb2

xK % U cb2 * x K % I cb
Kháng điện x K % ; IđmK x  xcb  
100 3  U đm  I đm 100 I đm

30
Bài giảng: Hệ thống điện

3.2 Trình tự tính toán ngắn mạch ba pha


Vẽ sơ đồ hệ thống cần tính toán ngắn mạch và xác định các điểm cần tính toán
ngắn mạch Ni.
Từ sơ đồ nguyên lý thay thế các phần tử bằng mô hình hóa của nó và ghi đánh số
thứ tự xi của các điện kháng.
Chọn các thông số trong hệ cơ bản. Scb, Ucb suy ra Icb ở các cấp cần tính dòng
ngắn mạch.
Tính trị số cơ bản tương đối của kháng điện xi.
Lần lượt biến đổi sơ đồ về sơ đồ đẳng trị chỉ có một nguồn và điện kháng tổng
tương đương cho từng điểm ngắn mạch xi.
Tính dòng ngắn mạch của từng điểm ngắn mạch theo biểu thức:
* 1 * I
I Ni  ; I Ni ( KA)  I Ni  I cb  cb 3.5
x i x i

Trong đó
Icb: trị cơ bản của dòng ngắn mạch tương ứng với điện áp tại điểm ngắn mạch.
Và ghi tất cả kết quả vào bảng 3.2 cho từng phương án.
Bảng 3.2
Điểm ngắn Thành phần Mục đích x I
TT Uđm I cb* IN(kA) Ixk
mạch tham gia tính toán
1 N1
2 N2

Hình 3.1: Biến đổi sơ đồ về sơ đồ đẳng trị.

31
Bài giảng: Hệ thống điện

Các phần tử tham gia vào sơ đồ tính toán hình 3.1 được mô hình hóa như sau:
- Hệ thống điện (HT) có các thông số:
SHT; x*đm ; SN (IN) công suất (dòng ngắn mạch từ hệ thống đến thanh góp
điện cao áp).
- Các máy phát điện (F).
SđmF: công suất máy phát (MVA).
UđmF: điện áp định mức (kV).
x d'' : điện kháng siêu quá độ dọc trục đối với nhiệt điện.

x d' : điện kháng quá độ dọc trục đối với thủy điện.

- Đường dây (D) ở các cấp điện áp:


l: chiều dài đường dây (km).
x0: điện kháng trên 1km đường dây có thể lấy bằng 0,4Ω/km.
- Kháng điện (K) trên thanh góp điện áp máy phát (nếu có).
UđmK: điện áp định mức của kháng (kV).
IđmK: dòng điện định mức của kháng (kA).
xK%: điện kháng tương đối tính bằng phần trăm của kháng .
- MBA (B).
SđmB: công suất định mức của MBA (MVA).
Điện áp định mức các cấp:
UN%: điện áp ngắn mạch phần trăm so với công suất định mức.
Với MBA hai cuộn dây thì nhà chế tạo đã cho sẵn.
Với MBA ba cuộn dây và từ ngẫu thường cho:
UN%CH: điện áp ngắn mạch giữa cuộn cao với hạ.
UN%CT: điện áp ngắn mạch giữa cuộn cao với trung.
UN%TH: điện áp ngắn mạch giữa cuộn trung với hạ.
Cần tính UN% của các cuộn dây cao, trung, hạ theo biểu thức:
- Khi công suất các cuộn dây là 100/100/100.
1
U N %C  U N % CT  U N % CH  U N % TH  3.6
2

32
Bài giảng: Hệ thống điện

1
U N %T  U N % CT  U N % TH  U N % CH  3.7
2
1
U N %H  U N % CH  U N % TH  U N % CT  3.8
2
- Khi công suất các cuộn dây là 100/100/66,7.
1 U % U % 
U N %C  U N % CT  N CH  N TH  3.9
2 0,67 0,67 

1 U % U % 
U N %T   U N % CT  N TH  N CH  3.10
2 0,67 0,67 

1  U N % CH U N % TH 
U N %H     U N % CT  3.11
2  0,67 0,67 

- Với MBA từ ngẫu.


1 U % U % 
U N %C  U N % CT  N CH  N TH  3.12
2   

1 U % U % 
U N %T   U N % CT  N TH  N CH  3.13
2   

1  U N % CH U N % TH 
U N %H     U N % CT  3.14
2   
- Khi biến đổi sơ đồ về đẳng trị cần chú ý:
+ Biến đổi lần lượt cho từng điểm ngắn mạch.
+ Trong khi biến đổi không được mất điểm ngắn mạch đang tính và các điểm
ngắn mạch khác không cần quan tâm, nghĩa là trong biến đổi nó có thể mất đi.
+ Chú ý tính đối xứng của sơ đồ đối với điểm ngắn mạch để có thể đơn giản.
Ví dụ, trong sơ đồ hình 3.1a, với điểm ngắn mạch N1 điện kháng x3 không có ý nghĩa
và có thể bỏ qua. Sơ đồ còn dạng hình 3.1b.
+ Trong hệ tương đối cơ bản, khi đã chọn Ucb = Utb thì (E*cb = 1). Nghĩa là tất
cả các nguồn đều có E* = 1 có thể nhập và tách, nếu làm như vậy dễ dàng biến đổi
hơn. Ví dụ, với điểm N2 không thể bỏ được x3 vì không đối xứng, nếu cần có thể vẽ
thành sơ đồ như hình 3.1e để biến tam giác có x2, x3, x2 thành hình sao hình 3.1f.

33
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 3.1: Biến đổi sơ đồ về sơ đồ đẳng trị.


x3  x 2 x 2  x3 x2  x2
x5  ; x6  ; x7 
x3  x 2  x 2 x3  x 2  x 2 x3  x 2  x 2

- Khi biến đổi dùng các công thức sau đây (bảng 3.3).

Bảng 3.3

X   X1  X 2

X1  X 2
X 
X1  X 2

X1  X 2
X 12  X 1  X 2 
X3
X 2  X3
X 23  X2  X3 
X1
X 3  X1
X 31  X 3  X 1 
X2
X 12  X 31
X1 
X 12  X 23  X 31
X 12  X 23
X2 
X 12  X 23  X 31
X 31  X 23
X3 
X 12  X 23  X 31

34
Bài giảng: Hệ thống điện

3.3 Tính toán ngắn mạch trong mạng hạ thế U < 1000V
Khi có ngắn mạch trong mạng hạ thế khác với mạng cao thế.
- Có thể tính trong hệ có tên, không cần tính trong hệ tương đối.
- Không thể bỏ qua điện trở R, vì R và X tương đương nhau.
- Đơn vị tính: R và X (mΩ); U (kV); I (kA); S (kVA).
- Điện trở RB và điện kháng XB của MBA xác định theo biểu thức:
2
PN  U đm  10 3 2
10U x %  U đm  10 3
RB  2
(m) ; XB  (m) 3.15
S đm S đm

Ux%: thành phần phản kháng của điện áp ngắn mạch xác định theo biểu thức:

Ux%  U N %2  U R %2 3.16

UR%: thành phần tác dụng của UN% xác định theo biểu thức:
PN P
UR%   3 N .100 3.17
10  S đmB 10  S đmB

PN: tính bằng (W); SđmB: tính bằng (kVA).


Điện trở và điện kháng của đường dây hạ áp có thể lấy như sau:
- Đường dây trên không: x0 = 0,03 (Ω/km) hay (mΩ/m).
- Đường dây cáp: x0 = 0,07 (Ω/km) hay (mΩ/m).
1
R0     / km hay m / m  3.18
F
ρ: điện trở suất vật liệu làm dây dẫn.
Dây dẫn bằng đồng: ρCu = 18,8 Ωmm2/km.
Dây dẫn bằng nhôm: ρAl = 31,5 Ωmm2/km.
Điện trở và điện kháng của các thành phần khác như aptomat, máy biến dòng,
điện trở tiếp xúc, thanh góp,… có thể tra ở sổ tay kỹ thuật điện.
Dòng ngắn mạch thành phần chu kỳ xác định theo biểu thức:
3 1000  U tb
I CK  ( A) 3.19
3  R2  X 2

Utb: điện áp trung bình tính bằng (V); R; X (mΩ).


i xk3  2k xk  I ck3 ( A) 3.20

35
Bài giảng: Hệ thống điện

Nếu ở điện áp 0,4 kV có động cơ điện thì dòng xung kích phải cộng thêm dòng điện
do động cơ cung cấp và xác định theo biểu thức:
i xk  2  k xk  I ck  6,5  I đmĐC ( A) 3.21
I đmĐC : tổng dòng điện định mức các động cơ nối vào thanh góp 0,4kV tại nơi tính

dòng ngắn mạch.


kxk: có thể lấy gần đúng phụ thuộc vào công suất MBA và UN% của MBA.
Ví dụ: SđmB: 560  1000 kVA; UN% = 8 thì kxk = 1,5.
UN% = 5,5 thì kxk = 1,3.
SđmB = 100  320 kVA; UN% = 5,5 thì kxk = 1,2.

Ví dụ: Tính ngắn mạch trên thanh góp 220kV; 110kV; 10,5kV của NMĐ có nối với hệ
thống. Thông số ghi kèm theo hình 3.2.

Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý của NMĐ nối với hệ thống

- Hệ thống (HT)
*
Sđm = 5000 MVA; UHT = 220kV; x đm  0,3 .

- Máy phát điện (F): nhiệt điện


F1 = F2 = F3 = F4; Sđm = 125MVA.
Uđm = 10,5kV; x d''  0,192 .

36
Bài giảng: Hệ thống điện

- Máy biến áp (B)


B1: Sđm = 125 MVA; UN% = 11.
B2: Sđm = 125 MVA; UN%CH = 31; UN%CT = 11; UN%TH = 19.
B1: Sđm = 125 MVA; UN% = 10,5.
- Đường dây kép 220 kV; l = 100 km.
- Kháng điện: xK% = 10%; Iđm = 3000A; Uđm = 10,5 kV.
a) Từ sơ đồ nguyên lý, vẽ được sơ đồ tính toán (hình 3.3) và tính xi về hệ cơ bản.

Hình 3.3: Sơ đồ tính toán.

Chọn Scb = 1000MVA; Ucb = 230; 115; 10,5kV.


S cb 1000
I cb ( 220 kV )    2,53 kA
3  U cb 3  230

S cb 1000
I cb (115kV )    5,05 kA
3  U cb 3  115

S cb 1000
I cb (10,5 kV )    55,3 kA
3  U cb 3  10,5

Với hệ cơ bản này theo các biểu thức trong bảng 6.1 tính được x(*cb)i như sau:

37
Bài giảng: Hệ thống điện

* S cb 1000
x HT  x1  x đm   0,3   0,06
S HT 5000

S cb 1000
x d  x 2  x0  l  2
 0,4  100   0,826
U cb 230 2

U N % S cb 11 1000
x B1  x3      0,88
100 S đm 100 125

U N % S cb 10,5 1000
x B 3  x4      0,84
100 S đm 100 125

U NC % S cb 17,5 1000
xC  x 5      1,4
100 S đm 100 125

U NT % S cb
xT  x 6   0
100 S đm

U NH % S cb 44,5 1000
x H  x7      3,56
100 S đm 100 125

x K % I cb 10 55,3
x K  x8      1,84
100 I đmK 100 3

S cb 1000
x F  x9  x d''   0,192   1,53
S đm 125

1 U % U %  1 31 19 
U N %C   U N % CT  N CH  N TH   11     17,5
2    2 0,5 0,5 

1 U % U %  1 19 31 
U N %T   U N % CT  N TH  N CH   11   0
2    2 0,5 0,5 

1  U N % CH U N % TH  1  31 19 
U N %H     U N % CT      11  44,5
2    2  0,5 0,5 
b) Biến đổi sơ đồ để tính xi với các điểm ngắn mạch.
Với điểm N1 tính x1: Vì xT = 0 và kháng điện xk không có tác dụng và có thể bỏ
qua nên sơ đồ theo hình 3.4a và ký hiệu các trị số xi như trên hình 3.4a,b.
x2 0,826
x10  x1   0,06   0,473
2 2
x10  x3  x9  0,88  1,53  2,41

x12  x 4  x9  0,84  1,53  2,003

38
Bài giảng: Hệ thống điện

x5 1,4
x13    0,7
2 2
x 7  x9 3,56  1,53
x14    2,55
2 2

Hình 3.4: Sơ đồ biến đổi tính các điểm ngắn mạch.

Từ hình 3.4b biến thành hình 3.4c  hình 3.4d  hình 3.4e và cuối cùng có x1
trên hình 3.4f.
x11  x10 2,41  1,57
x15  x11 // x10    0,95
x11  x10 2,41  1,57

x14  x12 2,55  2,003


x16  x14 // x12    1,12
x14  x12 2,55  2,003

x17  x16  x13  1,12  0,7  1,82

39
Bài giảng: Hệ thống điện

x15  x17 0,95  1,82


x1  x15 // x17    0,624
x15  x17 0,95  1,82

Với điểm ngắn mạch N2: Tính x2.


Từ hình 3.3 nhận thấy với N2 có thể bắt đầu từ hình 3.4b với N2 tại điện áp 110kV
và có hình 3.5a bắt đầu từ hình 3.4b (hay hình 3.5a) biến đổi thành hình 3.5b  hình
3.5c  hình 3.5d.

Hình 3.5: Sơ đồ biến đổi tính các điểm ngắn mạch.

x11  x10 2,41  0,473


x15  x11 // x10    0,395
x11  x10 2,41  0,473

x18  x15  x13  0,395  0,7  1,095

x14  x12 2,55  2,003


x19  x14 // x12    1,12
x14  x12 2,55  2,003

x18  x19 1,095  1,12


x 2  x18 // x19    0,553
x18  x19 1,095  1,12

40
Bài giảng: Hệ thống điện

Với điểm ngắn mạch N3: Không thể bỏ qua xk và tính đối xứng không còn nên
phải giữ nguyên sơ đồ hình 3.3, rút gọn thành hình 3.6a.
Biến tam giác x7, x7, x8 thành hình 3.6b.

Hình 3.6: Sơ đồ biến đổi tính các điểm ngắn mạch.

x7  x7 3,56  3,56
Với: x 20    1,41
2 x7  x8 7,12  1,84

x 7  x8 3,56  1,84
x 21    0,73
2 x7  x8 7,12  1,84

x 7  x8 3,56  1,84
x 22    0,73
2 x7  x8 7,12  1,84

Biến hình 3.6b thành hình 3.6c  hình 3.6d  hình 3.6e  hình 3.6f  hình 3.6g.
x 23  x15  x13  0,95  0,7  1,65

x 23  x12 1,65  2,003


x 24  x 23 // x12    0,91
x 23  x12 1,65  2,003

x 25  x 24  x 20  0,91  1,41  2,32

x 26  x9  x 22  1,53  0,73  2,26

x 26  x 25 2,26  2,32
x 27  x 26 // x 25    1,145
x 26  x 25 2,26  2,32

x 28  x 27  x 21  1,145  0,73  1,874

x 28  x9 1,874  1,53
x 3  x 28 // x9    0,624
x 28  x9 1,874  1,53

41
Bài giảng: Hệ thống điện

c) Tính dòng điện ngắn mạch tại N1, N2, N3 trong hệ tương đối cơ bản.
1 1
I N 1cb    1,6
x 1 0,624

1 1
I N 2 cb    1,8
x 2 0,553

1 1
I N 3cb    1,6
x 3 0,624

Dòng điện trong hệ có tên:


IN1 = IN1cbIcb1 =1,6 x 2,53 = 4,048 kA
IN2 = IN2cbIcb2 =1,8 x 5,05 = 9,09 kA
IN3 = IN13bIcb3 =1,6 x 55,3 = 88,48 kA
Dòng ngắn mạch xung kích ixk tại các điểm ngắn mạch:
i xk1  2  I N 1  k xk  2  1,8  4,048  10,18 kA

i xk 2  2  I N 2  k xk  2  1,8  9,09  23,13 kA

i xk 3  2  I N 3  k xk  2  1,8  88,48  225,23 kA

Tổng kết tính toán ngắn mạch ghi trong bảng 3.4 Bảng 3.4
Điểm Thành
Uđm Mục đích IN Ixk
TT ngắn phần xcb I cb*
(kV) tính toán (kA) (kA)
mạch tham gia
Chọn các khí cụ
1 N1 220 Tất cả 0,624 1,6 4,048 10,28
điện ở 220kV
Chọn các khí cụ
2 N2 110 Tất cả 0,553 1,8 9,09 23,13
điện ở 110kV
Chọn các khí cụ
3 N3 10,5 Tất cả điện trên thanh 0,624 1,6 88,48 225,2
góp 10,5kV

42
Bài giảng: Hệ thống điện

Bài tập
Tính toán ngắn mạch để chọn khí cụ điện trong TBA cho trên hình 3.7 và các thông
số kèm theo:
- Hệ thống (HT): IN tại 110kV = 1500kA.
- Hai đường dây dài 60km.
- MBA B1: Sđm = 30MVA.
UN = 13
- MBA B2: Sđm = 560kVA.
UN = 5,5; PN = 9400W
Tính ngắn mạch tại N1, N2, N3.

Hình 3.7: Sơ đồ nguyên lý của trạm biến áp.

43
Bài giảng: Hệ thống điện

Chương 4
CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN

4.1 Các chế độ làm việc của điểm trung tính


Trong HTĐ ba pha nối hình sao, trung tính có thể có ba chế độ làm việc:
- Trung tính cách điện với đất (trung tính không nối đất).
- Trung tính trực tiếp nối đất.
- Trung tính nối đất qua một tổng trở Z (thường Z = XL).
Mỗi chế độ làm việc đều có ưu khuyết điểm riêng, tùy trường hợp cụ thể mà áp
dụng cho thích hợp với mạng điện và quy định của từng nước. Sau đây lần lượt xét
từng chế độ.
4.1.1 Mạng điện ba pha trung tính cách điện đối với đất
4.1.1.1 Khi làm việc bình thường
Trên hình 4.1a vẽ sơ đồ mạng điện đơn giản chỉ có máy phát điện, đường dây và
phụ tải nối hình sao trung tính không nối đất. Mỗi pha của mạng điện có điện dung
phân phối rải dọc đường dây, nhưng để đơn giản coi điện dung này tập trung ở giữa
đường dây và đối xứng, nghĩa là CA = CB = CC = C.
Trên hình 4.1b vẽ đồ thị vectơ của điện áp và dòng điện dung IC của các pha
trong trạng thái làm việc bình thường với phụ tải ba pha đối xứng:

Hinh 4.1: Mạng ba pha trung tính cách điện đối với đất.

a) Sơ đồ mạng điện; b) Đồ thị vectơ điện áp và dòng điện dung.

44
Bài giảng: Hệ thống điện

Ta có: I COA  I COB  I COC


   
I CO  I COA  I COB  I COC  0

U A  U B  UC  U
   
U O  U AU B U C  0
Qua các biểu thức trên thấy rằng, tổng dòng điện chạy vào đất I CA  và điện áp
của điểm trung tính đối với đất (UO) đều bằng không.
4.1.1.2 Khi có một pha chạm đất
Trên hình 4.2a vẽ mạng điện ba pha trung tính cách điện khi có pha A chạm đất
trực tiếp.

Hình 4.2: Mạng điện ba pha trung tính cách điện, pha A chạm đất.
a) Sơ đồ mạng điện; b) Đồ thị vectơ điện áp và dòng điện dung.

Khi pha A chạm đất trực tiếp điện áp của nó đối với đất bằng không U A'  0 . Điện
áp hai pha còn lại dịch chuyển đi một vectơ  U A ; tương đương với đặt tại chỗ chạm
đất một điện áp  U A . Trên cơ sở đó xây dựng được đồ thị vectơ điện áp và dòng điện
dung của các pha và dòng điện dung tổng hình 4.2b.
Từ đây dễ dàng viết được các biểu thức:
 '   
U C  U C  U A  U AC  3  U 

 '   
U B  U B  U A  U BA  3  U 

 '  
U A  U A U A  0

45
Bài giảng: Hệ thống điện


U Od  U 
'
Về dòng điện dung, pha chạm đất I CA  0 ; các pha còn lại tăng lên 3 lần vì điện

áp đối với đất của các pha này tăng lên 3 lần tức là:
'
I CA 0
'
I CB  I COB
'
I CA  I COA
' '
Dòng điện dung tổng IA bằng tổng vectơ dòng điện I CB với I CC .
 '
'
I A  I CB  I CC
'
Về modul I A  3I OC
Giá trị dòng điện dung tại chỗ chạm đất có thể xác định theo công thức gần đúng
sau đây:
Ud  L
- Đối với đường dây trên không: I C  ( A)
350
Ud  L
- Đối với đường dây cáp: I C  ( A)
10
Trong đó
Ud: điện áp dây của mạng điện tính bằng kV.
L: chiều dài tổng của mạng điện tính bằng km.
Từ các phân tích trên, có thể rút ra các kết luận khi ngắn mạch một pha trong
mạng điện trung tính không nối đất:
- Mạng điện vẫn có thể làm việc bình thường vì điện áp tương đối giữa các pha
(U) cũng như giữa các dây (Ud) không thay đổi.
- Điện áp của pha chạm đất bằng không, còn các pha khác điện áp đối với đất
bằng Ud, nghĩa là tăng lên 3 lần.
- Điện áp của điểm trung tính đối với đất (UO-đ) bằng điện áp pha.
Dòng điện dung của các pha chạm đất tăng lên 3 lần, còn dòng điện dung tại

46
Bài giảng: Hệ thống điện

chỗ chạm đất tăng lên 3 lần so với trước khi chạm đất. Tuy nhiên, vì dòng điện này
cũng không lớn lắm có thể cho phép làm việc trong thời ngắn.
Nếu cho phép làm việc trong tình trạng này cần chú ý:
- Độ tin cậy cung cấp điện có cao hơn vì không phải cắt điện khi một pha chạm
đất. Xác suất ngắn mạch một pha tương đối lớn (65%).
- Cách điện của mạng điện phải thiết kế và tính toán chịu được điện áp dây
(Ud), do đó giá thành tăng lên, khi điện áp mạng điện không lớn lắm giá thành tăng
không đáng kể nhưng khi điện áp càng cao (từ 110kV trở lên) giá thành sẽ tăng vọt. Vì
vậy, hiện nay tất cả các nước cũng như Việt Nam chỉ xem xét ứng dụng cho các mạng
điện có điện áp từ 35kV trở lên.
- Dòng điện dung tại chỗ chạm đất lớn sẽ sinh hồ quang có thể gây cháy cách
điện và các phần tiếp giáp tạo thành ngắn mạch ba pha.
- Khi dòng điện dung lớn, mạch điện lại thường có cả R – L – C tạo thành
mạch vòng dao động hồ quang không ổn định gây quá điện áp có thể tăng lên đến 2,5
– 3 lần điện áp định mức, do đó các pha kia cách điện dễ bị chọc thủng dẫn đến ngắn
mạch giữa các pha. Hiện tượng này thường xảy ra khi dòng điện dung lớn hơn 5 –
10A. Vì vậy với các mạng điện này cần có biện pháp hạn chế dòng điện dung và phải
đặt thiết bị kiểm tra cách điện của mạng điện.
- Khi phụ tải không đối xứng có thể đưa đến điện áp giữa các pha của phụ tải
cũng không đối xứng, điều đó rất nguy hiểm cho thiết bị.
4.1.2 Mạng điện trung tính trực tiếp nối đất
Trên hình 4.3 vẽ mạng điện trung tính trực tiếp nối đất. Mạng điện trung tính trực
tiếp nối đất khắc phục được các khuyết điểm của mạng trung tính cách điện như:

Hình 4.3: Mạng điện ba pha trung tính trực tiếp nối đất.

47
Bài giảng: Hệ thống điện

- Không cần phải thiết kế với cách điện theo điện áp dây, giảm được giá thành,
điều này rất có ý nghĩa khi điện áp mạng điện lớn.
- Điện áp của phụ tải luôn giữ đối xứng ngay cả khi phụ tải không đối xứng,
điều này rất quan trọng đối với mạng điện sử dụng phụ tải một pha.
Tuy nhiên, nó có khuyết điểm khi chạm đất một pha là ngắn mạch dòng điện rất
lớn, hậu quả là:
- Thiết bị nối đất phức tạp và đắt tiền.
- Phải cắt điện khi ngắn mạch một pha, do đó độ tin cậy cung cấp điện thấp
hơn. Điều này có thể khắc phục bằng cách đặt thiết bị tự động đóng lại vì đối với mạng
điện áp cao ngắn mạch một pha thường chỉ thoáng qua.
Hiện nay nhiều nước cũng như Việt Nam, mạng điện trung tính trực tiếp nối đất
được sử dụng trong mạng điện có điện áp từ 110kV trở lên vì lý do kinh tế, và trong
mạng điện 380/220V vì lý do an toàn và phụ tải chủ yếu là một pha.
4.1.3 Mạng điện trung tính nối đất qua cuộn dây dập tắt hồ quang
Như đã trình bày ở trên, đối với mạng điện trung tính cách điện có dòng điện
dung lớn khi có một pha chạm đất, tại chỗ chạm đất có dòng điện dung chạy vào, dòng
điện này có thể dao động gây ra quá điện áp, hồ quang do nó sinh ra có thể gây hậu
quả xấu như đốt cháy cách điện tạo thành ngắn mạch ba pha làm hư hỏng thiết bị và
mất điện, do đó cần phải hạn chế. Vì dòng điện này có tính chất điện dung IC như vẽ
trên hình 4.4, cho nên chỉ cần nối vào trung tính mạng điện một điện cảm XL, khi có
một pha chạm đất qua điện cảm này sẽ tạo ra dòng điện cảm IL ngược chiều với dòng
điện dung IC cùng chạy qua chỗ chạm đất và khử bớt dòng điện đi vào đất. Cuộn dây
này gọi là cuộn dập hồ quang.
Cuộn dập hồ quang thực chất là cuộn điện cảm có lõi từ đặt trong thùng dầu
giống máy biến áp một pha. Điện kháng XL của nó có thể điều chỉnh được bằng cách
thay đổi số vòng dây hoặc thay đổi khe hở mạch từ để điều chỉnh dòng điện cảm phụ
thuộc vào dòng điện dung của mạng điện.
Cần đặt cuộn dập hồ quang trong các mạng điện có dòng điện dung khi ngắn
mạch một pha vượt quá giới hạn cho phép:

48
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 4.4: Mạng điện ba pha trung tính nối đất qua cuộn dập hồ quang.
a) Sơ đồ mạng điện; b) Đồ thị vectơ khi một pha chạm đất.

Với mạng điện:


Uđm = 6 ÷ 20kV khi IC > 30A
Uđm = 20 ÷ 35kV khi IC > 10A
4.1.4 Trung tính giả
Trong mạng ba pha nguồn nối tam giác không có điểm trung tính nhưng khi phụ
tải cần sử dụng điện áp pha nghĩa là cần có dây trung tính, trường hợp này cần tạo
trung tính (gọi là trung tính giả) bằng cách sử dụng máy biến áp tạo trung tính. Máy
biến áp (MBA) này chỉ có cuộn dây sơ cấp không có cuộn thứ cấp và có công suất
thường bằng 30% công suất của phụ tải vì phải chịu dòng điện một pha. Trên hình 4.5
vẽ sơ đồ mạng điện sử dụng MBA tạo trung tính giả.

Hình 4.5: Sơ đồ tạo trung tính giả.

49
Bài giảng: Hệ thống điện

4.2. Chế độ làm việc lâu dài


Khi dòng điện chạy qua các phần dẫn điện sẽ có tổn thất điện năng và tổn thất từ,
các tổn thất này đều biến thành nhiệt năng, một phần tản ra môi trường xung quanh,
một phần đốt nóng dây dẫn và làm dây dẫn phát nóng tăng nhiệt độ theo phương trình
phát nóng cơ bản:
I 2  R  dt  G  C  d  q  F  (  0 ).dt 4.1
Trong đó
C: tỷ nhiệt của vật liệu làm dây dẫn (Ws/g.0C)
F: diện tích bề mặt dây dẫn (cm2)
I: dòng điện (A)
: nhiệt độ dây dẫn (0C)
R: điện trở dây dẫn ()
0: nhiệt độ môi trường xung quanh (0C)
q: năng lượng tỏa ra môi trường trên một đơn vị bề mặt dây dẫn khi nhiệt độ
tăng lên 10C trong thời gian 1sec (W/cm2.0C).
Vế trái của phương trình 4.1 là năng lượng sinh ra trong dây dẫn trong thời gian
dt. Còn vế phải, thành phần thứ nhất là năng lượng đốt nóng và làm tăng nhiệt độ dây
dẫn, thành phần thứ hai là năng lượng tản ra môi trường xung quanh.
Trong chế độ làm việc lâu dài có thể coi các giá trị R, C, q là hằng số. Giải
phương trình vi phân trên ta được.
I2 R
  0 
qF

1  e t / T  4.2

Khi thời gian t = , dây dẫn đạt đến độ tăng nhiệt ổn định là . Từ đây, suy ra
nhiệt độ ổn định của dây dẫn:
I2 R
  0   
qF

     0

0: nhiệt độ môi trường xung quanh.

50
Bài giảng: Hệ thống điện

Trong chế độ làm việc lâu dài yêu cầu nhiệt độ ổn định phải bé hơn nhiệt độ cho
phép cp. Từ đó suy ra dòng điện cho phép làm việc lâu dài Icpld:
q  F  (cp  0 )
I cp 
R
Trong chế độ làm việc lâu dài dòng điện phải bé hơn dòng cho phép nghĩa là:
Ild.max  Icp
Đặc trưng cho chế độ làm việc lâu dài có hai trường hợp:
- Trường hợp làm việc bình thường: là khi tất cả các thiết bị đều làm việc theo
quy định. Từ đây suy ra dòng điện bình thường cực đại Ibtmax.
- Trường hợp làm việc cưỡng bức: là khi có một phần tử nào đó phải nghỉ do
sự cố hoặc hư hỏng. Có thể có nhiều trường hợp cưỡng bức khi tính toán phải xét theo
trường hợp cưỡng bức nặng nề nhất. Từ đây suy ra dòng điện cưỡng bức cực đại Icbmax.
Xác định dòng điện làm việc bình thường cực đại Ibtmax và dòng điện cưỡng bức
cực đại Icbmax trong các mạch điện sau:
Mạch máy phát điện.
Ibtmax = IđmF
Icbmax = 1,05 IdmF
(Vì theo quy trình, khi điện áp giảm 5%, máy phát có thể làm việc với công suất
định mức nên dòng điện tăng 5%).
- Mạch đường dây đơn (hình 4.6a).
S max
I bt max  I cb max  (tương ứng khi phụ tải cực đại).
3 U
- Mạch đường dây kép (hình 4.6b).
S max
I bt max 
2 3 U
S max
I bt max  2  I bt max  (tương ứng với khi có một đường dây nghỉ).
3 U
Mạch máy biến áp.
- Trong sơ đồ bộ (hình 4..6c).

51
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 4.6: Sơ đồ của các mạch điện.


S max F
I bt max 
3  U đmF

Icbmax = 1,05 IdmF


- Trong sơ đồ hai máy biến áp làm việc song song (hình 4.6d).
S max
S bt max 
2
Scbmax = min (Smax, kqtsc.SđmB)
Kqtsc: khả năng quá tải sự cố của các MBA.
(1,4 với MBA đặt ngoài trời; 1,3 vơi MBA đặt trong nhà).

52
Bài giảng: Hệ thống điện

- Trong sơ đồ nhà máy điện (hình 4.6e).


Cưỡng bức khi một máy biến áp nghỉ.
mS F  S min
S bt max 
2
mS F  S min
S cb max  min 
k qtsc  S đmB
m: số máy phát điện.
SF: công suất định mức của máy phát điện.
Smin: tổng công suất phụ tải trên thanh góp điện áp máy phát khi bé nhất
Mạch phân đoạn trên thanh góp.
- Khi chỉ có hai phân đoạn (hình 4.6f).
Có hai chế độ cưỡng bức:
SF
+ Khi một máy phát nghỉ: S cb1 
2
S F  S min
+ Khi một máy biến áp nghỉ: S cb 2  min 
k qtsc  S B  S min  S F
 Scbmax = max (Scb1, Scb2)
- Khi có ba phân đoạn (hình 1.6g).
S F  S min 2
Khi bình thường: S bt max 
2
Có ba chế độ cưỡng bức:
2S f  S min 2  2S min 1 
+ Khi máy phát điện 1 (hoặc 3) nghỉ: S cb1   S min 1
2
S max 2
+ Khi máy phát số 2 nghỉ: S cb 2  .
2
+ Khi một máy biến áp nghỉ (ví dụ máy biến áp bên trái nghỉ).
2 S F  S min 1  S min 2 
S cb 3  min 
k qtsc  S B  S min 1  S B
 Scbmax = max (Scb1, Scb2, Scb3)

53
Bài giảng: Hệ thống điện

4.3. Chế độ làm việc ngắn hạn


Đặc trưng cho chế độ này là trị số dòng điện rất lớn nhưng thời gian tồn tại rất
ngắn. Do đó, có thể bỏ qua thành phần tản nhiệt ra môi trường xung quanh, vì vậy
phương trình phát nóng 4.1 chỉ còn: I2.R.dt = G.C.d.
Trong trường hợp này, nhiệt độ cuối cùng 2 của dây dẫn khi ngắn mạch rất lớn
(200 – 3000C) nên phải xét đến sự thay đổi của điện trở R. Giả sử trước khi ngắn mạch
(NM) nhiệt độ của dây dẫn là 1 điện trở là R1, thì khi nhiệt độ  điện trở của nó được
xác định theo biểu thức:
 
R  R1
  1
l
Trong đó: R1  1 và G   .l.S
S
1: điện trở suất của vật liệu dây dẫn ở nhiệt độ 1 (cm).
l: chiều dài dây dẫn (cm).
S: tiết diện ngang dây dẫn (cm2).
: khối lượng riêng của vật liệu dây dẫn (g/cm3).
Thay các trị số này vào biểu thức 4.1, rồi lấy tích phân cả hai vế từ 0 đến t và từ
1 đến 2 ta có kết quả sau:
BN   2
2
 K  ln  f 2  4.3
S   1
  C    1 
Trong đó: K  là hằng số phụ thuộc vào vật liệu và nhiệt ban đầu.
1
t
B N   I N2 dt : là xung nhiệt của dòng ngắn mạch (A2.s).
0

Trong tính toán gần đúng, giá trị hiệu dụng tức thời của dòng NM có thể xác định
theo biểu thức: I t2  I ckt
2 2
 I kckt .
Ickt: giá trị hiệu dụng tức thời thành phần chu kỳ của dòng ngắn mạch.
Ikckt: giá trị tức thời thành phần không chu kỳ của dòng ngắn mạch.
t t t
Vậy có thể viết: B N   I N2 dt   I ckt
2 2
dt   I kckt dt
0 0 0

54
Bài giảng: Hệ thống điện

BN = BNkt = BNkck 4.4


BNck: xung nhiệt của dòng ngắn mạch thành phần chu kỳ.
BNkck: xung nhiệt của dòng ngắn mạch thành phần không chu kỳ.
4.3.1 Xác định xung nhiệt thành phần chu kỳ BNck
Có thể xác định bằng hai phương pháp
4.3.1.1 Phương pháp tích phân đồ thị
Xác định trị số hiệu dụng dòng NM thành phần chu kỳ Ickt tại các thời điểm t khác
nhau ví dụ t = 0; 0,1; 0,2; 0,5; 1sec… là các giá trị I0; I0,1; I0,2; I0,5; I1… cho đến thời
điểm t cần tính, bình phương các giá trị này ta có I 02 ; I 02,1 ; I 02, 2 ; I 02,5 ; I 12 ... và biểu diễn trên

đồ thị hình 4.7a. Diện tích giới hạn bởi đường cong này với các trục tọa độ chính là
BNck. Có thể xác định gần đúng theo đường bậc thang hóa với các giá trị I tbi2 trong thời
lượng t i .

Hình 4.7: Các phương pháp xác định xung nhiệt thành phần chu kỳ BNck.
a) Phương pháp tich phân đồ thị; b) Phương pháp thời gian tương đương.

n
2
B Nck   I tbi  t i 4.5
i 1

2 I i21  I i2
Với I tbi 
2

55
Bài giảng: Hệ thống điện

Độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào khi xác định Ickt và cách chia
khoảng thời gian ti, các khoảng thời gian này không nhất thiết bằng nhau, trong thực
tế chia các ti như trên là thích hợp.
4.3.1.2 Phương pháp thời gian tương đương (Ttđ)
Trong phương pháp này giá trị BNck được tính theo biểu thức:
B Nck  I 2  Ttd 4.6

I: trị số hiệu dụng dòng ngắn mạch ổn định thành phần chu kỳ.
Ttd: thời gian tác dụng nhiệt tương đương.
Thời gian tác dụng nhiệt tương đương Ttd phụ thuộc vào thời gian tồn tại ngắn
mạch t và tỷ số  ''  I '' / I  , nghĩa là Ttd = f(t, ’’) và xác định theo đường cong vẽ trên
hình 4.8

Hình 4.8: Đường cong xác định Ttđ.

Ở đây chỉ vẽ với thời gian NM lớn nhất là 5s (giây) vì sau đó IN = I thời gian
ngắn mạch lớn hơn 5s Ttd xác định như sau:
Ttd  Ttd (5 s )  t  5 4.7

Nếu điểm NM ở xa nguồn có thể xem I’’ = I = It cần chú ý đường cong này vẽ
với máy phát công suất đến 50MW.
Các chữ số ghi trên các đường cong là thời gian tồn tại ngắn mạch (sec).

56
Bài giảng: Hệ thống điện

4.3.2 Xác định xung nhiệt thành phần không chu kỳ BNkck
t
2
B Nkck   ikck
0

dt  I ''2  Ta 1  e 2t / Ta 
Khi thời gian NM lớn hơn 1s thì e 2t / T gần bằng không, do đó
a

B Nkck  I '' 2  Ta 4.8


Vì thành phần không chu kỳ chỉ tồn tại trong thời gian 0,1 – 0,2s cho nên khi thời
gian ngắn mạch lớn hơn 1s có thể bỏ qua BNkck và chỉ tính:
B N  B Nck

Nhiệt độ cuối cùng 2 của vật dẫn điện có quan hệ với xung nhiệt BN theo biểu
thức 4.2, được xác định theo quan hệ đã vẽ sẵn cho trên hình 4.9.

Hình 4.9: Đường cong để xác định nhiệt độ 2 khi ngắn mạch.

a) Quan hệ 2 = f(BN/S2); 1- bằng đồng, 2- bằng nhôm, 3- bằng thép


b) Ví dụ về cách xác định nhiệt độ 2.

Trình tự xác định nhiệt độ 2 thực hiện như sau: từ nhiệt độ trước khi NM 1 (có
thể lấy bằng nhiệt độ cho phép lâu dài cpbt, thực tế 1 < cpbt), xác định được BN1/S2,
cũng từ đồ thị xác định BN2/S2.
BN 2 BN1 BN
 2  2
S2 S S
Trong đó BN xác định theo biểu thức 4.4 đã trình bày ở trên, từ BN2/S2 cũng dựa
trên đường cong hình 4.9 tương ứng với vật liệu dây dẫn xác định được nhiệt độ cuối
cùng 2 phải bé hơn nhiệt độ cho phép ngắn hạn của vật liệu:

57
Bài giảng: Hệ thống điện

2  cpnh

Nhiệt độ cho phép ngắn hạn ( cpnh ) của vật liệu dây dẫn cho trong bảng 4.1.

Bảng 4.1: Nhiệt độ cho phép ngắn hạn của vật liệu dây dẫn (cpnh)

TT Phần dẫn điện cpnh 0 C

1 Các bộ phận bằng đồng không có cách điện 300


2 Các bộ phận bằng nhôm không có cách điện 200
3 Cáp điện lực lõi bằng đồng cách điện bằng giấy U  10kV 250
4 Cáp lõi nhôm cách điện bằng giấy điện áp 10kV trở lại 200
5 Cáp điện lực cách điện bằng giấy điện áp 20 – 35kV 175
6 Cáp điện lực cách điện bằng cao su 200
7 Dây dẫn cách điện bằng cao su hay bằng policlovinyl 200

Ví dụ 4.1: Tính dòng điện làm việc bình thường cực đại (Ibtmax) và dòng cưỡng bức
cực đại (Icbmax) của các mạch máy biến áp, mạch máy phát điện, mạch phân đoạn của
nhà máy điện cho trên sơ đồ có hai máy phát, hai phân đoạn hình 4.10.
- Hệ thống (HT): UHT = 110kV.
- MBA hai cuộn dây (B).
S = 80MVA; đặt ngoài trời.
- Máy phát điện (F).
SF = 100MVA; UF = 13,8kV.
- Phụ tải trên mỗi phân đoạn UF.
kể cả tự dùng (T).
S max 30
 MVA
S min 20

- Kháng điện phân đoạn UF (K). Hình 4.10: Sơ đồ nguyên lý nhà máy điện.

a) Mạch máy phát điện:


S đmF 100
I bt max  I đmF    5,50 kA
3U đmF 3  10,5

58
Bài giảng: Hệ thống điện

Icbmax = 10,5IđmF = 1,05  5,50  5,78 kA


b) Mạch MBA về phía UF
S F  S min T 100  20
I bt max    4,40 kA
3U đmF 3  10,5

2 I bt max  2  4,40 kA  8,8 kA



I cb max  min  S đmB 80
k qtsc  I đmB  1,4  3U  1,4  3  10,5  6,16 kA
 đm

Icbmax = min (8,8; 6,16) = 6,16 kA


c) Mạch phân đoạn (qua kháng điện K).
Sbtmax = 0 (Vì sơ đồ đối xứng).
Scbmax: sẽ cực đại trong hai trường hợp sau:
- Khi một máy phát nghỉ:
S F 100
S cb1    50 MVA
2 2
- Khi một MBA nghỉ:
S F  S min T  100  20  80 MVA
S cb 2  min 
k qtsc.  S B  S max T  S F  1,4  100  30  80  90 MVA
Scbmax = max(Scb1, Scb2) = max(50;80) = 80 MVA
S cb max 80
I cb max    4,40 kA
3U F 3  1,05

(ghi chú: vì MBA đặt ngoài trời nên kqtsc = 1,4)

Bài tập
1) Tính dòng điện bình thường và cưỡng bức cực đại trên các mạch MBA, mạch
phân đoạn trong sơ đồ hình 4.11 (có ba máy phát) với các thông số đã biết:
- Hệ thống (HT)
- Máy phát điện F1, F2, F3 bằng nhau
SđmF = 125 MVA; Uđm = 13,8 kV
- MBA hai cuộn dây (B) đặt ngoài trời.
SđmF = 160

59
Bài giảng: Hệ thống điện

- Kháng điện phân đoạn (K).


- Phụ tải trên các phân đoạn kể cả tự dùng.
S T 1 max 20 S T 2 max 40
 MVA ;  MVA
S T 1 min 15 S T 2 min 30

- Giả thiết nhà máy có khả năng phát toàn bộ công suất thừa về hệ thống.

Hình 4.11: Sơ đồ nguyên lý nhà máy điện.

2) Tính công suất bình thường và cưỡng bức cực đại trên mạch biến áp về mạch
phân đoạn của NMĐ trên hình 4.12 với các thông số đã biết:
- Máy phát (F): Sđm = 125 MVA; UđmF = 13,8 kV.
- MBA tự ngẫu (B): SđmB = 240 MVA; Uđm = 220/110/13,8 kV.
- Phụ tải tổng kể cả tự dùng trên thanh góp UF:
S H max 40
 MVA
S H min 20
- Phụ tải ở 110 kV
ST max 80
 MVA
S T min 60

Hình 4.12: Sơ đồ nguyên lý nhà máy điện.

60
Bài giảng: Hệ thống điện

3) Tính công suất bình thường cực đại và công suất cưỡng cức cực đại tải qua hai
MBA tự ngẫu B1 của NMĐ có sơ đồ vẽ trên hình 4.13 với các thông số đã cho như
sau:
- MBA tự ngẫu B1: Sđm = 240 MVA đặt ngoài trời.
- MBA 2 cuộn dây B2: Sđm = 125 MVA đặt ngoài trời.
- Máy phát điện F: Sđm = 125 MVA.

Hình 4.13: Sơ đồ nguyên lý nhà máy điện.

- Phụ tải ở UF trên mỗi phân đoạn S1 cho trên đồ thị phụ tải hình 4.14a.
- Phụ tải ở 110kV cho trên đồ thị phụ tải hình 4.14b.
- Tự dùng riêng cho từng máy phát: STD  8%S F  10 MVA .

Hình 4.14: Đồ thị phụ tải.

61
Bài giảng: Hệ thống điện

Chương 5
MÁY BIẾN ÁP ĐIỆN LỰC

5.1. Khái niệm


MBA là thiết bị truyền tải điện năng từ điện áp này đến điện áp khác. Điện năng
sản xuất từ NMĐ được truyền tải đến các hộ tiêu thụ ở xa phải qua đường dây cao thế
110; 220; 550kV…, thường qua MBA tăng từ điện áp máy phát (Umf) lên điện áp
tương ứng, ở cuối đường dây cao áp lại cần MBA giảm về điện áp thích hợp với mạng
phân phối ví dụ 22; 15; 0,4kV…
Trong hệ thống lớn thường phải qua nhiều lần tăng, giảm mới đưa điện năng từ
các máy phát điện đến hộ tiêu thụ. Cho nên tổng công suất MBA trong HTĐ có thể
bằng 4 đến 5 lần tổng công suất của các MF.

S B  (4  5) S MF

Cho nên mặc dù hiệu suất của các MBA tương đối cao, tổn thất qua MBA hằng
năm vẫn rất lớn.
5.1.1 Khi sử dụng MBA cần lưu ý các đặc điểm
MBA là thiết bị không phát ra điện năng mà chỉ truyền tải điện năng, trong HTĐ
chỉ có MF mới phát ra công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q, (tụ điện cũng
phát công suất phản kháng Q).
MBA thường chế tạo thành một khối tại nhà máy, phần có thể tháo rời ra trong
khi chuyên chở chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 10%), trọng lượng kích thước chuyên chở
rất lớn. Vì vậy khi sử dụng cần lưu ý phương tiện và khả năng chuyên chở khi xây lắp.
Công nghệ chế tạo (chủ yếu về vật liệu cách điện và thép từ) tiến bộ rất nhanh,
cho nên các MBA chế tạo càng về sau kích thước, trọng lượng và cả giá thành đều bé
hơn. Cho nên khi chọn công suất MBA cần tính đến khả năng tận dụng tối đa (xét khả
năng quá tải cho phép) tránh vận hành non tải MBA đưa đến tổn hao không tải lớn,
kéo dài thời gian sử dụng (tuổi thọ) không cần thiết.

62
Bài giảng: Hệ thống điện

Tuổi thọ và khả năng tải của MBA chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ vận hành
trong khi nhiệt độ các phần của MBA không chỉ phụ thuộc vào công suất qua MBA
mà còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh và phương pháp làm lạnh.
Công suất định mức của MBA được chế tạo theo tiêu chuẩn của mỗi nước,
thường cách nhau lớn, nhất là khi công suất càng lớn. Điều này đưa đến nếu tính toán
không chính xác có thể phải chọn MBA có công suất lớn không cần thiết.
Khi chọn công suất của MBA phải chú ý đến khả năng phát triển phụ tải, tránh
trường hợp vừa xây dựng xong TBA lại phải thay đổi hay đặt thêm máy khi phụ tải
tăng. Điều này cần cân nhắc rất khoa học và thực tế mới có thể chọn công suất tối ưu
thỏa mãn tất cả các điều đã nêu trên.
Máy biến áp có nhiều loại:
- MBA một pha, ba pha.
- MBA hai cuộn dây, ba cuộn dây.
- MBA có cuộn dây phân chia.
- MBA tự ngẫu một pha, ba pha.
- MBA tăng áp, MBA hạ áp.
- MBA có và không có điều chỉnh dưới tải.
MBA do nhiều nước chế tạo theo tiêu chuẩn khác nhau, điều kiện làm việc cũng
có thể khác nhau, khi sử dụng cần chú ý các điêu kiện này.
5.1.2 Hệ thống làm mát MBA
Có nhiều phương pháp làm lạnh MBA, mỗi phương pháp làm lạnh yêu cầu điều
kiện vận hành nhất định, khi không thực hiện đúng qui định có thể làm tăng nhiệt độ
MBA đưa đến giảm tuổi thọ, thậm chí đưa đến cháy MBA.
Làm mát MBA bằng phương pháp làm lạnh dầu theo qui luật tự nhiên: dầu trong
MBA nóng bốc lên cao truyền ra ngoài các cánh làm mát, nhiệt lượng tản ra môi
trường xung quanh giảm nhiệt độ chạy về phía dưới vào trong MBA.
Làm mát MBA bằng dầu tự nhiên có thêm quạt để tăng cường khả năng trao đổi
nhiệt và tản nhiệt: Nhờ có quạt nên nhiệt độ vỏ và dầu của MBA giảm có thể tăng
công suất MBA. Yêu cầu khi vận hành với công suất lớn hơn 30% công suất định mức
phải đóng tất cả quạt thông gió.

63
Bài giảng: Hệ thống điện

Làm mát bằng phương pháp tuần hoàn cưỡng bức dầu và có tăng thêm quạt.
Làm mát dầu bằng nước: dầu trong MBA do bơm tuần hoàn vận chuyển vào bộ
phận làm mát, bên ngoài ống dẫn có hệ thống nước do bơm nước cung cấp và dẫn
nhiệt lượng ra môi trường khác. Hệ thống làm mát phức tạp cho nên chỉ sử dụng khi
công suất định mức lớn.
Làm lạnh kiểu khô: khi công suất của máy biến áp nhỏ, điện áp nhỏ, MBA có thể
cách điện bằng vật liệu đơn giản không cần dùng dầu, tản nhiệt bằng đối lưu không khí
có thể có thêm quạt tăng cường.
5.1.3 Các thông số định mức của MBA
Công suất định mức: là công suất liên tục truyền qua MBA trong thời gian phục
vụ (tuổi thọ) ứng với các điều kiện tiêu chuẩn do nhà chế tạo qui định như điện áp định
mức, tần số định mức đặc biệt là do nhiệt độ môi trường làm mát.
Khả năng quá tải của MBA: thực tế vận hành thường không thể có môi trường
xung quanh như qui định, phụ tải qua MBA cũng không giữ hằng số bằng định mức
mà luôn thay đổi và phần lớn thời gian thấp hơn định mức, do đó tuổi thọ của MBA bị
kéo dài. Chú ý kéo dài tuổi thọ không phải lúc nào cũng tốt vì như vậy là không kịp
thời thay thế các MBA. Với sự tiến bộ công nghệ chế tạo hiện nay, MBA cũng như các
thiết bị khác luôn luôn cải tiến về kích thước, trọng lượng, tổn hao trong MBA ngay cả
giá thành cũng càng ngày càng giảm. Để tận dụng khả năng tải của MBA, có thời gian
cho phép vận hành với công suất lớn hơn định mức gọi là quá tải MBA.
Kqt = Svận hành\ Sđịnh mức
Với Kqt: hệ số quá tải
5.2. Tính toán phát nóng MBA
Khi vận hành trong MBA có các tổn hao sau:
- Tổn thất trong đồng (các cuộn dây dẫn điện).
2
2  S 
p đ  I  R     R
 3 U 
Pđ: tỷ lệ với bình phương của dòng điện, nghĩa là tỷ lệ với bình phương công
suất truyền qua MBA.
Khi S = Sđm, Pđ sẽ bằng với tổn thất ngắn mạch PN.

64
Bài giảng: Hệ thống điện

- Tổn thất trong thép của mạch từ: Pth – tỷ lệ với khối lượng mạch từ là đại
lượng không đổi và bằng tổn thất không tải P0.
Tất cả tổn thất này điều biến thành nhiệt năng, một phần đốt nóng và làm tăng
nhiệt độ các bộ phận của MBA, một phần tỏa ra môi trường xung quanh. Hiệu số nhiệt
độ giữa các phần khác nhau, hoặc so với môi trường xung quanh gọi là độ tăng nhiệt
và ký hiệu .
- Độ tăng nhiệt độ của cuộn dây so với không khí xung quanh.
 cd  cd  kk
- Độ tăng nhiệt cuộn dây so với mạch từ.
 cd th  cd  th
- Độ tăng nhiệt lõi thép so với dầu.
 th  d  th  d
Sự phân bố độ tăng nhiệt độ từ cuộn dây đến môi trường không khí của máy biến
áp dầu thể hiện trên hình 5.1.

Hình 5.1: Phân bố độ tăng nhiệt độ từ cuộn dây đến không khí của MBA dầu
- Đoạn 1-2: biểu thị sự giảm nhiệt độ trong cuộn dây không vượt quá vài độ.
- Đoạn 2-3: sự thay đổi nhiệt độ từ bề mặt cuộn dây đến lớp dầu tiếp giáp, chủ
yếu là do đối lưu, nhiệt độ giảm khoảng (20 – 30)% tổng độ tăng nhiệt độ cuộn dây so
với nhiệt độ không khí.

65
Bài giảng: Hệ thống điện

- Đoạn 4-5: sự giảm nhiệt độ từ dầu đến thành thùng, quá trình truyền nhiệt này
cũng thực hiện bằng đối lưu.
- Đoạn 5-6: Đặc trưng cho sự giảm nhiệt độ ở thành thùng của máy biến áp,
khoảng 2 – 30C.
- Đoạn 6-7: Biểu thị sự giảm nhiệt độ từ thành thùng đến môi trường xung
quanh. Quá trình truyền nhiệt này thực hiện bằng bức xạ và đối lưu. Nhiệt giáng trong
đoạn này bằng khoảng (60 – 70)% nhiệt giáng tổng.
Từ đồ thị này ta thấy rằng có 2 khoảng từ 2-3 và 6-7 chiếm đến 80-90% độ tăng
nhiệt độ, do đó muốn giảm nhiệt độ của cuộn dây khi vận hành chủ yếu là giảm nhiệt
độ từ 2-3 và 6-7. Giảm độ tăng nhiệt từ 2-3 là phần bên trong máy biến áp do nhà chế
tạo thiết kế tính toán. Còn giảm độ tăng nhiệt từ 6-7 là phần bên ngoài MBA do vận
hành xây lắp thực hiện chủ yếu do thiết bị làm mát quyết định. Nhiệt độ của môi
trường xung quanh cũng có ảnh hưởng đến nhiệt độ của MBA khi vận hành.
Từ đặc tính này nhận thấy nhiệt độ của MBA tăng dần theo chiều cao của MBA
và từ trong mạch từ ra ngoài không khí xung quanh, được biểu diễn trên hình 5.2.

1- cuộn dây; 2- mạch từ; 3- Vỏ thùng; 4- dầu


Hình 5.2: Quan hệ giữa nhiệt độ các phần của MBA theo chiều cao

Từ đồ thị trên hình 5-2 nhận thấy:


- Vùng nóng nhất của MBA là vùng có độ cao bằng 2/3 chiều cao của MBA.
- Điểm nóng nhất của MBA là lớp dây trên cùng của MBA.
- Phía trên nhiệt độ của cuộn dây cao hơn nhiệt độ mạch từ còn phía dưới nhiệt
độ của mạch từ cao hơn.
Quạt và các biện pháp làm lạnh đặt ở độ cao 2/3H là hiệu quả nhất.

66
Bài giảng: Hệ thống điện

5.2.1 Tính toán độ tăng nhiệt của dây cd và độ tăng nhiệt của dầu d khi vận
hành ổn định với công suất khác với công suất định mức (S ≠ Sđm)
Các biểu thức trên đều vẽ khi có công suất vận hành bằng công suất định mức.
Nhưng thực tế thường vận hành với S≠ Sđm.
Khi vận hành với S = Sđm và điều kiện môi trường xung quanh định mức tổn thất
trong MBA bằng tổn thất định mức nghĩa là:
PB  Pđ .đm  Pth.đm  PB.đm  P0  PN

Khi vận hành với S ≠ Sđm:

2
 S   P 
PB  P0  PN  
  P0  PN K 2  P0  1  N K 2   P0  1  bK 2 
 S đm   P0 
Trong đó:
P0 : tổn thất không tải.

PN : tổn thất ngắn mạch.

PN
b : thường chế tạo từ 2-6.
P0

S: công suất vận hành.


Sđm: công suất định mức của MBA.
S
K : hệ số tải của MBA.
S đm

Độ tăng nhiệt của dầu d xác định theo biểu thức:


m
 1  bK 2 
 d   d .đm  
 1 b 
Trong đó:
d.đm: độ tăng nhiệt của dầu khi vận hành với Sđm.
m: hệ số phụ thuộc vào hệ thống làm lạnh xác định bằng thực nghiệm.
m = 0,8: với hệ thống làm lạnh dầu tự nhiên.
m = 0,9: khi có thêm quạt.
m = 1,0: khi làm lạnh cưỡng bức và có thêm quạt.

67
Bài giảng: Hệ thống điện

Độ tăng nhiệt độ của cuộn dây so với dầu xác định theo biểu thức:
 cd   cd .đm  K 2 n

Trong đó:
 cd .đm : độ tăng nhiệt của cuộn dây so với dầu khi S = Sđm.

 cd   cd   d .

Do đó, độ tăng nhiệt của cuộn dây so với không khí xung quanh cd được xác
định như sau:
m
 1  bK 2 
 cd   cd   d   d .đm      cd .đm  K 2 n
 1 b 
Nhiệt độ cuộn dây cd : cd   cd  kk
Với kk : nhiệt độ không khí xung quanh.
n: hệ số phụ thuộc vào hệ thống làm lạnh, khi tính gần đúng có thể lấy bằng m.
Trên hình 5.3 biểu diễn các trị số nhiệt độ  theo K và hệ thống làm lạnh.

1- hệ thống làm lạnh tự nhiên (m = 0,8); 2- có thêm quạt (m =0,9)


3- cưỡng bức và có quạt (m =1);  cd - đường nét liền;  cd - đường nét đứt
Hình 5.3: Quan hệ  cd = f(K) và  cd = f(K) ở chế độ ổn định

5.2.2 Tính toán phát nóng máy biến áp trong chế độ quá độ
Thực tế thường vận hành MBA với ĐTPT hình bậc thang trong đó phụ tải thay
đổi từ Ki đến Ki+1. Khi phụ tải thay đổi tức thời như vậy các quá trình biến đổi về nhiệt
độ trong MBA không thể thực hiện tức thời mà phải qua quá trình quá độ.

68
Bài giảng: Hệ thống điện

Một cách gần đúng và đơn giản ta có thể xem MBA là vật thể đồng nhất, quá
trình này được tính toán theo phương trình:
Pdt  C  G  d    F    dt

Trong đó:
P: nhiệt lượng phát ra trong đơn vị thời gian.
C: tỉ nhiệt.
: hằng số tản nhiệt.
F: diện tích tản nhiệt.
T: thời gian phát nóng va tản nhiệt.
: độ tăng nhiệt của vật đốt nóng so với môi trường xung quanh trong một đơn
vị thời gian.
Như vậy:
Pdt: nhiệt lượng phát ra trong thời gian dt.
C.G.d: nhiệt lượng đốt nóng và làm vật tăng nhiệt độ d.
.F. .dt: nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh trong thời gian dt.
Khi quá trình quá độ kết thúc tức là khi nhiệt độ đã đạt đến nhiệt độ ổn định và độ
tăng nhiệt độ cũng ổn định do đó d = 0, phương trình có dạng:
Pdt = Fdt
Do đó: ổđ = P/F
Khi biến thiên đột ngột từ Ki đến Ki+1 có thể xem tản nhiệt ra môi trường xung
quanh không đáng kể (Fdt = 0) có thể bỏ qua và phương trình có dạng:
Pdt = CGd
2 t
p
Do đó:  d  dt
1
C  G 0

Kí hiệu:  = C.G//.F là hằng số thời gian phát nóng và thay thế các trị đã tính ở
trên vào phương trình cơ bản, phương trình cơ bản trên có thể viết dưới dạng:
P C G
dt  d  dt
 F F
Hoặc:  ôđ dt  d  dt

69
Bài giảng: Hệ thống điện

Giải phương trình vi phân được kết quả:


(ôđ - ) = M.e-t/
Trong đó M là hằng số tích phân có thể xác định theo điều kiện ban đầu khi t = 0,
lúc đó độ tăng nhiệt bằng độ tăng nhiệt ban đầu 0 và kết quả:
M = ôđ - 0
Do đó:  = ôđ – (ôđ - 0)e--t/
Hoặc:  = 0 + (ôđ - 0)(1-e--t/)
Nhà máy chế tạo MBA đã thí nghiệm và xác định trị số . Trị số này phụ thuộc
vào công suất định mức MBA và hệ thống làm lạnh cho trong bảng 5.1.
Bảng 5.1
Công suất định mức MBA(MVA) Hệ thống làm lạnh (giờ)
Từ 0,001 đến 1 Tự nhiên 2,5
>1 đến 6,3 Tự nhiên 3,5
>6,3 đến 32 Có thêm quạt 2,5
>32 đến 63 Có thêm quạt 3,5
Từ 100 đến 125 Tuần hoàn cưỡng bức 2,5
>125 Tuần hoàn cưỡng bức có quạt 3,5

Với MBA để đạt được nhiệt độ ổn định thời gian làm việc t = (4  5). > 10 giờ.
5.2.3. Tính toán máy biến áp khi vận hành với đồ thị phụ tải bậc thang
Phụ tải bậc thang tức là có nhiều bậc, mỗi mức phụ tải khi vận hành thời gian Ti.
Thường thời lượng Ti nhỏ hơn 10 giờ nghĩa là MBA chưa đạt đến độ tăng nhiệt ổn
định ôđ, phụ tải lại chuyển sang Ki+1 hình 5.4. Ví dụ trên hình 5.4, giả thuyết ban đầu
độ tăng nhiệt là 0, máy biến áp nhận phụ tải là K1 độ tăng nhiệt tăng theo hàm mũ, sau
thời gian T1 độ tăng nhiệt sẽ là:
 1   ôđ 1  ( ôđ   0 )  e  t / 

Đến thời điểm t1 (sau T1 giờ < 10 giờ) MBA chỉ mới đạt độ tăng nhiệt độ 1 < ôđ
. Máy biến áp nhận phụ tải với hệ số tải K2, độ tăng nhiệt của MBA tiếp tục tăng cũng
theo phương trình trên nhưng thay 0 thành 1, nếu sau khoảng thời gian T2 phụ tải

70
Bài giảng: Hệ thống điện

giảm còn K3, lúc này độ tăng nhiệt mới đạt đến 2 < 2ôđ là độ tăng nhiệt ban đầu của
hàm trên, vì K3 < K2 nên nhiệt độ máy biến áp không tiếp tục tăng mà giảm….

Hình 5.4: Sơ đồ vận hành của MBA với đồ thị phụ tải bậc thang
Nếu MBA vận hành với đồ thị phụ tải hàng ngày nghĩa là 24 giờ, đồ thị phụ tải
lại lập lại đồ thị phụ tải cũ. Nếu chỉ tính một ngày thì sau 24 giờ (t = 24 giờ) có thể
khác 0 ban đầu, đồ thị phát nóng của MBA không xảy ra hoàn toàn như ngày thứ nhất
vì 0 của ngày thứ 2 khác 0 của ngày thứ nhất. Đây là bài toán lặp theo chu kỳ 24 giờ.
Nhất định phải hội tụ, thực tế chứng minh là hội tụ nghĩa là sau một số ngày sẽ đạt
được:
0n = 0(n+1) và bài toán lặp lại như nhau
(0n, 0(n+1) độ tăng nhiệt ban đầu của ngày thứ n và n+1)
0n được xác định theo biểu thức:
n
1
0   ôđ ( Ai  Ai1 )
An  1 i 1

Độ tăng nhiệt độ tại thời điểm cuối cùng mỗi bậc được xác định theo biểu thức:
1
x  [ on    ôđ ( Ai  Ai 1 )]
Ax
Trong đó
Ai = eti/
iôđ: độ tăng nhiệt ổn định tương ứng theo bậc phụ tải Ki xác định theo biểu thức
2
 1  bK i2 
 0ôđ   d ( đm )  
 1 b 

71
Bài giảng: Hệ thống điện

5.3 Quá tải của máy biến áp


5.3.1 Quá tải bình thường của máy biến áp
Quy tắc này được áp dụng khi chế độ bình thường hằng ngày có những lúc MBA
vận hành non tải (K1 < 1) và có những lúc vận hành quá tải K2 > 1.
Trình tự tính toán như sau:
- Căn cứ vào đồ thị phụ tải qua MBA chọn MBA có công suất bé hơn Smax lớn
hơn Smin.
Smin < SB < Smax
- Lần lượt xét từng MBA, có thể từ nhỏ tăng dần lên, hoặc ngược lại từ lớn
giảm dần. Với mỗi MBA tiến hành đẳng trị đồ thị phụ tải qua MBA thành đồ thị phụ
tải chỉ có bậc K1 và K2 với thời gian quá tải T2.
- Từ đường công khả năng tải của MBA có công suất và nhiệt độ đẳng trị môi
trường xung quanh tương ứng xác định khả năng quá tải cho phép K2cp tương ứng với
K1 và T2.

Hình 5.5: Đường cong để xác định khả năng quá tải của MBA
Nếu K2cp > K2 nghĩa là MBA đã chọn có khả năng vận hành với đồ thị phụ tải đã
cho mà không lúc nào cd > 1400C và tuổi thọ của MBA vẫn đảm bảo như quy định.

72
Bài giảng: Hệ thống điện

Nếu K2cp < K2 tức là máy biến áp đã chọn không có khả năng đảm bảo 2 điều kiện
trên. Do đó phải chọn MBA có công suất lớn hơn.
Khi đã chọn công suất MBA lớn hơn Smax của đồ thị phụ tải không cần phải kiểm
tra khả năng này.
Cách đẳng trị đồ thị phụ tải nhiều bậc về đồ thị phụ tải có 2 bậc (hình 5.6).

Hình 5.6: Đồ thị phụ tải

- Căn cứ vào SđmB đã chọn tính hệ số tải Ki của các bậc đồ thị phụ tải.
Si
Ki  Ki > 1: quá tải.
S đmB

Ki < 1: non tải.


- Xác định K2, T2 bằng cách đẳng trị vùng có Ki > 1 theo công thức:
2

K đt 2 
 (K T ) i i

T i

Nếu Kđt2 > 0,9Kmax thì K2 = Kđt và T2 = Ti


Nếu Kđt2 < 0,9Kmax thì K2 = 0,9Kmax và xác định lại T2 theo biểu thức:
2

T2 
 (K T)
i i

0,9 K max 2
Trường hợp có nhiều vùng không liên tục có K > 1 chỉ lấy vùng nào có  Ki2Ti lớn
nhất để tính K2 như trên, các vùng còn lại sẽ xét khi xác định K1 (hình 5.7a).
Trường hợp đặc biệt chỉ có một bậc có K > 1, K2 = Kmax và T2 = Ti (hình5.7b).

73
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 5.7: Đồ thị phụ tải

Xác định K1: chỉ cần đẳng trị đồ thị phụ tải trong khoảng thời gian 10 giờ trước
vùng đã tính K2 (kể cả phần có K > 1 không xét trong trường hợp trên trong khoảng 10
giờ) cũng theo biểu thức:

K đt1 
 K T 
2
i i

10

Ở đây Ti = 10 giờ. Nếu vùng trước K2 không đủ 10 giờ có thể lấy 10 giờ sau
vùng K2. Nếu cả trước và sau vùng K2 đều bé hơn 10 giờ thì gộp phần phía sau ra phía
trước cho đủ 10 giờ vì đây là đtpt hàng ngày phần này sẽ là phần đầu của ngày trước.
Nếu cả hai phần trước và sau không đủ 10 giờ vậy phần quá tải đã có T2 lớn hơn
14 giờ nên MBA không có khả năng tải với đồ thị phụ tải đã cho, không cần tiếp tục
tính mà phải nâng công suất MBA lên và tính lại từ đầu.

Ví dụ 5.1: Cho đồ thị phụ tải trên hình 5.8. Chọn công suất MBA theo khả năng
quá tải bình thường. Từ đồ thị phụ tải có Smax = 80 MVA, Smin = 30 MVA, có các máy
biến áp như sau: 40, 63, 75 MBA. Chọn Sđm = 40 MVA và tiến hành kiểm tra khả năng
quá tải bình thường có cho phép không? Các bước tính toán như trên và kết quả thu
được ghi trong bảng 5.2. Kết quả tính toán với Sđm = 40 MVA.
Thời gian có Ki > 1 từ 3 đến 7 giờ.
2

K đt 2 
 (K T ) 
i i 4,867  8  6,125
 1,56
T i 7

K đt 2 1,56
  0,78  0,9
K max 2

74
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 5.8: Đồ thị phụ tải


Nên K2 là 0,9Kmax = 1,8 và phải tính T2
2

T2 
 (K T)
i i

18,812
 6 giờ
0,9 K max  2
0,9  22
Lấy 10 giờ sau vùng K2 để tính K1
2

K1 
 (K i iT)

0,75 2  8  0,85 2  2
 0,77
10 10
Từ K1 = 0,77; K2 = 6 giờ trong đường cong quá tải bình thường có
K2cp = 1,18 < K2 = 1,8
Vì vậy MBA có Sđm = 40 MVA không cho phép vận hành đối với đồ thị phụ tải đã
cho. Nâng công suất định mức lên 60 MVA và tiến hành tương tự như trên kết quả ghi
vào bảng 5.2: Bảng 5.2
i 1 2 3 4 5 6
Si (MVA) 30 50 80 70 30 35
Ki = Si/40 0,75 1,25 2 1,75 0,75 0,854
(Ki)2 0,5625 1,5625 4 3,062 0,5625 0,73
Ti (giờ) 3 3 2 2 8 6
Ki2.Ti 4,687 8 6,125

75
Bài giảng: Hệ thống điện

Kết quả tính toán với SđmB = 60MVA


Bảng 5.3
i 1 2 3 4 5 6
Si (MVA) 30 50 80 70 30 35
Ki = Si/40 0,5 0,83 1,33 1,17 0,5 0,58
(Ki)2 0,25 0,6889 1,7689 1,3689 0,25 0,3364
Ti (giờ) 3 3 2 2 8 6
Ki2.Ti 1,769 1,369 0,25 0,464

K đt 2 
 (K T ) 
i i 1,769  2  1,369  2
 1,25
T i 4

Kđt2/K2max = 1,25/1,33 = 0,94 >0,9

Nên K2 = 1,25 và T2 = 4 giờ


K1 được xác định 10 giờ sau vùng K2 vì phía trước không đủ 10 giờ tức là từ 10
giờ đến 20 giờ
0,25  8  0,3364
K1   0,516
10
Với K1 = 0,516 và T2 = 4 giờ từ đường cong khả năng quá tải máy biến áp tìm
được K2cp = 1,3 >1,25. Cho nên máy biến áp có Sđm = 60 MVA cho phép làm việc với
đồ thị phụ tải đã cho, được chọn và không cần tính với Sđm = 75 MVA.
5.3.2 Quá tải sự cố máy biến áp
Khi 2 MBA vận hành song song mà 1 trong 2 bị sự cố phải nghỉ, máy biến áp còn
lại có thể vận hành với phụ tải lớn hơn định mức không phụ thuộc vào nhiệt môi
trường xung quanh lúc đó sự cố trong thời gian 5 ngày đêm nếu thỏa mãn các điều
kiện.
Theo đồ thị phụ tải đẳng trị về bậc 2, trong đó K1 < 0,93 ; K2 = 1,4 và T2 = 6 giờ,
chú ý theo dõi nhiệt độ của cuộn dây không được vượt quá 1400C và tốt nhất là tăng
cường tối đa các biện pháp làm lạnh máy biến áp.

76
Bài giảng: Hệ thống điện

5.3.3 Quá tải ngắn hạn máy biến áp


Trong trường hợp đặc biệt, để hạn chế cắt phụ tải có thể vận hành theo khả năng
quá tải ngắn hạn của MBA không cần phải tính K1, K2 Và T2 như trên mà sử dụng
bảng 5.4 sau đây
Bảng 5.4
Khả năng quá tải 1,3 1,45 1,6 1,75 2 3
Thời gian quá tải (phút) 120 80 45 20 10 1,5

Khi sử dụng khả năng này sự hao mòn về chất cách điện có thể bằng sự hao mòn
khi vận hành với Sđm trong 10 giờ với nhiệt độ môi trường xung quanh bằng định mức
200C. Qui tắc quá tải này chỉ dành cho nhân viên vận hành không xét khi thiết kế và
tính toán chọn MBA.
5.4 Các loại máy biến áp
5.4.1 Máy biến áp một pha, ba pha hai cuộn dây
Cấu tạo chung của MBA gồm có ba phần chính: mạch từ 1, cuộn dây sơ cấp 2 có
w1 vòng, cuộn dây thứ cấp 3 có w2 vòng như hình 5.9.

Hình 5.9: Cấu tạo của máy biến áp


a) Sơ đồ cấu tạo của MBA một pha; b) sơ đồ nguyên lý MBA một pha
c) Sơ đồ cấu tạo MBA ba pha
Khi đặt vào cuộn sơ cấp điện áp U1 sẽ nhận được ở cuộn thứ cấp điện áp U2 với
U 1 W1
biểu thức   k w gọi là tỷ số biến áp.
U 2 W2

Có thể chế tạo từng pha (MBA một pha) hay chế tạo chung cả ba pha (MBA ba
pha). Trong hệ thống ba pha có thể sử dụng MBA ba pha hay tổ ba MBA một pha. Các

77
Bài giảng: Hệ thống điện

cuộn dây U1 (sơ cấp) và U2 (thứ cấp) có thể nối hình sao trung tính không nối đất (Y),
hình sao trung tính nối đất (Y0) hay nối hình tam giác (), phụ thuộc vào yêu cầu của
hệ thống và của phụ tải. Với MBA ba pha quy ước điện áp định mức (Uđm) là điện áp
dây. Điện áp sơ cấp và thứ cấp có thể trùng pha hoặc lệch pha một góc N0.300 với N0 =
0 ÷ 11 (N là số nguyên), thông thường hiện nay chế tạo Y/Y0 – 0; Y/ – 11; Y0/–11
Ký hiệu cho trên hình 5.10

Hình 5.10: Sơ đồ và ký hiệu các tổ nối dây của máy biến áp


5.4.2 Máy biến áp một pha, ba pha ba cuộn dây
Nguyên lý làm việc, về cấu tạo cũng có mạch từ, nhưng có ba cuộn dây có số
vòng dây và điện áp tương ứng là w1, w2, w3 và U1, U2, U3 như hình 5.11.

Hình 5.11: MBA ba cuộn dây; a) Nguyên lý cấu tạo; b) Sơ đồ nguyên lý

78
Bài giảng: Hệ thống điện

Thường chế tạo với U1  U2  U3 và ký hiệu theo trị số điện áp: cao (UC); trung
(UT) và hạ (UH). Tùy theo yêu cầu có thể có các chế độ làm việc khác nhau :
- Một cuộn là nguồn (sơ cấp), hai cuộn kia là tải (thứ cấp).
- Hai cuộn đều là nguồn, cuộn kia là tải.
Ví dụ
- Công suất truyền từ cao sang trung và hạ hay ngược lại (hình 5.12a ).
- Công suất truyền từ trung sang cao và hạ hay ngược lại (hình 5.12b).
- Công suất truyền từ hạ sang cao và trung hay ngược lại (hình 5.12c).
Ký hiệu cho trên hình 5.12.

Hình 5.12: Sơ đồ truyền tải công suất của các cuộn dây
Tương tự như MBA ba pha hai cuộn dây tổ nối dây của MBA ba pha ba cuộn dây
cũng có thể có nhiều cách phối hợp khác nhau, trên hình 5.13 vẽ các tổ nối dây thường
gặp.

Hình 5.13: Sơ đồ và ký hiệu tổ nối dây của máy biến áp

79
Bài giảng: Hệ thống điện

Công suất định mức (Sđm) của MBA là công suất của cuộn có công suất lớn nhất
thường là của cuộn cao áp, còn các cuộn trung và hạ có thể bằng Sđm (100%) hoặc
bằng 2/3Sđm (66,7%) được ký hiệu quy ước theo thứ tự cao/trung/hạ, ví dụ
100/100/100; 100/100/66,7; 100/66,7/66,7.
5.4.3 Máy biến áp tự ngẫu
Trong MBA thông thường, cuộn sơ cấp U1 và cuộn thứ cấp U2 là 2 cuộn riêng
biệt được cách điện với nhau, quá trình truyền tải điện năng từ sơ cấp sang thứ cấp
thực hiện qua mạch từ không có liên lạc về điện (hình 5.14a). Còn trong máy biến áp
tự ngẫu, cuộn điện áp thấp hơn U2 là một phần của cuộn điện áp cao U1 (hình 5.14b).
Quá trình truyền tải điện năng chia làm 2 phần. Một phần theo quan hệ từ gọi là công
suất điện Sđ.

Hình 5.14: Sơ đồ nguyên lý làm việc của MBA


a) MBA thông thương; b) MBA tự ngẫu

Trong máy biến áp thường SB = S1 ≈ S2 = Sđ.


Trong máy biến áp tự ngẫu SB = Sđ + Stừ.
Trong máy biến áp thông thường chỉ có: cuộn sơ cấp với điện áp U1, dòng điện I1,
số vòng dây W1. Công suất S1, tổn hao P1 = Pđ1. Cuộn thứ cấp với U2, I2, W2, S2
tổn hao P2 = Pđ2. Mạch từ có tổn hao trong mạch từ Pth, các trị số này phụ thuộc
qua các biểu thức:
U 1 I 2 W2
 
U 2 I 1 W1

S1 ≈ S2 = U1I ≈ U2I2
Pđ = Pth + Pđ1 +Pđ2 = Pth + Pđ
Pđ = I2R; Pth  Gth

80
Bài giảng: Hệ thống điện

Trong MBA tự ngẫu ngoài các giá trị trên còn có


- Cuộn chung: Uch, Ich, Wch, Sch, Pđch
- Cuộn nối tiếp: Un, In, Wn, Sn, Pđn
Phụ thuộc vào nhau qua các biểu thức:
Uc = Uch + Un
Un = Uc - Uch
U2 = Uch = Uc – Un
Wn = W1 - Wch
Wch = W2
Trong đó U1 điện áp cao, U2 điện áp thấp
Ich = I2 – I1
Pđ = Pch + Pn
Thông thường máy biến áp tự ngẫu 3 pha đều chế tạo có cả cuộn điện áp thấp
(UH). Điện áp cao (UC) và trung (UT) liên hệ với nhau theo nguyên tắc tự ngẫu va nối
sao, cuộn hạ (UH) liên hệ với phía cao và trung qua nguyên tắc từ giống máy biến áp
thông thường và nối tam giác (hình 5.15).
Hệ số tính toán hay là hệ số mẫu của máy biến áp tự ngẫu ký hiệu Ktt hay  xác
định theo biểu thức:
UT
K tt    1 
UC

Nếu bỏ qua tổn hao trong máy biến áp tự ngẫu, công suất trong máy biến áp tự
ngẫu có biểu thức:
SB = SC = UCIC = ST = UTIT
SB = UT(IC + Ich) = UTIC + UTIch = UTIC + UchIch
Sđ = UT.IC: gọi là công suất điện truyền trực tiếp từ cao sang trung.
St = Uch.Ich: gọi là công suất từ truyền qua mạch từ
 I 
S t  U ch  I ch  U T  ( I T  I C )  U T  I T  1  C     S B
 IT 
Do đó mạch từ chỉ cần chế tạo theo: St = SB

81
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 5.15: Sơ đồ nối dây của MBA tự ngẫu


So sánh giữa máy biến áp tự ngẫu và máy biến áp thông thường
Việc so sánh được thực hiện trên 3 phương diện khi có cùng công suất định mức
và cùng cấp điện áp.
1. Chi phí cho việc chế tạo. Trong máy biến áp có 2 phần chính:
- Khối lượng đồng để chế tạo các cuộn dây: cuộn nối tiếp trong máy biến áp tự
ngẫu so với cuộn cao trong máy biến áp thông thường. Cuộn chung so với cuộn trung
- Khối lượng thép từ để chế tạo mạch từ.
2. Tổn hao trong máy biến áp: gồm 2 phần
- Tổn hao trong đồng tỉ lệ với I2R.
- Tổn hao trong thép tỉ lệ với khối lượng thép từ.
3. Phạm vi sử dụng
Lần lượt xem xét từng phần đã nêu trên.
- Khối lượng đồng của các cuộn dây (Gđ) trong máy biến áp tự ngẫu:
Gđ = Gđn + Gđch
Khối lượng đồng tỉ lệ tiến diện nhân với chiều dài. G  Fl, mà tiết diện tỉ lệ
với dòng điện, chiều dài tỉ lệ với số vòng dây, số vòng dây W tỉ lệ với điện áp U nên.
G  IW  IU
Do đó
 W 
Gđn  I n  Wn  I C  WC  Wch   I C  WC  1  ch 
 WC 

 U 
 I C  U C  1  T     I C  U C    S B    S C
 UC 

82
Bài giảng: Hệ thống điện

 I 
Gđch  I ch  Wch  I T  I C   WT  I T  U T  1  C 
 IT 
   ST    S B

Vậy, Gđ mba tự ngẫu = Gđn + Gch = Gđ MBA thông thường.


Công suất từ trong máy biến áp tự ngẫu St = .SB nên khối lượng mạch từ trong
MBA tự ngẫu cũng chỉ bằng  lần khối lượng mạch từ trong MBA thông thường.
Do đó trọng lượng và giá thành của MBA tự ngẫu chỉ gần bằng  lần trị số tương
đương của MBA thông thường.
- Về tổn hao trong máy biến áp tự ngẫu PB tự ngẫu gồm 2 phần
PB tự ngẫu = An + Ach
ln l l l  lch 
Pn  I n2  R  I C2     I C2    C ch  I C2    C 1      PC
Fn Fn Fn  lC 
lch
Pđch  I ch2  Rch    I T    
2
   PđT
Fch
Trong đó:
PC : tổn thất trong cuộn cao.

Pn : tổn thất trong cuộn dây nối tiếp.

Pch : tổn thất trong cuộn dây chung.

IC, lC: dòng điện, chiều dài cuộn cao.


 : điện trở suất của dây dẫn.
Pđ : tổn thất trong dây dẫn.

: hệ số có lợi của MBA tự ngẫu.


Ich, lch, Rch, Fch: dòng điện, chiều dài, điện trở, tiết diện cuộn chung.
In, ln, Rn, Fn: dòng điện, chiều dài, điện trở, tiết diện của cuộn nối tiếp.
Tổn thất đồng trong máy biến áp tự ngẫu chỉ bằng  lần tổn thất đồng trong máy
biến áp thông thường.
Tổn thất trong thép từ tỷ lệ với khối lượng thép từ nên cũng chỉ bằng  lần tổng
tổn thất từ trong máy biến áp thông thường.

83
Bài giảng: Hệ thống điện

Kết luận chung: khi sử dụng máy biến áp tự ngẫu thay cho máy biến áp thông
thường sẽ có lợi hơn về trọng lượng, kích thước, giá thành, tổn hao và đều chỉ bằng 
lần, nên  còn gọi là hệ số có lợi của máy biến áp tự ngẫu.
- Tuy nhiên khi sử dụng máy biến áp tự ngẫu cần lưu ý
+ Máy biến áp chỉ sử dụng khi điện áp cao và trung nối đất trung tính. Vì nếu
không nối đất trung tính, khi có một pha phía cao chạm đất, điện áp trung của các pha
không chạm đất tăng lên không phải 3 lần mà lớn hơn nhiều lần.
Ví dụ khi chạm đất pha B (hình 5.16)
U AT đ  U CT  đ  3U d

+ Vì về cấu trúc giữa cuộn cao và trung có liên hệ về điện nên sóng sét có thể
truyền từ cao sang trung và ngược lại, cho nên khi sử dụng cần đặt thêm chóng sét ở 2
cực cao và trung của máy biến áp tự ngẫu.
+ Trong máy biến áp cần có cuộn thứ 3 (cuộn hạ) nối tam giác để giảm sóng hài
bậc 3 khi vận hành như sơ đồ hình 5.17.

Hình 5.16: Sơ đồ chạm đất pha B Hình 5.17: Sơ đồ nối tam giác cuộn hạ áp
của MBA
Các chế độ vận hành của máy biến áp tự ngẫu
Máy biến áp tự ngẫu có 3 cuộn dây cao (C), trung (T) và hạ (H), do đó cũng có 3
chế độ vận hành.
- Công suất truyền tải từ cao sang trung, hạ hay từ trung, hạ truyền lên cao (a).
- Công suất truyền tải từ hạ lên cao và trung hay từ cao và trung sang hạ (b).
- Công suất truyền tải từ trung sang cao và hạ hay từ cao và hạ sang trung (c).

84
Bài giảng: Hệ thống điện

Mũi tên trên hình 5.18 chỉ chiều công suất truyền tải trong 3 chế độ vận hành.

Hình 5.18: Ba chế độ làm việc của MBA tự ngẫu


Chế độ 1 (hình 5.18a): Công suất truyền từ cao sang trung và hạ
SC = ST + SH
Trong đó
ST: công suất từ cao sang trung theo chế độ tự ngẫu (a).
SH: công suất từ cao sang hạ theo chế độ biến áp thông thường (b).
Do đó, dòng điện chạy trong cuộn nối tiếp sẽ là:
I n  I n ( a )  I n (b )

1
I n(a)  PT  jQT 
UC

1
I n (b )  PH  jQH 
UC

Vậy công suất cuộn nối tiếp bằng


UC UT
Sn  U n  I n  PT  PH   QT  QH 
2 2

UT

Dòng điện trong cuộn chung


I ch  I ch ( a )  I (b )

UC UT 1
I ch ( a )    PT  jQT 
UT UC

1
I (b )   PH  jQ H 
UC

Và công suất chạy trong cuộn chung sẽ là

85
Bài giảng: Hệ thống điện

2 2
U  UT U  UC UT U 
S ch   C  PT  T  PH     QT  T  QH 
 UC UC   UC UC 
Từ đó thấy rằng công suất trong cuộn nối tiếp lớn nhất và sẽ là điều kiện giới hạn
công suất truyền tải trong chế độ này, nghĩa là
ST + SH  SđmB
Chế độ 2 (hình 5.18b): Công suất truyền từ cao và hạ sang trung
ST = SC + SH
Trong cuộn nối tiếp chỉ có truyền từ cao sang trung theo chế độ tự ngẫu
1
I n  I n( a)  I C   PC  jQC 
UC

Và công suất truyền trong cuộn nối tiếp bằng


UC UT
Sn   PC2  QC2
UC

Trong cuộn chung, dòng điện Ich gồm hai thành phần cùng chiều nhau:
Ich = Ich(a) + I(b)
Trong đó
UC UT 1
I ch ( a )   PC  jQC 
UT UC

Do công suất truyền từ cao sang trung gây ra trong chế độ tự ngẫu.
1
I (b )   PH  jQ H 
UT

Do công suất truyền từ hạ sang trung gây ra trong chế độ biến thế
Do đó công suất trong cuộn chung sẽ là
2 2
U  UT  UC  UT 
S ch   C  PC  PH     QC  QH 
 UC   UC 
Do cộng công suất nên điều kiện giới hạn truyền tải này là do cuộn chung quyết
định, mà cuộn chung chỉ tính toán với .SđmB và là chế độ làm việc xấu nhất của máy
biến áp tự ngẫu cần chú ý.
Chế độ 3 (hình 5.18c): Công suất truyền từ hạ lên cao và trung.
SH = SC + ST

86
Bài giảng: Hệ thống điện

Trong chế độ này công suất truyền từ hạ lên cao và trung đều ở chế độ biến áp
thông thường không có chế độ tự ngẫu. Cho nên điều kiện giới hạn sẽ do cuộn hạ
quyết định, trong khi cuộn hạ chỉ tính toán theo công suất mẫu SH = .SđmB. Mặc dù,
trong cuộn chung dòng điện có lớn nhưng không thể vượt .SđmB nên không thể gây
quá tải cuộn này được. Đây là chế độ làm việc của MBA tự ngẫu không có lợi dụng ưu
thế của mình.
Công suất MBA tự ngẫu phải chọn theo điều kiện.
SH
S đmB 

Ví dụ 5.2: Xác định công suất MBA tự ngẫu ba pha 330/110/15kV. Cuộn dây thứ ba
nối với máy phát điện 200MW.
1. Công suất làm việc của máy phát điện SH = 200 – j150MVA truyền cho hệ
thống điện cao áp. Đồng thời từ trung áp công suất truyền lên cao áp ST = 135 – j65
MVA.
2. Công suất làm việc của máy phát điện SH = 200 – j150 MVA truyền lên phía
trung áp, đồng thời từ cao áp truyền sang trung áp SC = 135 – 65 MVA.
Bài làm
Trường hợp 1 phù hợp với chế độ 1.
Phụ tải cuộn dây nối tiếp được xác định theo biểu thức
UC UT
Sn   PT  PH   QT  Q H 
2 2

UT

330  110 2
  135  2002  65  1502  335 2  215 2  261 MVA
330 3
Phụ tải cuộn dây chung tính theo biểu thức:
2 2
U  UT U  UC UT U 
S ch   C  PT  T  PH     QT  T  QH 
 UC UC   UC UC 
2 2
2 1  2 1 
   135   200     65   150   24,2 MVA
 3 3   3 3 
Phụ tải cuộn dây thứ ba

S H  200 2  150 2  250 MVA

87
Bài giảng: Hệ thống điện

Máy biến áp tự ngẫu thỏa mãn chế độ đang xét có công suất định mức là 400
 U  2
MVA và công suất mẫu là  .S đm  1  T   S đm   400  267 MVA . Công suất định
 UC  3

mức của cuộn dây thứ ba không được nhỏ hơn 250 MVA. Phụ tải lớn nhất là cuộn dây
nối tiếp và cuộn dây thứ ba, phụ tải bé nhất là cuộn dây chung.
Nếu cắt máy phát điện, phụ tải cuộn dây nối tiếp giảm xuống còn 100 MVA và
phụ tải cuộn dây chung tăng lên 100 MVA. Nếu cắt phía điện áp trung của máy biến
áp tự ngẫu thì phụ tải cuộn dây nối tiếp giảm xuống còn 166,7 MVA, phụ tải cuộn dây
chung tăng lên đến 83,3 MVA.
Trường hợp thứ 2 phù hợp với chế độ thứ 2
Phụ tải cuộn dây nối tiếp tính theo biểu thức
UC  UT 2
Sn   PC2  QC2   135 2  65 2  100 MVA
UC 3

Phụ tải cuộn dây chung tính theo biểu thức


2 2
U  UT  UC  UT 
S ch   C  PC  PH     QC  QH 
 UC   UC 
2 2
2  2 
   135  200     65  150   348 MVA
3  3 
Phụ tải cuộn dây thứ ba

S H  200 2  150 2  250 MVA

Máy biến áp tự ngẫu với công suất định mức là 400 MVA và công suất mẫu là
267 MVA sẽ không thỏa mãn chế độ khảo sát vì cuộn dây chung bị quá tải 348/267 =
1,3 lần. Phải chọn công suất máy biến áp tự ngẫu 500 MVA do đó công suất mẫu là
333 MVA. Lúc này cuộn chung vẫn bị quá tải là 4% (vì 348/333 = 1,04). Nếu không
muốn điều này xảy ra thì có thể giảm công suất phát của máy phát điện hoặc giảm
công suất truyền từ cao áp sang trung áp.
5.4.4 Máy biến áp có cuộn phân chia
Về cấu tạo MBA có cuộn phân chia giống MBA ba cuộn dây nghĩa là có mạch từ,
cuộn dây sơ cấp với điện áp U1, số vòng dây w1, công suất bằng công suất định mức

88
Bài giảng: Hệ thống điện

(S1 = Sđm), còn hai cuộn kia giống nhau đều có điện áp U2, số vòng dây w2 và có công
suất S2 bằng nhau và bằng một nửa công suất định mức của MBA (S21 = S22 = Sđm/2).
Khi một cuộn nghỉ MBA chỉ có thể làm việc với Sđm/2. Trong thực tế có thể chế tạo
kết hợp vừa tự ngẫu vừa ba cuộn dây hoặc vừa ba cuộn dây vừa có cuộn phân chia...

Hình 5.19: Ký hiệu trên hình vẽ của các loại MBA


a) MBA hai cuộn dây; b) Ba cuộn dây; c) Tự ngẫu; d) Có cuộn dây phân chia
e) Tự ngẫu và có cuộn phân chia; f) Ba cuộn dây và có cuộn phân chia

5.5. Tính toán và chọn công suất máy biến áp


Trước khi tiến hành chọn công suất MBA cần có các thông số:
- Điện áp các cấp UC, UT, UH.
- Phụ tải và đồ thị phụ tải (đtpt) công suất qua các cuộn dây của MBA (đối với
MBA 2 cuộn dây chỉ cần đtpt chung qua MBA).
- Khả năng ứng dụng loại MBA (1 pha, 2 pha, 3 pha, tự ngẫu, 3 cuộn dây, tăng,
hạ,...).
- Thông số giới hạn của các loại máy biến áp do các hãng sản xuất.
Khi không có MBA có công suất thích hợp có thể dùng 2 MBA song song thành
1 và được xem như là một máy biến áp, không giả thiết vận hành 1 máy khi máy kia
nghỉ, khi cần sửa chữa,...nghỉ cả 2 máy.
5.5.1 Chọn máy biến áp ghép bộ với máy phát điện (hình 5.20a, b, c, d)

a) b) c) d)

Hình 5.20: Sơ đồ MBA ghép bộ với máy phát điện

89
Bài giảng: Hệ thống điện

Đối với sơ đồ hình 5.20d công suất máy biến áp tương ứng với máy phát điện,
điện áp UB = UđmF. Ví dụ:

SđmF (MVA) PđmF (MW) SđmB (MVA)


31 25 32
78 60 80
125 100 125
240 240

Chú ý
Ở đây không xét đến công suất tự dùng được lấy rẽ nhánh từ đầu máy phát điện
(hình 5.21). Trường hợp phụ tải không lớn lắm (< 15% Sđm) và bằng UđmF thường
được rẽ nhánh từ đầu máy phát qua kháng điện có thể chọn công suát MBA tương ứng
với công suất máy phát nghĩa là máy biến áp có khả năng tải hết công suất của máy
phát điện khi phụ tải ở đây nghỉ.
Khi sử dụng máy biến áp tự ngẫu (hình 5.20b), SđmB tương ứng với SđmF/. Ở đây
 là hệ số có lợi của máy biến áp.

Hình 5.21: Sơ đồ MBA ghép bộ với máy phát điện

5.5.2 Chọn công suất máy biến áp trong nhà máy điện có thanh góp ở điện áp
máy phát điện (hình 5.22a, b)
Hai máy biến áp ghép song song để tải công suất của các máy phát nối vào thanh
góp sau khi trừ phần cung cấp cho phụ tải trên thanh góp này.
Giả sử phụ tải cực đại và cực tiểu tổng trên thanh góp kể cả tự dùng lấy trên
thanh góp này là Smax/Smin. Công suất dự phòng của hệ thống Sdự phòng = Sht

90
Bài giảng: Hệ thống điện

Trong đó
: là hệ số dự phòng của hệ thống
Sht: Tổng công suất của hệ thống không kể đến công suất nhà máy
m: Số máy phát ghép vào thanh góp điện áp máy phát (đối với sơ đồ hình 5.22a
là 2, hình 5.22b là 3).

Hình 5.22: Sơ đồ đấu nối MBA và máy phát của nhà máy điện

- Theo điều kiện bình thường cả hai máy biến áp có khả năng tải toàn bộ công
suất thừa, nghĩa là
SđmB  1/2 (mSđmF - Smin(UF))
- Kiểm tra theo điều kiện khi một máy biến áp nghỉ
Với máy biến áp còn lại với khả năng quá tải sự cố (Kqtsc.SđmB) tải toàn bộ công
suất thừa của các máy phát điện thì tốt, nhưng không phải là điều kiện bắt buộc
KqtscSđmB  mSđmF - Smin(UF)
Nếu MBA sau khi quá tải sự cố không thỏa mãn điều kiện trên có thể giảm bớt
công suất máy phát điện và MBA sẽ tải theo khả năng quá tải, phần công suất giảm
này hệ thống sẽ sử dụng công suất dự phòng của hệ thống để bù vào. Do đó chỉ cần
phần công suất giảm này không được vượt quá công suất dự phòng của hệ thống,
nghĩa là
(mSđmF - Smin(UF)) - KqtscSđmB  Sdự phòng hệ thống

91
Bài giảng: Hệ thống điện

5.5.3. Chọn công suất máy biến áp trong trạm biến áp

Hình 5.23: Sơ đồ MBA trong trạm biến áp

5.5.3.1 Trường hợp chỉ có một máy biến áp (hình 5.23a)


KqtbtSđmB  Smax
Trong đó: Kqtbt là khả năng quá tải thường xuyên (bình thường).
Trị số Kqtbt phụ thuộc vào đồ thị phụ tải và SđmB.
Thường khi thiết kế ban đầu không xét khả năng này và lấy Kqtbt = 1, nghĩa là
công suất máy biến áp được chọn theo điều kiện
SđmB  Smax
Trường hợp theo điều kiện trên đưa đến công suất MBA quá lớn, do thang chế
tạo MBA nhảy vọt mới xét đến khả năng quá tải bình thường.
Ví dụ: Smax = 65MVA trong khi công suất MBA chỉ có loại 63 MVA là lớn hơn
là 125 MVA, trường hợp này nên chọn loại 63 MVA, mà không chọn loại 125 MVA.
5.5.3.2 Trường hợp có 2 MBA ghép song song (hình 5.23b)
Công suất MBA được chọn theo điều kiện khi một máy nghỉ máy còn lại với khả
năng quá tải sự cố cho phép phải tải lớn hơn công suất cực đại của phụ tải.
Tức là: KqtscSđmB  Smax  SđmB  Smax/Kqtsc
Theo điều kiện này không cần xét điều kiện bình thường vì Kqtsc lớn nhất chỉ bằng
1,4 (MVA đặt ngoài trời) trong khi theo điều kiện bình thường chỉ cần:
SđmB  0,5Smax
Khi chọn theo điều kiện trên đưa đến công suất MBA quá lớn do chế tạo MBA
nhảy vọt (tương tự đã xét), có thể không cần chọn công suất quá lớn mà xét khi sự cố
một máy có thể cắt một phần phụ tải loại 3, nếu cho phép như vậy hợp lý hơn.

92
Bài giảng: Hệ thống điện

5.5.3.3 Trường hợp có 3 máy biến áp ghép song song (hình 5-23c)
Công suất máy biến áp được chọn theo biểu thức
SđmB  Smax/3
Và kiểm tra khi một máy nghỉ hai máy còn lại với khả năng quá tải sự cố có thể
tải công suất cực đại, nghĩa là
2KqtscSđmB  Smax  SđmB  Smax/2Kqtsc
Ghi chú: Khả năng quá tải sự cố của máy biến áp được tính như sau
- Máy biến áp đặt ngoài trời: Kqtsc = 1,4; Máy biến áp đặt trong nhà: Kqtsc = 1,3.
Thời gian quá tải 6 giờ trong một ngày đêm, K1 < 0,93 và kéo dài không quá 5
ngày đêm.

Bài tập
1) Kiểm tra xem MBA đã chọn trong sơ đồ hình sau có phù hợp không, giải
thích.
SHT = 4000MVA.
S1max/S1min = 30/20 MVA.
S2max/S2min = 40/30 MVA.
SđmF = 100MVA.
SđmB = 125MVA.
MBA đặt ngoài trời.
Hệ số dự trữ của HT = 10%.

2) Chọn công suất MBA của trạm 110/22kV có đtpt ở hình sau:

93
Bài giảng: Hệ thống điện

3) Đẳng trị đồ thị phụ tải hình sau về đồ thị phụ tải chỉ có hai bậc với MBA
Sđm = 30 MVA.

94
Bài giảng: Hệ thống điện

Chương 6
CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN

6.1 Khái niệm


Để vận hành được trong NMĐ, TBA, ngoài các thiết bị chính như MF, MBA còn
cần phải có các khí cụ điện và các phần dẫn điện.
Theo vị trí đặt chia thành:
- Các khí cụ trong nhà dùng cho các NMĐ và TBA đặt trong nhà.
- Các khí cụ ngoài trời dùng cho các NMĐ và TBA đặt ngoài trời.
Theo nhiệm vụ và công dụng chia thành các loại sau:
- Các khí cụ dùng để đóng cắt mạch điện.
- Các dụng cụ phục vụ cho các thiết bị đo lường, điều khiển,…
- Các thiết bị để hạn chế dòng ngắn mạch.
6.2 Các khí cụ điện đóng cắt mạch điện
6.2.1 Máy cắt điện cao áp
Nhiệm vụ và công dụng: Máy cắt điện (MCĐ) là khí cụ điện dùng để đóng cắt
một phần tử của hệ thống điện như máy phát, máy biến áp, đường dây,… trong lúc làm
việc bình thường cũng như khi có sự cố (ngắn mạch).
Yêu cầu đối với máy cắt điện:
- Cắt nhanh, đảm bảo khi đóng cắt khoong gây nổ và cháy.
- Có thể điều khiển tại chổ, đứng cách và từ xa.
- Có khả năng đóng cắt nhiều lần với dòng điện bình thường và với một số lần
nhất định với dòng ngắn mạch (do nhà chế tạo quy định).
- Có khả năng đóng cắt lặp lại với chu kỳ theo yêu cầu.
ĐC-t1-ĐC: lặp lại 1 lần sau thời gian t1
ĐC-t1-ĐC-t2-ĐC: lặp lại 2 lần sau thời gian t1 và t2
ĐC-t1-ĐC-t2-ĐC-t3-ĐC : lặp lại 3 lần sau thời gian t1, t2 và t3
Trong đó :
Đ: đóng; C: cắt; ti: thời gian đứng giữa cắt và đóng lại.

95
Bài giảng: Hệ thống điện

- Kích thước gọn nhẹ.


- Giá thành thấp.
Ngoài các thông số chung đã nêu trên trong thông số kỷ thuật của máy cắt còn có
dòng điện cắt định mức Icắt.đm là dòng lớn nhất mà máy cắt có thể cắt mạch điện.
Đối với máy cắt quá trình cắt, phương pháp, thời gian và khả năng dập tắt hồ
quang khi cắt dòng ngắn mạch là rất quan trọng.
Căn cứ vào phương pháp dập tắt hồ quang phân loại máy cắt điện:
6.2.1.1 Máy cắt nhiều dầu
Trong đó dầu làm nhiệm vụ dập tắt hồ quang và đồng thời làm nhiệm vụ cách
điện giữa các pha với nhau và giữa các pha với vỏ. Loại này đơn giản trong chế tạo, sử
dụng, sữa chữa, giá thành thấp nhưng kích thước lớn, có khả năng gây nổ, cháy, khả
năng cắt hạn chế, số lần đóng cắt dòng ngắn mạch ít, đưa đến thời gian ngừng cung
cấp lớn, nhất là khi điện áp càng cao cho nên hiện nay hầu như ít được sử dụng. Ở
nước ta chỉ tồn tại ở các trạm biến áp xây dựng từ trước năm 1970, với các trạm biến
áp đang và sẽ thiết kế không chọn loại này. Các máy cắt nhiều dầu cũng sẽ được thay
và loại bỏ dần khi phát triển vì không thích hợp và không đủ khả năng cắt dòng IN.
6.2.1.2 Máy cắt điện ít dầu
Trong đó chỉ có ít dầu, dầu chỉ đủ để làm nhiệm vụ dập tắt hồ quang còn cách
điện sử dụng chất rắn. Loại này có kích thước gọn hơn, nhưng cũng tồn tại khuyết
điểm như máy cắ nhiều dầu cho nên hiện nay cũng chỉ sử dụng với điện áp từ 15kV trở
lại.
6.2.1.3 Máy cắt không khí
Trong dầu được thay bằng không khí nén để dập tắt hồ quang. Loại này kích
thước nhỏ, khả năng dập tắt hồ quang tương đối tốt, an toàn về nổ, giá thành không
cao lắm, tuy nhiên nó có nhược điểm cần có không khí nén với áp suất cao. Hệ thống
nén khí phức tạp đắt tiền, vì để đảm bảo làm việc an toàn ít nhất phải có hai máy nén
khí, bình chứa khí nén dự phòng,... cho nên trước đây cũng chỉ sử dụng ở các trạm
biến áp có nhiều máy cắt. Hiện nay, loại này tồn tại nhiều nhưng không còn thích hợp.
6.2.1.4 Máy cắt khí

96
Bài giảng: Hệ thống điện

Trong đó không khí được thay thế bằng khí êlêga (SF6). Khí SF6 có khuyết điểm
hơn không khí là nó không có trong thiên nhiên như khả năng dập tắt hồ quang tốt hơn
không khí. Tuy nhiên khí SF6 cũng có khuyết điểm so với không khí nén là khí thải
sau khi cắt dòng điện là độc với người, có khả năng cháy và nổ. Do đó, trong công
nghệ chế tạo yêu cầu không được thải ra ngoài trời.
Để khắc phục hiện nay máy cắt khí SF6 được chế tạo có thiết bị thu hồi xử lý và
sử dụng lại khí thải sau khi làm nhiệm vụ dập tắt hồ quang.
Máy cắt khí SF6 còn có ưu điểm là số lần đóng cắt dòng ngắn mạch rất lớn không
phải ngừng cung cấp điện để sữa chữa, độ tin cậy cao do đó xu thế hiện nay hầu như
chỉ sử dụng loại này đối với điện áp từ 22 kV trở lên.

2
4
3

Tổng thể máy cắt 245kV kiểu GL314

1: Cực máy cắt; 2: Bệ cực; 3: Tủ truyền động; 4: Tủ điều khiển chung; 5: Giá đỡ.

97
Bài giảng: Hệ thống điện

6.2.1.5 Máy cắt tự sinh khí


Trong loại máy cắt này buồng dập hồ quang làm bằng vật liệu rắn tự sinh khí
dưới tác dụng nhiệt độ cao để dập tắt hồ quang khi cắt mạch điện, cách điện cũng dùng
vật liệu rắn. Hiện nay loại này chỉ chế tạo với Uđm đến 15 kV.
6.2.1.6 Máy cắt điện chân không
Các đầu tiếp xúc để đóng cắt của loại này đặt trong buồng chân không (áp suất
10-5 – 10-6 mmHg). Độ bền về điện của chân không cao hơn nhiều so với không khí áp
suất bình thường do đó khi cắt mạch hồ quang được dập tắt rất nhanh. Ưu điểm nổi
bậc của loại này là kích thước nhỏ nhưng chế tạo phức tạp yêu cầu kỹ thuật cao, giá
thành cao cho nên hiện nay còn trong thời gian thử nghiệm và chế tạo với Uđm đến
22kV.
6.2.1.7 Máy cắt phụ tải
Máy cắt phụ tải cũng là máy cắt điện nhưng chỉ có khả năng đóng cắt dòng điện
bình thường, không có nhiệm vụ đóng cắt dòng ngắn mạch do đó buồng dập hồ quang
đơn giản hơn, kích thước nhỏ hơn, giá thành cũng bé hơn hơn so với máy cắt điện.
Hiện nay chỉ chế tạo đến điện áp 24 kV chủ yếu để sử dụng cho các trạm biến áp của
các xí nghiệp và trong lưới điện trung thế.
Các điều kiện chọn máy cắt điện: Máy cắt điện được chọn theo các điều kiện
sau đây:
1. Điện áp định mức của MCĐ phải bằng hoặc lớn hơn điện áp định mức của
mạng điện: Uđm  Umg
2. Dòng điện làm việc định mức của MCĐ phải lớn hơn hay bằng dòng điện
cưỡng bức của mạch điện đặt máy cắt đó:
Iđm  Icb
3. Dòng điện cắt định mức của MCĐ phải bằng hoặc lớn hơn dòng điện ngắn
mạch ba pha: Icắt đm  IN(3)
4. Kiểm tra điều kiện ổn định động của MCĐ: Dòng điện ổn định động định mức
của MCĐ phải bằng hoặc lớn hơn dòng điện xung kích của ngắn mạch ba pha
iđ.đm  ixk(3)
5. Kiểm tra điều kiện ổn định nhiệt của MCĐ

98
Bài giảng: Hệ thống điện

I2nh đmtnh đm  BN
Đối với các MCĐ có dòng điện lớn hơn 1000A thì không cần kiểm tra điều kiện
ổn định nhiệt
6.2.2 Dao cách ly

Dao cách ly (DCL) là khí cụ điện có nhiệm vụ tạo một khoảng cách trong thấy
được để đảm bảo an toàn khi sửa chữa máy phát điện, máy biến áp, máy cắt điện,
đường dây, ... Trong khả năng dao cách ly cũng có thể đóng cắt mạch điện trong một
số trường hợp có giới hạn, nhưng nói chung là đóng cắt khi không có dòng hoặc dòng
nhỏ, điện áp không cao lắm, sau khi máy cắt đã cắt mạch điện (thường là đóng cắt
bằng tay qua bộ phận truyền động), trong các trường hợp sau đây :
- Cắt dòng không tải của đường dây trên không có giới hạn.
- Cắt dòng không tải của đường dây cáp đến 10kV dài đến 10km.
- Đóng cắt dòng không tải của MBA điện lực có giới hạn.
- Đóng cắt dòng phụ tải đến 10A, điện áp đến 10kV.
- Đóng cắt dòng cân bằng của đường dây đến 70A, điện áp đến 10kV.
- Đóng cắt dòng chạm đất một pha có giới hạn.
DCL có cấu tạo đơn giản không có buồng dập hồ quang, chủ yếu truyền động
bằng tay và được phân loại như sau :
- Theo vị trí bố trí có : dao cách ly đặt trong nhà, dao cách ly đặt ngoài trời.

99
Bài giảng: Hệ thống điện

- Theo số lượng dao nối đất kèm theo : không có, có một hoặc hai dao nối đất.
- Theo chiều quay của lưỡi dao khi cắt : Trong mặt phẳng ngang, trong mặt
phẳng đứng.
- Theo cấu trúc : kiểu một sứ (kiểu treo), kiểu thông thường.
Cùng loại với dao cách ly còn có:
- Dao cách ly tự động: có cấu tạo giống dao cách ly thông thường loại khi cắt
quay trong mặt phẳng ngang nhưng được lắp bộ truyền động có thể điều khiển đóng
cắt tự động dùng để lắp trong các trường hợp có yêu cầu.
- Dao cách ly ngắn mạch: là khí cụ điện không phải để đóng cắt mạch điện mà
để nối mạch điện xuống đất, tạo thành ngắn mạch nhân tạo khi cần thiết.
Các điều kiện chọn dao cách ly
1. Điện áp định mức của DCL lớn hơn hay bằng điện áp mạng điện
Uđm  Umg
2. Dòng điện định mức của DCL lớn hơn hay bằng dòng điện cưỡng bức của
mạch đặt DCL
Iđm  Icb
3. Kiểm tra điều kiện ổn định động của DCL
iđ.đm  ixk(3)
4. Kiểm tra điều kiện ổn định nhiệt của DCL
I2nh đmtnh đm  BN
Với DCL có dòng điện lớn hơn 1000A thì không cần phải kiểm tra điều kiện ổn
định nhiệt
Như vậy, so với việc chọn MCĐ thì khi chọn DCL không có điều kiện cắt dòng
ngắn mạch, bởi vì DCL không có buông dập tắt hồ quang.
6.3. Các khí cụ phục vụ cho đo lường và điều khiển
6.3.1 Máy biến dòng điện
6.3.1.1 Nhiệm vụ của máy biến dòng
Máy biến dòng (MBD) có nhiệm vụ biến dòng điện từ một trị số lớn xuống trị số
thấp thích hợp với các dụng cụ đo lường. Thông thường thứ cấp của MBD là 5A.
Trường hợp đặc biệt có thể biến xuống 1A hay 10A. Nếu khoảng cách từ MBD đến

100
Bài giảng: Hệ thống điện

các dụng cụ đo xa thì thứ cấp là 1A, còn MBD dùng cho các bộ truyền động của máy
cắt điện thì thứ cấp là 10A. Việc biến dòng điện xuống 5A sẽ giúp chúng ta chế tạo
tiêu chuẩn hóa các dụng cụ đo lường nối vào mạch thứ cấp của MBD.
Thứ cấp của MBD được nối đất để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
Đặc điểm của MBD là tổng trở mạch ngoài bé nên nó luôn luôn làm việc trong tình
trạng ngắn mạch. Vì vậy, khi không sử dụng MBD cần phải nối tắt hai đầu cuộn thứ
cấp lại. Nếu để hở mạch thì dòng điện từ hóa I0 sẽ tăng lên bằng dòng điện sơ cấp, gây
nên tổn thất công suất làm nóng lõi thép, cuộn dây, hư hỏng cách điện. Mặt khác, sức
điện động cảm ứng bên thứ cấp rất lớn có thể đạt tới hàng chục kV, gây nguy hiểm đối
với nhân viên vận hành.

Hình 6.1: Sơ đồ nguyên lý máy biến dòng điện

6.3.1.2 Các tham số của máy biến dòng điện


a) Tỷ số biến đổi dòng điện định mức
Là tỷ số giữa dòng điện sơ cấp định mức I1đm và dòng điện thứ cấp định mức I2đm
I 1đm
k đm 
I 2 đm

Nếu sơ cấp có dòng điện I1 chạy qua thì thứ cấp sẽ có dòng điện I2, có thể tính
gần đúng như sau
I 1  k đm  I 2

Tỷ số vòng dây quấn kw là tỷ số giữa số vòng dây cuộn thứ cấp W2 với số vòng
cuộn dây sơ cấp W1
W2
kw 
W1

101
Bài giảng: Hệ thống điện

Để giảm sai số của MBD cần chế tạo sao cho tỷ số biến đổi dòng điện định mức
lớn hơn tỷ số vòng dây quấn một ít, nghĩa là kđm > kw.
b) Sai số của máy biến dòng điện
Trong quá trình làm việc do có tổn hao trong mạch từ nên dòng điện đo được bên
thứ cấp kđmI2 khác với dòng điện sơ cấp I1 cả về đại lượng và góc pha. Điều này gây
nên sai số về dòng điện và sai số góc (hình 6.2). Sai số về dòng điện I được tính như
sau :
k đm  I 2  I 1
I 
I1

Nếu tính theo phần trăm ta có :


k đm  I 2  I 1
I %   100
I1
Hình 6.2: Sai số góc của MBD
 ' 
Góc lệch pha giữa vectơ dòng điện sơ cấp I 1 và dòng điện thứ cấp I 1  k đm I 2 sẽ

xác định sai số góc 1. Sai số góc có thể dương hay âm tùy thuộc vào vị trí tương đối
giữa các vectơ dòng điện.
' 
1 > 0 khi I 1 vượt trước I 1
' 
1 < 0 khi I 1 chậm sau I 1
Sai số góc có thể tính bằng phút  ph  3440 rad

c) Phụ tải của máy biến dòng điện


Là tổng trở của các dụng cụ đo và dây dẫn nối vào thứ cấp của MBD.
X
Z 2  R2  X 2 ;  2  artg
R

Trong đó
R : tổng điện trở của các dụng cụ đo và dây dẫn nối vào thứ cấp MBD.
X : tổng điện kháng của các dụng cụ đo và dây dẫn nối vào thứ cấp MBD.
Phụ tải định mức của MBD là phụ tải lớn nhất có thể nối vào mạch thứ cấp của
nó mà không làm cho nó sai số vượt quá sai số cho phép quy định. Phụ tải của MBD
cũng có thể biểu diễn theo công suất biểu kiến.

102
Bài giảng: Hệ thống điện

S 2  Z 2  I 22đm

d) Cấp chính xác của máy biến dòng điện


Đó là sai số lớn nhất về dòng điện khi nó làm việc trong điều kiện sau :
- Tần số dòng điện là định mức f = 50Hz.
- Phụ tải thứ cấp biến thiên từ 0,25 đến phụ tải định mức.
Có 6 cấp chính xác được chế tạo là cấp chính xác 0,1; 0,2; 0,5; 1; 3 và 10. Trong
đó cấp chính xác 0,1 dùng cho các dụng cụ mẫu đòi hỏi mức độ chính xác cao. Cấp 0,2
và 0,5 dùng cho các đồng hồ đo đếm điện năng. Cấp chính xác 1; 3 dùng cho các bảng
điện. Cấp chính xác 10 dùng cho các bộ truyền động đóng cắt máy cắt điện.
e) Bội số ổn định động định mức
Đó là tỷ số giữa dòng điện ổn định động định mức iđđm và dòng điện định mức sơ
cấp I1đm
iđđm
k đđm 
2 I 1đm

g) Bội số ổn định nhiệt định mức knhđm


Đó là tỷ số của dòng điện ổn định nhiệt định mức Inhđm ứng với thời gian ổn định
nhiệt định mức là một giây và dòng điện định mức sơ cấp I1đm
inhđh
k nhđh 
I 1đm

6.3.1.3 Xác định sai số của máy biến dòng điện theo đồ thị vectơ
Sơ đồ thay thế của MBD được thể hiện như trên hình 6.3. Trong đó tổng trở cuộn
dây thứ cấp là Z2 = r2 + jx2, tổng trở của phụ tải Z = r + jx. Các thông số này phải quy
đổi về phía sơ cấp :
1
Z 2'  Z 2   r2'  jx 2'
k w2

1
Z'  Z   r '  jx '
k w2

Dòng điện thứ cấp quy đổi về phía sơ cấp


1
I 2'  I 2  k w ; U 2'  U 2 
kw

103
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 6.3: Sơ đồ thay thế của MBD

Cách vẽ đồ thị vectơ như hình 6.4


Xuất phát từ vectơ dòng điện thứ cấp I 2' xác định điện áp giáng mạch ngoài cuộn
thứ cấp (tam giác OMN) do dòng điện I 2' gây ra:
' ' '
I 2 Z '  I 2 r '  j I 2 x'

Xác định điện áp giáng cuộn thứ cấp do dòng điện I 2' gây ra (tam giác NPQ)
' ' '
I 2 Z 2'  I 2 r2'  j I 2 x 2'
  '
Vectơ OQ chính là sức điện động thứ cấp. Vẽ vectơ từ thông  chậm sau E 2 một

góc 90 0 . Vectơ dòng điện từ hóa I0 vượt trước  một góc .
 ' 
Vẽ vectơ dòng điện sơ cấp I 1  I 2  I 0
Khi kđm = kw ta có sai số của MBD là:
k đm  I 2  I 1 k w  I 2  I 1
I  
I1 I1
I 2'  I 1 OC  OA CB
  
I1 OA OA
I0
  sin    
I1

Vì góc rất bé nên có thể viết


sai số góc của MBD như sau:
AB I 0
  sin     cos   
OA I 1

Hình 6.4: Đồ thị vectơ của MBD

104
Bài giảng: Hệ thống điện

Như vậy sai số của biến dòng điện phụ thuộc vào dòng điện từ hóa, dòng điện sơ
cấp, phụ tải thứ cấp và góc 
6.3.1.4 Biện pháp giảm sai số của máy biến dòng
Giảm tỷ số vòng dây quấn kw. Từ đồ thị thấy rằng, nếu cho kđm = kw thì sai số
luôn luôn âm bởi vì kwI2 nhỏ hơn I1. Vì vậy, trong chế tạo cần chú ý sao cho kđm lớn
hơn kw một chút, nói cách khác phải giảm số vòng dây của cuộn thứ cấp.
Tăng số vòng dây cuộn sơ cấp. Thường cuộn dây sơ cấp chỉ có một vòng, nhưng
nếu không đủ độ chính xác cần thiết thì tăng số vòng dây cuộn sơ cấp lên, đồng thời
cũng phải tăng số vòng dây cuộn thứ cấp.
Tăng tiết diện mạch từ: Tăng tiết diện mạch từ hay giảm chiều dài mạch từ đều
dẫn đến giảm sai số của MBD. Việc tăng tiết diện mạch từ sẽ làm cho MBD trở nên
cồng kềnh không kinh tế, vì vậy chỉ được tăng đến một giới hạn nào đó. Còn để giảm
chiều dài mạch từ thì chế tạo lõi thép hình xuyến.
Dùng thép kỹ thuật điện tốt. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất giảm sai số của
MBD.
6.3.1.5 Phân loại và cấu tạo máy biến dòng điện
Có nhiều cách phân loại MBD
- Phân theo số vòng dây quấn: MBD loại 1 vòng và loại nhiều vòng.
- Phân theo cách điện: MBD cách điện bằng sứ, bằng dầu hay bằng nhựa.
- Phân theo vị trí lắp đặt: MBD đặt trong nhà và đặt ngoài trời.

105
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 6.5: Máy biến dòng từ 72,5 đến 525kV

1- Nối mạch sơ cấp; 2- Ống giãn nở; 3- Nút làm đầy dầu; 4- Sứ cách điện; 5- Hộp
đấu dây thứ cấp; 6- Đấu dây thứ cấp; 7- Van tháo dầu; 8- chổ tiếp đất; 9- Tấm biển;
10- Vòng nâng; 11- Cái chỉ vị trí ống giản nở; 12- Cách điện cao áp; 13- Cuộn dây thứ
cấp và mạch từ; 14- Thanh dẫn sơ cấp; 15- Vỏ bọc bằng nhôm.
6.3.1.6 Chọn máy biến dòng điện
MBD được chọn theo các điều kiện sau:
1. Vị trí lắp đặt: Chọn MBD trong nhà hay ngoài trời.
2- Điện áp định mức MBD bằng hay lớn hơn điện áp của mạng điện Uđm 
UHT.
3. Dòng điện định mức của MBD bằng hay lớn hơn dòng điện cưỡng bức đi
qua I1đm  Ucb.

106
Bài giảng: Hệ thống điện

4. Cấp chính xác chọn phù hợp theo yêu cầu.


5. Kiểm tra phụ tải thứ cấp của MBD: Z2đm  Z2 = Zdd + Zdc
Trong đó
Z2đm: Tổng trở định mức của MBD.
Zdd: Tổng trở của đường dây nối từ thứ cấp MBD đến các dụng cụ đo.
Zdc: Tổng trở các dụng cụ đo nối vào thứ cấp MBD.
Để chọn dây dẫn mạch thứ cấp MBD ta xét điều kiện giới hạn và bỏ qua điện
kháng, nghĩa là coi Zdd  Rdd. Do đó:
Rdd = Z2đm - Zdc
ltt ltt

S
 Z 2 đm  Z dc  tiết diện dây dẫn là: S   
Z 2 đm  Z dc

mm 2 
Với: : điện trở suất của vật liệu dây dẫn (mm2/m)
ltt: chiều dài tính toán (m)
Chiều dài tính toán được xác định phụ thuộc vào sơ đồ nối dây cụ thể của
MBD: máy biến dòng đặt trên một pha, hai pha hay ba pha. Tiết diện dây chọn phải
đảm bảo độ bền cơ và không nhỏ hơn 1,5mm2 đối với dây đồng; 2,5mm2 đối với dây
nhôm. Sơ đồ nối máy biến dòng đến các dụng cụ đo như hình 6.6
6. Kiểm tra điều kiện ổn định động của máy biến dòng: 2  I 1đm  k đđm  i xk

Đối với MBD kiểu xuyên cần kiểm tra lực tác dụng lên đầu sứ: Fcp  Ftt
Fcp: Lực cho phép tác dụng lên đầu sứ.
1 l
Ftt: Lực tính toán đặt vào đầu sứ: Ftt   1,76  10 2   i xk(3)  kG .
2

2 a
7. Kiểm tra điều kiện ổn định nhiệt: (I1đmknhđm)2  BN
Với MBD có dòng điện định mức lớn hơn 1000A thì không cần kiểm tra điều
kiện ổn định nhiệt.

107
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 6.6: Sơ đồ nối máy biến dòng đến các dụng cụ đo


a) Sơ đồ đặt một MBD trên một pha; b) Sơ đồ đặt hai MBD nối hình sao khuyết;
c) Sơ đồ đặt ba MBD nối hình sao hoàn toàn
6.3.2 Máy biến điện áp 1
Chú thích
1: Đầu nối phía cao áp; 2: sứ chứa các tụ; 3: Khớp nối;
4: Trọng tâm TU; 5: Nameplate; 6: Hộp đấu dây phía thứ cấp 2
7: Vị trí nối đất; 8A: Lỗ bổ sung dầu TU;
8B: Van lấy mẫu dầu; 9: Chỉ thị mức dầu
3
10: Lỗ nâng TU; 11: Thân chứa cuộn dây thứ cấp

6 5
7
7

Biến điện áp
kiểu tụ

108
Bài giảng: Hệ thống điện

6.3.2.1 Nhiệm vụ của máy biến điện áp


Cũng giống như MBD, máy biến điện áp (MBĐA) có nhiệm vụ biến đổi điện áp
từ một trị số cao xuống trị số thấp phù hợp với các dụng cụ đo lường, bảo vệ rơle và tự
động hóa. Với MBĐA ba pha thì điện áp cuộn thứ cấp U2đm = 100V; đối với MBĐA
một pha U 2 đm  100 / 3 V; đối với cuộn dây thứ cấp phụ U2đm = 100/3V. Như vậy ta có
thể tiêu chuẩn hóa việc chế tạo các đồng hồ đo. Các đồng hồ đo được nối song song
với cuộn dây thứ cấp. MBĐA cũng có cuộn dây sơ cấp W1, cuộn dây thứ cấp W2 và lõi
thép. Thứ cấp của MBĐA được nối đất để đảm bảo an toàn cho người vận hành.
MBĐA luôn làm việc trong tình trạng không tải vì tổng trở mạch ngoài lớn.

Hình 6.7: Cấu tạo của máy biến điện áp

6.3.2.2 Các tham số của MBĐA


a) Tỷ số biến đổi điện áp định mức
Là tỷ số giữa điện áp sơ cấp định mức U1đm và điện áp thứ cấp định mức U2đm
U 1đm
k đm 
U 2 đm
Nếu điện áp đặt vào cuộn dây sơ cấp là U1, điện áp đặt vào cuộn thứ cấp là U2 thì
có thể tính gần đúng như sau:
U 1  k đm  U 2

Tỷ số vòng dây quấn là tỷ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng dây cuộn
W1
thứ cấp: kw 
W2

109
Bài giảng: Hệ thống điện

Để giảm sai số của MBĐA người ta chế tạo sao cho kđm lớn hơn kw một ít.
b) Sai số của máy biến điện áp
Do có tổn thất trong mạch từ của MBĐA nên đại lượng đo được bên thứ cấp
kđmU2 khác với điện áp sơ cấp U1 cả về đại lượng và góc pha. Do đó có sai số về điện
áp U và sai số góc U hình 6.8.
Sai số về điện áp
k đm  U 2  U 1
U 
U1

Nếu tính theo phần trăm


k đm  U 2  U 1
U   100
U1
  
Sai số góc U đó là góc lệch pha giữa vectơ U 1 và k đm U 2 . Nếu vectơ k đm U 2 vượt

trước vectơ U 1 thì sai số góc dương, ngược lại có sai số góc âm. Sai số góc của
MBĐA có thể tính theo phút U (phút) = 3440U (rad).

Hình 6.8: Sai số của máy biến điện áp


c) Phụ tải của máy biến điện áp
Phụ tải của MBĐA chính là công suất biểu kiến của mạch thứ cấp với điều kiện
điện áp thứ cấp là định mức.
S 2  U 22đm / Z

Trong đó

Z: tổng trở mạch ngoài, với Z  R2  X 2 ; cos = R/Z.

Khi cho S thì phải cho cos vì R = Zcos và X = Zsin.


R và X là tổng trở, điện kháng của mạch ngoài.

110
Bài giảng: Hệ thống điện

Cũng có thể tính công suất S2 như sau:

Z  P2  Q2

Trong đó, P và Q là tổng công suất tác dụng và phản kháng của các dụng cụ đo
nối vào thứ cấp của MBĐA.
Công suất định mức của MBĐA là phụ tải lớn nhất có thể nối vào phía thứ cấp
của MBĐA mà không làm cho sai số của nó vượt quá sai số cho phép. Chú ý rằng,
việc mắc bao nhiêu dụng cụ đo vào thứ cấp của MBĐA là phải được tính toán cụ thể,
nếu không sẽ làm cho sai số của nó tăng lên vì các dụng cụ đo được mắc song song,
tổng trở giảm và phụ tải tăng lên.
d) Cấp chính xác của máy biến điện áp
Đó là sai số lớn nhất về điện áp khi nó làm việc trong các điều kiện sau
- Tần số điện áp là định mức f = 50Hz.
- Điện áp sơ cấp thay đổi trong giới hạn tù 0,9 đến 1,1 điện áp sơ cấp định mức.
- Phụ tải thứ cấp thay đổi từ 0,25 đến phụ tải định mức.
- Hệ số công suất cos của phụ tải bằng 0,8.
MBĐA được chế tạo với 5 cấp chính xác: Cấp chính xác 0,1 dùng cho các dụng
cụ mẫu trong phòng thí nghiệm; cấp chính xác 0,2 và 0,5 dùng cho các dụng cụ đo
đếm điện năng; cấp chính xác 1 và 3 dùng cho các tủ điện.
Với một MBĐA thì có một cấp chính xác và một công suất nhất định. Tuy nhiên
cũng có khi chế tạo một MBĐA nhưng có nhiều cấp chính xác và tương ứng với nó có
nhiều công suất định mức khác nhau.
6.3.2.3 Xác định sai số của máy biến điện áp bằng đồ thị vectơ
Giả thiết xét máy biến điện áp một pha. Tổng trở cuộn dây sơ cấp Z1  r1  jx1 ,
tổng trở cuộn dây thứ cấp Z 2'  r2'  jx 2' . Dòng điện thứ cấp quy đổi về phía sơ cấp
'   '   
I 2  I 2a  J I 2r Và I 0  I 0a  J I 0r

111
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 6.9: Sơ đồ thay thế máy biến điện áp

Các công thức quy đổi:


 '  ' 
U 2  k w  U 2 ; Z 2'  k w2  Z 2 ; I 2  I 2 / kw
Trong đó
I2a, I2r: Thành phần tác dụng và phản kháng của dòng điện phụ tải.
I0a, I0r: Thành phần tác dụng và phản kháng của dòng điện I0.
Cách vẽ đồ thị vectơ như sau: trước tiên xuất phát từ vectơ điện áp thứ cấp
 '    '
U 2  k đm  U 2 theo phương thẳng đứng. Vectơ từ thông  vuông góc với U 2 . Vẽ vectơ
  '  '
I 0 vượt trước  một góc . Vectơ I 2 lệch pha với vectơ U 2 một góc 2. Xác định tam

giác điện áp giáng ABC trên cuộn dây sơ cấp Z1 do dòng điện I 0 gây ra
   
I Z1  I 0 r1  J I 0 x1
 '
Điểm C là đỉnh của vectơ U 1 khi MBĐA không tải ( I 2 = 0). Xác định tam giác
'
điện áp giáng CDE trên cuộn dây sơ cấp và thứ cấp do dòng điện I 2 gây ra
' '  '
   
I 2 Z 1  Z 2'  I 2 r1  r2'  J I 2 x1  x 2'  

Như vậy vectơ OE chính là vectơ điện áp sơ cấp U 1 .
Giả thiết chọn kđm = kw. Theo định nghĩa về sai số ta có
k w  U 2  U 1 OA  OE AF
U   
U1 OE OE

FE
Sai số góc  U  sin  U 
OE

112
Bài giảng: Hệ thống điện

Như vậy AF và EF xác định sai số của MBĐA, đó là phần thực và phần ảo của
vectơ
   ' 
OA – OE = EA = -AE =  U 1  U 2 
 
Từ đồ thị vectơ hình 6.10 ta có:
  '   ' 

 U 1  U 2  =   I 0 Z 1  I 2 Z1  Z 2'  
   
 
 '  '  
=   I oa  J I or r1  jx1    I 2 a  J I 2 r r1  jx1  r2'  jx 2' 

    
 ' '
 '
 
=  I oa r1  I or x1  I 2 a r1  r2  I 2 r x1  x2 '



 J I or r1  I oa x1  I 2' r r  r   I x  x 
1 2
' '
2a 1
'
2

Như vậy sai số điện áp của MBĐA là:


  
U   I oa r1  I or x1  I 2' a r1  r2'  I 2' r x1  x 2' /U 1  
Và  U  I oa r1  I or x1  I 2' a r1  r2'   I 2' r x1  x2' /U 1

Hình 6.10: Đồ thị vectơ của máy biến điện áp

113
Bài giảng: Hệ thống điện

6.3.2.4 Biện pháp giảm sai số của máy biến điện áp


Giảm tỷ số vòng dây quấn kw sao cho tỷ số biến đổi điện áp định mức lớn hơn tỷ
số vòng dây quấn một ít, nghĩa là kđm > kw. Như vậy, khi phụ tải bằng 50% phụ tải
định mức thì sai số của MBĐA sẽ bằng không, lúc không tải hay phụ tải định mức thì
sai số điện áp gần bằng nhau về giá trị tuyệt đối.
Giảm dòng điện từ hóa. Tốt nhất là dùng thép kỹ thuật loại tốt hoặc tăng tiết diện
mạch từ, điều này cũng bị hạn chế vì làm cho MBĐA sẽ cồng kềnh và đắt tiền.
6.3.2.5. Cấu tạo và phân loại MBĐA
Về mặt cấu tạo thì MBĐA cũng giống như MBA điện lực nghĩa là cũng có lõi
thép, cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp. Công suất của MBĐA rất nhỏ, từ vài chục
cho đến vài ngàn VA, nhưng yêu cầu chính xác cao hơn nên đòi hỏi thép làm mạch từ
phải có chất lượng tốt hơn. Việc phân loại MBĐA có nhiều cách:
Phân loại theo biện pháp làm lạnh: MBĐA kiểu khô và MBĐA kiểu dầu.
Phân loại theo số pha: MBĐA một pha và MBĐA ba pha.
6.3.2.6 Chọn máy biến điện áp
Máy biến điện áp được chọn theo các điều kiện sau đây:
1. Vị trí lắp đặt: MBĐA đặt trong nhà hay ngoài trời.
2. Điện áp định mức của MBĐA bằng hay lớn hơn điện áp mạng điện: Uđm 
UHT.
3. Cấp chính xác phải chọn phù hợp theo yêu.

4. Kiểm tra lại phụ tải thứ cấp: S 2 đm  S 2   P    Q 


dc
2
dc
2
.

P dc = S dc  cos  dc : tổng công suất tác dụng của các dụng cụ đo nối vào

mạch thứ cấp.

Q dc = S dc  sin  dc : tổng công suất phản kháng của các dụng cụ đo nối

vào mạch thứ cấp.


Kiểm tra lại dây dẫn nối từ MBĐA đến các dụng cụ đo theo điều kiện tổn thất
điện áp cho phép Ucp. Khi không có công tơ thì Ucp = 3%; khi có công tơ trong
mạch thứ cấp thì Ucp = 5%. Để đảm bảo độ bền về cơ, tiết diện dây dẫn không nhỏ
hơn 1,5mm2 nếu là dây đồng và 2,5mm2 nếu là dây nhôm.

114
Bài giảng: Hệ thống điện

6.4 Kháng điện để hạn chế dòng ngắn mạch


Khi thiết kế phần điện trong NMĐ và TBA, đặc biệt khi chọn sơ đồ nối điện ở
điện áp MF, có thể có dòng điện ngắn mạch (IN) rất lớn. Điều này dẫn đến không thể
có các thiết bị nào thỏa mãn hoặc phải chọn MC, DCL, các phần dẫn điện rất lớn trong
khi dòng điện làm việc bình thường nhỏ làm tăng vốn đầu tư không cần thiết. Trong
những trường hợp như vậy, cần tìm biện pháp tốt nhất, đơn giản nhất và không làm
tăng vốn đầu tư nhiều để hạn chế dòng ngắn mạch đến trị số thích hợp.
Chúng ta đã biết trị số dòng ngắn mạch được xác định gần đúng như sau:
E
IN 
X

Trong đó
E: đại lượng không thể thay đổi.
X: tổng trở đến điểm ngắn mạch.
Để giảm được IN chỉ cần tăng XΣ. Tăng XΣ có thể sử dụng các biện pháp khác
nhau tùy theo trường hợp cụ thể. Sử dụng kháng điện là một trong các biện pháp đó.
Kháng điện có nhiều mục đích nhưng trong phần này chỉ giới thiệu kháng điện
hạn chế dòng ngắn mạch.
Kháng điện hạn chế dòng ngắn mạch ở điện áp cao trên 1000V là một cuộn dây
điện cảm gồm w vòng, không có lõi. Khi có dòng điện xoay chiều chạy qua, tự bản
thân có điện cảm L và tạo thành điện kháng Xk = wL, nối vào mạch điện nơi đặt kháng
Chế tạo điện kháng X mà không chế tạo R vì tổng trở khi ngắn mạch trên 1000V,
thành phần điện trở nhỏ; tăng X hiệu quả tốt hơn….
Chế tạo không có lõi vì yêu cầu hạn chế dòng ngắn mạch; trong khi nếu có lõi,
khi dòng ngắn mạch lớn, mạch từ bão hòa làm giảm trị số điện kháng – ngược lại yêu
cầu.
Nhưng khi đặt kháng điện lại phát sinh tác hại:
- Tổn thất U  I  X k làm giảm điện áp mạch điện sau kháng.

- Tổn thất Q  I 2  X k làm cos nguồn giảm.


Để giảm bớt các tổn thất này cần xác định nơi cần đặt kháng, trị Xk thích hợp và
nhất là loại kháng điện.

115
Bài giảng: Hệ thống điện

6.4.1 Phân loại kháng điện


Về cấu tạo: kháng điện có 2 loại
- Kháng điện kiểu lắp ghép: được chế tạo thành từng lớp, cách điện chủ yếu
bằng gỗ tẩm, ba-kê-lit.
- Kháng điện kiểu bêtông: dùng bêtông để cách điện giữa các vòng dây cũng
như giữa các lớp với nhau, bêtông cũng có nhiệm vụ tăng độ bền cơ dưới tác dụng lực
động điện khi ngắn mạch.
Về nguyên lý làm việc: kháng điện có 2 loại
- Kháng điện đơn: là cuộn dây (hình 6.11a) chỉ có một đầu vào và một đầu ra,
khi có dòng điện chạy qua chỉ tạo thành Xk do tự cảm L.
Xk = wLk = XL= 2fLk (Ω).

Hình 6.11: Kháng điện đơn

a) Sơ đồ nguyên lý; b) Sơ đồ ký hiệu; c) Sơ đồ thay thế


Ưu điểm đơn giản nhưng U và Q lớn phụ thuộc vào dòng điện chạy qua, khi
ngắn mạch cũng như khi làm việc bình thường.
U  I  X k và Q  I 2  X k

- Kháng điện kép: cuộn dây như kháng đơn nhưng ở giữa có thêm đầu ra (hình
6.12a). Ngoài XL như kháng điện đơn, nhưng vì có hai cuộn dây đặt lồng vào nhau nên
giữa chúng còn có XM (hỗ cảm) phụ thuộc vào dòng điện ở hai phần
Xk = XL  XM
Khi sử dụng kháng kép có thể dùng sơ đồ thay thế như hình 6.11c
Với X1 = -kXL = -XM
X2 = X3 = XL + XM = XL (1 + k) với XM = kXL
Trong đó: k = XM/XL = 0,5

116
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 6.12: Kháng điện kép

a) Sơ đồ nguyên lý; b) Sơ đồ ký hiệu; c) Sơ đồ thay thế

6.4.2 Các thông số của kháng điện


- Uđm: điện áp định mức của kháng điện. Điện áp rơi trên kháng điện là UK.
U k đm  I đm  X k  5  10%  U đm

Do đó, có thể dùng kháng điện có Uđm = 10kV trong mạch có UHT cao hơn.
- Iđm: dòng điện định mức là dòng điện lớn nhất cho phép chạy qua kháng điện
- Xk%: điện kháng XL của kháng tính bằng % so với định mức:
XK XK 3I đm
XK%   100%   100%   X K  100%
X Kđđ U đm / 3I đm U đm

XK% U đmK
Do đó XK  
100 3  I đm  K

Từ đây, thấy rằng cũng Xk% như nhau nhưng với IđmK lớn hơn trị số Xk nhỏ hơn
nghĩa là hiệu quả hạn chế dòng ngắn mạch kém hơn.
Do đó, khi chọn kháng cần tính đúng dòng cưỡng bức qua kháng, tránh chọn
kháng có IđmK lớn không cần thiết. Với kháng đơn dòng chạy qua kháng chỉ có một chế
độ làm việc; với kháng kép có ba chế độ làm việc.
- Chế độ song song (hình 6.13a): dòng điện vào cửa 1 và phân thành hai nhưng
qua 2 và 3 (hoặc ngược lại vào cửa 2 và 3, ra ngõ 1). Đây là chế độ tốt nhất của kháng
điện kép vì lúc bình thường.
1 k
Khi k = 0,5: X k   k  X L   X L  0,5  X L  0,5  k  X L  0,25  X L
2
Do đó, U và Q bé. Nhưng khi ngắn mạch, ví dụ ở vị trí 2:
X k'    k  X L  1  k   X L  X L  X k

117
Bài giảng: Hệ thống điện

Khả năng hạn chế dòng ngắn mạch lớn, đúng yêu cầu khi đặt kháng điện.
- Chế độ một nhánh (hình 6.13b): dòng điện chỉ qua một nhánh nên không có xM.
X k   k  X L  1  k   X L  X L

- Chế độ nối tiếp (hình 6.13c): dòng điện đi từ 2 sang 3 hay ngược lại
X k  2  1  k   X L

Khi k =0,5, ta có: X k  3 X L

Hình 6.13: Sơ đồ thay thế của kháng điện kép


a) Làm việc song song; b) Làm việc một nhánh; c) Làm việc nối tiếp

6.4.3 Chọn kháng điện


6.4.3.1 Kháng điện đặt trên đường dây
Mục đích đặt kháng điện trên đường dây là để hạn chế dòng ngắn mạch trên dây
(điểm N2 trên hình 6.14) sao cho dòng ngắn mạch ở đây IN-2 có trị số bé hơn khả năng
cắt của máy cắt Iđm.cắt và khả năng ổn định nhiệt của cáp Inh.cáp cung cấp cho phụ tải của
đường dây đó đã chọn thỏa mãn theo điều kiện bình thường, nghĩa là:
IN2 = INtt  min (Iđm.cắt ; Inh.cáp)
Khi không đặt kháng dòng ngắn mạch IN1 đã biết là:
E
I N1 
X

Nếu tính trong hệ cơ bản:


I cb
I N1 
X  ( cb )

Khi có đặt thêm kháng điện đường dây:


E
IN2   I Ntt Hình 6.14
X  ( cb )  X K (cb )

118
Bài giảng: Hệ thống điện

E
Từ đây suy ra: X K (cb )   X  (cb )
I Ntt

Trong đó
XK(cb): điện kháng của kháng điện trong hệ tương đối cơ bản.
X(cb): điện kháng của hệ thống tại N1 trong hệ tương đối cơ bản.
INtt: dòng điện ngắn mạch tính toán bằng min (Iđm.cắt; Inh.cáp).
E = Ucb tại nơi đặt kháng.
Từ đây suy ra trị tương đối định mức phần trăm của kháng điện XK%
I đmK U cb
X K %  X K .( cb )    100%
U đmK I cb

Trong đó:
UđmK; IđmK: điện áp và dòng điện định mức của kháng.
S cb
I cb  : đã chọn trong hệ cơ bản khi tính ngắn mạch.
3U cb

Phụ thuộc vào trị số XK% mà quyết định chọn loại kháng điện thích hợp.
Chú ý:
- Hiện nay chỉ chế tạo kháng điện có 3%  XK%  12%.
- XK% cho phép đặt trên đường dây với kháng đơn lớn nhất là 6% với kháng
kép là 12% (theo U%cp).
Vì vậy có các phương án sau đây:

Hình 6.15: Các kiểu đặt kháng điện trên đường dây
a, b) Mỗi đường dây một kháng điện đơn; d) Một kháng đơn cho nhiều đường dây
e) Một kháng kép cho hai đường dây; f) Một kháng kép cho nhiều đường dây

119
Bài giảng: Hệ thống điện

- XKtt% < 3%: có thể dùng một số đường dây trên một kháng đơn hình 6.15c,d
hoặc dùng kháng kép với mỗi nhánh có một số đường dây hình 6.15 e,f.
- 3% < XK% < 6%: mỗi đường dây một kháng đơn như hình 6.15a,b.
- 6% < XK% < 12%: không cho phép sử dụng kháng đơn mà phải dùng kháng
kép (hình 6.15e) hoặc kháng kép với mỗi nhánh có nhiều đường dây nếu còn trong
giới hạn cho phép (6.15f).
- XK% > 12%: điều này có nghĩa là sử dụng kháng điện không chỉ đáp ứng yêu
cầu mà phải có biện pháp khác.
6.4.3.2 Kháng điện đặt trên thanh góp
Kháng điện đặt trên thanh góp được sử dụng trong các NMĐ khi có hai hoặc
nhiều máy phát điện nối vào thanh góp ở điện áp máy phát và ghép nối tiếp với máy
cắt phân đoạn (hình 6.16). Theo quy định, trị số XK%  12% và không phát sinh dòng
điện chạy quẩn làm quá tải MBA. Do đó, khi đặt kháng điện trên thanh góp phải kiểm
tra điều kiện này. Dòng điện quẩn phát sinh khi một máy phát nghỉ, lúc này vì tổng trở
của hai nhánh song song chênh lệch nhau.

Hình 6.16: Sơ đồ có đặt kháng điện trên thanh góp


a) Có hai máy phát điện; b) Có ba máy phát điện
Xác định dòng quẩn bằng cách giải hệ thống phương trình phân phối công suất.
Nếu chiều công suất chạy ngược (giá trị âm) tức dòng điện có chạy quẩn.
Với sơ đồ trên hình 6.16a khi một máy phát nghỉ (hình 6.17a) hệ phương trình
phân phối công suất sẽ là: (viết trong hệ tương đối cơ bản).

120
Bài giảng: Hệ thống điện

Đối với nút A: SF = SB1 + SK + STmin/2


Đối với nút B: SK = SB2 + STmin/2
Mạch vòng: xBSB1 - xBSB2 – xKSK = 0

Hình 6.17: Sơ đồ có đặt kháng điện trên thanh góp

Đối với sơ đồ trên 4.16b khi máy phát ngoài nghỉ (hình 6.17b) hệ phương trình:
Đối với nút A: SF = SB1 + SK1 + Smin1
Đối với nút B: SK2 = SB2 + Smin1
Đối với nút C: SK1 + SF = SK2 + Smin2
Mạch vòng: xBSB1 – xBSB2 – xKSK2 – xKSK1 = 0
Giải các hệ phương trình này, ta sẽ xác định được SB2. Khi SB2 < 0 có nghĩa là có
hiện tượng dòng quẩn. Trong trường hợp này, để tránh dòng quẩn phải giảm giá trị xK.
Bài toán cũng có thể giải theo phương pháp xác định xK để SB2 > 0.
Trong trường hợp dòng cưỡng bức qua kháng khi máy phát ngoài nghỉ qua lớn có
thể dùng dao cách ly nối tắt kháng điện (hình 6.17b) vì lúc này không cần kháng điện.
Đơn giản nhất là cho trị xK% lớn nhất cho phép bằng 12%, nếu SB2 < 0 thì tùy
mức độ âm mà giảm trị xK% cho đến khi không còn giá trị âm.

121
Bài giảng: Hệ thống điện

Chương 7
CÁC PHẦN DẪN ĐIỆN

7.1 Khái niệm


Các phần dẫn điện là bộ phận có dòng điện chạy qua nối giữa nguồn với tải cũng
như giữa các khí cụ điện với nhau.
Căn cứ vào cấu trúc, phần dẫn điện phân thành:
- Dây dẫn: là dây mềm, tiết diện tròn có thể dùng một hay nhiều sợi phụ thuộc
vào dòng điện, dùng sứ treo để cách điện với các phần nối đất.
- Thanh dẫn: là thanh cứng, tiết diện hình chữ nhật, hình tròn rỗng, hình máng,…
có thể dùng một hoặc hai thanh ghép chặt nhau phụ thuộc vào dòng điện, để cách điện
với đất dùng sứ đỡ.
- Cáp điện lực: là thanh dẫn mềm được bọc cách điện theo điện áp định mức. Khi
lắp đặt có thể chôn dưới đất hoặc đặt trong rãnh (hầm cáp) không cần cách điện.
Hiện nay, thanh dẫn có chế tạo thành khối, gồm thanh dẫn, sứ cách điễn xung
quanh có thùng kín. Bên trong thùng có thể có không khí hoặc khí SF6. Kích thước
loại này nhỏ, làm việc đảm bảo an toàn nhưng giá thành cao.
Nguyên liệu chế tạo phần dẫn điện: đồng, nhôm còn thép chỉ dùng khi dòng bé
- Đồng có ưu điểm: dẫn điện tốt (điện trở suất ρ bé), ít bị tác dụng bởi môi trường
xung quanh, sức chịu đựng cơ tốt… nhưng giá thành cao và là nguyên liệu chiến lược.
- Nhôm có ưu điểm nhẹ, giá thành thấp, tỷ trọng nhỏ nhưng có khuyết điểm dẫn
điện kém, bị tác dụng môi trường nhất là sương muối, axit, các hoạt chất,… và sức bền
về cơ kém.
Tiết diện phần dẫn điện: hình tròn, hình chữ nhật, hình máng, hình ống,..

Hình 7.1: Tiết diện thanh dẫn


a) Hình tròn; b, c) Hình chữ nhật đơn, ghép; d) Hình máng; e) Hình ống

122
Bài giảng: Hệ thống điện

7.2 Chọn thanh dẫn – thanh góp


7.2.1 Thanh dẫn, thanh góp đơn
- Theo dòng điện lâu dài cho phép
I cp  K 1  K 2  I cb max

Trong đó
Icp: dòng cho phép khi nhiệt độ cho phép
là 700C và nhiệt độ môi trường xung quanh 250C, Hình 7.2: Sơ đồ thanh dẫn đặt
đứng và nằm ngang
thanh dẫn đặt đứng như hình 7.2a tra ở sổ tay.
K1: hệ số hiệu chỉnh khi thanh dẫn đặt nằm ngang như hình 7.2b, K1 = 0,95.
K2: hệ số hiệu chỉnh theo môi trường xung quanh, bảng 7.1.
Bảng 7.1
Nhiệt độ môi trường
10 15 20 25 30 35 40 45
xung quanh (0C)
K2 1,15 1,10 1,05 1 0,94 0,88 0,82 0,75

- Kiểm tra thanh dẫn theo điều kiện ổn định nhiệt.


Nhiệt độ thanh dẫn sau thời gian ngắn mạch (N) không được vượt quá nhiệt độ
cho phép khi phát nóng ngắn hạn (cpN) cho ở bảng 7.2.
Bảng 7.2
Vật liệu thanh dẫn cpN (0C) Hệ số nhiệt độ 
Đồng 300 6
Nhôm 200 11
Thép 400 15

Khi đã chọn tiết diện thanh dẫn theo điều kiện bình thường, có thể kiểm tra điều
kiện ổn định nhiệt theo biểu thức:
BN
S chon  S min 
C
Trong đó C là hệ số phụ thuộc vào vật liệu thanh dẫn.
CCu = 171; CAl = 88
- Kiểm tra điều kiện ổn định lực động điện
Điều kiện: tt  cp

123
Bài giảng: Hệ thống điện

Trong đó
cp: ứng suất cho phép của vật liệu thanh dẫn.
cp Cu = 1400kG/cm2.
cp Al = 700kG/cm2.
cp: ứng suất tính toán khi ngắn mạch, xác định như sau:
Lực động điện Ftt tác động lên thanh dẫn khi ngắn mạch đối với thanh giữa.
l
Ftt  1,76  10 8   i xk(3) 2 kG
a
Trong đó
i xk(3) : dòng ngắn mạch xung kích ba pha (A).

l: khoảng cách giữa sứ đỡ thanh dẫn (cm).


a: khoảng cách giữa các pha (cm), thể hiện trên hình 7.3.

Hình 7.3: Khoảng cách giữa sứ đỡ các thanh dẫn và giữa các pha
Moment uốn M tác động lên thanh dẫn
Ftt  l
M  kG.cm
10
Ứng suất tính toán tt xác định theo biểu thức
M
 tt  kG / cm 2
W
Trong đó W là moment chống uốn của thanh dẫn theo chiều thẳng góc với
phương lực tác dụng (cm3), xác định theo bảng 7.3 dưới đây.
Ghi chú
n: Số lượng thanh dẫn ghép trên một pha.
b: chiều dày thanh dẫn (cm).

124
Bài giảng: Hệ thống điện

h: chiều rộng (cao).


D: đường kính ngoài tiết diện tròn (cm).
d: đường kính trong ống tròn (cm).
Nếu thanh dẫn ghép, kẽ hở giữa hai thanh là b.
Bảng 7.3

Nếu phải xác định khoảng vượt giữa hai sứ đặt thanh dẫn có thể kiểm tra theo
10W   cp
biểu thức: l  l max  cm
f

1
Với f  1,76  10 8   i xk(3) 2 kG / cm : lực điện động trên một đơn vị chiều dài 1cm
a
Kiểm tra dao động khi cộng hưởng:
r  

Với:  = 2f = 314

3,56 E  J  10 6
r  . : tần số góc riêng của cấu trúc thanh dẫn
l2 S 

Trong đó

125
Bài giảng: Hệ thống điện

S: tiết diện thanh dẫn, cm2.


: khối lượng riêng của vật liệu.
Cu = 8,93g/cm3; Al = 2,74g/cm3
E: modul đàn hồi của vật liệu thanh dẫn.
EAl = 0,65.106kG/cm2; ECu = 1,1.106kG/cm2
J: momen quán tính của tiết diện thanh dẫn với trục thẳng góc với phương uốn,
cm4.
7.2.2 Thanh dẫn ghép
Khi dòng điện lớn, có thể ghép 2 hoặc 3 thanh dẫn đơn trên một pha. Kẽ hở giữa
các thanh lấy bằng chiều dày b của thanh dẫn để thuận tiện cho lắp ghép (hình 7.4).
Giữa các thanh dẫn có đặt miếng đệm để giữ chặt các thanh với nhau, bố trí ngay tại
mỗi sứ đỡ và nếu cần tăng cường có thể thêm một số miếng đệm ở khoảng giữa hai sứ
đỡ. Trong trường hợp này, khoảng cách giữa hai đệm là l2 = l/m, với m là số miệng
đệm. Các điều kiện tính toán như sau:

Hình 7.4: Sơ đồ thanh dẫn ghép

- Theo dòng làm việc bình thường


I cp  K 1  K 2  K 3  I cb max

Trong đó
K1, K2: Các hệ số hiệu chỉnh tương tự khi chọn thanh dẫn
K3: hệ số hiệu chỉnh phụ thuộc vào số thanh ghép và vật liệu thanh dẫn. Trong
sổ tay thường đã cho sẵn trị cho phép tương ứng, nếu cần có thể xác định theo bảng
7.4.
Lưu ý: Đối với dòng xoay chiều chỉ nên ghép 2, nếu chưa thỏa mãn có thể dùng
thanh góp hình máng hay ống tròn, vì ghép 3 hoặc 4 hiệu quả dẫn điện của thanh giữa
kém, không lợi.

126
Bài giảng: Hệ thống điện

Bảng 7.4
Kích thước Trị số K3 với thanh dẫn
tiết diện Hai thanh Ba thanh Bốn thanh
thanh dẫn
Đồng Nhôm Đồng Nhôm Đồng Nhôm
(mm2)
60 x 5 1,75 1,75 - - - -
60 x 6 1,7 1,75 2,3 2,45 2,9 3,1
60 x 8 1,7 1,7 2,25 2,4 2,8 3
60 x 10 1,7 1,7 2,25 2,4 2,7 2,95
80 x 6 1,7 1,75 2,25 2,4 2,8 3
80 x 8 1,65 1,7 2,2 2,35 2,7 2,9
80 x 10 1,6 1,65 2,15 2,3 2,6 2,9
100 x 6 1,65 1,7 2,2 2,35 2,7 2,95
100 x 8 1,6 1,7 2,1 2,3 2,6 2,9
100 x 10 1,55 1,6 2,05 2,25 2,5 2,8

- Kiểm tra theo điều kiện ổn định nhiệt: Tương tự như thanh dẫn đơn.
- Kiểm tra theo điều kiện ổn định lực động điện.
Ngoài lực động điện giữa các pha, còn có lực động điện giữa các thanh trong
cùng một pha nên ứng suất tính toán
 tt   1   2   cp

Trong đó
 1 : ứng suất do lực động điện giữa các pha được xác định như trong thanh dẫn
đơn với tiết diện bằng tổng tiết diện của các thanh vì được ghép chặt cứng với nhau
như một thanh đơn.
 2 : ứng suất do lực động điện giữa các thanh trong cùng một pha F2 (đối với
thanh dẫn ghép đôi).
l 2 ( 3) 2
F2  0,26.10 8   i xk  K hd (kG )
b
l2: khoảng cách giữa các miếng đêm.

127
Bài giảng: Hệ thống điện

b: kẽ hở giữa hai thanh bằng chiều dày của thanh dẫn.


khd: hệ số hình dáng phụ thuộc vào kích thước thanh dẫn (hình 7.5 ).
ab b
k hd  f  ; 
hb h

Hình 7.5: Đường cong xác định khd

Moment uốn do F2 xác định như sau:


F2  l 2
M2  (kG.cm) .
12
M2
Và 2  (kG / cm 2 ) .
W
Với W xác định theo bảng 7.3.
Trong thực tế thường tính ngược đơn giản hơn, bằng cách xác định số miếng đệm
cần đặt, tức xác định l2 tối đa (l2max) như sau:
 2 cp   cp   1

12   2cp  W
Và l 2 max 
f2

128
Bài giảng: Hệ thống điện

Do đó, số miệng đệm m được xác định


l
m
l 2 max

Ghi chú: khi l < l2max có nghĩa không cần thêm các miếng đệm.
Kiểm tra dao động khi cộng hưởng: tương tự đối với thanh góp đơn.
7.3 Chọn dây dẫn
Dây dẫn điện cho các hộ tiêu thụ ở xa được chọn theo các điều kiện:
- Theo mật độ kinh tế của dòng điện
I bt max
S kt 
j kt

Trong đó
Ibtmax: dòng điện bình thường cực đại.
jkt: mật độ kinh tế của dòng điện, phụ thuộc vào vật liệu dây dẫn và thời gian
sử dụng công suất cực đại Tmax trong một năm, có thể xác định theo bảng 7.6.
Lưu ý: với các dây dẫn ngắn trong trạm biến áp, không cần theo điều kiện jkt.

Bảng 7.6
Thời gian sử dụng công suất cực
Loại dây dẫn đại Tmax(giờ)
< 3000 3000 – 5000 > 5000
Dây đồng trần 2,5 2,1 1,8
Dây nhôm trần 1,3 1,1 1
Cáp đồng cách điện bằng giấy bọc cao su 3 2,5 2
Cáp nhôm cách điện bằng giấy bọc cao su 1,6 1,4 1,2
Cáp đồng cách điện bằng cao su 3,5 3,1 2,7

- Kiểm tra lại theo dòng điện cho phép lâu dài
I cp  K 2  K 3  I cb max

Trong đó: Icp, K2, K3 tương tự như chọn thanh dẫn


- Theo điều kiện vầng quang
Uvq  UHT

129
Bài giảng: Hệ thống điện

Trong đó Uvq là điện áp phát sinh vầng quang, nếu dây dẫn ba pha đặt trên ba
đỉnh tam giác đều có thể xác định theo biểu thức:
a
U vq  84mr. lg (kV )
r
Trong đó
Uvq: tính theo trị hiệu dụng của điện áp dây.
m: hệ số xét đến độ xù xì của bề mặt dây dẫn.
m = 0,93 – 0,98, với dây dẫn chỉ có một sợi.
= 0,83 – 0,87, với dây dẫn gồm nhiều sợi bện lại.
r: bán kính ngoài của dây dẫn (cm).
a: khoảng cách giữa các trục dây dẫn (cm).
Khi các pha đặt thẳng đứng, có thể xác định theo biểu thức trên nhưng giảm đi
4% đối với pha giữa và tăng 6% đối với pha trên cùng.
Để tránh hiện tượng vầng quang, chọn thanh dẫn mềm phía cao áp sao cho:
Uvq > Uđm
Nếu dẫn đi xa trong mạng điện phân phối đến 22kV, cần kiểm tra theo điều kiện
tổn thất điện áp cho phép
U max  U cp

Kiểm tra ổn định nhiệt theo biểu thức:


BN
S chon  S min 
C
Tương tự như đã trình bày ở phần chọn thanh dẫn
7.4 Chọn cáp điện lực
Cáp điện lực chọn theo các điều kiện sau:
- Theo mật độ kinh tế: tương tự như khi chọn dây dẫn
I bt . max
S ch 
j kt

- Kiểm tra lại theo dòng điện cho phép lâu dài
I cb max
I cp  K 2  K 3 
K qt

130
Bài giảng: Hệ thống điện

Trong đó
Kqt: hệ số quá tải, được xác định như sau: đối với cáp cách điện bằng giấy tẩm
U  10kV, khi bình thường dòng điện làm việc bé hơn 80% dòng cho phép đã hiệu
chỉnh, khi cưỡng bức cho phép quá tải 30% nghĩa là Kqt = 1,3
K2: xác định giống như khi chọn dây dẫn.
K3: hệ số phụ thuộc vào độ nghiên của cáp (đối với cáp dầu).
- Theo điện áp cho phép
Uđm cáp  UHT
- Theo phát nóng ngắn hạn
BN
S ch  S min 
C
Ví dụ 7.1: Chọn thanh góp cấp 15,75kV cũng với các điều kiện cho: UHT = 15,75kV,
INmax = 45,964kA, ixk = 124,2kA, I 2  2113A 2
Ở phần chọn máy cắt đã tính được dòng cưỡng bức chạy qua thanh góp là:
I cb  6158 A

Chọn thanh góp theo điều kiện dòng điện làm việc lâu dài cho phép:
Thanh dẫn đặt đứng: k1 = 1
tmt = 400C  k2 = 0,82
I cb 6158
k 3  I cp    7510 A  6158 ( A)
k1  k 2 1  0,82

Chọn thanh dẫn đồng tiết diện hình máng có sơn ghép hai thanh cho mỗi pha, có
các thông số kỹ thuật sau đây:
- Kích thước thanh dẫn: h = 175mm; b = 80mm; c = 8mm; r = 12mm.
- Tiết diện một cực: 2440mm2.
- Moment trở kháng hai thanh: Wyo-yo = 250cm3.
- Moment quán tính hai thanh: Jyo-yo = 2190cm4.
- Icp = 8550A.
- Khoảng cách giữa các pha a = 30cm.
Vì I > 1000A nên không cần kiểm tra ổn định nhiệt.
- Kiểm tra điều kiện ổn định lực động điện.

131
Bài giảng: Hệ thống điện

Ứng suất cho phép: cpCu = 1400 (kG/cm2).


Moment chống uốn của thanh dẫn theo chiều thẳng góc phương lực tác dụng
Wyo-yo = 250cm3
Lực động điện trên một đơn vị chiều dài 1cm
1 1
f 1  1,76  10 8   i xk(3) 2  1,76  10 8   124,2 2  10 6  9,05 (kG / cm)
a 30
Thiết kế khoảng vượt giữa hai sứ đặt thanh dẫn l = 100cm.
Lực động điện Ftt tác động lên thanh dẫn khi ngắn mạch đối với thanh giữa
l 100
F1  1,76  10 8   i xk(3) 2  1,76  10 8   124,2 2  10 6  905 (kG / cm)
a 30
Moment uốn M1 do F1 tác động lên thanh dẫn
F1  l 905  100
M1    9050 (kG.cm)
10 10
Ứng suất tính toán 1 do lực động điện giữa các pha
M1 9050
1    36,2 (kG / cm 2 )
W yo  yo 250

Tính toán khoảng cách tối đa giữa hai miếng đệm


 2 cp   cp   1  1400  36,2  1363,8 (kG / cm 2 )

1
f 2  0,26  10 8   i xk(3) 2  K hd
b
Tỷ số: b/h = 80/175 = 0,46
a  b 300  80
  0,862
h  b 175  80
Hệ số hình dáng Khd = 0,95

1 1
f 2  0,26  10 8  i xk(3) 2  K hd  0,26  10 8   124,2 2  10 6  0,95  4,8 (kG / cm)
b 80

12   2 cp  W yo  yo 12  1363,8  250
l 2 max    923 (cm)
f2 4,8
l2max > l1: có nghĩa là không cần có miếng đệm ở giữa
Kiểm tra dao động khi cộng hưởng:  r  

132
Bài giảng: Hệ thống điện

Trong đó:   2f  314 (rad / s)


Tần số góc riêng của cấu trúc thanh dẫn, được xác định theo biểu thức:

3,65 E  J  10 6
r  .
l2 S 

Khối lượng riêng của vật liệu:  Cu  8,93 ( g / cm 3 ) .


Modul đàn hồi của vật liệu thanh dẫn: ECu = 1,1.106 (kg/cm2).
Moment quán tính của tiết diện thanh dẫn với trục thẳng góc với phương uốn:
Jyo-yo = 2190cm4
Tần số góc riêng của cấu trúc thanh dẫn, được xác định theo biểu thức:

3,65 E  J  10 6 3,65 1,1  10 6  2190  10 6


x    83,7 (rad / s)
l2 S  100 2 2  2440  8,3

 x  83,7rad / s    314rad / s
Kết luận: thanh dẫn đã chọn thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật

Bài tập
1) Chọn cáp cấp 15,75kV cho các phụ tải
UHT = 15,75kV; INsau kháng điện = 10,33kA; ixk = 27,9kA; Icb đường dây = 367A;
I 2  107 A 2 ; tN = 1sec. Chọn cáp theo điều kiện jkt

2) Chọn thanh dẫn nối từ máy phát đến thanh góp.


UHT = 15,75kV; INmax = 45,964kA; ixk = 124,2kA; I 2  2113A 2 .
Thời gian tồn tại ngắn mạch giả thiết tN = 1s.

133
Bài giảng: Hệ thống điện

Chương 8
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP

8.1 Khái niệm


Sơ đồ cấu trúc của NMĐ và TBA là sơ đồ diễn tả sự liên quan giữa nguồn, tải và
HTĐ. Đối với NMĐ nguồn ở đây là các MF, tải là phụ tải mà nhà máy phải cung cấp ở
các cấp điện áp. HTĐ là nơi nhà máy cần nối vào, gồm nhiều NMĐ có công suất lớn
hơn nhà máy định thiết kế. Bình thường nhà máy phát công suất thừa (sau khi đã cung
cấp cho các tải) vào hệ thống, khi nhà máy thiếu công suất (công suất tổng của các phụ
tải lớn hơn tổng công suất nhà máy) hoặc khi một phần tử chính (máy phát, MBA) bị
sự cố không làm việc, hệ thống có thể sử dụng công suất dự trữ của hệ thống cung cấp
về cho nhà máy để bù vào phần thiếu.
Đối với TBA nguồn thường là các đường dây cung cấp từ hệ thống đến TBA, có
nhiệm vụ đảm bảo cung cấp cho các phụ tải mà TBA đảm nhận. Với các TBA tiêu chụ
cũng cố thể có MF dự phòng để cung cấp điện cho các phụ tải khi có sự cố trong hệ
thống, trường hợp này các MF dự phòng được xem là nguồn. Do đó, hệ thống luôn
được xem là thành phần quan trọng, cấu trúc của NMĐ hay TBA phải luôn luôn được
giữ liện lạc chặt chẽ.
Khi thiết kế NMĐ hay TBA, chọn sơ đồ cấu trúc là phần quan trọng có ảnh
hưởng quyết định đến toàn bộ thiết kế. Các yêu cầu chính khi chọn sơ đồ cấu trúc:
1. Có tính khả thi tức là có thể chọn được các thiết bị chính như: MBA, máy
cắt điện,…cũng như có khả năng thi công, xây lắp và vận hành.
2. Đảm bảo liên hệ chặt chẽ giữa các cấp điện áp đặc biệt với hệ thống khi bình
thường cũng như cưỡng bức (có một phần tử không làm việc được).
3. Tổn hao qua MBA bé, tránh trường hợp cung cấp cho phụ tải qua hai lần
biến áp không cần thiết.
4. Vốn đầu tư hợp lý, chiếm diện tích càng bé càng tốt.
5. Có khả năng phát triển trong tương lai gần, không cần thay cấu trúc đã chọn.

134
Bài giảng: Hệ thống điện

Thường một NMĐ hay TBA có thể có nhiều phương án cấu trúc khác nhau, để
chọn phương án nào cần cân nhắc các khía cạnh sau đây:
- Số lượng MBA.
- Tổng công suất các MBA: Sđm.B.
- Tổng vốn đầu tư mua MBA: VB.
- Tổn hao điện năng tổng qua các MBA: AB.
8.2 Sơ đồ cấu trúc của NMĐ
Phụ thuộc vào: số lượng máy phát điện (n); công suất tổ máy phát điện (SF); điện
áp của hệ thống (UHT); phụ tải ở các cấp điện áp tương ứng: điện áp cao (UC), điện áp
trung (UT), điện áp hạ (UH), trị số phụ tải cực đại (Smax), phụ tải cực tiểu (Smin) ở các
cấp điện áp. Có thể có nhiều dạng sơ đồ cấu trúc khác nhau.
8.2.1. Khi phụ tải có cả ở UC, UT, UH và UC = UHT; UH = UF
Trường hợp này thường gặp ở các nhà máy nhiệt diện xây dựng gần các trung
tâm công nghiệp. Điện áp cung cấp cho các nhà máy có thể 10,5kV; 13,8kV. Công
suất MF điện của NMĐ không lớn lắm khoảng 100MW trở lại. Điện áp MF tương
đương điện áp ở các phụ tải này, do đó có thể tách một số (m) MF trong tổng n máy
nối vào TG UF để cung cấp cho các phụ tải này, số MF còn lại (n-m): một phần (p) MF
qua MBA nối trực tiếp vào điện áp UC để cung cấp cho phụ tải ở UC và nối với HT (vì
UHT = UC); một số (q) MF cũng qua MBA nối trực tiếp vào UT để cung cấp cho phụ tải
ở UT. Để liên lạc giữa 3 cấp điện áp với nhau sử dụng 2 MBA 3 cuộn dây (khi UT <
110) hoặc MBA tự ngẫu (khi UT  110kV). Sơ đồ cấu trúc tổng quát có dạng:

Hình 8.1: Sơ đồ cấu trúc


tổng quát của NMĐ

135
Bài giảng: Hệ thống điện

Trong đó, phụ tải ở điện áp cao gồm cả phần phát về hệ thống (HT), phụ tải ở
điện áp MF (UF) bao gồm cả phần tự dùng của các MF nối vào TG điện áp MF. Để
hạn chế dòng ngắn mạch trên TG UF không nhất thiết phải nối tất cả n MF vào TG UF
mà chỉ nối m MF với điều kiện khi một MF nghỉ, các máy còn lại (m-1) đủ đảm bảo
cho phụ tải SmaxH; để không phải tải từ các MF ghép bộ qua 2 lần biến áp mới cung cấp
cho phụ tải UF khi phụ tải ở đây cực đại. Số máy phát p, q qua MBA nối trực tiếp vào
UC, UT được xác định sao cho tổng công suất của các bộ này không vượt quá Smin ở
cấp đó. Điều này được giải thích là khi phụ tải cực tiểu, công suất của các MF điện này
không phải truyền qua 2 lần biến áp để phát vào HT. Trường hợp đặc biệt, khi sử dụng
MBA tự ngẫu liên lạc vơi HT, công suất MBA chọn theo cuộn hạ nghĩa là:
S đmB  S max H
Trong khi đó, công suất cuộn trung và cao chọn theo Sđm cho nên có thể tải thêm
một lượng công suất từ trung sang cao với điều kiện không vì lý do này mà tăng công
suất MBA tự ngẫu đã chọn.
Với điều kiện trên chúng ta có các biểu thức:
S max H
m  1S mf  S max H  m  1
S mf

S min C
p  S mf  S min .C  p (8.1)
S mf

S min T
q  S mf  S min T  q Và: m + n +q = n
S mf

Hình 8.1b: Sơ đồ rẽ nhánh


từ hai bộ MF-MBA qua
kháng điện

136
Bài giảng: Hệ thống điện

Từ 4 biểu thức này chúng ta có thể suy ra các phương án có thể


- Khi phụ tải ở điện áp MF nhỏ (< 10% SđmF) không nhất thiết có TG ở UF mà có
thể cung cấp bằng cách rẽ nhánh từ hai bộ MF – MBA qua kháng điện (hình 8.1b).
Ví dụ 8.1: Một NMĐ có 4 MF công suất 100MVA có nhiệm vụ cung cấp các phụ tải:
S max 180
U C  110kV ;  MVA kể cả công suất phát về HT
S min 120

S max 200
U T  35kV ;  MVA
S min 140

S max 60
U H  U mf  10,5kV ;  MVA
S min 40

Điện áp của HT là 110kV


Vì UF = UH = 10,5kV; UC = UHT = 110kV
Nên ta có các phương án theo dạng hình 8.1.
Từ các điều kiện (8.1) tính được các giá trị m, p, q:
60
m 1  2
100
120
p 1
100
140
q 1
100
m+p+q=4
Từ đây suy ra các phương án có thể theo bảng sau:
Phương án m p q N
1 2 1 1 4
2 3 1 0 4
3 3 0 1 4
4 4 0 0 4

Bốn phương án đó là: (hình 8.2)

137
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 8.2: Các phương án có thể của ví dụ 8.1

8.2.2 Khi UC = UHT; UH  UF


Đây là trường hợp các NMĐ xây dựng xa các khu công nghiệp, ví dụ nhà máy
thủy điện hay nhà máy nhiệt điện trung tâm.
Trường hợp này không thể cung cấp trực tiếp từ MF cho các phụ tải ở UH (UF 
UH), cho nên không cần có TG ở UF các phương án có dạng cho trên hình 8.3a,b,c, nếu
UT  110kV thay MBA ba cuộn dây bằng MBA tự ngẫu.
Phương án a: dùng 2 MBA 3 cuộn dây liên lạc giữa 3 cấp điện áp (hình 8.3a),
trong đó cấp điện áp cao (UC), (UT) phù hợp với UHT và UT, điện áp cuộn hạ thích hợp
với phụ tải hạ, các MF được ghép bộ lên điện áp cao (p) và trung (q); sử dụng 2 MBA
3 cuộn dây (hoặc MBA tự ngẫu nếu UT  110kV) liên lạc giữa UC với UT và cung cấp
cho phụ tải ở UH trong đó p + q = n.

138
Bài giảng: Hệ thống điện

Số lượng máy phát p và q nhiều ít phụ thuộc vào công suất của phụ tải ở các cấp
điện áp này, phụ tải ở cấp nào lớn hơn sẽ có số bộ nhiều hơn. Ở đây cần lưu ý công
suất MBA bằng nhau nhưng điện áp cao hơn giá tiền sẽ cao hơn. Số MF ở cấp điện áp
trung có nhiệm vụ đảm bảo đủ cho phụ tải ở cấp trung và một phần cho phụ tải ở hạ.
qSF  (ST + SH)max
Số MF ở cấp điện áp cao có nhiệm vụ cung cấp cho phụ tải ở UC phát về HT và
một phần cung cấp cho phụ tải ở cấp điện áp hạ.
pSH  (SC + SH)max
Phương án này số lượng MBA nhiều (p + q + 2)

Hình 8.3a: Sơ đồ 2 MBA 3 cuộn dây liên lạc giữa 3 cấp điện áp

Phương án b: để cung cấp cho phụ tải ở điện áp hạ có thể rẽ nhánh từ 2 bộ MBA
3 cuộn dây qua 2 MBA thích hợp (hình 8.3b). Nếu phụ tải hạ tương đối lớn có thể
giảm công suất MBA 3 cuộn dây nhưng thường không giảm mà còn chọn tương đương
công suất MBA.
Phân phối giữa p và q máy phát cho điện áp trung và cao được xét giống trường
hợp 1 nghĩa là tránh tải 2 lần qua các MBA và qua MBA 3 cuộn dây vì như vậy sẽ làm
tăng công suất MBA 3 cuộn dây. Điều kiện đó là:
pSMF  SminC
qSMF  SminT
Phương án này chỉ thực hiện khi n > 2 và p + q = n – 2

139
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 8.3b: Sơ đồ rẽ nhánh từ 2 bộ MBA 3 cuộn dây qua 2 MBA thích hợp

Phương án c: sử dụng 2 MBA tự ngẫu để liên lạc giữa UC với UT, 2 MBA 3
cuộn dây để liên lạc giữa UT với UH; phương án này chỉ thích hợp khi có MBA 3 cuộn
dây có UH phù hợp và có số máy phát n  4, số MF còn lại (n – 4) ghép bộ với MBA 2
cuộn dây ghép vào cấp điện áp nào có phụ tải lớn.

Hình 8.3c: Sơ đồ 2 MBA tự ngẫu để liên lạc giữa UC với UT, 2 MBA 3 cuộn
dây để liên lạc giữa UT với UH

8.2.3 Khi UC  UHT


Có thể dùng phương án ở hình 8.3c hoặc tách nhà máy làm hai phần, phần giữa
phương án trên hình 8.3a,b và dùng MBA liên lạc từ UHT với các cấp điện áp khác
(hình 8.4a,b).

140
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 8.4: Sơ đồ MBA liên lạc từ UHT với các cấp điện áp khác

8.3 Sơ đồ cấu trúc của trạm biến áp


TBA là một công trình nhận điện bằng một hay hai nguồn cung cấp với điện áp
cao để phân phối cho các phụ tải ở các cấp điện áp bằng hoặc bé hơn điện áp HT. Phần
công suất được phân phối ở điện áp bằng điện áp HT không qua MBA hạ, phần còn lại
qua MBA giảm có điện áp phù hợp với phụ tải.
Phụ thuộc vào các cấp điện áp, vào công suất của phụ tải có thể sử dụng một
trong ba phương án sau:
- Qua MBA giảm dần từ điện áp cao xuống (hình 8.5a,b).
- Qua MBA ba cuộn dây hay MBA tự ngẫu nếu điện áp trung lớn hơn 110kV
(hình 8.5c,d).
- Qua MBA hai cuộn dây cho từng cấp điện áp (hình 8.5e).

141
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 8.5: Các phương án sơ đồ cấu trúc của trạm biến áp

8.3.1 Số lượng máy biến áp: có thể 1, 2, 3


* Một MBA được dùng trong trường hợp
Phụ tải thuộc loại không quan trọng. Trạm thường được cung cấp bằng một
đường dây từ HT đến.
TBA xây thường hai giai đoạn, giai đoạn đầu đặt một máy, khi phụ tải phát triển
(trong 2, 3 năm sau) sẽ đặt thêm MBA thứ hai. Thiết kế như vậy có ưu điểm không
phải đặt hai máy ngay từ đầu nếu chọn công suất MBA theo phụ tải sau khi phát triển,
giai đoạn đầu MBA làm việc non tải, tổn hao không tải lớn. Còn nếu chọn công suất
theo phụ tải hiện tại, khi phát triển phải thay MBA lớn hơn. Trường hợp này cho phép
giai đoạn đầu vận hành một MBA thường ít có khả năng sự cố MBA, do MBA còn

142
Bài giảng: Hệ thống điện

mới, tuổi thọ còn cao. Hơn nữa, thiết kế như vậy vốn đầu tư ban đầu nhỏ, tận dụng vốn
đầu tư tốt hơn.
* Hai MBA là phương án thường được sử dụng nhất vì tính đảm bảo cao.
Phương án này được thiết kế khi:
Có hai đường dây cung cấp từ HT.
Khi không có MBA lớn phù hợp với phụ tải.
Không có khả năng chuyên chở và xây lắp MBA lớn.
* Ba MBA chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt
Khi không có hai MBA phù hợp.
TBA đã xây dựng, khi phát triển phụ tải không có khả năng thay hai máy mới
phải đặt thêm máy thứ 3.
Đặt 3 MBA thường đưa đến tăng vốn đầu tư, tăng diện tích xây dựng, phức tạp
xây lắp. Đặc biệt khi sử dụng MBA 3 cuộn dây hay tự ngẫu không nên dùng 3 MBA
làm việc song song.
8.3.2 Phương án 1
Được thể hiện như (hình 8.5 a,b).Phương án này được sử dụng:
- Khi phụ tải ở các cấp điện áp thấp bé hơn phụ tải ở cấp điện áp cao (ST > SH).
- Khi không có MBA 3 cuộn dây thích hợp. MBA 3 cuộn dây chỉ chế tạo với điện
áp thấp bằng hoặc lớn hơn 6kV, 10kV, 22kV,…
Phương án này có nhược điểm là MBA cấp một (điện áp lớn nhất) phải tải cả
công suất ở các cấp nối tiếp, do đó phải chọn công suất lớn, tổn hao có thể lớn vì vậy
không nên sử dụng khi phụ tải SH  ST.
8.3.3 Phương án 2
Được thể hiện như (hình 8.5 c,d). Sử dụng 2 MBA 3 cuộn dây khi điện áp cao UC
= 110kV; UT = 22kV, 35kV; UH  6kV ; hoặc sử dụng MBA tự ngẫu khi UC  220kV;
UT  110kV; UH = 10, 25, 35, 110kV.
Chú ý: ở đây không nên sử dụng  3kV 3 cuộn dây hay tự ngẫu, vì như vậy sẽ
dẫn đến không tốt khi bố trí thiết bị phân phối điện.
Phương án này có nhiều ưu điểm:
- Số lượng MBA chỉ có 2, chiếm ít diện tích xây lắp.

143
Bài giảng: Hệ thống điện

- Giá thành thấp.


- Tổn hao trong MBA có thể nhỏ hơn các phương án 1, 3 vì không phải qua hai
lần biến áp.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng khả thi vì:
- MBA 3 cuộn dây chỉ chế tạo với điện áp UH  6kV.
- MBA tự ngẫu chỉ chế tạo với điện áp UT  110kV.
- Khi công suất lớn kích thước và trọng lượng MBA lớn có thể không cho phép
khi chuyên chở và xây lắp.
- Khi công suất của các cuộn chênh lệch quá nhiều. Vì MBA chỉ chế tạo công
suất bé nhất cũng bằng 2/3 công suất định mức (100/100/66,7; 100/66,7/66,7;
100/66,7/1000) điều này dẫn đến cuộn công suất bé sẽ non tải. Thích hợp nhất là khi
phụ tải ở UT hoặc UH lớn hơn hoặc bằng 20% công suất định mức của MBA SH 
20%SđmB; ST  20%SđmB.
8.3.4 Phương án 3
Thể hiện như hình 8.5 g. Dùng MBA hai cuộn dây để tải công suất từ điện áp cao
sang trung và sang hạ. Phương án này có nhược điểm là:
- Tăng số lượng MBA dẫn đến chiếm nhiều diện tích.
- Tách TBA thành hai phần riêng biệt (hai TBA đặt chung trong một nơi). Tuy
nhiên, phương án này sử dụng khi phụ tải ở UT Và UH chênh lệch nhiều mà không thể
dùng phương án 1 và 2. Ví dụ, khi điện áp cao là 22kV, điện áp của phụ tải là 6
(15kV) và 0,4kV,…
Nói chung, phương án 3 có nhiều hạn chế và ít được sử dụng.

144
Bài giảng: Hệ thống điện

Chương 9
SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN

9.1 Khái niệm


Sơ đồ nối điện là một hình vẽ biểu diễn quan hệ giữa các thiết bị, khí cụ điện có
nhiệm vụ nhận điện từ các nguồn điện để cung cấp phân phối cho các phụ tải cùng một
cấp điện áp.
- Nguồn điện là các mạch cung cấp điện năng vào có thể là máy biến áp, máy
phát điện, đường dây cung cấp.
- Phụ tải có thể là MBA, đường dây.
- Mỗi nguồn hay tải gọi là một phần tử của sơ đồ nối điện.
- Thanh góp là nơi tập trung các nguồn điện và phân phối cho các phụ tải.
Yêu cầu của sơ đồ nối điện.
- Tính đảm bảo cung cấp điện: Theo yêu cầu hay sự quan trọng của phụ tải mà
mức đảm bảo cần đáp ứng. Tính đảm bảo của sơ đồ nối điện có thể đánh giá qua độ tin
cậy cung cấp điện, thời gian ngừng cung cấp điện, điện năng không cung cấp đủ cho
các hộ tiêu thụ hay là sự thiệt hại của phụ tải do không đảm bảo cung cấp điện.
- Tính linh hoạt: Thể hiện sự thích ứng với các chế độ làm việc khác nhau.
Ví dụ: khi phải ngừng một phần tử nguồn hay tải (chế độ làm việc cưỡng bức) sơ
đồ vẫn vận hành bình thường không làm ảnh hưởng đến các phần tử khác.
- Tính phát triển: Sơ đồ nối điện cần thỏa mãn không những hiện tại mà cả trong
tương lai gần khi tăng thêm nguồn hay tải. Khi phát triển không bị khó khăn hay phải
phá bỏ thay đổi cấu trúc sơ đồ.
- Tính kinh tế: Thể hiện ở vốn đầu tư ban đầu và các chi phí hàng năm. Ví dụ: tổn
thất điện năng qua máy biến áp.
- Cũng cần quan tâm tính hiện đại của sơ đồ cũng như xu thế chung, đặc biệt sự
tiến bộ trong chế tạo, cấu trúc của các khí cụ điện như máy cắt điện.

145
Bài giảng: Hệ thống điện

9.2 Các dạng sơ đồ nối điện cơ bản.


Căn cứ vào số thanh góp, vào số máy cắt điện cung cấp cho các phần tử, sơ đồ nối
điện chia thành 3 nhóm sau đây:
9.2.1 Sơ đồ thuộc nhóm thứ nhất
Sơ đồ nhóm thứ nhất có đặc điểm chung là mỗi phần tử (nguồn, tải) chỉ đi qua
một máy cắt điện. Khi máy cắt này đóng thì phần tử đó mới làm việc, khi máy cắt cắt
phần tử này bị ngừng cung cấp điện.
Phụ thuộc vào số lượng thanh góp, nhóm thứ nhất có các dạng sơ đồ.
9.2.1.1 Sơ đồ một hệ thống thanh góp (hình 9.1)
D1 D2 D3 D4

CL11

MC1

CL12
TG

N1 N2

Hình 9.1: Sơ đồ một hệ thống thanh góp không phân đoạn


Đặc điểm của sơ đồ này là:
- Tất cả các phần tử (nguồn và tải) đều được nối vào thanh góp chung.
- Mỗi phần tử nối vào thanh góp phải có một máy cắt điện, hai bên máy cắt nói
chung có 2 dao cách ly, trừ mạch máy phát điện có thể không cần dao cách ly về phía
máy phát, mạch máy biến áp 2 cuộn dây có thể không có dao cách ly về phía máy biến
áp. Các dao cách ly này có nhiệm vụ đảm bảo an toàn khi cần sửa chữa máy cắt điện.
Các thứ tự thao tác cơ bản của sơ đồ một hệ thống thanh góp:
- Thứ tự thao tác khi đóng một mạch bất kỳ, ví dụ đóng đường dây D - 1
1- Đóng dao cách ly CL11.
2- Đóng dao cách ly CL12.

146
Bài giảng: Hệ thống điện

3- Đóng máy cắt M1.


- Thứ tự thao tác khi cắt một mạch bất kỳ, ví dụ cắt đường dây D – 1
1- Cắt máy cắt M1.
2- Cắt dao cách ly CL12.
3- Cắt dao cách ly CL11.
Thứ tự thực hiện như trên hoàn toàn đúng chức năng của máy cắt và dao cách ly
vì chỉ có máy cắt mới đóng cắt khi có dòng điện còn dao cách ly chỉ được đóng cắt kh
không có dòng nghĩa là sau khi máy cắt đang hoặc đã cắt. Thứ tự đóng dao cách ly
CL11 trước CL12 và cắt CL12 trước CL11 là cần thiết ví như vậy an toàn hơn. Mặc dù
làm ngược lại về nguyên tắc cho phép, nhưng vì lý do nào đó mà máy cắt chưa cắt sự
cố xãy ra sẽ nặng hơn.
Sơ đồ một hệ thống thanh góp có ưu điểm:
- Đơn giản, rõ ràng, mỗi phần tử được thiết kế riêng cho mạch đó. Khi vận hành
sửa chửa… mạch này không ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch khác.
Tuy nhiên nó còn một số khuyết điểm:
- Khi sửa chữa máy cắt điện trên mạch nào, các phụ tải nối vào mạch này cũng bị
mất điện. Thời gian ngừng cung cấp điện phụ thuộc vào thời gian sửa chữa máy cắt
điện đó.
- Ngắn mạch trên thanh góp đưa đến cắt điện toàn bộ các phần tử. Ngay cả khi
cần sửa chữa thanh góp hay các dao cách ly về phái thanh góp (gọi là dao cách ly
thanh góp) cũng sẽ mất điện toàn bộ trong thời gian sửa chữa.
Do những ưu khuyết điểm trên, sơ đồ này chỉ được sử dụng khi yêu cầu về tính
đảm bảo không cao, các hộ tiêu thụ thuộc loại 3, trường hợp này thường chỉ có một
nguồn cung cấp.
Để tăng cường tính đảm bảo sơ đồ này có thể thực hiện các biện pháp sau:
a. Phân đoạn thanh góp
Thanh góp được phân thành nhiều phân đoạn bằng một dao cách ly (hình 9.2a), 2
dao cách ly (hình 9.2b) hoặc bằng máy cắt điện cùng 2 dao cách ly hai bên (hình 9.2c).
Số phân đoạn được phân theo số nguồn cung cấp. Mỗi phân đoạn có 1 nguồn cung cấp
và một phần các mạch tải.

147
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 9.2: Sơ đồ một hệ thống thanh góp có phân đoạn

a) Bằng một dao cách ly; b) Bằng hai dao cách ly; c) Bằng máy cắt điện

Máy cắt điện hay dao cách ly phân đoạn có thể đóng hay cắt khi vận hành bình
thường, điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn cân nhắc của bộ phận vận hành, vì đóng
hay cắt đều có ưu khuyết điểm của nó.
Dùng dao cách ly đê phân đoạn rẻ tiền hơn nhưng không linh hoạt và đảm bảo
bằng phân đoạn bằng máy cắt điện.
Khi đã phân đoạn bằng máy cắt thì các phụ tải loại 1 sẽ được cung cấp điện từ 2
đường dây nối vào 2 phân đoạn khác nhau, do đó không còn mất điện do bất kỳ
nguyên nhân nào cần cắt, nghỉ một đường dây hay một phân đoạn.
Khi cần sửa chữa chỉ tiến hành cho từng phân đoạn, việc cung cấp điện được
chuyển cho phân đoạn kia.
Khi sự cố trên một phân đoạn nào, máy cắt phân đoạn sẽ cắt cùng với máy cắt
của các mạch trên phân đoạn đó, phân đoạn còn lại vẫn đảm bảo cung cấp điện bình
thường. Tất nhiên trong thời gian này tính đảm bảo có giảm nhưng xác suất xuất hiện
sự cố trong thời gian này thấp.
Nếu bình thường làm việc trong chế độ máy cắt phân đoạn cắt, nên đặt thêm bộ
phận tự động đóng nguồn dự phòng. Nhờ bộ phận này khi mất nguồn cung cấp trên
phân đoạn nào đó, máy cắt phân đoạn sẽ tự đóng lại và phân đoạn được cung cấp từ
phân đoạn kia.

148
Bài giảng: Hệ thống điện

Với những ưu điểm đã nêu trên, sơ đồ một hệ thống thanh góp có phân đoạn bằng
máy cắt điện được sử dụng rất rộng rãi trong các trạm biến áp cũng như nhà máy điện
khi điện áp không cao lắm (10, 22, 35, 110 kV) và số mạch không nhiều. Đặc biệt hiện
nay máy cắt điện SF6 có độ tin cậy cao, thời gian cần sửa chữa bảo quản ngắn, thời
gian ngừng cung cấp điện cho máy cắt sẽ rất bé, nên sơ đồ này càng ngày được sử
dụng rộng rãi hơn và là sơ đồ chủ yếu trong các trạm biến áp cung cấp điện hiện nay ở
nước ta.
b. Đặc thêm thanh góp vòng (TGv)
Tất cả các phần tử được nối vào thanh góp vòng qua dao cách ly vòng (CLV), một
máy cắt vòng (MCV) cùng 2 dao cách ly 2 bên được nối liên lạc giữa thanh góp vòng
với thanh góp chính (hình 9.3a).

Hình 9.3: Sơ đồ một hệ thống thanh góp có thanh góp vòng

Nhiệm vụ của MCV để thay lần lượt cho máy cắt của bất kỳ phần tử nào khi cần
sửa chữa mà không cần phải ngừng cung cấp điện phần tử đó bằng cách đi vòng qua
MCV, thanh góp vòng và CLV.
Nếu có 2 phân đoạn có thể thực hiện theo sơ đồ (hình 9.3b) hoặc (hình 9.3c). Nhờ
có máy cắt vòng độ tin cậy cung cấp điện của sơ đồ tăng lên, tuy nhiên sơ đồ thêm
phức tạp và tăng vốn đầu tư.
Sơ đồ này chỉ được thực hiện chủ yếu với điện áp cao thường từ 110kV trở lên và
số đường dây nhiều.
Ví dụ: với 110 kV số đường dây ≥ 8

149
Bài giảng: Hệ thống điện

220 kV số đường dây ≥ 6


Thứ tự thao tác khi cần sửa chữa máy cắt của mạch bất kỳ, ví dụ MC1 (hình 9-3a)
1- Kiểm tra thanh góp vòng bằng cách đóng CLV1, CLV2, MCv.
2- Cắt MCV.
3- Đóng CL13.
4- Đóng MCV.
5- Cắt MC1.
6- Cắt CL12, CL11.
Đường dây D – 1 được cung cấp qua máy cắt vòng MCV, TGV, CL13.
Sau khi sửa chữa xong MC1, thứ tự thao tác như sau:
1- Đóng CL11, CL12.
2- Đóng MC1.
3- Cắt MCV.
4- Cắt CL13, CLV1, CLV2.
Trong quá trình thao tác cũng như thời gian sửa chữa đường dây D – 1 vẫn được
cung cấp điện liên tục. Đó là tác dụng của thanh góp vòng.
9.2.1.2 Sơ đồ hai hệ thống thanh góp (hình 9.4)

Hình 9.4a: Sơ đồ hai hệ thống thanh góp

150
Bài giảng: Hệ thống điện

Đặc điểm của sơ đồ này là: Có hai hệ thống thanh góp (HTTG) đồng thời. Mỗi
phần tử qua một MC nhưng rẽ qua hai DCL để nối vào 2 thanh góp, giữa 2 HTTG có
một MC liên lạc (MCN). Hai HTTG có giá trị như nhau.
Với sơ đồ này có 2 chế độ làm việc:
Một HTTG làm việc, một HTTG dự phòng, các phần tử nối vào thanh góp làm
việc qua MC và DCL thuộc thanh góp đó đóng, còn DCL kia cắt.
Với chế độ làm việc này, sơ đồ trở thành sơ đồ tương đương một HTTG không
phân đoạn. Do đó có các ưu khuyết điểm đã nêu trên. Tuy nhiên, với sơ đồ này có ưu
điểm so với sơ đồ một HTTG không phân đoạn ở chổ khi một TG bị sự cố, hay sửa
chữa, toàn bộ được chuyển sang làm việc với TG thứ 2, chỉ phải mất điện trong thời
gian ngắn (thời gian thao tác).
Sơ đồ này còn có ưu điểm nổi bật là khi cần sửa chữa một MC của phần tử nào
đó, dùng MC liên lạc MCN thay cho MC này bằng cách chuyển đường đi qua thanh
góp thứ 2, qua MCN đi tắt qua MC cần sửa chữa. Tất nhiên phải ngừng thời gian ngắn
để cách ly MC cần sửa chữa và nối tắt lại (đường nét đứt trên sơ đồ hình 9.4b), các
phần tử còn lại làm việc trên thanh góp I.
Thứ tự thao tác thực hiện như sau:
- Chuyển tất cả các đường dây và nguồn sang làm việc trên ví dụ TG-I. Riêng
phần tử có MC cần sửa chữa để lại trên TG-II.
- Cắt MC cần sửa chữa MC2.
- Cắt MC liên lạc MCN.
- Cắt dao cách ly CL22; CL21; CL23.
- Nối tắt MC2.
- Đóng CL22; CL23.
- Đóng MCN.
Phụ tải sẽ được cung cấp từ TG-I qua MCN; TG-II; CL22; CL23.
Thứ tự thao tác để chuyển một phần tử đang làm việc trên TG này sang làm việc
trên TG kia (ví dụ D1 từ TG-I sang TG-II, TG-II đang nghỉ):
- Kiểm tra TG-II bằng cách đóng CLN1; CLN2; MCN.
- Đóng CL12; (vì hai phía dao CL có điện áp bằng nhau).

151
Bài giảng: Hệ thống điện

- Cắt CL11; (như trên)

Hình 9.4b: Sơ đồ hai hệ thống thanh góp khi sửa chữa MC2

Đồng thời làm việc cả 2 thanh góp


Trong chế độ này các mạch nguồn cũng như các mạch tải được phân đều trên 2
TG, MC liên lạc đóng nhiệm vụ của MC phân đoạn tương ứng với sơ đồ một HTTG
có phân đoạn. Khi sự cố trên TG chỉ mất một phần trong thời gian ngắn và chuyển
sang vận hành như trên TG kia.
Khuyết điểm của sơ đồ 2 TG là phức tạp khi xây dựng cũng như vận hành, đặc
biệt đóng cắt DCL nếu nhầm lẫn có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Sơ đồ này chỉ sử dụng với điện áp cao từ 22 kV trở lên.
Mặc dù có ưu điểm hơn và khắc phục được một số khuyết điểm của sơ đồ một
thanh góp nhưng để nâng cao hơn tính đảm bảo cũng có thể:
- Phân đoạn một thanh góp: TG này trở thành TG chính, TG kia trở thành TG phụ
(chỉ phân đoạn trên một TG). Với sơ đồ TG có phân đoạn có thể có 2 hay một MC liên
lạc MCN (hình 9.5) và TG phụ chỉ thay một phân đoạn khi cần sửa chữa, lúc này MCN
nối vào phân đoạn được thay thế đóng vai trò MC phân đoạn, nghĩa là luôn luôn làm
việc trong chế độ có 2 phân đoạn, do đó tính đảm bảo cao hơn.
- Đặt thêm thanh góp vòng (sơ đồ 2 HTTG có TG vòng). Máy cắt vòng MCV và
TG có nhiệm vụ tương tự như trong sơ đồ một TG có TG vòng (hình 9.6a).
Ở đây nhiệm vụ của MC vòng và MC liên lạc có nhiệm vụ trùng nhau, khi số
đường dây không nhiều lắm có thể bỏ bớt MC liên lạc, trong trương hợp này cần thêm
DCL phụ (hình 9.6b) để có thể làm nhiệm vụ MC liên lạc giữa 2 HTTG chính.

152
Bài giảng: Hệ thống điện

Sơ đồ hai TG có TG vòng chỉ ứng dụng khi điện áp cao từ 110 kV trở lên và số
đường dây nhiều. Sơ đồ là nơi tập trung của nhiều nguồn lớn.

Hình 9.5: Sơ đồ hai hệ thống thanh góp có phân đoạn thanh góp làm việc

Hình 9.6: Sơ đồ hệ thống có thanh góp vòng


a) Sơ đồ có vừa MCN, MCv; b) Sơ đồ thay MCN bằng dao cách ly phụ

9.2.2 Sơ đồ thuộc nhóm thứ hai


Đặc điểm chính của sơ đồ thuộc nhóm này là mỗi phần tử được cung cấp từ 2
phía qua 2 máy cắt điện. Một máy cắt không làm việc không làm mất điện phần tử
này, do đó độ tin cậy cung cấp điện cao hơn, sơ đồ làm việc đảm bảo hơn.

153
Bài giảng: Hệ thống điện

9.2.2.1 Sơ đồ 2 hệ thống thanh góp có 2 máy cắt trên một mạch

Hinh 9.7: Sơ đồ hệ thống thanh góp có hai máy cắt trên một mạch

Sơ đồ này có độ tin cậy cao; khi sữa chửa hay sự cố trên một TG tất cả các phần
tử đều không bị cắt và làm việc trên TG còn lại tương tự sơ đồ một HTTG. Sửa chữa
bất kỳ MC nào chỉ cần cắt MC đó và DCL 2 bên. Tuy nhiên sơ đồ cần sử dụng nhiều
MC (tỷ số MC trên số mạch là 2). Nó được sử dụng ở những nơi quan trọng trong
HTĐ và với điện áp từ 220kV trở lên.
9.2.2.2 Sơ đồ hai hệ thống thanh góp với 3 máy cắt trên hai mạch
Đặc điểm của sơ đồ này là có một MC chung cho 2 mạch, tuy vận hành đảm bảo
tốt nhưng tính linh hoạt kém hơn sơ đồ 2 HTTG có 2 MC trên một mạch. Khi phải cắt
bất kỳ MC nào, dòng điện chạy qua các MC sẽ khác nhau và khác với tình trạng bình
thường. Điều này làm khó khăn cho chỉnh định của bảo vệ rơle. Sơ đồ này được dùng
ở những nơi quan trọng trong hệ thống vì có tính đảm bảo cao, ít MC.

Hình 9.8: Sơ đồ hai hệ thống có ba máy cắt trên hai mạch

154
Bài giảng: Hệ thống điện

9.2.2.3 Sơ đồ đa giác
Đặc điểm của sơ đồ là tạo thành đa giác kín, số cạnh bằng số mạch trong sơ đồ,
số MC ít. Sơ đồ thuộc nhóm hai vì bất kỳ mạch nào cũng được cung cấp từ 2 phía qua
2 MC, nhưng số MC ít vì MC nào cũng dùng chung cho 2 mạch (hình 9.9a,b).
Khuyết điểm của sơ đồ đa giác là khi sửa chữa một MC bất kỳ đa giác không còn
kín đưa đến phân phối dòng điện qua MC không đối xứng, dòng điện qua MC có thể
tăng gấp 2, 3 lần so với bình thường, do đó phải chỉnh định lại dòng điện cho các bảo
vệ rơle…Đặc biệt khi số cạnh tăng nhiều dẫn đến khi sự cố trên một phần tử nào đó có
thể làm ngưng cung cấp điện một số mạch khác. Sơ đồ này thường sử dụng ở điện áp
cao của các nhà máy thủy điện vì đây ít khả năng phát triển đường dây, nguồn.
D1 D2

MC2

MC3
MC1

a) b)

Hình 9.9: Sơ đồ đa giác; a)Sơ đồ tam giác; b) Sơ đồ lục giác

9.2.3 Sơ đồ thuộc nhóm thứ ba


Đặc điểm của sơ đồ nhóm này có một hay hai mạch không có đặt máy cắt mà chỉ
đặt dao cách ly, do đó tỷ số máy cắt trên số mạch bé hơn 1, đặt biệt có thể không đặt
máy cắt nào. Nhóm này đơn giản, vốn đầu tư bé nhưng độ tin cậy cung cấp cũng bé,
chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định.
9.2.3.1 Sơ đồ bộ
Trong sơ đồ này có 2,3 phần tử nối liên tiếp nhau có thể qua một máy cắt, một
dao cách ly hoặc không có máy cắt và dao cách ly. Ví dụ:
Bộ máy phát điện – máy biến áp 2 hoặc 3 cuộn dây (hình 9.10)

155
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 9.10: Sơ đồ bộ máy phát điện – máy biến áp

Sơ đồ này được dùng nhiều ở các NMĐ không có TG giữa máy phát với MBA,
mỗi máy phát nối thẳng vào một MBA 2 hoặc 3 cuộn dây. Giữa máy phát và MBA có
thể không đặt thiết bị đóng cắt nào hoặc đặt một DCL hoặc đặt 1MC và 1 DCL.
Chú ý với MBA 3 cuộn dây bắt buộc phải đặt MC vì MBA có thể làm việc qua
hai cuộn dây cao áp trong khi máy phát nghỉ, khi đưa máy phát vào làm việc cần phải
hòa đồng bộ mới đóng được, việc này cần MC điện.
Ưu điểm của sơ đồ này là đơn giản, kinh tế, đặc biệt có khả năng hạn chế được
dòng ngắn mạch ở điện áp máy phát.
Tuy nhiên nó có khuyết điểm là sử dụng nhiều MBA. Khi một phần tử bị ngưng
làm việc tất cả các phần tử còn lại phải nghỉ. Khi công suất máy phát không lớn
(<50MW) để giảm bớt số lượng MBA có thể dùng sơ đồ hợp bộ hai máy phát, một
MBA, trường hợp này MC đặt ở cực máy phát là cần thiết để hòa đồng bộ máy phát
điện.
Đối với NMĐ có nhiều máy phát, có thể sử dụng kết hợp một số máy phát nối
vào TG điện áp máy phát để cung cấp cho các phụ tải ở điện áp này và liên lạc với
điện áp cao trung; một số máy phát ghép hợp bộ vào thẳng điện áp cao; trung. Hình
9.11 minh họa sơ đồ cấu trúc một NMĐ có 4 máy phát. Chỉ có 2 máy phát nối vào TG
điện áp máy phát, còn 2 máy phát còn lại mỗi máy dùng sơ đồ bộ máy phát – MBA nối
vào UC và UT.

156
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 9.11: Sơ đồ nhà máy điện

Bộ máy biến áp - đường dây hay đường dây - máy biến áp


Giữa MBA và đường dây thường không đặt thiết bị đóng cắt hoặc chỉ đặt DCL.
Với MBA phân phối công suất không lớn, điện áp không cao (10 đến 22kV) có thể đặt
MC phụ tải hay cầu chì. Sơ đồ này thường được sử dụng khi chỉ có một đường dây
không dài lắm, MBA ở phía nguồn (a) hoặc MBA ở phía cuối đường dây (b).

a) b)

Hình 9.12: Sơ đồ bộ máy biến áp - đường dây và đường dây - máy biến áp

Bộ MBA – TG (hình 9.13a) hay đường dây – TG (hình 9.13b)

a) b)

Hình 9.13: Sơ đồ bộ MBA - TG và đường dây - TG

157
Bài giảng: Hệ thống điện

9.2.3.2 Sơ đồ cầu
Sơ đồ có thể sử dụng khi và chỉ khi có 2 nguồn 2 tải, máy cắt điện đặt về phía
nguồn (a) hoặc đặt về phía tải (b). Thực chất đây là hai sơ đồ bộ máy biến áp – đường
dây song song, nhưng đặt thêm cầu nối liên lạc giữa 2 bộ này để tăng thêm linh hoạt
và đảm bảo. Cầu nối có thể bình thường đóng hoặc cắt, nếu cắt thường có đặt thêm bộ
tự động đóng nguồn dự phòng.
D1 D2
D1 D2

MC1 MC3
MC2

MC2
MC1 MC3

B1 B2 B2
B1

a) b)

Hình 9.14: Sơ đồ cầu


Sơ đồ (a) được sử dụng khi đường dây ngắn, xác suất sự cố trên đường dây bé
không cần máy cắt trên đường dây, trong khi nếu thường xuyên phải đóng cắt máy
biến áp trong vận hành.
Sơ đồ (b) thường được sử dụng khi 2 máy biến áp luôn luôn làm việc song song
do yêu cầu của tải, trong khi chiều dài đường dây dài xác suất sự cố trên đường dây
đưa đến cắt máy cắt trên đường dây nhiều.
Khi có 3 đường dây 2 máy biến áp hoặc ngược lại 2 đường dây 3 máy biến áp có
thể thực hiện sơ đồ cầu mở rộng.

a) b) c)

Hình 9.15: Sơ đồ cầu mở rộng

158
Bài giảng: Hệ thống điện

Chú ý sử dụng dạng (a) hoặc (b) hoặc (c) phụ thuộc vào chế độ vận hành của máy
biến áp và chiều dài đường dây như đã giải thích trên sơ đồ cầu.
Chú ý ở đây sơ đồ cầu không phải là thanh góp có phân đoạn, nhưng trong thực tế
thường xây dựng như là thanh góp để khi cần phát triển thêm nguồn hoặc tải sơ đồ trở
thành sơ đồ một hệ thống thanh góp có phân đoạn.
Sơ đồ cầu chỉ được và nên sử dụng trong các TBA, không dùng ở NMĐ vì máy
phát điện vận hành thường xuyên phải thay đổi, việc đóng cắt thường xuyên xảy ra, sự
cố trên đường dây không được dẫn đến cắt máy phát đưa đến giảm công suất phát ra.
9.2.3.3 Sơ đồ không sử dụng máy cắt điện
Trong một số trường hợp mức độ yêu cầu cung cấp điện không cao, công suất
trạm biến áp hạ không lớn, điện áp không lớn (≤ 22 kV) ví dụ trạm biến áp phân phối
ở các khu nông nghiệp, khu dân cư phụ tải chủ yếu là sinh hoạt trong mạng điện kiểu
rẽ nhánh và chỉ có một máy biến áp dọc theo đường dây, phía cao áp thường không đặt
MC ở đầu MBA vì vốn đầu tư sẽ lớn mà có thể thay bằng cách chỉ dùng dao cắt điện
tự động, MC phụ tải, cầu chì cao thế, cầu chì tự rơi hoặc chỉ có DCL. Trạm không có
nhân viên trực thường xuyên, không cần đặt thiết bị bảo vệ tự động phức tạp.
TÑL

K3

a) b)

Hình 9.16: Sơ đồ không sử dụng máy cắt điện

Để tăng cường tính đảm bảo và linh hoạt, Mc ở đầu đường dây đặt thêm bộ phận
tự động đóng lại, các trạm biến áp đặt DCL tự động. Khi có sự cố ở một trạm bất kỳ
máy cắt MC1 sẽ cắt sau thời gian ∆t1, DCL tự động ở trạm sự cố sẽ cắt MBA khỏi
đường dây. Sau đó ∆t2>∆t1, máy cắt MC1 tự đóng lại để tiếp tục cung cấp điện cho
các trạm còn lại. Trường hợp NM bên trong MBA do tổng trở của MBA lớn dòng điện

159
Bài giảng: Hệ thống điện

không đủ để MC1 hoạt động thì đặt thêm dao ngắn mạch K3, dao ngắn mạch sẽ đóng
tạo NM nhân tạo đầu MBA nhờ rơle hơi đặt trong MBA.
9.3 Sơ đồ đặt kháng điện để hạn chế dòng ngắn mạch
Thường trong sơ đồ nối điện ở điện áp máy phát của các NMĐ dòng điện NM rất
lớn nếu cần ghép nhiều máy phát vào thanh góp này. Do đó cần phải đặt kháng điện để
hạn chế dòng NM. Có hai cách đặt kháng điện:
9.3.1 Đặt kháng điện trên thanh góp

Hình 9.17: Sơ đồ đặt kháng điện trên thanh góp

Kháng điện được phép nối tiếp với máy cắt phân đoạn, cho nên số lượng kháng
điện bằng số máy cắt phân đoạn và chủ yếu dùng kháng đơn.
- Đặt theo đường thẳng (hình 9.17a).
- Đặt theo đường vòng (hình 9.17b).
- Đặt theo hình sao (hình 9.17c).
Kháng điện đặt theo đường thẳng áp dụng khi có 2 hoặc 3 phân đoạn, được sử
dụng nhiều vì đơn giản. Kháng điện đặt theo hình vòng và hình sao khi số phân đoạn
lớn hơn hoặc bằng 4.
Trị số Xk% thường từ 8 – 10 %. Iđm ≥ Icbmax qua phân đoạn
Đặt kháng nên thanh góp có ưu điểm:
- Số lượng ít.
- Phạm vi ảnh hưởng rộng.
- Bình thường dòng chạy qua nhỏ nên ∆U, ∆Q nhỏ.
Nhưng có khuyết điểm.
- Dòng cưỡng bức lớn dẫn đến IđmK lớn.

160
Bài giảng: Hệ thống điện

- Dòng điện chạy vòng khi có một máy phát nghỉ.


- Hiệu quả hạn chế dòng ngắn mạch kém nhiều vì Xk ghép song song trong khi
biến đổi sơ đồ.
Khi có 3 phân đoạn nếu đặt kháng theo đường thẳng có thể xảy ra trường hợp khi
máy phát ngoài (1,3) nghỉ dòng cưỡng bức qua kháng rất lớn (>4000A) không thể
chọn được kháng; trường hợp này có thể đặt MC hay DCL nối tắt kháng (hình 9.18).

Hình 9.18: Sơ đồ đặt MC hay DCL nối tắt kháng điện

Theo qui định, phải đặt kháng điện trên thanh góp trước, nếu dòng ngắn mạch
còn lớn chưa thỏa mãn điều kiện hạn chế IN mới đặt kháng điện trên đường dây.
9.3.2 Đặt kháng điện trên đường dây

Hình 9.19: Sơ đồ đặt kháng điện trên đường dây


a,b) Mỗi đường dây một kháng điện đơn; c,d) Một kháng đơn cho nhiều đường dây
e) Một kháng kép cho hai đường dây; f) Một kháng kép cho nhiều đường dây

161
Bài giảng: Hệ thống điện

Kháng điện đặt nối tiếp với MC đường dây. Phụ thuộc vào số lượng đường dây,
dòng điện cưỡng bức trên các mạch, và dòng NM khi không có kháng điện,v..v..có thể
có nhiều cách đặt khác nhau (hình 9.19a, b, c, d, e, f). Khi thiết kế phải tính toán và
chọn cách thích hợp nhất. Theo quy định hiện nay, trị số Xk% đặt trên đường dây
không được vượt quá 6% với kháng đơn và 12% với kháng kép do điều kiện ∆U cho
phép trên đường dây (∆Ucp% ≤ 5 – 6%).
Điều kiện chọn Xk% trên đường dây phụ thuộc vào yêu cầu hạn chế dòng ngắn
mạch sao cho thỏa mãn điều kiện với máy cắt đặt trên đường dây và cáp của đường
dây đã chọn theo điều kiện bình thường.
Do đó, cần biết:
- Máy cắt đã chọn (Icắt đm).
- Cáp đã chọn (Iổnđịnh nhiệt).
- Dòng ngắn mạch trên đường dây khi không có kháng điện đường dây: IN. Khi
có thêm kháng điện đường dây:
E
I N'   MinI catMC , I nh cap  I Ntt
3 ( x  x K )

Từ đây, suy ra:


E
xk   x
3  I Ntt

Với Xk trong hệ tương đối cơ bản với Scb và Ucb đã chọn khi tính ngắn mạch
Trong đó:
X  : điện kháng tổng tại điểm ngắn mạch trên đường dây khi chưa có kháng, tức

là X  tại điểm N – trong hệ tương đối cơ bản.


INtt: dòng NM tính toán bằng trị số bé trong 2 trị số ICắt MC và Iổnđịnhnhiệtcap đã chọn.
Trị số Xk% trong hệ tương đối định mức của kháng điện IđmK, UđmK
I đmK U cb
xk %  x K    100%  6%
U đmK I cb

Với:
Ucb = Utb: nơi đặt kháng điện.

162
Bài giảng: Hệ thống điện

Scb
I cb  : đã chọn trong hệ cơ bản khi tính ngắn mạch.
3U cb

IđmK, UđmK: dòng điện, điện áp định mức của kháng.


Phụ thuộc vào Xk% mà quyết định chọn kiểu đặt nào thích hợp.
Chú ý
- Hiện nay chỉ chế tạo Xk% bé nhất là 3% đối với kháng đơn và 12% đối với
kháng kép.
- Xk% cho phép đặt trên đường dây với kháng đơn là 6%, với kháng kép là 12%.
Vậy nếu, Xk% tính toán (XK%tt).
- XK%tt < 3%: Có thể dùng 1 kháng cho một số đường dây (hình 9-19c hoặc 9-
19d).
- 3% < XK%tt < 6%: Có thể dùng 1 kháng cho 1 đường dây (hình 9-19a hoặc 9-
19b).
- 6% < XK%tt <12%: có thể dùng kháng kép (hình 9-19e hay 9-19f).
- 12% < XK%tt: Cần thay đổi sơ đồ cấu trúc vì không có khả năng hạn chế IN.

163
Bài giảng: Hệ thống điện

Chương 10
TỰ DÙNG TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP

10.1 Khái niệm


Để sản xuất và truyền tải điện năng, ngoài phần cung cấp cho các hộ tiêu thụ, bản
thân nhà máy điện và trạm biến áp cũng tiêu thụ một lượng điện năng. Phần điện năng
này gọi là điện tự dùng của NMĐ và TBA.
10.1.1 Lượng điện tự dùng
Phụ thuộc vào loại NMĐ, TBA, công suất điện tự dùng có thể xác định gần đúng
như sau:
 S 
Với nhà máy điện: S td    S d   0,4  0,6  t 
 S d 
Trong đó:
Std: Công suất tự dùng theo thời gian.
Sđ: Tổng công suất lắp đặt trong NMĐ.
St: Công suất phát ra của NMĐ theo thời gian.
α: Hệ số (tỷ lệ) điện tự dùng so với công suất lắp đặt.
0,4(40%): Lượng điện tự dùng cố định không phụ thuộc vào St.
0,6(60%): Lượng điện tự dùng phụ thuộc vào công suất St.
Ptd max
 : Thường xác định bằng % lấy gần đúng theo bảng 10-1.
Pd

Với TBA: điện tự dùng phụ thuộc vào loại TBA (trạm khu vực, trạm địa phương)
và có hay không có nhân viên trực thường xuyên v.v… không phụ thuộc vào tổng
công suất trạm.
Bảng 10.1: Tỷ lệ điện tự dùng 

Loại NMĐ và TBA Ptd max Atd Hệ số sử dụng


 (%) (%)
Pd Aphat K
Nhà máy nhiệt điện
- Dùng than 8 – 14 8 – 10 0,8

164
Bài giảng: Hệ thống điện

- Dầu và khí 5–7 4–6 0,8


Nhà máy thủy điện
- Công suất nhỏ và trung bình 2–3 1,5 – 2,0 0,7
- Công suất lớn 0,5 – 1 0,2 – 0,5 0,8
Trạm biến áp
- Địa phương 50 ÷ 100 kW
- Khu vực 200 ÷ 500 kW

Lượng điện tự dùng tuy khối lượng không lớn nhưng thuộc loại phụ tải quan
trọng vì nếu mất tự dùng sẽ ảnh hưởng lớn làm giảm lượng điện phát ra và có thể gây
mất điện toàn bộ cho nên khi thiết kế chọn phương án cung cấp theo sơ đồ phải đảm
bảo làm việc liên tục
10.1.2 Điện áp điện tự dùng
Trong NMĐ hiện nay có 2 cấp điện áp
3 hoặc 6 kV: để cung cấp cho các động cơ lớn PdmDC  200kW .
0.4kV: để cung cấp cho các động cơ nhỏ và thắp sáng.
3kV dùng ở các nhà máy công suất tỏ máy nhỏ.
6kV dùng ở các nhà máy công suất tổ máy lớn SdmF  50MVA .
Trong các TBA chỉ dùng một cấp điện áp 0.4kV chung cho cả động cơ điện và
thắp sáng.
10.1.3 Nguồn cung cấp điện tự dùng
Với NMĐ hiện nay điện tự dùng được cung cấp từ các máy phát chính qua MBA
hạ đến điện áp cần thiết.
Để dự phòng khi MBA này sự cố có thể lấy từ MBA khác qua hoặc qua MBA dự
phòng chung cho tất cả các MBA tự dùng qua bộ tự động đóng nguồn dự trữ.
Với TBA tự dùng được cung cấp từ hai MBA tự dùng và dự phòng lẫn nhau qua
bộ tự động đóng nguồn dự trữ.
10.2 Sơ đồ tự dùng nhà máy nhiệt điện
Tự dùng của nhà máy nhiệt điện có các đặc điểm

165
Bài giảng: Hệ thống điện

- Lượng điện tự dùng ở 3(6kV) chiếm khối lượng 80 – 90% Std tổng.
- Lượng điện tự dùng ở 0,4kV chiếm khối lượng 10 – 15% Std tổng.
Lượng điện tự dùng tổng lớn nên sơ đồ tự dùng theo nguyên tắc:
- Máy phát điện cung cấp tự dùng cho bản thân qua MBA hạ đến 3 hoặc 6kV.
Từ thanh góp 3(6kV) qua MBA xuống 0,4kV để cung cấp cho các phụ tải 0,4kV
- Số phân đoạn ở các cấp điện áp phụ thuộc vào số lò. Nếu mỗi máy phát được
cung cấp từ một lò thì cần một phân đoạn (số phân đoạn theo số lò).
- Để dự phòng dùng một MBA dự phòng lấy diện từ điện áp trung hoặc từ một
bộ máy phát – MBA.
10.3 Sơ đồ tự dùng nhà máy thủy điện
Đặc điểm tự dùng của nhà máy thủy điện khác nhiệt điện
- Lượng điện tự dùng nhỏ (0,5 – 2%).
- Phần tự dùng ở điện áp 3(6kV) và ở 0,4kV gần bằng nhau (40 – 60% tự dùng
tổng).
Nên sơ đồ tự dùng cho nhà máy thủy điện dựa trên các nguyên tắc sau:
1. Chỉ dùng 2 máy biến áp tự dùng chung cung cấp cho cấp 3(6kV) và dự
phòng lẫn nhau, mỗi máy biến áp chọn bằng 100% công suất tự dùng ở cấp này và lấy
từ điện áp máy phát điện.
Chỉ dùng 2 máy biến áp tự dùng chung cấp cho cấp 0,4kV cung cấp cho toàn bộ
tự dùng ở cấp 0,4kV và dự phòng lẫn nhau mỗi máy biến áp chọn theo tổng công suất
tự dùng ở cấp này và được lấy từ điện áp máy phát chứ không lấy từ điện áp 3(6kV)
như ở nhà máy nhiệt điện vì công suất ở đây lớn (hình 10.1).

Hình 10.1: Sơ đồ tự dùng nhà máy thủy điện

166
Bài giảng: Hệ thống điện

2. Từ mỗi máy phát điện lấy 2 máy biến áp, một xuống cấp 3(6kV), một xuống
cấp 0,4kV và một máy dự phòng nối với thanh góp 3(6kV) với 0,4kV. Các máy biến
áp chính công suất bằng tổng công suất tự dùng của một máy biến áp, máy biến áp dự
phòng chọn bằng 50% công suất tự dùng của máy biến áp tự dùng chính (hình 10.2).

Hình 10.2: Sơ đồ tự dùng nhà máy thủy điện


3. Cũng có thể dùng MBA dự phòng riêng cho từng cấp điện áp (hình 10.3).

Hình 10.3: Sơ đồ MBA dự phòng riêng cho từng cấp điện áp

10.4 Sơ đồ tự dùng trạm biến áp


Tự dùng của trạm biến áp nhỏ và chỉ có 1 cấp điện áp 0,4kV cho nên thường
dùng các sơ đồ sau đây:

167
Bài giảng: Hệ thống điện

1. Nếu có cấp 0,4kV thì tự dùng có thể kết hợp lấy từ thanh góp 0,4kV, khi chọn
công suất MBA cho phụ tải 0,4kV cần cộng cả công suất tự dùng.
2. Nếu không có cấp 0,4kV, dùng 2 máy biến áp tự dùng, mỗi máy chọn theo
tổng công suất tự dùng và dự phòng lẫn nhau.
3. Nếu trên cấp 0,4kV điện áp cao U  110kV , không có máy biến áp từ  110kV
xuống 0,4kV có thể dùng máy biến điện áp, điện áp thứ cấp là 100V và sử dụng công
suất cho phép cực đại của máy biến điện áp hoặc lấy điện áp từ trạm biến áp ở gần
nhất.
4. Tự dùng dự phòng có thể lấy từ trạm ở gần dự phòng lẫn nhau.
10.5 Chọn công suất máy biến áp tự dùng
10.5.1 Máy biến áp tự dùng chính
Máy biến áp tự dùng không cho phép sử dụng qui tắc quá tải sự cố vì nói chung thời
gian quá tải 6 giờ/ngày, cho nên công suất máy biến áp tự dùng chọn theo 2 điều kiện:
Bình thường:
SdmB  S max td

Kiểm tra khả năng tự mở máy của các động cơ điện theo biểu thức:
1,05  U d %   tb  cos  tb  S đm  100
 PđmDC 
U d %  I kdtb  (u N %)

Trong đó:
- Ukdtb: Điện áp trên thanh góp tự dùng trong thời gian tự mở máy của các động
cơ, trung bình lấy bằng 70%.
- Ikdtb: Trị số dòng mở máy tổng của các động cơ, lấy bằng 4,8.
- Cosφtb: Hệ số công suất trung bình (cosφtb = 0,8).
- ηtb: Hiệu suất trung bình của các động cơ (ηtb = 0,9).
- Un%: Điện áp ngắn mạch của máy biến áp.
- xk%: Điện kháng % của kháng điện nối tiếp, ở đây xk% = 0.
Nếu  PđmDC  PđmB  S đmB  cos 
Điều đó có nghĩa là có thể tự mở máy tất cả các động cơ nối trên thanh góp, khi
mất điện một phân đoạn này có thể để tất cả các động cơ không cần cắt điện, sau khi
đóng nguồn dự phòng, các động cơ có thể đồng thời tự khởi động được.

168
Bài giảng: Hệ thống điện

Nếu P dmDC
 PdmB

Điều đó có nghĩa là không có khả năng tự mở máy tất cả động cơ vì lúc này điện
áp trên thanh góp sẽ bé hơn 0,7Uđm ( U d %  70% )
Cách giải quyết:
- Tăng công suất máy biến áp đã chọn.
- Cắt bớt một số động cơ không cần thiết, sau khi các động cơ đã tự mở máy
xong, các động cơ còn lại mới đóng lần lượt dần các động cơ đã cắt.
10.5.2 Máy biến áp tự dùng dự phòng
Phụ thuộc vào sơ đồ tự dùng, MBA tự dùng dự phòng chọn theo nguyên tắc:
- Nếu tất cả MBA tự dùng chính đều có thể tự cung cấp điện khi khởi động máy
phát điện thì MBA tự dùng dự phòng chỉ cần chọn bằng MBA chính (hình 10.4a).
- Nếu MBA còn có nhiệm vụ cung cấp để khởi động máy phát điện, ví dụ sơ đồ
hình 10.4b, thì MBA tự dùng dự phòng chọn bằng 1,5 lần công suất MBA chính.
- Nếu 2 MBA làm việc dự phòng cho nhau thì MBA chọn bằng tổng công suất
tự dùng nghĩa là trong đó đã xét khi một MBA nghỉ MBA kia đủ khả năng cung cấp
toàn bộ tự dùng.

Hình 10.4: Sơ đồ máy biến áp tự dùng dự phòng

169
Bài giảng: Hệ thống điện

Chương 11
ĐIỆN MỘT CHIỀU TRONG
NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP

11.1 Khái niệm


Trong NMĐ và TBA ngoài điện xoay chiều trong phụ tải tự dùng còn có một số
phụ tải sử dụng điện một chiều như: kích từ máy phát điện, các động cơ một chiều, bảo
vệ rơle tự động hóa, điều khiển, tín hiệu, thắp sáng sự cố,… Các phụ tải này đều thuộc
loại quan trọng, yêu cầu có độ tin cậy cung cấp điện rất cao mặc dù lượng điện không
lớn. Do đó cần phải có mạch điện một chiều để cung cấp.
Điện một chiều có ưu điểm so với xoay chiều:
- Thiết bị điều khiển, bảo vệ rơle tự động hóa đơn giản, độ tin cậy cao và ổn
định hơn.
- Có thể dự trữ được.
Tuy nhiên điện một chiều cũng có nhược điểm là vận hành phức tạp, giá thành
cao.
Phụ tải một chiều trong NMĐ và TBA chia thành ba loại:
- Phụ tải thường xuyên (Itx): Phụ tải này có trị số không lớn làm việc hầu như
24/24 giờ. Ví dụ: đèn tín hiệu bảo vệ rơle tự động hóa,…
- Phụ tải xung (Ix): có trị số rất lớn nhưng thời gian rất ngắn bé hơn 1 phút. Ví
dụ: dòng điện đóng máy cắt, dòng khởi động các động cơ.
- Phụ tải sự cố (Isc) : chỉ có khi mất điện xoay chiều vì thắp sáng sự cố. Do đó
phụ tải lâu dài của điện một chiều sẽ là: Ild = Itx + Isc
Phụ tải ngắn hạn lớn nhất sẽ là: Ing.max = Ild + Ix
11.2 Nguồn điện một chiều
Có ba phương pháp cung cấp điện một chiều:
- Dùng máy phát một chiều: Máy phát một chiều có khuyết điểm vận hành
phức tạp, cần có động cơ sơ cấp kéo máy phát, nếu dùng động cơ xoay chiều thì phụ

170
Bài giảng: Hệ thống điện

thuộc vào điện xoay chiều, khi mất nguồn xoay chiều cũng mất luôn điện một chiều,
còn dùng turbin kéo thì giá thành cao, phức tạp. Do đó hiện nay ít được sử dụng.
- Dùng chỉnh lưu: Chỉnh lưu có ưu điểm là đơn giản, giá thành thấp nhưng
cũng có khuyết điểm là phụ thuộc vào điện xoay chiều, không có khả năng chịu dòng
xung lớn trong khi phụ tải một chiều có những lúc cần dòng xung rất lớn. Do đó hiện
nay trong nhà máy điện dùng chỉnh lưu là chủ yếu nhưng không phải duy nhất.
- Dùng ắcquy:Ắcquy có nhược điểm là vận hành phức tạp, độc, giá thành cao
nhưng có ưu điểm là có thể tích trữ được và chịu dòng xung lớn. Vì vậy hiện nay trong
NMĐ và TBA đều có sử dụng ắcquy cùng với chỉnh lưu làm nguồn cung cấp điện một
chiều.
11.3 Ắcquy
11.3.1 Thông số kỹ thuật của ắcquy
- Điện áp: ngoài trị định mức (Uđm) tính bằng vôn (V) như các thiết bị khác, riêng
ắcquy còn cho trị cực đại khi nạp (Un.max) và trị cực tiểu khi phóng (Up.min).
- Dòng điện nạp (In) tính bằng Ampe (A) tương ứng thời gian nạp (tn) tính bằng
giờ (h).
- Dòng điện phóng (Ip) tính bằng Ampe (A) tương ứng với thời gian phóng (tp)
tính bằng giờ (h).
- Dung lượng phóng (Qp), dung lượng nạp (Qn) tính bằng Ampe-giờ (Ah).
Qn   in  t n   I n.i  Tn.i

Q p   i p  t p   I p.i  T p.i

Qp
- Hiệu suất phóng:  p  1
Qn

11.3.2 Các loại ắcquy


11.3.2.1 Ắcqui axit-chì
Dung dịch điện phân là axit sunphuarit (H2SO4).
Bình điện phân làm bằng thủy tinh, nhựa hóa học chống ăn mòn axit hoặc gỗ đã
xử lý hóa học.

171
Bài giảng: Hệ thống điện

Cực dương là các tấm ô-xýt chì (PbO2), cực âm là các tấm chì xốp (Pb). Sức điện
động E xác định theo biểu thức: E = 0,84 + .
Trong đó:  là tỷ trọng dung dịch điện phân.
Các chế độ làm việc ắcquy axit-chì:
- Chế độ phóng điện: khi nối các cực ắcquy với phụ tải R (hình 11.1a) sẽ có dòng
điện chạy từ cực dương (+) đến cực (-) bên ngoài ắcquy và các phản ứng hóa học xãy
ra như sau:
PbO2 + 2H2SO4 + Pb  2PbSO4 + 2H2O
Nhận thấy rằng trong quá trình phóng điện lượng H2SO4 giảm và H2O tăng cho
nên E giảm. Phụ thuộc vào trị số dòng điện phóng (Ip) mà điện áp trên các cực (Up)
giảm nhanh hay chậm, nhiều hay ít (hình 11.1b).
Dấu hiệu kết thúc quá trình phóng là điện áp phóng bé nhất cho phép (Up.min) là
1,7-1,8V. Nếu tiếp tục phóng ắcquy sẽ bị hiện tượng cong các phiến cực làm chập
mạch và hỏng ắcquy.

Hình 11.1: Chế độ phóng điện của ắcquy axit – chì


a) Sơ đồ nối điện; b) Đặc tính phóng điện U = f(t)
- Chế độ nạp điện: Khi nối các cực ắcquy với nguồn điện một chiều (hình 11.2a)
sẽ có dòng điện chạy từ cực dương sang cực âm bên trong ắcquy và phản ứng hóa học
xảy ra ngược lại với quá trình phóng:
2PbSO4 + 2H2O  Pb + PbO2 + 2H2SO4

172
Bài giảng: Hệ thống điện

Nghĩa là các cực được phục hồi lại và dung dịch điện phân tăng lên do đó Un
cũng tăng lên (hình 11.2b).

Hình 11.2: Quá trình nạp của ăcquy axit-chì

a) Sơ đồ nối điện; b) Đặc tính nạp điện Un = f(t)

Dấu hiệu kết thúc quá trình nạp là khi điện áp nạp đạt giá trị cực đại (Un.max)
Nếu tiếp tục nạp không những ắcquy không tăng dung lượng mà còn có hại vì
lượng H2 ở cực âm và SO4 ở cực dương không tham gia vào phản ứng hóa học mà
thoát ra ngoài, sau khi ra ngoài chúng lại kết hợp thành H2SO4 làm giảm tỷ trọng  và
có hại cho môi trường xung quanh.
Đặc tính Un = f(t) phụ thuộc vào trị số dòng điện nạp (In) (hình 11.3b). Khi đeiện
áp nạp đạt đến 2,3V trên mỗi bình ắcquy, quá trình nạp xãy ra chậm lại do đó tốt nhất
nên giảm dòng điện nạp, kéo dài thời gian nạp để dung lượng nạp đạt được nhiều hơn.
Điện áp định mức của ắcquy axit-chì Uđm = 2,05V, muốn có điện áp lớn hơn phải
nối tiếp nhiều bình ắcquy.
Dòng điện nạp, dòng điện phóng, dung lượng nạp, dung lượng phóng của ắcquy
được chế tạo theo bội số nhân và trong bảng số liệu chỉ cho thông số của ắcquy cơ bản
№1. Hiện nay Nga đã sản xuất ắcquy axit-chì có 2 loại C và CK (C: kiểu đặt cố định;
K: cho phép làm việc trong thời gian ngắn) với số hiệu từ №1 đến №148 có thông số
cho trong bảng 11.1.

173
Bài giảng: Hệ thống điện

Bảng 11.1

Các đặc tính CK-1 C-1 và CK-1


Thời gian phóng h 1 2 3 5 7,5 10
Dung lượng Ah 18,5 22 27 30 33 36
Dòng điện phóng A 18,5 11 9 6 4,4 3,6
Điện áp nhỏ nhất khi phóng V 1,75 1,8

11.3.2.2 Ắcquy axit-kiềm


Tương tự như ắcquy axit–chì chỉ khác về dung dịch điện phân có tính kiềm
không ăn mòn kim loại và không độc hại nhiều cho người nhưng điện áp bé khoảng
1,0÷1,5V mỗi bình và đặc tính up(t) cũng xấu hơn (hình 11.3)
Cấu tạo của ắcquy sắt-kiềm
- Dung dịch điện phân KOH.
- Bình điện phân bằng nhựa thông thường vì không có axit.
- Các cực bằng Fe.

1- Phóng với 1 giờ

2- Phóng với 2 giờ

3- Phóng với 3 giờ

4- Phóng với 4 giờ

5- Phóng với 5 giờ

Hình 11.3: Đặc tính phóng điện của ắcquy kiềm

11.4 Các chế độ làm việc của ắcquy


11.4.1 Chế độ nạp – phóng
Ắcquy sau khi được nạp đầy thì cắt nguồn nạp và chuyển sang nối với phụ tải để
phóng điện cung cấp cho phụ tải. Chế độ làm việc này có ưu điểm là hầu như toàn bộ

174
Bài giảng: Hệ thống điện

năng lượng nạp đều được sử dụng, ắcquy được luôn luôn sử dụng không phải bị ngâm
trong dung dịch điện phân cho nên hiệu suất sử dụng cao. Tuy nhiên có khuyết điểm là
tuổi thọ ngắn vì thời gian làm việc nhiều, nghiêm trọng nhất là cuối giai đoạn phóng
năng lượng còn ít hoặc không còn để cung cấp cho phụ tải. Muốn sử dụng trong nhà
máy điện hoặc trạm biến áp để làm nhiệm vụ dự phòng khi mất điện xoay chiều ít nhất
phải có hai bộ nguồn ắcquy. Điều này làm tăng vốn đầu tư và phức tạp bảo quản vận
hành. Chế độ này chỉ thích hợp đối với những nơi không có điện lưới. Trong nhà máy
điện và trạm biến áp hầu như không sử dụng trong chế độ này.
11.4.2 Chế độ nạp thêm thường xuyên (phụ nạp)
Trong chế độ này ắcquy sau khi được nạp không cắt nguồn nạp mà đồng thời
cùng nguồn đóng với phụ tải. Ắcquy luôn luôn được phụ nạp để bù vào phần tiêu hao
do tự phóng và cung cấp cho tải nếu có. Trong chế độ này, nguồn cung cấp cho các
phụ tải thường xuyên ắcquy chỉ cung cấp cho phụ tải ngắn hạn, phụ tải xung và khi
mất nguồn do mất điện xoay chiều. Ắcquy luôn luôn được nạp đầy cho nên không cần
nguồn dự phòng nhưng cũng có khuyết điểm là ắcquy ít được làm việc thường ở trạng
thái bị ngâm trong dung dịch điện phân đưa đến không bền mặc dù tuổi thọ được kéo
dài. Để khắc phục thường mỗi tháng cho ắcquy phóng hết một lần trong thời gian ngắn
và nạp lại.
11.5 Sơ đồ làm việc của ắcquy
Như đã trình bày ở trên ắcquy có các điểm cần chú ý: điện áp mỗi bình ắcquy có
giới hạn, khi làm việc thay đổi trong giới hạn rất rộng trong khi điện áp phụ tải yêu cầu
không thay đổi hoặc cho phép với ΔUcp = ± 5%
Ví dụ ắcquy axit-chì
- Điện áp cuối giai đoạn un.max = 2,7 – 2,8 V.
- Điện áp cuối giai đoạn phóng up.min = 1,7 – 1,8 V.
- Điện áp làm việc bình thường ulv = 2,0 – 2,05 V.
Vì vậy, để nhận được điện áp thích hợp cần phải nối tiếp n bình U = n.u và u luôn
điều chỉnh theo yêu cầu.
Sơ đồ làm việc của tổ ắcquy (hình 11.4)

175
Bài giảng: Hệ thống điện

Hình 11.4: Sơ đồ làm việc của tổ ắcquy

1- dao đổi nối; 2- nguồn nạp; 3- tổ ắcquy; 4- T1 tay điều chỉnh phóng

5- T2 tay điều chỉnh nạp; 6- phụ tải

Chế độ nạp-phóng
Khi nạp điện dao đổi nối chuyển sang vị trí 2-2’, để giữ cho điện áp trên thanh
góp không đổi theo yêu cầu của tải tay điều chỉnh phóng T1 từ phải sang trái giảm dần
số bình ắcquy vì khi nạp điện áp mỗi bình ắcquy tăng lên, để tăng điện áp đặt vào mỗi
bình ắcquy theo yêu cầu nạp chuyển dần tay nạp T2 cũng từ phải sang trái để giảm số
bình ắcquy được nạp vì điện áp trên cực nguồn có giới hạn. Trong quá trình nạp nếu có
nhu cầu phóng với dòng lớn (ví dụ cần đóng máy cắt) máy phát không đáp ứng được
bảo vệ rơle tự động cắt máy phát do điện áp trên thanh góp giảm, ắcquy sẽ thay máy
phát cung cấp cho phụ tải này, sau đó máy phát được đóng để nạp cho ắcquy và cung
cấp cho phụ tải. Khi đã nạp xong dao đổi nối cắt (vị trí 0-0) chuyển sang chế độ
phóng.
Khi phóng điện điện áp trên mỗi bình ắcquy giảm, để giữ điện áp trên thanh
góp không đổi tay phóng T1 được điều chỉnh từ trái sang phải tăng dần số bình ắcquy.
Chế độ phụ nạp
Trong chế độ phụ nạp dao đổi nối đóng vào vị trí 1-1’, ắcquy nối vào thanh góp
như một tải. Nguồn đồng thời cung cấp cho tải và phụ nạp cho ắcquy. Điều chỉnh điện
áp cho tải (Ung) do bộ điều chỉnh điện áp của nguồn đảm nhận. Khi có tải xung nguồn

176
Bài giảng: Hệ thống điện

tự động cắt, việc cung cấp điện do ắcquy đảm nhận như trên. Vì trong chế độ này dòng
phụ nạp nhỏ cho nên không cần sử dụng nguồn lớn như trong chế độ nạp phóng mà
thay bằng nguồn nhỏ, hiện nay trong NMĐ và TBA sử dụng bộ chỉnh lưu, do đó trong
sơ đồ có hai bộ nguồn (hình 11.5).

Hình 11.5: Sơ đồ nối điện một chiều làm việc theo chế độ phụ nạp
1- nguồn nạp chính; 2- nguồn nạp phụ

11.6 Chọn tổ ắcquy


Tính toán chọn tổ ắcquy tức là chọn số lượng bình ắcquy (n), số lượng bình
ắcquy tham gia vao điều chỉnh (n0), số lượng bình ắcquy nối cố đinh (n1), chọn số hiệu
ắcquy (№).
Theo qui định hiện nay thời gian sự cố (tsc) tính toán cho phép là 0,5 giờ đối với
nhà máy thủy điện có nối với hệ thống, 1 giờ đối với nhà máy nhiệt điện và trạm biến
áp có nối với hệ thống do đó:
- Dung lượng tính toán (Qtt) của ắcquy trong chế độ phụ nạp sẽ là:
Qtt = Ild.maxttt = (Itx + Isc) ttt
- Dòng điện phóng tính toán Itt ngắn hạn sẽ là:
Itt.nh.max = Itx + Isc +Ix
Trong trường hợp có đóng đồng thời nhiều máy cắt một lúc thì
Ix = mIđ.mc
Trong đó

177
Bài giảng: Hệ thống điện

m: số máy cắt đồng thời đóng.


Iđ.mc: dòng điện cung cấp cho bộ truyền động đóng máy cắt.
Số bình ắcquy tổng n xác định theo biểu thức
n = Utg/up.min
Số lượng ắcquy nối cố định n1 xác định theo biểu thức:
n1 = Utg/un.max
Trong đó
Utg: điện áp trên thanh góp, thường lấy bằng 1,05Uđm.tg.
up.min: điện áp ắcquy khi cuối quá trình phóng, đối với ắcquy axit-chì lấy bằng
1,7V.
un.max: điện áp lớn nhất trong khi nạp, đối với ắcquy axit-chì lấy bằng 2,7V
n0 = n – n1: số bình ắcquy tham gia vào điều chỉnh
Số hiệu ắcquy № xác định theo biểu thức:
№  1,1 (Qtt/QN=1)
Trong đó:
1,1: hệ số khi có xét đến sự giảm dung lượng của ắcquy.
QN=1: dung lượng ắcquy № =1, khi ttt = 1 giờ bằng 18,5 Ah.
Sau đó kiểm tra lại theo điều kiện phóng ngắn hạn:
Ic.cp.nh  Ip.nh.max
Trong đó: Ic.cp.nh là dòng phóng cho phép ngắn hạn của ắcquy lấy bằng 2,5 lần
dòng phóng cho phép lâu dài nghĩa là:
Ic.cp.nh = 2,518,5. № (A).
Ip.nh.max là dòng phóng ngắn hạn cực đại.

178
Bài giảng: Hệ thống điện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đào Quang Thạch, Phạm Văn Hòa, Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2004.
[2] Huỳnh Nhơn, Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
[3] Huỳnh Nhơn, Hồ Đắc Lộc, Trạm và Nhà máy điện, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, 2007.
[4] Nguyễn Hữu Khái, Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, 2005.
[5] Phạm Văn Hòa, Phạm Ngọc Hùng, Thiết kế Phần điện nhà máy điện và trạm biến
áp, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2007.

179

Вам также может понравиться