Вы находитесь на странице: 1из 40

KINH DOANH QUỐC TẾ

Chương 4
Sự khác biệt về văn hóa
giữa các quốc gia
Mục tiêu học tập
1. Giải thích văn hóa của một xã hội
2. Xác định các yếu tố tạo nên sự khác biệt về văn hóa xã
hội
3. Sự khác biệt văn hóa trong kinh tế và kinh doanh
4. Nhận định sự khác biệt văn hóa và xã hội ảnh hưởng như
thế nào đến các giá trị tại nơi làm việc
5. Sự thay đổi văn hóa và ứng dụng trong thực tiễn kinh tế
và kinh doanh
Sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến
kinh doanh quốc tế như thế nào ?
 Cần có sự hiểu biết và thích nghi với văn hóa địa
phương vì điều này rất quan trọng đối với các
doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
- Sự hiểu biết đa văn hóa (cross-cultural literacy) – Là sự
am hiểu về những khác biệt văn hóa trong một quốc gia và
giữa các quốc gia khác nhau và về sự ảnh hưởng của sự
khác biệt này đến cách thức kinh doanh Sự hiểu biết đa
văn hóa rất quan trọng đối với thành công của doanh
nghiệp
Sự khác biệt về văn hóa ảnh hưởng đến
kinh doanh quốc tế như thế nào?
 Cần xem xét yếu tố văn hóa khi đánh giá và lựa chọn
quốc gia có mức hấp dẫn cao vì sự khác biệt văn hóa
có mối quan hệ với sự khác biệt về chi phí kinh doanh
giữa các quốc gia:
- Khác biệt với nước chủ nhà càng lớn  chi phí thích ứng
càng lớn
- Có một số đặc trưng văn hóa gây khó khăn và chi phí cao
hơn
 Các công ty đa quốc gia (MNE) có thể góp phần thay
đổi văn hóa
- McDonald’s
Văn hóa là gì?
 Văn hóa (Culture)– hệ thống các giá trị và chuẩn mực
được chia sẻ giữa một cộng đồng (xã hội) và khi kết
hợp lại thì nó cấu thành nên cách sống của cộng đồng
(xã hội) đó
- Giá trị (values) là những quan niệm trừu tượng về những thứ
mà một cộng đồng người tin là tốt, thuộc về lẽ phải và đáng
mong muốn
- Chuẩn mực (norms) là những quy định và quy tắc xã hội đặt
ra những hành vi ứng xử hợp lý trong từng tình huống cụ thể
 Xã hội (Society) – một cộng đồng chia sẻ những giá
trị và chuẩn mực giống nhau (chung)
Giá trị và Chuẩn mực
Giá trị cung cấp ngữ cảnh mà theo đó chuẩn
mực xã hội hình thành và được điều chỉnh, và
tạo thành nền tảng của văn hóa
Chuẩn mực bao gồm
Lề thói (folkways) – các quy ước thông thường của
cuộc sống hằng ngày
Tập tục (mores) – những chuẩn mực được xem
như là tâm điểm vận hành xã hội và các hoạt động
xã hội
Văn hóa, Xã hội và Quốc gia
Mối tương quan giữa xã hội và quốc gia không
phải lúc nào cũng là 1:1
Quốc gia là thực thể chính trị
- Có thể chứa một hoặc nhiều nền văn hóa
Một nền văn hóa có thể tồn tại ở nhiều quốc
gia
Yếu tố quyết định văn hóa
Giá trị và Chuẩn mực của một nền văn hóa
thay đổi theo thời gian
Yếu tố quyết định bao gồm
Triết lý chính trị và kinh tế (political and economic
philosophies)
Cấu trúc xã hội (social structure)
Tôn giáo (religion)
Giáo dục (education)
Ngôn ngữ (language)
Yếu tố quyết định văn hóa
Cấu trúc xã hội
Cấu trúc xã hội (Social structure) – Là cách
thức tổ chức cơ bản của một xã hội
Được xem xét dưới 2 góc độ:
- Mức độ nhìn nhận cá nhân là đơn vị cơ bản của tổ
chức xã hội, trong tương quan so với tập thể
- Mức độ xã hội phân tầng thành các giai cấp hay
đẳng cấp
Cá nhân và Tập thể
Tập thể (group) là một tập hợp của hai hay
nhiều cá nhân có những điểm chung và tương
tác với nhau theo những phương thức có sẵn
trên cơ sở của một tập hợp chung về những
mong đợi và hành vi của người khác
- Mọi cá nhân đều gắn với gia đình, tập thể làm việc,
nhóm xã hội, nhóm giải trí…
Xã hội nhìn nhận giá trị khác nhau về tập thể
Cá nhân và Tập thể
 Xã hội phương Tây tập trung vào cá nhân
- Thành tích cá nhân là phổ biến
- Sự năng động của nền kinh tế Mỹ
- Có tố chất kinh doanh ở mức độ cao
 Coi trọng cá nhân sẽ gây ra sự thiếu trung thành và
thất bại trong việc tích lũy kiến thức đặc trưng
trong doanh nghiệp
- Cạnh tranh giữa các cá nhân trong doanh nghiệp nhiều
hơn là xây dựng nhóm
- Ít khả năng phát triển một mạng lưới quan hệ mạnh mẽ
trong doanh nghiệp
Cá nhân và Tập thể
Trong nhiều xã hội Châu Á, tập thể là đơn vị
cơ bản của cấu trúc xã hội
- Không khuyến khích chuyển đổi công việc giữa các công
ty
- Khuyến khích hệ thống công việc trọn đời
- Dẫn đến sự hợp tác khi giải quyết các vấn đề kinh doanh
Nhưng có thể hạn chế sự sáng tạo và sáng kiến
cá nhân
Sự phân tầng xã hội
 Mọi xã hội đều bị phân tầng theo một cơ sở
thứ bậc thành các thành phần trong xã hội
hoặc các tầng lớp xã hội (social strata)
- Mỗi cá nhân được sinh ra trong một tầng lớp nhất
định
 Cần xem xét
1. Sự dịch chuyển giữa các tầng lớp xã hội
2. Tầm quan trọng gắn với tầng lớp xã hội trong các
bối cảnh kinh doanh
Sự phân tầng xã hội
1. Sự dịch chuyển xã hội (Social mobility) – Khả năng
mà một cá nhân có thể di chuyển ra khỏi tầng lớp xã
hội mà anh ta được sinh ra
 Hệ thống đẳng cấp (caste system) - hệ thống phân tầng
khép kín trong đó vị trí xã hội được xác định bởi gia
đình mà người đó được sinh ra
- Việc dịch chuyển khỏi tầng lớp đó thường là không
thể trong suốt cả cuộc đời của một cá nhân
 Hệ thống giai cấp (class system) - một dạng phân tầng
mở
- Vị trí một người có được khi ra đời có thể thay đổi
thông qua thành công hoặc may mắn
Sự phân tầng xã hội
2. Tầm quan trọng gắn liền tầng lớp xã hội với
quan hệ kinh doanh
 Ý thức giai cấp (class consciousness) – trạng thái mà
trong đó mọi người có xu hướng nhận thức bản thân
dựa trên xuất thân giai cấp, và điều này định hình các
mối quan hệ của họ với thành viên của các tầng lớp
khác
 Mối quan hệ đối kháng giữa tầng lớp quản lý và tầng
lớp lao động làm gia tăng chi phí sản xuất ở các quốc
gia có sự khác biệt giai cấp sâu sắc
Yếu tố quyết định văn hóa
Các hệ thống tôn giáo
và đạo đức
 Tôn giáo (Religion) là một hệ thống các nghi lễ và
niềm tin chung có liên quan tới phạm trù linh thiêng
 Bốn tôn giáo và một hệ tư tưởng thống trị thế giới
1. Công giáo (Cơ đốc giáo = Ki tô giáo)
2. Hồi giáo
3. Ấn Độ giáo (Hindu giáo)
4. Phật giáo
5. Nho giáo (tuy không phải là tôn giáo, nhưng có ảnh
hưởng đáng kể tới hành vi và văn hóa ở nhiều vùng của
Châu Á)
Các hệ thống tôn giáo và
đạo đức
 Hệ thống đạo đức (Ethical systems) – một
tập hợp các nguyên tắc hoặc giá trị luân lý
được sử dụng để dẫn dắt và định hình hành vi
 Tôn giáo và đạo đức thường quyện chặt vào nhau
- Ví dụ: Đạo đức Công giáo hay đạo đức Hồi giáo
Công giáo
Công giáo (Cơ đốc giáo = Ki tô giáo)
(Christianity)
- Tôn giáo lớn nhất trên thế giới
- Phổ biến ở châu Âu, châu Mỹ và những quốc gia
có người châu Âu sinh sống
- Triết lý làm việc của tín đồ Tin lành (the Protestant
work ethic) (Max Weber, 1804)
Lao động chăm chỉ, tạo ra của cải, và sự tiết chế là tiền
đề phát triển của chủ nghĩa tư bản
Hồi giáo (Islam)
- Là tôn giáo lớn thứ hai thế giới, khởi nguồn từ năm 610
sau Công nguyên
- Chỉ có duy nhất 1 Đấng Tối Cao toàn năng thực sự
- Lối sống chi phối trọn vẹn toàn bộ đời sống của một người Hồi
giáo
- Được giới truyền thông phương Tây đánh đồng với các chiến binh,
những kẻ khủng bố và những cuộc bạo động
Tuy nhiên, Hồi giáo dạy về hòa bình, sự công bằng và lòng
khoan dung
- Những người theo trào lưu “Hồi giáo chính thống“ đã giành được
quyền lực chính trị và đổ lỗi cho phương Tây đối với nhiều vấn đề
xã hội
- Con người không sở hữu tài sản, mà chỉ đóng vai trò như người
quản lý thay cho Đấng Tối Cao
- Ủng hộ kinh doanh, nhưng cách thức các doanh nghiệp kinh
doanh thì được quy định chặt chẽ
Ấn Độ giáo
Ấn Độ giáo (Hinduism, đạo Hindu)
- Đa số tín đồ sinh sống trên tiểu lục địa Ấn Độ
- Tập trung vào tầm quan trọng của việc đạt được
sự tăng trưởng và phát triển về tâm linh, mà có thể
yêu cầu tự thân chối bỏ vật chất và thể chất
- Người Ấn Độ giáo được đánh giá bởi những thành
tựu về tinh thần hơn là những thành tựu về vật chất
- Thăng tiến và tiếp nhận những trách nhiệm mới có
lẽ không quan trọng, hoặc có lẽ không khả thi vì lý
do đẳng cấp của nhân viên
Phật giáo
Phật giáo (Buddhism)
- Khoảng 350 triệu tín đồ
- Nhấn mạnh đến sự phát triển tâm linh và kiếp sau
hơn là việc đạt được những thành tựu ở thế giới đang
sống
- Không coi trọng việc tạo ra của cải
- Hành vi kinh doanh không được coi trọng
- Không ủng hộ hệ thống đẳng cấp, mỗi cá nhân có
khả năng dịch chuyển và có thể làm việc với những
người đến từ các tầng lớp khác nhau
Nho giáo
Nho giáo (Confucianism)
- Hệ tư tưởng được tuân thủ chủ yếu ở Trung Quốc
- Dạy về tầm quan trọng của việc cứu rỗi linh hồn
bản thân thông qua hành động đúng đắn
- Đạo đức cao, hành vi có đạo đức và lòng trung
thành đối với người khác được coi trọng
- 3 giá trị trung tâm của hệ tư tưởng Nho giáo –
lòng trung thành, nghĩa vụ tương hỗ, và sự trung
thực – có thể dẫn đến việc giảm chi phí kinh doanh
ở những xã hội Nho giáo
Yếu tố quyết định văn hóa
Vai trò của ngôn ngữ đối với
văn hóa
Ngôn ngữ - ngôn ngữ nói và các phương tiện
liên lạc không lời (giao tiếp phi ngôn ngữ
như biểu hiện khuôn mặt, không gian cá nhân,
và cử chỉ tay)
Các quốc gia có nhiều hơn 1 ngôn ngữ
thường có nhiều hơn 1 nền văn hóa
- Canada, Bỉ, Tây Ban Nha
Vai trò của ngôn ngữ đối với
văn hóa
 Ngôn ngữ là một trong những đặc điểm cơ bản định
hình một nền văn hóa
- Tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ mẹ đẻ của nhiều người
nhất trên thế giới
- Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới
- Tiếng Anh đang dần trở thành ngôn ngữ của kinh doanh
quốc tế
- Tuy nhiên, hiểu biết về ngôn ngữ địa phương vẫn mang
lại nhiều lợi ích, và trong một vài trường hợp, nó là nhân tố
quan trọng cho việc kinh doanh thành công
- Việc thất bại khi “giải mã” các dấu hiệu không lời của
một nền văn hóa khác có thể dẫn đến thất bại trong giao
tiếp
Vai trò của giáo dục đối với
văn hóa
 Giáo dục chính quy là phương thức mà qua đó các cá
nhân tiếp thu nhiều kỹ năng không thể thiếu trong xã
hội hiện đại, từ ngôn ngữ, nhận thức, tới toán học…
- Quan trọng trong việc xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia
Sự thành công thời hậu chiến của Nhật có thể được giải
thích bởi hệ thống giáo dục ưu việt
- Mức độ phổ cập giáo dục chung có thể là một chỉ số hữu
hiệu để xác định những loại sản phẩm nào có thể bán ở quốc
gia đó
Ví dụ: ảnh hưởng của tỉ lệ biết chữ
Văn hóa và công việc
 Quy trình và thông lệ quản trị phải thích nghi với
các giá trị liên quan đến công việc được xác định
bởi văn hóa

 Geert Hofstede đã nghiên cứu văn hóa bằng việc


sử dụng dữ liệu thu thập được từ năm 1967 đến
1973 từ 100.000 nhân viên của IBM
- Hofstede xác định được 4 khía cạnh giúp khái quát các
nền văn hóa khác nhau (sau đó bổ sung thêm 2 khía cạnh).
Văn hóa và công việc
 Các khía cạnh của văn hóa theo Hofstede:
1. Khoảng cách quyền lực (Power distance): cách thức
một xã hội đối mặt với thực tế rằng mọi người là bất
bình đẳng về khả năng thể chất và trí tuệ.
2. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (Individualism
versus collectivism)- mối quan hệ giữa cá nhân và tập
thể
3. Né tránh rủi ro (Uncertainty avoidance)– mức độ mà
các thành viên trong xã hội thích nghi với những tình
huống không rõ ràng và chấp nhận các yếu tố không
chắc chắn
4. Tính nam và tính nữ (Masculinity versus femininity)–
quan hệ giữa các giá trị cứng rắn (thành tích, quyền lực,
sự thăng tiến, công việc...) và các giá trị ôn hòa (gia
đình, sự cân bằng giữa thành tích và sự hạnh phúc...)
Văn hóa và công việc
1. Khoảng cách quyền lực (Power Distance Index - PDI):
- Là cách thức một xã hội đối mặt với thực tế rằng «mọi
người là bất bình đẳng về khả năng thể chất và trí tuệ».

- PDI càng cao thể hiện thực tế là: quyền lực được phân bổ
rõ ràng trong xã hội mà không vướng phải bất cứ sự nghi
ngờ hay chất vấn nào.

- PDI thấp thể hiện mức độ chất vấn cao về sự phân bổ


quyền lực, quyền hành trong xã hội.
Văn hóa và công việc
2. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (Individualism
versus collectivism – IDV)
- Là mức độ hòa nhập của cá nhân với tập thể và cộng đồng.

- Xã hội có IDV cao là xã hội có sự ràng buộc lỏng lẻo giữa


cá nhân với tập thể và cá nhân có xu hướng chỉ gắn kết với
gia đình của mình.

- Xã hội có IDV thấp thường thể hiện sự trung thành cao


của cá nhân với tổ chức và có sự hỗ trợ các thành viên
khác
Văn hóa và công việc
3. Né tránh rủi ro (Uncertainty Avoidance Index - UAI)

- Là mức độ mà các thành viên trong xã hội thích nghi với


những tình huống không rõ ràng và chấp nhận các yếu tố
không chắc chắn

- UAI cao cho thấy mức độ gắn kết của thành viên của
cộng đồng với các quy chuẩn hành vi, luật lệ, văn bản...

- UAI thấp cho thấy sự cởi mở, chấp nhận ý kiến trái
chiều...
Văn hóa và công việc
4. Tính nam và tính nữ (Masculinity vs. Femininity - MAS)

- MAS được hiểu như thước đo về định hướng công việc


trong tương quan với định hướng cá nhân
- MAS cao được coi là sự ưu tiên của xã hội cho thành
quả, phần thưởng vật chất, coi trọng nam quyền...

- MAS thấp ám chỉ sự coi trọng tính cộng tác, khiêm tốn,
quan tâm đến cá nhân khó khăn, chất lượng cuộc sống,
sự bình đẳng giới...
Văn hóa và công việc
Các giá trị liên quan đến công việc của 20 quốc gia được chọn điều tra
Quốc gia Khoảng cách quyền lực Né tránh rủi ro Chủ nghĩa cá nhân Tính nam
(Uncertainty
(Power Distance) (Individualism) (Masculinity)
Avoidance)
Argentina 49 86 46 56
Úc 36 51 90 61
Brazil 69 76 38 49
Canada 39 48 80 52
Đan Mạch 18 23 74 16
Pháp 68 86 71 43
Đức 35 65 67 66
Anh 35 35 89 66
Ấn độ 77 40 48 56
Indonesia 78 48 14 46
Israel 13 81 54 47
Nhật Bản 54 92 46 95
Mexico 81 82 30 69
Hà Lan 38 53 80 14
Panama 95 86 11 44
Tây Ban Nha 57 86 51 42
Thụy Điển 31 29 71 5
Thái Lan 64 64 20 34
Thổ Nhĩ Kỳ 66 85 37 45
Mỹ 40 46 91 62
Việt Nam 70 30 20 40
Văn hóa và công việc
Hofstede mở rộng nghiên cứu ban đầu, bổ
sung khía cạnh thứ 5 “Động lực Nho giáo
(Confucian dynamism)” hay “Định hướng dài
hạn (Long-term orientation)”
- Nắm bắt thái độ đối với thời gian, sự kiên trì, trật tự
địa vị, giữ thể diện, tôn trọng truyền thống, và báo
đáp quà tặng và ân huệ
Nhật Bản, Hong Kong, và Thái Lan đạt điểm cao trong
khía cạnh này
Hoa Kỳ và Canada ghi điểm thấp
Đánh giá nghiên cứu Hofstede
 Nghiên cứu của Hofstede bị chỉ trích vì một số
điểm
- Giả định rằng có mối quan hệ tương quan 1 đối 1 giữa
văn hóa và thực thể quốc gia
- Nghiên cứu có thể đã bị ràng buộc theo văn hóa
- Sử dụng IBM như là nguồn cung cấp thông tin duy nhất
- Văn hóa không đứng yên, nó có biến chuyển
 Tuy nhiên, nó là một xuất phát điểm cho sự hiểu
biết các nền văn hóa khác nhau như thế nào, và hệ
quả mang lại của những sự khác biệt này đối với
các nhà quản trị
Sự thay đổi về văn hóa
Văn hóa biến chuyển theo thời gian
- Những thay đổi trong các hệ thống giá trị có thể
chậm chạp và khá vất vả đối với một xã hội
Sự bất ổn xã hội – một kết quả tất yếu của
sự thay đổi văn hóa
- Khi các quốc gia trở nên mạnh hơn về mặt kinh
tế, văn hóa thay đổi là điều bình thường
Sự tiến bộ kinh tế khuyến khích sự chuyển dịch từ
chủ nghĩa tập thể sang chủ nghĩa cá nhân
- Toàn cầu hóa cũng mang lại sự thay đổi văn hóa
Hàm ý quản trị
1. Phát triển sự hiểu biết đa văn hóa
Các công ty thiếu thông tin về các thông lệ của nền văn hóa
khác thường khó thành công
 Tránh việc thiếu thông tin
- Xem xét tuyển dụng người dân địa phương
- Thường xuyên luân chuyển giám đốc điều hành ra nước
ngoài
 Nhà quản lý cũng phải cảnh giác chống lại hành vi
vị chủng (ethnocentrism)
- Niềm tin vào sự ưu việt của một văn hóa nhất định
Hàm ý quản trị
2. Có sự kết nối giữa văn hóa và lợi thế cạnh
tranh quốc gia
 Xem xét văn hóa giúp doanh nghiệp nhận định
những nước nào có khả năng tạo ra các đối thủ
cạnh tranh đáng gờm nhất
 Có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn các
quốc gia để đặt cơ sở sản xuất và kinh doanh

Вам также может понравиться