Вы находитесь на странице: 1из 3

Câu 6 : đồng chí hãy phân tích, trình bày đặc điểm, vai trò vị trí của nền

kinh tế TP. HCM đối với


Nam bộ và cả nước. Hãy phân tích, chứng minh TP. HCM là trung Tâm kinh tế lớn của cả nước.
Theo đồng chí, cần làm gì để phát huy vị trí trung tâm kinh tế của thành phố.
Trọng tâm : đặc điểm, vai trò vị trí của nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (Cuối 224, 225, hai dòng 226
(3 đặc điểm) vai trò vị trí (giữa 141, cả 142, đầu 143, cuối 228, đầu 229
Phân tích, chứng minh trung tâm kinh tế :
- Công nghiệp
- Thương mại, dịch vụ, du lịch
- Tài chính, ngân hàng, tiền tệ tín dụng
- Bưu chính viễn thông, internet
- Giao thông vận tải
Phương hướng, biện pháp phát triển kinh tế (tr. 234, 235, 236, 237)
Vai trò, vị trí của nền kinh tế TP.HCM
TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam Tổ
quốc, có những đặc điểm riêng so với các địa phương khác.
SG – TPHCM sớm đi vào kinh tế hàng hóa, sớm phát triển kinh tế thị trường khi mà nhiều khu vực trên
đất nước còn nặng kinh tế tự cung tự cấp kiểu phong kiến. Vừa là nhu cầu bên trong, vừa có quan hệ bên
ngoài nên SG-TPHCM sớm hình thành thị trường kinh tế, các hoạt động kinh tế gắn với cơ chế thị trường
từ lâu, diều đó tạo ra cho TP một kiểu hoạt động kinh tế năng động, đổi mới về xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN.
Sự phát triển toàn diện của SG-TPHCM trong hơn 300 năm qua là liên tục, dù chiến tranh hay
hòa bình, dù thực dân cũ hay mới, dù là thời khủng hoảng hay thời đổi mới. Tuy có khác nhau nhưng kinh
tế TP đều tăng trưởng, phát triển (trung bình thường gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng của cả nước.
Nền kinh tế TP là kinh tế mở, gắn kết với khu vực và quốc tế. Do điều kiện địa lý lịch sử và giao
lưu mà kinh tế TP phát triển trong sự quan hệ chặt chẽ với kinh tề của miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam
bộ và Tây Nguyên. Thường xuyên quan hệ trực tiếp với kinh tế quốc tế, chịu ảnh hưởng sớm nhất,nhanh
nhất, trực tiếp nhất của các biến động kinh tế trên thế giới, nhất là các nước xung quanh.
TP đã trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của cả miền,giữ vai trò, vị trí hạt nhân hậu thuẫn và thúc
đẩy, lôi kéo sự phát triển của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo thành vùng kinh tế chiến lược của
quốc gia có tốc độ phát triển rất nhanh, nó có sức lan tỏa và mở rộng nhanh chóng, từ tam giác kinh tế
trong điểm,rồi tứ giác, thất giác và ngày nay là bát giác vùng kinh tế trọng điểm phía Nam : TP HCM,
Đồng Nai, Bình Dương, BRVT, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang. TP HCm còn là trung tâm
thương mại dịch vụ, du lịch, ngân hàng, tài chính, tiền tệ, bưu chính viễn thông … lớn nhất nước,là đầu
mối giao thông vận tải cả miền, cửa ngõ giao thương và giao lưu quốc tế của cả nước. Chặng đường phát
triển liên tục đã đưa TP trở thành trung tâm văn hóa – xã hội, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo –
y tế của cả miền,cả nước, là một trung tâm giáo dục, đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho cả miền, hỗ
trợ chuyên môn kỹ thuật cho các tỉnh thành xung quanh và cũng là nơi cung cấp, đóng góp một lượng lớn
cán bộ cho trung ương.
Sự đóng góp của các thành phần kinh tế quốc doanh –nhà nước, tư nhân,kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài, kinh tế liên doanh, liên kết … đã thúc đẩy kinh tế TP nhanh chóng phát triển, có quy mô lớn,
giữ vai trò hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vai trò “đầu tàu kinh tế” ngày càng được
khẳng định, đã đóng góp khoảng 20% tổng sản phẩm nội địa (GDP); 30% giá trị sản xuất công nghiệp;
25% tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ; 40% kim ngạch xuất khẩu; 30% tổng thu ngân sách và 20%
tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước.
Cơ cấu kinh tế TP thể hiện một thành phố công nghiệp. Hiện nay, kinh tế TP Hồ Chí Minh chủ
yếu dựa vào 2 khu vực công nghiệp-xây dựng (chiếm 43,9% GDP) và thương mại-dịch vụ (chiếm 54,8%
GDP); một cơ cấu kinh tế phù hợp với quy hoạch và rất lý tưởng để thành phố giữ vai trò hạt nhân của
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp TP nhiều ngành nghề có truyền thống chiếm ưu thế trên thị trường toàn quốc như thực
phẩm, đồ uống, cơ khí, may mặc, da – giày, dệt, hóa chất, điện tử. Các khu công nghiệp, khu chế xuất
chiếm tỷ lệ cao so với cả nước, đóng vai trò quan trọng trong Đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho
cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước . Có thể nói thành phố là hạt nhân
trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP
là 66,1% trong vùng (kinh tế trọng điểm phía Nam) và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực
Nam Bộ.
Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được
ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả
nước.Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều
khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng.
Về thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Kim ngạch xuất
nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả
nước. Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18
trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối. Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu sản xuất - kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Hoạt động du lịch của thành phố
phát triển mạnh, đón nhiều du khách quốc tế đến thành phố trên 2 triệu lượt. Công tác xúc tiến, quảng
bá du lịch đã phát huy các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch
trên các báo lớn, truyền hình, tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự hội chợ du lịch chuyên
nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm. Nhiều khách sạn được xếp hạng, trong đó 35 khách sạn 3
đến 5 sao đủ điều kiện kinh doanh.
Hoạt động của dịch vụ tài chính-ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển khởi
sắc với những bước đi đột phá theo hướng đa dạng hoá nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của một nền kinh tế
đang phát triển, có tốc độ phát triển nhanh, thể hiện được vai trò là một trung tâm của toàn vùng và cả khu
vực Nam Bộ. Hiện cũng đã có 240 doanh nghiệp niêm yết và giao dịch cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh với tổng giá trị niêm yết toàn thị trường đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Trong
tương lai, dịch vụ tài chính-ngân hàng sẽ là ngành có vai trò và vị trí quan trọng nổi bật trong số các
ngành dịch vụ còn lại không chỉ với riêng Thành phố Hồ Chí Minh - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
của cả nước mà còn nỗ lực vươn đến vị trí là một trung tâm dịch vụ tài chính-ngân hàng của khu vực
Đông Nam Á.
Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm
kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hệ thống
ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng khắp ở TPHCM, Tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng trên địa
bàn thành phố chiếm cỡ 30% tổng dư nợ toàn quốc. Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM là sở giao dịch
đầu tiên và chiếm vị thế dẫn dắt thị trường. Các công ty bảo hiểm, các ngân hàng đầu tư cũng phát triển
mạnh tại thành phố. Nói cách khác, TPHCM đã thực sự là trung tâm tài chính của Việt Nam
Thành phố đã là một trung tâm thương mại lớn nhất, trung tâm tiêu thụ hàng hoá hàng đầu của
Việt Nam, đóng vai trò đầu mối giao thương quan trọng với tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch
vụ hiện chiếm khoảng 24,3% tổng mức bán của cả nước.
Về bưu chính, viễn thông, Internet : tổng số thuê bao điện thoại tại thành phố khoảng 16,612 triệu thuê
bao, mật độ điện thoại (tính chung cả di động và cố định) tính trên tổng số 8,5 triệu dân của thành phố
ước đạt 195 máy/100 dân. Song song đó, thuê bao Internet băng thông rộng cũng tăng mạnh, ước đạt
770.860 thuê bao, tăng 36,7% so với năm 2008.
Dự kiến thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm dịch vụ chất lượng cao về các mặt viễn
thông, dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng, du lịch của cả nước và có tầm quốc tế. Đến năm 2010, công
nghiệp điện tử, tin học trở thành ngành mũi nhọn, hướng xuất khẩu từng bước phát triển đồng bộ cả phần
cứng, phần mềm, trong đó ưu tiên phát triển phần mềm đưa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành
trung tâm mạnh về sản xuất linh kiện điện tử, phần mềm, tin học viễn thông ở khu vực Đông Nam Á.
Về giao thông vận tải : Với hàng loạt công trình lớn mới hoàn thành như cầu Phú Mỹ, Đại lộ Đông - Tây
(giai đoạn I), cầu Thủ Thiêm, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Khánh Hội, Cầu chữ Y, đường Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Trung Lương, sự hình thành các khu đô thị vệ tinh mới như Thủ
Thiêm, Tây Bắc, các dự án phát triển thành phố hướng ra phía biển Đông..., diện mạo của TPHCM ngày
càng văn minh, hiện đại. Sự phát triển này còn là “bàn đạp” để đẩy mạnh các ngành sản xuất khác phát
triển trong những năm tới đây
Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. HCM khóa IX, nhiệm kỳ 2010-2015 diễn ra từ ngày 5 đến 8 tháng 10
năm 2010, với sự tham dự của 449 đại biểu chính thức, thay mặt cho hơn 154.000 đảng viên toàn
Đảng bộ, đại hội đã bầu đồng chí Lê Thanh Hải làm bí thư Thành ủy
Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội
ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt;
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau
Phương hướng, biện pháp phát triển kinh tế TP đến năm 2020
Về kinh tế
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển
kinh tế xanh. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý
giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản
xuất, dịch vụ gắn với các vùng kinh tế; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị
trường; tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và
của cả nền kinh tế.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm.
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu
quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công
nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40%
trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả,
bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30% lao động xã
hội.

Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên
GDP 2,5-3%/năm. Thực hành tiết kiệm trong sự dụng mọi nguồn lực.
. Các đột phá chiến lược
(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi
trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
(2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi
mới toàn diện nền giáo dục quốc dân.
(3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống
giao thông và hạ tầng
Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IX ý thức sâu sắc trách nhiệm đối với nhân dân thành phố
và cả nước. Với truyền thống yêu nước, cách mạng, đoàn kết, năng động, sáng tạo, Đảng bộ thành phố
quyết tâm khắc phục yếu kém, khuyết điểm, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh toàn diện
sự nghiệp đổi mới, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần
thứ IX đề ra, “vì cả nước, cùng cả nước”, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của
Đảng, xứng đáng với thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh - Thành phố Anh hùng.

Вам также может понравиться