Вы находитесь на странице: 1из 7

BÀI TẬP LỚN MÔN THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI

Đề bài:Thiết bị thu phát điều tần (FM)


1. Tổng quan
1.1. Khái niệm
Điều tần là quá trình ghi tín hiệu tin tức ở tần số thấp và dao động ở tần số cao
làm biến đổi tần số theo tín hiệu tin tức.Trong điều tần, tín hiệu điều tần thay
đổi quanh tín hiệu tải tin.
Với mạch điều chế tần số thì sóng mang có biên độ không đổi, nhưng tần số
thay đổi theo biên độ của tín hiệu âm tần, khi biên độ tín hiệu âm tần tăng thì
tần số cao tần tăng, khi biên độ tín hiệu âm tần giảm thì tần số cao tần
giảm.Như vậy sóng mang FM có tần só tăng giảm theo tín hiệu.
1.2. Chức năng
Biến đổi sóng âm sang sóng điện từ.
1.3. Công dụng
Được áp dụng trong kỹ thuật vô tuyến điện và kỹ thụât xử lý tín hiệu.
1.4. Đặc điểm
Tín hiệu phát thay đổi thành phần tần số tỷ lệ với biên độ và tần số của tín hiệu
truyền đi.
1.5. Ưu điểm
- Có nhiều ưu điểm về tần số,dải tần âm thanh sau khi tách sóng có chất lượng
tốt.
- Khó bị ảnh hưởng bởi nhiễu.
- Sử dụng hiệu qủa năng lượng.
1.6. Nhược điểm
- Tín hiệu được điều chế yêu cầu băng thông rộng hơn nhiều tín hiệu truyền đi
ban đầu (dữ liệu).
- Hiện thực mạch điều chế và giải điều chế phức tạp hơn so với phương pháp
điều biên.
- Truyền trong cự ly ngắn .
1.7. Cấu tạo
a. Sơ đồ máy phát FM

1
Bộ dao
Bộ lọc hạn Bộ nhân Khuếch đại
động chủ Bộ đệm
biên tần số cao tần
sóng

Chuyển đổi Khuếch đại


Bộ trộn tần
tín hiệu trung tần

Tín hiệu Dao động


điều chế tinh thể

 Bộ dao động chủ : Là một mạch dao động kiểu LC tương tự như một bộ dao
động điện dẫn âm đã được thảo luận trước đây. Sự biến thiên C tạo ra tín hiệu
FM.

 Khối khuếch đại đệm : Nó tạo ra sự cách ly giữa bộ dao động với tải của nó để
khi tải thay đổi sẽ gây ảnh hưởng rất nhỏ đến sự hoạt động của mạch dao động.

 Khối hạn biên. : Thành phần biên độ của tín hiệu FM đã được hạn biên sau đó
được đưa tới khối trộn mà một đầu vào khác của nó nhận tín hiệu từ một khối
dao động tinh thể. Hiệu tần được khuếch đại thích hợp, lọc .

 Khối tách sóng : Biến điệu tần số để tạo ra một tín hiệu một chiều tỷ lệ với hiệu
giữa tần số yêu cầu và tần số của khối dao động tinh thể. Tín hiệu một chiều hay
tín hiệu sai số được sử dụng để giữ bộ dao động chủ sóng làm việc tại tần số yêu
cầu.

 Đầu ra của khối hạn biên/lọc được đưa tới một chuỗi các bộ nhân để nâng tần
số tới một giá trị yêu cầu.

 Khối khuếch đại công suất : Khuếch đại công suất tín hiệu tới giá trị mong muốn
và đưa ra anten bức xạ tín hiệu.

2
b. Sơ đồ máy thu FM

88 – 108 MHz 10.7 MHz


B.W = 50 - 15 KHz
B.W =225 KHz B.W =225 KHz

Tách sóng,
Khuếch đại Khuếch đại Bộ hạn Khuếch đại
Bộ trộn tần biến điệu
cao tần trung tần biên âm tần
tần số

Bộ dao
98.7 – 118.7 MHz
động nội

 Anten: Đây là thiết bị đầu cuối của hệ thống thu phát có chức năng thu, phát
tín hiệu dưới dạng song điện từ.
 Mạch vào : Đây là một bộ công hưởng chọn lọc băng tần cần thu đồng thời
phối hợp trở kháng giữa Anten và khuyếch đại cao tần.
 Khuyếch đại cao tần: Nâng công suất của tín hiệu lên một mức đủ lớn để sử
dụng cho việc biến đổi tần số.Đây là tải của Anten có mục đích không làm
suy hao tín hiệu.
 Bộ dao động nội: Đây là bộ dao động ngay trong máy thu sử dụng các phần
tử tích cực, cung cấp tần số biến đổi theo mạch vào.
 Trộn tần: Thưc chất đây là bộ nhân tương tự co nhiệm vụ biến đổi tần số
cao tần thành tần số trung tần 10,7MHz .
 Khuyếch đại trung tần: Đây là bộ khuyếch đại dải hẹp sử dụng bán dẫn
trường khuyếch đại tần số 10,7MHz và làm suy hao tần số lân cận.
 Hạn biên: Đây là một bộ xén đối xứng có tác dụng hạn chế tạp âm gây
nhiễu trên đường truyền bao của tín hiệu.
 Tách sóng biến điệu: Loại bỏ sóng mang để lấy các tín hiệu âm tần,biến đổi
sư thay đổi tần số theo biên độ thành biên độ theo tần số.
 Khuyếch đại âm tần: Thực chất đây là khuyếch đại tần số biến đổi sang loa.

3
2. Thông số kĩ thuật
- Sóng FM thường phát ở dải tần từ 76MHz đến 108MHz
- Nguồn cung cấp sử dụng là 9V
- Tầm phát xa gần 20m hoàn toàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đã đề ra

Trong khi một tín hiệu điều chế xung răng cưa cho dạng đơn giản của tín hiệu FM, thì
tín hiệu điều chế sin là dạng đơn giản nhất xuất phát từ các biểu thức toán học để biểu
diễn tín hiệu FM. Một điện áp dạng sin có thể được biểu diễn như sau :

Uc(t) = Acosct (2.1)

Uc(t) = Acos(t) (2.2)

Với  là hằng số biểu diễn vận tốc góc của hình sin còn  là góc pha. Nói chung, mối
quan hệ giữa góc pha và vận tốc góc được cho bởi :
d  (t )
=(t) (2.3)
dt

Trong một hệ thống điều tần,  được biến đổi quanh một giá trị cố định c, theo tín
hiệu điều chế được giả thiết trong trường hợp này cũng là dạng sin :

Us(t) = Bcosst (2.4)


Vận tốc góc tức thời tại thời điểm bất kỳ :

i = c + ccosst (2.5)
Thay các giá trị tức thời vào phương trình (1.3.3)
di (t )
i(t) = (2.6)
dt

Thế phương trình (2.5) vào phương trình (2.6) và thực hiện tích phân
t t
i(t) =  +   c dt +  c cos  s tdt (2.7)
0 0

Với  là giá trị góc pha ban đầu, nói chung thường cho bằng 0 nên :

c
i(t) = ct + sin  s t
s

 c
Đặt = mf ta có i(t) = ct + mf sinst
s

Sau đó thế i(t) vào phương trình (2.2) được:

4
Ufm(t) = Acos(ct + mf sinst) (2.8)

j ct m f sinst
Ufm(t) = Re { A.e } (2.9)
Khai triển thành chuỗi Fourier phức nhờ hệ số hàm Bessel loại I.
Kết quả được :

Ufm(t) = Ajo(mf) cosct + J1(mf)[cos(c+s)t - cos(c - s)t]

+ J2(mf)[cos(c+2s)t + cos(c - 2s)t] +

+ J3(mf)[cos(c+3s)t - cos(c - 3s)t] + … (2.10)


Từ phương trình (2.10) có thể thấy rằng :

(1) Tần số sóng mang c hiện tại và biên độ của nó được xác định bằng chỉ số điều chế
mf.

(2) Các hạng thức tiếp theo biểu diễn hai tần số là tổng (c+s) và hiệu (c - s) của
sóng mang và tín hiệu điều chế với biên độ j1(mf).

(3) Hai hạng thức tiếp theo có biên độ j2(mf) và các dải tần số (c+2s) và (c - 2s).
(4) Có một số vô hạn các tổng và hiệu của sóng mang và các bội số nguyên lần của tín
hiệu điều chế.
3. Nguyên lý hoạt động
* Nguyên lý hoạt động của máy phát FM
Bộ dao động chủ là một mạch dao động kiểu LC tương tự như một bộ dao động điện
dẫn âm đã được thảo luận trước đây. Sự biến thiên C tạo ra tín hiệu FM. Đầu ra được
đưa tới khối khuếch đại đệm, nó tạo ra sự cách ly giữa bộ dao động với tải của nó để
khi tải thay đổi sẽ gây ảnh hưởng rất nhỏ đến sự hoạt động của mạch dao động. Tín hiệu
tiếp tục được đưa tới khối hạn biên. Thành phần biên độ của tín hiệu FM đã được hạn
biên sau đó được đưa tới khối trộn mà một đầu vào khác của nó nhận tín hiệu từ một
khối dao động tinh thể. Hiệu tần được khuếch đại thích hợp, lọc và đưa tới khối tách
sóng biến điệu tần số để tạo ra một tín hiệu một chiều tỷ lệ với hiệu giữa tần số yêu cầu
và tần số của khối dao động tinh thể. Tín hiệu một chiều hay tín hiệu sai số được sử
dụng để giữ bộ dao động chủ sóng làm việc tại tần số yêu cầu. Sử dụng sơ đồ này có
thể thực hiện việc ổn định tần số của bộ dao động tinh thể dựa trên bộ dao động chủ.
Cần chú ý rằng hằng số thời gian của tín hiệu sai số được chọn sao cho nó có thể hiệu
chỉnh độ lệch tần trong một chu kỳ dài của khối dao động chủ mà không làm ảnh hưởng

5
đến độ lệch tần của chu kỳ ngắn bởi tín hiệu điều chế. Đầu ra của khối hạn biên/lọc
được đưa tới một chuỗi các bộ nhân để nâng tần số tới một giá trị yêu cầu. Sau đó khối
khuếch đại công suất sẽ khuếch đại công suất tín hiệu tới giá trị mong muốn và đưa ra
anten bức xạ tín hiệu.
* Nguyên lý họat động của máy thu FM
Nhiệm vụ của anten là cảm ứng được phần năng lượng điện từ được phát đi từ máy
phát. Những nguyên tắc cơ bản được ứng dụng để thiết kế một anten, tuy nhiên trong
phát thanh FM, tần số của năng lượng điện tử nằm giữa khoảng 88 đến 108 MHz nên
thực tế cần phải có những anten mà kích thước vật lí của chúng nằm trong giới hạn thích
hợp.
Mức công suất của bộ khuếch đại cao tần được nâng lên đến mức có thể được sử
dụng trong bộ trộn tần để biến đổi tần số trung tâm thành một tần số thấp hơn tần số
trung tần (IF). Bộ trộn tần cùng bộ dao động nội chuyển đổi tín hiệu cao tần thu thành
một tần số trung tần 10.7 MHz. Không có gì đặc biệt về tần số trung tần 10.7 MHz ngoại
trừ tại một tần số tương đối thấp như vậy, yêu cầu giá trị của các cuộn cảm và các tụ
điện phải đủ lớn để giảm thiểu hiệu ứng nhiễu loạn điện từ trong mạch. Tại tần số cố
định này việc lọc được thực hiện triệt để loại trừ những tín hiệu không mong muốn được
sinh ra trong quá trình trộn tần, những tín hiệu nhiễu và tạp âm.
Tín hiệu sau khi lọc được đưa tới bộ hạn biên. Sự cần thiết của bộ hạn biên trở
nên tất yếu khi tín hiệu FM thường được chuyển đổi thành tín hiệu AM trong bộ tách
sóng điều tần trước khi nó được tách sóng. Điều này có nghĩa là bất kì sự thay đổi nào
về biên độ tín hiệu FM sẽ được đặt lên tín hiệu gốc từ bộ tách sóng điều tần và do đó
gây ra méo dạng. Bộ hạn biên cắt triệt để tín hiệu thành biên độ cố định và do đó lọc ra
được những hài không mong muốn. Tín hiệu sau đó được đưa tới bộ tách sóng điều tần
(bộ chuyển đổi tần số - biên độ) và bộ tách sóng đường bao. Bộ khuếch đại âm tần
khuếch đại tín hiệu đầu ra của bộ tách sóng lên một mức thích hợp để đưa ra loa.
4. Ứng dụng
- Phát thanh quảng bá phi thương mại 88-90MHz
- Phát thanh thương mại 90-108MHz
- Truyền hình Audio, các dịch vụ thông tin công cộng

6
7

Вам также может понравиться