Вы находитесь на странице: 1из 15

CỔ PHIẾU THƯỜNG

1. Cổ phiếu:
 Khái niệm: Là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ
phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở
hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông
và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.
 Đặc điểm:
 Không có kỳ hạn và không hoàn vốn: là chứng nhận góp vốn, do đó, không có thời
gian đáo hạn và không được hoàn lại vốn, thời hạn của cổ phiếu gắn với thời hạn của
công ty được phát hành
 Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp: Các cổ đông được hưởng cổ tức không cố định và cổ tức phụ thuộc vào kết
quả kinh doanh và phương án phân chia lợi nhuận hàng năm của công ty
 Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị cón lại của tái sản thanh lý.
 Giá cổ phiếu biến động rất mạnh.
 Tính thanh khoản cao: Cổ phiếu thường có tính thanh khoản cao vì cổ phiếu thường
có khả nănn chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng.
- Tính thanh khoản của cổ phiếu thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:
o Kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phần niêm yết).
o Mối quan hệ cung cầu của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
 Có tính lưu thông: tạo cho cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực thụ, tính lưu
thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu có thể thực hiện các việc như kế thừa, tặng…
 Tính tự bản giả: là cổ phiếu có giá trị như tiền. Tuy nhiên, cổ phiếu không phải là tiền
và cổ phiếu chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền. Mệnh giá của cổ phiếu không
phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu
 Tính rủi ro cao: Phát hành cổ phiếu huy động vốn đem lại rủi ro cho tổ chức phát
hành và rủi ro cho nhà đầu tư cổ phiếu.

i
 Thường được chia làm 2 loại:
- Cổ phiếu thường
- Cổ phiếu ưu đãi
 Số lượng
 Cổ phiếu quỹ: Là cổ phiếu do công ty đại chúng đã phát hành và được chính công ty
mua lại bằng nguồn vốn của mình. Số cổ phiếu này có thể được công ty lưu giữ một
thời gian sau đó lại được bán ra; luật pháp một số nước quy định số cổ phiếu này
không được bán mà phải hủy bỏ. Cổ phiếu quỹ không phải là cổ phiếu đang lưu hành,
không có vốn đằng sau nó; do đó không được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phàn
và không có quyền tham gia bỏ phiếu.
 Cổ phiếu được phép lưu hành: Là số lượng cổ phiếu tối đa của một công ty có thể
phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động. Khi cần
có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì phải được đa số cổ đông bỏ
phiếu tán thành và phải sửa đổi đièu lệ công ty.
 Cổ phiếu phát hành: Là cổ phiếu mà công ty đã bán ra cho các nhà đầu tư trên thị
trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu đó, nó nhỏ hơn hoặc tối
đa là bằng với số cổ phiếu được phép phát hành.
 Cổ phiếu đang lưu hành: Là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành trên thị trường
và do các cổ đông đang nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu hành được xác định như sau:
Số cổ phiếu đang lưu hành = Số cổ phiếu đã phát hành – Số cổ phiếu quỹ
 Cổ phiếu niêm yết: Là cổ phiếu của các doanh nghiệp được niêm yết trên các sàn giao
dịch chứng khoán. Theo đó, nhà đầu tư sẽ bỏ đồng vốn của mình để mua cổ phần của
một công ty và thu về lợi nhuận khi cổ phiếu đó tăng giá.
 Cổ phiếu chưa niêm yết: Là những cổ phiếu đac được phát hành nhưng chưa niêm yết
và giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán. Loại này thường lãi nhiều mà
rủi ro cũng nhiều. Cổ phiếu chưa niêm yết bao gồm 3 loại cổ phiếu:
- Cổ phiếu ưu đãi.

i
- Cổ phiếu ủy thác.
- Cổ phiếu trực tiếp.
2. Cổ phiếu thường:
 Khái niệm cổ phiếu thường:
Cổ phiếu thường (còn gọi là cổ phiếu phổ thông): Là loại cổ phiếu phổ biến nhất trong
các loại cổ phần của một công ty cổ phần: Là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ
đông đối với công ty và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông
thường trong công ty
 Cổ đông phồ thông:
 Khái niệm: Cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông (hay cổ phiếu thường) được gọi là cổ
đông thường. Các cổ đông này sẽ là những người cuối cùng được chia phần sau khi
thanh lý tài sản trong trường hợp công ty bị phá sản.
 Phân loại:
- Cổ đông chủ chố t:
o Bao gồm cổ đông sáng lập, cổ đông là thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát
công ty và có thể là những cổ đông lớn
o Chịu trách nhiệm về sự hình thành, tồn tại hoạt động kinh doanh và sự phát triển
của công ty trước nhà nước, trước xã hội
o Không được tự do mua bán chuyển nhượng cổ phiếu của mình, trừ những trường
hơp đặc biệt
o Ví dụ:

- Cổ đông công chúng:

i
o Đặc điểm: Tự do mua bán, chuyển nhượng CP và được hưởng mọi quyền lợi và
trách nhiệm theo điều lệ công ty và theo luật pháp
o Ví dụ: Cổ đông khác đây là những cổ đông công chúng bao gồ m cổ đông trong
nước và cổ đông nước ngoài

 Quyền của cổ đông thường:


 Quyền hưởng cổ tức: Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho những
người chủ sở hữu. Cổ tức có thể được trả bằng tiền (dạng phổ biến), cũng có thể trả
bằng cổ phiếu mới. Cổ phiếu phổ thông không uy định mức cổ tức tối thiểu hay tối đa
mà cổ đông nhân được. Việc có trả cổ tức hay không, tỷ lệ trả cổ tức là tùy thuộc vào
kết quả hoạt động và vào chính sách của công ty.
 Quyền ưu tiên mua cổ phiếu mới: Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng
vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua trước cổ
phiếu mới, trước khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng, trong một thời hạn
nhất định. Lượng cổ phiếu mới được phép mua theo quyền này tương ứng với lượng
cổ phiếu được phép nắm giữ.
 Quyền tự do chuyển nhượng
 Quyền bỏ phiếu: Cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vào các chức
vụ quản lý trong công ty; có quyền tham gia vào các đại hội cổ đông và bỏ phiếu
quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Nếu không tham dự được, cổ đông có

i
thể ủy quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết theo chỉ định của họ hoặc theo
tùy ý người ủy quyền. Tùy theo quy định, mỗi cổ đông có thể được bỏ phiếu tối đa
cho mỗi ứng viên bằng số cổ phiếu nắm giữ, hoặc được dồn toàn bộ vào số cổ phếu có
thể chi phối để bầu cử một ứng cử viên.
 Quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại đại hội cổ đông, mỗi cổ phần
cổ đông có một phiếu biểu quyết
 Ví dụ: Lich trả cổ tức của VNM trong các năm qua
- 27/12/2018: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10%
- 05/09/2018: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 20%
  Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 5:1
- 05/06/2018: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 15%
- 28/12/2017: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 15%
- 14/08/2017: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 20%
- 04/05/2017: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 20%
- 19/08/2016: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 40%
  Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 5:1
- 11/07/2016: Phát hành cho CBCNV 8,887,731
- 03/06/2016: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 20%
3. Các hình thức giá trị của cổ phiếu thường:
 Mệnh giá:
 Khái niệm: Là gía trị được ghi trên bề mặt của CK
Ở VN, MG của CP và chứng chỉ quỹ chào bán lần đầu ra công chúng là 100.000 đ và bội
số của 100.000 đ
 Dùng để xác định vốn điều lệ của công ty cổ phần
- Vốn điều lệ: Là số vốn do tất cả các cổ đông góp và được ghi vào điều lệ của
doanh nghiệp

Vốn điều lệ = Mệnh giá x Số cổ phần thường + Tổng mệnh giá cổ phần ưu đãi
(nếu có)

i
 Giá phát hành:
 Khi công ty phát hành cổ phiếu (trên thị trường sơ cấp), công ty ấn định giá phát
hành, hoặc tổ chức đấu giá.
 Thường khác mệnh giá (có thể cao hơn hoặc bằng, khi làm ăn khó khan còn có thê
thấp hơn) nhưng hạch toán vẫn theo mệnh giá nên cổ phiếu phát hành có thể không
ghi mệnh giá
 Vốn thặng dư: là phần vốn vượt trội so với mệnh giá cổ phần, công ty thu được khi
phát hành cổ phiếu bổ sung bán được giá cao hơn mệnh giá.
Ví dụ: Công ty A có mệnh giá cổ phần 10 000 đ, trong một đợt phát hành cổ phiếu bổ
sung, công ty bán được ở giá 15 000 đ. Giá trị vượt trội 5000 đ so với mệnh giá cổ
phần là vốn thặng dư (công ty hạch toán vào tài khoản vốn thặng dư)
 Giá trị sổ sách (còn gọi là Thư giá – Book value)

𝑉𝐶𝑆𝐻 − 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑚ệ𝑛ℎ 𝑔𝑖á 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 ư𝑢 đã𝑖


𝑇ℎư 𝑔𝑖á =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 𝑡ℎườ𝑛𝑔 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ

 Thư giá thường lớn hơn mệnh giá


 Giá trị thị trường:
 Là giá trị của CK đó khi được giao dịch mua bán trên TT
 Là giá trị vốn hóa của công ty
 Thường xuyên biến đổi
 Giá trị thực:
Là giá trị vốn có thuộc về bản chất của CK đó, là giá trị mà chứng khoán đó nên có dựa
trên những yếu tố có liên quan khi định giá CK đó
4. Một số chỉ tiêu của cổ phần?
 Sơ đồ phân phối lợi nhuận:
(thiếu)
 Tỉ suất lợi nhuận trên cổ phần hay gọi tắt là EPS (earning per share)

i
 Khái niệm: Là chỉ số nói lên phần lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần. Đây cũng coi
như phần lợi nhuận thu được trên mỗi khoản đầu tư ban đầu, nên nó được coi như là
chỉ số xác định khả năng lợi nhuận của một công ty (hay một dự án đầu tư)
 Công thức:
𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế − 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế 𝐜ổ 𝐩𝐡𝐢ế𝐮 ư𝐮 đã𝐢 đượ𝐜 𝐡ưở𝐧𝐠
𝐄𝐏𝐒 =
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐬ố 𝐜ổ 𝐩𝐡𝐢ế𝐮 𝐭𝐡ườ𝐧𝐠 𝐩𝐡á𝐭 𝐡à𝐧𝐡
 Ý nghĩa:
- EPS được xem là biến số quan trọng khi tính toán giá cổ phiếu và đóng vai trò
quan trọng cấu thành nên hệ số PE.
- EPS càng cao phản ánh năng lực kinh doanh của công ty càng mạnh, khả năng trả
cổ tức cao và vì thế giá cổ phiếu có xu hướng tang cao.
 Phân loại:
- EPS cơ bản (basic EPS): Lãi cơ bản trên một cổ phiếu. EPS này phổ biến hơn

𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế − 𝐂ổ 𝐭ứ𝐜 𝐝à𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐨 𝐜ổ 𝐩𝐡𝐢ế𝐮 ư𝐮 đã𝐢


𝐄𝐏𝐒 𝐜ơ 𝐛ả𝐧 =
𝐒ố 𝐥ượ𝐧𝐠 𝐜ổ 𝐩𝐡𝐢ế𝐮 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 𝐥ư𝐮 𝐡à𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤ỳ

VD: EPS cơ bản của VNM năm 2017 là 7093,35 VNĐ

- EPS pha loãng (Diluted EPS): Lãi suy giảm trên một cổ phiếu. EPS này chính xác
hơn và cần được theo dõi vì:
o Các doanh nghiệp đôi khi phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi,
cổ phiếu phát hành thêm, các quyền mua mà sau này được quyền chuyển đổi thành
cổ phiếu phổ thông trong tương lai.
o Khi đó EPS của doanh nghiệp này sẽ thay đổi, do số lượng cổ phiếu phổ thông tang
lên đột biến nhưng lại không có thêm dòng tiền chạy vào. Lúc này, nếu nhà đầu tư
chịu quan tâm đến EPS cơ bản, mà bỏ qua các yếu tố trên để dự đoán cho EPS
tương lai có thể sẽ dẫn đến sai lầm.
 Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu hay chỉ số P/E (Price to earning ratio):
 Khái niệm: Là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của
một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần,

i
hay cho biết nhà đầu tư phải trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán
 Công thức: Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và
thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS)
𝐏
𝐏/𝐄 =
𝐄𝐏𝐒

Trong đó: P là giá thị trường của cổ phiếu

EPS là lợi nhuận trên một cổ phiếu


 Ý nghĩa:

- Tỷ số P/E thấp có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao hoặc
giá trị trường của cổ phiếu thấp.

- Tính toán tỷ số P/E thường trên cơ sở số liệu của công ty trong vòng một năm. Tuy
nhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động của nhiều yếu tố, nên có thể lên cao,
xuống thấp bất thường, nên hệ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các
năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường không chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một
năm khi ra quyết định đầu tư mà còn xem xét cả P/E trong nhiều năm trước, hay so
sánh P/E của công ty này với công ty khác trong cùng ngành hay trong cùng nền
kinh tế.

- Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng
trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có
ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó.

- P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần,
hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho
từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường
được công bố trên báo chí.

- Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức
cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất

i
vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả
cổ tức cao.

- Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu A
không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là
hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ
phiếu tương tự với cổ phiếu A, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ
cho chúng ta giá của cổ phiếu A.

5. Cổ tức:

Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền. Thu nhập
này sau khi bù đắp các khoản chi phí hoạt động kinh doanh có liên quan, còn lại là lợi
nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuốc vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh
doanh và quản lý của doanh nghiệp, thể hiện thành quả tài chính cuối cùng của doanh
nghiệp.

 Khái niệm: Phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được phân chia cho các cổ đông.
Cổ tức là phần thu nhập mà cổ đông thực nhận

i
 Đặc điểm:
 Thường được trả sau khi đã trả cổ tức cố định cho cổ đông ưu đãi và sau khi trừ đi
quỹ tích lũy (lợi nhuận giữ lại để dành cho đầu tư)
 Phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và chính sách phân chia cổ
tức
 Thường được trả định kì 6 tháng hoặc 1 năm
 Hình thức, tỷ lệ chi trả cổ tức do chính sách công ty và HĐQT quyết định
 Cách chi trả:
 Ngày công bố: Ngày HĐQT của công ty tuyên bố rằng công ty sẽ trả cổ tức. Vào
ngày này công ty sẽ tuyên bố mức trả cổ tức và ngày đăng kí cuối cùng
 Ngày giao dịch không hưởng quyền: (Ngày GDKHQ) là ngày giao dịch mà nhà đầu
tư mua chứng khoán sẽ không được hưởng các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ
tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự ĐHCĐ…
- Chu kì thanh toán T+2:

Quy định hiện nay, với các giao dịch bình thường, thời hạn thanh toán là T+2, nghĩa là
thời hạn thanh toán là 2 ngày làm việc (trừ thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ). Cụ thể là
thời gian từ ngày giao dịch (mua/bán) đến ngày nhận được chứng khoán hoặc tiền là 2
ngày (ngày giao dịch tính là ngày T+0). Do đó, nhà đầu tư mua cổ phiếu ngày làm việc
liền trước ngày đăng ký cuối cùng sẽ không có tên trong sổ cổ đông, vì giao dịch chưa
được thanh toán, do vậy sẽ không được hưởng quyền.

i
- Gía cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức: Trong một thế
giới hoàn hảo, giá cổ phiếu sẽ giảm bằng một lượng cổ tức phải trả trong ngày thực
hiện quyền
 Ngày khóa sổ (Ngày chốt danh sách cổ đông - Ngày ĐKCC): là ngày chốt danh sách
khách hàng sở hữu chứng khoán, và là ngày công ty yêu cầu phòng đăng kí của mình
cung cấp danh sách người sở hữu chứng khoán với mục đích để thực hiện các quyền
cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở
hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền
mua cổ phiếu phát hành thêm
 Ngày chi trả: Ngày công ty chuyển trả cổ tức cho các cổ đông. Khoảng 2 tuần sau
ngày khóa sổ
 Hình thức chi trả:

Doanh nghiệp có thể chi trả cổ tức theo một trong ba hình thức: bằng tiền mặt, bằng tài
sản hoặc bằng cổ phiếu. Tuy nhiêu các doanh nghiệp thường hay áp dụng trả bằng tiền
mặt và trả bằng cổ phiếu.

 Bằng tiền:
- Cổ tức tiền mặt là dạng cổ tức mà công ty lấy ra từ lợi nhuận có được chia cho nhà
đầu tư dưới dạng tiền mặt (hoặc chuyển khoản).
- Với những cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu và những người đang có dự định mua
cổ phiếu, có thể căn cứ vào số cổ tức (tiền mặt) được trả để tính lợi suất hiện thời
bằng cách lấy khoản này chia cho thị giá cổ phiếu. Chỉ tiêu này được coi là một
trong những tiêu chí chọn cổ phiếu.
- Cổ tức tiền mặt làm chuyển giao giá trị kinh tế từ công ty sang cho các cổ đông
thay vì công ty sử dụng tiền đó cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, điều này cũng
gây ra một sự giảm mạnh trong giá cổ phiếu của công ty một lượng đúng bằng cổ
tức được chia.

Ví dụ: Nếu công ty công bố chi trả cổ tức tiền mặt là 5% giá chứng khoán thì các cổ đông
cũng sẽ nhìn thấy có sự sụt giảm đúng bằng 5% trong giá trị cổ phần của mình. Điều này

i
là kết quả của sự chuyển giao giá trị kinh tế. Một điểm đáng lưu ý của chi trả cổ tức bằng
tiền mặt đó là các cổ đông nhận được cổ tức theo dạng này sẽ phải đóng thuế trên giá trị
được chia đó, do vậy giá trị được nhận cuối cùng sẽ ít hơn mức cổ tức công bố.

Tuy cổ tức tiền mặt không có sự lựa chọn nào ngoài việc bạn phải nhận tiền mặt nhưng
cổ đông vẫn có thể tái đầu tư từ cổ tức tiền mặt vào công ty thông qua các dự án tái đầu
tư từ cổ tức. Ưu điểm lớn nhất của tiền mặt là tính thanh khoản rất cao, cầm tiền mặt
trong tay bao giờ cũng chắc chắn hơn là bạn cầm cổ phiếu trong tay. Hơn nữa, việc đánh
thuế trên cổ tức tiền mặt được nhận vẫn chưa được thực hiện tại Việt Nam. Nếu bạn là
nhà đâu tư ngại rủi ro và muốn chắc chắn thì có lẽ bạn sẽ yêu thích cổ tức tiền mặt hơn,
vì giá trị của chúng rất chắc chắn.

 Bằng cổ phiếu:
- Khái niệm: Cổ tức cổ phần là một sự gia tăng cổ phần của doanh nghiệp với một
lượng các cổ phần mới được chia cho các cổ đông. Thực chất đây là hình thức phát
hành cổ phiếu mới trong nội bộ các cổ đông cũ nhằm tăng vốn chủ sở hữu từ lợi
nhuận để lại. Ngoài mục đích tăng vốn, trả cổ tức bằng cổ phiếu còn có tác dụng
làm giảm nhu cầu chi tiêu tiền, tác độn tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Tuy nhiên việc chia lợi tức theo cách này có thể làm giảm giá trị tạm thời của cổ
phiếu.
→ Trả cổ tức bằng cổ phiếu là: chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ đông thường,
chuyển tiền từ tài khoản lợi nhuận giữ lại sang các tài khoản vốn cổ phần thường
khác của các cổ đông.
- Đặc điểm:
o Tiền sẽ không bị chuyển ra ngoài công ty
o Trả cổ tức bằng cổ phiếu khi doanh nghiệp giữ lợi nhuận cho mục đích đầu tư và
muốn làm an long cổ đông
o Công ty sẽ tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành
o Trả cổ tức bằng cổ phiếu làm tài khoản chủ sở hữu tăng lên và phần lợi nhuận giảm
xuống

i
o Giá trị thị trường của mỗi cổ phần sẽ giảm theo tương xứng với số cổ phần mới
phát hành:
𝑮𝒊á 𝒕𝒓ướ𝒄 𝒄ổ 𝒕ứ𝒄 𝒄ổ 𝒑𝒉ầ𝒏
𝐆𝐢á 𝐬𝐚𝐮 𝐜ổ 𝐭ứ𝐜 𝐜ổ 𝐩𝐡ầ𝐧 =
𝟏 + 𝐏𝐡ầ𝐧 𝐭𝐫ă𝐦 𝐭ỉ 𝐥ệ 𝐜ổ 𝐭ứ𝐜 𝐜ổ 𝐩𝐡ầ𝐧
- Ví dụ: Nếu một công ty quyết định trả cổ tức cổ phần 5%, nó sẽ gia tăng số lượng
cổ phần lên 5%. Nếu doanh nghiệp có 1 triệu cổ phần, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ
có thêm 50.000 cổ phần nữa. Nếu bạn sở hữu 100 cổ phần trong công ty, bạn sẽ
nhận được 5 cổ phần tăng thêm nữa.
o Nếu một cổ phần doanh nghiệp có giá là 10 USD một cổ phần. Sau khi cổ tức cổ
phần được chia, giá trị mỗi cổ phần sẽ giảm xuống 9.52 USD một cổ phần để điều
chỉnh cho khoản cổ tức đã được chia.
→ Lợi thế của cổ tức cổ phần ở đây chỉ đơn giản là mang đến cho cổ đông sự lựa
chọn. Các cổ đông có thể giữ cổ phần và hi vọng công ty sẽ có thể sử dụng tiền đó
để tạo ra một tỷ suất sinh lợi tốt hơn hoặc các cổ đông có thể bán một số cổ phần
mới để tạo ra cổ tức tiền mặt cho riêng mình. Lợi ích lớn nhất của cổ tức cổ phần
là các cổ đông không bị đánh thuế trên giá trị cổ tức nhận được.
- Trả cổ tức bằng cổ phiếu giống tách cổ phiếu:
o Cả 2 trường hợp đều làm số lượng cổ phần tăng lên và giá trị cổ phần giảm xuống
o Trả cổ tức bằng cổ phiếu làm tài khoản chủ sở hữu tăng lên và phần lợi nhuận
giảm xuống
o Tách cổ phiếu làm giảm mệnh giá mỗi cổ phần
- Công ty tài trợ cồ tức bằng cổ phiếu từ:
o Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
o Các quỹ dự phòng doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển
o Thặng dư vốn cổ phần
→ Nhà đầu tư cần lưu ý: việc phát hành cổ tức bằng cổ phiếu không làm thay đổi vốn
chủ sở hữu, và tỉ lệ nắm giữ của mỗi cổ đông trong công ty không đổi (do cùng
nhận một tỷ lệ tương ứng cho phần tăng thêm)
- Ví dụ (thiếu)

i
 So sánh cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phần:
TIỀN MẶT CỔ PHẦN
GIỐNG Không làm tăng giá trị của công ty
KHÁC Trả bằng tiền mặt hoặc Chi trả bằng cổ phần (Các cổ
chuyển khoản đông có thể giữ lại để chờ tỷ
suất lợi tốt hơn hoặc bán đi để
nhận tiền mặt)
Gây sự giảm mạnh trong giá Làm giảm giá trị tạm thời của cổ
cổ phiếu của 1 công ty bằng phiếu.
lượng đúng cổ tức được chia
Các cổ đông phải đóng thuế Các cổ đông không phải đóng
trên giá trị cổ tức được chia thuế trên giá trị nhận được
Cổ tức tiền mặt làm chuyển Gây gia tăng cổ phần của doanh
giao giá trị kinh tế từ công ty nghiệp với một lượng các cổ
sang cho các cổ đông thay vì phần mới được chia cho các cổ
công ty sử dụng tiền đó cho đông.
hoạt động của mình

→ Cổ tức cổ phần được cho là tốt hơn so với cổ tức tiền mặt nếu chúng không đi kèm
với quyền chọn cổ tức tiền mặt.
 HÌnh thức khác: Công ty trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán, bất động
sản hay cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu

Ví dụ:

- Công ty kẹo gôm Wrigley trả cổ tức bằng các hộp kẹo cao su
- Nhà hỏa thiêu a Dundee dành ưu đãi giảm giá dịch vụ hỏa táng cho các cổ đông
6. Mua lại cổ phiếu:
 Đặc điểm:
 Công ty mua lại cổ phần của chính nó

i
 Làm giảm đi số cổ phần đang lưu hành
 Lí do mua cổ phiếu:
 Cung cấp cơ hội đầu tư nội bộ
 Thay đổi cơ cấu vốn của công ty
 Cải thiện chi tiêu lợi nhuận trên cổ phần (EPS)
 Giảm quyền sở hữu của một nhóm cổ đông nào đó
 Giảm thiểu sự pha loãng cổ phiếu nhằm tránh nguy cơ thao túng quyền kiểm soát
công ty

Вам также может понравиться