Вы находитесь на странице: 1из 18

0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA

Sinh viên thực hiện: Trần Nguyễn Minh Trí


MSSV: K154040400
Lớp K15404

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hoàng Trung Nghĩa


Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường đại học Kinh tế - Luật
1

TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CHỈ BÁO RSI


TRÊN THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH VIỆT NAM

TRẦN NGUYỄN MINH TRÍ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

THÁNG 3, NĂM 2019


2

MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU.........................................................................................1

2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT................................................................3

2.1. Tổng quan về chỉ báo RSI.................................................................3

2.2. Cách tính RSI................................................................................4

2.3. Cách sử dụng.................................................................................5

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................6

3.1. Dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu..............................................6

3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................7

3.2.1. Cách thức 1................................................................................8

3.2.2. Cách thức 2................................................................................8

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................8

5. KẾT LUẬN..........................................................................................13

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................14


3

TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CHỈ BÁO RSI


TRÊN THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH VIỆT NAM

Trần Nguyễn Minh Trí


Trường Đại học Kinh tê ́- Luật, ĐHQG-HCM – tritnm15404@st.edu.vn

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu này, với đối tượng là công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến
RSI, bằng cách kiểm tra lại tính hiệu quả của chỉ báo thông qua phân tích dữ
liệu lịch sử giao dịch trong hơn một năm của mọt sản phẩm phái sinh ở Việt Nam
với hai phương pháp được áp dụng phổ biến để xác định cách thức áp dụng phù
hợp của công cụ này nhằm phục vụ mục đích là giúp các nhà đầu có thể cân
nhắc được một phương pháp phù hợp để giam gia giao dịch trên thị trường này
được hiệu quả hơn.

Từ khóa: RSI, chứng khoán phái sinh, hợp đồng tương lai chỉ số VN30, chỉ
báo, phân tích kỹ thuật..
4

1. GIỚI THIỆU

Sau hơn một năm sản phẩm phái sinh đầu tiên của Việt Nam được giao, các
công cụ và chiến lược đầu tư phù hợp trên thị trường phái sinh trở thành một mối
quan tâm với những nhà đầu tư. Với thị trường Việt Nam, sự xuất hiện của chứng
khoán phái sinh không chỉ có ý nghĩa là một công cụ phòng ngừa rủi ro mà còn
cung cấp thêm một kênh đầu tư khác đi kèm với thị trường chúng khoán cơ sở
giúp đa dạng hóa thị trường tài chính. Sự quan tâm của các nhà đầu tư được thể
hiện rõ khi sản phẩm này vừa được xuất hiện thì một dòng tiền lớn đã tham gia
vào thị trường này, một phần chuyển hướng từ các nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán cơ sở và thu hút được thêm một dòng tiền từ những nhà đầu tư mới
bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán. Và với sự quan tâm của đông đảo nhà
đầu tư như thế, việc tìm hiểu phương pháp hiệu quả để giao dịch trên thị trường
này trở nên cực kỳ quan trọng. Nhiều công cụ, nhiều chiến lược đã được áp dụng
để giúp các nhà đầu tư có thể giao dịch một cách hiệu quả trên thị tường này. Tuy
nhiên trong khoảng thời gian thị trường phái sinh vừa mới xuất hiện chưa quá lâu,
cộng thêm việc thị trường cung ứng vốn tại Việt Nam còn nhỏ và chưa phát triển,
thì tính hiệu quả của các công cụng phân tích được áp dụng vào thị trường phái
sinh khi đó vẫn là một điều cần xem xét.

Kể từ khi các sản phẩm hợp đồng chỉ số VN30 được chính thức giao dịch,
nhiều phương pháp đầu tư đã tỏ ra hiệu quả và được đông đảo các nhà đầu tư áp
dụng. Đa phần các phương áp, chiến lược đầu tư này trên thị trường phái sinh
được kết hợp từ các công cụ phân tích kỹ thuật quen thuộc, có thể kể đến một vài
công cụ như các đường trung bình động, dải băng Bollinger. Một số nhà đầu tư
chuyên nghiệp sử dụng một số công cụ phức tạp hơn như chỉ báo Ichimoku, các
công cụ ứng dụng dãy số Fibonacci.
5

Khác với thị trường chúng khoán cơ sở. Thị trường phái sinh, đặc biệt là các
sản phẩm hợp đồng tương lai có thời gian đáo hạn trong tháng, có diễn biến nhanh
và phức tạp, trong khi các chỉ báo xu hướng với tính chất là phản ứng không quá
nhạy và chỉ ứng dụng tốt khi diễn biến giá của sản phẩm là có xu hướng đã tỏ ra
không quá hiệu quả với thị trường này. Vì thế việc sử dụng các chỉ báo động
lượng vào chiến lược đầu tư trên thị trường phái sinh đã được nhiều người chú ý
đến khi nó tỏ ra hiệu quả hơn so với các chỉ báo động lượng.

Một trong số những chỉ báo động lượng được sử dụng phổ biến trong phân tích
kỹ thuật là RSI - The relative strength index, hay được gọi là Chỉ báo sức mạnh
nội tại.

RSI được sử dụng rất phổ biến bởi các nhà đầu tư chứng khoán. Ở các nước
phát triển chỉ báo được sử dụng phổ biến từ rất lâu, được giới thiệu lần đầu tiên từ
năm 1978 và đến hiện nay vẫn là một trong những chỉ báo động lượng được sử
dụng nhiều nhất, đặc biệt là trong thị trường giao dịch ngoại hối.

Và với việc RSI hiện đang là một chỉ báo được sử dụng phổ biến trong thị
trường phái sinh ở thời điểm hiện tại, việc kiểm tra lại tính hiệu quả của chỉ báo
này trong suốt thời gian vừa qua là điều cần thiết.

Trong bài nghiên cứu này, từ dữ liệu giao dịch của thi trường phái sinh, tính
hiệu quả của chỉ báo RSI khi áp dụng cho chỉ số VN30F1M sẽ được kiểm chứng
để giúp các nhà đầu tư có thể điều chỉnh lại chiến lược giao dịch và hình thành
được một phương pháp tốt hơn để tham gia trong thị trường chứng khoán phái
sinh này.
6

2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1. Tổng quan về chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI dùng để đo độ mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng
khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định
(thường dùng 14 ngày). Chỉ báo RSI do Welles Wilder phát triển.

RSI là một công cụ đo dao động có biên trên, biên dưới và dao động từ 0 đến
100, đường trung bình 50 nằm giữa. Khi RSI nằm dưới mức 30 cho biết thị
trường đang trong tình trạng quá bán (oversold), nếu RSI nằm trên mức 70, nó cho
biết thị trường đang trong tình trạng quá mua (overbought). Khi tình trạng quá
mua hoặc quá bán diễn ra, thị trường được kỳ vọng sẽ đảo chiều theo hướng
ngược lại.

2.2. Cách tính RSI

Tùy vào từng khung thời gian giao dịch, sau một giai đoạn giao dịch định kỳ,
thì mức giá ở hiện tại mà RSI cần được tính thì một giá trị giá tăng U và một giá
trị giá giảm D sẽ được xác định. Nếu giá ở hiện tại tăng so với giá khởi điểm của
giai đoạn giao dịch đó thì U và D sẽ được xác định theo công thức:

U = giá hiện tại – giá đầu giai đoạn


D=0

Nếu giá ở hiện tại giảm so với giá khởi điểm của giai đoạn giao dịch đó thì U
và D sẽ được xác định theo công thức:

U=0
D = giá đầu giai đoạn – giá hiện tại
7

Nếu giá ở hiện tại không đổi so với mốc giá đầu giai đoạn thì U và D sẽ đều
dằng 0.

Để tính RSI với chu kỳ n, thì một giá trị trung bình trượt của U, MAU, và một
giá trị trung bình trượt của D, MAD,ở hiện tại sẽ cần được tính với công thức:

MAU = (MAPU × (n - 1) + U) ÷ n
MAD = (MAPD × (n - 1) + D) ÷ n

Với MAPU và MAPD là giá trị trung bình trượt của U và D ở thời điểm xác lập
mức giá kết thúc giai đoạn trước.

Và giá trị của RSI ở thời điểm hiện tại sẽ được tính theo công thức.

100 -

Trong trường hợp giá trị trung bình trượt của D, MAD, ở hiện tại là bằng 0 thì
RSI có giá trị xác định là 100. Và vì thế, theo cách tính trên giá trị của RSI chỉ giao
động từ 0 đến 100.

2.3. Cách sử dụng

Có năm cách sử dụng RSI đã được Welles Wilder trình bày để phân tích thị
trường hàng hóa. Những phương pháp này có thể được áp dụng vào việc phân tích
các loại chứng khoán khác. Năm cách sử dụng RSI ở đây là chọn xác định đặc
điểm hiện tại của RSI theo:

• Đỉnh và đáy: RSI thường đạt đỉnh trên 70 và tạo đáy dưới 30. RSI thường
tạo đỉnh / đáy trước các đỉnh / đáy của giá.
8

• Mẫu hình: RSI thường hình thành một số mẫu hình có thể hoặc không xuất
hiện trên đồ thị giá (như Vai – Đầu – Vai hay Tam giác).

• Mẫu hình Failure Swings: là hiện tượng giá / chỉ báo phá qua ngưỡng hỗ trợ
/ kháng cự nhưng không thành công và quay trở lại. Mẫu hình Failure Swings
xuất hiện khi RSI vượt qua đỉnh cũ hoặc xuyên thủng đáy cũ.

• Ngưỡng Hỗ trợ/Kháng cự: RSI đôi khi giúp nhận biết các ngưỡng kháng cự
và hỗ trợ tạm thời có độ chính xác tốt hơn cả đồ thị giá.

• Phân kỳ: Phân kỳ xuất hiện khi giá tạo đỉnh (hoặc đáy) mới nhưng RSI
không tạo đỉnh (hoặc đáy) mới. Giá thường đảo chiều và đi theo hướng của
RSI.

Khi Wilder giới thiệu RSI, ông khuyến nghị nên sử dụng RSI 14 ngày. Sau này
thì RSI 9 và 25 ngày cũng được dùng phổ biến. Vì số kỳ trong tính toán RSI có
thể thay đổi, nên nhà đầu tư có thể thử nghiệm để tìm ra số kỳ cho hiệu quả cao
nhất. (Số kỳ càng nhỏ, RSI biến động càng mạnh).

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, dữ liệu được chọn để tính đó là tất cả các mốc giá mở
đầu và kết thúc của chỉ số VN30F1M ở nhiều khung thời gian khác nhau, từ một
phút đến một ngày.

VN30F1M là chỉ số Hợp đồng tương lai VN30 một tháng, với giá trị là những
mức giá của các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 có thời gian đáo hạn gần nhất.
Thị trường phái sinh Việt Nam sẽ được cung cấp một sản phẩm mới hằng tháng,
một sản phẩm mới hằng quý và một sản phẩm mới sau một khoảng 6 tháng. Hợp
9

đồng có thời gian đáo hạn trong tháng tiếp theo sẽ được bổ sung hằng tháng, hợp
đồng có thời gian đáo hạn ở tháng cuối cùng của quý tiếp theo sẽ được bổ sung
hàng quý, và hợp đồng có thời gian đáo hạn ở tháng cuối cùng của một quý chẵn
liền kề sẽ được bổ sung vào tháng 5 và tháng 11. Cộng với hợp đồng tương lai có
thời gian đáo hạn gần nhất, thị trường phái sinh Việt Nam luôn có 4 sản phẩm
được giao dịch cùng lúc và có thời gian đến ngày đáo hạn tăng dần, và giá giao
dịch của các sản phẩm sẽ được thể hiện qua các chỉ số VN30F1M, VN30F2M,
VN30F1Q và VN30F2Q.

Nghiên cứu chỉ chọn kiểm tra hiệu quả của chỉ báo RSI trên chỉ số VN30F1M.
Bởi đặc tính của RSI là một chỉ báo nhanh, dùng được áp dụng trong phân tích kỹ
thuật để đưa ra các quyết định giao dịch ngắn hạn. Đồng thời hầu hết các nhà đầu
tư tham gia thị tường phái sinh đều chỉ tham gia giao dịch các hợp đồng có thời
gian đáo hạn gần nhất nên kết quả nghiên cứu được hướng đến để phục vụ cho
nhóm đối tượng này, vì thế dữ liệu được dùng để kiểmtra chỉ là dữ liệu của chỉ số
VN30F1M.

Những nhà đầu tư thuộc nhóm này giao dịch với nhiều cách thức khác nhau, và
chọn quyết định dựa theo biểu đồ giá ở nhiều khung giao dịch khác nhau trong
ngắn hạn, trải dài từ từ một phút đến một ngày, nên tác giả chọn trích xuất dữ liệu
của tất cả các khung thời gian phổ biến này.

Dữ liệu được thu thập là các mốc giá của hợp đồng từ ngày 15/05/2018 cho
đến ngày 08/03/2019. Ngày 08/03/2019 là phiên giao dịch cuối cùng trong thời
gian thu thập dữ liệu cho nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu tác giả lấy dữ liệu
của 42 tuần giao dịch, đây là mức dữ liệu tối đa phần mềm cung cấp dữ liệu của
tác giả được cung cấp theo điều khoản và dịch vụ của nhà cung cấp phần mềm.
10

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, để xem xét tính hiệu quả của RSI khi được áp dụng để
giao dịch hợp đồng tương lai kỳ hạn 1 tháng, tác giả chọn xem xét tính hiệu quả
của RSI dựa theo các tín hiệu mua hoặc bán theo một cách thức mà Welles Wilder
đề xuất đó là xác tình trạng quá mua hoặc quá bán của giá sản phẩm dựa trên hai
mốc giá trị quan trọng của chỉ báo RSI là 30 vào 70. Kết quả của nghiên cứu dựa
trên giá trị của RSI chu kỳ 14, là mức chu kỳ của người phát minh chỉ báo đề xuất
đồng thời cũng là cách mà hầu hết nhà đầu tư chọn sử dụng khi áp dụng RSI vào
chiến lược giao dịch.

Sau khi khi xác định các tính hiệu mua bán và đóng hợp đồng, lợi nhuận của
các giao dịch sẽ được tính. Và từ kết quả này tác giả sẽ ghi nhận xác suất thành
công của việc giao dịch với các tín hiệu của RSI trong khoản thời gian kể trên.

Nghiên cứu sẽ thực hiện xem xét hiệu quả của các tín hiệu mua và bán của chỉ
báo RSI đối với hai Cách thức giao dịch sau đây:

3.2.1. Cách thức 1

Tín hiệu bán xuất hiện khi RSI đạt được mức giá trị 70 hoặc hơn, và thời điểm
để đóng hợp đồng là sau khi RSI quay lại giảm thấp hơn 70 và hoặc là sau đó một
lần nữa quay lại đạt giá trị 70 này hoặc là giảm xuống đến mốc giá trị 50.

Ngược lại, tín hiệu mua xuất hiện khi RSI đạt được mức giá trị 30, và thời điểm
để đóng hợp đồng là sau khi RSI quay lại giảm thấp hơn 30 và hoặc là sau đó một
lần nữa quay lại đạt giá trị 30 hoặc là tăng lên và đạt được đến mốc giá trị 50.
11

3.2.2. Cách thức 2

Tín hiệu bán xuất hiện khi RSI quay lại mức giá trị 70 sau khi đã tăng và vượt
qua khỏi được mốc giá trị 70. Thời điểm để đóng hợp đồng là sau khi RSI quay lại
giảm thấp hơn 70 và hoặc là sau đó một lần nữa quay lại đạt giá trị 70 này hoặc là
giảm xuống đến mốc giá trị 50.

Ngược lại, tín hiệu mua xuất hiện khi RSI tăng trở lại đạt mức giá trị 30 sau khi
đã giảm xuống khỏi mốc giá trị 30. Thời điểm để đóng hợp đồng là sau khi RSI
quay lại giảm thấp hơn 30 và hoặc là sau đó một lần nữa quay lại đạt giá trị 30
hoặc là tăng lên và đạt được đến mốc giá trị 50.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1: Kết quả giao dịch dựa theo tín hiệu chỉ báo RSI theo cách thức 1

Khung thời Hằng Hằng 30 15 10 5 1


gian ngày giờ phút phút phút phút phút

Tổng số tín
5 23 59 117 154 299 267
hiệu
Số tín hiệu
4 10 18 50 65 116 111
sinh lời
Số tín hiệu gây
1 13 41 67 89 183 156
thiệt hại

Tổng lợi
nhuận của tín 161.5 128.1 219.7 370.7 368.8 468.7 376.1
hiệu sinh lời

Tổng lỗ của
tín hiệu gây 35.2 161.8 397.4 459.4 535.5 810.5 477.1
thiệt hại
12

Tổng lãi/lỗ 126.3 -33.7 -177.7 -88.7 -166.7 -341.8 -101


Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 1 thể hiện kết quả giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 một tháng
theo các tín hiệu xác nhận của chỉ báo RSI thông qua cách thức 1.

Lãi, lỗ của phương pháp giao dịch này được tính là mức chênh lệch của chỉ số
VN30F1M khi thực hiện giao dịch mỗi lúc có tín hiệu long hoặc short từ chỉ báo
RSI theo phương pháp đã nêu trong bài nghiên cứu.

Số tín hiệu sác nhận từ chỉ báo đối với khung thời gian một ngày là cực kỳ
thấp, 5 hợp đồng được thực hiện trong 206 phiên giao dịch, tức tần suất giao dịch
là chỉ một hợp đồng trong khoảng 40 phiên giao dịch. Tuy nhiên khi được giao
dịch với cách thức 1, đây là khung thời gian duy nhất mà các tín hiệu xác nhận từ
chỉ báo mang đến kết quả là đem lại lợi nhuận trong khoảng thời gian kể trên. Với
tỉ lệ là 4 giao dịch sinh lời trên 1 giao dịch cắt lỗ, đây đồng thời cũng là khung thời
gian duy nhất mà số giao dịch sinh lời cao hơn số giao dịch cắt lỗ.

Với các khung thời gian nhanh hơn, số tín hiệu giao dịch được xácc nhận cũng
cao hơn. Nhưng đáng chú ý là số tín hiệu RSI xác nhận trên khung thời gian 1 phút
lại thấp hơn so với số tín hiệu xác nhận trên khung thời gian 5 phút, số giao dịch
sinh lời trên hai khung thời gian này là khá tương đồng nhưng số giao dịch chịu
cắt lỗ trên khung thời gian 5 phút cao hơn đáng kế. Dẫn đến kết quả là tổng kết các
giao dịch theo chỉ báo RSI trên khung thời gian 5 phút đối với cách thức 1 chịu lỗ
nhiều hơn, đây là khung thời gian chịu lỗ cao nhất và cao đến gần gấp đôi so với
khung thời gian có mức thiệt hại liền kề là khung thời gian 30 phút. Khung thời
gian 30 phút ghi nhận tỉ lệ số giao dịch phải cắt lỗ cao nhất khi giao dịch theo cách
thức 1 là đến gần 70% giao dịch được thực hiện phải cắt lỗ.
13

Bảng 2: Kết quả giao dịch dựa theo tín hiệu chỉ báo RSI theo cách thức 2

Khung thời Hằng Hằng 30 15 10 5 1


gian ngày giờ phút phút phút phút phút

Tổng số tín
5 23 59 117 154 299 267
hiệu
Số tín hiệu
4 12 22 57 68 116 112
sinh lời
Số tín hiệu gây
1 11 37 60 86 183 155
thiệt hại

Tổng lợi
nhuận của tín 123.1 147 227.9 1247.5 356.2 1286.4 331.7
hiệu sinh lời

Tổng lỗ của
tín hiệu gây 59 162.3 301.7 314.1 330.8 554.3 404.7
thiệt hại

Tổng lãi/lỗ 64.1 -15.3 -73.8 933.4 25.4 732.1 -73


Nguồn: Tính toán của tác giả

Với phương pháp giao dịch theo cách thức 2, Kết quả giao dịch của hầu hết các
khung thời gian đều cải thiện rất đáng kể và lợi nhuận tổng kết tăng hơn rõ rệt.

Tổng số tín hiệu nhận được là đúng bằng so với cách thức 1.

Đối với khung thời gian một ngày, số tín hiệu sinh lời, số tín hiệu cắt lỗ của hai
cách thức giao dịch là như nhau. Nhưng với cách thúc 2 khi giao dịch trong khung
thời gian này thì các mốc giá tại thời điển chỉ báo đưa ra các tín hiệu ra vào lệnh
không được hợp lý bằng so với giao dich theo cách thức 1, kết quả là dù tổng kết
các giao dịch nhà đầu tư vẫn có lãi, nhưng lãi thấp hơn khá nhiều so với cách thức
1, chỉ bằng được một phần hai.
14

Tuy nhiên với các khung thời gian nhanh hơn còn lại thì kết quả giao dịch theo
cách thức 2 lại cực kỳ khả quan.

Với khung thời gian một giờ và khung thời gian 30 phút, giao dịch theo cách
thức 2 vẫn cho ra kết quả lỗ, nhưng tổng mức lỗ cuối cùng nhà đầu tư phải chịu chỉ
bằng phân nửa so với cách thức 1. Kết quả cải thiện hơn là từ việc giao dịch theo
cách thức 2 giảm đi số giao dịch chịu cắt lỗ đáng kể. Và với hai khung thời gian
này thì mức lợi nhuận cho mỗi hợp đồng sinh lời là cao hơn đáng kể so với khi
giao dịch theo cách thức 1.

Thay đổi lớn nhất và hiệu quả cải thiện mạnh nhất khi giao dịch với cách thức 2
là ở khung thời gian 5 phút. Tổng lợi nhuận từ các giao dịch sinh lời tăng đột biến
lên đến gần 2,7 lần so với giao dịch theo cách thức 1, tổng lỗ từ các hợp đồng gây
thiệt hại giảm đến hơn 31%. Với cách thức 1, giao dịch trong khung thời gian 5
phút đem lại kết quả là gây thiệt hại nhiều nhất, thì khi giao dịch theo cách thức 2
tổng mức sinh lời khi giao dịch với chỉ báo RSI trong khung thời gian này là cao
thứ nhì đối với cả hai cách thức giao dịch, kém 20% so với khung thòi gian giao
dịch đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Lợi nhuận đem lại gấp đến hơn 4,5 lần so với
mức sinh lời cao nhất khi giao dịch theo cách thức 1 là ở khung thời gian theo
ngày.

Các tín hiệu từ RSI đối với khung thờ gian 15 phút cũng được cải thiện rất đáng
kể khi được giao dịch với cách thức 2. Từ vị trí là khung thời gian an toàn thứ 3
khi giao dịch theo cách thức 1, khi được giao dịch theo cách thức 2, tổng kết lợi
nhuận của việc giao dịch theo các tín hiệu của RSI trong khung thời gian này vượt
lên đứng đầu. Với tổng mức lợi nhuận từ các hợp đồng sinh lời tăng hơn 3,3 lần,
và mức thiệt hại từ các giao dịch thất bại là giảm đến hơn 40%, mức lợi nhuận khi
15

gaio dịch với phương pháp này ở khung thòi gian 15 phút là rất cao và cách biệt rất
đáng kể so với các khung thời gian khác.

Khung thời gian 1 phút không thay đổi quá nhiều sau khi thay đổi cách thức giao
dịch. Số tín hiệu giao dịch sinh lời được cải thiện là đúng 1 giao dịch trong 112
giao dịch sinh lời. Tổng lợi nhuận từ các giao dịch sinh lời chỉ tăng gần 12% và
tổng thiệt hại từ các giao dịch thất bại chỉ giảm 15%. Tỏng kết giao dịch theo các
tín hiệu từ RSI trên khung thời gian này vẫn là lỗ, và chỉ giảm đi 27%.

Khi giao dịch với cách thúc 2, khung thời gian 10 phút được cải thiện tương đối,
từ mức tổng kết là lỗ chuyển thành lời và mức chênh lệch là đáng ghi nhận, được
cải thiện nhờ tổng lỗ từ các giao dịch gây thiệt hại giảm đi khá nhiều dù số giao
dịch không thiệt hại không quá chênh lệch.

5. KẾT LUẬN

Bằng cách kiểm tra lại hiệu quả của chỉ báo động lượng RSI đối với các mốc
thời gian khác nhau và với hai cách thức giao dịch được áp dụng phổ biến bởi các
nhà đầu tư đã đề cập trong nghiên cứu.

Với cách thức 1, tín hiệu xác nhận từ chỉ báo này đem lại kết quả giao dịch quá
kém, gây thiệt hại trên tất cả các khung thời gian nhanh. Mức lỗ cao từ các giao
dịch thất bại là điều đáng chú ý. Điều này cho thấy với phương pháp giao dịch
theo cách thức 1 được nêu trong nghiên cứu, các tín hiệu xác nhận điểm vào của
chỉ báo RSI thường xuất hiện ở các mốc giá không hợp lý. Nó củng cố thêm cho
một số nhận định vể việc xác nhận sớm trình trạng quá mua/quá bán của cách thức
giao dịch này. Và theo kết quả kiểm tra trên, cách sử dụng RSI để đánh giá tình
trạng của cổ phiếu theo cách thức 1 thực sự là không hợp lý, khẳng định được rằng
đây không phải là phương pháp sử dụng chỉ báo RSI phù hợp để áp dụng giao dịch
sản phẩm VN30F1M.
16

Cách thức 2 nêu trong nghiên cứu sau khi kiểm tra lại tính hiệu quả của thị
trường trong thời gian vừa qua cho thấy đây là cách thức dụng có hiệu quả của Chỉ
báo sức mạnh nội tại RSI. Với kết quả sau khi kiểm tra là thực sự đem lại lợi
nhuận cho nhà đầu tư, và với mức chênh lệch cao hơn rất cách biệt so với cách
thức 1. Nhận thấy được rằng các tín hiệu giao dịch với cách thức này tỉ lệ các tín
hiệu giao dịch bị nhiễu được đưa ra là ơ mức thấp khi về cả số tín hiệu xác nhận
đúng giao dịch thành công và mức sinh lời tổng kết đều cao hơn rất nhiều.

Với một ngoại lệ là khi áp dụng với khung thời gian theo ngày. Điều này hợp lý
khi RSI được phân loại là một chỉ báo nhanh và không thể được áp dụng quá hiệu
quả đối với các khung thời gian chậm. Còn riêng về khung thời gian 1 phút, khi số
tín hiệu xác nhận được đánh giá là không tương xứng với tính chất của khung thời
gian này, và với cả hai cách thức giao dịch khi áp dụng vào khung thời gian này
đều không sinh lời thì ở hiện tại, chỉ có thể kết luận được rằng chỉ báo RSI không
thể áp dụng để tham gia trên khung thòi gian 1 phút đối với sản phẩm VN30F1M.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


17

[1]. Steven B. Achelis (1995), Technical Analysis from A to Z, McGraw-Hill


Education, New York City.

[2]. Gary R .Weckman and Ranjeet Agarwala (2003), Identifying Relative


Contribution of Selected Technical Indicators in Stock Market Prediction,
Proceedings of the IIE Annual Conference 2003, Portland Oregon, pp 2-6.

[3]. Rodrigo Alfaro and Andres Sagner (2010), Financial Forecast for the
Relative Strength Index, MPRA Paper No. 25913, pp 2-11.

[4]. Adrian Ţăran-Moroşan (2011), Financial Forecast for the Relative Strength
Index, African Journal of Business Management Vol. 5 (14), pp. 5855-5862.

Вам также может понравиться