Вы находитесь на странице: 1из 7

THỊ TRƯỜNG OTC VÀ THỊ TRƯỜNG UPCOM TẠI VIỆT NAM

I. Thị trường OTC


Cho đến nay, thị trường OTC (Over-the-Counter) được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Xét về hàng hóa, thị trường OTC có các loại sau đây:

1) Theo nghĩa thông thường: Là thị trường giao dịch các chứng khoán chưa đủ
điều kiện niêm yết trên các sàn giao dịch (SGD) chứng khoán tập trung;

2) Thị trường thứ ba: Là thị trường thực hiện giao dịch chứng khoán bên ngoài
SGD chứng khoán tập trung, mặc dù các chứng khoán này có thể đang được niêm yết
trên SGD chứng khoán (exchange-listed securities); và giao dịch được thực hiện giữa các
thành viên của SGD với nhau, hoặc giữa các thành viên của SGD với các nhà đầu tư có tổ
chức không phải là thành viên. Tuy nhiên, để có thể tiến hành những giao dịch như vậy,
các thành viên phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Ví dụ, trước khi bán một khối
lượng chứng khoán ra bên ngoài sàn với các tổ chức khác không phải là thành viên của
SGD, thành viên bán này phải thỏa mãn tất cả các lệnh mua đang tồn tại trong sổ lệnh tại
SGD với mức giá bằng hoặc cao hơn so với mức giá bán ra bên ngoài;

3) Thị trường thứ tư: Là thị trường tiến hành giao dịch các chứng khoán có thể đã
được niêm yết hoặc chưa nhưng với khối lượng lớn giữa các nhà đầu tư có tổ chức, thông
qua mạng lưới máy tính kết nối (Ví dụ thị trường qua hệ thống Instinet ở Mỹ).
Dù được quan niệm như thế nào, thị trường OTC mang các đặc điểm chung sau đây:

II) Tính chất phân tán về giao dịch: Không tập trung về thành viên, về cơ sở
vật chất, về thời gian giao dịch;

ii) Cơ chế giao dịch mang tính thỏa thuận song phương;

iii) Có vai trò hoạt động tích cực của các nhà tạo lập thị trường;

iv) Hàng hóa có tiêu chuẩn đa dạng: Không nhất thiết là hàng hóa có chất lượng
cao;

v) Thời hạn và phương thức thanh toán linh hoạt.

Trong thực tiễn, mô hình tổ chức và giao dịch trên các loại thị trường OTC đã liên
tục biến đổi theo thời gian, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Phân chia theo khía cạnh
hàng hóa như trên, dù dưới hình thức nào, thị trường OTC vẫn là thị trường lý tưởng
dành cho các chứng khoán có tiêu chuẩn khá đa dạng từ thấp đến cao.
Trên TTCK Việt Nam, đa số đều quan niệm thị trường OTC theo nghĩa thông
thường là thị trường giao dịch ngoài hai Sàn Giao dịch HoSE và HaSTC. Tuy nhiên, khi
thị trường UPCoM ra đời và nằm trong HaSTC thì nội hàm về thị trường OTC tại Việt
Nam chắc chắn có sự thay đổi. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất là thị
trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) đi vào
hoạt động sẽ góp phần quan trọng vào việc thu hẹp TTCK tự do vốn ẩn chứa nhiều rủi ro
đối với nhà đầu tư.

II. Thị trường Upcom tại Việt Nam


1. Sàn Upcom là gì? Sàn chứng khoán Upcom là gì?

Sàn UpCom(Sàn chứng khoản UpCom) hay với tên tiếng anh là Unlisted Public
Company Market (viết tắt là UPCoM) về cơ bản là trạm trung chuyển các cổ phiếu
trước khi niêm yết trên 2 sàn giao dịch Tp.HCM và Hà Nội.
Sàn UpCom được ra đời lần đầu tiên vào năm 2009, với chỉ khoảng 10 doanh nghiệp
niêm yết. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động sôi nổi và đạt được 1 số thành tựu nhất
định. Sàn UpCom thu hút hàng trăm doanh nghiệp lớn và nhỏ.
Những hàng hóa, sản phầm trên sàn chứng khoán Upcom hiện nay hầu hết là cổ phiếu,
trái phiếu chuyển đổi đến từ các công ty đại chúng chưa được niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán.

Có 2 tiêu chí chính để có thể đăng ký giao dịch trên thị trường này bao gồm:
 Công ty phải là công ty đại chúng, chưa được niêm yết tãi Sở giao dịch chứng
khoán.
 Chứng khoán phải được đăng ký lưu ký ở trung tâm lưu ký

2. Cách thức giao dịch trên UPCoM

Khác với giao dịch trên thị trường niêm yết là giao dịch khớp lệnh tự động, khi người
mua và người bán nhập lệnh mà có sự tương đồng về giá thì hệ thống sẽ tự khớp lệnh;
giao dịch trên thị trường UPCoM được thực hiện bởi sự thỏa thuận gián tiếp giữa những
người bán, người mua thông qua công ty chứng khoán.

Muốn giao dịch trên sàn này, trước hết, nhà đầu tư phải đăng ký giao dịch tại công ty
chứng khoán thành viên của UPCoM và đăng ký lưu ký chứng khoán tại trung tâm lưu
ký. Sau đó, tùy theo nhu cầu, nhà đầu tư có thể đăng ký giao dịch thỏa thuận thông
thường hay giao dịch thỏa thuận điện tử.

Nếu nhà đầu tư tự tìm được đối tác chuyển nhượng, hay chuyển nhượng trực tiếp với
công ty chứng khoán thì sau khi thỏa thuận xong giá và khối lượng, công ty chứng khoán
sẽ nhập kết quả giao dịch vào hệ thống của HASTC. Đây gọi là giao dich thỏa thuận
thông thường.

Trong trường hợp công ty chứng khoán không đáp ứng được ngay nhu cầu chào mua hay
chào bán của khách hàng thì công ty chứng khoán sẽ nhập lệnh yêu cầu của khách hàng
vào hệ thống của HASTC.

Đồng thời công ty chứng khoán cũng theo dõi các lệnh chào mua, chào bán có trên hệ
thống (do công ty chứng khoán khác nhập vào) để lựa chọn lệnh phù hợp và thực hiện
lệnh giao dịch cho khách hàng. Đây gọi là giao dịch thỏa thuận điện tử.

Khác với thị trường niêm yết, tại thị trường UPCoM, các công ty chứng khoán khi chọn
lệnh của các công ty khác nhập vào, nếu muốn thỏa thuận giá khác hay khối lượng khác
thì có thể liên lạc trực tiếp với công ty chứng khoán đã nhập lệnh chào mua, chào bán.
Sau đó có thể hủy lệnh vừa chào để đưa lệnh mới đã thỏa thuận xong vào hệ thống, như
vậy, giao dịch đã được công nhận.

UPCoM có chỉ số tổng hợp, được công bố tương tự như VN-Index, HASTC-Index. Trên
UPCoM, biên độ giao động giá là +/- 10% (trong khi tại sàn Hà Nội là +/- 7%, sàn
TPHCM là +/-5%).
Chứng khoán sau khi mua bán thì được thanh toán theo phương thức T+3, giống như trên
thị trường niêm yết hiện nay (nghĩa là 3 ngày sau khi giao dịch thì chứng khoán hay tiền
mặt sẽ về đến tài khoản của khách hàng).

2.1 Nguyên tắc khớp lệnh

 Ưu tiên về giá: Bán thì giá thấp hơn được xếp trước, mua thì giá cao hơn được
xếp trước.

 Ưu tiên về thời gian: Nếu cùng giá, ai đặt lệnh trước thì ưu tiên trước.
2.2 Đơn vị giao dịch ở sàn Upcom:

 Lô chẵn: 100 cổ phiếu và bội số của 100. Vd: 200, 1.500, 10.300.. Bạn sẽ thấy
nó hiển thị ở bản điện tử nếu bạn đặt lệnh

 Lô lẻ: 1-99 cổ phiếu, thường nếu NĐT bán lô lẻ thì bạn mới mua lô lẻ được. Lô
lẻ không khớp được với lô chẵn. Nên lô lẻ thường không có tính thanh khoản.
Chỉ nên đặt mua lô chẵn.

 Bước giá: 100 đồng. Tức là đặt 15.600 thì được, đặt 15.650 đồng thì không
được.
2.3 Giá tham chiếu sàn Upcom là gì?

 Giá tham chiếu là giá bình quân gia quyền của giá giao dịch khớp lệnh liên tục
của ngày giao dịch gần nhất trước đó.

 Ví dụ: Mua 1000 cổ phiếu giá 10.0, 2000 cổ phiếu giá 10.2 và 5000 cổ phiếu
giá 10.4 thì:
Giá tham chiếu = (1000 X 10 + 2000 X 10.2 + 5000 X 10.4)/ (1000 + 2000 +
5000) = 10.3
2.4 Biên độ dao động ở sàn Upcom

 Đối với cổ phiếu: ± 15% so với giá tham chiếu


 Cổ phiếu trong ngày giao dịch đầu tiên: ± 40% so với giá tham chiếu.
2.5 Hạn chế của sàn Upcom là gì?

 Sàn Upcom có tính minh bạch và tiêu chuẩn thấp hơn so với HOSE, và HNX.

 Biên độ dao động lớn ± 15% (sàn HOSE: ± 7%; sàn HNX: ± 10%) => Phù hợp
với đầu cơ hơn

 Tính thanh khoản thấp.

 Vì tính rủi ro cao hơn, nên có nhiều hạn chế, tuy nhiên cũng chính vì rủi ro cao
hơn nên nhiều doanh nghiệp sẽ định giá ở mức giá thấp hơn.
3. Chỉ số Upcom Premium là gì?

Để nâng cao chất lượng cổ phiếu giao dịch sàn Upcom, thì Trung tâm giao dịch chứng
khoán Hà Nội, tạo ra rổ chỉ số Chỉ số Upcom Premium với những yêu cầu nghiêm ngặt
và đánh giá cao hơn hẳn so với mặt bằng cổ phiếu Upcom.

Các cổ phiếu được lựa chọn vào rổ chỉ số UPCoM Premium phải đáp ứng các tiêu chí về
tình hình tài chính và ý thức tuân thủ quy định pháp luật về công bố thông tin trên TTCK.

Cụ thể:

Thứ nhất, về tiêu chuẩn định lượng:

 Vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng trở lên

 Hoạt động kinh doanh năm liền trước có lãi, không có lỗ lũy kế;

 Vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên + ROE năm trước > 5%, không có lỗ lũy kế.

Thứ hai, về tiêu chuẩn định tính:

Phải công bố thông tin báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo tài chính bán
niên đã được soát xét (nếu có) của năm tài chính gần nhất đúng thời hạn quy định.
4. Kinh nghiệm kiếm tiền ở sàn Upcom cho NĐT mới bắt đầu

Nên đối với nhà đầu tư mới bắt đầu cần có một chiến lược thận trọng, đừng cố gắng kiếm
tiền bằng mọi giá, phải ưu tiên tính an toàn, đánh chắc thắng chắc:

 Ưu tiên những doanh nghiệp có công bố rõ ràng, công khai, minh bạch

 Ưu tiên những doanh nghiệp chất lượng cao với giá cả hợp lý.

 Điểm mua vào phù hợp

 Cổ phiếu nào không hiểu rõ thì tránh xa.

 Có phương án phòng ngừa rủi ro, cắt lỗ.

5. Sàn chứng khoán Upcom và ý nghĩa của nó?

Những nhà đầu tư khi tham gia giao dịch sẽ có được nhiều ưu thế, chẳng hạn như các
giao dịch sẽ được thực hiện trên một hệ thống tập trung, có sự quản lý. Vì thế quyền lợi
của các nhà đầu tư sẽ được bảo vệ theo quy định pháp luật. Thêm nữa các thông tin về
chứng khoán giao dịch cũng như công ty sẽ được công bố một cách công khai, minh
bạch, nhà đầu tư cũng sẽ dễ dàng tiếp cận với thông tin và từ đó đưa ra quyết định chính
xác cho mình.
Sàn chứng khoán Upcom là một thị trường hiệu quả và an toàn cho các nhà đầu tư khi
tham gia.

Вам также может понравиться