Вы находитесь на странице: 1из 3

Một số vấn đề cơ bản của triết học Nho-Phật-Lão?

- Phật giáo: Về hệ tư tưởng: Thứ nhất, Đạo Phật cho thế gian là vô thường, ảo hóa, trong đó
có cả bản thân con người. Bước đầu của người tu Phật trong một hình thức nào đó phải xa lìa
thế gian. Còn hệ tư tưởng chính của Trung Hoa lúc bấy giờ rất chú trọng đến việc hành động
trong thế gian và mưu cầu hạnh phúc giữa thế gian. Thứ hai, Đạo Phật cho hiện tượng giới là
một thể “như như” tương tự đại dương, do tâm thức phân biệt mà có sai biệt tướng cho mỗi
người. Trong khi đó Trung Hoa quan niệm có hiện tượng giới khách quan, chung cho mọi
người, tách biệt hẳn với tâm chủ quan. Thứ ba, Phật Giáo tin vào học thuyết luân hồi. Rằng,
con người do tội lỗi của mình có thể phải trải qua kiếp súc vật. Thuyết này quá xa so với các
hệ tư tưởng giáo thuyết của Trung Hoa. Thứ tư, Phật Giáo chủ trương cứu cánh là Niết bàn tịch
tĩnh, khác xa mơ ước của người Trung Hoa là Phối Thiên của Nho Gia và Thành tiên của Đạo
Gia. Thứ năm, Phật Giáo lấy lý tưởng tu hành sống độc thân, còn người Trung Hoa chủ trương
“nhất âm, nhất dương”, giữ đạo hiếu với tổ tiên, với việc nối dõi tông đường là vô cùng quan
trọng… Nội dung về Giáo lý gói trọn trong Tứ Diệu Đế hay còn gọi là ‘Bốn Thánh Đế’ mà
Đức Phật khởi xướng: Khổ Đế (Kutai), Tập Đế (Jittai), Diệt Đế (Mettai) và Đạo Đế (Dòtai).
Trong đó: Khổ đế: Đời là bể khổ. Sinh, lão, bệnh và tử là những cái khổ chính, được xem là 4
cái khổ vật lý. Từ đó sinh ra 4 cái khổ về tâm lý khác: sống chung với người mình không ưa là
khổ, xa lìa người mình thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ, rồi cái ngũ uẩn,
tức là cảm giác, tri giác, ý chí, nhận thức (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) … đều gây ra khổ hạnh
cho con người. Tập đế: Sự khổ vốn có nguyên nhân kết tập từ lâu. Nguyên nhân khổ là vô
minh, tham, sân, si và vọng động nên con người ham sống, thích vui sướng và càng được lại
càng ham, vì những thứ đó không bao giờ thấy đủ nên sinh ra khổ. Đây là nguồn ngốc của sự
khổ. Diệt đế: Muốn khỏi khổ não, phải có phương pháp để trừ sự khổ não. Phương pháp chính
là phải hạ cái lòng tham xuống, rồi dần dần bỏ nó đi, cuối cùng phải cố loại trừ nó ra bằng được
trong con người của mình. Điều này có nghĩa là con người phải từ bỏ ái dục và những điều liên
quan tới ái dục ra khỏi mình để thoát ly phiền não. Đạo đế: con đường diệt khổ để giải thoát
vĩnh viễn kiếp đau khổ, cần phải dùng đến con đường ‘Bát chính đạo’, tức chánh kiến, chánh
tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Cũng
vì thế mà nhân gian cho rằng Đạo Phật là đạo giúp ta nhập thế để cứu thế và hoằng dương nhân
bản. Đạo phật là đạo của chân lý tình thương. Chân lý và tình thương là hai yếu tố chính cấu
tạo thành xã hội nhân bản.Giáo lý nguyên sơ của Phật được gọi là Phật Giáo Tiểu Thừa thì tóm
gọn trong ba chủ thuyết: “Chư hành vô thường”, “Chư pháp vô ngã”, và “Tịch tĩnh Niết bàn”.
Trong đ ‘Chư hành vô thường’ cho rằng mọi sự đều biến dịch, lưu chuyển không tồn tại vĩnh
hằng. Sự biến dịch qua 4 giai đoạn: Sinh – Thành – Dị – Diệt; ‘Chư pháp vô ngã’ thì không
thực tướng, gọi cái ngã của ta chỉ là giả tưởng, duyên giả hợp lại như có, và thân ta là do các
nhân duyên hợp lại mà thành; Còn ‘Tịch tĩnh’ nói rằng người ta biết rõ hiện tượng là vô thường,
mọi thứ đẹp nhất, xấu nhất đều không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ là “chấp ngã”, khi phá vỡ cái ta
ngã và chấp ngã người ta không còn bị luân hồi chi phối mà đạt tới cảnh giới Niết bàn tức là
được giải thoát hay giác ngộ vậy. Giáo thuyết của Đại Thừa thì khác với Tiểu thừa về cách
thức thực hành. Do Đại Thừa được sinh ra từ hai nhánh khác nhau của Tiểu Thừa là Đại Chúng
Bộ và Nhất Thiết Hữu Bộ. Đại Thừa cho rằng Phật Thích Ca là hóa thân của một thực thể siêu
việt. Bởi thế, Giáo lý Đại Thừa còn đề bạt tới một thực thể siêu việt tính đó là “Trí huệ bát
nhã”. Nếu như Tiểu Thừa với mục đích là mong giác ngộ và tự giải thoát mình, thì Đại Thừa
lại mong giải thoát mình để giải thoát chúng sinh. Việc giải thoát chúng sinh là rất quan trọng
và cần thiết, đặc biệt cho sự mong đợi của người dân Trung Hoa thời loạn lạc, chiến tranh. Đó
cũng là lý do vì sao, Phật Giáo Đại Thừa du nhập vào Trung Quốc dễ dàng hơn so với Phật
Giáo Tiểu Thừa là vậy.
- Nho Giáo, còn gọi Khổng giáo, là học thuyết do Khổng Tử, tên Khâu, tự là Trọng Ni, sinh
tại nước Lỗ thuộc phía Nam tỉnh Sơn Đông ở miền Đông Trung Quốc ngày nay, khai sáng. Tổ
tiên của ông vốn là dòng dõi công hầu nước Tống, nhưng do sự đảo lộn chính trị, dòng họ
Khổng mất địa vị quý tộc và di cư sang nước Lỗ trước khi sinh ông.

Nhân, Nghĩa, Lễ và Trung Thứ xem như là hạt nhân của triết thuyết Nho Giáo. Trên nền tảng
đó, giới Nho gia đã phát triển thành cả một hệ thống triết học đạo đức, chính trị và lịch sử.
Khổng Tử đề xướng một học thuyết quan trọng là ‘Chính Danh’. Theo ông, muốn xã hội có
trật tự thì trước hết phải chính danh. Trong mối tương quan xã hội, mọi cái danh đều bao hàm
một số trách nhiệm và bổn phận, phù hợp với danh xưng ấy, gọi là thuyết Chính Danh. Có thể
được hiểu trong câu nói sau “Vua hãy cư xử cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, và con
cho ra con”. Theo Nho Giáo, Đạo Hiếu là nhân tố đạo đức quan trọng nhất trong suốt cả một
đời người, có lẽ được biên soạn trước triều đại nhà Hán. Đạo Hiếu, quy định một số điều rất
nghiêm khắc về các hành vi của con cái đối với cha mẹ khi còn sống cũng như khi đã qua đời.
Đạo hiếu còn mở rộng đến những mối quan hệ xã hội, giữa người trên kẻ dưới, dân và vua,
thậm chí giữa con người với nhau, vì ai có thể thương kẻ khác thì không thể ghét bỏ cha mẹ.
Đây là đích điểm tối cao của việc tu thân. Tu thân của Nho Giáo bao gồm: Tam cương, ngũ
thường, tam tòng, tức đức. Tam cương là nói đến 3 mối quan hệ: Vua và tôi, Quân và thần, Cha
và con, Chồng và vợ. Ngũ thường là 5 điều phải có trong đời là: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Tam
tòng tức là 3 điều mà người phụ nữ phải có là: Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, phu tử tòng
tử. Tứ đức là 4 nét đẹp của người phụ nữ: Công, dung, ngôn, hạnh. Hơn hết, đạt Đạo là con
đường ứng xử mà người quân tử phải có trong cuộc sống đó là: đạo Vua tôi, đạo cha con, đạo
vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè. Đạt đức là 3 nhân đức phải đạt được là: Nhân, trí, dũng.
Nho Giáo đề cao việc hành đạo của người quân tử. Câu nói: ‘Tu thân, tề gia, trị quốc, bình
thiên hạ’ như là kim chỉ nam cho tất cả những người quân tử. Đó chính là cách thức hành đạo
trong Nho Giáo. Sau khi đã tu thân xong phải ra làm quan, làm chính trị, để bình thiên hạ. Việc
trị quốc, bình thiên hạ phải được thực hiện bằng nhân trị: là cai trị bằng tình người, yêu người
và coi người như mình. Nho Gia phải là người hướng dẫn, lãnh đạo xã hội, giúp cho xã hội
được ổn định, phát triển và thăng tiến. Nho Giáo là đường lối giáo dục con người để trở nên
bậc quân tử, thánh hiền. Như vậy, Giáo lý cơ bản của Nho Giáo chính là việc ‘Tu thân’ và
‘Hành đạo’.

Nền tảng của Nho Giáo là học thuyết ‘Thiên mệnh’ coi Thượng Đế (Trời) là một thực tại siêu
hình. Còn vua là người thừa mệnh trời cai trị thiên hạ. Vị trí của vua là bất khả xâm phạm, thay
trời hành động, để dân có được cuộc sống trật tự, công bằng, ấm no, hạnh phúc. Nếu vua làm
trái lệnh trời, mất lòng dân, không còn thích hợp ‘Chính danh’, thì nhân dân sẽ phán xét, lật đổ
và sẽ tôn xưng một người khác lên, mà không cần thông qua phiếu bầu. Để phụ tá cho nhà vua
cai trị nước, sống mẫu mực và đức hạnh, thông qua thi cử triều đình tuyển chọn một đội ngũ
quan chức thiện hảo, lấy nền tảng từ các kinh điển: Ngũ Kinh, Tứ Thư. Số quan chức trí thức
này cùng với nhà vua sẽ cai trị điều hành đất nước, về mọi mặt. Những người theo Nho Giáo
thì: (1) Tuyệt đối tin tưởng cõi trời và một vị thượng đế độc tôn trông nom hành vi và đức hạnh
của con người và triều đình.(2) Tin tưởng rằng con người là sinh vật cao quý nhất được tạo ra
bằng tinh túy của trời đất.(3) Tin tưởng vào sự thưởng phạt vì điều tốt và xấu.(4) Tin tưởng vào
mối quan hệ hỗ tương giữa cõi trời và đức hạnh của con người, việc làm tốt đem đến điềm lành
và việc xấu đem đến sự trừng phạt.(5) Tin tưởng ngành thiên văn như là phương tiện để dự
đoán mọi sự kiện và giải thích ý nghĩa về các hiện tượng của trời đất. Tất cả các yếu tố trên
đan quyện thành hệ thống toàn diện của triết lý tôn giáo chính trị dưới tên gọi Khổng Giáo
trong suốt thời gian dài của lịch sử Trung Hoa và được người ta xem như ‘khuôn vàng thước
ngọc’ để xây dựng vương triều, xây dựng nền quân chủ trung ương tập quyền.
- Lão Giáo là tôn giáo quan trọng thứ hai ở Trung Hoa, nhân vật chủ yếu là Lão Tử và Trang
Tử, còn gọi là học thuyết Lão Trang. Tiểu sử của Lão Tử vẫn là một vấn đề còn mơ hồ. Tuy
vậy, có một vài thuyết cho rằng ông họ Lý tên Đam, người nước Sở, sống trong thời kỳ Xuân
Thu và Chiến Quốc. Có thuyết cho là họ Lí tên Nhĩ, và sau khi chết được gọi là ‘Lão Đam’,
sinh trước Khổng Tử khoảng 20 năm. Còn Trang Tử là một ẩn sĩ thích cuộc sống nhàn cư ở
núi rừng, không để lối sống công danh ràng buộc. Ông phát triển học thuyết của Lão Tử, và
xây dựng nó thành một hệ thống tư tưởng vô cùng sâu sắc. Nếu triết lý Khổng Mặc quan niệm
trời là Đấng tối cao, thì Lão Trang đả phá tư tưởng ấy và thiết lập vũ trụ quan mới của triết học
Trung Hoa. Để giải thích bản thể của vũ trụ hay Đạo, Lão Trang thiết lập phạm trù triết học
‘Hữu Vô’. Hệ tư tưởng này đã trở thành một trong những triết lý quan trọng nhất của lịch sử
triết học Trung Quốc, ảnh hưởng từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay. Triết thuyết chủ yếu của
Lão Giáo bao hàm trong cuốn “Đạo Đức Kinh” hay “Lão Tử Kinh”, gồm khoảng 5.250 từ.

Lão Giáo là một loại tôn giáo huyền bí tự nhiên, có nhiều điểm dị biệt với Phật Giáo và cả Nho
Giáo. Giáo lý cơ bản của Lão Giáo là học thuyết ‘Vô vi’, khí công, thái cực quyền, dịch cân
kinh, tẩy tủy kinh, đó là con đường giải thoát khỏi mọi dục vọng. Từ đó, đi sâu vào cõi chân
thân, qua chân thân tới đạo. Chân thân là tấm gương phản chiếu của đạo. ‘Vô vi’ không phải
là không mà là nguyên lý của vạn vật, là đặc điểm của ‘Đạo’, có nghĩa là vô cực, vô hình, vô
sắc, vô thanh, vô danh, vô trạng… Vô đối lập với cái Hữu mà vô nó là nguồn mạch của Hữu.
Vô là khía cạnh tiêu cực và bất định của hữu. Hữu va chạm vào nhau tạo ra cái khác và cuối
cùng trở về với nguồn là vô. Giới ‘đạo sĩ’ khám phá tự nhiên, biểu hiện sự thích thú của họ về
sự khám phá ấy và nỗ lực để đồng nhất với tự nhiên mà họ gọi là Đạo. Đạo là ý niệm cao nhất
của tư tưởng Lão Trang. Chính Lão tử dùng ‘Vô’ để chỉ thị Đạo hoặc Đức. Theo Lão Tử, Đạo
có hai mặt: Thứ nhất, Đạo là bản thể của thế giới, có trước trời đất vạn vật. Do vì Đạo vô cùng
huyền diệu, cao thâm, không thể nào diễn đạt được tướng trạng của nó, vì vậy Lão Tử phải sử
dụng khái niệm ‘Vô’ để diễn tả “Vạn vật trong thế giới đều sanh ra từ hữu, hữu sinh từ vô”.
Thứ hai, Đạo là quy luật biến hóa chung của mọi sự vật, vừa có trước sự vật, vừa nằm trong sự
vật. Quy luật hoạt động của tự thân mỗi sự vật gọi là Đức.

Вам также может понравиться